SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
" XÂY DỰNG CÂU HỎI THEO HƯỚNG
PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ LỰC CỦA
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI
12, 13, 14, 16 - SINH HỌC 6
Ở TRƯỜNG T RUNG HỌC CƠ SỞ "
HảI dương, tháng 10 – 2005
Lời cảm ơn
Bài tập tốt nghiệp “Xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự học
của học sinh khi dạy học bài 12, 13, 14, 16 - Sinh học 6 - THCS” được hoàn
thành dưới sự hướng dẫn nhiệt tình trực tiếp của thầy giáo PGS-TS Nguyễn
Đức Thành , sự cộng tác nhiệt thành của các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn
sinh học trong huyện Kim Thành, các anh chị em sinh viên lớp đai học Sinh-
KTNN khoá 2 Hải Dương và các đồng nghiệp khác. Tác giả của bài tập xin
chân thành cảm ơn thầy giáo PGS-TS Nguyễn Đức Thành , các thầy cô giáo
giảng dạy bộ môn sinh học, các anh chị em sinh viên và các đồng nghiệp khác
đã tạo diều kiện giúp dỡ.
Tuy nhiên do giới hạn về thời gian, năng lực của bản thân và những điều
kiện khách quan khác nên không trành khái những thiếu xót trong bài tập, Kính
mong thầy giáo PGS-TS Nguyễn Đức Thành , các thầy cô giáo giảng dạy bộ
môn sinh học, các đồng nghiệp khác tiếp tục giúp đỡ , đóng góp ý kiến để bài
tập ngày càng hoàn thiện hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục,
thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước "Nâng cao dân trí, bồi
dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài", thực hiện hoàn thành công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Hải Dương, Ngày 03 tháng 10 năm 2005
Sinh viên
Trần Anh Công
Bảng chữ viết tắt:
+ Phát huy năng lực tự lực: PHNLTL.
+ Học sinh: HS.
+ Giáo viên: GV.
+ Sinh học 6: SH6.
+ Trung học cơ sở: THCS.
+ Nội dung: ND.
+ Xây dựng: XD.
+ Sư phạm: SP.
+ Câu hỏi: CH.
Mục lục
Lời cảm ơn 2
Mục lục 4
Phần I - mở đầu Error! Bookmark not defined.
1. LÝ do chọn đề tài. 6
2. Mục đích nghiên cứu 8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 8
Phần II: Kết quả nghiên cứu 9
1. Hệ thống hoá những cơ sở lý thuyết của việc xây dựng CH theo hướng phát
huy năng lực tự lực của học sinh 9
1.1 Khái niệm về Câu hỏi 9
1.2 Vai trò của câu hỏi 9
1.3 Các loại câu hỏi 10
1.4 Các loại CH phát huy năng lực tự lực. 12
2. Phân tích tiềm năng xây dựng CH theo hướng PHNLTL trong các bài 13,
14, 16, 18 - SH6 13
3. Thực trạng xây dựng câu hỏi. 16
3.1 Cách tiến hành điều tra. 16
3.2 Kết quả 16
3.3 Nhận xét kết quả: 17
3.4 Nguyên nhân của thực trạng trên. 17
4. Xây dựng câu hỏi 17
4.1 Cấu trúc của câu hỏi 17
4.2 Yêu cầu sư phạm của Câu hỏi 18
4.3 Quy trình xây dựng câu hỏi theo hướng PHNLTL của HS 19
5. Xây dựng Câu hỏi để dạy bài 13, 14, 16, 18. 21
5.1 Xây dựng các Câu hỏi để dạy bài 13: Cấu tạo ngoài của thân. 21
5.2 Các Câu hỏi để dạy bài 14 - Thân dài do đâu ? 23
5.3 Các Câu hỏi để dạy bài 16 - Thân to ra do đâu ? 24
5.4 Các câu hỏi để dạy bài 18 - Biến dạng của Thân 21
6. Xác định hiệu quả của những Câu hỏi đã đề xuất 25
6.1 Phương pháp xác định 25
6.2 Kết quả sau khi điều tra 25
6.3 Lời bình 26
Phần III: KếT LUậN Và KIếN NGHị 27
1. Kết luận: 27
2. Kiến nghị. 27
TàI liệu tham khảo 28
1. LÝ do chọn đề tài.
1.1 Xuất phát từ chủ trương đổi mới phương pháp dạy học.
Trong tình hình xã hội hiện nay, với sự bùng nổ của thông tin, khoa học
phát triển như vũ bão đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi lớn lao đến các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Trước yêu cầu đổi mới của thời đại, đòi hỏi phải đổi
mới mục tiêu, phương pháp dạy học để giải quyết vấn đề cấp bách đặt ra. Việc
cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn được Đảng và nhà nước ta
quan tâm. Cụ thể được khẳng định trong nghị quyết trung ương 4 khóa II, nghị
quyết trung ương 2 khóa III và được pháp chế trong luật Giáo dục - Điều 24.2.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, ngành giáo dục và đào tạo nước ta
đang tiến hành cuộc cách mạng cải cách giáo dục trên cả ba mặt: mục tiêu nội
dung và phương pháp. Mục tiêu của giáo dục đã thay đổi phù hợp với yêu cầu
của thời đại. Nội dung và chương trình trong SGK cũng dã và đang tiếp tục được
thay đổi. Trước đay luật giáo dục coi SGK là pháp lệnh, điều đó đã buộc giáo
viên không pháp huy được tính tích cực, tự lực của học sinh. Hiện nay SGK,
SGV … là phương tiện dạy học, giáo viên có thể thay đổi thông tin một cách hợp
lÝ, kết hợp với phương pháp dạy học để pháp huy, năng lực tư duy sáng tạo, tích
cực của học sinh, làm cho học sinh làm việc nhiều hơn, suy nghĩ tập trung hơn.
Đồng thời phải tác động đến tâm tư, tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập
cho học sinh.
