Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

giao an cong nghe 10-trinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 122 trang )

Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Ngày soạn: Ngày dạy:
CHƯƠNG I
TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG
Tiết 1 – Bài 2
KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
- Trình bày được nội dung, mục đích của các thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích so sánh
II. Phương pháp, phương tiện
* Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, diễn giảng
* Phương tiện: Tranh ảnh về các thí nghiệm khảo nghiệm GCT, băng hình về hội nghị đầu bờ (gồm
hoạt động báo cáo và khảo sát thực tế)…
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức – 1’
2. Dạy học bài mới – 40’
Sau khi chọn tạo được giống mới cần phải làm thế nào để giống được đưa vào sản xuất đại trà? Trả
lời câu hỏi này chính là nội dung của bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống – 10’
- Muốn khai thác tối đa hiệu quả của giống cần
khảo nghiệm về những đặc điểm nào?
- Một giống lúa mới, nếu không thông qua khải
nghiệm mà đưa vào sản xuất đại trà ngay thì
kết quả sẽ thế nào? Tại sao?(giống không qua
khảo nghiệm sẽ không biết có phù hợp hay
không với điều kiện sinh thái ở địa phương, do
đó không đảm bảo chắc chắn giống có tốt hay
không khi sản xuất đại trà, nếu không qua khảo
nghiệm sẽ không biết đặc tính giống và các yêu


cầu kĩ thuật canh tác.vì vậy sẽ thất bại) do đó sẽ
không phát huy tối đa phẩm chất của giống.
- Tóm tắt mục đích, ý nghĩa của công tác khảo
nghiệm GCT?
I. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo
nghiệm GCT
- Xác định được điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng
phù hợp với từng giống cây trồng
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống luân canh, kỹ
thuật canh tác… phù hợp với từng giống
- Kịp thời đưa giống mới vào sản xuất đại trà.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng – 30’
- Trong thí nghiệm SS, giống mới được bố trí
so sánh với giống nào? Mục đích là gì? (so
sánh với giống đại trà nhằm xác định những
đặc điểm ưu việt của giống mới so với giống
II. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm GCT
1. Thí nghiệm so sánh giống
* Mục đích: So sánh giống mới và giống sản
xuất đại trà nhằm xác định tính ưu việt của
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
1
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
đại trà)
- GV cho HS quan sát tranh ảnh về TNSS; yêu
cầu HS quan sát hình 2.1SGK xác định giống
mới, giống đại trà.
- So sánh giống cần chú ý đến các chỉ tiêu nào?
Chỉ tiêu:-sinh học: sinh trưởng,phát triển…
-kinh tế: năng suất, chất lượng…

- kĩ thuật:
- Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật là
gì?
- Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật được tiến hành
ở phạm vi nào?
- GV yêu câu HS quan sát hình 2.2 SGK cho
biết đó là thí nghiệm kiểm tra nội dung gì?
(kiểm tra chế độ phân bón phù hợp)
- Giống mới với những điều kiện gì sẽ được tổ
chức thí nghiệm sản xuất quảng cáo? (sau khi
đã được cấp giấy chứng nhận giống QG)
- Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục
đích gì?
- Thí nghiệm sản xuất quảng cáo phải tiến hành
những nội dung gì?
giống mới
* Nội dung: So sánh toàn diện giống mới và
giống sản xuất đại trà về các chỉ tiêu:
- Sinh trưởng, phát triển
- Năng suất, chất lượng sản phẩm
- Khả năng chống chịu…
2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật
* Mục đích: Kiểm tra những đề xuất của cơ
quan chọn tạo giống để xác định quy trình kỹ
thuật chuẩn bị cho sản xuất đại trà
* Nội dung: Gieo trồng và chăm sóc giống mới
với nhiều chế độ khác nhau
3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo
* Mục đích: Tuyên truyền đưa giống mới vào
sản xuất đại trà

* Nội dung:
- Tổ chức hội nghị đầu bờ để đánh giá năng
suất, chất lượng của giống mới
- Tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện
thông tin đại chúng về giống mới.
3. Củng cố - 3’
- Phương pháp đặt thí nghiệm so sánh giống khác thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật ntn?
(Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật không cần so sánh, chỉ đặt nhiều nơi khác nhau, lặp lại nhiều lần).
Thời gian tiến hành, Số lượng giống, chế độ chăm sóc…
4. Hướng dẫn – 1’
- Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK
- Đọc trước ở nhà bài 3 và bài 4: “Sản xuất giống cây trồng”
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
2
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Ngày soạn: Ngày dạy
Tiết 2 – Bài 3&4
SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Trình bày được mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng và quy trình sản xuất GCT
- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa quy trình sản xuất giống theo sơ đồ DT và sơ đồ PT
- So sánh được sự giống và khác nhau giữa quy trình sản xuất giống tự thụ phấn và quy trình sản
xuất giống thụ phấn chéo
- Rèn luyện kỹ năng phân tích so sánh.
II. Phương pháp, phương tiện
* Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, trực quan
* Phương tiện: Phóng to quy trình sản xuất giống theo sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức – 1’
2. Kiểm tra bài cũ – 4’

- Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?
3. Dạy học bài mới – 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích sản xuất giống cây trồng và hệ thống sản xuất GCT – 10’
- Yêu cầu HS đọc SGK phần I
- Tóm tắt mục đích của công tác SX GCT?
- Thế nào là thuần chủng? (độ thuần chủng của
giống là nói tới kiểu gen đồng hợp của giống)
- Hệ thống sản xuất giống cây trồng bắt đầu từ
đâu và khi nào kết thúc?
- Hệ thống sản xuất GCT gồm những giai đoạn
nào?
- Thế nào là hạt SNC, nơi nào có nhiệm vụ sản
xuất hạt SNC? (Là lô hạt giống được nhân ra
từ giống tác giả hoặc phục tráng giống sản
xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định
của TCN hoặc TCVN)
- Thế nào là hạt NC, nơi nào có nhiệm vụ sản
xuất hạt NC? (Là lô hạt chất lượng cao được
nhân ra từ lô hạt SNC theo quy trình của Bộ
NN và PTNT và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo
quy định của TCN hoặc TCVN)
I. Mục đích của công tác SX GCT
- Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và
tính trạng điển hình của giống
- Tạo ra đủ số lượng giống cần thiết để đưa vào
sản xuất đại trà.
II. Hệ thống sản xuất giống cây trồng
Sơ đồ hệ thống sản xuất GCT:
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.

