Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Bước đầu tìm hiểu về dân tộc Si La ở Bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (1973 – 2008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.28 KB, 90 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam ngày nay là một dải bán đảo chạy dài theo bờ
cong khúc khuỷu từ Bắc xuống Nam - uốn mình ven biển Đông. Phía Tây và
phía Bắc gồm những vùng biên giới núi non trùng điệp, phía Đông và Tây
Nam sóng vỗ quanh năm Ngay từ thiên kỷ trước công nguyên, trước cả
khi có nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, vùng lãnh thổ này đã là nơi gặp gỡ
giữa các luồng di dân từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, từ lục địa ra
hải đảo và ngược lại. Vì vậy mà nơi đõy đó diễn ra sự một sự giao thoa văn
hoá và tộc người rất phức tạp. Câu ca dao xưa của người Việt:
“Bầu ơi thương lấy bớ cựng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
đã soi tỏ dấu ấn về sự giao thoa này trong buổi bình minh của lịch sử. Và trên
nền cảnh ấy, đất nước ta ngày nay là nơi phân bố của gần 60 dõn tộc anh em
– bao gồm trên 170 nhóm địa phương. Tất cả có chung một cách mưu sinh là
làm nông nghiệp trồng lúa và chung một huyền thoại về “Quả bầu mẹ” hay
“Bọc trăm trứng”. Mỗi dân tộc đều mang trong mình những bản sắc văn hoá,
những hình thái kinh tế riêng hoà vào nhau để tạo thành khối thống nhất. Dân
tộc Si La với số dân dưới 1000 người, cũng có những đặc trưng, bản sắc nhất
định và với nền văn hoỏ đú họ đã làm phong phú thêm nền văn hoá dân tộc.
Hơn nữa, là một cộng đồng dân cư quỏ ớt người lại mang trong mình nhiều
giai thoại huyền bí, việc tìm hiểu về người Si La là điều rất đáng quan tâm.
Nhất là hiện nay, xu hướng hoà đồng giữa các nhóm dân tộc quỏ ớt người với
những nhóm tương đối đông hơn ở xung quanh.
Vấn đề dân tộc thiểu số là vấn đề được Đảng và nhà nước rất quan
tâm. Bởi trong khi cuộc sống của nhõn dõn vùng đồng bằng, ven biển hiện
nay đã có những bước chuyển lớn, đời sống được cải thiện với mức thu nhập
cao thì đồng bào thiểu số cũn rất khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
1


Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
vùng sõu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chớnh vì thế nghiên cứu về các
tộc người để tỡm ra giải pháp, kiến nghị nhằm nõng cao mức sống, phát
triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số có thể tiến kịp với miền
xuôi được các cấp lónh đạo cũng như các nhà sử học, dân tộc học… quan
tõm.
Chính vì vậy để hiểu hơn về dân tộc Si La, góp phần vào quá trình
phát triển dân tộc này, tôi quyết định chọn đề tài "Bước đầu tỡm hiểu về
dân tộc Si La ở Bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh
Điện Biờn (1973 – 2008)".
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong nhiều năm qua, các ngành đã giành nhiều thời gian, công sức
để nghiên cứu lĩnh vực các dân tộc thiểu số, nhiều công trình khoa học đã ra
đời. Nhưng đối với người Si La đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách
có hệ thống. Một vài công trình ít nhiều đã nghiên cứu về người Si La như:
Trước hết có thể kể đến cuốn: “Các dân tộc ít người ở Việt Nam các
tỉnh phía Bắc”, Nxb Khoa học xã hội, HN, 1975. Nội dung cuốn sách đề cập
đến một số vấn đề về lịch sử tộc người, đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội,
ngôn ngữ của các dân tộc ít người trờn vựng đất phía bắc Việt Nam trong đó
có dân tộc Si La.
Cuốn giáo trình chuyên đề “Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ
Tạng - Miến ở Việt Nam” của Hoàng Lương đã đề cập đến một số nét cơ bản
của các dân tộc mà dân tộc Si La cũng có mặt. Tuy nhiên nó chỉ được nêu ở
mức độ sơ lược trên một số nột chớnh.
Bế Viết Đẳng, với cuốn “Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển
kinh tế xã hội ở miền núiằ, Nxb Chính trị quốc gia, 1996, đã nêu lên được
một phần đời sống kinh tế của các dân tộc thiểu số, trong đó có một phần
nhỏ của người Si La nhưng rất chung chung chưa có sự rõ ràng về hoạt động
kinh tế.
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội

2
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn với “Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt
Nam”, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí minh, 2003 đã nêu lên một
số vấn đề cơ bản về các dân tộc trên đất nước Việt Nam trong đó có một
phần nhỏ đề cập đến người Si La.
Bên cạnh các tác phẩm, tác giả nói trên thì có lẽ cuốn Văn hoá và nếp
sống Hà Nhì – Lụ Lụ của Nguyễn Văn Huy là tư liệu khá quan trọng vì đã
đề cập đến khá nhiều khía cạnh của người Si La như văn hoá vật chất, văn
hoá tinh thần với góc độ là một tộc người riêng biệt thuộc nhóm ngôn ngữ
Tạng - Miến. Đó là nguồn tư liệu đáng trân trọng và hết sức quý báu trong
việc tìm hiểu về người Si La.
Nhưng quan trọng hơn cả là cuốn ôVăn hoá Si Laằ của Ma Ngọc
Dung là nguồn tài liệu không thể thiếu khi tỡm hiểu về dân tộc Si La. Tác
giả đã đề cập đến những nét chung nhất về văn hoá của dân tộc Si La, đặc
biệt là đời sống tinh thần của dân tộc Si La nói chung. Trên cơ sở đó khi tỡm
hiểu về dân tộc Si La ở bản Nậm Sin sẽ dễ dàng hơn.
Những công trình nghiên cứu kể trên mới chỉ đề cập một phần riêng lẻ
hoặc rất chung chung sơ lược tổng quát về người Si La trong một giai đoạn
lịch sử nhất định. Những công trình của người đi trước đó có những đóng góp
rất quý giá trong việc nghiên cứu tộc người Si La. Đó là một trong những
nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo sinh động góp sức cho người đi sau. Trên cơ
sở nghiên cứu của những người đi trước về tộc người Si La. Trong bản khoá
luận của tôi, trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các tác giả, là cơ sở để hệ
thống hoá vấn đề nghiên cứu và bổ sung thêm tư liệu mới của tộc người Si
La.
3. Đóng góp của khóa luận
1. Khôi phục sự chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội của người
Si La dưới tác động của chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước, đặc
biệt trong thời kì đổi mới. Qua đó đóng góp vào quá trình nghiên cứu các

