ĐẶC ĐIỂM TÌNH CẢM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Tình cảm bạn bè
• Tính bền vững
• Tính xúc cảm cao
• Lý tưởng hóa tình bạn
• Nguyên nhân kết bạn phong phú
• Trước hết, cũng cần phải nói rằng, nói như vậy cũng chưa phải là chính
xác hoàn toàn vì trong thực tế có rất nhiều tình bạn đẹp đâu phải chỉ
phát sinh trong nhà trường phổ thông!? Tuy nhiên, về cơ bản, vẫn
đúng. Trên con đường mà chúng ta đa đi trong suốt cuộc đời, mỗi
người đã trải qua biết bao nhiêu những thăng, trầm của cuộc sống, với
biết bao nhiêu "bến đỗ" khác nhau sau khi tốt nghiệp trường phổ thông,
VD như đi học tiếp các trường đại học, trung học chuyên nghiệp; đi lính;
làm các công việc khác nhau; Như vậy, ở mỗi môi trường, lĩnh vực
công tác, học tập và làm việc, mỗi người đều có một tập thể mới, tình
bạn mới (chưa kể đến tình bạn khác nảy sinh trong các quan hệ xã hội).
So sánh (một cách tương đối) tình bạn trong nhà trường phổ thông với
những tình bạn ở các lĩnh vực khác (theo nghĩa rộng) thì tình bạn trong
nhà trường phổ thông vẫn đẹp hơn, vì một số lí do sau:
• - Trước hết, đó là sự vô tư, trong sáng, hồn nhiên, chân thành. Bởi
gian đoạn này tất cả chưa phải là người lớn, các thành viên trong tập
thể chưa bị ràng buộc với nhau bởi tình cảm, vật chất, quyền lực Nên
chưa xuất hiện sự bon chen, âm mưu, thủ đoạn sống với nhau ân
cần, cởi mở. Mục đích chính chỉ có học và nghịch ngợm (Nhất quỉ -
nhì ma - thứ ba học trò mà)
• - Thứ hai là sự bình đẳng, bác ái. Trong giai đoạn này tất cả đều
sống phụ thuộc gia đình về kinh tế, nên không có ai phụ thuộc vào ai về
kinh tế cả, không có sự phân biệt giầu - nghèo trong tập thể; quan hệ
với nhau không mang tính chất vụ lơi. Tất đều cùng một lứa tuổi (có
chăng thì chỉ hơn, kém nhau 1 vài tuổi là cùng), nên dễ đồng cảm hơn,
dễ hiểu nhau hơn, dễ gần nhau hơn, sẵn sàng tha thứ cho nhau Mặt
khác, tất cả các thành viên đều có chung một quê hương, bản quán,
nên không có sự "phân biệt đối xử", không có tình trạng "đồng hương,
đồng khói", chia bè, kéo cánh, nội bộ đánh nhau
• - Thứ ba là, ở giai đoạn này sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tâm
- sinh lí, làm cho các thành viên bước qua được "thời thơ bé" (Cấp I,
Cấp II), nên cảm nhận về tình cảm bạn bè đã cao hơn, rộng mở hơn, tự
do hơn và thoải mái hơn (nếu như học cấp 1,2 con trai ít dám nói
chuyện, gần gũi với các bạn gái, thì gian đoạn này, hàng rào ngăn cách
đó đã bị dỡ bỏ). Hình thành một tập thể hòa đồng, cởi mở, chan hòa.
Trong khi đó, 03 năm học cấp III thì lại quá ngắn ngủi nên ai cũng
mong muốn trân trong và giữ gìn. Kết thúc học phổ thông, cũng chính là
kết thúc một giai đoạn cơ bản của tuổi thơ. Từ đó con người bước vào
cuộc sống mới với biết bao nhiêu những toan tính, bon chen, âm mưu,
thủ đoạn để mà sống, để mà tồn tại Chính vì vậy, con người đã mất
đi sự vô tư, trong sáng, hồn nhiên. Mất rồi, nên lại phải tìm kiếm, và sự
tìm kiếm đó chỉ có kết quả khi quay lại với chính các bạn đã từng học
với nhau trong nhà trường phổ thông
2. Tình bạn khác giới
• Quan hệ nam nữ khác giới tích cực hóa rõ rệt
• Nhu cầu tình bạn khác giới tăng
• Chúng ta đang sống và làm việc trong môi trường Á Đông, tư tưởng “Nam nữ thụ thụ
bất thân” còn rơi rớt lại ít nhiều. Ngay từ độ tuổi nhi đồng, tuy vô tư với những trò
chơi hay cách ứng xử không phân biệt giới tính. Nhưng cũng đã hình thành nhóm giới
tính riêng rẽ (Con trai chơi với con trai, con gái chơi với con gái, có những trò chơi
dành riêng cho con trai, những trò chơi dành riêng cho con gái). Khi đến tuổi dậy thì,
các bạn có xu hướng để ý người khác giới tuy nhiên, vì những dư luận hay những lời
chọc ghẹo của các bạn và các bạn cũng ý thức được rằng học là trên hết nên kìm nén
và hết sức kìm nén khi đang để ý đến ai và tuyệt đối không đi chơi riêng với bạn
khác giới. Tình bạn khác giới chính vì thế không có môi trường và điều kiện phát
triển.
