Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Mức sẵn lòng trả để cải thiện chất lượng nước sông Cà Ty - Phan Thiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ XUÂN CHI
MỨC SẴN LÒNG TRẢ
ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SÔNG CÀ TY, PHAN THIẾT
Chuyên ngành: Sử dụng và Bảo vệ Tài nguyên Môi trường

LUẬN VĂN THẠC SỸ MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 4/2012
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin gởi những dòng tri ân đến Ba Má và cả gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng, khích lệ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi nền tảng kiến thức vững
chắc về chuyên ngành Sử dụng và Bảo vệ Tài nguyên Môi trường.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Thị Giác Tâm – Khoa Kinh tế, Trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh – đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài “Mức sẵn lòng trả để cải thiện chất lượng nước sông Cà Ty, Phan
Thiết”.
Xin cảm ơn sự hỗ trợ của Chính quyền địa phương ở Phan Thiết, đặc biệt là sự
giúp đỡ nhiệt tình từ Ông Lê Nam Quốc – Chi cục Thủy lợi Bình Thuận; Phòng Tài
nguyên và Môi trường thành phố Phan Thiết; Ủy ban Nhân dân Phường Phú Thủy,
Đức Nghĩa và Xã Tiến Lợi trong việc tạo điều kiện cho tôi thu thập tài liệu và tổ chức
khảo sát tại địa bàn.
Ngoài ra, tác giả cũng rất cảm ơn nhóm sinh viên K26 của Trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ trong giai đoạn phỏng vấn hộ dân ở
thành phố Phan Thiết vào tháng 7/2011.


Xin cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi, đặc biệt là bạn Nguyễn
Văn Hậu và anh Phạm Ngọc Anh Tuấn. Sự đồng hành của các bạn đã tiếp thêm nghị
lực cho tôi hoàn thành luận văn này.
ii
TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ XUÂN CHI. Tháng 4 năm 2012. Mức sẵn lòng trả để cải thiện
chất lượng nước sông Cà Ty, Phan Thiết.
Mục tiêu chính của đề tài là ước lượng mức sẵn lòng trả (Willingness-to-Pay-
WTP) trung bình của người dân Phan Thiết cho dự án cải thiện chất lượng nước sông
Cà Ty để đưa ra giải pháp về huy động sự đóng góp của người dân địa phương cho dự
án này. Đề tài áp dụng phương pháp Định giá Ngẫu nhiên (Contingent valuation
Method-CVM) là phương pháp được áp dụng phổ biến trên thế giới về định giá việc
cải thiện chất lượng nước. Đề tài thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn 169 hộ sống
tại Phan Thiết được chọn ngẫu nhiên với phiếu khảo sát. Kết quả ước lượng cho thấy
số tiền trung bình một hộ dân đồng ý đóng góp là 399,434 VNĐ, từ đó suy ra tổng giá
trị kinh tế của sông Cà Ty đối với người dân Phan Thiết là 21,432,738,810 VNĐ.
Khoản tiền này có thể là nguồn ngân sách bổ sung cho dự án.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả là tính phù hợp của dự án, mức độ
hài lòng đối với các chương trình đóng góp trước đây, thu nhập gia đình và mức giá đề
xuất. Từ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp để giải quyết tình trạng ô nhiễm và tăng
hiệu quả quản lý sông Cà Ty là Chính quyền địa phương cần nhanh chóng có giải pháp
huy động vốn triển khai các dự án về vấn đề môi trường sông Cà Ty (có thể huy động
đóng góp từ người dân); xây dựng chiến lước truyền thông nâng cao ý thức người dân
về vai trò, các giá trị của nguồn nước và tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên
nước khỏi ô nhiễm và suy thoái; hoàn thiện cơ chế quản lý, giải quyết triệt để và xử
phạt nghiệm khắc những trường hợp vi phạm gây tổn hại đến chất lượng nước sông
iii
SUMMARY
NGUYEN THI XUAN CHI. April, 2012. The Willingness to Pay for
Improved Water Quality in Ca Ty River, Phan Thiet City.

With the main objective is to estimate the mean willingness to pay (WTP) of
people in Phan Thiet City for improved water quality in Ca Ty River, the contingent
valuation method (CVM) is used to ask people about the money they want to pay to
carry out some parts of the two environmental projects of Ca Ty River. This thesis is
the first study which research on total economic value of water resources in Phan Thiet
City, do promote a new way of environmental searching at this site.
The result is that each household in Phan Thiet will agree to pay the everage
money is 399,434 VNĐ, so total economic value of Ca Ty River is 21,432,738,810
VNĐ. This money might be supplementary budget of the projects. Besides, we also put
forward a great many ideas to solve the pollution and improve sustainability
management effect on Ca Ty River forwards community participation.
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN II
MỤC LỤC V
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VII
DANH MỤC CÁC BẢNG VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH X
PHỤ LỤC XI
CHƯƠNG 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chính 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Cấu trúc của luận văn 3
CHƯƠNG 2 5
TỔNG QUAN 5
2.1 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu 5