Như vậy đổi mới phương pháp dạy học không chỉ đơn thuần là dạy những
vấn đề gì mà còn phải dạy như thế nào. Phải dạy cho học sinh phương pháp tự
học, phát huy cao độ năng lực tự học của học sinh đáp ứng được mục tiêu giáo
dục đề ra. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ
thể hoạt động của học sinh trong học tập là một vấn đề cấp thiết và hoàn toàn
phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
1.2 Xuất phát từ vai trò của việc xây dựng CH.
Để hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và phát huy năng lực tự lực
(PHNLTL) tích cực của học sinh có nhiều phương pháp dạy học khác nhau và có
nhiều biện pháp thực hiện. Một trong những biện pháp có hiệu quả là giáo viên
xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh.
Khi soạn giáo án việc xây dựng câu hỏi được giáo viên thường xuyên tiến hành
và tiến hành ở hầu hết các chương, bài với nhiều môn học khác nhau. Mang lại
kết quả cao trong việc thực hiên mục tiêu của mỗi phần, mỗi bài, mỗi
chương…Việc xây dựng câu hỏi trong mỗi nội dung là công cụ đắc lực, là
phương tiện sư phạm hữu hiệu thúc đẩy hoạt động nhận thức của học sinh, xây
dựng câu hỏi tốt, tạo điều kiện tốt để bài dạy thành công. Việc thường xuyên xây
dựng và sử dụng câu hỏi sẽ đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề cần
giải quyết, mà muốn giải quyết được những vấn đề đó học sinh phải tích cực vận
động linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã có để trả lời.
Vì vậy tăng cường xây dựng câu hỏi là việc làm cần thiết và cấp bách đối
với mỗi giáo viên hiện nay.
1.3 Xuất phát từ tiềm năng xây dựng CH đối với các bài 12, 13, 14, 16 -
SH6
Nội dung chương trình sinh học 6 nói chung. Đặc biệt là các bài12, 13, 14,
16 được trình bày theo cách tạo thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học
tăng cường hoạt động tích cực của học sinh, cấu trúc bài rất chặt chẽ vừa đảm
bảo tính hệ thống, vừa mang tính kế thừa, phù hợp với trình độ nhận thức của
học sinh.
Với hệ thống kiến thức có mối liên hệ chặt chẽ như vậy giáo viên có thể
xây dựng được hệ thống câu hỏi một cách phù hợp, đa dạng, phù hợp với trình
độ nhận thức của nhiều đối tượng học sinh. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy
học thì biện pháp xây dựng câu hỏi là rất phù hợp và có tiềm năng lớn, có tính
khả thi cao.
1.4 Xuất phát từ thực tiễn xây dựng CH của giáo viên hiện nay.
Từ thực tiễn giảng dạy kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận thấy
hiện nay giáo viên đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở cả khâu
soạn bài và lên lớp. Tuy vậy muốn đổi mới phương pháp thì cần có những biện
pháp cụ thể thì giáo viên còn lúng túng đặc biệt là biện pháp xây dựng câu hỏi,
giáo viên thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, nhiều khi chưa sát với đối tượng
học sinh, không kích thích phát huy được năng lực tự lực sáng tạo của học sinh,
chưa định hướng vào giải quyết các vấn đề hay, khó mới làm cho học sinh thụ
động trong việc lĩnh hội kiến thức.
Từ thực tế đó với mong muốn nhỏ bé và việc tìm tòi các biện pháp thích
hợp nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tự lực, sáng tạo của học sinh là lÝ do
tôi chọn đề tài "Xây dựng CH theo hướng phát huy năng lực tự lực của học
sinh trong dạy các bài 12, 13, 14, 16 - SH6 - Trung học cơ sở"
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là xác định biện pháp (quy trình) để xây dựng câu hỏi
theo hướng tự lực trong dạy các bài 12, 13, 14, 16 -SH6-trung học cơ sở
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1- Hệ thống hoá những cơ sở lý thuyết của việc xây dựng câu hỏi theo hướng
phát huy năng lực tự lực của học sinh.
3.2 Phân tích nội dung các bài 12, 13, 14, 16- SH6 - trung học cơ sở làm cơ sở
cho việc xây dựng câu hỏi.
3.3 Xác định thực trạng việc xây dựng câu hỏi trong dạy các bài 12, 13, 14, 16-
SH6 - trung học cơ sở
3.4 Xây dựng các câu hỏi để dạy các bài 12, 13, 14, 16 - SH 6
3.5 Lấy ý kiến của các đồng nghiệp về giá trị của câu hỏi đã xây dùng cho từng
bài phù hợp về kỹ thuật, chính xác về mặt khoa học chưa, có vừa sức học sinh và
phát huy năng lực tự lực của học sinh không? Có đạt được những mục tiêu giáo
dục đã đề ra không?
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu lý thuyết.
- Nghiên cứu các đề tài có liên quan đến vấn đề xây dựng câu hỏi
- Đọc những tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học
- Đọc thêm các loại sách tham khảo, sách hướng dẫn, sách nâng cao về bộ
môn sinh học.
4.2 Điều tra
- Sử dụng phiếu để điều tra gián tiếp hoặc trực tiếp trao đổi với giáo viên về
việc xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh.
4.3 Phương pháp chuyên gia.
- Lấy ý kiến của đồng nghiệp về việc xác định quy trình xây dựng câu hỏi
thành công ở mức độ nào? (tốt, khá, hay chưa đạt)
- Giá trị của câu hỏi: Bao nhiêu những câu hỏi sử dụng được, bao nhiêu
những câu hỏi không sử dụng được.
