Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

SKKN Góp cách dạy một chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn bậc THCS Đề mở và cách làm bài văn theo một số dạng đề mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.65 KB, 131 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“GÓP CÁCH DẠY MỘT CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI MÔN NGỮ VĂN BẬC THCS: ĐỀ MỞ VÀ CÁCH LÀM BÀI
VĂN THEO MỘT SỐ DẠNG ĐỀ MỞ”
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Những năm qua, giáo dục nói chung, môn Ngữ văn nói riêng đã từng bước thực sự đi
vào sự đổi mới về mọi mặt. Vì vậy, Ngữ văn đã góp một phần rất lớn vào mục tiêu đào
tạo. Một trong những nội dung đổi mới hàng đầu phải kể đến đó là đổi mới kiểm tra đánh
giá. Và có thể khẳng định, biểu hiện rõ nhất, đáng ghi nhận nhất ở người chỉ đạo cho đến
người thực hiện, ở người dạy cũng như người học trong khâu kiểm tra đánh giá chính là
những đề bài và những bài văn theo hướng mở.
Trong chương trình Ngữ văn THCS hiện nay, thống kê sơ bộ có đến khoảng 50 đề ra
là đề mở. Con số đó quả là không nhỏ để cả giáo viên và học sinh từ việc dạy học đại trà
cho đến học sinh giỏi đều phải lưu tâm.
Theo dõi đề thi của các nước trên thế giới cũng như đề thi HSG các cấp của nước ta
mấy năm qua, chúng ta thấy càng ngày lượng đề thi theo hướng mở càng nhiều, càng
hay. Học sinh đã dần quen với dạng đề này và đã tạo nên những bài văn rất thuyết phục.
Tài liệu tập huấn giáo viên "Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn cấp THCS" của Bộ GD & ĐT
tháng 7 năm 2010 trang 73 đánh giá :"Phong trào đổi mới cách ra đề thi theo hướng mở,
phát huy tính tích cực của học sinh đã dấy lên ở nhiều địa phương và đã thu được những
thành tựu đáng kể". Bộ cũng chỉ đạo "Trong quá trình dạy học cần đổi mới kiểm tra, đánh
giá bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức - kỹ
năng và biểu đạt chính kiến của bản thân".
2
Như vậy, lượng đề mở trong SGK, tinh thần chỉ đạo, thực tiễn đề thi đại trà cho đến
thi học sinh giỏi các cấp, đề mở ngày càng nhiều, càng cần phải có. Điều đó đã khẳng
định vị trí quan trọng của đề mở, cách dạy đề mở để phục vụ cho thực tiễn dạy học và


mục tiêu đào tạo.
Ở phòng giáo dục và Đào tạo huyện Đô lương nói chung và trường THCS Lý Nhật
Quang chúng tôi nói riêng, công tác mũi nhọn luôn là mối quan tâm hàng đầu. Hàng chục
năm qua, chất lượng học sinh giỏi của trường và của huyện luôn đứng ở vị thứ tốp đầu
trong toàn tỉnh. Tên tuổi của trường đã được khẳng định không những ở trong tỉnh mà
còn rộng ra khắp toàn quốc. Để có thành tích đó, phải là công của rất nhiều người , trong
đó có đội ngũ thầy trò môn Ngữ văn. Thế nhưng, 3 năm học liền kề của trường khi chưa
thực hiện SKKN này, đội tuyển môn Ngữ văn của trường và cũng là của huyện lại không
dành được kết quả như mong đợi. Những năm đó, ở kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, trong lúc
các môn khác vẫn giữ được phong độ thì môn Ngữ văn chỉ đạt được kết quả như sau:
Năm học 2009 - 2010: 4/ 10 em đậu đều đạt giải khuyến khích.
Năm học 2010 - 2011: 3/8 em đậu, trong đó có một giải ba, 2 giải kk.
Năm học 2011 - 2012: 1/8 em đậu giải nhì.
Nhìn lại kết quả đó, chúng tôi thực sự buồn và lo nghĩ. Chúng tôi đã trở trăn rất
nhiều và họp nhóm thảo luận, tìm nguyên nhân, giải pháp Bước vào năm học liền kề -
năm học 2012-2013, phòng và trường giao nhiệm vụ cho tôi phụ trách chính công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi tỉnh. Áp lực đè nặng lên cô trò cũng như nhóm ngữ văn của trường:
Làm sao để lấy lại phong độ, làm sao để lấy lại niềm tin? Tôi thiết nghĩ, trong công tác
bồi dưỡng HSG, dạy cho học sinh những gì và dạy như thế nào luôn là những boăn
khoăn, trăn trở của những người luôn tâm huyết với nhiệm vụ vinh dự nhưng cũng nhọc
nhằn này. Nhưng có một chuyên đề mà theo chúng tôi, không thể không dạy cho học sinh
3
giỏi trong giai đoạn này, cho quá khứ, cho cả tương lai, đó chính là đề mở, cách làm đề
mở.Trước đó, năm học 2008-2009 tôi cũng trực tiếp đứng chính đội tuyển và có áp dụng
việc dạy đề mở, lúc đó tôi nghĩ giờ càng phải dạy nhiều( 3 năm học kết quả không cao
mà tôi nêu ra ở trên tôi không đứng chính mà chỉ hỗ trợ cho đồng nghiệp). Vì vậy, năm
học 2012-2013 tôi đã dạy cho học sinh chuyên đề ở SKKN này và thu được kết quả
cao( có số liệu minh chứng ở phần V - kết quả). Thực tế kết quả trước và sau khi thực
hiện SKKN là hoàn toàn khác nhau theo hướng tốt đẹp là một nguyên nhân thúc dục tôi
thực hiện viết SKKN này. Dẫu biết rằng kết quả đội tuyển đi lên còn do nhiều lý do, do

