Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Đánh giá thực trang tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế ở VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.1 KB, 26 trang )

Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế là chủ đề giành được nhiều sự quan tâm của các nước,
đặc biệt là các nước trong tinh trạng kém phát triển, cùng xuất phát điểm thấp
cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong đó có nước ta. Tăng trưởng kinh tế là
điều kiên nền tảng cần thiết để nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của quảng đại quần chúng nhân dân. Vì vây, mọt yêu cầu
đặt ra là cần phải duy trì được tốc độ tăng trưởng phù hợp và ổn định trong dài
hạn theo tiến trình phát triển kinh tế của đất nước.
Theo những phân tích như trên thì đề tài được lựa chọn dựa trên một số phân tích
và lập luận sau:
- thứ nhất, tốc độ tăng trưởng của nước ta đạt khá, nhưng có biểu hiện chu
kỳ và khả năng chống đở với các cú sốc bên ngoài chưa cao, vì vậy cần
bóc tách để giảm thiểu những yếu kém của nền kinh tế.
- thứ hai, để đạt được một tốc độ tăng trưởng như ở nước ta thì với trình độ
tương đương trong quá khư, các nước trong khu vực và gần chúng ta như
Nics đông á đã sử dụng ít nguồn lực hơn, trong khi nền kinh tế của chúng
ta vừa khát vốn vừa tạo ra giá trị gia tăng với hiệu suất thấp là điều chưa
phù hợp.
- thứ ba, nền kinh tế tăng trưởng không bền vững sẽ có những ảnh hưởng
không tốt tới những khía cạnh của đời sống KT-XH, cũng như làm giảm
khả năng thực hiện tốt các mục tiêu mà chúng ta hướng tới.
- thứ tư, việc chỉ ra tính thiếu bền vững của tăng trưởng là một trong số các
cơ sở nhiền nhận, đánh giá lại mô hình tăng trưởng kinh tế hiện hành. Qua
đó làm nền tảng xây dựng một mô hình phù hợp cho giai đoạn mới.
Bố cục của đề tài gồm 3 phần chính:
Phần A: Tổng quan nghiên cứu
Phần B: Nội dung chính của đề tài
Chương I: cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế và kinh nghiệm quốc tế
về lựa chọn mô hình tăng trưởng với việt nam
Chương II. Đánh giá thực trang tính bền vững trong tăng trưởng kinh


tế ở VN
Đề án môn học
Chương III. Kết luận và Một số đề xuất, kiến nghị
Đề án môn học
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ TĂNG TRƯỞNG
BỀN VỮNG
I.1 khái luận chung về tăng trưởng và tăng trưởng bền vững
I.1.1 Một số khái niệm về tăng trưởng và tăng trưởng bền vững
Trong quá trình phát triển kinh tế kể từ khi cuốn “an inquiry into nature
and causes of the wealth of nations” của Adam Smith thì tới nay các nhà kinh
tế đã có một khái niệm đồng nhất về tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế là sự
gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định
thường là 1 năm. Sự gia tăng ấy được thể hiện trên 2 khía cạnh: tốc độ và quy
mô. Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để nâng cao mức sống của quảng
đại quần chúng nhân dân nói riêng và là điều kiện thực hiện được các mục
tiêu về phát triển kinh tế xã hội của nhà nước nói chung.
Cũng trong quá trình vận động đi lên thì vấn đề tăng trưởng còn được
nhìn nhận ở mặt bền vững của nó thể hiện chủ yếu bởi chất lượng tăng
trưởng. Hiện nay chưa có khái niệm chung về tăng trưởng bền vững nhưng có
thể đưa ra hai khái niệm sau đây:
Theo Paul adam Samuelson thì Tăng trưởng bền vững là quá trình tăng
trưởng ổn định, kéo dài liên tục trong một thời gian dài (dài hạn), khoảng 20-
30 năm. Khái niệm này đề cập chủ yếu tới khả năng kéo dài tăng trưởng trong
một thời gian dài, mang tính định tính, chưa đi sâu vào định lượng cụ thể
trong cấu trúc tăng trưởng, phạm vi các nước được coi là tăng trưởng bền
vững có khả năng không chính xác.
Quan điểm thứ hai về tăng trưởng được đưa ra do sự tổng hợp quan
điểm chung gần đây thì “Tăng trưởng bền vững là tăng trưởng có chất lượng,
gắn chặt với các vấn đề phát triển xã hội”.

