Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về quyền thừa kế quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.42 KB, 17 trang )

. DS1 – N04 – TL2 – NHÓM 3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………….
1. Khái quát chung ……………………………………………………………
1. 1 Quyền thừa kế……………………………........................................
1. 2. Di sản thừa kế …………………………………..............................
1.3 Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị ……………..
2. Một số bản án và nhận xét quyết định của tòa án …………………….
2.1 Vụ việc thứ nhất …………………………………..................................
2.1.1 Nội dung vụ việc ………………………………………….....................
2.1.2 Tòa xét xử …………………………………………………………….
2.1.3 Nhận xét của nhóm về cách giải quyết của toàn án ………………..
2.2 Vụ việc thứ hai ……………………………………….............................
2.2.1 Nội dung vụ việc ……………………………………………………….
2.2.2 Quyết định phúc thẩm của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội
2.2.3 Nhận xét quyết định của Tòa án …………………………….............
2.3 Vụ việc thứ ba …………………………………………..........................
2.3.1 Nội dung vụ việc ……………………………………………………….
2.3.2 Giải quyết của toàn án …………………………………………………
2.3.3 Nhận xét quyết định của toàn án ………………………………………
3. Một số ý kiến của nhóm về quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
KẾT BÀI ……………………………………………………………………….
Lời mở đầu
. DS1 – N04 – TL2 – NHÓM 3
Ngày nay, vấn đề tranh chấp đất đai không chỉ diễn ra đơn thuần là các mối
quan hệ bình thường mà nó còn diễn ra với những người có quan hệ huyết thống,
thậm chí xu hướng tranh chấp của mối quan hệ này ngày càng phổ biến. Thực tế, đất
đai thường là của chung do người đời trước để lại và sau khi chết đi việc phân chia sẽ
trở nên khó khăn nếu như không giải quyết nội bộ hoà giải với nhau được. Sẽ gây
không ít khó khăn cho pháp luật hiện hành vì mỗi gia đình mỗi hoàn cảnh. Hà nội
luôn là một điểm nóng về vấn đề nhà đất và kéo theo điều đó là rất nhiều tranh chấp


lien quan đến vấn đề này. Không phải các vụ việc đều được giải quyết ổn thỏa và hợp
lí. Để tìm hiểu them về vấn đề này tại chính nơi đang học tập – Thành phố Hà Nội
nhóm chúng tôi xin chọn đề tài: “Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về quyền thừa kế
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
1. Khái quát chung
1. 1 Quyền thừa kế.
Cơ sở pháp lí của quyền thừa kế được xác định tại các văn bản pháp luật quan
trọng như: khoản 1 điều 36 pháp lệnh thừa kế năm 1990, điều 31 luật hôn nhân và gia
đình năm 2000, điều 634, điều 648 BLDS năm 1995; điều 631, điều 645 BLDS năm
2005.
Nội dung quyền thừa kế bao gồm quyền để lại di sản cho người thừa kế, quyền
được hưởng di sản thừa kế, quyền yêu cầu chia di sản thừa kế… Người có tài sản có
quyền để lại tài sản thuộc sở hữu của mình bằng cách để lại cho người khác thông qua
việc lập di chúc. Người thừa kế có thể hưởng thừa kế trên cơ sở di chúc hoặc theo quy
định của pháp luật ( trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp…)
1. 2 Di sản thừa kế
Thừa kế là việc chuyển tài sản của người chết cho những người khác ( cá nhân
đang còn sống hoặc pháp nhân đang còn tồn tại) theo di chúc hoặc theo quy định của
pháp luật. Trong các loại tài sản để lại thừa kế thì bất động sản được quan tâm đến
nhiều nhất mà đặc biệt là nhà ở và quyền sử dụng đất. Quyền thừa kế gắn liền với
quyền sở hữu tài sản của cá nhân nhưng, tuy nhiên quyền sử dụng đất đai thuộc sở hữu
toàn dân cũng được thừa kế theo quy định của pháp luật.
Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế nhưng vì đây là một loại tài sản đặc
biệt nên theo quy định của pháp luật đất đai thì người sử dụng đất chỉ được thực hiện
. DS1 – N04 – TL2 – NHÓM 3
quyền thừa kế khi có các điều kiện như: có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , đất
không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và
trong thời hạn sử dụng đất. Theo BLDS năm 2005 chỉ quy định về di sản thừa kế nói
chung còn di sản là quyền sử dụng đất được quy định cụ thể trong luật đất đai năm
2003.