2.1.1 Nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá trong lĩnh vực tài nguyên nước 5
2.1.2 Tài liệu nghiên cứu về sông Cà Ty và một số dự án đầu tư 9
2.2 Đặc điểm khái quát về địa bàn nghiên cứu 10
2.2.1 Giới thiệu về thành phố Phan Thiết 10
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên 10
2.2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội 13
2.2.2 Tổng quan sông Cà Ty 14
2.2.2.1 Đặc điểm tự nhiên 14
2.2.2.2 Tình hình ô nhiễm sông Cà Ty 18
CHƯƠNG 3 23
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
v
3.1 Cơ sở lý luận 23
3.1.1 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên nước 23
3.1.2 Định giá tài nguyên môi trường 23
3.1.2.1 Khái niệm định giá tài nguyên môi trường 23
25
3.1.2.2 Vai trò của định giá tài nguyên môi trường trong việc ra quyết định 26
3.1.3 Cơ sở lý thuyết của phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) 27
3.2. Phương pháp nghiên cứu 33
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 33
3.2.1.1 Số liệu thứ cấp 33
3.2.1.2 Số liệu sơ cấp 33
3.2.2 Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) 36
3.2.2.1 Xây dựng tình huống giả định 36
3.2.2.2 Thiết kế bảng hỏi ban đầu 36
3.2.2.3 Phỏng vấn thử nghiệm bảng câu hỏi 38
3.1.2.4 Triển khai điều tra và xử lý số liệu 38
CHƯƠNG 4 41
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41

4.1 Mô tả đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu điều tra 41
4.2 Nhận thức của người dân về các giá trị của sông Cà Ty 42
4.3 Nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm sông Cà Ty 44
4.2.1 Nhận thức về hiện trạng ô nhiễm và các nguyên nhân gây ô nhiễm 44
4.2.2 Nhận thức về những vấn đề do sự ô nhiễm sông Cà Ty gây ra 47
4.2.3 Nhận thức về mức độ ảnh hưởng trực tiếp đối với người được phỏng vấn 49
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng nước sông Cà Ty 51
4.5 Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình 55
4.5.1 Kết quả ước lượng 55
4.5.2 Kiểm định tính hiệu lực của mô hình 57
4.5.2.1 Hệ số tương quan 57
4.5.2.2 Dựa vào hệ số Sig 57
4.5.2.3 Dựa vào R2 57
4.5.2.4 Dựa vào khả năng dự đoán của mô hình 57
4.5.3 Mức sẵn lòng trả trung bình 58
4.6 Giải pháp đề xuất 59
CHƯƠNG 5 62
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 62
5.1 Kết luận 62
5.2 Kiến nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BT : Tham khảo giá trị
CBA : Phân tích chi phí – lợi ích
CVM : Phương pháp định giá ngẫu nhiên
CTCQ&VSMT : Cải tạo cảnh quan và Vệ sinh môi trường
ĐTM : Báo cáo đánh giá tác động môi trường
GDP : Tổng sản phẩm nội địa
HST : Hệ sinh thái

vii
ITCM : Mô hình giá trị du lịch địa phương
PES : Chi trả dịch vụ môi trường
TCM : Phương pháp chi phí du hành
WTA : Mức sẵn lòng nhận đền bù
WTP : Mức sẵn lòng trả
USD : Đô la Mỹ
VNĐ : Đồng Việt Nam
ZTCM : Mô hình giá trị du lịch vùng
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 2.1: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG Ở THÀNH PHỐ PHAN THIẾT. 11
BẢNG 2.2: DÂN SỐ CHIA THEO GIỚI TÍNH VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH 15
BẢNG 2.3: MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA LƯU VỰC SÔNG CÀ TY 16
BẢNG 2.4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC MẶT ĐIỂM CẦU TRẦN HƯNG ĐẠO
– 2003 18
BẢNG 2.5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC MẶT BỜ KÈ CHẮN SÓNG C2 (HẠ
NGUỒN) 19
viii
BẢNG 2.6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC MẶT GẦN CẦU DỤC THANH 20
BẢNG 3.1: CÁC BIẾN ĐƯA VÀO MÔ HÌNH VÀ KỲ VỌNG DẤU 39
BẢNG 4.1: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MẪU ĐIỀU TRA 41
BẢNG 4.2: CÁC GIÁ TRỊ CỦA SÔNG CÀ TY 43
BẢNG 4.3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM SÔNG CÀ TY 44
BẢNG 4.4: CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM SÔNG CÀ TY 45
BẢNG 4.5: NHỮNG ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP DO VẤN ĐỀ Ô NHIỄM SÔNG CÀ
TY GÂY RA 50
BẢNG 4.6: PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI CÁC MỨC GIÁ ĐỀ XUẤT 51
BẢNG 4.7: LÝ DO ĐỒNG Ý TRẢ TIỀN CHO DỰ ÁN 52
BẢNG 4.8: LÝ DO KHÔNG ĐỒNG Ý TRẢ TIỀN CHO DỰ ÁN 53
BẢNG 4.9: MIÊU TẢ THÁI ĐỘ CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÔNG ĐỒNG Ý ĐÓNG GÓP