Hơn thế nữa, phần lớn các bạn gái có xu hướng “tám” “tất tần tật” và dễ dàng sôi
nổi, thoải mái bộc lộ chính mình khi chỉ có các bạn gái với nhau. Các bạn gái chỉ thể
hiện những giao tiếp hướng tới hoạt động chung trong quan hệ giữa những bạn trai.
Chính vì thế nếu có tình bạn khác giới thì thường được “nấp” một cách an toàn trong
nhóm bạn. Có thể đó là nhóm học tập, nhóm vui chơi, nhóm ca hát, nhóm đoàn
đội, hoặc dưới danh nghĩa “kết nghĩa” huynh đệ,
Thông thường, ở độ tuổi này, một bạn nam và một bạn nữ đi chung với nhau và rõ
ràng hơn là đi chơi riêng với nhau thì thường là để tìm hiểu hoặc hẹn hò chứ không
đơn giản là tình bạn đơn thuần. Chính vì thế khi đi một bạn nam, một bạn nữ đi chơi
riêng với nhau, rõ ràng là “tình ngay” nhưng những dòm ngó, dèm pha sẽ khó tránh
khỏi vì như người đời thường nói: “Chúng nó nói thế chứ biết đâu được”. Từ đó dễ
dẫn đến nhiều hệ lụy. Các bạn trở nên rụt rè, hoạt động trong âm thầm, bí mật hoặc
cắt đứt luôn tình bạn khác giới này.
Ngay cả chính những người trong cuộc đôi lúc cũng lẫn lộn giữa tình bạn và tình cảm
trai gái vì trong tình bạn khác giới ấy, ắt hẳn sẽ có lúc một trong hai người bỗng cảm
thấy xao xuyến. Trong giây phút băn khoăn, sững sờ, cùng với suy nghĩ và tính cách
“nửa mùa” của tuổi teen, rất nhiều “cặp” không thể tiếp tục tồn tại được hoặc dẫn
đến hai xu hướng. Một là hiểu sâu sắc và chia sẻ những vui buồn dần dần các bạn
yêu nhau lúc nào không hay. Tình bạn giữa hai người khác giới đã hoàn toàn bị thay
thế bởi tình yêu tuổi học trò. Hai là bạn không dám thay đổi hoặc rất băn khoăn
trong một thời gian dài vì sợ rằng nếu nói đến tình yêu, “đối tượng” sẽ gượng và
không chơi với bạn nữa.
Có một tình bạn khác giới đã khó, nhưng giữ được nó lại càng khó hơn nhiều vì nếu
cả hai chưa đủ lập trường, chín chắn và rõ ràng thì một lúc nào đó có thể đi chệch
hướng. Tuy nhiên nếu vượt qua được những thử thách, tình bạn khác giới sẽ bền chặt
và ý nghĩa hơn. Vì trong tình bạn khác giới, các bạn thường có xu hướng hoàn thiện
mình. Nam thì lịch thiệp, chỉn chu hơn và nữ sẽ tránh được tính so đo, tị nạnh. Đôi
khi một trong hai bạn gặp rắc rối với “người ấy”, cần tư vấn thì không ai tốt hơn
ngoài người bạn khác giới này. Đó cũng là món quà tinh thần luôn hỗ trợ và tiếp
thêm nghị lực cho bạn gái cũng như bạn trai đấy.
Cũng là sự giao lưu tinh thần giữa hai con người nhưng tình bạn khác giới có những
giá trị riêng rất đặc biệt mà đặc tính của những tình bạn khác hay tình yêu đều
không có được. Nó hình thành một cách tự nhiên, không tuân theo những quy tắc
người ta định sẵn. Không ai bảo rằng một già một trẻ không thể kết bạn, rằng người
giàu kẻ nghèo không thể là tri âm thì cũng không thể nói rằng giữa những người
khác giới không thể có tình bạn đẹp. Tuy nhiên để duy trì tình bạn rất khó bởi ranh
giới giữa tình bạn và tình cảm khó nói rất mong manh, bởi những định kiến vẫn còn
tồn tại ở đâu đó. Nếu dễ mềm lòng hoặc không có sự phân biệt rõ ràng thì bạn sẽ dễ
ngộ nhận và từ đó đánh mất tình bạn vốn quý và cao đẹp đó.
Tình bạn khác gì với tình yêu?
