Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

“ thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại công ty TNHH hanjin logistics việt nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.33 KB, 71 trang )

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình vươn lên mạnh mẽ
trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vưc kinh tế, mà một trong những
mốc quan trọng đánh dấu cho sự vươn lên đó chính là sự kiện Việt Nam đã chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Với việc
tham gia WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa vào
thương mại và hội nhập quốc tế. Các thành phần kinh tế và đặc biệt là các doanh
nghiệp trong nước sẽ đứng trước cơ hội phát triển rất lớn, nhưng cũng không kém
phần thách thức với sự cạnh tranh gay gắt và không cân bằng của các doanh
nghiệp đến từ các nước khác nhau.
Do sự phát triển và giao lưu kinh tế mạnh mẽ giữa việt Nam và các nước
trên thế giới thì một nghành kinh tế được cho là sẽ có cơ hội rất lớn để phát triển
đó là ngành giao nhận vận tải. Việc nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao,
ổn định trong những năm qua và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng mạnh theo, đây là
một tín hiệu rất tốt cho nghành vận tải vốn đã phát triển, sẽ phát triển mạnh hơn
nữa trong tương lai.
Kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới và chuyển đổi từ kinh tế bao
cấp sang nền kinh tế thị trường đến nay, nghành giao nhận vận tải nói chung và
nghành vận tải biển nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình
phát triển của đất nước. Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải với nhiều quy mô khác nhau, mặc dù
còn non trẻ so với bề dày lịch sử của nghành giao nhận vận tải trên thế giới, song
các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này đã dần chứng tỏ được sự
phát triển nhanh và ổn định của mình. Đặc biệt với việc truyền thống xuất FOB,
nhập CIF của các doanh nghiệp Việt Nam đang dần chuyển sang hình thức xuất
CIF, nhập FOB, điều này đã trao thêm cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh
vận tải trong nước.
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 1
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
Trước tình hình đó, Công ty TNHH Hanjin Logistics Việt Nam đã từng bước


hoàn thiện và củng cố hoạt động kinh doanh của mình. Tuy vậy, để tồn tại và phát
triển lâu dài, công ty không còn cách nào khác là phải nhìn nhận lại tình hình, trên
cơ sở đó đề ra những giải pháp thực tế để thúc đẩy hiệu quả hoạt động hơn nữa.
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại Hanjin Logisitcs, với kiến thức của
một sinh viên trường Đại học Bình Dương, cùng với mong muốn đóng góp một
phần nhỏ vào sự phát triển của công ty, em đã chọn nội dung: “ Thực trạng hoạt
động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại Công ty TNHH Hanjin Logistics
Việt Nam”.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo hướng dẫn GS.TS Võ
Thanh Thu đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cũng như sự
giới hạn về thời gian, bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót
cả về nội dung lẫn hình thức. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý quý báu
của các thầy cô để giúp em trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 2
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
1.1.1 Giới thiệu chung.
Khi các công ty sản xuất ngày càng phát triển, hàng hóa xuất hiện ngày càng
nhiều trên thị trường. Sự giao thương giữa các nước ngày càng phát triển dẫn đến sự
đòi hỏi của thị trường về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, cũng như nhu
cầu chuyên chở hàng hóa cũng không ngừng phát triển theo.
Trên thực tế cho thấy bản thân các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu không thể
thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhất việc đưa hàng hóa của mình ra nước ngoài và
ngược lại do hạn chế trong chuyên môn và nghề nghiệp. Vài năm trở lại đây, ở Việt
Nam nghành dịch vụ đang có xu hướng phát triển mạnh, do đó hàng loạt doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ nối tiếp nhau ra đời. Trong số đó có Công ty TNHH
Hanjin Logistics Việt Nam. Công ty được thành lập theo giấy phép số
411022000695 được cấp bởi Sở kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh.

1.1.2 Tên công ty.
 Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH HANJIN LOGISTICS VIỆT NAM
 Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài: HANJIN LOGISTICS VIETNAM
COMPANY LIMITED
 Tên viết tắt: HJLV
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên
- Mã số thuế: 0312072810
- Giám đốc/đại diện pháp luật: Nah Kwang Hyun
Địa chỉ:
 Trụ sở chính tại: Tầng 18, Cao Ốc Green Power, số 35, Đường Tôn Đức
Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: +84 8 39115 111
- Số Fax: + 84 8 8 39115 222
 Chi nhánh tại thành phố Hà Nội: Tầng 10, mặt trước Tòa tháp VIT Tower, số
519 Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: (04) 62869898
- Số Fax: (04) 62869797
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 3
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
1.1.3 Ngành nghề kinh doanh.
 Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và
lập kế hoạch bốc dở hàng hóa.
 Các dịch vụ khác bao gồm: dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, hoạt động tiếp
nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng
hóa trong suốt cả chuỗi logistics.
1.1.4 Vốn điều lệ.
Vốn điều lệ: 8.400.000.000 (tám tỷ bốn trăm triệu) đồng Việt Nam, tương
đương 400.000 (bốn trăm ngàn) đô la Mỹ, bằng tiền mặt.
 CÔNG TY CỔ PHẦN BL góp 4.158.000.000 (bốn tỷ một trăm năm mươi
tám triệu) đồng Việt Nam, tương đương 198.000 (một trăm chín mươi tám