công của nhiều người hỗ trợ nhưng dù sao bản thân tôi và việc đổi mới cách dạy, cách
học trong đó liên quan đến chuyên đề ở SK này là không thể phủ nhận.
Thế nhưng trong thực tiễn, làm sao để có một quan niệm, một khái niệm đầy đủ
thuyết phục về đề mở, về các dạng đề mở, làm sao để có một giáo án cụ thể về những
cách làm cụ thể cho từng dạng đề mở, tạo điều kiện cho người dạy và người học thực
hiện mục đích, yêu cầu. Đó là mong muốn của những người trực tiếp bồi dưỡng học sinh
giỏi.Thế mà có thể khẳng định chưa có một bài viết, SKKN nào đề cập cụ thể, triệt để
vấn đề. Tài liệu SGK không bàn cụ thể, cuộc thi ra đề và làm bài theo hướng mở ở tạp chí
" Văn học và tuổi trẻ", một số bài viết liên quan trên tạp chí, trong thông tin mạng chúng
tôi luôn để ý, theo dõi nhưng đều ở mức độ vỡ vạc, sơ lược, chung chung, giáo viên và
học sinh mò mẫm, chủ quan làm mà chưa có một định hướng cụ thể nào cả.
Năm học 2013 - 2014, nắm bắt tầm quan trọng cũng như mức độ cần thiết của vấn
đề, là một trường chất lượng cao của huyện, Ban giám hiệu, tổ, nhóm chuyên môn trong
trường chúng tôi cũng đã coi đây là vấn đề mới - khó - hay, cần thiết cho việc bồi dưỡng
học sinh giỏi nên đã thảo luận, thống nhất, thể nghiệm… Nhà trường, tổ, nhóm đã tin
tưởng và tạo điều kiện phân công tôi dạy chuyên đề này cho đội tuyển HSG tỉnh lớp 9.
4
Sau khi lắng nghe học hỏi đồng nghiệp, vừa kết hợp trí tuệ tập thể vừa có sự sáng tạo, bổ
sung, dày công tìm hiểu, thể nghiệm của bản thân liên tục mấy năm qua cũng như trong
năm học này, kết quả bước đầu chúng tôi thấy tương đối khả quan.
Từ đó, nhằm giúp đồng nghiệp gần xa thêm một chuyên đề bồi dưỡng HSG, để khắc
phục những khó khăn, vướng mắc trên, nhằm đưa ra một giải pháp cụ thể để giáo viên,
học sinh có thể áp dụng ngay vào dạy học, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm:
"Góp cách dạy một chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Ngữ văn bậc THCS: Đề mở và cách
làm bài văn theo một số dạng đề mở".
II. NHỮNG BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN SKKN
- Thu nhập thông tin qua đồng nghiệp, học trò, tài liệu…
- Sưu tầm để mở, phân nhóm, nghiên cứu cách dạy từng nhóm một cách cụ thể.
- Tham khảo tất cả những tài liệu liên quan
- Nắm bắt nguyện vọng của giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, nguyện vọng của

học sinh khi học Ngữ văn, tham gia đội tuyển.
- Hội thảo vấn đề ở nhóm, tổ, trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài trường, cá
nhân và các thành viên trong nhóm soạn bài, trao đổi, thống nhất, dạy thể nghiêm, rút
kinh nghiệm, cá nhân bổ sung, sáng tạo thêm, dạy chuyên đề này nhiều năm cho đội
tuyển những em dự thi tỉnh.
- Nghiên cứu những bài viết liên quan đến vấn đề.
- Nắm bắt sự chỉ đạo của ngành, thấm nhuần chủ trương đổi mới phương pháp dạy
học, của kiểm tra đánh giá trong tình hình mới.
- Dạy thử nghiệm nhiều năm cho đội tuyển dự thi Tỉnh.
5
- Kết quả thực tế đã có hiệu quả khá cao ( minh chứng cụ thể qua số liệu ở phần kết
quả mục V của SKKN).
Từ những biện pháp và nguyên nhân cơ bản trên, chúng tôi đã tiến hành viết SKKN.
III. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm có 3 phần lớn:
Phần A: Đặt vấn đề:
I. Lý do chọn đề tài: Người viết đưa ra những lý do cơ bản dẫn tới việc viết
SKKN
II. Những biện pháp, hoạt động để thực hiện SKKN
III. Cấu trúc của đề tài
Phần B: nội dung
I. Thực trạng về đề mở, cách làm đề mở.
II. Những giải pháp cơ bản khi dạy, học chuyên đề " Đề mở và cách làm bài văn theo
một số dạng đề mở".
III. Giáo án minh họa cụ thể
Người viết soạn 5 giáo án cho 5 buổi lên lớp bồi dưỡng HSG đầy đủ các phần cụ thể
với chuyên đề: Đề mở và cách làm bài văn theo một số dạng đề mở.
IV. Một số đề mở và bài làm của học sinh
Người viết ghi lại một số đề mở do bản thân tự biên soạn là chính và những bài làm
của học sinh đội tuyển tỉnh ở huyện tôi những năm qua tôi còn lưu giữ.

6
V. Kết quả: Đưa ra một số kết quả chứng tỏ hiệu quả của vấn đề sau khi áp dụng đề
tài
VI. Khả năng ứng dụng, triển khai của SKKN.
Phần C. Kết luận chung
Là lời kết luận của đề tài và những kiến nghị, đề xuất của người viết.
7
B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VỀ “ĐỀ MỞ, CÁCH LÀM ĐỀ MỞ”.
1, Thực trạng về đề mở trong chương trình: Chương trình Ngữ văn THCS từ khi
đổi mới đến nay, bên cạnh đề truyền thống, thống kê ở các khối lớp qua sách giáo khoa
đều có đề mở và có nhiều hơn ở lớp 9. Cụ thể là :
Lớp 6:
Đề 1: Kỷ niệm ngày thơ ấu.
Đề 2: Ngày sinh nhật của em.
Đề 3: Quê em đổi mới.
Đề 4: Em đã lớn rồi.
(Bài 4 - Trang 37)
Lớp 7:
Đề 1: Vui buồn tuổi thơ.
Đê 2: Loài cây em yêu.
(Bài 6, trang 88)
Đề 3: Lối sống giản dị của Bác Hồ.
Đề 4: Tiếng Việt giàu đẹp.
Đề 5: Thuốc đắng giã tật.
Đề 6: Thất bại là mẹ thành công.
8
Đề 7: Không thể sống thiếu tình bạn.
Đề 8: Hãy biết quý thời gian.
Đề 9: Chớ nên tự phụ.

