Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

TÌM HIỂU NÔNG NGHIỆP NỘI THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.47 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ CÂY TRỒNG TỔNG HỢP (ICM)
TÌM HIỂU NÔNG NGHIỆP NỘI THỊ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Học viên:Trần Minh Sang
LỚP: CH13CT
I. Giới thiệu quận Thủ Đức
- Quận Thủ Đức nằm ở vị trí cửa ngõ Đông
Bắc TP.HCM, tiếp giáp các vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam như tỉnh Bình Dương,
Đồng Nai gắn kết nhiều cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đầu mối của thành phố và khu vực.
- Diện tích tự nhiên của quận 4776 ha, trong
đó đất nông nghiệp chiếm khoảng 32%, đất
phi nông nghiệp chiếm khoảng 67,99% và đất
chưa sử dụng là 0,01%. Toàn quận gồm có 12
phường với tổng dân số là 458.286 người
(tính đến tháng 12/2010).
II. Chính sách phát triển nông nghiệp đô thị
- Nhà nước ban hành những Quyết định hỗ trợ
sự phát triển của Ngành nông nghiệp như:
Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012
của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và sử
dụng đất trồng lúa.
- Quyết định số 1895/QĐ - TTg ngày
17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ : Về
việc phê duyệt Chương trình phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương
trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến


năm 2020.
- Quyết định số 1062 /QĐ-UBND ngày 06
tháng 02 năm 2013 của Ủy ban nhân dân quận
Thủ Đức về việc phát triển kinh tế năm 2013
và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận
năm 2013.
- Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban
hành Quyết định số 3891/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7
năm 2013 về phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển
làng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013
– 2015, định hướng đến năm 2020; theo Đề án Bảo
tồn và phát triển làng nghề tại thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2013 – 2015, định hướng đến năm
2020.
III. Nhiều thành phần chính quyền tham gia
- Sở quy hoạch kiến trúc
- Sở tài nguyên môi trường
- Sở tài chính
- Sở kế hoạch đầu tư
- Ủy ban nhân dân quận Thủ đức
- Sở GTVT
- Sở xây dựng
- Sở thông tin và truyền thông
- Sở công thương
- Sở y tế
- Sở văn hóa, thể thao du lịch
- Viện nghiên cứu phát triển thành phố.
- Phòng kinh tế quận, huyện
- Hội nông dân và các tổ chức đoàn thể chính trị
từ thành phố đến quận, huyện và Phường, xã,

Thị trấn.
IV. Những quỹ tín dụng để hỗ trợ phát
triển nông nghiệp đô thị
Hội nông dân quận Thủ Đức đã hỗ trợ vốn
cho nông sản xuất, Hội đã trực tiếp giới
thiệu 3 nguồn vốn vay chủ yếu: Quỹ Hỗ trợ
nông dân của quận, Quỹ HTND thành phố
và nguồn vốn vay có hỗ trợ lãi suất vay (theo
Quyết định 36 của UBND thành phố), với
tổng số tiền trên 34 tỷ đồng.
Từ những nguồn vốn trên đã giúp cho nông
dân chuyển một số số loại cây trồng vật nuôi
tại nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Những
kết quả từ nguồn vốn được Hội nông dân
quận Thủ Đức tổ chức buổi tọa đàm ngày
6/6/2013, với nội dung chuyên đề về phát
triển nông nghiệp đô thị giai đoạn 2010-2015.
Hội nghị cũng định hướng phát triển nông
nghiệp theo hướng đô thị giai đoạn 2010-
2015, nên tập trung trồng các loại hoa kiểng
các loại, cá cảnh, vai trò của Hội nông dân
các cấp trong việc định hướng cho bà con
nông dân trong việc tiếp cận với nguồn vốn
vay với lãi suất ưu đãi, ứng dụng khoa học
kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh.
Hội nghị cũng đã nêu lên số liệu trên
địa bàn quận Thủ Đức đến nay đã có 518
hộ nông dân với trên 101,5 ha chuyển
sang trồng cây kiểng các loại và 250 hộ
chăn nuôi theo cơ cấu cây trồng, vật nuôi

theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị.
(Nguồn: Hồng Thúy - Bản tin Thủ Đức)
V.Nâng cao năng lực quản lý cho cá nhân
và cộng đồng
Đào tạo, tập huấn cho cán bộ phụ trách
thuộc lĩnh vực nông nghiệp nắm được
những chủ trương chính sách của Đảng và
pháp luật Nhà nước về nông nghiệp đô thị.
Tập huấn cho cán bộ về kỹ năng tuyên
truyền, vận động nhân dân tham gia vào
những mô hình nông nghiệp đô thị.
VI. Thúc đẩy nông nghiệp đô thị phát
triển bền vững
- Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện
theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển
mạnh công nghiệp và dịch vụ.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội gắn với phát triển các đô thị
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho người dân khó khăn.
- Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ
chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở đô
thị.
- Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển
giao và ứng dụng khoa học, công nghệ,
đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để
hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp
hoá.
- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để
huy động cao các nguồn lực, phát triển