ngàn) đô la Mỹ, chiếm tỷ lệ 49% (bốn mươi chín phần trăm) vốn điều lệ,
bằng tiền mặt;
 HJLK CORPORATION góp 4.242.000.000 (bốn tỷ hai trăm bốn mươi hai
triệu) đồng Việt Nam, tương đương 202.000 (hai trăm lẻ hai ngàn) đô la Mỹ,
chiếm tỷ lệ 51% (năm mươi mốt phần trăm) vốn điều lệ, bằng tiền mặt.
1.1.5 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hanjin Logistics
Việt Nam.
Tháng 11 năm 2010: ra đời với tên gọi là Công ty Hanjin Losistics Việt Nam
với lĩnh vực khai thuê hải quan và giao nhận hàng hóa tại địa chỉ 194 Điện Biên
Phủ, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.
Năm 2011 Công ty mở rộng thêm dịch vụ kho ngoại quan tại ICD Tân Cảng
Sóng Thần tại khu công nghiệp Sóng Thần 2, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Với bước đầu hoạt động đã đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty.
Tháng 6 năm 2012 Công ty quyết định thành lập thêm chi nhánh tại thành
phố Hà Nội: Tầng 10, mặt trước Tòa tháp VIT Tower, số 519 Kim Mã, phường
Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội nhằm nâng cao địa bàn hoạt động.
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 4
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
Tháng 9 năm 2012 với vị trí thuận lợi, gần các cảng cũng như trung tâm thủ
đô, chi nhánh Hà Nội bước đầu đã ổn định về mặt tổ chức nhân sự và ngày càng thu
hút khách hàng.
Tháng 11 năm 2012 sau một thời gian hoạt động không ngừng phát triển và
mở rộng nên công ty đã chuyển toàn bộ văn phòng sang tòa nhà 37 Tôn Đức Thắng.
Vào tháng 4 năm 2013 Công ty chuyển văn phòng sang tòa nhà 35 Tôn Đức
Thắng, nơi có vị trí thuận lợi và tầng hầm để xe rộng rãi để thuận tiện cho công ty
cũng như nhân viên và khách hàng trong việc đi lại và hoàn thành công việc.
Sau lần chuyển văn phòng lần cuối cho đến nay, Công ty đã ổn định về mặt
tổ chức và ấn định lại những mục tiêu phát triển tiếp theo trong thời gian tới.
Tuy thành lập không bao lâu và còn gặp nhiều khó khăn trong bước đầu
nhưng công ty cũng đã cố gắng hoàn thiện mình để có thể là nhà cung cấp dịch vụ

đảm bảo uy tín, phục vụ nhanh chóng, an toàn chất lượng cho khách hàng. Công ty
đang không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh mà còn đẩy mạnh các loại hình
kinh doanh thêm nhiều hơn nữa.
1.2 Bộ máy tổ chức của Công ty.
1.2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty.
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 5
Phó Giám Đốc
Phòng
Xuất
Nhập
Khẩu
Phòng
Kinh
Doanh
Phòng
Nhân
Sự
Phòng
Kế
Toán
Phòng
Kho
Ngoại
Quan
Bộ
Phận
Giao
Nhận
Bộ
Phận

Chứng
Từ
Giám Đốc
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
Nguồn : Phòng nhân sự
Hình 1.1 – Sơ đồ tổ chức của Công ty.
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
Như sơ đồ trên, ta nhận thấy cơ cấu tổ chức của công ty như là một hệ thống
được liên kết một cách chặt chẽ. Đứng đầu công ty là Giám Đốc: ông Nah Kwang
Hyun, dưới là Phó Giám Đốc: ông Lê Việt Hà và dưới là các phòng ban.
Phó Giám Đốc: là người thay mặt Giám Đốc điều hành công việc theo chỉ
đạo trực tiếp của Giám Đốc, có trách nhiệm đôn đốc thực thi các hoạt động kinh
doanh, hỗ trợ Giám Đốc trong quản lý và hoạch định.
 Phòng xuất nhập khẩu: bao gồm bộ phận giao nhận và bộ phận chứng từ,
đây là phòng có vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của công ty, trực
tiếp nhận các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng ủy thác, phân công cho
các nhân viên thực hiện công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng.
 Bộ phận giao nhận: Trưởng phòng là ông Nguyễn Tấn Phát.
- Tiến hành tổ chức thực hiện công việc giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu của công ty.
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 6
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
- Tiến hành việc tổ chức tàu, làm thủ tục giao nhận hàng hóa, thuê
phương tiện vận chuyển hàng hóa từ tàu về kho.
- Nắm thời gian, số lượng, chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Có đủ trình độ nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện việc tổ chức giao
nhận hàng hóa.
 Bộ phận chứng từ:
Trưởng phòng chứng từ hàng Air là bà Lê Thị Thúy Hiền.
Trưởng phòng chứng từ hàng Sea là bà Trần Thị Kim Thúy.