Đề 10: "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" có mâu
thuẫn với nhau không?
Đề 11: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Đề 12: "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau" nên chăng?
Đề 13: "Thật thà là cha dại" phải chăng? (Bài 19, trang 21)
Đề 14: Sách là người bạn lớn của con người. (Bài 19, trang 23)
Lớp 8:
Đề 1: Người ấy sống mãi trong lòng tôi.
Đề 2: Tôi thấy mình đã khôn lớn. (Bài 3, trang 37)
Đề 3: Trang phục và văn hóa. (Bài 29, trang 124)
Đề 4: Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Đề 5: Văn học và tình thương.
Đề 6: Hãy nói "không" với các tệ nạn.
(Bài 30, trang 128)
Lớp 9:
Đề 1: Con trâu ở làng quê Việt Nam. (Bài 2, trang 28)
Đề 2: Cây lúa Việt Nam.
9
Đề 3: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em.
Đề 4: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em.
(Bài 3, trang 42)
Đề 5: Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh
thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện "Lặng lẽ Sa pa" của
Nguyễn Thành Long.
Đề 6: Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà- ôi
biểu hiện trong những lời ru ở bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ"
của Nguyễn Khoa Điềm. (Bài 15, trang 46)
Đề 7: Đạo lí "Uống nước nhớ nguồn".
Đề 8: Đức tính khiêm nhường.
Đề 9: Có chí thì nên.

Đề 10: Đức tính trung thực.
Đề 11: Tinh thần tự học.
Đề 12: Hút thuốc lá có hại.
Đề 13: Lòng biết ơn thầy cô giáo. (Bài 22, trang 52)
Đề 14: Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài "Bài thơ về tiểu đội xe không
kính" của Phạm Tiến Duật (Bài 24, trang 79)
Đề 15: Những đặc sắc trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương. (Bài 24,
trang 80)
Đề 16: Số phận và tính cách nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn "Lão Hạc" của
Nam Cao.
10
Đề 17: Vẻ mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ "Mây và Sóng" của Ta-go.
Đề 18: Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" của Hồ Chí Minh.
Đề 19: Hình ảnh "Bếp lửa" trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt
(Bài 26, trang 99)
Đề 20: Bếp lửa sưởi ấm một đời - Bàn về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
(Bài 27, trang 112)
2, Đề mở, cách làm đề mở trong thi cử, báo chí, tài liệu
- Lượng đề thi theo hướng mở trong các kỳ thi nhất là thi học sinh giỏi ngày càng
chiếm ưu thế, gần như là 100%, đề nào cũng có một câu hoặc cả đề.
- Báo "Văn học và tuổi trẻ" từ ngày 1/4/2011 đến 30/8/2012, sau đó tiếp tục phát
động một thời gian nữa, đã tổ chức cuộc thi "Ra đề và viết văn theo hướng mở" (Trao
giải ngày 20/11/2012 ). Quy định nội dung thi như sau:
+ Giáo viên ra đề bài theo hướng mở. Đề bài chỉ nêu vấn đề cần bàn luận, hoặc đề tài
cần thể hiện. Mỗi đề dự thi có kèm theo đáp án hoặc gợi ý cách làm được soạn theo
hướng mở, định hướng một số cách giải quyết vấn đề hoặc triển khai đề tài.
+ Học sinh lựa chọn bài dự thi được giới thiệu trên "Văn học và tuổi trẻ" để tham gia
viết bài. Học sinh cần căn cứ vào nội dung vấn đề, hoặc đề tài được nêu trong đề mà lựa
chọn và xác định các phương thức biểu đạt phù hợp (Ví dụ: Nghị luận văn học, nghị luận
xã hội hoặc tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh…) khuyến khích những bài viết thể

hiện dấu ấn sáng tạo, có những suy nghĩ, cách cảm thụ riêng, độc đáo của cá nhân".
Theo định hướng đó, nhiều giáo viên và học sinh đã hưởng ứng, có nhiều đề bài hay
và nhiều bài văn thuyết phục, hấp dẫn. Tuy nhiên để có khái niệm về đề mở, cách làm từ
11
khái quát đến cụ thể theo dạng để giáo viên, học sinh tham khảo thì lại không có. Có thể
nói giáo viên, học sinh đang làm theo cảm nhận chủ quan, mò mẫm là chính.
- Tháng 6 năm 2012, tòa soạn "Văn học và tuổi trẻ" đã cho ra đời cuốn sách "Tuyển
tập đề bài và bài văn theo hướng mở" (tập 1); tháng 9 năm 2013 tiếp tục xuất bản tập 2 do
Nhà xuất bản GDVN ấn hành. Có thể nói đây là 2 cuốn sách rất quý phục vụ cho giáo
viên, học sinh trong quá trình bồi dưỡng HSG. Khi chúng tôi bồi dưỡng đội tuyển HSG
dự thi tỉnh năm qua cũng như năm học này (2013-2014), đây là tài liệu chúng tôi nâng
niu, vận dụng nhiều. Bởi cuốn sách là tập hợp trí tuệ, niềm say mê của hàng trăm giáo
viên, học sinh với hơn 100 đề mở, đáp án mở, bài văn theo hướng mở. Nhưng dù sao
cuốn sách cũng chỉ là sự tập hợp lại những đề bài, đáp án và bài viết từ các tập cụ thể của
tạp chí "Văn học và tuổi trẻ", điều chúng tôi, những người trực tiếp hướng dẫn HSG cần
thêm là những quan điểm thống nhất về đề mở, chia nhóm đề, cách làm từng dạng bài,
cách dạy cụ thể, thì lại không có. Háo hức, cố tình đọc kĩ lời giới thiệu cho đến từng
trang bài từ đầu đến cuối sách, vẫn không thể có. Vậy là phải mò mẫm xây dựng.
- Trong tạp chí "Văn học và tuổi trẻ" số 1 (451) năm 2012, NXB GDVN của Bộ
GD&ĐT trang 17, 18, 19, 21, 21, chúng tôi vui mừng được đọc bài viết của GS.TS Trần
Đình Sử khoa Ngữ Văn - ĐH SP Hà Nội với tên bài "Đề mở trong dạy - học làm văn".
Bài viết này đã thể hiện quan điểm khá khách quan, hợp lí của giáo sư về đề mở, đặc biệt
là giáo sư đã chia nhóm đề mở thành 3 loại:
+ Đề cho đề tài.
+ Đề cho tài liệu.
+ Đề cho HS điền vào chỗ trống.
Mỗi loại đề, giáo sư đã đưa ra 1 số ví dụ và 1 vài định hướng cách làm. Cuối bài viết
là sự đánh giá ưu, nhược điểm; cái hay nhưng lại khó của đề mở đối với người dạy và
12
người học. Theo chúng tôi, đây là 1 bài viết rất quý giá, mang tính định hướng tương đối