nhanh kinh tế, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của người dân.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản
lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của
các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là Hội
nông dân.
VII. Cơ hội và lợi ích
- Nhờ có những chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà Nước về phát
triển nông nghiệp theo hướng công nghệ
cao.
- Những chính sách vay vốn ưu đãi của
Nhà nước về phát triển nông nghiệp.
- Người dân có truyền thống trồng cây mai,
hoa lan, cây hoa kiểng.
1. Cơ hội
-Vai trò của Hội nông dân và các đoàn
thể chính trị, đã vận động nhân dân tham
gia vào các mô hình, tổ kinh tế hợp tác để
sản xuất theo hướng tập thể.
* Tác động xã hội: Tạo được việc làm cho người lao
động. Giúp cho gia đình tăng thu nhập và thoát nghèo:
Theo thống kê năm 2012 quận Thủ Đức có 38 hộ nghèo
đã vươn lên thoát nghèo, 30 hộ chuyển sang hộ cận
nghèo (thu nhập dưới 16 triệu đồng/người/năm). Ví dụ
như chị Đoàn Thị Hoa (36 tuổi) ở khu phố 4, phường
Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM xây dựng
mô hình trồng rau thủy canh, để hàng tháng thu lãi từ
rau cải khoảng 15 triệu đồng.
2. Lợi ích

* Tác động kinh tế:
- Tạo việc làm ví dụ như anh Nguyễn Thành
Sơn (địa chỉ 10/8A tổ 1 khu phố 8 phường
Linh Đông) một tỷ phú trồng hoa mai tạo công
ăn việc làm cho hơn 30 công nhân
- Thu nhập trên 2 tỷ đồng/năm từ lan ngọc
điểm (lan Đai Châu hay nghinh xuân), anh Lê
Ngọc Bích ở khu phố 1, phường Linh Trung,
quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh đã trở thành
“đại gia”.
* Môi trường sinh thái:
- Tạo khoảng xanh, cải thiện khí hậu: Định
hướng đến:
+ năm 2015: đất công viên cây xanh: 199,20 ha,
chiếm tỷ lệ 4,18% (tương đương 4,33
m2/người)
+ năm 2020: đất công viên cây xanh: 415,50 ha,
chiếm tỷ lệ 8,72% (tương đương 7,55
m2/người)
+ Trồng 4.600 cây tại rạch Đỉa, phường Tam
Phú
VIII. Những tồn tại và rủi ro khi phát
triển nông nghiệp đô thị
- Cản trợ sự phát triển của đô thị vì: Cạnh
tranh diện tích đất rất lớn, không gian và
nguồn lao động.
- Đe dọa sức khỏe cho người dân và công
động khu dân cư vì: Nguy cơ bùng phát
dịch bệnh nhanh, Trực di của thuốc
BVTV, phân bón ảnh hưởng đến nguồn

nước và không khí.
- Tác hại xấu đến môi trường vì lạm
dụng thuốc BVTV, Mất vẻ mỹ quan đô
thị ( nếu trồng và chăn nuôi không theo
quy hoạch).
- Diện tích đất nhiều cho sản xuất
nông nghiệp nhưng sinh lợi lại ít.
VIII. Kết luận và đề nghị
1. Kết luận
- Nhà nước ngày càng có nhiều quy hoạch
vùng sản xuất nông nghiệp tại các quận đô
thị.
- Chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông
nghiệp thích hợp cho người dân tiếp cận với
sự hỗ trợ đó.
- Được sự quan tâm của các đoàn thể chính
trị, đặt biệt là vai trò của Hội nông dân.
- Người dân đã áp dụng những kinh
nghiệm thực tiễn cùng với tiến bộ khoa
học về trong sản xuất.
- Góp phần giảm nghèo và thoát nghèo
cho nguồi dân thành phố.
- Tạo được cảnh quan đô thị thêm
xanh tươi và thoáng mát.
* Đề nghị:
- Nhà nước cần phải có nhiều chính sách để
hỗ trợ nông dân hơn nữa trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp đô thị.
- Phải có quy hoạch cụ thể từng vùng sản
xuất.

- Tạo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp cho
người dân theo hướng ổn định và bền vững.
- Chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ
thuật cho người dân.

×