Đề án môn học
Quan điểm này chủ yếu đề cập rộng tới vấn đề tạo tính đồng thuận của
tăng trưởng với các vấn đề xã hội, con người hướng dần tới phát triển bền
vững.
Trong khuôn khổ đề án, người viết sử dụng thống nhất khái niệm tăng
trưởng bền vững như sau trong bài viết:
Tăng trưởng bền vững là tăng trưởng đạt được trong dài hạn, xuất phát
từ đảm bảo được chất lượng tăng trưởng (xét cả về cấu trúc nội tại và cấu
trúc đầu ra), ảnh hưởng đồng thuận với các mục tiêu phát triển xã hội trong
từng giai đoạn phát triển.
I.1.2 Các yếu tố tác động đến tăng trưởng và tăng trưởng bền vững
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng, nhưng tựu chung lại các
yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế được chia ra 2 nhóm: nhóm các nhân
tố kinh tế và nhóm các nhân tố phi kinh tế.
I.1.2.1 Các nhân tố kinh tế
Đây là các nhân tố có tác động trực tiếp tới các biến số đầu vào và đầu ra của
nền kinh té. Thể hiện ở dạng hàm sản xuất tổng quát sau.
Y=F(X
i
) (trong đó Y: là giá trị đầu ra; X
i
là giá trị các biến số đầu vào)
Trong nền kinh tế thị trường thì giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc chính
vào sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế tức tổng cầu AD, còn giá
trị các biến số đàu vào có liên quan trực tiếp tới tổng cung AS.
Các nhân tố kinh tế lại được chia thành các nhân tố ảnh hưởng tới tổng cung
(AS) và các nhân tố ảnh hưởng tới tổng cầu (AD):
I.1.2.1.1 các nhân tố tác động tới tổng cung (AS) gồm; K, L, TFP
Yếu tố vốn được xem xét trong tăng trưởng được thể hiện ở vốn vật
chất (chứ không phải giá trị) thể hiện dưới các dạng tài sản sản xuất (cơ sở

hạ tầng, máy móc thiệt bị, trụ sở, tồn kho… vốn dưới dạng này tham gia trực
tiếp vào quá trình sản xuất tạo ra hàng hóa, dịch vụ. K có tác động trực tiếp
Đề án môn học
tới tăng trưởng, ở các nước đang phát triển thì vốn trường chiếm tỷ trọng cao
trong đóng góp vào tăng trưởng. Điều đó thể hiện tính chất tăng trưởng theo
chiều rộng
Lao động được hiểu là người lao động tham gia vào quá trình sản xuất,
kết hơp giữa sức lao động với công cụ lao động để biến đổi đối tượng lao
động theo ý muốn của con người. Lao động ở đây được phân tách với lao
động hiệu quả, tức là lao động L chỉ được hiểu là sức lao động đơn thuần
của con người chưa có sự học hỏi, kết hợp với hiệu quả từ phía công nghệ
mang lại.
TFP hay còn gọi là năng suất nhân tố tổng hợp, hay tổng năng suất nhân
tố do yếu tố công nghệ tạo ra, và đem lại hiệu quả trong việc sử dụng các yếu
tố sản xuất khác. Lúc này đặc biệt là hiệu quả trong việc biến lao động được
tính thành lao động hiệu quả, yếu tố được xác định sẽ đem lại tăng trưởng
trong dài hạn trong mô hình Solow khi mà các yếu tố khác sẽ không là tăng
trưởng thêm tại điểm ổn định. Theo đó thì Marx coi công nghệ như là “chiếc
đũa thần tăng thêm cự giầu có của cải xã hội” còn Samuelson coi đó như là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trinh tăng trưởng kinh tế bền vững.
Yếu tố TFP được coi là yếu tố chất lượng của tăng trưởng hay tăng
trưởng theo chiều sâu. Công nghệ trên thế giới ngày nay tạo ra được sự rượt
đuổi trong năng suất và sự đóng góp của TFP cho tăng trưởng ngày càng có
vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.
I.1.2.1.2 các nhân tố tác động tới tổng cầu:
Kinh tế học vĩ mô cho thấy có 4 yếu tố trực tiếp cấu thành nên tổng cầu
AD là
+ chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân (C). bao gồm các khoản chi thường
xuyên, chi cố định, chi tiêu phát sinh ngoài sự dự kiến, nó phụ thuộc vào thu
Đề án môn học

nhập khả dụng và xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC). Được xác định trong
từng giai đoạn phát triển kinh tế nhất định.
+chi tiêu của chính phủ (G) bao gồm: cacskhoangr mục chi cho hàng hóa
và dịch vụ ( chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên), không tính trợ cấp và
chi trả lãi. Nguồn chi này phụ thuộc vào thu ngân sách.
+ chi cho đầu tư (I). đây là khoản chi cho nhu cầu đầu tư của các doanh
nghiệp và dơn vị kinh tế bao gồm đầu tư vào tài sản cố định và lưu động.
nguồn này lấy từ khả năng tiết kiệm của nền kinh tế.
+chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX). Tính bằng chênh lệch giữa
trị giá xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.
Các nhân tố phi kinh tế gồm có: đặc điểm văn hóa-xã hội, nhân tố thể
chế -chính trị-xã hội, cơ cấu dân tộc, cơ cấu tôn giáo và sự tham gia của cộng
đồng.
+ đặc điểm văn hóa xã hội:là nhân tố quan trọng ảnh hưởng nhiều tới
quá trình phát triển của đất nước. để tạo dựng quá trình tăng trưởng và phst
triển bền vững thì đầu tư vào sự nghệp văn hóa phải được coi trọng và được
đầu tư ở mức thích hợp.
+nhân tố thể chế-chính trị-xã hội: nó ảnh hưởng tới tăng trưởng thông
qua việc tạo dựng các hành lang pháp lý và môi trường cho các nhà đầu tư.
Một thể chế linh hoạt mềm dẻo sẽ tạo điểu kiện liên tục cơ cấu và công nghệ
phù hợp với điều kiện thực thế.
+cơ cấu dân tộc. trong một đất nước có rất nhiều dân tộc khác nhau và
do đó lợi ích có thể mâu thuẩn xung đột với nhau, cần lấy tính công bằng
trong các chính sách để ban hành.
+cơ cấu tôn giáo. Vấn đề tôn giáo là vấn đề nhạy cảm, mỗi một tôn giáo
lại có những quan điểm thiên hướng khác nhau, vì vậy bên cạnh việc đơn
Đề án môn học
thuần tăng trưởng kinh tế cần huy động sự đồng lòng của các tôn giáo, ít nhất
không trờ thành rào cản tới tăng trưởng kinh tế.
+sự tham gia của cộng đồng. Dân chủ và phát triển là hai vấn đề có tính

