MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1:........................................................................................................................................3
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC THIẾT KẾ MỘT THÔNG ĐIỆP...............................................3
1.1. Các tiến trình truyền thông........................................................................................................3
1.1.1. Nội dung mẫu truyền tin....................................................................................................3
1.1.2. Những yếu tố của quá trình truyền thông..............................................................................3
1.2. Những bước phát triển truyền thông hiệu quả..........................................................................4
1.3. Thông điệp và những yếu tố của thông điệp.............................................................................5
1.3.1. Nội dung thông điệp...........................................................................................................5
1.3.2. Cơ cấu thông điệp..............................................................................................................5
1.4. Các hình thức truyền thông để truyền tải thông điệp...............................................................5
1.4.1. Truyền thông cá nhân.........................................................................................................5
1.4.2. Truyền thông không cá nhân..............................................................................................5
CHƯƠNG 2:........................................................................................................................................6
SƠ LƯỢC VỀ BƯỞI NĂM ROI......................................................................................................6
2.1. Lịch sử phát triển của Bưởi Năm Roi.......................................................................................6
2.2. Đặc điểm của bưởi Năm Roi.....................................................................................................6
3.1. Mục đích của thông điệp...........................................................................................................8
3.2. Tiêu chí của thông điệp.............................................................................................................8
3.2.1.Nội dung thông điệp ..........................................................................................................8
3.2.2. Cấu trúc thông điệp ...........................................................................................................9
3.2.3. Hình thức thông điệp .........................................................................................................9
3.2.4. Nguồn thông điệp.............................................................................................................10
CHƯƠNG 4:......................................................................................................................................11
PHÂN TÍCH THÔNG ĐIỆP “BƯỞI NĂM ROI - NỮ HOÀNG CỦA BƯỞI”........................11
4.1. Người gởi.................................................................................................................................12
4.2. Mã hoá và Giải mã..................................................................................................................12
4.3. Điệp văn...................................................................................................................................13
4.4. Phương tiện truyền tin.............................................................................................................13
4.4.1. Đối với quảng cáo trên truyền hình.................................................................................13
4.4.2. Đối với việc quảng cáo bằng poster.................................................................................14
4.5. Người nhận .............................................................................................................................15
4.6. Đáp ứng...................................................................................................................................15
LỜI KẾT...........................................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................17
LỜI MỞ ĐẦU
1
Cách đây vài năm, người ta đã có nhiều trông đợi vào tiềm năng gia tăng giá trị của bưởi
Năm Roi - một thương hiệu nông sản nổi tiếng của Việt Nam - khi xuất hiện một số thông
tin về sự đầu tư khá bài bản vào việc xây dựng thương hiệu kể trên. Thế nhưng, không hiểu
sao gần đây giá của loại bưởi này rớt nhiều trên thị trường. Điều gì đã xảy ra đối với loại
bưởi này, trong khi một loại khác có tên là bưởi da xanh giá cao hơn gấp vài lần lại không
đủ hàng để xuất khẩu?
Lý giải vấn đề này, một nông dân trồng bưởi da xanh ở miền Tây chia sẻ rằng để đảm bảo
chất lượng của mỗi trái bưởi mang thương hiệu “bưởi da xanh” bán ra bên ngoài
thị trường, đơn giản là anh đã phải hy sinh, loại bỏ bớt số lượng trái trên mỗi cây bưởi.
Nhìn từ lăng kính của người tiêu dùng, chất lượng bưởi không đồng đều và nhất
quán được xem là nguyên nhân chính gây ra sự sụt giảm giá trị của thương hiệu bưởi Năm
Roi. Để giải quyết vấn đề kể trên, cần thiết phải có một tập hợp các công cụ từ khâu kiểm
soát chất lượng, bảo quản thành phẩm, và phân phối đến tay người tiêu dùng.
Tuy vậy, liệu sau khi chất lượng Bưởi Năm Roi đã được cải thiện đáng kể, thì người tiêu
dùng có còn niềm tin vào giống Bưởi này hay không? Xuất phát từ câu hỏi đó, nhóm chúng
tôi quyết định thực hiện đề tài “Xây dựng thông điệp quảng bá cho Bưởi Năm Roi” với
mục tiêu: Thúc đẩy hành vi lựa chọn Bưởi Năm Roi của người tiêu dùng trên cơ sở thấu
hiểu và tin tưởng vào chất lượng của Bưởi Năm Roi.
