Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và viết báo cáo về môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.48 MB, 26 trang )

Mục lục
Mục lục Trang 1
Danh mục các từ viết tắt
A. MỞ ĐẦU
Trang 2
Trang 3
I. Đặt vấn đề
1. Thực trạng của vấn đề
Trang 3
Trang 3
2. Ý nghĩa và tác dụng của phương pháp Trang 4
3. Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến Trang 4
II. Phương pháp tiến hành Trang 4
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
2. Các phương pháp tiến hành
Trang 4
Trang 6
B. NỘI DUNG
I. Nhiệm vụ của đề tài
II. Mô tả tính mới của sáng kiến
1. Tính mới của sáng kiến
2. Khả năng áp dụng
3. Lợi ích về kinh tế và xã hội
Trang 6
Trang 6
Trang 7
Trang 7
Trang 18
Trang 18
C. KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo


Phụ lục
Trang 19
Trang 21
Trang 22
Danh mục các từ viết tắt
Giáo viên GV
Học sinh HS
Trung học phổ thông
Ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường
THPT
ÔN
ÔNMT
Môi trường MT
Bảo vệ môi trường BVMT
1
A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề
Chủ đề môi trường (MT) thế giới năm 2012 là “Kinh tế Xanh có vai trò của
Bạn” nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của kinh tế xanh đối với sự phát triển
bền vững, cũng như để xây dựng nền kinh tế xanh cần có sự tham gia của tất cả
mọi quốc gia và mỗi công dân. Năm 2013 là “Think.Eat.Save” (Suy nghĩ trước
khi ăn-Là cách bảo vệ môi trường (BVMT)). “Think.Eat.Save” là một chiến
dịch chống lãng phí thực phẩm, khuyến khích bạn giảm sự lãng phí và phát thải
thực phẩm (hay còn gọi là reduce foodprint). Điều đó cho cho ta thấy MT đang rất
được quan tâm và đã trở thành một vấn đề có tính chất toàn cầu.
MT là một thành tố rất quan trọng cho sự sống và sự phát triển của toàn thể sinh
vật trên Trái Đất, nhưng MT đang ngày càng trở nên ô nhiễm (ÔN) hơn, gây ra
không ít những tác động tiêu cực lớn đối với chúng ta. Việc bảo vệ môi trường

(BVMT) đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi phải có sự thay đổi trong
nhận thức và phải có hành động thiết thực, hiệu quả để BVMT. Hưởng ứng việc
dạy học có tích hợp vấn đề MT trong các môn học, đặc biệt là môn Hóa học ở
trường trung học phổ thông (THPT) của Bộ Giáo dục và đào tạo, và để góp phần
làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành động của thế hệ trẻ trong tương lai, thì
việc giáo dục cho học sinh (HS) hiểu rõ các nguồn gây ÔNMT từ đó có những hiểu
2
biết nhất định về MT và tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống của chúng ta,
giúp hình thành một thế hệ công dân sống thân thiện với MT, biết sử dụng hợp lí,
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên là vấn đề rất quan trọng của giáo dục hiện nay.
Việc các em HS được tìm hiểu khá nhiều môn học liên quan đến MT như sinh học,
vật lí, hóa học…đã góp phần làm phong phú hơn những hiểu biết về MT, tuy nhiên
lí thuyết vẫn chưa có khả năng lôi cuốn các em vào các hành động cụ thể vì vậy
giáo dục về MT luôn phải gắn với tính thực tế, phải mang tính thời sự, phải bám sát
được sự thay đổi hằng ngày như vậy sẽ đem lại hiệu quả rất cao.
Trong thực tế, hiện nay, các em HS đa phần được học và biết rất nhiều thông tin
về MT qua sách vở, các phương tiện truyền thông nhưng việc làm cho các em hiểu
và có hành động thiết thực để góp phần BVMT, theo tôi là phải lôi cuốn được HS
vào các hoạt động thực tế về MT. Tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động thực
tế về MT là một cách giáo dục hiệu quả, để góp phần thay đổi nhận thức và hành
động của chính các em, giúp hình thành một thế hệ công dân sống có trách nhiệm
với MT. Đó là lí do chính để tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm này: “Hướng dẫn
học sinh tìm hiểu và viết báo cáo về vấn đề ô nhiễm môi trường”.
2. Ý nghĩa và tác dụng của việc cho học sinh tìm hiểu và viết báo cáo về vấn
đề ÔNMT
Giáo dục về MT cũng là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay, đó
là giáo dục về nhân cách, về lối sống, về cách ứng xử có trách nhiệm với MT sống
xung quanh.
Giáo dục về MT có thể có nhiều cách làm khác nhau nhưng việc cho các em HS
trực tiếp tìm hiểu và viết báo cáo chuyên đề về MT, không những giúp các em vận

dụng các kiến thức về hóa học, về sinh học, về địa lí, về tin học…vào thực tiễn, mà
còn giúp các em biết được, hiểu được thực tế MT hiện nay, là một cách giáo dục rất
hiệu quả. Đó là một trong những cách thu hút sự quan tâm và tạo ra sự hứng thú
học tập đối với nhiều môn khoa học có liên quan đến MT ở trong trường THPT, tạo
ra một hoạt động bổ ích, thiết thực, có nhiều ý nghĩa, giúp các em HS tránh xa các
tệ nạn xã hội.
Các em được trực tiếp tìm hiểu, được trải nghiệm thực tế để rồi hình thành tình
yêu đối với MT, thể hiện được chính kiến của mình, biết phê phán những việc làm
gây tác hại đến MT và biết động viên khen ngợi những việc tốt, hành động tốt để
làm cho MT trong lành hơn. Qua đó giáo dục về nhân cách, về lối sống có trách
nhiệm đối với MT. Đó là một trong những ý nghĩa lớn lao mà việc làm này sẽ có
tác dụng rất lớn trong việc định hướng cho sự phát triển toàn diện của HS.
3
3. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện và khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, nên tôi chỉ tập
trung nghiên cứu đưa ra cách xây dựng và sử dụng một số biện pháp, để hướng dẫn
HS tìm hiểu và viết báo cáo về MT, ở 1 số xã phía bắc huyện Hoài Nhơn- Bình
Định nơi các em HS đang sống, qua đó các em mở rộng vốn hiểu biết và sự quan
tâm của mình về MT ở phạm vi rộng lớn hơn, thông qua các tài liệu từ sách báo,
internet, phương tiện truyền thông… mà các em có điều kiện tiếp xúc.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc hướng dẫn học sinh
tìm hiểu và viết báo cáo về vấn đề ÔNMT
1.1.Vì sao phải giáo dục về MT cho HS
Vấn đề về MT nói chung và vấn đề về ÔNMT nói riêng không xa lạ đối với
mỗi chúng ta, được đề cập rất nhiều trên các phương tiện truyền thông, trên các
pano, áp phích trên các trục đường, trên các tờ rơi…là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống của mỗi chúng ta, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội ở hiện tại
và trong tương lai. Không phải dĩ nhiên mà nhiều Quốc gia và vùng lãnh thổ lại
đưa ra các tiêu chuẩn về MT một cách nghiêm ngặt, không phải tự nhiên mà tổ