3
SẢN XUẤT HẠT
SNC
SẢN XUẤT HẠT
NC
SẢN XUẤT HẠT
XN
SẢN XUẤT ĐẠI
TRÀ
GĐ 1
GĐ 2
GĐ 3
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
- Thế nào là hạt XN, nơi nào có nhiệm vụ sản
xuất hạt XN? (hạt chất lượng cao, được nhân
ra từ hạt NC; Sản xuất tại cơ sở nhân giống
địa phương)
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình sản xuất GCT – 20’
- Cây trồng nông nghiệp có mấy hình thức sinh
sản, là những hình thức nào? (sinh sản vô tính
và sinh sản hữu tính)
- Sinh sản hữu tính có mấy phương thức, là
những phương thức nào? (tự thụ và thụ phấn
chéo)
- GV: Tương ứng với mỗi hình thức, phương
thức sinh sản của cây trồng NN mà chúng ta có
các quy trình sản xuất khác nhau.
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm, nhóm thứ nhất
nghiên cứu, trình bày sơ đồ duy trì; Nhóm thứ
hai nghiên cứu, trình bày sơ đồ phục tráng;

Nhóm thứ 3 và thứ 4 so sánh sự giống và khác
nhau của hai sơ đồ phục tráng và duy trì.
- GV: Treo sơ đồ phóng to hình 3.2 và 3.3
- Sau 5’ GV yêu cầu đại diện nhóm 1 và nhóm
2 trình bày bảng. Sau khi hai nhóm 1 và 2 trình
bày bảng xong, yêu cầu nhóm 3, 4 so sánh.
- Điều kiện phục tráng:
+ Sản xuất có nhu cầu hạt giống của giống cây
trồng đó
+ Có mô tả giống gốc hoặc tài liệu có liên quan
làm cơ sở để phục tráng
+ Cán bộ chuyên môn sâu và nắm vững đặc
điểm của giống
- Sau khi học sinh báo cáo kết quả xong, GV
nhận xét, bổ sung (nếu cần thiết) và kết luận.
- GV: đối với cây trồng thụ phấn chéo, quy
trình đều làm như với cây tự thụ nhưng tất cả
các bước đều tiến hành trong khu cách ly và khi
III. Quy trình sản xuất giống cây trồng
1. Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp
a. Sản xuất giống ở cây tự thụ phấn
* Sơ đồ duy trì
- Đối tượng áp dụng: đã có sẵn hạt TG hoặc hạt
SNC
- Sơ đồ: Hạt TG->Cây ƯT->Dòng->SNC.
* Sơ đồ phục tráng
- Sơ đồ:VLKĐ->Cây ƯT->Dòng->Dòng tốt I->
- Đối tượng áp dụng: giống đang được sử dụng
nhưng có biểu hiện thoái hóa hoặc đã bị thoái
hóa. Đặc biệt là những giông không rõ nguồn

gốc hoặc tác giả chọn tạo.
b. Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
4
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
phải loại bỏ các cây, dòng không đạt yêu cầu
thì phải tiến hành trước khi phấn chín (tung
phấn).
- Yêu cầu một HS đọc SGK.
- Cây rừng có đặc điểm gì khác với cây lương
thực, thực phẩm?
- GV: cây rừng là cây dài ngày cho nên quy
trình sản xuất chủ yếu gồm hai giai đoạn
c. Sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô
tính
- Gđ 1: Sản xuất giống SNC bằng chọn lọc
- Gđ 2: Sản xuất giống NC từ giống SNC
- Gđ 3: Sản xuất giống XN từ giống NC
2. Sản xuất giống cây rừng
- Gđ 1: Sản xuất giống SNC và NC bằng cách
chọn lọc cây trội để xây dựng rừng giống hoặc
vườn giống
- Gđ 2: Nhân giống cây rừng ở vườn giống
hoặc rừng giống để cung cấp cho sản xuất đại
trà, có thể bằng hạt hoặc giâm hom hoặc nuôi
cấy mô
4. Củng cố - 4’
Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập: So sánh quy trình sản xuất giống ở 3 nhóm cây trồng:
CÂY TỰ THỤ PHÂN CÂY THỤ PHẤN CHÉO CÂY NGVT
GIỐNG NHAU

KHÁC NHAU
5. Hướng dẫn – 1’
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
- Đọc trước bài 5: “Thực hành: Xác định sức sống của hạt”; Học thuộc quy trình thực hành
- Chuẩn bị mẫu vật cho bài thực hành
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
5
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 3 – Bài 5: Thực hành
XÁC ĐỊNH SỨC SỐNG CỦA HẠT
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Biết phương pháp và xác định được sức sống của hạt một số cây trồng nông nghiệp
- Rèn luyện tính chu đáo, cẩn thận thông qua việc thực hiện đúng quy trình thực hành, đảm bảo an
toàn vệ sinh lao động
- Áp dụng được kiến thức và kỹ năng vào thực tế sản xuất tại gia đình và địa phương
II. Phương pháp, phương tiện
* Phương pháp: Làm việc theo nhóm
* Phương tiện:
- Hạt giống: Mỗi nhóm HS chuẩn bị trước 3 loại hạt giống cây trồng nông nghiệp: 1 lạng thóc; 2
lạng đỗ tương; 3 lạng ngô
- Dụng cụ: GV chuẩn bị trước: Đĩa Petri; Panh; Dao cắt hạt; Lam kính; Giấy thấm; Dung dịch
Indicago cacmin và ống hút
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức – 1’
2. Kiểm tra trước khi thực hành – 4’
Nêu quy trình thực hành: Xác định sức sống của hạt
3. Dạy học bài mới – 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Hướng dẫn quy trình thực hành – 5’
- Yêu cầu HS trình bày quy trình
- GV nhắc học sinh: Khi thực hiện 4 bước đầu
tiên, các em khác chú ý quan sát và ghi bảng
thành 2 cột: Hạt nhuộm màu và hạt không
nhuộm màu, như cách kiểm phiếu: mỗi hạt
đánh 1 gạch, 5 hạt được một ô vuông có 1
đường chéo: . Sau mỗi lần cắt, gạt hạt đã
cắt ra khỏi lam kính để tránh nhầm lẫn và phải
cắt đủ tất cả các hạt đã sử dụng vào làm thí
nghiệm.
Tính số lượng hạt nảy mầm của 1,5kg Đậu
tương, biết tỉ lệ hạt sống là 96%, trọng lượng
TB mỗi hạt nặng 2g, cứ gieo 20 hạt sống thì
chỉ có 19 hạt nảy mầm( giải thích vì sao?).
I. Quy trình thực hành
- Bước 1: Lấy mẫu: lấy 50 hạt (số lượng tùy
loại hạt), lau sạch rồi cho vào đĩa Petri đã lau
sạch
- Bước 2: Dùng ống hút dung dịch thuốc thử
cho vào hộp Petri đã có hạt giống sao cho thuốc
thử ngập hạt giống rồi ngâm trong thời gian 10
– 15 phút
- Bước 3: Dùng panh gắp hạt giống ra giấy
thấm và lau thật khô hạt giống vừa được gắp ra
- Bước 4: Dùng panh kẹp chặt hạt giữ trên lam
kính, dùng dao cắt đôi hạt theo chiều ngang rồi
quan sát nội nhũ. Nếu nội nhũ bị nhuộm màu
thì hạt đã bị chết, nếu không bị nhuộm màu thì
hạt là hạt sống.

Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
6
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
- Bước 5: Tính tỉ lệ hạt sống:
A% =
C
Β
× 100
Trong đó: B là số hạt không bị nhuộm màu; C
là tổng số hạt sử dụng vào làm thí nghiệm.
Hoạt động 2: HS thực hành theo nhóm – 25’
- HS thực hiện lần lượt các bước thực hành như đã hướng dẫn. Trong thời gian ngâm hạt giống,
HS ghi tóm tắt quy trình thực hành vào vở thực hành. Kẻ bảng “tính tỉ lệ hạt sống” và bảng “đánh
giá kết quả” theo mẫu trong SGK.
- GV theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở học sinh đảm bảo đúng quy trình thực hành và đảm bảo an
toàn vệ sinh lao động.
4. Củng cố - 4’
- Các nhóm nộp báo cáo thực hành
- GV thu báo cáo; Nhận xét kết quả, ý thức thái độ HS qua bài thực hành
- Nhắc nhở HS thu dọn, vệ sinh phòng học.
5. Hướng dẫn – 1’
- Áp dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
- Đọc trước bài 6; sưu tầm hình ảnh về một số giống cây trồng là sản phẩm của công nghệ
nuôi cấy mô tế bào.
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
7
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 4 – Bài 6
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO TRONG NHÂN GIỐNG

CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM NGHIỆP
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Trình bày được khái niệm nuôi cấy mô tế bào và cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào
- Trình bày được một số ứng dụng của công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong tạo và nhân giống cây
trồng nông, lâm nghiệp
- Trình bày được quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô
II. Phương pháp, phương tiện
* Phương pháp: Vấn đáp, diễn giảng
* Phương tiện: Hình 6 SGK phóng to; Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức – 1’
2. Kiểm tra bài cũ – 0’
3. Dạy học bài mới – 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm của phương pháp nuôi cấy mô tế bào – 5’
- Yêu cầu HS đọc SGK mục I
- Môi trường dinh dưỡng phù hợp là môi
trường như thế nào?
- Môi trường nuôi cấy:
+ Đa lượng: Các loại muối của N – P – K – Ca
– S – Mg
+ Vi lượng: Sắt, kẽm, Brom, Mangan,
Molipden
+ Các chất phụ gia hữu cơ: Vit, amino acid,
một số chất phụ gia khác như nước dừa, dịch
chiết nấm men
+ Nguồn các bon: Đường Glucose hoặc
Fructose
+ Tác nhân làm rắn mt: Agar (poly saccharide

thu từ ngành tảo đỏ)
+ Chất điều hòa sinh trưởng: Auxin (IAA, IBA,
NAA…) và Cytokinin (ABA, )
I. Khái niệm phương pháp nuôi cấy mô TB
* Nuôi cấy mô TB là phương pháp tách rời TB,
mô đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp
để chúng tiếp tục phân bào rồi biệt hóa thành
mô, cơ quan và phát triển thành cây mới
* Môi trường dinh dưỡng phù hợp: có đầy đủ
các nguyên tố đa lượng (N, S, Ca, K, P…) các
nguyên tố vi lượng (Fe, B, Mo, I, …) Glucose
hoặc Saccarose có thêm các chất điều hòa sinh
trưởng như Auxin, Cytokinin
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào – 15’
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
8
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
- Dựa vào những khả năng nào của tế bào thực
vật mà có thể nuôi cấy TB để tạo ra cơ thể
mới?
VD: 1 Hạt->Cây.
1 Đoạn thân->Cây.
- Trình bày tóm tắt quá trình phát triển của thực
vật từ hợp tử đến cây trưởng thành?
- Đặc điểm của tế bào chuyên biệt ở thực vật là gì?
- GV: Cơ thể thực vật trưởng thành là một thể
thống nhất gồm nhiều cơ quan có chức năng
khác nhau được hình thành từ nhiều loại TB
khác nhau. Tất cả các TB đó đều có nguồn gốc
chung từ một TB ban đầu gọi là TB hợp tử…

- Thế nào là kỹ thuật nuôi cấy tế bào?
II. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi
cấy mô tế bào
1. Tính toàn năng của tế bào
Theo quan niệm của sinh học hiện đại, mỗi TB
riêng rẽ đã phân hóa đều mang toàn bộ lượng
thông tin di truyền cần thiết và đủ của cả cơ thể
sinh vật đó. Khi gặp điều kiện phù hợp, mỗi TB
đều có thể phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh
2. Sự phân hóa và phản phân hóa tế bào
* Kỹ thuật nuôi cấy TB là kỹ thuật điều khiển
sự phát sinh hình thái của TBTV một cách định
hướng dựa vào sự phân hóa và phản phân hóa
của TB trên cơ sở tính toàn năng của TBTV khi
nuôi cấy tách rời trong đk nhân tạo và vô trùng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào – 15’
- Theo em, vật liệu nuôi cấy phải đạt yêu cầu
gì?
- Tại sao phải khử trùng vật liệu?
- Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào có
III. Quy trình công nghệ nhân giống bằng
nuôi cấy mô tế bào
1. Quy trình công nghệ
2. Ý nghĩa của công nghệ nhân giống bằng nuôi
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
9
TB PHÔI SINH
TB CHUYÊN HÓA
PHÂN HÓA TB
PHẢN PHÂN

