Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.84 KB, 79 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu lịch sử địa phương là một việc làm quan trọng để từ đó hiểu
rõ hơn về lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương.Trong đó mảng đề tài về kinh tế
xã hội địa phương đang được nhiều người chú ý, bởi qua kinh tế xã hội địa
phương ta sẽ thấy được sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong một
giai đoạn nhất định.
Năm 1986 Đảng ta đã đưa ra chủ trương đổi mới đất nước.Cũng từ đó
nước ta thu được nhiều thành tựu quan trọng trên lĩnh vực kinh tế - xã
hội.Sau mười năm tiến hành sự nghiệp đổi mới Việt Nam không những
thoát khỏi cuộc khủng hoảng sâu sắc vào cuối thập niên 70 đầu thập niên 80
của thế kỷ trước mà còn vươn lên bắt kịp nhịp phát triển sôi động của nền
kinh tế - khu vực và thế giới.Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp với
cơ chế thị trường xó hụị chủ nghĩa, nền kinh tế nhiều thành phần hình thành
phát triển đồng bộ và đạt kết quả mới, niềm tin của nhân dân vào sự tất
thắng của chủ nghĩa xã hội được củng cố.
Nhằm tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên, tháng 6 – 1996, Đảng
ta tiến hành đại hội lần thứ VIII, đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, giải
pháp đưa sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu – công nghiệp hoá - hiện đại hoỏ
vỡ mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”.Chớnh sỏch đổi mới của Đảng đã tác động sâu sắc đến sự phát triển
kinh tế - xã hội của nhiều địa phương trong cả nước, Huyện Lang Chánh nói
chung cũng như thị trấn Lang Chánh nói riêng là một trong những địa phương
thực hiện tốt đường lối “Công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ” của Đảng.
Thị trấn Lang Chánh là thị trấn miền núi vùng cao nằm ở phía Tây, Tây
Bắc Thanh hoá, được thiên nhiên ban tặng về tài nguyên thiên nhiên phong
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội


1
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

phú, đa dạng.Hơn nữa, về mặt địa kinh tế, do quốc lộ 15A đi qua nên thị trấn
Lang Chánh có điều kiện thuận lợi trong giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế.
Từ khi có đưởng lối “công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ” của Đảng, thị
trấn Lang Chỏnh đó đún nhận, áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp
với các điều kiện địa phương, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh vốn cú.Trói
qua hơn 10 năm tiến hành đường lối “công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ”, thị
trấn Lang Chỏnh đó cú những chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội.Sự chuyển
biến đú đó mang lại diện mạo mơớ cho thị trấn Lang Chánh. Đời sống vật
chất cũng như đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao, củng cố
niềm tin cho nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thắng lợi đã đạt được, thị trấn Lang
Chánh vẫn còn vấp phải nhiều khuyết điểm, thiếu sót, những hạn chế cần
được khắc phục và phát huy mặt tích cực nhằm tạo tiền đề cho việc thực
hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong việc thực
hiện đường lối phát triển ở những giai đoạn tiếp theo.
Tìm hiểu công cuộc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thị
trấn Lang Chánh là tìm hiểu quá trình vận dụng đường lối đổi mới đất nước
của trung ương Đảng, đồng thời khẳng định Đại hội đại biểu lần thứ VIII là
hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại và làm rõ những thành
tựu mà công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đem lại cho quê hương.Từ
đó góp một phần nhỏ bé của mình vào việc gợi mở một số giải pháp, hướng
đi cho nền kinh tế thị trấn trong những giai đoạn sắp tới, góp phần làm cho
nền kinh tế thị trấn phát triển cùng đất nước.Mặt khác là người con sinh ra
và lớn lên trên mónh đất thị trấn Lang Chánh, với mong muốn tìm hiểu sâu
hơn về kinh tế, văn hoá, con người quờ mỡnh để từ đó thờm yờu xóm làng,
yêu quê hương, yêu đất nước, góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ trên địa bàn

thị trấn truyền thống tốt đẹp của quê hương thị trấn Lang Chánh. Đồng thời
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
2
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

góp một phần thiết thực phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu lịch sử
địa phương ở nhà trường phổ thông của bản thân sau này.
Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Sự chuyển
biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008)” để làm đề tài tốt nghiệp đại học, đồng
thời đóng góp một phần công sức của mình vào việc nghiên cứu, đánh giá
những kết quả đạt được trong công cuộc đổi mới của thị trấn Lang Chánh.
2. Lịch sử vấn đề
Đổi mới là một chủ trương hết sức quan trọng đối với đất nước, chủ
trương đú đó tác động sâu rộng đến từng ngành, từng địa phương trong cả
nước.Quỏ trỡnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước tức là tiếp tục
thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước.Chớnh vì vậy đã có nhiều công
trình nghiên cứu về công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
Nhưng nghiên cứu về quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thị
trấn Lang Chánh còn là vấn đề tương đối mới mẻ, chưa thu hút được sự
quan tâm nghiên cứu đặc biệt.Cho đến nay, chúng tôi đã tiếp cận được một
số khía cạnh của vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung trong cả
nước và thị trấn Lang chánh nói riêng.
- Trong cuốn “Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến nay” do PGS.TS Trần
Bá Đệ biên soạn (NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 1998) đã nêu lên nhiều
thành tựu, tiến bộ, hạn chế của đất nước khi tiến hành công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
- Trong cuốn “Đảng bộ và phong trào cách mạng Lang Chánh (1945 –

1990)” do Ban chấp hành Đảng bộ Lang Chánh nghiên cứu và biên soạn năm
1991, đã nói lên đặc điểm tự nhiên và truyền thống đấu tranh của nhân dân
Lang Chánh nói chung và thị trấn Lang Chánh nói riêng trong quá trình lịch sử.
- Cuốn “Đảng bộ, nhân dân Lang Chánh phát huy truyền thống cách
mạng đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới (1945 – 1998)”, do ban chấp hành Đảng
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
3
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