chức y tế thế giới lại đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá ÔN không khí, nước, đất…
đó là các thước đo đảm bảo cho MT sống trong lành, không ảnh hưởng đến con
người và các sinh vật có trong tự nhiên.
MT hiện nay đang biến đổi một cách không ngừng và theo chiều hướng ngày
càng xấu đi, đòi hỏi chúng ta phải chung tay hành động để thay đổi làm cho MT
càng tốt lên. Tuy việc thay đổi đó, không phải dễ dàng có thể làm được. Như chúng
ta đều biết mỗi Quốc gia để đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, đảm bảo
cho sự tồn vong và phát triển của một dân tộc hay một chế độ thì đều phải phát
triển kinh tế nhanh nhưng việc phát triển đó không phải không có những hệ lụy
nhất định, việc phát triển kinh tế quá nóng thường kèm theo sự suy thoái về MT, để
lại những hậu quả rất nặng nề. Vì vậy cần phải có sự định hướng phát triển đúng
đắn, cần hợp tác chung tay góp sức BVMT.
Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ. Thế hệ trẻ của đất nước, là các thế hệ
đang ngồi trên ghế nhà trường, là thế hệ sẽ cầm và lái con tàu đất nước phát triển
trong tương lai, tất cả hi vọng, niềm tin và việc làm của mỗi chúng ta đều vì đất
nước phát triển phồn thịnh, đều được đặt vào thế hệ này. Vì vậy cần phải giáo dục
một cách toàn diện về chân, thiện, mỹ, giáo dục các giá trị của cuộc sống và giáo
dục về MT cũng không được xem nhẹ trong các giá trị đó. Ông cha ta có câu “Trăm
4
hay không bằng tay quen” Vì vậy giáo dục về MT cần phải cho HS trực tiếp tìm
hiểu một cách chủ động và sáng tạo.
1.2. Thực tiễn của việc giáo dục MT hiện nay
Thực hiện theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay
trong trường THPT đã có nhiều môn học tích hợp vấn đề MT vào trong chương
trình giảng dạy, vậy vấn đề là các em HS nhận thức được bao nhiêu trong số các
kiến thức đó và các em có thực sự quan tâm đến MT hay không, có sự chuyển biến
trong nhận thức và hành động hay chưa điều đó đặt ra một dấu hỏi cho các GV,
những người giảng dạy về MT, cho những người làm công tác quản lí và cho
những người thực sự quan tâm đến MT, đến sự phát triển bền vững của đất nước
trong tương lai phải suy nghĩ.

Giáo dục trong trường THPT theo đánh giá của các chuyên gia còn mang nặng
tính lý thuyết, thiếu tính vận dụng, tính thực tế. Đặc biệt thời lượng cho các hoạt
động ngoại khóa chưa thực sự nhiều và giáo dục về MT cũng không nằm ngoài
thực trạng đó. Thực tế qua quá trình giảng dạy, tôi thấy trong mỗi bài học có nội
dung liên quan GV chỉ nêu các hiện tượng ÔNMT, nguyên nhân và cách thức làm
giảm, phòng ngừa các hiện tượng đó với một thời lượng rất hạn chế. Như vậy là
thiếu sự tương tác giữa những người muốn sự thay đổi và những người sẽ thay đổi
MT trong hiện tại và tương lai. Tôi xin lấy một ví dụ nhỏ như sau: ở Nhật Bản
người ta giáo dục về truyền thống đạo Phật của đất nước mình, GV họ làm như sau:
dẫn những học sinh rất nhỏ đến ngôi chùa của đạo Phật cho các em tham quan và
hỏi các em HS ngôi chùa có đẹp không và tất nhiên HS sẽ nói là rất đẹp, GV kết
luận đó là văn hóa của đất nước ta các em phải cố gắng gìn giữ nó. Vậy giáo dục về
MT có cần phải có tính thực tế không, có cần cho học sinh trực tiếp tìm hiểu
không? Theo tôi là có và nên làm ngay từ bây giờ.
2. Phương pháp tiến hành
Trên cơ sở thực tiễn ở nơi tôi tiến hành giảng dạy, tôi đã tiến hành các phương
pháp sau:
Phương pháp thử nghiệm: Sau khi hoàn thành phần ý tưởng, truyền ý tưởng đến
HS cho HS vận dụng. Từ đó lấy kết quả qua các bài viết của các em khi áp dụng
vấn đề đã được giao.
Điều tra từ HS: Lấy ý kiến thăm dò từ nhiều HS thông qua phiếu điều tra, hỏi
trực tiếp để chia thành viên, giao phân công nhiệm vụ phù hợp cho các nhóm, các
lớp khác nhau.
5
Phân tích: Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện các nội
dung liên quan đến vấn đề mà HS tìm hiểu từ đó đề ra các yêu cầu phù hợp với
thực tế và điều kiện của HS.
Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở điều tra, nghiên cứu thử nghiệm, phân tích
từ kết quả thực tế qua đó tổng hợp dẫn đến kết luận chung.
Phương pháp quan sát: Quan sát kết quả đạt được từ việc áp dụng sáng kiến.