2
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC THIẾT KẾ MỘT THÔNG ĐIỆP
1.1. Các tiến trình truyền thông
1.1.1. Nội dung mẫu truyền tin
Cần xác định nội dung của mẫu truyền tin. Một mẫu truyền tin cần phải đáp ứng các nội
dung sau:
1. Ai: Xác định ai là người muốn truyền thông tin.
2. Nói cái gì: Nghĩa là mẫu truyền tin muốn nói lên điều gì, muốn người đọc tiếp nhận
được thông tin gì.
3. Phương tiện nào: Mẫu truyền tin được truyền đi qua phương tiện nào. Ví dụ: poster,
báo chí, các mẫu quảng cáo trên TV,...
4. Cho ai: Cần phải xác định đối tượng tiếp nhận thông tin mà nhà truyền tin mong
muốn chuyển tải thông điệp đến là ai, đối tượng khách hàng nhà sản xuất mong muốn
hướng đến là ai.
5. Với hiệu quả gì: Có nghĩa là mẫu truyền tin muốn nói gì và thông qua mẫu truyền
tin, nhà sản xuất muốn khách hàng tiếp nhận điều gì.
1.1.2. Những yếu tố của quá trình truyền thông
1. Người gửi: Là bên gửi thông điệp cho đối tượng khác.
2. Mã hóa: Là tiến trình đặt ý tưởng vào những dạng nào trong biểu tượng. Ví dụ như:
màu sắc bao bì sản phẩm, hình ảnh người đại diện...
3. Điệp văn: Là những lời nói, những biểu tượng được gởi đi.
4. Phương tiện truyền tin: Là những phương tiện mà qua đó, diệp văn được truyền tải
đến người nghe, người đọc.
5. Giải mã: Là tiến trình nhớ ở người nhận, giải mã những biểu tượng được mã hoá theo
những ý nghĩa mà người gửi đã truyền đi.
6. Người nhận: Là bên nhận diệp văn do người khác gởi đến.
3
7. Đáp ứng: Đây là toàn bộ những phản ứng mà người gởi nhận được sau khi thấy rõ
bản văn. Nhà sản xuất chỉ có thể xác định được yếu tố này sau quá trình truyền tin thông
qua doanh số bán hàng và các công cụ khảo sát trong nghiên cứu thị trường.
8. Truyền tin ngược chiều: Đây là một phần đáp ứng của người nhận truyền tin lại cho
người gởi. Thường thì đây là những thông tin trái chiều, những phản ánh không tích cực về
mẫu truyền tin được phát đi, nên nhà sản xuất rất không mong đợi yếu truyền tin ngược
chiều này.
9. Nhiễu âm: Là sự biến dị không dự trù của âm thanh khi nhà sản xuất truyền tin, làm
thông điệp bị sai lệch so với mong đợi ban đầu của người gởi.
1.2. Những bước phát triển truyền thông hiệu quả
Một mẫu truyền thông hiệu quả khi người nhận thông tin có thái độ chịu mua và đi đến
tình trạng sẵn sàng mua hàng hoá dịch vụ. Trong đó, trạng thái sẵn sàng của người mua
được mô tả qua 6 trạng thái sau:
Nhận biết: Nhiệm vị của người truyền tin trong giai đoạn này là xây dựng sự nhận biết
được đối tượng truyền tin cho khách hàng.
Hiểu biết: Ở giai đoạn này khách hàng mục tiêu có thể biết đến công ty và sản phẩm của
nó nhưng không biết nhiều thông tin hơn.
Thích: Nhà sản xuất cần tìm hiểu lý do khách hàng thích hay không thích sản phẩm của
mình và tìm cách gợi lên cảm giác tốt đẹp từ phía khách hàng. Ví dụ: nhà sản xuất có thể
cho khách hàng dùng thử sản phẩm.
Ưa thích: Tạo nên sự ưa thích sản phẩm của công ty hơn những sản phẩm khác.
Tin tưởng: Công việc của người truyền tin ở trạng thái này là xây dựng lòng tin về sản
phẩm trong lòng khách hàng.
Mua: Tuy nhiên một số khách hàng mục tiêu có thể có lòng tin nhưng vẫn chưa chịu tìm
mua sản phẩm. Họ chờ đợi thêm những thông tin hoặc đặt kế hoạch hành động sau đó.
Người truyền tin có trách nhiệm phải dẫn những khách hàng này đến bước cuối cùng là
mua sản phẩm.
4
1.3. Thông điệp và những yếu tố của thông điệp
1.3.1. Nội dung thông điệp
Thông điệp cần phải xác định được cái gì cần nói với khách hàng để tạo được một đáp ứng
mong muốn. Tiến trình này được gọi tắt bằng nhiều cách: khêu gợi, đề tài, ý tưởng...
