Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tiêu luận Khái quát về đạo Islam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.98 KB, 21 trang )

Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tồn tại trong suốt lịch sử nhân loại, tôn giáo là một hiện tượng xã hội có
tác động không nhỏ tới đời sống con người. Tôn giáo xuất hiện từ buổi bình
minh của nhân loại và tồn tại cho đến ngày nay – đú chính là một nhu cầu tinh
thần của một cộng đồng, của một quốc gia, khu vực và trờn trờn thế giới.
Đạo Islam (Đạo Hồi) cũng là một tôn giáo lớn trên thế giới, với một
sức sống mạnh mẽ có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn và phát triển ngày càng
nhanh chóng. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, số lượng tín đồ Islam giỏo
trờn thế giới hiện có khoảng hơn một tỉ người với tốc độ tăng nhanh chóng:
năm 1950 là 418 triệu, năm 1990 là 1007 triệu, năm 2000 có ước tính 1745
triệu (6; 56). Tôn giáo này cũng có ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư ở Việt
Nam đặc biệt là cộng đồng người Chăm ở nước ta.
Vậy câu hỏi đặt ra là quá trình truyền bá, các giai đoạn phát triển của
đạo Islam diễn ra như thế nào? Và đạo Islam ở Việt Nam có đặc điểm gì?
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này em xin được tìm hiểu về vấn đề đó.
II. NỘI DUNG
1. Khái quát về đạo Islam.
1.1. Hoàn cảnh ra đời.
Đạo Islam ra đời trong hoàn cảnh xã hội Ả Rập chuyển từ chế độ công
xã thị tộc lên xã hội có giai cấp. Vào đầu thế kỷ VI, trong các thị tộc Ả Rập có
sự biến đổi quan trọng. Đó là việc hình thành con đường buôn bán từ Tây
sang Đông qua bán đảo Ả Rập. Nhờ đó nền kinh tế hàng hóa phát triển. Một
số trung tâm kinh tế văn hóa ra đời, nhờ vào việc thu thuế các thương nhân
mà xuất hiện những người giàu có. Xuất hiên quan hệ sở hữu tư nhân và sự
bất bình đẳng trong xã hội. Đầu thế kỉ VII con đường buôn bán Tây – Đông
chuyển sang vùng vịnh Ba Tư thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Ba Tư.
Việc mất nguồn lợi do thu thuế buôn bán nen nền kinh tế Ả rập bị suy tàn.
Bọn chủ nô dùng hình thức cho vay nặng lãi và bóc lột nô lệ ngày càng thậm
tệ. Dẫn đến mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.


Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
Mặt khác ở bên ngoài, Ả Rập luôn đứng trước nguy cơ bị xâm lấn bởi
đế quốc Bizăngxơ từ phía Tây và Ba Tư từ phía Đông. Tình hình đó làm nảy
sinh nhu cầu thống nhất các bộ lạc, thiết lập nhà nước tập quyền để thống trị
quần chúng, khôi phục con đường buôn bán Tõy Đụng, tiến hành mở rộng
lãnh thổ.
Tín ngưỡng thờ đa thần, vì vậy trở nên không còn phù hợp. Xuất hiện nhu
cầu về tin ngưỡng độc thần. Và sự ra đời của đạo Islam đáp ứng nhu cầu đó.
Đạo Islam ra đời gắn liền với tên tuổi,cuộc đời, sự nghiệp của
Mụhamột. Mụhamet là người thuộc bộ lạc Carét, sinh tại Méc ca năm 570.
Ông không biết đọc biết viết nhưng tỏ ra khá thông minh và khôn ngoan. Năm
26 tuổi ông cưới một góa phụ giàu có. Với bản tính hay suy tư, ông mải mê
tìm hiểu về thế giới con người nhất là đời sống tâm linh. Ồng cho rằng, mỗi
dân tộc phải có một tiên tri của mình, và ông là người tiên tri của Ả Rập. Năm
40 tuổi, Mụhamột tuyên xưng rằng ông được Thượng Đế chọn làm sứ giả của
người. Sau một thời gian Mô ha mét bắt đầu đi truyền đạo Islam. Tháng 7
năm 622 được coi là mở đầu ky nguyên Hồi giáo. Vì vào thời gian này hội
thánh được thành lập vừa phục vụ cho việc truyền giáo, vừa chuẩn bị lực
lượng đánh chiếm Méc ca. Từ năm 622-630 bằng những lỗ lực quân sự, ngoại
giao. ễng tiến hành đánh chiếm Méc ca, đập phá mọi đền thờ cũ, lập nên trung
tâm của đạo Islam, khiến Méc ca trở thành thánh địa của tôn giáo này. Từ
Méc ca Hồi giáo được truyền bá khắp cỏc vựng ở Ả Rập.
1.2. Quá trình phát triển của đạo Islam
Khi ra đời đạo Islam bị phản đối ở Méc ca. Nhưng từ năm 636, khi nhà
nước Kha li phát Hồi giáo tiến hành viễn chinh xâm lược các quốc gia khác ở
Bắc Phi, Tây Á, Trung Á thì đạo Islam bắt đầu phát triển mạnh. Đến thế kỷ
XI đạo Islam trở thành một tôn giáo lớn thống soái các dân tộc từ Địa Trung
Hải đến vịnh Ba Tư và thâm nhập sâu vào Châu Phi.
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học

