Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Đông Nam Á là khu vực nằm giữa hai trung tâm văn minh lớn nhất của
phương Đông là Ên Độ và Trung Quốc. Trong sự phát triển của mình, Đông
Nam Á đã chịu sự tác động rất lớn từ hai “thế giới” này. Hơn thế nữa, ngay
trong bản thân khu vực Đông Nam Á còng bao gồm rất nhiều các quốc gia và
các quốc gia này không ngừng tác động qua lại với nhau. Chính vì thế, trong
truyền thống văn hoá của mỗi quốc gia Đông Nam Á vừa chứa đựng những
yếu tố bản địa, vừa in đậm những ảnh hưởng của thế giới bên ngoài. Hiện tại,
Đông Nam Á đang là một trong những khu vực có nhiều phát triển sôi động,
là nơi thu hút sự chu ý của dư luận thế giới. Với đặc thù đó, Đông Nam Á
đang là nguồn đề tài của rất nhiều học giả, nhiều ngành khoa học, đặc biệt là
khoa học xã hội nhân văn. Nhiều vấn đề của khu vực Đông Nam Á đang được
các học giả quan tâm như: vấn đề tín ngưỡng tôn giáo, vấn đề nhân chủng, vấn
đề hợp tác và giao lưu kinh tế, văn hoá… trong đó có vấn đề quan hệ thương
mại.
Nghiên cứu về thương mại của Đông Nam Á đã được rất nhiều học giả
quan tâm, đặc biệt là Anthony Reid. Trong các công trình chuyên khảo của
mình, ông đã coi thế kỷ XV-XVII là “Kỷ nguyên thương mại” của khu vực
Đông Nam Á (The Age of Commerce). Kỷ nguyên thương mại này được bắt
đầu vào những năm 1400, nhưng thực sự lên đến đỉnh cao là giai đoạn 1450-
1680 [26, I-II].
Sở dĩ Anthony Reid coi thế kỷ XV-XVII là “Kỷ nguyên thương mại”
của Đông Nam Á là vì: trong giai đoạn này ở Đông Nam Á có những biến
chuyển lớn lao liên quan tới hoạt động thương mại. Đó là sự dự nhập ngày
càng phong phó những mặt hàng có giá trị thương mại của Đông Nam Á vào
mạng lưới buôn bán quốc tế; sự tham gia ngày càng tích cực của thương nhân
SV: Phạm Văn Thuỷ
1
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
Đông Nam Á vào hoạt động thương mại; và quan trọng hơn hết là sự vương
lên cũng như sự tàn lụi của một số thương cảng “cũ” và sự ra đời của hàng
loạt những thương cảng mới. Trong số những thương cảng mới được thành lập
đó, đáng lưu ý nhất là trường hợp Malacca.
Malacca là một vương quốc cảng nằm ở phía nam của bán đảo Mã
Lai, trên eo biển Malacca. Vương quốc cảng này được thành lập vào khoảng
những năm 1400 với vai trò của Paramesvara - một hoàng tử Palembang thuộc
quần đảo Java. Nằm ở một vị trí trung tâm eo Malacca, trong bối cảnh quốc tế
và khu vực có nhiều thuận lợi, những vị vua Hồi giáo đã đưa Malacca từ một
vùng đất hoang vắng thần thuộc Authaya thành một trong những đế chế hùng
mạnh ở Đông Nam Á. Trong quan hệ thương mại, vương quốc này thực sự đã
kiểm soát và làm chủ con đường thông thương qua eo biển Malacca. Trong
gần hai thế kỷ XV-XVI, Malacca đã đóng vai trò là một trạm trung chuyển
hàng hoá (entrepôt) lớn nhất eo biển Malacca. Nhờ đó, nơi đây đã trở thành
mét trung tâm chính trị - văn hoá lớn, đồng thời là mét trung tâm truyền bá
Hồi giáo của cả khu vực Đông Nam Á. Trong những vai trò đó, Malacca đặc
biệt có ý nghĩa đối với hoạt động thương mại.
Tomé Pires, một thương nhân Bồ Đào Nha, người đã từng sống ở
Malacca thế kỷ XVI đã nhận xét về thương cảng này: “Malacca là thành phố
được lập nên để phục vụ cho hoạt động buôn bán, (nó) xứng đáng hơn bất kỳ
nơi nào khác trên thế giới vào lúc kết thúc của mỗi đợt gió mùa và bắt đầu
của một mùa khác. Malacca được bao quanh và nằm ở vị trí trung tâm, hoạt
động buôn bán và thương mại giữa các quốc gia trải hàng nghìn dặm đường
qua các trung gian đều phải tới Malacca” [56, 256]. Điều mà Pires muốn
khẳng định ở đây là vị trí không thể thiếu được của Malacca trong hệ thống
buôn bán châu Á (Intra trade systerm Asia) qua eo biển Malacca. Trên thực
tế, Malacca đã đóng vai trò là một trong những trung tâm điều phối hàng hoá
SV: Phạm Văn Thuỷ
2
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
(entrepôt) quan trọng cho cả thị trường Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Tây
Nam Á.
Vị trí quan trọng của Malacca trong thương mại càng được khẳng định
khi mà những thế lực lớn nhất lúc bấy giờ đều cố giành lấy thương cảng này.
Ayuthaya (Siam), Majapahit (Java), Trung Quốc, Ên Độ đều muốn giành bá
quyền kiểm soát Malacca. Khi người phương Tây tới Đông Nam Á thì cũng
tìm đến Malacca đầu tiên. Thực dân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh cũng đều
giành đoạt thương cảng này. Bản thân Malacca nhờ vào vị trí trung tâm của
mình cũng trở thành một trong những đế chế lớn ở Đông Nam Á trong suốt
hơn một thế kỷ.
Với vị thế là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất ở Đông
Nam Á thế kỷ XV-XVI, nên việc tìm hiểu về quan hệ thương mại của nó là
điều cần thiết. Từ vị thế thương mại, Malacca còn có nhiều đóng góp trên các
lĩnh vực giao lưu văn hoá, tôn giáo…nên việc hiểu về quan hệ thương mại của
Malacca cũng giúp chúng ta hiểu được phần nào những vấn đề liên quan. Mặt
khác, Malacca còn được coi là mẫu hình cho hàng loạt những trung tâm - cảng
thị khác ở Đông Nam Á [3-347], do đó việc hiểu về hoạt động thương mại của
Malacca có thể áp dụng để hiểu được phần nào những trung tâm - cảng thị
khác.
Có thể nói yếu tố làm nên sức mạnh cho Malacca là nhờ vào hoạt động
thương mại. Nó hình thành, phát triển và tàn lụi cũng đều liên quan tới yếu tố
thương mại. Chính vì thế, việc tìm hiểu quan hệ thương mại của Malacca có lẽ
là một trong những vấn đề lớn nhất đối với thương cảng này.
Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận tập trung vào quan hệ thương mại
của Malacca với ba khu vực chính là: Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Tây Nam
Á. Đây là những khu vực - thị trường lớn vốn đã có truyền thống quan hệ với
SV: Phạm Văn Thuỷ
3
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
Đông Nam Á. Ngay khi Malacca được thành lập, những khu vực trên đã
nhanh chóng thiết lập quan hệ và đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển của
thương cảng này. Trong khi nghiên cứu quan hệ thương mại với mỗi khu vực
đó, chúng tôi tập trung vào những quốc gia chính có quan hệ mật thiết nhất.
Về thời gian nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào giai đoạn từ năm 1400
đến năm 1511 với tất cả là 111 năm. Đây là khoảng thời gian từ khi Malacca
được thành lập cho đến khi nó bị người Bồ Đào Nha xâm chiếm. Đối với
Đông Nam Á, đây chỉ là giai đoạn đầu của “kỷ nguyên thương mại”, nhưng
với Malacca nó thực sự là thời kỳ “hoàng kim” nhất.
Tình hình nghiên cứu và nguồn tư liệu
Vai trò của Malacca trong hoạt động thương mại được đánh giá rất cao,
nhưng việc tìm hiểu về nó còn rất nhiều hạn chế.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về lịch sử thương mại và bang giao quốc tế
mặc dù đã có nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn có những vấn đề cần được làm
sáng tỏ thêm, đặc biệt là về quan hệ thương mại của các quốc Đông Nam Á
thời cổ trung đại. Do đó, nguồn tư liệu về vấn đề này còn nhiều hạn chế.
Ngoài tư liệu về hoạt động buôn bán tại các cảng thị của Việt Nam thời cổ
trung đại, chóng ta còn có một vài bài viết liên quan đến hoạt động thương
mại ở Đông Nam Á đăng trên những kỷ yếu hội thảo hoặc những tạp chí
chuyên ngành. Chẳng hạn nh bài “Vị trí một số thương cảng Việt Nam trong
hệ thống buôn bán biển Đông thế kỷ XVI - XVII” của TS. Nguyễn Văn Kim in
trong Kỷ yếu quan hệ Việt - Nhật thế kỷ XV-XVII qua giao lưu đồ gốm sứ,
12.1999; bài “Cù Lao Chàm và hoạt động thương mại ở biển Đông thời
vương quốc Cham Pa” của ThS Hoàng Anh Tuấn trong kỷ yếu hội thảo Văn
hoá Quảng Nam những giá trị đặc trưng năm 2001; bài “Quan hệ Việt Nam –
Nhật Bản thế kỷ XV - XVII trong bối cảnh lịch sử thế giới và khu vực”, của
GS. Phan Huy Lê in trong Kỷ yếu quan hệ Việt - Nhật thế kỷ XV - XVII qua
SV: Phạm Văn Thuỷ
4
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
giao lưu đồ gốm sứ, 12.1999, v.v Những bài viết này được sử dụng nh là
những kiến thức nền tảng cho khoá luận.
Về sách chúng ta có cuốn “Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII,
XVIII và đầu XIX” của tác giả Thành Thế Vĩ, nhưng cuốn này vừa Ýt tư liệu
về Đông Nam Á lại đề cập đến giai đoạn sau thế kỷ XVI nên nguồn tham khảo
cho khoá luận được sử dụng ở mức độ hạn chế. Những cuốn sách của học giả
Việt Nam nghiên cứu về thương mại Đông Nam Á có giá trị nhất hiện nay là
hai cuốn “Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỷ XV-XVII” và cuốn
“Nhật Bản với Châu Á những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế - xã
hội”, Nxb Đại Học Quốc Gia năm 2003 của TS. Nguyễn Văn Kim. Tuy nhiên,
đây là hai cuốn sách chủ yếu đề cập tới quan hệ của Nhật Bản với các quốc gia
Đông Nam Á nói chung, phần viết về Malacca chưa phải là đối tượng chủ yếu.
Ở nước ngoài, nghiên cứu thương mại của Malacca đã đạt được nhiều
thành tựu. Đã có nhiều bài viết của các học giả Nhật Bản đăng trên các tạp chí
hoặc các kỷ yếu hội thảo nh bài “Vai trò của các cảng thị vùng ven biển Đông
Nam Á từ thế kỷ II tr.CN đến đầu thế kỷ XIX” của GS. Shigeru Ikuta, in trong
kỷ yếu hội thảo về đô thị cổ Hội An được Nxb KHXH xuất bản 1991; bài
“Đại Việt và thương mại ở biển Đông từ thế kỷ X đến thế kỷ XV” của GS.
Momoki Shiro; bài “Thử phác hoạ cấu trúc lịch sử Đông Nam Á thông qua
mối quan hệ giữa biển và lục địa” của GS. Sakurai Yumio, in trong tạp chí
nghiên cứu Đông Nam Á 1996; bài “Hoạt động thương mại của Ên Độ ở
Đông Nam Á thời cổ trung đại của GS. Noburu Karashima, in trên Nghiên
cứu lịch sử, số 3-1995, v.v… Những bài viết này đã cung cấp phần kiến thức
nền tảng về thương mại Đông Nam Á.
Những công trình lớn về thương mại ở Đông Nam Á chủ yếu bằng Anh
ngữ. Tiêu biểu có cuốn: “The Sume Oriental of Tomé Pires”: gồm những ghi
chép của nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha - tomé Pires, người đã từng ở
SV: Phạm Văn Thuỷ
5
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
Malacca vào đầu thế kỷ XVI; cuốn “Southeast Asia in the Age of Commerce
1460-1680” của tác giả Anthony Reid gồm hai tập; cuốn “The Southeast Asia
Port and Polity - Rise and Demise” của nhiều tác giả; và còn nhiều công trình
khác nữa mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong phần tư liệu tham khảo. Những công
trình trên có đề cập và đánh giá rất cao vai trò thương mại của Malacca. Tuy
nhiên, những công trình này chưa phải là chuyên khảo về thương mại
Malacca. Do đó chưa làm nổi bật lên được vai trò thương mại của thương
cảng này.
Những tư liệu trên mạng Internet cũng giúp Ých rất nhiều trong việc
nghiên cứu về hoạt động thương mại của Malacca. Nguồn tư liệu này chủ yếu
là những trang giới thiệu chung về Malacca để phục vụ cho mục đích du lịch
và quảng bá văn hoá Malaysia. Chúng tôi đã sử dụng một số tranh ảnh, bản đồ
thông qua nguồn thông tin này.
Nhìn một cách tổng thể, việc nghiên cứu về Malacca đã được rất nhiều
học giả nước ngoài quan tâm. Tuy nhiên, những công trình khảo cứu về
Malacca đó chỉ mới nhấn mạnh ở các vấn đề chính trị, tôn giáo và văn hoá.
