Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Chế độ đẳng cấp ấn độ cổ đại qua luật MANU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.02 KB, 94 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ấn Độ là quốc gia nằm ở Nam Á với lãnh thổ rộng lớn, hai bên giáp
biển, cạnh phía Bắc nối với châu Á, nhưng lại ngăn cách bởi dãy núi cao
nhất thế giới - dãy Himalaya, nờn cũn được gọi là Tiểu lục địa Nam Á. Diện
tích Ấn Độ hơn 3 triệu km
2
, dân số đứng thứ hai thế giới.
Ấn Độ là đất nước của những tương phản về địa hỡnh, khí hậu, chủng
tộc, ngôn ngữ đồng thời là một quốc gia thống nhất trong đa dạng. Phía Nam
dãy núi Hinmalaya quanh năm tuyết phủ là sa mạc Thar cháy bỏng, giáp với
miền Bengal mưa nhiều nhưng rất phì nhiêu và dân cư đông đúc là cao
nguyên Dekkan đất rộng người thưa, khô cằn sỏi đá. Trong lịch sử có thời
điểm Ấn Độ bị chia xẻ thành 600 tiểu quốc khác nhau với hàng nghìn
phương ngữ và thổ ngữ, cùng những khác biệt về tôn giáo. Tuy nhiên, trong
suốt quá trình chiều dài lịch sử, Ấn Độ là một chỉnh thể thống nhất. Chất keo
kết dính ở đây chính là nền văn hoá Ấn Độ được thể hiện qua các truyền
thống, bản sắc văn hóa dân tộc cũng như đời sống tâm linh, phong tục tập
quán, kinh sách và sử thi. Ấn Độ cũn là quê hương của nhiều tôn giáo lớn,
những tư tưởng triết học ra đời sớm và đạt được nhiều thành tựu. Max
Muller học giả, nhà phương đông học nổi tiếng đã nói “Nếu chúng ta phải
tỡm trờn toàn thế giới một nước được trời phú nhiều nhất về của cải, sức
mạnh và vẻ đẹp thiên nhiên - trên một số điểm có thể coi là thiên đường trên
mặt đất - thỡ tụi chỉ ngay vào Ấn Độ. Nếu tôi được hỏi dưới bầu trời nào trí
óc con người đã phát triển một cách đầy đủ nhất những năng khiếu hoàn
hảo nhất của mỡnh, đó suy tư sâu sắc nhất về những vấn đề lớn nhất của
cuộc sống, và đã tìm ra lời giải của một vài vấn đề trờn…thỡ tụi sẽ chỉ vào
Ấn Độ” [7; 180,181]
1
Muốn hiểu được lịch sử Ấn Độ đều cần tìm hiểu và nghiên cứu các
thư tịch cổ đặc biệt là bộ luật Manu vì đõy được coi là cuốn từ điển bách


khoa về các kiến thức chung, về mọi mặt trong đời sống Ấn Độ cổ đại. Trên
thế giới, luật Manu đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau để nghiên cứu.
Không giống với nhiều bộ luật cổ khác trên thế giới, Manu không đơn thuần
là việc đưa ra các quy định, quy tắc, hình phạt nghiêm khắc mà còn là một
tác phẩm Hindu giáo mang đầy tính nhõn văn, khoa học thậm chí là cả sự
tiến bộ đi trước thời đại. Giá trị của luật Manu không chỉ có ý nghĩa ở thời
đại của nó mà còn có tầm ảnh hưởng tới nhiều bộ luật khác sau này ở Ấn Độ.
Một trong những nội dung quan trọng trong bộ luật Manu đó là chế độ
đẳng cấp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về chế độ đẳng cấp ở Việt Nam thông
qua tìm hiểu bộ luật Manu còn thiếu tính hệ thống và đầy đủ. Chế độ đẳng
cấp Ấn Độ thường được khai thác thông qua việc nghiên cứu dựa trên nhiều
cơ sở, ngoài luật Manu cũn cú tôn giáo, chính trị, xã hội vv. Đến nay chưa
có một công trình nào nghiên cứu riêng về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ thông
qua bộ luật Manu.
Do đó, mục đớch chủ yếu của đề tài này nhằm tìm hiểu chế độ đẳng
cấp Ấn Độ cổ đại qua bộ luật Manu. Việc nghiên cứu vấn đề này không chỉ
giúp hiểu sõu sắc hơn về lịch sử Ấn Độ cổ đại nói riêng mà còn biết thêm về
những truyền thống văn hoá tốt đẹp của Ấn Độ nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới, luật Manu là một trong những thư tịch cổ tiếng Phạn
đầu tiên được dịch sang các ngôn ngữ châu Âu. Bản dịch đầu tiên được xuất
bản ở Calcutta năm 1794, là bản dịch của William Jones - một trong những
nhà nghiên cứu đầu tiên của ngành Ấn Độ học. Hiện nay, trên tượng của ông
trên đường Paul’s Cathedral, London người ta vẫn thấy ông cầm một bản
dịch của luật Manu. Năm 1797, Bản dịch của W. Jones được J.Chr.Huttner
2
dịch và xuất bản bằng tiếng Đức. Sang đầu thế kỉ XIX luật Manu nhanh
chóng được dịch phổ biến bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như: Pháp, Đức,
Nga, Bồ Đào Nha… Ở Pháp, năm 1833 A. Loiseleur - Deslongchamps xuất
bản bản dịch luật Manu đầu tiên bằng tiếng Pháp có tên Lois de Manu. Đến

năm 1893, G. Strehly cũng dịch xuất bản cuốn Les Lois de Manu. Ở Đức,
học giả Julius Jolly cho xuất bản bản dịch hai chương VIII và IX của luật
Manu trong cuốn Zeitschrift fur vergleichende Retchtswissenschaft vào năm
1882. Bằng tiếng Bồ có bản dịch của G. Pauthier xuất bản ở Goa năm 1859.
Năm 1913, bản dịch luật Manu bằng tiếng Nga của S.D. Elmanovich được
xuất bản ở St. Petersburg. Tuy nhiên, bản dịch lớn và đầy đủ nhất vào thế kỷ
XIX là của F.Max Muller in trong tuyển tập Những quyển sách tôn giáo của
phương Đông (Scared Books of the East) xuất bản ở Oxford năm 1886
[37;19]. Tuy nhiên, những bản dịch tiếng Anh được giới nghiên cứu đánh giá
cao là The ordinances of Manu của A.C Burnell và E.W Hopkins và The
Laws of Manu của G. Buller xuất bản lần đầu ở Oxford vào năm 1886.
Sang thế kỷ XX, Những bản dịch về luật Manu xuất hiện nhiều và có
sự khác biệt so với trước thể hiện ở chỗ; các bản dịch chi tiết hơn, có thêm
những chú thích, bình luận và đánh giá về nội dung của bộ luật. Năm 1975,
J.D.M Derret xuất bản cuốn Manusastravivarna gồm hai tập. Năm 1991,
Wendu Doniger (giáo sư lịch sử tôn giáo ở đại học Chicago) và Brian. K.
Smith (giáo sư lịch sử và nghiên cứu tôn giáo đại học California) ra mắt
cuốn The Laws of Manu xuất bản ở Basu Mudran, Kolkata. Trong tác phẩm
này ngoài nội dung 12 chương của luật Manu với 2685 cõu dịch thì tác giả
còn trình bày lịch sử quá trình dịch Manu sang các ngôn ngữ chõu Âu, tầm
quan trọng của bộ luật đối với những nhà nghiên cứu, về những ý kiến xung
quanh bản dịch của Buller, những ý kiến đánh giá khác nhau về bộ luật. Năm
2006, Patrick Ollive công bố bản dịch luật Manu bằng tiếng Anh trong
3
Manu’s Code of Law - A critical edition and translation of the Manava
Dharmasastra tại Oxford University Press. Tác giả giải thích về cấu trúc,
nguồn gốc cũng như nền tảng xã hội, chính trị của các luận thuyết trong
Manu, bàn luận nhiều vấn đề liên quan đến những mõu thuẫn trong Manu, về
tính tôn giáo trong cấu trúc bộ luật chứ không chỉ là những truyền thuyết về
cái tên Manu. Tác giả cũng bàn luận về việc dùng Manavadharmasastra hay

