Giải pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực
học tập thông qua tổ chức trò chơi “Vui để học” ở
phân môn Tiếng Việt lớp 91.
1. Vấn đề đặt ra
Trên cơ sở thực tiễn về vấn đề phát huy tính tích cực
của học sinh trong giờ Tiếng Việt, giúp các em tự
mình chiếm lĩnh kiến thức, biến kiến thức của nhân
loại thành kiến thức của chính mình, vận dụng lý
thuyết vào thực hành đạt hiệu quả cao. Tôi đã rút ra
một số cách thức để thực hiện qua tiết dạy của mình
nhằm giúp học sinh chủ động tham gia các
hoạt động học tập, tự khám phá, lĩnh hội tri thức, vận
dụng vào thực tiễn cuộc sống.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
-Phạm vi nghiên cứu: 31 học sinh lớp 9
1
trường THCS Cầu Khởi.
-Đối tượng nghiên cứu
.Giải pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực học
tập thông qua tổ chức trò chơi “Vui để học” ở phân
môn Tiếng Việt lớp 91 31 học sinh lớp 91, giáo viên
bộ môn Ngữ văn trường THCS Cầu Khởi.
. Các tư liệu có liên quan đến vấn đề.
3. Giảipháp, tính sáng tạo của đề tài
3.1 Hướng dẫn, rèn luyện học sinh tự học ở nhà:
Hoạt động tự học là một hoạt động chủ yếu của hoạt
động học tập, nhưng không phải
học sinh nào cũng có ý thức tự học, có phương pháp
tự học đúng đắn. Bên cạnh đó, việc
học ở nhà đòi hỏi người học phải có thời gian biểu,
kế hoạch cụ thể, ý thức học tập nghiêm
túc và các tài liệu học tập, phương tiện học tập khác
nhau ở mức độ tương đối. Trong phạm
vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ n êu ý kiến đề
cập đến vấn đề học bài và soạn bài Ngữ
văn ở nhà, chú trọng nhất là phân môn Tiếng Việt.
Vì thế, ngay từ khi nhận lớp, tôi đã hướng dẫn các
em cách soạn bài Ngữ văn, cách sử
dụng sách giáo khoa, sách bài tập, vở bài tập và các
tài liệu tham khảo liên quan có hiệu
quả, cụ thể ở từng phânmôn. Song, với phân môn
Tiếng Việt, tôi hướng dẫn học sinh đọc
và phân tích ví dụ, từ đó học sinh tìm ví dụ tương tự,
để đến lớp các em tích cực tham gia
xây dựng bài hoàn thiện và khắc sâu kiến thức, ghi
bài theo cách hiểu cá nhân, dựa trên sự
hướng dẫn của giáo viên.
Bên cạnh đó, trong mỗi tiết dạy, tôi đều dành thời
gian từ 3-5 phút để dặn dò chu đáo,
hướng dẫn chi tiết, cụ thể, cách tự học, tự làm bài ở
nhà của học sinh, tạo tiền đề vững chắc
cho tiết sau:
Tôi xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh tự ôn bài
vừa học, nắm vững nội dung bài
học, các phần trọng tâm của bài học.
Hướng dẫn học sinh cách thực hiện, giải quyết các
bài tập ở nhà.
Hướng dẫn, giới thiệu các tài liệu tham khảo, mở
rộng nếu có.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới.
Phân công học sinhchuẩn bị tài liệu, dụng cụ học tập
cho tiết sau.
Ví dụ minh họa:Dạy phần Tiếng Việt lớp 9; Tiết 44 –
Bài:Tổng kết về từ vựng.
