Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tình hình xuất nhập khẩu dầu thô nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 10 trang )

Tình hình xuất nhập khẩu dầu trong nước
I. Tình hình xuất khẩu:
Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ (dầu thô) từ năm 1991 khi sản
lượng xuất được vài ba triệu tấn. Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất
khẩu hàng năm đạt vào khoảng 20 triệu tấn/năm. Toàn bộ dầu thô khai thác được
đều dành cho xuất khẩu.
Việt Nam là nhà cung cấp dầu thô đứng thứ 3 Đông Nam Á, với trữ lượng dầu thô
đứng thứ 31 trên thế giới chiếm khoảng 0,2% trữ lượng dầu thế giới (theo Cơ Quan
Năng Lượng Quốc Tế - IEA). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Hãng British
Petroleum, nếu với tốc độ khai thác như bây giờ thì trữ lượng dầu mỏ đã được
thăm dò của Việt Nam sẽ cạn kiệt sau 6 năm.
Thị trường xuất khẩu dầu thô chính của Việt Nam: Hiện có khoảng 10 nước nhập
khẩu dầu thô của Việt Nam, trong đó có các bạn hàng lớn là Australia (24%), Nhật
Bản (20%), Singapore, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia,…
Bảng 1 – Cơ cấu thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam (2007)
Trong tháng 2/2009, nhà máy lọc dầu đầu tiên Dung Quất đã đi vào hoạt động.
Hàng năm doanh thu từ hoạt động xuất khẩu dầu thô trung bình chiếm 25% ngân
sách nhà nước.
Dầu thô trong nhiều năm luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
1. Tình hình xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001 – 2007.
a) Tình hình:
Giai đoạn 2001-2007 là giai đoạn khối lượng dầu thô xuất khẩu khả ổn định và kim
ngạch xuất khẩu tăng khá đều đặn.
- Về khối lượng xuất khẩu:
Bảng 2 - Biểu đồ khối lượng xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001 - 2007
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, đồ thị có dạng parabol thoải cho thấy khối lượng dầu thô
xuất khẩu qua các năm khá ổn định, dao động trong khoảng 15- 20 triệu tấn; cao
nhất là vào năm 2004 với khối lượng xuất khẩu là 20,50 triệu tấn.
- Về kim ngạch xuất khẩu:
Bảng 3- Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam giai đoạn 2001 –


2007 (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001 –
2007 có xu hướng tăng dần theo thời gian, cao nhất là năm 2007 với kim ngạch
xuất khẩu đạt 8.59 tỷ USD. Qua phân tích tính toán, ta thấy tốc độ phát triển bình
quân là 118.35 % và lượng tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu dầu thô là
0,91tỷ USD.
So với năm 2001, giá trị xuất khẩu năm 2007 tăng thêm 5.46 tỷ USD (274.
9%). Mặc dù lượng xuất khẩu có giảm đi 0.3 triệu tấn (98.2%) nhưng do giá dầu
thô tăng mạnh thêm 336 $/thùng (gấp 3 lần) nên kim ngạch xuất khẩu không giảm
mà vẫn tăng theo xu hướng chung.
Biểu đồ giá xuất dầu thô bình quân của Việt Nam giai đoạn 2001-2007
Bảng 4- Biểu đồ giá xuất dầu thô bình quân của Việt Nam giai đoạn 2001-2007
BẢNG TỶ GIÁ
Năm USD/VND Giá dầu bình quân
USD/tấn
Giá dầu bình quân
VND/tấn
2001 15.036 187 2.811.732
2002 15.337 194 2.975.378
2003 15.602 216 3.370.032
2004 15.717 277 4.353.609
2005 15.863 396 6.281.748
2006 16.055 481 7.722.455
2007 16.145 523 8.443.835
1.1 Nguyên nhân
a, Sản lượng khai thác dầu thô làm giảm khối lượng xuất khẩu
Khối lượng xuất khẩu dầu thô hàng năm phụ thuộc vào sản lượng khai thác
hàng năm của nước ta. Vì nhà máy Lọc Dầu Dung Quất vẫn chưa đi vào hoạt động
nên toàn bộ sản lượng dầu khai thác ở nước ta nên toàn bộ sản lượng dầu thô khai
thác được sẽ để phục vụ xuất khẩu.