Manu smriti để gọi bộ luật…Đõy là công trình nghiên cứu tỉ mỉ 53 bản dịch
và viết tay của 12 tác giả và nghiên cứu 38 bản dịch tiếng nước ngoài. Ngoài
ra, tác giả cũn đưa ra những nhận xét, đánh giá khá chi tiết về nội dung của
bộ luật và trở thành công trình nghiên cứu được đánh giá rất cao. Về việc
nghiên cứu chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại có một số tác phẩm đề cập đến
vấn đề này, tiêu biểu là cuốn “Caste system in Indian” của Ekta Sings xuất
bản năm 2009. Tác giả đề cập đến quá trình hình thành chế độ đẳng cấp ở Ấn
Độ và sự biến đổi của nó trong lịch sử. Ngoài ra, có thể kể đến cuốn “Caste
today” của Taya Zinkin xuất bản tại Oxford univesity press năm 1962. Tác
giả đề cập chủ yếu đến sự biến đổi và thực tại của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ.
Ở Việt Nam, thực tế chưa có một công trình nào tìm hiểu chi tiết về
luật Manu cũng như chế độ đẳng cấp. Việc khai thác luật Manu chủ yếu ở
một vài khớa cạnh nhằm tỡm hiểu chung về lịch sử Ấn Độ. Tuy nhiên, việc
tỡm hiểu chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại qua luật Manu cũng được đề cập
trong nhiều cuốn sách như Lịch sử văn minh Ấn Độ của Will Durant do
Nguyễn Hiến Lê dịch; Lịch sử văn minh thế giới của GS. Vũ Dương Ninh;
Lịch sử văn minh thế giới của Lê Phụng Hoàng; Tỡm hiểu văn hoá Ấn Độ
của PGS Nguyễn Thừa Hỷ vv trong các cuốn sách này luật Manu cũng như
chế độ đẳng cấp chỉ được nhắc tới rất sơ lược. Cụ thể và rõ ràng nhất về
Manu là trong cuốn Almanach những nền văn minh thế giới do NXB Văn
hoá thông tin biên soạn có nói đến thời gian tồn tại của bộ luật, số chương và
4
nội dung khái quát của bộ luật song không mang tính chất của một công trình
nghiên cứu và không đề cập nhiều đến chế độ đẳng cấp.
3. Nguồn tài liệu
Việc nghiên cứu đề tài này chủ yếu được dựa trên các nguồn tài liệu
chính sau đõy: Tham khảo các bộ luật Manu bản dịch tiếng Anh của các tác
giả Wendu Doniger và Brian. K. Smith trong The Laws of Manu xuất bản ở
Basu Mudran, Kolkata, 1991, bản dịch tiếng việt của Lương Hạnh Nguyên -
GS Lương Ninh hiệu đính. Bản dịch của G. Buller, Motilal Banarsidass Pub,

1993 (tái bản). Almanach những nền văn minh thế giới của NXB Văn hoá
thông tin Hà Nội, Lịch sử văn hoá thế giới cổ trung đại của NXB Giáo dục
Hà Nội, Tìm hiểu văn hoỏ Ấn Độ của Nguyễn Thừa Hỷ, Lịch sử văn minh Ấn
Độ của Will Durant do Nguyễn Hiến Lê dịch…vv và tư liệu từ một số báo
điện tử như Việt báo, VnExpress.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này hai phương pháp cơ bản được sử dụng trong nghiên
cứu sử học là phương pháp lịch sử và phương pháp lụgic. Trong đó việc đặt
tác phẩm lịch sử vào hoàn cảnh cụ thể để đánh giá là rất cần thiết, nếu không
sẽ có những kết luận sai lệch, không đúng đắn. Phương pháp xử lý tư liệu
cũng được sử dụng khá chặt chẽ trong việc nghiên cứu đề tài này vì xung
quanh vấn đề nghiên cứu có rất nhiều những ý kiến khác nhau, thậm chí mâu
thuẫn nhau. Thêm nữa, việc tham khảo các tác phẩm nước ngoài (tiếng Anh),
các bản dịch khác nhau của luật Manu là hết sức cần thiết để hiểu sâu sắc
hơn nội dung bộ luật.
5. Phạm vi nghiên cứu
Manu là một bộ luật chứa đựng nhiều vấn đề lớn, với khả năng của
một học viên cao học, đề tài này chỉ đề cập riêng về việc tìm hiểu chế độ
5
đẳng cõp Ấn Độ cổ đại qua Manu. Trong đó, nhấn mạnh đến quan niệm của
Manu nói riêng, Hindu giáo nói chung về chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại ở
các khía cạnh tìm hiểu như: Nguồn gốc, vai trò, địa vị, quan hệ xã hội của
các đẳng cấp…
6. Đóng góp của đề tài
Đóng góp lớn nhất của đề tài là làm sáng tỏ bộ luật Manu về chế độ
đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại qua bộ luật Manu- điều mà chưa có một
công trình tiếng Việt nào nghiên cứu thật sự đầy đủ và công phu. Qua đó,
thấy được giá trị khoa học của luật Manu và những truyền thống tôn giáo và
văn hoá tốt đẹp của văn minh Ấn Độ từ xưa đến nay. Một đóng góp khác nữa
khi nghiên cứu đề tài này là lần đầu tiên khai thác thác tương đối đầy đủ về

chế độ đẳng cấp thông qua từ một tư liệu gốc - bộ luật Manu, một trong
những thư tịch cổ nhất còn lại đến nay ở Ấn Độ và trên thế giới. Công trình
nghiên cứu còn góp phần tìm hiểu thêm về lịch sử Ấn Độ cổ đại.
6
Chương I
KHÁI QUÁT VỀ BỘ LUẬT MANU
1.1. Nguồn gốc tên gọi bộ luật
Ấn Độ là một trong những nền văn minh ra đời sớm của nhõn loại,
gắn liền với quá trình hình thành và ra đời xã hội có giai cấp và nhà nước.
Điều đặc biệt ở chỗ luật pháp nhà nước Ấn Độ cổ đại là sự phức hợp của quy
chế đẳng cấp, giáo lý, lễ nghi tôn giáo và tập quán, góp phần điều chỉnh lối
sống và quan hệ xã hội của mỗi thành viên trong xã hội.
Từ giữa thiên niên kỷ II TCN, tiếp theo giai đoạn công xã nguyên
thuỷ, ở Ấn Độ đã xuất hiện hình thái xã hội mới - xã hội có giai cấp và nhà
nước. Cùng với sự biến đổi đó, chế độ đẳng cấp đặc biệt được hình thành -
chế độ chủng tớnh Varna. Để đảm bảo cho sự tồn tại của nhà nước và quyền
lợi của đẳng cấp trên thì ngoài việc hoàn thiện, củng cố bộ máy hành chính,
xõy dựng quõn đội, thiết lập toà án xét xử thì các Raja (vua Ấn Độ) còn chú
trọng tạo ra các luật lệ để quản lý xã hội. Dưới các triều vua Hồi, luật pháp
chỉ biểu lộ ý muốn của nhà vua còn dưới thời các vua Ấn thì luật pháp phức
tạp hơn bao gồm các sắc lệnh của nhà vua, các tục lệ trong xóm làng và các
quy tắc của hệ thống đẳng cấp Varna. Không có một bộ luật nào áp dụng cho
toàn thể Ấn Độ. Trong đời sống hàng ngày họ thường dùng bộ
Dharmasastras là những cuốn viết tay, trong đó các luật lệ và bổn phận của
các đẳng cấp được đặt thành vè và do các tu sĩ Bàlamụn (Brahman) soạn
thảo. Manu được coi là bộ luật cổ nhất.
Theo truyền thuyết, Manu là một nhà hiền triết lớn của Ấn Độ, là ông
tổ của phỏi Bàlamụn ở Manava gần Delhi, người ta coi ông là một vị thần
được thần Brhama trao tận tay bộ luật mang tờn ụng. Luật Manu được biết
dưới hai cái tên là Manusmriti và Manavadharmasastra. Manusmriti không