sát thực cho GV HS. Vì vậy, chúng tôi đã vận dụng ý kiến của Giáo sư khi dạy HS chia
dạng và 1 số định hướng cách làm. Tuy nhiên, bài viết cũng chưa nêu rõ khái niệm đề
mở, cách làm cụ thể từng dạng. Vì thế, SKKN của chúng tôi sẽ trình bày thêm để khắc
phục điều đó.
- Sau bài viết của Giáo sư, tạp chí có nhắn nhủ "Mời các bạn tiếp tục tham gia viết
bài trao đổi về vấn đề "Đề mở trong dạy - học làm văn". Hưởng ứng điều đó, trong tạp
chí "VH và TT" số 23 (255) năm 2012 trang 25 có bài viết của thạc sĩ Bùi Minh Tuấn,
Giáo viên trường THPT Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An với tên bài "Nên
khuyến khích dạng đề mở". Bài viết cũng trao đổi về tình hình dạy học đề mở, ưu điểm
của đề mở, một số yêu cầu định hướng khi ra đề, làm đáp án, viết bài theo đề mở. Bài viết
ngắn không đầy một trang đánh máy cũng đang ở mức sơ lược nên chưa giúp được gì
nhiều cho thực tiễn dạy học.
- Rà soát, tìm kiếm trên mạng về những bài liên quan đến vấn đề, lượng bài tham gia
đang chưa được nhiều và cũng chưa cụ thể như mong muốn. Cũng có một số bài đã hé
mở khái niệm về đề mở như bài viết của một giáo viên trường THCS Nam Cao, tỉnh Hà
Nam hay bài viết của Hùng Phi Chường, Giáo viên trường THCS Đức Trí, Thành phố Hồ
Chí Minh. Các ý kiến phát biểu: "Đề bài mở là một đề bài không có mệnh lệnh đề cụ thể
mà người viết phải tự xác định nội dung, yêu cầu và thể loại để làm bài". Quan niệm đó
theo chúng tôi là gần đúng chứ chưa đúng, chưa đủ.
- Trong thực tế dạy học, thi cử, giáo viên và học sinh nói chung và nhất là giáo viên
và học sinh tham gia công tác học sinh giỏi, tất cả hầu như đã quan tâm, thậm chí rất chú
trọng vấn đề này. Riêng ở tỉnh Nghệ An trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi tỉnh năm học
2012-2013 ngày 28 tháng 12, đề thi cũng có câu 1, hỏi "Ý kiến của anh chị về đề mở và
13
đáp án chấm mở trong kiểm tra đánh giá của môn Ngữ văn hiện nay". Ở huyện chúng tôi
năm học này, thi giáo viên giỏi huyện cũng có một câu hỏi về đề mở. Có lẽ ai cũng thừa
nhận sự cần thiết phải đổi mới ra đề và làm bài theo hướng mở. Đề mở rất hợp cho đối
tượng học sinh giỏi, định hướng đúng cho mục tiêu dạy học, phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh, kết hợp dạy học lý thuyết với thực hành, rèn kỹ năng sống cho người
học… Tất cả những điều đó đều liên quan đến đề mở. Tuy nhiên ở đơn vị chúng tôi cũng

như những đồng nghiệp xung quanh, những lúng túng băn khoăn, mệt nhọc khi dạy về
vấn đề này là đang rất nhiều. Ví dụ: Quan niệm thế nào là đề mở? Nên chia dạng đề mở
thế nào là hợp lý? Cách làm từng dạng cụ thể như thế nào? Thực hiện chuyên đề này với
đối tượng HSG ra sao cho hiệu quả? Làm sao để học sinh viết một cách tự tin, thuyết
phục bất kỳ một đề mở nào? Từ thực tế trên, chúng tôi đã nghiên cứu, thể nghiệm chuyên
đề và xin được trình bày cụ thể ở phần sau.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN KHI DẠY, HỌC CHUYÊN ĐỀ: ĐỀ MỞ VÀ
CÁCH LÀM BÀI VĂN THEO MỘT SỐ DẠNG ĐỀ MỞ:
1, Đối với giáo viên:
a, Trước khi dạy:
- Cần lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của học sinh. Đây là đối tượng trung tâm để
mình thực hiện mục tiêu. Chuyên đề có hiệu quả không, khâu đầu tiên là ở học sinh. Qua
lời tâm sự, tôi thấy các em rất thích học và làm đề mở, các em khâm phục những bạn làm
được những bài văn hay theo đề mở đăng trên các báo và luôn có ý thức học hỏi. Tuy
nhiên cũng có những đề các em thấy khó, không biết viết như thế nào? Nếu chỉ định
hướng chung chung, các em vẫn thấy khó viết. Phải chăng, chúng ta nên vừa có định
hướng chung vừa cần phải có một định hướng cụ thể về từng dạng bài cho các em. Chính
vì vậy mà trong thiết kế bài giảng, chúng ta cố gắng đi theo hướng này.
14
- Cần nắm vững mục tiêu đào tạo của giáo dục nói chung, tinh thần đổi mới kiểm
tra, đánh giá nói riêng, nắm vững nhiệm vụ đặc thù của môn Ngữ văn, nhiệm vụ của công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi để dạy về đề mở tự tin, đúng tinh thần chỉ đạo.
- Chuẩn bị tốt những tài liệu liên quan đến đề mở, nghiên cứu chúng nhằm phục vụ
tốt nhất cho việc dạy học. Tài liệu nên tinh lọc, cập nhật. Trước những tài liệu liên quan
mà mình đã dày công sưu tập, chọn và làm những gì để phục vụ tốt nhất cho dạy , học về
đề mở cũng là cả một vấn đề. Ví dụ: với dạng đề cho tài liệu là những mẩu chuyện,
nguồn tìm kiếm những chuyện đó là ở nguồn in tơ nét, ở SGK, tư liệu tham khảo môn
Ngữ văn, ở các sách " Quà tặng cuộc sống", ở truyện cổ, ở tạp chí" Văn học và tuổi
trẻ" Các chuyện được chọn để làm đề mở thường ngắn, hay và giàu ý nghĩa, ẩn chứa
trong đó những bài học đạo đức , những vấn đề nhân sinh, những tư tưởng, Nên hướng