Từ năm 2001, các mỏ dầu mà Việt Nam khai thác được đang vận hành và
sản lượng đang ở mức cao và ổn định. Đến năm 2004 là năm sản lượng cao nhất.
Tuy nhiên, do nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn: sự cạn kiệt của các mỏ dầu cũ
trong khi công tác tham dò, khai thác các mỏ dầu mới không mới tiến triển nên sau
đó sản lượng năm 2005-2007 đã giảm.
b. Giá dầu thế giới tăng cao làm tăng kim ngạch xuất khẩu
Như vậy, có thể kết luận rằng, giai đoạn 2001 – 2007 sản lượng dầu thô khai thác
được là khá ổn định (dao động trong khoảng 15- 20 triệu tấn) do đó lượng thay đổi
là nhiều, không ảnh hưởng nhiều
đến trị giá xuất khẩu. Trái lại, biến động của giá dầu thô lại chính là nguyên
nhân chính trực tiếp làm tăng kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001-2007.
Giá dầu thế giới không ổn định chính là tác nhân chính tác động đến giá dầu
thô Việt Nam. Theo quy luật kinh tế thông thường, giá dầu thế giới cũng chịu chi
phối bởi cung và cầu. Trong đó, nguồn cung dầu mỏ chủ yếu chính là các nước
OPEC và các nước xuất khẩu dầu không thuộc OPEC và Mỹ có thể coi là người
tiêu dùng có nhu cầu về dầu mỏ lớn nhất thế giới. Do đó, những thay đổi trong
chính sách xuất khẩu của OPEC cũng như biến động của nền kinh tế Mỹ sẽ gây
ảnh hưởng không nhỏ tới giá dầu thế giới.
Giai đoạn 2001-2007 chứng kiến diễn biến căng thẳng về giá dầu thế giới.
Vào năm 2001, nền kinh tế Mỹ yếu đi và sự gia tăng sản lượng của các nước
ngoài OPEC đã gây áp lực giảm giá dầu. Giá dầu thế giới lúc này là
25USD/Thùng. Ở trong nước thời điểm này giá dầu bình quân là 187USD/tấn
tương đương 27USD/Thùng.
Từ năm 2004, nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới giai đoạn này là rất lớn (trên
80 triệu thùng/ngày) là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá dầu vượt quá khoảng
giá 40-50 USD/thùng. Một vài yếu tố quan trọng khác dẫn tới sự tăng lên của giá
dầu đó là sự suy yếu của đồng USD và sự phát triển liên tục và nhanh chóng của
các nền kinh tế châu á đi liền với sự tiêu thụ dầu của các quốc gia này.Các trận bão
nhiệt đới năm 2005 đã gây nên tổn thất cho hệ thống lọc dầu của Mỹ và các nước
khác, cộng với việc chuyển từ việc sử dụng hỗn hợp Ête, Butila và Metal sang sử

dụng công nghệ ethanol cũng đóng góp vào sự tăng giá dầu. Giai đoạn này giá dầu
thô xuất khẩu của Việt Nam là 396USD/Tấn tương đương 57USD/Thùng.
Một trong những lý do quan trọng nhất dẫn tới sự tăng lên của giá dầu đó là mức
dự trữ dầu ở Mỹ và các nước tiêu thụ dầu khác. Trước khi sử dụng khả năng sản
xuất thặng dư thì dự trữ dầu vẫn là một công rất tốt dùng để dự đoán giá dầu trong
ngắn hạn.Tuy nhiên OPEC đã không công bố công khai trong một vài năm do
chính sách liên quan tới việc quản lý dự trữ dầu thô quốc tế. Một lý do mà OPEC
cắt giảm sản lượng vào tháng 11/2006 và 2/2007 đó là việc dự trữ dầu của các
nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. Giai đoạn này giá dầu thế giới dao
động trong khoảng 60-70USD/Thùng trong khi đó giá dầu thô Việt Nam đạt mức
trung bình 523USD/Tấn tương đương 73USD/Thùng.

Dầu thô là mặt hàng có kim ngạch liên tục đứng đầu, chiếm tới 22,7%
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; tốc độ tăng bình quân trong 5 năm đạt
16,1%, trong đó do giá tăng 12,6%, do lượng tăng 3,1% nhưng chủ yếu là từ
2001- 2004, còn từ năm 2005 đến nay có xu hướng giảm để tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên; khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động thì xuất nhập khẩu
dầu thô mới thôi giữ vị trí đứng đầu.
2. Từ năm 2008 tới nay
- Năm 2008:
Mặc dù lượng giảm nhưng do giá bình quân tăng 33,6% nên kim ngạch xuất khẩu
dầu thô cả năm 2008 đạt 10,36 triệu USD, tăng 22% so với năm 2007.
Tính đến hết tháng 12/2008, lượng dầu thô của Việt Nam chủ yếu xuất sang các thị
trường là Ôxtrâylia: 4,16 triệu tấn, giảm 19,6%; Nhật Bản: 2,95 triệu tấn, tăng
72,4%; Singapore: 2,06 triệu tấn, giảm 29,5%; Hoa Kỳ: 1,46 triệu tấn, giảm 1%;
Malaysia: 853 triệu tấn, tăng 2,7%; Trung Quốc: 604 triệu tấn, tăng 60,6% so với
cùng kỳ 2007;
- Năm 2009:
Tính đến hết tháng 12/2009, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt 13.4 triệu
tấn, giảm 2.8% so với năm 2008. Đơn giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh 38.5%

so với năm trước (tương ứng giảm 290 USD/tấn) nên kim ngạch xuất khẩu nhóm
hàng này cả năm chỉ đạt 6.19 tỷ, giảm 40.2%.
Trong năm qua, dầu thô của nước ta chủ yếu được xuất khẩu sang Ôxtrâylia với
3.33 triệu tấn, giảm 20,1 so với năm 2008; sang Singapore là 2,25 triệu tấn, tăng
9,5%; sang Malaysia là 1,79 triệu tấn, tăng 50,2%; sang Hoa Kỳ là 1,06 triệu tấn,
giảm 27,5% so với năm 2008…
- Năm 2010:
Lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt gần 8 triệu tấn, giảm 40,4% và kim ngạch
đạt 4,96 tỷ USD, giảm 20% so với năm 2009.
Dầu thô của nước ta trong năm 2010 chủ yếu được xuất sang Ôxtrâylia với 2,9
triệu tấn, giảm 13%; sang Malaysia: 1,3 triệu tấn, giảm 28%; sang Singapore: 997
nghìn tấn, giảm 56%; sang Hàn Quốc: 875 nghìn tấn, tăng 4,3%; sang Hoa Kỳ: 594
nghìn tấn, giảm 44%…
- Năm 2011:
Lượng dầu thô xuất khẩu năm 2011 đạt 8,24 triệu tấn, tăng 3,3% và trị giá đạt 7,24
tỷ USD, tăng 46,1% so với năm 2010. Đơn giá xuất khẩu bình quân đạt 879
USD/tấn (khoảng 115 USD/thùng), tăng 41.4% so với năm trước.
Lượng dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản:
1.82 triệu tấn, tăng gấp 4 lần, sang Ôxtrâylia: 1.44 triệu tấn, giảm 50.5%; sang
Trung Quốc: 1.25 triệu tấn, tăng 111%; sang Malaixia: 1.09 triệu tấn, giảm 16.1%
so với năm trước.
- Năm 2012:
Dầu thô: lượng xuất khẩu trong tháng là 613 nghìn tấn, giảm 31,8%, trị giá là 525
triệu USD, giảm 30,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2012, lượng dầu
thô xuất khẩu của cả nước đạt 9,28 triệu tấn, tăng 12,7% và trị giá đạt 8,23 tỷ USD,
tăng 13,6% (tương đương tăng 987 triệu USD) so với năm 2011.
Các đối tác chính nhập khẩu dầu thô trong năm qua là Nhật Bản với 2,76 triệu tấn,
tăng 51,9%; Ôxtrâylia:1,81 triệu tấn, tăng 26,3%; Trung Quốc: 1,13 triệu tấn, giảm
9,8%;…
- Năm 2013:

Tính đến hết tháng 11/2013, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 7.76 triệu
tấn, giảm 10,5% và kim ngạch đạt 6,7 tỷ USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm
trước.
Dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật Bản: 2,17 triệu tấn, giảm
14,3%; sang Ôxtrâylia: 1,78 triệu tấn, tăng 7%; sang Malaysia: hơn 1 triệu tấn,
giảm 6,1%, sang Hàn Quốc: 796 nghìn tấn, tăng 4,9% và Trung Quốc: 784 nghìn
tấn, giảm 30,7% so với cùng kỳ năm trước.
- Tính đến hết tháng 4/2014:
Lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 2,63 triệu tấn, giảm 3,1% và kim ngạch
đạt 2,29 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước.
Dầu thô của Việt Nam trong 4 tháng/2014 chủ yếu được xuất khẩu sang các thị
trường sau: Nhật Bản: đạt hơn 850 nghìn tấn, tăng nhẹ 0,2%; sang Ôxtrâylia: 567
nghìn tấn, tăng 6,7%; sang Trung Quốc: 489 nghìn tấn, gấp 4 lần; sang Malaixia:
284 nghìn tấn, giảm mạnh 35,1% so với cùng kỳ năm trước.
II. Tình hình xuất khẩu từ năm 2008 tới nay:
- Năm 2008:
Tính đến hết tháng 12 năm 2008, tổng lượng xăng dầu nhập vào Việt Nam là 12,96
triệu tấn, tăng nhẹ (0,9%) so với năm 2007 và lượng nhập khẩu chỉ đạt 89,4% mức
kế hoạch năm.
Xăng dầu được xem là nhóm mặt hàng có nhiều biến động về giá nhất trong năm.
Giá nhập khẩu nhóm hàng này tăng liên tục trong hai quý đầu năm và đạt đỉnh vào
hồi tháng 7, sau đó liên tiếp giảm mạnh và giá nhập khẩu bình quân vào tháng 12
chưa bằng 30% giá của tháng 7. Tuy nhiên, do những tháng đầu năm khi giá cao,
chúng ta nhập khẩu nhiều nên giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này cả năm tăng
41%, trị giá lên tới 10,97 tỷ USD, tăng 42,2% so với năm 2007.
Xăng dầu nhập vào Việt Nam trong năm 2008 chủ yếu từ Singapore với hơn 6,12
triệu tấn, chiếm 47% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là
Đài Loan: 2,6 triệu tấn, Trung Quốc: 516 nghìn tấn,…
- Năm 2009:
Tính đến hết tháng 12/2009, cả nước nhập khẩu 12,7 triệu tấn xăng dầu các loại,