chứa từ dharma, còn Manavadharmasastra thỡ có. Với tên Manusmriti, từ
7
smriti còn là tên gọi một loại tác phẩm Hindu giáo nghĩa là kệ, để phân biệt
với sruti - nghĩa là kinh. Trong tên Manavadharmasastra, sastra có thể được
hiểu là “những luật lệ”, nhưng cũng được coi là “dạy học”, “khoa học”,
“luận thuyết”. Cách dịch phổ biến nhất của từ này là “luật lệ”. Sastra theo
cách dịch của người Anh là “luật” hay “luật lệ” khi sang thống trị Ấn Độ với
mong muốn là dựng đú làm công cụ quản lý người dân Ấn theo Hindu giáo,
vì vậy mà được gọi là luật Manu. Manu còn có chức năng như một cuốn sách
triết học, một tác phẩm tôn giáo chứa đựng những quy luật phức tạp của thế
giới loài người. Dù gọi thế nào thỡ đõy cũng là sản phẩm tuyệt vời nhất của
những nhà hiền triết Ấn Độ xưa, tên Manu có thể là một nhà hiền triết thật
theo như truyền thuyết và cũng có thể chỉ là tên gọi tượng trưng để phân biệt
với các smriti khác của Gautama hay Yajnavalkya… Manu còn có nghĩa là
“một người uyờn bỏc”, Manu cũng là tên của một vị vua mà theo huyền
thoại là “thuỷ tổ của loài người”.
Như vậy, từ tác phẩm gốc là bộ Manavadharmasastra đồ sộ gồm hàng
trăm nghìn câu thơ, hàng nghìn chương, rồi được các nhà hiền triết khác
(như Narada, Sumati và Bhrigu) rút ngắn, thêm thắt cho đến bản hiện tại và
được phổ biến rộng rãi. Ban đầu, bộ luật chỉ dùng để hướng dẫn các tu sĩ
Bàlamụn ở Manava, sau đó dần dần được truyền bá và phổ biến trên toàn
lónh thổ Ấn Độ. Trải qua một quá trình phát triển, luật Manu ngày càng
được hoàn chỉnh, ngày càng có vai trò to lớn trong xã hội. Manu cũn ảnh
hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, là nguồn cảm hứng của nhiều
tác phẩm văn học, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc của Ấn Độ.
Về thời gian ra đời của luật Manu, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng luật
Manu có thể đã tồn tại và phổ biến trong khoảng thời gian từ năm 1580 đến
800 TCN, hoặc xuất hiện vào khoảng năm 1200 TCN nhưng một số ý kiến
khẳng định luật Manu chỉ xuất hiện vào khoảng thời gian mấy thế kỷ đầu
8

công nguyên thôi. Buhler cho rằng bộ luật tồn tại vào thế kỷ thứ V TCN
[20;11], Max Muller cho là vào thế kỷ thứ 2 TCN, một số nhà nghiên cứu
cho rằng khoảng thời gian tồn tại bộ luật là vào thế kỷ thứ 3 TCN. Tuy
nhiên, nhiều nhà nghiên cứu nhất trí quan điểm về khoảng thời gian tồn tại
của bộ luật từ năm 1000 đến năm 800 TCN [18;1].
Dù vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi rằng liệu Manu có phải là người làm
ra bộ luật thành văn sớm nhất trong lịch sử văn minh loài người hay không
nhưng trong luật học và xã hội học, hầu hết các nhà nghiên cứu đã khẳng
định rằng luật Manu là một trong thư tịch cổ nhất đề cập đến mọi mặt của
đời sống xã hội và chứa đựng giá trị nhõn văn sõu sắc.
1.2. Cơ sở hình thành nền tảng của bộ luật
1.2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội
Luật Manu ra đời là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, cơ sở khác nhau.
Trong thời kì veda (khoảng giữa thiên niên kỉ thứ II đến thiên niên kỉ thứ I
TCN), lịch sử Ấn Độ được phản ánh trong các tập veda gồm 4 quyển. Chủ
nhõn của thời kì Veda là người Aryan di cư từ Trung Á vào Ấn Độ. Địa bàn
sinh sống chủ yếu của họ là lưu vực sông Hằng. Trong giai đoạn đầu của thời
kì Veda, người Aryan đang sống trong giai đoạn tan rã của xã hội nguyên
thuỷ đến cuối thiên niên kỉ II TCN, họ mới tiến vào xã hội có nhà nước.
Chớnh trong thời kì này, ở Ấn Độ mới xuất hiện hai vấn đề có ảnh hưởng rất
quan trọng và lõu dài trong xã hội nước này, đó là chế độ đẳng cấp và đạo
Bàlamôn. Thực tế, những điều kiện kinh tế, xã hội của Ấn Độ trong thời kì
Veda đã tác động, chi phối không nhỏ đến sự hình thành và phát triển của
văn hoá, tư tưởng triết học, tôn giáo nói chung và sự ra đời của bộ luật Manu
nói riêng ở Ấn Độ.
9
Trong thời kì Veda đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực kinh tế,
nhất là thời kì vương quốc Magadha. Việc sử dụng đồ sắt làm công cụ lao
động đã trở thành phổ biến. Nông nghiệp đã phát triển, Người Ấn Độ đã biết
mở mang các công trình thuỷ lợi, trên cơ sở đó tiến hành khai khẩn đất đai,

