Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

ng van 9 .tuan 25 theo chuẩn ktkn(3 cot)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.72 KB, 21 trang )

Tuần 25 Ngày soạn:
Tiết 116 Ngày dạy:
Bài 23: MÙA XUÂN NHO NHỎ
( Thanh Hải )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
- Lẽ sống cao đẹp của một người chân chính.
2. Kỹ năng
- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
3. Thái độ
- Yêu quê hương, đất nước, mong muốn được cống hiến cho quê hương đất nước
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
a. Phương pháp: Thuyết trình, đọc sáng tạo, nêu và giải quyết vấn đề
b. ĐDDH: Giáo án, tranh, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình lên lớp.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
1. Ổn định Báo áo sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu câu hỏi hs trả lời.
3. Dạy bài mới:
Mùa xuân là một đề tài phong phú
cho các thi nhân thử bút .Đã có bao
nhiêu bài thơ hay về mùa xuân .
Nhà thơ Thanh Hải đã khá thành
công khi phát hiện “Mùa xuân nho
nhỏ”- ước vọng khiêm tốn dâng
hiến cho đời của bản thân mình và


con người . Nội dung của bài thơ
như thế nào hôm nay chúng ta tìm
hiểu .
Nghe
HĐ1: Tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung
HD HS đọc
GV: nhận xét và sữa cách đọc cho
học sinh.
GV HD HS đọc và tìm hiểu một số
từ khó ở chú thích SGK
Nêu những nét chính về tác giả?
Nêu hoàn cảnh sáng tác?
Đọc
Sinh năm 1930-1980 ở Thừa
Thiên -Huế .
- Viết tháng 11/1980 đến ngày
nhà thơ vật lộn với bệnh tật
trước khi qua đời.
1. Đọc
2. Chú thích
a.Tác giả (SGK)
b.Tác phẩm (SGK)
? Bài thơ được làm theo thể thơ gì
GV: Bài thơ không ngắt nhịp trong
từng câu và từng khổ cũng không
đều đặn, nhịp điệu của bài thơ biến
đổi theo mạch cảm xúc : say sưa,
trìu mến ở khổ đầu; nhanh , hối hả
ở khổ 2,3;giọng tha thiết trầm lắng
ở khổ 4,5

Nghe – Đọc
Nghe
Đọc – Giải thích
- Năm chữ
3. Thể thơ
5 chữ
Bài thơ được chia làm mấy
phần.Nội dung của từng phần?
Chốt lại bằng bảng phụ
Đoạn 1:6 dòng đầu
Đoạn 2: Hai khổ tiếp
Đoạn 3: Hai khổ tiếp
Đoạn 4: Khổ cuối
4.Bố cục:4 đoạn
Đoạn 1: Cảm xúc trước mùa
xuân thiên nhiên đất trời.
Đoạn 2: Cảm xúc trước mùa
xuân thiên nhiên đất nước
Đoạn 3: Suy nghĩ và ước
nguyện
Đoạn 4: Lời ca ngợi quê hương,
đất nước qua điệu dân ca xứ
Huế
HĐ2: Đọc - hiểu văn bản II. Đọc - hiểu văn bản
A. Nội dung
Nêu nội dung của 6 dòng đầu.
1.Hình ảnh mùa xuân của
thiên nhiên, đất trời.
Mùa xuân ở khổ đầu được dùng
với ý nghĩa gì?

Hình ảnh mùa xuân của thiên
nhiên được phác hoạ bằng những
nét đẹp nào?
Những chi tiết nào được dùng để
miêu tả mùa xuân?
- Mùa xuân của thiên nhiên,
đất trời.
Trả lời
- Mọc giữa dòng …
Ơi con chim…
Hót chi mà ….
a. Mùa xuân của thiên nhiên
+Dòng sông xanh
+Bông hoa tím
+Chim hót
+Giọt sương
Tác giả miêu tả mùa xuân trong
không gian màu sắc, âm thanh như
thế nào? Qua những hình ảnh trên.
Em hình dung ra bức tranh mùa
xuân như thế nào?
GV: Nói đến dòng sông xanh, bông
hoa tím biếc, người ta nghĩ ngay
đến Huế với dòng sông Hương
nước trong xanh, mầu áo tím – đặc
trưng của cho vẻ đẹp của xứ Huế.
( màu tím có thể là bông hoa lục
bình , hoặc cô gái mặc áo tím ngồi
trên chiếc thuyền dưới dòng sông)
Lê Anh Xuân trong bài “Trở về

quê nội” có câu
+ Dòng sông, mặt đất, bầu trời
+Sông xanh, hoa tím
+Chim hót vang trời
+Không gian: cao rộng, thoáng
đãng, thơ mộng.
+Màu sắc: Tươi thắm đầy sức
sống, sức xuân( xanh, tím)
+Âm thanh:vang vọng tươi vui
của chim chiền chiện .
“ Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm
Hoa lục bình tím cả bờ sông”
? Từ “ ơi” trong câu thơ có ý nghĩa
gì.
Tác giả dùng từ cảm thán “ ơi” để
gọi chú chim xinh nhỏ và linh lợi ,
rồi hỏi “ hót chi”như ngỡ ngàng
thích thú . Tg lắng nghe tiếng chim
hót bằng tai, bằng cả trái tim, trí
tưởng tượng liên tưởng độc đáo
-Bộc lộ cảm xúc vui mừng khi
bắt gặp mùa xuân có tiếng
chim hót
Ngắm dòng sông, nhìn bông hoa,
nghe chim hót tăm trạng của tác
giả như thế nào?
GV cảm xúc của tác giả trước cảnh
mùa xuân của thiên nhiên được tác
giả miêu tả tập trung ở chi tiết rất
tạo hình “Từng giọt long lanh