Phần II: Kết quả nghiên cứu
1. Hệ thống hoá những cơ sở lý thuyết của việc xây dựng CH theo hướng
phát huy năng lực tự lực của học sinh
1.1 Khái niệm về Câu hỏi
Khái niệm về câu hỏi đã xuất hiện từ thời triết học cổ Hy Lạp Arixtot là
người đầu tiên đã phân tích câu hỏi dưới góc độ logic ông cho rằng đặc trưng của
câu hỏi là buộc người bị hỏi phải lựa chọn cách hiểu này hay cách hiểu khác (câu
hỏi lựa chọn)
Nghiên cứu của Arixtot được cụ thể hoá theo công thức sau:
Câu hỏi = cái đã biết + cái chưa biết (cần tìm)
Câu hỏi thuộc phạm trù khả năng chứa đựng cả hai yếu tố: sự có mặt của
cái không rõ và nguyện vọng nhu cầu của người muốn hỏi. Câu hỏi là một dạng
cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh đề diễn đạt bằng
ngôn từ nhằm yêu cầu được giải quyết.
Tuy có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm câu hỏi nhưng đều có
điểm chung làm thành đặc trưng của câu hỏi: Sự xuất hiện cái không rõ và một
yêu cầu phải giải quyết.
Sự tương quan giữa cái đã biết và chưa biết thúc đẩy việc mở rộng hiểu biết
của con người. Để hiểu biết thêm về vấn đề nào đó con người phải xác định rõ
cái mình đã biết và cái mình chưa biết từ đó mới đặt câu hỏi: cái gì ? như thế nào
? vì sao?. . . lúc này câu hỏi thực sự trở thành nhiệm vụ của quá trình nhận thức.
Câu hỏi chịu ảnh hưởng của động cơ, nhu cầu hiểu biết của con người ngày càng
lớn thì việc đặt ra câu hỏi ngày càng nhiều. Vì vậy trong câu hỏi luôn chứa đựng
động cơ, nhu cầu của con người muốn hỏi. Trong dạy học việc xác định những
điều đã biết, chưa biết hoặc còn đang nghi ngờ để đặt ra những câu hỏi phù hợp
là điều không thể thiếu.
1.2 Vai trò của câu hỏi
Câu hỏi là phương tiện dùng trong dạy và học, là nguồn để hình thành kiến
thức, kỹ năng cho học sinh. Khi tìm được câu trả lời là người học đã tìm ra được
kiến thức mới, rèn được kỹ năng xác định mối quan hệ, đồng thời sử dụng được
những điều kiện đã cho, như vậy là vừa củng cố kiến thức, vừa nắm vững và mở
rộng kiến thức. Câu hỏi là phương tiện để rèn luyện và phát triển tư duy.
Khi trả lời câu hỏi học sinh phải phân tích xác định mối quan hệ, so sánh,
đối chiếu những điều đã cho và những điều cần tìm đòi hỏi phải suy nghĩ logic.
Người học phải luôn luôn suy nghĩ do đó tư duy được phát triển. Cũng qua việc
tìm câu trả lời mà lôi cuốn thu hút người học vào nhiệm vụ nhận thức do đó
người học luôn cố gắng.
Câu hỏi phát huy năng lực tự lực nếu được giáo viên sử dụng thành công
còn có tác dụng gây được hứng thú nhận thức khát vọng tìm tòi dựa trên năng
lực tự lực cho học sinh. Cho phép giáo viên thu được thông tin ngược về chất
lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. (không chỉ là chất lượng kiến thức mà cả
về chất lượng tư duy). Những thông tin này giúp giáo viên điều chỉnh quá trình
dạy học một cách linh hoạt.
Câu hỏi phát huy năng lực tự lực được sử dụng phổ biến thích hợp cho hầu
hết các bài và thường được sử dụng phối hợp với các phương pháp dạy học khác
góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
1.3 Các loại câu hỏi
- Câu hỏi vô cùng đa dạng, trong dạy học câu hỏi được sử dụng trong nhiều
trường hợp. Tuy nhiên trong dạy học không phải với nội dung nào của bài học
đều có sẵn những câu hỏi phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Vì vậy trong
những trường hợp khác nhau giáo viên phải tự xây dựng câu hỏi để hướng dẫn
học sinh tự nghiên cứu để phát hiện kiến thức. Khi lựa chọn và xây dựng câu hỏi
giáo viên phải nắm vững các dạng câu hỏi. Câu hỏi chỉ phát huy được tác dụng
dạy học khi ta sử dụng câu hỏi phù hợp với mục tiêu bài học đồng thời vừa sức
đối với học sinh.
Có những câu hỏi sau:
1.3.1- Câu hỏi để kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu bài học, bao gồm có
những loại sau:
- Câu hỏi để kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức đã học.
- Câu hỏi để kiểm tra sự nắm vững bản chất của kiến thức (nghĩa là nêu lại,
giải thích nội dung kiến thức đã hội đỉnh).
- Câu hỏi kiểm tra vận dụng kiến thức vào giải quyết một nhiệm vụ nhận
thức mới.
- Câu hỏi để kiểm tra sự nắm vững nội dung của kiến thức nghĩa là xác
định được vai trò, ý nghĩa của kiến thức trong lÝ luận và thực tiễn.
- Câu hỏi để kiểm tra thái độ, hành vi sau khi học tập một chủ đề nào đó.
1.3.2- CH để hình thành, phát triển năng lực nhận thức bao gồm nhưng loại câu
hỏi sau:
- Câu hỏi rèn kĩ năng quan sát.
- Câu hỏi rèn kĩ năng phân tích.
- Câu hỏi rèn kĩ năng tổng hợp.
- Câu hỏi rèn kĩ năng so sánh.
1.3.3 Dựa vào các giai đoạn của quá trình DH để sử dụng câu hỏi bao gồm:
- CH hình thành kiến thức mới: là câu hỏi phải có vấn đề yêu cầu hoạt
động tư duy, hệ thống câu hỏi phải có tính logic nhất định hình thành
kiến thức mới.
- Câu hỏi củng cố hình thành kiến thức mới: Câu hỏi này thường có tính
khái quát hướng vào vấn đề trọng tâm có tính chất khắc sâu, hệ thống hóa
kiến thức.
