Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất hàng năm tại công ty cổ phần Bia Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.17 KB, 51 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
MỤC LỤC
 !"#$
%&'!()*++,""-./$0
 123412305%130%6$+57
%1#&89"-16$7# .:-61;
.1")7".<("&8 !"#$%"-./ =6
$6,&>. ?
 =634123?7%13-6!
,3<5.@$AB%*&&&&&&&&&&&&C
DE$!"F=G!"#$%B"-$!"(,7
F=+%&8F=1"-:41H2%,
(($I.&E1B.%F=F=4
JF=4(3F=4(21H1K,)&
13L=#+F=M("N.&O*
B6,"0..%F=F=F=
&/F=2@$557P%B
&'7*,"3./F=0(!364"&
$# %(*(!364"I41*
2#Q.3+,".4"5-&8PF=%@$
J,@-,"&89# -R$557P
,"F=M1I@1S75 
,"&/F=6,*@N#75-"T
,"35"15-"T6J,@- @-U<V
E1/WN63,"N0!"191S
F=9#3(N7.-R0XN
$557P,"-F=5-R1=$"
1)&8Y,".91SF=)W/+0
@1S,""-:4(F=!1H13.2(
.,(&%.3M:41H1,1,,
F=2%"-&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&Z


[\1=00E00!"#$%3<5)-.
"F3-$,!"#$%&'..4%*3@ %
*,"335-"T+31# ,+3"<3)3
B#<%<3:]*3<14#&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&Z
^_N6")`6!"#$%"-?1
")*%(F=&E1a")"-:4
(*)-\-:4(-""#$%+1-2N
b+%(F=&\-:4( Fc$
,F=&8!"#$%"-,#-55)*S1
").1SI1"NJ-")S&&&&&&&&&&&d
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
e'")G]:N6(*,7")
!"#$%"-=$%").fS(/
")7I&'")L=T"Y("F=]
41=00](:4&8!"#$%"-S3
:L:g")7I")%(F=*
,@-II3"<I"I&'c2")(S
M"--@6$(/I0#$:]*(X1&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&d
ChS")1@6$4i#")+*
")7I5j(S&8")65j(1*c@-143
7"P@1@6$4"NB2c
#B,,#$%&E$"L5j,:N6#$%"F
1((#$%fN@k&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&d
ll&h!"#$%5-:IW1,"&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&m
D&D&6!,&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&[D
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, lập kế hoạch là chức năng đầu tiên và quan trọng

của nhà quản lý. Trong bất kỳ công việc gì, cũng cần phải có kế hoạch, khi đó
chung ta sẽ biết được mục tiêu sẽ làm gì? Làm trong bao lâu? Cần có những
nguồn lực nào? Sẽ lường trước được những tình huống rủi ro nào có thể gặp
trong quá trình thực hiện mục tiêu và có các phương án ứng phó…Cũng có
thể nói, bảng kế hoạch giống như một bảng chỉ đẫn, hay căn cứ hành động
cho các chức năng tiếp theo của nhà quản lý. Và như vậy với bất cứ hoạt
động nào, nếu chúng ta lên kế hoạch trước, có một bản kế hoạch tốt, chúng ta
sẽ ỏ thế chủ động trong công việc, và lẽ tất nhiên việc thực hiện mục tiêu
cũng được tiến hành thuận lợi hơn.
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì việc lập kế hoạch
càng trở nên quan trọng và là công việc không thể thiếu đối với bất kỳ doanh
nghiệp nào. Là một sinh viên học chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế, thuộc
khoa Khoa Học Quán Lý trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Hiện đang thực
tập tại công ty cổ phần Bia Thanh Hóa, em đã quyết định chọn đề tài: Một số
giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất hàng năm tại công ty
cổ phần Bia Thanh Hóa. Nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực
tiến công tác lập kế hoạch tại công ty, với mong muốn đóng góp những ý kiến
để công tác lập kế hoạch của công ty được hoàn thiện, đông thời tích lũy thêm
kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân.
Hiện công ty cổ phần Bia Thanh Hóa là một trong những công ty sản
xuất bia lớn tại khu vực bắc trung bộ. Công tác lập kế hoạch của công ty phải
không ngừng được hoàn thiện, để đáp ứng cho sản xuất. Bài viết chuyên đề
dưới đây nói lên thực trạng công tác lập kế hoạch của công ty, và một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch cho công ty. Kết câu bài viết
gồm có 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch sản xuất hàng năm
trong doanh nghiệp.
Chương II : Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất hàng năm tại
công ty cổ phần Bia Thanh Hóa
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A


Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
Chương III : Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất
hàng năm tại công ty cổ phần Bia Thanh Hóa.
Dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS: Đoàn Thị Thu Hà, sự hướng
dẫn thực tập của Trường phòng kế hoạch vật tư và kỹ thuật: Bác Lê Viết Hòa,
và các cô chú, anh chị làm việc tại phòng kế hoạch. Em đã hoàn thành chuyên
đề thực tập này. Trong quá trình thực tập và viết chuyên đề, do hiểu biết còn
hạn chế, nên những thiếu xót là điều khó tránh khỏi, em rất mong nhận được
ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
D
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN
XUẤT HÀNG NĂM TRONG DOANH NGHIỆP
I. Tổng quan về chức năng lập kế hoạch sản xuất trong doanh
nghiệp
1. Khái niệm và vai trò của lập kế hoạch
a. Khái niệm:
Có nhiều cách hiểu về chức năng lập kế hoạch. Trên giác độ ra quyết
định, lập kế hoạch là một loại ra quyết định đặc thù để xác định một tương lai
cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn cho tổ chức của họ. Xét theo quá trình,
lập kế hoạch là bước đầu tiên của quá trình quản lý, là căn cứ là tiền đề để
thực hiện các bước còn lại của quá trình quản lý.
Lập kế hoạch không phải là một sự kiện đơn thuần có bắt đầu và kết thúc
rõ ràng. Lập kế hoạch là một quá trình tiếp diễn phản ánh và thích ứng được với
những biến động diễn ra trong môi trường của mỗi doanh nghiệp. Lập kế hoạch
được coi là quá trình thích ứng với sự không chắc chắn bằng việc xác định các