Thời gian để hoàn thiện: Trong vòng 2 năm học 2011-2012 và 2012- 2013.
B. NỘI DUNG
I. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Giáo dục về MT là phải làm cho các em thấy hứng thú đối với các vấn đề về
MT, phải làm cho các em chủ động quan tâm đến MT, nhận thức đúng đắn về tác
hại của việc làm ÔNMT, có thái độ đúng đắn, biết thể hiện quan điểm, chính kiến
về các vấn đề MT, có các hành động cụ thể để góp phần BVMT. Thực tế giảng dạy
ở trường THPT tôi thấy HS chưa thực sự quan tâm đến vấn đề MT hoặc mức độ
quan tâm chưa cao và còn mang tính thụ động, đôi khi các em có những hành động
gây ÔNMT mà bản thân các em không nhận thức rõ và coi đó là việc nhỏ nhặt, vô
hại, dần dà trở thành thói quen nếu không được giáo dục tốt thì sẽ hình thành thế hệ
công dân sống vô cảm với MT, xa hơn nữa là sự định hướng sai lệch trong việc
sống thân thiện với MT. Vì vậy cần phải giáo dục cho các em biết được về tầm
quan trọng của MT, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của chính bản thân các
em.
Với sáng kiến kinh nghiệm này cũng nhằm để tìm hiểu, đánh giá sự nhận thức
và sự quan tâm của HS đến MT và cũng để tạo ra sân chơi bổ ích ích cho HS đồng
thời góp phần giáo dục cho HS ý thức BVMT.
II. MÔ TẢ TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN
1. Tính mới của sáng kiến
- Với đề tài này đã xây dựng cách thức để HS biết cách trình bày một vấn đề khoa
học được tìm hiểu.
- Đề tài giúp phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, HS được tự tìm hiểu, tự trình
bày và được nêu quan điểm về vấn đề nghiên cứu, vấn đề được thảo luận có tính
thực tế, gần gũi với cuộc sống và có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, đó là
vấn đề MT.
- Lồng gép được hoạt động dạy và học với các hoạt động ngoại khóa.
Trên cơ sơ thực tiễn ở trường THPT Tam Quan tôi đã áp dụng các cách làm có
tính thực tế phù hợp với năng lực, trình độ nhận thức, thời gian và điều kiện của
thực tiễn đặt ra cụ thể như sau:

6
1.1. Đối với GV
Để thực hiện các yêu cầu đặt ra cũng như hướng tới mục đích của sáng kiến
kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành các bước như sau:
- Giáo dục cho HS biết được tầm quan trọng của BVMT sống qua các bài giảng
trên lớp.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các nguồn gây ÔNMT có thể có ở địa phương, trên ba
mảng lớn + ÔNMT nước.
+ ÔNMT đất.
+ ÔNMT không khí.
- Chia nhóm học sinh trong một lớp theo đơn vị tổ hoặc để cho HS tự thành lập tổ,
mỗi tổ có từ 8- 13 thành viên, tùy theo số lượng HS trong một lớp.
- Hướng dẫn HS cách tìm hiểu thông tin về MT từ internet, sách báo.
- Hướng dẫn HS cách viết và trình bày bản báo cáo về vấn đề ÔNMT với bố cục
như sau:
- Tổ chức đánh giá, nhận xét về các bài viết của HS.
Nội dung và bố cục từng trang được minh họa như sau:
Trang thứ 1 (Trang bìa): HS thiết kế và đánh máy vi tính với nội dung như sau:
7
Viết trên khổ giấy A4 hoặc đánh máy từ 15 trang trở lên
Trang bìa
Trang mục lục
Trang ghi các thành viên của nhóm
Lời mở đầu
Nội dung
Ý kiến của các thành viên
Kết luận chung

Sở giáo dục đào tạo Bình Định
Trường THPT Tam Quan

***
CHUYÊN ĐỀ: TÌM HIỂU VỀ VẤN
ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Nhóm … lớp …




Năm Học :
Trang thứ 2: Nhóm thực hiện chuyên đề (ghi rõ tên nhóm, lớp, họ và tên các thành
viên của nhóm) ví dụ:
8
Lớp 11A2
Tên các thành viên
1. Lê Văn Trung
2. Trần Văn Toàn
3. Trần Thị Thanh
4. Nguyễn Văn Tiến
5. Đào Duy Mạnh
6. Trần Công Hậu
7. Nguyễn Văn Minh
8. Trần Thị Đào
9. Phan Thị Bích Trinh
10. Nguyễn Tú Trinh
Trang thứ 3: HS ghi mục lục của chuyên đề (HS ghi các tiêu đề nội dung chính
của bài viết và số thứ tự của nó).
9
Ví dụ:
Lời mở đầu Trang 1
Tác nhân gây ÔNMT nước Trang 2

Tác nhân gây ÔNMT đất Trang 3
Tác nhân gây ÔNMT không khí Trang 4

Trang thứ 4: HS ghi lời mở đầu (giới thiệu về chuyên đề của nhóm mình thực
hiện).
Ví dụ: trích từ Nhóm 4 - lớp 11A2