MS:43
Sau khi đã học xong, tôi củng cố kiến thức cho học
sinh bằng một hệ thống câu hỏi
(mỗi câu hỏi tương ứng câu trả lời của học sinh được
tôi trình bày m ẫu bằng một sơ đồ tư
duy):
Củng cố bài học bằng sơ đồ tư duy giúp các em khắc
sâu kiến thức vững hơn. Qua
đó, tôi hướng dẫn các em học bài, làm bài, hệ thống
kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Đồng
thời trong phần kiểm tra bài cũ, tôi có th ể yêu cầu
học sinh trình bày m ột mảng kiến thức
bằng một sơ đồ tư duy:
Ví dụ minh họa:Dựa vào cấp độ khái quát của nghĩa
từ ngữ em hãy trình bày đặc
điểm cấu tạo từbằng một sơ đồ tư duy?
-Gọi 1 học sinh lên bảng.
-Yêu cầu học sinh trình bày đặc điểm cấu tạo từ bằng
một sơ đồ tư duy.
-Học sinh trình bày sơ đồ tư duy.
-Gọi học sinh khác nhận xét.
-Nhận xét, ghi điểm.
-Nhận xét chung.
Sơ đồ tư duy:
3.2 Trong tiết dạy Tiếng Việt, chú ý tăng cường sự
tham gia của học sinh, hợp
tác làm việc, tổ chứctrò chơi tri thức “Vui để học”
trong việc tiếp thu kiến thức và cả
phần giới thiệu bài mới.
Để làm được điều này, trước khi dạy bài mới, tôi
phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ nội
dung kiến thức mới, từ đó tìm kiếm và sử dụng
những thủ thuật phát huy sự chủ động suy
đoán, tự phát hiện của học sinh. Đồng thời trong tiết
dạy, tôi khéo léo chuyển dần quá trình
thuy ết giảng một chiều của giáo viên thành những
cuộc trao đổi, đàm thoại, làm việc theo
cặp, theo nhóm, giữa giáo viên với học sinh, giữa học
sinh với học sinh. Đặc biệt, tổ chức
cho các em tham gia trò chơi tri thức. Trò chơi này
vừa giúp các em thư giãn, bớt căng
thẳng trong giờ học, đồng thời cũng giúp các em
củng cố kiến thức vừa học, bổ sung kiến
thức có liên quan nhằm gây hứng thú, tạo niềm đam
mê, tíchcực học tập phân môn Tiếng
Việt nói riêng, cũng như môn Ngữ văn nói chung.
Các em tự nhận ra vai trò chủ động của
bản thân trong việc lĩnh hội tri thức mới.
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Dạy Tiếng Việt lớp 9, tiết 43, bài “Tổng kết
về từ vựng” (từ đơn, từ phức,
từ nhiều nghĩa).
Để tạo không khí sôi nổi, tích cực trong tiết học, tôi
hướng dẫn học sinh tham gia trò
chơi với một mảng kiến thức về từ láy (trong mục ôn
lại khái niệm về từ đơn và từ phức;
phân biệt các loại từ phức.) cụ thể như sau:
Tôi cho học sinh chơi nhanh trò chơi “Tôi yêu” mà
các em đã quen khi sinh hoạt Đội.
Giáo viên làm mẫu: -Tôi yêu Tôi yêu
Học sinh:Yêu ai? Yêu ai?
Giáo viên: -Yêu Nhung nhí nhảnh.
Giáo viên: -Yêu Xuân xinh xinh.
Sau đó tôi gọi 2-3 học sinh cùng tham gia trò chơi v
ới giáo viên, rồi tôi chuyển ý: Các
từ “nhí nhảnh”, “xinh xinh”, thuộc nhóm từ phức.
Vậy theo em, từ phức có mấy loại?
Các từ “nhí nhảnh, xinh xinh” thuộc loại từ nào? (từ
láy).
Ví dụ 2: Đối với tiết 18-Bài “Xưng hô trong hội
thoại”.
Khi dạy phần I:Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ
ngữ xưng hô, sau khi học sinh đã
tìm được một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt (tôi,
ta, tớ, chúng tôi, chúng ta, chúng tớ,
bạn, anh, chị, họ, nó, hắn, ).