Quan hệ thương mại cũng đã được đặt ra, nhưng còn “lẫn” trong những công
trình nghiên cứu tổng thÓ về thương mại Đông Nam Á. Do đó chưa làm bật
lên được vị thế thương mại của Malacca với tư cách là một trong những
“Trung tâm liên thế giới” lớn nhất Đông Nam Á vào thế kỷ XV-XVI.
Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận để vận dụng nghiên cứu, trình bày trong khoá luận này là
dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch
sử và về mối quan hệ của kinh tế với tư cách là yếu tố của hạ tầng cơ sở tác
động tới những yếu tố văn hoá, tôn giáo, chính trị thuộc thượng tầng kiến
trúc. Ngoài ra chúng tôi vận dụng một số phương pháp nghiên cứu khác nh:
phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh và loại suy, phương
SV: Phạm Văn Thuỷ
6
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
pháp liên ngành và khu vực học, phương pháp cấu trúc hệ thống. Phương pháp
lịch sử và phương pháp lôgic cũng được sử dụng trong khoá luận để trình bày
quan hệ thương mại của Malacca vừa theo diễn trình thời gian vừa theo không
gian, nhằm lý giải, đánh giá các sự kiện, tìm ra mối liên hệ bản chất giữa
chúng.
Đóng góp của khoá luận.
Nội dung chủ đạo của khoá luận là làm bật lên quan hệ thương mại của
Malacca với ba khu vực chính là Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Nam Á.
Trong khi viết, chúng tôi chủ yếu tập trung vào quan hệ thương mại giữa
Malacca với các quốc gia trọng tâm trong mỗi khu vực đó. Khi đó, chóng ta
có thể hiểu được quan hệ thương mại và bang giao không những của Malacca
mà của tất cả những quốc gia có liên quan. Hơn nữa, khi trình bày, chúng tôi
luôn thể hiện theo lịch sử vấn đề, dựa vào các luận cứ khoa học nên có thể qua
đây chúng ta sẽ hiểu sâu hơn những kiến thức mang tính nền tảng về hoạt
động thương mại ở Đông Nam Á thêi cổ trung đại.
Trong phần kết luận, chúng tôi tập trung đánh giá về mối quan hệ giữa
vị trí kinh tế của Malacca với vị trí là trung tâm truyền đạo và văn hoá, nên
qua đây chúng ta cũng có thể hiểu được những vấn đề liên quan.
Kết cấu của khoá luận.
Khoá luận được chia thành ba chương
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MALACCA
Chương này gồm có trang, mục đích là nhằm phác dựng hình ảnh cơ
bản nhất về vương quốc - cảng Malacca từ khi thành lập cho đến khi bị người
Bồ Đào Nha xâm chiếm. Chúng tôi cũng đưa ra và cố gắng làm rõ một số
những địa danh trong khu vực Đông Nam Á dễ bị nhầm lẫn với tên gọi
Malacca nhất.
SV: Phạm Văn Thuỷ
7
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
Chương 2: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA MALACCA VỚI ĐÔNG BẮC
Á
Chương này bao gồm trang, chủ yếu chúng tôi tập trung làm rõ quan
hệ thương mại Malacca với hai quốc gia chính ở Đông Bắc Á là Trung Quốc
và Ryukyu. Hoạt động thương mại của Malacca với khu vực này diễn ra trong
bối cảnh nhà Minh đang thi hành chính sách “cấm hải” hạn chế quan hệ với
bên ngoài. Tuy bị ràng buộc bởi chính sách “cấm hải”, nhưng hoạt động
thương mại vẫn diễn ra dưới hình thức cống tặng và hoạt động buôn lậu của tư
thương.
Chương 3. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA MALACCA VỚI ĐÔNG Nam
Á VÀ ĐÔNG BẮC Á
Chương này gồm trang, trình bày quan hệ thương mại của Malacca
với hai khu vực là Đông Nam Á và Tây Nam Á. Trong quan hệ với Tây Nam
Á, chúng tôi tập trung vào hai quốc gia chính là Ên Độ và Arập. Với Đông
Nam Á, do mối quan hệ ở trên diện rộng, chúng tôi trình bày quan hệ của
Malacca với các khu vực sản xuất hàng hoá đặc trưng. Theo đó, Malacca sẽ có
quan hệ với vùng sản xuất gạo, thực phẩm; gia vị, hương liệu; vùng cung cấp
khoáng sản, kim loại và vùng cung cấp nô lệ
KẾT LUẬN
Chương này gồm trang, chủ yếu chúng tôi khẳng định lại vị thế trung
chuyển hàng hoá của Malacca trong hoạt động thương mại ở Đông Nam Á và
quốc tế; giải thích những nguyên nhân khiến Malacca có tầm quan trọng đó.
Đồng thời, trong chương này chúng tôi cũng tập trung phân tích những tác
động của hoạt động thương mại đối với kinh tế, chính trị, văn hoá, tô giáo
Do tính phức tạp của đề tài cũng nh những hạn chế về mặt tư liệu nên
khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng
góp của Thầy Cô và các bạn.
SV: Phạm Văn Thuỷ
8
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
Chương 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MALACCA
I. Tìm hiểu về tên gọi Malacca
SV: Phạm Văn Thuỷ
9
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
Khi tìm hiểu về Đông Nam Á thời cổ trung đại, do nhiều địa danh trong
khu vực có cách phát âm giống với từ Malacca nên thường gây ra sự nhầm lẫn
đáng tiếc. Chính vì thế, trước khi đi tìm hiểu về Malacca cùng với vai trò hoạt
động thương mại của nó, chúng ta cần phải chỉ ra những địa danh dễ bị nhầm
lẫn với Malacca nhất. Dưới dây là một vài địa danh mà chúng tôi cho là cần
thiết phải giới thiệu.
Địa danh Maluku thường gây sự nhầm lẫn với Malacca nhất vì cách
phát âm hai từ này tương đối giống nhau. Trên thực tế, hai địa danh trên hoàn
toàn tách xa nhau cả về mặt địa lý còng nh về lịch sử. Maluku tự thân nã là
một quần đảo nằm phía đông nam của Đông Nam Á, tây giáp với quần đảo
Sulawesi và Makassar, đông giáp với New guine, phía nam là quần đảo Timor.
Maluku là một bộ phận quan trọng nhất của quần đảo hương liệu (Spice
Islands). Sản phẩm tiêu biểu của vùng là nô đinh hương dùng để làm gia vị và
hương liệu. Thương cảng nổi tiếng nhất của quần đảo này là Ternate và vùng
sản xuất hương liệu chủ yếu là Tidore. Thời cổ trung đại, Maluku cũng là một
địa danh thu hút các thương nhân từ nhiều ngả đường khác nhau hội tụ về đây
để buôn bán hương liệu và trao đổi hàng hoá với cư dân địa phương. Sự xuất
hiện thường xuyên của địa danh Maluku vào thời điểm hưng thịnh của
Malacca càng khiến cho nhiều người nhầm với Malacca hơn.