tộc người thiểu số ở Việt Nam.
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
3
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
2. Nghiên cứu về người Si La ở một địa phương cụ thể còn nhằm mục
đích tìm hiểu thực trạng đời sống kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số
vùng cao. Để cung cấp một cơ sở thực tiễn cụ thể giúp cho các nhà lónh đạo,
quản lí hoạch định chớnh sách góp phần vào việc tìm ra giải pháp thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội vùng cao Điện Biên nói chung, vùng người Si La
ở Mường Nhé nói riêng.
3. Việc tìm hiểu về người Si La còn nhằm bổ sung tư liệu, góp phần
vào công tác nghiên cứu tộc người Si La và tạo cơ sở cho việc nghiên cứu
và giảng dạy lịch sử địa phương, ở trường phổ thông (cung cấp tài liệu để
xõy dựng chương trình giảng dạy các tiết lịch sử địa phương ở Điện Biên).
4. Đóng góp vào quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của
người Si La ở Mường Nhé nói riêng, các giá trị văn hoá của các dân tộc
thiểu số ở Điện Biờn nói chung. Góp phần làm cho các dân tộc thêm hiểu
biết về nhau, gần gũi và đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương đất nước.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nghiên cứu về người Si La là công việc hết sức khó khăn vì nguồn tư
liệu khan hiếm, là một dân tộc thiểu số nên địa bàn cư trú phân tán, giao tiếp
ngôn ngữ bất đồng gây nhiều cản trở trong công tác điều tra, điền dã. Để
hoàn thành khoá luận, tôi dựa vào các nguồn tư liệu chủ yếu:
1. Tài liệu điền dã, điều tra xã hội học
2. Tài liệu lưu trữ
3. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước
4. Các sách báo chuyên khảo có đề cập đến dân tộc Si La
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Quan điểm nghiên cứu: trong quá trình thực hiện đề tài, tôi bám sát

quan điểm phương pháp luận sử học Macxớt và tư tưởng sử học Hồ Chí
Minh để đánh giá chân thực, khách quan về đời sống của người Si La.
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
4
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng các phương pháp lịch sử, phương
pháp logic đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp liên ngành như
phương pháp so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu có liên quan đến đề tài, để
từ đó rút ra những kết luận nhận xét khoa học.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khoá luận nghiên cứu về đời sống kinh tế - xã hội của người Si La.
- Không gian: Khoá luận nghiên cứu về dân tộc Si La trong phạm vi
một bản là bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện
Biên.
- Thời gian: Khoá luận nghiên cứu về người Si La từ khi tới sinh sống
ở huyện Mường Nhé từ năm 1973 đến năm 2008.
6. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Một vài nét về điều kiện tự nhiên – xã hội của bản Nậm
Sin, huyện Mường Nhé.
Chương 2: Những hoạt động kinh tế chính của người Si La ở bản
Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé.
Chương 3: Những nét cơ bản về đời sống xã hội của người Si La ở
bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé.
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
5
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
B. NỘI DUNG
Chương 1
MỘT VÀI NẫT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIấN - XÃ HỘI

CỦA XÃ CHUNG CHẢI - BẢN NẬM SIN
1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên
1.1.1. Về vị trí địa lý
Huyện Mường Nhé được thành lập theo quyết định số: 08/2002/NĐ-
CP ngày 14/01/2002 của chính phủ, về việc điều chỉnh địa giới hành chính
huyện Mường Tè, huyện Mường Lay, gồm 6 xã. Trong đó 4 xã thuộc huyện
Mường Tè (Mường Toong, Mường Nhé, Chung Chải, Sớn Thầu) và 2 xã
thuộc huyện Mường Lay (Chà Cang, Nà Hỳ).
Xã Chung Chải có diện tích tự nhiên là 39.020 ha, dân số là 1.873
khẩu. Xã gồm có bốn bản: bản Nậm Khum, bản Nậm Vì B, Nậm Vì A, bản
Đoàn Kết, bản Nậm Sin. Xã Chung Chải được giới hạn bởi:
Phớa Tây Bắc giỏp xó Sớn Thầu.
Phớa Bắc giỏp xó Tà Tổng của huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu).
Phớa Nam giỏp xó Mường Nhé.
Phớa Tây giỏp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Xó có diện tích tự nhiên là 39.020 ha, dân số xã là 1.873 khẩu.
Bản Nậm Sin hầu hết là người Si La sinh sống, nằm về phía Đông – Nam
của xã Chung Chải. Là một bản khó khăn nhất trong xã:
Phớa Tõy - Bắc giáp với bản Nậm Khum (dân tộc Hà Nhì).
Phớa Đông - Bắc giỏp xó Tà Tổng huyện Mường Tè - tỉnh Lai Châu.
Phớa Đông - Nam giáp bản Nậm Vì B.
Phớa Nam giỏp xó Mường Nhé Huyện Mường Nhé.
Địa bàn cư trú của người Si La nằm ở khu vực khó khăn nhất của tỉnh
Điện Biên, bản Nậm Sin gần như cách biệt với xung quanh, cách xa trung
tâm xã trên 15 km, cách trung tâm huyện Mường Nhé 40km, cách thành phố
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
6
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
Điện Biên Phủ 250 km. Trước năm 2007 thì không có đường giao thông vào
bản, người dân đi lại chủ yếu bằng đường mòn dân sinh và đi bộ, không có

bất kỳ loại phương tiện giao thông nào. Nhưng từ cuối năm 2007 với việc
hoàn thành giai đoạn 1 của “Dự án phát triển dân tộc Si La” thì hiện nay đã
có đường vào đến bản tuy nhiên nó mới đang ở giai đoạn đầu nên đường xá
đi lại vẫn khó khăn. Điều này đã gõy khó khăn rất lớn cho người dõn trong
việc phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn
Bản Nậm Sin có khí hậu đặc trưng của miền núi cao (khí hậu nhiệt
đới gió mùa vùng cao) và được chia làm hai mùa rừ rệt đó là mùa đông và
mùa hè. Mựa đông lạnh, mưa ít, thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến
tháng 4 năm sau. Mựa hố núng ẩm, mưa nhiều, thường bắt đầu từ tháng 4
đến tháng 10.
- Lượng mưa :
+ Lượng mưa cao nhất 2.739 mm/năm
+ Lượng mưa bình quân 2439 mm/năm
+ Lượng mưa thấp nhất 1.673 mm/năm
Mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mưa lớn tập trung vào tháng 5
đến tháng 9. Nhìn chung lượng mưa phong phú nhưng phõn bố không đều.
- Chế độ gió: Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt, do nằm sâu
trong lục địa nên ảnh hưởng của bão trong mùa hè và của gió mùa Đông Bắc
trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc vùng Đông Bắc và đồng bằng
sông Hồng, nhưng lại chịu ảnh hưởng của gió Tây khô và nóng. Mùa hè có
gió mùa Tây Nam hoạt động kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, đầu hố cú sự
xuất hiện của gió Tây (gió Lào) khụ núng, gây trở ngại cho đời sống. Ngoài
ra còn có gió Đông và gió Nam, đôi khi gõy giụng, lốc xoáy, mưa đá, thời
tiết ẩm và mưa nhiều.
- Chế độ bức xạ nhiệt: Chịu sự chi phối của chế độ bức xạ mặt trời nội
chí tuyến, tác động của lưu lượng gió mùa nên bức xạ tổng cộng hàng năm
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
7
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa

lớn. Trung bình mỗi năm ở Nậm Sin, có khoảng 120 – 140 ngày nắng, với
tổng số giờ nắng khoảng từ 1500 – 1800 giờ.
+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 38
o
C
+ Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 3
0
C
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22
0
C
+ Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 29 - 30
0
C (tháng 6)
+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình từ 14 - 15
0
C (tháng 10)
Tháng lạnh nhất là tháng 10, sương muối thường xảy ra vào tháng 11
và 12. Bởi vậy trong tỉnh xuất hiện một số loại cây rụng lá, nửa rụng lá như
Bồ Đề, Mỡ, Xoan…
- Độ ẩm: độ ẩm không khí trung bình hàng năm của Nậm Sin là từ
80% – 85%. Cỏc thỏng mùa hè có mưa nhiều nên độ ẩm không khí tăng cao,
lên tới 87 – 92%, đây là thời điểm có độ ẩm không khí trung bình cao nhất
trong năm, độ ẩm không khí trung bình thấp nhất vào cỏc thỏng 1,2,3.
Như vậy, bản Nậm Sin có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng cao, với
một mùa đông lạnh. Có độ ẩm quanh năm cao hơn 80% đã tạo điều kiện
thuận lợi cho nhiều loại cõy trồng và cõy rừng. Với khí hậu như vậy nếu áp
dụng được đầy đủ các tiến bộ khoa học kĩ thuật, lựa chọn giống cõy, mùa vụ
thích hợp có thể phát triển một nền sản xuất thõm canh toàn diện các loại
cõy trồng như: các loại cõy trồng nhiệt đới, ôn đới, cõy công nghiệp, cõy ăn

quả, cõy lương thực, cõy thuốc, lõm nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm.
Túm lại, với tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao là đưa
lại những điều kiện thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi:
1. Tạo điều kiện thuận lợi Cho quá trình phong hóa đất, phân huỷ các
chất khoáng, các chất hữu cơ để tạo thành đất. Do vậy ở những nơi địa hình
bằng phẳng, thoai thoải thường có tầng đất dày, phù hợp trồng nhiều loại cây.
2. Lượng mưa lớn và tập trung (80% tổng lượng mưa/năm tập trung
vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10) trong điều kiện đồi núi thoát nước đã
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
8
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
làm cho các chất khoáng, chất kiềm và kiềm thổ dễ bị hoà tan và trôi đi
khiến đất bị chua. Nhưng các hợp chất sắt, nhôm được tích luỹ dần ở trong
đất tạo nên quá trình Feralit hoá. Quá trình này đã tạo nên các loại đất màu
khác nhau, tạo điều kiện đất nào cõy ấy để đa dạng hoá cõy trồng.
3.Với tác động của điều kiện khí hậu thuỷ văn đã tạo ra các kiểu thảm
thực vật khác nhau như rừng kín, rừng thưa… các kiểu thảm thực vật đó là
cơ sở cho việc hình thành những đặc điểm của đất đai như lượng mùn, các
thành phần kháng chất độ chua, độ ẩm phục vụ cho nông nghiệp.
4. Bản Nậm Sin nằm trong khu vực suối Nậm Sin với địa hình chia
cắt có nhiều khe nhỏ. Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các
công trình thuỷ điện nhỏ và xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ cho
khai hoang phát triển sản xuất.
- Khó khăn:
1. Ở đây mùa đông lạnh, có những ngày nhiệt độ xuống đến 2
0
C cộng
với sương muối khiến cho nhiều loại cõy trồng (lúa, chuối ) vật nuôi (trõu,
lợn, gà, vịt) bị bệnh, bị chết

2. Vào mùa hè lượng mưa lớn lại mưa tập trung dễ gây ra lũ lụt, sạt lở
đường, gây khó khăn cho đời sống, sản xuất, sinh hoạt. Các yếu tố khí hậu,
thời tiết đang một phần gõy khó khăn làm cho sản xuất nông nghiệp chưa
thể chủ động được. Có năm được mùa, có năm mất mùa. Những yếu tố trở
ngại chớnh là: úng, hạn, rét và khí hậu ẩm, mưa ít, nóng thích hợp cho nhiều
loại sõu bệnh phát sinh thành dịch. Vụ đông xuõn chưa thật ổn định do rét
và hạn trong mùa đông.
1.1.3. Đất đai, địa hình
Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên của bản khoảng 10.000 ha.
Trong đó đất rừng là chủ yếu 99,6% gồm các loại rừng: rừng kín, rừng
thưa, rừng nguyên sinh, rừng kinh tế [27; 4]. Trong rừng có nhiều loại gỗ
quý như: pơmu, tỏu, lim, nghiến… và rất phong phú về số lượng tre nứa,
song mõy. Ngoài ra, cũn nhiều loại thú quý như: hươu, nai, báo, khỉ…
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
9
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
PHÂN LOẠI HỘ THEO DIỆN TÍCH ĐẤT RỪNG
Phân loại hộ Địa chỉ người trả lời phỏng vấn
Số lượng %
Nhóm hộ có diện tích
đất rừng dưới 10ha
39 100
Nhóm hộ có diện tích
đất rừng từ 10 – 20ha
0 0
Nhóm hộ có diện tích
đất rừng từ 20 – 50ha
0 0
Nhóm hộ có diện tích
đất rừng trên 50ha