rơi…hứng”
Em hiểu như thế nào về hai câu thơ
trên?
Tình cảm của tác giả được thể hiện
Từng giọt long lanh rơi…hứng
- Cách hiểu 1: từng giọt -> giọt
mưa xuân long lanh trong sáng
của trời đấn nhà thơ đưa tay.
- Cách hiểu 2: có sự chuyển
đổi cảm giác tiếng chim từ chỗ
là âm thanh đến từng giọt lại
long lanh ánh sáng và màu sắc
đến cảm nhận cả bằng cảm
giác.
- Nâng niu khát vọng thu nhận
và giữ gìn vẻ đẹp của đất trời.
Biểu hiện của tấm lòng tha
thiết yêu cuộc sống.
→Tâm trạng say sưa ngây ngất
Hai câu thơ này tác giả sử dụng
nghệ thuật gì?
GV:Tiếng chim –âm thanh ( thính
giác) →từng giọt ( hình khối - thị
giác ) → từng giọt long lanh bánh
sáng mầu sắc ( đưa tay –xúc giác)
Trả lời NT: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
(Thính giác-thị giác- xúc giác.)
Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ
trong 6 câu đầu, tác dung?
Trả lời Từ láy, cảm thán , động từ”

hứng” →tình cảm nâng niu quý
trọng.
Qua 6 câu đầu em có cảm nhận gì
về bức tranh mùa xuân của quê
hương đất trời?
→Đẹp, sinh động đầy sức sống.
Nội dung của phần 2 là gì?
TL
b.Cảm xúc về mùa xuân của đất
nước
Từ mùa xuân của đất trời tác giả
chuyển sang cảm nhận về mùa
xuân của đất nước với những hình
ảnh nào?
Hai hình ảnh này biểu trưng cho
Người cầm súng và người ra
đồng.
- Hai nhiệm vụ chiến đầu và
+Đối tượng tiêu biểu cho đất
nước : người chiến sĩ và người
nông dân.
điều gì? lao động sản xuất.
GV: Người chiến sĩ làm nhiệm vụ
chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc , còn
người nông dân thì làm nhiệm vụ
sản xuất để góp phần xây dựng và
làm giầu cho đất nước . đối với
người cầm súng mùa xuân chính là
lộc lá ngụy trang theo họ trên
đường ra trận .Người ra đồng mùa

xuân đến sẽ cho họ một mùa bội
thu → Lộc tượng trưng cho sự sinh
sôi nảy nở cho sự thành đạt→chính
họ đã đem mùa xuân về cho đất
nước.
Hình ảnh làm em nhớ đến sự kiện
nào?

Tác giả tạo sức gợi cảm cho câu
thơ bằng hình ảnh nào?
GV: mùa xuân đọng lại trong hình
ảnh lộc non, đã theo người cầm
súng và người ra đồng hay chính
học đã đem mùa xuân đến mọi nơi
trên đất nước.
Hình ảnh “lộc non” tượng trưng
cho điều gì?
Sức sống của mùa xâun đất nước
còn được cảm nhận ở đâu?
Nghe
- Không khí lao động khẩn
trương, hào hùng của đất nước
nhân dân Việt Nam những
năm đánh Mĩ.
- Hình ảnh lộc non của màu
xuân gắn với người cầm súng,
người ra đồng.
- Sự nảy nở sinh sôi, sự dồi
dào, thành đạt.
- Trong nhịp điệu hối hả,

những âm thanh xôn xao và
đất nước được hình dung bằng
hình ảnh so sánh.
Nhận xét nhịp thơ, nghệ thuật , ý
nghĩa của đoạn hai?
TL
→ Nhịp thơ khẩn trương, hối hả
, từ láy, điệp ngữ
Nhắc đến mùa xuân của đất nước
tác giả còn nhắc đến truyền thống
nào của dân tộc ?
Trải qua bốn nghìn năm thăng
trầm nhưng đất nước vẫn đi
lên vẫn hướng về tương lai
phía trước
Thể hiện ý chí quyết tâm , niềm
tin sắt đá của dân tộc xây dựng
dân giàu nước mạnh.
GV: mùa xuân của thiên nhiên đất
nước đẹp như vậy còn còn ước
nguyện của nhà thơ như thế nào ta
sang phần 3
2.Tâm niệm của nhà thơ
Điều tâm niệm của nhà thơ là gì?
Tâm niệm ấy được thể hiện qua
hình ảnh nào?
Cái âm thanh “ nốt trầm xao
Trả lời
Làm con chim
Làm cành hoa

Làm nốt trầm
- Khát vọng được hoà nhập vào
cuộc sống đất nước, cống hiến
phần tốt đẹp dù nhỏ bé của
mình cho cuộc đời chung, cho
đất nước.
xuyến” của bản “ hòa ca” càng làm
tăng thêm sức gợi cảm : “ Em ơi
mùa xuân đến rồi đó”
Nhận xét về ước nguyện của nhà
thơ?
GV: Đó chính là “MXNN – Lặng
lẽ dâng cho đời” thể hiện khát vọng
hoà nhập, dâng hiến . Nốt trầm xao
xuyến của MXNN cứ tự nhiên hoà
vào mùa xuân lớn của mùa xuân
thiên nhiên đất nước.
Nghe
+Ước điều giản dị , muốn góp
phần nhỏ bé làm nên mùa xuân
thiên nhiên đất nước
Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ
và biện pháp nghệ thuật trong đoạn
này?
TL
+Đại từ “ Ta”lặp lại →Đây
không chỉ là tâm sự , ước vọng
của tác giả mà là của nhiều
người .Đảo ngữ “ dâng”, điệp từ
“ dù” → tình cảm hiến dâng