Tên gọi Moluccas cũng rất dễ bị nhầm lẫn với Malacca nếu chúng ta
không thực hiểu về các địa danh Đông Nam Á thời cổ trung đại. Thực chất
Moluccas là tên gọi khác của Maluku. Thường thì khi dùng với nghĩa là một
quần đảo thì người ta thường sử dụng tên gọi Maluku, còn khi sử dụng với ý
nghĩa là đại từ sở hữu người ta dùng tên gọi Moluccas. Sự phân chia đó chỉ
mang tính ước lệ vì nó thường xuyên được dùng thay thế cho nhau. Trong
khoá luận này chúng tôi sử dụng một thuật ngữ chung là Maluku.
SV: Phạm Văn Thuỷ
10
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
Một địa danh khác cũng cần phải chỉ ra ở đây để tránh sự nhầm lẫn là
Makassar. Tuy khác về mặt từ vựng cũng nh về cách phát âm, nhưng vì nó
cũng có vai trò to lớn trong thương mại nên nhiều khi nó cũng gây nên một sự
nhầm lẫn. Thực ra đây là một quần đảo hương liệu nằm ở phía tây nam của
bán đảo Sulawesi và cũng gần với Maluku về phía tây. Bản thân Makassar
cũng giống nh Malacca là một thương cảng nổi tiếng trong khu vực. Nhiều sản
vật địa phương cũng nh của khu vực được tập trung về đây để cất buôn cho
các lái thương. Đồng thời đây cũng là nơi tập trung những hàng hoá được các
lái thương đem từ bên ngoài tới. Makassar là trạm dừng chân của nhiều
thương thuyền để chuẩn bị những điều kiện thiết yếu nhất cho những chuyến
đi biển dài ngày.
Ngay cả khi biết được địa danh Malacca chóng ta nhiều khi cũng gặp
không Ýt khó khăn vì cách gọi khác nhau của chúng. Rất nhiều học giả sử
dụng từ Malacca vừa để chỉ một thương cảng, vừa để chỉ một eo biển. Thực tế
còn một tên gọi khác khi nói về Malacca, đó là Melaka. Thông thường tên gọi
Malacca được dùng để chỉ eo biển Malacca (Straits of Malacca), còn Melaka
là tên một vương quốc cảng quan trọng nhất của eo biển Malacca. Tuy nhiên,
đó chỉ là những cách phân chia mang tính tương đối. Trong những nghiên cứu
gần đây, các học giả sử dụng từ Malacca để làm tên gọi chung cho cả eo biển
và cảng biển. Vì vậy, dù cho chúng tôi tìm hiểu Malacca với tư cách là một
vương quốc cảng, nhưng chúng tôi vẫn sử dụng tên gọi Malacca. Chỉ có điều,
khi nào sử dụng từ Malacca với nghĩa eo biển chúng tôi dùng tên eo biển
Malacca hoặc eo Malacca.
Malacca, nh đã nói là tên gọi của một trong những vương quốc cảng
quan trọng bậc nhất không những chỉ của eo biển Malacca mà của cả Đông
Nam Á và hệ thống thương mại quốc tế thời cổ trung đại. Nguồn gốc của tên
gọi này theo nh truyền thuyết của người Mã Lai còn nhiều giả thuyết khác
SV: Phạm Văn Thuỷ
11
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
nhau. Hiện nay có ba giả thuyết chính: Thứ nhất, tên gọi Malacca xuất phát từ
tên một loại cá nước mặn (Malagas) là sản phẩm quan trọng mà người dân địa
phương đánh bắt để xuất khẩu. Thứ hai, đó là tên một loại cây mọc phổ biến ở
trên bán đảo này (Pokok Melaka).
Ảnh 1. Cây Pokpok Melaka [69]
Theo truyền thuyết, sau khi bị đánh bật khỏi Tumarsik (Singapore),
Paramesvara người khai sinh ra vương quốc Malacca đặt chân lên vùng đất
mới. Ông hỏi người hầu cận của mình và được biết tên gọi của loài cây mà
ông đang đứng gần là Malacca, ông liền đặt tên cho vùng đất mới là Malacca.
Hiện nay, cây Malacca vẫn còn và là một trong những nơi linh thiêng của
người dân địa phương và cũng là một địađiểm du lịch nổi tiếng của Malaysia.
Thứ ba, đó là tên một địa điểm (Mulagah) đầu tiên mà những thương nhân
Hồi giáo Arập từ các vùng miền trong khu vực đầu tiên họp ở đây. Theo rất
nhiều học giả, đây là ý kiến đáng bị nghi ngờ nhất vì trong khoảng thời gian
thế kỷ XV các thương nhân Arập chưa phải là những cộng đồng dân cư quan
SV: Phạm Văn Thuỷ
12
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
trọng ở Malacca [69],[47, 1]. Tuy nhiên, theo chúng tôi cũng cần phải lưu ý
đến giả thuyết này. Thương nhân Hồi giáo Arập chưa phải là những cộng
đồng cư dân chính của thương cảng này (cư dân đông đảo nhất ở Malacca
trong thời gian đó là những người Java và người Mã Lai), nhưng họ lại đóng
vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại và truyền bá Hồi giáo ở Đông
Nam Á.
Ảnh 2. Thương nhân Hồi giáo đang tiến hành những hoạt động truyền đạo ở
Malacca [70]
Malacca là một thương cảng, nên cũng gắn bó với thương nhân Arập.
Theo tiếng Arập, Mulagah có nghĩa là nơi gặp mặt, là bến cảng, là điểm tụ họp
(gathering point) hay trung tâm thu gom hàng hoá (collecting center). Đó là
những từ ngữ rất hợp để miêu tả về vị trí địa lý, cũng như ý nghĩa của Malacca
trong hoạt động thương mại và tôn giáo. Hơn nữa, vương quốc Malacca là
vương quốc Hồi giáo (Sultan Malacca), người đứng đầu vương quốc cũng là
người đứng đầu về tôn giáo (Sultanate); những thương nhân đầu tiên của
thương cảng này cũng là những thương nhân Hồi giáo. Có lẽ một trong những
SV: Phạm Văn Thuỷ
13
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
vấn đề được bàn luận tại hội nghị Hồi giáo lần thứ nhất trên bán đảo
Malacca là đặt tên cho vùng đất này. Và từ Malagah đã được chọn để đặt tên.
Tuy nhiên, khi chuyển sang ngôn ngữ Mã Lai nó đã bị biến đổi thành Malacca
vừa để gần với tên gọi của eo biển Malacca vừa phù hợp và những đặc thù của
vùng đất này.