Tình bạn là khi cần bạn luôn cố gắng để có mặt bên họ. Tình yêu là khi bạn sẵn
sàng từ bỏ mọi thứ để được bên người ấy.
"Lên cấp 3, là lần đầu tiên mình ngồi cạnh con trai, và cũng là lần đầu tiên mình biết kết thân với
một đối tượng khác giới. Cảm giác mọi thứ thật lạ lẫm, khác hẳn khi chơi với con gái. Cậu ấy rất
hiền, hay cười và thường xuyên giúp đỡ mình trong học tập. Trái ngược hoàn toàn so với đứa
con gái khó tính, tiết kiệm nụ cười và rất lười giao tiếp, là mình.
Ngạc nhiên hơn khi mình không thể hiểu nổi cậu ấy đã hóa phép kiểu gì, mà mua được của mình
nhiều nụ cười đến thế. Các bạn cũ ai cũng ngạc nhiên khi thấy mình cởi mở hơn rất nhiều chỉ sau
một năm không gặp Rồi kỳ nghỉ hè lớp 10 sang 11 cũng đến. Chỉ hơn một tháng không gặp
nhau thôi mà sao mình thấy háo hức muốn gặp lại cậu ấy biết bao - một cảm giác chưa từng có
trước đây. Thậm chí, đôi khi mình còn bực tức vô cớ với mọi người chỉ vì… không thấy cậu ấy
liên lạc gì với mình cả. Vậy là sao, lẽ nào mình đã yêu, và mối tình đầu của mình chính là hắn?
Có cách nào để phân biệt được mình đang thích hay yêu một ai đó thì tốt biết mấy", Phương Lê
(17 tuổi, Linh Đàm, Hà Nội) chia sẻ.
Ảnh minh họa: pictures88
Khác với Lê, Hưng (16 tuổi, Phạm Văn Đồng, Hà Nội) có cô bạn thân từ thủa nối khố. Hồi nhỏ,
hai đứa suốt ngày cãi nhau chí chóe, thậm chí có lần còn dùng bạo lực với nhau. Vậy mà bước
vào ngày khai giảng cấp 3, Hưng thực sự bị sốc khi tới đón cô bạn đi học vì thấy "hắn" thật tinh
khôi trong tà áo dài. Sự bất thường trong trang phục khiến Hưng bối rối không nói được gì, mãi
cho đến khi bị cô bạn gắt lên hỏi "nhìn gì, cho thủng mắt bây giờ", Hưng mới hoàn hồn. Sau sự
vụ ấy, cậu cứ bị ám ảnh mãi bởi tà áo dài - cảm giác bâng khuâng lạ. Nhưng cứ hễ gặp nhau, hai
đứa lại cười nói ríu rít. Hưng tự nhủ, chắc đấy chỉ là có tí "sốc nhẹ" thôi, chứ không phải yêu
đâu
Bạn trai và bạn gái chơi thân với nhau ở tuổi trăng tròn là điều rất đẹp và đáng khích lệ, nó sẽ
giúp cho chúng ta được cân bằng và rèn luyện giới tính mình. Có một thực tế là phần lớn bạn
nam không chơi với các bạn gái, họ sẽ tỏ ra kém ga lăng và không mạnh mẽ bằng những người
kết thân với nhiều phe khác giới. Ngược lại, các bạn nữ không chơi với con trai, cũng thường
thiếu nữ tính hơn, thiếu chăm sóc cho vóc dáng, ngoại hình của mình hơn.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Lại, Giám đốc trung tâm Phát triển kỹ năng xã hộicho biết, có
nhiều cách khác nhau để phân biệt giữa tình bạn và tình yêu. Thông thường, tình bạn khác giới
được thể hiện ở sự quan tâm, chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau một cách vô tư, thuần túy. Trong khi
tình yêu tuổi học trò lại khác, hầu hết những người yêu nhau thích tách riêng ra thành một đôi để
tự chăm sóc cho đối phương. Khi xa nhau, họ sẽ cảm thấy nhớ da diết, mong mỏi được gặp nhau
mỗi ngày. Bên cạnh đó, họ còn có nhu cầu xích lại gần nhau bởi những động chạm cơ thể của đối
phương, như nắm tay, khoác vai, ôm hôn Song, quan trọng nhất vẫn là do sự cảm nhận của mỗi
người và cần có thời gian nhiều hơn nữa để khẳng định tình cảm thực sự của mình là gì.
Bên cạnh đó, bà cũng đưa ra lời khuyên, tuổi học trò nên dừng lại ở mức tình bạn trong sáng,
không nên vượt quá giới hạn để tránh việc khó kìm chế cảm xúc bản thân, dẫn đến những hậu
quả đáng tiếc.
Dưới đây là một số điểm khác biệt thú vị giữa tình bạn và tình yêu được đúc kết qua nhiều thế
hệ, chúng mình cùng tham khảo nhé!
Tình bạn là khi bạn luôn mong muốn những điều tốt nhất đến với bạn bè mình.
Tình yêu là khi bạn đem lại cho người ấy những gì tốt đẹp nhất.
Tình bạn là những lần sánh vai lặng lẽ bên người bạn tin tưởng.
Tình yêu là khi bạn cảm thấy trên thế giới này chỉ còn tồn tại mỗi hai người, bạn và người ấy.
Tình bạn là khi họ nhìn vào đôi mắt bạn, bạn biết họ quan tâm đến bạn nhường nào.
Tình yêu là khi người ấy nhìn vào đôi mắt bạn, ánh mắt ấy sưởi ấm trái tim bạn.
Tình bạn luôn gần gũi mặc dù các bạn có ở xa nhau.
Tình yêu là khi bạn luôn cảm nhận hơi ấm, bàn tay của người ấy dù hai người không bên nhau.
Tình bạn luôn ngự trị trong tâm trí.
Tình yêu luôn ngự trị trong tâm hồn.
Tình bạn là khi cần bạn luôn cố gắng để có mặt bên họ.
Tình yêu là khi bạn sẵn sàng từ bỏ mọi thứ để được bên người ấy.
Tình bạn là nụ cười ấm áp trong mùa đông lạnh giá.
Tình yêu là những cử chỉ, hành động ấm áp đem lại nhiều rung động trong trái tim.
Tình bạn là dành cho tất cả mọi người
Tình yêu là chỉ dành cho riêng một người.
Tình bạn có thể tồn tại mà không cần tình yêu,
Tình yêu không thể sống nếu thiếu tình bạn.
Ứng xử với bạn khác giới của con
Ở tuổi vị thành niên, trẻ rất khó phân biệt sự khác nhau
giữa tình bạn khác giới và tình yêu.
Với những người trưởng thành, các quan hệ cùng giới, khác giới được phân định rõ ràng theo từng mục
đích. Nhưng với con trẻ - những cây non còn đang đâm chồi, nảy lộc thì mọi khái niệm đều rất mơ hồ và
lẫn lộn, nhất là những khái niệm về giới.
Suy nghĩ "cùng kênh" với con
Bước vào tuổi dậy thì, trẻ có nhiều thay đổi và có thêm nhiều mối quan hệ, đặc biệt là các quan
hệ khác giới. Cộng với ảnh hưởng của nội dung các sản phẩm truyền thông, trẻ bắt dầu có những
mong ước khám phá về tình yêu và xa hơn nữa là tình dục.
Ranh giới giữa tình yêu và tình bạn ở giai đoạn này của trẻ rất mong manh, với những hiểu biết non nớt
của mình trẻ không thể phân biệt sự khác nhau giữa một tình bạn khác giới và tình yêu, càng không thể
chọn cách ứng xử phù hợp cho hai loại quan hệ này.
Do vậy, nếu không khéo léo, cha mẹ sẽ rất khó để hiểu, nắm bắt được tâm lý, nhu cầu kết bạn
của con mình, càng khó giúp con tìm ra ranh giới giữa bạn và người yêu. Thông thường, các bậc
cha mẹ thường soi mói: Đứa bạn con ở đâu, con nhà ai, là người như thế nào, bố/mẹ cấm con
chơi bời lung tung Tệ hơn nữa, nếu trẻ có những cú điện thoại dài bí mật, tin nhắn bất thường
hoặc những dòng nhật ký đầy xao xuyến, cha mẹ thường nổi đoá lên quát mắng, thậm chí là
đánh, chửi. Phản ứng này sẽ chỉ làm phức tạp thêm tình hình và ngăn cách thêm sâu mối quan hệ
giữa cha mẹ và con.
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất (Giám đốc Công ty Tư vấn tâm lý An Việt Sơn), trẻ ở
độ tuổi dậy thì thường khó bảo, không còn là trẻ con cũng chưa ra người lớn, rất thích khẳng
định mình và khám phá thế giới của người lớn. Với trẻ, tình cảm đầu đời rất thiêng liêng và
chúng thường giấu kín. Do vậy, cha mẹ nếu biết cũng đừng phơi ra trước mọi người làm tổn
thương đến lòng tự trọng của trẻ. Cách duy nhất để "giữ" con là suy nghĩ "cùng kênh" với trẻ.
Hãy kể cho trẻ nghe những rung động đầu đời của chính mình hay của một người thân nào đó để
tìm sự đồng cảm, chia sẻ, tin tưởng ở con. Nếu con bạn là đối tượng ngoan ngoãn, học giỏi thì
hãy khuyến khích con mời bạn về nhà, tạo điều kiện tiếp xúc, động viên chúng tìm hiểu nhau,
học nhau điều tốt và giúp nhau phấn đấu học hành, qua đó cũng ngầm nhắc chúng về những điều
nên và kông nên trong quan hệ khác giới.
Nếu con bạn trót quan hệ với người bạn không tốt, bạn hãy khéo léo giúp con nhận ra nhược
điểm của bạn bằng cách đưa con tiếp xúc với nhiều mối quan hệ hơn, vừa là để con có cơ hội so
sánh vừa là để con phân tán thời gian, ít có điều kiện gặp gỡ người bạn xấu kia. Ngay cả khi con
bạn đã gặp điều tệ hại nhất bạn cũng không thể mất bình tĩnh, la lối mà hãy giúp con giải quyết
mọi rắc rối, đưa con về quỹ đạo sống thường nhật.
Do hiểu biết chưa nhiều về giới tính, trẻ có những suy nghĩ rất ngây ngô về bạn khác giới, về tình
yêu, tình dục. Cha mẹ hãy giải thích một cách khoa học, cặn kẽ nhưng dí dỏm những thắc mắc
giới tính của con. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên quá mềm mỏng mà trái lại, nên có thái độ
dứt khoát khi xác định cho trẻ đâu là "vùng cấm" chưa được phép bước vào.
Giúp con tìm, chọn và duy trì tình bạn khác giới
"Không ai đi đường một mình" đó là quy luật sống. Cha mẹ cần dựa theo tính cách của con nhằm
giúp con tạo dựng các quan hệ bạn bè. Dưới dây là một số nguyên tắc cơ bản dành cho các
"người trong cuộc".
Với cha mẹ:
Không nên rình, nghe trộm điện thoại, đọc trộm nhật ký của con.
Ngăn cấm con tiếp xúc với bạn khác giới.
Tỏ vẻ ác cảm, nói xấu, chê bai, soi mói bạn khác giới của con.
Với con trai:
Không nên nhìn chằm chằm, chế giễu bạn gái về hình dáng, cách ăn mặc hoặc dáng đi của họ.
Lắng nghe những gì bạn gái nói và tôn trọng ý nguyện của họ.
Không quấy rầy hoặc doạ dẫm bạn gái.
Biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.
Với con gái:
Không được cười cợt, chế giễu bạn trai.
Không nên lạm dụng tiền bạn và quà tặng của bạn trai.
Thẳng thắn với các bạn trai, giúp các bạn ấy hiểu điều mình muốn và không muốn, hãy bày tỏ
quan điểm của mình một cách rõ ràng, dứt khoát.
Hãy kiên định, khi khôngmuốn làm điều gì đó, hãy nói không và kiên quyết thực hiện điều đó.
Biết cám ơn, xin lỗi đúng lúc.
3. Tình yêu học trò
• Biểu hiện phức tạp, không đồng đều
• Dễ tan vỡ, dễ trở thành bi kịch do kinh nghiệm sống không nhiều
Một tà áo dài trắng lướt qua đủ làm ai ngẩn ngơ. Một ánh mắt nhìn đủ làm má ai
ửng đỏ Tình yêu tuổi học trò đẹp, thơ ngây luôn làm xao xuyến các vần thơ và là
đề tài tốn không ít giấy mực của những cô cậu học trò, các bậc phụ huynh và thầy
cô giáo. Đặc biệt trong thời buổi công nghệ giao lưu phát triển như ngày nay, mọi
rào cản, khoảng cách đang trở nên gần lại. Thế nên có nhiều ý kiến trái ngược nhau
về tình yêu của một thời trang vở ép bài thơ - tình yêu tuổi học trò!
Nghĩ đến tình yêu tuổi học trò, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những ảnh hưởng xấu
của nó, đặc biệt là những bậc sinh thành, dạy dỗ chúng ta nên người. Đã có không
biết bao nhiêu cô cậu học trò bị bố mẹ cấm không được nảy sinh tình yêu với các
bạn khác giới. Đã có không biết bao nhiêu teen phải ngồi nhà nghe thuyết giáo khi
cha mẹ phát hiện con mình có những biểu hiện bất thường trong quan hệ bạn bè.
Đặc biệt còn có những teen thê thảm hơn khi bị bố mẹ kiểm soát cả việc kết bạn, đi
chơi, đi học. Nhưng các bậc cha mẹ làm như vậy không phải là vô lí.
Bất cứ vị phụ huynh nào cũng có thể nhận ra nguyên nhân của những lần teen nhà
mình đang học lại tự tủm tỉm cười một mình. Bất cứ bậc sinh thành nào cũng có thể
cáu giận khi nhận bài điểm kém của con em với lời phê gay gắt của thầy cô về việc
học hành sa sút mà nguyên nhân đơn giản là tối qua con đi chơi chưa kịp học bài.
Và còn cáu gắt hơn khi thanh toán tờ hóa đơn điện thoại với một số máy xuất hiện
dày chi chít.
Tệ hơn nữa còn có những teen nông nổi, bồng bột bỏ nhà ra đi vì lí do chẳng giống
ai: “Con đi vì bạn ấy là lí tưởng sống của đời con. Bố mẹ không hiểu con!”. Mới
nghe có vẻ nực cười nhưng chuyện này lại có thật từ chính người đã có hành động
đó kể lại- bạn T trường THPT YV. Sau này, nghĩ lại chính bạn ấy cũng buồn cười và
xấu hổ. Không biết khi nghe chuyện này, teen nhà ta có ai giật mình không?
Chưa hết, trong thời buổi mọi khoảng cách trở nên gần gũi như ngày nay. Một cái
nắm tay, vài ánh nhìn để ý trong giờ học, thư tay chuyền bàn đã trở nên xưa như
trái đất. Các teen nhà ta bây giờ yêu là phải khoác vai, ôm eo, hôn nhau trong lớp
học. Cảnh tượng phản cảm đó xảy ra không hiếm. Chỉ khố những người có ý thức
ngứa mắt phải nhìn; chỉ thương các thầy cô khó chịu không muốn nói.
Không những thế, đã yêu đương nên nhiều teen lại muốn lãng mạng như phim Hàn
Quốc; hết khóc hết mếu lại hoà thuận, khắng khít. Kết quả là cả chàng và nàng đều
học hành sa sút.
Tóm lại, nếu kể về tác hại mà yêu đương tuổi học trò gây ra thì còn dài dài.
Tích cực
Vấn đề nào cũng có nhiều mặt. Tiêu cực có, tích cực cũng có. Một số teen nhà ta vì
yêu mà học hành khá hẳn lên. Hỏi lí do mới biết: vì không muốn kém so với người
yêu. Không những vậy, khi yêu nếu các bạn biết giúp đỡ nhau học tập để cả hai
cùng tiến bộ thì thật tốt!
Khi có một người tri âm tri kỉ, thấu hiểu mình, luôn chia sẻ với bạn những niềm vui,
đặc biệt là nỗi buồn, bạn sẽ thấy thoải mái hơn; và đôi khi người ấy lại đưa ra
những lời khuyên bổ ích để động viên, an ủi bạn. Có một tình yêu tuổi học trò như
vậy thật đẹp và ý nghĩa! Vì vậy việc mà teen chúng mình nên làm không phải là cố
kìm nén tình cảm hoặc dễ dãi với tình cảm ấy mà nên biết tập suy nghĩ chín chắn và
có ý thức để những tình cảm tuổi học trò trở nên tốt đẹp và mang lại nhiều lợi ích!
Tình yêu tuổi học trò, nên hay không?
Tình yêu giờ đã không còn là của riêng những người trưởng thành nữa. Mà ngày nay, ngay cả các em nhỏ cỡ tuổi
học cấp 2, cấp 3 cũng có những câu chuyện tình không kém phần lãng mạn. Xưng hô “vợ”, “chồng”, trao cho nhau
những cử chỉ ngọt ngào như người lớn. Các em nhầm tưởng đó là một tình yêu đích thực
Không ít những bậc phụ huynh có con em trong lứa tuổi cấp 2, cấp 3 đang phải đau đầu với
cái gọi là tình yêu của teen ngày nay. Bố mẹ bộn bề những công việc gia đình, cơ quan, con
cái tự túc học hành, lo cho bản thân mình. Thấy con đi học về muộn, suốt ngày nhắn tin,
gọi điện cho ai đó. Bố mẹ hỏi han tới thì cũng chỉ nhận được những câu gắt gỏng đại loại
như con đang hỏi bài bạn hoặc con đi học thêm chứ đi đâu nữa.… Vô vàn những lí do mà
teen nhà ta nghĩ ra để bao biện cho cái tình yêu bí mật của mình.
Nguyên nhân của hiện tượng “yêu sớm”
Xét về nguyên do của hiện tượng này thì khó có thể có một giải thích cụ thể nào đó. Điều
này còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của mỗi em. Tuy nhiên về cơ bản thì các em
hiện nay bước vào lứa tuổi dậy thì quá sớm. Trung bình hiện nay các em bước vào lứa tuổi
dậy thì sớm hơn 1- 3 năm so với kinh nghiệm “Nữ thập tam, nam thập lục”
Điều kiện vật chất dư thừa, chế độ dinh dưỡng đầy đủ khiến cơ thể các em sớm phổng
phao,phát triển vượt trội về thể chất. Hơn nữa, ngày nay việc tiếp xúc với phim ảnh,
internet cũng khiến các em có những nhận thức sớm về tình yêu, quan hệ nam nữ. Đó cũng
là yếu tố kích thích sự phát triển giới tính sớm hơn của các em.
Thường thì khi con cái đã ở độ tuổi cấp 2, cấp 3, các gia đình cũng cố gắng trang bị điều
kiện về phòng ở, máy vi tính có con. Một mình một thế giới, các cô bé cậu bé mới lớn tha hồ
có cơ hội tìm hiểu những “chuyện người lớn” mà bấy lâu vẫn tò mò.
Với những nguyên do như vậy, chẳng có gì ngạc nhiên nếu các em có những biểu hiện tình
cảm sớm hơn so với tuổi. Điều quan trọng là người lớn nhìn nhận về nó tích cực hơn để có
những biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Cấm hay không cấm?
Rất nhiều ông bố bà mẹ băn khoăn mãi với câu hỏi liệu nên cấm hay không cấm con mình
yêu sớm. Nhưng rút cục dù câu trả lời thế nào đi nữa thì người lớn cũng đều phải công nhận
có cấm cũng không được.
Sau đây là ý kiến của 2 cô giáo trường THCS Lê Ngọc Hân về vấn đề này
(Audio)
Các em trong độ tuổi này thường thì người ta nói là độ tuổi “ẩm ương” chưa lớn hẳn, nhưng
cũng không còn là bé. Những biến đổi nhanh chóng về sinh lí sẽ dẫn tới những xáo trộn về
tâm lí, tình cảm, những ngộ nhận về tình yêu. Nắm bắt được tâm lí các em và tìm được
hướng điều chỉnh đúng đắn là điều cần thiết nhất.
Cấm không phải một giải pháp. Nó chỉ gây ra những mâu thuẫn giữa người lớn với các em.
Càng cấm các em càng tò mò tìm hiểu, tìm mọi cách vượt khỏi rào cản của cha mẹ để đi tìm
“lí tưởng tình yêu”. Không ít em còn bỏ nhà đi, hoặc trốn bố mẹ đi chơi, tranh thủ từng phút
từng giây bên nhau.
Có lẽ hiệu quả nhất là phải “phòng cháy hơn chữa cháy”. Cha mẹ thầy cô cần có sự quan
tâm tới các em khi chúng bước vào giai đoạn mới lớn này. Hỏi han, đồng cảm như một người
bạn sẽ khiến chúng dễ dàng chia sẻ những điều thầm kín với người lớn. Chỉ khi người lớn
hiểu chúng suy nghĩ gì, chúng muốn gì thì mới có thể có những giải pháp cụ thể.
Đồng thời với việc quan tâm, chia sẻ, người lớn cũng nên dành thời gian hướng dẫn các em
về những vấn đề giới tính. Định hướng cho các em thế nào là tình cảm trong sáng, tốt đẹp.
Với các em ở độ tuổi “dở dang” thế này thì việc không tâm lí, thiếu tinh tế trong cách xử lí
của người lớn dễ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
“Tình yêu cũng tựa như một dòng nước. Nếu để bình thường thì nó trôi êm ả. Nhưng nếu
ngăn đập, be bờ nó sẽ thành dòng thác”. Suy ngẫm về điều này mỗi bậc phụ huynh sẽ có
những biện pháp phù hợp với con cái của mình
Những rung động đầu đời của tuổi học trò không phải là hiếm, nhưng đó đơn thuần chỉ là
những rung động thoáng qua chứ không phải là tình yêu như nhiêu bạn đã ngộ nhận. Chính vì
vậy biện pháp tốt nhất để ngăn chặn tình yêu trong học đường là giúp những bạn học sinh
hiểu rõ giá trị đích thực của tình yêu chân chính, phải đặt tình yêu ở đâu và khi nào cho phù
hợp. Chỉ khi những người trong cuọc hiểu rõ những tình cảm kia là tình cảm nhất thời thì mới
có thể ngăn chặn tình yêu tuổi học trò. Cũng có khi tình yêu tuổi học trò lại bắt đầu từ tình
bạn. Dó là một trong những con đường mà không ít bạn học sinh đã chọn khi đến với tình yêu.
Nhưng đó thực ra chỉ là một bước phát triển trong tình bạn mà thôi. Sự bực bội khi thấy người
bạn khác giới của mình thân thiết với người nào đó không phải là sự ghen tuông của tình yêu
mà chỉ là tính ích kỉ trong tình bạn :
Tình yêu vốn dĩ rất nhạy cảm, tình yêu tuổi học trò lai càng nhạy cảm hơn. Tuổi mới lớn luôn
thích nhưng điều mới mẻ và tình yêu chính là một điều mới trong tình cảm
Tình bạn và tình yêu trong học đường tưởng như rất gần giũ nhau, nhưng lại khác nhau hoàn
toàn. Chính vì vậy, mỗi người học sinh cần phải có quan niệm đúng đắn về tình bạn và tình
yêu để có được một sự phát triển lành mạnh, trong sáng về tinh thần. Trong học đường, nếu
tình bạn là mật ngọt để nuôi dưỡng tâm hồn thì tình yêu lại là cốc si rô ngọt ngào đến tê mê
đầu lưỡi nhưng sự ngọt ngào ấy là một vị đắng trong cuốn họng.
Ai cũng bảo yêu ở cái tuổi học đường là cái yêu đua đòi, yêu để chạy theo mốt của thời đại,
yêu để chứng tỏ mình đủ thứ cả và yêu ở cái lứa tuổi này thường làm học hành không tốt,
sa sút tất cả rồi cũng quy về mục đích cuối cùng:"không nên yêu ở tuổi ô mai!". Liệu đó có là
nhận xét đúng không nhỉ? Ta thử khảo sát nhé!
Tình yêu cũng có nhiều loại ví như ảo và thật, do đó cần cảnh giác với cảm xúc và sống với lý
trí. Tính yêu lứa tuổi này không hẳn như nhiều người nghĩ, vì thật ra bất kì điều gì cũng có tính
hai mặt và tất nhiên vấn đề này cũng thế! Yêu là sự cho và nhận, vì vậy đã yêu thì phải cho
và tất nhiên cũng phải nhận để như vậy mọi thứ sẽ cân bằng! Một lần cho là một lần cảm
nhận, và chính cảm nhân như vậy ta mới thấm thía và hiểu nhiều về cuộc sống muôn
màu Trong tình yêu nếu tồn tại lý trí, giả sử "gà bông" của mình học tốt và là gương mặt
điển hình của trường của lớp thì liệu mình có cảm giác gì không?vâng câu trả lời chắc chắn là
có! Do đó động lực mạnh nhất cho ý thức việc học bây giờ là lòng tự tôn, cái "tôi" đầy kiêu
hãnh của chính mình, nó thúc đẩy vì câu"tôi không muốn núp sau bóng ấy!". Vậy bạn thử nghĩ
xem người đó sẽ như thế nào và kết quả ra sao có lẽ bạn cũng biết được phần nào rồi nhỉ? Đôi
khi họ chưa là "gà bông "của nhau dù là đơn phương nhưng nó cũng có sức mạnh lạ thường!
Tuy nhiên song hành với thứ tình yêu như thế này lại là một tình yêu mà có lẽ nhận định lúc
ban đầu là đúng. Có thể nó chỉ thiên về cảm xúc, thứ có sức ngự trị mạnh mẽ hoặc đó là sự
đua đòi, rằng:"ta đẹp ta giỏi ta có bồ!" và vì thế có"gà bông" được xem là cách thể hiện đẳng
cấp, là cách thể hiện mình! Thật là sai lầm khi ai đó nghĩ như vậy nhỉ? Nó có sự ảnh hưởng
tiêu cực đến nhiều khía cạnh cuộc sống: tình yêu không trong sáng dễ dẫn đến nhiều hệ lụy,
về mặt tư tưởng có sự suy đồi ở lứa tuổi này nếu không am hiểu tường tận vấn đề về điểm
dừng và giới hạn của tình yêu các bạn dễ dẫn đến mặt tiêu cực vì đi xa giới hạn Hoặc khi
yêu, 1 số bạn lại như thả tâm trí lơ lửng, lúc nào cũng nghĩ đến họ do đó đầu óc lúc bấy giờ
dường như không còn ô để chứa kiến thức, không đủ sức để vượt qua vấn đề học tập lao vào
yêu như điên cuồng, yêu mà không có đích , yêu mù quáng quên đi những điều tối hữu trong
cuộc sống như: cha mẹ,thầy cô, bạn bè và hơn hết quên đi tương lai_thứ mình từng cố gắng
phấn đấu và cũng là nhẽ sống của bát kì ai! Thứ tình yêu đầy rẫy những dấy bẩn và ngu dốt!
Yêu đúng là không có đích và dường như khiến người ta dễ say và cũng có thể làm người ta
tỉnh! Tuy nhiên mong bất kì bạn trẻ tuổi học trò nên nhớ một điều chúng ta cần biết rõ bản
thân ta cần gì, muốn gì,nên biết rằng tình cảm tuôỉ này chỉ là những tình cảm bông bột chưa
đủ lớn, chỉ thoáng nhẹ và bay nhanh vì vậy hãy để nó biến thành cảm xúc, kỉ nịêm đẹp chứ
đừng để nó biến thành mũi dao đâm xuyên tương lai ta bạn nhé! Và hy vong người lớn, những
bậc đi trước cũng dần có cái nhìn khách quan về thế giới tình cảm phức tạp tuổi học trò này
bởi nó không hoàn toàn xấu như từng nghĩ!
"Đừng vội vã , đừng buông lơi, hãy chặt tay, hãy cố gắng,ban mai lên, tình yêu đến,học hành
chăm, tương lai sáng"
4. Tình cảm đạo đức
• Khâm phục, kính trọng những con người dung cảm, kiên cường
• Coi trọng những giá trị đạo đức, lương tâm
• Tình cảm về trí tuệ, thẩm mĩ: nghệ thuật, khoa học,…