HÓA TB
Chọn vật liệu
Khử trùng VL
Tạo chồi
Tạo rễ
Cấy cây ra mt
thích hợp
Cấy cây ra vườn
ươm, cách ly
Phẩm chất tốt, NS cao, không có
dấu hiệu bị bệnh, đang ở trạng
thái ngủ nghỉ.
Sử dụng: Ca(OCl)
2
hoặc HgCl
2

hoặc H
2
O
2
hoặc C
2
H
5
OH. Nồng
độ 3 -7% trong thời gian 5 – 15’.
Nuôi cấy vật liệu trong điều kiện
môi trường nhân tạo có bổ sung
Auxin và Cytokinin (Cyt > Aux).

Nuôi cấy vật liệu trong điều kiện
môi trường nhân tạo có bổ sung
Auxin và Cytokinin (Cyt < Aux).
Giá thể là cát, đất phù sa, trấu hun,
xơ dừa… hoặc hỗn hợp các thành
phần này theo tỷ lệ khác nhau.
Sau khi cây phát triển bình thường
và đạt tiêu chuẩn cây giống, chuyển
cây ra vườn ươm.
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
những ý nghĩa gì? Hệ số nhân giống cao? Đồng
nhất về mặt di truyền?
cấy mô tế bào
- Tạo ra một quần thể cây con đồng đều giữ
nguyên đặc tính của nguyên liệu ban đầu với hệ
số nhân giống cao
- Chủ động được việc sản xuất cây giống
- Tạo ra cây con khỏe mạnh, sạch virus, có thể
phục tráng giống cây trồng quý hiếm
4. Củng cố - 3’
GV sử dụng hình 6 phóng to treo lên bảng và giải thích tóm tắt quy trình công nghệ nhân
giống bằng nuôi cấy mô tế bào
5. Hướng dẫn – 1’
- Về nhà học bài, trả lời câu hỏi trong SGK cuối bài
- Tìm hiểu, thu thập thông tin tư liệu liên quan đến ứng dụng CNTB trong cuộc sống
- Đọc trước bài 7: Một số tính chất của đất trồng
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
10
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 5 – Bài 7
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Trình bày được khái niệm, cấu tạo của keo đất và khả năng hấp phụ của đất
- Trình bày được phản ứng của dung dịch đất, các loại PƯ của dung dịch đất và độ phì nhiêu của đất
- Áp dụng kiến thức vào bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất
II. Phương pháp, phương tiện
* Phương pháp: Trực quan, vấn đáp
* Phương tiện: Hình 7 SGK phóng to; Đất thịt phơi khô, tán thành bột (20 – 30g), cốc thủy tinh, đũa
thủy tinh, 500ml nước sạch; Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức – 1’
2. Kiểm tra bài cũ – 4’
Nêu quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào? Ý nghĩa?
3. Dạy học bài mới – 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu keo đất và khả năng phụ của đất – 5’
- Đọc SGK, nêu khái niệm keo đất?
- Giáo viên làm thí nghiệm hòa tan đất bột vào
nước sạch và chỉ cho HS thấy nguyên nhân
nước bị đục là do keo đất không tan, lơ lửng
trong nước làm nước đục
- GV treo sơ đồ cấu tạo keo đất lên bảng
- Yêu cầu HS quan sát, hoàn thành bảng:
Chỉ tiêu so sánh Keo âm
Keo
dương
Nhân (Có hay không)
Điện

tích lớp
Lớp QĐ điện
Lớp ion

+ Ion
bất
động
+ Ion
khuếch
tán
I. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất
1. Keo đất
a. Khái niệm keo đất
Keo đất là những phần tử cơ giới đất có kích
thước nhỏ từ 1 – 200µm, không tan trong nước,
ở trạng thái huyền phù.
(1 µm = 10
-6
m).
b. Cấu tạo keo đất
Chỉ tiêu so sánh Keo âm
Keo
dương
Nhân (Có hay không) Có Có
Điện
tích lớp
Lớp QĐ điện - +
Lớp ion

+ Ion

bất
động
+ Ion
khuếch
tán
+
+
-
-
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
11
NH
4
+
NH
4
+
H
+
H
+
K
Đ
K
Đ
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
- Thế nào là khả năng hấp phụ của đất?
- Tại sao keo đất có khả năng hấp phụ?
- GV lấy ví dụ
- Yêu cầu HS lấy ví dụ tương tự

2. Khả năng hấp phụ của đất
- Khả năng hút bám các ion, các phần tử nhỏ
trên bề mặt hạt keo, không làm thay đổi bản
chất của những phần tử đó do năng lượng bề
mặt của keo đất gây ra gọi là khả năng hấp phụ
của keo đất.
- Ví dụ:
+ (NH
4
)
2
SO4 → + H
2
SO
4

Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng của dung dịch đất – 20’
- Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào
quyết định?
- Có mấy loại phản ứng của dung dịch đất?
- Độ chua của dung dịch đất có mấy loại? Là
những loại nào?
- Phản ứng chua thường xảy ra với loại đất
nào?
- Phản ứng kiềm xảy ra khi nào?
- Thường gặp ở loại đất nào?
- Nếu biết là đất chua, kiềm muốn cải tạo để
cho đất trung tính hoặc bớt chua, kiềm người ta
thường làm thế nào? (Bón vôi bột hoặc tăng
cường bón phân chua sinh lý)

- Vậy phản ứng của dung dịch đất có ý nghĩa
gì?
II. Phản ứng của dung dịch đất và ý nghĩa
của nó
Phản ứng của dung dịch đất do nồng độ của ion
H
+

và ion OH
-
quyết định. Nếu:
[H
+
] > [OH
-
] → phản ứng chua
[H
+
] < [OH
-
] → phản ứng kiềm
[H
+
] = [OH
-
] → trung tính
1. Phản ứng chua của dung dịch đất
Dựa vào trạng thái của ion H
+
và Al