của nhà thơ dù ở lứa tuổi nào.
+Từ láy “ Nho nhỏ, lặng lẽ” →
thái độ chân thành đức tính
khiêm tốn của con người lấy
tình thương làm chuẩn mực cho
đạo lí sống đẹp “ Sống là cho
đâu chỉ nhận riêng mình”
GV: Tuổi 20 là tuổi đẹp nhất trong
một đời người tuổi được ước mơ
và cống hiến nhiều nhất . Bác Hồ
đã từng nói: “ Một năm khởi đầu từ
mùa xuân” … tuổi trẻ là mùa xuân
của xã hội .
Cách đây 600 năm Nguyễn Trãi
cũng đã lặng lẽ hiến dâng : “ Bui
có một lòng trung lẫn hiếu – Mài
chăng khuyết , nhuộm chăng
đen”hay trong bài “ một nhành
xuân” Tố Hữu đã viết :
“ Nếu là con chim ,chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải
xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng
mình”.
Thanh Hải sống đúng như lời tâm
niệm của mình ( trẻ đi kháng
chiến- già nằm trên giường bệnh
vẫn làm thơ và ước nguyện)
Nghe

Em có ước nguyện như thế nào.
Làm sao để thực hiện được ước
nguyện ấy?
Tự bộc lộ
4.Ca ngợi tự hào về quê
hương, đất nước.
Sau khi xác định lí lẽ sống nhà
thơ đã làm gì ?
Hát bài ca Huế yêu thương nói
riêng nước Việt Nam nói
chung.
Nhận xét về nội dung và nghệ thuật
của khổ cuối?
Nhạc điệu tha thiết , lôi cuốn →
là khúc nhạc quê hương trường
tồn bất diệt .
HĐ3: Tìm hiểu nghệ thuật tác
phẩm.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật
của tác phẩm?
Chú ý thể thơ
Ngôn ngữ thơ như thế nào? Tác
dụng của nó?
Khi tìm hiểu bài thơ xong, em hãy
nêu ý nghĩa của bài thơ.
Suy nghĩ- trả lời
- Ngôn ngữ giản dị, trong
sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm
xúc.
Suy nghĩ- trả lời

B. Nghệ thuật
- Viết theo thể thơ 5 chữ nhẹ
nhàng tha thiết.
- Kết hợp những hình ảnh thơ tự
nhiên, giản dị với những hình
ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng,
giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.
- Kết cấu chặt chẽ, giọng thơ
luôn phù hợp trong từng đoạn.
C. Ý nghĩa.
- Bài thơ thể hiện những rung
cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ
đẹp thiên nhiên, đất nước và
khát vọng và cống hiến cho đất
nước, cho cuộc đời.
4. Củng cố:
Thông qua văn bản em hãy nói rõ
trách nhiệm của bản thân mình với
đất nước?
KNS: Em có nhận xét gì về mùa
xuân- vẻ đẹp, không khí, con
người….?
Em ao ước điều gì cho bản thân
sau này? Điều đó có giúp ích
được gì cho quê hương đất nức
không?
Suy nghĩ- trả lời
Học sinh trình bày
5. Hướng dẫn HS học ở nhà

- Học thuộc bài thơ và nội dung
trong tập.Phân tích và cảm thụ một
đoạn thơ trong bài.
- Soạn trước bài tiếp theo.
Nghe
IV. Rút kinh nghiệm .
Tuần 25 Ngày soạn:
Tiết 117 Ngày dạy:
Bài 23: VIẾNG LĂNG BÁC
( Viễn Phương )
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc hiểu văn bản thơ trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ……
3. Thái độ:
- Yêu kính Bác , trân trọng những điều Bác đã làm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
a. Phương pháp: Đọc sáng tạo, nêu và giải quyết vấn đề, Thuyết trình, gợi mở.
b. ĐDDH: Giáo án, SGK.tranh
2. Học sinh: Sgk, tập soạn, tập ghi
III. Tiến trình lên lớp.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc và nêu nội dung của bài thơ “
Mùa xuân nho nhỏ”?

Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của
bài?
Trả lời
3.Dạy bài mới:
Lời bài hát “ Bác Hồ , người là niền tin
thiết tha nhất trong lòng dân và trong
trái tim nhân loại…” cứ vang mãi trong
lòng mọi người Nhà thơ Viễn Phương
khi ra thăm lăng Bác…
Nghe
HĐ1: Tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung
GV HD: Giọng trang nghiêm sâu lắng ,
vừa tha thiết , đau xót tự hào thể hiện
đúng tâm trạng xúc động khi vào lăng
viếng Bác ,khổ cuối đọc nhanh hơn
giọng cao hơn.
GV đọc mẫu một đoạn, gọi hai đến ba
học sinh đọc đến hết.
GV nhận xét và sữa ccáh đọc cho học
sinh.
Tìm hiểu một số từ khó ở chú thích
SGK: trung hiếu , bão táp→Bão lớn
Nêu những nét chính về tác giả?
Sinh năm 1928 quê ở An Giang
1. Đọc
2. Chú thích (SGK)
a.Tác giả (SGK)
Viễn Phương sinh 1928
quê ở An Giang
Nêu vài nét vế tác phẩm?