- Câu hỏi kiểm tra đánh giá: loại câu hỏi nay phải có tính tổng hợp và tập
trung vào kiến thức trọng tâm.
1.3.4 Dựa vào mối quan hệ của câu hỏi, bài tập cần xác định người ta chia ra:
- Câu hỏi định tính.
- Câu hỏi định lượng.
1.3.5 Dựa vào cách trình bày, trả lời người ta chia ra:
- Câu hỏi tự luận: loại câu hỏi này thường hỏi dễ dàng theo hướng cụ thể.
- Câu hỏi trách nhiệm khách quan.
1.3.6 Dựa vào nội dung mà câu hỏi phản ánh người ta chia ra:
- Câu hỏi nêu ra các sự kiện.
- Câu hỏi xác định dấu hiệu bản chất.
- Câu hỏi xác định mối quan hệ.
- Câu hỏi xác định ý nghĩa lÝ luận hay thực tiễn của kiến thức.
- Câu hỏi xác định cơ chế.
- Câu hỏi xác định phương pháp khoa học.
Dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau để phân loại nên câu hỏi ở loại này có
thể thuộc về loại khác
Trong dạy học người ta thường sử dụng các câu hỏi để người học tự hình
thành và hình thành nhân cách. Do đó 6 loại câu hỏi nêu trên được sử dụng trong
dạy học sinh học.
Tuy vậy: Câu hỏi để phát huy năng lực tự lực của học sinh trong dạy các
bài 12, 13, 14, 16 có thể áp dụng các loại câu hỏi sau:
1.4 Các loại CH phát huy năng lực tự lực.
1.4.1 Câu hỏi kiểm tra kiến thức.
Mục đích của dạng câu hỏi này là kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức đã học,
nắm vững được bản chất kiến thức, giải thích và vận dụng kiến thức đã học vào
giải quyết nhiệm vụ mới hoặc xác định ý nghĩa của kiến thức trong lÝ luận và
trong thực tiễn.
1.4.2 Câu hỏi hình thành phát triển năng lực nhận thức.
Các phần nội dung bài học của SH6 đều có phần cung cấp thông tin, hoặc
hướng dẫn HS thu thập các thông tin (là các sự vật hiện tượng, quá trình, các thí
nghiệm. . .) GV cần xây dựng câu hỏi rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng
hợp, so sánh, quy nạp. . . để phát triển năng lực nhân thức.
1.4.3 Câu hỏi hình thành kiến thức mới.
1.4.4 Câu hỏi để củng cố hoàn thiện kiến thức.
1.4.5 Câu hỏi trắc nghiệm.
1.4.6 Câu hỏi liên hệ thực tế.
Ngoài những câu hỏi trên còn có nhiều cách phân loại khác. Mỗi cách đều
có ý nghĩa riêng, có vai trò khác nhau đối với quá trình dạy học. Từ cách phân
loại trên ta thấy rằng câu hỏi nói chung, câu hỏi phát huy năng lực tự lực nói
riêng đều có vai trò rất quan trọng đối với quá trình dạy học.
2. Phân tích tiềm năng xây dựng CH theo hướng PHNLTL trong các bài 12,
13, 14, 16 - SH6
Bài
Nội dung
cơ bản
Câu hỏi có thể xây dựng
Bài 12: biến dạng của rễ
1- Mở đầu
- 1 Câu hỏi kiểm tra kiến thức.
- 2 Câu hỏi để hình thành kiến thức mới.
2- Quan sát
ghi lại những
thông tin về
một số loài rễ
biến dạng.
- 2 Câu hỏi hình thành phát triển năng lực nhận thức.
- 1 Câu hỏi kiểm tra kiến thức và hoàn thiện kiến thức.
- 1 Câu hỏi liên hệ thực tế.
- 1 Câu hỏi kiểm tra sự nắm vững giá trị của kiến thức
(xác định vai trò của kiến thức trong lÝ luận và thực
tiễn). Rèn luyện kĩ năng so sánh phân tích.
3- Kiểm tra
đánh giá.
- 1 Câu hỏi củng cố và hoàn thiện kiến thức.
- 2 Câu hỏi trắc nghiệm củng cố kiến thức và liên hệ
thực tế.
Bài
Nội dung
cơ bản
Câu hỏi có thể xây dựng
Bài 13: cấu tạo ngoài của thân.
1- Mở đầu.
- 1 Câu hỏi để kiểm tra kiến thức.
- 1 Câu hỏi để hình thành kiến thức mới.
2- Cấu tạo
ngoài của
thân.
- 3 Câu hỏi hình thành kiến thức mới.
- 2 Câu hỏi rèn luyện kĩ năng, phân tích, so sánh.
- 2 Câu hỏi kiểm tra sự vận dụng kiến thức và giải
quyết một nhiệm vụ nhận thức mới.
3- Các loại
thân.
- 3 Câu hỏi để hình thành kiến thức mới và liên hệ thực
tế.
- 2 Câu hỏi kiểm tra sự nắm vững giá trị của kiến thức
(xác định vai trò của kiến thức trong lÝ luận và thực
tiễn). Rèn luyện kĩ năng so sánh phân tích.
Bài
Nội dung
cơ bản
Câu hỏi có thể xây dựng
4- kết luận và
kiểm tra đánh
giá.
- 1 Câu hỏi củng cố và hoàn thiện kiến thức.
- 1 Câu hỏi hệ thống kiến thức và liên hệ thực tế.
- 1 Câu hỏi trắc nghiệm.
Bài
Nội dung
cơ bản
Câu hỏi có thể xây dựng
Bài 14: thân dài ra do đâu ?
1- Sự dài ra
của thân
- 1 Câu hỏi rèn luyện kỹ năng so sánh, hình thành phát
triển năng lực nhận thức.
- 1 Câu hỏi xác định mối quan hệ, củng cố hoàn thiện
nhận thức.