phương án hành động để đạt được những mục tiêu cụ thể của tổ chức. Tóm lại,
lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để
đạt được các mục tiêu đó.
b. Vai trò của lập kế hoạch:
Từ cách hiểu nói ở trên có thể thấy vai trò hết sức quan trọng của lập kế
hoạch trong mỗi doanh nghiệp. Lập kế hoạch giúp các nhà quản lý biết tổ
chức và khai thác con người cũng như các nguồn lực khác trong tổ chức một
cách có khoa học và hiệu quả nhất. Kết quả của lập kế hoạch là một bảng kế
hoạch, mà nếu không có bảng kế hoạch này, thì các nhà quản lý và các nhân
viên của họ sẽ không thể xác định được mục tiêu, sẽ không biết bắt đàu từ
đâu và không biết phài làm những gì, sẽ tạo nên sự hỗn độn phi khoa học
trong tổ chức, dẫn tới việc tổ chức dễ đi tới thất bại.
Lập kế hoạch giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra một cách
trôi chảy, ít bị gián đoạn, và dễ thành công hơn. Bởi công tác lập kế hoạch
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
[
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
luôn tính đến những tình huống biến động của môi trường nên giúp cho
doanh nghiệp phản ứng, đối phó được với sự thay đổi của môi trường một
cách chủ động.
Như chúng ta đã biết lập kế hoạch là bước đàu tiên của quá trình quản lý,
do đó nếu không có bảng kế hoạch thì việc thực hiện các bước sau là rất khó
khăn, đôi khi không thể thực hiện được dễ đưa tổ chức đi đến thất bại. Thông
qua bảng kế hoạch, nhà quản lý sẽ tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch đó,
sao cho phù hợp với các yêu cầu về thời gian, về nguồn lực…nhằm sử dụng
hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức. Tiếp tới là chức năng thứ 3,
chức năng lãnh đạo. Với chức năng này nhà quản lý cũng cần có bảng kế
hoạch, để căn cứ vào các chỉ tiêu của kế hoạch, các công việc cần làm, và
mục tiêu của kế hoach, nhà quản lý sẽ tiến hành lãnh đạo những con người
trong tổ chức thực hiện đúng như kế hoạch, tránh việc đi lệch mục tiêu. Việc

lập kế hoạch còn tạo nên một cơ sở cho hoạt động kiểm tra, đây cũng là bước
thứ 4 của của hoạt động quản lý, từ đó các nhà quản lý sẽ phát hiện các sai
lệch so vói kế hoạch và đưa ra được những điều chỉnh cần thiết để có thể đạt
được các mục tiêu kế hoạch đã đặt ra. Như vậy có thể thấy lập kế hoạch quả
thật rất quan trọng và là không thể thiếu trong các doanh nghiệp, làm bất cứ
việc gì cùng cần có kế hoạch.
2. Hệ thống kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp:
Các kế hoạch sản xuât của một doanh nghiệp có thể được phân loại theo
một số tiêu thức khác nhau.
2.1. Xét theo mức độ cụ thể của kế hoạch.
a, Kế hoạch chiến lược:
Khái niệm: lập kế hoạch chiến lược là quá trình xác định làm sao
đạt được những mục tiêu dài hạn của tổ chức với các nguồn lực có thể huy
động được. Về mặt nội dung, lập kế hoạch chiến lược là quá trình xây dựng
chiến lược và không ngừng hoàn thiện bổ xung chiến lược khi cần thiết. Nói
một cách khác lập kế hoạch chiến lược xoay quanh việc xây dựng chiến lược
cho tổ chức trên cơ sở phân tích vị trí của tổ chức trong môi trường hoạt
động của nó.
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
^
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
b, Kế hoạch tác nghiệp:
Ở sự phân cấp thứ hai, Các kế hoạch tác nghiệp là những chi tiết cụ thể
hóa của các kế hoạch chiến lược thành những hoạt động hàng năm, hàng quý,
hàng tháng, hàng tuần, thậm chí hàng ngày. Mục đích đặt ra đối với kế hoạch
tác nghiệp là bảo đảm mọi người trong tổ chức đều hiểu về các mục tiêu của
tổ chức và xác định rõ trách nhiệm của họ liên quan như thế nào trong việc
thực hiện các mục tiêu đó và tiến hành các hoạt động ra sao để đạt được các
kết quả dự kiến.
Kế hoạch tác nghiệp thường thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn,

từ một năm trở xuống, và chỉ có một phạm vi hạn hẹp, ở một mảng hoạt động
nào đó với các mục tiêu thường cụ thể và chi tiết.
Như vậy, xét theo mức độ cụ thể của kế hoạch, Công tác lập kế hoạch
sản xuất hàng năm trong một doanh nghiệp chính là kế hoạch tác nghiệp của
doanh nghiệp đó
2.2. Xét theo thời gian.
Các kế hoạch được phân ra thành kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
a, Kế hoạch dài hạn:
Là kế hoạch cho thời kỳ từ thông thường là từ 5 năm trở lên nhằm xác
định các lĩnh vực hoạt động của tổ chức, xác định các mục tiêu,chính sách
giải pháp dài hạn về tài chính, đầu tư, nghiên cứu phát triển… do những nhà
quản lý cấp cao lập, mang tính tập trung cao và linh hoạt.
b, Kế hoạch trung hạn:
Là kế hoạch cho thời kỳ từ 1 đến 5 năm nhằm phác thảo các chính sách,
chương tình trung hạn để thực hiện các mục tiêu được hoạch định trong chiến
lược của tổ chức. Kế hoạch trung hạn được lập bởi các chuyên gia quản lý
cấp cao, chuyên gia quản lý điều hành đồng thời nó ít tập trung và ít uyển
chuyển hơn kế hoạch dài hạn.
c, Kế hoạch ngắn hạn:
Là kế hoạch cho thời kỳ dưới 1 năm, là sự cụ thể hoá nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh dựa vào mục tiêu chiến lược, kế hoạch, kết quả nghiên cứu
thị trường, các căn cứ xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện năm kế
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
e
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
hoạch do các chuyên gia quản lý điều hành và chuyên gia quản lý thực hiện
lập nên. Kế hoạch này không mang tính chất tập trung và thường rất cứng
nhắc, ít linh hoạt.
- Kế hoạch năm: Là kế hoạch được lập cho một năm, thông thường là
năm kế tiếp. Trong bản kế hoạch này mục tiêu cần thực hiện trong năm được