mở rộng diện tích canh tác, trồng các loại ngũ cốc. Nghề thủ công cũng có
những bước phát triển mới, nó tách khỏi nông nghiệp ở một số vùng phát
triển. Những người làm thủ công nghiệp đã tụ tập lại với nhau thành những
tổ chức đặc biệt như kiểu phường hội. Những nghề thủ công phát đạt nhất
thời đó là nghề dệt bông, đay, tơ lụa, làm gốm và đồ trang sức. Mặc dù nền
kinh tế tự nhiên chiếm ưu thế, nhưng thương nghiệp cũng khá phát triển.
Nhiều thành phố trở thành trung tõm thủ công nghiệp và thương nghiệp quan
trọng như: Varanasi (nay là Benares), Snavaski (nay là Savathi), Ratjagua…
vv. Nhiều tuyến đường thương mại được nối liền giữa các đô thị và từ Ấn
Độ qua các nước khác như Trung Hoa, Ai Cập, và miền Trung Á dần dần
xuất hiện. Thời vương quốc Magadha, lónh thổ được mở rộng trên một vùng
rộng lớn và trở thành một quốc gia thống nhất
Trong thời kì Veda, về tổ chức xã hội của người Aryan lấy gia đình và
gia tộc làm nền tảng căn bản. Trong gia đình người cha làm chủ. Khi chế độ
công xã thị tộc bị chế độ công xã nông thôn thay thế, các tế bào cơ sở của xã
hội Aryan là các làng xã công xã. Ở đó các quan hệ thị tộc đã kết hợp với
quan hệ cư trú. Đứng đầu làng xã là các viên xã trưởng. Dõn chúng sống
theo gia đình phụ hệ. Đặc trưng của nền kinh tế công xã nông thôn thời kỳ
này là kinh tế tiểu nông kết hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp gia đình nên
kinh tế tự cấp tự túc rất nổi bật và việc quan hệ trao đổi giữa các công xã rất
hạn chế. Công xã nông thôn ở Ấn Độ không chỉ là đơn vị kinh tế độc lập mà
cũn là một đơn vị hành chớnh có quyền tự trị rất lớn. Nhà nước không hề can
thiệp vào nội bộ của công xã và làng xã cũng không hề quan tõm đến vận
10
mệnh của đất nước. Chớnh công xã nông thôn đã tác động mạnh mẽ đến đời
sống vật chất, tinh thần, tư tưởng và tôn giáo của người dõn Ấn Độ cổ đại.
Trong thời kì Veda, cùng với sự biến đổi về kinh tế, xã hội Ấn Độ cũng có
sự chuyển biến lớn đó là quá trình hoàn thiện của chế độ đẳng cấp Varna.
Chế độ varna đầu tiên dựa trên sự phõn chia về màu da, chủng tộc, dòng
giống nhưng về sau được mở rộng bằng sự phõn biệt về nghề nghiệp, tôn

giáo, quan niệm về sự trong sạch và giao tiếp xã hội, tục cấm kị trong hôn
nhõn giữa người Aryan - kẻ đi chinh phục với người Dradivian - kẻ bị chinh
phục. Chế độ đẳng cấp mang trong mình những quy tắc, luật lệ riêng biệt và
nghiêm khắc, quy định một trật tự thứ bậc xã hội được hình thành trong quá
trình người Aryan chinh phục người bản địa, cũng như trong quá trình phõn
hoá sõu sắc giữa những người Aryan. Đõy chớnh là nền tảng cơ sở cho sự
phõn chia xã hội Ấn Độ thời cổ đại và sự ra đời của bộ luật Manu. Ngược
lại, Luật Manu thừa nhận sự phõn chia hệ thống đẳng cấp trong xã hội và
bảo vệ địa vị và quyền lợi cho những đẳng cấp trên trong hệ thống đẳng cấp.
1.2.2. Cơ sở về tôn giáo, tư tưởng
Đây là thời kì hình thành và phát triển của đạo Bàlamụn. Thời kì Veda
được coi là đặt nền móng và cơ sở cho giáo lí của đạo Bàlamôn. Những thần
linh trong thời kì này phần lớn cũn là biểu tượng cụ thể của những hiện
tượng tự nhiên như: thần Sấm (Indra), thần Mặt Trời (Surya), thần Gió
(Vayu)…vv. Con người tiến hành các lễ nghi tôn giáo qua đó để tỏ lòng
thành qua đó sẽ được các thần linh che chở, phù hộ. Đến thời kì Bàlamôn,
tầng lớp tăng lữ Bàlamôn ngày càng có vị trí cao trong xã hội, có nhiều đặc
quyền hơn so với các đẳng cấp khác trong xã hội. Về cơ bản đạo Bàlamôn
được xõy dựng trên nền tảng của ba yếu tố: Dharma (đạo), Varna (đẳng cấp)
và Asrama (các giai đoạn của đời sống), chớnh giáo lý của đạo Bàlamôn đã
củng cố thêm quan niệm về một trật tự, một quy phạm có tớnh chất vĩnh
11
hằng tồn tại trong xã hội. Tư tưởng nổi bật của đạo Bàlamôn là tư tưởng
Dharma, theo đó tất cả mọi sự sinh thành và biến hoá của vạn vật trong tự
nhiên và xã hội đều bị chi phối bởi một nguyên lý, một trật tự, một quy luật
khách quan ngoài ý muốn của con người. Trong thời kì Veda là khái niệm
Rita (quy luật vận động). Về sau hình thành khái niệm Dharma (đạo, Pháp)
mở rộng đến các lĩnh vực tư tưởng và xã hội.
Khi luật Manu ra đời, nó đã nhanh chóng trở thành công cụ biểu hiện
quyền lực chính trị, cơ sở của Hindu giáo Ấn với nền tảng là varnasrama -

dharma (những bổn phận tôn giáo và xã hội được gắn chặt với các đẳng cấp
và các giai đoạn phát triển của một đời người). Luật Manu ra đời dựa trên cơ
sở của Sruti, Smriti và Sistachara/sadachara. Trong đó, Sruti (gốc tiếng
Phạn là “nghe”). Sruti được hiểu là luật lệ, quy tắc, tiêu chuẩn trong các tác
phẩm Hindu giáo, mà kinh điển là Veda. Mỗi Veda gồm có 4 samhita (gốc
tiếng Phạn là “tập hợp”, “thu thập”) làm thành bộ: Rig Veda (tụng), Sama
Veda (ca), Yajus Veda (linh ngôn) và Atthurva Veda (phự chỳa).
Smriti (gốc tiếng Phạn là “nhớ”) mà chủ yếu là Dharma-shastras gồm
những cuốn viết tay trong đó các luật lệ và bổn phận của đẳng cấp được đặt
thành vè. Smriti còn gọi kệ bổ sung cho kinh (sruti) phía trên gồm Purana
(thoại - các sự tích thần thánh); Sastra (luận - giải quyết những vấn đề thiết
thân của con người như bên cạnh luận về đạo pháp (dharmasastra) còn có
luận về bổn phận (arthasastra), luận về lạc thú (kamasastra)) và Sutra (quy
tắc - là sự cụ thể hoá, thể thức hoỏ cỏc quy tắc, những điều nên và cần làm
gồm những quy tắc lễ nghi trong gia đình (grihyasutra), quy tắc của lạc thú
(kamasustra).
Sistachara/sadachara (luân lý) nghĩa là mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật. Luật Manu có tính luân lý hơn là tính bắt buộc, cưỡng bức
12
của pháp luật. Manu được sinh ra để phục vụ lợi ích chung của dân chúng
dựa trên cơ sở luân lý được xã hội thừa nhận.
Ngoài ra, tư tưởng trung tâm của luật Manu là dharma. Mỗi người
phải hiểu rõ được dharma của bản thân và tự giác thực hiện nó. Darhma
thường được giải thích là “tụn giỏo”, “nghĩa vụ”, “luật phỏp”, “quyền lợi”,
“sự công bằng”, “việc thực hành” và “nguyờn lý”, “quy tắc”, nhưng nghĩa
gốc là “gỡn giữ” hay “cất giữ”, nó gắn liền với sự công bằng và là nền tảng
của xã hội công bằng, bền vững. Manu đã vạch ra một sự tiến hoá từ những
vật vô tri đến cây cỏ, động vật rồi đến con người trong một trật tự cao dần
của ý thức (lương tâm). Vì con người có một ý chí tự do nên họ có thể lựa
chọn không theo dharma và do đó, xã hội sẽ bắt đầu thoái lui, không phát