K17
Thế kỷ XIV dân tộc Thổ theo đạo Islam tấn công tiêu diệt đế quốc Bi
zăng xơ lập nên đế quốc Ô tô man hùng cường kéo dài 3 thế kỷ, kéo theo
nhiều nước theo đạo Islam.
Từ thế kỷ XIV, XV, XVI đạo Islam được truyền bá sang In đụnờxia,
Malaixia và nhiều nước Đông Nam Á khác.
1.3. Giỏo lí cơ bản của đạo Islam.
- Tin vào kinh Co ran. Giỏo lớ đạo Islam được trình bày trong kinh Co
ran. Đây là thánh thư của đạo Islam được chia làm 30 phần (114 chương) với
6211 câu được viết bằng tiếng Ả Rập. Người Islam cho rằng kinh Co ran là
lời giáo huấn của Thượng Đế cho loài người mà Mo ha mét đã nhận được.
Thực ra, đó là những lời rao giảng của Mô ha mét cho các tín đồ trong quá
trình truyền giáo, sau này dược sưu tầm, biên soạn thành văn bản và lưu
truyền cho đến ngày nay.
Kinh Co ran được thiêng liêng hóa, coi là chân lý, trong đó có những
điều răn dạy về giỏo lớ, luật lệ, lễ nghi, sự thờ phụng cách thức hành đạo, điều
kiện nhập đạo, mối quan hệ gia đình, xã hội, các nguyên tắc cư xử tất cả
những việc dạo và đời. Kinh Co ran thường được lấy làm chuẩn mực cho tất
cả. Kinh được viết bằng tiếng Ả rập đến nay vẫn giữ nguyên không thay đổi.
- tin vào thánh Ala và sứ giả Mô ha mét. Cơ sở giỏo lớ là niềm tin vào
thánh Ala (Thượng Đế) vào sứ giả Mô ha mét, vào thiên thần, ma quỷ, vào sự
bất tử của linh hồn, vào ngày phục sinh và phán xét vào thiên đường, địa
ngục, vào sự vĩnh cửu của kinh Co ran.
Đạo Hồi cho rằng, thánh Ala là thượng đế duy nhất sáng tạo và điều
khiển thế giới. Sự nghiệp sáng tạo của thánh Ala được thực hiện trong sáu
ngày: Ngày thứ nhất sáng tạo ra bầu trời; ngày thứ hai sáng tạo ra mặt trời,
mặt trăng, sao, gió; ngày thứ ba sáng tạo ra muôn vật và thiên thần ở bẩy tầng
trời; ngày thứ tư sáng tạo ra nước dòng sông; ngày thứ năm sáng tạo ra thiên
đường và địa ngục; ngày thứ sáu sáng tạo ra Adam và Eva - thủy tổ của loài
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học

K17
người. Ngày thứ bẩy công việc hoàn thành, trật tự thế giới được thiết lập, sự
hài hòa không thể phá vỡ.
Mô ha mét được coi là sứ giả của thánh Ala, là tiên tri của tín đồ, là sứ
giả cuối cùng của Thượng đế, đáng mến nhất, anh minh nhất, vĩ đại nhất, có
sức mạnh cao cả cứu loài người khỏi tội lỗi, chỉ ra cho họ con đường đúng
đắn, bằng cách truyền giảng ý chí của Thượng đế qua kinh Co ran.
Thánh Ala tạo ra thần, ma, quỷ có nhiệm vụ hoàn thành không điều
kiện những lời phán truyền của Thượng đế. Có bốn trong nhiều thần gần với
thánh Ala (Gabrien, Mikain, Iraphin, Ara).
Đạo Islam cho rằng con người có hai phần xác và hồn. Thế xác chỉ là
vỏ bọc tạm thời còn linh hồn là bất tử. Cuộc sống trần gian chỉ là ngưỡng cửa
bước vào cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia.
Ngày phục ainh là ngày gặp gỡ của mọi thế hệ trước thánh Ala. Ngày
đó, mọi người đều có quyển sách ghi rõ công, tội đã làm khi còn sống.
Thánh Ala sẽ phán xét từng người. Ai có công sẽ được lên thiên đàng.
Những ai có tội nhưng ngoan đạo sẽ được Mô ha mét đứng ra che chở, cầu
xin thượng đế tha tội. Những ai có tội không theo đạo bị hành hạ nơi địa ngục
đen tối bằng các phương tiện tra tấn dã man.
1.4. Luật lệ và lễ nghi thờ cúng của đạo Islam
- Năm “cốt đạo”. Giáo luật của đạo Islam thể hiện tập trung ở năm cốt
đạo là:
+ Biểu lộ đức tin: Tín đồ biểu lộ đức tin bằng việc tuyên xưng rằng chỉ
tin vào một thượng đế duy nhất là thánh Ala và sứ mạng cao cả của tiên tri
Mô ha mét, đồng thời kiên nhẫn đón nhận những lời tiên định của thánh Ala,
làm đúng lời răn dạy của thánh và tiên tri đã ghi trong kinh Co ran.
+ Cầu nguyện: Mỗi ngày phải cầu nguyện năm lần (rạng đông, giữa
trưa, chiều, hoàng hôn, chập tối). Nơi cầu nguyện có thể ở bất kỳ chỗ nào.
Buổi cầu nguyện trưa thứ sáu là quan trọng nhất, bắt buộc phải đến lễ đường.
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học

K17
Trước khi cầu nguyện phải làm lễ tẩy thể. Khi cầu nguyện tín đồ phải quay về
hướng Méc ca.
+ Ăn chay trong tháng Ra ma dan: Một năm tín đồ phải ăn chay vào
tháng Ra ma dan vào tháng chín Hồi lịch(trừ người già, đàn bà có thai, trẻ em
dưới mười tuổi). Trong tháng ăn chay, tín đồ không được ăn, uống, hút, quan
hệ vợ chồng từ lúc rạng đông cho đến chập tối. Các sinh hoạt đều thực hiện
vào ban đêm.
+ Bố thí: Hồi giáo quan niệm của cải là do một vị thần xấu xa đưa đến,
sự giàu có chỉ đem lại sự khổ đau cho con người ở kiếp sau, đạo Islam cho
rằng tín đồ phải bố thí để tránh tai họa. Theo luật, cuối tháng Ra madan tín đồ
phải dành 1/10 lợi tức để bố thí cho người nghèo, người mắc nợ vì hiếu thảo,
người tham gia thánh chiến, kẻ mồ côi, những người mới nhập đạo và lữ
khách.
+ Hành hương: Mục đích hành hương là được tha tội. Thời gian hành
hương vào tháng 12 Hồi lịch. Y phục phải 2 mảnh vải không có vết khâu. Trong
thời gian hành hương tín đồ kiờng khụng đi giầy, không quan hệ tình ái, không
làm đổ máu, không làm chết cây cỏ. Địa điểm hành hương là đền Kaaba…
Ngoài việc thực hiện năm cốt đạo tín đồ Islam còn phải tham gia các
cuộc thánh chiến. Họ cho rằng để truyền đạo ngoài việc tuyên truyền lôi kéo
người khác vào đạo, mà cũn dựng biện pháp cứng rắn bắt dân tộc khỏc đó
từng được chiếu dụ mà không chịu cải đạo.
- Các quy định khác: Tín đồ đạo Islam bắt buộc phải đọc kinh Co ran.
Việc đọc kinh còn thể hiện đức tin vào thánh Ala và tiên tri Mô ha một. Đõy
cũng là phương tiện để hành đạo. Ngoài ra cũn cú cỏc quy định như là: việc
cắt da bao quy đầu, nghi thức tang ma, giáo lý Islam có những quan niệm khắt
khe với phụ nữ, 1 người đàn ông có thể có 4 vợ hợp pháp…
2. Quá trình truyền bá của đạo Islam vào Việt Nam
Một điều đặc biệt đó là hồi giáo chỉ đến với người Chăm, truyền bá
trong dân tộc Chăm, chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Nhưng đây là 1 vần đề thú

Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
vị và được nhiều học giả tìm hiểu. Cũng như các nước Đông Nam Á hải đảo,
vấn đề du nhập của đạo Hồi vào Việt Nam vẫn chưa được làm sáng tỏ, và có
nhiều ý kiến khác nhau.
2.1 Quan điểm về con đường du nhập.
- Một số nhà nghiên cứu Đông Nam Á cho rằng Hồi giáo ảnh hưởng
mạnh mẽ tới các nước Đông Nam Á hải đảo thông qua các thương gia Hồi
giáo, như là Ả Rập, Ấn Độ, Ba Tư, Trung Quốc. Họ đã đến đây buôn bán và
truyền bá Đạo Hồi vào khu vực này. Hồi giáo đến Việt Nam đã làm cơ sở cho
nhận định này.
- Một số khác lại cho rằng Hồi giáo từ Quảng Châu (Trung Quốc) theo
đường bộ hoặc biển xuống Việt Nam, sau đó mới tới các nước hải đảo khác.
Giả thuyết này được chứng minh bởi hàng loạt các nhà thờ Hồi giáo được xây
dựng ở Quảng Chõu cú niên đại từ thế kỷ thứ IX, khi mà Đông Nam Á chưa
có một trung tâm Hồi giáo nào. Điều này cũng chỉ là giả thuyết và đòi hỏi sự
nghiên cứu về Hồi giáo ở Trung Quốc và mối quan hệ của nó với Việt nam.
2.2. Quan điểm về niên đại.
- Theo truyền thuyết của người Chăm thì đầu thế kỷ XI đó cú một vị
vua nước Chămpa theo Hồi giáo hành hương đến thánh địa Méc ca. Tuy
nhiên, người ta vẫn chưa tìm được bằng chứng nào khẳng định điều đó [9,
177].
- Có quan điểm khỏc thỡ cho rằng đạo Islam được du nhập vào
Chămpa vào nửa cuối thế kỷ X. Để minh chứng cho quan điểm trờn, thỡ
M.Ed Huber trích trong Tống sử Trung Quốc viết về xứ sở Chăm pa có ghi
“(ở đất Chàm) cũng có giống trâu sống trong rừng núi; người ta không được
phép sử dụng chúng trong việc canh tác mà chỉ được dựng chỳng trong lễ
hiến sinh cho các thần linh. Vào lúc dõng cỳng 1 con trâu trong lễ hiến sinh
họ khấn câu: “A lo ho ki pa” có nghĩa là “ mong sao con trâu sớm được hồi
sinh”. Theo Huber thỡ cõu khấn A lo ho ki pa rất gần với câu khấn A la kbar

của tín đồ Hồi giáo và điều đó cho phép kết luận rằng vào thời nhà Tống có
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
người theo đạo Hồi. Cũng trong đoạn ghi chép trên cũn cú cõu “Tập tục và y
phục của người Chàm giống như tập tục và y phục của những người thuộc
vương quốc Ta Che (Tadji người Ả Rập” [1,78]
- Lại có ý kiến cho rằng “Islam giáo đến Đông Nam Á hơi muộn: đến
vương quốc cổ Chăm pa vào thế kỉ XIII, từ Chăm pa phổ biến sang Java
(Inđụnờxia) khoảng thế kỷ XIV, tiếp đó là các nơi khác ở Đông nam Á, từ thế
kỉ XV” [6, 57]
- Một số học giả cho rằng vào cuối thế kỉ XV, khi vương quốc Chămpa
sụp đổ thì người Chăm đã theo Hồi giáo.
- Một số khác trong đó có Mauguin P.X lại chứng minh phải đến cuối
thế kỷ XVII người Chăm mới thực sự ảnh hưởng của Hồi giáo.
Tóm lại: khi chưa có bằng chứng cụ thể về quá trình Hồi giáo hóa của
người Chăm ở Việt Nam, chúng ta tạm chấp nhận quan điểm cho rằng có thể
từ thế kỷ X, XI đã có nhiều thương gia Ả Rập, Ấn Độ, Ba Tư, Trung Quốc.
Nhưng chưa thể nói lúc đó người Chăm theo Hồi giáo. Từ thế kỷ thứ XIII đến
thế kỷ XVII, khi phần lớn các nước hải đảo Malayxia, Inđụnờxia, Nam
philipin đã theo Hồi giáo và có mối quan hệ buôn bán qua đường biển giữa
các nước này với Chăm pa phát triển mạnh, thì Hồi giáo có cơ hội thấm sâu
vào đời sống văn hóa xã hội người Chăm [9,178].
3. Các giai đoạn phát triển
- Giai đoạn đầu (khoảng từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV): Như trên đã nói,
trong giai đoạn này có thể có cộng đồng thương nhân theo đạo Hồi đến nước
ta làm ăn sinh sống, nhưng đến nay không thấy dấu vết gì. Cũng có thể trong
giai đoạn này một số người trong hoàng tộc, hoặc thường dân Chăm cải theo
đạo Hồi vì lý do tín ngưỡng, hôn nhân, hay lý do nào đó. Nhưng nhà vua,
triều đình, phần lớn quý tộc và dân chúng vẫn giữ tôn giáo truyền thống là
Hin du giáo. Như vậy cho đến thế kỷ XV Hồi giáo chưa có địa vị rõ rệt.

- Giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX. Thế kỷ XV, khi nhà nước
phong kiến tập quyền ở Việt Nam đạt đến cực thịnh. Năm 1471, Lờ Thỏnh
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
Tụng chinh phục Vương quốc Chăm pa, người Chăm đã dồn tụ về phía nam
đốo Cự Mụng (từ Phan Rang trở vào) và thiết lập vương quốc Chiêm Thành.
Trong thời gian tồn tại vương quốc Chiêm Thành, dân chúng sống trong tâm
trạng bi quan không ổn định. Lúc đó đạo Bà la môn không còn giữ được vị
thế của mình trong đời sống của Vương triều và dân chúng nữa. Mặt khác
trong thời gian này, người Chăm tiến hành buôn bán với người nước ngoài
(như vương quốc Malaka theo đạo Hồi). Đó là lúc Hồi giáo có cơ hội thấm
sâu vào đời sống văn hóa xã hội người Chăm. Nhưng trong thời gian đó Hồi
giáo ở Việt Nam bị tách thành 2 cộng đồng là Chăm Islam, và Chăm Bà ni
+ Người Chăm Islam: được hình thành khi quốc gia Chăm tan rã, phần
lớn đất đai thuộc về nhà Nguyễn, thì một số người Chăm theo Hồi giáo đã di
cư sang Cam pu chia, Malaysia, In đụ nờ xia. Sau đó khi tình hình trong nước
ổn định và có thể họ không thể chịu đựng được sự o ép của chính quyền
phong kiến trên đất khách quê người, họ lại quay trở lại Việt Nam và định cư
chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Do tiếp tục duy trì mối quan
hệ buôn bán, giao lưu văn hóa với các nước Đông Nam Á hải đảo, số người
Chăm nay tiếp tục chịu ảnh hưởng của Hồi giáo và có mối quan hệ khá chặt
chẽ với cộng đồng Hồi giáo thế giới. Cho nên người ta gọi cộng đồng người
Chăm này là người Chăm Islam
+ Người Chăm Bà ni: số người Chăm Hồi giáo còn lại ở miền Trung
trên đất Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay sống biệt lập với các trung tâm
tôn giáo, khiến Hồi giáo nơi đây bị thất truyền và chịu ảnh hưởng của đạo Bà
la môn, tín ngưỡng địa phương, các tập tục truyền thống tạo nên cộng Chăm
Hồi giáo Bà ni
- Thời thuộc Pháp và trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Trước đây
vấn đề người Chăm và đạo Hồi bị Pháp và Mĩ lợi dụng để chia rẽ khối đoàn

kết dân tộc chống phá cách mạng. Chỳng đó dựng lên Mặt trận giải phóng
Chăm pa(Front pour la liberation du rare Cham pa) là một trong 3 thành viên
của phunrụ, đồng thời thao túng chi phối các hoạt động của hiệp hội Chăm pa
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
Hồi giáo Việt Nam- một hình thức tổ chức giáo hội của người Chăm Islam do
Mĩ Ngụy lập ra năm 1965 [7, 172].
- Từ năm 1975 đến nay: một số người Chăm theo đạo Hồi sau năm
1975 di tản ra nước ngoài, số còn lại vừa làm nghĩa vụ công dân với Tổ quốc
thống nhất vừa hoạt động tôn giáo bình thường. Năm 1983 một số phần tử
phản động sống lưu vong ở Mĩ và Canada dựng lại tổ chức mặt trận giải
phóng Chăm pa và có những hoạt động nhằm ngăn trở con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Theo điều tra dõn sụ 1-4-1989 thì số người Chăm
có `93510 người, trong đó có gần 45000 người theo Hồi giáo. Nếu tính cả
những người không thuộc dân tộc Chăm theo Hồi giáo thì tổng số tín đồ theo
Hồi giáo là 50000 người [7,173].
Hiện nay theo thống kê của vụ các tôn giáo khác – Ban tôn giáo chính
phủ thì số lượng tín đồ Hồi giáo khoảng 64000 người(trong đó người Chăm
Islam khoảng 25000 người, Chăm Bà ni khoảng trên 39000 người. Sinh sống
tập trung ở khu vực Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, các tỉnh
khác cũng có song rất ít. Số lượng tín đồ Hồi giáo ở Việt Nam không đông chỉ
đứng thư 6 trong 6 tôn giáo đang sinh hoạt tại Việt Nam đó là: Phật giáo,
Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Hòa hảo, Hồi giáo [2, 32].
Mặc dù chiếm số lượng ít trong bộ phận dân cư nhưng người Chăm nói
chung và người Hồi giáo nói riêng đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây
dựng đất nước.
4. Đặc điểm của Hồi giáo của Việt Nam
4.1. Hồi Giáo là một tôn giáo lớn, được du nhập vào nước ta khá
muộn so với Phật Giáo và Hindu giáo.
Một điều rất dễ thấy là vương quốc cổ Chămpa tôn sùng Hindu giáo và

Si va giáo (một nhánh của Hin du giáo) từ khi mới lập nước từ đầu công
nguyên và tiếp tục thịnh hành trong suốt hơn nghìn năm lịch sử của nó. Điều
đó thể hiện rõ rang qua hàng trăm đền tháp Hindu giáo, hàng trăm pho tượng
Siva. Nhưng khi Đạo Hồi du nhập vào đó cú chỗ đứng nhất nhất định chiếm
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
bộ phận không nhỏ trong cộng đồng người Chăm (sân số người Chăm khoảng
137.000 người – trong đó người Chăm theo đạo Hồi là 64.000 người) [2, 33].
Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao Hồi giáo du nhập vào muộn hơn nhưng
lại có vị trí quan trọng như vây?
Do Hồi giáo truyền bá vào các nước Đông Nam Á nói chung và Chăm
Pa nói riêng trùng hợp với thời kỳ khủng hoảng của vương quốc Chăm Pa.
Song song với sự khủng hoảng của nhà nước Chăm Pa, hệ tư tưởng Hindu
giáo với hệ thống đẳng cấp trở lên lỗi thời khủng hoảng. Từ đó tạo một lỗ
hổng để hệ tư tưởng tôn giáo mới len vào. Mặt khác, khác với quá trình
truyền bá ở Tây Á, bằng con đường vũ trang bạo lực, Hồi giáo đến Đông Nam
Á nói chung và Việt Nam nói riêng bằng con đường hòa bình thông qua các
tiếp xúc của thương nhân, người Hồi giáo đến định cư….Hồi giỏo đó thấm
dần vào dân cư Chăm Pa. Con đường hòa bình và tự nhiên đó phù hợp với
tâm lý của người dân Chăm Pa giúp họ dễ dàng hòa nhập và tiếp thu các
truyền thống lễ nghi Hồi giáo. Một lý do nữa khiến Hồi giáo chiếm ưu thế ở
đồng bào dân tộc Chăm đó là tính bao dung mềm dẻo và dễ thích nghi của
Hồi giáo đối với các truyền thống tín ngưỡng địa phương.
4.2. Khi đạo Hồi truyền bá vào cộng đồng người Chăm ở Việt Nam,
đó cũng là lúc Hồi giáo chia thành hai bộ phận: Chăm Islam (Hồi giáo
mới) và Chăm Bà ni (Hồi giáo cũ).
Người Chăm Islam ở nước ta là cộng đồng Chăm Hồi giáo theo phái
Safii thuộc dòng Sunnit với tổng số khoảng 25.000 tín đồ. Địa bàn sinh sống
chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ: An Giang, Tây Ninh, Thành Phố Hồ Chí Minh,
Bình Dương và một nhóm nhỏ sống ở Ninh Thuận.