xác định rõ ràng, gắn với nó là các công việc, các nguồn lực để thực để đạt
được mục tiêu đó. Mục tiêu của năm thường được định hướng bởi kế hoạch
dài hạn, và chiến lược của công ty, hay nói cách khác nó là một phần của kế
hoạch dài hạn.
- Kế hoạch quý: Là kế hoạch được lập cho một quý (3 tháng), trong đó
thể hiện rõ những công việc cần phải làm, các nguồn lực được sử dụng, các
chỉ tiêu cần đạt được trong một quý. Kế hoạch quý là một phần của kế
hoạch năm.
- Kế hoạch tháng: Là bàng kế hoạch được lập cho một tháng. Với các
nội dung tương tự như kế hoạch quý, nhưng được lập cho một tháng, và nó là
một phần của kế hoạch quý.
3. Quá trình lập kế hoạch
Quá trình lập kế hoạch bao gồm 6 bước cơ bản sau:
Bước 1: Nghiên cứu và dự báo: Nghiên cứu và dự báo là điểm bắt đầu
của công tác lập kế hoạch. Để nhận thức được cơ hội của mình thì doanh
nghiệp cần phải có những hiểu biết về môi trường, thị trường, về sự cạnh
tranh, về điểm mạnh và điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh
khác. Chúng ta phải dự đoán trước các yếu tố không chắc chắn có thể xảy ra
từ đó đưa ra phương án đối phó thích hợp. Công tác lập kế hoạch cần phải có
những thông tin đầy đủ và cần thiết để làm nguyên liệu. Do đó công tác
nghiên cứu dự báo cần tìm hiểu và dự báo các thông tin này, như nhu cầu thị
trường, tình hinh các đối thủ cạnh tranh, giá cả nguyên vật liệu, các chính
sách của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực mà tổ chức đang hoạt động
Những thay đổi của thị trường cung ứng đầu vào như lao động, vật tư,
nguyên vật liệu cho sản xuất, máy móc thiết bị…
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải phân tích các nguồn lực của
mình để xác định những điểm yếu và điểm mạnh của doanh nghiệp so với các

đối thủ cạnh tranh khác.
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu: Khi lập kế hoạch các tổ chức cần phải
thiết lập được hệ thống các mục tiêu mà mình cần đạt tới. Các mục tiêu đưa ra
phải xác định rõ thời hạn để thực hiện và được lượng hoá đến mức cao nhất
có thể. Trong tổ chức có hai loại mục tiêu là mục tiêu định tính và mục tiêu
định lượng, nhưng mục tiêu định lượng thường rõ ràng và dễ thực hiện hơn.
Ngoài ra, theo các thứ tự ưu tiên khác nhau thì các mục tiêu cũng nên được
phân nhóm . Một tổ chức hay doanh nghiệp đều có thể có hai loại mục tiêu là
mục tiêu hàng đầu và mục tiêu hàng thứ hai. Những mục tiêu hàng đầu
thường liên quan đến sự sống còn và thành đạt của tổ chức. Đối với một
doanh nghiệp, đó là những mục tiêu về lợi nhuận, doanh thu hay thị phần.
Nếu không đạt được một mức lợi nhuận, mức doanh thu hay mức thị phần
nhất định trong một thời kỳ nào đó, thì doanh nghiệp có thể bị phá sản. Còn
mục tiêu hàng thứ hai lại liên quan đến tính hiệu quả của doanh nghiệp.
Chúng không ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của doanh nghiệp như các mục
tiêu hàng đầu nhưng cũng rất quan trọng đối với sự thành công của doanh
nghiệp. Những mục tiêu này thể hiện mức độ quan tâm của khách hàng đối
với sản phẩm của doanh nghiệp, sự phát triển sản phẩm mới hay tính hiệu quả
của công tác quản lý hành chính… Trong những năm gần đây, các doanh
nghiệp Nhà nước và tư nhân đều tập trung chú trọng tới các mục tiêu hàng
thứ hai để thu hút khách hàng, được coi là nhân tố có ảnh hưởng về mặt lâu
dài đến sự sống còn của doanh nghiệp và cả các mục tiêu hàng đầu với sự ảnh
hưởng trực tiếp và trước mắt hơn. Cho dù doanh nghiệp có chú trọng tới mục
tiêu nào hơn chăng nữa thì điều quan trọng là doanh nghiệp phải xác định
được các mục tiêu thật rõ ràng, có thể đo lường được và có thể thực hiện
được. Bên cạnh đó, cũng cần xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện
mục tiêu và thời hạn phải hoàn thành.
Bước 3: Phát triển các tiền đề: Tiền đề để lập kế hoạch là các dự báo,
các chính sách cơ bản có thể áp dụng, là các giả thiết cho việc lập kế hoạch.
Đó có thể là địa bàn hoạt động, qui mô hoạt động của doanh nghiệp, mức giá,

sản phẩm gì, triển khai công nghệ gì, mức chi phí, mức lương, mức cổ tức và
các khía cạnh tài chính, xã hội, chính trị khác .
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
Z
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
Tiền đề còn có thể là những dự báo hay các chính sách còn chưa được
ban hành. Ví dụ như, nếu một công ty đưa ra chương trình phát triển sản
phẩm mới thì khi lập kế hoạch phải dự báo được những phản ứng của khách
hàng đối với sản phẩm mới này. Các tiền đề được giới hạn theo các giả thiết
có tính chất chiến lược hoặc cấp thiết để đưa đến một kế hoạch. Sự hoạt động
của các kế hoạch này sẽ chịu nhiều ảnh hưởng cuả các tiền đề. Sự nhất trí về
các tiền đề chính là điều kiện quan trọng để lập kế hoạch phối hợp. Vì vậy
không nên đòi hỏi những kế hoạch và ngân quỹ từ cấp dưới khi chưa có,
trước hết, nên có những chỉ dẫn cho những người đứng đầu các bộ phận của
mình.
Bước 4: Xây dựng các phương án: Ở bước này các nhà lập kế hoạch cần
phải tìm ra và nghiên cứu các phương án hành động để đạt được mục tiêu.
Trong mỗi phương án cần phải xác định được hai nội dung cơ bản là: Phải
xác định được giải pháp của kế hoạch là gì để trả lời cho câu hỏi làm gì để đạt
được mục tiêu. Phải xác định được các công cụ và nguồn lực cần thiết để thực
hiện mục tiêu. Các nhà lập kế hoạch cần phải thực hiện bước khảo sát sơ bộ
lựa chọn ra các phương án có triển vọng nhất để đưa ra phân tích và giảm bớt
các phương án lựa chọn .
Bước 5: Đánh giá các phương án: Khi đã xây dựng được một hệ thống
các phương án thi các nhà lập kế hoạch cần phải tiến hành đánh giá lại các
phương án đó nhằm lựa chọn được những phương án tối ưu nhất. Đánh giá
các phương án theo các tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu đã định và trung
thành với các tiền đề đã được xác định. Các nhà lập kế hoạch cần phải lựa
chọn, xem xét phương án nào là tối ưu nhất tức là các phương án nàc đạt
được mục tiêu một cách hiệu quả nhất và nhanh nhất, chi phí là thấp nhất.