triển. Những thành viên phạm lỗi bị kéo xuống nấc thang tiến hoá, lại tiếp
tục qua một quá trình tranh đấu lâu dài để trở về làm người. Dharma trở
thành tư tưởng trung tâm của nền văn minh cổ Ấn Độ, do đó luật Manu được
phổ biến rộng rãi và giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội và
chế độ đẳng cấp.
1.3. Những nội dung cơ bản của luật
Luật Manu là một tác phẩm đề cập tương đối toàn diện mọi mặt của
đời sống xã hội. Luật Manu đề cập khá chi tiết về quyền lợi và trách nhiệm
của mỗi đẳng cấp về chính trị, tôn giáo, luật pháp trong xã hội, mỗi người
trong từng giai đoạn phát triển của cuộc đời, các mối quan hệ xã hội phức tạp
(giữa các đẳng cấp, giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, thầy và trò ), về sự
sinh, tử, việc thực hiện những nghi lễ tôn giáo. Manu còn đưa ra những
chuẩn mực đạo đức, luân lý của con người, đề cập đến những vấn đề của
cuộc sống thường ngày như: thủ tục hôn nhõn, thủ tục để giải quyết vấn đề
rắc rối trong quan hệ gia đình, vợ chồng, trong giao thông, đi lại, xét xử các
vụ kiện tụng, những quy tắc về sự hối lỗi, chuộc tội…vv
13
Về cấu trúc, luật Manu gồm 12 chương với gần 2700 điều. Tuy nhiên,
Về số lượng điều luật trong Manu ở nhiều tài liệu có khác nhau như 2694
điều [18;1], 2684 điều [22;16] hoặc 2685 điều [15;177].
Nội dung cơ bản từng chương như sau:
Chương 1: Gồm 119 điều với nội dung chủ yếu nói về nguồn gốc của
thế giới, sự ra đời của bốn đẳng cấp, đề cao thần Brahma - thuỷ tổ của cả thế
giới loài người và các vị thần khác có liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt và
lao động của cư dân Ấn Độ. Ví dụ điều 4, 7 ghi “Ngài (đấng) có uy lực vụ
biờn…Đấng (chỉ) có thể hiểu được bằng trí tuệ, không thể sờ tới được, vô
hình, vĩnh cửu, bao gồm trong mình mọi sinh vật, kỳ diệu (acintya), tự hiện
ra theo ý mình”, điều 24 ghi“(Ngài - Brahma tạo nên) thời gian và sự phân
chia thời gian, các hành tinh, sông ngòi, đại dương, núi non, các bình
nguyên và những chỗ lồi lõm”, điều 31 ghi “Vì sự phồn vinh của thế giới, từ

miệng, tay, đùi và bàn chân của mình người tạo (nên theo thứ tự tương ứng)
brahman, ksatrya, vaishya và shudra”…
Chương 2: Gồm 249 điều nói về vai trò của kinh Veda trong xã hội và
phân biệt vị trí, quyền lợi cũng như nghi lễ của các đẳng cấp đối với kinh
Vờđa. Nguồn gốc của dharma, quy định về dharma của mỗi đẳng cấp trong
xã hội. Ví dụ điều 70 ghi “Người muốn nghiên cứu kinh Veda phải bắt đầu
từ việc học các sastra, sau khi dọn sạch mình bằng cách uống từng ngụm
nước, mặt quay về hướng Bắc, làm brahmanjali
1
, có quần áo sạch, kiềm chế
tình cảm”, điều 167, 168 ghi “Người ưu tú nhất trong những người ra đời
hai lần, muốn lập những kỡ cụng khổ hạnh hãy luôn luôn nghiên cứu veđa,
vì trong thế giới này việc nghiên cứu veđa được coi là vĩ công cao nhất của
Brahman…. Người ra đời hai lần mà không nghiên cứu vờđa, thì ngay lúc
sống, người ấy cùng với con cháu nhanh chóng đi đến tình trạng của Suđra”
1
nghĩa đen là “ca ngợi Brahma (Veda) - là sự chào mừng kính cẩn: những ngón tay gập lại sao cho giữa
lòng bàn tay có một khoảng, và trong vị trí ấy, đưa những ngón tay lên trán
14
Chương 3: Gồm 286 điều quy định các loại hình hôn nhân trong xã
hội, việc chọn vợ Ngoài ra, chương còn đề cập chi tiết về thời gian, địa
điểm, cách thức tiến hành các nghi lễ cúng thần thánh, tổ tiên, đề cập đến vai
trò, trách nhiệm của người chủ nhà, Ví dụ điều 8 ghi “khụng lên lấy người
con gỏi túc hung, cơ chi thừa, có bệnh, không có tóc, có nhiều lông, ba hoa,
mắt đỏ”, điều 10 “Nên lấy người đàn bà không có những tật về thân thể, có
tên dễ nghe, có dáng đi của con thiên nga (hamsa) hay của con voi
(vaganagamini), có lông mềm trờn thõn và trên đầu, răng đẹp, tay chân
mềm mại”, điều 277 ghi “Người làm lễ (tôn vinh tổ tiên) trong những ngày
chẵn và dưới các chòm sao chẵn thì thực hiện được một niềm mong muốn,
người tôn vinh tổ tiên trong những ngày lễ thì có con cháu quang vinh”

Chương 4: Gồm 260 điều nói về lối sống của các đẳng cấp trong xã
hội, đặc biệt là những quy định về lối sống của đẳng cấp Brahman. Ví dụ
điều 18 có ghi “Trong thế giới này, nên sống thế nào cho áo mặc, lời lẽ và tư
tưởng phù hợp với lứa tuổi, loại hoạt động, sự giàu có, kiến thức thiêng và
dòng dõi”, điều 11 ghi “Để kiếm sống, trong bất cứ trường hợp nào cũng
không nên cư xử như những người thường; nên sống cuộc sống của
Bharman - ngay thẳng, chính trực, trong sạch”
Chương 5: Gồm 169 điều, nói về hành vi của con người đối với các
loại thức ăn, tiết hạnh của người phụ nữ. Các quy tắc tẩy uế khi có việc tử và
tẩy uế các đồ vật. Ví dụ, điều 5 ghi “Đối với những người ra đời hai lần,
những thứ không được dùng làm thức ăn là: tỏi, hành nấm và các loại rau
mọc lên từ phân”, điều 158 ghi "Cho đến lúc chết, người vợ phải là người
kiên nhẫn, trong sạch, tiết hạnh, mong muốn thực hiện dharma cao nhất đã
(được quy định) cho những người vợ chỉ có một chồng", điều 87 nêu
“Brahman chạm vào xương người có mỡ thì tẩy uế bằng phép rửa, chạm vào
15
xương khụ thỡ tẩy uế bằng cách súc miệng, cũng như bằng cách chạm vào
bò cái hay nhìn mặt trời”.
Chương 6: Gồm 97 điều nói về các nghi thức thiêng liêng trong khi
đọc kinh, cúng lễ. Những lời khuyên dành cho những người ra đời hai lần
trong việc thực hiện các lễ nghi tôn giáo, và cái chết của những con người cú
tõm tu hành. Ví dụ điều 96 ghi "Như vậy, bằng cách gạt bỏ mọi công việc,
chỉ trung thành với công việc của mình, thoát khỏi mọi ham muốn, chuộc lỗi
bằng sự thoát tục, lúc đó đạt tới mục đích cao nhất"…
Chương 7: Gồm 226 điều nêu các đức tính của vua và lời răn dạy mọi
người sống theo gương đó. Ví dụ điều 5 ghi “Bởi vì vua được tạo nên từ
những thành phần của các thần ưu tú nhất trong các thần nên vua chói lọi
hơn hẳn các sinh vật khác”…
Chương 8: Gồm 420 điều quy định về tư cách làm chứng trước toà,
việc xét xử những người bị tội và những lỗi vi phạm của đẳng cấp dưới với