dẫn chc sinh nên mua tài liệu nào và cách dùng. Theo chúng tôi, nên có những tài liệu
sau:
+ Tạp chí "Văn học và tuổi trẻ" (Các tập từ 2008 đến nay)
+ Sách "Tuyển tập đề bài và bài văn theo hướng mở" (2 tập) do Thân Phương Thu
tuyển chọn, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2012(tập 1), năm 2013(tập 2).
+ Sách "Tuyển tập đề thi Olympic lần thứ XVIII 2012 môn Ngữ Văn" của nhà xuất
bản Đại học sư phạm.
+ Sách "Tuyển tập đề bài và bài văn Nghị luận xã hội" (2 tập) do Nguyễn Văn Tùng
và Thân Phương Thu tuyển chọn của NXB GD Việt Nam.
- Suy nghĩ, nắm được những kiến thức liên quan đến vấn đề một cách tối ưu nhất.
Với chuyên đề này, làm được điều này cũng không phải đơn giản. Bởi vì như phần thực
trạng tôi đã trao đổi, đây vẫn đang là một vấn đề mới và khó, vì vậy tài liệu đề cập đang
chưa nhiều và chưa cụ thể, thống nhất. Nhưng theo chúng tôi, cần thống nhất quan niệm
15
về đề mở, chia dạng đề mở, xác định được ưu nhược của đề mở và cách làm đáp án theo
hướng mở, kiến thức về cách làm từng dạng cụ thể. Trước hết chúng tôi xin trao đổi về
khái niệm đề mở . Một số ý kiến đã phát biểu về vấn đề này nhưng họ quan niệm chủ yếu
rằng đề mở là đề không có mệnh lệnh. Trong kỳ thi Giáo viên giỏi tỉnh Nghệ An, đáp án
cho câu hỏi thế nào là đề mở cũng không nêu cụ thể. Để thống nhất về vấn đề này, chúng
ta cùng tham khảo một số đề sau:
* Một số đề của SGK, đồng nghiệp và bản thân :
Đề 1. Loài cây em yêu.
Đề 2. Một kỉ niệm tuổi ấu thơ.
Đề 3. Về hình ảnh người phụ nữ trong một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam
đã học.
Đề 4. Viết lời tri ân đối với một tác giả văn học.
Đề 5. Tiếng đồng hồ tích tắc trong đêm khuya.
Đề 6. Về một bài thơ hay và đẹp.
Đề 7. Người học sinh hiện nay cần
Đề 8. Em ước mong

Đề 9. Những suy nghĩ của em từ bài thơ “Đất”
“Đất muốn nói điều chi thế
Mà không nói được với người
Mà rạo rực trong quả ngọt
Mà rưng rưng màu lá tươi.”
16
( Trần Đăng Khoa)
Đề 10. Đọc đoạn tài liệu dưới đây, chọn vấn đề, chủ đề để viết bài văn biểu cảm hoặc
nghị luận không quá 800 chữ:
Chiều ngày 30 – 4 – 2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn- huyện
Đô Lương- Tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường THPT Đô
Lương I) nghe thấy tiếng kêu cứu có người chết đuối dưới sông, em liền chạy đến. Thấy
một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được 3
học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ 5 vào bờ, thì Nam đã kiệt sức
và bị dòng nước cuốn trôi”. (Theo Khánh Hoan- Thanhnienoline, ngày 6-5-2013).
* Một số đề của một số tỉnh ở Trung Quốc( Chúng ta cũng nên tham khảo để mở
rộng tầm nhìn phục vụ tốt hơn cho việc dạy học sinh giỏi thời nay)
- Tỉnh An Huy: Viết một bài với chủ đề: " Hiểu cuộc sống, hiểu cha mẹ".
- Bắc Kinh: Viết một bài với tiêu đề: " Một nét chấm phá về Bắc Kinh".
- Tỉnh Triết Giang: " Cuộc sống cần nghỉ ngơi, cuộc sống không ngơi nghỉ".
Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
- Thượng Hải: Chủ đề: Tôi muốn nắm chặt tay bạn.
- Tỉnh Giang Tô: Lỗ Tấn nói: " Trước kia thế giới vốn không có đường, người đi
nhiều nên đã tạo ra đường. Cũng có người nói thế giới vốn ngay từ đầu đã có đường,
người đi nhiều nên đường bị mất đi".
Lấy chủ đề con người và con đường để viết một bài khoảng 800 chữ.
- Tỉnh Quảng Đông: Một nhà điêu khắc đang khắc một tảng đá, bức tượng vẫn chưa
thành hình. Dần dần đôi vai đã lộ ra. Cuối cùng nhà điêu khắc đã tạc ra tượng một thiên
17
sứ xinh đẹp. Một bé gái nhìn thấy liền hỏi: Làm sao ông biết trong tảng đá có dấu thiên