bộ Lang Chánh nghiên cứu và biên soạn năm 1999, đã đề cập đến vai trò
lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong cách mạng và đẩy mạnh công cuộc đổi
mới của huyện Lang Chánh.
- Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Lang Chánh (1949 – 2004)”, do Ban
chấp hành Đảng bộ Lang Chánh nghiên cứu và biên soạn năm 2005, cuốn
sách đã nêu lên toàn bộ đặc điểm tự nhiên, truyền thống cách mạng, vai trò
lãnh đạo của Đảng bộ trong cách mạng và công cuộc đổi mới của huyện
Lang Chánh nói chung và thị trấn Lang Chánh nói riêng.
Ngoài ra, một số báo cáo của ban chấp hành Đảng bộ huyện Lang
Chánh từ khoá XV và XIX, các báo cáo tổng kết uỷ ban nhân dân huyện, đã
đánh giá tổng kết những thành tựu của toàn huyện, các báo cáo tổng kết của
uỷ ban nhân dân thị trấn… chỉ ra những thành tựu và hạn chế của quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá thị trấn Lang Chánh.
Nói chung, các tác phẩm và tài liệu nói trên đã làm sáng tỏ được một
số vấn đề của thị trấn Lang Chỏnh.Tuy nhiờn cho đến nay chưa có một công
trình, hay bài viết nào nghiên cứu cụ thể về sự chuyển biến kinh tế - xã hội
của thị trấn Lang Chánh từ năm 1996 – 2008.Chính vì thế luận văn tập trung
tìm hiểu một cách hệ thống sự chuyển biến kinh tế - xã hội thị trấn Lang
Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (từ năm 1996 – 2008).

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài.
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu sự chuyển biến
kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá từ 1996 đến 2008
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình kinh tế - xã
hội của thị trấn Lang Chánh từ năm 1996 – 2008
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
4
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

Về mặt không gian: Địa bàn mà khoá luận tìm hiểu là thị trấn Lang
Chánh - huyện Lang Chánh - tỉnh Thanh Hoá.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu.
Để hoàn thành khoá luận này chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, tích luỹ
nhiều nguồn tư liệu:
- Tài liệu lưu trữ của tỉnh, huyện, thị trấn: Đó là những báo cáo hàng
quý, hàng năm; Các nghị quyết, văn bản, các chỉ thị tỉnh uỷ, của uỷ ban
nhân dân huyện Lang Chánh, uỷ ban nhân dân thị trấn Lang Chỏnh, cỏc
phũng ban trong huyện và thị trấn Lang Chỏnh: phũng thống kê, phòng nông
nghiệp, và tiểu thủ công nghiệp, phòng địa chớnh…
- Các văn kiện Đảng: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI,VII,VIII,XIX; Các văn kiện Hội nghị trung ương và các tài liệu khác
lien quan đến nội dung khoá luận tìm hiểu.
- Các sách báo của Trung ương tỉnh Thanh Hoỏ: Bỏo Thanh Hoỏ cú đưa
tin về chủ trương, chính sách cũng như tình hình kinh tế huyện Lang Chánh nói

chung trong đó có thị trấn Lang Chỏnh.Cỏc luận văn, tạp chí như: tạp chí Nghiên
cứu lịch sử, tạp chí cộng sản, các bài chuyờ khảo có lien quan đến luận văn.
- Tư liệu điền dã.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Vì thuộc đề tài nghiên cứu lịch sử địa phương, nên phương pháp
nghiên cứu chủ yếu được vận dụng là phương pháp lịch sử nhằm tái hiện lại
quá trình phát triển kinh tế của thị trấn Lang Chánh trong giai đoạn công
nghiệp hoá, hiện đại hoá (từ năm 1996 – 2008). Đồng thời sử dụng phương
pháp logic để đi đến nhận định, đánh giá mang tính chất khái quát.
Ngoài ra đề tài của luận văn thuộc đề tài Lịch sử địa phương, nờn khõu
giám định tư liệu rất quan trọng.Sau khi sưu tầm tư liệu, phân loại tư liệu theo thời
gian và vấn đề rồi phân tích, đối chiếu so sánh và kết hợp với điều tra điền dã.
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
5
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

5. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách toàn diện, cụ thể về
kinh tế - xã hội của huyện Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá từ năm 1996 – 2008.
Dựa vào nguồn tư liệu, luận văn đã dựng lại bức tranh toàn cảnh về
kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh, làm sáng tỏ sự chuyển biến về kinh
tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ 1996 – 2008, qua đó nêu
lên những thành tựu và hạn chế.
Luận văn đã hệ thống được những tư liệu liên quan đến đề tài cho
những công trình nghiên cứu liên quan đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội
của thị trấn Lang Chánh. Đồng thời, qua luận văn cũng cung cấp tư liệu cho
việc giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần giáo dục truyền thống qua các

bài học lịch sử.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần ở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội
dung chính của khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát vài nét về mảnh đất và cọn người thị trấn Lang
Chánh
Chương 2: Những chuyển biến kinh tế của thị trấn Lang Chánh trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008)
Chương 3: Những chuyển biến xã hội của thị trấn Lang Chánh trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008)
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
6
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI
THỊ TRẤN LANG CHÁNH
1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên thị trấn Lang Chánh
1.1.1 Vị trí địa lý
Thị trấn Lang Chánh là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của một
huyện vùng núi cao - Huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoỏ.Nằm ở phía Tây
– Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá, có toạ độ địa lý: từ 20
0
00

13
’’

– 20
0
18

15
’’
vĩ độ
Bắc; từ 105
0
17

30
’’
– 105
0
45

20
’’
kinh độ Đông.
Thị trấn Lang Chánh nằm trên trục đường quốc lộ 15A - trục đường
quốc lộ nối liền các huyện miền núi phớa tõy tỉnh Thanh Hoá.Thị trấn cách
thành phố Thanh Hoá 101 km, cách đô thị Ngọc Lặc (tương lai là trung tâm
các huyện miền núi phía Tây Thanh Hóa) 16 km, cách huyện Bá Thước 40
km, cách biên giới nước CHND Lào 60 km.Hiện nay khi con đường Hồ Chí
Minh được đưa vào sử sụng đã rút ngắn khoảng cách của thị trấn Lang
Chánh với trung tâm thủ đô Hà Nội còn khoảng 170 km cũng như nối liền
thị trấn với sự phát triển của đất nước.
Phía Đông Bắc giỏp xó Đồng Lương
Phía Tây Nam giáp xã Quang Hiến

Con đường chính trong thị trấn là đoạn nối từ quốc lộ 15A thẳng lên
trung tâm thị trấn đến ngã 4 đi xó Tõn Phỳc, xó Quang Hiến, xã Đồng
Lương.Thị trấn không có giao thông đường thuỷ và đường sắt.Toàn bộ hệ
thống đường bộ thị trấn đã rải đường nhựa tạo điều kiện thuận cho việc vận
chuyển hàng hoá và sinh hoạt của người dân thị trấn.
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
7
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

