Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Thường Xuân- Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.3 KB, 50 trang )

Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
MỤC LỤC
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
DANH MỤC VIẾT TẮT
UBND : Ủy ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
MTTQ : Mặt trận tổ quốc
GDTX : Giáo dục thường xuyên
KT – XH : Kinh tế xã hội.
THPT : Trung học phổ thông.
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Số liêu cơ cấu kinh tế Error: Reference source not found
Bảng 2.2. Số liệu diện tích trên địa bàn huyện Error: Reference source not found
Bảng 2.3. Tổng hợp hộ nghèo qua các năm trên địa bàn huyện Error: Reference
source not found
Bảng 2.4: số liệu điều tra hộ cận nghèo giai đoạn 2010- 2011 Error: Reference
source not found
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Xóa đói giảm nghèo là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu đang được thực
hiện theo con đường đổi mới. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có sự
quan tâm đặc biệt đến việc xoá đói, giảm nghèo, coi đó là một nội dung của nhiệm
vụ cách mạng, một nhu cầu bức thiết của nhân dân, nhất là khi đất nước ở trong tình
trạng nghèo nàn và trải qua chiến tranh.
Nghèo đói không chỉ làm cho con người ta không được thụ hưởng những văn


minh tiến bộ của loài người, gay hậu nghiêm trọng về kinh tế xã hội trong việc phát
triển đất nước. Nếu không giải quyết được vấn đề nghèo đói thì vấn đề tăng trưởng
kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, hòa bình ổn định, đảm bảo quyền con người,
công bằng xã hội sẽ gặp không ít khó khăn.
Xóa đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội mang tính cơ bản
hướng vào sự phát triển của con người nhất là người nghèo, nhằm tạo cơ hội cho
người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội, phát triển sản xuất, giúp họ cải thiện
được cuộc sống và thoát được nghèo đói.
Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, một trong những chủ trương
hàng đầu của Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là “diệt giặc
đói”. Sau khi lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Đảng ta lãnh đạo nhân dân cả nước
thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới. Để thực hiện thành công nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, Đại hội VI của Đảng
đã đề ra mục tiêu là “bảo đảm nhu cầu ăn của toàn xã hội và bước đầu có dự trữ.
Vấn đề lương thực phải được giải quyết một cách toàn diện”. Đại hội IX Đảng đã
đưa nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo vào trong chính sách phát triển văn hóa - xã hội
của đất nước. Đại hội chỉ rõ: “Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội,
tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp
thông tin, chuyển giao công nghệ giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng
nghèo, xã nghèo, nhóm dân cư nghèo” . Đến Đại hội X của Đảng, vấn đề xóa đói
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
1
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
giảm nghèo trở thành một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: “Đa
dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo hướng
phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế”.
Đại hội XI của Đảng, tiếp tục nhấn mạnh phải “Tập trung triển khai có hiệu quả
Chương trình xoá đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn”. Đảng và Nhà nước ta coi việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thể

hiện ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định
chủ nghĩa xã hội là làm cho nhân dân thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, là “Người
nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu có thêm”, “Là
làm sao cho dân giàu, nước mạnh làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng,
làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc” .
Do đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa là
đối tượng chính của nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, bởi vì họ còn ở trình độ dân tri
thấp, tập quán sản xuất lạc hậu, thiếu thông tin nghiêm trọng về sản xuất hàng hoá
trong nền kinh tế thị trường. Huyện Thường Xuân là huyện miền núi, vùng cao
của tỉnh Thanh Hóa có tỷ lệ hộ nghèo cao 51,66% năm 2007 và là huyện nằm
trong 61 huyện nghèo của cả nước. Do vậy cùng với HĐND- UBND đã sớm triển
khai thực hiện xóa đói, giảm nghèo, thành lập ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ
huyện đến xã, thị trấn. Như vậy công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện
Thường Xuân là vấn đề cấp thiết, không chỉ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
mỗi gia đình mà còn góp phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh sự phát triển của đất
nước nói chung và sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Thường Xuân nói riêng.
Tuy nhiên trước yêu cầu của tình hình mới, công tác xóa đói giảm nghèo của huyện
Thường Xuân còn bộc lộ nhiều hạn chế, do đặc điểm địa trình độ dân trí thấp, cấp
ủy Đảng chính quyền các cấp có lúc, có nơi chưa thật sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư
đúng mức về các chính sách về xóa đói giảm nghèo.
Xuất phát từ những vấn đề trên nên em chọn chủ đề“Đánh giá công tác
xóa đói giảm nghèo ở huyện Thường Xuân- Thanh Hóa ” làm đề tài nghiên
cứu cho mình.
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
2
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
2.Mục đích nghiên cứu
Đi sâu vào nghiên cứu công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn toàn huyện
Thường Xuân, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo
đói trên địa bàn huyện Thường Xuân, giúp tăng trưởng kinh tế góp phần nâng cao

chất lượng cuộc sống nhân dân trên địa bàn huyện.
3.Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu trên 16 xã và 1Thị trấn trong địa bàn huyện Thường
Xuân, tỉnh Thanh Hóa
- Thời gian: Tập trung nghiên cứu các chương trình xóa đói giảm nghèo giai
đoạn 2007- 2008- 2009- 2010 và 2011.
3.2 Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích và xử lý số liệu
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
3
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1 Nghèo đói
1.1.1 các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm nghèo của thế giới
Hiện nay có nhiều hướng để tiếp cận vấn về đói nghèo. Tại Hội nghị về
chống nghèo đói do Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
(ESCAP) tổ chức tại Thái Lan năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất
cho rằng:"Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn
những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ
phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục
ấy được xã hội thừa nhận".
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen,
Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo như sau:
"Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi
ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để
tồn tại
"