II. Sự hình thành và phát triển của Malacca thế kỷ XV-XVI
Trước khi xuất hiện vương quốc Malacca, con đường biển nối liền giữa
Ên Độ và Trung Quốc qua eo biển Malacca đã được sử dụng, nhưng lại
thường xuyên bị ngăn trở. Điều này do nhiều nguyên nhân cả về tự nhiên cũng
như về kinh tế, chính trị. Khi kỹ thuật hàng hải chưa phát triển việc đi qua mét
eo biển dài và hẹp, nhiều ghềnh đá và là trung tâm của hoạt động gió mùa như
Malacca gặp rất nhiều khó khăn. Nơi đây thường xuyên diễn ra các hoạt động
cướp biển và là giao điểm của những tranh chấp giữa những đế chế lớn trong
khu vực. Trong khi nhu cầu về những hàng hoá của Đông Nam Á chưa đặt ra
bức thiết thì với những khó khăn đó là tác nhân chính ngăn cản hoạt động
hàng hải qua eo biển này. Trong bối cảnh đó vương quốc Malacca chưa được
thành lâp. Vùng đất này còn nằm dưới sự kiểm soát của vương triều Ayuthaya
(Siam).
Về niên đại thành lập vương quốc Malacca hiện nay vẫn chưa có sự
thống nhất. Phần lớn các học giả đều có quan điểm cho rằng Malacca được
thành lập sau năm 1400. Lập luận của họ dựa vào quan điểm cho rằng không
hề có địa danh Malacca trong ghi chép của những người từng qua eo Malacca
trước 1400. Chẳng hạn nh Marco Polo, người đã qua eo biển năm 1292,
Pordenone đã qua con đường đó năm 1323, Ibn Batuta năm 1345-1346 và
Prapanca, tác giả của tập Nagarakertagama năm 1365 đều không nhắc đến địa
danh nh vậy. Tuy nhiên, cũng có học giả không chấp nhận quan điểm trên.
Ferrand trong cuốn “Malacca, Mã Lai và người Mã Lai” đã đưa ra lập luận
SV: Phạm Văn Thuỷ
14
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
ủng hộ quan điểm của Gaspar Correa trong cuốn “Eo biển của người Ên”
(Lendas da India) được viết vào khoảng giữa các năm 1512 - 1561 cho rằng
khi Bồ Đào Nha đến thì Malacca đã tồn tại trên bảy thế kỷ (?). Thực tế, ông đã
đồng nhất Malacca với Malayu trong ghi chép của Marco Polo. Ngoài Ferrand
còn có De Barros trong cuốn “Decade II” khẳng định rằng Malacca đã được
thành lập 250 năm trước khi người Bồ Đào Nha đến quần đảo này [3, 323].
Những tài liệu đáng tin cậy cho chóng ta thông tin về việc thành lập
vương quốc Malacca là cuốn sách có giá trị “Suma Oriental” của Tome Pires,
ông đã từng sống ở Malacca vào 1512-1515 và cuốn “Comentaries 1557” của
con trai D’Albuquerque - tướng lĩnh hải qân Bồ Đào Nha đã xâm chiếm
Malacca vào năm 1511. Theo những nguồn tư liệu này, thì vương quốc
Malacca được thành lập vào đầu những năm 1400, có thể là 1402. Nguồn tư
liệu Trung Quốc nh “Minh sử” còng cho ta thông tin rằng vương quốc
Malacca được thành lập sau 1400. Trong bài viết này chúng tôi nhất trí với
quan điểm cho rằng Malacca được thành lập vào đầu những năm 1400.
Người có công đầu trong việc thành lập vương quốc cảng Malacca là
Paramesvara. Ông vốn xuất thân là hoàng tử của Palempang - một vương quốc
ở phía nam Sumatra thần thuộc vương triều Majapahit. Trong cuộc chiến tranh
bùng nổ năm 1401 giữa vương triều Virabumi của Đông Java và vương triều
Vikaramavardhana của Majapahit, ông ta lánh nạn sang Tumasik (Singapore)
đang thần thuộc Siam. Sau một thời gian lánh nạn trên đảo, Paramesvara đã
giết người chủ của Tumasik và chiếm hòn đảo. Các chư hầu của Siam nhân cơ
hội đó hợp nhau lại tấn công vào Tumasik. Khi chống cự không nổi,
Paramesvara bỏ chạy khỏi đảo. Sau một thời gian sống lang thang trên biển
ông ta đã tới được vùng đất mới. Nhận thấy địa thế thuận lợi, Paramesva quyết
định đóng quân ở đây và đặt tên hòn đảo này là Malacca.
SV: Phạm Văn Thuỷ
15
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
Malacca ra đời đúng vào lúc thế giới có nhưng biến động lớn. Ở
phương Tây, trước nhu cầu về những loại hàng hoá xa xỉ từ phương Đông, các
nước ven biển Địa Trung Hải đang thúc đẩy quá trình khám phá những vùng
đất mới và nhu cầu tìm kiếm thị trường. Những thương nhân Ên Độ và Tây Á
trước nhu cầu khan hiếm nguồn hàng ở châu Âu càng tích cực dong thuyền
sang phía đông. Tại Trung Quốc, dưới chính sách “đóng cửa” của nhà Minh,
hoạt động thương mại gặp rất nhiều khó khăn. Thương nhân không thể tự do
buôn bán tại thị trường Trung Quốc, nên họ sử dụng Đông Nam Á như là
trung gian trong trao đổi hàng hoá. Không chỉ có thế, để bù lấp những thiếu
hụt về hàng hoá, thương nhân các vùng phải nhập thêm một số hàng hoá là sản
phẩm của Đông Nam Á. Đây là cơ hội để những hàng hoá của Đông Nam Á
gia nhập vào mạng lưới thương mại quốc tế: gốm sứ, tơ lụa của Việt Nam,
Thái Lan, những sản phẩm hương liệu của quần đảo Maluku … vì thế trở
thành những mặt hàng rất có giá trị trong thời gian này. Sự chấp nhận của thị
trường thế giới đối với những sản phẩm của Đông Nam Á đã kích thích sự
phát triển của kinh tế hàng hoá ở khu vực Đông Nam Á.
Những kĩ thuật hàng hải trong thời gian này cũng có những bước đột
phá. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của loại thuyền mành Trung Quốc (Junk)
và những kĩ thuật đi biển mới cho phép hải trình của các thương thuyền có thể
từ cận bờ đến viễn dương. Malacca lại nằm trên trục Tây Bắc - Đông Nam,
tức vuông góc với hướng thổi của gió mùa nên rất thuận lợi cho việc sử dụng
loại thuyền buồm lớn này.
Với những thuận lợi trên, Malacca nhanh chóng trở thành một thương
cảng quan trọng số một ở Đông Nam Á án ngữ con đường buôn bán từ tây
sang đông.