Trong đó, có 3 loại khêu gợi:
- Khêu gợi tình cảm: Những khêu gợi này cố gắng khuấy động những tình cảm tiêu
cực hay tích cực, nhằm thúc đẩy sự mua hàng.
- Khêu gợi đạo đức: Những khêu gợi này hướng thẳng vào lương tri của khách hàng
về cái gì là đúng, là sai.
- Khêu gợi lôi kéo : lôi kéo những quyền lợi riêng tư của các cá nhân.
1.3.2. Cơ cấu thông điệp
Thông điệp quảng cáo có hiệu quả hay không phụ thụộc vào cơ cấu và nội dung của thông
điệp đó. Có 2 loại cơ cấu thông điệp:
Thứ nhất, thông điệp nêu ra câu hỏi và rút ra một kết luận xác định cho đối tượng của
mình.
Thứ hai, thông điệp đặt ra câu hỏi và để cho người đọc, người xem tự rút ra kết luận cho
riêng mình.
1.4. Các hình thức truyền thông để truyền tải thông điệp
Có 2 hình thức truyền thông để truyền tải thông điệp như sau:
1.4.1. Truyền thông cá nhân
Truyền thông tin trực tiếp giữa 2 người.
Có thể truyền thông tin bằng cách mặt đối mặt, qua điện thoại hoặc qua thư từ.
1.4.2. Truyền thông không cá nhân
Truyền thông không cá nhân là truyền thông tin qua các phương tiện in ấn như: báo chí,
thư từ, truyền thanh, truyền hình, panô, bảng hiệu... Các phương tiện truyền thông này
đều phải trả tiền.
5
CHƯƠNG 2:
SƠ LƯỢC VỀ BƯỞI NĂM ROI
2.1. Lịch sử phát triển của Bưởi Năm Roi
Là một trong những đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bưởi Năm Roi (BNR)
được đánh giá là loại bưởi không chỉ ngon nhất trong nước mà của thế giới.
Giống bưởi này do ông Trần Văn Bưởi (1918-1990) –người làng Mái Dầm, nay thuốc
huyện Phú Hữu A (huyện Châu Thành, Hậu Giang) tìm thấy.Chuyện kể rằng một tối ông
ngủ lại trên ghe bầu ở Tân Châu (vùng Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang thời Pháp thuộc) thì
vô tình nhặt được một trái cây trên sông. Trái cây da có màu xanh, ruột màu đỏ vàng. Xé ra
nếm thử thấy vị ngọt, mọng nước ăn rất ngon, ông bèn lấy hột mang về quê Phú Hữu (chợ
Mái Dầm) để trồng.
Tương truyền, sợ con cháu trong nhà hái trái làm mất giống cây quí nên ông Bưởi đe: "Đứa
nào mà hái trái cây của ông Bưởi là ông đánh năm roi nghe chưa". Vì câu nói của ông,
giống bưởi có tên gọi là "Năm Roi". Bưởi năm roi có tên gọi từ đó.
Ngày nay, bưởi Năm Roi được trồng nhiều nhất là ở Phú Hữu, Châu Thành, Hậu Giang và
Long Hồ, Vĩnh Long. Có thể nói ở trên thế giới chỉ có hai nơi này là trồng bưởi năm roi ít
bị sâu bệnh, trái ngọt và to.
Quê hương của loại bưởi này là ở huyện Bình Minh - Vĩnh Long đã xuất khẩu đi nhiều
nước, xây dựng thương hiệu với website www.5roi.com (đã đóng cửa) qua doanh nghiệp
Hoàng Gia của tỉnh Vĩnh Long. Mặc dù được xuất khẩu đi nhiều nước, sản phẩm chưa bao
giờ dội chợ, giá tại vườn luôn cao, ít nhất 10.000/kg.
2.2. Đặc điểm của bưởi Năm Roi
Đặc điểm của Bưởi Năm Roi bao gồm: .
• Bưởi Năm Roi có màu xanh hơi vàng, quả tròn, da mịn, nhìn rất bắt mắt.
• Bưởi Năm Roi có mùi thơm dễ chịu, tép bưởi mọng nước, vị ngọt thanh.
• Nét đặc trưng của sản phẩm này là không có hoặc có mà rất ít hạt. Bưởi Năm
Roi được xem là giống bưởi quý vì hạt của nó bị thoái hóa khi trái trưởng
thành.
6