.
Tổ chức
World Bank thừa nhận quan điểm truyền thống hiện nay về đói
nghèo trong "Báo cáo về tình hình phát triển thế giới - Tấn công nghèo đói, năm
2000", như sau: Đói nghèo "không chỉ bao hàm sự khốn cùng về vật chất (được
đo lường theo một khái niệm thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng) mà còn là sự
hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế". Báo cáo đã mở rộng quan niệm về đói
nghèo khi tính đến cả nguy cơ dễ bị tổn thương, dễ gặp rủi ro của người nghèo.
Báo cáo nêu bật "nghèo có nghĩa là không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không
ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường".
Báo cáo chỉ ra "người nghèo
đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự biểu hiện bất lợi nằm ngoài khả năng
kiểm soát của họ. Họ thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ,
bị gạt ra rìa và không có tiếng nói quyền lực trong các thể chế đó".
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
4
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
Để đánh giá cụ thể hơn mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành 2 loại, đó
là: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối:
Nghèo tuyệt đối (nghèo thu nhập): Đo lường mức chi tiêu cần thiết để đảm
bảo một người có thể mua được một lượng lương thực, thực phẩm tương đương
2100 - 2300 kcalo/người/ngày. Mức nghèo tuyệt đối là thước đo dễ lượng hoá để
mô tả tình trạng đói nghèo.
Nghèo tương đối: Theo Robert Mc Namara - nguyên Tổng giám đốc WB,
thì nghèo ở mức độ tương đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những
người nghèo tương đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu
thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt qua sức tưởng tượng
mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta.
Như vậy, nghèo tương đối không chỉ bao hàm mức thu nhập và tiêu dùng
thấp mà còn bao gồm cả mức hưởng thụ thấp về giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác

của sự phát triển con người. Đặc biệt, nghèo tương đối còn đề cập đến "sự thiếu
quyền lực và tiếng nói, cũng như tính chất dễ bị tổn thương và đe doạ của người
nghèo". Trong những hoàn cảnh nhất định, họ không có tiếng nói chính trị, thậm chí
còn bị tẩy chay sống biệt lập với xã hội.
Mức nghèo tuyệt đối có phương pháp tính toán riêng nên ranh giới nghèo
tuyệt đối được xác lập cụ thể. Ngược lại, ranh giới của nghèo tương đối rất khó
xác định bởi không có một tiêu chuẩn chung áp dụng. Nó phụ thuộc chủ yếu vào
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và mức độ quan tâm, điều
chỉnh của chính quốc gia đó.
Các quan niệm về nghèo đói nêu trên phản ánh 3 khía cạnh của người nghèo:
- Thứ nhất, không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu
dành cho con người.
- Thứ hai, có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
- Thứ ba, thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng.
Nói một cách chung nhất, nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư vì
những lý do nào đó không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu mà xã hội thừa
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
5
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của chính xã
hội đó. Biểu hiện của việc không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản đó, là
tình trạng thiếu ăn, thiếu nước sinh hoạt, suy dinh dưỡng, mù chữ, bệnh tật, môi
trường suy thoái, tuổi thọ trung bình thấp, ít được tiếp cận với các dịch vụ xã hội.
1.1.1.2 Khái niệm về nghèo đói của Việt Nam
Ở Việt Nam, c
ông cuộc xoá đói, giảm nghèo ở nước ta được Đảng và Nhà
nước khởi xướng từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Trong nhận
thức của người Việt Nam khi đề cập đến đói nghèo, mọi người đều hiểu rằng đó
là tình trạng người dân cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được
học hành, ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà cửa tạm bợ

Các tài liệu và các công trình nghiên cứu hầu hết các nhà nghiên cứu đều
thống nhất với định nghĩa chung do Uỷ ban Kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình
Dương của Liên hiệp quốc (ESCAP) đưa ra tại Hội nghị Băng Cốc - Thái
Lan năm 1993.
Ngoài định nghĩa chung về đói nghèo, nước ta còn sử dụng rộng rãi hai định
nghĩa về cơ bản cũng đều bắt nguồn từ
WB
.
- Nghèo đói lương thực, thực phẩm (tương đương với nghèo tuyệt đối, nghèo
về thu nhập của
World Bank
).
- Nghèo đói chung (tương đương với nghèo tương đối, nghèo về con người).
Điểm khác biệt so với nhiều nước là bên cạnh khái niệm nghèo, chúng ta
còn sử dụng khái niệm đói để phân biệt mức độ nghèo của một bộ phận dân cư.
Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó
là những bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 2 tháng, thường vay
nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả.
Hiện nay, tình trạng đói đã không được nhắc tới trong các văn kiện chính
thức của Đảng từ năm 2001. Mặc dù vậy, cụm từ "xóa đói giảm nghèo" vẫn được
sử dụng khi nói về đấu tranh để giảm nghèo, tiến tới xoá nghèo.
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
6
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
Dựa trên cách tiếp cận đói nghèo trên, thước đo sử dụng phổ biến để đánh
giá nghèo khổ về thu nhập là đếm số người dưới chuẩn nghèo. Gọi là "chỉ số
đếm đầu người" (HC - Head count index). Từ đó xác định tỉ lệ nghèo (tỷ lệ đếm
đầu - HCR).
Tỉ lệ nghèo được tính bằng tỉ lệ phần trăm của dân số. Việc sử dụng chỉ số