Để thúc đẩy hoạt động thương mại qua eo biển, trước tiên, Paramesvara
trÊn áp bọn cướp biển, bắt dân chài phải sống thành từng khu định cư và yêu
SV: Phạm Văn Thuỷ
16
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
cầu tất cả tàu thuyền qua eo biển phải nhập cảng để xin giấy phép. Ông cũng
đặt ra những quy định về thuế quan, khuyến khích các thương nhân trong
vùng đem hàng hoá tới đây để trao đổi. Ông viện tới sức mạnh của triều đình
Trung Quốc để tránh những xung đột với những Siam. Chính những đảm bảo
về an ninh, lương thực và hàng hoá đã lôi kéo thương nhân từ các nơi đổ về
đây. Chỉ trong một thời gian ngắn với sự giúp sức của các thương nhân và
những người từ Palempang tới, Paramesvara đã nhanh chóng biến Malacca từ
chỗ “chỉ là một cái chợ buôn bán các hàng hoá không chính đáng (có lẽ là
hàng của bọn cướp biển-TG) và là một trung tâm cướp biển” [3, 323], nhanh
chóng trở thành “trung tâm thương mại quan trọng nhất ở Đông Nam Á và là
trung tâm chủ yếu truyền bá đạo Hồi”[3, 327]
Nhận thấy vị thế của Malacca không chỉ là trung tâm trong hoạt động
thương mại mà còn cả về chính trị, Paramesva đã có tham vọng đưa Malacca
trở thành một đế chế lớn ở Đông Nam Á. Trước tiên là việc đưa Đạo hồi thành
quốc giáo ở Malacca. Bản thân Paramesvara còng theo đạo Hồi và đổi tên
thành Megat Iskandar Shah. Ông kết hôn cùng công chúa của Pase (Pasai ?)
lúc đó là một thương cảng cửa ngõ vào eo biển Malacca và cũng là trung tâm
truyền bá Hồi giáo. Từ Malacca, đạo Hồi nhanh chóng lan toả ra khu vực. Cho
đến năm 1514 với việc hình thành liên minh Hồi giáo bắc Java đã đánh bại đế
chế Majapahit ở phía nam của Java chính thức đánh dấu sự sụp đổ của một đế
chế hùng mạnh ở vùng quần đảo Java và Indonesia.
Mét cách thức khác để khẳng định vị thế của Malacca là thông qua
chiến tranh. Như đã nói, khi Malacca ra đời thì khu vực eo biển Malacca và
bán đảo Mã Lai đang chịu ảnh hưởng của Siam và Majapahit, đặc biệt là đế
chế Siam. Trên thực tế, vào đầu những năm 1400, Malacca đã thần thuộc
Siam. Để thoát khỏi sự kiềm chế của Siam và bành trướng thế lực, Paramesva
đã dựa vào Trung Quốc. Tất nhiên, điều này gây sự phản ứng gay gắt từ phía
SV: Phạm Văn Thuỷ
17
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
Siam. Vua Siam đã ra lệnh cho các chư hầu cùng tập trung lực lượng đánh
Malacca. Nhiều cuộc chiến tranh đã nổ ra giữa Siam và Malacca vào các năm
1404, 1407, 1416, 1431. Đã có lúc Siam làm chủ được cả bán đảo. Tuy nhiên,
dựa vào thế lực của các thương nhân và những lực lượng đồng minh từ
Palembang tới, cuối cùng Malacca đã đánh bại được mọi sự tấn công của các
thế lực bên ngoài. Đặc biệt dưới thời vua Rajakasim (1446-1459) hai nước
chư hầu của Siam là Pasai (bắc Java) và Pahang (đông Malay) đã hai lần tấn
công vào Malacca nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của người anh hùng
Tunperak, các cuộc tấn công đó đều bị đánh bại. Sau chiến thắng này Malacca
quay lại chiếm Pahang, Trengganu, Patani ở đông Malay và Campa, Indragiri
ở bắc Sumatra. Malacca còn giúp đỡ Pase, Pahang chống lại các cuộc tấn công
của chư hầu Siam để đổi lại các vương quốc đó phải công nhận vai trò minh
chủ của Malacca. Cho tới thế kỷ XV, Malacca đã làm chủ một vùng rộng lớn
bao gồm Kedah, Trengganu, Pahang, Johore, Kampa, quần đảo Carimon,
Bintang và Pase. Sau đó, bằng nhiều cách khác nhau Malacca đã thực sự đã
làm chủ được những khu vực này.
Sự lớn mạnh của Malacca đã thu hút sự chú ý của các cường quốc
phương Tây, đặc biệt là Bồ Đào Nha. Năm 1409, lần đầu tiên người Bồ Đào
Nha đến Malacca. Sớm nhận thấy vị trí của Malacca trong hệ thống thương
mại quốc tế, nên chỉ hai năm sau vào năm 1511, Bồ Đào Nha đã đánh chiếm
vương quốc này. Tất nhiên, Malacca và những người đồng minh Hồi giáo đã
chống lại, nhưng không địch nổi. Vị vua Mamud và con trai chạy sang Pahang
(thương cảng ở phía đông Malay) yêu cầu Trung Quốc giúp đỡ nhưng không
được Trung Quốc ủng hộ. Sau đó, nhà vua kéo về Sayongpitang ở thượng
nguồn sông nhánh của sông Johor. Tuy nhiên, nơi này quá xa bờ biển nên đến
năm 1521 Mamud lại kéo về đảo Bintang (phía đông Singapore). Ở đây tiểu
vương luôn bị người Bồ Đào Nha tấn công nên ông lại kéo quân sang Kampa
SV: Phạm Văn Thuỷ
18
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
ở Sumatra kêu gọi người Java giúp đỡ. Đã có lúc đội quân của nhà vua đã
chiếm lại được đảo, nhưng sau khi viện binh Bồ Đào Nha đến họ lại để mất.
Khi Mamud qua đời, người con của ông lên nối ngôi nhưng không chống cự
được các cuộc tấn công của người Bồ nên đành phải giảng hoà và từ bỏ ý định
lấy lại Malacca.