THEO MỨC ĐỀ XUẤT 54
BẢNG 4.10: GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CỦA CÁC BIẾN 56
BẢNG 4.11: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH 57
BẢNG 4.12: KHẢ NĂNG DỰ ĐOÁN CỦA MÔ HÌNH 57
BẢNG 4.13: CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC SẮP XẾP THEO MA TRẬN CHÍNH SÁCH .59
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 2.1: BIỂU ĐỒ SO SÁNH KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC MẶT VÀ QCVN
08:2008/BTNMT TẠI VỊ TRÍ KÈ CHẮN SÓNG C2 20
HÌNH 3.1: SƠ ĐỒ TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC 24
HÌNH 3.2: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TIỀN TỆ CỦA MÔI TRƯỜNG
25
HÌNH 3.3: SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH CHỌN MẪU 36
HÌNH 4.1: CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM SÔNG CÀ TY 47
HÌNH 4.2: NHỮNG VẤN ĐỀ DO SỰ Ô NHIỄM SÔNG CÀ TY GÂY RA CHO CON
NGƯỜI 48
HÌNH 4.3: TỶ LỆ HỘ DÂN BỊ ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP VÀ KHÔNG TRỰC TIẾP
BỞI SÔNG CÀ TY 49
HÌNH 4.4: SỐ NGƯỜI TRẢ LỜI “ĐỒNG Ý” TRONG MỖI MỨC GIÁ 51
HÌNH 4.5: TỶ LỆ ĐỒNG Ý GÓP NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG CHO DỰ ÁN 55
XI
x
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN I
PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH SỬ DỤNG MINH HỌA CHO BẢNG HỎI X
PHỤ LỤC 3: SỐ LIỆU ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG Ở PHAN THIẾT XII
PHỤ LỤC 4: BẢN ĐỒ VỊ TRÍ SÔNG CÀ TY XII
PHỤ LỤC 5: ĐẶC TRƯNG DÒNG CHẢY NĂM TẠI MỘT SỐ VỊ TRÍ CHỦ YẾU TRÊN
SÔNG CÀ TY XIII
PHỤ LỤC 6: SỐ LIỆU MỰC NƯỚC ĐẶC TRƯNG CỦA SÔNG CÀ TY (CM) XIV

PHỤ LỤC 7: ĐẶC ĐIỂM CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN SÔNG CÀ TY XV
PHỤ LỤC 8: CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TẠI KHU VỰC SÔNG CÀ TY XVI
PHỤ LỤC 9: SƠ ĐỒ MÔ PHỎNG CÁCH HỎI BIDDING GAME XVIII
PHỤ LỤC 10: THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN BUỔI PRA PHƯỜNG ĐỨC NGHĨA XIX
PHỤ LỤC 11: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH BẰNG SPSS XXI
PHỤ LỤC 12: DANH SÁCH SINH VIÊN THAM GIA PHỎNG VẤN XXV
PHỤ LỤC 13: HÌNH ẢNH TRIỂN KHAI PHỎNG VẤN XXVI
xi
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Tài nguyên nước mặt là một nguồn tài nguyên đa chức năng, cung cấp cho con
người rất nhiều lợi ích, không chỉ các lợi ích kinh tế trực tiếp như thủy lợi, cung cấp
nước cho sinh hoạt và sản xuất, giải trí… mà bên cạnh đó còn có những giá trị ẩn. Các
giá trị này thường rất khó nhận biết, và nếu có nhận biết được thì cũng không có một
thị trường nào có thể định giá được bằng một con số cụ thể. Ngoài ra, con người vẫn
luôn quan niệm và sử dụng nguồn nước như một loại tài sản công cộng miễn phí, dù trả
hay không thì họ vẫn được hưởng lợi nên giá trị của tài nguyên nước thường bị đánh
giá thấp.
Việc này dẫn đến một thực tế là người ta liên tục xả nước thải độc hại xuống
sông, ngăn dòng chảy để xây dựng các công trình thủy điện, khai thác quá mức các
nguồn lợi từ sông… làm mất cân bằng hệ sinh thái sông, phá hủy môi trường sống của
các loài thủy sinh, ô nhiễm nguồn nước, làm cạn dòng chảy, không ít con sông đã bị
xóa khỏi bản đồ tự nhiên thế giới…
Thực tiễn ở nhiều nơi cho thấy việc xác định giá trị kinh tế của việc cải thiện
chất lượng nguồn nước có ý nghĩa quan trọng. Nó giúp cho các nhà quản lý, các cấp
chính quyền, cả xã hội và từng người dân nhận thức được giá trị kinh tế của việc cải
thiện và duy trì chất lượng nguồn nước; từ đó có những quyết định đầu tư, hỗ trợ, đóng
góp và sử dụng hợp lý, đảm bảo lợi ích kinh tế và sinh thái bền vững. Tuy nhiên, việc
lượng giá lợi ích từ việc nâng cao chất lượng nguồn nước là không đơn giản vì loại

dịch vụ này không được mua bán trên thị trường. Phương pháp định giá ngẫu nhiên
(CVM) được sử dụng phổ biến nhất để lượng giá giá trị kinh tế của hàng hóa môi
trường, như cải thiện chất lượng nguồn nước, bằng cách tạo ra thị trường giả định để
xác định mức sẵn lòng trả (WTP) hoặc sẵn lòng nhận đền bù (WTA). Vì thế, các
1
nghiên cứu xác định giá trị kinh tế tài nguyên nước mặt đang được thực hiện ngày càng
phổ biến và đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, nơi mà
nguồn nước mặt, đặc biệt là các con sông, đang phải đối mặt với nguy cơ suy giảm
nghiêm trọng về diện tích lưu vực, lưu lượng dòng chảy, cũng như chất lượng nguồn
nước.
Sông Cà Ty từ lâu vẫn được nhớ đến như một điểm nhấn ấn tượng và duyên
dáng góp phần tạo nên nét đẹp của Thành phố Phan Thiết. Con sông chảy qua thành
phố như dòng ký ức khắc sâu trong tâm hồn và là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Mặt khác, sông Cà Ty còn là nguồn mưu sinh của một bộ phận lớn dân cư.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, sông Cà Ty đang hàng ngày bị ô
nhiễm bởi nước thải chưa qua xử lý của cả thành phố, hàng chục tấn vỏ sò đổ trộm
xuống sông mỗi ngày, người dân lấn chiếm lòng sông để xây cất nhà ở, chất thải của
hàng trăm ghe thuyền neo đậu ở khu vực cửa sông… Ngày nay người ta chỉ còn thấy
tại nhiều nơi ven sông là các dãy nhà tạm bợ, sông cạn trơ đáy khi nước rút và kèm
theo đó là mùi hôi thối rất phản cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất
lượng cuộc sống của người dân địa phương.
Đây chính là hậu quả của việc các cấp quản lý và người dân địa phương đã
không thật sự hiểu và đánh giá đúng những giá trị mà sông Cà Ty có thể mang lại. Mặc
dù Chính quyền địa phương đã hoạch định các dự án cải thiện chất lượng môi trường
sông Cà Ty và dự kiến sẽ hoàn thanh vào cuối năm 2012. Tuy nhiên, đến nay các dự án
này chỉ đang được triển khai một cách ì ạch và thiếu kiên quyết, một phần khó khăn vì
thiếu kinh phí. Ngoài ra, chưa có một công trình nghiên cứu nào về những khía cạnh
khác của vấn đề sông Cà Ty như: thái độ và hành vi của người dân, những giải pháp xã
hội học, chính sách khai thác và quản lý con sông theo hướng bền vững… Xuất phát từ
quan điểm ấy, đề tài “Mức sẵn lòng trả để cải thiện chất lượng nước sông Cà Ty,