Bộ phận này theo dõi, quản lý lưu trữ chứng từ và các công văn. Soạn thảo
bộ hồ sơ Hải quan, các công văn cần thiết giúp cho bộ phận giao nhận hoàn thành
tốt công việc được giao. Thường xuyên theo dõi quá trình làm hàng, liên lạc tiếp
xúc với khách hàng để thông báo những thông tin cần thiết cho lô hàng.
 Phòng kế toán: Trưởng phòng là ông Trần Văn Ruyến. Hoạch toán đầy đủ
các nghiệp vụ kế toán phát sinh, báo cáo các số liệu chính xác định kỳ, theo
dõi và tổ chức cho hoạt động kinh doanh liên tục và hiệu quả, chi tạm ứng
cho nhân viên giao nhận hoàn thành công tác.
 Phòng Kinh doanh: phòng kinh doanh chịu sự quản lí trực tiếp từ Phó Giám
Đốc. Tổ chức và điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời
có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường, chủ động tìm kiếm khách hàng
mới. Phòng kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của công ty,
góp phần mở rộng thị phần, đem lại nhiều hợp đồng có giá trị cho công ty.
 Phòng nhân sự: Trưởng phòng là Võ Thị Hồng Anh. Hoạch định kế hoạch
nhân sự, cũng như phát triển nguồn nhân lực trong công ty. Chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần của toàn thể nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho
nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao.
 Phòng kho ngoại quan: Trưởng phòng là Nguyễn Đình Khôi. Nhận lưu trữ
bảo quản hàng hóa để thu lệ phí kho. Ngoài ra còn nhận đóng hàng và tái chế
hàng hóa.
1.2.3 Nhận xét về bộ máy tổ chức của Công ty.
Ưu điểm:
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 7
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
Bộ máy tổ chức của công ty có cấu trúc khá chặt chẽ và mang tính liên kết
với nhau hoàn chỉnh, mỗi phòng ban luôn hoạt động gắn kết với nhau dưới sự quản
lý của Giám đốc và Phó giám đốc.
Với mô hình tổ chức như trên, nhân viên sẽ được phận công nhiệm vụ rõ
ràng từ trên xuống, mặc dù vậy nhưng tất cả đều được hỗ trợ, người đi trước giúp
đỡ người đi sau, người đi sau học hỏi người đi trước, tất cả đoàn kết với nhau, cùng

nhau hoàn thanh nhiệm vụ được giao.
Bộ máy hoạt động của Công ty TNHH Hanjin Logistics Việt Nam khá phù
hợp với mô hình hiện nay của công ty. Các bộ phận trong công ty được phân chia
một cách rõ ràng, cụ thể. Các nhân viên đều có sự chỉ đạo làm việc của các cấp trên
nên việc theo dõi hoạt động khá dễ dàng.
Nhược điểm:
Vì Giám đốc công ty là người nước ngoài nên không hiểu hết được tập quán
của nước sở tại, vì thế trong quá trình làm việc và quản lý không thể hiểu hết được
nhân viên, còn tạo khoản cách giữa nhau, làm cho nhân viên không thoải mái khi
làm việc.
Số lượng công việc của công ty ngày càng nhiều nên trong quá trình làm việc
dẫn tới sai sót là điều không thể tránh khỏi.
Phòng giao nhận là phòng chủ lực của công ty với đội ngũ cán bộ trẻ năng
động, cầu tiến và có tinh thần sáng tạo. Tuy nhiên, sự phân bổ và nguồn nhân lực
còn chưa hợp lý. Phòng Giao Nhận đảm trách quá nhiều công việc, tuy được xem là
chiếm phần lớn trong tổng cố cán bộ công nhân viên nhưng số lượng nhân viên vẫn
còn quá ít.
Giám đốc công ty là người nước ngoài nên việc giao tiếp với nhân viên còn
hạn chế, đòi hỏi nhân viên phải có khả năng ngoại nhữ tốt. Phó giám đốc dành quá
nhiều trách nhiệm cho phòng kinh doanh vì thế khó kiểm soát được các bộ phận
khác.
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 8
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
Chi nhánh ở Hà Nội, khoảng cách xa nên gặp nhiều khó khăn trong việc đi
lại với trụ sở chính cũng như báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh.
1.3 Tình hình nhân sự.
 Thời gian làm việc của nhân viên:
Giờ làm việc của nhân viên buổi sáng từ 8h – 12h; buổi chiều từ 13h30 đến
17h (7,5giờ/ngày). Nhân viên làm việc 5 ngày/ tuần (từ thứ 2 đến thứ 6). Tuy nhiên,
một số vị trí có thể linh hoạt giờ làm; chẳng hạn bộ phận giao nhận có thể linh động

đến trễ, hoặc về sớm ( làm việc theo khối lượng công việc). Một số nhân viên của
công ty thường xuyên ra ngoài theo nhiệm vụ công việc như kê khai chứng từ bên
hải quan, đi lấy chứng từ ở các công ty đối tác,…với thời gian làm việc khá là thoải
mái nhưng với khối lượng công việc ngày càng tăng nên nhiều nhân viên phải đi
làm về muộn hoặc phải đi làm thêm ngày thứ 7.
Bảng 1.1 – Cơ cấu lao động tại các phòng ban.
Đơn vị tính: Người
ST
T
Các phòng
ban
Số
lao
động
Tỷ
trọng
%
Trong đó
Nam Nữ
Cao
Học
Đại
Học
Cao
Đẳng
1
Giám Đốc
1 2 1 - - 1 -
2
Phó Giám