Viết tháng 4/1976 kháng chiến
chống Mỹ thắng lợi, đất nước
thống nhất, lăng chủ tịch Hồ
Chí Minh vừa khánh thành,
Viễn Phương ra bắc, vào thăm
lăng Bác.
- Thơ ông nhẹ nhàn, giàu
tình cảm.

b.Tác phẩm (SGK)
- Năm 1976 VP ra thăm
lăng Bác và sáng tác bài
thơ này
Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
GV: Bài thơ làm theo thể thơ 8 chữ
( nhưng có dòng 7 hoặc 9 chữ) cách
gieo vần trong từng khổ cũng không cố
định)
Tám chữ
3. Thể thơ
Thơ 8 chữ
Bài thơ được chia làm mấy phần.Nội
dung của từng phần?
Chốt lại bằng bảng phụ.
? Phương thức biểu đạt .
4 phần tương đương với bốn
khổ
Miêu tả cảnh lăng, biểu cảm
4. Bố cục
- Khổ 1: Cảnh bên ngoài

lăng buổi sớm.
- Khổ 2: cảnh đoàn người
xếp hàng vào viếng lăng.
- Khổ 3: Cảnh bên trong
lăng, xúc động của nhà
thơ khi đứng trước Bác.
- Khổ 4: Ước nguyện
khia mai về miền Nam.
HĐ2: Đọc - hiểu văn bản. II. Đọc - hiểu văn bản.
Cảm xúc bao trùm của tác giả và trình
tự biểu hiện trong bài thơ là gì? .
Trình tự từ ngoài vào trong
A. Nội dung
1.Tâm trạng cảm xúc
của nhà thơ
Niềm xúc động thiêng
liêng thành kính, lòng
biết ơn và tự hào pha lẫn
nỗi đau xót của nhà thơ.
Nêu nội dung của khổ thơ đầu ? a. Cảm xúc trước không
gian cảnh vật bên ngoài
lăng.
Tác giả đã xưng hô như thế nào vì sao
lại xưng như vậy?
“Con” là để xưng hô trong gđ của người
con với cha mẹ, với người lớn tuổi . Các
nhà thơ thường xưng con với Bác :
“ Người không con mà có triệu con”
“ Bác nhớ Miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong

cha”( Tố Hữu)
Xưng con
+Xưng con →tình cảm
thân thương, kính trọng
Nhà thơ vào thăm lăng Bác vào thời
gian nào?
Rất sớm→ sương mù còn bao
phủ quanh lăng
Hình ảnh đầu tiên tác giả nhìn thấy là
gì?
Nhận xét về hình ảnh này?
Hàng tre xanh bát ngát
Hình ảnh hết sức quen thuộc
của làng quê, của đất nước Việt
Nam một biểu tượng của dân
tộc Việt Nam.
Tác giả đã làm nổi bật những đặc trưng
nào của cây tre?
Hàng tre xanh bát ngát đứng thẳng hàng
có nghĩa là gì?
Hàng tre thân thuộc được tác giả nhân
hoá trải qua bao bão táp mưa sa vẫn
đứng thẳng hàng tựa như con người
Việt Nam kiên cường bất khuất trong
4000 năm lịch sử .là biểu tượng của dân
tộc
Cây tre xanh bát ngát đứng
thẳng tắp, canh giấc ngủ ngàn
năm cho Bác. Cây tre cứng cáp,
hiên ngang vẫn đứng thẳng

hàng dù “bão táp mưa sa”.
Biểu tượng cho sức sống, tinh
thần bất khuất của con người
Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
+ Bát ngát: dài rộng
+ Tre xanh: đầy sức sống bền bỉ
kiên cường
+ Đứng thẳng hàng : kiên
cường , bảo vệ
Nhận xét về nghệ thuật và tác dụng của
nó?
Lăng Bác nằm giữa hàng tre thân
thương đời thường , đó là biểu tượng
của đất nước của dân tộc đã tụ họp để
canh giữ giấc ngủ cho bác . Tóm lại dấu
hiệu đầu tiên nơi bác chính là dấu hiệu
Việt Nam .
Nhận xét không khí trước khi vào lăng?
Không khí trang nghiêm thành
kính .
→Thán từ “ ôi” cảm xúc
tự hào; ẩn dụ “cây tre”
chính là đội ngũ con
người đang canh giấc ngủ
cho Bác
Không khí trang nghiêm
thành kính .
Gọi HS đọc khổ thơ thứ 2 Đọc
b.Cảm xúc của tác giả
trước dòng người vào

thăm lăng Bác.
Tình cảm của nhà thơ và mọi người đối
với Bác được thể hiện như thế nào?
Ở đoạn thơ này tác giả đã sử dụng biện
pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của khổ
thơ?
GV giảng bình : Mặt trời của thiên
nhiên vĩnh hằng ban phát ánh sáng cho
nhân gian – Mặt trời trong lăng là BH,
một Mặt Trời đỏ rực mầu cách mạng ,
Mặt Trời cách mạng ấy vẫn mãi chiếu
sáng đướng chúng ta đi bằng sự nghiệp
cách mạng vĩ đại, trí tuệ cách mạng vĩ
đại nhân cách cách mạng vĩ đại của
Người.
Em hiểu như thế nào về hai câu :
“Ngày ngày dòng người đi trong…
Kết trang hoa dâng 79 mùa xuân”
GV: Hai từ “ngày ngày” lặp lại, gây ấn
Trình bày
+Điệp từ “ ngày ngày” chỉ thời
gian liên tục, vô tận .
+Lặp lại : “mặt trời” . “ Mặt
trời” c2 là ẩn dụ →Bác Hồ .
+ “ Tràng hoa” là ẩn dụ →tấm
lòng thành kính của nhân dân
đối với Bác .
+ “ Bảy mươi chín mùa xuân”
hoán dụ → bác 79 tuổi . Cuộc
đời đẹp như những mùa xuân và

làm ra những mùa xuân cho đất
nước cho con người, thể hiện sự
tôn kính của nhà thơ và nhân
dân đối với Bác .
Mọi người đến viếng lăng Bác
mỗi ngày nối nhau kết thành
- Niềm thành kính, biết
ơn và nỗi niềm xúc động
khôn nguôi khi đứng
trước linh cửu của Người.
Nghệ thuật : điệp từ , ẩn
dụ , hoán dụ.
tượng mạnh mẽ về sự bất biến: Bác đã
ra đi nhưng con cháu luôn ở bên Bác.
tràng hoa bất tận. Những con
người được Bác soi sáng đã trở
thành những bông hoa đẹp nhất
dâng lên Người.
Gọi HS đọc khổ 3 Đọc c.Cảm xúc của tác giả
khi vào trong lăng.
Khung cảnh và không khí trong lăng
như thế nào?
+ Khung cảnh, không khí
trong lăng trang nghiêm
thanh tĩnh , ánh sáng dịu
nhẹ trong trẻo
Tác giả có suy nghĩ gì khi nhìn thấy
hình ảnh Bác?
Phân tích hình ảnh thự và nét tượng
trưng có trong khổ 3?