Bước 1: Tôi hướng dẫn 2 cặp học sinh đàm thoại:
Học sinh A:Trao đổi, trò chuyện với bạn bằng một
câu hỏi. (ví dụ: Chiều nay, bạn có
đi học tăng tiết môn Ngữ văn không?)
Học sinh B:Trao đổi, trả lời câu hỏi của bạn. (ví dụ:
Chiều nay, tôi vẫn đi học tăng
tiết môn Ngữ văn).
Học sinh B:Trao đổi, có thể hỏi lại bạn mình. (Còn
bạn thì sao? Có đi học không?).
Học sinh A:Trả lời câu hỏi của bạn. (Tôi cũng thế!
Bởi vì đi học tôi cảm thấy rất vui,
giờ học thoải mái còn tiếp thu bài rất tốt nữa.)
Bước 2: Gọi bất kỳ cặp học sinh.
Học sinh A:Tại sao hôm qua Hùng nghỉ học?
Học sinh B:Bạn ấy bị bệnh.
Học sinh A:Ngày mai, cậu rủ Dũng và Minh đi xem
đá bóng nha!
Học sinh B: Mai bọn tớ bận học nhóm rồi.
Học sinh A: Vậy bạn nhắn dùm mấy bạn Toàn, Phúc,
Tú nghen!
Học sinh B: Mình nghe họ hẹn nhau đi câu cá rồi.
Bước 3: Học sinh nhận xét.
Các bạn đã sử dụng các từ ngữ xưng hô nào? (tôi,
bạn, họ, mình, bạn ấy, bọn tớ, mấy
bạn, ); Em nhận xét thế nào về việc sử dụng từ ngữ
xưng hô của các bạn? (sử dụng phù
hợp, đúng ngôi thứ), chẳng hạn:
Ngôi thứ nhất: mình (s ố ít), bọn tớ (số nhiều)
Ngôi thứ hai: bạn (số ít), mấy bạn (số nhiều)
Ngôi thứ ba: bạn ấy (số ít), họ (số nhiều)
Bước 4: Tôi nhận xét và giới thiệu thêm một số từ
ngữ xưng hô khác như: chúng tôi,
chúng ta, các cậu, chúng nó, họ, hắn,
Tiếp tục, tôi đặt vấn đề cho các em nhận xét và kết
luận: Tiếng Việt có một hệ thống
từ ngữ xưng hô như thế nào? (phong phú, tinh tế và
giàu sắc thái biểu cảm); Em có nhận
xét gì về việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng
Việt? (người nói cần căn cứ vào đối
tượng và các đặc điểm khác của tìnhhuống giao tiếp
để xưng hô cho phù hợp.).
Khi thực hiện như vậy, học sinh vừa nắm vững kiến
thức đã học, vừa vận dụng kiến
thức vào thực hành, đồng thời kích thích trí tò mò để
khắc sâu kiến thức ở phần củng cố-luy ện tập tôi khơi
gợi bằng một mẩu chuyện nhỏ.
Ví dụ 3: Khi dạy xong tiết 18, bài “Xưng hô trong
hội thoại” phần củng cố tôi kể một
tình huống: Có một anh đến chơi nhà bạn gái. Ông
chủ nhà lại là bố vợ tương lai của anh.
Nếu ông chủ mời uống nước nhưng anh vừa uống
nước xong, thì anh nên xưng hô như thế
nào khi trả lời?
Sau đó, tôi yêu cầu các em thi đua trả lời, em nào có
câu trả lời phù hợp và nhanh
nhất là thắng cuộc được tuyên dương. Chắc chắn sẽ
có rất nhiều câu trả lời, chẳng hạn:
Cảm ơn bác! Cháu vừa uống nước xong; Dạ, cảm ơn
bác! Cháu mới uống xong.