Phan Thiết” được thực hiện với mong muốn tìm ra một giải pháp huy động nguồn vốn
triển khai các dự án một cách kịp thời và góp phần mở ra một định hướng nghiên cứu
mới cho các vấn đề môi trường ở Phan Thiết nói chung.
2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chính
Mục tiêu chính của đề tài là ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình của người
dân thành phố Phan Thiết cho việc cải thiện chất lượng nước sông Cà Ty và đề xuất
các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nước tại khu vực nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xếp hạng các giá trị của sông Cà Ty.
- Đánh giá nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm sông Cà Ty.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả.
- Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình để cải thiện chất lượng nước sông.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường và công tác quản lý sông Cà
Ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 180 hộ dân ở 03 phường, xã của thành
phố Phan Thiết (Phường Đức Nghĩa, Phường Phú Thủy và Xã Tiến Lợi).
Giải pháp đề xuất trong đề tài sẽ không đề cập đến các giải pháp kỹ thuật và
được chọn lọc, tổng hợp từ những ý kiến của người dân trên cơ sở các công cụ quản lý
môi trường nhằm góp phần duy trì hiệu quả quản lý và khai thác nguồn lợi từ sông Cà
Ty theo hướng bền vững và có sự tham gia của cộng đồng.
1.4 Cấu trúc của luận văn
Luận văn dự kiến sẽ gồm 5 chương.
Chương 1: trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
và bố cục của luận văn.
Chương 2: tổng quan tài liệu nghiên cứu; điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã
hội của thành phố Phan Thiết; hiện trạng sông Cà Ty.
3

Chương 3: trình bày cơ sở lý thuyết và các phương pháp được sử dụng trong đề
tài.
Chương 4: phân tích, thảo luận các kết quả đạt được và các giải pháp cải thiện
tình trạng ô nhiễm sông Cà Ty.
Chương 5: tóm tắt kết quả của đề tài và kiến nghị đối với các nghiên cứu sau.
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu.
2.1.1 Nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá trong lĩnh vực tài nguyên
nước
Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, con người ngày càng có nhiều mối
quan tâm về các vấn đề môi trường. Cho đến nay, các nghiên cứu về xác định giá trị
các loại tài nguyên, các dịch vụ môi trường được thực hiện ngày càng nhiều trên thế
giới và ở Việt Nam. Riêng về tài nguyên nước, đã có nhiều kỹ thuật định giá kinh tế
được áp dụng trong những nghiên cứu thuộc lĩnh vực này, như là phương pháp chi phí
du hành (TCM – Travel Cost Method), định giá ngẫu nhiên (CVM – Contingent
Valuation Method), phân tích lợi ích-chi phí (CBA – Cost Benefit Analyses), phương
pháp tham khảo giá trị (BT – Benefit Transfer)…
CVM đã được áp dụng trong các nghiên cứu về tài nguyên nước từ rất sớm ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Trong số đó có thể kể đến công trình của Desvousges,
Smith và Fisher xuất bản năm 1987. Tác giả đã sử dụng CVM để dự đoán giá trị nhiệm
ý (giá trị lựa chọn sử dụng trong tương lai) cho việc gia tăng chất lượng nước sông
Monogahela ở Mỹ. Các hộ dân được đưa ba tình huống chất lượng nước sông và họ
sẵn lòng trả thêm bao nhiêu cho mỗi trường hợp. Tình huống 1: Giữ nguyên chất lượng
nước sông ở mức có thể bơi thuyền được như hiện tại (thay vì nó có thể bị suy giảm tới
mức không thể bơi thuyền được). Tình huống 2: Nâng cao chất lượng nước từ mức có
thể bơi thuyền lên mức có thể câu cá được. Tình huống 3: Nâng cao chất lượng nước từ
mức có thể bơi thuyền lên mức có thể tắm được. Kết quả khảo sát cho thấy người dân
đồng ý trả một khoản tiền khá cao (24.5$) cho tình huống 3. Tiếp đến họ lại sẵn lòng