1.3 Về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị
Ở chương đầu nghị định số 60 của chính phủ ngày 5/7/1994 những quy định
chung về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại đô thị quy định:
Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất hợp
pháp. Nhà ở, đất ở thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này bao gồm: 1. Nhà ở của
một hộ gia đình hoặc của nhiều hộ gia đình trong cùng một ngôi nhà; 2. Đất ở tại nội
thành, nội thị xã, thị trấn là đất dùng để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ nhu cầu
ở và khuôn viên nếu có, phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
Nhà ở được phân chia theo ba hình thức sở hữu:1. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;
2. Nhà ở thuộc sở hữu của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế; 3. Nhà ở thuộc
sở hữu tư nhân. Tất cả nhà ở và đất ở đều phải được đăng ký. Chủ sở hữu hợp pháp
được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo Nghị định này thay thế
các loại giấy tờ pháp lý về sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở được cấp từ trước ngày ban
hành Nghị định này.
Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà ở mà Nhà nước đang quản lý do trước
đây thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất. Nhà nước không thừa
nhân việc đòi lại đất ở mà trước đây Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng do việc
thực hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
2. Một số bản án và nhận xét quyết định của tòa án
2.3 Vụ việc thứ nhất
2.1.1 Nội dung vụ việc
. DS1 – N04 – TL2 – NHÓM 3
Nguyên đơn : bà Trương Thị Bản, sinh năm 1926, trú tại số 27, phô Lê Lợi, thị xã
Hà Đông, tình Hà Tây.
Bị đơn: Ông Trương Gia Hải, sinh năm 1943, trú tại số nhà 27, phường Hoàng
Văn Thụ, quân Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nôij.

Người có liên quan:
Bà Trương Thị Nhân, sinh năm 1948, trú tại số 19, phường Giáp Bát, quận Hai
Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Nội dung:
Khối tài sản gồm một ngôi nhà ngói 5 gian gắn liền quyền sử dụng diện tích đất
415,62 m
2
và diện tích 1010 m
2
đất tại xóm Sở, Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội, là tổ tiên
để lại cho cụ Xứng.
Cụ Trương Gia Xứng có hai vợ. Vợ cả là bà Kim Thị Chính sinh được con là bà
Bản, vợ hai là cụ Nguyễn Thị Xuyến sinh được hai người con là ông Trương Gia Hải và
bà Trương Thị Nhân.
Cụ Xứng chết năm 1952, cụ Xuyến chết năm 1965, cụ Chính chết năm 1985, đều
không để lại di chúc. Bà Bản xin được thừa kế căn nhà ngói năm gian gắn với quyền sử
dụng 415,69m
2
đất đi kèm, còn 1010m
2
đất cũng là di sản do bố mẹ để lại nhưng ông
Hải đã bán từ năm 1968 nên bà không yêu cầu chia.
Ông Hải không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của bà Bản vì cho rằng : từ năm
1951 cụ Xứng đã mua nhà đất tại thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây để chung sống với mẹ
con bà Bản, còn nhà đất hiện nay tại xóm Sở mà ông đang quản lí là cụ Xứng đã để hẳn
cho mẹ con ông. Năm 1952 cụ Xứng chết, năm 1965 cụ Xuyến chết (mẹ ông Hải) đứng
tên kê khai đất trong bản đồ địa chính xã Mai Dịch. Năm 1986, ông đã kê khai và đứng
tên trong bản đồ địa chính của xã diện tích nhà đất trên cho đến nay. Bà Nhân cũng cho
rằng, đất tại xóm Sở cụ Xứng đã cho cụ Xuyến và các con của cụ Xuyến. Nay bà đồng
ý để lại toàn bộ nhà đất cho ông Hải để thờ cúng tổ tiên.

2.1.2 Tòa xét xử
a. Tòa án sơ thẩm.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 12/DSST ngày 4/6/1996, tòa án nhân dân huyện Từ
Liêm quyết định:
. DS1 – N04 – TL2 – NHÓM 3
Xác nhận ngôi nhà ngói 5gian diện tích 55,5m
2
cùng các công trình phụ nằm trên
diện tích đất 423m
2
đất là di sản thừa kế của 3 cụ : cụ Xứng, cụ Chính, cụ Xuyến. Trích
công sức duy trì tài sản cho ông Hải là 5%
Bác yêu cầu của bà Bản xin nhận thừa kế bằng hiện vật
Sau khi xét xử sơ thẩm, bà Bản khiếu nai.
b. Tòa án phúc thẩm.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 223/DSPT ngày 22/8/1996, tòa án nhân dân
Thành phố Hà Nội quyết định:
1. Chấp nhận yêu cầu xin thừa kế nhà đất tại xóm Sở, Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội của
bà Trương Thị Bản.
2. Xác nhận thửa đất gắn liền có diện tích 415,69m
2
và giá trị ngôi nhà ngói cổ 5 gian
có tổng giá trị là 211.820.000 đồng tại xóm Sở, Mai Dịch, nay là số 49, ngõ 23, ngách
58, Mai Dịch, Cầu Giấy thuộc quyền sử hữu sử dụng hợp pháp của Trương Gia Xứng,
Kim Thị Chính và Nguyễn Thị Xuyến.
3. Xác nhận cụ Xứng chết năm 1952, cụ Xuyến chết năm 1965, cụ Chính chết năm
1989 đều không để lại di chúc, di sản thừa kế chia theo pháp luật.
4. Trích 74.138.750 đồng, tương đương với 35% tổng giá trị di sản để thanh toán công
sức tu tạo, duy trì khối tài sản cho cụ Xuyến và ông Hải.
5. Xác nhận di sản thừa kế sau khi trừ đi công sức của cụ Xuyến và ông Hải, di sản còn