3+
trong
dung dịch đất, phản ứng chua chia làm hai loại:
- Chua hoạt tính: H
+
và Al
3+
ở trạng thái tự do
trong dung địch đất
- Chua hoạt tiềm tàng: H
+
và Al
3+
bị hấp phụ
trên bề mặt keo đất gây nên
- Đa số đất trong đê (trừ đất phù sa, đất mặn) là
đất chua
2. Phản ứng kiềm
Thường gặp với loại đất chứa muối Cacbonate:
Na
2
CO
3
và CaCO
3
:
Na
2
CO
3

+ 2H
2
O  2NaOH + H
2
CO
3

H
2
CO
3
→ H
2
O + CO
2

3. Ý nghĩa
Giúp xác định được các giống cây trồng phù
hợp với từng loại đất và đề ra các biện pháp cải
tạo, chăm bón phù hợp
Hoạt động 3: Độ phì nhiêu của đất – 10’
- Thế nào là độ phì nhiêu của đất?
III. Độ phì nhiêu của đất
1. Khái niệm
Là khả năng đất cung cấp đầy đủ và không
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
12
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
- Yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất?
Cần áp dụng các biện pháp nào để làm tăng độ

phì nhiêu của đất?
- Nêu sự khác nhau giữa hai loại độ phì nhiêu
của đất?
- Nêu ví dụ về hoạt động sản xuất của con
người làm tăng độ phì nhiêu của đất?
ngừng nước, các chất khoáng cần thiết cho cây,
không chứa các chất độc hại, bảo đảm cho cây
đạt năng suất cao
2. Phân loại
- Độ phì tự nhiên: Hình thành do thảm thực vật
tự nhiên, không có sự tác động của con người
- Độ phì nhân tạo: Hình thành do quá trình cải
tạo và sử dụng đất của con người
4. Củng cố - 3’
- Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? Nêu một vài ví dụ về ứng dụng thực tế của phản
ứng dung dịch đất?
- Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Một số biện pháp kỹ thuật làm tăng độ phì của đất?
5. Hướng dẫn – 2’
- Học bài, áp dụng kiến thức vào bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất
- Đọc trước nội dung bài thực hành: Xác định độ chua của đất
- Chia lớp thành 6 – 8 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị 1.5 lạng đất thịt phơi khô đã nghiền nhỏ.
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
13
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 6 – Bài 9
BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT XÁM BẠC MÀU, ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải:

- Trình bày được nguyên nhân hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu
- Trình bày được nguyên nhân hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh
trơ sỏi đá
- Áp dụng được kiến thức vào bảo vệ và cải tạo những vùng đất xấu tại địa phương
II. Phương pháp, phương tiện
* Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, làm việc cá nhân
* Phương tiện: Tranh ảnh liên quan, băng hình ghi hiện tượng xói mòn, rửa trôi do mưa lũ, các hoạt
động canh tác trên ruộng bậc thang, canh tác Nông – Lâm kết hợp; Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức – 1’
2. Dạy học bài mới – 40’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của đất trồng Việt Nam – 5’
- GV giới thiệu đặc điểm chung của đất Việt Nam
I. Đặc điểm chung của đất Việt Nam
- Điều kiện khí hậu nóng ẩm nên chất hữu
cơ và mùn dễ bị khoáng hóa
- Chất dinh dưỡng dễ hòa tan, dễ bị rửa trôi
- Phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi nên bị
xói mòn mạnh và dễ thoái hóa
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng
đất xám bạc màu – 15’
- Yêu cầu HS đọc SGK phần 1
- Những điều kiện và nguyên nhân dẫn tới tình trạng
đất bị bạc màu là gì?
- GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về đất xám
bạc màu
- Tại sao địa hình dốc thoải lại gây nên bạc màu đất?
- Canh tác lạc hậu tại sao lại làm bạc màu đất?
- Yêu cầu HS tóm tắt các đặc điểm của đất xám bạc

II. Nguyên nhân hình thành, biện pháp
cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu
1. Điều kiện và nguyên nhân hình thành
- Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng
bằng và miền núi
- Địa hình dốc thoải
- Tập quán canh tác lạc hậu
- Chặt phá rừng bừa bãi
2. Tính chất của đất xám bạc màu
- Tầng đất mặt mỏng
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
14
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
màu theo trình tự: phẫu diện → thành phần cơ giới
→ độ chua → dinh dưỡng → VSV
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hoàn thành bảng:
BIỆN PHÁP TÁC DỤNG
- Thành phần cơ giới nhẹ, thường khô hạn
- Độ chua cao
- Nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn
- Số lượng VSV đất thấp, hoạt động yếu
3. Biện pháp cải tạo
- Xây dựng bờ vùng, bờ thửa, tưới tiêu
hợp lý: Khắc phục hạn hán, tạo môi trường
thuận lợi cho VSV đất hoạt động thuận lợi
- Cày sâu dần: Tăng độ dày tầng đất mặt
- Bón vôi: Giảm độ chua, tạo kết cấu đất
- Luân canh: Tăng cường VSV cố định đạm
- Bón phân hợp lý, tăng cường bón phân
hữu cơ: Khắc phục tình trạng nghèo chất

dinh dưỡng, tăng lượng mùn, lượng VSV
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng
đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá – 20’
- Thế nào là xói mòn?
- Nguyên nhân dẫn tới tình trạng xói mòn đất?
(Nguyên nhân xâu xa dẫn tới mưa lũ nhiều là gì?)
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK: Đất Lâm nghiệp
và đất Nông nghiệp, đất nào xảy ra xói mòn mạnh
hơn? Tại sao? (đất Lâm nghiệp, vì thường là đất dốc
có tốc độ rửa trôi lớn)
- Yêu cầu HS tóm tắt đặc điểm của đất xói mòn theo
trình tự: phẫu diện → thành phần cơ giới → độ chua
→ dinh dưỡng → VSV
- Yêu cầu HS đọc SGK, hoàn thành bảng:
BIỆN PHÁP TÁC DỤNG
BP Công trình
III. Nguyên nhân hình thành, biện pháp
cải tạo và sử dụng đất xói mòn
1. Điều kiện và nguyên nhân hình thành
- Mưa lớn phá vỡ kết cấu
- Địa hình dốc tạo ra dòng chảy rửa trôi
- Chặt phá rừng giảm độ che phủ, tăng tốc
độ dòng chảy
2. Tính chất của đất xói mòn mạnh
- Tâng đất mặt mỏng, thậm trí mất hẳn
tầng mùn
- Thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là sỏi;
Đất khô hạn
- Độ chua cao
- Nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn

- Số lượng VSV đất ít, hoạt động yếu
3. Biện pháp cải tạo và sử dụng
* Biện pháp công trình:
- Làm ruộng bậc thang: Hạn chế tốc độ
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
15
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
BP Nông học
dòng chảy
- Thềm cây ăn quả: Tăng độ che phủ đất
* Biện pháp nông học:
- Canh tác theo đường đồng mức: Giữ
nước, hạn chế tốc độ dòng chảy
- Bón phân hữu cơ kết hợp phân khoáng:
Tăng cường chất dinh dưỡng, nâng cao
lượng mùn và VSV đất
- Bón vôi tạo kết cấu đất và giảm độ chua
- Luân canh, xen canh gối vụ: Tận dụng
tầng dinh dưỡng, tăng lượng VSV cố định
đạm
- Trồng cây thành băng, dải: Giữ nước,
hạn chế tốc độ dòng chảy
- Nông lâm kết hợp: Tăng độ che phủ, giữ
nước, hạn chế tốc độ dòng chảy
- Trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn:
Tăng độ che phủ, giữ nước, hạn chế tốc độ
dòng chảy
3. Củng cố - 3’
- Nguyên nhân dẫn tới hình thành đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh có gì chung?
- So sánh tính chất của đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?

4. Hướng dẫn – 1’
- Học bài, áp dụng kiến thức vào bảo vệ và cải tạo đất tại địa phương
- Đọc trước nội dung bài 10; Sưu tầm hình ảnh hoặc mẫu vật về đất chua và đất phèn
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
16
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 7 – Bài 10
BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT MẶN, ĐẤT PHÈN
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Hiểu và trình bày được nguyên nhân hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo đất mặn
- Hiểu và trình bày được nguyên nhân hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo đất phèn
- Áp dụng kiến thức vào bảo vệ và cải tạo đất tại địa phương
II. Phương pháp, phương tiện
* Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, làm việc cá nhân
* Phương tiện: Tranh ảnh liên quan; Hình 10.3 phóng to; Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức – 1’
2. Kiểm tra bài cũ – 4’
- Trình bày nguyên nhân hình thành, đặc điểm, hướng sử dụng và cải tạo đất xám bạc màu?
- Trình bày nguyên nhân hình thành, đặc điểm, hướng sử dụng và cải tạo đất xói mòn mạnh?
3. Dạy học bài mới – 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân hình thành, biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn – 20’
- Thế nào là đất mặn?
- Yêu cầu HS đọc SGK, hoàn thành bảng:
CÂU HỎI ĐÁP ÁN
Thế nào là đất mặn?

Đất mặn phổ biến ở vùng nào?
Tác nhân chủ yếu hình thành
đất mặn ở Việt Nam là gì?
- Sau khi HS làm xong, yêu cầu 1 – 2 HS trả lời
- Yêu cầu HS tóm tắt những tính chất cơ bản của đất
mặn theo các nội dung: thành phần cơ giới, đặc điểm
của dung dịch đất, phản ứng của dung dịch đất, dinh
dưỡng và VSV.
I. Nguyên nhân hình thành, biện pháp
cải tạo và sử dụng đất mặn
1. Điều kiện và nguyên nhân hình thành
* Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation
Na
+
trên bề mặt keo đất và trong dung dịch
đất. Phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven
biển.
* Nguyên nhân hình thành: Nước ngầm
mặn dâng cao kết hợp khí hậu khô và do
nước biển tràn vào.
2. Tính chất của đất mặn
- Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao
50 – 60%
- Dung dịch đất chứa nhiều muối tan:
NaCl, Na
2
SO
4
- Phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm
- Nghèo mùn, nghèo đạm

Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
17
Na
+
Na
+

Ca
2+

Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
- Yêu cầu HS đọc SGK phần 3
- Hãy tóm tắt các biện pháp cải tạo và tác dụng của
các biện pháp đó?
- Sau khi bón vôi một thời gian ta phải làm gì để
giảm mặn?
- Bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng cách nào?
- Trong các biện pháp trên, biện pháp nào là quan
trọng nhất? Tại sao?
3. Biện pháp cải tạo và sử dụng
- Biện pháp thủy lợi: Xây dựng hệ thống
đê biển, hệ thống mương máng tưới tiêu
hợp lý
- Bón vôi: Thúc đẩy phản ứng trao đổi
cation trên bề mặt keo:
+ Ca
2+

+ 2Na
+

- Bón phân hữu cơ, phân xanh làm tăng
lượng mùn, lượng VSV trong đất
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn – 15’
- Yêu cầu HS đọc SGK phần 1
- Đất phèn hình thành ở những vùng nào?
- Tóm tắt và giải thích nguyên nhân hình thành đất
phèn?
- GV gọi một vài HS nhận xét và củng cố
- Yêu cầu HS tóm tắt những tính chất của đất phèn
theo các nội dung: thành phần cơ giới, đặc điểm của
dung dịch đất, phản ứng của dung dịch đất, dinh
dưỡng và VSV.
- Yêu cầu HS đọc SGK, hoàn thành bảng:
TÍNH CHẤT BIỆN PHÁP CẢI TẠO
Thành phần cơ giới
Tầng đất mặt
Độ chua
Chất độc hại
Dinh dưỡng và VSV
II. Nguyên nhân hình thành, biện pháp
cải tạo và sử dụng đất phèn
1. Điều kiện và nguyên nhân hình thành
- Hình thành ở vùng đồng bằng ven biển có
nhiều xác sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh
- Nguyên nhân hình thành:
+ Xác sinh vật ngập mặn phân hủy tạo S tự do
+ S tự do kết hợp với ion Fe trong phù sa
tạo thành FeS
2
:

2S + Fe → FeS
2
+ Trong điều kiện thoát nước, FeS
2
bị oxi
hóa tạo thành H
2
SO
4
làm cho đất chua:
2FeS
2
+ 7O
2
+ 2H
2
O →2H
2
SO
4
+ 2Fe
2
O
3
2. Tính chất của đất phèn
- Thành phần cơ giới nặng, sét cao; Khi
ướt thì dính dẻo, khi khô thì trai cứng
- Dung dịch đất chứa nhiều chất độc hại
- Độ chua rất cao
- Nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn

- Số lượng VSV đất ít, hoạt động yếu
3. Biện pháp cải tạo và sử dụng
- Bón phân hữu cơ, phân xanh và VSV
- Xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý
- Bón vôi cải tạo kết cấu và giảm chua
- Cày sâu, phơi ải, lên liếp, xây dựng hệ
thống tưới tiêu rửa phèn.
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
18
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
4. Củng cố - 4’
- Phản ứng của dung dịch đất khi bón vôi ở đất mặn và đất phèn có gì khác nhau?
- So sánh tính chất, đặc điểm của đất mặn và đất phèn?
5. Hướng dẫn – 1’
- Học bài, áp dụng kiến thức vào bảo vệ và cải tạo đất tại địa phương
- Đọc trước nội dung bài 12; Tìm hiểu tính chất, cách sử dụng một số loại phân bón thường dùng
tại gia đình và địa phương
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
19
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 8 – Bài 8&11: Thực hành
XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT & QUAN SÁT PHẨU DIỆN ĐÂT
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Trình bày được quy trình thực hành xác định độ chua của đất
- Xác định được pH các mẫu đất bằng các thiết bị thông thường
- Biết cách quan sát phẩu diện đất, phân biệt được các tầng đất.
- Áp dụng được kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
II. Phương pháp, phương tiện

* Phương pháp: Làm việc theo nhóm nhỏ
* Phương tiện: Mẫu đất (HS chuẩn bị từ nhà); Thuốc thử (dung dịch KCl 1N), bình tam giác, ống
hút, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, máy đo pH và cân điện tử
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức – 5’
- Giáo viên kiểm tra mẫu vật học sinh đã chuẩn bị
- Chia lớp thành 6 – 8 nhóm nhỏ, giao dụng cụ cho các nhóm
2. Kiểm tra bài cũ – 3’
Trình bày quy trình các bước thực hành Xác định độ chua của đất?
3. Dạy học bài mới – 30’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giáo viên phân tích kỹ thuật – 5’
- Yêu cầu một HS nêu quy trình
- Giáo viên làm thí nghiệm mẫu và phân tích
quy trình kỹ thuật
I. Quy trình thực hành
- Bước 1: Cân 2 mẫu đất đã chuẩn bị, mỗi mẫu
20gam vào hai bình tam giác loại 100ml
- Bước 2: Đong 50ml KCl 1N vào bình thứ
nhất và 50ml nước cất vào bình thứ hai
- Bước 3: Lắc đều hai bình trong thời gian 15’
- Bước 4: Dùng máy đo pH xác định pH của
dung dịch đất trong hai bình
Hoạt động 2: HS thực hành “Xác định độ chua của đất” – 25’
- Yêu cầu mỗi nhóm tiến hành 3 mẫu cùng loại
(cùng mẫu đất, dung dịch đệm) để lấy kết quả
trung bình
- GV nhắc HS vẽ bảng báo cáo kết quả thực
hành vào vở trong thời gian trống
II. Thực hành: Xác định độ chua của đất

pH
tb
=
3
321
pHpHpH ++
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
20
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Hoạt động 3: Quan sát phẩu diện đất
-Các tổ sắp xếp theo hình chữ U quanh phẩu
diện đất.
-GV giới thiệu và làm mẫu:
+Xén đất để tạo bề mặt quan sát.
+ Xác định tầng bằng cách phân biệt về màu
sắc,độ mịn, thành phần cơ giới.
1. kĩ thuật quan sát.
4. Củng cố - 5’
- Các nhóm báo cáo kết quả
- Giáo viên nhận xét kết quả, ý thức, thái độ làm việc của các nhóm học sinh
5. Hướng dẫn – 2’
- Nhắc nhở học sinh vệ sinh phòng học
- Áp dụng kiến thức, kỹ năng vào cải tạo đất trồng tại gia đình và địa phương
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
21
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Ngàysoạn: Ngày dạy:
Tiết 9 – Bài 12
ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KỸ THUẬT SỬ DỤNG
MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG

I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Trình bày được những đặc điểm và tính chất hóa học của phân bón hóa học, phân hữu cơ và phân
bón vi sinh vật
- Trình bày được kỹ thuật sử dụng, cách bảo quản các loại phân bón thông thường
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp
II. Phương pháp, phương tiện
* Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, làm việc cá nhân
* Phương tiện: Tranh ảnh các loại phân hóa học; Các lọ nút thủy tinh dung tích 200ml đựng các loại
phân hóa học với lượng 1/2 đến 2/3 dung tích lọ có dán nhãn; Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức – 1’
2. Kiểm tra bài cũ – 4’
- Trình bày nguyên nhân hình thành, đặc điểm, hướng sử dụng và cải tạo đất mặn?
- Trình bày nguyên nhân hình thành, đặc điểm, hướng sử dụng và cải tạo đất phèn?
3. Dạy học bài mới – 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại phân bón thông thường – 5’
- Em hãy cho biết một số loại phân bón mà
nông dân ta thường dùng? (Phân hóa học
thường dùng là những loại phân nào? Phân
hữu cơ có những loại phân nào? )
- Giáo viên tóm tắt thành cột
- Tại sao các loại phân đạm, phân lân, phân
kali được gọi là phân bón hóa học?
- Theo em, thế nào là phân hữu cơ? Phân bón
VSV?
I. Một số loại phân bón thường dùng trong
Nông, Lâm nghiệp
* Phân hóa học: Là loại phân bón được sản xuất

theo quy mô công nghiệp có sử dụng các loại
nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp
- Phân đạm - Phân lân - Phân kali
- Phân NPK - Phân vi lượng (khoáng)
* Phân hữu cơ: Là loại phân bón do các chất
hữu cơ vùi lấp trong đất có tác dụng duy trì và
nâng cao độ phì nhiêu của đất
- Phân xanh - Phân bắc
- Phân chuồng
* Phân bón VSV: Là loại phân bón có chứa các
chủng VSV sống. Khi bón có tác dụng cải tạo hệ
VSV đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
22
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
- Nêu tên một số loại phân bón VSV mà em biết?
Phân bón VSV gồm:
- Phân bón VSV cố định đạm
- Phân bón VSV chuyển hóa lân
- Phân bón VSV phân giải chất hữu cơ
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, tính chất của các loại phân bón thường dùng – 20’
- Yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành bảng:
Phân bón
Đặc điểm
PHÂN BÓN
HÓA HỌC
PHÂN BÓN
HỮU CƠ
Yếu tố dinh
dưỡng