0 0
Tuy nhiên cũn tồn tại một vấn đề trong việc khai thác bảo vệ rừng là
người dõn chưa khai thác được các nguồn lợi từ rừng phục vụ đời sống, bên
cạnh đó thì định mức công trả bảo vệ rừng cũn quá thấp dẫn đến việc người
dõn sống với rừng bảo vệ rừng nhưng chưa sống được bằng nghề rừng
Thứ hai là đất nông nghiệp gồm: đất ruộng nước 8ha (0,08%) và đất
nương rẫy 13ha (0,27%), bình quõn 3,11 sào/người.
Mặc dù sinh sống trên một phạm vi địa lý rộng lớn nhưng tồn tại một
thực tế là diện tích đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế.
Theo điều tra thực tế cú trờn 90% số hộ gia đình có diện tích đất đai trồng
lúa dưới 0,5ha.
PHÂN LOẠI HỘ THEO DIỆN TÍCH ĐẤT LÚA
Phân nhóm hộ Địa chỉ người trả lời phỏng vấn
Hộ có diện tích đất lúa dưới 0,5ha 37
Hộ có diện tích đất lúa từ 0,5ha đến 1ha 1
Hộ có diện tích đất lúa trên 1ha 1
Bản nằm trên bờ suối Nậm Sin, do đó đất có độ nghiờng từ cao xuống
thấp đến ven bờ suối Nậm Sin. Đất ở bản Nậm Sin chủ yếu là đất đỏ vàng
trờn đỏ sột và biến chất (Fs). Đõy là loại đất có hàm lượng dinh dưỡng khá,
tầng đất dày trên 50cm, chiếm diện tích đa số.
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
10
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
+ Loại đất này phân bố ở độ dốc < 8
0
rất thích hợp cho phát triển hoa
màu, cây lương thực.
+ Đất ở độ dốc từ 8
0
– 15

0
thích hợp phát triển các loại cây lâu năm
như cây ăn quả và cõy cụng nghiệp.
+ Đất ở độ dốc từ 15
0
- 25
0
thích hợp cho mô hình nông lâm kết hợp.
+ Đất ở độ dốc trên 25
0
bố trí khoanh nuôi, phục hồi rừng.
Diện tích đất tự nhiên tương đối lớn, thuận lợi cho phát triển nghề
rừng, trồng cây ăn quả (cam, chanh, xoài, dứa ); trồng cõy dược liệu (sa
nhõn, thảo quả ) và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Bản Nậm Sin có 4 nhúm đất chớnh:
+ Đất Feralit mùn trên núi cao: Đất này thường phát triển ở các đai
cao thuộc vùng núi thấp. Đất này có hàm lượng mùn khá, tầng mùn tương
đối dầy, đất chủ yếu được sử dụng vào mục đích lõm nghiệp và trồng cõy
công nghiệp và cõy ăn quả lõu năm. Đõy là loại đất chủ yếu của bản.
+ Đất Feralit được hình thành trên các loại đá phiến sa thạch và đá
gralit: Đất này được phõn bố chủ yếu ở vùng đồi núi. Đất có tỉ lệ dinh
dưỡng khá cao. Thích hợp trồng cõy công nghiệp ngắn và dài ngày, cõy ăn
quả.
+ Đất phù sa: tập trung chủ yếu ở thung lũng suối, rạch. Đất này thích
hợp trồng lúa, hoa màu.
+ Đất biến đổi do con người trồng trọt: Đõy cũng là loại đất feralit
phát triển trên các đá trầm tích, nhưng được biến đổi do được trồng lúa và
hoa màu.
Địa hình: Bản Nậm Sin định cư bên bờ suối Nậm Sin ở độ cao trung
bình 350 m – 450 m so với mực nước biển, có độ nghiêng dần từ Đông Nam

sang Tõy Bắc, địa hình dốc, hẹp chia cắt phức tạp bởi các khe lạch từ sườn
núi đá phớa sau bản chảy ra. Với địa hình và khí hậu như vậy dễ xảy ra các
thiên tai, đặc biệt là lũ quét, tác động không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
11
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
sản xuất kinh tế của người dõn. Bên cạnh đó, việc mở mang để xây dựng và
giao lưu với bên ngoài gặp nhiều khó khăn.
Túm lại, do địa hình miền núi mấp mô độ dốc lớn, nên trước đõy thuỷ
lợi của bản chủ yếu dựa vào nước chảy từ trên đồi núi xuống. Người ta tạo
ra các mương nước tự chảy từ cao xuống thấp vào các ruộng bậc thang, nên
công tác thuỷ lợi thường phụ thuộc vào thời tiết. Cũng do địa hình gồm cả
diện tích rừng và diện tích ruộng nên bản có thể phát triển cả kinh tế rừng và
kinh tế ruộng. Nhưng do ở đõy trình độ cũn thấp nên cả hai loại hình kinh tế
này chưa phát huy được hết tiềm năng.
1.2. Về xã hội
1.2.1. Lịch sử tộc người Si La
Về mặt nguồn gốc lịch sử tộc người Si La có quan hệ mật thiết với
các tộc ngôn ngữ Tạng - Miến, nhất là các tộc thuộc ngữ tộc Di gồm các tộc
Di, Bạch, Khương, La Hủ, Hà Nhì… (ở vùng Tõy nam Trung Quốc); các tộc
Miến, Ka Chin, Na ga (ở Myanma), Hà Nhì, Si La (ở Lào) và các dân tộc Lô
Lô, Hà Nhì, Si La, Phù Lá, Cống, La Hủ ở miền núi Tõy Bắc - miền Bắc
nước ta. Được gộp chung vào nhúm Tạng - Miến phớa Đông theo kết quả
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, họ là hậu duệ của các tộc người cổ xưa
trong khối Tõy Nam Di đã được biên niên sử của Trung Quốc đề cập đến
đầu tiên từ thời Tần (221 - 206 TCN), Hán (206 TCN – 220 SCN) [7; 18].
Dân tộc Si La có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Hơn 200
năm trước đây, do điều kiện thiên nhiên và chiến tranh xẩy ra giữa các dân
tộc ở khu vực biên giới Trung Quốc, để trỏnh cỏc cuộc chiến tranh và bảo
tồn dân tộc, người Si La đã di cư xuống phía Nam, đến các nước: Lào, Thái