GV: Trong giấc ngủ của Bác có trăng
làm bạn .Hình ảnh vầng trăng dịu hiền
là người bạn tri ân tri kỉ với Bác, “vầng
trăng sáng dịu hiền” là một ẩn dụ nghệ
thuật tinh tế ,gợi nhớ đến tâm hồn cao
đẹp sáng trong của bác và những vần
thơ tràn đầy ánh trăng của người: Trăng
vào cửa sổ đòi thơ …
Người ngắm trăng soi ngoài cửa …
Rằm xuân lộng lộng trăng soi …
Trăng lồng cổ thụ , bóng lồng …
Trình bày
Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu
hiền”, “trời xanh” -> những
hình ảnh tả thực vừa tượng
trưng. Bác như vầng trăng dịu
hiền trong giấc ngủ bình yên.
Cả đời Người đã thức vì dân tộc
đến khi vĩnh viễn ra đi Bác mới
được nghỉ ngơi. Với người Việt
Nam Bác không mất mà như là
“trời xanh là mãi mãi”
+Bác yên nghỉ thanh thản
→giấc ngủ bình yên của
một người suốt cả một
đời đấu tranh cho dân
tộc.
Trước hình ảnh BH tâm trạng của tác
giả như thế nào ?
GV: Dù vẫn biết rằng Bác còn sống mãi

với quê hương đất nước , như trời xanh
→Người đã hoá thành thiên nhiên đất
nước dân tộc . Nhà thơ Tố Hữu Viết :
“ Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa , mỗi cành hoa”
Dù vẫn tin như thế nhưng tác giả vẫn
đau xót vì sự ra đi của Bác , không chỉ
mình tác giả mà cả dân tộc VN
“ Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
( Bác ơi- Tố Hữu)
TL
Nghe
→Tâm trạng đau đớn, xót
xa, quyến luyến không
muốn rời→ “ Nhói” là
tiếng khóc nghẹn ngào vì
Bác không còn nữa .
Gọi Hs đọc khổ cuối.
Trước lúc phải chia xa nhà thơ đã thể
hiện tình cảm nào với Bác?
Thương mến Bác tuôn trào. Nật
lên thành tiếng khóc nghẹn
ngào. Không muốn chia xa.
d. Ước nguyện của nhà
thơ.
Trước khi phải rời lăng Bác tác giả đã
ước nguyện điều gì?
GV: Tâm trạng lưu luyến muốn được ở
mãi bên lăng Bác. Nhưng tác giả cũng

biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam
Làm con chim
Làm đoá hoa
Làm cây tre
chỉ có thể gửi gắm lòng mình bằng cách
muốn hoá thân hoà nhập vào những
cảnh vật bên lăng bác.
Nhà thơ Thanh Hải đã từng có ước
nguyện làm chim hót, cành hoa, nốt
trầm …góp vào mùa xuân của thiên
nhiên đất nước.
Nhận xét cách sử dụng từ ngữ và tác
dụng?
Trả lời
-Điệp ngữ “ Muốn làm”
nhấn mạnh ước nuyện
của tác giả thể hiện tăm
trạng lưu luyến muốn
được ở mãi bên lăng Bác
Hình ảnh cây tre được lặp lại ở cuối bài
cho ta biết điều gì?
GV: “cây tre …” trung và hiếu là hai
phẩm chất quan trọng của con người.
Trong quan niệm dân gian, kẻ làm tôi
phải trung thành với chủ, phận làm con
phải hiếu với cha mẹ. Ngày nay trung
hiếu -> những giá trị đạo đức mới, rộng
hơn “trung với nước, hiếu với dân.
Dân tộc ta vốn rất kiên trì
bềnbỉ, hiên ngang bất khuất

trước “bão táp mưa sa” cũng
sống rất đậm đà, tình nghĩa.
HĐ3. Tìm hiểu nghệ thuật
Em có nhận xét gì về giọng điệu thơ?
Thể thơ tám chữ, đôi khi có biến thể có
tác dụng gì?
Ngôn ngữ biểu cảm ntn?


Suy nghĩ- trả lời
C. Nghệ thuật
- Giọng điệu trang
nghiêm, sâu lắng.
- Viết theo thể thơ tám
chữ, đôi khi có biến thể
giúp nhịp điệu linh hoạt,
sinh động
- Sáng tạo trong việc xây
dựng hình ảnh thơ.
- Lựa chọn ngôn ngữ biểu
cảm phù hợp.
4.Củng cố:
? Tác dụng của biện pháp ẩn dụ , ngầm
so sánh bác như mặt trời nghĩa là gì .
a.Khẳng định công lao của Bác
đối với dt như trời biển.
b.Khẳng định sự bất tử của Bác
trong lòng dân.
c.Bày tỏ lòng tin yêu vô bờ đối
với Bác.

d.Cả a,b,c đều đúng
Ý nghĩa của hình ảnh cây tre trong bài a.Biểu tượng cho dân tộc Việt
thơ là gì?
Nam kiên cường bất khuất.
b.Biểu tượng cho đức tính quý
báu của con người VN
c.Biểu tượng cho tấm lòng
trung hiếu của nhân dân đối với
Bác
d.Cả a,b,c đều đúng
KNS: Hãy cho biết tại sao hằng năm
chung ta hay được nghe và kể chuyện,
học tập tấm gương Bác?
Hãy trình bayfsuy nghĩ của em về ước
muốn của nhà thơ?
5. Hướng dẫn HS học ở nhà:
- Học thuộc bài thơ và nội dung ghi
trong tập.
- Đọc và trả lời câu hỏi 1.2.3 bài “Nghị
luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích)
Thấy được nhân cách vẻ đẹp
của Bác và học tập.
Trình bày
Nghe
IV . Rút kinh nghiệm
Tuần 25 Ngày soạn:
Tiết 118 Ngày dạy:
Bài 23: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)


