Tải bản đầy đủ (.doc) (240 trang)

luận án Thời kỳ phồn thịnh của Cămpuchia. Sự xâm nhập của đạo Phật Xanhgalé vào Miến Điện vàVương quốc Giava Xanhgaxari

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 240 trang )

Lời nói đầu
Cuốn sách này được ra mắt trong tập “Lịch sử Thế giới” xuất bản ở Pari tại
nhà xuất bản E. đơ Bụca, dưới sự giám sát của Giáo sư E. Cavainhắc. Đó là tập bổ
sung cho cuốn “Cỏc triều đại và lịch sử Ấn Độ từ Canitxơkha đến thời kỳ xâm lược
của người Hồi”(Tập VI) của L.đờ Lu Valờ Putxanh xuất bản năm 1935. Trong cuốn
đó vấn đề này đã được nêu lên trong một số bị chú chủ yếu và những thư mục (Phụ
lục 2: Hàng hải và sự xâm chiếm thuộc điạ, trang 291-297). Đáng lẽ tôi cũng nên
theo một phương pháp và một bút pháp như ông Putxanh, nghĩa là cung cấp cho bạn
đọc một tấm phích kèm theo lời nhận xét và khi có thể được cho vài nhận định khái
quát. Việc nghiên cứu lịch sử Đông Dương và vùng quần đảo còn rất mới so với
1
việc nghiên cứu lịch sử Ấn Độ, cho nên việc viết thành một câu chuyện liên tục và
chặt chẽ về những sự kiện chưa được biết thật đầy đủ thì có thể cũn quỏ sớm. Tuy
nhiên tôi cũng phải làm vì ý định của tôi nhằm trình bày một cách tổng hợp các yếu
tố khác nhau tác động lẫn nhau như thế nào hơn là trình bày lịch sử với tất cả những
chi tiết của nó.
Vùng địa lý ở đây được gọi là “ngoại Ấn” gồm vùng quần đảo (trừ
Philippin), Đông Dương hay Ấn Độ bên ngoài Sông Hằng với bán đảo Mã Lai và
Miến Điện (trừ xứ Átxam là mảnh đất kéo dài của Ấn Độ và Bănggalơ, trừ Bắc kỳ
và Bắc trung kỳ Việt Nam là những vùng mà lịch sử đã phát triển ngoài ảnh hưởng
của Ấn Độ).
Những tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý của vựng trờn tạo cho nó một
địa vị có tầm quan trọng hàng đầu. Vào thời kỳ đầu công nguyên sau khi là “xứ
vàng” của những nhà hàng hải Ấn Độ, Đông Dương và nhất là vùng quần đảo, vài
thế kỉ sau, vùng này trở thành xứ hương liệu, long não và gỗ thơm (hương mộc) đối
với người Ả Rập và người Âu châu trước khi trở thành một trong những nơi sản
xuất cao su, thiếc và dầu hỏa quan trọng nhất. Mặt khác, do vị trí vùng quần đảo và
các đảo Xông đơ là bến đỗ bắt buộc đối với các nhà hàng hải đi từ phương Tây và
Ấn Độ sang Trung Quốc hay nguợc lại, nờn nó có tầm quan trọng đối với việc buôn
bán bằng đường biển.
Về mặt văn hóa, ngoại Ấn hiện nay có đặc điểm về những vết tích ít hay


nhiều sâu sắc về sự Ấn Độ hóa trước kia: sự quan trọng của yếu tố chữ Phạn trong
từ vựng các thứ ngôn ngữ ở vùng này, gốc Ấn Độ của những chữ cái trước đây hoặc
hiện nay vẫn dùng, ảnh hưởng của luật pháp và tổ chức hành chính của Ấn Độ, sự
lưu truyền một vài truyền thuyết Bàlamụn ngay trong những nước đã cải giáo theo
đạo Hồi hay đạo Phật Xõylan, sự có mặt của một số công trình kiến trúc có liên
quan về mặt kiến trúc và điêu khắc đối với nền mỹ thuật Ấn Độ và có mang các bút
tích bằng chữ Phạn.
Sự bành trướng của nền văn minh Ấn Độ “về những miền và những đảo ở
phía Đông mà nền văn minh Trung Quốc hình như đến trước đó do một sự tương
ứng hiển nhiờn”.
1
Sự bành trướng đó là một giai đoạn nổi bật trong lịch sử thế giới,
một trong những giai đoạn đã quyết định số phận một phần nhân loại đáng kể.
X. Lờvi viết “là xứ sở của trí khôn, Ấn Độ đã cung cấp cho các nước láng
giềng những chuyện ngụ ngôn của mình, và các nước này lại đi truyền dạy cho cả
thế giới. Là xứ sở của tín ngưỡng và triết học, Ấn Độ cho ba phần tư châu Á một vị
thần, một tôn giáo, một chủ nghĩa, một nền nghệ thuật. Ấn Độ mang đến một ngôn
1
X. Lê vi “Ấn Độ khai hóa”. Tr.136
2
ngữ thần thánh, một nền văn học và một nền giáo dục của nó vào vùng quần đảo
cho tới giới hạn của thế giới đã được biết, và từ đó nhảy về Mađagatxca, và có thể
vào cả miền ven biển châu Phi, ở đó hiện nay làn sóng di thực của những người Ấn
Độ hình như đi theo vết tích đã mờ của quá khứ”.
2
Người ta có thể đo được tầm quan trọng của sự tác động của nền văn minh
Ấn Độ trong một nhận xét đơn giản sau: chỉ xét về những đặc điểm về cơ thể một
người nông dân Campuchia khụng khỏc một người Ponụng hay một người Xamre.
Nhưng những người Ponụng hay những người Thượng ở Việt Nam vẫn ở trong giai
đoạn tổ chức bộ lạc: họ giải quyết những sự xung đột theo tục lệ khẩu truyền, về tôn

giáo họ chỉ có thuyết linh hồn thô sơ, trong đó các yếu tố có thay đổi từ bộ lạc này
sang bộ lạc khác; vũ trị luận của họ còn rất ấu trĩ, họ chưa có chữ viết. Trong khi đó
người Campuchia chậm phát triển nhất cũng nằm trong guồng máy của một quốc
gia đã phân chia đẳng cấp mạnh mẽ; họ chịu quyền quản hạt của những tòa án và
những tòa án này xét xử theo luật viết. Họ nhiệt tâm theo một tôn giáo đó cú giáo
lý, thánh kinh và tăng lữ, đồng thời tôn giáo đó đã cho họ những quan niệm chặt chẽ
về tổ chức thế giới loài người và thế giới bên kia, là những quan niệm của phần rất
lớn những người châu Á; cuối cùng họ đã đặt ra một hệ thống chữ viết, nó giỳp cho
họ đi tới một nền văn học rộng rãi và cho phép họ có thể truyền đi xa trong những
người đồng chủng. Tất cả điều đó họ phải nhờ ở Ấn Độ, và để tóm tắt nhận thức đó
trong một nhận thức hơi thô thiển, người ta có thể nói người Campuchia là một
người Pụnụng đó được Ấn Độ hóa. Nếu thay đổi một số từ trong công thức đó,
người ta có thể áp dụng cho người Miến Điện, người Thái phương Nam, người
Chàm xưa, người Malai và người Giava trước khi có Hồi giáo. Từ sự Ấn Độ hóa đú
nảy sinh ra một loạt những vương quốc, những nước này mới đầu là những quốc gia
Ấn Độ thực sự, sau đó, dưới sự phản ứng của thổ dân địa phương, nó đó phát triển
tùy theo sáng kiến riêng từng nơi, nhưng vẫn giữ được trong các biểu hiện về văn
hóa cái phong thái gần gũi mà họ đã tiếp nhận từ cùng một nguồn gốc: Campuchia,
Chàm, các nước nhỏ ở bán đảo Malai, các vương quốc ở Xumatơra, Giava, Bali, các
vương quốc Miến Điện và Thái và cuối cùng các nước đú đó tiếp nhận nền văn hóa
Ấn Độ qua sự trung gian của người Mông và người Khơme.
Điều kỳ lạ là chính nước Ấn Độ đã mau chóng quên rằng nền văn hóa của họ
đã lan truyền về phía Đông và Đông Nam trên những miền rộng lớn như vậy.
Những nhà bác học Ấn Độ đã từng biết đến điều đó cho tới thời gian gần đây và
phải đến khi có một số nhóm nhỏ học tiếng Pháp và tiếng Hà Lan ở các trường Đại
học Pari và Lõyđơ mới khám phá ra, trong các công trình nghiên cứu của chúng ta
2
X. Lêvi, sách trên. Tr. 30.
3
và của các đồng nghiệp Hà Lan và Giava, lịch sử cái mà hiện nay họ đã tự hào một

cách chính đáng gọi bằng danh từ “Đại Ấn Độ”.
Chương đầu tiên tên là “Xứ sở và dân cư” trình bày một sơ đồ địa lý cực kỳ
vắn tắt, và một bản tóm tắt những hiểu biết hiện nay về tiền sử và nhân chủng về
Đông Dương và vùng quần đảo. Thực ra cũng cần có một số quan niệm về cơ sở
trên đó nền văn minh Ấn Độ đã lan tràn.
Chương hai nghiên cứu các nguyên nhân, thời kỳ, các hình thái, các kết quả
đầu tiên của sự Ấn Độ hoá một cách tích cực trên phạm vi các miền đã quy định
trong chương trên.
12 chương sau kể lại những sự kiện nổi bật đã tạo nên đường nét của lịch sử
cổ miền ngoại Ấn cho tới khi người Âu châu tới.
Muốn chia thành chương mục một vấn đề vừa rộng vừa phức tạp như vậy,
phương pháp đơn giản nhất là có lẽ là cắt ra thành đoạn theo chiều thẳng dọc hoặc
khoanh vùng địa lý như người ta đã làm, thí dụ R. Gơrutxờ trong các tác phẩm của
ông
3
và tóm tắt lại rồi nêu ra những khảo chứng mới nhất như công trình của E.
Aymụniờ,
4
P. Penliụ,
5
G. Matxpờri,
6
B. R. Sỏttergi
7
về Phù Nam và Campuchia, của
G. Matxpờri
8
và R. C. Magiumđar
9
về Chàm, c ủa A. P. Phayrơ

10
và G. E. Hỏcvõy
11
về Miến Điện, của W.A.R.Útđơ
12
và P. N. Bụđơ
13
về Thái Lan, của P. Lơ Bnhăng
giê về Lào
14
, của G. Pherăng
15
, của R. C. Magiumđar
16
, Nilacăngta Xatxtơri
17
, R. O.
Uynxtột
18
, R. Bơratđin
19
về Malai và của N. J. Cơrụm
20
về các đảo Xông đơ.
Phương pháp đó bắt buộc phải liên tục nhắc lại mọi trường hợp nói về mối
liên hệ giữa các quốc gia hay giản đơn hơn, về những sự kiện có quan hệ đến nhiều
3
“Lịch sử châu Á” Paris-Coretx, 1922: “Lịch sử viến Đông” Paris-Gớt, 1929 “Các nền văn minh phương
Đông” Pari, Coret, 1929-1930.
4

