Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Thực trạng và giải pháp quản lý Chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.09 KB, 67 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung chuyên đề đã viết là do bản than thực hiện, không
sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác. Nếu sai phạm, em xin
chịu kỷ luật với Nhà trường.

Hà Nội, ngày 18 tháng 5, năm 2013
Ký tên
SV: Nguyễn Hồng Quang

SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT: Bảo vệ môi trường
ÔNMT: Ô nhiễm môi trường
VSMT: Vệ sinh môi trường
CTR: Chất thải rắn
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
CTRSHĐT: Chất thải rắn sinh hoạt đô thị
CTRSHNT: Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn
UBND: Ủy ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
LHPN: Liên hiệp phụ nữ
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TN&MT: Tài nguyên và môt trường
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên
KTXH: Kinh tế Xã hội
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt Error: Reference source not found
Bảng 1.2: Lượng CTRSHĐT theo vùng địa lý ở VN đầu năm 2009.Error: Reference
source not found
Bảng 1.3. Tình hình phát sinh Chất thải rắn Error: Reference source not found
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu khí hậu ở huyện Yên Thành năm 2011 Error: Reference
source not found
Bảng 2.2: Hệ số phát thải trong quá trình sản xuất và chế biến nông sản, thực phẩm
Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Khối lượng rác thải phát sinh của một số sản phẩm nông nghiệp Error:
Reference source not found
năm 2011 Error: Reference source not found
Bảng 2.4: Dự báo CTR trên 11 xã ở huyện Yên Thành giai đoạn 2012-2017 Error:
Reference source not found
Bảng 2.5: Phân tích theo mô hình SWOT Error: Reference source not found
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
Hình 1.2: Số lượng CTRSH phát sinh ở các loại đô thị khác nhau Error: Reference
source not found
Hình 2.1: Bản đồ huyện Yên Thành Error: Reference source not found
Hình 2.2 : Sơ đồ Nguồn phát sinh CTRSH của huyện Yên Thành Error: Reference
source not found
Hình 2.3: Sơ đồ thu gom rác ở thị trấn Yên Thành Error: Reference source not
found
Hình 2.4: RTSH được bỏ vào bì tải, thùng bê tông… trước cửa nhà Error: Reference
source not found
Hình 2.5: Bãi rác tạm của thị trấnYênThành Error: Reference source not found

Hình 2.6: Sơ đồ hệ thống quản lý CTR của huyện Yên Thành Error: Reference
source not found
Hình 3.1: Sơ đồ Phương thức thu gom, vận chuyển rác Error: Reference source not
found
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ liên tục phát triển với tốc độ khá và toàn diện. Trong nông nghiệp đẩy mạnh áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để không ngừng tăng năng suất cây trồng; phát
triển chăn nuôi theo hướng tập trung với việc hình thành các trang trại, gia trại. Tốc
độ đô thị hóa nông thôn ngày càng cao ở tại thị trấn, các thị tứ, trung tâm xã, các
tuyến giao thông chính. Hình thành và phát triển nhiều ngành nghề mới, thu hút
được lao động; bộ mặt nông thôn và đô thị từng bước thay đổi, đời sống của nhân
dân càng ngày được nâng cao.
Tuy nhiên, cùng với việc tăng trưởng kinh tế - xã hội và tăng dân số là sự gia
tăng mức độ ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Đó là chất thải rắn nông thôn tăng
một cách nhanh chóng, đa dạng về chủng loại, tạo sức ép lớn lên công tác thu gom
và xử lý. Ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường còn hạn chế, còn phổ
biến tình trạng vứt rác, xả rác bừa bãi trong tất cả các hoạt động sinh hoạt và lao
động sản xuất của đời sống; bên cạnh đó công tác quản lý Chất thải rắn còn gặp
nhiều khó khăn và chưa được chú trọng, hiệu suất thu gom và xử lý rác thải còn
chưa cao… Những điều này khiến cho môi trường nông thôn của huyện Yên Thành
bị đe dọa và tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn như: lan truyền dịch bệnh, suy thoái môi
trường đất, nước, không khí. Có thể nói việc quản lý Chất thải rắn nông thôn ở một
huyện nông nghiệp như huyện Yên Thành đã, đang và sẽ là một vấn đề đáng chú ý
của người dân cũng như UBND huyện Yên Thành. Vì vậy, tôi, vốn là một người
con của đất Yên Thành, đề xuất được triển khai, nghiên cứu đề tài “Thực trạng và

giải pháp quản lý Chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
hiện nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cho công tác quản lý chất thải
nông thôn ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích cụ thể hiện trạng công tác quản lý môi trường của huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
- Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của các dự án quản lý Chất
thải rắn nông thôn của huyện Yên Thành. Phân tích các lợi ích đạt được, cũng như
các bất cập, thách thức mà công tác quản lý Chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên
Thành gặp phải.
- Tìm hiểu về dự án xây dựng khu xử lý rác thải tập trung ở huyện Yên Thành,
cho thấy sự cần thiết và cấp bách của việc thực hiện dự án đó.
- Đưa ra các kiện nghị nhằm khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia vào xử
lý chất thải, đề xuất các chính sách kinh tế nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lý
Chất thải rắn nông thôn.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa tài liệu: tác giả thu thập thông tin thứ cấp từ tình hình
thu gom, xử lý rác thải từ Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Thống Kê,… của
UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia có sự nghiên
cứu về môi trường huyện Yên Thành. Từ đó tổng hợp lại các ý kiến có liên quan
đến công tác quản lý chất thải nông tôn của huyện Yên Thành.
- Phương pháp phân tích, so sánh: Các thông tin được tổng hợp theo từng chủ
đề liên quan và được phân tích theo công cụ SWOT: điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội

thách thức.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn nông thôn
Khi nói đến rác, nhiều người thường nghĩ đó là vấn đề cấp bách của các đô thị
hay các thành phố lớn. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Bởi ở Việt Nam, một đất nước
nông nghiệp, vấn đề rác thải nông thôn cũng đang là một vấn đề đang được quan
tâm không kém. Trong những năm qua, khu vực nông thôn Việt Nam đã có nhiều
sự chuyển biến tích cực, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có sự thay đổi đáng kê, đời
sống của người nông dân được nâng lên một mức mới, sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, các làng nghề cũng ngày càng phát triển… song đi liền với đó là sự phát
triển tự phát thiếu quy hoạch cụ thể, để lại nhiều vấn đề môi trường bức xúc trong
khu vực nông thôn mà đặc biệt là vấn đề chất thải rắn nông thôn.
Chất thải rắn nông thôn là những vật chất mà được tạo ra trong các hoạt động
sinh hoạt, lao động và sản xuất của con người ở khu vực nông thôn, chúng bị vứt bỏ
đi trong chính khu vực nông thôn đó và không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt
bỏ này đồng thời chúng được xã hội nhìn nhận như là một thứ mà cả khu vực nông
thôn phải có trách nhiệm thu dọn.
Thực tế ở nông thôn Việt Nam trước kia, việc phân loại rác vốn được thực
hiện rất tốt. Lượng rác thải ở nông thôn vốn nhỏ, chủ yếu là rác thải hữu cơ. Lượng
rác thải hữu cơ này nguồn gốc chủ yếu từ thức ăn thừa, được tận dụng làm thức ăn
cho gia súc. Một lượng chất thải rắn khác là phân người và gia súc được tận dụng
làm phân bón ruộng. Các phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, được dung làm đun
nấu và thức ăn gia súc. Ý thức người dân về sử dụng và phân loại rác rất tốt, và hầu
như không có rác thải đổ ra môi trường.
Trong mô hình canh tác kiểu truyền thống cộng với điều kiện kinh tế xã hội

trước kia của nông thôn Việt Nam thì lượng rác thải sinh ra là rất nhỏ và hầu như
được tận dụng hoàn toàn. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, khi điều kiện
kinh tế phát triển, lượng rác thải nông thôn tăng mạnh, cùng với đó là sự xuất hiện
của túi ni lông, là chất không phân hủy hay tái chế được, khiến tình hình rác thải ở
nông thôn trở thành vấn đề nghiêm trọng. Các mô hình canh tác mới được triển khai
cùng với lượng thuốc trừ sâu và các chất thải độc hại được mang vào sử dụng càng
ngày càng nhiều và phong phú về chủng loại. Bên cạnh đó là sự gia tăng mạnh mẽ
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
về dân số, tạo thêm một áp lực lớn cho vấn đề rác thải trong sinh hoạt ở nông thôn.
Mặt khác, sự mở rộng quy mô của các làng nghề cũng tạo ra một lượng lớn rác thải
rất khó xử lý. Có thể nói, một trong những nguyên nhân chính của ô nhiễm môi
trường nông thôn là
do
chất thải rắn từ hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, sự lạm
dụng thuốc bảo vệ thực
vật,

phân
bón trong sản xuất nông nghiệp, chất thải rắn
từ hoạt động làng nghề và rác thải từ sinh hoạt.
Hiện nay, chất thải rắn nông thôn đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm.
Lượng chất thải rắn nông thôn phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng về thành phần và
tính chất độc hại.
Chất thải rắn nông thôn có thể chia làm ba dạng chính:
- Chất thải rắn sinh hoạt ở nông
thôn
- Chất thải rắn nông
nghiệp

- Chất thải rắn làng
nghề
1.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn
Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn là loại chất thải phát sinh trong hoạt động
sinh hoạt thường ngày của người dân ở nông thôn tại từng cá nhân, hộ gia đình……
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn liên quan đến các hoạt động sinh
hoạt của con người, nguồn gốc tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,
trường học, bệnh viện Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm thực phẩm
dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, vỏ, rau quả, kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói
vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, xương động vật, lông gà,
Hình 1.1: Sơ đồ Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt

SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
Dân số ngày càng tăng, điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển,
nhu
cầu tiêu dùng của người dân ở các vùng nông thôn nói chung và khu dân cư
nói

riêng
ngày càng phong phú và đa dạng. Đây cũng là nguyên nhân chính
làm
gia
tăng thành phần và tải lượng rác thải sinh hoạt nông
thôn.

Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh từ các nguồn: các hộ gia đình,
chợ,


nhà
kho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành
chính Chất thải rắn
sinh hoạt
khu v

c
nông thôn có tỷ lệ chất hữu cơ khá cao, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất
thải vườn và phần lớn đều là chất hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các thành phần dễ
phân
hủy
chiếm tới 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn).
Với dân số 60,703 triệu người sống ở khu vực nông thôn (năm 2010),
lượng phát sinh chất thải của người dân ở các vùng nông thôn khoảng 0,3
kg/người/ngày
,
ta có thể ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh
khoảng
18,21 nghìn tấn/ngày, tương đương với 6,6 triệu tấn/ năm.
Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long có
lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh lớn nhất, do đó có mức độ hoạt
động sản xuất nông nghiệp cao.
Theo Bộ Xây Dựng, đến tháng 7 năm 2012, lượng rác thải sinh hoạt phát
sinh ở các khu dân cư nông thôn ước tính là 30,5 nghìn tấn/ngày, tăng hơn 2 nghìn
tấn/ngày so với năm 2010 . Trong khi đó, việc thu gom rác thải sinh hoạt ở khu vực
nông thôn đến bây giờ vẫn còn phần nhiều là tự phát, Số rác thải chôn lấp hợp vệ
sinh ở các huyện đạt khoảng 50-60%, còn lại do người dân tự giải quyết. Không chỉ
thế, lượng rác thu gom được xử lý chủ yếu bằng chôn lấp hoặc đốt thủ công, phần
lớn là các bãi rác tạm, lộ thiên gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm
không khí và cảnh quan môi trường.

1.1.3. Chất thải rắn nông nghiệp
Chất thải rắn nông nghiệp thông thường là chất thải rắnphát sinh từ các hoạt
động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ, ), thu
hoạch nông sản (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô…), bao bì đựng phân bón,
thuốc BVTV, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến
thuỷ sản,
Chất thải rắn nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là các
thành phần có thể phân hủy sinh học như phân gia súc, rơm rạ, trấu, chất thải từ
chăn nuôi, một phần là các chất thải khó phân hủy và độc hại như bao bì chất bảo vệ
thực vật. Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
nông nghiệp (chai lọ đựng hoá chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng),
hoạt động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ).
Bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón
Trong hoạt động trồng trọt, tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như
phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đang diễn ra tràn lan, thiếu kiểm soát. Do
đó, các chất thải rắn như chai lọ, bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật, vỏ bình phun
hóa chất: thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm; thuốc trừ chuột; thuốc trừ bệnh; thuốc trừ cỏ
tăng lên đáng kể và không thể kiểm soát.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, Tổng cục Thống kê, Tổng
cục Hải quan từ năm 2000 đến năm 2005, mỗi năm Việt Nam sử dụng
khoảng35.000 đến 37.000 tấn hoá chất bảo vệ thực vật, đến năm 2006, tăng đột biến
lên tới 71.345 tấn và đến năm 2008 đã tăng lên xấp xỉ 110.000 tấn. Thông thường,
lượng bao bì chiếm khoảng 10% so với lượng thuốc tiêu thụ, như vậy năm 2008 đã
thải ra môi trường 11.000 tấn bao bì các loại. Lượng phân bón hoá học sử dụng ở
nước ta, bình quân 80 - 90 kg/ha (cho lúa là 150 - 180kg/ha). Việc sử dụng phân
bón cũng phát sinh các bao bì, túi chứa đựng. Năm 2008, tổng lượng phân bón vô
cơ các loại được sử dụng 2,4 triệu tấn/năm. Như vậy mỗi năm thải ra môi trường