I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích
- Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện( đoạn trích)
2. Kỹ năng:
- Nhận diện bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và kỹ năng làm bài văn nghị luận
thuộc dạng này.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
3. Thái độ:
- Làm tốt bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện ( đoạn trích).
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
a. Phương pháp: Thảo luận nhóm , phân tích ngôn ngữ, thuyết trình, gợi mở…
b. ĐDDH: Bảng phụ, giáo án, SGK.
2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi, SGK .
III. Tiến trình lên lớp.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số HS
Lớp trưởng báo cáo.
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là nghị luận về một tư
tưởng đạo lí? Yêu cầu nội dung
của bài nghị luận này?
GV: Nhận xét và cho điểm
Trinh bày
Nghe
3. Dạy bài mới:
Chương trình văn nghị luận lớp 7
( phép lập luận giải thích chứng

minh ) lớp 8 ( Nghị luận có sử
dụng yếu tố MT,BC,TS ) lớp 9
( NL xã hội, NL văn chương) NL
về một tác phẩm văn học là nghị
luận văn học hôm nay chúng ta sẽ
tìm hiểu .
Nghe
HĐ1: Tìm hiểu bài nghị luận về
một tác phẩm truyện
I.Tìm hiểu bài nghị luận về
một tác phẩm truyện
Gọi HS đọc đoạn văn. Đọc
1.Đọc đoạn văn (SGK)
2.Nhận xét
Nêu bố cục của văn bản? 3 phần
Phần 1 : đoạn 1 ( MB)
Phần 3 : đoạn cuối( KB)
Vấn đề nghị luận của bài văn này
là gì?
TL Vấn đề nghị luận là những
phẩm chất , đức tính tốt đẹp
đáng yêu của nhân vật anh
thanh niên làm công tác khí
tượng kiêm vật lí địa cầu trong
truyện ngắn
“ Lặng lẽ Sa Pa”
? Đặt nhan đề cho văn bản . - Xao xuyến SaPa.
- Sức mạnh của niềm đa, mê.
-Nhan đề :
+Hình ảnh ATN trong “Lặng lẽ

Sa Pa”
+Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng Lẽ
+Vẻ đẹp về lối sống và tình
người trong “Lặng lẽ Sa Pa”
Vấn đề nghị luận được người viết
triển khai qua những luận điểm
nào?
Tìm những câu nêu lên hoặc cô
đúc luận điểm của văn bản?
Đ1: Hai câu : “ Dù được
miêu tả nhiều hay ít …khó
phai mờ”→các câu nêu vấn
đề nghị luận .
Đ2: Câu “ Trước tiên nhân
vật ATN …gian khổ của
mình .
( Câu chủ đề nêu LĐ)
Đ3: “Nhưng ATN này thật
đáng yêu …chu đáo”.( Câu
chủ đề nêu LĐ)
Đ4: “Công việc vất vả …
khiêm tốn” .( Câu chủ đề nêu
LĐ)
Đ5: “Cuộc sống của chúng ta
…tin yêu”. .( Câu chủ đề nêu
LĐ)
Nhận xét cách nêu luận điểm?
Để khẳng định các LĐ trên người
viết đã lập luận như thế nào?
LĐ rõ ràng , ngắn gọn gợi

được ở người đọc sự chú ý .
-Từng lĐ được phân tích chứng
minh một cách thuyết phục
bằng dẫn chứng cụ thể trong
tác phẩm . LC xác đáng là
những chi tiết hình ảnh đặc sắc.
-Bố cục chặt chẽ . Từ nêu vấn
đề người viết đi vào phân tích ,
diễn giải rồi khẳng định , nâng
cao vấn đề nghị luận.
Thế nào là nghị luận về một tác
phẩm truyện ( đoạn trích)?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
Trả lời
Đọc 3.Ghi nhớ SGK
HĐ2: Luyện tập II. Luyện tập :
Gọi Hs đọc bài tập Đọc BT1: SGK/63
Vấn đề nghị luận của đoạn văn là
gì?
+ Vấn đề nghị luận : Tình thế
lựa chọn sống – chết và vẻ
đẹp nhân cách của lão Hạc.
Đoạn văn nêu lên những ý chính
nào?
+ Đoạn văn phân tích cụ thể
những hành động , nội tâm
của nhân vật ( Phân tích một
khía cạnh trong tính cách của
LH).
Câu văn mang LĐ “ Từ việc miêu tả các hoạt

động của các nhân vật , NC
đã gián tiệp đưa ra …đầu”
Các ý kiến đó giúp ta hiểu thêm gì
về nhân vật LH?
Lão Hạc đã chọn cái chết
trong hơn sống đục, bảo toàn
nhân cách, vẻ đẹp của tâm
hồn lão Hạc. Đó là một
người nông dân nghèo, hiền
lành lương thiện. Làm sáng
tỏ nhân cách đáng kính, một
tấm lóng hi sinh cao quý.
Chúng ta thêm yêu quý, kính
trọng lão Hạc.
Hãy lập dàn ý cho bài Viếng lăng
Bác( Viễn Phương)
Yêu cầu hs thảo luận trong 5 phút
Nhận xét- chốt lại bằng bảng phụ
Thảo luận trong phút, nhóm
trưởng lên trình bày- bảng
phụ.
Nhận xét chéo
4. Củng cố:
Đối tượng của bài nghị luận về
một tác phẩm truyện ( đoạn
trích)là gì ?
a.Các nhân vật , sự kiện chủ
đề nghệ thuật trong tác phẩm
đó.
b.Quá trình sáng tác tác

phẩm của tác giả.
c.Hiệu quả tác động đến đời
sống xã hội của tác phẩm.
d.Đối tượng mà đề bài yêu
cầu .
Thế nào là nghị luận về một tác
phẩm .
Trả lời
5. Hướng dẫn HS học ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ SGK
- Viết bài văn nghị luận dựa vào
dàn bài vừa làm.
- Đọc và trả lời câu hỏi mục I bài
“cách làm bài nghị luận về một tác
phẩm truyện ( đoạn trích)