này là cần thiết để đánh giá tình trạng nghèo và những thành công trong mục tiêu
"giảm nghèo" của quốc gia.
Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo
với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo. Khi so sánh các
nhóm dân cư trong một nước, khoảng cách nghèo cho biết tính chất và mức độ của
nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm.
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá
Thứ nhất, các tiêu chí đánh giá đói nghèo của thế giới:
Chuẩn nghèo là thước đo mức sống của dân cư để phân biệt trong xã hội ai
thuộc diện nghèo và ai không thuộc diện nghèo. Trải qua hơn một thế kỷ, trên thế
giới đã hình thành 3 phương pháp tiếp cận chuẩn nghèo chủ yếu, đó là: Phương
pháp dựa vào nhu cầu chi tiêu; Phương pháp dựa vào thu nhập thực tế và Phương
pháp dựa vào đánh giá của người dân. Trong 3 phương pháp trên thì 2 phương pháp
đầu được các quốc gia sử dụng khá phổ biến.
Một là, chỉ tiêu thu nhập
Thu nhập bình quân theo đầu người là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh được
quy mô, trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân trong một nước.
Hiện nay trên thế giới tồn tại hai phương pháp tính toán chủ yếu của WB.
- Phương pháp Atlas (phương pháp theo tỉ giá hối đoái)
World Bank phân ra làm 6 loại nước (là mức thu nhập năm 1990). Nước cực
giàu: > 25.000 USD/năm. Nước giàu: 20.000 - < 25.000 USD/năm. Nước khá giàu:
10.000 - < 20.000 USD/năm. Nước trung bình: 2.500 - < 10.000 USD/năm. Nước
nghèo: 500 - < 2.500 USD/năm. Nước cực nghèo: < 500 USD/năm.
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
7
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
Theo phương pháp đánh giá này, Việt Nam có thu nhập 1.064 USD năm
2009, khoảng 1.200 USD năm 2010 thuộc nhóm nước nghèo.
Tuy nhiên theo phương pháp trên, việc chuyển đổi thường bị sai lệch không
phản ánh được tính ngang giá của sức mua. Do đó từ đầu thập niên 90 của thế

kỷ XX, Liên hợp quốc (LHQ) đã đề ra phương pháp tính bình quân thu nhập mỗi
nước theo sức mua tương đương (PPP).
- Phương pháp sức mua tương đương (PPP)
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi so sánh chỉ tiêu thu nhập bình
quân đầu người giữa các nước, nhằm đưa ra chỉ tiêu định lượng so sánh giữa
các nước bằng cách đưa đồng tiền của mỗi nước về một đơn vị đo lường thống
nhất đồng USD.
World Bank sau nhiều cuộc điều tra trên toàn cầu đã đưa ra ngưỡng nghèo
chung (theo PPP) [10]. Đối với các nước thu nhập thấp: < 1 USD/ngày. Đối với các
nước thu nhập trung bình thấp: < 2 USD/người/ngày.
Hai là, chỉ tiêu dinh dưỡng
Nhu cầu về dinh dưỡng là nhu cầu cơ bản và tối thiểu của con người để tồn
tại, hoạt động và tái tạo sức lao động. Chỉ tiêu cơ bản nhất về lượng dinh dưỡng đưa
vào cơ thể là lượng calo tiêu dùng hàng ngày. Để xây dựng một ngưỡng nghèo cần
phải xác định nhu cầu tiêu dùng của toàn bộ dân số. Lượng dinh dưỡng 2.100 kcalo
mà tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra dựa trên nhiều lần đánh giá, kiểm nghiệm.
Ngưỡng nghèo hay mức nghèo, là mức chi dùng tối thiểu, được xác định
như tổng số tiền chi cho giỏ tiêu dùng trong thời hạn nhất định, bao gồm một
lượng tối thiểu lương thực, thực phẩm và đồ dùng cá nhân cần thiết bảo đảm
cuộc sống và sức khỏe một người ở tuổi trưởng thành và các khoản chi bắt buộc
khác. WB xây dựng ngưỡng nghèo trên cơ sở xác định nhu cầu tiêu dùng về
lương thực của con người. Cụ thể:
- Ngưỡng nghèo thứ nhất: Là số tiền cần thiết để mua số lượng lương thực.
Lượng lương thực này phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đủ 2100 kcalo cho mỗi
người mỗi ngày (gồm 40 loại sản phẩm), được gọi là ngưỡng nghèo lương thực.
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
8
HPI = {1/3(P1
3
+ P2

3
+ P3
3
)}
1/3
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
- Ngưỡng nghèo thứ hai: Bao gồm chi tiêu cho sản phẩm lương thực và phi
lương thực gọi là ngưỡng nghèo chung.
Nghèo đói chịu tác động của nhiều nhân tố nên chưa thể coi 3 phương pháp
trên là căn cứ để đánh giá mức độ giàu nghèo của một quốc gia. Vì vậy LHQ đã sử
dụng chỉ số nghèo khổ Human Poverty Index (HPI). Các tính HPI dành cho các
nước đang phát triển HPI -1 dựa vào chỉ số phát triển con người HDI.
Chỉ số HPI được tính theo công thức:
Trong đó P1: Xác xuất những người không thọ quá 40 tuổi (x 100)
P2: Tỉ lệ người lớn mù chữ
P3: Giá trị bình quân phi gia quyền của tỉ lệ người dân không tiếp
cận bền vững với nguồn nước sạch (1) và tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (2). (Giá trị
bình quân phi gia quyền = 1/2 tỉ lệ (1) + 1/2 tỉ lệ (2)).
Giá trị HPI càng cao thì mức độ nghèo khổ càng lớn và ngược lại. Giá trị
HPI của một nước nói lên rằng sự nghèo khổ của con người ảnh hưởng lên bao
nhiêu phần dân số nước đó.
Hệ số GINI là thước đo được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu bất bình
đẳng về phân phối thu nhập, hệ số này lượng hoá được mức độ bất bình đẳng về
phân phối thu nhập, hệ số nhận giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Chỉ số này càng lớn
mức độ bất bình đẳng càng cao.
Thứ hai, các tiêu chí đánh giá đói nghèo ở Việt Nam
Một là, tiêu chí của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
Căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức sống thực tế các địa
phương, từ năm 1993 đến nay Bộ
Lao động - Thương binh và xã hội