sứ ? Nhà điêu khắc nói: Trong đá vốn không có thiên sứ nhưng ta đã dồn hết tâm trí để
tạc.
Lấy thiên sứ trong lòng nhà điêu khắc làm chủ đề để viết một bài dài khoảng 800
chữ.
- Tỉnh Tứ Xuyên: Trong cuộc sống, có rất nhiều câu hỏi, có người ham hỏi, có người
ngại hỏi. Hãy lấy " Hỏi" làm chủ đề viết bài không dưới 800 chữ.
- Tỉnh Giang Tây: Có con chim yến nọ sau khi ấp trứng trở nên rất béo không bay
cao lên được. Mẹ của chim yến khuyên nó nên tăng cường tập luyện để giảm béo, như
thế mới có thể bay được cao.
Lấy" Chim én giảm béo" làm chủ đề, tự đặt chủ đề, viết bài.
- Tỉnh Sơn Đông: Có một câu chuyện ngụ ngôn: Đứng từ dưới đất nhìn lên con
người đều nhìn thấy sao trời lấp lánh sáng ngời, nhưng khi con người tiến gần sao trời sẽ
phát hiện ra rằng các ngôi sao cũng giống như trái đất- gồ ghề, không bằng phẳng, xung
quanh đầy bụi bặm".
Cảm nhận điều gì về vấn đề trên ?
- Tỉnh Trùng Khánh: Bước đi và dừng lại là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.
Nó đã giúp chúng ta suy nghĩ và liên tưởng về tự nhiên xã hội, lịch sử, nhân sinh.
Lấy chủ đề" Bước đi và dừng lại"để viết một bài văn.
- Tỉnh Liên Ninh: Lấy " Đôi vai " làm chủ đề để viết bài văn khoảng 800 chữ.
Qua các đề bài trên, ta thấy dù trong hay ngoài nước thì đề mở thường có những
điểm giống nhau đó là: Đều đã cho trước đề tài, vấn đề, tài liệu; và nhất là đều có một
phần nào đó rất mở, không gò bó, mà cho phép học sinh được tự do suy nghĩ, lựa chọn để
18
phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình. Còn điểm khác nhau ( Xét các đề của SGK,
đồng nghiệp và bản thân nói trên), ta thấy:
+ Về hình thức: có đề không có mệnh lệnh (1,2,3,4,5,6,7,8) nên người viết tự do lựa
chọn phương thức biểu đạt, kiểu văn bản; có đề có mệnh lệnh (9,10) yêu cầu rõ về
phương thức biểu đạt, kiểu văn bản cần tạo lập.
+ Nội dung: có đề cho đề tài, vấn đề, tài liệu rất cụ thể (3,5), có đề cũng cho đề tài,
vấn đề, tài liệu nhưng không cụ thể, buộc người viết phải lựa chọn (1,2, 4, 6, 7,8,9,10.

Từ thực tế ví dụ về các đề mở, chúng ta mới thấy, nếu quan niệm về đề mở là "đề
không có mệnh lệnh" thì chưa đủ. Quả thật, đề mở chủ yếu là đề không có mệnh lệnh
nhưng vẫn có những đề không có mệnh lệnh mà vẫn mở, đó là mở về chủ đề, về nội
dung, về sự bày tỏ quan điểm Có quan niệm đúng, đủ về đề mở thì mới dạy thuyết phục,
mới có hướng giải quyết thấu đáo. Vì vậy, theo chúng tôi: Đề mở là đề bài mà trong đó
có một phần yêu cầu nào đó (về đề tài nội dung, về phương thức biểu đạt, kiểu văn bản)
cho phép người viết lựa chọn cách trình bày, giải quyết vấn đề theo trình độ, suy nghĩ
riêng, cho phép phát huy tính chủ động, lựa chọn, sáng tạo và thể hiện quan điểm
miễn là hợp lí. Đó là những đề không gò ép, bắt buộc học sinh nhất nhất phải theo một
phương thức, kiểu bài, thể loại hay theo nội dung ổn định trước.
Về việc phân loại đề mở: Chúng tôi thấy, nếu xét về cấu trúc, đề có hai dạng chính
và đặc điểm cụ thể của mỗi dạng như sau: Dạng 1: Đề có mệnh lệnh. Ví dụ: đề 9 và đề
10 . Các phần trong đề thường là:
+ Cấu trúc: mệnh lệnh - đối tượng; đối tượng - mệnh lệnh
+ Biên độ mở chủ yếu nằm ở nội dung, đề tài mà đề yêu cầu học sinh trình bày; cũng
có khi học sinh được lựa chọn cả phương thức biểu đạt.
19
Chẳng hạn đề 10, biên độ mở khá rộng ở việc học sinh phải từ đó rút ra vấn đề, chủ
đề gì cần thiết, quan trọng nhất gợi ra từ tài liệu ấy, sau đó chọn phương thức biểu đạt
nghị luận hay biểu cảm, cũng có thể kết hợp cả nghị luận và biểu cảm để viết bài.
Dạng 2: Đề không có mệnh lệnh. Ví dụ: Các đề 1,2,3,4,5,6,7,8
+ Cấu trúc: Chỉ có đối tượng, vấn đề
+ Đề không có mệnh lệnh thì biên độ mở rất rộng, không chỉ ở kiểu loại văn bản và
phương thức biểu đạt cần sử dụng mà còn ở cả nội dung, vấn đề cần đề cập tới.
Ví dụ như với đề 1, học sinh vừa phải lựa chọn kiểu văn bản và phương thức phù
hợp nhất (ở đây là phương thức biểu cảm) vừa tự lựa chọn một loại cây nào đó mình yêu
thích nhất để biểu cảm (không bắt buộc là cây tre hay cây bưởi, cây phượng )
* Lưu ý: trong hai dạng trên thì đề mở phần lớn là đề không có mệnh lệnh.
Nếu xét về nội dung, đề mở gồm 3 dạng cơ bản, với những đặc điểm riêng (theo ý kiến
của Giáo sư Trần Đình Sử).