Chúng ta đã từng nghe nói nhiều về kinh tế xanh, phát triển kinh tế phải đi đôi
với BVMT. Vậy MT là gì ? Nó quan trọng với chúng ta như thế nào?
“MT là khoảng không gian bao quanh trái đất có mối quan hệ trực tiếp đến sự
tồn tại và phát triển của xã hội loài người” [sách giáo khoa Địa lí 10- trang 159],
MT rất quan trọng đối với chúng ta. Con người muốn tồn tại và phát triển được cần
có những điều kiện thích hợp ví dụ như: được sống trong một MT trong sạch, được
sử dụng các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được nghỉ ngơi thư giãn
sau những giờ làm việc Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa
tin về thực phẩm bẩn, về rau quả có dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép làm
cho chúng ta rất lo lắng cho sức khỏe trong mỗi bữa ăn, khi đã đảm bảo được bữa
ăn an toàn thì lại có một nỗi lo khác là nỗi lo về nước uống, nỗi lo về không khí
ÔN, đó là nỗi lo chung về MT sống.
Vấn đề ÔNMT đang vô cùng cấp bách trong xã hội chúng ta, không chỉ có ở các
thành phố lớn mà hiện nay với sự phát triển kinh tế nông thôn, sự gia tăng dân số
và nhu cầu của xã hội cũng đang làm cho bộ mặt nông thôn cũng dần thay đổi. Sự
phát triển về cơ sở hạ tầng, dịch vụ cộng với đó là nhu cầu sử dụng đồ dùng sinh
hoạt của người dân cũng tăng lên đáng kể đã tạo ra nhiều rác thải trong sinh hoạt
cũng như trong hoạt động sản xuất. Việc xử lí các chất thải này không phải dễ
dàng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi mà điều kiện còn nhiều hạn chế.
Ở Tam Quan và khu vực lân cận, cũng đã có không ít các cơ sở sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hộ gia đình sản xuất các ngành nghề thủ công, nuôi
trồng và đánh bắt thủy hải sản, hàng năm giải quyết khá nhiều công ăn việc làm,
tạo ra nguồn thu nhập cho người dân, chính quyền địa phương đã và đang góp phần

làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra không ít các hệ lụy
xấu trong đó có việc gây ÔNMT, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và đảo lộn cuộc sống
của người dân. Không chỉ vậy, mà bản thân một số người dân vì ý thức BVMT
chưa cao cũng đang làm cho MT nơi mình sinh sống ngày càng trở nên ÔN hơn.
10
Thực trạng của các vấn đề nêu trên hiện nay ra sao và các biện pháp khắc phục,
phòng ngừa như thế nào được chúng em nhìn nhận và đánh giá trình bày trong
chuyên đề “ Tìm hiểu và viết báo cáo về vấn đề ÔNMT ”.
Trang tiếp theo: HS trình bày thực trạng vấn đề ÔN hiện nay ở địa phương
( Từ những thực tế ở địa phương các em trình bày trên 3 mảng )
+ ÔNMT đất.
+ ÔNMT nước.
+ ÔNMT không khí.
Ví dụ: trích từ Nhóm 3- lớp 11A2
“ÔNMT đất: Đất có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của người dân,
phần lớn đất ở nông thôn chủ yếu được dùng vào việc trồng trọt và chăn nuôi.
ÔNMT đất xảy ra khá phổ biến ở nông thôn hiện nay. Người dân đa số còn chôn
lấp các chất thải khó phân hủy, như túi nilon, bao bì nhựa, vỏ lon bia, các chai
rượu, các túi đựng hóa chất bảo vệ thực vật gần nơi mình sinh sống. Các chất này
thời gian phân hủy rất lâu, có khi làm nhiễm độc nguồn nước ngầm chảy trong lòng
đất.
Ví dụ: ở thị trấn Tam Quan, sau mỗi vụ làm đất cấy lúa, chúng em thường thấy
các chai, lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật được vứt hai bên bờ ruộng đó là nguồn ÔN
lâu dài nguồn nước và đất nếu không có biện pháp thu gom và xử lí đúng cách.
Hình ảnh minh họa: Phụ lục 2.
ÔNMT nước: Nước rất quan trọng cho sự sống trên trái đất. ¾ bề mặt trái đất là
nước nhưng lượng nước ngọt trong số đó chỉ chiếm một phần nhỏ. Theo ước tính,
tổng lượng nước trên trái đất vào khoảng 1.386 triệu km3, tuy nhiên trên 96% số đó
là nước mặn. Trong số hơn 3% nước ngọt còn lại, 68% lại tồn tại dạng băng và
sông băng; 30% là nước ngầm. Nguồn nước mặt như nước trong các sông hồ, chỉ

chiếm khoảng 0.0067%. Đây là những nguồn nước chủ yếu mà con người sử dụng
hàng ngày. Vấn đề sử dụng nước ngọt đang là vấn đề toàn cầu không chỉ riêng ở
Việt Nam. Hiện nay nguồn nước ngọt đang ngày càng khan hiếm, cùng với đó là
việc thải chất thải chưa qua xử lí đang làm cho nguồn nước ngầm, nước sông hồ
càng ÔN trầm trọng hơn.
Trong số các nguyên nhân làm ÔN nguồn nước có các nguyên nhân cơ bản sau
sau:
Việc thải các chất thải ở các khu công nghiệp và xưởng thủ công, cơ sở sản xuất
không qua xử lí thải xuống đất, thải xuống sông hồ, cửa biển.
Ví dụ: Xưởng gỗ ở khối 8 Thị trấn Tam Quan thải ra rất nhiều nước có chứa
hóa chất độc hại, không qua xử lí trực tiếp ra khu vực đất trống ở phía sau nhà máy.
Hình ảnh minh họa: Phụ lục 3.
Các cơ sở sản xuất tinh bột mì ở xã Hoài Hảo thường xuyên thải nước thải của
quá trình sản xuất trực tiếp ra khu vực đất xung quanh đó, gây ra ÔN nguồn nước
11
trầm trọng, gây ra mùi rất thối, ảnh hưởng rất lớn đến khu vực dân cư xung quanh.
Các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản với việc sử dụng rất nhiều các thức ăn công
nghiệp cũng đang làm nguồn nước chảy qua khu vực xã Tam Quan Bắc rất đục và
thường có rất nhiều bọt có mùi khó chịu. Việc các hộ dân thường xuyên vứt xác
động vật chết như lợn, gà vịt xuống sông cũng gây ÔNMT, tiềm ẩn phát sinh rất
nhiều căn bệnh khó kiểm soát.
Hình ảnh minh họa: Phụ lục 4.
Người dân đang có một thói quen xấu đó là vứt rác thải sinh hoạt, túi nilon, đồ
nhựa, quần áo và các vật dụng khó phân hủy xuống các dòng sông, dòng kênh đó là
một trong những nguyên nhân làm tắc nghẽn dòng chảy của các con sông này, gây
ứ động nước. Các chất này là những chất rất khó phân hủy chúng tồn tại trong MT
nước rất lâu, theo thời gian tạo ra một lượng chất thải khổng lồ và điều đó rất nguy
hiểm cho sự sống, phát triển của các loài sinh vật sống trong nước, đó cũng là nơi
phát sinh các mầm bệnh về tiêu chảy, sốt xuất huyết…rất nguy hiểm cho con
người.