đã 6 lần công
bố tiêu chuẩn cụ thể cho hộ nghèo. Các tiêu chí này thay đổi theo thời gian, cùng
với sự thay đổi mặt bằng thu nhập quốc gia.
- Năm 2000: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định số
1143/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 01/11/2000 đưa ra chuẩn nghèo mới áp dụng trong
giai đoạn 2001-2005 trên phạm vi toàn quốc như sau:
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo là 80.000đ/người/tháng
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
9
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
+ Vùng nông thôn đồng bằng là 100.000đ/người/tháng
+ Vùng thành thị 150.000đ/người/tháng
- Năm 2005: Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số
170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 về chuẩn nghèo giai đoạn 2006 -
2010.
Theo quyết định này,
những người có mức thu nhập sau được xếp vào nhóm
hộ nghèo:
+ Khu vực nông thôn: có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 200.000
đồng/người/tháng.
+ Khu vực thành thị: có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 260.000
đồng/người/tháng.
- Năm 2011: Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số
09/2011/QĐ -TTg ngày 30/01/2011 về chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015.
Theo
quyết định này chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 -
2015 như sau:
+ Hộ nghèo vùng nông thôn: mức thu nhập từ 400.000 đồng/người/tháng
trở xuống.
+ Hộ nghèo vùng thành thị: mức thu nhập từ 500.000 đồng/người/tháng

trở xuống.
+ Hộ cận nghèo vùng nông thôn: mức thu nhập từ 401.000 - 520.000
đồng/người/tháng.
+ Hộ cận nghèo vùng thành thị: mức thu nhập từ 501.000 - 650.000
đồng/người/tháng.
-
Một cách tiếp cận khác cũng thường được sử dụng để xem xét nghèo đói là:
chia toàn bộ dân cư thành 5 nhóm khác nhau. Nhóm 1/5 nghèo nhất là 20% dân số,
gồm những người sống trong các hộ gia đình có mức thu nhập (chi tiêu) thấp nhất.
- Các tiêu chuẩn nghèo khác:
Theo cách đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phạm vi đói
nghèo có từng cấp độ khác nhau. Mỗi cấp thể hiện những đặc điểm riêng biệt về
mức độ nghèo.
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
10
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
Hộ nghèo: Là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn chuẩn
nghèo. Trong hộ nghèo, lại có hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, đây là các hộ
gia đình dân tộc sống vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa có mức thu nhập
thấp hơn chuẩn nghèo. Các hộ này còn tồn tại "phong tục tập quán sản xuất mang
nặng tính tự nhiên hái lượm" chủ yếu phát lương làm rẫy, tổng giá trị tài sản bình
quân đầu người dưới 1 triệu đồng.
Xã nghèo: Là xã có tỉ lệ hộ nghèo cao (> 25%), chưa đủ từ 3 trong 6 hạng
mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (bao gồm: chưa có đường ô tô đến trung tâm xã hoặc ô
tô không đi lại được cả năm, số phòng học chỉ đáp ứng dưới 70% nhu cầu của học
sinh hoặc phòng học tạm bằng tranh tre, nứa lá, chưa có trạm y tế hoặc có nhưng là
nhà tạm, dưới 30% hộ sử dụng nước sạch, dưới 50% hộ sử dụng điện sinh hoạt ).
Trong các xã nghèo, có các xã đặc biệt khó khăn - Đây là các xã được công nhận
theo Quyết định số 135/1998/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ.
Xã đặc biệt khó khăn: Xã đặc biệt khó khăn là xã đáp ứng 5 tiêu chí sau. Vị

trí địa lý của xã ở xa trung tâm KT - XH, xa đường quốc lộ, giao thông đi lại khó
khăn. Môi trường xã hội chưa phát triển, trình độ dân chí thấp, còn nhiều tập tục lạc
hậu. Trình độ sản xuất còn lạc hậu, chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp, công cụ thô
sơ. Hạ tầng cơ sở chưa phát triển, chưa đủ các công trình thiết yếu như: điện, đường
giao thông, trường học, trạm xá, nước sạch, chợ xã. Đời sống nhân dân còn nhiều
khó khăn, thiếu thốn, mức sống thấp.
Huyện nghèo: Là huyện có tỉ lệ hộ nghèo > 50%. Thống kê huyện nghèo là
cơ sở để chính phủ có chính sách giảm nghèo thích hợp nhằm đưa các huyện nghèo
có mức thu nhập trong những năm tới ngang bằng mức thu nhập của cả nước.
Hai là, tiêu chí của Tổng cục Thống kê ban hành:
Về cơ bản, chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê ban hành được xác định dựa
trên cách tiếp cận của World Bank, gồm 2 mức: Mức nghèo lương thực, thực phẩm và
mức nghèo chung.
- Mức nghèo lương thực, thực phẩm: Đây là chuẩn nghèo tính theo thu nhập
bình quân đầu người/tháng.
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
11
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
+ Năm 1994: Khu vực thành thị: 102.000 đ, khu vực nông thôn: 76.000 đ;
+ Năm 1995: Khu vực thành thị: 102.000 đ, khu vực nông thôn: 76.000 đ;
+ Năm 1999: Khu vực thành thị: 146.000 đ, khu vực nông thôn: 112.000 đ;
+ Năm 2004: Khu vực thành thị: 163.000 đ, khu vực nông thôn: 124.000 đ;
+ Năm 2008: Khu vực thành thị: 370.000 đ, khu vực nông thôn: 290.000 đ.
- Mức nghèo chung: Tổng cục Thống kê dựa trên mức chi tiêu bình quân đầu
người/tháng làm căn cứ đánh giá chuẩn nghèo.
+ Năm 1993: 96.700 đồng + Năm 2004: 173.000 đồng
+ Năm 1998: 149.000 đồng + Năm 2006: 213.000 đồng
+ Năm 2002: 160.000 đồng + Năm 2008: 280.000 đồng
Như vậy các chuẩn nghèo thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào tình hình
phát triển kinh tế của quốc gia theo từng giai đoạn.