lại có giá trị là 137.686.250 đồng.
6. Xác nhận thanh toán tài sản vợ chồng giữa cụ Xứng, cụ Xuyến, cụ Chính mỗi người
có giá trị 45.895.416 đồng.
7. Xác nhận hàng thừa kế thứ nhất của cụ Trương Gia Xứng gồm 5 người : cụ Chính,
cụ Xuyến, bà Bản, ông Hải, bà Nhân. Mỗi kỉ phần thừa kế có giá trị là 9.179.083.2
đồng.
8. Ghi nhận sự tự nguyện của bà Nhân, giao toàn bộ kỉ phần thừa kế cho ông Hải.
9. Xác nhân ông Hải được hưởng 55.074.499 đồng thừa kế của cụ Xuyến cộng với
18.358.166 đồng thừa kế của cụ Xứng công với 74.138.750 đồng công sức tôn tạo duy
trì. Tổng bằng 147.571.415 đồng.
10.Xác nhận bà Bản được hưởng 55.074.499 đồng (thừa kế của cụ Chính) cộng
9.179.038 đồng ( thừa kế của cụ Xứng) = 64.253.582 đồng.
11.Giao cho ông Hải được sử dụng toàn bộ 415.69 m
2

đất và vật liệu nhà ngói 5 gian cũ
và có trách nhiệm thanh toán cho bà Bản 64.253.582 đồng.
2.1.3 Nhận xét của nhóm về cách giải quyết của toàn án
a. Tòa sơ thẩm.
. DS1 – N04 – TL2 – NHÓM 3
Theo ý kiến của nhóm, cách giải quyết của Tòa sơ thẩm là chưa chính xác, còn
nhiều thiếu xót vì chỉ đưa ra những quyết dịnh chung không cụ thể. Tòa chỉ khẳng đinh
rằng 5 gian nhà ngói 55,5 m
2
và diện tích đất bằng 423m
2
là di sản thừa kế của 3 cụ: cụ
Xứng, cụ Xuyến, cụ Chính mà không rõ ra các phần, các quyền tài sản mà những người
liện quan được hưởng thừa kế.
Tòa quyết định 5% tổng giá trị tài sản cho ông Hải để bù vào công sức duy trì tài

sản mà lẽ ra ông Hải là người thuộc diện được hưởng thừa kế và được hưởng theo pháp
luật khi bố mẹ ông chết mà không để lại di chúc.
b. Tòa phúc thẩm.
Tòa phúc thẩm đã xác định diện tích thửa đất 415,69 m
2
và ngôi nhà ngói cổ xóm
Sở, Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của 3 cụ: Xứng,
Xuyến, Chính là hợp lí. Vì ngôi nhà này có trong thời kì hôn nhân, cả ba cụ từng sống
chung tại đó. Vì thế khi ba cụ mất thì di sản thừa kế của ba cụ chính là mảnh đất có diện
tích 415,69m
2
và ngôi nhà ngói cũ. Cả ba cụ mất và đều không để lại di chúc cho nên
theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 675, BLDS thì di sản của cụ sẽ được chia thừa kế
theo pháp luật.
Từ năm 1951 cụ Xứng đã mua nhà đất tại thị xã hà Đông, tỉnh Hà Tây để chung
sống với mẹ con bà Bản nên ngôi nhà và diện tích đất tại xóm Sở, Từ Liêm, Hà Nội do
ông Hải và bà Xuyến quản lý. Trong quá trình sinh sống ông Hải và cụ Xuyến đã nhiều
lần tu sửa lại ngôi nhà. Cho nên trước khi xác định di sản thừa kế thì cần phải xác định
số tiền trả cho ông Hải và cụ Xuyến. Do vậy quyết định của tòa án trích 35% tổng giá
trị tài sản để thanh toán công sức tu tạo, duy trì tài sản cho ông hải và bà Xuyến là
đúng.
Căn cứ vàu điểm a khoản 1 điều 676 BLDS thì hàng thừa kế tứ nhất của cụ Xứng
gồm 5 người là cụ Chính, cụ Xuyến, bà Bản, bà Nhân và ông Hải. Năm người này được
hưởng những phần thừa kế như nhau.
Di sản thừa kế của cụ Chính là 45.895.416 đồng ( sau khi chia tài sản chung với hai cụ
Xuyến và Chính). Nay chia đều di sản này làm 5 phần nên mỗi người sẽ được hưởng
9.179.803 đồng cụ Xứng để lại.
Đánh giá và xác định phần di sản mà ông Hải được hưởng: ông Hải được hưởng
toàn bộ phần di sản của cụ Xuyến vì bà Nhân khước từ không nhận. Di sản của cụ
Xuyến gồm có 45.895.416 đồng được hưởng từ tài sản chung và 9.179.803 đồng cụ

Xứng để lại. Ngoài ra ông Hải còn được hưởng 9.179.803 đồng của cụ Xứng để lại và

×