tương tác lẫn nhau. Dân chủ là nhân tố đảm bảo tính chất bền vững của tăng
trưởng là động lực nội tại cho kinh tế xã hội phát triển. phát triển là điều kiện
để thực hiện quyền làm chủ của người dân.
Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng tới tính
bền vững trong tăng trưởng, tuy vậy, tính bền vững được xem xét là sự ổn
định của tăng trưởng trong dài hạn và ảnh hưởng tới phát triển xã hội, môi
trường vì vậy các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng bền vững được đề cập là:
Đóng góp của các yếu tố tác động tới cung trong tăng trưởng (đặc biệt là
TFP).
Cấu trúc đầu vào của tăng trưởng
Hiệu quả kinh tế
I.2 các nội dung về tính bền vững trong tăng trưởng
Tăng trưởng bền vững được xem xét trên 3 nội dung như sau:
- Tính bền vững trong tăng trưởng gắn với cấu trúc bên trong (nội tại) xét
theo các yếu tố bên trong của quá trình sản xuất, gắn với chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và tính hiệu quả của tăng trưởng.
- Tăng trưởng bền vững gắn liền với nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội, xóa đói giảm
nghèo. Chỉ khi nào quảng đại quần chúng nhân dân được no đủ, mức
sống nâng cao dần và bền vững thì đất nước đó mới thực sự ổn định và
phát triển dài hạn được.
- Tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Trong quá
trình tăng trưởng, gần như thành một xu thế tất yếu rằng cứ tăng trưởng thì
Đề án môn học
thường gây ô nhiễm mặc dù chúng ta có muốn hay không. Kể cả các nước
như Hàn quốc, nhật bản cũng đã từng có những dòng sông chết…
I.3 các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của tăng trưởng
I.3.1 chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân, có
mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về số và chất lượng với nhau. Cơ

cấu kinh tế đươc xét trên các khía cạnh sau.
cơ cấu ngành kinh tế (quan trọng nhất). là tổng thể các ngành trong nền
kinh tế quốc dân có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về số và chất
lượng với nhau. Được xét theo sự phân công lao động xã hội, thể hiện sự phân
bổ nguồn lực trong nền kinh tế quốc dân. Một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý
phải chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng (GDP, vốn, lao động) của
ngành công nghiệp và dịch vụ so với nông nghiệp phù hợp với từng giai đoạn
của quá trình phát triển. trong đó thì dịch vụ phải có tốc độ tăng trưởng cao
hơn công nghiệp. Một nền kinh tế có trình độ phát triển thuộc loại cao khi mà
ngành sản xuất phi nông nghiệp chiếm >90% về GDP.
Cơ cấu thành phần kinh tế. Xét trên góc độ sở hữu và xã hội hóa tư liệu
sản xuất. Xét theo tiêu chí này thì nước ta hiện nay có 5 thành phần kinh tế
khác nhau cùng tồn tại trong một môi trường thể chế chính trị xã hội và bình
đẳng trước pháp luật và trong cơ hội phát triển. (TP Kinh tế nhà nước, kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài)
Cơ cấu thể chế. Xét theo góc độ vai trò, vị trí của các thành phần trong
vòng luân chuyển kinh tế. (khu vực nhà nước, hộ gia đình, khu vực tài chính,
phi tài chính và khu vực vô vị lợi phục vụ gia đình), ngoài ra còn có thể có
thêm khu vực người nước ngoài.
Đề án môn học
Cơ cấu thương mại quốc tế: xét theo độ mở của nền kinh tế, tính trên
tiêu chí giá trị xuất khẩu, nhập khẩu / GDP
Cơ cấu tái sản xuất. xét theo góc độ cơ cấu tích lũy tiêu trong nền kinh
tế quốc dân.
I.3.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:
- năng suất lao động
Năng suất lao động là một chỉ tiêu quan trọng và có ý nghĩa. Như Marx từng
nói chỉ trong một thời gian phát triển chưa đầy 200 năm của CNTB, tổng của
cải xã hội đã bằng tổng tất cả các giai đoạn trước cộng lại. Năng suất lao động