Đồng thời các phương án được lựa chọn cũng phải giải quyết được những vấn
đề kinh tế xã hội đang được đặt ra.
Bước 6: Lựa chọn phương án và ra quyết định: Sau khi đánh giá các
phương án thì một vài phương án tối ưu nhất sẽ được lựa chọn. Các phương
án này sẽ được đưa ra hội đồng quản trị, ban giám đốc và các phòng ban liên
quan để ra quyết định phân bổ con người và các nguồn lực khác của tổ chức
cho việc thưc hiện kế hoạch. Tiếp theo sẽ là việc xây dựng các kế hoạch phụ
trợ và lượng hoá kế hoạch bằng ngân quỹ .
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
d
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
II. Lập kế hoạch sản xuất hàng năm trong doanh nghiệp
1. Khái niệm và vai trò của lập kế hoạch sản xuất tác nghiệp.
Với mỗi doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có quy mô lớn, thì
khối lượng công việc là rất nhiều. nhưng nhờ có bảng kế hoạch mà từ công
nhân cho tới các nhà quản lý, họ đều biết phài làm gi. Do đó công việc sẽ
được tiến hành một cách trơn tru, thuận lợi, và mục tiêu của doanh nghiệp sẽ
dễ đạt được hơn, các nguồn lực được sử dụng hiệu quả và tiết kiệm, mang lại
lợi ích nhiều hơn cho doanh nghiệp.
Quản lý tác nghiệp bao gồm một chuỗi các hoạt động quản lý liên quan
việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các hoạt động của tổ chức
như là lập kế hoạch sản xuất, tổ chức khai thác các nguồn lực, chỉ dẫn cho các
hoạt động và nhân sự và đảm bảo sự hoạt động bình thường của các hệ thống
trong tổ chức.
Vai trò của hoạt động quản lý tác nghiệp đối với mỗi tổ chức được nhìn
nhận trên nhiều giác độ, trong đó không thể bỏ qua khía cạnh liên quan đến
tăng năng suất lao động và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng được hoàn
hảo hơn.
a. Khái niệm lập kế hoạch sản xuất tác nghiệp:
Công tác lập kế hoạch sản xuất hàng năm trong doanh nghiệp chính là

một bộ phận quan trọng của hoạt động quản lý tác nghiệp, vì vậy nó đóng vai
trò không thể thiếu để hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
được diễn ra bình thường, tạo cơ sở để triển khai theo các cấp kế hoạch sản
xuất thấp hơn như lập kế hoạch sản xuất hàng quý, hàng tháng, hàng tuần,
thậm chí hàng ngày.
Lập kế hoạch sản xuất tác nghiệp được hiểu là việc xây dựng những chỉ
tiêu kế hoạch cần thực hiện và cách thức để đạt được các chỉ tiêu ấy trong
lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp, trong một khoảng thời gian nhất định
thường là một năm hay dưới một năm.
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
m
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
b. Vai trò của việc lập kế hoạch sản xuất tác nghiệp
Sau khi thiết kế được các hệ thống hoạt động của tổ chức (như ra quyết
định về việc làm gì? Quy mô ra sao? Tiến hành sản xuất như thế nào, ở đâu,
với các con người nào?) và đưa nó vào vận hành, những nhà quản lý vẫn còn
phải đối mặt với các vấn đề khác. Các vấn đề đó phát sinh từ trong quá trình
hoạt động diễn ra hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng. Chính các vấn đề đó làm
nảy sinh cần có công tác lập kế hoạch các hoạt động và việc kiểm tra để đảm
bảo tiến độ công việc, nhân lực, nguyên vật liệu, phụ liệu cũng như các khoản
tài chính đáp ứng cho quá trình hoạt động của tổ chức. Như vậy, công tác lập
kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp có thể được tóm gọn trong hai vai trò
cơ bản nhất:
Thứ nhất: Đảm bảo tiến độ của hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.
Thứ hai: Là căn cứ, cơ sở cho hoạt động kiểm tra, đảm bảo sự phối hợp
để thực hiện giữa các chức năng của nhà quản lý.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch tác nghiệp.
Trong môi trường luôn biến động có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động của một doanh nghiệp hoặc trực tiếp hay gián tiếp. Công tác
lập kế hoạch sản xuất hàng năm trong doanh nghiệp là kế hoạch cấp chức

năng trong lĩnh vực sản xuất, bao gồm các hoạt động tác nghiệp thì các yếu
tố cơ bản có ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch hàng năm trong doanh
nghiệp được chia thành:
a. Nhóm các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp:
- Môi trường vĩ mô: Các chính sách mới được ban hành của nhà nước,
văn hóa, chính trị xã hội, sự thay đổi về thể chế, pháp luật có liên quan… Môi
trường ngành mà doanh nghiệp đó hoạt động.
- Môi trường vi mô: Các yếu tố về phía khách hàng, các nhà cung cấp,
các đối thủ cạnh tranh, Công ty mẹ…
b. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp đầu tiên phải nói đến
chiến lược phát triển của doanh nghiệp, sau đó là các yếu tố như mặt hàng sản
xuất kinh doanh của nó, thị trường, quy mô của doanh nghiệp; Năng lực sản
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
n
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
xuất, các nguồn lực về tài chính cho các hoạt động, nguồn lực về con người
của doanh nghiệp ấy…
3. Quá trình và phương pháp lập kế hoạch sản xuất hàng năm trong
doanh nghiệp.
Kế hoạch sản xuất thể hiện những công việc mà doanh nghiệp sẽ làm
trong thời gian tới, cụ thể là việc thực hiện các chỉ tiêu: số lượng, chất lượng,
đáp ứng nhu cầu của thị trường, ứng với các chỉ tiêu, nó cũng thể hiện rõ cách
thức thực hiện, các nguồn lực cần sử dung, gắn với yếu tố thời gian rõ ràng.
Vì vậy, lập kế hoạch sản xuất hàng năm là việc phải thực hiện những công
việc cơ bản sau, được trình bày theo quy trình 6 bước cụ thể với các phương
pháp lập kế hoạch tương ứng:
Bước 1: Mô tả sản phẩm và số lượng: Sản phẩm được mô tả từ góc độ
sản xuất, gồm các chi tiết hợp thành, vật liệu cấu thành, đặc tính kỹ thuật của
sản phẩm. Số lượng sản phẩm dự định sản xuất: phải biết cần sản xuất những