*. Dạng 1. Đề cho đề tài:
Ví dụ: các đề 1,2,3,4,5,6,7,8
- Đề ra đã cho sẵn một đề tài, vấn đề dùng để viết, học sinh có thể cụ thể hoá thành
đề mục hay nhan đề của bài viết
- Biên độ mở là ở việc học sinh suy nghĩ, lựa chọn kiểu văn bản, phương thức biểu
đạt cần sử dụng hoặc nội dung, đề tài để làm bài một cách hợp lí, hiệu quả
Xem xét đề 4 (Viết lời tri ân đối với một tác giả văn học), ta thấy đề tài rất “mở” nên
học sinh chỉ cần chọn cho mình một tác giả văn học có tác phẩm, có những quan
điểm có ý nghĩa, giá trị đối với bản thân về hiểu biết hay về tâm hồn, tình cảm, đạo đức
20
lối sống để mà viết lời cảm ơn chân thành với tác giả đó (chẳng hạn chọn Nam Cao, hay
chọn Nguyễn Thành Long, ). Hình thức viết cũng rất mở: Học sinh có thể viết bằng
phương thức biểu đạt chính là biểu cảm hoặc có thể tự sự, nghị luận, có thể bằng trang
nhật ký, bức thư
Với đề 1 có thể chọn một loài cây cụ thể mà mình yêu quý đề biểu cảm và đặt thành
nhan đề như: Cây tre Việt Nam; Cây bưởi ông trồng; Hoa dại ơi!
*. Dạng 2. Đề cho tài liệu:
Ví dụ: đề 9, 10
- Đây là dạng đề chỉ cung cấp một truyện ngụ ngôn, truyện cười, một bài thơ giàu ý
nghĩa triết lí, một số nhân vật lịch sử, hoặc những đoạn trích về tác phẩm, hay những
mẩu tin trên báo, những bức tranh
- Đề cũng đã có mệnh lệnh yêu cầu về kiểu văn bản và phương thức biểu đạt cần sử dụng
- Biên độ mở của đề là ở việc học sinh tự xác định, lựa chọn đề tài, phương thức biểu
đạt phù hợp để làm bài
Chẳng hạn với đề 9, đề đã cho sẵn tài liệu là câu chuyện “Người ăn xin” (có trong
bài học của sách giáo khoa, học sinh đều đã đọc, đã hiểu). Đồng thời đề cũng nêu yêu cầu
mệnh lệnh rất rõ (suy nghĩ - tức bình luận, biểu cảm), nên học sinh cần xác định biên độ
mở của đề chính là cần viết về bài học, ý nghĩa nào từ câu chuyện cho thuyết phục. Ở
đây, học sinh có thể chọn cho mình một đề tài, vấn đề để tạo thành nhan đề bài viết như
“Tình người trong cuộc sống”, hay “Xin lỗi và cảm ơn” ; cũng có thể viết về tất các vấn

đề ấy, và nếu vậy thì không cần thiết đặt thành nhan đề.
*. Dạng 3: Đề cho học sinh điền chỗ trống.
Ví dụ: Đề 7, 8
21
- Nội dung cụ thể của đề còn để trống.
- Đề cũng không có mệnh lệnh yêu cầu cụ thể về kiểu văn bản phương thức biểu đạt
cũng như đề tài, nội dung.
- Biên độ mở là ở chỗ học sinh cần suy nghĩ điền vào chỗ trống một từ, hay cụm từ
phù hợp với thông tin đề đã cho để từ đó chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
(biểu cảm, hoặc nghị luận tuỳ theo cách hiểu vấn đề và cách giải quyết vấn đề của học
sinh) để làm bài hợp lí, thuyết phục.
Với đề 8, học sinh có thể điền thêm một trong những cụm từ: “thế giới được hoà
bình”; “môi trường sống được cải thiện tốt đẹp hơn”, hay “cuộc sống không còn những
trẻ em lang thang, nghèo khổ” hay thậm chí là “bố mẹ cho em được tự lập” Từ đó
chọn phương thức biểu đạt thường là biểu cảm và nghị luận để làm bài.
Nếu xét về đối tượng, có thể chia làm 2 dạng lớn: Đề mở thuộc lĩnh vực xã hội và đề
mở thuộc lĩnh vực văn học.
Có nhiều cách chia vậy song cơ bản, có lẽ ta nên theo ý kiến của Trần Đình Sử để
tìm hiểu cách làm cụ thể. Tuy nhiên để các em hình dung rõ hơn cách làm bài, trong mỗi
dạng chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm chung và cách làm một số dạng nhỏ hơn. Sự phân
chia cho khoa học về các dạng đề mở để từ đó có phương pháp làm bài cho từng dạng
cũng là một giải pháp cơ bản khi dạy chuyên đề này. Những cách chia trên ( trừ cách chia
theo 3 dạng lớn của Giáo sư Trần Đình Sử),từ các dạng lớn đến các dạng cụ thể là do bản
thân tôi đọc, nghiên cứu,mày mò , thể hiện rõ ở phần giáo án cụ thể minh họa sau, những
mong trao cho học sinh kỹ năng làm bài cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn khi
tạo lập văn bản, mong quý đồng nghiệp tham khảo, xem xét.
Về cách làm từng dạng cụ thể, chúng ta nên lấy ví dụ cụ thể về dạng đề, hướng dẫn
học sinh cách làm từng bước, rút ra ghi nhớ về cách làm chung, luyện tập, viết nhiều đề
22
cho từng dạng lớn, nhỏ. Phần này, tôi cũng xin bạn đọc tham khảo ở từng giáo án cụ thể