- 1 Câu hỏi phát hiện hình thành kiến thức mới.
2- Giải thích
các hiện
tượng thực tế
- 2 Câu hỏi hình thành phát triển năng lực nhận thức.
- 1 Câu hỏi liên hệ thực tế.
- 1 Câu hỏi rèn luyện kỹ năng, giải thích xác định vai
trò của kiến thức trong lý luận và thực tiễn.
3- Kết luận và
kiểm tra đánh
giá
- 1 Câu hỏi củng cố và hoàn thiện kiến thức.
- 2 Câu hỏi trắc nghiệm.
Bài
Nội dung
cơ bản
Câu hỏi có thể xây dựng
Bài 16: thân to ra do
đâu ?
1- Mở bài
- 1 Câu hỏi rèn luyện kĩ năng quan sát hình thành kiến
thức mới.
- 1 Câu hỏi hình thành phát triển năng lực nhận thức.
2- Tầng phát
sinh
- 2 Câu hỏi rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh và hình
thành kiến thức mới.
- 3 Câu hỏi hình thành kiến thức mới.
3- Vòng gỗ
hàng năm
- 2 Câu hỏi kiểm tra vận dụng và kiểm tra sự nắm vững
bản chất của kiến thức để giải thích nội dung kiến thức
đã lĩnh hội.
4- Kết luận
và kiểm tra
đánh giá
- 1 Câu hỏi củng cố hoàn thiện kiến thức.
- 3 Câu hỏi kiểm tra kiến thức.
- 1 Câu hỏi củng cố, hoàn thiện kiến thức và liên hệ thực
tế.
3. Thực trạng xây dựng câu hỏi.
3.1 Cách tiến hành điều tra.
Qua tiến hành khảo sát thực trạng dạy học sinh học nói chung và thực trạng
xây dựng câu hỏi theo hướng PHNKTL tôi đã tiến hành điều tra, quan sát sư
phạm, dự giờ trao đổi với các đồng nghiệp và tham khảo ý kiến … cuối cùng xin
ý kiến đóng góp của 20 giáo viên của 10 trường THCS ở huyện Kim Thành
3.2 Kết quả
Câu hỏi 1: Khi dạy các bài 12, 13, 14, 16- SH 6 thầy(cô) đã xây dựng những
dạng câu hỏi phát huy năng lực tự lực nào dưới đây:
Dạng câu hỏi
do giáo viên xây dựng
Bài 13 Bài 14 Bài 16 Bài 18
Nội dung
chính
Nội dung
chính
Nội dung
chính
Nội dung
chính
1
2
3 1
2 3 4 1
2
- Câu hỏi hình thành
kiến thức mới
2
1
2 3
1
- Câu hỏi củng cố và
hoàn thiện kiến thức
mới
1
1
1
- Câu hỏi liên hệ thực tế
1
2 1
1
- Câu hỏi hình thành
phát triển năng lực nhận
thức
2
1
- Câu hỏi kiểm tra kiến
thức
2
1
- Câu hỏi trắc nghiệm 2
1
- Câu hỏi khác 6 7 1 5
Câu hỏi 2: Xin thầy (cô) vui lòng cho biết việc xây dựng câu hỏi phát huy
năng lực tự lực của học sinh có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình dạy học
Kết quả theo bảng thống kê:
Vai trò của việc xây
dựng câu hỏi
Số người
(20)
Tư lệ
(%)
Ghi chú
- Quan trọng
- Khá quan trọng
- Bình thường
- Không quan trọng
15
4
1
0
75, 0
20, 0
5, 0
0
Câu hỏi 3: Xin thầy cô cho biết để xây dựng câu hỏi thầy (cô) đã có những
biện pháp gì?
Phần lớn các giáo viên được hỏi đều trả lời có xây dựng câu hỏi nhưng chủ
yếu dựa vào câu hỏi có sẵn. Số ít các thầy cô (thường là giáo viên giỏi) đã ít
nhiều sử dụng một số biện pháp xây dựng câu hỏi.
3.3 Nhận xét kết quả:
Qua kết quả nêu trên tôi có thể nhận thấy: Phần lớn giáo viên đã có ý thức
xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh, giáo viên đã
nhận thấy vai trò to lớn của câu hỏi phát huy năng lực tự lực trong hoạt động
nhận thức của học sinh.
Tuy nhiên việc xây dựng câu hỏi chỉ là hình thức, giáo viên không quan
tâm biện pháp xây dựng hoặc không xây dựng được biện pháp câu hỏi, mà giáo
viên xây dựng phần lớn là những câu hỏi có sẵn, chưa thực sự phù hợp với từng
đối tượng → học sinh chưa thực sự phát huy năng lực tự lực của các em. Giáo
viên xây dựng câu hỏi chưa có định hướng lý luận, có quy trình cụ thể nào cho
nên chất lượng câu hỏi còn nhiều hạn chế.
3.4 Nguyên nhân của thực trạng trên.
Do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là
giáo viên chưa có cơ sở lý thuyết để chỉ đạo, giáo viên chưa nắm được quy trình,
biện pháp để xây dựng câu hỏi nên hệ thống câu hỏi mà giáo viên xây dựng chất
lượng chưa cao. Nếu có cơ sở chỉ đạo, có quy trình tất thì chắc chắn chất lượng
các câu hỏi sẽ cao hơn.
4. Xây dựng câu hỏi
4.1 Cấu trúc của câu hỏi
Câu hỏi bao giờ cũng chứa đựng hai thành phần đó là điều đã biết và điều
cần tìm.
Ví dụ: Quan sát H13.2 tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa chồi
hoa và chồi lá.
Điều đã biết là gì? Đó là những kiến thức mà các em đã được thu nhận
trước đó. Hay cụ thể là những thông tin thể hiện thông tin thể hiện qua
kênh chữ hoặc kênh hình.