Với vị trí địa lý như vậy ta có thể thấy rằng mặc dù là một thị trấn
miền núi, xa các trung tâm phát triển của đất nước, nhưng thị trấn Lang
Chỏnh cú tiềm năng phát triển kinh tế mạnh mẽ trong tương lai.
1.1.2 Địa hình, đất đai, sông ngòi
Thị trấn Lang Chánh trước kia là vùng rừng núi với những khu rừng
tự nhiên bao quanh.Nhưng với quá trình phát triển, sự thay đổi của môi
trường tự nhiên cùng những tác động của con người, diện tích rừng của thị
trấn giảm mạnh, thay vào đó là những khu nhà mọc lên san sát, những khu
đồi cây ăn quả, cây trồng khác và là địa bàn cư trú của dân cư.
* Địa hình
Thị Trấn Lang Chánh nhìn từ xa như một lòng chảo, có đồi núi bao
quanh. Đặc điểm nổi bật của địa hình thị trấn là thấp và lồi lõm. Độ cao trung
bình từ 400 – 500m, thuộc vùng trung nhất của huyện, so với cỏc xó trong
huyện, thị trấn thuận lợi nhất cho việc sản xuất cũng như phát triển kinh tế.
* Đất đai
Đất đai gieo trồng được hình thành, phát triển trờn cỏc núi đá mẹ khác
nhau (phiến thạch, sét, sa thạch, phiến sa, phi lớch…) do vậy chất đất ở các
khu vực cũng có phần khác nhau.Hiện nay thị trấn Lang Chỏnh cú 226,6 ha
diện tích tự nhiên trong đó được phân loại như sau:

- Đất nông nghiệp: 63,4 ha
- Đất lâm nghiệp: 69,4 ha
- Đất chuyên dùng: 29,42 ha
- Đất ở: 58,5 ha
- Đất sông suối: 5,85 ha
- Đất chưa sử dụng: không có
Diện tích thị trấn Lang Chánh chiếm 0,4% diện tích toàn huyện, trong
đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất là 30,5% tổng diện tích
tự nhiên của thị trấn. Đất nông nghiệp chiếm 28% diện tích tự nhiên. Tỷ lệ
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
8
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

đất lâm nghiệp và nông nghiệp gần như bằng nhau (đất lâm nghiệp hơn
nông nghiệp 6 ha), điều này cho thấy thế mạnh của thị trấn là kết hợp phát
triển nông – lâm nghiệp.Bỡnh quân diện tích nông nghiệp/người là 0,014
ha/người và 0,05 ha/hộ.
Diện tớch đất ở cũng chiếm phần lớn trong diện tích tự nhiên của
toàn huyện (chiếm 25,7 %). Đất chưa sử dụng của thị trấn không có chứng
tỏ nhu cầu mở rộng diện tích địa bàn. Sự phân chia gần như đồng đều giữa
đất nông nghiệp, lâm nghiệp, và đất ở cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu
đất ở thị trấn đang diễn ra mạnh mẽ. Cùng với quá trình tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thị trấn cũng đang diễn ra quỏ trình đụ thị hoá.
Đất ở đang có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ lệ cao trong diện tích tự
nhiện.Cựng với đó là sự thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.
Do đặc điểm địa hình của thị trấn là thuộc vùng thấp và bằng phẳng
nhất của huyện Lang Chánh. So với các xã trong huyện thì thị trấn có chất
đất dinh dưỡng nhất. Đất thị trấn rất thuận lợi cho các loại cây lúa, cây rau

màu và các loại cây trồng lương thực khỏc.Những loại cây trồng phù hợp
với các đất của thị trấn:
- Đất vườn, phù hợp các loại cây như: cây chuối, cây dừa. cây bưởi,
cây cam, cây chanh, cây xoài, cõy mớt…
- Đất ruộng phù hợp với cây lúa, cây ngô, khoai lang.Cõy rau màu vụ
đông bao gồm: cải bắp, xu hào, xúp lơ, xà lách, cải củ, cải bẹ, cải cỳc.Cõy
rau màu vụ hè phù hợp với: đu đủ, rau ngót, rau đay, bầu, mướp, xu xu, bí
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 63,4 ha, trong đó:
- Diện tích đất trồng lúa là 25 ha:
- Diện tích đất ruộng trồng màu: 5,4 ha
- Đất trồng cây hàng năm: 7 ha
- Đất vườn tạp : 6 ha
- Đất trồng cây lâu năm : 7 ha
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
9
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

- Đất có mặt nước nuôi thuỷ sản: 13 ha
(số liệu tính đến tháng 6 năm 2007 theo báo cáo tổng kết UBND thị trấn).
Đồng ruộng là những thũng lũng cấy lúa nhỏ hẹp được khai phá từ
ngàn đời nay của đồng bào các dân tộc huyện Lang Chánh. Thị trấn có diện
tích nương rẫy khá lớn nằm rãi rỏc trờn cỏc đồi núi thấp.Việc đốt phá nương
rẫy là một trong những nguyên nhân khiến rừng thị trấn bị thu hẹp.
1.1.3 Khí hậu, thuỷ văn
Thị trấn Lang Chánh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do
điều kiện tự nhiên chi phối nên hình thành hai mùa khí hậu rừ rệt.Mựa mưa
từ tháng 4 đến tháng 9, còn lại là mựa khụ.Nhiều năm khô hạn, thuỷ văn ở
một số khu vực biến đổi thất thường.Nhiệt độ cao nhất là 38

0
C, nhiệt độ
trung bình là 21
0
C, thấp nhất là 4
0
C.Lượng mưa bình quân hàng năm trên
2.000 mm, nhưng lượng bốc hơi lên tới 1.000 mm.Bỡnh quõn hàng năm có
tới 70 – 80 ngày sương mù.Các cơn bão ít đổ bộ lên thị trấn Lang Chánh.
Có 3 con sông, suối đi qua thị trấn Lang Chánh là: sông Âm, suối Cui,
suối Xuốm.
Dòng sông Âm bắt nguồn từ nước Lào chảy qua xó Yờn Khương và
đi qua thị trấn.Ngày xưa dòng sông đó giỳp cho việc vận chuyển lâm sản từ
vùng cao xuống thị trấn.
Dòng suối Cui, suối Xuốm bắt nguồn từ phía Đông và phía Bắc nỳi
Bự Bằng có tác dụng đắp đập lấy nước sinh hoạt và tươi tiêu cho đồng
ruộng ở Bản Trải và Bản Lưỡi.Nhưng hiện nay do hạn hán nên dòng suối
Cui không cũn tác dụng như trước.
Mật độ ao hồ ở thị trấn thưa thớt, các ao hồ chủ yếu dùng vào việc
nuôi cá thịt.Mỏng tự nhiên và hồ nhân tạo khụng cú.Năm 1967 xây dựng
đập và mương Lãm dài 2.500m.Năm 2003 xây dựng đập và mương Lưỡi dài
700m để cung cấp nước cho 2 vùng nông nghiệp trọng điểm của thị trấn là
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
10
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

Bản Trãi và Bản Lưỡi.Vì vậy ngư nghiệp không phát triển mạnh ở thị trấn
Lang Chánh.