trả thêm ít hơn cho tình huống 2 (17.6$) và tình huống 1 (12.4$). Với số liệu này,
chúng ta có thể tính toán tổng giá trị lợi ích của việc cải thiện ở mỗi mức chất lượng
5
nhất định (mức sẵn lòng trả thêm trung bình x số hộ bị ảnh hưởng), so sánh với chi phí
cải thiện để xem dự án đó có hiệu quả không. (Trích bởi Turner, 1999, tr 109-110)
Trường hợp đập thủy điện Glen Canyon ở Mỹ: Đập này được xây dựng phía
trên thượng nguồn của con sông Colorado để khai thác thủy điện, trong khi Khu giải trí
quốc gia Glen Canyon (GCNRA) và Công viên quốc gia Grand Canyon (GCNP) ở hạ
nguồn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hoạt động của đập thủy điện này. Một trong số những
công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề môi trường của đập Glen Canyon là của
Bishop và cộng tác viên (1989). CVM được sử dụng để định giá giá trị giải trí (câu cá,
bơi thuyền) nếu dòng chảy được duy trì ở hai khu vực dưới hạ nguồn. Cuộc khảo sát
được thực hiện vào giữa năm 1980 đối với những du khách đến tham quan và cho thấy
giá trị này lên đến hai triệu đô-la hàng năm, cao hơn nhiều so với khai thác điện năng.
Kết hợp với một vài nghiên cứu môi trường sau đó, cuối cùng, Đạo luật Bảo vệ Grand
Canyon đã được thông qua năm 1992 để duy trì dòng chảy và bảo vệ dòng sông (trích
Loomis, tr.7).
Năm 1998, Du Yaping định giá giá trị của việc cải thiện chất lượng nước cho
hoạt động giải trí ở Hồ Đông – Wuhan, Trung Quốc . Tác giả áp dụng song song hai
phương pháp, đó là định giá ngẫu nhiên và chi phí du hành. Các khảo sát cho thấy,
trong cả hai phương pháp, mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện chất lượng
nước là tương đương nhau. Từ đó, đề tài này đã chỉ ra rằng, nếu một bảng câu hỏi được
thiết kế cẩn thận và một cuộc khảo sát được triển khai tốt thì cả hai phương pháp CVM
và TCM đều có thể áp dụng để xác định giá trị của những loại hàng hóa không có thị
trường với những kết quả đáng tin cậy.
Ngoài ra, một năm sau đó (1999), Du Yaping còn ứng dụng phương pháp tham
khảo giá trị trong định giá việc nâng cao chất lượng nước ở Trung Quốc. Cô Du. đã so
sánh kết quả nghiên cứu của cô với các kết quả nghiên cứu tương tự ở những vùng
khác trên thế giới để xem có tương tự với nhau hay không và chúng có ủng hộ cho việc
sử dụng phương pháp tham khảo giá trị hay không. Ba trường hợp nghiên cứu được sử

dụng trong đề tài là:
6
(1) Lợi ích kinh tế của việc cải thiện chất lượng nước mặt ở các nước đang phát
triển – trường hợp ở Davao, Philippines của Choe, Whittington, và Lauria (1996). Một
cuộc khảo sát CVM đưa ra mức sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng nước nhưng
không có sự khác biệt trong các mức chất lượng.
(2) Nghiên cứu của Carson và Mitchell (1993), đăng trên tạp chí Nghiên Cứu
Tài Nguyên Nước (Mỹ) khảo sát mức sẵn lòng trả để cải thiện chất lượng nước của
những con sông ở Mỹ bằng CVM.
(3) Công trình của Desvousges, Smith, và Fisher xuất bản năm 1987 đã được
trình bày ở phần 2.1.1.1.
Phương pháp tham khảo được khuyến khích như một cách đánh giá nhanh, ít tốn
kém áp dụng cho các sản phẩm môi trường. Nghiên cứu cũng đã chứng minh được
giữa giá trị tham khảo và giá trị “thực tế” (trong nghiên cứu của cô Du.) có thể khác
nhau trong khoảng dao động từ rất ít cho đến gấp tám lần. Tác giả cho rằng việc mô tả
các đặc điểm của hàng hóa môi trường trong phương pháp CVM càng cụ thể thì các giá
trị tham khảo sẽ càng đáng tin cậy.
Churai Tapvong và Jittapatr Kruavan (2003) thực hiện nghiên cứu định giá ngẫu
nhiên sông Chao Phraya. Với quan điểm cho rằng chính phủ sẽ đóng vai trò chủ đạo
trong việc đầu tư kinh phí cho dự án xây dựng hệ thống cống thoát nước nhằm nâng
cao chất lượng nguồn nước sông Chao Phraya, nhưng tất cả người dân thành phố
Bangkok – Thái Lan cũng cần có trách nhiệm trong việc đóng góp vào chi phí xây
dựng, chi phí vận hành và duy trì hệ thống; mục tiêu của đề tài là ước lượng mức sẵn
lòng trả để cải thiện chất lượng nước ở sông Chao và đề xuất một số công cụ kinh tế
như: phí sử dụng nước, thuế tài sản và các công cụ đo lường khác. Phương pháp chính
được sử dụng để đạt được các mục tiêu trên là phương pháp định giá ngẫu nhiên. Tác
giả đã xây dựng hai tình huống giả định (cải thiện chất lượng nước từ mức đi thuyền
được đến mức cá có thể sống được và mức có thể bơi lội được) để khảo sát mức sẵn
lòng trả trong từng tình huống cụ thể, hình thức đóng góp, quản lý và sử dụng nguồn
vốn… để có cơ sở đề xuất các phương án triển khai phù hợp tình hình thực tế. Ngoài