Mục đích chiếm Malacca của Bồ Đào Nha là nhằm thống trị con đương
buôn bán hương liệu từ Đông Nam Á tới châu Âu vốn nằm trong tay những
thương nhân Hồi giáo Arập. Trong bức thư gửi cho quyền Bồ Đào Nha,
Adbuquerque - tướng lĩnh hải quân chỉ huy chiếm Malacca đã viết: “nếu
chúng ta kiểm soát được hoạt động thương mại từ họ (người Hồi giáo), Cairo
và Mecca sẽ bị sụp đổ và Venice sẽ không có mặt hàng gia vị trừ khi những
thương nhân tới và mua của Bồ Đào Nha” [58, 85]. Với mưu đồ đó, sau khi
chiếm Malacca, Bồ Đào Nha vươn xuống các quần đảo ở phía nam. Họ đã đặt
pháo đài và các thương điếm (trading station) ở Ternate, Tidore, Amboyna,
Borneo (1524), Celebes và New guine (1225-1525) vốn là những trung tâm
sản xuất hương liệu và gia vị lớn nhất Đông Nam Á [58, 85]. Tại những nơi
chiếm đóng, người Bồ xua đuổi những thương nhân Hồi giáo và truyền bá đạo
Thiên chúa. Sau khi bị đuổi, những thương nhân Hồi giáo chạy tới Aceh (bắc
Sumatra), Johor (nam của eo Malacca), Pahang (đông Malay), Baten (bắc
Java) đồng thời biến những nơi này thành cảng của người Hồi giáo. Người
Hồi giáo vốn có tinh thần đoàn kết cộng đồng rất lớn nên sau khi bị Bồ Đào
Nha phản bội họ đã liên kết lại để chống lại sự độc quyền đó. Họ tẩy chay
hàng hoá của người Bồ Đào Nha, cắt đứt con đường buôn bán của người Bồ
Đào Nha với các vương quốc nằm sâu trong lục địa. Hơn nữa các vương quốc
này liên tục tấn công Bồ Đào Nha ở Malacca nhằm chiếm lại những nơi này.
Chính vì thế sau 1511, Malacca luôn ở trong tình trạng chiến tranh gây khó
khăn cho hoạt động thương mại. Các thương nhân Hồi giáo buộc phải tìm
SV: Phạm Văn Thuỷ
19
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
những con đường khác để tránh eo biển Malacca. Một điều lý thú là chính
những con đường thương mại cổ trên đất liền vốn đã bị lãng quên thì giờ đây
lại được khôi phục.
Sự cô lập đối với Malacca của thương nhân Hồi giáo cùng với sự quản
lý thiếu hiệu quả của Bồ Đào Nha làm cho họ ngày càng suy yếu. Đây là
nguyên nhân khiến cho Bồ Đào Nha không đủ sức mạnh để cạnh tranh với vị
thế của Hà Lan và đã bị người Hà Lan chiếm mất Malacca vào 1641. Hà Lan
làm chủ Malacca cho tới năm 1795 thì bị Anh thay thế. Năm 1957 Malacca trở
thành một bộ phận của lãnh thổ Malaysia. Hiện nay, Malacca là một trong
những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của Malaysia.
Như vậy, nếu chóng ta nhất trí với quan điểm cho rằng Malacca được
thành lập vào 1400 thì tới khi vương quốc này bị Bồ Đào Nha xâm lược năm
1511 nó đã trải qua 111 năm. Trong suốt 111 năm đó, Malacca nằm dưới sự
lãnh đạo của những 8 vị vua Hồi giáo. Những vị vua này theo truyền thống
Hồi giáo đều thuộc dòng dõi hoàng tộc. Những vị vua Hồi giáo Malacca được
sắp xếp theo thứ tự sau.
SV: Phạm Văn Thuỷ
20
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
Sơ đồ phả hệ các vị vua Hồi giáo Malacca [47, 135].
Mặc dù Malacca là một quốc gia Hồi giáo, nhưng lại được tổ chức theo
cơ chế của chính quyền Phật - Hindu. Đứng đầu vương quốc là nhà vua
(Sultanate), tiếp theo là 4 vị quan đại thần khai quốc, dưới nũa là 8 vị quan và
hàng thấp nhất gồm 16 vị. Những vị quan này chịu trách nhiệm về mọi mặt
của vương quốc. Quyền hạn ở cảng biển nằm trong tay của 4 vị quan được gọi
theo tiếng Persian là Shahbunder. Các Shahbunder này được chọn lựa trong 4
cộng đồng thương nhân kiểm soát hoạt động thương mại ở đây. Mỗi một
Shahbunder có nhiệm vụ kiểm soát các tàu, thuyền từ các hướng khác nhau.
Mét Shahbunder kiểm soát thuyền từ phía đông: Trung Quốc, Liuchiu
(Ryukyu), Champa, Borneo và Siam; số khác kiểm soát thuyền từ phía nam:
Java, Palembang, và quần đảo Indonesia; vị thứ ba trông coi thuyền từ các
SV: Phạm Văn Thuỷ
(5) Sultan Mazaffir Syad 1446-1459
(6) Sultan Mansur Syad 1459-1477
(7) Sultan Alau’d din Ri’afat Suad 1477-1478
(8) Sultan Mahmud Syad 1488-1529
(1)Paramesvara 1395 (?)-1411
(2)Megat Iskandar Syah 1414-1424
(3)Seri Maharaja, Mahammud Syah 1424 1445
(4)Seri Paramesvara (1446)
21
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
cảng phía bắc Sumatra, Bengal, Malabar và bờ biển Cromandel của Ên Độ; vị
thứ tư chuyên để kiÓm soát thuyền từ Gujarat và từ phía tây của Ên Độ.
Những thương thuyền qua lại bến cảng đều phải nộp thuế với các mức
khác nhau, thường thì khoảng 6% giá trị hàng hoá. Riêng những thuyền từ
phía đông tới thì không trả bằng tiền mà bằng quà tặng. Ngoài ra,các thương
nhân còn phải bán một phần số hàng với giá ưu đãi cho nhà vua, thường thì số
này chiếm tới 20% tổng số hàng hoá. Đổi lại, thương nhân được tự do buôn
bán và được pháp luật Malacca bảo vệ. Trong bộ luật Undang - Undang của
Malacca, có rất nhiÒu điều luật quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của
những thương thuyền ra vào cảng Malacca.
Malacca ra đời khi hoạt động thương mại ở Đông Nam Á bước vào thời
kỳ hưng thịnh. Sự lụi bại của Tumasik đã trở thành cơ hội cho Malacca vươn
lên thay thế và trở thành thương cảng quan trọng nhất án ngữ con đường qua
eo Malacca. Hàng hoá trong khu vực Đông Nam Á được tập hợp về đây trước
khi được xuất đi ra thị trường bên ngoài. Chủ nhân của thương cảng là những
người Java, Mã Lai theo Hồi giáo dòng Hồi giáo Balli từ bắc Ên Độ tới. Hoạt
động thương mại của thương cảng này chủ yếu nằm trong tay những thương
nhân Java, Ên Độ, Arập và Trung Quốc. Ajaujio, một thương nhân Arập,
người đã ở Malacca vào những năm 1500 đã nhận xét: “Khi Malacca vào cao
điểm của mùa mậu dịch có có hàng trăm thuyền đậu ở cảng. Có Ýt nhất 30
(thuyền) là của chính quyền và thương nhân bản địa. Những chiếc khác là của
Ên Độ, Trung Quốc, Pegu, Java, và nhiều nơi khác” [25, 66]. Sù qua lại của
những thương thuyền quốc tế đó cho thấy tầm vóc của Malacca xứng đáng là
một thương cảng quốc tế. Có thể nói, thương nhân ở tất cả các khu vực trên
thế giới nếu quan hệ với Đông Nam Á đều có thiết lập quan hệ với Malacca.