Dựa vào các câu trả lời của học sinh, tôi sẽ uốn nắn,
sửa chữa và kết hợp giáo dục kỹ
năng sống cho các em, rèn cho các em có kỹ năng
giao tiếp: biết xưng hô trong hội thoại
phù hợp từng đối tượng.
Ví dụ 4: Dạy tiết 130, bài “Nghĩa tường minh và hàm
ý (tiếp theo) ở phần luyện tập
tôi tổ chức trò chơi tri thức cho học sinh theo từng
cặp đối thoại: một em hỏi, một em đáp
theo m ẫu bài tập 3-SGK/92. (câu trả lời ở B có hàm
ý từ chối).
Thực hiện theo mẫu:
A: Mai về quê với mình đi !
B: / /
A: Đành vậy.
Học sinh thực hiện, chẳng hạn: Hoặc:
A: Mai về quê với mình đi !A: Mai về quê với mình
đi !
B: Mai mình giúp mẹ trông em. B: Tớ bận học nhóm
rồi !
A: Đành vậy. A: Đành vậy.
Cách trả lời của B: Mai mình giúp m ẹ trông em; Tớ
bận học nhóm rồi!
Là những câu có hàm ý từ chối.
4. Hiệu quả đem lại:
Sau khi áp dụng giải pháp này ở lớp 9
1
, tôi nhận thấy giờ học sinh động hơn, học sinh
thích thú, sôi nổi tham gia phát biểu xây dựng bài, có
nhiều sáng tạo trong việc vận dụng
kiến thức vào thực hành.
Mức độ tiếp thu bài của các em ngày càng nâng cao,
chất lượng học tập từ trung bình
trở lên tăng 8 học sinh, tỉ lệ: 25,8 %; so với các lớp
chưa thực hiện thườngxuyên việc tổ
chức trò chơi tri thức vào bài học, giờ học thì ch ất
lượng đạt không cao, từ trung bình trở
lên ch ỉ tăng 4 học sinh, tỉ lệ: 13,3 %.
5. Khả năng và áp dụng cho đến thời điểm hiện tại
5.1 Về tính mới và tính sáng tạo: Ngoài hoạt động tự
học,việc vẽ bản đồ tư duy đã
phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát triển
năng khiếu hội họa, sở thích của học
sinh, các em tự do chọn màu sắc, đường nét, các em
tự “sáng tác” nên trên mỗi bản đồ tư
duy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức
của từng học sinh và cũng do các em tự
làm nên các em yêu quý, trân trọng “tác phẩm” của
mình, các em sẽ nhớ kiến thức nhanh
hơn, lâu hơn. Đồng thời, tổ chức trò chơi tri thức
“Vui để học” gây được hứng thú, tạo
niềm đam mê, tích cực học tập phân môn Tiếng Việt
nói riêng, cũng như môn Ngữ văn nói
chung. Các em tự nhận ra vai trò chủ động của bản
thân trong việc lĩnh hội tri thức mới.
5.2 Hiệu quả xã hội: Với phương pháp tổ chức trò
chơi tri thức vào bài học, giờ học
đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tạo ra
khả năng để giáo viên trình bày bài
giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi
với đời sống thực tế. Nhằm giúp học
sinh phát huy tính tích cực trong học tập; rèn thói
quen và khả năng tự học, tự khám phá
cái mới; các em có kỹ năng tiếng Việt tốt các em sẽ
nâng cao kỹ năng cảm thụ tác phẩm và
kỹ năng tạo lập văn bản. Nếu mọi học sinh của các
trường đều vận dụng giải pháp này tôi
tin chắc rằng hiệu quả giáo dục ngày càng nâng cao.
5.3 Về triển vọng áp dụng và triển khai: Đề tài này
đã thực hiện tốt trong các tiết
học môn Ngữ văn lớp 9
1
(phần Tiếng Việt) và có thể nhân rộng ra ở các khối
lớp, các
trường Trung học cơ sở trong huyện, trong tỉnh