đẳng cấp trên về kinh tế, an ninh chính trị, xã hội, tôn giáo… Ví dụ điều 81
ghi “Người khai chứng thật thì đạt được các thế giới cao cả, còn trong thế
giới này thì đạt được vinh quang cao nhất…”, điều 128 ghi “Ông vua trừng
phạt người không đáng phạt, mà lại không trừng phạt kẻ đáng phạt thì tự
chuộc lấy sự sỉ nhục to lớn và phải xuống địa ngục”, điều 192 ghi “ Kẻ nào
dựng cỏch lừa dối chiếm đoạt tài sản người khác, kẻ ấy phải bị trừng phạt
công khai bằng những loại nhục hình khác nhau cùng với những kẻ tòng
phạm”…
Chương 9: Gồm 336 điều nói về quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình
và sự ràng buộc hay phân biệt giữa chồng và vợ, bố mẹ và con cái. Ví dụ
điều 10, 11 ghi "Không ai có thể giữ gìn vợ bằng sức mạnh, nhưng họ có thể
làm cho người vợ chung thuỷ với mình bằng cách dùng những biện pháp sau
đõy”, “nên giao cho vợ mọi gom góp và chi dùng tài sản, (duy trì), sự sạch
16
sẽ, thực hiện dharma, làm thức ăn, chăm nom các vật dụng trong nhà"; điều
12 ghi "Đàn bà (dù) bị giam cầm, (dù) được những người đáng tin cậy bảo
vệ (cũng vẫn không khác gì) so với những người không được bảo vệ: những
người tự bảo vệ mới là những người được bảo vệ tốt".
Chương 10: Gồm 131 điều lại tiếp tục quy định và phân loại các đối
tượng được nghiên cứu kinh Veda, những quy định về lối sống của các đẳng
cấp sao cho đúng dharma. Ví dụ điều 1 ghi “Bavarna của những người ra
đời hai lần làm đúng theo những trách nhiệm của mình (svakarmastha) hãy
nghiên cứu (Veda) nhưng trong đó chỉ có Brahman có thể dạy (Veda) chứ
không phải các thành viên của hai varuakia quyết định là như vậy”, điều 63
ghi “Không làm hại, chân thực, không chiếm đoạt của người khác, trong
sạch và kiềm chế các khí quan, Manu tuyên bố cho bốn Varna (là như vậy”)
Chương 11: Gồm 266 điều răn dạy những người mắc lỗi, vi phạm điều
cấm kỵ trong, tôn giáo và giao tiếp. Những quy tắc sám hối dành cho việc vi
phạm những thức ăn cấm…Ví dụ điều 228 ghi “Kẻ tội lỗi thoát khỏi tội
bằng cách thú tội, ăn năn, bằng kỳ công khổ hạnh, bằng cách đọc Veda cũng

như-trong trường hợp bất đắc dĩ-bằng quà tặng (cho các Brahman)”….
Chương 12: Gồm 126 điều khuyên con người chăm chỉ nghiên cứu
kinh Vờda và thông qua đó để nâng cao đức hạnh, kiến thức của mình.
Những lời khuyên về lối sống, hành động của đẳng cấp Bharman. Những
quy định xử phạt với tội ăn cắp. Điều 83 ghi "Nghiên cứu veđa khổ hạnh,
(kiếm) kiến thức, kiềm chế tình cảm là phương diện tốt nhất dẫn tới phúc
lạc”, điều 54 ghi “Những kẻ phạm tội tày đình (ăn cắp) phải sống bao nhiêu
năm trong các địa ngục khủng khiếp, hết thời hạn đó phải chịu những lần tái
sinh tiếp theo”
Qua nội dung cơ bản của luật Manu có thể thấy rừ những quy định cụ
thể về tất cả mọi mặt của đời sống xã hội Ấn Độ thời cổ đại. Trong đó, Manu
17
tập trung vào việc bảo vệ chế độ đẳng cấp, quyền lợi của các đẳng cấp trên
trong xã hội, củng cố nhà nước quân chủ chuyên chế. Ngoài ra, bộ luật cũng
thể hiện rừ màu sắc tôn giáo-đạo Hindu. Với những nội dung trên, Manu trở
thành một thư tịch cổ không thể thiếu đối với các nhà nghiên cứu về Ấn Độ
cổ đại.
Chương II
CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI QUA LUẬT MANU
18
2.1. Quan niệm của bộ luật Manu về trật tự xã hội và sự phân chia
các đẳng cấp
Đạo Hinđu ở Ấn Độ đã được hình thành qua một quá trình phát triển
lõu dài bao gồm các giai đoạn: đạo Vờda (Vedism), đạo Bàlamụn
(Brahmanism) và cuối cùng là Ấn Độ giáo hoàn chỉnh (Hinduism). Giáo lí cơ
bản của đạo Hindu được thể hiện qua bộ kinh Veda gồm bốn quyển và các
kinh sỏch khỏc, cỏc luận điểm trong hai bộ sử thi Mahabharata và
Ramayana, và những truyền thuyết Pu-ra-na. Ngoài ra, bộ kinh Upanisad và
môn phái triết học Vờđanta đó cung cấp cho đạo Hinđu một cơ sở lí luận
triết học hoàn chỉnh và có hệ thống. Hindu giáo nêu lên ý niệm về vạn vật

hoà đồng, một vũ trụ vi mô (con người) đồng dạng với vũ trụ vĩ mô (vũ trụ).
Hindu giáo cho rằng có một quy luật siêu nhiên vô hình điều hành sự vận
động của mọi vật, con người không thể can thiệp được. Đó là khái niệm sita
- đối với tự nhiên hay dharma đối với con người. Từ đó dẫn đến một phương
trình cơ bản quán triệt toàn bộ tư tưởng của đạo Hindu là Atman và
Brahman. Brahman là cái bản ngã vũ trụ, các đại ngã bao chứa trong vạn vật.
Còn Atman là cái bản ngã cá thể đặc thù trong từng con người, từng sinh vật,
chính là một mảnh nhỏ cụ thể và đơn nhất của Brahman. Vậy Brahman cũng
chính là Atman và ngược lại. Các khái niệm khác cũng xuất phát từ đó là
Samsara (luân hồi) và Karma (nghiệp báo) thuyết minh về một chu kỳ tuần
hoàn và luật nhân quả của những kiếp sống. Hindu giáo vạch ra con đường
của sự giải thoát (Moska) khuyên con người có thể tiến đến cõi giải thoỏt đú
bằng nhiều con đường khác nhau như: con đường hành động phổ biến cho
đại đa số quần chúng nhân dân thông qua việc làm tròn bổn phận ở đời, con
đường tri thức hẹp hơn dành cho một số ít người biết cách tu hành khổ hạnh,
biết kiềm chế những cám dỗ của cuộc sống trần tục. Tuy nhiên, bao trùm
nhất là con đường sùng tín (Bhakti) mở rộng cho tất cả các hạng người khác
19
nhau và đây được coi là con đường trực tiếp nhất để con người vươn tới sự
giải thoát.
Nền tảng của Manu dựa trên kinh Veda - chứa đựng những yếu tố căn
bản nhất của Hindu giáo, do vậy quan niệm của Manu gần như là quan niệm
của Hindu giáo về xã hội và con người. Theo Manu xã hội được phân chia
theo đẳng cấp và giới tính, các đẳng cấp có trật tự trên dưới rõ ràng. Xã hội
là một hệ thống chặt chẽ vì mỗi người đều có những dharma của riêng của
mình và cố gắng thực hiện dharma như là một trách nhiệm bắt buộc nhằm
duy trì trật tự xã hội. Manu chấp nhận một xã hội mà ở đó khái niệm Varna
được tồn tại một cách hoàn chỉnh. Rig Veda nói rằng sự tồn tại của vũ trụ là
dựa vào sự tồn tại của bốn đẳng cấp. Nguồn gốc của họ thể hiện vị trí của họ
trong xã hội. Đẳng cấp Brahman được sinh ra từ miệng của thần Brahma,