Khả năng tan
trong nước
Khả năng hấp thụ
của cây trồng
Tác dụng cải tạo
đất
- GV giải thích hiện tượng bón nhiều và trong
thời gian dài phân bón hóa học, đất sẽ hóa chua
và trai cứng (Giải thích bằng phản ứng trao đổi
ion của keo đất với ion trong dung dịch đất)
- Phân bón VSV gồm những thành phần nào?
- Chất nền có tác dụng gì?
II. Đặc điểm, tính chất một số loại phân bón
thông thường
Phân bón
Đặc điểm
PHÂN BÓN
HÓA HỌC
PHÂN BÓN
HỮU CƠ
Yếu tố dinh
dưỡng
Chứa ít thành phần
chất dinh dưỡng
nhưng hàm lượng
rất cao
Chứa nhiều thành
phần chất dinh
dưỡng nhưng hàm
lượng rất thấp

Khả năng
tan trong
nước
Tan nhanh trong
nước
Qua một thời gian
phân giải mới tạo
thành các chất
dinh dưỡng
Khả năng
hấp thụ của
cây trồng
Cây trồng dễ dàng
hấp thụ các chất
dinh dưỡng
Cây trồng không
thể hấp thụ ngay
mà phải chờ phân
giải
Tác dụng cải
tạo đất
Bón nhiều lần làm
đất chua, trai cứng
Làm tăng độ tơi
xốp đất, số lượng
VSV trong đất
* Phân bón VSV: Gồm hai thành phần chủ yếu:
- Chất nền: Môi trường sống tạm thời của VSV
trước khi được bón ra đồng ruộng
- Chủng VSV sống: Chủng VSV có tác dụng

tổng hợp đạm tự do trong không khí, trong đất;
Chuyển hóa lân hoặc phân giải chất hữu cơ
Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường – 10’
- Khi bón phân hóa học thường xuyên, đất có
hiện tượng gì?
- Để khắc phục tình trạng này phải làm gì?
- Bảo quản phân hóa học như thế nào?
- Trước khi sử dụng phân hữu cơ cần lưu ý điều
gì?
- Có biện pháp nào làm tăng hàm lượng dinh
dưỡng trong phân hữu cơ?
- Bón ra ruộng cần lưu ý điều gì?
III. Kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón
thông thường
1. Phân bón hóa học
- Sử dụng một thời gian dài phải bón vôi cải tạo
đất
- Bón cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng
- Bảo quản nơi khô ráo, tránh nơi có nhiệt độ cao
2. Phân hữu cơ
- Ủ kỹ trước khi bón ra đồng ruộng
- Khi ủ nên bổ sung thêm một số loại phân hóa
học (phân lân) để nâng cao hàm lượng dinh
dưỡng và hệ VSV
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
23
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
- Phân bón VSV có tác dụng như nhau với các
loại cây trồng khác nhau? Cần lưu ý điều gì khi
bón phân bón VSV?

3. Phân bón VSV
- Mỗi loại phân bón VSV chỉ phù hợp với một
nhóm cây trồng nhất định nên khi bón, tùy thuộc
từng cây trồng mà bón loại phân bón VSV sao
cho phù hợp và đạt hiệu quả cao
- Ví dụ: Bón phân Nitragin cho các cây họ đậu
mà không dùng cho lúa (của lúa là Azogin)
4. Củng cố - 3’
So sánh đặc điểm, tính chất của các loại phân bón thường dùng trong Nông, Lâm nghiệp?
5. Hướng dẫn – 2’
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài trong SGK; Áp dụng kiến thức vào sử dụng và bảo quản
hiệu quả các loại phân bón mà gia đình sử dụng
- Đọc trước nội dung bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
- Sưu tầm tranh, ảnh, mẫu vật của một số loại phân bón VSV
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
24
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 10 – Bài 13
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Trình bày được nguyên lý của công nghệ VSV trong sản xuất phân bón VSV
- Trình bày được đặc điểm của một số loại phân bón VSV thường dùng trong trồng trọt
- Áp dụng được kiến thức có hiệu quả vào sử dụng các loại phân bón VSV, tăng năng suất cây trồng
II. Phương pháp, phương tiện
* Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, làm việc cá nhân
* Phương tiện: Mẫu vật một số loại phân bón VSV; Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức – 1’

2. Kiểm tra bài cũ – 4’
So sánh đặc điểm, tính chất và kỹ thuật sử dụng các loại phân bón thường dùng trong sản
xuất Nông, Lâm nghiệp?
3. Dạy học bài mới – 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên lý sản xuất phân bón VSV – 5’
- Thế nào là công nghệ vi sinh vật?
- Yêu cầu HS đọc SGK phần I
- Tóm tắt nguyên lý sản xuất phân bón VSV?
- GV củng cố và kết luận
I. Nguyên lý sản xuất phân bón VSV
- Công nghệ VSV là công nghệ nghiên cứu và
khai thác các hoạt động sống của VSV nhằm
tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống con người
- Nguyên lý sản xuất phân bón VSV: Nhân
chủng VSV đặc hiệu rồi trộn với chất nền
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loại phân bón VSV thường dùng – 30’
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.
25
PHÂN LẬP, NHÂN CHỦNG VSV ĐẶC HIỆU
TRỘN ĐỀU CHỦNG VSV VÀO CHẤT NỀN
TẠO DẠNG CHO PHÂN BÓN VSV (ÉP VIÊN)
ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×