Lan, Myanma, Phi Líp Pin. Người Si La cư trú tại hai bản Seo Hai và Sì
Thao Chải thuộc xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu là một bộ
phận người Si La đã di cư từ tỉnh Vân Nam – Trung Quốc sang Lào. Do
điều kiện sinh sống gặp nhiều khó khăn người Si La đã di cư về sinh sống
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
12
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
bên bờ sông Đà của xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ đầu thế
kỷ XX đến nay.
Năm 1973 thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp,
điều động dân cư, tỉnh Lai Châu đã thực hiện điều động một số hộ người Si
La tại hai bản Seo Hai và Sì Thao Chải sang xã Chung Chải (trước đây xã
Chung Chải thuộc huyện Mường Tè). Và thành lập bản Nậm Sin (bản nằm
trên bờ suối Nậm Sin). Như vậy số người Si La của bản Nậm Sin, xã Chung
Chải, huyện Mường Nhộ cú cùng nguồn gốc xuất xứ với người Si La thuộc
hai bản xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Sống trên một địa bàn nhỏ bé thuộc vùng phía Tây Bắc Bộ, người Si
La là một trong những cộng đồng dân tộc ít người ở nước ta. Trong quá
trình lịch sử phát triển, người Si La ở Việt Nam mang trong mình biết bao
truyền thuyết mang tính huyền thoại mà lớp con cháu của họ ngày nay vẫn
còn nhớ nguyên như những bài thuộc lòng do cha ông truyền lại. Thêm vào
đó, nhiều dân tộc anh em láng giềng khác như người Thái, người Khơ Mú,
người Cống, người Hà Nhì cũng có mối quan hệ với họ và cũng có nhiều
giai thoại, nhiều truyền thuyết cùng với những quan niệm khác nhau về
người Si La. Người Hà Nhì gọi Si La là “Puy Nạ” (tức là đen) [19; 47]. Ở
nước Lào, người Si La có tên gọi khác là Si Đa, Khơ, Lào, Xủng [18; 40].
Còn người Thái gọi họ là Khả Pộ (tức là người mặc váy ngược) thể hiện
một mối quan hệ nhất định giữa cộng đồng các dân tộc này.
Ở Việt Nam, người Si La tự gọi là Cú Dề Tsừ, nhưng tên này đến nay
chưa rõ nghĩa. Ngoài ra họ còn tự gọi là Khờ Puớ, có nghĩa là người chỉ cho

người khác đồ vật để đút vào túi. Si La là tên tự gọi hiện nay, được nhà nước
chính thức công nhận và sử dụng trong các văn bản. Tuy nhiên, thế hệ
những người Si La hiện nay cũng không giải nghĩa được tên gọi này của dân
tộc mình [26; 30].
1.2.2. Dân số và phân bố dân cư
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
13
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
Dân tộc Si La là một trong 5 dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000
người ở Việt Nam hiện nay. Theo kết quả điều tra, người dân tộc Si La hiện
chỉ cư trú trong phạm vi địa lí giới hạn tại hai bản Seo Hai và Sì Thao Chải
(bên bờ sông Đà), tại xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và một
bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Trước khi
chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính 3 bản trên đều thuộc huyện
Mường Tè tỉnh Lai Châu cũ.
Tổng số hộ của bản Nậm Sin xã Chung Chải là 39 hộ, trong đó có 29
hộ dân tộc Si La với 179 nhân khẩu (73%) (có 60 nữ) và có 10 hộ dân tộc
Hà Nhì. Ở bản Nậm Sin dân tộc Si La chiếm đa số [27; 44].
Trong đó các độ tuổi như sau:
- Độ tuổi dưới 5: 27 người
- Độ tuổi từ 6 – 10: 30 người
- Độ tuổi từ 11 – 15: 22 người
- Độ tuổi từ 16 – 20: 23 người
- Độ tuổi từ 21 – 30: 34 người
- Độ tuổi từ 31 – 40: 18 người
- Độ tuổi từ 41 – 50: 11 người
- Độ tuổi từ 51 – 60 tuổi: 6 người
- Độ tuổi từ 61 – 70 tuổi: 5 người
- Độ tuổi 71 – 80 tuổi: 3 người
Như vậy có thể thấy Nậm Sin là bản có cơ cấu dõn số trẻ, trong đó số

người chưa đến tuổi lao động chiếm 44,1%, số người ở độ tuổi lao động là
54,5% , số người già mất sức là 4,4%.
Qua việc tỡm hiểu trên có thể thấy, bản Nậm Sin có vị trí địa lý, địa
hình và tiềm năng về đất đai, thực vật, động vật rất thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế tiếp thu khoa học kĩ thuật nông nghiệp toàn diện. Với những
điều kiện như vậy bản Nậm Sin có khả năng thõm canh tăng vụ, luõn canh
các loại cõy trồng vật nuôi. Với các loại cõy lương thực chủ yếu như lúa,
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
14
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
cõy màu (ngô, sắn, khoai)… chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, nó cũng
có rất nhiều những khó khăn như bản ở một khu vực gần như biệt lập với
xung quanh lại xa trung tõm, gõy khó khăn cho việc giao lưu học hỏi các
tiến bộ kĩ thuật để nõng cao năng suất cõy trồng, vật nuôi. Hơn nữa khí hậu
ở đõy cũng có phần khắc nghiệt, thường xuyên bị đe doạ bởi những thiên tai
như lũ lụt hoặc dịch bệnh.
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
15
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
Chương 2
NHỮNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHÍNH
CỦA NGƯỜI SI LA
2.1. Những chớnh sách của nhà nước tác động đến đời sồng kinh tế của
dõn tộc Si La ở bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh
Điện Biên
Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đõy có rất nhiều chớnh sách
của Đảng và nhà nước trong thời gian qua đã tập trung đầu tư cho địa bàn có
dân tộc Si La sinh sống, trong đó phải kể đến: chớnh sách hỗ trợ hộ dân tộc
thiểu số đặc biệt khó khăn, chớnh sách giao đất và khoanh nuôi bảo vệ rừng
đến từng hộ gia đình; chớnh sách đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình

135; chớnh sách hỗ trợ tấm lợp thuộc Chương trình 186; chớnh sách cho vay
giải quyết việc làm thuộc chương trình 120 của chớnh phủ; dự án hỗ trợ phát
triển kinh tế hộ gia đình thuộc chương trình dự án phát triển dân tộc thiểu số
bằng nguồn vốn vay của ngõn hàng phục vụ người nghèo; chương trình hỗ
trợ khai hoang của tỉnh; trợ cước, trợ giá các mặt hàng chớnh sách như:
muối iốt, dầu hoả, giống Những chương trình dự án này đã góp phần làm
thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước
xoá đói giảm nghèo, làm thay đổi tư duy trong sản xuất, trong sinh hoạt
cộng đồng.
Một trong số những dự án đem lại hiệu quả cao là "Dự án phát triển
dõn tộc Si La, bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2004 – 2010" Với mục tiêu tổng quát là:
- Về kinh tế: Tập trung xõy dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu hỗ trợ
phát triển sản xuất và đời sống, phấn đấu đến năm 2010 không cũn hộ đói,
hộ nghèo, xoá bỏ nhà tạm, 100% số hộ được thắp sáng bằng điện, 100% số
hộ được sử dụng nước sạch và có công trình vệ sinh.
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
16
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
- Về văn hoá: Xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, phát huy gìn giữ những
phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.
- Về xã hội: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, tập trung đầu
tư cho giáo dục, nõng cao dõn trí làm thay đổi nhận thức và tập quán sản
xuất, nõng cao chất lượng dịch vụ y tế làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ
cho người dõn Si La.
Dự án được thực hiện trong 6 năm chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (2005 – 2007): Tập trung xõy dựng cơ sở hạ tầng
- Giai đoạn 2 (2008 – 2010): Tiếp tục xõy dựng cơ sở hạ tầng. Hỗ trợ
đời sống và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống.
Cuối năm 2007 với việc hoàn thành giai đoạn 1 của dự án thì cơ sở hạ

tầng đã được xõy dựng về cơ bản với tổng số vốn là 27.265 triệu đồng (ngõn
sách nhà nước) trong đó:
- Mở được đường giao thông loại A từ bản Đoàn Kết (trung tâm xã
Chung Chải) đến bản Nậm Sin với chiều dài 18 km, vốn đầu tư 18.000
triệu đồng (đường giao thông từ huyện đến trung tâm xã do chương trình
186 thực hiện).
- Xõy dựng và nõng cấp hai công trình thuỷ lợi, phục vụ tưới cho hơn
20 ha, vốn đầu tư 3000 triệu đồng.
- Xõy dựng hệ thống nước sinh hoạt, phục vụ cho 172 người, vốn đầu
tư 300 triệu đồng.
- Xõy dựng nhà lớp học bao gồm:
+ Nhà lớp học 5 phòng: 1 tầng, vốn đầu tư 1.500 triệu đồng.
+ Công trình phụ trợ (nhà ở giáo viên, bếp, bể nước, sõn trường, hàng
rào, vốn 400 triệu đồng.
Bên cạnh đó cũn hỗ trợ sản xuất: 253 triệu đồng
- Hỗ trợ dụng cụ sản xuất (mua cầy, cuốc, xẻng…) 0,5 triệu đồng/hộ,
vốn đầu tư 23 triệu đồng.
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
17
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
- Hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi: 5 triệu đồng/hộ, vốn đầu tư 230 triệu
đồng.
Ngoài ra, cũn hỗ trợ đời sống: 526,8 triệu đồng.
- Hỗ trợ làm nhà cho 39 hộ, 10 triệu đồng/ hộ, vốn đầu tư 460 triệu
đồng (nhà nước hỗ trợ tấm lợp cũn nguyên vật liệu làm nhà như tre, gỗ, san
nền, công dựng nhà… do dõn tự làm).
- Hỗ trợ máy xay xát: 2 cái vốn đầu tư 20 triệu đồng.
- Hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lõm 0,5 triệu đồng/tháng trong
thời gian 6 năm, kinh phí hỗ trợ 36 triệu đồng [28; 16].
Năm 2008 dự án bắt đầu bước vào giai đoạn hai tiếp tục xây dựng và

hoàn thiện cơ sở hạ tầng đặc biệt là phải xây dựng xong tuyến điện quốc gia
vào đến bản.
Như vậy, sau 10 năm nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
dân tộc Si La đã có nhiều thay đổi. Đồng bào từng bước ổn định sản xuất, từng
bước ứng dụng những thành tựu kỹ thuật vào sản xuất có sự chuyển đổi cơ cấu
các loại cây trồng vật nuôi, thay thế hoàn toàn sự ảnh hưởng của lúa nương
trong nguồn thu lương thực, tiến hành thâm canh tăng vụ, tận dụng tối đa quỹ
đất sản xuất tạo điều kiện tăng thêm thu nhập. Trong mấy năm đó cú sự thay
đổi trong cơ cấu cây trồng. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ
trong lĩnh vực kinh tế nhưng trong sản xuất vẫn mang tính tự cấp tự túc chưa
phát triển mạnh để tạo tiền đề cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế mang
tính hàng hoỏ. Chớnh vỡ những lẽ đó cuộc sống của đồng bào mới chỉ dừng lại
ở mức độ thoỏt đúi chưa giảm được nghèo và vươn lên làm giàu.
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
18
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
Người dân cũng có nhận biết về chính sách vì họ cảm nhận được sự
tác động của chính sách đối với cuộc sống của họ. Mức độ nhận biết về
chính sách của người dân Si La khá cao.
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
19
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
NHẬN BIẾT VỀ CHÍNH SÁCH
Nhận biết của người
dân về các chính sách
Địa chỉ người trả lời phỏng vấn
Số lượng %
Không có ý kiến 1 2,6
Có 35 89,7
Không 3 7,7

Tổng cộng 39 100
2.2. Các hình thái kinh tế của người Si La ở bản Nậm Sin
Hoạt động kinh tế của người Si La tương đối phong phú với các
loại hình: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác các nguồn lợi tự nhiên, các
nghề thủ công
2.2.1. Trồng trọt
Trồng trọt là hoạt động kinh tế chủ đạo, nguồn sống chính của người
Si La. Trong mấy thập kỷ qua, kỹ thuật canh tác của họ đó cú những thay
đổi đáng kể. Từ chỗ chỉ biết làm nương chọc lỗ, ngày nay họ đã biết dùng
cuốc, cày và bừa có súc vật kéo. Ngoài lúa là cây trồng chính họ còn biết
trồng ngô, sắn, khoai sọ và các loại cây rau, đậu, bí
Đối với người Si La họ canh tác theo hai hình thức chính: Nương rẫy
và ruộng nước.
2.2.1.1. Nương rẫy ( Giá cố)
Khi đến Việt Nam, người Si La chỉ biết canh tác nương rẫy. Với vùng
núi cao bạt ngàn đất đai màu mỡ, là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc
canh tác nương rẫy. Hầu hết các cư dân miền núi đều lấy hình thức canh tác
này là chủ yếu trong sinh hoạt kinh tế. Trồng trọt nương rẫy của người Si La
có nhiều công đoạn:
1. Chọn rẫy: Cũng như các dân tộc khác canh tác nương rẫy, người Si
La ở Nậm Sin cũng thường chọn những cánh rừng già để phát nương, bởi vì
nơi đó đất tốt, có nhiều mùn, cho phép gieo trồng nhiều năm. Hiện nay, phần
vì diện tích rừng già ngày càng bị thu hẹp, phần vì Nhà nước quản lý chặt
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
20
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
chẽ, nên hầu như họ chỉ phát nương trờn cỏc cỏnh rừng tái sinh hay trờn cỏc
vạt cỏ, tuy công việc đỡ vất vả nhưng năng suất cây trồng không cao.
2. Phát nương: Khi đã chọn được đất gia đình thường tổ chức phát
nương (Za gồ mè) vào đầu tháng 2 dương lịch. Dụng cụ chính gồm dao