đẳng cấp Ksatrya được sinh ra từ cánh tay, đẳng cấp Vaishya được sinh ra từ
bắp đùi và Shudra được sinh ra từ bản chân của thần [Manu, điều 31 chương
I]. Miệng là nơi nói ra những điều hay, lẽ phải; cánh tay là để bảo vệ, để điều
khiển; bắp đùi dùng để trồng cấy, sản xuất; còn bàn chân không có gì hơn
ngoài việc khúm núm và phục dịch.
Xã hội đẳng cấp được nói đến trong Manu cũng chính là xã hội đẳng
cấp cứng nhắc, bất di bất dịch ở Ấn Độ. Trong thời kỳ Vờda, chế độ đẳng
cấp tuỳ thuộc vào màu da tới thời trung đại nó tuỳ thuộc vào dòng máu gia
đình, nghề nghiệp. Trong xã hội Ấn Độ cổ đại mỗi cá nhõn đều thuộc một
đẳng cấp nhất định - cái được truyền từ đời này sang đời khác - đồng thời họ
đều phải thừa nhận và tuân thủ dharma - tức những công việc và bổn phận
thuộc về đẳng cấp mình. Thực hiện tốt dharma của bản thân sẽ là cơ sở quan
trọng nhất để duy trì trật tự và các quan hệ xã hội.
Trong hệ thống đẳng cấp của xã hội Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Brahman
giữ địa vị cao nhất và được hưởng nhiều quyền lợi nhất là chúa tể của thế
20
giới. Brahman do “sinh ra từ phần tốt nhất của thân thể (Brahman), do địa
vị đích trưởng
2
, do biết Veda, Brahman có quyền là chúa của tất cả tạo vật
ấy” [Manu điều 93, chương I]. Brahman không có nghĩa vụ phải đóng thuế
dự các nguồn lợi khác của quốc gia có cạn hết đi chăng nữa, vì rằng một
người đẳng cấp Brahman sẽ nổi điên lên và chỉ cần đọc vài câu thần chú
nguyền rủa nào đó có thể sẽ làm cho nhà vua và tất cả đạo quân của triều
đình bị tiêu diệt tức khắc [15;180]. Sở dĩ đẳng cấp Brahman có quyền hành
như vậy là vì họ nắm độc quyền tri thức. Họ bảo vệ tục lệ nhưng cũng không
quên sửa đổi nếu có lợi cho họ. Họ là người đi truyền dạy kinh kệ, viết lách
và chỉ họ mới có thể giải thích được những lời truyền dạy của thần thánh.
Ngược lại với ba đẳng cấp trên, đẳng cấp cuối cùng là Shudra không được
quyền học kinh sách. Theo Brahman, một shudra mà nghe và tụng kinh

Vờda thì sẽ phải chịu những hình phạt nặng nề. Tuy nhiên, tu sĩ Brahman
muốn được hưởng những đặc quyền của đẳng cấp mỡnh thỡ cần phải chuẩn
bị trong nhiều năm, sau đó được “tỏi sinh” và phong chức một cách long
trọng. Khi được phong chức họ trở thành một nhân vật linh thiêng, không ai
có thể xâm phạm tới thân thể và của cải của họ [15;180, 181]. Manu cho
rằng “tất cả những cái tồn tại trên thế giới là thuộc sở hữu (sva) của
Brahman do ưu thế của việc ra đời, chính Brahman có quyền với tất cả cái
đó” [Manu điều 100, chương I]. Dân chúng phải nuôi họ, hoặc riêng biệt
từng người góp sức nhau cúng cho họ, công việc đó không phải là bố thí mà
là một bổn phận thiêng liêng. Đón một Brahman về nhà hầu hạ tức là kính
thần; nếu sơ sẩy với thầy, không cung phụng đàng hoàng thì thầy bước ra
khỏi cửa nhà, bao nhiêu việc thiện trước kia chủ nhà đã làm nay sẽ tan biến
hết, sẽ bị xoá bỏ hết. Có một vài nhóm Brahman thậm chí được hưởng cả đặc
quyền về tình dục nữa. Ví dụ, các Brahman ở Namburdi được quyền “phỏ
2
Địa vị đích trưởng - là địa vị của đẳng cấp được sinh ra đầu tiên - theo thần thoại Brahman được tạo ra
trước các đẳng cấp khác
21
tõn” cỏc cô dâu trẻ trong miền; các tu sĩ Pushtimargiya ở Bombay còn giữ
đặc quyền đó đến tận thời gian gần đõy.Theo lời linh mục Duibus các tu sĩ
đền Tirupati (Đông Nam Ấn) bảo người đàn bà nào hiếm con vào ngủ một
đêm trong đền thì họ sẽ trị bệnh cho được liền [15; 181]. Brahman còn được
pháp luật bảo vệ, dự cú phạm tội nặng đến đâu cũng không bị tử hình.
Đi cùng những quyền lợi Bharman cũng phải thực hiện những nghĩa
vụ, bổn phẩn thuộc về đẳng cấp mình. Người thuộc đẳng cấp Brahman
không phải chỉ là tu sĩ mà họ còn làm nhiều nghề khác (nhiều người trong số
họ ngày nay cũng không lãnh một chức vụ nào cả, có nơi đẳng cấp Brahman
chỉ làm đầu bếp). Phải học luật và kinh Veda là nghĩa vụ chính; không được
phép cưới vợ ở ngoài đẳng cấp, nếu cưới một người vợ shudra thì con cái sẽ
thuộc paria (đẳng cấp ti tiện nhất). Brahman phải tắm mỗi ngày, và mỗi khi

bị một người thợ cạo hạ đẳng cạo mặt cho thì về nhà phải đốt phân bò cái
(phơi khô thành từng bánh) để tẩy uế chỗ đó; đại tiện, tiểu tiện xong thì phải
vệ sinh theo nhiều nghi thức tỉ mỉ… Ngoài ra, Brahman phải tuân thủ
nghiêm ngặt những quy định kiêng kị về ăn, mặc và thực hiện các nghi lễ tôn
giáo. Đối với Brahman, đôi khi quyền lợi gắn liền với trách nhiệm cao hơn
thể hiện rừ nét qua việc xét xử. Brahman nếu phạm tội thì bị trừng trị nghiêm
hơn những người thuộc đẳng cấp khác, chẳng hạn “Một Shudra ăn cắp thì
phải bồi thường tám lần giá trị vật đánh cắp; một vaishya phải phạt vạ mười
sáu lần giá tiền vật đánh cắp; một ksatrya phải phạt vạ ba mươi hai lần còn
một Bàlamụn phải thận trọng đừng bao giờ làm huỷ thương đau đớn một
sinh vật nào [15; 182,183].
Việc ưu tiên những người thuộc đẳng cấp trên trong luật Manu không
quá khó hiểu vì cũng giống như các tác phẩm khác ra đời vào thời cổ đại ở
Ấn Độ, Manu được soạn ra bởi những thành viên của một tầng lớp xã hội là
những người thuộc đẳng cấp Brahman hay những tu sĩ. Vì vậy, Manu cần
22
được hiểu không chỉ là những luật lệ do các tu sĩ làm ra mà luật làm ra để
phục vụ cho họ. Dharma của những người chủ gia đình trong Manu chủ yếu
đề cập đến những quy định đối với những người thuộc đẳng cấp Brahman.
Như trong câu kết thúc điều 286 chương 3 Manu đã khẳng định “Thế là tất
cả quy định về năm lễ cỳng đó được tuyên bố với các người; hãy nghe quy
định về cách sống của Brahman” và điều 259 chương 4 cũng ghi “Đó là lối
sống vĩnh viễn đã được công bố của Brahman chủ nhà và là bản liệt kê
những quy tắc giúp tăng thêm sự sùng tín và đáng được khen ngợi”. Đẳng
cấp tăng lữ Brahman được coi là vật thể hoàn thiện và hoàn hảo nhất, là
những con người thực sự. Manu khẳng định “Chính sự sinh ra Brahman là
sự hiện thân của dharma, bởi lẽ người đó sinh ra vì dharma và để đồng nhất
với Brahman”; “Cho nên, Brahman sinh ra để giữ gìn kho báu dharma,
chiếm địa vị cao cả nhất trên trái đất, là chúa tể của tất cả thực thể” [Manu
điều 98, 99 chương I]. Chỉ ở Ấn Độ mới thấy được hiện tượng lạ lùng này -