khoảng 240 tấn thải lượng bao bì các loại.
Chất thải rắn từ trồng trọt
Vào những ngày thu hoạch, lượng
rơm,
rạ,
và các phụ phẩm nông
nghiệp khác
phát
sinh nhiều và chiếm thành phần chủ yếu
trong
chất thải rắn
nông nghiệp. Tại các vùng
đồng
bằng, diện tích canh tác lớn do vậy lượng
chất
thải nông nghiệp từ trồng trọt cũng lớn,
thành

phần
chất thải cũng rất khác so
với những
vùng
trung du, miền núi. Với khoảng 7.5 triệu
hecta
đất trồng lúa ở
nước ta, hàng năm lượng rơm
rạ
thải ra lên tới 76 triệu tấn. Tuy nhiên, hiện
nay
lượng rơm rạ thải này không được tính

toán
trong thống kê lượng chất thải rắn
phát sinh của các
địa
phương cũng như toàn quốc. Ngoài ra, lượng các phụ phẩm
khác như bã mía, cây ngô… cũng là một lượng chất thải rắn không nhỏ. Tại các
vùng
nông
thôn trồng điều, cà phê như Tây Nguyên, lượng chất thải rắn từ nguồn
này là khá
lớn.
Chất thải rắn chăn nuôi
Hiện tại, ở nông thôn Việt Nam có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi với gần
6 triệu con bò; gần 3 triệu trâu; 27 triệu con lợn; 300 triệu gia cầm. Riêng về
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
nuôi lợn, từ 1 - 5 con chiếm 50% số hộ, nuôi 6 - 10 con chiếm 20%, từ 11 con
trở lên chiếm 30%. (Cục Chăn nuôi, TCTK, 2011).
Mặc dù chăn nuôi phát triển, song phương thức chăn nuôi còn lạc hậu,
quy mô nhỏ. Do đó, chưa quan tâm đến xử lý chất thải đã làm cho môi trường
nông thôn vốn đã ô nhiễm càng ô nhiễm hơn. Chất thải rắn chăn nuôi đang là
một trong những nguồn thải lớn ở nông thôn, bao gồm phân và các chất độn
chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết, chất thải lò mổ
So sánh khối lượng chất thải rắn chăn nuôi của Việt Nam trong 4 năm
vừa qua cho thấy tổng khối lượng chất thải chăn nuôi tương đối ổn định, do
tổng số các loài vật nuôi ít biến động. Theo ước tính, có khoảng 40 - 70% (tuỳ
theo từng vùng) chất thải rắn chăn nuôi được xử lý, số còn lại thải trực tiếp ra
ao, hồ, kênh, mương
Chất thải rắn thuỷ sản

Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Trung đã và đang phát triển
mạnh nghề nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản xuất khẩu. Nghề nuôi trồng và
chế biến thuỷ, hải sản đã đưa kim ngạch xuất khẩu lên hàng tỷ USD. Tuy
nhiên, đi liền đó là các vấn nạn về ô nhiễm môi trường, điển hình tại khu vực
các nhà máy chế biến thủy, hải sản xuất khẩu với những chất thải như: đầu
tôm, tép, vỏ cua, ghẹ, sam chất đống, không được xử lý.
1.1.4. Chất thải rắn làng nghề
Chất thải rắn làng nghề chiếm một phần đáng kể trong nguồn phát sinh
chất thải rắn nông thôn. Sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề đã mang lại
lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội cho các địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển
đó cũng tạo sức ép lớn đối với môi trường khi thải ra lượng chất thải rắn lớn.
Hiện nay, cả nước có 1.324 làng nghề được công nhận và 3.224 làng có
nghề. Hoạt động sản xuất nghề nông thôn đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu
lao động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn; đặc biệt có
những địa phương đã thu hút được hơn 60% lao động của cả làng, đã và đang
có nhiều đóng góp cho ổn định đời sống nông dân, góp phần phát triển kinh tế
nông thôn (Bộ TN&MT, 2011). Làng nghề phân bố không đồng đều giữa các
vùng, miền (miền Bắc khoảng 60%, miền Trung 30%, miền Nam 10%). Trong
đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công
nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Vì vậy, đã và đang nảy sinh nhiều
vấn đề môi trường tại các làng nghề.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
Chất thải rắn làng nghề gồm nhiều chủng loại khác nhau, phụ thuộc vào
nhiều nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình sản xuất. Cùng với sự
gia tăng về số lượng, chất thải làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về
thành phần, có thể thấy rằng chất thải làng nghề bao gồm những thành phần
chính như: phế phụ phẩm từ chế biến lương thực, thực phẩm, chai lọ thủy tinh,
nhựa, nilon, vỏ bao bì đựng nguyên vật liệu, gốm sứ, gỗ, kim loại.

Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm
Các loại chất thải rắn chủ yếu của nông sản sau khi thu hoạch bị loại bỏ
trong quá trình chế biến. Một số loại như các loại đầu mẩu thừa, phế phụ phẩm
ôi thiu, vỏ sắn, xơ sắn, bã dong, đao, bã đậu.
Nhóm làng nghề tái chế phế liệu
Chất thải rắn phát sinh từ các làng nghề tái chế bao gồm 2 loại chính: các
phế liệu không thể tái chế được lẫn trong nguyên liệu được thu mua và các
chất thải phát sinh trong quá trình tái chế các vật liệu. Chất thải rắn phát sinh
từ các làng nghề tái chế nhựa: nhựa phế liệu không đủ tiêu chuẩn tái chế, các
tạp chất khác lẫn trong nhựa phế liệu (nhãn mác, nilon, bùn cặn), tro xỉ than.
Chất thải rắn phát sinh từ ngành tái chế giấy: tro xỉ, bột giấy, giấy vụn, đinh
ghim, nilon, giấy phế liệu. Chất thải rắn phát sinh trong các làng nghề sản xuất
và tái chế kim loại như: các tạp chất phi kim loại (nilon, nhựa, cao su ) bị loại
bỏ, kim loại không đủ tiêu chuẩn tái chế, tro xỉ từ quá trình nấu kim loại, xỉ
than từ lò nấu.
Nhóm
làng nghề thủ công mỹ
nghệ
Nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ bao gồm các ngành: làng nghề sản xuất gỗ
mỹ nghệ, sơn mài, điêu khắc, sản xuất đồ nội thất, mây tre đan, làm nón. Chất thải
rắn của nhóm này: gỗ vụn, gỗ mảnh, mùn cưa, dăm bào, vỏ trai, giấy giáp thải, hộp
đựng các dung môi (hộp đựng sơn, hộp đựng vecni). Tuy nhiên, lượng thải không
lớn, khoảng 20-30 kg/cơ sở/tháng.
Nhóm
làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ

thuộc
da
Vấn đề môi trường nổi cộm của các làng nghề ươm tơ, dệt nhuộm là vấn đề
nước thải, còn vấn đề chất thải rắn chưa trở nên bức xúc. Chất thải rắn của các làng

nghề này bao gồm xỉ than, vỏ chai lọ, thùng đựng hóa chất tẩy, hóa chất nhuộm, các
loại xơ vải, vải vụn Làng nghề may gia công, da giày tạo ra chất thải rắn như vải
vụn, da vụn, gồm da tự nhiên, giả da, cao su, chất dẻo với lượng thải lên tới 2-5
tấn/ngày (làng nghề Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, Hải Dương tới 4-5 tấn/ngày). Đây
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
là loại chất thải rất khó phân hủy nên không thể xử lý bằng chôn lấp. Từ nhiều năm
nay loại chất thải rắn này chưa được thu gom xử lý mà đổ khắp nơi trong làng, gây
mất mỹ quan và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.
Nhóm làng nghề khác
Các nhóm ngành khác như: thuộc da, sản xuất chổi lông gà, sản xuất vật liệu
xây dựng, gốm sứ. Chất thải phát sinh từ các ngành nghề này: da thừa, hồ keo, lông
gà, lông vịt, các mảnh gốm sứ vỡ, chai lọ đựng chất làm nền, hoa văn, chỉ xơ dừa,
mụn xơ dừa.
1.1.5. Quản lý chất thải rắn
Trong hoạt động sống của con người đều tạo ra rác thải, nó là nguyên nhân
gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
cộng đồng, tác hại tới nền kinh tế. Do vậy cần phải quản lý, kiểm soát được lượng
rác thải từ đó có biện pháp phù hợp đối với từng điều kiện cụ theo từng thời điểm,
từng địa phương.
Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về Quản lý Chất thải rắn, Quản lý chất
thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý
chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái
chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối
với môi trường và sức khoẻ con người .
+ Quy hoạch quản lý chất thải rắn: Quy hoạch quản lý chất thải rắn là các
công tác điều tra, khảo sát, dự báo nguồn và tổng lượng phát thải các loại chất thải
rắn; xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trạm trung chuyển, tuyến vận chuyển
và các cơ sở xử lý chất thải rắn; xác định phương thức thu gom, xử lý chất thải rắn;

xây dựng kế hoạch và nguồn lực nhằm xử lý triệt để chất thải rắn.
+ Phân loại rác thải: Nhằm tách lọc những thành phần khác nhau phục vụ cho
công tác tái sinh, tái chế. Phân loại rác quyết định chất lượng các sản phẩm chế tạo
từ vật liệu tái sinh. Nếu phân loại rác không tốt, phân bón hữu cơ chế tạo từ rác sẽ
có chứa những chất vô cơ, nhựa,… Làm ảnh hưởng đến độ màu, chất lượng phân
bón dẫn đến làm giảm năng suất, hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp. Phân loại các
rác ngay tại nguồn tái sinh là một giải pháp hữu hiệu làm tăng hiệu quả kinh tế của
phân loại rác.
Theo trung tâm sức khỏe phụ nữ và gia đình (RaFH), RTSH có thể phân thành
hai loại:
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
- Rác hữu cơ dễ phân hủy: Bao gồm rau củ, quả, thịt, cỏ và phần thừa trong
chế biến thức ăn; thức ăn thừa; phân, xá động vật, hoa lá cành; xương các loại gia
súc, gia cầm, thủy hải sản,…
- Rác phế liệu: Bao gồm túi nilon, các loại vỏ đồ hộp bằng nhựa, kim loại,
thủy tinh, sành sứ, quần áo bỏ đi, giày dép, các dụng cụ thiết bị gia đình, đồ chơi trẻ
em, nến, các loại pin, ắc quy, thuốc quá hạn sử dụng, …
+ Lưu giữ, thu gom rác thải: Lưu giữ rác thải tại nguồn trước khi rác được thu
gom là khâu quan trọng trong Quản lý Chất thải rắn. Việc quản lý rác thải bắt đầu từ
việc lưu giữ tại nguồn, yếu tố chủ yếu trong việc phân loại các thiết bị lưu giữ là
tính tương thích của các thiết bị với nguồn phát sinh, tính nguy hại tối thiểu đối với
sức khỏe, tính sửa đổi với thu gom hiệu quả và chi phí. Khối lượng lưu giữ chất thải
dựa vào dung lượng và tần suất thu gom rác. Ở các nước phát triển, người ta thường
áp dụng một trong hai phương án hoặc lưu giữ Chất thải rắn đó được phân loại tại
nhà rồi định kỳ chuyển đến các thùng rác lớn của thành phố, hoặc phân loại trước
khi đổ vào các thùng rác dành riêng cho từng loại. Ở các nước đang phát triển
thường tận dụng các dụng cụ chứa rác phù hợp như: Túi nilon, bao nhựa, thùng sắt,
… kích cỡ và đặc điểm dụng cụ phụ thuộc vào từng mức độ phát sinh và tần suất