quắm (so tọ) và rìu (the zụ). Trong việc phát nương, nam giới là lực lượng
chớnh; cũn phụ nữ, người già, trẻ em đóng vai trò hỗ trợ. Khi phát nương
người ta làm từ chân đồi lên đến đỉnh đồi; cỏc cõy cổ thụ được để lại. Đây là
điều quy định trong tập tục của người Si La, vì theo họ, cỏc cõy đó vừa để
lấy bóng mát, vừa có thể khai thác gỗ sau này; mặt khác khi bỏ hoá (không
làm nương) thì rừng sẽ nhanh tái sinh hơn.
3. Đốt nương: Nương phát thường được để từ 20 ngày tới 1 tháng, khi
cây cỏ đó khụ, họ bắt đầu đốt (mì phưa). Thời gian đốt nương của người Si
La thường vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 dương lịch. Người ta không đốt
nương vào ngày con rồng (sị nhô) vì quan niệm đó là ngày nước, đốt có thể
sẽ gây ra hạn hán. Khi đốt, cần tính toán thời gian sao cho trước khi trời tối
là công việc phải cơ bản hoàn thành, để mọi người có thể yên tâm quay về
bản. Nương đốt xong, chờ cho than nguội hẳn, người ta mới bắt tay vào thu
dọn. Công việc chính khi thu dọn là thu cành củi, san đều tro trên mặt
nương. Những cây que cháy chưa hết thì tập trung thành đống rồi đốt tiếp,
hoặc mang ra mép nương để sau này rào giậu.
4. Canh tác: Đối với những loại cây trồng khác nhau, kỹ thuật phát,
đốt và chuẩn bị đất canh tác của người Si La về cơ bản là thống nhất; chỉ
khác nhau ở thời điểm và các biện pháp kỹ thuật đối với từng loại cây cụ
thể. Ví dụ, nương trồng ngô bao giờ cũng chuẩn bị sớm hơn nương trồng
lúa, hay nương cuốc phát sớm hơn nương chọc lỗ… Nương mới làm năm
đầu, người ta thường trồng lúa, sau một – hai năm mới chuyển sang trồng
ngô và sắn. Sau khi trồng ngô và sắn được một vài năm, người ta bỏ hoá
khoảng 5 – 10 năm thì mới canh tác trở lại, hoặc bỏ hẳn.
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
21
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
Lúa là cây lương thực chính mà người Si La trồng trên nương (lúa
nương khoảng 13 ha) [28; 4]. Lúa được trồng vào khoảng tháng 3 – 4 âm lịch.
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

13 7 9.1
Từ xưa, họ đó cú những giống lúa tương đối thuần chủng với cả hai
loại, tẻ (co sị) và nếp (co nhò). Lúa tẻ gồm có: lúa sớm (co sẹ), thường trồng
ít để làm lễ cơm mới (ồ mí khe) và lúa muộn (co cử), trồng đại trà và nhiều.
Người Si La còn phân biệt lúa tẻ theo màu sắc vỏ ngoài như: lúa tẻ hạt trắng
(cò tchỡ), lúa tẻ hạt đen (cò mà), lúa tẻ hạt đỏ (hồ cù). Lỳa nếp thỡ cú cỏc
giống: nếp thơm (co nhò ly la), nếp hạt đen (co nhò na) là những giống lúa
ngon nhưng năng suất thấp nờn ớt được trồng; các loại khác như nếp hạt đỏ
(co nhò lơ lơ), nếp hạt vàng (co nhò hư lư) cho năng suất cao, nên được
trồng nhiều hơn. Nhìn chung, các giống lúa nếp phong phú hơn so với giống
lúa tẻ. Có thể là xưa kia lúa nếp là loại cây lương thực chính; sau này, vì
nhiều lý do, người ta mới chuyển sang trồng lúa tẻ. Đây cũng là hiện tượng
khá phổ biến ở nhiều dân tộc thiểu số. Ngày nay, lúa nếp vẫn được trồng
trên nương và dưới ruộng nhưng tỷ trọng không lớn so với lúa tẻ.
Trước kia, hạt giống được gieo trồng bằng hai hình thức áp dụng đối
với hai loại nương khác nhau. Đối với nương dốc gieo bằng cách chọc lỗ tra
hạt. Khi chọc lỗ tra hạt cứ một cặp 2 người thì được một nhúm, bất kể là
nam hay nữ. Họ bắt đầu gieo từ chõn nương lên đến đỉnh. Cõy chọc lỗ được
làm bằng gỗ thành ngạnh rất cứng và nặng, là một thõn gỗ trũn, chiều dài
khoảng 2,5m, có tiết diện khoảng 5 – 6cm, đầu đẽo nhọn rồi hơ qua lửa cho
đanh lại. Một người cầm chiếc gậy chọc xuống đất theo hàng lối có khoảng
cách 15 m- 20cm. Người đi sau cầm giỏ đựng hạt giống tra vào lỗ, mỗi lỗ
gieo từ 4 – 6 hạt lúa hoặc hơn, tuỳ theo từng loại lúa khác nhau. Sau khi gieo
vào mỗi lỗ, người ta dùng chõn gạt một lớp đất mỏng lấp để tránh chim, thú
đến phá hoại. Đối với loại nương tương đối bằng phẳng, hoặc bói cuốc, bói
cày thì hạt giống được gieo thẳng bằng cách vãi hạt. Có 2 cỏch vói hạt như
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
22
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
sau: vãi đều trên mặt đất và vãi theo hàng có lấp đất. Nhìn chung dự cỏch

gieo trồng như thế nào thì năng suất lúa của nương ở đây vẫn phụ thuộc nhiều
vào thiên nhiên mưa, nắng. Hiện nay, do tiếp thu được một số kĩ thuật từ bên
ngoài, công cụ lao động chủ yếu là cầy, cuốc nên người ta đã bỏ cách gieo
trồng chọc lỗ tra hạt và chủ yếu dựng cỏch thứ 2. Để bảo vệ mùa màng không
bị chim, thú phá hoại, đồng bào đã có nhiều biện pháp như cắm bù nhìn, cắm
cành cây để doạ đuổi hoặc cài đặt bẫy hoặc săn bắn để tiêu diệt chúng.
Bên cạnh lúa, người Si La còn trồng còn trồng ngô (8 ha).
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
8 8 6,4
Nguồn: [27; 17]
Và có nhiều loại như: ngô tẻ hạt vàng (po chị hư hơ), ngô tẻ hạt trắng
(po chị phu lu), ngô nếp hạt vàng (po nhò hư hơ), ngô nếp hạt trắng (po nhò
phu lu)… Các giống ngô nếp ăn ngon, thơm và dẻo, nhưng năng suất thấp, hay
bị sâu bệnh, chịu hạn kộm nờn không được trồng nhiều bằng ngô tẻ, vốn là các
giống cho năng suất cao, chịu được hạn, ít bị sâu bệnh, phù hợp với thời tiết
khắc nghiệt. Ngô được gieo vào khoảng tháng 1 – 2 và thu hoạch khoảng tháng
5 – 6 hoặc tháng 8 – 9 âm lịch, tuỳ theo loại giống sớm hay muộn [28; 5].
Trong các loại cây lương thực truyền thống của người Si La, cũn cú cao
lương (bo tsợ) - một giống cây thuộc họ kê, được trồng nhiều ở Tây Bắc. Cao
lương của dân tộc Si La có hai giống chính là cao lương đen (à nà lạ bo tsợ) và
cao lương trắng (à phu lu bo tsợ). Giống cao lương trắng hạt nhỏ, không thơm;
còn cao lương đen hạt to, có mùi thơm, thường được giã lấy bột làm bánh hoặc
trộn với gạo nếp để đồ xôi. Cao lương được trồng trên những mảnh nương nhỏ
hoặc gieo xung quanh nương lúa, sản lượng hàng năm không nhiều.
Bên cạnh các loại cây lương thực truyền thống, thì vào khoảng những
năm 90 người Si La còn tiếp nhận thêm một loại cây lương thực mới là cây
sắn (mừ chư) (6 ha).
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
23

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
6 7 4,2
Nguồn : [27 ;17]
Nhờ thích nghi tốt và cho năng suất cao, cây sắn (củ mì) nhanh chóng
được trồng phổ biến và khẳng định vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng
của người Si La.
Ngoài cây lương thực, người Si La ở Nậm Sin còn trồng xen các loại
rau củ quả như: bí đỏ (ma hờ), bí xanh (thờ khờ), vừng (nè hơ), gừng (chò
sự), đậu đen (lo gờ), đậu đũa (no khư), khoai lang (màm phờ lơ), khoai sọ
(bố có), mía (phù chi), đu đủ (ma côi), hành (củ mo), tỏi (củ phlồ), chuối
(nga sừ), rau cải (cù tsỡ), ớt (mà bị)…
Thông thường trừ loại nương mới phát để trồng lúa cũn lại hầu hết
các nương cũ đều xen canh nhiều loại mầu. Ví dụ ngô xen với đỗ, khoai xen
với bí đỏ, thậm trí ngô xen với lúa. Việc gieo trổng xen canh có thể tận dụng
được ưu thế của các loại đất, tận dụng được diện tích và thời vụ phát triển
khác nhau của mỗi loại cõy trồng. Đõy là một đặc trưng của nền sản xuất
nhỏ, tự cung tự cấp của nhiều dõn tộc ở miền núi. Sau ngày gieo trồng 15 –
20 ngày, khi lúa đã mọc cao 20 cm hoặc ngô đã có 4 – 5 lá thì làm cỏ. Việc
làm cỏ cho lúa ngô là một hình thức chăm sóc, làm cho cõy trồng phát triển
tốt hơn ở giai đoạn trưởng thành. Người Si La thường làm cỏ 2 lần cho lúa.
1 lần cho đỗ, ngô, khoai, sắn. Đối với lúa lần đầu làm cỏ để lúa vươn rễ,
thúc cho cõy phát triển, chóng ra đòng, lần 2 làm cỏ khi lúa bắt đầu ra đòng,
trổ bông, thúc cho cõy lúa kết bông, mẩy hạt và một phần kiểm tra, xử lý
cho lúa. Đối với nương gieo vói, người ta nhổ cỏ bằng tay. Cách nhổ cỏ này
hiệu quả thấp, không sạch hết, không xới được đất, không vun được gốc,
làm cho hiệu suất không cao. Do vậy nhổ cỏ bằng tay chỉ áp dụng đối với
nương mới, đất cũn mầu mỡ, tơi xốp, đối với nương cầy, cuốc, gieo thẳng
hàng thì làm cỏ bằng cào sắt hoặc cuốc. Biện pháp này mới phổ biến trong
đồng bào Si La, cào cỏ vun xới có tác dụng làm tăng độ xốp, tăng độ màu
cho đất, làm sạch cỏ hơn, do vậy năng suất cõy trồng cao hơn.

Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
24
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa
5. Thu hoạch: Mùa thu hoạch nương của người Si La ở Nậm Sin bắt
đầu vào tháng 5, tháng 6 âm lịch, khởi đầu với việc thu hỏi cỏc loại đậu và
ngô sớm. Lúc này, ngô chủ yếu dùng để ăn tươi, chống đói trong tình trạng
thiếu lương thực vốn thường xuyên diễn ra sau Tết nguyên đỏn. Ngô muộn
thường được thu vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch. Đây là vụ
ngụ chớnh, sản lượng nhiều, chủ yếu để phơi khô ăn dần. Muốn để giành
ngô người ta để cả bẹ, phơi khô rồi treo lên giàn bếp hoặc để trên sàn gác
trong nhà, khi nào cần ăn mới tẽ hạt.
Cũng trong thời gian này, các trà lúa sớm đã bắt đầu chín và có thể
gặt được. Trước khi bắt tay vào thu lúa đại trà, người ta thường gặt một ít
lúa sớm về để cúng cơm mới. Người Si La trước kia tuốt lúa bằng tay, nay
chủ yếu cắt bằng liềm. Lúa sau khi tuốt được phơi khô và để trong góc nhà
hoặc quây một chỗ nào đó trong nhà để đựng. Người Si La không dùng néo
mà trải bụng lỳa lờn một tấm cót (a chạ) rồi dùng gậy đập cho hạt rụng.
Nương rẫy của người Si La có độ dốc lớn, diện tích nhỏ hơn so với
nương của người Thái, tuỳ theo từng vụ, từng loại đất mà có thể trồng các
loại cây khác nhau.
Người Si La có hệ thống nông lịch nương rẫy tương đối ổn định, phản
ánh những tri thức bản địa của họ về chu kỳ thời tiết và đặc tính sinh học của
các giống cây trồng. Theo kinh nghiệm, khi cây dẻ (bờ vẹ), cây me (hà vè) bắt
đầu ra hoa và chim đa đa (chí ti ti) bắt đầu hót rộ thỡ chớnh là lúc tốt nhất để
gieo lúa nương; còn khi ve kêu báo hiệu mùa hè thì mọi việc gieo trồng trên
nương phải được hoàn tất. Khi quan sát tự nhiên đồng bào có kinh nghiệm là:
nếu thấy cây ớt (mà bò a bố) hay cõy dõu gia đất (xứ bớ lớ à xừ) sai quả, thỡ
lỳa năm ấy sẽ được mùa v.v… Những tri thức đó được đúc kết trong cỏc cõu
tục ngữ - ca dao, dễ nhớ, và được truyền từ đời này qua đời khác.
“Nắng 3 tháng không mất tiền

Mưa 3 thỏng khụng mất giống thúc”
Lớp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội
25

×