ra, nghiên cứu này là một trong những đề tài triển khai một cách bài bản và trình bày rõ
7
ràng các giai đoạn thực hiện một cuộc khảo sát CVM, thảo luận chi tiết các kết quả đạt
được. Có thể nói đây là một tài liệu tham khảo quan trọng và rất có giá trị cho các
nghiên cứu áp dụng công cụ CVM, đặc biệt là về nguồn tài nguyên nước.
Sau đó, năm 2004, Margaret M. Calderon và ctv đã khảo sát về Phí Sử Dụng
Nước Cho Hộ Gia Đình ở Thủ Đô Manila, Philippines. Bài nghiên cứu đã sử dụng
CVM để tìm ra mức sẵn lòng trả của cư dân thủ đô Manila cho việc bảo vệ bốn lưu vực
sông: Angat, Ipo, Umiray và La Mesa là những lưu vực chính cung cấp nước cho thủ
đô Manila. Kết quả thu được là người dân ở thu đô Manila sẵn lòng trả một mức phí 29
Peso/người/tháng, chiếm 10% tiền hóa đơn nước trung bình hàng tháng và 2% thu nhập
trung bình hàng tháng của người được phỏng vấn. Trước thực trạng các con sông bị ô
nhiễm và hủy hoại, ngoài việc tìm ra một mức giá mà người dân đồng ý chi trả, nghiên
cứu này còn đề xuất biện pháp tổ chức triển khai thực hiện việc thu phí sử dụng nước
nhằm duy trì bền vững việc cung cấp nước cho thủ đô Manila.
Tại Việt Nam , phương pháp CVM cũng đã được sử dụng để xác định Mức Sẵn
Lòng Trả Của Người Sử Dụng Nước ở TP.HCM Để Bảo Vệ Lưu Vực Sông Đồng Nai
(Đặng Thanh Hà, 2008) và Mức Sẵn Lòng Trả Của Người Sử Dụng Nước tại Huyện
Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai cho việc bảo vệ Rừng Nam Cát Tiên (Đoàn Duy Trí, 2009).
Hai đề tài này đã tìm ra mức đóng góp để chi trả cho những người sống ở vùng cao vì
mục đích phục hồi rừng đầu nguồn để duy trì dịch vụ cấp nước của rừng và bảo vệ lưu
vực sông. Đây là một hình thức chi trả dịch vụ môi trường (PES – Payment for
Environmental Services). Trong đó, đối tuợng hưởng lợi từ rừng là những người sử
dụng nước phải trả tiền cho người ở thượng nguồn có công bảo vệ rừng để cung cấp
dịch vụ môi trường rừng.
Như vậy, phương pháp định giá ngẫu nhiên đã được áp dụng rộng rãi trong lĩnh
vực định giá giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trường của tài nguyên nước. Nhiều kinh
nghiệm nhằm cải thiện phương pháp CVM bằng cách giảm sai sót trong thiết kế bảng
hỏi và tổ chức điều tra đã được đúc kết. Đây là những điểm thuận lợi cho tác giả để kế
thừa trong việc khảo sát mức sẵn lòng trả của hộ dân ở Phan Thiết để cải thiện chất

lượng nước sông Cà Ty.
8
2.1.2 Tài liệu nghiên cứu về sông Cà Ty và một số dự án đầu tư
Là một dòng sông biểu tượng của thành phố, là đường giao thông thủy quan
trọng nối trực tiếp với cảng biển Cồn Chà, có thể nói sông Cà Ty giữ vai trò rất lớn
trong việc phát triển các lĩnh vực kinh tế xã hội của thành phố Phan Thiết. Từ trước
năm 1975 đã có nhiều chuyên gia và tổ chức nước ngoài (Nam Triều Tiên, Đài Loan,
Niponkoei, Ủy ban Quốc gia sông Mekong) thực hiện các nghiên cứu sử dụng nguồn
nước ở Việt Nam và tỉnh Bình Thuận, trong đó có nhiều thông tin liên quan đến sông
Cà Ty. Từ sau năm 1975 đến nay, nhiều công trình nghiên cứu và xây dựng các công
trình thủy lợi lưu vực sông Cà Ty đã được các cơ quan trong nước thực hiện. Trong đó
có một số công trình cung cấp thông tin tham khảo cho đề tài:
- Tháng 10/2004, Trung tâm Quản lý dự án và Tư vấn xây dựng công trình
NN&PTNT phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu động lực-công trình sông nghiên cứu
Dự án quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông Cà Ty.
Căn cứ vào các kết quả tính toán, công trình đã đề nghị phương án chống lũ, ngập úng
cho lưu vực sông Cà Ty và thành phố Phan Thiết bao gồm các hạng mục: xây dựng hai
hồ chứa nước Ka Bét và Sông Móng, nạo vét lòng dẫn sông Cà Ty, xây dựng đê bao
hai bờ.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình Phát triển đô thị vừa và nhỏ Miền
Trung – Khoản vay ADB số VIE-2272 (SF) – Tiểu dự án Bình Thuận do công ty Cổ
phần cấp thoát nước Bình Thuận là chủ đầu tư đã được UBND tỉnh Bình Thuận ký
quyết định phê duyệt số 2597/QĐ-UBND ngày 10/9/2009. Với các hạng mục như: hệ
thống cống thoát nước toàn thành phố Phan Thiết, trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý
nước thải tập trung, hồ điều hòa sinh học, hồ kỵ khí và các công trình phụ trợ khác; đây
được xem là giải pháp cho vấn đề ô nhiễm sông Cà Ty nói riêng và toàn thành phố
Phan Thiết nói chung. Dự án dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2012 với
tổng vốn đầu tư khoản 16 triệu USD (Nguồn: Binh Thuan Provincial People’s
Committee, 2011).
- Gần đây nhất, năm 2010, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Vina Mekong