1.2. Khái quát về lịch sử, văn hoá – xã hội.
1.2.1 Lịch sử hình thành.
Trải qua biến cố của lịch sử, địa giới hành chính Châu Lang Chánh
luôn luôn thay đổi.Thời thuộc Hán là phần đất thuộc huyện Đô Lung (Cát
Lung) sau này ghép vào huyện Vụ Biờn.Thời Tam Quốc cho đến nhà Tuỳ
(Trung Quốc) thuộc huyện Do Phong.Thời nhà Đường thuộc huyện Trường
Lõm.Thời Trần - Hồ gọi vùng này là “Mường Một” thuộc huyện Nga Lạc,
Châu Ái.Thời Lê Quang Thuận năm thứ 10 (1469) đặt tên là châu Lang
Chánh, gồm 14 động và thôn. Đến thời Tây Sơn đổi thành châu Lương
chính. Đến thời Minh Mệnh ghép huyện Thọ Xuân với châu Lang Chánh và
lấy lại tên cũ là châu Lang Chánh thuộc phủ Thanh Đô.
Năm 1829 nhà Nguyễn quyết định lập châu Quan Hoá bao gồm châu
Quan Gia, châu Tằm (thuộc vùng đất các huyện Quan Hoá, Quan Sơn,
Mường Lát) cắt một phần đất Lang Chánh và một phần đất Nông Cống lập
châu Thường Xuõn, tỏch chõu Lang Chánh ra khỏi phủ Thanh Đô lập châu
lỵ tại Ninh Lương (nay thuộc xã Quang Hiến).
Năm 1834, vua Minh Mệnh đổi động và thôn thành xã và đặt thêm
tổng, đồng thời xuống dụ, đặt các thổ ty, lang đạo dưới quyền kiểm soát của
Chánh Tổng.Thực chất của chính sách này là do triều đình phong kiến nhà
Nguyễn muốn hợp pháp hoá vai trò cai trị của thổ ty, lang đạo để phục vụ
chính quyền phong kiến cỏc cấp.Chõu Lang Chánh được chia thành 4 tổng,
8 mường, hai xã.
Sau cách mạng tháng 8 thành công (1945) châu Lang Chánh đổi
thành huyện Lang Chánh, bỏ Tổng, Mường lập xó, thụn bản và vẫn lấy Ninh
Lương thuộc xã Quang Hiến làm huyện lỵ. Đến năm 1954, huyện Lang
Chỏnh cú 6 xó: Yờn Khương, Quyết Thắng, Lê Lai, Giao An, Tõn Phỳc,
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
11
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị

Huyền

Đồng Lương.Năm 1964 chia xã Quyết Thắng thành hai xó: Trớ Nang và
Quang Hiến, chia xó Lờ Lai thành hai xã: Lâm Phú và Tam Văn.Năm 1981
chia xó Yờn Khương thành hai xó Yờn Thắng và Yên Khương.Năm 1982
chia xã Giao An thành hai xã Giao An và Giao Thiện. Đến những năm đầu
thập kỷ 90 kinh tế châu Lang Chánh phát triển, yêu cầu xây dựng một mô
hình tổ chức quản lý hành chính mới được đặt ra một cách cấp bỏch.Việc
thành lập một thị trấn với quy mô và tính chất phù hợp tạo điều kiện cho khu
vực phát triển trở thành một nhu cầu phát triển của huyện. Theo quyết định
của tỉnh Thanh Hoỏ, thỏng 4- 1991 chia xã Quang Hiến thành thị trấn Lang
Chánh và xã Quang Hiến.Thị trấn huyện xáp nhập thêm làng Lưỡi Xá Đồng
Lương. Đến nay thị trấn Lang Chánh gồm: Làng Lưỡi, Làng Chiềng Trải,
Phố Vinh Quang (tiểu khu 1,2,3,4), phố II (tiểu khu 1,2,3) và phố III.
Tổ 1, phố II hình thành là do một số hộ của phố Đồng Lương cũ hình
thành. Đến năm 1991 thì được đặt tên chính thức là tổ 1 phố II với tổng số
144 hộ và 504 nhõn khẩu.Dõn tộc Thỏi cú 8 người, dân tộc Mường có 127
người, dân tộc kinh có 369 người.Dõn tộc Mường là ở lâu đời nhất.
Tổ 2, phố II hình thành là do một số hộ cán bộ công nhân viên chức
nghỉ hưu cũ Lâm Trường Bù Rinh trước được gọi là phố Đồng Lương 2, sau
khi thành lập thị trấn Lang Chánh được đặt tên chính thức là tổ 2, phố II.Bao
gồm 100 hộ và 386 nhân khẩu, trong đó có 5 người Thái, 49 người dân tộc
Mường, dân tộc Kinh: 331.Người kinh là ở đây lâu nhất.
Phố III.Do một số hộ là cán bộ công nhân viên chức cũ của công ty
xây dựng cơ bản về hưu hoặc nghỉ theo chế độ 176 trước đây ở và cùng với
một số hộ dân miền xuôi đến định cư làm ăn ở.Trước 1991 được đặt là phố 3
với tổng số hộ là 105 và 358 nhân khẩu.Trong đó dân tộc Thái: 23 người;
Mường: 12 người ; Kinh: 323 người.Người kinh sống ở đõy lõu nhất.
Bản Lưỡi được hình thành từ trước năm 1945 do một số hộ dân làng
Lãi Ó và một số dân bản Lưỡi cũ khai phá mở mang.Thời phong kiến cha

Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
12
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

con Kỳ Tín đặt tên là Làng Lưỡi.Trước năm 1991 khi thị trấn chưa thành lập
là một làng của xã Đồng Lương.Thỏng 4- 1991, thị trấn thành lập được đặt
lại là Bản Lưỡi bao gồm 66 hộ và 332 nhân khẩu.Trong đó dân tộc Thái là 5
người; dân tộc Kinh: 14 người; dân tộc Mường: 314 người.Người Mường
sống ở đõy lõu nhất.
Phố I được chia thành: Tổ 1, tổ 2, tổ 3 được hình thành từ tháng
4/1991.Nguồn gốc là một số hộ thuộc phố Vinh Quang trước đây tách ra và
một bộ phận dân cư thuộc xã Quang Hiến quản lý.Bao gồm 1517 nhân khẩu,
trong đó dân tộc Mường: 261 người; dân tộc kinh:1181 người; dân tộc Thái:
75.Người kinh ở đây lâu nhất.
Sự phát triển của thị trấn cũng như yêu cầu về một trung tâm kinh tế -
xã hội của một huyện, năm 2006 thị trấn xáp nhập thêm Bản Trải được tách
ra từ làng Chiềng Trại thuộc địa phận quản lý của xã Quang Hiến.Thỏng 11
năm 2006 chính thức trở thành địa phận của thị trấn Lang Chánh với 229 hộ
và 1232 nhân khẩu.Trong đó kinh:252 người; Mường: 894 người ; Thái: 86
người.Người Mường chiếm số đông ở đây và là dân sống ở đõy lõu nhất.
Như vậy, thị trấn Lang Chánh là một thị trấn vừa được thành lập từ
nhu cầu thiết lập một trung tõm hành chớnh của khu vực.Sau khi thành lập,
thị trấn có những nhiều biến đổi về tất cả các mặt kinh tế - xã hội, từ đó thị
trấn Lang Chánh không chỉ là trung tõm hành chớnh mà trở thành trung tõm
kinh tế - xã hội- văn hoá, là trung tõm huyện lỵ Lang Chánh.
1.2.2 Văn hoá – xã hội
* Dân cư và nguồn lao động
Hiện nay thị trấn Lang Chánh gồm 9 phố bản với 1235 hộ và 4329

nhân khẩu chiếm 0,99% dân số toàn huyện.Mật độ dân số trung bình là 1775
người / km
2
.Lao động trong độ tuổi là 2.486 người chiếm 57% dân số thị
trấn, chủ yếu là lao động trẻ, khoẻ.Trong đó 6 phố bản chủ yếu là lao động
thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, chỉ có 3 phố bản là sản xuất nông
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
13
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

lâm nghiệp (Bản Lưỡi, Bản Trải 1, Bản Trải 2).Theo sự phân loại đô thị của
nghị định số 72/2002/NĐ-CP (2001) với mật độ dõn số như vậy thị trấn
Lang Chánh thuộc đô thị loại V của đất nước.Với đầy đủ các yếu tố phát
triển của một đô thị, thị trấn Lang Chánh đang tiến nhanh trên con đường
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Cùng với thời gian và sự phát triển của lịch sử, dân số thị trấn có sự
phát triển nhanh chóng.
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
14
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

Bảng 1. Tình hình dân số của thị trấn Lang Chánh
Năm 1997 2001 2004 2005 2006 2007 2008
Dân số 2899 3825 4010 4060 4183 4215 4329

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy dân số tăng mạnh trong những

năm gần đõy.Từ năm 1997 đến năm 2008 dân số tăng 1430 người trong
vòng 11 năm, tăng gần 1,5 lần.Tức là bình quân hàng năm tăng 130 người.
Điều đó cho thấy sự thu hút dân cư về thị trấn Lang Chánh đang diễn ra
mạnh mẽ.
Thị trấn là mái nhà chung của 3 dân tộc: Thái, Mường, Kinh từ ngàn
đời nay đã chung lưng đấu cật, đoàn kết gắn bó lao động sản xuất và chiến
đấu, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.Trong đó:
- Dân tộc Mường chiếm 30,2%
- Dân tộc Thái chiếm 7,05%
- Dân tộc kinh chiếm 62,43%
(số liệu này được tính đến tháng 6 năm 2008)
Người Kinh chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số thị trấn (62,43%) là một
thuận lợi cho sự phát triển của thị trấn Lang Chỏnh.Việc đưa khoa học kỹ
thuật vào đời sống và sản xuất của địa phương được nhanh chóng hơn.Mặt
khác dân số thị trấn trẻ, với lực lượng lao động hùng hậu như vậy là một điều
kiện tốt cho sự phát triển của thị trấn hơn cỏc xó khỏc.Tuy nhiờn chính điều
này dẫn đến sự chênh lệch về kinh tế cũng như trình độ văn hóa giữa người
Kinh và dân tộc khác, cũng như của thị trấn với cỏc xó trong huyện.
Dân tộc mường với sử thi “đẻ đất đẻ nước” được lưu truyền qua nhiều
thế hệ, với cỏc khỳc dân ca Xướng, với lễ tục Pũụn Pụụng – hỏt mỳa quây
quanh cây hoa, ước mong cuộc sống yên lành với tiếng trống, tiếng kèn và sỏo
ụi âm vang sâu thẳm.Hội “Xéc bựa” với dàn cồng chiêng do các cô gái mường
biểu diễn…
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
15
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

Dân tộc thái với tiếng nói, chữ viết, trang phục và những khúc dân ca

(khắp thái), các điệu múa hát nghi lễ, cỏc trũ: cá sa, phấn chá (múa hát xung
quanh cây hoa) coong giàm, kốn bố… đó tạo nên những giá trị văn hoá đặc
sắc riêng cho người dân thị trấn.
1.3 Vài nét về kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh giai đoạn 1991-1996
1.3.1 Kinh tế
Thị trấn Lang Chánh vừa được thành lập nên đang còn gặp nhiều khó
khăn trong phát triển kinh tế cũng như đời sống.Nhưng với cố gắng đưa kinh
tế địa phương phát triển theo đường lối đổi mới của Đảng, UBND thị trấn
cũng như toàn nhân dân thị trấn đã đạt được những thành tựu đáng ghi
nhận.Trong giai đoạn này cơ cấu kinh tế của huyện Lang Chánh là nông –
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó lấy việc phát triển nông nghiệp,
lâm nghiệp làm nhiệm vụ hàng đầu.Trong nông lâm phải kết hợp theo
phương thức luân canh đất đồi, đất bãi, đẩy mạnh thâm canh đất ruộng.
* Nông – lâm nghiệp
Trước năm 1996, do diện tích tự nhiên của thị trấn chưa được mở
rộng như hiện nay, chỉ có 186,6 ha.Trong đó, đất nông nghiệp có khoảng 61
ha chiếm 32,8% diện tích đất tự nhiên.
Trong sản xuõt nông nghiệp, ngành trồng trọt được coi là thế
mạnh.Nhưng do diện tích nông nghiệp ít, trình độ thâm canh của nhân dân
còn thấp, nên sản xuất nông nghiệp của thị trấn trong giai đoạn này cũn gặp
nhiều khó khăn.Trước điều đó huyện đã chủ trương đưa giống mới vào sản
xuất, mở rộng diện tích trồng cây màu(sắn, ngụ…). Cây công nghiệp cũng
được đưa vào sản xuất nhưng chưa phát triển rộng rãi.
Về trồng trọt, Năm 1994 diện tích trồng lỳa cú 11,2 ha, đạt năng xuất
3 tấn/ha.Thị trấn đó cú sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhưng chưa được áp
dụng mạnh và đạt hiệu quả cao.Diện tớch cõy màu khoảng 18 ha, sản lượng
quy thóc 11 tấn.Tổng sản lượng quy thóc cả năm là 137 tấn = 115 % kế
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
16

Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

hoạch.Trồng trọt giai đoạn này chủ yếu là độc canh.Tổng thu nhập cõy công
nghiệp khoảng 120 triệu.
Về Chăn nuôi, tổng đàn Trâu hiện có là 157 con=103% kế hoạch;
Tổng đàn Bò hiện có: 78 con = 100% kế hoạch; Tổng đàn lợn là 1450
con.Tổng sản lượng thịt lợn hơi là 115 tấn đạt 104 %. Giai đoạn này tình
trạng chăn nuôi gia súc ở dưới gầm nhà Sàn của người dõn cũn phổ biến
nhiều. Điều này không chỉ gõy ô nhiễm môi trường sinh hoạt mà cũn làm
giảm năng suất chăn nuôi của người dõn địa phương.
Thời kỳ này về ngư nghiệp chủ yếu là thả cá ở sông, suối.Ao hồ ở thị
trấn rất ít vì vậy nghề nuôi cá lồng chưa phát triển.
* Về Lâm Nghiệp
Thị trấn Lang Chánh là một thị trấn miền núi nên lâm nghiệp là một
thế mạnh để phát triển kinh tế thị trấn.Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huỵện
cũng như UBND thị trấn, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của hai Lâm trường
đúng trờn địa bàn thị trấn là Lâm trường quốc doanh Bù Rinh và Lâm
trường Luồng, cùng với sự tham gia tích cực của nhân dân thị trấn đã tập
trung vốn, nguồn lực, khoa học kỹ thuật vào việc khôi phục và phát triển
rừng theo nghị quyết của trung ương, của tỉnh. Tổng diện tích đất Lâm
nghiệp năm 1995 là 61,4ha. UBND thị trấn đã lập chính sách giao đất cho
41 hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp lâu dài theo quyết
định 02 của chớnh phủ.Cả năm khai thác được 20 triệu đồng.Nhưng khuyết
điểm lớn của giai đoạn này là nạn phá rừng đang còn nhiều tại thị trấn, cùng
với đó là chưa nhận thức đúng đắn đến kinh tế nông – lâm nghiệp của thị
trấn là một tổng thể, lại xem nhẹ việc sản xuất kinh doanh nghề rừng và
chăn nuôi, chưa thực hiện nông – lâm kết hợp chặt chẽ…Vỡ vậy kết quả lâm
nghiệp đạt được còn thấp so với tiềm năng vốn có của thị trấn.
* Tiểu thủ công nghiệp.

Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
17
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

Về tiểu thủ công nghiệp thì bên cạnh nhịp độ phát triển của nông –
lâm nghiệp thì tiểu thủ công nghiệp cũng được đầu tư đúng mức.Bước đầu
chuyển biến và đưa lại hiệu quả thiết thực, giá trị hàng năm tăng lờn.Tổ
chức ra nghề rốn, tổ chế biến lâm sản, tổ chức nung gạch, nung vôi phục vụ
nhu cầu xây dựng cơ bản và sản xuất.
Năm 1994 ngành Mộc dân dụng sản xuất được 80 m
3
sản phẩm thành
tiền là 312 triệu.Dụng cụ cầm tay 200 sản phẩm = 30 triệu.Khai thỏc đỏ, cỏt,
sỏi: 650m
3
= 200 triệu.Gạch các loại sản xuất được 610 ngàn viên= 170 triệu
đồng.Sản xuất vôi cục: 110 tấn=315 triệu đồng.
Nhưng nhìn chung giai đoạn này thủ công nghiệp chưa đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế thị trấn.Giỏ trị thủ công nghiệp đưa lại cho
người dân thị trấn còn nhỏ so với nông – lâm nghiệp.
* Ngàng Dịch vụ
Thực hiện cơ chế đổi mới hoạt động sản xuất, năm 1994 thị trấn đã
hình thành các hoạt động dịch vụ chế biến lâm sản, thức ăn gia súc, nhiều
loại hình cưa xẻ, say xát, đan lỏt…đó thu hút được lao động dư thừa. Nhưng
đõy mới chỉ là những hoạt động dịch vụ nhỏ, lẻ chưa đưa lại lợi nhuận kinh
tế cao. Ước tính thu nhập ngành dịch vụ thị trấn khoảng 880 triệu đồng/năm.
* Ngành thương nghiệp
Mặc dù mới thành lập nhưng người dân địa phương đã ý thức được sự

thuận lợi cho phát triển thương nghiệp của thị trấn. Nhưng hàng hoá ở giai
đoạn này còn khan hiếm mới chỉ cung cấp những mặt hàng thiết yếu nhất
cho đời sống của nhõn dõn địa phương.
Chợ Lang Chánh nằm trên địa bàn thị trấn nhưng chưa đươc quy hoạch.
Đến năm 1995 chợ vẫn là hai dãy nhà tranh, mặt hàng bán trong chợ không
phong phú và đa dạng. Sự giao lưu buụn bán của thị trấn với các xã lân cận là
chủ yếu.Giai đoạn này chủ yếu là trao đổi lương thưc- thực phẩm.
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
18
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