Đốc
1 2 1 - - 1 -
3
Phòng Kinh
Doanh
13 24 - 11 2 8 5
4
Phòng Xuất
Nhập Khẩu
23 42 - 11 12 13 10
5
Phòng Kế
Toán
7 13 - 4 3 1 6
6
Phòng Nhân
Sự
4 8 - 3 1 1 3
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 9
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
7
Phòng Kho
Ngoại Quan
5 9 - 3 2 3 2
Tổng Cộng
54 100 2 32 20 28 26
Nguồn: Phòng Nhân Sự
Nhận xét về tình hình nhân sự của Công ty.
Thông qua bảng trên chúng ta thấy tình hình phân bổ lao động vào các phòng
ban tương đối hợp lí dựa trên chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận. Chính vì thế

mà năng lực làm việc và trình độ của nhân viên được phát huy tối đa.
Ưu điểm:
Hiện nay công ty có 54 nhân viên rất năng động và nhiều kinh nghiệm, thích
ứng nhanh với môi trường, có trình độ khá cao, có tinh thần trách nhiệm cao, đáp
ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Số lượng nhân viên trong Công ty có trình độ từ
đại học trở lên cũng chiếm tỷ lệ cao khoảng 63% (34 người), sự bố trí các nhân viên
có trình độ cao cũng khá là hợp lý. Số lượng nhân viên nam và nữ cũng không qua
chênh lệch nhiều. Ở phòng xuất nhập khẩu yêu cầu cần phải có nhiều nhân viên
nam hơn để có thể dễ dàng thực hiện công việc bên ngoài cảng cũng như sân bay.
Nhân viên nữ thì chủ yếu tập trung ở các phòng còn lại.
Nhược điểm:
Mặc dù số lượng nhân viên ổn định nhưng với bộ phận giao nhận của phòng
xuất nhập khẩu còn ít nhân viên, chưa thể đáp ứng đủ với công việc hiện tại.
Bên cạnh đó, việc giao nhận đòi hỏi phải là nhân viên nam, có sức khỏe
nhưng tình hình nhân sự hiện tại của công ty chưa tốt lắm.
Mặc dù sự bố trí cũng như số lượng nhân viên của công ty khá là ổn định,
nhưng hiện nay trong tình hình kinh tế không ngừng phát triển như thế công ty phải
không ngừng mở rộng quy mô nên cần phải tuyển thêm nhân viên để cũng cố bộ
máy tổ chức đồng thời nâng cao thêm trình độ của nhân viên trong công ty nhằm
tăng khả năng cạnh tranh cũng như đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.
1.4 Doanh số.
Bảng 1.2 – Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
từ năm 2011 - 2013.
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh năm
2012/2011

So sánh năm
2013/2012
2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị %
Doanh thu
10.540 12.820 16.160
2.280 122 3.340 126
Chi phí
7.253 8.445 9.630
1.192 116 1.185 114
Lợi nhuận
sau thuế
2.465,25 3.281,25 4.897,5
816 133 1.616,25 149
Nguồn: Phòng kế toán
Hình 1.2 – Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2011 đến
năm 2013.
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 11
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
 Phân tích - nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty không
ngừng tăng trưởng. Cụ thế :
- Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng 22% tương ứng 2.280 triệu đồng.
- Doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tăng 26% tương ứng 3.340 triệu
đồng.
So sánh tỷ lệ tăng doanh thu năm 2012 với năm 2013 ta nhận thấy tỷ lệ
tăng doanh thu năm 2013 tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng doanh thu năm 2012.
Nguyên nhân làm cho tỷ lệ tăng doanh thu năm 2012 thấp hơn năm 2013 là
do:
- Năm 2011 khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nước ta cũng bị ảnh hưởng không
nhỏ từ sự khủng hoảng này.Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên hầu hết

mọi hoạt động xã hội của người dân cũng đều ảnh hưởng, tiêu dùng giảm mạnh,
các Công ty cũng hạn chế sản xuất do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
xuất nhập khẩu của công ty.
- Một lý do nữa là do sự cạnh tranh của các Công ty đối thủ, ngày càng có
nhiều công ty giao nhận ra đời dẫn đến cạnh tranh ngày càng gây gắt hơn.
- Mặt khác, Công ty mới thành lập cuối năm 2010 nên khách hàng chưa nhiều
vì vậy doanh thu chưa cao.
 Về vấn đề chi phí thì cũng đã giảm mạnh. Cụ thể là:
- Chi phí năm 2012 cao hơn so với năm 2011 là: 1.192 triệu đồng.
- Chi phí năm 2013 cao hơn so với năm 2012 là: 1.185 triệu đồng.
 Nhìn chung tốc độ tăng chí phí bình quân giảm dần qua các năm.
Nguyên nhân là do năm 2011 đến 2012 công ty đã đầu tư một khoản chi phí
lớn hoạt động và trang bị một số máy móc thiết bị phục vụ cho công tác văn
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
phòng. Mặt khác, trong năm 2011 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
nước ta bị lạm phát nên giá cả tăng cao.
 Về lợi nhuận thì công ty vẫn đảm bảo ở mức tăng an toàn.
- Năm 2012 so với 2011 tăng 816 triệu đồng.
- Năm 2013 so với 2012 tăng 1616.25 triệu đồng.
Dù rằng chịu nhiều tác động và ảnh hưởng kinh tế song công ty vẫn đảm bảo
được lợi nhuận cho hoạt động của mình. Điều này chứng minh tầm nhìn, chiến
lược và hoạch định mà Ban Lãnh đạo của công ty vạch ra là rất đúng đắn.
1.5 Địa bàn kinh doanh.
Có thể nói Hanjin là một tập đoàn lớn trên thế giới với mạng lưới rộng khắp.
Hanjin Logistics Việt Nam mặc dù chỉ mới thành lập được một thời gian nhưng nhờ
tận dụng được uy tín và hệ thống mạng lưới khách hàng có sẵn mà khách hàng của
công ty không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Tuy vậy số lượng khách hàng
vẫn chưa cao, chủ yếu tập trung vào các khách hàng sản xuất hàng gia công trong
nước.