(VMEC) vừa biên soạn tài liệu Thuyết minh Dự án cải tạo cảnh quan và vệ sinh môi
9
trường (CTCQ & VSMT) sông Cà Ty. Dự án được thiết kế với mục tiêu giữ mặt sông
thông thoáng, đáy sông luôn ngập nước kể cả khi triều thấp; cải tạo cảnh quan vệ sinh
môi trường ven sông; chống sạt lở bờ, đảm bảo điều kiện nạo vét lòng sông nhằm tăng
cường khả năng tiêu thoát lũ và thỏa mãn nhu cầu giao thông thủy cho ghe thuyền
nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản về thủy lợi, giao thông, môi trường, cảnh quan, phù
hợp với yêu cầu của thành phố trước mắt và lâu dài.
Các tài liệu kể trên chủ yếu phục vụ cho công tác tưới tiêu nông nghiệp, thoát lũ
và một số giải pháp kỹ thuật tổng hợp để thúc đẩy khai thác tốt hơn nguồn lợi sông Cà
Ty cho phát triển kinh tế xã hội nói chung. Ngoài ra, tác giả chưa tìm được một tài liệu
nào có hướng nghiên cứu khác về sông Cà Ty.
2.2 Đặc điểm khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Giới thiệu về thành phố Phan Thiết
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Thành phố Phan Thiết là thủ phủ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội
- khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết thuộc miền Nam Trung Bộ, diện
tích tự nhiên là 206,45 km², có bờ biển trải dài 57,40 km.
Thành phố Phan Thiết có hình cánh cung, trải dài từ 10°42'10" đến 11° vĩ độ
Bắc, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình
Thuận, phía Nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận, phía
Bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận.
b) Địa hình – Địa mạo
Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ,
được kiến tạo bởi bồi tích sông biển. Hướng dốc chính của địa hình về phía sông, phía
biển, độ dốc từ 0.2% - 5%. Nhìn chung, địa hình thành phố thấp và bằng phẳng, cao độ
trung bình +0m - +4m, thấp nhất từ +0.7m - +1.3m, cao nhất từ +6m - +8m ở đỉnh các
cồn cát
10

Nhìn chung, Phan Thiết có ba dạng địa hình chính:
- Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty: diện tích chiếm 11,7% tổng diện tích tự
nhiên, độ dốc nhỏ (0-3°).
- Vùng cồn cát, bãi cát ven biển: chiếm 85,6% tổng diện tích tự nhiên. Có địa
hình tương đối cao, độ dốc 80 - 150, một số nơi dốc 250 - 300.
- Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm, chiếm 2,7%
tổng diện tích tự nhiên.
c) Địa chất
Thành phố Phan Thiết nằm trên đới Đà Lạt, phía trên là tầng phủ gồm lớp cuội
sỏi lòng suối lòng sông, chiều dày khoảng 0.5 – 1m, các thành tạo Đệ Tứ chủ yếu là
Aluvi, Deluvi không phân chia, cuối cùng là miền nền có các loại đá khác nhau (bazan,
trầm tích, granit, mozonit, thạch anh, trầm tích )
d) Đặc điểm khí tượng
Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng ở thành phố Phan Thiết
Tháng Một Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười M.một M.hai
T
o
cao nhất
(°C)
29 30 31 32 33 32 31 31 31 31 31 30
T
o
thấp
nhất (°C)
22 22 24 26 26 26 25 25 25 25 24 24
( www.msnweather.com)
Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình,
nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương muối, có nhiệt độ trung bình hàng năm
từ 26 °C đến 27 °C. Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt độ trung bình 25,5 °C) mát
hơn so với các tháng khác. Tháng 4, 5 là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết, nhiệt độ

có khi lên đến 29 °C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 78% đến 80,7%.
Hàng năm có hai loại gió chính, gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10, gió
mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào thời kỳ gió mùa Tây Nam hoạt
động ổn định, trong đất liền gió thịnh hành hướng Tây và Tây Nam, mạnh cấp 2-3.
Ngoài khơi có gió Tây Nam mạnh cấp 6-7 vào thời kỳ cuối tháng 6 đến hết đầu tháng 7
11
và thời kỳ giữa tháng 8. Tốc độ gió trung bình năm là 3.3m/s, nhìn chung tốc độ gió
trung bình mùa khô lớn hơn tốc độ gió trung bình mùa mưa.
Phan Thiết có số giờ nắng mỗi năm từ 2500 đến trên 3000 giờ. Lưu lượng mưa
hàng năm dao động từ 890,6 mm đến trên 1335 mm.
e) Đặc điểm thủy văn
Thành phố Phan Thiết có bốn con sông chảy qua, đó là: Sông Cà Ty: đoạn chảy
qua Phan Thiết dài 7,2 km; Sông Cát (Suối Cát): 3,3 km; Sông Cái: 1,1 km; Sông Cầu
Ké: 5,4 km. Trong các con sông kể trên, sông Cà Ty có đoạn chảy qua thành phố dài
nhất và cũng là dòng sông có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến đời sống vật chất và tinh thần
của người dân. Phan Thiết có thủy triều hỗn hợp nhưng chủ yếu mang tính bán nhật
triều không đều.
f) Tài nguyên - Khoáng sản
• Tài nguyên biển
Vịnh biển Phan Thiết là một ngư trường giàu tiềm năng ít nơi nào có được. Tài
nguyên sinh vật biển rất phong phú và đa dạng có khả năng khai thác 60 nghìn
tấn/năm; ngoài ra còn có nguồn lợi thủy sản có giá trị hàng năm có thể khai thác 600-
700 tấn tôm các loại, 3.200 - 3.500 tấn mực, 10.000-12.000 tấn sò điệp, sò lông và các
loại hải sản khác. Với 260 hécta mặt nước có thể đưa vào nuôi tôm, làm ruộng muối,
trong đó diện tích có khả năng nuôi tôm là 140 ha.
• Tài nguyên đất: Phan Thiết có một số loại đất chính:
Cồn cát và đất cát biển, diện tích 15.300 ha (79,7% diện tích tự nhiên).
Đất phù sa, diện tích 2.840 ha (14,8% diện tích tự nhiên). Hầu hết diện tích đất
này đã được khai thác trồng lúa nước, hoa màu, cây ăn quả
Đất vàng trên đá Mácmaxít-granít, diện tích 540 ha (2,82% diện tích tự nhiên).