Tóm lại, hoạt động phát triển kinh tế của thị trấn trong giai đoạn này đạt
được những kết quả đáng phấn khởi.Ngành nghề phát triển thu hút được phần
lớn lao động có công ăn việc làm ổn định.Năng suất cõy trồng, chăn nuôi tăng.
Một số hộ nhõn dõn đã từng bước đi vào chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, từ đó
dẫn đến sự thay đổi trong lĩnh vực văn hoá – giáo dục.
1.3.2 Văn hoá – giáo dục
Tháng 4 năm 1996 Thị trấn Lang Chánh được thành lập và trở thành
trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện Lang Chánh. Là nơi đặt trụ
sở của các cơ quan đầu ngành trong huyện như: UBND Huyện, Nhà văn
hoá, Kho bạc Nhà Nước, Công an huyện, Trung tâm y tế huyện,…Chớnh vì
vậy tình hình văn hoá – giáo dục của thị trấn phát triển nhất so với cỏc xó
trong huyện.
Về giáo dục, trên địa bàn thị trấn là nơi đặt nền móng đầu tiên cho sự
nghiệp giáo dục của toàn huyện. Trong giai đoạn này trên địa bàn thị trấn có 5
trường: trường mầm non thị trấn, trường tiểu học thị trấn, trường THCS thị
trấn, trường phổ thông cấp 2-3, trường bổ túc văn hoá.
Trường mầm non đầu tiên của huyện được ra đời tại phố I thị trấn Lang

Chánh bước đầu đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đỡnh.Nhưng tỷ lệ gửi trẻ
đến trường trong giai đoạn này còn thấp.Năm 1994 có 281 cháu.Cùng với sự
thành lập thị trấn là mô hình trường Phổ thông cấp 2-3, trường bổ túc văn hoá
cấp III, tạo điều kiện học tập cho con em thị trấn cũng như toàn huyện đến
học tập.Tỷ lệ học sinh lên lớp 89%.Nhưng tình trạng bỏ học tăng nhanh,
trung bình 11,2%.Tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học đạt 95%, tốt nghiệp phổ thông cơ
sở 96,6%. Hàng năm đều có học sinh giỏi tuyến huyện và tỉnh.Năm 1994 có 3
em thi đậu đại hoc và 28 em thi đậu vào các trường trung cấp chuyên nghiệp.
Hệ thống giáo dục của thị trấn Lang Chánh trong giai đoạn này nhìn
chung đã hoàn chỉnh nhưng về chất lượng và cơ sở vật chất còn gặp nhiều
khó khăn. Đa số các trường trong giai đoạn này còn là nhà tranh hoặc cấp
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
19
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

bốn.Bàn học, ghế, bảng thiếu thốn.Một số trường còn học hai ca như trường
Phổ thông cấp II-III.
* Về y tế
Thị trấn Lang Chánh vừa được thành lập nên gặp nhiều khó
khăn.Trong đó, khó khăn nhất là lĩnh vực y tế của thị trấn.Trung tâm y tế
huyện vừa được xây dựng nằm trên địa bàn thị trấn. Điều này thuận lợi cho
nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa bàn.Nhưng cơ sở vật chất kỹ
thuật ở đây mặc dù đã được đầu tư nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn.Trang
thiết bị y tế chưa hiện đại, người dân thị trấn luụn cú tâm lý xuống Trung
tâm y tế Ngọc Lặc khám bệnh vì không yên tâm với kỹ thuật y tế ở đây. Đội
ngũ thầy thuốc năm 1995 là 89 cán bộ, trong đó ngành y là 63 người, bác sỹ
37 người, ngành dược 5 người.Tỷ lệ phát triển dân số năm 1995 là 2,1%.
Trạm xá thị trấn đã được xây dựng năm 1992 nhưng điều kiện trang

thiết bị chưa đầy đủ cho nên việc thu nhận bệnh nhân tại trạm chưa làm được,
chưa thu hút được nhân dân thị trấn đến khám bệnh.Trạm xá lúc này chỉ là hai
gian nhà cấp 4 với 3 cán bộ y tế.Tổng số lượt khám - chữa bệnh năm 1995 là
766 lượt người trong đú có 131 lượt người chữa bệnh sốt rột.Khỏm bứu cổ:
370 người, cấp phát thuốc điều trị bệnh 122 người. Khám phụ khoa 54 người,
đặt vòng 8 người, khám thai 7 người, cấp bao cao su 8 người.
Công tác dõn số kế hoạch hóa thị trấn giai đoạn này chưa phát
triển.Tỷ lệ sinh thô: 22,4%, tỷ lệ sinh tự nhiên 2%,sinh con thứ ba trở lên
chiếm 12,5%.
Về đời sống nhân dân mặc dù cao hơn cỏc xó trong huyện nhưng chỉ
mới dừng lại ở nhu cầu đủ ăn, đủ mặc. Nhà văn hoá huyện được xõy dựng
nhưng chưa thực hiện rừ vai trò của mình trong đời sống văn hoá của người
dõn thị trấn.51% gia đình trong thị trấn đã có tivi và 69% có điện thắp sáng.
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
20
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

Về cơ sở hạ tầng: Cho đến năm 1995 thị trấn Lang Chánh cơ sở hạ
tầng cũn kém, chưa có cơ sở hạ tầng đô thị. Chỉ có 2/3 hệ thống đường thị
trấn được rải nhựa.
* Tiểu kết chương 1
Điều kiện tự nhiên của thị trấn Lang Chánh như: vị trí địa lý, khí hậu,
thuỷ văn, địa hình, đất đai thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Trong
đó phát triển nông – lâm nghiệp kết hợp là thế mạnh của địa phương. Thương
nghiệp dịch vụ và thủ công nghiệp là những ngành có điều kiện phát triển
thuận lợi nhất.Thị trấn Lang Chánh là địa bàn thuận lợi nhất trong huyện đối
với việc giao lưu kinh tế với các vùng lân cận. Nhưng điều kiện, thế mạnh
không chỉ tạo tiền đề vững chắc cho nền kinh tế phát triển mà nếu được phát

huy, khai thác tốt và đúng hướng, nếu kết hợp với những điều kiện khách
quan thuận lợi sẽ còn trở thành tiền đề kinh tế quan trọng của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá hay cũng chính là quá trình đô thị hoá.
Nông nghiệp thị trấn từ khi thành lập đến năm 1996 nhìn chung cũng
có bước phát triển.Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo đường lối đổi mới
của đất nước nhưng còn chậm, sản xuất đang còn độc canh, khoa học kỹ
thuật mới bước đầu áp dụng vào sản xuất, chưa có sản phẩm hàng hoá, cũn
nặng tớnh tự cung tự cấp, chưa có khả năng tự tích luỹ để đầu tư cho thương
nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp. Đi liền với thực trạng kinh tế đó là
một cơ cấu xã hội mà nông dõn vẫn đang cũn chiếm tỷ lệ lớn.
Thủ công nghiệp và thương nghiệp của thị trấn bước đầu phát triển
nhưng còn gặp nhiều khú khăn.Nhõn dõn thị trấn chưa phát huy được hết
tiềm năng phát triển của địa phương.Người dân đa số còn sản xuất lẻ tẻ, nhỏ
và chưa đầu tư nhiều vào ngành này.Dịch vụ xuất hiện và đem lại nhiều biến
đổi cho thị trấn Lang Chánh.Nhưng trong giai đoạn này mới chỉ là những
ngành dịch vụ cơ bản.
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
21
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