Bảng 1.3 – Khách hàng chủ yếu và thường xuyên của Công ty.
STT Tên Công Ty Nghành Nghề
1 Công ty TNHH Một Thành Viên
PUNGKOOK Bến Tre
Sản xuất hàng gia công
2 Công ty TNHH PUNGKOOK Sài Gòn Sản xuất hàng gia công
3 Công ty TNHH PUNGKOOK Sài Gòn II Sản xuất hàng gia công
4 Công ty TNHH PUNGKOOK Sài Gòn
III
Sản xuất hàng gia công
5 Công ty TNHH JOON Sài Gòn Sản xuất hàng gia công
6 Công ty TNHH HAKSAN VINA Sản xuất hàng gia công
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 13
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
1.5.1 Cơ cấu thị trường xuất – nhập khẩu của Công ty.
1.5.1.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu.
Bảng 1.4 – Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty năm 2013.
Nguồn: Phòng kinh doanh
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 14
Thị trường
Giá trị
(Triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
EU
5.280 27,8
Hàn Quốc
4.576 24,1
Hồng Kông
2.020 10,6
Nhật

956 5
Mỹ
3.396 17,9
Thị trường khác
2.763 14,6
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
Hình 1.3 – Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty năm 2013.
 Nhận xét
Qua biểu đồ trên ta thấy thị trường EU là thị trường tiềm năng nhất trong
lĩnh vực xuất khẩu.Hàng năm, công ty đảm nhận dich vụ xuất khẩu qua thi trường
này khá lớn. Những mặt hàng thường được xuất khẩu qua thị trường này là hàng
may mặc, Bàn ghế, Thực phẩm, linh kiện điện tử… Có thể nói thị trường EU là thị
trường khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng, về mẫu mã sản phẩm và hàng hóa phải
chịu nhiều rào cản (kỹ thuật, thuế quan). Trong khi đó lượng hàng hóa xuất khẩu
sang thị trường này càng gia tăng chứng tỏ rằng các sản phẩm của các doanh nghiệp
nước ta ngày càng hoàn thiện về hình thức cũng như chất lượng và ngày càng được
khách hàng nước ngoài yêu thích.
Mặt khác, cơ cấu thị trường xuất khẩu sang các nước trong Châu Á ngày
càng nhiều nhờ được hưởng thuế suất ưu đãi và thủ tục Hải Quan đơn giản, nhanh
chóng .
1.5.1.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu.
Bảng 1.5 – Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty năm 2013.
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 15
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
Nguồn: Phòng kinh doanh
Hình 1.4 – Biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty năm 2013.
 Nhận xét
Qua bảng số liệu trên ta thấy mặc dù chủ trương của Nhà nước ta luôn
khuyến khích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu song trên thực tế kim ngạch xuất khẩu
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 16

Thị trường
Giá trị
(Triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
Mỹ 4.196 19,5
Trung Quốc 6.850 31,8
Hàn Quốc 5.423 25,2
Hồng Kông 3.150 14,5
Thị trường khác 1.935 9
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
của nước ta luôn nhỏ hơn kim ngạch nhập khẩu. Chính vì vậy mà giá trị nhập khẩu
của Công ty lớn hơn giá trị xuất khẩu.
Biểu đồ trên cho ta thấy lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ
lệ khá cao 31,8%, cũng chính vì vậy mà hàng hóa Trung Quốc tràn lan trên thị
trường Việt Nam. Các mặt hàng nhập chủ yếu từ Trung Quốc thường là: Máy móc
thiết bị, phụ tùng thay thế, hóa chất,…
Nhìn chung các mặt hàng Việt Nam nhập về chủ yếu là hàng công nghiệp,
máy móc thiết bị phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp.Vì ngành công nghiệp
chế tạo của nước ta chưa phát triển mạnh.
 Qua hai bản số liệu trên ta thấy thị trường xuất – nhập khẩu của Việt Nam
chủ yếu là thị trường Châu Á. Các thị trường lớn khác vẫn có nhưng số lượng còn
rất ít so với tiềm năng. Vì vậy, nước ta cần đổi mới công nghệ cũng như mở rộng
quan hệ buôn bán với các thị trường này nhằm đem ngoại tệ về cho Đất nước.
1.6 Phương thức kinh doanh.
Thông qua bảng số liệu bên dưới ta có thế thấy được dịch vụ làm thủ tục Hải
quan và giao nhận hàng hóa là dịch vụ chủ yếu được khách hàng sử dụng nhiều nhất
của Hanjin logistics luôn luôn chiếm tỷ trọng cao doanh thu toàn công ty và tăng
dần qua các năm. Bên cạnh đó dịch vụ vận tải hàng hóa nội địa cũng đem lại doanh
thu đáng kể cho công ty, chỉ đứng sau dịch vụ khai thuê hải quan và giao nhận
hàng hóa. Chính vì thế công ty cần chú trọng giữ vững hai dịch vụ trên nhằm ổn