Hình ảnh minh họa: Phụ lục 5
ÔNMT không khí: Không khí rất quan trọng đối với chúng ta, một MT trong
sạch đòi hỏi một bầu không khí không bị ÔN. Song hiện tại do sự phát triển của cơ
sở hạ tầng giao thông, với nhiều tuyến đường lớn chạy qua, với các nhà máy đóng
trên địa bàn đang làm cho không khí trở nên ÔN hơn.
Ví dụ: Nhà máy gỗ ở khối 8, thị trấn Tam Quan thường xuyên đốt và thải ra một
lượng rất lớn khí độc, những khi có gió khí đó theo chiều gió bay thẳng vào các hộ
gia đình sống trong khu vực xung quanh nhà máy, gây đảo lộn cuộc sống và về lâu
dài ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Hình ảnh minh họa: Phụ lục 6.
Đối với các hộ dân sống trên tuyến đường có mật độ phương tiện giao thông
cao thì bụi trở thành vấn đề nhức nhối, nan giải không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt
hằng ngày mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tuyến giao thông quốc lộ 1A chạy qua địa bàn khối 7, 3, 1 thị trấn Tam Quan
và các xã Hoài Thanh Tây, Hoài Hảo có mật độ phương tiện tham gia giao thông
rất lớn, các phương tiện này đang thải ra rất nhiều khí độc hại và kéo theo đó là vấn
đề về bụi đã làm cho người dân sống hai bên ven đường bị ảnh hưởng rất nhiều.
Việc các hộ gia đình chăn nuôi không xây dựng hệ thống xử lí chất thải động
vật, gây ra các mùi hôi thối đang rất phổ biến hầu hết trong khu vực nông thôn
Việt Nam nói chung và khu vực địa bàn chúng em đang sống nói riêng. Việc đốt
các chất thải trong các hộ gia đình cũng làm ÔNMT không khí, đặc biệt việc đốt
12
túi nilon đang rất phổ biến, thải ra rất nhiều khí độc ảnh hưởng tới sức khỏe chúng
ta là các ví dụ sinh động về thực tế ÔNMT hiện nay. ”
Hình ảnh minh họa: Phụ lục 7.
Trang thứ 6: HS trình bày biện pháp góp phần BVMT (Đưa ra biện pháp
phòng ngừa, khắc phục vấn đề ÔNMT)
Ví dụ: trích từ Nhóm 1- lớp 11A3.
“Qua những phân tích trên đã chỉ ra rằng việc gây ÔNMT đất thường kéo theo
ÔNMT nước, đặc biệt là nguồn nước ngầm, do vậy để tránh việc gây ÔNMT nước

cần loại trừ các nguồn ÔN đã được đề cập trên. Có những biện pháp đã được áp
dụng rất hiệu quả ở nhiều địa phương trong cả nước và được các phương tiện
truyền thông đưa tin. Trên cơ sở thực tế ở địa phương, chúng em xin đề xuất các
biện pháp có thể áp dụng như sau:
Đối với nguồn rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình cần xử lí đúng cách, hợp
vệ sinh, để làm được điều đó cần phân loại tại nguồn.
- Rác có nguồn gốc hữu cơ dễ phân hủy như các loại hoa quả, rau, lá,…
- Rác có nguồn gốc hữu cơ khó phân hủy nhưng có thể tái chế như các vật dụng
bằng nhựa: chai nhựa, lon nhựa, rổ giá nhựa, bao bì…
- Rác thải có nguồn gốc vô cơ có thể tái chế như các loại vật dụng bằng kim loại:
vỏ lon bia, song, nồi nhôm, xe đạp hỏng…Vật dụng làm từ thủy tinh: bóng đèn,
chai thủy tinh….
- Rác thải có nguồn gốc vô cơ khó phân hủy như: các loại xỉ xây dựng…
Sau khi đã phân loại cần xử lí rác theo các hướng khác nhau. Đối với rác thải
hữu cơ dễ phân hủy có thể ủ, chôn lấp hoặc làm phân bón hữu cơ. Đối với rác thải
có nguồn gốc hữu cơ khó phân hủy và rác thải vô cơ có thể tái chế thì cần thu gom
và bán cho các cơ sở tái chế.
Ví dụ: ở Khối 6, thị trấn Tam Quan có cơ sở chuyên thu mua các vật dụng bằng
kim loại, các loại bao bì giấy và chuyển vào các nhà máy ở thành phố Hồ Chí
Minh.
Đối với rác thải có nguồn gốc vô cơ khó phân hủy: các loại chất thải xây dựng
như xỉ…thì biến đổi mục đích sử dụng hoặc tái sử dụng.
Ví dụ: Xỉ xây dựng có thể dùng để lát đường, chai thủy tinh sau khi thu gom
được xử lí và tái sử dụng.
Đối với chất thải chăn nuôi: Đây là nguồn phân hữu cơ có thể tận dụng trong
sản xuất nông nghiệp và hầu hết đều được sử dụng vào mục đích đó. Nhưng cần
xây dựng công trình chứa chất thải hợp vệ sinh, chất thải phải được chứa đựng
trong các hố làm bằng bê tông, hoặc các vật liệu không thấm nước như nhựa hoặc
vật liệu tổng hợp…và phải có nắp đậy, phải xa khu vực sinh sống của con người để
tránh ÔN không khí và ÔN nước ngầm. Có thể xây dựng các hầm bioga để tận