thu gom.
+ Thu gom chất thải là: Quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở
hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển
tiếp, trung chuyển hay chôn lấp.
Dịch vụ thu gom rác thải thường có thể chia thành các dịch vụ “sơ cấp” và
“thứ cấp”. Sự phân biệt này là phản ánh yếu tố khu vực. Thu gom thứ cấp là việc
thu gom phải đi qua một quá trình hai giai đoạn: Thu gom rác từ các nhà ở và tập
trung về chổ chứa trung gian rồi từ đó lại chuyển tiếp về trạm trung chuyển hay bải
chon lấp.
Thu gom sơ cấp (thu gom ban đầu) là cách mà theo đó rác thải được thu gom
từ nguồn phát sinh ra nó (nhà ở hay những cơ quan thương mại) và chở đến các bải
chứa chung, các địa điểm hoặc bải chuyển tiếp. Thường thì các hệ thống thu gom sơ
cấp ở các nước đang phát triển bao gồm các xe chở rác nhỏ, xe hai bánh kéo bằng
tay để thu gom rác và chở đến các bể chứa chung hay những điểm chuyển tiếp
Do vậy thu gom ban đầu sẽ được cần đến trong mọi hệ thống quản lý thu gom
và vận chuyển, còn thu gom thứ cấp lại phụ thuộc vào các loại xe cộ thu gom được
lựa chọn hay có thể có được và phụ thuộc vào hệ thống các phương tiện vận chuyển
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
tại chổ. Khi thu gom rác thải từ các nhà ở hay công sở thường ít chi phí so với việc
quét dọn chúng từ đường phố đồng thời cần phải có những điểm chứa ở những
khoảng cách thuận tiện cho những người có rác và chúng cần được đưa vào thùng
chứa đựng đúng vị trí tạo điều kiện thuận lợi cho thu gom thứ cấp.
+ Vận chuyển rác: Sau khi rác được thu gom, lưu giữu công việc tiếp theo là
thực hiện công việc vận chuyển. Nếu khoảng cách từ nơi chứa rác tạm thời gần thì
sẽ được chuyển trực tiếp vào bải xử lý rác. Ngoài ra, nếu khoảng cách này xa thì
thành lập các trạm trung chuyển.
Trạm trung chuyển là nơi Chất thải rắn từ các xe thu gom được chuyển sang
xe vận tải lớn hơn nhằm tăng hiệu quả vận chuyển đến bải chôn lấp Chất thải rắn.

Trạm trung chuyển thường được đặt gần các khu vực thu gom để giảm thời gian vận
chuyển của các xe thu gom Chất thải rắn.
+ Xử lý Chất thải rắn: Tùy vào từng đối tượng, thành phần rác ở từng quốc
gia, từng khu vực, từng vùng cụ thể mà có cách tiếp cận xử lý rác thải khác nhau.
Hiện nay có khá nhiều phương pháp xử lý và phổ biến là các phương pháp như:
Chôn lấp (bao gồm chôn lấp hợp vệ sinh, ủ thành phân hữu cơ, tạo khí gas), thiêu
đốt, thu hồi tài nguyên. Xử lý rác thải là một vấn đề tổng hợp liên đến các vấn đề về
kỹ thuật lẫn KT - XH. Vì vậy, tùy thuộc vào điều kiện và đặc tính của rác thải mà
có sự lựa chọn, kết hợp các phương pháp xử lý phù hợp nhất.
Tái chế, tái sử dụng RTSH: Là hoạt động nhằm làm giảm thiểu lượng chất thải
phát sinh, giảm chi phí đồ thải, tiết kiệm TNTN và một lợi ích quan trọng là có thể
thu lợi nhuận từ các hoạt động này.
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để
chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản
xuất. Hoạt động tái chế và thu hồi chất thải được thực hiện thông qua hệ thống thu
gom Chất thải rắn theo mạng lưới 3 cấp gồm: Người thu gom, đồng nát và buôn bán
phế liệu. Sự giảm thiểu chất thải có thể thực hiện được thông qua thiết kế, chế tạo
sản phẩm với thể tích bé nhất và tuổi thọ lớn nhất. Sự giảm thiểu chất thải cũng có
thể thực hiện tại nơi tiêu thụ, thương mại hay công nghiệp thong qua việc tái sử
dụng sản phẩm.
1.2. Cơ sở pháp lý và chính sách quản lý Chất thải rắn, Chất thải rắn
nông thôn của nước ta
Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, chất thải được hiểu là vật chất ở thể
rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
động khác. Đó như là một loại vật chất mà người ta thải đi như một thứ vô giá trị.
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 29/4/2007của Chính phủ về quản lý Chất thải
rắn, định nghĩa như sau: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá

trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”. Từ đó,
nhận thấy Chất thải rắn nông thôn đơn giản là Chất thải rắn được thải ra trong khu
vực nông thôn.
Trong thời gian qua, đi cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước, việc phát triển các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ là
nguyên nhân phát sinh ngày càng lớn lượng chất thải. Cùng với quá trình phát sinh
về khối lượng là tính phức tạp, sự nguy hại về tính chất của các loại chất thải. Nhằm
đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra, công tác quản lý chất thải rắn nói chung và công tác
quản lý Chất thải rắn nông thôn nói riêng của Nhà Nước đã từng bước được thay
đổi, từ thể chế, chính sách, các hệ thống tổ chức quản lý cho đến các vấn đề về quy
hoạch, xã hội hóa công tác quản lý, thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm cũng như
các vấn đề về đầu tư tài chính nhằm tăng cường, phát huy hơn nữa vai trò và hiệu
quả thục hiện.
Thể chế, chính sách về Chất thải rắn nông thôn đã được xây dựng cơ bản và đi
vào cuộc sống, tuy nhiên, vẫn chưa hoàn thiện cũng như chưa được thực thi một
cách triệt để. Trong nhiều năm qua, công tác quản lý Chất thải rắn đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thể hiện bằng các chính sách, pháp luật
quản lý Chất thải rắn đã được quy định trong Luật BVMT 1994, Luật BVMT 2005,
Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Gần đây nhất là Chiến lược quốc gia về
quản lý tổng hợp Chất thải rắn tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2050. Theo đó, các
chính sách áp dụng cơ chế quản lý 3T (tiết giảm, tái chế, tái sử dụng), chính sách xã
hội hóa công tác quản lý Chất thải rắn sinh hoạt, phát triển công nghiệp, công nghệ
xử lý Chất thải rắn, chính sách về túi ni lông thân thiện môi trường đã được khuyến
khích phát triển. Các chiến lược, chính sách này đã đặt ra các mục tiêu cụ thể có ý
nghĩa định hướng cho công tác quản lý Chất thải rắn nông thôn hiện nay.
- Các văn bản Pháp luật:
+ Lụât Bảo vệ Môi trường ngày 29/11/2005;
+ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2005;

SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
+ Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
+ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 29/4/2007của Chính phủ về quản lý
Chất thải rắn;
+ Quyết định số 2149/2009/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp Chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2050, và phụ lục ban kèm;
+ Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo
vệ môi trường đối với Chất thải rắn;
+ Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 07/8/2002 của Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường về việc ban hành hướng dẫn kĩ thuật chôn lấp chất thải
nguy hại;
+Luật Hoá chất ngày 21/11/2007;
+ Chỉ thị số 24/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
đẩy mạnh công tác quản lý Chất thải rắn tại nông thôn;
+ Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính hướng
dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư quản lý Chất thải rắn.
 Các văn bản Pháp luật trên thì Nghị định số 59/2007/NĐ-CP 2007của
Chính phủ về quản lý Chất thải rắn là Nghị định quy định các hoạt động quản lý
chất thải rắn, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến Chất thải rắn. Còn
Chỉ thị số 24/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về đẩy mạnh công tác quản
lý Chất thải rắn tại nông thôn là chỉ thị có ý nghĩa trực tiếp đối với việc tăng cường
công tác quản lý Chất thải rắn ở Khu vực nông thôn.
1.3. Về quản lý Chất thải rắn nông thôn hiện nay
1.3.1. Hiện trạng quản lý Chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay
Việt nam tiếp cận chậm đối với vấn đề xử lý ÔNMT nói chung và xử lý rác
thải, Chất thải rắn nói riêng. Tuy chính phủ và các bộ, nghành ngày càng quan tâm

nhiều hơn và tăng cường đầu tư trong lĩnh vực xử lý rác thải nhưng vẩn chưa đáp
ứng yêu cầu. Theo Bộ TN & MT đưa ra trong báo cáo về các nội dung chuẩn bị cho
"Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục và cải thiện ÔNMT giai đoạn 2011-
2015." Thì Đến năm 2015, khối lượng Chất thải rắn phát sinh trong cả nước sẽ lên
tới 44 triệu tấn. Đến năm 2020, khối lượng Chất thải rắn phát sinh là 68 triệu tấn và
đến năm 2025 sẽ là 91 triệu tấn, cao gấp 2-3 lần hiện nay.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
Nguồn phát sinh Chất thải rắn tập trung chủ yếu ở những đô thị. Các khu
đô thị tuy chỉ chiếm 24% dân số của cả nước, nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu
tấn chất thải mỗi năm (gần bằng 50% tổng lượng chất thải của cả nước). Đồng thời,
các chất thải ở đây cũng có thành phần nguy hại lớn, như các loại pin, dung môi sử
dụng trong gia đình và chất thải không phân huỷ như nhựa, kim loại và thuỷ tinh…
Là những thứ độc hại và khó phân hủy.
Theo thống kê năm 2002, lượng Chất thải rắn sinh hoạt trung bình từ 0,6-0,9
kg/người/ngày ở các đô thị lớn và 0,4-0,5 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ, thị trấn
thị tứ. Đến năm 2008 và đầu 2009, tỷ lệ này ở các đô thị lớn đã tăng lên tương ứng
là 0,9-1,3 kg/người/ngày ( bảng 1.1).
Bảng 1.1: Phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt
Khu vực
Lượng phát thải
theo đầu người
(kg/người/ngày)
% so với
tổng lượng chất
thải
% thành
phần hữu cơ
Đô thị ( toàn quốc ) 0,7 50 55

- Tp. Hồ Chí Minh 1,3 9
- Hà Nội 1,0 6
- Đà Nẵng 0,9 2
Nông thôn ( toàn quốc ) 0,3 50 60 - 65
Nguồn : Tổng cục BVMT,2009
Tuy cả nước chỉ có 2 đô thị đặc biệt nhưng tổng lượng Chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng Chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị ( hình 1.1).
Hình 1.2: Số lượng CTRSH phát sinh ở các loại đô thị khác nhau
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng
ĐNB có lượng Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất tới 6.713 tấn/ngày hay
2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSHĐT loại III trở lên
của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh
CTRSHĐT tấn/ngày hay 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực
miền núi Tây Bắc Bộ có lượng phát sinh CTRSHĐT thấp nhất chỉ có 69.350
tấn/năm (chiếm 1,07%), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên,
tổng lượng phát sinh CTRSHĐT là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%).
Bảng 1.2: Lượng CTRSHĐT theo vùng địa lý ở VN đầu năm 2009
STT Đơn vị hành chính
Lượng CTRSH
bình quân đầu
người
Tổng lượng CTRSHĐT
phát sinh (tấn/ngày)
Tấn/ngày Tấn/năm
1 ĐB sông Hồng 0,81 4.441 1.622.060
2 Đông Bắc 0,76 1.164 424.860

3 Tây Bắc 0,75 190 69.350
4 Bắc Trung Bộ 0,66 755 275.575
5 Duyên hải NTB 0,85 1.640 598.600
6 Tây Nguyên 0,59 650 237.250
7 Đông Nam Bộ 0,79 6.713 2.450.245
8 Đồng bằng SCL 0,61 2.136 779.640
Tổng 0,73 17.692 6.457.580
Nguồn: Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử
lý RTSH cho các khu đô thị mới, Cục BVMT 2009
Mặc dù lượng rác thải tập trung nhiều ở đô thị, nhưng lượng rác thải nông
thôn ở Việt Nam vẫn chiếm một lượng rất lớn. Việt Nam vốn là một nước nông
nghiệp, dân số ở vùng nông thôn chiếm đến 76% dân số cả nước, lại mang nhiều sự
hạn chế vốn có của nông thôn trong quản lý rác thải, nên lượng rác thải nông thôn ở
Việt Nam cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm. Bảng sau sẽ cho thấy điều đó:
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
Bảng 1.3. Tình hình phát sinh Chất thải rắn.
(Nguồn: Cục BVMT2009)
Lượng rác thải phát sinh không ngừng tăng lên, song việc thu gom vẩn chưa
được thực hiện hoàn toàn, khối lượng rác thải được xử lý hầu như không đáng kể.
Theo số liệu của ngân hàng Thế Giới, chỉ có ¾ lượng rác thải ở các đô thị được thu
gom, và 1/5 ở nông thôn. Theo số liệu của bộ Xây Dựng tỷ lệ thu gom Chất thải rắn
SHĐT tăng từ 70% năm 2000 lên 80% năm 2008 và cho đến thời điểm hiện nay thì
tăng hơn nữa. Còn lượng Chất thải rắn nông thôn cho đến tháng 7 năm 2012 mới
đạt hiệu suất thu gom tầm 35-40 %. Lượng Chất thải rắn được chôn lấp tại các bải
chôn lấp hợp vệ sinh khoảng 60%. Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái
sử dụng đạt khoảng 20-25%. Với đà phát triển nhanh của nền kinh tế nước ta như
hiện nay mà chúng ta nhanh chóng không đưa ra được giải pháp hợp lý, thì có thể
tin chắc rằng trong thời gian không xa, Việt Nam sẽ trở thành một bải rác lớn.

SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
Các loại Chất thải rắn Toàn quốc Đô thị Nông thôn
Tổng lượng phát sinh chất
thải sinh hoạt (tấn/năm)
12.800.000 6.400.000 6.400.000
Chất thải nguy hại từ công
nghiệp (tấn/năm)
128.400 125.000 2.400
Chất thải không nguy hại từ
công nghiệp (tấn/năm)
2.510.000 1.740.000 770.000
Chất thải Y tế lây nhiễm
(tấn/năm)
21.000 - -
Tỷ lệ thu gom trung bình (%) - 71 20
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô
thị trung bình theo đầu người
( kg/người/ngày)
- 0,8 0,3
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
1.3.2. Các vấn đề về quản lý chất thải rắn nông thôn và một số mô hình
quản lý chất thải nông thôn ở Việt Nam hiện nay
1.3.2.1. Về quản lý chất thải nông thôn
Hiện nay, Chất thải rắn nông thôn đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm. Lượng
Chất thải rắn nông thôn phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng về thành phần và tính
chất độc hại. Thực tế cho thấy, công tác thu gom và xử lý còn manh mún, lạc hậu,
thô sơ, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn môi trường. Công tác
quản lý còn nhiều bất cập thể hiện rõ nét qua sự chồng chéo trong việc phân công
nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý.

•"Khó khăn" trong việc thu gom Chất thải rắn nông thôn
Ước tính, lượng Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh khoảng 18,21
tấn/ngày tương đương với 6,6 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, việc thu gom Chất thải rắn
nông thôn chưa được coi trọng, nhiều thôn, xã, chưa có các đơn vị chuyên trách
trong việc thu gom Chất thải rắn nông thôn. Một số địa phương đã áp dụng các biện
pháp thu gom rác thải sinh hoạt nhưng với quy mô nhỏ, phần lớn do hợp tác xã tự tổ
chức thu gom, phương tiện thu gom còn rất thô sơ với các xe cải tiến chuyên chở về
nơi tập trung rác. Mặt khác, hoạt động thu gom này không được diễn ra thường
xuyên mà kết hợp với các đợt nạo vét kênh mương do xã phát động. Theo thống kê
có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ, trên 40% thôn, xã đã hình
thành các tổ thu gom rác thải tự quản. Tỷ lệ thu gom Chất thải rắn sinh hoạt tại khu
vực nông thôn mới đạt khoảng 40 - 55%. Do tỷ lệ thu gom chưa đáp ứng nhu cầu,
nên rác vẫn tràn ngập khắp nơi công cộng, ao, hồ
Đối với Chất thải rắn các hoạt động sản xuất nông nghiệp như bao bì, chai lọ
hóa chất BVTV thì việc thu gom còn rất hạn chế. Tuy đây là nguồn Chất thải rắn
thuộc danh mục độc hại cần thu gom, xử lý đúng quy định, nhưng thực tế, sau khi
được sử dụng người nông dân "tiện thể" vứt ngay tại bờ ruộng, góc vườn hoặc nguy
hiểm hơn, có trường họp còn vứt xuống ao, hồ, đầu nguồn nước sinh hoạt. Mặc dù
đã có một số tỉnh/thành phố như Nghệ An, Tuyên Quang, Vĩnh Long thực hiện
công tác tổ chức thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý các loại hóa chất, vỏ bao bì
hóa chất BVTV, nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn và hầu như chưa có mô hình thu
gom bao bì hóa chất BVTV phù hợp với đặc thù của nền sản xuất nhỏ, phân tán như
Việt Nam.
Đối với Chất thải rắn từ các hoạt động làng nghề, mặc dù, công tác thu gom
vận chuyển ngày càng được chính quyền các địa phương quan tâm nhưng dường
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
như vẫn không thể đáp ứng được với yêu cầu và nếu có thu gom thì chưa triệt để.
vẫn còn rất nhiều làng nghề xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm không khí,

đất, nước, tác động xấu đến cảnh quan.
•"Yếu kém" trong xử lý
Thực tế hiện nay, Chất thải rắn nông thôn hầu như chưa được quan tâm xử lý,
nếu có xử lý thì chỉ bằng những công nghệ hết sức thô sơ, lạc hậu. Ước tính hiện
nay, chỉ có khoảng 40-70% Chất thải rắn nông nghiệp, nông thôn được xử lý.
Đối với Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, người dân xử lý chủ yếu bằng
phương pháp chôn lấp, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh môi trường.
Ngoài ra, còn có các biện pháp khác như phương pháp ủ phân compost, đốt chất
thải thu năng lượng. Tuy nhiên, hai phương pháp này chưa thể áp dụng rộng rãi tại
khu vực nông thôn Việt Nam.
Đối với các loại Chất thải rắn như bao bì, chai lọ thuốc BVTV hiện nay hầu
như chưa được xử lý an toàn, hợp vệ sinh. Bao bì thuốc BVTV sau khi thu gom
cùng với bao bì phân bón hóa học thường được đem đốt hoặc chôn lấp ở xa khu dân
cư. Nhiều địa phương, nông dân còn thu chung với rác thải sinh hoạt. Phương pháp
đốt ở các lò tiêu chuẩn có khả năng xử lý triệt để ô nhiễm nhưng chi phí xây dựng
và vận hành cao, xa các cụm dân cư Nếu địa phương có thu gom tập trung thì
cũng phải thu gom một lượng đủ lớn mới có thể tổ chức đem tiêu hủy, trong khi đó
số lò đủ tiêu chuẩn của Việt Nam còn quá ít, chi phí vận chuyển tới nơi tiêu hủy khá
cao. Như vậy, việc xử lý tại chỗ để làm sạch bao bì phục vụ cho tái sử dụng hoặc
lưu giữ trước khi đem tái chế hoặc tiêu hủy là cần thiết và phù hợp nhất đối với đặc
thù của nền sản xuất nhỏ như nước ta.
Việc xử lý các phụ phẩm nông nghiệp hầu như chưa có hướng xử lý thích hợp.
Hiện nay, các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, trấu chủ yếu được xử lý bằng
cách đốt rồi dùng tro bón ruộng. Tuy nhiên, cách làm này vừa gây lãng phí, vừa gây
ô nhiễm môi trường do khói bụi và các nguy cơ cháy nổ.
Phương pháp xử lý Chất thải rắn trong chăn nuôi còn đơn giản. Chủ yếu được
xử lý bằng ủ nóng và hầm biogas. Sau khi xử lý, phân được sử dụng bón cho cây
trồng, dùng làm thức ăn cho cá hoặc để nuôi giun
•Các vấn đề trong công tác quản lý Nhà nước về Chất thải rắn nông thôn
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, kinh tế nông