sản phẩm như thế nào, số lượng bao nhiêu để đáp ứng kế họach marketing và
tồn kho của doanh nghiệp.
Phương pháp:
- Trong mô tả sản phẩm theo các đặc tính sản xuất, chúng ta thường áp
dụng phương pháp phân tích. Phân tích cấu thành sản phẩm sẽ trả lời cho câu
hỏi: Sản phẩm bao gồm những chi tiết, bộ phận nào với các vật liệu cấu
thành, đặc tính kỹ thuật ra sao?
- Trong dự báo số lượng sản xuất có thể áp dụng nhiều phương pháp
khác nhau, tùy thuộc điều kiện từng doanh nghiệp về thời gian hoạt động, về
trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực có thể sử dụng các công cụ khoa học
nhất hay không? Các phương pháp có thể sử dụng như: Mô hình kinh tế
lượng, dự báo định tính, dự báo định lượng theo dãy số thời gian, hay phương
pháp trực quan kinh nghiệm…
Bước 2: Phương pháp sản xuất: Doanh nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm như
thế nào: quy trình, công nghệ để sản xuất sản phẩm, chi tiết hoặc công đoạn
nào tự sản xuất/gia công bên ngoài, tại sao, v.v… Nó xác định thông qua
phương pháp sản xuất chung mà doanh nghiệp hiện đang áp dụng với những
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
thay đổi cần thiết theo sự phát triển của Công nghệ hay theo nhu cầu về quy
mô sản phẩm cần sản xuất đã được xác định từ bước một.
Các phương pháp sản xuất trong doanh nghiệp xét theo khả năng liên
tục sản xuất sản phẩm bao gồm:
- Quá trình sản xuất liên tục
- Quá trình sản xuất gián đoạn.
Bước 3: Máy móc thiết bị và nhà xưởng: Cần sử dụng những loại máy
móc thiết bị nào, công suất bao nhiêu, lấy thiết bị từ nguồn nào (có sẵn, mua
mới,…) cần nhà xưởng rộng bao nhiêu, bố trí như thế nào, kế hoạch khấu hao
nhà xưởng, thiết bị… Kế hoạch máy móc thiết bị và nhà xưởng cần được trình

bày riêng vì phần này sẽ ảnh hưởng tới quyết định về các nguồn lực khác. Máy
móc thiết bị và nhà xưởng thường có giá trị đầu tư lớn vì vậy kế hoạch máy
móc thiết bị và nhà xưởng rất quan trọng để lập kế hoạch tài chính sau này.
Các phương pháp bố trí máy móc sản xuất chủ yếu trong doanh nghiệp như:
- Bố trí theo quá trình.
- Bố trí theo sản phẩm.
- Bố trí cố định theo vị trí.
- Bố trí hỗn hợp.
Bước 4: Nguyên vật liệu và các nguồn lực khác: Nhu cầu sử dụng và tồn
kho nguyên vật liệu, chất lượng và số lượng như thế nào, nguyên vật liệu thay
thế là gì, ai là nhà cung cấp, phương thức cung cấp, số lượng mua tối ưu, mức
độ rủi ro. Các yêu cầu đối với nguồn nhân lực: số lượng lao động, trình độ tay
nghề, kế hoạch đáp ứng (tuyển dụng, đào tạo,…)
Phương pháp lập kế hoạch và các nguồn lực khác được áp dụng phổ biến
hiện nay là phương pháp MRP (Material Requirement Planning), phương
pháp JIT (Just In Time)…
Bước 5: Dự toán chi phí hoạt động: Cần bao nhiêu vốn đầu tư, các chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm là nội dung chính của hoạt động dự toán
chi phí hoạt động.
Các phương pháp có thể sử dụng để lập kế hoạch các chi phí hoạt động
hàng năm mang đặc thù chuyên môn của ngành kế toán. Để lập dự toán chi
phí có thể sử dụng các phương pháp phân tích báo cáo hoạt động sản xuất
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
D
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
kinh doanh, báo cáo kế toán hàng năm. Ở đó có đầy đủ các con số về nguồn
vốn cũng như các chi phí sản xuất hàng năm làm cơ sở cho dự toán chi phí
hoạt động trong năm tới.
Bước 6: Ưu thế cạnh tranh: Xác định xem yếu tố cạnh tranh nào là quan
trọng và là một yếu tố định tính để ra các quyết định lựa chọn các phương án

sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị, bao gồm: chất lượng, giá thành, quy mô,
công nghệ, kinh nghiệm, khả năng đáp ứng nhanh…
Các phương pháp thường được sử dụng để xác định yếu tố cạnh tranh
của một doanh nghiệp là các mô hình phân tích như SWOT, Ma trận BCG…
4. Nội dung công tác lập kế hoạch sản xuất hàng năm trong doanh nghiệp.
a, Mô hình lập kế hoạch tác nghiệp
Mô hình công tác lập kế hoạch tác nghiệp được thể hiện trong sơ đồ 1
dưới đây:
Sơ đồ 1: Mô hình lập kế hoạch tác nghiệp và hệ thống kiểm tra.
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
[
Các dự
đoán
Sản lượng sản xuất: xây
dựng các kế hoạch về
quy mô ngắn hạn.
Các kế hoạch và tiến độ chi
tiết về:
Mức nhân công
Tiến độ công việc
Tiến độ thiết bị…
Tiến độ t
Quá trình sản xuất
Kiểm tra chất
lượng, số lượng,
giá thành
Các kết quả cụ
thể
Các hệ thống kiểm
tra tổng thể