không chỉ biểu hiện việc phát huy năng lực sản xuất tạo giá trị gia tăng mà
còn là vấn đề về phúc lợi xã hội cho người lao động nhất là khi ở nước ta
phân phối chủ yếu dựa theo lao động và một phần là sự đóng góp dưới các
dạng thức khác.
Năng suất lao động có thể được tính theo giá trị/hiện vật.
Thường để so sánh thì người ta tính theo GDP/ng, hoặc GDP/giờ lao động
(theo giá thực tế). qua đó phản ánh được hiệu quả việc sử dụng lao độn
- hiệu quả sử dụng vốn
như trên đã nói, vốn được xét trên vốn sản xuất (dạng hiện vật), với các nước
đang phát triển thì vấn đề vừa sử dụng tiết kiệm vốn, vừa phải hiệu quả không
giống như các nước phát triển với khẩu hiệu “tiết kiệm lao động”. một nền
kinh tế của các nước đang phát triển có tính phụ thuộc cao vào vốn, khi đó
vấn đề ở chỗ, phải tạo được nhiều giá trị gia tăng từ đồng vốn đó càng nhiều
càng tốt vừa tạo tăng trưởng vừa phải tạo khả năng trả nợ. hiệu quả sử dụng
vốn được phản ánh qua hệ số icor.
Công thức tính: icor = s/g trong đó thì (s: tỷ lệ tích lũy vốn cả trong và ngoài
nước so với GDP, g: tốc độ tăng trưởng).
Đề án môn học
Hệ số icor có hai thuộc tính phản ánh : thứ nhất, phản ánh hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư; thứ hai, phản ánh trình độ công nghệ sản xuất. nếu bỏ qua thuộc
tính thứ hai thì có thể chỉ ra rằng khi sử dụng vốn có hiệu quả cao thì hệ số
icor thấp và ngược lại.
- đóng góp của yếu tố TFP
như trên đã chỉ ra thì TFP được xem là phản ánh chất lượng tăng trưởng, khi
mà một nền kinh tế có sự đóng góp cao của TFP trong tăng trưởng thì sẽ đem
lại được tăng trưởng bền vững hơn. Xem xét đưới dạng đóng góp của TFP
trong GDP so với các yếu tố K, L.
- tỷ lệ chi phí trung gian (IC) trong sản xuất
Một nền kinh tế được xem là có giá trị gia tăng cao, ổn định khi tỷ lệ IC trong
sản xuất phải thấp. IC là chi phí trung gian được tính bằng giá trị của các hàng

hóa,, thuộc các khâu khác nhau trong quá trình tạo ra hàng hóa dịch vụ.
IC=GO-GDP.
I.3.3 Chỉ tiêu phản ảnh tăng trưởng kinh tế liên quan tới phúc lợi xã hội
và bảo vệ môi trường
- Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo.
Khi nền kinh tế tạo ra tăng trưởng nhưng mô hình tăng trưởng đó không phải
là tăng trưởng vì người nghèo (đối với các nước đang phát triển) thì có thể nói
rằng tăng trưởng đó không thể bền vững. Ở các nước đang phát triển thì người
nghèo và cận nghèo chiếm một phần đáng kể trong dân số, và 90% người
người nghèo xuất phát từ khu vực nông thôn, khu vực có số dân đông hơn
nhiều so với dân số thành thị. Với việt nam thì vấn đề nông nghiệp, nông thôn
được xác định là địa bàn chiến lược và không thể phát triển bền vững được
khi mà công nghiệp hóa nông thôn không được thực hiện thành công, tăng
trưởng không lan tỏa được tới khu vực nông thôn thông qua các chỉ tiêu như
tỷ lệ người nông thôn dùng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, tỷ lệ trẻ em nông
Đề án môn học
thôn được tới trường ở các cấp học, hệ số co giãn của việc làm theo sản
lượng….
- Bảo vệ môi trường
Được thể hiện qua viêc tăng trưởng gây ảnh hưởng như thế nào tới hệ sinh
thái, môi trường sống của con người. qua các chỉ tiêu như (nồng độ ô nhiễm
chất thải rắn ở đô thị, ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn…)
I.3.4 Chỉ tiêu phản ánh xu thế tăng trưởng theo thời kỳ
Tốc độ tăng trưởng và tính chu kỳ trong tăng trưởng kinh tế qua các năm,
thời gian mà một chu kỳ tồn tại.
I.4 bài học kinh nghiệm về tăng trưởng bền vững
Xung quanh chúng ta có rất nhiều các quốc gia được nhìn nhận như những bài
học kinh nghiệm quý giá cho chúng ta học tập kinh nghiệm trong tăng trưởng
kinh tế bền vững.
Thứ nhất với nhật bản