dụng nguồn khí vào mục đích cung cấp khí đốt.
13
Đối với các cơ sở sản xuất thủ công: Cần đưa các cơ sở sản xuất này ra khỏi khu
dân cư tập trung, di chuyển vào các cụm công nghiệp, nơi có các hệ thống xử lí
chất thải đạt tiêu chuẩn. Đối với các nhà máy: Cần phải được đầu tư các hệ thống
xử lí chất thải đúng quy trình và đạt tiêu chuẩn.
Để giảm bớt ÔN không khí cần trồng nhiều cây xanh ở ven các con đường, vừa
tạo ra bầu không khí trong lành, vừa tạo được cảnh quan đẹp cho nơi mình sống.
Viêc sử dụng hợp lí, tiết kiệm các sản phẩm tiêu dùng, sử dụng tiết kiệm điện năng,
năng lượng…cũng góp phần vào BVMT sống của chúng ta. Các biện pháp xử lí
ÔN sẽ là không hiệu quả nếu ý thức của người dân không được nâng cao, vì vậy
điều quan trọng là cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết cho mỗi
người dân, để việc tham gia BVMT trở thành một việc làm tự giác, chủ động và
thường xuyên.
Hiện nay người dân được tiếp xúc nhiều với các thông tin về BVMT, qua các
phương tiện thông tin đại chúng nhưng hầu như các thông tin đó đi vào được đời
sống thực tế rất hạn chế, vì vậy theo chúng em mỗi HS nên là một tuyên truyền
viên, tuyên tuyền cho chính gia đình của mình và hàng xóm xung quanh. Cũng nên
chăng mỗi địa phương, mỗi năm nên tổ chức các cuộc diễu hành vì MT, để tuyên
truyền về BVMT và nên có các hoạt động cụ thể như tổ chức các tổ tự quản, tổ vệ
sinh MT ở khu vực thôn xóm, đường phố”.
Trang tiếp theo: HS trình bày phần mở rộng vấn đề về ÔNMT và các biện pháp
đã được áp dụng để phòng ngừa và xử lí ÔNMT trong thực tế ở Việt Nam và trên
thế giới.
Ví dụ: trích từ lớp Nhóm 2 – lớp 11A2.
“ Vấn đề MT không chỉ bó hẹp ở một không gian địa điểm cụ thể nào, mà đang là
vấn đề toàn cầu. Hiện nay trên thế giới các nước tiên tiến đang rất quan tâm tới vấn
đề MT. Ở nhiều Quốc gia trong liên minh Châu Âu họ đặt ra tiêu chuẩn khí thải
cho các loại xe, các loại động cơ có tiêu thụ năng lượng…họ rất quan tâm và có
những đầu tư rất lớn cho MT. Còn ở nước ta thì sao? Một đất nước đang trong quá

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông- lâm- ngư
nghiệp để đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020,
một đất nước không có nền tảng về khoa học kĩ thuật tốt như các nước phát triển,
nên chúng ta không có nhiều sự lựa chọn. Sự phát triển công nghiệp có tác dụng rất
lớn đối với nền kinh tế nói chung nhưng bên cạnh đó cũng đã để lại không ít tác
động đến MT. Việc các nhà máy công nghiệp xả thải chưa qua xử lí không phải là
không có. Ví dụ như vụ xả thải trên sông Thị Vải – Đồng Nai của công ty VeDan
Việt Nam vào năm 2008, vụ xả thải trên kênh Tham Lương – Thành phố Hồ Chí
14
Minh của công ty dệt Thái Tuấn…là các vụ việc điển hình đã làm ÔNMT đất và
nước trầm trọng mà việc khắc phục hậu rất khó khăn và lâu dài, đòi hỏi phải có
nguồn kinh phí lớn.
Nước ta có đường bờ biển dài, lại nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, mỗi
năm đều phải gánh chịu nhiều thiên tai như bão, lũ lụt xảy ra triền miên đặc biệt là
ở Miền Trung và rất nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, lốc tố, hạn
hán…vì vậy vấn đề phát triển bền vững lại được quan tâm hàng đầu.
Đứng trước những thách thức đó Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định đường
lối phát triển kinh tế đúng đắn: phát triển kinh tế phải theo hướng bền vững, phát
triển kinh tế phải đi đôi với việc BVMT, kêu gọi đầu tư nước ngoài nhưng không
bằng mọi giá, mời gọi đầu tư nhưng phải lựa chọn công nghệ tiên tiến, thân thiện
với MT, để góp phần sự phát triển hưng thịnh của đất nước trong tương lai. Hy
vọng với những chủ trương, chính sách đúng đắn đó sẽ đưa đất nước ta ngày một
giàu mạnh và văn minh hơn.”
Trang tiếp theo: Kết luận chung (HS trình bày ý nghĩa của việc BVMT)
Ví dụ: trích từ Nhóm 3- lớp 11A3.
“ MT có tầm quan trọng đối sự sống và phát triển của con người. BVMT không
chỉ là trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành hay một tổ chức nào, mà còn là trách
nhiệm của mỗi người dân. BVMT phải xuất phát từ hành động cụ thể, việc làm
thiết thực.
Đối với chúng em đang ở lứa tuổi cắp sách tới trường, được tiếp thu các kiến

thức khoa học và có những hiểu biết về tự nhiên và xã hội nhất định, được sống
trong MT trong lành nhưng không vì thế mà không quan tâm đến MT. Có thể ở
hiện tại MT không bị ÔN nhưng không có nghĩa là trong tương lai nó không bị ÔN.
Vì vậy việc gìn giữ và BVMT bằng các hành động cụ thể là đang góp phần cho
tương lai tốt đẹp hơn”.
Trang tiếp theo: Ý kiến của từng cá nhân trong nhóm (Các thành viên của
nhóm trình bày những suy nghĩ, ý kiến của mình, mỗi ý kiến sẽ mang thông điệp
nhắn gửi tới mọi người về MT).
Ví dụ: trích từ Nhóm 1- lớp 11A3.

Ngọc Cường: Nói vấn đề ÔNMT có thể xa xôi nhưng nó đã hiện diện ngay trước
mắt của em. Nhà em đang phải sống chung với mùi hôi thối bốc lên từ xưởng chế
biến tinh bột mì của nhà hàng xóm. Mỗi ngày đặc biệt là khi trời mưa, thì mùi hôi
đó bốc lên càng nồng nặc, đã gây ra không ít phiền toái cho gia đình em. Thiết nghĩ
nếu mỗi người dân có ý thức hơn trong vấn đề BVMT thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
15
BVMT phải có sự chung tay của cả cộng đồng, tất cả phải thực hiện từ việc nhỏ
nhất.
Qua việc tham gia cùng các bạn tìm hiểu và viết chuyên đề này đã giúp em hiểu
và biết được nhiều điều về những việc mình nên làm, phải làm và không nên làm,
để góp phần nhỏ vào việc BVMT, đó là sử dụng tiết kiệm, hợp lí các vật dụng phục
vụ học tập như sách vở, bút…sử dụng tiết kiệm điện, nước và tích cực tham gia vào
các phong trào BVMT trong gia đình, ở trường học cũng như ở địa phương.
Doãn Tân: Chúng ta đang sống trong một thế giới mà vấn đề MT đang rất được
quan tâm. Nếu MT bị ÔN sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới
cuộc sống của mỗi chúng ta. Vì vậy việc BVMT là điều tất yếu phải làm, phải bằng
các hành động cụ thể để góp phần BVMT. Em thiết nghĩ nhà trường nên tổ chức
các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu và tổ chức các hoạt động dọn vệ sinh nơi công
cộng để giáo dục về MT thật hiểu quả hơn.
Hầu hết các bạn HS đều có ý thức rất tốt nhưng bên cạnh đó cũng có một số bạn

HS chưa có thức tốt trong việc BVMT, vẫn còn thờ ơ với những việc mình làm
như: thường xuyên vứt rác bừa bãi, không có ý thức bảo vệ cây xanh…đó là các
hành động chưa tốt cần phải thay đổi để có những công dân biết quý trọng và nâng
niu bà mẹ MT ”
1.2. Đối với học sinh
- Thảo luận và bầu nhóm trưởng của nhóm mình.
- Phân chia công việc cụ thể trong từng thành viên.
-Tổ chức thảo luận các nội dung trong báo cáo.
- Hoàn thành báo cáo.
- Nộp báo cáo.
2. Khả năng áp dụng
Để phù hợp với sự nhận thức và cân đối với thời gian học tập của các em HS, tôi
đã chọn khối 11 thực hiện tìm hiểu và viết chuyên đề báo cáo về vấn đề ÔNMT.
Để kiểm nghiệm tính đúng đắn khoa học, tính khả thi của những biện pháp đang
nghiên cứu và trình bày trong sáng kiến, tôi đã tiến hành khảo sát và lấy ý kiến của
toàn khối 11 năm học 2012-2013, thực nghiệm đối với các khối lớp 11 (11A4,
11A5, 11A6) năm học 2011- 2012 và (11A2, 11A3) năm học 2012-2013 do tôi trực
tiếp giảng dạy.
Việc áp dụng cho đối tượng HS phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
trường, phù hợp với thời gian của HS, không làm ảnh hưởng đến việc học cũng như
các hoạt động trong nhà trường mà các em tham gia. Đối với sáng kiến kinh
nghiệm này, theo tôi có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp, trong đơn vị trường
THPT.
16
3. Lợi ích về kinh tế xã hội
Trong quá trình áp dụng đối với HS ở khối 11 hai năm qua. Qua việc cho HS tìm
hiểu về vấn đề ÔNMT, tôi thấy đã có sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và
hành động của các em về MT, cụ thể như sau:
Thứ nhất: HS đã có sự chuyển biến trong ý thức BVMT bắt đầu từ nhận thức,
các em đã biết về vấn đề ÔNMT, các nguyên nhân trực tiếp, cũng như gián tiếp

gây ÔNMT trong cuộc sống hằng ngày.
Từ việc nhận thức được nguyên nhân gây nên hiện tượng ÔNMT, đã làm thay
đổi bản thân các em rõ rệt, các em đã tham gia các hoạt động góp phần vào BVMT,
không xâm hại đến MT. Có những việc làm cụ thể, thể hiện sự quan tâm đến MT
như tích cực tham gia các hoạt động về BVMT ở địa phương như: trồng cây, làm
vệ sinh ở các khu vực công cộng một cách tự giác. Các em đã có ý thức hơn trong
việc sử dụng các dụng cụ đồ dùng phục vụ học tập, không vứt rác bừa bãi, biết tiết
kiệm điện năng
Dẫn chứng qua việc khảo sát mức độ quan tâm của học sinh đối với vấn đề
ÔNMT: Phụ lục 8 và phụ lục 9.
Thứ hai: Trong quá trình hướng dẫn và quan sát HS tiến hành làm báo cáo, chấm
các bài viết của các em, tôi thấy tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao
rất cao, các cá nhân đã biết phân công nhiệm vụ, chia sẻ, thảo luận và thống nhất ý
kiến, tạo nên một hoạt động lôi cuốn và bổ ích. Tuy bài viết của các em chưa thật
sự sâu sắc, nhưng các em cũng đã dám khẳng định được suy nghĩ, quan điểm và
chính kiến về những vấn đề MT còn tồn tại trong cuộc sống hằng ngày. Đó là một
sự thành công lớn trong việc giáo dục ý thức BVMT.
Từ những chuyển biến đó, tôi cũng nhận thấy rằng cần phải giáo dục về MT cho
mọi người dân, đặc biệt là các em HS, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, để sau
này hình thành nên con người biết quý trọng MT, sống có trách nhiệm với MT.
Thứ ba: Việc các em tham gia viết báo cáo, đã giúp các em vận dụng những hiểu
biết từ các môn học như sinh học, địa lí, hóa học, tin học vào thực tế, qua đó rèn
luyện kĩ năng thực hành, vận dụng các kiến thức vào cuộc sống, giúp các em thấy
được các kiến thức đó có liên quan đến thực tế, giúp bổ trợ cho việc học trên lớp,
trên trường và hơn hết tạo sự đam mê đối với các môn học nói riêng và tình yêu
đối với khoa học nói chung.
Qua việc đọc và nhận xét về các bài viết của HS mà tôi đã nhận ra được khá
nhiều điều trong quá trình giảng dạy về kiến thức, đạo đức và lối sống cho các em.
Về bản thân tôi là một GV dạy Hóa học, cần phải trau dồi kiến thức, tích cực tìm
hiểu thông tin về MT, để đưa ra các phương pháp dạy học Hóa học hay, dạy Hóa

17
không chỉ có các kiến thức trong sách giáo khoa mà phải vận dụng, lồng gép các
vấn đề về MT một cách linh hoạt và có thật nhiều ví dụ thực tế sinh động về MT,
phải liên hệ đến các vấn đề của Hóa học đối với thực tế cuộc sống, phân tích đưa ra
các định hướng trong việc hình thành nhân cách, lối sống thân thiện với MT nói
riêng và các vấn đề trong xã hội nói chung.
C. KẾT LUẬN
Để có thể áp dụng được thành công sáng kiến kinh nghiệm này, cần có sự đồng
tình ủng hộ của các GV giảng dạy, của lãnh đạo nhà trường và sự tạo điều kiện về
mặt thời gian, về tinh thần và vật chất của các quý vị phụ huynh HS. Với HS cần có
những kiến thức cơ bản về MT, cần có hiểu biết về kiến thức khoa học nhất định,
có sự hiểu biết về địa bàn sinh sống và điều quan trọng là cần có sự hứng thú và sự
nhiệt tình.
Với sự quan tâm và đầu tư đúng mức của GV và HS thì không những việc giáo
dục về MT có kết quả tốt, mà sẽ là một trong những hạt mầm cho việc HS tham gia
vào quá trình nghiên cứu khoa học như nội dung kế hoạch của Sở giáo dục đang
triển khai. Để làm được điều này cần phải có sự phối hợp giữa các GV trong một
nhóm, trong một tổ hoặc trong cả Hội đồng nhà trường.
Từ những định hướng trên và kết quả đạt được tôi xin có một số đề xuất kiến
nghị sau:
- Đối với GV: Cần tích hợp việc giáo dục MT vào các bài dạy phù hợp, một
cách thường xuyên có tính hệ thống, nên khuyến khích HS tham gia phát biểu xây
dựng bài, nói lên những suy nghĩ của các em trong việc BVMT trong các bài học
có liên quan nhiều hơn nữa. Bản thân GV cũng phải có các hành động thực tế, cụ
thể thể hiện sự quan tâm, có trách nhiệm đối với các vấn đề về MT.
- Đối với các cấp quản lý giáo dục:
+ Với sáng kiến kinh nghiệm này nếu được sự quan tâm đúng mức của GV,
của lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện để các em tham gia tìm hiểu và trình bày các
vấn đề đó thì hoạt động BVMT sẽ trở thành một hoạt động bổ ích trong nhà trường,
tạo rất nhiều hứng thú đối với các em HS và trở thành một hoạt động thường xuyên

có tính thực tế và tính giáo dục cao. Do vậy cần tổ chức cho các khối lớp cùng
tham gia tìm hiểu, tổ chức cho các em thi về các vấn đề MT thông qua các hoạt
động ngoại khóa do nhà trường tổ chức.
+ Cần tổ chức hội thảo chuyên đề bàn về giáo dục MT ở trường THPT, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học về MT .
+ Ngành giáo dục cần ưu tiên đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các trường THPT xây
dựng phòng học bộ môn, Thư viện đạt chuẩn để đảm bảo nguồn tư liệu về MT,
phương tiện và điều kiện dạy học tốt nhất cho HS và GV.
18
+ Cần tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, về kinh phí, về phương tiện để
GV có thể tiến hành tổ chức các hoạt động ngoại khóa về MT.
+ Cần phát động hoạt động chung tay làm sạch, BVMT nhân ngày MT thế
giới hàng năm.
Tài liệu tham khảo
1. />2. />3. Sách: Ô nhiễm không khí và xử lí khí thải – GS.TS Trần Ngọc Chấn –Đại học
xây dựng.
4. Sách: Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học – PGS.TS Nguyễn Văn
Phước- Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
5. Sách: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10, 11,12 – Nhà xuất bản giáo dục.
Phụ lục
Phụ lục 1: Phiếu điều tra
Phiếu điều tra về sự quan tâm đến vấn đề môi trường.
Họ và tên: ……………………… Lớp: ………
19
(Có thể để trống)
(Hãy dánh dấu chéo vào câu trả lời em chọn)
1. Em có quan tâm đến môi trường không?
A. Rất quan tâm □ B. Quan tâm hạn chế □ C. Không quan tâm □
2. Em có được giáo dục về môi trường ở trong trường THPT không?
A. Thường xuyên □ B. Thỉnh thoảng □ C. Không có □

3. Em có tìm hiểu về môi trường từ các phương tiện truyền thông không ?
A. Thường xuyên □ B. Thỉnh thoảng □ C. Không bao giờ □
4. Em biết đến các vấn đề về môi trường từ đâu?
A. Phương tiện truyền thông □ B. Trường học. □ C. Gia đình và địa phương □
5. Em có biết các biện pháp để bảo vệ môi trường không?
A. Biết rất rõ □ B. Chỉ một ít □ C. Không biết. □
6. Em có tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường học và ở địa
phương nếu có điều kiện không ?
A. Thường xuyên □ B. Thỉnh thoảng □ C. Không bao giờ □
7. Em xem việc tuyên truyền bảo vệ môi trường cho người khác như thế nào?
A. Rất quan trọng □ B. Không cần thiết □ C. Không nên làm □
Phụ lục 2: Chai lọ vứt không đúng nơi quy định.
20
Phụ lục 3: Nước thải của xưởng gỗ.
Phụ lục 4: Nước thải từ xưởng sản xuất tinh bột mì.
21
Phụ lục 5: Rác trên các dòng kênh, dòng sông.
22
23
Phụ lục 6: Khói thải ra từ xưởng gỗ.
24
Phụ lục 7: Đốt túi nilon
25

×