Những thế mạnh kinh tế xuất phát từ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
đã nêu ở phần trên, thực tế chưa được phát huy. Nhưng chớnh vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên đã làm tiền đề cho sự phát triển của giai đoạn sau.Vỡ vậy
khi tiến hành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở giai đoạn sau, thị
trấn Lang Chỏnh đó đạt được nhiều thành tựu vượt bậc.
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
22

Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

Chương 2
NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ CỦA THỊ TRẤN LANG
CHÁNH TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ (1996 – 2008)
2.1 Chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xá hội của
Đảng, nhà nước trong thời kỳ 1996 – 2008:
2.1.1. Quan điểm chung
Trong giai đoạn này tình hình quốc tế có nhiều biến động đã ảnh
hưởng đến công cuộc đổi mới của nước ta.
Cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật công nghệ đã thúc đẩy nền kinh tế
thế giới phát triển nhanh chúng.Quốc tế hoá, đa phương hoá đang trở thành
xu thế mạnh mẽ tác động đến các mặt của xã hội loài người. Sự hợp tác
quốc tế ngày càng tăng.Việc Việt Nam gia nhập “Hiệp Hội Các Nước Đông
Nam Á” (ASEAN), bình thường hoá quan hệ với Mỹ là điều kiện tốt để
chúng ta phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng đặt nước ta trước những
thách thức, khó khăn mới.
Nhằm tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên, tháng 6 năm 1996
Đảng ta tiến hành Đại hội lần thứ VIII đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục
tiêu, giải pháp đưa sự nghiệp đổi mới của nước ta đi vào chiều sâu – Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với những tiến bộ khoa học và công nghệ
tiờn tiến.Vỡ vậy khoa học công nghệ trở thành nền tảng của công nghiệp
hoá, hiện đại hoỏ.Mục tiờu của công nghiệp hoá, hiện đại hóa là xây dựng
nước ta trở thành một nước công nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại,
cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, quốc phòng an ninh vững
chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng
thành công chủ nghĩa xó hụị.
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP

Hà Nội
23
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

Tháng 4 năm 2001, Đảng tiến hành Đại hội lần thứ IX đã chỉ ra mô
hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
là: phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường định hướng xó hụị chủ nghĩa. Đại hội đã thông qua đường lối phát
triển kinh tế là: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh
tế dân tộc dân chủ, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp. Ưu tiên phát
triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.Phỏt huy cao nội lực, đồng thời tranh thủ
nguồn lực bên ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển văn hoá, kết
hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh.
Trước những yêu cầu của đất nước nói chung, tỉnh Thanh Hoá nói
riêng, tháng 5/1996 Đảng bộ Thanh Hoỏ đó tổ chức Đại hội đại biểu lần
thứ XV nhằm xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp tiến
hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương. Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề
ra nhiệm vụ tổng quát soi sáng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá giai doạn đầu tiên trên địa bàn toàn tỉnh: phát huy thành tựu đạt được,
tranh thủ thời cơ vận hội, khắc phục khó khăn, thách thức, tạo ra sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nhanh, mạnh, vững chắc theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, đẩy mạnh cơ chế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa,
khai thác sử dụng tốt nguồn lực, xây dựng đảng và hệ thống chính trị vững
mạnh, nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân.
Nghiên cứu, học tập đóng góp ý kiến cho văn kiện dự thảo trình đại hội
lần thứ IX của Đảng, triển khai thực hiện đường lối của Đảng trong giai đoạn
mới, tháng 1 năm 2001 Đảng bộ Thanh Hoá đại hội lần thứ XV, đã tiếp tục đề
ra phương hướng, nhiệm vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ

trờn toàn tỉnh. Đại hội khẳng định việc tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới,
tăng tốc độ phát triển, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực,
phát huy nội lực, khai thác các nguồn lực, đặc biệt là nhân lực, ưu tiên phát
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
24
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị
Huyền

triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế có tiềm năng lợi thế đáp ứng nhu cầu thị
trường.Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững.Nõng cao hiệu quả và
sức cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.Tăng trưởng
kinh tế phải gắn liền với phát triển và giải quyết tốt các vấn đề xã hội chủ
nghió, nâng cao đời sống của nhân dân, từng bước thực hiện công bằng xó
hụị.Kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng- an ninh, giữ vững ổn định
chớnh trị.Xõy dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Đảng
và nhà nước ta đã kịp thời phân tích những biến đổi của tình hình trong nước
và quốc tế để đề ra những đường lối đúng đắn cho quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Đưa nền kinh tế nước ta phát triển đi lên, làm động lực
thúc đẩy xã hội ta tiến lên văn minh hiện đại
2.1.2 Chủ trương và biện pháp của thị trấn Lang Chánh trong việc vận
dựng đường lối của Đảng.
Quán triệt đường lối đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và nghị
quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Đảng bộ Lang chánh tiến hành tổ
chức đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII (3/1996) đề ra phương hướng, mục tiêu
cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.Công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoỏ trờn địa bàn Lang Chánh thực chất là công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp nụng thụn.Trong nông nghiệp bao gồm nông nghiệp và lâm
nghiệp, trong nông thôn bao gồm cả kinh tế, văn hoá, xã hội.

Ánh sáng của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, của Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ XV đã hướng dẫn các Đảng bộ trong tỉnh tiếp tục đưa sự
nghiệp đổi mới vào chiều sâu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Từ ngày 27 đến ngày 29-11-2001 Đảng bộ huyện Lang Chánh tiến
hành Đại hội lần thứ XIX. Đại hội đã đề ra những giải pháp cụ thể cho từng
ngành. Trong phát triển kinh tế Lang Chánh phải phát huy tiềm năng đất đai,
tài nguyên, lao động sẵn có, nâng cao tính tự lực, tự cường, tranh thủ sự đầu
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
25

×