gồm 5 buổi phần" Giáo án minh họa" mục III của SKKN. Có lẽ khác với nhiều SKKN
khác, có thể phần giáo án minh họa, từng giáo án cụ thể đã có một số người thiết kế, có
các tài liệu tham khảo nếu có thêm gì mới hoặc bổ sung , điều chỉnh thì người viết làm
thêm. Còn với đề tài SKKN mà tôi đang thực hiện, chủ quan tôi thấy là chưa ai thể hiện.
Có thể có nhiều giáo viên cũng có mày mò, tự mình dạy cho học sinh nhưng chưa thấy
ai công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi cố tìm mà chưa gặp.Vì vậy, lên
kế hoạch cho từng buổi, thiết kế cụ thể từng bài cho giáo án 5 buổi của chuyên đề và kể
cả hầu hết các đề mở, bài làm minh họa của học sinh là công sức, tâm huyết của cá nhân
tôi, của học trò đội tuyển tỉnh tôi phụ trách mà các em đã tự làm, làm ngay sau khi học,
trong khi học là giải pháp thiết thực nhất cho người dạy và người học. Xin đồng nghiệp
và các quý vị chịu khó đọc và vận dụng !
- Cần trao cho các em các kỹ năng làm văn với các dạng đề cần thiết, liên quan.
Trước khi dạy đề mở, học sinh phải được học cách làm các dạng bài, các kỹ năng làm
văn gồm: Văn miêu tả, văn kể chuyện (chú trọng các dạng đề kể chuyện tưởng tượng),
văn viết thư, văn biểu cảm, văn chứng minh, văn giải thích, văn bình giảng, văn bình
luận, văn phân tích Các dạng bài nghị luận văn học cho đến nghị luận xã hội đều phải
thành thạo Ở huyện chúng tôi, thời lượng bồi dưỡng đội tuyển tỉnh thường là 50 buổi,
chúng tôi thường dành khoảng 10 buổi cho phần tập làm văn với các dạng bài trên sau đó
mới đến chuyên đề về đề mở 5 buổi. Bên cạnh đó, cần dạy các kiến thức về lý luận văn
học, về tác phẩm, tác giả, kiến thức văn học sử Có như thế, khi dạy về đề mở, cách
làm mới thuận lợi được. Bởi dù mở đến đâu thì vẫn có biên độ mở nhất định và vẫn nên
quay về lựa chọn một trong những kỹ năng làm văn cơ bản trên hoặc kết hợp các kỹ
năng sao cho hợp lý, vẫn phải liên quan đến các kiến thức văn học, xã hội được học trong
sách vở cũng như đời sống
23
- Dù chỉ có 5 buổi lên lớp nhưng rất quan trọng, bởi nó đụng chạm đến hầu hết các
kiến thức và kỹ năng. Vì vậy cần lên kế hoạch cụ thể và soạn bài chu đáo; Suy nghĩ kỹ để
quyết định nên dạy vào thời điểm nào, dạy những gì trong từng buổi Thực ra các em đã
làm quen với đề mở trong SGK từ lớp 6 đến lớp 9 như ta hệ thống trên cũng nhiều, chỉ
có cách làm bài bản, đầy đủ, chuyên sâu theo mức của học sinh giỏi tỉnh là chưa thì

chuyên đề này giải quyết vấn đề đó. Vì thế, nên dạy vào thời điểm đã chọn xong đội
tuyển. Trong từng buổi, nên chia nội dung dạy như sau:
+ Buổi 1: Dạy khái niệm đề mở, các dạng đề mở, những lưu ý chung khi làm bài
theo các dạng đề mở; cách làm dạng bài cho tài liệu nói chung và một dạng nhỏ cụ thể.
+ Buổi 2: Tiếp tục dạy cách làm dạng bài cho tài liệu với các dạng bài nhỏ cụ thể.
+ Buổi 3: Cách làm dạng bài cho đề tài nói chung và các dạng bài nhỏ cụ thể của
dạng đề này.
+ Buổi 4: Cách làm dạng đề cho học sinh điền vào chỗ trống- đề bỏ ngỏ.
+ Buổi 5: Tổng ôn luyện và thi thử về đề mở , cách làm bài văn theo các dạng đề mở.
- Thường xuyên cập nhật tin tức từ đời sống, bởi đề mở liên quan nhiều đến những
vấn đề mang tính thời sự. Với những ai tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, có thể
nói bạn phải thường xuyên học, đọc và viết , phải thường xuyên kết hợp vận dụng , kế
thừa kinh nghiệm cũ với đổi mới. Đề mở thường gợi ra hoặc là từ tác phẩm, hoặc là từ
cuộc sống. Vậy nên hơn ai hết giáo viên vừa là độc giả " sành điệu" trong cảm thụ tác
phẩm vừa phải thường xuyên cập nhật kiến thức đời sống. Có vấn đề gì xảy ra trong nước
cũng như trên thế giới đang được dư luận quan tâm thì cô trò phải lưu ý . Sau đó suy
nghĩ, đặt ra những vấn đề liên quan xoay quanh vấn đề để có giải pháp đúng hướng.
24
- Luôn có ý thức sáng tạo trong ra đề, sưu tầm đề mở hay ở trong và ngoài nước, ở
đồng nghiệp. Chọn lựa những đề phù hợp với học sinh giỏi bậc THCS , phân mảng, chia
nhóm, nghiên cứu chúng để đưa vào bài giảng cho phù hợp.
- Linh hoạt khi làm đáp án, khi chấm bài học sinh
- Sưu tập những bài văn làm theo đề mở hay để làm ví dụ, nhất là những bài văn của
khóa trước, của bè bạn các em để các em tin tưởng là mình cũng có thể làm được như thế
và hơn thế.
- Cho học sinh làm quen với đề mở ngay từ khi bước vào cấp hai. Ở trường chúng
tôi, phân công chuyên môn thường theo cua từ lớp 6 đến 9. Vì vậy, trong quá trình học,
năm nào tôi cũng dạy cho các em cách làm đề mở phù hợp với chương trình và lứa tuổi.
Chẳng hạn lớp 6, ta dạy cách làm những đề mở theo văn miêu tả, văn kể chuyện như:
Đêm trăng đẹp; Một lần mắc lỗi; Một kỷ niệm đáng nhớ Hay ở lớp 7 là những đề như:

Loài cây em yêu; Người ấy sống mãi trong tôi khi học về văn biểu cảm. Lớp 8: Tà áo
dài Việt Nam; "Trong lòng mẹ ''( Nguyên Hồng) là bài ca của tình mẫu tử khi học về
văn thuyết minh, văn nghị luận Và khi đến lớp 9, mặc dù các em chưa được học đầy đủ ,
bài bản về tất cả các dạng đề mở và cách làm nhưng nhờ đã làm quen trước mà giờ sẽ
thuận lợi hơn. Dạy đề mở phải dạy từ từ, mang tính" mưa dầm thấm lâu", dạy từ đề dễ
đến khó, vấn đề đơn giản đến phức tạp dần để học sinh không " choáng", không chán,
luôn cảm thấy hứng thú và cần học.
- Dạy đội tuyển rất cần sức mạnh của tập thể, dạy chuyên đề này cũng vậy. Cần lắng
nghe ý kiến đồng nghiệp, xin các đồng chí những đề văn hay, trao đổi đáp án một số vấn
đề khó, dạy thể nghiệm, lắng nghe sự góp ý, bổ sung
b, Trong khi dạy:
- Theo kế hoạch và giáo án đã chuẩn bị.
25

×