giảm 2% so với năm trước. Giá nhập khẩu bình quân nhóm hàng này giảm mạnh
(41,8%) so với cùng kỳ năm 2008 nên kim ngạch nhập khẩu là gần 6,3 tỷ USD
giảm tới 43%.Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua chủ yếu
có xuất xứ từ Singapore với 4,9 triệu tấn, tiếp theo là Trung Quốc: 2,4 triệu tấn,
Đài Loan: 2 triệu tấn, Hàn Quốc: 1,3 triệu tấn, Thái Lan: 685 nghìn tấn, Malaysia:
660 nghìn tấn, Nga: 613 nghìn tấn.
- Năm 2010:
Trong năm 2010, tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của cả nước là 9,53 triệu tấn với
kim ngạch 6,1 tỷ USD, giảm 25% về lượng và giảm 2,8% về trị giá.
Xăng dầu nhập vào Việt Nam trong năm 2010 chủ yếu từ: Singapore với 3,47 triệu
tấn, giảm 30%, Trung Quốc: 1,5 triệu tấn, giảm 37,4%; Hàn Quốc: 1,1 triệu tấn,
giảm 15%; Đài Loan: hơn 1 triệu tấn, giảm 48%
- Năm 2011:
Xăng dầu các loại: tính đến hết năm 2011, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả
nước là gần 10,7 triệu tấn, tăng 11,4% so với năm 2010 với trị giá gần 9,9 tỷ USD,
tăng 61,6%. Đơn giá nhập khẩu bình quân trong năm 2011 tăng 45% so với năm
2010 nên kim ngạch tăng do yếu tố giá là 3,07 tỷ USD và tăng do yếu tố lượng là
698 triệu USD.
Biểu đồ 7: Đơn giá nhập khẩu xăng dầu các loại theo tháng năm 2010 – 2011
Lượng xăng dầu nhập khẩu theo loại hình tạm nhập tái xuất trong năm 2011 là 715
nghìn tấn, giảm 60,6% so với năm 2010. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt
Nam trong năm 2011 chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với gần 4,4 triệu tấn, tăng
26,7%; tiếp theo là Đài Loan: 1,39 triệu tấn, tăng 31,6%; Trung Quốc: 1,32 triệu
tấn, giảm 13%; Hàn Quốc: 1,12 triệu tấn, tăng 1,36%; Cô oét: 796 nghìn tấn, tăng
62,4%;… so với năm 2010.
- Năm 2012:
Tính đến hết năm 2012, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 9,2 triệu
tấn, giảm 13,8% so với năm 2011 với trị giá gần 8,96 tỷ USD, giảm 9,3%.
Trong năm 2012, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ các thị trường:
Singapore: 3,78 triệu tấn, giảm 14%; Đài Loan: 1,29 triệu tấn, giảm 7,4%; Trung

Quốc: 1,25 triệu tấn, giảm 5,3%; Hàn Quốc: 933 nghìn tấn, giảm16,8%; Cô oét:
hơn 705 nghìn tấn, giảm 11,3%;… so với năm trước.
- Năm 2013:
Lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 11 tháng qua giảm mạnh, chủ yếu
là giảm nhập khẩu từ thị trường chính Singapore với lượng nhập khẩu là gần 1,93
triệu tấn, giảm 46,8%.
Lượng nhập khẩu từ một số thị trường khác như: Trung Quốc: 1,17 triệu tấn, giảm
0,4%; Đài Loan: 1,12 triệu tấn, giảm 5,4%; Cô Oét: 603 nghìn tấn, tăng 3,2%; Hàn
Quốc: 549 nghìn tấn, giảm 39,3%; Malaysia: 518 nghìn tấn, tăng 88,2%.
- Tính đến hết 4 tháng/2014:
Cả nước nhập khẩu 2,89 triệu tấn, tăng 18,2%. Đơn giá nhập khẩu bình quân giảm
nhẹ 1,6% nên trị giá nhập khẩu là 2,73 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm
trước.
Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 4 tháng qua chủ yếu có xuất xứ
từ: Xingapo với 987 nghìn tấn, tăng 37,3%; Đài Loan: 558 nghìn tấn, tăng 37,8%;
Trung Quốc: 526 nghìn tấn, tăng 35,1%; Hàn Quốc: 267 nghìn tấn, tăng 24,9%
so với 4 tháng/2013.
Từ năm 2008 đến nay, tình hình nhập khẩu các loại xăng dầu trên thị trường nước
ta có xu hướng giảm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

×