Nhật bản được biết tới với một mô hình phát triển theo hướng chảy tràn (mô
hình đàn nhạn bay), theo hướng của mô hình phát triển Oshima. Tư tưởng
chính của mô hình như sau; sự phát triển kinh tế bắt đầu từ khu vực nông
nghiệp nông thôn với việc giảm thiểu thời gian nhàn rỗi trong lúc thất nghiệp
mùa vụ, sau khi nông nghiệp phát triển lên thì nảy sinh những nhu cầu đối với
các sản phẩm nông nghiệp cần được chế biến bảo quản và sử dụng những
công cụ, nguyên liệu tốt hơn, lúc này công nghiệp phát triển thu hút bớt lao
động của nông nghiệp vào ngành mình, khi mà cả hai ngành này đã phát triển
rồi thì lao động cũng vào độ khan hiếm và bắt đầu là phát triển kinh tế theo
chiều sâu.
Đề án môn học
Thứ hai là quan điểm phát triển của Đài loan và Hàn quốc
hai quốc gia này có cách thức phát triển theo hướng toàn diện tức là kết hợp
giữa thức đẩy tăng trưởng nhanh là vấn đề về xã hội. Thông qua quan
điểm về phát triển trọng điểm một số vùng, hướng tới hội tụ dần về xã
hội thì cả hai đã đạt được những thành công rất lớn.
Đề án môn học
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG BỀN VỮNG TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở
NƯỚC TA
II.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế việt nam
Tốc độ tăng trưởng͢ chung của nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm
Biểu đồ:2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2000 – 2009
Nguồn: tổng hợp từ niên giám thống kê và báo cáo KH 2009 của Bộ KH &ĐT
Giai đoạn 2000-2009, nếu không kể 2 năm cuối do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, nhìn chung, chúng ta đã duy trì được tốc đô tăng
trưởng nhanh. Nếu tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2000-2005 là 7,5% ,
năm 2006 đạt 8,17% thì năm 2007, con số này đã đạt 8,48%, cao hơn năm
2005. Nếu nhìn xa hơn, có thể nói, hai thập kỷ qua, chúng ta có bước tiến khá

dài, là năm thứ 27 có tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục, trong vòng 22 năm
đổi mới, tốc độ tăng bình quân 6,8%. Tốc độ tăng trưởng nói trên thuộc nhóm
Đề án môn học
đầu châu lục và cả trên thế giới. Đây là một yếu tố cơ bản để đảm bảo Việt
Nam vượt được ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp
II.2 Đánh giá tính bền vững của tăng trưởng
II.2.1 Tính chu kỳ trong tăng trưởng kinh tế việt nam.
Tính chu kỳ được coi là một trong những biểu hiện của nền kinh tế thị trường
và đó được Karx Marx xem như căn bệnh cố hữu của Chủ nghĩa Tư Bản do
sự mâu thuẫn giữa chế độ tư nhân tư bản chủ nghĩa và sự xã hội hóa tư liệu
sản xuất ngày càng được sâu rộng. Ngày nay các nhà kinh tế học hiện đại nhìn
nhận chu kỳ tăng trưởng như một quá trình có tích lũy, tăng trưởng và có thời
kỳ suy thoái sau khi tăng tới đỉnh tăng trưởng nóng.
Bảng 2.1 tốc độ tăng trưởng của việt nam giai đoạn 1998-2010
Chỉ
tiêu
199
8
199
9
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
G 6.1 5.2 6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.48 6.23 5.32 6.7
(nguồn: TCTK)

Biểu đồ 2.2
Chúng ta có thể thấy rằng nền kinh tế của chúng ta đã hình thành một chu kỳ
khá rõ nét với thời gian là khoảng trên dưới 10 năm, nếu tính dài hơn thì
Đề án môn học
chúng ta còn thấy rằng kể từ năm 1986 tới nay đã có hai chu kỳ với suy thoái
năm 1986 tới 1998, năm tiếp theo là năm 2008, 2009 với cuộc khủng hoảng

được ví như đại suy thoái 1929-1933 lịch sử. Nếu như một quốc gia như các
các nước có nền kinh tế thị trường phát triển có biểu hiện này thì chúng ta có
thể khẳng định rằng điều đó được hiểu là tính đương nhiên. Nhưng ở việt
nam, một quốc gia có lịch sử truyền thống hàng ngàn năm nhưng mới chỉ có
vài chục năm trong đó chúng ta mới thừa nhận sự tồn tại của cơ chế thị
trường, như thế cũng có nghĩa chúng ta còn quá non trẻ để có thể nói rằng
chúng ta là nền kinh tế thị trường. Nhưng lại có biểu hiện chu kỳ thì khẳng
định rằng chúng ta đã có sự mâu thuẫn trong cấu trúc nền kinh tế.
II.2.2 Tính bền vững trong cấu trúc tăng trưởng
II.2.2.1. Cấu trúc tăng trưởng theo đầu vào
Việc xem xét cấu trúc đầu vào của tăng trưởng cho phép chúng ta đánh
giá được khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng trong dài hạn như thế nào và có
hiệu qủa hay không. Nó liên quan trực tiếp đến khả năng vượt qua ngưỡng
nghèo một cách đích thực và hiệu quả trong tương lai.
Về cấu trúc tăng trưởng theo đầu vào của VN chúng ta có thể theo dõi
qua sơ đồ sau đây:

Đề án môn học
Biểu đồ 2.3: Đóng góp nhân tố vào tăng trưởng GDP VN
Giai đoạn 1993 – 1997 Giai đoạn 1998 - 2007