Ngoài ra điều đã biết của các em còn là vốn kiến thức, vốn kinh
nghiệm mà các em đã đúc kết được, quan sát được trong cuộc sống. Thế
giới xung quanh chúng ta vô cùng phong phú và hấp dẫn. Cùng với sự lớn
lên của các em thì kho tàng kiến thức mà các em tích luỹ được ngày càng
nhiều, mở rộng những điều đã biết của các em.
Thế nào là những điều cần tìm? Điều cần tìm chính là chính là nội dung cơ
bản nhất, cần tìm là nhiệm vụ mà giáo viên đề ra cho học sinh phải giải
quyết, là mối quan hệ giữa các hiện tượng hay đặc điểm bản chất, hay xác
định giá trị hay kỹ năng vận dụng phương pháp luận hay nguyên nhân giải
thích. Trong thực tế điều cần tìm phải vừa sức với từng đối tượng học
sinh.
Khi xây dựng câu hỏi đã cho và điều cần tìm, luôn có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Điều cần tìm chỉ thực hiện được khi dựa vào điều đã cho một các
đầy đủ, nếu điều đã cho khái quát thì điều tìm được cũng khái quát, nếu
điều đã cho cụ thể, chi tiết thì điều tìm được cũng cụ thể, chi tiết.
Trong thực tiễn bao giờ nguyên nhân cũng xuất hiện từ trước từ đó mới xuất
hiện khái quát nhưng trong nhận thức thì dựa vào kết quả để tìm nguyên nhân.
Do vậy giáo viên có thể xây dựng câu hỏi theo điều đã biết câu đó nêu điều cần
tìm hoặc ngược lại.
4.2 Yêu cầu sư phạm của Câu hỏi
Câu hỏi là phương tiện quan trọng để tổ chức các hoạt động dạy học nói
chung, học sinh nói riêng, câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Câu hỏi là công cụ, phương tiện dạy học. Cũng như nội dung kiểm tra và tự
kiểm tra kết quả học tập
- Câu hỏi phải mã hoá được lượng thông tin quan trọng đã trình bày dưới dạng
thông báo phổ biến kiến thức, thành dạng nêu ra vấn đề học tập.
- Câu hỏi phải được diễn đạt gọn, súc tích, rõ ràng chứa đựng hướng trả lời.
- Câu hỏi phải diễn đạt điều cần hỏi.
- Câu hỏi phải có tác dụng kích thích tư duy phát huy năng lực tự lực của học
sinh.
4.3 Quy trình xây dựng câu hỏi theo hướng PHNLTL của HS
4.3.1 - Nguyên tắc chung
- Câu hỏi tập trung vào vân đề nghiên cứu.
- Câu hỏi mang tích chát nêu vấn đề, buộc học sinh phải luôn ở trạng thái có
vấn đề.
- Hệ thống câu hỏi - lời giải đáp thể hiện một cách logic chặt chẽ, các bước giải
quyết một vấn đề lớn tạo nên nội dung trí dục chủ yếu của bài, là nguồn tri thức
cho học sinh.
- Trong nhiều trường hợp giáo viên nên nêu ra nhiều câu hỏi gây sự tranh luận.
Trong cả lớp, tạo điều kiện phát triển tính độc lập tư duy của học sinh, lập luận
theo quan điểm riêng của mình.
4.3.2- Để thiết kế được câu hỏi nói chung và câu hỏi phát huy năng lực tự lực
nói riêng cần thực hiện theo quy trình sau:
Các bước
tiến hành
Nội dung thực hiện
1 - Xác định rõ và đúng mục tiêu của câu hỏi
2
- Liệt kê những cái cần hỏi và sắp xếp những cái cần hỏi theo một
trình tự phù hợp với các hoạt động học tập
3 - Diễn đạt các câu hỏi
4 - Xác định những nội dung cần trả lời
5
- Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt để đưa câu hỏi vào sử
dụng
4.3.3- Giải thích quy trình
4.3.3.1 Xác định rõ và đúng mục tiêu câu hỏi ?
Nghĩa là muốn học sinh trả lời ở móc độ nào về kiến thức, tư duy, kĩ năng
như vậy giáo viên phải nắm vững mục tiêu bài dạy, biện pháp tổ chức thực hiện
bài dạy năng lực của học sinh.
4.3.3.2 Liệt kê cái cần hỏi và sắp xếp những cái cần hỏi theo một trình tự nhất
định phù hợp với các trình tự hoạt động học tập
Trong mỗi nội dung mỗi bài có nhiều thông tin kiến thức, giáo viên có thể
xây dựng nhiều câu hỏi dựa vào các thông tin, kiến thức đó. Việc xây dựng và sử
dụng câu hỏi phát huy năng lực tự lực chỉ có hiệu quả khi được xây dựng và đặt
vào đúng vị trí với nội dung và mục đích phù hợp. Vì vậy hệ thống câu hỏi phải
sắp xếp theo một trình tự logic nhất định (phù hợp với nội dung bài dạy và theo
trình tự hoạt động các hoạt động học tập) để hình thành nên kiến thứ mới, rèn
luyện nên các thao tác tư duy, hình thành nên kĩ năng, kĩ sảo, các câu hỏi phát
huy năng lực tự lực phải có tính kế thừa hỗ trợ nhau tạo nên tri thức hoàn chỉnh.
4.3.3.3.Diễn đạt cái cần hỏi
- Mỗi câu hỏi đều chứa đựng hai nội dung: Điều đã biết và điều cần tìm.
Điều đã biết và điều cần tìm. Điều đã biết và điều cần tìm có quan hệ với nhau,
điều đã biết và điều cần tìm là cơ sở để suy ra điều cần tìm, hay điều cần tìm là
hệ quả của điều đã biết.
- Điều đã biết là những thông tin được nêu trong sách giáo khoa hay những
kiến thức vẫn được thu nhận trước đó, điều đã biết thể hiện qua kênh chữ hoặc
kênh hình.