1.1.3 Nguyên nhân tác động
1.1.3.1 Trên thế giới
Những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo được liệt kê chủ yếu là do chiến
tranh, cơ cấu chính trị (Chế độ độc tài và các quy định thương mại quốc tế không công
bằng), cơ cấu kinh tế (phân bố thu nhập không công bằng, tham nhũng, nợ quá nhiều,
nền kinh tế không có hiệu quả và thiếu những nguồn lực có thể trả nợ được) và đặc
biệt là thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ, tụt hậu về giáo dục, dịch bệnh, thiên tai
thường xuyên xảy ra, sự gia tăng quá nhanh về dân số, bất bình đẳng nam nữ.
Yếu tố nguy hiểm cho sự nghèo đói chính là thất nghiệp và thiếu việc làm,
ngoài ra những yếu tố nguy hiểm khác là phân bố thu nhập quá mất cân bằng, thêm
vào đó thiếu giáo dục và bệnh tật mãn tính.
1.1.3.2 nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam
Ở Việt Nam những nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo các
nhóm như sau :
* Nhóm nguyên nhân chủ quan bao gồm :
- Đông con, ít lao động.
- Không có kinh nghiệm làm ăn, không biết cách sản xuất kinh doanh.
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
12
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
- Thiếu hoặc không có vốn.
- Rủi ro, ốm đau.
- Ăn tiêu lãng phí, lười biếng lao động.
* Nhóm nguyên nhân khách quan:
- Sản xuất phẩm phẩm thiếu nơi tiêu thụ.
- Sự tác động của điều kiện tự nhiên : khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bão lụt,
hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp giao thông khó khăn.
- Ngoài hai nhóm nguyên nhân trên có những nguyên nhân thuộc về cơ chế
chính sách như : thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho
các khu vực khó khăn, chính sách về khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng

dẫn cách làm ăn khuyến lâm - khuyến ngư, thiếu sự đồng bộ về chính sách giáo dục
đào tạo, y tế, chính sách giải quyết đất đai, định canh định cư, nguồn lực đầu tiên
của nhà nước cho các vùng khó khăn còn hạn chế…
1.2 Xóa đói giảm nghèo
1.2.1 Khái Niệm
Nghèo đói là nhiều nguyên nhân, nó có thể là từ bản chất nguồn nhân lực, từ
văn hóa xã hội hoặc từ bản chất kinh tế. Xóa đói giảm nghèo chủ yếu là việc tổ
chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu biết về các chính sách xóa
đói giảm nghèo, có nghĩa là phải tuyên tuyền cho họ hiểu rằng mực tiêu của những
chính sách đó của Đảng, Nhà nước đối với họ là sự trợ giúp, ưu tiên và mong muốn
người dân phải tự biết nhận thức được vấn đề của mình để từ đó vươn lên thoát
nghèo có cuộc sống ấm no và khấm khá hơn.
Như vậy công tác xóa đói giảm nghèo: Là quá trình đưa các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
dân, đặc biệt là hộ nghèo, xã nghèo trên cả nước.
1.2.2 Vai trò
1.2.2.1 Xét về mặt kinh tế
Hiệu quả của công tác đói giảm nghèo có ý nghĩa rất quan trọng đến tăng
trưởng của nền kinh tế đất, nó thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế đất
nước do người nghèo, hộ nghèo họ hiểu được chủ trưởng, chính sách của Đảng,
Nhà nước. Từ đó làm cho họ chủ động tham gia các hoạt động sản xuất khi được
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
13
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
cung cấp những nhu cầu tối thiểu, đồng thời đó cũng là cơ sở lý luận để thay đổi
phương thức sản xuất để mở rộng được quy mô sản xuất với nhiều ngành nghề khác
nhau, tạo ra nhiều việc làm giúp người dân tăng thu nhập để thoát nghèo, cuộc sống
được cải thiện, giảm được tỷ lệ hộ đói nghèo. Đồng thời giảm được lượng ngân
sách Nhà nước chi trả hàng năm cho công tác xóa đói giảm nghèo, góp phần làm
giảm chi phí xã hội, tăng thêm nguồn vốn cho đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất.

Tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, ổn định phát triển kinh tế và giải quyết tốt
các vấn đề xã hội khác.
1.2.2.2 Xét về mặt chính trị- xã hội
Hiệu quả của công tác đói giảm nghèo cũng góp phần ổn định chính trị- xã
hội, hạn chế những tiêu cực nảy sinh do tình trạng đói nghèo gây ra. Khi mức sống
của nhan được nâng cao là điều kiện giữa vững và đảm bảo ổn định chính trị- xã
hội, giúp người dân tiếp cận với những nhu cầu dịch thiết yếu của cuộc sống, đời
sống vật chất, tinh thần được quan tâm và đầy đủ hơn. Điều đó sẽ củng cố được
lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, Chính quyền và chế độ xã hội.
Ngược lại không làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, để tình trạng đói nghèo kéo
dài, số hộ nghèo, người nghèo, xã nghèo ngày càng tăng sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực
trong xã hội từ đó sẽ tạo ra kẻ hở cho những ý đồ xấu lợi dụng làm ảnh hưởng đến
sự đoàn kết trong nhân dân, cộng đồng, gây mất ổn định chính tri- kinh tê- xã hội.
1.2.2.3 Xét về mặt văn hóa- giáo dục
Công tác xóa đói giảm nghèo cũng ảnh hưởng đến văn hóa- giáo dục khi thực
hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo thì có điều kiện phát triển cơ sở
trường lớp học, hỗ trợ những đồ dung cần thiết cho công việc giảng dạy và học tập,
nhờ đó mà nhiều tre em được đến trường, đời sống nhân dân cũng được cải thiện và
quan tâm hơn. Thực hiện chính sách ưu tiên đối với những giáo viên vùng sau, vùng
xa sẽ phát huy được tinh thần trách nhiệm của họ một cách tốt nhất nó sẽ kéo theo
chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng cao và chất lượng tốt hơn đáp ứng được
xu thế phát triển chung của toàn xã hội. Đảm bảo xóa mù chữ nâng cao dân trí,
người nghèo có cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật với khả năng tiếp thu và vận dụng
tốt nhất vào hoạt động sản xuất, chu động trong phát triển kinh tế.
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
14
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
CỦA HUYỆN THƯỜNG XUÂN- THANH HÓA