Biểu đồ trên cho thấy, nhìn chung ảnh hưởng của yếu tố TFP đối với
tăng trưởng còn rất hạn chế. Tỷ trọng đóng góp của yếu tố vốn và lao động
gấp trên 3 lần so với tỷ trọng đóng góp của yếu tố TFP. Tỷ lệ đóng góp
khoảng 20% vào tăng trưởng của nhân tổ TFP hiện thấp hơn rất nhiều so với
các nước trong khu vực, ví dụ như: Hàn quốc là 32,2%; Đài Loan 35%;
Indonesia 28%; Thái Lan 36%. Các nước phát triển tỷ lệ đóng góp của TFP
vào kết quả tăng trưởng thường chiếm cao hơn nhiều, từ 60-75%. Có thể
khẳng định rằng, vai trò hạn chế của yếu tố TFP đối với tăng trưởng là một
rào cản lớn cho việc nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế, nó ảnh hưởng trực

tiếp đến các chỉ tiêu năng suất lao động, hiệu quả đầu tư, và nhất là đến khả
năng duy trì bức tranh tăng trưởng kinh tế trong dài hạn cũng như khả năng
khai thác triệt để các tiềm năng của đất nước. Sự đóng góp của yếu tố TFP
thấp còn cho thấy: công nghệ sử dụng trong nền kinh tế của VN chủ yếu là ở
trình độ công nghệ thấp (60%), chỉ có 20% công nghệ trình độ cao. Yếu tố đó
đã làm cho năng lực cạnh tranh toàn cầu của VN đang ở điểm số rất thấp.
Đề án môn học
Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, thứ hạng của VN luôn bị
tụt, năm 2007 tụt đi so với 2006 4 hạng, đến năm 2008, lại tụt đi 3 hạng. Hiện
nay chúgn ta chỉ đạt 3,89 điểm và đứng thứ 77/125 nước.
Trong số 2 nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng là vốn và lao động thì yếu
tố vốn đóng vai trò quyết định nhất. Hiện nay tăng trưởng GDP của VN vẫn
chịu ảnh hưởng lớn (đến ≈ 60%) là do yếu tố vốn. Mô hình tăng trưởng của
VN còn được gọi là mô hình tăng trưởng dựa vào vốn, trong khi vốn lại được
sử dụng chưa có hiệu quả, mà quan trọng hơn chúng ta lại là nước không có
lợi thế vốn. Nếu trong những năm tới, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, các nhà đầu tư nước ngoài giảm tốc độ đầu tư vốn vào Việt Nam,
dòng vốn ODA, vay thương mại bị gián đoạn, điều đó chắc chắn sẽ ảnh
hưởng đến khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao của Việt nam và như
vậy thì mục tiêu vượt ngưỡng các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp
sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
II.2.2.2. Cấu trúc tăng trưởng theo ngành.
Biểu đồ 2.4 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngành thời kỳ 2000- 2009
(Nguồn: tính toán từ số liệu niên giám thống kê 2005, 2006 và báo cáo thực hiện
KH 2007)
Đề án môn học
Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp gần như ổn định trong
suốt 7 năm liền, năm 2009, có dấu hiệu khôi phục sau khi bị suy giảm khá nhiều
ở năm 2007 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế. Tuy hai năm 2007 và 2009, tốc độ
tăng trưởng bị sụt giảm, nhưng nhìn chung, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ có

xu hướng gia tăng nhanh hơn cả. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng
giảm khá nhiều theo thời gian. Do có sự thay đổi tích cực trong tốc độ tăng
trưởng kinh tế theo ngành, nên cơ cấu ngành kinh tế nước ta có dấu hiệu
chuyển dịch theo xu thế tích cực, trong đó: tỷ trọng khu vực công nghiệp tăng
lên, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm xuống, ngành dịch vụ bắt đầu có dấu
hiệu gia tăng tỷ trọng cả theo GDP và lao động.
- Hiệu quả kinh tế
+năng suất lao động.
Năng suất lao động cho số lao động đang làm việc của Việt Nam được
tính toán qua bảng sau
Bảng 2.2: NSLĐ của Việt nam giai đoạn 2000 – 2008
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
GDP, giá
hiện hành,
(tỷ USD)
31,21 32,489 35,081 39,794 45,35
8
53,114 61,022 71,215 80,6
Lao động,
(triệu
người)
37,610 38,563 39,508 40,574 41,58
6
42,527 43,347 44,2 44,75
NSLĐ,
(GDP/LĐ)
829,83 842,49 887,94 980,77 1090,7 1248,9
4
1407,7
5