- Điều cần tìm là mối quan hệ giữa các hiện tượng hay đặc điểm bản chất,
hay xác định kỹ năng ứng dụng, phương pháp luận hay nguyên nhân giải thích
… Dựa vào đó giáo viên có thể diễn đạt trong câu hỏi theo trình tự khác nhau:
Điều đã biết - điều cần tìm hay điều ngược lại.
4.3.3.4- Xác định nội dung cần trả lời
Tìm nội dung trả lời để xác định câu hỏi có trả lời được hay không? Câu trả
lời có phù hợp với trình độ của học sinh hay không? Nếu không cần sửa lại như
thế nào?
4.3.3.5- Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt câu hỏi để đưa vào sử
dụng.
Đây là khâu cuối cùng, câu hỏi lúc này giống như viên ngọc đã được gọt rịa
cẩn thận để đưa vào sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ minh hoạ: Xây dựng câu hỏi phát huy năng lực tự lực khi dạy mục 1
bài 13 cấu tạo ngoài của thân ta có thể làm như sau:
+ Mục tiêu xây dựng câu hỏi là:
Tìm ra những đặc điểm giống nhau giữa thân và cành của các loại thân.
Từ đó rót ra kết luận về ý nghĩa của sự giống nhau đó qua cấu tạo của các bộ
phận của thân.
+ Liệt kê những câu hỏi và những điều đã biết.
- Cái đã biết: + C¸c bé phËn cña th©n
+ Chức năng chính của thân
+ Hình vẽ 13.1 ảnh chụp một đoạn thân.
+ Mẫu vật sống: Thân cây, cành cây, do học sinh mang đến.
- Cái cần hỏi: + Th©n mang nh÷ng bé phËn nµo?
+ Những điểm giống nhau giữa thân và cành?
+ Vị trí của chồi nách?
+ Chồi ngọn phát triển thành bộ phận nào của cây
+ Diễn đạt cái cần hỏi
- Quan sát các bộ phận của thân trong H13.1 hoặc mẫu vật các em mang đến lớp.
→ Nhận xét hình dạng, kích thức màu sắc của thân, lá, tỉ lệ kích thước các bộ
phận trên thân hoặc trên cành?
CH: Thân và cành có đặc điểm gì giống nhau?
Câu hỏi: Những đặc điểm đó có tác dụng gì đối với việc mang các bộ phận của
nó?
+ Xác định nội cần trả lời cho từng câu hỏi
- Thân cây có màu lục, hình trụ hình dạng và kích thước mỗi loài có khác
nhau. Phần gốc cây thường lớn hơn phần ngọn.
- Những điểm giống nhau giữa thân và cành là đề mang các bộ phận: chồi
ngọn, chồi nách, lá.
+ Chỉnh sửa lại câu hỏi và ý trả lời
5. Xây dựng Câu hỏi để dạy bài 12, 13, 14, 16.
5.1 Các câu hỏi để dạy bài 12 - Biến dạng của rễ
ND1 – Mở bài
5.1.1. Rễ có chức năng và hình dạng như thỊ nào?
5.1.2. Rễ biến dạng là gì? Có mÂy loại rễ biến dạng?
5.1.3. Các rễ biến dạng có chức năng như thỊ nào?
ND2 – Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại rễ biến dạng
5.1.4. Căn cứ vào đặc điểm giống nhau và khác nhau của rễ, hãy phân chia
mẫu vật thành các nhóm khác nhau ?
5.1.5. Mỗi nhóm đó có tên gọi là gì? Chức năng của từng nhóm?
5.1.6. Ngoài những nhóm trên thì còn những loại rễ biến dạng nào khác ?
Chóng có chức năng như thế nào?
5.1.7. Với mỗi loại rễ biến dạng, hãy kĨ tên một số loài cây đại diện?
5.1.8. Quan sát H12.1. Đọc những câu dưới đây và điền tiếp:
- Cây sắn có rễ
- Cây bụt mọc có rễ
- Cây trầu không có rễ
- Cây tầm gửi có rễ
ND3 - Kiểm tra đánh giá
5.1.9. Có mÂy loại rễ biến dạng? Mỗi loại có chức năng như thế nào?
5.1.10. Chọn nội dung cột B phù hợp với nội dung cột A?
Cột A Cột B
1. Rễ củ a, Lấy thức ăn từ cây chủ
2. Rễ móc b, Chứa chất dự trữ cho cây khi cây ra hoa ,tạo quả
3. Rễ thở c, Giúp cây leo lên
4. Giác mót d, Lấy Oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất
5.1.11. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ ( )
- Cây khoai lang có rễ gọi là rễ
- Cây vạn niên thanh có mọc ra từ và trên mặt, móc vào
- Cây bần có rễ lên trên mặt đất để lấy cho các phần rễ bên dãi.
- Cây tơ hồng có rễ biến đổi thành đâm vào hoặc của để lấy chất
dinh dưỡng.
5.2 Xây dựng các Câu hỏi để dạy bài 13: Cấu tạo ngoài của thân.
ND1- Mở bài:
5.2.1. Thân gồm những bộ phận nào?
5.2.2. Có thể chia than làm mÂy loại?
ND2 - Cấu tạo ngoài của thân
Quan sát H13.1 hoặc 1 cành cây
5.2.3. Thân mang những bộ phận nào?
5.2.4. Những đặc điểm giống nhau giữa thân và cành.
5.2.5. Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành.
5.2.6. Vị trí của chồi nách.
5.2.7. Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào của thân.