Thông tin
phản hồi
về sản
lượng,
doanh
số…
Đầu
vào: lao
động,
NVL,
máy
móc…
Sản
phẩm

dịch
vụ
Điều chỉnh các
quá trình cho
phù hợp với
tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn
cho chất
lượng, số
lượng và chi
phí
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
Mô hình thể hiện ở sơ đồ 1 là mô hình chung có thể sử dụng cho công tác
lập kế hoạch tác nghiệp trong mọi doanh nghiệp, và trong hoạt động sản xuất tác
nghiệp chúng ta áp dụng mô hình lập kế hoạch này với những đặc thù riêng đối

với từng doanh nghiệp, với những khoảng thời gian tác nghiệp có thể cho một
năm, cụ thể triển khai cho hàng quý, hàng tháng, hàng tuần hay hàng ngày.
Với cơ chế và nội dung của việc lập kế hoạch tác nghiệp và hệ thống kiểm
tra được mô tả trong sơ đồ trên có thể giúp khắc phục những vấn đề phát sinh và
giúp các hệ thống hoạt động của tổ chức có thể vận hành hiệu quả hơn.
b, Lập kế hoạch các nguồn lực
Là việc lên kế hoạch sử dụng các nguồn lực: vốn, máy móc, con người,
thời gian, kho bãi… một các khoa học và có hiệu quả nhất, nhằm phục vụ cho
việc thực hiện kế hoạch của công ty. Nói cách khác, nguồn lực đảm bảo cho
kế hoạch được thực thi.
Mô hình xác định nguồn lực 5M (Man – Money - Material – Machine – Method)
- Man = nguồn nhân lực. Căn cư vào bảng kế hoạch sẽ xác định được
số lượng nhân lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch, yêu cầu về chất
lượng lao động ở mức nào là phù hợp với bản kế hoạch. Hiện tại, nguồn nhân
lực của tổ chức đã đáp ứng được chưa? Có cần tuyển dụng thêm không?
Tuyển dụng thêm những vị trí nào? Thêm bao nhiêu là đủ…?
- Money = Tiền bạc. Từ bảng kế hoạch, cần xác định xem, với bảng kế
hoạch như vây, cần bao nhiêu tiền, khả năng đáp ứng của tổ chức, khả năng
huy động thêm từ bên ngoài của tổ chức…?
- Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng. Xác định rõ những
nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện kế hoạch, giá cả của nguyên vật liệu,
xác định nhà cung ứng và khẳ năng đáp ứng cũng như uy tín của họ,
- Machine = máy móc/công nghệ. Xác định xem để thực hiện kế hoạch
thì máy móc, công nghệ của tổ chức có phù hợp không? Có cần cải tiến hay
đổi mới gì không?
- Method = phương pháp làm việc. Xác định phương pháp làm việc
hiệu quả nhằm hoàn thành kế hoạch một cách tốt nhất.
Các nguồn lực sau khi đã được xác định, sẽ được tính toán và bố trí sử dụng
một cách có kế hoạch, thực hiện mục tiêu của kế hoạch hiệu quả nhất.
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A

^
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
Chương 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
HÀNG NĂM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA THANH HÓA
I. Giới thiệu về công ty cổ phần Bia Thanh
Hóa và việc thực hiện kế hoạch sản xuất hàng năm.
Công ty Cổ phần bia Thanh Hoá tiền thân là nhà máy Bia Thanh Hoá, là
doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 220 QĐ/UBTH
ngày 21/02/1989 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá. Công ty được cổ phần
hóa ngay 01/4/2004 theo Quyết Định số 246/2003/QĐ-BCN của bộ trưởng
Bộ Công Nghiệp.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất công nghiệp nước uống có cồn và không có cồn; sản xuất bia
các loại, nước uống có gas, rượu vang bordeaux đóng chai; đá cây
- Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm rượu, bia, nước
giải khát có gas và không có gas, nước khoáng
- Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư thiết bị phụ tùng phục vụ cho sản xuất
kinh doanh của Công ty và phục vụ cho sản xuất kinh doanh các mặt hàng
rượu, bia, nước giải khát.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
Tên giao dịch tiếng Anh: Thanh Hoa Beer Joint Stock Company
Địa chỉ: 152 Quang Trung, P Ngọc Trạo, TP. Thanh Hóa
Số điện thoại: (0373).852.503
Email:
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần bia Thanh Hoá tiền thân là nhà máy Bia Thanh hóa
được thành lập theo quyết định số 220 QĐ/UBTH ngày 21/02/1989 của Chủ
tịch UBND tỉnh Thanh Hoá
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A

e
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
Tháng 3/1996 chuyển thành Công ty Bia Thanh Hoá tại quyết định số
446 TC/UBTH.
Năm 2001 là thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Rượu –
Bia - Nước giải khát Việt Nam tại quyết định số 0348/QĐ-BCN ngày
16/02/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
Tháng 5/2003 Công ty Bia Thanh Hoá là thành viên thuộc Tổng công ty
Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) theo quyết định số
75/2003/QĐ - BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
Theo chủ trương cổ phần hóa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty
Rượu- Bia- Nước giải khát Hà Nội ngày 01/4/2004 Công ty Bia Thanh Hoá
chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá theo Quyết định số
246/2003/QĐ-BCN.
Năm 2006 Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa đã thành lập công ty con:
Công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa.
Đầu năm 2007 công ty thành lập chi nhánh Khách sạn Thanh Hóa
Tháng 07 năm 2007, Công ty góp vốn thành lập công ty cổ phần nƣớc
giải khát Thanh Hoa.
Tháng 5 năm 2008, Công ty góp vốn thành lập công ty cổ phần Bia
Thanh Hóa – Nghi Sơn.
Từ khi thực hiện cổ phần hóa năm 2004 đến nay Công ty cổ phần bia
Thanh Hóa đã thực hiện quá trình tăng vốn điều lệ qua các giai đoạn sau:
Ngày 01/07/2006 tăng vốn điều lệ của Công ty từ 57.525.400.000 đ lên
63.125.400.000 đ thông qua hình thức phát hành cổ phiếu ( 56.000 cổ phiếu
theo mệnh giá 100.000đ) theo nghị quyết HĐQT Công ty Cổ phần Bia Thanh
Hóa kỳ họp thứ 10 ngày 06/04/2006.
Ngày 06/04/2007 Công ty tăng vốn điều lệ từ 63.125.400.000 lên
67.982.700.000 đ thông qua hình thức phát hành cổ phiếu ( 48.573 cổ phiếu
theo mệnh giá 100.000đ) cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu 13 cổ phiếu

cũ được mua thêm 1 cổ phiếu mới theo nghị quyết của Hội đồng quản trị
Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa kỳ họp thứ 14 ngày 06/04/2007.
Tháng 5/2007 Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa phát hành cổ phiếu
thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:0,68, tăng vốn điều lệ từ
67.982.700.000 đ lên 114.245.700.000 đ (phát hành thêm 462.630 cổ phiếu
với mệnh giá 100.000đ).
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
2. Chức năng và nhiệm vụ
- Sản xuất công nghiệp nước uống có cồn và không có cồn; sản xuất bia
các loại, nước uống có gas, rượu vang bordeaux đóng chai; đá cây
- Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm rượu, bia, nước
giải khát có gas và không có gas, nước khoáng
- Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư thiết bị phụ tùng phục vụ cho sản xuất
kinh doanh của Công ty và phục vụ cho sản xuất kinh doanh các mặt hàng
rượu, bia, nước giải khát.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
3. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Sơ đồ 2 - Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
Z
Hội đồng cổ đông
Hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát
P. Kế
hoạch
, vật
tư, KT