Về nhà thực hiện
IV: Rút kinh nghiệm:
Tuần 25 Ngày soạn:
Tiết 119 Ngày dạy:
Bài 23: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN
( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Đề bài nghj luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Các bước làm bài nghị luận.
2. Kỹ năng:
- Xác định đúng yêu cầu nội dung và hình thức của đề.
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài và sữa chữa.

3. Thái độ:
- Làm tốt bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện ( đoạn trích).
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
a. Phương pháp: Rèn luyện theo mẫu , phân tích ngôn ngữ, định hướng giao tiếp
b. ĐDDH: Bảng phụ, giáo án, SGK.
2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK .
III. Các bước lên lớp.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số HS
Lớp trưởng báo cáo.
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là nghị luận về một tác
phẩm truyện ( đoạn trích) ?
GV: Nhận xét và cho điểm
Trình bày
Nghe
3. Dạy bài mới:
HĐ1: Đề bài nghị luận
Treo bảng phụ
Gọi học sinh đọc các đề SGK
Đọc
I.Đề bài nghị luận :
1. Đọc các đề bài
2. Nhận xét
Các đề bài trên đã nêu ra những
vấn đề nghị luận nào về tác phẩm
truyện?
Trả lời

a.Vấn đề nghị luận
+Thân phận người phụ nữ
+Tình cảm gia đình
+Tình yêu làng, nước của ông
Hai
Có mấy dạng đề?
Các từ “suy nghĩ, phân tích” trong
bài đòi hỏi bài làm phải kh1c như
Hai
- “Suy nghĩ” -> xuất
phát từ sự cảm, hiểu của
mình để nhận xét, đánh
b.Các dạng đề
+ Đề phân tích : Từ phân tích tác
phẩm nêu ra nhận xét ( Đ2)
+Đề suy nghĩ : Đề xuất nhận xét
một tác phẩm trên cơ sở nào đó.
thế nào?
giá tác phẩm.
- “Phân tích” ->xuất phát
(cốt truyện, nhân vật, sự
việc, tình tiết …) đểlập
luận và sau đó nhận xét,
đánh gía tác phẩm
HĐ2: Các bước làm bài nghị
luận .
II. Các bước làm bài nghị
luận:
Đề bài : Suy nghĩ về nhân vật
ông Hai trong truyện ngắn

“ Làng” của Kim Lân
Có mấy bước làm bài nghị luận? 4 bước
Yêu cầu của đề bài là gì? 1.Tìm hiểu đề và tìm ý .
Y/c: Suy nghĩ về nhân vật ông
Hai
Nét nổi bật nhất của nhân vật ông
Hai là gì?
+Ông Hai yêu làng, yêu nước
Những chi tiết nào chứng tỏ tình
yêu làng, yêu nước của ông Hai?
Tâm trạng, hành động,
lời nói
Lập dàn ý SGK/66 2.Lập dàn ý :
MB cần nêu nội dung gì?
TL MB:Giới thiệu tác giả , tác phẩm
và nêu đánh giá sơ lược về nhân
vật.
TB cần đạt được nội dung gì?
TL TB:
- Tình yêu làng gắn bó, hoà
quyện với lòng yêu nước.
.Khi tản cư -> suy nghĩ đến
những ngày hoạt động kháng
chiến giữ làng cùng anh em,
đồng đội.
. Nghe tin làng theo giặc -> sững
sờ, nghẹn ngào -> xấu hổ bẽ
bàng với ý nghĩ. “Làng thì …
thôi!”.
. Niềm vui khi tin đồn cải chính.

- Nghệ thuật xâu dựng nhân vật.
KB cần đạt được nội dung gì?
TL
KB: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn
nhân vật ông Hai và khẳng định
thành công của tác giả trong việc
xây dựng tình huống trên, xây
dựng nhân vật ông Hai.
Vậy khi lập dàn bài chúng ta phải
đảm bảo những nội dung gì cho 3
phần ấy?
Treo bảng phụ có nội dung phần
dàn bài mẫu
Chú ý cách dùng từ đặt câu, diễn
đạt
Suy nghĩ- trả lời
HS tập viết từng phần
Dàn bài mẫu
3.Viết bài
4.Đọc và sửa lại bài .
Nêu các bước làm bài nghị luận?
Trong quá trình làm bài, về hình
thức phải chú ý những điều gì?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
Trả lời
Đọc
- Trong quá trình triển khai luận
điểm, luận cứ cần thể hiện sự
cảm thụ và ý kiến riêng của bản
thân về tác phẩm.

- Giữa các phần, các đoạn cần có
sự liên kết hợp lý, tự nhiên.
* Ghi nhớ SGK/68
HĐ3: HD luyện tập. III: Luyện tập :
Hãy xác định đề, lập ý và dàn ý
cho đề? Hs suy nghĩ- làm bài
Đề bài : Suy nghĩ của em về
truyện ngắn “ Lão Hạc” của
Nam Cao .
GV hướng dẫn HS viết phần mở
bài và kết luận .
Đứng tại chỗ đọc , HS
khác nhận xét bổ sung
GV nhận xét bổ sung đánh giá
điểm .
4. Củng cố :
Nêu các bước làm bài nghị luận? Trình bày
5. Hướng dẫn HS học ở nhà:
? Học thuộc ghi nhớ SGK/68
? Trả lời câu hỏi mục I+II bài
Luyện tập làm bài nghị luận về
một tác phẩm truyện ( đoạn trích)
Về nhà thực hiện
IV: Rút kinh nghiệm:
Tuần 25 Ngày soạn: … /… /…
Tiết 120 Ngày dạy: … /… /…
Bài 23: LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN
( HOẶC ĐOẠN TRÍCH). VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Ở NHÀ
I Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:

- Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm hoặc đoạn trích.
2. Kỹ năng:
- Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đúng yêu cầu
đề.
3. Thái độ:
- Làm tốt bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện ( đoạn trích).
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
a. Phương pháp: Thuyết trình , phân tích ngôn ngữ, định hướng giao tiếp
b. ĐDDH: Bảng phụ, giáo án, SGK.
2. Học sinh: Sgk, bảng phụ, tập ghi .
III. Tiến trình lên lớp.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số HS
Lớp trưởng báo cáo.
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là nghị luận về một tác
phẩm truyện ( đoạn trích)?
Cách làm bài nghị luận?
Trình bày
3. Dạy bài mới:
HĐ1: Ôn tập lí thuyết I.Lí thuyết
Nêu các bước làm bài văn nghị
luận về một tác phẩm truyện ( đoạn
trích)?
Trả lời
1.Các bước làm bài văn nghị
luận : 4 bước
Dàn bài của bài nghị luận? Trả lời

HĐ2: Bài tập Đọc đề bài SGK/65 II.Bài tập
Đề bài:Cảm nhận của em về
đoạn trích truyện “ Chiếc lược
Ngà”
1.Tìm hiểu đề , tìm ý .
Yêu cầu của đề bài là gì?
Đề bài cần chú ý từ ngữ nào? Cảm nhận
.Y/c: Cảm nhận về đoạn trích
GV giải thích :
+Cảm nhận là thiên về nhận thức
và cảm xúc .
+Cảm nghĩ là cảm xúc và suy nghĩ.
+Suy nghĩ là suy luận đánh giá
cảm nhận của cá nhân
Nghe
? Đọc đoạn trích em có cảm nhận
nào nổi bật nhất .
- Tình cha con sâu nặng
Có được những cảm nhận đó em
căn cứ vào những chi tiết nghệ
thuật nào trong đoạn trích?
Tình huống bất ngờ
GV cho HS thảo luận nhóm để lập
dàn ý
HS thảo luận, các nhóm trình
bày
GV chốt lại ý đúng trên bảng phụ 2.Lập dàn ý
TB.
-Hoàn cảnh lịch sử khi tác
phẩm ra đời .

- Sự gặp gỡ ( vết sẹo → Thu
không nhận ra cha →tố cáo
chiến tranh )
- Lúc chia tay →nhận ra cha
→khẳng định tình cảm cha
con
- Ông sáu ở khu căn cứ → làm
chiếc lược .
-Nghệ thuật :
+ Tình huống bất ngờ hợp lí .
+ Miêu tả nội tâm nhân vật
MB.Giới thiệu đoạn trích, nhận
vật bé Thu, anh Sáu đánh giá
ngắn gọn thành công của tác giả
trong việc xây dựng hai nhân vật
này.
TB:
a. Nhân vật bé Thu.
- Thái độ và tình cảm của bé
Thu trong hai ngày đầu.
- Thái độ và tình cảm cảu bé
Thu trong các nhày tiếp theo.
- Thái độ và tình cảm cảu bé
Thu trong buổi chia tay.
b. Nhân vật ông Sáu
- Đợt nghỉ phép
+Hụt hẫng, buồn -> con sợ hãi,
bỏ chạy.
+ Kiên nhẫn, vỗ về.
+ Phút chia tay bất lực, buồn.

- Hạnh phúc khi con thét tiếng
“ba”.
- Sau đột nghỉ phép
+ Làm chiếc lược ngà tặng con.
+ Trước khi trút hơn thở cuối ->
“tình cha con không chết
được…”
c. Nhận xét, đánh giá
- Về nội dung:
“Phụ tử tình thâm” -> một nét
văn hoá trong đời sống tinh thần
của người Việt Nam.
- Về nghệ thuật:
+ Cốt truyện chặt chẽ, tình
huống bất ngờ.
+ Người kể chuyện ngôi th71
nhất -> nhân chứng -> tham gia
vào một số việc của câu
chuyuện.
+ Nhân vật sinh động.
+ Ngôn ngữ giản dị,đậm đà màu
sắc Nam Bộ.
Kết bài:
Rút ra bài học thành công của
truyện.
+Nêu cảm nghĩ
GV hướng dẫn HD viết từng phần
MB,TB,KL
GV nhận xét bổ sung và đánh giá
điểm

HS viết – đọc trước lớp
HS khác nhận xét bổ sung.
3.Viết bài:
4.Đọc và sửa lại bài :
GV cho HS rút ra ghi nhớ SGK bài
trước /68 HS đọc
III.Đề bài về nhà làm: Bài TLV
số 6
Về nhà làm
Suy nghĩ về đời sống tình cảm
gia đình trong chiến tranh qua
truyện ngắn “ Chiếc lược ngà”
của Nguyễn Quang Sáng .
4. Củng cố :
Nêu các bước làm bài nghị luận? Đọc to ghi nhớ SGK
5. Hướng dẫn HS học ở nhà:
Học thuộc ghi nhớ SGK/68
Hoàn thành bài nghị luận dựa trên
dàn bài vừa làm.
Làm bài tập làm văn số 6 giờ sau
nộp.
Trả lời câu 1.2.3 bài “Sang Thu”
Về nhà thực hiện
IV: Rút kinh nghiệm

×