2.1 Khái quát chung về kinh tế - xã hội của Huyện
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Thường Xuân là Huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía tây nam thành phố
Thanh Hóa, huyện Thường Xuân được xếp vào hàng khó khăn nhất, nhì tỉnh Thanh
Hoá. Thị trấn Thường Xuân là trung tâm kinh tế - văn hóa của huyện, nằm trên
đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15A, tỉnh lộ 507. Hiện nay Thường Xuân có 16 xã và
1 thị trấn với tổng số 142 thôn bản, dân số toàn huyện là 87.141 người gồm 3 dân
tộc chủ yếu sinh sống là Thái, Mường, Kinh.
Có tạo độ địa lý:
90
0
- 42’- 45’’ đến 20
0
- 07’- 15’’ vĩ độ Bắc
104
0
- 54’- 33’’ đến 105
0
- 23’- 55’’ kinh độ Đông.
Phía Nam giáp Huyện Như Xuân và Tỉnh Nghệ An
Phía Tây giáp Tỉnh nghệ An và Tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào
Phía Đông giáp huyện Thọ Xuân và Triệu Sơn của tỉnh Thanh Hóa
Phía Bắc giáp Huyện Ngọc Lạc và Lang Chánh của tỉnh Thanh Hóa.
b) Địa hình
Địa hình huyện thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống khu vực phía Đông và Đông Nam,
có các dãy núi lớn như Bù Rinh, Tà Leo. Độ cao tuyệt đối của địa hình Thường Xuân
từ trên 1.000m đến dưới 100m. Do hệ thống núi vừa cao, vừa hiểm trở nên có nhiều hệ
thống sông ngòi chia cắt địa hình đã gay ra nhiều khó khăn trong xây dựng các tuyến

đường giao thông và sự giao lưu kinh tế giữa các vùng trên địa bàn huyện Thường
Xuân nhất là mùa mưa lũ. Do địa hình như vậy ta có thể chia thành 3 vùng địa hình
sinh thái như sau:
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
15
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
- Vùng cao: Gồm 4 xã Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Lẹ, Xuân Chinh. Với tổng
diện tích tự nhiên là 49.936 ha, trong đó đất Nông nghiệp 1889,25ha; đất Lâm
Nghiệp có rừng 20.034,12ha còn lại là đất khu dân cư.
- Vùng giữa: Gồm 8 xã Lương Sơn, Tân Thành, Xuân Thắng, Xuân lộc, Vạn
Xuân, Luận Khê, Luận Thành và Xuân Cao. Có tổng diện tích tự nhiên là
51.936,3ha trong đó đất nông nghiệp 3.115,44ha, đất trồng cây hàng năm
3.020,14ha còn lại là đất chuyên dùng và đất ở
- Vùng thấp: Gồm 5 xã, Thị Trấn: Xuân Cẩm, Thọ Thanh, Xuân Dương,
Ngọc Phụng và Thị Trấn Thường Xuân. Với tổng diện tích tự nhiện là
14.375,70ha trong đó đất nông nghiệp 1.921,13ha, phần còn lại là đất ở.
Do sự chênh lệch về độ cao như vậy nên ở vùng cao và vùng giữa gặp không ít
khó khăn về địa hình mà còn chịu sự khắc nhiệt của khí hậu mùa đông nhiệt độ
xuống thấp đến 4
0
c, mùa hè nhiệt độ có lúc lên tới 42
0
c gây khó khăn cho đời sống
nhân dân vốn nghèo lại còn nghèo hơn.
c) Khí hậu
Thường Xuân nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của
vùng núi cao, nền nhiệt độ cao với 2 mùa chính: Mùa Hè khí hậu nóng đặc biệt là
sự xuất hiện gió phơn Tây Nam vào đầu mùa Hạ (cuối tháng 4, đến tháng 6 có tới
20-30 ngày gió Tây). Mùa Đông lạnh giá khô hanh các xã miền núi cao hay có
sương muối. Xen kẽ giữa 2 mùa chính khí hậu chuyển tiếp từ Hè sang Đông là mùa

Thu ngắn thường có bão lụt, mưa tập trung và gây lũ cục bộ, lũ ống, lũ quét gây tổn
hại đến sản xuất và các công trình xây dựng cơ bản. Giữa Đông sang Hè là mùa
Xuân không rõ rệt khí hậu ẩm ướt có sương mù và mưa phùn.
Nhiệt độ trung bình năm 22 - 24
0
C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình
dưới 20
0
C (từ tháng 12 đến tháng 3). Biên độ nhiệt giao động ngày đêm 9- 12
0
C.
Nhiệt độ cao nhất năm từ 37
0
C – 38
0
C ( tháng 6,7,8 ). Nhiệt độ thấp nhất nhiều năm
xuống tới 4
0
C - 3
0
C ( tháng 1,2,3 )
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
16
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
2.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên nước
Thường Xuân có hệ thống sông ngoài khá phong phú, là nguồn tài nguyên lớn về
nguồn nước tưới đối với nông nghiệp; hàng năm tổng lượng nước sông, suối cung
cấp cho vùng ước đạt 23 triệu m³ nước. Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt nhiều, độ
dốc lớn nên lượng nước phân bố không đều, có nơi thừa nhưng có nơi lại thiếu.gồm