P. Kế
hoạch
, vật
tư, KT
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị
PX Cơ nhiệt
lạnh
PX Cơ nhiệt
lạnh
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành
PX Cơ, điện,
nước
PX Cơ, điện,
nước
P. Tổ
chức,
HC
P. Tổ
chức,
HC
P.
Kỹ
thuật
- CN
P.
Kỹ

thuật
- CN
Phó giám đốc
Phó giám đốc
PX Chiết
PX Chiết
P.
Tài
vụ
P.
Tài
vụ
Ban
Y tế,
đời
sống
Ban
Y tế,
đời
sống
PX Men
PX Men
PX Nấu
PX Nấu
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
Phòng Tổ chức, hành chính: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước
Công ty về lĩnh vực Tổ chức- Hành chính. Xây dựng quy hoạch cán bộ, tổ
chức bộ máy quản lý và sản xuất; xây dựng và hoàn thiện điều lệ, nội quy,
quy chế của Công ty; xây dựng kế hoạch về tiền lương, qui chế trả lương, trả
thưởng.

Phòng Tài vụ: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về lĩnh vực
tài chính- kế toán. Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính kế toán
và nguồn vốn phục vụ SXKD ; Tính toán hiệu quả kinh tế cho các phương án
SXKD của Công ty trong từng thời kỳ kế hoạch để Giám đốc quyết định.
Phòng Kế hoạch, vật tư, kỹ thuật: Xây dựng và tổng hợp qui hoạch
chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện kế hoạch cung cấp vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị phụ tùng cho
các hoạt động SXKD.
Phòng Kỹ thuật công nghệ: Xây dựng, ban hành hướng dẫn thực hiện
và quản lý các quy trình công nghệ, tiêu chuẩn định mức kỹ thuật cho mỗi
công đoạn sản xuất, mỗi loại sản phẩm. Nghiên cứu các sản phẩm mới, thay
thế nguyên vật liệu đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phân xưởng Nấu: Thực hiện các công đoạn trong sản xuất: Lên men,
lọc bia thành phẩm các loại theo kế hoạch đảm bảo chất lượng, số lượng cho
toàn bộ quá trình sản xuất của Công ty.
Phân xưởng Lên men: Thực hiện quy trình công nghệ sản xuất; kiểm
soát chất lượng nguyên vật liệu, vật tư, bán thành phẩm đầu vào và bán thành
phẩm, thành phẩm đầu ra của phân xưởng.
Phân xưởng Chiết: Thực hiện chiết bia, rượu các loại: Bia Chai, Bia
Bock, bia chai Pet và rượu vang theo kế hoạch đảm bảo chất lượng và số
lượng, mẫu mã của Công ty.
Phân xưởng Cơ điện- nước: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công
ty về lĩnh vực quản lý điện động lực- nước trong Công ty. Cung cấp điện
nước, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, gia công, lắp đặt thiết bị mới phục vụ
sản xuất của Công ty.
Phân xưởng cơ nhiệt lạnh: Đảm bảo cung cấp đầy đủ về số lượng và
chất lượng hơi, CO2, khí nén đáp ứng nhu cầu của quá trình sản xuất.
4. Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty năm 2010
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
d

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
4.1. Kế hoạch sản xuất năm 2010.
a, Mục tiêu: mục tiêu của kế hoạch: hoàn thành các chỉ tiêu sau:
o Tổng sản lượng các loại bia : 83.3 triệu lít
- Sản lượng bia thanh hóa các loại: 45 triệu lit, trong đó:
+ Bia hơi thanh hóa các loại: 35 triệu lit
+ Bia chai, lon: 10 triệu lit
Trong đó có 0,5 triệu lít bia lon xuất khẩu
- Sản lượng bia chai Hà Nội 38,3 triệu lít
- Doanh thu tiêu thụ: 547,4 tỷ đồng.
- Lợi nhuận trước thuế: 30,5 tỷ đồng
- Nộp ngân sách; 233 tỷ đồng
- Mức chia cổ tức : 12%/năm.
b, Giải pháp thực hiện:
1. Công tác sản xuất:
- Ổn định sản xuất và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Cung cấp đầy đủ nguồn lực cho các bộ phận, phân xưởng, để đảm bảo
sản xuất.
- Tiếp tục khai thác triệt để công suất của các dây chuyền chiế bia chai
và dây chuyền chiết bia lon nhằm đẳm bảo cụng cấp đủ bia cho nhu cầu thị
trường trong năm 2010
- Duy trì thục hành tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất bằng mọi biện pháp,
kể cả các biện pháp tài chính như:
+ Giảm hao phí nguyên, nhiên liệu, vật tư sản xuất tại các khâu
sản xuất.
+ Tiết kiệm tối đan nguồn năng lượng, nhiên liệu ( than, điện,
nước…) bằng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật mới.
+ Giảm lượng tồn kho vật tư nguyên, nhiên liệu, ở mức tối thiểu của
chu kỳ sản xuất.
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A

m
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
+ Tăng nhanh thời gian quay vòng vốn
2. Công tác thị trường
Với nhận thức thị trường tiêu thụ là yếu tố sống còn của mỗi doanh
nghiệp. Do đó Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa cần chỉ đạo, giám xát và phối
hợp thực hiện với công ty cổ phần thương mại bia Hà Nội – Thanh Hóa. Về
việc kiểm soát thị trường với những tiêu chí mục tiêu sau:
- Giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ bia các loại, trong đó
đặc biệt là bia chai – lon, bia hoi cho phù hợp với từng thời kỳ và theo yêu
cầu của thị trường, nhưng với định hướng là tăng thị phần bia chai bời vì thuế
tiêu thụ đặc biệt của bia chai giảm từ 75% => 45% từ năm 2010 – 2012
- Xây dựng và phát triển tốt hệ thống tiêu thụ sản phẩm.
- Chủ động trong knh doanh và phát triển thị trường
- Tham gia các hội chợ triển lãm, quảng bá thương hiệu để giới
thiệu sản phẩm và hình ảnh của công ty.
- Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại ở thị trường nội tỉnh
và tìm kiếm thị trường mới kể cả xuất khẩu
- Tích cực tham gia các công tác xã hội, gắn sản xuất với xây
dựng và cải tạo mội trường để xây dựng hình ảnh của công ty.
- Nghiên cứu sản phảm mơi đưa ra thị trường, đa dạng hóa sản
phẩm và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
3, Công tác đầu tư xây dựng.
Đến thời điểm hiện tại cong ty đã đầu tư phát triển sản xuất đảm bảo cho
nhu cầu của các vùng thị trường tới năm 2015, do đó chưa cần dầu tư mở
rộng sản xuất. Trong thời gian tới công ty chủ yếu tập trung đầu tư theo chiều
sâu, nhằm ổn định và năng cao chất lượng sản phẩm, và đảm bảo cho môi
trường phát triển bền vững
Một số dự kiến đầu tư trong những năm tới.
- Tăng cường thêm vỏ box đáp ứng nhu cầu thị trường.

SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
Dn
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
- Phương án thay thế Két 24 chai đã quá cũ, hư bẩn và lạc hậu bằng loại
Ket 24 chai mới, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, để nâng cao hình ảnh
và vị thế của công ty bia Thanh hóa.
- Đôn đốc xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy bia
Nghi Sơn vận hành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
- Gia công cải tạo thay thế Tank xử lý nước nguồn nhà máy bia Nghi
Sơn và công ty CP Bia Thanh Hóa.
Đầu tư cải tạo lại hệ thống cống rãnh thoát nước thải tại công ty CP Bia
Thanh Hóa. Đảm bảo thu gom hết lượng nước cần phải xử lý và phân loại
nước không cần sử lý để giảm chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải.
4, Công tác quản lý:
- Nâng cao hiệu lực quản lý của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:
2008, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005, hệ thống quản lý
môi trường ISO 14000:2004.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát các quá trình sản xuất và đặc
biệt cần phải tăng cường công tác đào tạo nâng cao ý thức, trình độ của cán
bộ quản lý và công nhân vận hành máy móc thiết bị.
- Soát xét, sửa đổi bổ xung, cải tiến tài liệu phù hợp tiêu chuẩn và thực
tiễn nhằm nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
D
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
4.2. Kết quả thực hiện.
Bảng 1 - kết quả thực hiện kế hoạch năm 2010
ĐVT: lít
STT Diễn giải
TH năm

2009
KH năm
2010
TH năm
2010
SS (%)
TH2010/T
H2009
SS (%)
TH2010/
KH2010
 D [ ^ e Coep[ Zoep^
Tổng bia các loại 91.109.832 83.300.000 85.970.419 94,36 103,21
A Bia Thanh Hoa các loại 44.249.072 45.000.000
49.414.35
0
111,67 111,04
 hS3$)% [^&Dn[&Dm[ [e&nnn&nnn [C&dnd&mDd nZ3CD ne3Z
Bia hơi tại Thanh Hoa m&^&D[m Dn&nnn&nnn D[&d^&md^ D3[n e3mD
Bia Pet tại Thanh Hoa D&mC&CeC D&enn&nnn &eZ&mmm Cm3n Cn3ZD
Bia Box tại Thanh Hoa D&end&mnn D&Dnn&nnn &eZ[&d^e CD3Z[ Z3e^
Bia Box Nghi sơn m&mD^&Cd n&nnn&nnn n&De^&[dn n[3[D nD3e^
Bia Box ngoại tỉnh ^ed&ddn [nn&nnn DZZ&ZDn Cn3eD mD3eZ
D 3Eq n&n^e&ZZm m&enn&nnn D&Cne&^DD De3^d [D3Cm
Chai 450ml Z&dd&n[C C&Dnn&nnn d&dCD&mm D[3[n ^D3me
Chai 330ml D&[ZC&eCC [&nnn&nnn [&nD&dZn DC3ZZ nn3^[
Lon 330ml ^d&ZZ [nn&nnn ZDm&C[[ e3C^ D^[3D
B Bia lon Xuất khẩu 514.840 500.000 1.606.936 312,12 321,39
C Bia chai Hà Nội 44.753.850 38.300.000 34.949.133 78,09 91,25
> Bia lon Hà Nội 1.592.070 0 0 0 0

Tổng doanh thu (tỷ đồng) 658,3 547,4 572,6 86,98 104,60
Nộp ngân sách (tỷ đồng) 296 233 220,2 74,39 94,51
Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)
25,3 30,5 41,2 162,85 135,08
Cổ tức (%) 12 12 15 * 125,00 125,00
* nguồn : công ty cổ phần Bia Thanh Hóa.
4.3. Đánh giá kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch năm 2010.
a, Đánh giá chung:
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
DD
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
- Thời tiết năm 2010 nắng nóng nhiều tháng rất thuận lợi cho việc sản
xuất kinh doanh sản phẩm đồ uống bia, rượu, nước giải khát.
- Công ty CP Thương mại Bia Hà Nội - Thanh Hóa đã tăng cường đẩy
mạnh công tác thị trường, giữ vững và mở rộng thị trường trong Tỉnh, phát
triển thị trường ngoài tỉnh, tăng nhanh thị phần tiêu thụ bia Thanh Hoa.
- Quí II và III năm 2010, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bia chai Hà Nội và
bia Thanh Hoa các loại trên thị trường tăng cao.
- Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc công ty đã có những chủ trương,
định hướng đúng đắn, năng động cho sự phát triển SXKD năm 2010 của
Công ty.
- Trong năm do vỏ chai, két rỗng bia Hà Nội không đáp ứng đủ để sản
xuất, dẫn đến Công ty thực hiện không đạt kế hoạch sản xuất bia Hà Nội.
- Tình hình cắt điện, giảm tải điện lưới luân phiên dài ngày của Điện lực
Thanh Hóa trong những ngày hè đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của
Công ty.
- Trong quí III do ảnh hưởng của mưa bão, đã gây thiệt hại nhiều cho
công ty. Tại công ty đã bị hỏng hệ thống tự động điều khiển khu xử lý nước
thải. Tại nhà máy Bia Nghi Sơn đã làm lốc áo bao 3 tank lên men, cháy trạm
biến áp 630 KVA.

- Tình hình kinh tế trong nước vẫn còn bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài
chính thế giới, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng, giá các nguyên liệu, vật tư
cho sản xuất bia tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
b, Đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm 2010
- Tổng sản lượng tiêu thụ bia các loại đạt 85,97 triệu lít giảm 5,1 triệu
lít (5,6%) so với năm 2009. Trong đó:
+ Sản lượng tiêu thụ bia Thanh Hoa các loại: 49,41 triệu lít tăng 5,2 triệu
lít (11,7%) so với năm 2009. Tăng 11% KH năm 2010.
SV: Mai Văn Minh Lớp: Quản lý kinh tế 49A
D[

×