1611,1 1801,1
Tốc độ tăng
NSLĐ (%)
- 1,52 5,4 5,5 11,2 14,48 12,71 14,44 11,79
Nguồn: tính toán từ số liệu của tổng cục thống kê
Bảng số liệu trên cho thấy thời kỳ từ 2000 đến nay, tốc độ tăng năng suất
lao động của Việt nam có xu hướng đạt trên 10%/năm. Tuy vậy, đây là tốc độ
tăng trưởng danh nghĩa, nếu loại bỏ yếu tố biến động giá trong GDP danh
Đề án môn học
nghĩa thì tốc độ tăng năng suất lao động của chúng ta chưa cao (chỉ khoảng 4-
5%/năm), và có xu hướng không đều. Năm 2008 có biểu hiện giảm đi so với
những năm gần đây, thậm chí tốc độ tăng NSLĐ năm 2008 so với 2007 là con
số âm nếu tính theo mức tăng trưởng thực. Nếu so sánh với năng suất lao
động của một số nước trong khu vực (xem biểu đồ dưới đây)
Biểu đồ 2.4: Năng suất lao động của Việt Nam và một số nước trong khu vực
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ghi chú: GDP VN là số liệu năm 2008, các nước còn lại là số liệu năm
2006.
Rõ ràng năng suất lao động của VN hiện tại đạt được quá thấp, chỉ bằng ½
của Trung quốc, ¼ Thái lan, thậm chí Năng suất lao động của Hàn quốc gấp
20 lần và của Singapore gấp 40 lần NSLĐ của Việt Nam. Nếu chúng ta thực
hiện được chiến lược nâng cao NSLĐ lên, với số lượng lao động trên 50 triệu
người, thì khả năng nâng cao mức GDP sẽ cao hơn nhiều và chúng ta vừa có
khả năng vượt xa ngưỡng nghèo danh nghĩa, đồng thời sẽ có cơ hội thực hiện
vượt ngường nghèo đích thực và hiệu quả.
Đề án môn học
Trong khi NSLĐ của những lao động đang hoạt động kinh tế thấp thì tỷ lệ
thất nghiệp của cả khu vực thành thị và nông thôn cũng còn ở mức độ khá
cao. Năm 2008, Tình trạng thất nghiệp lại có biểu hiện tăng lên ở cả 2 khu
vực này, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị ở mức trên 5% và tỷ lệ sử dụng thời gian

lao động khu vực nông thôn xuống dưới 80%. Tình trạng thất nghiệp cao làm
cho cơ hội tăng thu nhập của bộ phận dân cư này ngày càng ít và chắc chắn
họ sẽ không được hưởng lợi từ kết quả tăng trưởng GDP chung, mức sống
thấp hơn nhiều so với mức chung của cả nước. Tình trạng vượt nguỡng nghèo
danh nghĩa có thể không có sức lan tỏa đều đến các đối tượng dân cư.
+suất đầu tư cho tăng trưởng (icor index).
Việt Nam đã thành công trong việc đạt được tỷ lệ tích lũy trên GDP
thuộc nhóm cao nhất thế giới, đây là cơ hội tốt để thực hiện mục tiêu tăng
trưởng nhanh. Tuy vậy hiệu quả vốn đầu tư còn quá thấp, nhất là tình trạng sử
dụng thiếu hiệu quả nguồn vốn đầu tư nhà nước. Điều đó làm cho suất đầu tư
tăng trưởng (hệ số ICOR) vẫn tiếp tục cao. Nhất là năm 2008, tình trạng đầu
tư còn kém hiệu quả hơn, hệ số ICOR tăng vọt so với những năm gần đây,
năm 2009 dự tính hệ số này (không tính độ trễ) thì icor= 8.05 (cao kỷ lục)
(xem sơ đồ dưới)
Đề án môn học
Biểu đồ 2.5: suất đầu tư tăng trưởng VN (2000 – 2008)
Nguồn: tính toán từ số liẹu của Bộ KH&ĐT
Nếu so sánh với các nước khác trong các giai đoạn có trình độ công
nghệ tương đương như Việt Nam hiện nay (xem bảng dưới)
Bảng 2.3 : So sánh ICOR của VN với các nước trong thời kỳ
tăng trưởng nhanh.
Nguồn : Chi Hung KWAN, Why China’s Investment Efficiency is Low, China
in Transition, June 18, 2004.
Thời kỳ tăng
trưởng nhanh
Tỷ lệ đầu tư
(%GDP)
Tỷ lệ tăng
trưởng (%)
ICOR

Việt Nam 2001-2005
2006
2007
2008
37,7%
40%
43%
7,5
8,17
7,48
6,5
5,0
5,01
5,8-6
Trung Quốc 1991-2003 39,1 9,5 4,1
Nhật Bản 1961-1970 32,6 10,2 3,2
Hàn Quốc 1981-1990 29,6 9,2 3,2
Đài Loan 1981-1990 21,9 8,0 2,7
Đề án môn học
Chúng ta thấy: hệ số ICOR của chúng ta hiện nay cao hơn nhiều so với
Thái lan (3,84 năm 2004), và so với quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao hơn
của Việt Nam là Trung Quốc, hệ số này cũng chỉ đạt 4,1 bình quân giai đoạn
1991-2003 cho tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 9,5%. Sự yếu kém này
có thể sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến đà tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong
những năm tới. Hơn nữa, nếu chúng ta sử dụng vốn có hiệu quả hơn thì với
lượng vốn tích lũy được như vậy, khả năng đạt mức GDP cao hơn nhiều là
điềutrong tầm tay và khả năng vượt ngưỡng nghèo đích thực sẽ thực hiện
được.
+tỷ lệ chi phí trung gian.
Có thể sử dụng sự so sánh giữa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GO) với