Cộng đồng Chăm Bà ni hiện nay có khoảng 39.000 người. Đạo Bà ni là
kết quả của sự hỗn dung giữa hồi giáo nguyên thủy với nhiều yếu tố tín
ngưỡng dân gian. Sống ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
Do có cùng một nguồn gốc sinh ra nên cộng đồng Chăm Bà ni và cộng
đồng Chăm Islam có nhiều nét giống nhau về phong tục và giáo lý cơ bản của
Hồi giáo.
Nhưng có lẽ do bắt nguồn từ sự khác biệt trong quan niệm và nhận thức
về giáo luật và tập tục hồi giáo, khác biệt về môi trường sinh sống dẫn đến sự
khác biệt trong việc thực hiện các lễ nghi truyền thống của họ.
Người Chăm Bà ni hầu như không có mối liên hệ mật thiết nào đối với
Hồi giáo quốc tế cũng như cộng đồng Chăm Islam ở miền Tây Nam bộ. Trái
lại người Chăm Islam luôn giữ mối quan hệ thường xuyên với cộng đồng Hồi
giáo trong khu vực Đông Nam Á như: Cam pu chia, In đụ nờ xi a, Ma lai xi a,
Thái Lan…mối quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam còn thể
hiện qua việc xướng kinh Co ran. Hàng năm vẫn có các tín đồ trong khối
người Chăm Islam được cử đi thi xướng kinh Co ran ở Inđụnờxia, Malaixia,
Thái Lan và một vài nước khỏc. Đõy cũng là một hình thức sinh hoạt tôn giáo
để qua đó làm tăng sự đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa cộng đồng Hồi
giáo trong khu vực và thế giới.
Đối với người Chăm Islam luôn giữ gìn khá nghiêm ngặt các giáo lý,
giáo luật của Hồi giáo nguyên thủy. Biểu hiện qua việc thực hiện tương đối
nghiêm chỉnh năm cốt đạo của Hồi giáo. Họ tin vào thánh A la, tin vào sự cứu
rỗi của ngài, cầu nguyện 5 lần hoặc ba lần một ngày, nhịn ăn trong tháng Ra
ma dan…Hàng năm họ có nhiều ngày lễ chính khác nhau như: Kỷ niệm ngày
sinh của giáo chủ Mô ha mét, ngày giáo chủ Mô ha mét đến thánh địa Mec ca,
thánh lễ ngày thứ sáu hàng tuần, lễ hành hương, lễ đón năm mới theo Hồi
lịch… Nhưng quan trọng nhất vẫn là lễ trong tháng ăn chay Ra ma đan và
mùa hành hương.

Trái lại ở cộng đồng người Chăm Bà ni Hồi giáo du nhập vào đõy đó
phải đối mặt với phong tục tập quán bản địa, làm mất đi tính độc tôn cứng
nhắc của mỡnh. Chớnh vì vậy người Chăm Bà ni hiểu và thực hành lễ nghi
Hồi giáo khác biệt so với người Chăm Islam: Họ không thuộc kinh Coran,
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
việc Ăn chay trong tháng Ramadan giáo luật này chỉ áp dụng trong giới tu sĩ.
Giới tu sĩ cũng chỉ thực hiện luật này chỉ trong 3 ngày đầu (chứ không phải cả
tháng như đối với người Chăm Islam), còn mọi tín đồ khác vẫn ăn uống bình
thường. Người Chăm Bà ni hầu như không biết đến giáo luật bố thí, hành
hương và nhiều quy định khỏc…
4.3. Về việc thực hiện 5 cốt đạo
- Đối với đức tin: người Chăm Islam tin tưởng vào Thánh Ala tin vào
sự cứu rỗi của Ngài. Nhưng với người Chăm Bà ni, tuy họ vẫn tin rằng Hồi
giáo là một tôn giáo thiêng liêng và vẫn tôn thờ Thánh Ala, nhưng người
Chăm Bà ni vẫn tôn thờ các thần thuộc tín ngưỡng dân gian và thực hiện
nhiều nghi lễ liên quan đến thần linh địa phương đó. Họ vẫn tin tưởng ở các
thần Mưa, thần Biển, thần Núi, chứ không chỉ riêng thánh Ala duy nhất.
-Lễ cầu nguyện: Với người Chăm theo đạo Hồi ở Việt Nam thì việc
thực hiện cầu nguyện cũng khác nhau. Đối với người Chăm Bà ni ở Trung Bộ
thì “ Chỉ đọc 5 buổi kinh mà họ gọi là Vah hoặc Vaktu (Wakt)” tức Salõt vào
ngày thứ 6 và trong lễ Ramadan, “Họ chỉ giới hạn trong việc thuộc lòng một
số đoạn trích trong kinh Kuran, đặc biệt là đoạn trích Fatiha mà không hiểu
gỡ cùng với sự phát âm sai tiếng A Rập khiến cho không ai có thể nghe hiểu
gì hết”[6, 60]. “Họ bỏ qua hầu hết các chi tiết của lễ thanh tẩy và chỉ làm
động tác như thể đang múc nước ở một cái hố sâu trong lòng đất”[6, 60].
Còn đối với người Chăm Islam ở Nam Bộ, Các tín đồ Islam giáo ở đây
chỉ đặc biệt chú trọng vào 3 buổi lễ, lễ Acr (vào khoảng lúc 16 giờ), lễ Icha
(lúc 20 giờ tối) và nhất là lễ Zohr (vào lúc 13 giờ trưa ngày thứ sáu). Dù được
phép cầu nguyện ở thánh đường, nhà riêng hay bất cứ nơi nào tinh khiết (trừ

nghĩa trang và lò sát sinh), người Chăm cũng không thể thực hiện đủ 5 lần cầu
nguyện mỗi ngày.
- Lễ ăn chay trong tháng Ramadan: Lễ ăn chay được thực hiện vào
tháng 9 theo Hồi lịch, việc ăn chay sẽ khởi sự từ ngày thấy vầng trăng đầu
tháng 9 và chấm dứt khi thấy trăng xuất hiện vào đầu tháng sau. Đối với
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
người Chăm Islam ở Nam Bộ Việt Nam cũng thực hiện chay giới trong tháng
Ramadan một cách tự nguyện. Tuy nhiên ở thành thị, một vài công chức,
quân nhân Chăm Islam đã thú nhận không thể nhịn ăn uống suốt ngày trong
khi vẫn làm việc như những người không theo Islam giáo. Một số khỏc đó cố
gắng tuân theo giáo luật cho biết những ngày đầu nhịn ăn chưa quen nên rất
khó chịu. Ngay đàn ông có người không kiềm chế nổi những cơn đói khát
nên phải ăn giấu giếm…. Trái với quan niệm của người Chăm Islam ở Nam
Bộ, người Chăm Bà ni ở Trung Bộ có quan niệm khác về việc ăn chay. Họ
cho rằng ăn chay là bổn phận riêng của giới giáo chức chứ không phải của tất
cả mọi tín đồ Islam giáo. Vì thế khi tìm hiểu về Islam giáo ở Đông Dương
một học giả nước ngoài nhận xét về lễ ăn chay của người Chăm Bà ni ở Trung
Bộ như sau: “Quần chúng tín đồ chỉ thực hiện lễ Ramadan trong 5 ngày, cũn
cỏc thầy lễ (Imõm) với tư cách đại diện cho cả cộng đồng lại thực hiện lễ này
một cách đầy đủ…”.[6, 61]. Một tài liệu khỏc cũn cho biết “ Dân chúng vẫn
được ăn uống điều hòa trong suốt tháng 9 Hồi lịch. Họ chỉ bắt buộc kiêng thịt
các loài vật như: trâu, heo, gà, vịt mà thôi, nên tuy trong tháng ăn chay mà
người Chăm Bà ni vẫn được ăn tôm, cua, cá và ăn uống ngay trong lúc ba
ngày”[6, 61]. Những chứng cứ trên đây cho thấy người Chăm Bà ni ở Trung
Bộ nhận thức về lễ ăn chay cũng như việc thực hiện lễ này một cách tượng
trưng và nó không phải là một thử thách ghê gớm đối với các tín đồ Hồi giáo
tại Việt Nam.
- Bố thí: Theo luật Islam giỏo, cỏc tín đồ phải trích 1/10 lợi tức thu
được hàng năm để bố thí cho người nghèo, người góa bụa, trẻ mồ côi, người

mắc nợ vì hiếu thảo…Bố thí là việc làm có tính bắt buộc nờn nó mất đi ý
nghĩa từ thiện và trở thành một thứ “thuế tín ngưỡng”. Ngoài việc đem của cải
bố thí đối tượng trên, lợi tức này cũn dựng vào việc xây cất thánh đường phục
vụ lợi ích chung của cộng đồng và các cơ sở từ thiện. Ở thành thị người Chăm
Islam cho biết họ sẵn sàng bố thí vì tin rằng bố thí sẽ được phúc; nhưng số
người dám nhận của bố thí thì lại hiếm. Có thể nói người Chăm Islam ở Nam
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
Bộ không tìm cách trốn tránh việc bố thí, nhưng trên thực tế họ chưa làm đầy
đủ bộ phận này. Tuy nhiên lại có một hình thức bố thí khác gọi là Patrak được
người Chăm Islam ở Nam Bộ thi hành triệt để vào ngày hội chay hằng năm.
Theo đó, mỗi gia đình sẽ trích ra một số gạo chừng 4 lon để tặng những tín đồ
gương mẫu thực hiện tốt bổn phận của mình trong tháng ăn chay như mỗi
ngày cầu nguyện đủ 5 lần, ăn chay đủ hoặc nhiêu hơn số ngày được ấn định,
đã từng hành hương,…Đối với người Chăm Bà ni ở Trung Bộ, thì bố thí
không được mấy ai biết đến.
- Hành hương:Giỏo luật Islam quy định ít nhất một lần trong đời, tất cả
các tín đồ Islam giáo trong hoàn cảnh có thể hành hương nghĩa là có đủ sức
khỏe cũng như tiền bạc phải đến viếng thăm thánh địa Méc ca. Nhưng đối với
người Chăm ở Việt nam do xa cách về mặt địa lý, hơn nữa số tiền cho cuộc
hành hương không nhỏ. Do vậy quy định này không phải là điều bắt buộc.
Người Chăm Islam có thực hiện việc hành hương nhưng số tín đồ thực hiện
bổn phận trên chiếm một tỉ lệ rất nhỏ mà thôi. Còn đối với người Chăm Bà ni
họ không biết đến bổn phận hành hương, họ không xem hành hương là bổn
phận của mình, ngay cả đối với tầng lớp tu sĩ cũng vậy.
4.4. Hồi giáo đạo hồi khi vào Việt Nam không còn giữ nguyên như
cũ mà đã bị bản địa hóa.
Hồi giáo giống như các tôn giáo khác: “Muốn cắm rễ vào lòng dân, phải
làm ngơ hay chấp nhận các tín đồ của mình theo các tôn giáo truyền thống ” [6,
61]. Vì thế khi truyền bá vào Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung,

Hồi giáo không còn giữ nguyên tính chất nguyên thủy như nó mới sinh ra.
Người Chăm ở Việt Nam đã tiếp thu Hồi giáo một cách có chọn lọc phù hợp
với lối sống, phong tục tập quán bản địa, đặc biệt họ bớt đi rườm rà phức tạp và
cứng nhắc trong những lễ nghi và tập tục của Hồi giáo nguyên thủy.
Ví dụ: Lễ cầu nguyện: Theo giáo luật Islam giỏo, cỏc tín đồ Islam giáo
phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày…Giỏo luật Islam giáo quy định khá nghiêm
ngặt và chi tiết về lễ cầu nguyện như: điều kiện cầu nguyện (phải tẩy thể), địa
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
điểm cầu nguyện, tư thế cầu nguyện, hướng cầu nguyện, số lần cầu nguyện,
động tác cầu nguyện(có tới 10 động tác). Nếu thực hiện đầy đủ các quy đinh
trờn, cỏc tín đồ Islam giáo phải tốn rất nhiều thì giờ trong một ngày. Vì thế,
trong nhịp sống sôi động và phát triển hiện nay, các tín đồ bị lôi cuốn vào
cuộc mưu sinh, ít ai có thể bỏ phí hàng giờ vao việc quỳ lạy, cầu nguyện. Đó
là lý do khiến các tín đồ Islam giáo ở Việt Nam không thực hiên đầy đủ lễ cầu
nguyện theo đúng giáo luật, họ chỉ cầu nguyện 3 lần chứ không phải 5 lần
trong ngày).
Bố thí: Người Chăm Bà ni không biết đến giáo luật này của đạo Hồi.
Mà họ chỉ nói nhiều đến lễ đổi gạo của các tu sĩ trong nhà thờ trong tháng
Ramadan. Đó cũng có thể xem là sự bố thí nhưng ý nghĩa của nó hoàn toàn
khỏc, vỡ theo lễ đổi gạo (còn được gọi là lễ gửi gạo) thì mỗi tu sĩ chuẩn bị
một thúng gạo trong tháng của mình, lần lượt bỏ vào cỏc thỳng gạo của các tu
sĩ khác và ngược lại cũng nhận được những phần gạo như vậy.
Ngoài việc thực hiện 5 cốt đạo căn bản thì người Chăm theo Hồi giáo
phải thực hiện những tập tục lễ nghi khác. Nhưng tuy nhiên việc thực hiện
những tập tục này không hoàn toàn như Hồi giáo nguyên gốc mà nó phù hợp
với điều kiên hoàn cảnh Việt Nam.
+ Về kiêng cữ: Người Hồi giáo kiêng ăn thịt súc vật chết, kiêng ăn thịt
heo và các thức dính mỡ heo, không uống rượu mạnh…Nhưng người Chăm
Bà ni vẫn ăn đủ món như người Việt, được uống rượu chè thoải mái.

+ Đối với lễ nghi cắt tóc và đặt tên thánh: Dù trai hay gái người Hồi giáo
chính thống thực hiện hai nghi lễ này một cách trịnh trọng và riêng biệt. Trong
khi đó người Chăm ở Việt Nam tiến hành 2 nghi lễ này cùng một lúc, vì họ
muốn cho thuận tiện, mặt khác nghi lễ cắt tóc chỉ mang tính chất tượng trưng.
+ Nghi lễ cắt da quy đầu (Su nát): Đây là một lễ nghi quan trọng không
được thiếu với nam tín đồ Hồi giáo. Nghi lễ này đánh dấu sự chuyển tiếp sang
thời kỳ hôn nhân của các nam tín đồ. Việc thực hiện nghi lễ này có sự khác
nhau giữ người Chăm Islam và người Chăm Bà ni. Đối với người Chăm Islam
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
thực hiện nghi lễ này khi đứa trẻ 13 – 14 tuổi chứ không sớm như người Ả rập
từ 5-6 tuổi. Người Chăm Bà ni thì nghi lễ này chỉ mang tính chất tượng trưng,
khi tiến hành , người ta đọc kinh rồi dùng con dao đưa qua đưa lại trên đầu
dương vật của đứa trẻ chứ không cắt thật sự… Ngoài ra người Chăm Bà ni cũn
cú lễ thành đinh cho con gái, đánh dấu sự trưởng thành của các cô gái Chăm.
+ Hôn nhân: Theo quan niệm của Hồi giáo, sống độc thân là một tội. Vì
thế, người Hồi giáo thường cưới gả con mình từ khi chúng rất trẻ. Lễ cưới khi
du nhập vào người Chăm thì bị thay đổi cho phù hợp với tín ngưỡng người
Chăm như: Đám cưới của người Chăm Islam được tổ chức tại nhà cô dâu, các
cô dâu được phép trang điểm lộng lẫy như các trong tôn giáo khác. Họ không
phải che mặt như người phụ nữ Hồi giáo truyền thống.Mặc dù người đàn ông
được quyền lấy tới 4 vợ theo quy định của Hồi giáo nhưng trên thực tế người
đàn ông Chăm ít có được 4 vợ hợp pháp. Sau khi cưới chú rể phải ở rể nhà vợ
3 ngày. Đây có lẽ là một trong những tàn dư của tập tục mẫu hệ trong xã hội
Chăm Islam. Đối với người Chăm Bà ni, vai trò của người phụ nữ được đề
cao nên phụ nữ sẽ là người đi hỏi chồng, cưới chồng, họ có thể lấy người
ngoại đạo nhưng con cái theo họ mẹ. Người Chăm Bà ni có tục xé đôi miếng
trầu để cô dâu chú rể mỗi người ăn một miếng, chứng tỏ mong ước sống thủy
chung với nhau trọn đời. Sau ngày cưới chú rể phải ở nhà vợ vĩnh viễn trở
thành viên gia đình vợ.

+ Ly dị: Trong cuộc sống không phải gia đình nào sau hôn nhân đều
hạnh phúc, vì vậy li dị có thể xảy ra. Trong dân tộc Chăm Islam sau khi li dị
tài sản chung phải chia đôi, còn tài sản riêng của vợ người chồng không được
phép đụng tới, đối với người Chăm Bà ni người đàn ông ra đi tay không con
cái nhà cửa thuộc về người phụ nữ.
+ Tang ma: Đối với người Hồi giáo chết đi nghĩa là được về với thượng
đế họ không tin có sự liên hệ giữa là vong hồn ông bà cha mẹ với con cháu
nên họ không lập bàn thờ, không thờ di ảnh của người quá cố, không có tảo
mộ, không có ngày giỗ…Nhưng đối với người Chăm Bà ni ở Việt Nam thì
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
vẫn tiến hành cúng tuần cho người chết vào các ngày thứ 3, thứ 7, ngày thứ
10, 30, 40, 10 và ngày giỗ người ta làm lễ cầu nguyện trên ngôi mộ có sự
tham gia của các tu sĩ, họ tiến hành cải táng và tảo mộ, điều này có thể chịu
ảnh hưởng của tập tục trong xã hội người Việt?
4.5. Vai trò của người phụ nữ được đề cao trong xã hội người Chăm
theo Hồi giáo.
Trong đạo Hồi người đàn ông có vai trò, địa vị cao trong gia đình và
ngoài xã hội. Con cái được lấy theo họ cha, người cha có quyền hành tuyệt
đối trong gia đình. Vợ phục tùng chồng họ bị coi như “thửa ruộng” để người
đan ông khai khẩn, người vợ phải phục tùng chồng và bản thân họ không có
chút địa vị nào cả trong gia đình và xã hội. Họ phải ở trong nhà làm công việc
nội trợ và dệt vải, con gái đến tuổi dậy thì phải chịu tục cấm cung, khi đi ra
ngoài phải có người đi theo và che mặt.
Tuy nhiên người phụ nữ trong cộng đồng người Chăm Bà ni đóng vai
trũ chớnh trong gia đình dặc biệt là người phụ nữ lớn tuổi và uy tín. Họ là
người quản lý tài sản nuôi dạy con cái, con cái lấy theo họ mẹ, việc cưới con
gả chồng đều do phụ nữ quyết định. Trong hôn nhân con gái tìm chồng và
cưới chồng. Sauk hi cưới người con trai sẽ ở hẳn nhà vợ.
Ngay cả đối với người Chăm Islam vai trò của người phụ nữ được

khẳng định, họ là người tay hòm chìa khóa trông coi quản lý tài sản , nuôi dạy
con cái. Họ vẫn duy trì tục ở rể dù chỉ là hình thức (chàng rể ở nhà vợ 3 ngày,
sau đó mới đưa về nhà mình hoặc ra ở riêng). Ngoài ra người Chăm Islam vẫn
tham gia các công tác đoàn thể, các hoạt động xã hội. họ để dành thời gian để
giao lưu thăm hỏi nhau trong dịp lễ hội đám cưới. Ở thánh dường luụn cú một
nơi cho tín đồ nữ cầu nguyện.
Trong khi đạo Hồi coi trọng vai trò người đàn ông, vai trò của người
phụ nữ vô cùng thấp kém. Ngược lại đạo Hồi ở Việt Nam do ảnh hưởng của
tín ngưỡng truyền thống vị trí và vai trò người phụ nữ được đề cao trong gia
đình và xã hội.
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
4.6. Hồi giáo khi du nhập vào người Chăm ở Việt Nam, khá hòa thuận
với các tôn giáo khác và với tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt Nam.
Là một tôn giáo ra đời tương đối muộn, quá trình truyền bá Hồi giáo ở
Ả rập và vùng Trung Cận Đông đều bằng sức mạnh quân sự. Với những cuộc
“Thỏnh chiến” đẫm máu nên đội quân Hồi giáo đã mở rộng vựng biờn xâm
chiếm và cải giáo những vùng xung quanh bán đảo Ả rập và vùng Trung Cận
Đông. Đến thế kỷ thứ VIII _ IX , Hồi giỏo đó trở thành tôn giáo thống trị ở
các dân tộc trên lãnh thổ rộng lớn từ Tây Ban Nha đến Vịnh Ba Tư, và vùng
trung Á , miền bắc và Tây Bắc Ấn Độ.
Ngày nay vấn đề Hồi giáo cũn khỏ phức tạp, đặc biệt sau chiến tranh Ả
rập – Itxaren và chiến tranh vùng Vịnh 1991. Nhưng khi truyền bá vào khu
vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thì Hồi giáo có những
đặc điểm khác.
Nước Chăm pa thời cổ đại chịu ảnh hưởng của 3 nền văn minh lớn trên
thế giới; Ấn Độ, Trung Hoa, Ả rập, theo đó người Chăm chịu sự tác động của
3 tôn giáo lớn là: Bà la môn, Phật giáo và Hồi giáo. Nhưng ở Việt Nam nói
chung và cộng đồng người Chăm nói riêng chưa bao giờ diễn ra các cuộc
xung đột tôn giáo mà trái lại các tôn giáo đều chung sống hòa bình cùng dung

hợp với tôn giáo dân gian. Đây là đặc điểm nổi bật trong bức tranh đời sống
tâm linh của người Việt Nam.
Ví dụ: trong lễ hội của người Chăm, lễ múa tống ôn đầu năm (Rija-
Nưga), có tục cúng thần mới (Yang birow) và thần Bà la môn (Yang Bimon).
Trong lễ này có tục cỳng “hỡnh nhân thế mạng” xuất hiện cả hai vị thần: thần
Pô Inư Nưga – thần mẹ xứ sở Chăm đại diện cho vị thần Chăm Bà la môn
(Yang Bimon)và thần Pụsah Inư (Yang birow) đại diện cho Hồi giáo do
thánh Ala sai xuống. Cả hai vị thần đều có vai trò như nhau trong việc tạo
dựng vũ trụ muôn loài. Qua lễ này ta thấy hình ảnh của hai tôn giáo[4, 53].
Cùng với lễ hội Rija cũn cú lễ hội Ra mưwan.của người Chăm Bà ni.
Lễ hội Ra mư wan là kết quả của quá trình xâm nhập của Hồi giáo vào cộng
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
đồng người Chăm. Thế nhưng lễ hội này bị bản địa hóa. Trong lễ hội Ra mư
wanở các thánh đường Chăm Hồi giáo không chỉ cú cỏc tu sĩ Po Acar của
Chăm Hồi giáo đọc kinh Co ran cầu nguyện thánh Ala mà còn kết hợp với tục
thờ cúng tổ tiên, sinh hoạt văn hóa văn nghệ ca hát, nhảy, múa [4,54].
III. KẾT LUẬN
Tóm lại: Hồi giáo tuy là một tôn giáo lớn, du nhập vào Việt Nam và
các nước khác ở khu vực Đông Nam Á khá muộn, nhưng Hồi giáo đã khẳng
định được ví trí của mình và trở thành tôn giáo của nhiều quốc gia trên thế
giới. Hồi giáo chính thống có những luật lệ và lễ nghi khá nghiêm ngặt. Tuy
nhiên khi du nhập vào cộng đồng người Chăm ở Việt Nam, Hồi giáo đã bớt
dần đi tính cứng nhắc nó bản địa hóa để phù hợp với tín ngưỡng của người
Chăm nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Điều này chứng tỏ rằng
những yếu tố của nền văn hóa cổ truyền của dân tộc có vai trò vô cùng quan
trọng trong sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.
Việc tiếp thu Đạo Hồi cho thấy , trong quá trình giao lưu văn hóa giữa
các dân tộc, dân tộc ta đã biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại,
loại trừ những mặt tiêu cực để làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc mình

mà bản sắc nền văn hóa khác không bị phai nhạt. Do đó có thể nói, cùng với
văn hóa bản địa, Hồi giáo đã góp phần tạo ra phong tục, tập quán, tâm lý, lối
sống riêng của người Chăm. Đó là lối sống mang tính cách Hồi giáo nhưng
vẫn pha trộn những yếu tố dân gian và các tín ngưỡng tôn giáo khác.

Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn văn Kiệm, Đạo Hồi ở Đông Dương, Tạp chí NCLS số 1-1998
2. Lê Nhẩm - Về cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí nghiên
cứu số 6-2003.
3. Lương Ninh, Đạo Hồi với người Chăm ở Việt Nam, Tạp chí NCLS số 1
năm 1999.
4. Sakaya (Văn Móm) Tín ngưỡng Bàlamụn và Hồi giáo trong lễ hội Chăm
ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 6- 2003.
5. Trần Đăng Sinh, Đào Đức Doãn, Giáo trình tôn giáo học, NXB Đại học
sư phạm năm 2001.
6. Lương Kim Thoa – Vài nét về Islam giáo ở Đông Nam Á qua việc thực
hiện năm cốt đạo của tín đồ - Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 1 năm 2006).
7. Tổng Cục chính trị, Một số hiểu biết về tôn giáo, tôn giáo Việt Nam,
NXB Quân đội nhân dân, năm 1998.
8. Bá Trung, Cộng đồng người Chăm Islam giáo ở Việt Nam với đời sống
xã hội, Tạp chí NCLS số 2-2005.
9. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc Gia – Viện trung tâm khoa
học xã hội, Tôn giáo và đời sống hiện đại. NXB KHXH Hà Nội năm 2001.

Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Bích - Cao học
K17
MỤC LỤC
Trang

×