Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

SKKN Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh có hoàn cảnh đặc biệt đi học chuyên cần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.01 KB, 11 trang )


1

“ Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh có hoàn cảnh ñặc biệt ñi
học chuyên cần.”

Như chúng ta ñã biết, giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường phổ thông có vai
trò hết sức quan trọng. Ngoài chức năng, nhiệm vụ của một giáo viên bình thường, giáo
viên chủ nhiệm còn là người quản lí toàn bộ hoạt ñộng giáo dục của lớp mình, ñặc biệt là
việc chăm lo, hình thành, nuôi dưỡng, phát triển nhân cách của học sinh. ðể làm ñược
ñiều ñó, vấn ñề ñầu tiên mà khó khăn nhất vẫn là việc giáo dục các em học sinh chưa
ngoan hoặc có hoàn cảnh ñặc biệt chưa thực hiện ñúng và ñủ nhiệm vụ của người học
sinh thành những học sinh ngoan, phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy, giáo viên
chủ nhiệm luôn ñược các bậc phụ huynh, học sinh nhìn nhận như người cha, người mẹ
thứ hai của học sinh bởi sự gần gũi với các em. ðối với những học sinh có biểu hiện sai
lệch, giáo viên chủ nhiệm chính là người thay mặt nhà trường uốn nắn, "kéo" các em trở
về với cái tốt ñẹp, trong sáng vốn có của lứa tuổi học trò, giúp các em học tập những
gương sáng xung quang mình ñể phát triển một cách toàn diện. ðể làm ñược ñiều này,
giáo viên chủ nhiệm truớc hết chính là một tấm gương sáng, một biểu hiện về chuẩn mực
ñạo ñức, có bản lĩnh, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Rất cần ở giáo viên chủ nhiệm
còn là sự nhiệt tình, sâu sát, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả năng quản lí và xây dựng
ñội ngũ các bộ học sinh của lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải vừa là thầy vừa là bạn của các
em, là tấm gương sáng cho các em noi theo.
Năm học 2010-2011 vừa qua, tôi ñược phân công chủ nhiệm lớp 9G. Tôi ñã không
ngừng cố gắng và phấn ñấu không mệt mỏi ñể ñảm ñương sứ mạnh làm cha, làm mẹ thứ
2 của một lớp có 33 ñứa con ñang ở ñộ tuổi thay ñổi về tâm sinh lí, dễ bị sai lệch trong
hành ñộng của bản thân và các ý thức biểu hiện chưa ñúng trong học tập và rèn luyện.
Bên cạnh da số các em có ñạo ñức tốt, học tập chăm chỉ thì ñiều tôi băn khăn trăn trở
nhất là có một số em học sinh thuộc ñối tượng có hoàn cảnh gia ñình ñặc biệt khó khăn
chưa ñi học chuyên cần. ðiều này ñã làm chất lượng học tập của các em bị giảm sút, bên
cạnh ñó còn ảnh hưởng ñến nề nếp và kết quả thi ñua của lớp. Nghiêm trọng hơn, các em


học sinh này có biểu hiện “chưa ngoan”, không thực hiện tốt nhiệm vụ của người học
sinh và tất cả các em ñều có nguy cơ bỏ học giữa chừng.
Với những trăn trở phải làm gì ñể giáo dục những học sinh này? Áp dụng biện
pháp nào ñể có thể giúp cho những học sinh này có thể ñi học chuyên cần nhằm góp phần
duy trì số lượng và nâng cao chất lượng, hạn chế học sinh hư hõng?. ðó chính là lý do
thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu với mong muốn ñưa ra các biện pháp nhằm “Giáo dục
học sinh có hoàn cảnh ñặc biệt ñi học chuyên cần” trở thành con ngoan trò giỏi, cháu
ngoan của Bác Hồ.

2

Vậy thế nào là học sinh có hoàn cảnh ñặc biệt ñi học không chuyên cần?
Là học sinh thường xuyên nghỉ học không lý do. Theo kinh nghiệm làm công tác
chủ nhiệm của tôi, học sinh thường xuyên nghỉ học không lý do rất ña dạng nhưng tập
trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Gia ñình có hoàn cảnh ñặc biệt như: bố mẹ li hôn, kinh tế khó khăn, ñông con
nên chưa quan tâm ñến việc học hành của con.
- Do sự phát triển tâm sinh lí không ñồng ñều, học sinh thuộc diện chậm phát triển
trí tuệ .
- Học sinh ở ñịa bàn có trình ñộ dân trí thấp, lạc hậu, ñiều kiện ñi lại khó khăn,
giao thông hiểm trở, dân cư sống rải rác ảnh hưởng ñến việc ñến trường của học sinh và
việc duy trì sĩ số
Học sinh có thói quen hay nghỉ học do hoàn cảnh ñặc biệt như bố, mẹ li hôn, gia
ñình nghèo, khó khăn thường có tâm lý tự ti, mặc cảm, thiếu ñịnh hướng vì thiếu hụt sự
quan tâm của bố mẹ; hiểu chậm cái mới, quên nhanh cái vừa tiếp thu ñược; quá trình ghi
nhớ chậm chạp, không bền vững, không ñầy ñủ và thiếu chính xác; dễ quên với cái gì
không liên quan, không phù hợp với nhu cầu mong ñợi của học sinh, khó nhớ những gì
có tính khái quát, trừu tượng quan hệ logic nhưng lại dễ mắc phải những hấp lực có hại ở
ngoài xã hội.
Vì vậy nếu không có biện pháp quan tâm giúp ñỡ ñặc biệt của giáo viên chủ

nhiệm thì các em không thể vượt qua những rào cản tâm lí ñể có thể vượt lên và tiến bộ
ñược .
Với khảo sát ở ñầu học kì I thì lớp tôi có tỷ lệ chuyên cần tháng 9/2010 ñạt gần
80%, chất lượng hai mặt học lực hạnh kiểm năm lớp 8 cũng ñạt thấp, cụ thể là:
Tốt(Giỏi) Khá Trung bình Yếu Kém
TS
SL % SL % SL % SL %
Hạnh
kiểm
33 19
59,6

5
15,2
9
25,2
0

Học
lực
33 2
6,4
13
39,4
15
45,5
3
9,7

Căn cứ tình hình trên, tôi ñã thực hiện một sô giải pháp sau:

1. Tìm hiểu hoàn cảnh.
Bất kì một học sinh nào, cho dù là học sinh bình thường nhất cũng ñều có những
hoàn cảnh sống khác nhau, không giống với các bạn khác trong lớp. Chính vì thế, vào
ñầu năm học, sau khi ñược phân công chủ nhiệm lớp, tôi sắp xếp thời gian ñể trực tiếp
trao ñổi với GVCN năm trước ñể nắm tình hình lớp, chất lượng học tập, hoàn cảnh gia

3

ñình của học sinh. Qua trao ñổi, theo dõi, ñiều tra tôi tiến hành tổng hợp, phân loại ñối
tượng học sinh: học sinh có hoàn cảnh khó khăn (do gia ñình ñông con, việc làm không
ổn ñịnh, học sinh có hoàn cảnh ñặc biệt khác ) chất lượng học tập của học sinh và học
sinh có những biểu hiện chưa ngoan hay ñối xử cộc cằn, hay xúi giục bạn bè chọc phá
học sinh trong lớp, không thực hiện tốt yêu cầu của lớp, của trường
Qua quá trình ñiều tra, tìm hiểu, tôi ñã phân loại lập ñược danh sách học sinh
thường xuyên ñi học không chuyên cần cụ thể như sau:

T
T
Họ và tên
Gia ñình
khó khăn
về kinh tế
Gia ñình
bố mẹ ly
hôn
Mồ
côi
Bố mẹ
ñi làm
ăn xa

Nhà ở
xa
trường
HL HK
1 Nguyễn Phước Chung X TB TB
2 Hồ Thị Giờ X Y TB
3 Hồ Thị Hiền X Y TB
4 Hồ Thị Nan X TB TB
5 Hồ Thị Như Quỳnh X TB TB
6 Lê Quang Mỹ X Y TB
7 Phù Thị Ánh Hồng X TB TB
8 Phạm Anh Khoa X TB TB
9 Lý Thị Phương Ni X X TB TB
2. Tìm hiểu về tâm sinh lí của học sinh.
ðối với các em học sinh lớp 9 thì nhìn chung ñã có biến ñổi phức tạp về tâm
sinh lí. Các em ñang ở giai ñoạn cuối của tuổi dậy thì ñể bước sang một thời kì mới, do
ñó học sinh trong lớp có nhiều tính tình và tâm sinh lý khác nhau cho nên GVCN phải
tìm hiểu tính tình của các em ñể có các biện pháp giáo dục phù hợp. Vì vậy sau khi lập
danh sách học sinh ñi học không chuyên cần, tôi ñã tìm hiểu ñặc ñiểm biến ñổi tâm sinh
lý cụ thể của từng em ñể có cơ sở ñịnh hướng ñúng ñắn giúp các em hình thành tính cách,
giáo dục tâm sinh lí cho các em phù hợp với lứa tuổi.
3. Tìm hiểu mối quan hệ bạn bè.
Bạn bè, những mối quan hệ trong lớp, ngoài lớp cũng là ñiều mà giáo viên chủ
nhiệm cần hết sức quan tâm. Các em có thể tâm sự hàng giờ với bạn mà không bao giờ hé
nửa lời với thầy cô về một vấn ñề nào ñấy. Ông bà ta dạy: "Gần mực thì ñen, gần ñèn thì
rạng" vấn ñề là ai sẽ ñen, ai sẽ rạng thì thầy cô phải can thiệp một cách tế nhị, ñúng lúc,
kịp thời
Chính vì thế, sau khi tìm hiểu và phân loại các mối quan hệ của các em, tôi tiến
hành phân loại và chú trọng những mối quan hệ có thể là nguyên nhân gây nên việc ñi
học không chuyên cần. Sau ñó, thông qua sinh hoạt lớp và các hoạt ñộng tập thể, tạo môi

trường cho các em sinh hoạt chung ñể nãy sinh tình bạn tốt. Chú ý hãy ñể cho các em

4

phát triển tình bạn một cách tự do trong tầm kiểm soát chừng mực của người lớn. Vấn ñề
này cần có sự phối hợp của gia ñình và nhà trường một cách chủ ñộng.
4. Tìm hiểu năng lực học tập.
Một số học sinh có hoàn cảnh ñặc biệt ñi học không chuyên cần trong lớp tôi có
ñộ lệch về các môn học rất lớn. Như em Quỳnh học ñược các môn xã hội nhưng môn tự
nhiên thì hơi yếu, còn em Khoa thì lại sợ môn văn Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần phải
nắm học sinh của mình yếu những môn nào, khi nào thì bắt ñầu sa sút, ñể từ ñó có biện
pháp thúc ñẩy, phụ ñạo kịp thời, không ñể học sinh có cảm giác bị bỏ rơi, không ñể cho
học sinh vì yếu môn ñó mà nản lòng, rồi kéo theo bỏ học buổi ñó dẫn ñến không ñi học
chuyên cần.
5. Tìm hiểu sở thích, năng khiếu.
Hầu như bất kì một học sinh nào cũng ñều có một năng khiếu nhất ñịnh, năng
khiếu này có thể do bẩm sinh, do rèn luyện, vấn ñề của giáo viên chủ nhiệm là thấy ñược
năng khiếu ấy và phát huy sở trường của các em nhằm lấy nó làm ñộng lực kéo theo cho
học sinh cố gắng hơn ở những mặt còn yếu. Có những học sinh thích lao ñộng chân tay,
khéo léo trong những hoạt ñộng ñòi hỏi sự tỉ mỉ, nhưng lại học kém các môn cần sự tư
duy, có những học sinh thích văn nghệ ca múa hát
Giáo viên chủ nhiệm có thể tận dụng những hoạt ñộng ngoại khoá, những buổi
sinh hoạt Ngoài giờ lên lớp ñể tạo ra cơ hội cho các em thể hiện tài năng của mình.
6. Xác ñịnh nguyên nhân dẫn ñến tình trạng học sinh ñi học chưa chuyên cần:.
Sau khi ñã thực hiện các bước tìm hiểu trên, tôi sẽ xác ñịnh và tìm hiểu nguyên
nhân từng em một, vì ñâu mà các em chưa ñi học chuyên cần, có thể do rất nhiều nguyên
nhân nhưng ñiều quan trọng là phải tìm ra ñược nguyên nhân chủ yếu. Em Hồng, em Ni
do bố mẹ quá nuông chiều, lại ñi làm xa suốt ngày, không có thời gian bên con, sáng ra
mẹ cho tiền, tiêu như thế nào tuỳ, bố mẹ không quản ñược việc học, ở nhà con cưng nên
không ñụng vào việc gì dẫn ñến học hành sa sút, ham chơi ñiện tử nên hay nghỉ học Em

Quỳnh, em Khoa do bố mẹ ly hôn nên các em buồn chán, không thích học
Tôi ñã thông báo kịp thời cho Ban giám hiệu nhà trường tất cả các trường hợp các
em học sinh ñi học không chuyên cần; tùy vào từng hoàn cảnh học sinh cụ thể ñể phối
hợp cùng gia ñình, các thầy cô bộ môn, Thầy giáo TPT ðội, tập thể học sinh trong lớp ñể
cùng nhau phối hợp giáo dục các em, ñộng viên các em ñi học chuyên cần.
7. Cho các em rút kinh nghiệm và thể hiện mình ñể tự sửa chữa sai lầm.
Giải pháp này khá táo bạo khi tôi thử nghiệm ñể giáo dục những học sinh không ñi
học chuyên cần trong lớp. Tuy nhiên, bước ñầu tôi thấy thành công ñáng kể. Quỳnh ñã ñi
học ñều, Giờ và Hiền ñược bạn bè trong lớp giúp ñỡ ñã ñến lớp thường xuyên Tôi ñã ñể
cho các em có cơ hội thể hiện mình với các bạn và như vậy các em sẽ chủ ñộng sữa chữa

5

khuyết ñiểm ñể ñi học ñều, ñấy chính là ñộng cơ thúc ñẩy các em học tập tốt hơn nhằm
không làm xấu ñi hình ảnh của mình với các bạn.
8. Phát huy vai trò của Ban cán sự và Hội cha mẹ học sinh lớp.
Ngay từ buổi họp mặt với CMHS ñầu năm, chúng tôi ñã cùng nhau thảo luận ñể ñi
ñến thống nhất các biện pháp giáo dục các em, ñặc biệt là các em học sinh ñi học không
chuyên cần. Bên cạnh ñó việc phát huy vai trò của Ban cán sự lớp, bố trí sơ ñồ ngồi học
hợp lí, những em ñi học không chuyên cần ñược Ban cán sự và giáo viên chủ nhiệm
thống nhất phân công các bạn cán bộ lớp, chi ñội quan tâm, theo dõi, ñộng viên. Ngoài ra,
phân công kèm cặp các bạn học yếu, phát huy phong trào học tập "ðôi bạn cùng tiến". Tổ
chức vận ñộng các gia ñình, các ñoàn thể xã hội cùng phối hợp, thống nhất nội dung, mục
ñích, biện pháp giáo dục học sinh trong trường và cụm dân cư.
9. Nêu cao vai trò của gíáo viên chủ nhiệm.
9.1. Yêu cầu về phẩm chất:
Usinxki từng nói: “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn
ñối với học sinh, sức mạnh ñó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa
nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn ñạo ñức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay
trách phạt nào khác". Vả lại, theo Crupxcaia khi bàn về phụ trách thiếu nhi ñã nói: "Ai

gần gũi với các em thiếu nhi? Anh chị phụ trách (Giáo viên chủ nhiệm) gần gũi các em
thiếu nhi nhất. Vì vậy ñiều ñặc biệt quan trọng là cán bộ phụ trách cần phải ñược bồi
dưỡng, rèn luyện ñể học thực sự ảnh hưởng ñến các em thiếu nhi như yêu cầu ñòi hỏi".
Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần có một nhận thức ñúng ñắn và sâu sắc về vị trí, yêu cầu
ñối với chính bản thân mình và công việc. Không chỉ trang bị cho mình những kiến thức
về việc giảng dạy, những vốn sống sâu sắc về cuộc ñời, con người Giáo viên chủ nhiệm
cần phải luyện cho chính mình những phẩm chất ñạo ñức có tính chuẩn mực, trên cơ sở
ñó mới có thể uốn nắn, nhắc nhở học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng hoàn
thiện mình trong mắt học trò. ðơn giản từ một sự việc là, khó có thể yêu cầu các em gọn
gàng, ngăn nắp, sống ñẹp nếu bản thân chưa là "hình mẫu" ñối với các em. Do ñó,
"Người Giáo viên chủ nhiệm phải là người có uy tín, có năng lực và cần ñược bồi
dưỡng ñầy ñủ về trình ñộ văn hóa và chính trị, kiến thức và kỹ năng phong phú, biết
học tập và biết tổ chức giỏi"
Cần nhận thức rõ, giáo dục một con người là một quá trình không có ñiểm cuối
cùng. ðó là việc kéo dài cả một ñời người chứ không phải chuyện ngày một, ngày hai. Vì
thế, người giáo viên chủ nhiệm không ñược chủ quan, nóng vội. một câu nói vô tình, một
trách phạt thiếu suy xét, cân nhắc ñôi khi gây tổn thương và có khi các em sẽ ám ảnh suốt
ñời vì vết thương ñó Trước những sai lầm của các em, giáo viên chủ nhiệm cần hết sức
bình tĩnh, bao dung, ñộ lượng ñể xem xét, xử lí vấn ñề. ðối với những học sinh chưa

6

ngoan cần tạo ñược ở các em trước hết là sự tôn trọng, và sau ñó là sự gần gũi, cảm
thông, chia sẻ.
9.2. Yêu cầu về kĩ năng:
Một trong những kĩ năng quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm là nắm vững
tâm lí học sinh ñể có hướng giải quyết mọi tình huống.
ðằng sau tất cả mọi kiến thức, kĩ năng càn trang bị và rèn luyện, còn có cái "tâm"
của người giáo viên. Không có một tấm lòng mọi công việc sẽ chỉ là hình thức. Và như
vậy, yêu thương chăm sóc các em không chỉ là mệnh lệnh mà còn là một nhu cầu không

thể thiếu của trái tim người thầy, ñặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.
10. Kết quả:
Qua một năm thực hiện, bên cạnh thực hiện tốt các phong trào thì tỷ lệ học chuyên
ñã nâng lên rõ rệt. Chính nhờ vậy, chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh ñã ñược
nâng lên. Một số em như Quỳnh, Hồng, Ni, Huyền ñã vươn lên học khá, giỏi. Cụ thể là
cuối năm tập thể lớp ñạt kết quả duy trì sĩ số 100% , tỉ lệ chuyên cần ñạt 97%, tập thể
lớp ñạt danh hiệu tập thể vững mạnh, lớp tiên tiến.
- Chất lượng hai mặt rèn luyện cũng tăng lên vượt bậc, cụ thể:
Tốt(Giỏi) Khá Trung bình Yếu Kém Hai
mặt
TS
SL % SL % SL % SL %
Hạnh
kiểm
33 28 84,8 5 15,2 0 0
Học
lực
33 4 12,2 15 45,6 14 42,2 0
- Các em học sinh không những ñi học chuyên cần mà còn vươn lên học khá giỏi:
T
T
Họ và tên
Gia ñình
khó khăn
về kinh tế
Gia ñình
bố mẹ ly
hôn
Mồ
côi

Bố mẹ
ñi làm
ăn xa
Nhà ở
xa
trường
HL HK
1 Nguyễn Phước Chung X Khá Tốt
2 Hồ Thị Giờ X TB Tốt
3 Hồ Thị Hiền X TB Khá
4 Hồ Thị Nan X Khá Tốt
5 Hồ Thị Như Quỳnh X Khá Tốt
6 Lê Quang Mỹ X TB Khá
7 Phù Thị Ánh Hồng X Khá Tốt
8 Phạm Anh Khoa X Khá Tốt
9 Lý Thị Phương Ni X X TB TB

Lớp luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ ñược giao của nhà trường và các tổ chức
khác. ðặc biệt là ñã vận ñộng ñược các em Quỳnh, Chung, Hồng, Hiền và một số em
khác có nguy cơ bỏ học trở lại lớp học và có kết quả học tập khá cao. Một số học sinh

7

khác ñi học chuyên cần và nhận thức ñược việc ñi học là hoàn toàn ñúng ñắn với lứa tuổi
của mình.
11. Bài học kinh nghiệm:
2.1. Yêu thương học sinh là chìa khóa cho mọi sự thành công, ñặc biệt là trong
công tác chủ nhiệm:
- Tìm hiểu hoàn cảnh, tiếp xúc với học sinh luôn với sự chân thành, thân ái, gần
gũi, chăm lo và phải biết học sinh muốn gì, cần gì ở mình. Xữ lý các mâu thuẩn, các vụ

việc thắc mắc của học sinh một cách công khai, dân chủ, công bằng. Tạo ñược niềm tin
vững chắc cho học sinh. Trong sinh hoạt lớp luôn cởi mở ñể có mối quan hệ qua lại ñúng
mực.
2. Thực hiện tốt các quy tắc sau trong giáo dục học sinh:
2.1. Quy tắc 2H (Hiểu rõ – Hợp tác)
2.1.1. Hiểu rõ:
- Tìm hiểu tình hình của lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ. ðây là dịp ñể kiện
toàn lại ñội ngũ cán bộ lớp, bổ sung những cái chưa làm ñược và phát huy những mặt
mạnh mà lớp ñã có. Từ ñó giáo viên chủ nhiệm có thể triển khai dễ dàng kế hoạch giáo
dục học sinh “có hoàn cảnh ñặc biệt không ñi học chuyên cần” dựa trên những bao quát
khởi ñầu mà giáo viên chủ nhiệm cũ cung cấp.
- Tìm hiểu một cách hết sức tế nhị học sinh “có hoàn cảnh ñặc biệt không ñi học
chuyên cần” từ cán bộ lớp ñến cả những em thuộc “nhóm” của học sinh ñó ñể từ ñó có kế
hoạch hợp lý và phối hợp với gia ñình ñể giáo dục các em.
2.1.2. Hợp tác:
- Khi ñã tiếp xúc ñược với phụ huynh của học sinh “có hoàn cảnh ñặc biệt không
ñi học chuyên cần”, ñiều cần tránh là không nên gay gắt, dồn dập việc báo cáo và phê
bình con em họ, vì hơn ai hết họ ñã từng nghe nhiều lời ca thán và ñã biết rõ con em
mình. ðiều ñó sẽ không có tác dụng gì mà ngược lại làm mất ñi ý nghĩa của sự hợp tác,
phối hợp giáo dục. Vì vậy, cần phải giao tiếp ở một góc ñộ cởi mở một cách hết sức tâm
lý và tế nhị nhưng chân tình, tạo cho phụ huynh học sinh một sự tin tưởng, một tình cảm
gần gũi, thân mật, một thái ñộ tận tâm hợp tác ñể giáo dục con em họ trở thành người tốt.
* Quy tắc 2H sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm hiểu và chia sẻ với gia ñình những khó
khăn trong việc dạy dỗ các em, và ngược lại gia ñình sẵn sàng hợp tác với giáo viên chủ
nhiệm ñể giáo dục con em mình suốt năm học. Vấn ñề ở ñây là các em cần phải ñược
giáo dục ñể hiểu, nhận ra và chống lại tác ñộng tiêu cực của những con người và sự việc
xấu bằng sự quan tâm của gia ñình và của giáo viên chủ nhiệm.
2.2. Quy tắc 2Q (Quan tâm – Quan sát)
2.2.1. Quan tâm:


8

- Giáo viên chủ nhiệm quan tâm bằng cách trực tiếp hỏi thăm học sinh “có hoàn
cảnh ñặc biệt không ñi học chuyên cần” về hoàn cảnh gia ñình ñể giúp các em dần dần ý
thức về việc quan tâm ñến gia ñình mình kết hợp với quan tâm thăm hỏi học sinh “có
hoàn cảnh ñặc biệt không ñi học chuyên cần” về bạn bè thân thích thường hay chơi với
nhau. ðồng thời thông qua phối hợp chặt chẽ gia ñình, giáo viên bộ môn ñể hiểu thêm về
năng lực học tập cũng như thái ñộ và sự tôn trọng, lễ phép của học sinh này và gián tiếp
giúp ñỡ, quan tâm, ân cần hơn ñối với các em.
Phối hợp với các ban ngành, ñoàn thể trong nhà trường ñể gắn các em vào những
hoạt ñộng mà các em ưa thích, hoặc chia sẻ, giúp ñỡ các em những khó khăn. Kêu gọi và
yêu cầu các em khác trong lớp biết quan tâm, chia sẻ, giúp ñỡ bạn mình ( là những học
sinh chưa ngoan-có hoàn cảnh ñặc biệt không ñi học chuyên cần), không nên xem thường
và cô lập bạn, hoặc phê phán một cách thái quá hay gay gắt dẫn ñến mâu thuẫn chỉ vì thi
ñua của lớp quá thấp. ðiều ñó lại có thể thúc ñẩy việc tìm kiếm bạn bên ngoài nhà trường
(nhất là những nhóm thiếu niên hư hỏng sẽ có khả năng dẫn ñến những hậu quả ñáng
tiếc).
2.2.2 Quan sát:
- Quan sát, theo dõi học sinh “có hoàn cảnh ñặc biệt không ñi học chuyên cần”
hằng ngày mỗi khi em ñi học về việc thực hiện nội quy, quy chế trường lớp, về thái ñộ
học tập bằng nhiều hình thức khác nhau sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm nắm vững và sẽ
không vội vàng kết luận mội vi phạm nào ñó khi chưa tích lũy ñầy ñủ các sự kiện cần
quan sát nhằm tránh làm tổn thương ñến tâm lý và tình cảm của các em.
2.3. Quy tắc 2N (Nghiêm khắc – Ngọt dịu)
2.3.1. Nghiêm khắc:
- Giáo viên chủ nhiệm cần xử lí những vi phạm của tất cả học sinh trong lớp với
một thái ñộ nghiêm khắc, công bằng và tôn trọng học sinh, cho dù ñó là cán bộ lớp hay
học sinh “chưa ngoan”. Có như vậy những em “có hoàn cảnh ñặc biệt không ñi học
chuyên cần” sẽ cảm thấy giáo viên chủ nhiệm ñã tôn trọng tất cả thành viên trong lớp,
không thiên vị, không hề “ghét bỏ” mình (theo suy nghĩ của các em). Cần lưu ý: nếu

nghiêm khắc quá mức sẽ dẫn ñến “phản sư phạm” và phản tác dụng.
2.3.2. Ngọt dịu:
- Giáo viên chủ nhiệm phải là người tận tụy với công việc, có tình yêu thương, tấm
lòng ñộ lượng và bao dung ñối với học sinh. Tuy nhiên lòng yêu thương ấy không thể pha
trộn với những nét ủy mị, mềm yếu và thiếu sự ñề ra yêu cầu nghiêm khắc ñối với các
em, mà ngược lại. Quy tắc này sẽ xóa bỏ khoảng cách, làm cho học sinh “có hoàn cảnh
ñặc biệt không ñi học chuyên cần - chưa ngoan” cảm thấy mình không bị “ghét bỏ” hay
bị “bỏ rơi.” Tình cảm thầy - trò dần ñược hình thành, tạo ñiều kiện thuận lợi cho những

9

tâm sự, những chia sẻ Khi ñó những lời ñộng viên, những ñịnh hướng của giáo viên chủ
nhiệm sẽ ñạt hiệu quả cao. Các em sẽ chuyên cần ñến lớp.
2.4. Quy tắc 2ð (ðộng viên – ðịnh hướng)
2.4.1. ðộng viên:
- Trong việc giáo dục học sinh “có hoàn cảnh ñặc biệt không ñi học chuyên cần”
thì sự ñộng viên và khuyến khích có vai trò rất quan trọng. Học sinh “có hoàn cảnh ñặc
biệt không ñi học chuyên cần” ña số là những em có học lực yếu kém, do hoàn cảnh gia
ñình dẫn ñến bất mãn, không thiết tha gì ñến học tập, hay nói cách khác, không có ñộng
cơ, ý thức học tập. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người trực tiếp quan tâm,
ñộng viên các em trên tinh thần “kiến tha lâu cũng ñầy tổ”, “có công mài sắt, có ngày nên
kim”.
- Cần huy ñộng và vận hành cả guồng máy: Gia ñình - Giáo viên - ðoàn thể - Các
tổ chức xã hội - Bạn bè học sinh – và cả cá nhân học sinh “có hoàn cảnh ñặc biệt không
ñi học chuyên cần” ñể ñộng viên, hỗ trợ, giúp ñỡ các em có ñược tinh thần, ñộng cơ, và ý
thức trong rèn luyện ñạo ñức và học tập.
2.4.2. ðịnh hướng:
- Học sinh “có hoàn cảnh ñặc biệt không ñi học chuyên cần” thường là những em
không ñịnh hướng ñược mình cần phải rèn luyện những gì ñể giúp ích cho bản thân mình
ñể hoàn thành nhiệm vụ của mình là học tốt và rèn luyện tốt. Chính vì vậy giáo viên chủ

nhiệm sẽ là người giúp các em biết quan tâm ñến bản thân, gia ñình cũng như suy nghĩ
ñến việc chọn nghề ñể các em có hoài bão, ước mơ và trở thành người hữu ích.
2.5. Quy tắc 2T (Tâm huyết – Trách nhiệm)
Chính tâm huyết và trách nhiệm sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm có ñược năng lực
“cảm hóa” học sinh nói chung, học sinh “có hoàn cảnh ñặc biệt không ñi học chuyên cần”
nói riêng. ðó là năng lực gây ảnh hưởng trực tiếp của mình ñến với học sinh về mặt tình
cảm và ý chí. Tâm huyết và trách nhiệm nằm trong nhân cách của người thầy giáo. Giáo
viên chủ nhiệm phải dùng nhân cách của mình ñể tác ñộng vào học sinh, giáo dục các em
nên người. ðây chính là dùng nhân cách ñể giáo dục nhân cách là vậy.
Có thể nói rằng chỉ có người giáo viên nào luôn ý thức sẽ cống hiến cả cuộc ñời
mình cho sự nghiệp ñào tạo và giáo dục thế hệ trẻ, lấy việc hy sinh phấn ñấu hoàn thành
nhiệm vụ ñào tạo con người làm hạnh phúc cao cả của ñời mình thì mới có thể thực hiện
ñược chức năng “người kỹ sư tâm hồn” một cách xứng ñáng.
Với những quy tắc ñã nêu trên ñây chúng ta hy vọng rằng công tác giáo dục học
sinh có hoàn cảnh ñặc biệt không ñi học chuyên cần hay học sinh “chưa ngoan” sẽ có
những bước chuyển biến mới. Tuy nhiên việc giáo dục nhân cách cho học sinh không thể
thành công trong một sớm một chiều, bởi giáo dục là cả một quá trình và không thể chỉ

10
thực hiện bởi giáo viên chủ nhiệm, BGH và các tổ chức ñoàn thể trong trường. Chính vì
vậy chỉ có sự gắn kết của các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội cùng quan tâm ủng hộ
nhà trường và tham gia công tác giáo dục học sinh này mới có thể tin tưởng ñạt ñược kết
quả tích cực và bền vững.
Trên ñây là một vài ñiều phân tích về một số kinh nghiệm giáo dục học sinh có
hoàn cảnh ñặc biệt ñi học chuyên cần trong nhà trường phổ thông. Qua trải nghiệm thực
tế, tôi nhận thấy rằng việc giáo dục học sinh ñi học chuyên cần hay không, thành công
hay thất bại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Chúng ta không nên áp dụng rập
khuôn máy móc bất kì một phương pháp giáo dục nào bởi lẽ sản phẩm ñây chính là "con
người".
ðể có thể giáo dục tốt các em học sinh có hoàn cảnh ñặc biệt ñi học chuyên cần

phải có sự phối hợp cả gia ñình, xã hội và nhà trường. Vai trò giáo dục của gia ñình và xã
hội giữ vị trí quan trọng, vai trò giáo dục của nhà trường mang yếu tố quyết ñịnh. Nhà
trường cần có sự phối hợp ñồng bộ giữa các bộ phận, giữa các thầy cô. Vai trò của giáo
viên chủ nhiệm là rất quan trọng, thầy cô cần có tiếng nói kịp thời ñiều chỉnh các hành vi
chưa ñúng của các em, là tấm gương cho các em noi theo. Học sinh chúng ta chỉ là những
cành cây non, ñang muốn vươn lên ñể phát triển bền vững, hãy tạo ñiều kiện cho các em
thể hiện mình, vươn lên, hãy giáo dục các em bằng thái ñộ thân thiện và tích cực. Trên
con ñò ñầy sóng gió ñưa các em cập bến tri thức ñó, người gần gũi các em nhất và cũng
là người ñược xem là chịu nhiều sóng gió nhất không ai khác ñó chính là giáo viên chủ
nhiệm lớp.
Qua ñây, tôi cũng xin có một số kiến nghị như sau:
- Nếu như truớc ñây, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm chủ yếu là ñịnh hướng,
hướng dẫn hành vi cho học sinh, thì ngày nay, ngoài công tác chuyên môn, giáo viên chủ
nhiệm còn phải kiêm thêm nhiều công việc không tên khác từ việc học ñến nề nếp, tâm tư
tình cảm, giải quyết những tình huống phát sinh trong lớp. Theo quy ñịnh của Bộ GD -
ðT, công tác chủ nhiệm chỉ ñược gói gọn trong 4 tiết/tuần. Nhưng trong thực tế, so với
khối lượng của một giáo viên chủ nhiệm phải làm thì ñây là thời gian rất ít ỏi. Vì thế ñể
ñầu tư thêm vào công tác chủ nhiệm, giáo viên buộc phải sử dụng quỹ thời gian ñáng lí
dành cho gia ñinh, cho sự nghỉ ngơi, chính vì ñiều này nên không ít giáo viên ngại khi
ñược phân công làm công tác chủ nhiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm ñóng vai trò rất lớn trong việc hình thành nhân cách cho các
em. Chính vì vậy tôi cũng có mong muốn cơ quan quản lí giáo dục hằng năm nên dành
thời gian ñể mở các hội thảo, chuyên ñể, các lớp tập huấn riêng cho công tác chủ nhiệm.
Trên ñây là một số ý kiến của tôi trong quá trình làm công tác chủ nhiệm và trực
tiếp giáo dục các em học sinh có hoàn cảnh ñặc biệt ñi học chuyên cần. Tôi xin trân trọng

11
cảm ơn quý thầy cô và ñồng nghiệp ñã lắng nghe, mong rằng sẽ có nhiều ý kiến ñóng góp
ñể chúng ta cùng nhau hoàn thiện một cách cụ thể các biện pháp giáo dục học sinh có
hoàn cảnh ñặc biệt ñi học chuyên cần nhằm hạn chế nguy cơ bỏ học, góp phần nâng cao

chất lượng, xây dựng nhà trường thành môi trường giáo dục thân thiện, tích cực, giúp các
em phát triển toàn diện và bền vững.
Hoàng Thị Anh ðào
Giáo viên THCS Khe Sanh - Hướng Hóa


×