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, diện tích 350 ha (1,82% diện tích tự nhiên).
• Khoáng sản: Phan Thiết có mỏ Imenít-Zircon ven biển Hàm Tiến - Mũi
Né có trữ lượng 523,5 ngàn tấn. Mỏ đá Mico-granít ở Lầu Ông Hoàng với trữ lượng
12
200.000 tấn có thể sản xuất men sứ. Mỏ cát thủy tinh dọc theo các đồi cát ven biển
Nam Phan Thiết có trữ lượng khoảng 18 triệu tấn. Tại vùng biển ngoài khơi thành phố
Phan Thiết đã phát hiện ra mỏ dầu và đang được tiến hành khai thác thử nghiệm.
2.2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội
a) Các ngành kinh tế
Trong 10 năm trở lại đây, thành phố đã có bước phát triển tương đối toàn diện
trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2004 đến nay luôn
ổn định ở mức cao trên 15%. Theo số liệu năm 2008 của UBND thành phố, GDP bình
quân đầu người đạt 1.588 USD.
Phan Thiết hiện có 1.042 cơ sở sản suất công nghiệp với 16.069 lao động. Năm
2009 giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố đạt trên 601,520 tỷ đồng, trong công
nghiệp nổi bật có cảng Phan Thiết và khu công nghiệp Phan Thiết đã thu hút được
nhiều dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Cảng Phan Thiết được đầu tư bài
bản tạo bệ phóng cho ngư dân đầu tư tàu có công suất lớn với trang thiết bị hiện đại để
vươn ra biển lớn đánh bắt xa bờ. Phan Thiết đang có trên 2.800 tàu đánh bắt với tổng
công suất 179.861CV và 13.180 lao động, sản lượng khai thác gần 52.000 tấn với tổng
giá trị hàng năm trên 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, thành phố có 7.560 cơ sở kinh doanh
thương mại, dịch vụ, du lịch. Riêng lĩnh vực du lịch phát triển rất nhanh, doanh thu du
lịch Năm 2010 đạt 2.539 tỷ đồng.
Song song với phát triển kinh tế, sự nghiệp y tế, giáo dục cũng được thành phố
quan tâm đầu tư. Hiện nay Phan Thiết đã có trường đại học, trường cao đẳng y tế, cao
đẳng cộng đồng và một số trường trung cấp, trung tâm dạy nghề giúp đào tạo nguồn trí
thức trẻ trong và ngoài tỉnh, để đáp ứng nguồn nhân lực cho thành phố tăng tốc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa…
b) Hệ thống cấp thoát nước
• Hệ thống cấp nước

Nhà máy nước công suất 22,000 m3/ngày đêm lấy nước từ sông Cà Ty. Nguồn
nước sông chỉ đảm bảo cho nhà máy hoạt động bình thường 8 tháng trong năm, còn 4
13
tháng mùa khô thường thiếu nước. Hệ thống mạng lưới đường ống chuyển trong thành
phố có đường kính ф60 – ф500 với tổng chiều dài 180,000m. Đài điều hòa W=300m3,
cao 25m. Năm 2004, thành phố có tỷ lệ cấp nước sạch và tập trung là 57.8%.
• Hệ thống thoát nước
Mạng lưới thoát nước tập trung được xây dựng qua các giai đoạn khác nhau:
- Trước 1975: 4,790m cống, 389m mương.
- 1975 – 1990: 1,768m cống, 732m mương.
- 1990 – 1999: 4,291m cống, 6,234m mương.
- 1999 đến nay: 11,020m cống, 10,163m mương.
Toàn thành phố chỉ đạt chỉ tiêu 20m cống mương trên 1ha đất xây dựng đô thị
và 17/86 tuyến đường có cống, chủ yếu tập trung ở phía Nam sông Cà Ty, còn lại
đường sá và các khu dân cư chủ yếu tự tiêu thoát theo độ dốc địa hình.
Hai trục tiêu thoát nước chính trong thành phố là sông Cà Ty và sông Cầu Ké.
Khi triều lên cùng với lũ về, mực nước sông lên cao, các khu vực có cao độ dưới 2m
hầu như không thoát nước được, hậu quả là 35% diện tích nội thành (gồm cả đường
phố và khu dân sư) bị ngập lụt vào mùa mưa.
c) Đặc điểm dân số
Dân cư Phan Thiết chủ yếu là người Việt, có một bộ phận người gốc Hoa sinh
sống trong trung tâm thành phố, tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa và Lạc Đạo. Dân
số và các đơn vị hành chính của thành phố Phan Thiết được thể hiện trong bảng 2.5.
2.2.2 Tổng quan sông Cà Ty
2.2.2.1 Đặc điểm tự nhiên
Sông Cà Ty bắt nguồn từ núi Ông, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với
lưu lượng bình quân 10,9m
3
/s, chảy ngang qua thành phố Phan Thiết (khoảng 7,2km)
rồi đổ ra biển tại cửa Thương Chánh. Ngoài một số đặc điểm liên quan đến vị trí địa lý,

lưu vực sông Cà Ty có một số đặc trưng được mô tả như bảng 2.3.
14

×