có các sông như sau:
- Sông Chu bắt nguồn từ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chảy qua huyện có
chiều dài 50km
- Sông Đặt chảy qua huyện có chiều dài 34km
- Sông Đằn chảy qua huyện có chiều dài 42km
- Sông Khao chảy qua huyện có chiều dài 40km
- Sông Âm chảy qua huyện có chiều dài 6km
Hiện nay, trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thủy
điện Cửa Đạt khánh thành tháng 10 năm 2010, đây là công trình đa chức năng
vừa phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp các huyện đồng bằng, vừa phục
vụ phát điện cho nhà máy điện Cửa Đặt công suất trên 97MW đồng thời vừa thau
chua rửa mặn vùng hạ lưu sông Mã
b) Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện có rất nhiều loại khoáng sản như: Thiếc, Sắt, Cao Lanh, đất
Sét làm gạch, Cát sỏi, Đá vôi, vàng, sa khoáng đá quý nhưng trữ lượng ít.
c) Tài nguyên rừng
Tổng diện tích rừng hiện nay là 90.417,96ha chiếm 80,4% tổng diện tích tự
nhiên, độ che phủ rừng đạt 66,3%. Cụ thể là:
- Rừng đặc dụng 23.475,05ha,
- Rừng phòng hộ 28.739,76ha,
- Rừng sản xuất 38.203,15ha
Rừng Thường Xuân chủ yếu là rừng lá rộng, rừng hỗn giao, gỗ nứa, giang, vầu,
cây lá kim như: Phơ mu, sa mu tập trung ở độ cao từ 700m trở lên, có hệ thực vật
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
17
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
phong phú, đa dạng về họ, loài gỗ quý hiếm có Lim Xanh, Dôi, De, trò chỉ Cây
luồng là cây trồng chính của rừng sản xuất (diện tích khoảng chiếm 22.000 ha), ngoài
ra còn một số cây nguyên liệu khác như: Nứa, Keo, Xoan và một số cây lấy gỗ khác
phục vụ phát triển nông sản và nguyên liệu giấy. Ngoài các loài thực vật, rừng của

huyện Thường Xuân có nhiều loại động, thực vật quý hiếm như: Bò tót, nai, gấu,
sói và loài linh trưởng, các loài chim,
d) Nguồn nguyên liệu.
Sự đa dạng về địa hình và có diện tích rộng lớn đã tạo cho huyện Thường Xuân
có nguồn nguyên liệu đa dạng và dồi dào. Nguồn nguyên liệu từ rừng có thể khai
thác phục vụ cho công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp phát triển. Cụ thể
như: Tổng diện tích rừng 90.417,96ha, đa số thuộc loại rừng hỗn giao. Trong đó,
cây quế 210,7 ha; cây luồng 3.967,6 ha; cây phân tán 1.583.000 cây; bảo vệ 52.700
ha, khoanh nuôi 14.300 ha, chăm sóc 4.413 ha.
Thường Xuân là vùng nguyên liệu lớn các loại cây công nghiệp ngắn ngày: mía,
sắn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường Lam Sơn và nhà máy chế biến tinh
bột sắn Như Xuân. Hiện nay, huyện đang có chủ trương quy hoạch 1 phần diện tích
đất có tầng canh tác dày, dộ dốc nhỏ sang trồng cây Cao su.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện
Thường Xuân là huyện miền núi đặc biệt khó khăn của Thanh Hóa, nền kinh
tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Cơ cấu kinh của huyện đã có
sự chuyển dịch theo hướng phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế chung của tinh
và cả nước song vẫn ở mức thấp so với mức tăng trưởng chung của toàn tỉnh. Hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm Nông- lâm nghiệp, tăng Công nghiệp-
xây dựng, Dịch vụ- thương mại
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
18
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
Bảng 2.1. Số liêu cơ cấu kinh tế
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011
1 Tổng GDP % 6,8 7,3 11,8 14,5
2 Nông- Lâm nghiệp % 52,3 48 42 40,6
3 Công nghiệp- Xây dựng % 24,1 26,6 28,8 29,2
4 Thương mại- Dịch vụ % 23,6 25,4 29,2 30,2
( Nguồn: Phòng Lao động thương binh và xã hội Thường Xuân )

Qua bảng số liệu về cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Thường Xuân, ta thấy
tốc độ tăng trưởng kinh tê GDP ở mức khá, năm 2008 6,8 % đến năm 2011 đạt
14,5% tăng hơn gấp 2 lần. Trong đó ngành Thương mai- Dịch vụ tăng nhiều hơn so
với Công nghiệp- Xây dựng ( cụ thể năm 2008 TM- DV là 23,6% lên 30,2% năm
2011, còn Công nghiệp- XD năm 2008 24,1% lên 29,2% năm 2011 ) còn ngành
Nông- Lâm nghiệp có xu thế giảm năm 2008 52,3% xuông còn 40,6% năm 2011.
Bảng 2.2. Số liệu diện tích trên địa bàn huyện.
STT Chỉ tiêu Đơn vị Diện tích Tỷ lệ %
1 Tổng diện tích tự nhiên Ha 110.505.806 100%
2 Đất Nông Nghiệp Ha 7.065,82 6,47%
3 Đất Lâm Nghiệp Ha 50.747,07 46%
4 Đất Chuyên dùng Ha 1.411,80 1,64%
5 Đất ở Nông thôn Ha 764,00 0,71%
6 Đất ở Đô thị Ha 17,00 0,11%
6 Đất chưa sử dụng Ha 50.515,83 45,07%
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thường Xuân )
Qua đây ta thấy rằng diện tích đất chưa sử dụng con chiếm diện tich nhiều
50.515,83ha chiếm 45,07% và diện tích đất lâm nghiệp 50.747,07ha chiếm 46%
trong khi đó đât chuyên dùng 1.411,80ha chiếm tỷ lệ khá nhỏ 1,64% vì vậy chúng
ta khai thác diện tích chưa sử dụng để phát tăng tỷ trọng phát triển kinh tế xã hội
giúp nhân dân có cuộc sống khá hơn và đặc biệt giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn
huyện Thường Xuân.
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
19
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
2.2 Phân tích thực trang xóa đói giảm nghèo của huyện Thường Xuân
2.2.1 Thực trạng đói nghèo của huyện qua các năm
Bảng 2.3. Tổng hợp hộ nghèo qua các năm trên địa bàn huyện
S
TT