“Nước Campuchia” Tập III: “Nhóm Ăngco và lịch sử”. Pari, 1901.
5
“Nước Phù Nam” BEFEO III, tr. 248-303.
6
“Đế quốc Khơme, lịch sử và tài liệu” Pônông Pênh-1904.
7
“Ảnh hưởng nền văn hoá Ấn Độ ở Campuchia”, Calcutta , 1928.
8
“Vương quốc Chăm” Pari, Van oét, 1928.
9
“Thuộc địa cũ của Ấn Độ ở Viễn Đông”. I. Chăm, 1927
10
“Lịch sử Miến Điện” Luân đ ôn. Tơrupnơ, 1883.
11
“Lịch sử Miến Điện” Luân đôn, Yoong man Gơria, 1925.
12
. “Lịch sử Xiêm” Luânđôn Phít sơ Unuyn, 1926.
13
“Thuộc điạ Ấn Độ ở Xiêm” Punjap Oriental (Phạn) XêriXIII. Lahore 1927
14
“Lịch sử Lào thuộc Pháp” Pari, Pơlông, 1930.
15
“Đế quốc Xumatơra của Xrivigiaia”-Báo Á châu, 1922.
16
“Thuộc địa của Ấn Độ ở Viễn Đông II”-Xuvácnátvipa Đắcca, 1937.
17
“Xrivigiaya” BEFEO XL, tr. 239-313.
18
“Lịch sử Mã lai” Báo Mã lai thuộc RAS. XIII-1935.
19

“Lời nói đầu của việc nghiên cứu thời kỳ cổ của bán đảo Mã lai và Malăcca”-như trên-XIII (1935) và tiếp
sau.
20
“Lịch sử Ấn Độ - Giava” Lahay Nijop, 1926 (xuất bản lần 2, 1931).
4
nước một lúc, cho nên tôi thích phương pháp coi ngoại Ấn là một khối và cắt vấn đề
ra theo chiều ngang hoặc theo niên biểu.
Cách chia cắt đó dễ hơn người ta tưởng vỡ cỏc nước khác nhau trong vùng
quần đảo và Đông Dương đã được Ấn Độ hoá, do vị trí địa lý của nó, cũng quy tụ
về trung tâm chính trị Trung Quốc. Phần lớn các nước đó chịu ảnh hưởng của các
chấn động lớn đã làm rung chuyển bán đảo Ấn Độ và Trung Quốc. Sự chinh phục
của Sandragỳpta trong thung lũng sông Hằng và ở Trung Ấn vào thế kỷ IV, chính
sách bành trướng của các vua Chola ở Tanjour vào thế kỷ XI, đó cú những sự phản
xạ bên kia bờ vịnh Bănggalơ. Hơn thế nữa, các biến cố ở Trung Quốc đã ảnh hưởng
một cách rõ rệt đến lịch sử ngoại Ấn. Các triều đại lớn ở Trung Quốc không bao giờ
nhìn với con mắt thiện cảm sự hình thành các cường quốc ở vùng biển phía nam và
đáng chú ý là các thời kỳ phát triển cao của Phù Nam, Campuchia và các vương
quốc Giava, Xumatơra lại thường trùng hợp với các thời kỳ suy yếu của các triều
đại lớn ở Trung Quốc. Mặt khác, các nước ngoại Ấn đã đoàn kết với nhau do một
loạt rằng buộc về địa lý và kinh tế, và mỗi cuộc cách mạng ở một nước nào, trong
khi làm rung chuyển cả khối, đó cú phản xạ trong các nước khác. Sự phân biệt của
đế quốc Phù Nam, sự nảy sinh ra vương quốc Xumatơra thời Xrivijaya, việc lên
ngôi của Anụrattha ở Pagan hay Suryavaruman II ở Ăngco, sự thành lập vương
quốc Thái ở Sukhụthai, đều có ảnh hưởng ra ngoài biên giới những nước đương sự.
Vì vậy có những niên hiệu đáng ghi trong lịch sử ngoại Ấn tương đương với những
“bước ngoặt” thực sự, và nó cho phép cắm mốc một số thời kỳ, mỗi thời kỳ có bộ
mặt riêng của nó, in dấu của một nhân vật có uy lực lớn, hay nổi bật về ưu thế chính
trị của một quốc gia hùng mạnh.
Chương cuối cùng để kết luận nhằm dựng lên một mục lục vắn tắt về món
gia tài của Ấn Độ, do quá trình khai hoỏ đó để lại cho những nước được thừa hưởng

trong hơn một nghìn năm.
Thường theo ý muốn riêng của tôi, bản này bao trùm một tính cách triều đại
biên niên và tạo ra một cảm giác bộ xương không có thịt. Điều đó do tính chất các
nguồn tài liệu sử dụng (biên niên Trung Quốc, các minh văn) và cũng do tình trạng
tiến triển của các công cuộc nghiên cứu về Đông Dương và Anhđụnờdiờng. Nhiệm
vụ cấp thiết nhất đặt ra cho các nhà nghiên cứu là hạn định các địa danh cổ và xác
định các niên hiệu triều đại, tóm lại là vạch ra một cái khung địa lý và một cái
khung niên đại. Những cái đó hầu như được vẽ lên một cách hoàn toàn cho phần
lớn các nước, và tương đối đầy đủ cho nhiều nước. Tôn giáo và nghệ thuật bắt đầu
được hiểu biết nhiều, nhưng cũng còn nhiều việc phải làm về lịch sử các chế độ
chính trị và về nền văn minh vật chất. Trờn cỏc vấn đề đó, minh văn học có khả
5
năng cung cấp một số tài liệu khi sự thuyết minh các văn bản bằng thổ ngữ được
tiến triển hơn, việc đó thường không thú vị và không hấp dẫn đối với một số không
ít những nhà nghiên cứu.
Một khuyết điểm khác chắc làm độc giả chú ý không kém là sự khác biệt về
ngữ điệu, gần như về bút pháp giữa những đoạn trong cùng một chương. Như khi
vương quốc Pagan xuất hiện hồi thế kỷ XI, người ta có ấn tượng là lịch sử của nó
sinh động hơn nhiều so với lịch sử Campuchia; cũng như vậy một số thời kỳ lịch sử
của Campuchia cũng ít sự kiện chính trị có ngày tháng chính xác so với lịch sử
Chàm. Sự thiếu thống nhất giữa các phần khác nhau trong tập này là kết quả của
ngay các nguồn tư liệu được sử dụng. Lịch sử Campuchia hiện nay được xây dựng
trước hết trên cơ sở các minh văn. Còn lịch sử Chàm được thừa hưởng một tư liệu
phong phú nhất trong các cuốn sử biên niên của Trung Quốc và Việt Nam. Và lịch
sử Miến Điện cũng dựa vào các tư liệu biên niên cũ. Nếu đối với Campuchia người
ta cũng có sử ký đã tiểu thuyết hoá (dã sử) như ở Miến Điện thì có thể những hình
ảnh mờ nhạt của Yacovarman hay một Suryavaruman II sẽ nổi lên hơn và làm sống
lại cuộc đời của các ông vua đó, cũng lẫm liệt hùng cường như cuộc đời của các
ông vua ở Pagan. Chứng cớ là nhân cách vua Jayavarman VII do sự ghi chép không
theo lối tu từ thần thoại thông thường để thuật lại các hành trạng một cách chính

xác, nờn đó cụ đúc lại để có thể vẽ lên một chân dung sinh động.
Những tài liệu dùng để dựng lên lịch sử các quốc gia bị Ấn Độ hoá ở Đông
Dương và vùng quần đảo: sử ký, sử biên niên địa phương, sự liên lạc với nước
ngoài (Trung Quốc, Ả rập, châu Âu) đều được liệt kê trong các tác phẩm chung đã
kể trên. Từ bản liệt kê đó toát ra hai nguồn tư liệu lớn tức là sử biên niên Trung
Quốc và các sử ký. Giá trị của các nguồn đó phần nhiều ở sự chính xác về niên biểu
nhưng lại có nhiều thiếu sót. Nó chỉ phù hợp với một số loại sự kiện: những quan hệ
ngoại giao hay thương mại giữa Trung Quốc và các nước phương Nam, việc thành
lập các tôn giáo Sự phong phú của nó ở thời kỳ này hay sự nghèo nàn ở một thời
kỳ khác thường tạo ra nguy cơ cung cấp những quan niệm sai về sự thật, và lý lẽ
“thà im lặng là hơn” lại càng nguy hiểm. Thí dụ triều Jayavarman II, vua
Campuchia từ 802 đến 854 không để lại sử ký, cho nên nếu kết luận rằng triều dại
đó không có gì thú vị là sai. Còn về nguồn tài liệu Trung Quốc, sự im lặng của nó
đối với một nước nào đó không có nghĩa là nước đó bị lép vế mà thường do kết quả
của sự suy yếu nhất thời trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc
Từ khi châu Âu bắt đầu chú ý đến các nước ngoại Ấn - thường vì lý do xâm
chiếm thuộc địa - những cuộc tìm hiểu trờn cỏc mảnh đất đó và các công trình
6
nghiên cứu lịch sử đã được đẩy mạnh một cách không đều nhau trờn cỏc miền khác
nhau.
Việc sưu tầm khảo cổ ở Campuchia, Chàm và Giava đã làm rạng danh những
người tham gia vào việc đó, song nó còn lâu mới được hoàn thành và mỗi năm
người ta còn thấy trên đất Ăngco rất nhiều bút tích mới. Việc tìm tòi mối manh mới
bắt đầu ở Xumatơra, nó cũn rất muộn màng ở Xiêm và đặc phát ở bán đảo Mã Lai.
Minh văn học đã phát triển khá tốt ở khắp nơi, tìm ở Miến điện còn thiếu nhiều bản
phiên dịch. Việc khai thác tài liệu Trung Quốc được hoàn thành đối với các nước
Phù Nam, Chàm, một số bộ phận ở vùng quần đảo, nhưng còn rất không đầy đủ đối
với Campuchia, Miến Điện, các nước Thái.
Sự thiếu kết hợp trong việc tìm tòi và sử dụng các tài liệu là hậu quả không
tránh khỏi của việc phân chia vùng ngoại Ấn ra thành nhiều quốc gia hay thuộc địa,

có nhiều chế độ khác nhau và phát triển không đồng đều. Thêm vào tình trạng rời
rạc và hỗn tạp của các nguồn tài liệu kể trên, thật là khó khăn và có lẽ là quá sớm
khi viết công trình đầu tiên này nhằm dựng lên một lịch sử tổng hợp của các nước
vùng ngoại Ấn.
Tới nay, người ta sẽ thứ lỗi cho tôi khi cung cấp cho phần sử Campuchia nói
chung nhiều chi tiết với nhiều chú thích hơn các nguồn tài liệu gốc. Không phải do
méo mó nghề nghiệp mà tôi dành ưu thế cho lịch sử dân tộc Khơme mà chớnh vỡ
đối với nước Chàm và Giava chẳng hạn, người ta có thể đọc các luận văn lịch sử
của G. Matxpơrụ và N. J. Cơrụm, các ông này đã cho một bản tóm tắt đầy đủ những
kiến thức hiện đại, trong lúc Campuchia không có được như vậy. Trong một chừng
mực nào đú tụi nghĩ rằng nếu bổ xung lỗ hổng bằng cách rải ra trong các chương
của cuốn sách này những tài liệu chính xác về cổ sử Campuchia lấy trong các công
trình nghiên cứu mới nhất.
Không phải chỉ nhằm viết cho quảng đại độc giả mà còn nhằm viết cho các
nhà sử học, ngôn ngữ học, nhân chủng học, đối với họ còn thiếu một bảng mục lục
các sự kiện lịch sử của phần trái đất này, tôi cũng không ngần ngại khi có dịp đưa ra
một bản khái yếu các ý kiến tranh luận hiện nay về một số vấn đề tế nhị hay đang
bàn cãi.
Ở đó, tính chất kỹ thuật sẽ chậm lại, nhưng sự im lặng hay ngược lại, một sự
khẳng định quá rõ ràng có thể dẫn tới những hình thức sai. Nên cuốn sách này mang
lại một chút lợi ích bằng cách tổng cộng những điều từ nay đã thu được
21
và chỉ ra
21
Các thư mục ghi trong các chú thích không nhằm khảo cứu đến ngọn nguồn. Nó chỉ kê ra những công trình
chủ yếu mà độc giả có thể thấy từ đó những (thiếu)__
7
các điểm còn tối mò cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu tìm tòi, thỡ tụi mong
rằng độc giả sẽ miễn thứ cho các khuyết điểm của nó.
*

* *
Để thuận lợi cho việc in cuốn sách này, việc sao lại các danh từ riêng và các
từ thuộc ngôn ngữ Ấn Độ - Đông Dương và vùng quần đảo đã được đơn giản hoá
bằng mọi cách có thể được. Các địa danh hiện đại trừ một vài trường hợp hiếm hoi,
đều được ghi với thứ chữ quen thuộc với độc giả Pháp.
Bản phiên tiếng Trung Quốc đã được trường Viễn Đông Pháp Quốc công
nhận đều được sao lại nguyên văn. Nhưng đối với tiếng An-nam (tiếng Quốc ngữ)
thì phần lớn đều bỏ dấu và những gì thuộc về ngữ điệu thì bỏ hẳn. Chữ đ cũng bỏ
dấu ngang. Dấu chữ ơ và ư được thay bằng dấu ‘‘. Tôi xin lỗi bạn đọc An nam về
những sự cắt bỏ đó.
Việc Latinh hoá chính thức tiếng Campuchia, tiếng Lào và Thái cũng được
đơn giản hoá bằng cách như vậy.
Còn đối với chữ Phạn và chữ Pali thỡ cú những thay đổi sau: dấu kéo dài
được thay bằng dấu mũ; - những (tr.11) âm c và ch được viết bằng ch và ch’- những
âm lưỡi và õm nóo được đánh dấu bằng một chấm dưới dưới dấu âm răng (xỉ õm)
thỡ được viết ngả trong chữ latinh và ngược lại (pandita, pandita); đối với chữ
annusvarra (m) và visarga (h) cũng vậy; những âm mũi đặt trước một bế tử âm
không được phân biệt bằng một dấu nào cả và việc phát âm được bế tử âm chi phối
(Gangõ: õm mũi và âm cổ họng, pancha: âm mũi (tr.11) (nasale palatale), nhưng khi
cần chính xác, âm cổ họng được ghi bằng ng, âm (tr.12) được ghi bằng n’; - âm lưỡi
kêu thường được viết ra bằng chữ s có một chấm ở dưới và viết là sh.
8
Chương I:
Xứ sở và dân cư
1. Địa lý khái quát
Đây không phải là vấn đề cung cấp một cuốn địa chí chi tiết về miền này,
một miền vừa rộng vừa phức tạp trên đó lan tràn nền văn minh Ấn Độ bắt đầu từ bờ
biển phía đông của Ấn Độ. Người ta sẽ thấy trong tập thứ hai “Á chõu giú mựa” của
J. Xiụng, dưới đầu đề: Phần bốn: “Đụng Dương và quần đảo Nam Dương” một bức
tranh rất oai nghiêm về khoảng đất này của thế giới. Ở đây chỉ cần nêu ra một số nét

chung đã tạo nên một sự thống nhất nào đó của miền này và sự hiểu biết những nột
đú rất cần thiết cho việc thông hiểu những biến cố lịch sử đã diễn ra ở đây.
Bán đảo Đông Dương và quần đảo Nam Dương là những xứ nhiệt đới chịu
ảnh hưởng của gió mùa. Mặc dầu những biến đổi từ năm này qua năm khác, có thể
rất tai hại đối với việc trồng trọt, sự luân lưu của những mùa khô và mùa mưa đã tạo
9
nên điều kiện sinh sống của dân định cư, và sự luân lưu của mựa giú chủ yếu đã
quyết định hướng đi của ngành giao thông bằng thuyền buồm.
Nhờ Miến Điện, bán đảo Mã Lai và đảo Xumatơra, miền ngoại Ấn có bộ mặt
phía Tây quay về Ấn Độ dương mà ở đó, theo lời Xinvanh Lờvi, “chế độ các luồng
nước và chế độ gió định kỳ vẫn điều khiển việc giao thông đường thuỷ, đã duy trì từ
rất lâu đời một quy tắc trao đổi mà miền duyên hải châu Phi, nước Arập, vịnh
Perơxicơ, Ấn Độ, Đông Dương và sau nó là Trung Quốc, đã liên tiếp trao đi và
nhận lại phần của mỡnh”
22
.
Ở phía bên kia hàng rào thiên nhiên do bán đảo Mã Lai và các đảo liền sau
đó tạo nên, thật sự là một “Địa Trung Hải” hình thành bởi biển Trung Hoa, vịnh
Thái Lan và biển Giava. Miền nội hải đó, mặc dầu có nhiều bão và đá ngầm, vẫn là
cái mối liên kết hơn là vật chướng ngại đối với nhân dân miền bờ biển. Từ rất lâu
trước khi những nhà hàng hải nước ngoài tới, nhân dân ở đây đó cú ngành hàng hải
của mình, và nhờ việc trao đổi liên tục, họ đã phát triển một nền văn hoá chung mà
ta sẽ nói đến sau. Nền văn hoá tiền Ấn Độ đú đó phát triển ở miền ven biển, trong
các thung lũng và các châu thổ cỏc sụng lớn: Mờ Kụng, Mờ Nam, Inraoađi và
Saluyn, trong các miền đồng bằng trũng ở Giava và trong lưu vực cỏc sụng phát
nguyên gần bờ biển ở Việt Nam, bán đảo Mã Lai, Xumatơra, những sụng đú không
thuận lợi lắm cho việc giao thông nhưng rất tốt cho việc tưới ruộng. J. Xiụng đó viết
(trang 513): “Ở đó người dân văn minh, chủ yếu và duy nhất là người ở miền đồng
bằng, họ bỏ lại cho người thổ dân, miền núi không phải là nghèo nàn lắm, trong lúc
họ đã có từ lâu cách sử dụng, khai thác nhờ họ cú kờ, một vài thứ lúa và các đàn gia

sỳc”. Sự thoỏi hoỏ của người thổ dân và của “người kém văn minh” về phía núi có
lẽ là một hiện tượng rất xa xưa, hành động đú cũn tiếp diễn trong nhiều thế kỷ và
đặc biệt rất dễ thấy trong thời kỳ Ấn Độ hoỏ. Nó giải thích trong một phạm vi rộng
môn địa tầng nhân chủng học của các nước thuộc ngoại Ấn. Miền núi vẫn là miền
của những người dân thường khi du canh du cư, sống bằng săn bắn, hái quả và phát
rẫy, điều đó đến giữa thế kỷ XX, vẽ lên một bức tranh kém phát triển của thời đại
đồ đá mới.
2. Tiền sử
22
Về lịch sử của Ramayana - Nhật báo Á châu- tháng 1 và tháng 2, 1918, tr. 147.
10
Mặc dầu các công trình của H. Măngxuy
23
, M.Cụlani
24
, E. Pattơ
25
, J.
Fơrụmagiờ và E Xụranh
26
, P. Lờvi
27
về Đông Dương, I. H. N. Êvăng
28
, P. V. Van
Sten Canlăngfen
29
, A. N. J. TH. Ath Van Đe Hốp
30
, R. Fụncơ Nitụn

31
về Mã Lai và
quần đảo Nam Dương, F. Xarađanh
32
về Thái Lan, J. Cụganh Bơrao
33
, T. O. Mụrit
34
về Miến Điện, tiền sử miền ngoại Ấn vẫn còn ở trạng thái nghiên cứu và những luận
văn xuất sắc của R. Fụn Hennơ - Ghenđerơ
35
cũng vẫn chỉ mới được coi như là
những giả thiết.
Cần hạn định ở đây việc nhắc lại các sự kiện có thể mang lại một quan niệm
phỏng chừng về nền văn hoá và sự phân bố cổ xưa của cỏc nhúm nhân chủng mà
nền văn minh Ấn Độ đã tác động vào, theo một tiến trình được nghiên cứu ở
chương sau.
Từ thời kỳ rất xa xăm, dân cư vùng ngoại Ấn đã bao gồm nhiều yếu tố rất bất
đồng, một số có họ hàng với người Nờgơritụ và người Vộtđỏt, một số khác gần gũi
người Úc và người Papua Mờlanờdiờng
36
. Kết luận sáng sủa nhất rút ra từ điểm đó
là những cư dân nguyên thuỷ ở Đông Dương và quần đảo Nam Dương có mối liên
hệ với những cư dân hiện nay ở các đảo vùng Thái Bình Dương, và yếu tố Mông Cổ
23
“Tiền sử ở Đông Dương”. Pari, 1931, triển lãm thuộc địa quốc tế: Đông Pháp, khu khoa học (gồm một thư
mục các công trình); “Tiền sử và cận sử” trong Đông Dương của G. Matxpơrô, tập I, tr. 83-92.
24
Thêm vào các công trình kể trong tác phẩm trước: “Tìm hiểu tiền sử Đông Dương” (EFEO. XXV- XXVI);
“Việc sử dụng đá thời cổ xưa”, Hà Nội, 1940 (Tập san Những người bạn của Huế cổ).

25
“Ghi chép về tiền sử Đông Dương” Thông báo của Sở địa chất Đông Dương, 1923 – 1932; “Đông Dương
tiền sử”, Tạp chí nhân loại học, 1936, tr. 277-314.
26
“Ghi chép mở đầu về sự hình thành dãy Trường Sơn và miền thượng Lào” (Địa tầng, Tiền sử, Nhân chủng)
Thông báo của Sở Địa chất Đông Dương XXII, 3,1936 - Về những phát hiện sau thời gian này, xem các
công trình của cùng một tác giả trong “Hồ sơ của Hội nghị lần thứ ba của những nhà nghiên cứu tiên sử Viễn
Á” Xinggapo 1938. Tr. 51-90.
27
“Nghiên cứu tiền sử vùng Mlu Plây, kèm theo những so sánh khảo cổ”, Hà Nội, IOEO, 1943 (EFEO,
XXX).
28
“Bút ký về nhân chủng và khảo cổ ở bán đảo Mã lai” Cambơritgiơ, 1927; một số lớn bài trong “Nhật báo
Viện bái vật liên bang Mã Lai”VII, IX, XII, XV.
29
“Báo cáo về sự khai quật ở Pêrắc” Uđây Canđích, Verxlay, 1926, tr. 184-193 và “Nhật báo Viện bái vật
liên bang Mã Lai” XII, 1928; “Ghi chép mở đầu về những khai quật dưới đá ở Sampung” Batavia, 1932;
“Góp phần vào việc dựng niên đại sử thời đại đồ đá mới ở Đông Nam châu Á” Vexlac 1926, tr. 174-180;
“Góp nhặt tài liệu tiền sử ở Korte Gids” K. Batgin Jacbôec II, 1934, tr. 69-106 và một số bài trong thông báo
của Viện bái vật Raptơn, Xinggapo, Loại B.
30
“Cự thạch bi ở vùng Nam Xumatơra” Tienơ Đutfen, 1932.
31
“Về thời dại đồ đá cũ ở Giava” Titcơrit K. Nêđe, 1936, tr. 41-44; “Đồ đá mới ở vùng lân cận Băngđung”-
sách trên -L XXV, 1935, tr. 324-419.
32
“Tìm hiểu về tiền sử nước Xiêm” Nhật báo Hội Xiêm XXVI, 1933, tr. 171-20, “Tìm hiểu về tiền sử nước
Xiêm-Nhân chủng học” XLIII, 1933, tr. 1 - 40
33
“Tìm hiểu về cổ sử Miến Điện”, Nhật báo Hội Miến Điện XXI, 1935, tr. 33-51.

34
“Tài liệu về tiền sử Miến Điện” Sách trên-XXV, 1935, tr.1-39; “Cổ vật bằng sắt và đồng ở Miến Điện”
Sách trên -XXVIII, 1938, tr. 95-99.
35
“Quê hương đầu tiên và những cuộc di thực lớn nhất của người Nam Đảo” Tạp chí Nhân chủng XXVII,
1932; “Đóng góp vào niên đại thời đại đồ đá mới ở Đông Nam châu Á”, Kỷ niệm P. W. Xunít, 1928; “Tìm
hiểu tiền sử Inđônêxia” Niên lịch thư mục của Ấn Độ khảo cổ viện, 1934-IX, tr. 26-38; “Cơ sở tiền sử của
nền nghệ thuật Ấn Độ thuộc địa” Wiener Beitrage Zur Kunst và Knetur Geschichte Asiens-VIII, 1934.
36
P. Huya và E. Xôrang “Tình trạng hiện nay về môn học Xương sọ học ở Đông Dương” Thông báo của Sở
Địa chất Đông Dương-XXV, I, 1938
11
chỉ là một nguồn gốc rất gần đây. Điều quan trọng ở đây không phải là các chủng
tộc người mà là các loại văn hoá.
Những cư dân cổ xưa đã để lại những đồ dùng bằng đá, bằng xương hay kim
khí, những mảnh đồ gốm, đồ thuỷ tinh, và ở một số vùng họ còn để lại những khối
cự thạch. Niên đại của các vết tích đó còn lâu mới được dựng nên một cách hoàn
hảo. Không những việc xác định thời gian tuyệt đối gặp khó khăn mà việc xếp đặt
thứ tự thời gian của các dụng cụ cũng chưa được xây dựng. Việc các đồ đá mài
thường kết hợp với đồ dùng bằng sắt chứng tỏ rằng thời kỳ tiền sử ở đây kéo dài rất
lâu, lâu hơn ở châu Âu. Và người ta có thể nói không ngoa rằng trong những thế kỷ
cuối cùng trước công nguyên, khi mà nền văn minh Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu
tác động một cách sâu sắc, thì cư dân miền ngoại Ấn mới bắt đầu sử dụng kim khí
như đồ dùng thông thường, dưới ảnh hưởng của các nước láng giềng.
Gác lại những vết tích tìm thấy về thời kỳ cách tân ở Giava (Vượn người ở
Trinin, người Nờanđộctan ở Xụlụ, người cổ xưa ở Wajắc) ra ngoài phạm vi quyển
sách này vỡ nó quỏ cổ xưa, ta sẽ hạn định chỉ nêu ra ở đây những thời kỳ chính
trong tiền sử Đông Nam châu Á và Đông Dương.
Thời kỳ thứ nhất có đặc điểm về những đồ đá đẽo và sự vắng mặt hầu như
hoàn toàn về đồ gốm, đã để lại những dấu vết ở Bắc Kỳ (Tỉnh Hoà Bình), Bắc

Trung Kỳ, Lào (Luông phrabăng), Thái Lan (Chiềng Ray, Lop buri, Rát buri), Mã
Lai (Guakộcbõu, Pờrắc). Trờn miền bờ biển phía đông của Xumatơra, những cái rìu
ghè trờn một mặt cũng hình như ở cùng một thời kỳ này. Những tác giả nào muốn
dành riêng thuật ngữ “thời đại đồ đá cũ” cho kỹ nghệ Sen của những người ở thời
kỳ cách tân ở Giava, đều gọi là “thời kỳ đồ đá giữa” nền văn minh mà người ta gọi
chung là “Hoà Bỡnh”.
Trong một số địa điểm, những công cụ bằng đá đẽo có lẫn với những công
cụ đá mài ở lưỡi là đặc điểm của kỹ nghệ Bắc Sơn (Phát hiện ở dãy núi Bắc Sơn -
Bắc Kỳ), và cả một số ít đồ gốm và dụng cụ bằng xương.
Những hài cốt tìm thấy ở Hoà Bình và Bắc Sơn có những đặc điểm gần gũi
với những giống người Úc và Papu Mờlanờdiờng. Ngược lại, những người nào gắn
với nền kỹ nghệ mảnh tước và đồ đá nhỏ đã được xác nhận ở Xumatơra, Giava,
Boocnờụ và Xờlipbụ thỡ hình như gốc từ người Nờgơritụ và Vộtđắc.
Một hình thức sau cùng của nền văn hoá thời kỳ đồ đá cũ hay đồ đã giữa
muộn, có đặc điểm về những đồ dùng bằng xương và được xác nhận ở Đông
Dương, Thái Lan, Mã Lai, từ Xumatơra đến Nhật Bản qua Giava, Xờlipbụ,
12
Boúcnờụ, Philippin, Đài Loan, Đảo Riukiu, có thể có liên quan đến sự di dân của
một giống người nào đó cần phải xác định.
Kỹ nghệ thời đại đồ đá mới mà người ta thấy vết tích ở hầu khắp mọi nơi ở
Viễn Đông có thể do những người mới đến đem lại từng phần, có lẽ bởi người
Anhđụnờdiờng là những người hiện nay cấu thành một phần lớn cư dân ở miền
ngoại Ấn. Rất phong phú về đồ gốm có hình vẽ thường khi gợi lại các kiểu của
Trung Quốc cổ và của phương Tây, nền văn minh thời đại đồ đá mới không mất đi
khi đồ kim khí ra đời: hầu như người ta có thể nói rằng tinh thần của nó còn tồn tại
trong một số nhóm người ở miền núi và ở nội địa.
Vào thời đại đồ đá mới, người ta nhận thấy giữa cỏc vựng phía bắc và phía
trung của diện tích địa lý nghiên cứu ở đây, một sự tách ra, có lẽ vì sự di thực của
những yếu tố di thực Mông Cổ hay đã Mông Cổ hoá đầu tiên. Miền Trung Đông
Dương hay miền Nam Trung Quốc và Đông Bắc Ấn Độ là những vựng cú cỏc loại

rỡu cú chuụi tra cán, là dụng cụ đặc biệt của những cư dân nói tiếng gần gũi với
tiếng Nam Á
37
trong lúc ở những nước nói tiếng Anhđụnờdiờng ở phía Nam chỉ biết
tới những cái rìu đục có tiết diện hình tam giác hay bán nguyệt.
Do những công cụ đi theo các cự thạch rải rác trong tất cả các miền ngoại Ấn
đều đã thuộc về thời đại kim khí, tức là thời kỳ thự sử. Ở một số cự thạch cổ nhất,
người ta thấy ngoài sắt ra chỉ có đồng thau, là cỏc trỏc thạch ở Đông Giava và phát
triển lên thành các quan tài đá ở Bali. Dù là trác thạch, hầm mộ (miền Trung Giava,
Nam Xumatơra, Pờrăc)
38
, dù là những cái chum làm bằng nguyên khối đá (Thượng
Lào), hay các trường thạch (Thượng Lào, Mã Lai, Xumatơra, Giava), tất cả đều liên
quan đến các công trình mai táng, có liên hệ với việc thờ cúng tổ tiên hay các thủ
lĩnh đã mất. Nhận xét đú đó gợi lên nhiều học thuyết rất táo bạo
39
. Người ta có thể
tự hỏi có đáng nói đến một “thời đại đồng thau” ở ngoại Ấn không? Việc sử dụng
đồ đá được giữ lại rất lâu, còn đồ sắt thì xuất hiện gần như cùng một thời điểm với
đồ đồng thau. Không nên quên rằng dưới triều Hán ở Trung Quốc vào hai thế kỷ
cuối cùng trước công nguyên, các vũ khí còn làm bằng đồng thau và đồ sắt chỉ mới
nhập vào gần đây
40
. Nền văn hoỏ Đụng Sơn tương ứng với thời kỳ đồ đồng ở Bắc
Kỳ và Bắc trung Kỳ
41
(có thể là trung tâm phân bố các trống đồng) không để lại cái
gì có thể coi như trước các thế kỷ cuối cùng trước công nguyên. P. V. Van Sten
37
L. Phinô “Tiền sử Đông Dương”-Á châu thuộc Pháp, Tháng 2, tháng 7/1919.

38
R. O. Uyn xtét “Slab-grraves and iron implements” Manchester, 1918.
39
W. J. Pery “Nền văn hoá cự thạch ở Inđônêxia” xuất bản lần thứ hai, Luân đôn, 1927
40
C. B. Xêlich Gơman và H. C. Beck: “Thuỷ tinh Viễn Đông: vài nguồn gốc Tây phương” Thông báo Viện
Bảo tàng 10, 1938, tr. 49-50.
41
V. Gôlubiu: “Thời đại đồ đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ” BEFEO-XXIX, tr. 1-46.
13
Canlenphenx đề nghị xếp việc du nhập đồ đồng thau ở Đông Dương vào năm 600;
42
vào vùng quần dảo năm 300 trước công nguyên, nhưng những niên biểu đó có lẽ
quá sớm
43
.
Trong nhiều trường hợp người ta có thể đi qua không có sự chuyển tiếp từ
thời đại đồ đá mới sang thời đại có những vết tích Ấn Độ. Trên bờ biển An Nam và
Campuchia, không có sự chuyển tiếp nào giữa một bên là các đồ đá mới ở Sa
Huỳnh
44
, ở Xamrụngxen
45
và cự thạch ở Xuân Lộc
46
với một bên là những kiến trúc
đầu tiên ở Chàm và Campuchia. Trường học Ấn Độ ở Cuala Xơlinxing (nước Pê rắc
ở Mã Lai)
47
đã cho rất nhiều vật dụng bằng đồ đá mài, và cũng ở đó có con dấu khắc

một tên phạn bằng chữ Panlava. Ở Xờlipbơ, một pho tượng Phật bằng Đồng thau
thuộc về trường phái Amaravati đã được tìm thấy ở Xanpaga dưới một di chỉ đồ đá
mới
48
. Người ta có thể nói không ngoa rằng các dân tộc ở ngoại Ấn đều còn ở giữa
thời đại văn hoá đồ đá mới muộn màng trong lúc nền văn hoá Phật giáo – Bàlamụn
ở Ấn Độ đến tiếp xúc.
3. Nền văn hoá Nam Á
Nhưng vấn đề không quan hệ ở chỗ tiếp xúc đầu tiên. Sự lan rộng của nhiều
loại văn hoá kể trên, nhất là sự phong phú của các hạt pha lê gốc Ấn Độ tìm thấy
trong các di chỉ thời đại đồ đá mới ở Đông Dương và quần đảo chứng minh rằng,
ngay thời tiền sử những mối liên lạc đường biển đã có không những giữa các bộ
phận thuộc ngoại Ấn mà còn giữa ngoại Ấn với chính nước Ấn Độ. Điều đó cũng
được nêu lên trong các nhận xét của A. M. Hụcỏc
49
và P. Muytx
50
về sự giống nhau
của một số tín ngưỡng căn bản và một số nghi lễ chủ yếu trong tất cả vùng Á châu
gió mùa. Dường như Ấn Độ trước Arien
51
một bên với Đông Dương và một bên với
Inđụnờxia cú một nền văn hoá chung được các dụng cụ và từ vựng
52
chứng nhận.
42
“Niên đại của trống đồng” Thông báo Viện Bảo tàng, số 3, tr. 150.
43
V. Gulubiu “Cái trống đồng bằng kim khí ở Hoàng Hà” BEFEO XL, tr. 396, số 1.
44

H. Pắcmăngchiê “Nơi tàng trữ chum ở Sa Huỳnh-Quảng Ngãi-trung Bộ Việt Nam” BEFEO XXIV, tr. 321-
343; M. Côlani “Cự thạch ở vung Thượng Lào” II, tr237.
45
A. Măngxuy “Vị trí tiền sử của Xamrôngxen và Longpơrao (Campuchia)”, Hà nội, 1902; “Kết quả của
những cuộc khảo cứu mới tiến hành ở khu di chỉ tiền sử Xamrôngxen (Campuchia)” Báo cáo của Sở địa chất
Đông Dương, X, 1.
46
H. Pắcmăngchiê “Vết tích cự thạch ở Xuân Lộc” BEFEO, XXVIII, tr. 479-495.; E. Gatxpácđônơ “Khu mộ
ở Xuân Lộc” Báo của Hội Đại Ấn Độ, IV, 1937, tr. 26-35.
47
I. H. N. Êvăng có viết nơi này trong Nhật báo Viện Bảo tàng Liên bang Mã Lai, XII và XV.
48
9. F. D. K. Bôtxsơ “Tượng Phật bằng đồng đỏ ở Xêlipbơ”, Niên báo Thư mục Ấn Độ cổ ngữ VIII, 1933,
tr.35.
49
“Kingship” Đại học Oxfod, 1927; “Ấn Độ và Thái Bình Dương” Nhật báo Khoa học Xâylan 1,2, tr. 61-84.
50
“Ấn Độ nhìn từ phía Đông, sự thờ cúng ở Ấn Độ và dân cư bản xứ ở Chăm” BEFEO XXXIII, tr. 367-410.
51
Công trình của S. Lêvi, của J. Pzilutxki và J. Bơlôtsơ về nền văn minh tiền Arien và tiền Đờravidiên ở Ấn
Độ và được P. C. Basi tổng hợp lại trong một cuốn, xuất bản ở Calcutta, 1929.
52
W. Ximít “Các dân tộc Môn-Khơme, gạch nối giữa các dân tộc trung Á và Úc” BEFEO, VII, tr. 213-263,
VIII, tr.1-35; Các bản phê bình của G. Đơ Hevexi trong Finnish-Ugrissches ans Indien, xuất bản ở Viên,
1932.
14
Theo một số người
53
thì một hoặc nhiều đợt di thực có nguồn gốc từ Đông
Dương và các đảo tràn vào Ấn Độ trước khi có sự xâm lược của người Arien. Theo

một số khác
54
thì ngược lại, người Đơravidiờng hay Arien vào Ấn Độ từ phía Tây
Bắc và dồn các thổ dân về phía Trung và Đông Ấn Độ khiến họ phải tràn về Đông
Dương và các đảo mà ở đó họ thực hiện một thứ Ấn Độ hoá tiền Arien đầu tiên ở
cỏc vựng này, trong khi đó, về phía mình, người Anhđụnờdiờng cũng rời lục địa
đến ở các đảo
55
. Tốt hơn hết hiện nay là không nên xác định mà nờn dựng công thức
thận trọng của J. Pơdilutxki
56
“vào thời kỳ đồ đồng thứ hai (Âu châu) Đông Dương
đã bước vào quỹ đạo của nền văn minh đường biển gồm Đông Nam châu Á và
Inđụnờdi”.
Dù từ nguồn gốc nào, nền văn minh đó được người Anhđụnờdiờn mang tới
tận Mađagatxca trước
57
hoặc sau khi đã Ấn Độ hoá.
58
Có thể nền văn minh đú cũn lan tới Nhật Bản, ở đó các mối liên hệ với các
nước phía Nam đã nhiều lần được nêu lên qua các công cụ tiền sử
59
, qua ngôn ngữ
60
và qua nền văn học dân gian
61
.
Người ta đề nghị
62
gắn nền văn hoá phức tạp Nam Á vào hệ thống “Nam

Đảo”, có đặc trưng trong việc dùng cung, chế độ mẫu quyền và bái vật giáo.
Cần phòng ngừa việc xếp lại một cách quá hệ thống trong những cái chung
quá cứng rắn trong đó người ta gò ép một sự thật sinh động và mềm dẻo
63
một cách
không phải là không có tổn hại. Tuy nhiên ở đây có thể chỉ ra những đặc điểm của
53
J. Hoócnen “The Origins and ethnological significance of Indian boat designs” Mem. Asiat. Soc. Benfal.
VII, 1920; N. J. Krrom “Hindoe-Javanoche Gesch”, tr. 38.
54
S. Lêvi “Tiền Arien và tiền Đờravidiêng ở Ấn Độ” Báo Á châu, tháng 7, 9/1923, tr. 55-57; H. Kéc
“Verspreide Geschriften” XV, tr. 180; P. Pơdilutxki “Người Uđumbara” Báo Á châu, tháng 1-3/1926, tr.1-
59; “Người Xahva” Báo trên, tháng 4-6/1929, tr. 311-354; A. M. Hôcác-R. C. Majumdda “Nước Mã Lai”
Báo Hội Đại Ấn III-1936, tr. 86-96.
55
H. Kéc “TaalKundige gegevens ter bepaling van hat satnland der Maleish Polynesische Talen” VI, tr. 105.
56
Trong “Đông Dương” dưới sự giám sát của S. Lêvi, tr. 54
57
Thuyết của N. J. Cơrôm, Sách đã dẫn.
58
G. Pherăng “Ảnh hưởng của văn hoá Anhđônêdiêng vào Đông Phi châu” Báo của Viện Nhân chủng học
Hoàng gia, 1934, tr. 315, có ý định đưa lên sớm hơn.
59
P.V.Van Sten Canlenfelx “Die Aufgaben der Japanischen Prehistorie im Rahenen der internationalen
Forsehung” Shizengaku Zanshi IV, 1932, tr. 6.
60
N. Matxumôtô “Tiếng Nhật Bản và các ngôn ngữ Nam Á” (Nam Á I) Pari - Gớtne 1928; O. Giecman
“Tiếng đồng âm giữa tiếng Ainu và các ngôn ngữ khác” Thế giới Á đông, XX, 1926, tr. 29.
61

N. Matxumôtô “Thử nghiên cứu về thần thoại Nhật Bản” (Nam Á II) Pari, Gớtne 1928
62
G. Môngtanđông “Bàn về nhân chủng học văn hoá” Pari, Payô, 1934.
63
Nên thận trọng khi chứng minh với một sự chính xác quá cao những yếu tố hợp thành một nền văn minh
trong đó các tài liệu cũ còn quá tản mạn ở nhiều vùng, và người ta chỉ mới có thể có ý niệm qua nền văn học
dân gian hoặc qua nhân chủng học. N. J. Cơrôm, khi phác hoạ trong cuốn “Ấn Độ, Giava” trang 47 và tiếp
theo, một bức tranh về nền văn minh Anhđônêdiêng ở Giava trước khi người Ấn Độ tới đã kể đến ảo – đăng
coi như một trong những đặc điểm của nó. Thế mà ảo đăng (châyanataku) đã được các nhà lý luận san khấu
của Ấn Độ biết trong ngôn ngữ phạn (R. Pitsen Dar indishche Schattenspiel, Sitzungber Akad. Berlin 1906,
tr. 482-502; O. Giacốp Geschichte dé Schattenthealers, 1925; F. Roy. As. Soc 1930, tr. 627 và historry of
Davian and Indonesian art, tr. 89). Ảo đăng (tr.28) hay là vốn chung? người ta có thể đặt câu hỏi như vậy
cho nhiều sự kiện văn hoá khác.
15
nền văn minh tiền Arien, thí dụ: Về mặt vật chất, việc canh tác ruộng nước, việc
thuần dưỡng trâu bò, việc sử dụng một cách thô sơ các kim loại, kỹ xảo trong việc
đi bằng thuyền; Về mặt xã hội, sự quan trong của địa vị của người phụ nữ và huyết
thống theo mẫu hệ, tổ chức xã hội do kết quả của nhu cầu canh tác ruộng tưới nước;
Về mặt tôn giáo, thuyết linh hồn, việc thờ cúng tổ tiên và thần đất, việc dựng miếu
thờ ở các điểm cao, việc mai táng người chết trong các chum, các mộ đá; Về mặt
thần thoại, vũ trụ nhị nguyên thần luận trong đó đối lập núi với biển, giống có cánh
với giống dưúi nước, người trên núi với người ở bờ biển
64
; Về mặt ngôn ngữ, việc
sử dụng tiếng nói đơn âm có nhiều khả năng chuyển hoá nhờ tiền từ, hậu từ và trung
từ.
Có lẽ một phần lớn sự thống nhất về văn hoỏ đú đó đưa người Trung Quốc
tới chỗ thâu tóm mọi dân tộc khác nhau ở ngoại Ấn được sự thống trị của Cụn lụn
(K’ouen-Louen)
65

. Thực ra tờn đú thuộc về thời kỳ trước khi có sự Ấn Độ hoá và
người ta có thể nghĩ rằng đó là sự thống nhất của nền văn hoá Ấn Độ. Luận điểm đó
có thể lấy bằng chứng trong việc người Trung Quốc nói tới “chữ viết Côn-lụn”, một
thứ chữ vốn là yếu tố chủ yếu trong tài sản Ấn Độ. Nhưng khi họ nói tới ngôn ngữ
Cụn lụn và “thương nhân và kẻ cướp Cụn lụn” thỡ hình như họ áp dụng từ đó vào
một thực thể ngôn ngữ nhân chủng học. Từ Cụn lụn được cắt nghĩa bằng nhiều
cách. Từ công trình nghiên cứu của G. Pherăng, người ta có thể rút ra ý nghĩ rằng
phải dịch bằng nhiều thổ ngữ khác nhau những từ dùng lẫn lộn trong cách sử dụng
của Trung Quốc. Xinvanh Lờvi đã nhận ra một sự tương tự giữa từ phạn dvĩpõntara
với “dõn ở đảo”
66
. Về phía mình N. J. Cơrụm đó nêu lên khả năng có thể có của
phương trình Cụn lụn = Mã Lai
67
; và những giả thiết gần đây của R. C. Madumdar
68
đã xét đến việc đối chiếu đó và cho rằng hơi giả tạo, những giả thiết đú đó cung cấp
một cách nhìn vững vàng, ổn định hơn bằng cách cho yếu tố “Mó Lai”, tức là yếu tố
Anhđụnờdiờng phát triển do sự tiếp xúc với người nước ngoài gốc Mông Cổ, một vị
trí ưu thế coi như trực tuyến của nền văn minh Nam Á.
Người Ấn Độ đã tìm thấy trước mắt họ không phải những người man rợ, mà
những xã hội có tổ chức và có một hình thức văn minh không phải là không có
những nét chung với nền văn minh Ấn Độ mà một số cư dân miền núi và chậm tiến
ở Đông Dương và Mã Lai có thể cung cấp những quan niệm đại lược.
64
J. Pơdilutxki trong “Đông Dương”, Sdd.
65
G. Pherăng “K’ouen-Louen và việc vượt biển cổ xưa trong các biển phía nam” Báo Á châu 1919, tháng 3,
4, tr. 239-333, tháng 5, 6, tr. 431-492, tháng 7, 8, tr. 5-68, tháng 9, 10, tr. 201-241.
66

“K’ouen-Louen và Dvĩpântira” Bijdr, 88, 1931, tr. 621-627.
67
“Ấn Độ - Giava” Gesch, tr. 1107.
68
“Mã Lai” Báo Hội Đại Ấn III-1936, tr. 86.
16
Sự thống nhất về hình thức của những yếu tố mà chúng ta đã biết trong đó
ngôn ngữ là yếu tố quan trọng nhất, rất có thể ẩn dấu một sự khác nhau lớn về
chủng tộc, bất kể những kết luận của P. W. Xmit trong một số lý luận về cách đo
người.
Nền văn hoá Nam Á đó trựm lờn cỏc dân tộc đã tồn tại từ lâu hoặc còn tồn
tại trờn cỏc đảo nhỏ, bằng cách vay mượn hoặc đồng hoá một số yếu tố vật chất hay
tinh thần. Cái chung của mọi nhóm nhân chủng khác nhau ở miền này thường là
một sự kiện của một nhóm, hay là một thực thể chung đã biến mất. Và những nhận
xét của P. Rivờ về tính chung của các ngôn ngữ mà ông gọi là “đại dương ngữ”
69
hình như có thể áp dụng được, không phải chỉ đối với ngôn ngữ mà đối với những
yếu tố khác của nền văn minh Nam Á rất phức tạp.
4. Lược khảo về nhân chủng
Bây giờ ta hãy xét đến những dân tộc nào
70
, dù ít hay nhiều thấm nhuần nền
văn hoỏ đú, mà nền văn minh Ấn Độ Arien đã tác động vào.
Ở thời kỳ khoảng đầu công nguyên, những cuộc di thực tiền sử lớn của
người Mêlanờdiờng, Anhđụnờdiờng và Úc-Á đã chấm dứt: về phía Nam bán đảo
Đông Dương và ở miền đảo, những nhóm nhân chủng chủ yếu về đại thể đã chiếm
lĩnh cỏc vựng cư trú hiện nay. Thực thế, khi vừa xuất hiện những bút tích đầu tiên
viết bằng thổ ngữ, người ta nhận thấy việc sử dụng chữ Khơme ở Campuchia, chữ
chàm ở các tỉnh Chàm thuộc Trung kỳ, chữ Malai ở Xumatơra, chữ Giava ở Giava.
Ngược lại, ở phía Trung và phía Bắc bán đảo, trong thời kỳ lịch sử, người ta chứng

kiến việc thoái lui của người Chàm trước người Việt, của người Mông ở Mờnam và
Iraoađi trước người Thái và người Miến.
Cái gọi là “sức đẩy về phía Nam”
71
đó, do sự hấp dẫn của các miền đồng
bằng và biển, là một sự kiện rất xưa. Nó cắt nghĩa sự phân bố rải rác hiện nay của
cỏc nhúm nhân chủng ở Đông Dương và trên một số điểm nào đó ở các đảo vì như
trên đã nói, những đảo có phải nhận từ đất liền số dân di thực và nền văn hoá phức
tạp của họ.
Nếu thực sự các cuộc di thực chỉ có thể vào Đông Dương bằng các thung
lũng nhỏ hẹp của nhưng sông bắt nguồn từ Trung Quốc và của miền giáp ranh với
69
“Nhóm đại dương”. Báo cáo của Hội ngôn ngữ học XXVII, tr. 152: “Rất có thể những nét chung của ngôn
ngữ những dân tộc rất khác nhau như vậy (người Úc và người Mêlanidiêng, người Anhđônêdiêng và người
Polinêdiêng) là một hiện tượng thứ yếu và có thể chính ngôn ngữ của một trong những dân tộc trên đã buộc
các dân tộc khác phải thừa nhận vì những lý do và điều kiện mà hiện nay ta chưa biết”.
70
Cần thống nhất với nhau rằng những từ nhân chủng dùng ở đây và về sau bao giờ cũng dùng để chỉ những
nhóm ngôn ngữ hay nhân chủng-ngôn ngữ, chứ không bao giờ chỉ “giống người” theo nghĩa vật chất của nó.
Vì thiếu những luận cứ nhân chủng chính xác, người ta buộc phải định nghĩa một cách tạm thời 1 nhóm nhân
chủng bằng cách dựa vào ngôn ngữ họ nói và y phục họ mặc.
71
Từ của J. Xiông “Á châu gió mùa” II, tr. 403.
17
dãy núi Tây Tạng, người ta có thể nhầm khi trình bày những cuộc di thực đó như
một dòng người chảy đi dẫn tới việc hình thành các nhân chủng giáp nhau trên bề
mặt. Theo tôi có lẽ đó là một quan niệm sai lầm, thực ra do tình trạng các bản đồ
nhân chủng hiện nay tạo nên. Một khi đã tới miền đồng bằng ở Đông Dương hay
các đảo, các dòng người liên tục đó tản ra và trựm dũng nọ lờn dũng kia.
Vả lại trong một số trường hợp cần xét tiến trình đó như sự bành trướng của

một nền văn hoá, một ngôn ngữ hơn là một cuộc di thực thực sự.
Hình như những cuộc di thực thực sự dẫn tới kết quả là những thổ dân tiếp
nhận ngôn ngữ và các phong tục của kẻ xâm lược hoặc tầng lớp thống trị mới hơn là
bị thủ tiêu hoặc bị tước đoạt hoàn toàn. Thí dụ như sự bành trướng của người Thái
nhất là về phía nam của bán đảo, không phải là kết quả của sự di chuyển của một
khối lớn người mà là của một tầng lớp quý tộc hiếu chiến đã biết cưỡng ép dùng
ngôn ngữ của họ, điều đó đã tạo nên dấu vết giữa các nhóm dị chủng.
Mặt khác, những dòng nhân chủng ngôn ngữ liên tục thực sự không phải
trựm dũng nọ lờn dũng kia. Cú dũng đó vượt qua dòng trước theo một hướng nhất
định và không tới được giới hạn cực điểm của hướng khỏc, đó né tránh một số đỉnh
cao, một số đảo nhỏ, một số rìa lãnh thổ. Chính vì vậy mà người Mụn-khơme không
chồng chéo một cách nghiêm ngặt lên người Anhđụnờdiờng, và đến lượt họ cũng
không bị người Thái hoàn toàn trựm lờn. Người Việt Nam luồn theo dọc bờ biển và
các dòng sông để lan toả ra ở vùng đồng bằng. Những thổ dân có họ hàng với người
Nờgơritụ, người Vetđỏt hay người Đơraviđiờng cũn lưu lạc vào miền nội sơn các
đảo và ở bán đảo Mã Lai.
Nơi nào cú cỏc dũng nhân chủng chồng chéo lên nhau, ở đó có sự lai giống
với sự bảo lưu những đặc điểm vật chất và những sự kiện văn hoá thuộc về những
lớp cổ đại nhất.
Những nhận xét đó đủ để cắt nghĩa sự giàu có và vô cùng phong phú của yếu
tố nhân chủng Đông Dương và các đảo. Trong cuốn sách này có nền văn hoá phụ
thuộc vào nước Ấn Độ, những bộ lạc chậm tiến và bị đẩy lùi vào miền núi mà ở đó
sự Ấn Độ hoá không tới được, không có vai trò nào cả. Chính chỉ tính đến những
nhóm nhân chủng được nền văn minh Ấn Độ tác động tới nên người ta mới có thể
dựng nên một lược đồ về sự phân bố và vị trí địa lý của nó vào thời kỳ đầu công
nguyên.
Sau khi định hướng cho “sức đẩy về phía Nam” những nhóm nhân chủng ở
xa phía nam nhất có nhiều may mắn làm chủ miền cư trú hiện thời. Do đó, người
18
Anhđụnờdiờng vốn là cơ sở của cư dân các đảo

72
rất có thể đó cú ở đó từ thời đại đồ
đá mới. J. Xiụng viết (tr 483): “Người Anhđụnờdiờng có thể là người Mã Lai
nguyên sơ mà sự cư trú của họ ở vùng nội địa các đảo cho phép họ giữ được nhiều
hơn tính chất thuần khiết về nòi giống mặc dầu có sự phối giao với những thổ dân
như người **** ở Xumatơra, người Đaiắc ở Boúcnờụ, người Anphua ở Xờlờbơ và
Mụluýchcơ. Người Mã Lai chỉ là người Anhđụnờdiờng ở ven biển bị lai tạp đi rất
nhiều , đó là một giống hỗn hợp rất lớn vỡ nó phân tán rộng, rất phức tạp vỡ nó có
nhiều loại”. Có lẽ như người ta đã thấy, những nhà hàng hải Trung Quốc và Ấn Độ
đã gọi những người Mã Lai ven biển đó là K’onen-lonen và Đvĩpõntara-Đó là
những người Mã Lai ở Xumatơra, người Xunđan, người Giava và Mađuara ở Giava,
người Bali là những nhân tố chủ yếu để tiếp thu và truyền bá nền văn hoá Ấn Độ
ở vùng quần đảo. Trong cuốn lịch sử Ấn-Giava, N. J. Cờrụm đó dựng cho nền văn
minh Mã Lai, và đặc biệt là nền văn minh Giava một bản đồ
73
trong đó chứa đựng
một phần lớn là giả thiết, vỡ ụng thường căn cứ vào nhân chủng học hiện nay về
người Anhđụnờdiờng không Ấn Độ hoỏ. Chớnh vì vậy ụng đó xếp vào trong các
yếu tố đặc biệt của nền văn hoá vật chất của họ: Việc dẫn nước vào ruộng, việc
nhuộm vải bằng phương pháp gọi là “batớc”, cấu tạo của dàn nhạc “gamơlăng”, nhà
hát ảo đăng
74
. Về tổ chức xã hội, cỏc sỏch về tập quán thu thập một cách cẩn thận ở
vùng đảo bởi người Hoà Lan
75
tạo thành những tài liệu rất có giá trị.
Trên bán đảo, người Mã Lai chính cống phần lớn là những người di cư từ
Xumatơra và Giava vào thời kỳ tương đối gần, có lẽ người Ấn Độ đã gặp ở ven biển
người Mã lại nguyên sơ, người Anhđụnờdiờng đó được Mông Cổ hoá rất mạnh mà
dòng dõi ngày nay được gọi là Giacun

76
.
Trên bán đảo Đông Dương, người Ấn Độ đã gặp:
- Trên bờ biển Việt Nam miền trung và miền nam, người Chàm nói tiếng Mã
Lai Polinờdiờng, mà những dòng dõi cuối cùng hiện còn ở một số vùng phía nam
trung kỳ (Phan Rang-Phan Thiết)
- Ở vùng đồng bằng Nam kỳ, Campuchia hiện nay và châu thổ miền trung
sụng Mờkụng, người Khơme hiện nay còn bị người Việt Nam chiếm đoạt một phần
ở Nam kỳ, và người Thái dồn ép ở phía Bắc
77
72
J. P. Cơlâytéc dơ Doan “Thể chất nhân chủng học ở quần đảo Ấn Độ và vùng tiếp cận”, 1923; J. H.
Nietxen “Các chủng tộc ở Giava” Welterrelen, 1929.
73
“Hindoe-Javaansche Geschiedenis”, chương II.
74
“Về ảo đăng” Sđd tr. 10, số 2.
75
In dưới đầu đề Adatrechibundel. La Hay, 1911.
76
Xkit và Bơlắcden “Chủng tộc Pagan ở bán đảo Mã Lai”, London, Macmilan, 1906.
77
Về nhân chủng học ở Đông Pháp, xem Bonifaxi “Bài giảng về nhân chủng học ở Đông Pháp”, Hà Nội
IDEO 1919.; G. Matxperô “Đông Dương” tập I, Pari, 1929; J. Pơdilutxki “Dân cư ở Đông Pháp”-Đông
Dương, Pari, 1931 tr 47-60; A. Bigô “Sơ lược nhân chủng học ở Đông pháp” Tôpanh, 1938, tr 33-58; L.
19
- Trong thung lũng sông Mờnam và miền thấp của Miến Điện, người Mụng
cũn gọi là người Pộgouans hay Talaing
78
, họ hàng gần gũi với người Khơme, hiện

nay ở biệt trong vùng đồng bằng sông Iraoađi và sông Tơnutxơrim hoặc bị hất sang
Thái Lan
- Ở lưu vực sông Iraoađi và Xittang, đội xung kích của các dân tộc Tạng
Miến mà yếu tố quan trọng nhất được người Mông rất kính trọng là người Pyus đã
biến mất từ lâu hoặc tan ra trong các đợt di thực liên tiếp của người Miến và người
Thái.
Đó là những nhóm nhân chủng trên đó chúng ta sẽ thấy sự tác động của nền
văn minh Ấn Độ.
Chương II:
Sự Ấn Độ hoá
2. Định nghĩa sự Ấn Độ hoá
Lịch sử về sự bành trướng của nền văn minh Ấn Độ về phía Đông, về tổng
thể chưa được nghiên cứu. Người ta bắt đầu nhận ra những hậu quả ở một số nước
nếu tách riêng ra, nhưng về nguồn gốc, tiến trình của nó người ta đặt ra nhiều giả
thiết. Trong những trang sau tôi không có ý định đưa ra một bản giải đáp về vấn đề
này mà chỉ là tập hợp các kết quả đã thu được và xác định một số nét chung cho tất
cả các nước được Ấn Độ hoá ở vùng ngoại Ấn.
Để tiện cho việc trình bày, cho tới nay tụi dựng từ “Ấn Độ hoỏ”, “sự bành
trướng của nền văn hoá Ấn Độ”, dường như đó là một sự kiện lịch sử đơn giản ở
một thời kỳ đã xác định. Cách nhìn đó cần được nhìn sáng tỏ hơn. Từ chương trên
ta đã thấy những sự liên hệ giữa Ấn Độ chính cống và ngoại Ấn có từ thời tiền sử,
Manlơrê “nhóm nhân chủng ở Đông Pháp” Sài Gòn, 1937
78
C. C. Lô uytx “Các bộ lạc ở Miến Điện” Răng gun, 1910; R. Hanliday “Người Talaing” Răng gun, 1917.
20
nhưng từ một thời gian nào đó, mối liên hệ này hình thành nên những vương quốc
Ấn Độ trên bán đảo Đông Dương và các đảo. Những vết tích khảo cổ cổ xưa nhất
do các nước đó để lại không nhất thiết là những bằng chứng của đợt khai hoá đầu
tiên đó. Có lẽ, theo lối diễn dịch, khi những người thày tu đã cống hiến những giáo
đường Bàlamụn hay Phật giáo đầu tiên và những người trí thức đã khảo ra những

bút ký chữ Phạn đầu tiên đều đến sau những nhà hàng hải, thương nhân, hoặc dân di
thực, là những người sáng lập ra các thuộc địa Ấn Độ đầu tiên. Những thuộc địa đó,
đến lượt nó, không phải bao giờ cũng được dựng nên một cách hoàn chỉnh ngay, và
trong nhiều trườngg hợp (Kuala Selinsing ở Pờrăc, Sempaga ở Xờlipơ vv ) nó
được xây dựng trờn cỏc bối cảnh thời đồ đá mới mà những nhà hàng hải từ Ấn Độ
tới thường lai vãng từ 1 thời không nhớ được.
Việc người Ấn Độ đến Đông Dương và các đảo không thể ví với việc người
Âu châu đến châu Mỹ vì đối với vùng này họ không phải là những người lạ mặt đến
khám phá ra những vùng đất mới. Ở một thời đại nào đó cần được xác định, sau
những trường hợp, người ta có thể thử xác định, một đợt những thương nhân và dân
di thực và dẫn tới kết quả là thành lập nờn cỏc vương quốc Ấn Độ có nền nghệ
thuật, tập quán và tôn giáo Ấn Độ và dùng chữ Phạn như thánh ngữ. A. Phusờ
79
đã
viết: “Hỡnh như nhiều người di cư - giống như những người hiện nay còn tràn vào
Đông phi châu - chỉ gặp đằng trước họ những người dã man “ở truồng”. Cái mà họ
đã du nhập vào cỏc vựng đồng bằng trù phú và các đảo giàu có này chỉ có nền văn
minh của họ hoặc ít nhất là bản sao của nó; đó là những phong tục, luật lệ, chữ cái,
ngôn ngữ bác học của họ, đó là tất cả tình hình xã hội và tôn giáo với một hình ảnh
gần gũi càng nhiều càng tốt đối với đẳng cấp và tín ngưỡng của họ. Tóm lại, đây
không phải là một ảnh hưởng đơn giản mà theo tất cả sức mạnh của từ đó chính là
một cuộc xâm thực thật sự”.
Ở phần dưới nữa người ta sẽ rất cần nghĩ thế nào về “sự xâm thực” đó, một
sự xâm thực không có những ràng buộc về chính trị với Mẫu quốc. Còn đối với
những người thổ dân, việc “ở truồng” của họ không phải là tiêu chuẩn của “sự dã
man”, và nó chỉ có ở người mọi (thượng) ở miền Nam Trung kỳ. Ở trên ta đã thấy,
người Ấn Độ không phải là đã gặp những người “dó man” không có một chút văn
hoá nào mà trái lại họ đó cú một nền văn minh nhất định, nền văn minh không phải
là không có những nét chung với nền văn minh Ấn Độ tiền Arien. Việc truyền bá
nền văn minh của người Ấn Độ đã Arien hoá, được nhanh chóng và dễ dàng có lẽ

đã cắt nghĩa một phần rằng người thổ dân ở đây đã tìm thấy trong các phong tục và
79
“Nghê thuật Phật giáo HiLạp ở Găngđara” II, tr.618
21
tín ngưỡng của dân di cư một cái nền chung, đã được phủ một lớp sơn Ấn Độ cho
tất cả miền Á châu gió mùa.
Vì vậy, đây không phải là sự tiếp xúc với những kẻ xa lạ, cũng không phải là
một sự tiếp xúc đầu tiên. Nếu vào thời kỳ đầu công nguyên, sự Ấn Độ hoá miền
ngoại Ấn xuất hiện như một sự kiện mới mẻ, chính vì người Ấn Độ đến rất đông và
lần dầu tiên kèm theo những nhân tố tri thức có khả năng truyền bá các tôn giáo và
nghệ thuật của Ấn Độ bằng ngôn ngữ Phạn. Sự Ấn Độ hoá miền ngoại Ấn là sự tiếp
tục của “Bà la mụn hoỏ” bên kia các biển vốn có trung tâm nguyên thuỷ ở Tây Bắc
Ấn Độ, và nó được “bắt đầu từ trước rất lâu khi có Phật giáo, đang tiếp diễn ngày
nay ở Bănggan cũng như ở phía nam”
80
. Cho nên, những bút tích cổ xưa nhất bằng
chữ Phạn ở ngoại Ấn không có sau nhiều lắm so với những bút tích chữ Phạn đầu
tiên ở chính Ấn Độ.
Sự Ấn Độ hoá chủ yếu được coi là sự truyền bá một nền văn hoá có tổ chức,
xây dựng theo quan niệm Ấn Độ về vương quyền, có đặc điểm về những lễ nghi Ấn
Độ hoặc Phật giáo, thần thoại Purana, quy tắc Dharmasastras và có phương tiện
biểu hiện là chữ Phạn.
2. Những bằng chứng đầu tiên về sự Ấn Độ hoá ở ngoại Ấn
Người ta muốn tìm thấy trong một đoạn của tác phẩm Arthasastra, là một
bản luận văn chính trị và hành chính của ông Kautilya, người Bà la môn, thượng
thư của triều Chandragupta (cuối thế kỷ IV đầu thế kỷ III TCN) - chứng cớ để
chứng minh rằng sự xâm thực ở miền ngoại Ấn ít nhất cũng có từ thời các hoàng đế
Maurya. L. Phinụ
81
đã thừa nhận luận điểm đó căn cứ vào một văn bản mà tính chất

cổ xưa không được chắc chắn lắm. Ngay trong Arthasastra cũng chỉ nhắn nhủ cho
vua “di thực một nước cũ hay mới bằng cách chiếm đoạt lãnh thổ một nước khác
hoặc di bớt phần dân số dư thừa của nước mỡnh”, cũng không chứng minh đuợc
điều gì nhiều hơn, và cũn kộm rõ ràng, minh bạch hơn Jatakas với các truyện về
những người đi biển và Ramayana
82
với sự đề cập đến Giava và có lẽ cả Xumatơra.
Tập Niddesa là cuốn giáo quy Pali vào những thế kỷ đầu Công nguyên đã cung cấp
những tài liệu tốt hơn. Nó kờ ra một loạt những địa đanh bằng chữ Phạn hay đã
Phạn hoá mà S. Lờvi
83
đã đề nghị đồng nhất với các địa phương miền ngoại Ấn. Với
tình trạng hiểu biết hiện nay, những tài liệu khảo cổ và minh văn hay các nguồn tài
liệu khác không cho phép vượt quá những tài liệu trong Niddesa. Nếu lẫn sang
80
L. Đờ la Valê Putxanh “Các triều đại và lịch sử Ấn Độ” tr. 360.
81
“Nguồn gốc sự xâm thực Ấn Độ ở Đông Dương” BEFEO XII, 8, tr. 1-4
82
82 S.Lêvi “Lịch sử Ramayana” Báo Á châu, tháng 1 và 2/1918, tr. 80
83
“Ptôlêmê, Niddesa và Britacata” Báo Á châu II
22
chương sau một tí, ta sẽ thấy ở đõy đõu là những bằng chứng cũ nhất về sự tồn tại
của các vương quốc Ấn Độ ở ngoại Ấn.
Ở Miến Điện là một nước mà do sự trừu tượng hoá của phái đoàn tôn giáo
các nhà sư theo đạo Phật Sona và Uttara do Hoàng đế Asoka cử đến Suvamabhumi
từ thế kỷ III TCN, một “xứ vàng” đã được đồng hoá, một cách đúng hay sai không
rõ , với xứ Mông hay đặc biệt với tỉnh Thaton - người ta không thấy vết tích gì về
sự thâm nhập của Ấn Độ trước những mẩu giáo quy Pali tìm thấy ở Moza và

Maungun trên di chỉ ở Prome, vào khoảng năm 500 sau công nguyên
84
. Ở lưu vực
sông Mê Nam, di chỉ P’ra Pathom, và quá về phía Tây, di chỉ Pona Tuk trên bờ
sông Kanburi đã cung cấp những nền lâu đài và đồ chạm khắc Phật giáo theo kiểu
Gupta
85
, một pho tượng Phật giáo nhỏ bằng đồng thuộc về trường phái Amaravati
86
cho phép đi ngược lên thế kỷ III hoặc IV sau công nguyên
87
.
Những tượng Bàlamụn Sitep trên sông Nam Sak có lẽ không cổ hơn như tôi
tưởng khi viết lần thứ nhất năm 1932
88
, nhưng những bút tích ở cùng một di chỉ đó
không thể có trước thế kỷ V và VI sau CN
89
. Một pho tượng Phật nhỏ bằng đồng
của trường phái Amaravati đã được tìm thấy ở vựng Cũ rạt
90
.
Ỏ Campuchia, người Trung Quốc xếp vào thế kỷ I sau công nguyên, sự
thành lập vương quốc Phù Nam do người Bàlamụn Cụnđinia, nhờ nó họ bắt đầu liên
lạc với nhau trong nửa đầu thế kỷ III sau công nguyên, một thời kỳ cổ nhất của một
trong bốn bút tích Phạn mà nước này đã để lại
91
.
Ở vương quốc Chàm trên bờ biển Trung kỳ (Việt Nam) hiện nay, người
Trung Quốc đã nói tới từ năm 190-193 sau công nguyên. Vết tích khảo cổ cũ nhất

84
Sách đã dẫn tr. 77.
85
Giai đoạn Gupta bắt đầu ở Ấn Độ từ thế kỷ V sau công nguyên. Ở P’ra Pathom người ta tìm thấy nhiều
“bánh xe pháp luật” bằng đá tượng trưng cho một tục cổ của Phật giáo, nhưng nhìn vào trang trí của nó thì nó
không thể có trước thế kỷ VI.
86
Amaravati ở không xa cửa sông Krishna (A. Phusê viết trong “Nghệ thuật Hy Lạp - Phật giáo II, tr. 617”)-
hình như là một trong những bến xếp hàng của ảnh hưởng Hy Lạp - Phật xuất đi Đông Dương và quần đảo.
Trường phái nghệ thuật Amaravati nở hoa ở Ấn Độ từ thế kỷ II đến thế kỷ IV sau công nguyên. Chính nhờ
nó mà có những tượng Phật thường ở tư thế đứng, mặc áo cà sa có nếp, tạo nên trong nhiều trường hợp
những bằng chứng cổ xác thực nhất về sự du nhập của người Ấn đến ngoại Ấn. Những bức tượng đó giới
thiệu Phật Dipankura, mà tên gọi gợi đến các đảo Dipa, Dripa và hình như là thần hộ mệnh của dân miền
biển. (Phusê “Hoạ tượng học Phật giáo” tr. 77- 84). Từ “nghệ thuật Amaravati” dừng ở đây và sau này không
loại trừ khả năng cho rằng những tượng Phật đó có nguồn gốc từ Xanhgan
87
Không nói tới một cái đèn La Mã, bằng chứng của sự liên hệ với phương Tây có thể vào thời kỳ mà người
Trung Quốc ghi lại về cuộc hành trình của những nhạc sĩ và nghệ sĩ nhào lộn La Ma từ Mã Lai đến Trung
Quốc (120 sau CN) và gọi là “sứ thần” của Marc Aurele (166 sau CN)
88
“Nghiên cứu về chủ nghĩa Phương Đông” tr. 159 - 164
89
“Nghệ thuật và văn học Ấn Độ ”tr. 66-85; “Sự bành trướng của nền văn hoá Ấn - Arien” Báo Hội Á châu
Băng gan. I, 1935, tr. 54-55
90
Báo Hội Xiêm XXI-1928.
91
Về Phù Nam, Chàm, Mã Lai và quần đảo Nam Dương xem chú thích ở chương sau.
23
hiện nay tìm thấy ở xứ Chàm là tượng Phật ở Đông Dương (Quảng Nam) là một

trong những mẫu đẹp nhất của nghệ thuật Amaravati
92
.
Trên bán đảo Mã Lai, người Trung Quốc xếp các nước nhỏ đã Ấn Độ hoá bắt
đầu từ thế kỉ II sau công nguyên. Những bút tích chữ Phạn không vượt quá thế kỷ
IV.
Ở vùng quần đảo, những bút tích chữ Phạn của Mulavarman ở vùng Kutry ở
Boúcnờụ, bắt đầu từ thế kỷ V sau công nguyên. Nhưng những tượng Phật theo kiểu
Amaravati tìm thấy ở Sampaga (Xờlớpbơ)
93
, phía Nam tỉnh Jember (đông Giava)
94
trên đồi Seguntang ở Palembang (Xumatơra)
95
lại cổ xưa hơn. Đối với người Trung
Quốc, sự ghi chép về Giava (Ye-tiao = Yaradvipa) từ năm 132 sau công nguyên.
Tóm lại, tất cả những điều đó không làm cho ta đi ngược quỏ Ptụlờmờ (thế
kỷ II sau công nguyên)
96
mà mục lục địa lý đối với Ấn Độ bên kia sông Hằng đã ghi
đầy địa danh theo âm Phạn, và trong “Hàng hải quanh biển Erythtộe” mới biết một
cách mơ hồ là một “xứ vàng”, “Chryse” ở bên kia sông Hằng.
Mặc dầu vậy, G. Pherăng nhận xét rằng Giava đã Ấn Độ hoá từ 132 và giả
định rằng “sự Ấn Độ hoá ở Giava chỉ có thể tiến hành chậm chạp trong nhiều năm”
và kết luận “thời kỳ đầu của Ấn Độ giáo ở Ấn Độ bên kia sông Hằng và ở Inđụnờdi
phải xảy ra trước cụng nguyờn”
97
. Kết luận đú khụng thuyết phục người ta với một
sự rõ ràng minh bạch. Như vậy, nếu ngưũi ta không nhớ lại về những điều và nói về
sự cố cựu và thường xuyên của mối tiếp xúc giữa Ấn Độ chính quốc với những

nước ở bên ngoài sông Hằng. Chỉ cần một đợt lớn hơn gồm những người di cư và
thương nhân kèm theo những sư sãi và trí thức là có thể thành lập rất nhanh những
vương quốc Ấn Độ ở những nước trước đó chỉ có những bộ lạc thổ dân. Bút tích
Phạn cổ xưa nhất ở Phù Nam chỉ chậm hơn một thế kỷ rưỡi so với người Trung
Quốc xác định cho sự thành lập xứ Phù Nam bằng cách ghép một người Bàlamụn
với một phụ nữ “ở truồng”. Theo tụi nờn thận trọng nói một cách đơn giản rằng sự
92
V. Rugiê “Những phát hiện mới về Chàm ở Quảng Nam” Báo cáo Khảo cổ học Đông Dương, 1912, tr.212-
213; BEFEO, XI, tr. 417; XXI, tr. 72; A. K. Cumaratsxoami “Lịch sử nghệ thuật Ấn Độ và Anhđônêdiêng”,
tr. 197.
93
Xem chú thích tr. 11
94
W. Cohn “Buddha in der Kunst des Ostens” Leipzig, 1925, tr. 28.
95
F. M. Schnitger “Khảo cổ về Xumatơra Ấn Độ” Lâyđơ, 1937.
96
Bản để tra về Ấn Độ và Viễn Đông là bản ủa L. Rơnu “Địa lý Ptôlêmê, Ấn Độ” (VII, 1-4)Pari-Sămpiông,
1925; Những cuộc thử dựng lại bản đồ Ptôlêmê và sự đồng nhất các địa danh ở Ấn Độ bên kia sông
Hằng.Xem G. E. Giêrini “Nghiên cứu về bản đồ Ptôlêmê ở Đông Á” London, 1909; A. Béctơlô “Á châu
miền Trung và miền Đông Nam theo Ptôlêmê” Pari Payô, 1930; A. Hécman “Das Land der seide und Tibet
im Lichte der Antike” Lepzích, 1938 - Những kết quả dựa vào những tình toán toán học rất là lừa dối, chỉ có
ngôn ngữ học cho đến nay cho ta những sự đồng nhất đáng hài lòng.
97
Báo Á châu tháng 7 và 8 năm 1919, tr. 20.
24
xâm thực của Ấn Độ mạnh mẽ vào thế kỷ II và III, đã lưu lại hệ quả cho đến thế kỷ
IV và V.
Người ta có thể thêm rằng ở bờ biển trung Việt Nam và Xờlipbơ, tượng Phật
gốc Ấn Độ trước thế kỷ IV là một bằng chứng về sự phong phú của các chuyến đi

đã đưa người Ấn Độ đến giới hạn cực điểm mà sự xâm thực của họ có thể đạt đựoc
ngay hồi các thế kỷ đầu công nguyên.
3. Những nguyên nhân của sự bành trướng của Ấn Độ
Nguyên nhân nào có thể quy cho sự phát triển bằng đường biển một dân tộc
mà việc vượt vùng “nước đen” và sự tiếp xúc với những người man rợ Mơlộcka đó
kéo theo nó nhiều vết nhơ? Người ta đã đi tìm nguyên nhân sâu xa vào thế kỷ III
trước công nguyên, trong cuộc chinh phục đẫm máu miền Kalinga mà trong sự di
trú của cư dân mà nó tạo ra: nhưng người ta có quyền hỏi tại sao những hậu quả đó
chỉ được cảm thấy sau ba thế kỷ? Người ta có thể giả định rằng những người tị nạn,
nếu có, có thể mở đường cho một cuộc di cư quan trọng về sau không?
Người ta đã nghĩ đến sức ép của sự xâm lược của người Kushana vào thế kỷ
đầu công nguyên
98
đối với khối dân chúng Ấn Độ, điều đó về mặt niên biểu có thể
chấp nhận được. Đây cũng mới chỉ là một giả thiết mà chưa có một sự kiện rõ ràng
nào làm chỗ dựa.
Ngược lại, người ta lại có một loạt chứng tích chỉ rõ sự bành trướng của Ấn
Độ vào các thế kỷ đầu công nguyên mang nguồn gốc thuơng mại.
Sự tiếp xúc giữa thế giới Địa Trung Hải với phương Đông sau những cuộc
chinh chiến của Alờchxăngđơrơ, sự thành lập ở Ấn Độ đế quốc Asụka và đế quốc
Kanishka về sau, sự nảy sinh ở phương Tây đế quốc Seleucides và đế quốc La Mã
đã tạo cho việc buôn bán các “xa xỉ phẩm” một sự phát triển
99
mà những nhà đạo
đức Latinh thế kỷ I thường phàn nàn. Những loại hương liệu, những loại gỗ có mùi
thơm (bạch đàn, gỗ đại bàng), những loại dầu thơm (long não, an tức hương) đều
được kể trong các đặc sản các nước và các đảo ở ngoài sông Hằng: Takola “cho sa
nhõn”, Karpuradvipa “đảo long nóo”, Narikeladvipa “đảo dừa” và địa danh Phạn
tương tự, chứng tỏ rằng những lợi ích nào đã lôi cuốn người Ấn Độ tới các miền
này.

Nhưng sức hấp dẫn của nó có thể không lớn như vậy nếu nó không nổi tiếng
về nguồn vàng mà Hy Lạp và Latinh đã nghe thấy tiếng vang xa xôi.
98
L. đờ la Valê Putxanh “Ấn Độ thời kỳ Môria và những người man rợ, người Hy lạp, người Xittơ, Péctơ và
Iuê chi” (Lịch sử thế giới, VI, I) Pari, 1930. S. Lêvi “Canitera và Xatavahana” Báo Á châu tháng 1 và 3,
1936, tr. 94.
99
E. H. Dácmintơn “Sự buôn bán giữa đế quốc La Mã và Ấn Độ” Cambridge, 1928.
25

×