một đẳng cấp giữ đặc quyền và uy tín suốt hai ngàn rưỡi năm mặc dù trải qua
nhiếu sự đổi thay chính quyền. Các học giả nước ngoài cho rằng có nhiều lý
do để Manu bênh vực chế độ đẳng cấp Varna hay cũng là lí do khiến chế độ
này tồn tại bất dịch trong suốt một thời gian dài. Trước hết, về mặt sinh học,
việc nghiêm cấm hôn nhân xuyên đẳng cấp, không lai tạp, thêm vào đó là
những quy cách ăn uống, những quy tắc giữ thân thể được thanh khiết, giữ
gìn vệ sinh khiến nòi giống ngày càng tốt hơn (ưu sinh). Một điểm tiến bộ
của Manu là dù khuyến khích hôn nhân trong nội bộ đẳng cấp nhưng lại
không cho phép hôn nhân giữa những người họ hàng có chung huyết thống
(gotra). Hai là, chế độ Varna lập được trật tự trong cảnh hỗn độn do sự bất
bình đẳng và dị biệt giữa các cá nhân, nó trỏnh cho hàng triệu người khỏi bị
tham vọng phú quý ám ảnh. Chế độ này quy định đời sống cá nhân, cho mỗi
người một dharma, tạo vị trí các nghề nghiệp, mỗi người có một nghề nhất
định, không ai muốn nghĩ tới chuyện khinh suất đổi nghề và do đó giúp
23
những người cùng nghề đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau. Có thể nói rằng nhờ
Varna mà Ấn Độ dù có giặc xâm lăng hay không thì vẫn giữ được nét cổ
truyền đặc trưng của một trật tự xã hội - trật tự chứa đựng luân lý và các giá
trị văn hoá đặc sắc - trong khoảng thời gian liên tục kéo dài mà hiếm một
dân tộc nào trên thế giới có được. Trải qua các thời kỳ lịch sử hỗn loạn nhờ
chế độ đẳng cấp mà các Brahman có thể duy trì được một sự ổn định thực sự
để bảo vệ, giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau.
Những nhà xã hội học hiện đại với quan điểm về đấu tranh giai cấp
cho rằng việc tồn tại, duy trì hệ thống đẳng cấp là duy trì sự bất công trong
xã hội, nhưng Manu lại cho đó là những yếu tố làm nên tinh thần tối cao đảm
bảo cho sự thịnh vượng và phát triển của xã hội. Theo Manu giữa con người
với con người bao giờ cũng tồn tại sự khác biệt, không thể làm nên sự công
bằng khi mà bản thân họ vốn sinh ra đã không công bằng, ai có niềm tin và
đức hạnh người đó sẽ được hưởng nhiều hơn. Nhiệm vụ của mỗi đẳng cấp đã
được quy định từ chính nguồn gốc của họ. Miệng dùng để nói những điều

thông minh, uyên bác; cánh tay thể hiện hành động chiến đấu mang trong
mình nghĩa vụ bảo vệ; còn bàn chân thể hiện sự phục dịch. Bộ phận sản xuất,
phục dịch trong xã hội dù không được đề cao nhưng đều là những nền tảng
làm nên sự bền vững của xã hội. Do đó, mỗi đẳng cấp đều có vị trí xã hội
riêng của nó. Điều này cũng giống như sự kết hợp các bộ phận trên thân thể
mỗi người (không ai muốn chọn việc cắt rời chân, tay hay lưỡi của mình cả
cho dù trong nó cú xấu xí đến đâu). Qua đó, có thể thấy một mạch tư tưởng
rõ ràng trong Manu rằng nếu không tạo ra sự thông thái của Brahman thì xã
hội sẽ bị diệt vong và nếu không có sức lao động của Shudra thì nền tảng của
xã hội cũng bị sụp đổ.
Luân lý gắn liền với dharma; dharma là kỷ luật, là cách sống đã được
vạch ra cho mỗi người ở mỗi đẳng cấp khác nhau. Là một người Ấn không
24
có nghĩa là theo tôn giáo này hay tôn giáo khác mà có nghĩa là một phần của
một đẳng cấp này hay đẳng cấp kia, chấp nhận dharma của mình tức là chấp
nhận những tục lệ truyền thống đó cú từ thời xưa. Nghề nghiệp nào cũng có
bổn phận, quyền và hạn riêng, người Ấn nào giữ tục lệ thì vẫn sống trong
vòng truyền thống: ông cha sống ra sao thỡ mỡnh sống như vậy. Mỗi cá
nhân theo đúng dharma giống như là hạt giống nảy mầm theo đúng quy luật
của tự nhiên. Quan niệm đó tuy có từ rất lâu nhưng đến bây giờ người Ấn
vẫn cho rằng mình là thành phần của một đẳng cấp nhất định nào đó. Như
một sử gia Anh đã nói rằng “Không có đẳng cấp thì không sao quan niệm
nổi xã hội Ấn Độ” [19; 23]. Ngoài dharma riêng của mỗi đẳng cấp, người Ấn
còn phải theo một dharma chung gồm những bổn phận chung cho mọi đẳng
cấp mà đại cương là phải tôn trọng các tu sĩ và phải tôn kính bò cái, tiếp đó
là bổn phận phải sinh con đẻ cỏi…Cú con không phải chỉ giúp về phương
diện kinh tế và săn sóc cha mẹ khi về già mà còn để nối dòng dõi, thờ cúng
tổ tiên nếu không thì vong linh tổ tiên sẽ đói khát. Vì vậy ở Ấn Độ, không có
vấn đề hạn chế sinh sản và phá thai là một tội nặng ngang với tội giết một
người đẳng cấp Brahman. Vậy có thể thấy rằng trong Manu gia đình rất được

coi trọng. Trong gia đình chứa đựng dharma của đẳng cấp, của các thành
viên, chứa đựng những nghi lễ tôn giáo thiêng liêng. Nếu gia đình đảm bảo
được những yếu tố đó thì xã hội sẽ đi lên theo hướng lý tưởng.
Vậy thế nào là một trật tự xã hội lý tưởng mà con người cần hướng
tới, Manu cho rằng nó cần đảm bảo những yếu tố sau:
Một là, sista. Mục đích cuối cùng của Manu là thiết lập một xã hội
thiêng liêng mà ở đó những mong muốn thiết thân nhất của con người được
đáp ứng, mọi khao khát được lấp đầy và biến nó thành bản chất thật sự của
cuộc sống. Điều 2 chương 2 khẳng định “Niềm mong muốn không đáng
25

×