thôn cũng đang trong giai đoạn chuyển mình để phát triển. Sự phát triển đó đã tạo
sức ép không nhỏ đối với môi trường. Do vậy, vấn đề Chất thải rắn nông thôn đang
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
rất cần đến sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý trong việc chỉ đạo thu gom,
quy hoạch các trạm trung chuyển Chất thải rắn của từng địa phương. Bên cạnh đó,
cũng rất cần đầu tư kinh phí cho công nghệ xử lý Chất thải rắn nông thôn đảm bảo
vệ sinh an toàn cho môi trường và con người.
Quy hoạch Chất thải rắn theo vùng đã được xây dựng nhưng lại thiếu quy
hoạch ở cấp địa phương. Từ năm 2008, Chính phủ ban hành quy hoạch 8 khu xử lý
Chất thải rắn liên vùng, liên tỉnh cho 4 vùng kinh tế trọng điểm nhằm đảm bảo xử lý
triệt để, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chôn lấp, nâng cao hiệu quả xử lý
Chất thải rắn phù hợp với công tác quản lý chất thải nguy hại. Quy hoach này thực
không có nhiều hiệu quả đối với quản lý Chất thải rắn nông thôn. Ở cấp địa phương,
một vấn đề không thể không nhắc tới đó là, mặc dù Bộ Xây dựng đã ban hành tài
liệu Hướng dẫn kỹ thuật về quy hoạch quản lý Chất thải rắn nông thôn nhưng hầu
hết các địa phương chưa xây dựng quy hoạch quản lý Chất thải rắn nông thôn của
địa phương dẫn đến thiếu căn cứ để triển khai các chương trình, dự án cụ thể. Một
vấn đề khác cần quan tâm, đó là các quy hoạch quản lý Chất thải rắn hiện nay chưa
đề cập tới các bãi chôn lấp Chất thải rắn đã đóng cửa, trong khi phần lớn các bãi rác
này vẫn đang tiếp tục gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân là do trước đây, các
bãi rác này đều không được chôn lấp hợp vệ sinh, sau khi đóng cửa lại được giao
cho cơ quan hành chính quản lý. Đơn vị này không đủ chức năng cũng như năng
lực để giám sát, kiểm soát và xử lý ô nhiễm. Chính vì vậy, đây vẫn là những điểm
nóng về môi trường.
Công tác quản lý chất thải nông thôn hiện nay tại các địa phương đang trong tình
trạng nơi do Sở TN&MT quản lý, nơi lại do Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm, đối
với Chất thải rắn sinh hoạt ở vùng nông thôn và Chất thải rắn làng nghề vẫn chưa
xác định thuộc quyền quản lý của Bộ Xây dựng, Bộ NN&PTNT hay Bộ Công

Thương. Hiện tượng chồng chéo trong quản lý giữa các cơ quan có trách nhiệm
khiến công tác này bị bỏ ngỏ. Chính vì, sự phân công, phân nhiệm của các
Bộ/ngành trong quản lý Chất thải rắnnông thôn còn chưa được rõ ràng nên chưa
thấy được vai trò của các cấp trong hệ thống quản lý và chồng chéo khi triển khai
thực hiện.
Sự tham gia của cộng đồng đã có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên, công tác xã
hội hóa quản lý Chất thải rắn còn yếu. Bên cạnh các công ty xử lý rác thải ở đô thị,
ở khu vục nông thôn đã hình thành các tổ đội, hợp tác xã thu gom, vận chuyển Chất
thải rắn sinh hoạt nông thôn. Trong những năm gần đây phương thức quản lý Chất
thải rắn ở nông thôn với cách tiếp cận dựa vào cộng đồng cũng đã được nhiều dự án
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
quan tâm thực hiện và thu được kết quả tốt. Điển hình như mô hình thí điểm thu
gom, xử lý rác thải chế biến phân bón hữu cơ của thôn Tảo Phú (Tam Hồng, Vĩnh
Phúc), dự án cải thiện môi trường kênh Chín Tế, chợ Bà Rén (Bến Tre) Tuy nhiên,
một thách thức không thể phủ nhận còn tồn tại đối với việc huy động sự tham gia
của cộng đồng đó là, công tác xã hội hóa còn yếu. Vấn đề nảy sinh cả từ phía cộng
đồng và chính quyền. Nhận thức và năng lực của cộng đồng chưa đảm bảo để thực
hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công tác quản lý Chất thải rắn nông thôn,
đặc biệt là ở khu vực tập trung đông dân nghèo. Ý thức của người dân đối với việc
giữ gìn vệ sinh công cộng còn rất thấp, họ thường xả rác ra đường, cống rãnh hoặc
đổ trộm Chất thải rắn xây dựng ra bờ sông, các khu vực công cộng gây tác động
tiêu cực đến vệ sinh môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Ngược lại, về phía các
nhà quản lý, vẫn còn thiếu các văn bản quy định phù hợp nhằm thu hút sự tham gia
của các đoàn thể, quần chúng và toàn xã hội, còn thiếu nhiều chương trình huy động
cộng đồng trong quản lý Chất thải rắn.
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đã trở thành một công cụ hữu ích.
Trong những năm qua, công tác thanh tra, giám sát từ Trung ương đến địa phương
vẫn là nhiệm vụ thường xuyên, được tổ chức hàng năm, chủ yếu tập trung vào việc

thanh tra, kiểm tra các vấn đề môi trường bức xúc, xử lý triệt để các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, kiểm tra công tác BVMT của các doanh nghiệp
trong các khu kinh tế, khu công nghiệp và làng nghề Tuy nhiên, do lực lượng còn
rất mỏng, lại chú ý nhiều ở các thành thị lớn, nên việc thanh tra, giám sát, xử lý vi
phạm ở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, không đủ người hoặc không đủ thiết bị
cần thiết nên công tác này ở địa phương đã gặp không ít khó khăn khi giải quyết các
vấn đề thực tế cho người dân.
Nguồn tài chính đầu tư cho công tác quản lý Chất thải rắn đang ngày càng đa
dạng. Nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở xử lý Chất thải rắn và các công trình
phụ trợ được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tài trợ của nước
ngoài, vốn vay dài hạn và các nguồn vốn hợp pháp khác. Ngoài ra, nguồn huy động
vốn từ Quỹ BVMT Việt Nam cũng được kể đến như một nguồn đầu tư quan trọng,
hỗ trợ cho các dự án về xử lý chất thải. Tính đến tháng 11/2011, Quỹ đã cho 24 dự
án liên quan đến lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, sản xuất
sản phẩm thân thiện với môi trường, xã hội hóa thu gom rác thải vay tới 260 tỷ
đồng. Mặc dù vậy, nguồn tài chính đầu tư cho quản lý Chất thải rắn nông thôn vẫn
còn thiếu hụt nghiêm trọng và chưa cân đối với quản lý ở đô thị. Đơn cử như nguồn
vốn từ Quỹ BVMT hiện nay gặp khá nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51
20

×