tốc độ tăng trưởng GDP để đánh giá tính chất hoạt động của nền kinh tế và
hiệu quả sử dụng chi phí trung gian. Ở VN luôn có sự chênh lệch khá lớn về
tốc độ tăng trưởng GO và GDP (theo dõi sơ đồ dưới)
Biểu đồ 2.6: tốc độ tăng trưởng GO và GDP VN (2000-2008)
Nguồn: bộ KH&ĐT
Đề án môn học
Sơ đồ trên cho thấy hàng năm, tốc độ tăng trưởng GDP của VN luôn
thấp hơn tốc độ tăng trưởng GO khoảng 4 điểm phần trăm (năm 2008 chênh
lệch xấp xỉ 5%). Hiện tượng này phản ánh hai vấn đề có liên quan đến khả
năng vượt ngưỡng nghèo đích thực và hiệu quả: (1) chi phí sử dụng các yếu tố
đầu vào trung gian quá cao và ngày càng tăng và điều đó chúng tỏ hiệu quả
kinh tế thấp; (2) mô hình tăng trưởng của VN là mô hình tăng trưởng dựa vào
gia công, vừa không hiệu quả, vừa thiếu bền vững. Hoạt động kinh tế của
chúng ta bị phụ thuộc rất lớn bởi nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Đặt
giả thiết nếu nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, nguồn nguyên liệu, các
yếu tố đầu vào bị ách tắc, thì các ngành sản xuất trong nước sẽ nằm trong tình
trạng “bế quan tỏa cảng”, thu nhập của nền kinh tế sẽ bị giảm sút, khả năng
rơi vào vị trí các nước có thu nhập thấp vẫn có thể xảy ra cho dù chúng ta có
thể đã đạt được mức vượt ngưỡng nghèo tại thời điểm hiện tại.
II.3 nguyên nhân hạn chế của các bất cập còn tồn tại
- Hạn chế xuất phát từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chủ yếu dựa
vào gia công và xuất khẩu.
Trong khi một mặt giá cả lao động rẻ tương đối là lợi thế thì chúng ta lại chưa
giải quyết thỏa đáng vấn đề về phúc lợi xã hội cho người lao động đặc biệt là
lao động khu vực phi hình thức (đóng góp tỷ trọng lớn trong giải quyết việc
làm). Chưa chú trọng tới làm chủ công nghệ, đặc biệt công nghệ gốc mà chỉ
chú trọng tới việc gia công thuê cho nước ngoài nên giá trị gia tăng còn rất
thấp, biến việt nam trở thành “bãi rác” của thế giới.
- Hạn chế từ quan điểm chạy đua theo thành tích tăng trưởng.
Tăng trưởng là mục tiêu rất quan trọng với các nước, đặc biệt với nước ta, tuy

vậy nhưng chúng ta đã phải hi sinh, trả giá đắt cho quá trình tăng trưởng ấy về
mặt môi trường để biến 2 đầu tàu tăng trưởng HN, TP HCM thành những
thành phố nổi tiếng cả về độ ô nhiễm trên thế giới, thêm vào đó là vấn đề bất
Đề án môn học
bình đẳng đang gia tăng theo hướng ngày một tăng và tăng trưởng rơi nhiều
vào người giàu hơn.
- Hạn chế từ thiếu nguồn lực tăng trưởng theo chiều sâu.
Chúng ta đã xác định rằng kết hợp với khoa học công nghệ thì yếu tố vốn con
người trở thành yếu tố quyết định tới tăng trưởng dài hạn thì chúng ta đào tạo,
dạy nghề cũng chưa tốt, nhiều bất cập đến độ mà giai đoạn hiện nay được
xem là “khủng hoảng” giáo dục nhất là giáo dục đại học.
Đề án môn học
CHƯƠNG III.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tăng trưởng kinh tế việt nam là tăng trưởng theo chiều rộng, hiệu quả
thấp, chủ yếu dựa vào gia công và xuất khẩu, có xuất hiện tính chu kỳ khá rõ
nét nên tăng trưởng thiếu bền vững. Vì vậy cần phải thay đổi tư duy, quan
điểm về mô hình tăng trưởng, về cách thức theo đuổi tăng trưởng theo hướng:
Nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả sử dụng vốn, đầu tư trọng điểm
(giảm Icor)
Tập trung nguồn lực cho công tác giáo dục-đào tạo-dạy nghề cho các
cấp, bậc học, trong đó suất đầu tư cho giáo dục tiểu học là cao nhất nên cần
chú trọng kết hợp với giáo dục đại học.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên cả 3 phương diện:
cạnh tranh tăng trưởng, cạnh tranh công nghệ và cạnh tranh thể chế.
Năm 2010 chuẩn bị kết thúc với những thành công và bài học kinh
nghiệm rút ra để tái cấu trúc nền kinh tế cho giai đoạn chiến lược quyết định
2011-2020 có thể đưa việt nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, vì thế mọi cố gắng và hành động lúc này đều trở nên hết sức
cấp thiết.

×