SV: Phạm Văn Thuỷ
22
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
Ảnh 3. Thương cảng Malacca thế kỷ XV-XVII [70], [34, 59]
III. Hoạt động thương mại khu vực eo Malacca thời cổ trung đại.
Trước khi làm rõ quan hệ thương mại của Malacca, chóng ta cần tìm
hiểu hoạt động thương mại ở khu vực eo Malacca. Bởi, hoạt động thương mại
của vương quốc Malacca gắn liền với hoạt động thương mại diễn ra trên eo
biển Malacca.
Đông Nam Á ở vào vị trí là vùng đệm giữa hai nền văn minh lớn nhất
phương Đông là Trung Quốc và Ên Độ. Vì vậy, một mặt Đông Nam Á chịu
ảnh hưởng rõ nét từ hai nền văn minh này, mặt khác, Đông Nam Á cũng tác
động trở lại rất lớn tới quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa Ên Độ và Trung Quốc.
Đông Nam Á đóng vai trò là cầu nối giữa hai trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hoá lúc bấy giờ.
Con đường nối thông Ên Độ và Trung Quốc từ biên giới phía tây bắc
qua cao nguyên Tây Tạng gặp rất nhiều khó khăn vì điều kiện địa lý và hoạt
SV: Phạm Văn Thuỷ
23
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
động cướp phá của những tộc người “man” ở phía bắc Trung Quốc. Trong bối
cảnh đó, việc lựa chọn con đường tiến xuống phía nam qua Đông Nam Á là
giải pháp được cả người Trung Quốc và Ên Độ lựa chọn. Bản thân con đường
này cũng phải qua nhiều ngả khác nhau; có thể đi hoàn toàn bằng đường bộ,
cũng có thể đi bằng đường thuỷ hoặc kết hợp cả hai. Nếu bằng đường bộ, có
thể đi từ đông bắc Ên Độ qua Assam tới thượng Miến Điện rồi từ đó tới Vân
Nam. Con đường này cũng gặp phải rất nhiều khó khăn vì bị ngăn trở bởi
những dãy núi cao và những con sông lớn. Cho đến khi xuất hiện con đường ở
phía nam thì hầu nh con đường phía bắc này không được sử dụng nữa.
Con đường thông dụng nhất là bằng đường biển xuất phát từ các cảng ở
phía nam Ên Độ. Theo GS. Nhật Bản Shigeru Ikuta từ thế kỷ II Tr CN đến
năm 450, các tuyến buôn bán nối liền Ên Độ và Trung Quốc đã được thiết lập;
trong đó mạng lưới giao thương trên biển đã trải dọc theo dải bờ biển Đông
Dương, qua bán đảo Mã Lai rồi tới Ên Độ [16, 248]. Con đường này bắt đầu
từ Kancipura ở nam Ên Độ, qua vịnh Bengal tới phía bắc bán đảo Mã Lai và
Sumatra. Sau khi nghỉ ngơi, lấy thêm lương thực và nước ngọt cùng hàng hoá
từ các cảng ở khu vực nh Pasai, Aceh…đoàn người sẽ đáp thuyền lên bộ ở
phía tây bán đảo Mã Lai. Con đường bộ thông dụng nhất là qua eo đất Kra tại
Takuapa. Từ đây, tiếp tục cuộc hành trình xuyên qua eo Kra tới Ch’aiya ở
phía đông của bán đảo Mã Lai. Tới được phía đông, đoàn người phải đáp
thuyền tới thương cảng của Siam, Chiêm Thành, Đại Việt rồi mới tới các cảng
phía nam của Trung Quốc. Ngoài con đường qua Kra còn có con đường từ
Kedah theo đường bộ tới thẳng Tumasik (Singapore) rồi mới tới các cảng phía
nam của Đông Nam Á. Hoặc, có thể từ Tavoy qua đèo Bachua tới sông
Kanburi, từ đây tới sông Menan rồi mới tới Siam trước khi vào Trung Quốc.
Chính những con đường thương mại này là tác nhân giúp hình thành
nên những trung tâm buôn bán ở bán đảo Mã Lai và nam Đông Dương. Người
SV: Phạm Văn Thuỷ
24
Quan hệ thương mại của Malacca giai đoạn 1400-1511.
Ên Độ gọi bán đảo Mã Lai là Subharnadvipa (đảo vàng) hay Subharnahumi
(xứ vàng) một phần vì nơi đây là con đường chính buôn bán vàng giữa Ên Độ
và Trung Quốc; phần vì những lợi nhuận rất lớn trong quan hệ thương mại ở
bán đảo này.
Ở Đông Đương, những hoạt động thương mại sôi động đã giúp hình
thành nên những vương quốc cảng hùng mạnh, đặc biệt là ở phía nam Việt
Nam ngày nay như: Phù Nam Chămpa và Lâm Êp. Theo truyền thuyết thì
vương quốc Phù Nam được lập nên bởi người anh hùng từ phương nam vượt
biển tới. “Điều đó có nghĩa là vương quốc này được hình thành bởi một quốc
gia - đô thị trên bán đảo Mã Lai như là tiền đồn cho công cuộc thương mại và
săn cướp nô lệ” [16, 248]. Cảng thị Ãc Eo nhanh chóng vươn lên thành
“Trung tâm liên vùng” thu hút hoạt động thương mại của cả khu vực.
Con đường hàng hải đi xuyên qua eo biển Malacca cũng đã được hình
thành từ thế kỉ thứ nhất sau Công nguyên. Sự hình thành này “là kết quả của
một quá trình tích góp dần dần từ những hải trình ngắn nối liền các điểm mút
của đất liền như Quảng Đông, Hải Nam, Vịnh Bắc Bộ…” [15, 24]. Tuy nhiên,
trong thời gian này kĩ thuật hàng hải chưa cho phép những con thuyền có thể
thường xuyên đi qua eo biển được. Malacca nằm theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam, tức vuông góc với hướng gió mùa, vì vậy thuyền bè thời cổ đại đi lại rất
khó khăn. Hơn nữa, nó lại là eo biển hẹp nên gió mùa hoạt động càng mạnh
hơn. Bản thân Malacca lúc đó cũng chỉ là nơi tập trung của dân chài và cướp
biển - những hải nhân ưa mạo hiểm. Hàng hoá tập trung ở chợ rất nghèo nàn
và phần lớn là hàng hoá bất hợp pháp do hoạt động cướp biển đem lại.
Cho đến V - VII, kĩ thuật hàng hải đã đạt được những bước tiến mới,
đặc biệt là sự tham gia của những thuỷ thủ Arập đã có thể tận dụng được
những ưu việt của hoạt động gió mùa. Thêm vào đó là sự suy yếu của vương
quốc Phù Nam đã đẩy hoạt động thương mại tiến sâu xuống phÝa nam của
SV: Phạm Văn Thuỷ
25