Xã, Thị Trấn
Năm 2008 Năm 2009 Năm 20010 Năm 2011
Tổng số
hộ
Tổng số hộ
nghèo
Tổng
số hộ
Tổng số hộ
nghèo
Tổng
số hộ
Tổng số hộ
Nghèo
Tổng
số hộ
Tổng số hộ
nghèo
Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ
Tỷ
lệ
Số hộ Tỷ lệ
1 2 3 4
5=
4/3
3 4 5= 4/3 3 4 5= 4/3 3 4 5= 4/3
1 Bát Mọt 799 754 94,37 811 754 92,79 817 754 92,29 820 756 92,29
2 Yên Nhân 1.228 1.128 91,86 1.255 1.114 88,76 1.219 1.111 91,14 1.230 1.067 86,74
3 Lương Sơn 1.517 1.076 70,93 1.630 1.076 66,01 1.642 980 59,68 1.650 970 58,79
4 Ngọc Phụng 1.610 347 21,55 1.629 287 17,62 1.672 266 15,91 1.680 246 14,64

5 Xuân Cẩm 1.031 331 322,1 1.037 291 28,06 1.037 203 19,58 1.037 189 18,22
6 Thị Trấn 1.087 253 23,28 1.300 214 16,46 1.292 193 14,94 1.300 183 14,08
7 Thọ Thanh 1.168 339 29,02 1.151 332 28,84 1.234 326 26,42 1.260 308 24,44
8 Xuân Dương 1.431 548 38,29 1.507 499 33,11 1.570 499 31,78 1.570 462 29,43
9 Xuân Cao 1.192 539 45,22 1.197 539 45,03 1.197 539 45,03 1.200 529 44,08
10 Luận Khê 890 682 76,63 898 615 68,49 898 615 68,49 903 557 61,68
11 Luận Thanh 1.159 450 38,83 1.224 440 35,95 1.225 340 27,76 1.230 315 25,60
12 Tân Thành 757 313 41,35 761 273 35,87 790 241 30,54 800 235 29,37
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
20
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
13 Xuân Thắng 575 341 59,30 581 339 58,35 606 298 49,17 606 275 45,37
14 Xuân Lộc 653 571 87,44 726 571 78,65 726 571 78,65 735 567 77,14
15 Vạn Xuân 1.071 909 84,87 1.063 783 73,66 1.063 762 71,68 1.103 744 67,45
16 Xuân Lẹ 693 609 87,88 722 596 82,55 733 596 81,31 738 580 78,59
17 Xuân Chinh 500 462 92,40 515 462 89,71 515 435 84,47 520 435 83,65
Tổng Cộng 17.361 9.652 55,60 18.007 9.185 51,01 18.236 8.729 47,87 18.382 8.415 45,78
( Nguồn: Phòng lao động thương binh và xã hội )
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
21
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Huỳnh Mai
Qua bảng số liệu về tỷ lệ hộ nghèo từ năm 2008 đến 2011 ta thấy
- Xã Bát Mọt: Có tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, tuy đã giảm nhưng giảm
không đáng kể cụ thể: năm 2008 là 94,37% giảm xuống 92,29% năm 2011 chỉ
giảm được 2,05% trong 4 năm.
- Xã Yên Nhân: Đây là một trong những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, Năm
2008 tỷ lệ hộ nghèo là 91,86% giảm xuống 88,76% năm 2009 nhưng đến năm 2010
tỷ nghèo này lại tăng lên 91,14 % (tăng 2,38% ) và đến 2011 giảm 86,74 %.
- Xã Lương Sơn: qua số liệu trên bảng xã đã giảm từ 70,93% 2008 xuống
58,79% năm 2011, ước tính mỗi năm toàn xã giảm được 3,035% trên năm.

- Xã Ngọc Phụng: Tỷ lệ hộ nghèo cũng đã giảm năm 2008 là 21,55%
xuống 14,64% năm 2011, mỗi năm xã giảm được 1,73% tỷ lệ nghèo.
- Xã Xuân Cẩm: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 là 32,10% giảm xuống 18,22%
năm 2011, giai đoạn giảm nhiều nhất là 2009- 2010 (giảm từ 28,06% xuống còn
19,58%)
- Thị Trấn: Trong 4 năm từ 2008 đến 2010 tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 23,28%
xuống 14,08%, giảm 9,2%
- Xã Thọ Thanh: Tỷ lệ hộ nghèo giảm không đáng kể tuy đã giảm nhưng
lượng giảm không đáng kể năm 2008 là 29,02% và năm 2011 là 24,44%
- Xã Xuân Dương: Tỷ lệ hộ năm 2008 là 38,29% giảm xuống 29,43% năm
2011, giai đoạn giảm 2008- 2009 có tỷ lệ nghèo giảm nhiều nhất ( giảm 5,18% ).
- Xã Xuân Cao: Tỷ lệ hộ nghèo gần như giữ nguyên trong 4 năm từ 2008
đến 2011 chỉ giảm được 1,14%.
- Xã Luận Khê: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 là 76,63% giảm 68,49% năm
2009, nhưng tỷ lệ này vẫn giữ nguyên trong năm 2010 không tăng và cũng không
giảm và đến năm 2011 tỷ lệ nghèo là 61,68%.
- Xã Luận Thành: Năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo là 38,83% đã giảm xuống
25,60% năm 2011, năm giảm nhiều nhất là 2009 đến 2010 ( giảm 13,23% ).
- Xã Tân Thành: Trong 4 năm từ 2008 đến 2011 tỷ lệ hộ nghèo giảm được
11,98%
SV: Trần Quốc Việt Lớp: Kinh tế phát triển 51B
22

×