định doanh thu cho công ty. Các dịch vụ khác của công ty còn hạn chế, mang lại
doanh thu không cao. Nguyên nhân là do ở các lĩnh vực khác công ty gặp phải sự
cạnh tranh gay gắt trên thị trường đến từ các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài
khác. Vì vậy, ngoài việc ổn định những dịch vụ đem lại doanh thu cao, công ty cũng
cần phải nâng cao phát triển thêm dịch vụ khác để tăng thêm khả năng cạnh tranh
cho công ty.
Bảng 1.6 – Doanh thu các dịch vụ của Hanjin Logistics qua các năm.
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 17
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh năm
2012/2011
So sánh năm
2013/2012
2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị %
Dịch vụ tư vấn
xuất nhập khẩu 860 1.120 1.530
260 130
410 137
Dịch vụ khai
thuê hải quan
và giao nhận
hàng hóa
4.260 5.490 7.150 1.230 129 1.660 130
Dịch vụ kho
ngoại quan 1.880 2.240 2.718 360 119 478 121
Dịch vụ vận tải
hàng hóa nội

địa
3.540 3970 4.762 430 121 792 120
Nguồn: Phòng kế toán
1.7 Tình hình tài chính của Công ty.
Bảng 1.7 – Tình hình nguồn vốn của Công ty.
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn vốn Năm 2012 Năm 2013 2013/2012
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 18
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A.Nợ phải trả 10.346 71,24 11.696 73,10 1.350 13,05
Nợ ngắn hạn 10.346 71,24 11.696 73,10 1.350 13,05
Nợ dài hạn - - - - - -
Nợ khác - - - - - -
B.Nguồn vốn chủ sở
hữu
4.177 28,76 4.304 26,90 127 3,04
Nguồn vốn – quỹ 4.177 28,76 4.304 26,90 127 3,04
Nguồn kinh phí - - - - - -
Tổng 14.523 100 16.000 100 1.477 10,17
Nguồn: Phòng Kế Toán
Nhận Xét:
• Nợ phải trả
Nợ phải trả năm 2012 là 10.346 triệu chiếm tỷ trọng 71,24% trên tổng nguồn
vốn. Năm 2013, Công ty mở rộng quy mô kinh doanh mà vốn chủ sở hữu tăng lên
không kịp với tốc độ tăng của quy mô, vì vậy công ty đã tăng lượng vay làm cho nợ
phải trả tăng lên 11.696 triệu, tăng 1.350 triệu đồng so với năm 2012 với tốc độ tăng
13,05, tỷ trọng cũng tăng lên 73,10%.
Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy nợ phải trả của công ty là những khoản
nơ ngắn hạn, điều này cho thấy việc huy động nguồn vốn của công ty cho việc mở

rộng quy mô kinh doanh ở phần phân tích trên là khá hợp lý.
• Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu tăng qua các năm, cụ thể:
Năm 2012 vốn chủ sở hữu là 4.177 triệu, chiếm tỷ trọng 28,76%
Năm 2013 vốn chủ sở hữu tăng lên 4.304 triệu, tăng 127 triệu so với năm
2012 với tốc độ tăng là 3,04%. Tuy nhiên tỷ trọng lại giảm còn 26,90% trong tổng
số nguồn vốn.
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 19
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
Tình hình nguốn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm là biểu hiện tốt, giúp cho
công ty ngày một chủ động hơn trong nguồn vốn của mình, về nguyên nhân làm
tăng nguồn vốn chủ sở hữu là do lợi nhuận giũ lại, cho thấy công ty kinh doanh có
lãi qua các năm.
1.8 Khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của Công ty.
Trong nền kinh tế không ngừng phát triển như hiện nay, hàng loạt các công
ty dịch vụ giao nhận ra đời đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty. Hanjin
Logistics Việt Nam sau một thời gian hoạt động đã vượt qua được bước đầu khó
khăn trong tổ chức công ty cũng như tìm kiếm khách hàng. Tính đến thời điểm hiện
nay công ty đã phát triển không những về quy mô mà còn cả chất lượng, ngày càng
tạo được uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước. Nhờ vậy mà khả năng cạnh
tranh của Công ty ngày càng được nâng cao.
- Là Công ty con của tập đoàn Hanjin, một trong những tập đoàn lớn trên thế
giới nên Công ty Hanjin Logistics Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với các
công ty khác cùng ngành. Công ty đã tận dụng lợi thế quy mô và mạng lưới
rộng khắp của công ty mẹ để quảng bá tìm kiếm khách hàng mới, khách
hàng tiềm năng.
- Mặc dù mới phát triển nhưng Công ty đã tạo được thương hiệu uy tín nhờ
vào khả năng làm việc của đội ngũ nhân viên có tay nghề cao và kinh
nghiệm lâu năm, tận tuy với Công ty. Từ đó sẽ tạo được tiếng tăm trên thị
trường, có thể thu hút khách hàng nhiều hơn cho Công ty.

- Tận dụng được lợi thế vị trí địa lí thuận lợi, nằm giữa Trung tâm Thành Phố,
gần với các Cảng biển cũng như sân bay đã tạo sự thuận lợi trong việc giao
dịch với khách hàng cũng như thực hiện tốt công tác giao nhận của Công ty.
- Với cơ sở vật chất kỹ thuật tốt bộ phận kinh doanh đã tận dụng tối đa khả
năng tìm kiếm khách hàng thông qua Internet cũng tạo ra sự khác biệt so với
các đối thủ.
- Là một Công ty nước ngoài dưới sự điều hành của Giám Đốc là người Hàn
Quốc có nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường quốc tế, đồng thời Phó
Giám Đốc là người Việt hiểu rất rõ đặc trưng văn hóa, pháp luật kinh doanh
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 20
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
trong nước. Trên cơ sở đó họ luôn hiểu và sẵn sàng đáp ứng thỏa mãn nhu
cầu của các công ty đối tác.
- Đội ngũ nhân viên đã từng được đào tạo vững vàng về nghiệp, nhân viên
nhanh nhẹn trong việc giao nhận hàng hóa. Với đội ngũ hơn 50 người, nhân
viên có khả năng ngoại ngữ tốt nhờ vậy có thể giao tiếp với khách hàng dễ
dàng. Chính vì thế Hanjin Logistics tin tưởng rằng có thể cung cấp những
dịch vụ chuyên nghiệp và đạt chất lượng cao nhất.
1.9 Phân tích các yếu tố SWOT của Công ty.
Để ban lãnh đạo của công ty có thể phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội cũng như thách trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế như hiện nay thì
mô hình SWOT là một công cụ tốt và phù hợp.
1.9.1 Điểm mạnh.
- Giám đốc và đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, trình độ về chuyên
môn về nghiệp vụ cao trong lĩnh vực hàng hải.
- Môi trường làm việc tốt tạo điều kiện cho nhân viên xử lý chứng từ nhanh
chóng, được sự hỗ trợ của đồng nghiệp giải quyết các vấn đề khó.
- Cơ sở vật chất và phương tiện thông tin liên lạc được trang bị đầy đủ, hiện
đại bảo đảm cho việc thực hiện thủ tục hải quan, giao hàng một cách nhanh
chóng, chính xác giảm được các chi phí không đáng có.

- Lượng khách hàng tương đối ổn định, do dịch vụ của công ty tốt nên lượng
khách hàng mới tăng dần.
1.9.2 Điểm yếu.
- Nói chung hệ thống logistics của công ty hoạt động còn rời rạc, chưa có sự
liên kết giữa các khâu trong chuỗi. Nguyên nhân chủ yếu là do nhân lực của
công ty và nguyên nhân khách quan là do tình hình buôn bán trên thị trường
xuất nhập khẩu hiện nay.
- Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất theo điều kiện FOB tức là giao
hàng qua lan can tàu là chủ hàng hết trách nhiệm. Vì vậy, nếu kinh doanh
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 21
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
dịch vụ logistics trong khâu hàng xuất thì công ty không thể thực hiện hết
các khâu trong hoạt động logistics.
- Nguồn nhân lực không đáp ứng kịp thời với sự gia tăng khối lượng công việc
xử lý chứng từ.
1.9.3 Cơ hội.
- Nhu cầu của khách hàng ngày càng nhiều, vì thế khối lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu cũng không ngừng tăng, tạo ra khối lượng công việc ổn định.
- Khách hàng thân thiết ngày càng tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của công
ty nên có thể dễ dàng trao đổi những khó khăn với nhau, từ đó có thể đem lại
lợi ích cho cả 2 bên.
- Việt Nam đã hội nhập WTO đã mang lại nhiều thuận lợi, xuất khẩu không bị
khống chế quota, hạn chế về thuế cũng dần được giảm…
- Pháp luật của Việt Nam ngày càng thông thoáng cũng tạo ra nhiều thuận lợi.
1.9.4 Thách thức.
- Ngày càng xuất hiện nhiều công ty cùng ngành đã tạo ra sự cạnh tranh gay
gắt giữa các công ty với nhau.
- Nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao cũng đồng nghĩa với việc đòi
hỏi dịch vụ phải đạt chất lượng tốt hơn nữa.
- Khối lượng công việc ngày càng nhiều nhưng lực lượng lao động có tay nghề

không đáp ứng đủ.
- Một số nước pháp luật còn nhiều hạn chế đã gây không ít khó khăn.
1.10 Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới.
Trên đà phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như của khu vực hay trên
toàn thế giới, các mối quan hệ làm ăn ngày càng mở rộng và chặt hơn, các nước đi
vào chuyên môn hoá sâu, lượng hàng sản xuất và luân chuyển ngày càng nhiều.
Thêm vào đó khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 22
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
thương mại dịch vụ phát triển qua việc cung cấp thông tin cập nhật, các trang thiết
bị hỗ trợ, nâng cấp cải tiến phương tiện, công cụ hỗ trợ…
Ý thức được tầm quan trọng của việc đề ra phương hướng chiến lược phát
triển, ban lãnh đạo công ty đã hết sức chú tâm nghiên cứu tình hình công ty, khả
năng, tiềm năng của công ty mình cũng như khuynh hướng, xu hướng phát triển của
nền kinh tế trong nước và quốc tế, sự biến động và phát triển của thị trường trong
và ngoài nước để đề ra được phương hướng phát triển thích hợp.
Để đáp ứng nhu cầu của thời đại và cạnh tranh công ty cần xây dựng phương
hướng phát triển thích hợp và đưa ra các giải pháp cụ thể như sau:
- Tiếp tục mở rộng quan hệ giao dịch đối ngoại với các tổ chức quốc tế thông
qua hệ thống mạng lưới toàn cầu của tập đoàn.
- Đảm bảo giữ vững khách hàng truyền thống, giữ vững mối quan hệ đại lý,
những khách hàng và những hợp đồng đã kí, mở rộng mạng lưới dịch vụ và
quan hệ tốt với các đại lý thứ cấp, tìm hiểu thông tin, nắm chắc khả năng,
yêu cầu của khách hàng.
- Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của công ty nhằm giữ vững thị trường
hiện có, khai thác thị trường tiềm năng thông qua việc phát huy những lợi thế
so sánh đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.
- Đặt ra chiến lược về giá cả mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với từng khách
hàng, từng dịch vụ, chiến lược xúc tiến thương mại, công tác thông tin quảng
cáo giới thiệu công ty đến các bạn hàng trong nước và quốc tế.

- Tăng cường đoàn kết nội bộ, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật.
- Hoàn thiện trang wed riêng của công ty giới thiệu về công việc, con người
công ty.
- Thực hiện phương châm vừa học vừa làm, kết hợp đào tạo ngắn hạn và dài
hạn đội ngũ cán bộ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh.
- Hoạt động dịch vụ của công ty phải đặt yêu cầu hiệu quả, an toàn, thuận lợi
cho khách hàng lên đầu. chất lượng dịch vụ cao phải là điều quan tâm trước
hết.
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 23
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
2.1 Thực hiện phỏng vấn.
2.1.1 Phỏng vấn nhân viên phòng chứng từ hải quan.
1. Họ và tên: TRẦN THỊ NGỌC HUYỀN
2. Chức danh: Nhân viên phòng chứng từ hàng air
3. Phòng ban công tác: Phòng chứng từ hải quan
4. Trình độ học vấn: Đại học
5. Năm thâm niên công tác: 3 năm
6. Chuyên ngành theo học: Kinh doanh xuất nhập khẩu
7. Hiện làm chuyên môn gì: Xuất nhập khẩu
8. Điện thoại liên hệ: 01696678978
2.1.1.1 Công việc của nhân viên phòng chứng từ Hải quan.
Là một nhân viên phòng chứng từ phải đảm nhận những công việc sau:
- Tiếp nhận chỉ thị công việc từ trưởng phòng, nhận thông tin từ khách hàng, liên
hệ với hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu để có bộ chứng từ hoàn hảo;
- Hoàn thành bộ chứng từ khai báo Hải quan, hoặc các cơ quan hữu quan liên
quan. Truyền khai báo quan phần mềm khai quan điện tử;
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 24
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
- Chịu trách nhiệm thông tin giữa khách hàng, nhà vận chuyển, bộ phận hiện
trường và các bên có liên quan để giao nhận hàng kịp tiến độ. Báo cáo trưởng

phòng kịp thời khi có phát sinh;
- Theo dõi và thanh lý hợp đồng gia công, hợp đồng sản xuất xuất khẩu;
- Chịu trách nhiệm thông tin với kế toán để tiến hành thanh toán cho nhà cung cấp
vả thu hồi công nợ;
- Lập báo cáo ngày, tuần, tháng về tình hình công việc của phòng.
2.1.1.2 Kiến thức kỹ năng cần thiết tại vị trí.
- Am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặt biệt là chứng từ hải quan,
trình độ ngoại ngữ tốt, có thể giao tiếp, tiếp xúc công việc nhanh chóng;
- Kỹ năng nhập liệu chính xác, khả năng giải quyết công việc độc lập, triển khai
công việc theo kế hoạch, sử dụng thành thạo tin học văn phòng Word, Excel,
Email.
- Có khả năng chịu áp lực cao và nhiệt tình trong công việc. Kỹ năng giao tiếp,
truyền đạt tốt, điềm tĩnh và lịch sự với cấp trên, đồng ngiệp và khách hàng;
- Cẩn thận nhanh nhẹn, kỹ năng sắp xếp công việc tốt.
2.1.1.3 Thuận lợi trong công việc.
- Làm đúng với ngành đã học nên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào công
việc;
- Do có thâm niên trong quá trình công tác nên đây cũng là một trong những
thuận lợi trong công việc vì có thời gian tích lũy được những kiến thức, kỹ năng
giải quyết các vấn đề trong công việc quản lý nhân sự;
- Được sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng xuất nhập khẩu khi gặp khó khăn
và đồng thời được sự động viên của cấp trên làm giảm bớt áp lực công việc;
SVTT: PHẠM CÔNG VINH Trang 25

×