Quan sát H13.2
5.2.8. Tìm sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa chồi hoa và chồi lá.
5.2.9. Chồi hoa và chồi lá sẽ phát triển thành bộ phận nào của thân.
ND3- Các loại thân
Quan sát H13.3
5.2.10. Theo vị trí của thân trên mặt đất có thể chia thân làm mÂy loại?
5.2.11. Thân đứng có đặc điểm gì?
5.2.12. Thân leo có những đặc điểm gì?
5.2.13. Thân lá có đặc điểm gì?
5.2.14. So sánh và phân biệt những đặc điểm khác nhau giữa 3 loại thân.
ND4- Kết luận và kiểm tra đánh giá
5.2.15. Qua bài học em rót ra được những điều gì?
5.2.16. Thân gồm những bộ phận nào?
5.2.17. Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá
5.2.18. Có mÂy loại thân? kĨ tên 1 số cây có những loại thân đó.
5.2.19. Đánh dấu (x) vào « vuông dấu câu hỏi đúng.
a- - Thân cây dừa, cây dừa, cây cọ là thân cột.
b- - Thân cây bạch đàn, cây gỗ lim, cây cà phê là thân gỗ.
c- - Thân cây lúa, cây cải là thân cá.
d- - Thân cây đậu ván, cây bìm bìm, cây mướp là thân leo.
5.3 Các Câu hỏi để dạy bài 14 - Thân dài do đâu ?
ND1- Sự dài ra của thân.
Thí nghiệm làm trước 2 tuần, các nhóm báo cáo kết quả
Thí nghiệm và thảo luận các câu hỏi sau:
5.3.1. So sánh chiều cao của hai nhóm thân trong thí nghiệm ngắt ngọn và không
ngắt ngọn
5.3.2. Hãy cho biết thân cây dài ra do bộ phận nào?
5.3.3. Xem lại bài 8, giải thích tại sao thân dài ra được?
ND2- Giải thích các hiện tượng thực tế.
Hoạt động theo nhóm, các nhóm thảo luận, giải thích từng hiện tượng thực tế ở
sách giáo khoa theo câu hỏi.
5.3.4 Trình bày thí nghiệm thực tế để biết cây dài do bộ phận nào?
5.3.5. Bấm ngọn tỉa cành có lợi gì?
5.3.6. Những ngọn cây nào thì bấm ngọn ? những cây nào thì tỉa cành ? Cho ví dụ
?
5.3.7. Giải thích vì sao người ta lại làm như vậy.
ND3- Kết luận và kiểm tra đánh giá.
5.3.8. Qua bài học em rót ra được những điều gì?
5.3.9. Đánh dấu nhân (x) vào những thân cây dài ra nhanh.
a. Mồng tơi d- §Ëu v¸n h-æi
b. Mướp e- Tre i- Nh·n
c. Bí g- MÝt k- B¹ch ®µn
5.4 Các Câu hỏi để dạy bài 16 - Thân to ra do đâu ?
ND1 - Mở bài
5.4.1. Vậy thân to ra nhờ bộ phận nào ?
5.4.2. Thân cây gỗ trưởng thành có cấu tạo như thế nào ?
ND2 - Tầng phát sinh
5.4.3. Quan sát H16.1, Cấu tạo của thân trưởng thành có gì khác với cấu tạo
trong của thân non ?
5.4.4. Theo em nhờ bộ phận nào mà thân to ra được (vỏ trụ giữa , cả vỏ và trụ
giữa ) ?
5.4.5. Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào ?
5.4.6. Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào ?
5.4.7. Thân cây to ra nhờ đâu ?
ND3 - Vòng gỗ hàng năm
Quan sát H16.2
5.4.8. Vòng gỗ hành năm là gì? Tại sao có vòng gỗ sÉm và vòng gỗ sáng màu?
5.4.9. Làm thế nào để đếm được tuổi cây?
ND4 – Kết luận và kiểm tra đánh giá
5.4.10. Qua bài học em rót ra những kết luận gì?
5.4.11. Cây gỗ to ra do đâu?
5.4.12. Có thể xác định tuổi của cây gỗ bằng cách nào?
5.4.13. Em hãy tìm ra sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng
5.4.14. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt, tại
sao?
6. Xác định hiệu quả của những Câu hỏi đã đề xuất
6.1 Phương pháp xác định.
Sau khi xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực, khi dạy các
bài 12, 13, 14, 16 và trong khi soạn bài tôi đã xây dựng một hệ thống câu hỏi cơ
thể ở các bài đó như sau:
- Bài 12 - Biến dạng của rễ: Bao gồm 11 câu hỏi.
Từ câu 5.1.1 - 5.4.11.
- Bài 13 - Cấu tạo ngoài của thân: bao gồm có 19 câu hỏi.
Từ câu 5.2.1 - 5.2.19.
- Bài 14 - Thân dài do đâu: bao gồm 10 câu hỏi.
Từ câu 5.3.1 - 5.3.10.
- Bài 16 - Thân to ra do đâu: Bao gồm 14 câu hỏi.
Từ câu 5.4.1 - 5.4.14.
Ngoài bài soạn, xây dựng hệ thống câu hỏi tôi còn tiến hành điều tra tham
khảo trên tổng số 20 giáo viên ở 10 trường THCS trong huyện. Để xác định hiệu
quả của những câu hỏi đã xây dựng.
Phương pháp tiến hành: Qua 10 trường của 2 khu như sau:
- Cụm khu B gồm 5 trường: Phỉ Thái, Kim Anh, Phúc Thành, Kim Đính,
Ngũ Phúc.
- Cụm khu C gồm 5 trường: Đồng Gia, Liên Hoà, Đại Đức, Tam kỳ,
Kim Tân.
*** CH chuyên gia : Xin thầy (cô) cho biết trong các câu hỏi của bài 12
(5.1.1-5.1.11), bài 13 (5.2.1-5.2.19) , bài 14 (5.3.1 -5.3.10), và bài 16 (5.4.1-
5.4.14) những câu hỏi nào tốt, những câu hỏi nào khá có thể sử dụng hiệu quả
trong giảng dạy, câu hỏi nào chưa tốt (do sai hay học sinh không trả lời được)
6.2 Kết quả sau khi điều tra
Sau khi tham khảo ý kiến của giáo viên các trường nói trên về hiệu quả của
những câu hỏi đã đề xuất, tôi tập hợp thu được kết quả của bảng thống kê dưới đây: