Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ nhiều năm qua, ng
1
ành giáo dục đã và đang đẩy mạnh việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy và học góp phần đổi mới phương tiện, phương pháp
dạy và học. Việc dạy và học của giáo viên và học sinh đã có những chuyển biến
tích cực: từ việc sử dụng các phần mềm dạy học, khai thác tài nguyên và học tập
qua mạng,
Các hoạt động dạy và học ở tiểu học không nằm ngoài xu thế chung đó. Các
hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin đã được nhiều giáo viên hưởng ứng
tích cực, từ việc soạn giảng bằng phần mềm Powerpoint, Violet,…Tuy nhiên
việc khai thác và sử dụng các phần mềm đó có hiệu quả cao còn là vấn đề đáng
được quan tâm hơn nữa. Mặt khác mỗi phần mềm đó đều có những điểm mạnh
nhưng cũng có những hạn chế nhất định như: xây dựng câu hỏi tương tác, xuất
bản bài giảng lên mạng qua phòng học ảo e-learning,…
Việc sử dụng câu hỏi trong dạy học là việc làm thường xuyên và có ý nghĩa
hết sức quan trọng đối với giáo viên nói chung, giáo viên tiểu học nói riêng. Sử
dụng câu hỏi để qua đó học sinh có cơ hội tương tác với giáo viên, học sinh
tương tác với nhau, và tương tác với chính các phương tiện trực quan và các tài
liệu học tập (máy tính, máy chiếu, bảng thông minh, các hình ảnh, video…) là
điều không phải phần mềm nào cũng có khả năng hỗ trợ tốt.
Hiện nay, việc thiết kế các câu hỏi tương tác thông qua sử dụng phần mềm
Captivate sẽ khắc phục được mặt hạn chế của các phần mềm khác, đạt được mục
đích nêu trên. Xây dựng và xuất bản các câu hỏi còn tạo cơ hội cho học sinh tự
học, tự tìm hiểu và khám phá kiến thức. Hơn nữa xu thế ứng dụng công nghệ
thông tin trong các nhà trường hiện nay chính là hướng tới việc xây dựng các
lớp học tương tác. Việc sử dụng phần mềm nào mang tính chất xu thế và phù
hợp với các phương tiện hiện đại như: bảng tương tác (thông minh), máy chiếu
vật thể đa chiều, là việc làm thiết thực. Đó cũng chính là lí do tôi lựa chọn đề
1
1
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
tài: “Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc
ứng dụng phần mềm Adobe Captivate”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học ở tiểu học hiện nay, cũng như những hạn chế khi sử dụng một số
phần mềm dạy học phổ biến (Powerpoint, Violet,…), tôi đề xuất việc xây dựng
câu hỏi tương tác thông qua việc sử dụng phần mềm Captivate nhằm nâng cao
hiệu quả của hoạt động dạy và học.
3. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tìm hiểu thực tiễn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở tiểu
học hiện nay.
+ Đề xuất các chỉ dẫn sử dụng phần mềm Captivate nhằm xây dựng câu hỏi
tương tác trong dạy học ở tiểu học
- Phạm vi nghiên cứu:
Khai thác một phần tính năng của phần mềm Captivate để xây dựng câu hỏi
tương tác trong dạy học.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu sau:
- PP nghiên cứu lí luận: đọc, nghiên cứu và sử dụng các tài liệu có liên quan
đến đề tài
- Nghiên cứu qua thực tế học tập, giảng dạy, tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến giáo viên tiểu học và các cán bộ quản lí
chuyên môn về việc sử dụng các phần mềm trong dạy học
5. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Khách thể nghiên cứu:
+ Những bài báo, nghiên cứu trong các tạp chí Nghiên cứu Giáo dục; các
trang báo mạng, các bài viết về công nghệ thông tin
+ Các tài liệu viết về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các
phần mềm dạy học
2
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
+ Ý kiến đánh giá của giáo viên tiểu học và những người làm công tác chỉ
đạo chuyên môn ở Tiểu học về việc sử dụng phần mềm dạy học cũng như những
hạn chế của các phần mềm phổ biến hiện nay
- Đối tượng nghiên cứu:
Chức năng soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm, tương tác trong phần mềm Captivate
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng được các câu hỏi tương tác trong dạy học thông qua ứng dụng
phần mềm Captivate sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở tiểu học hiện
nay.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Chỉ ra được mặt hạn chế của việc sử dụng phần mềm Powerpoint hiện nay ở
tiểu học
- Đề tài đã xây dựng được một số hướng dẫn sử dụng phần mềm Captivate trong
phần xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm tương tác phục vụ việc dạy học của giáo
viên và tự học của học sinh
- Đề tài mở ra một hướng mới giúp cho giáo viên tiếp cận đa dạng hơn với các
phần mềm khác nhau phục vụ dạy và học.
- Các câu hỏi được giáo viên biên soạn vừa phục vụ cho việc giảng dạy trên lớp,
vừa có thể giúp cho học sinh tự học, tự ôn tập thông qua việc xuất bản và đưa tài
liệu (là các câu hỏi tương tác) lên các môi trường học đa phương tiện như lớp
học ảo e-learning, các trang Web phục vụ việc học tập thi cử của học sinh.
- Câu hỏi được thiết kế đa dạng và có các liên kết để xử lí các tình huống khác
nhau đối với tình huống trả lời của học sinh, như là: nếu đúng có thể thực hiện
các câu hỏi tiếp theo, nếu sai có thể liên kết đến mục khác hay gợi ý trả lời,…
Việc soạn thảo câu hỏi của giáo viên mang những mục đích rõ ràng (là câu hỏi
tính điểm hay câu hỏi điều tra). Sau mỗi phần làm bài, Captivate có thể cho giáo
viên kết quả tổng hợp về bài làm của học sinh, giúp cho việc đánh giá được
thuận tiện và dễ dàng.
3
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:
Ứng dụng tính năng của phần mềm Captivate nhằm nâng cao hiệu quả, chất
lượng của việc dạy và học ở tiểu học
2. Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu:
Tìm hiểu việc xây dựng các câu hỏi tương tác khi sử dụng phần mềm Captivate
nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy và học ở tiểu
học hiện nay, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học.
3. Mô tả chung về phần mềm Captivate:
Trong giai đoạn hiện nay, đa số giáo viên tiểu học đã rất quen với việc
soạn thảo bài trình chiếu (presentation) bằng powerpoint. Hiện nay để soạn
giảng bài, giáo viên có rất nhiều các công cụ đặc biệt là các phần mềm khác
nhau như: Adobe Presenter, Adobe Captivate, Lecture Maker, Active Primary,
….
Adobe Captivate giúp trình bày bài giảng dưới dạng tương tác
multimedia, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tương tác (quizze) và
khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt trong quá trình dạy học và
tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Đặc biệt phần mềm còn
giúp tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế về eLearning.
Nếu dùng thêm với Adobe Connect, là phần mềm họp và học ảo, bạn có
thể tạo ra môi trường học tập mọi lúc, mọi nơi (any where, any time), trên mọi
thiết bị (any devices) miễn là thiết bị có nối mạng với trình duyệt web và phần
mềm Flash player là đủ.
Captivate khác phần mềm Powerpoint như thế nào ?
- Powerpoint thuần túy là để trình chiếu, cần phải có người dẫn chương trình và
thuyết minh (giáo viên). Powerpoint rất mạnh và mềm dẻo trong việc soạn thảo.
Vì vậy cần phải tận dụng.
4
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
- Adobe Captivate là một phần mềm nổi tiếng là công cụ soạn bài giảng e-
Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình
ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt
động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên
giảng trực tuyến …
Chúng ta có thể tải Adobe Captivate về để dùng thử từ địa chỉ
www.adobe.com
4. Yêu cầu của hệ thống khi cài đặt Captivate phiên bản 3:
- Hệ điều hành Windows
-Bộ vi xử lý Intel Pentium 4, Intel Centrino, Intel Xeon, or Intel Core™
Duo (hoặc tương đương)
- Microsoft Windows XP with Service Pack 2, Windows 2000 with Service Pack
2, hoặc Windows Vista™ Home Premium
- 512 MB of RAM (tốt nhất là 1GB)
- Ít nhất 700 MB trống trên đĩa cứng
- Độ phân giải màn hình 800 x 600 (tốt hơn là để độ phân giải 1,024 x 768)
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC HIỆN NAY
Trong những năm gần đây, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong
các nhà trường phổ thông nói chung, các trường tiểu học nói riêng đã được đẩy
mạnh và có những biến chuyển tích cực như: cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện
đại được tăng cường, giáo viên đã biết sử dụng máy chiếu, máy tính và một số
phần mềm tiện ích phục vụ cho việc giảng dạy như: Powerpoint, Violet,
Tuy vậy, vẫn còn không ít giáo viên vẫn chưa sử dụng máy vi tính và các
thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy của mình một cách thành
thạo. Trên thực tế, máy vi tính đã được trang bị ở nhiều trường, các phần mềm
dạy học được các giới thiệu nhiều nhưng nhiều giáo viên không hiểu được tính
năng tác dụng cũng như cách sử dụng chúng. Một số giáo viên được đi tập huấn
các phần mềm hổ trợ dạy học thì biết cách sử dụng còn những giáo viên khác thì
5
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
sao? Tự nghiên cứu để biết cách sử dụng 1 phần mềm thì mất nhiều thời gian.
Chính vì lẽ đó, nhiều giáo viên còn ngại tìm hiểu và sử dụng các phần mềm
trong dạy học, nghĩ rằng sẽ tốn nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị một bài
giảng và chỉ ứng dụng khi có nhu cầu, tức là chỉ có khi hội giảng mới sử dụng
và việc làm này chỉ mang tính chất đối phó.
Một số giáo viên có ứng dụng nhưng không đúng qui trình hoặc không nhận
thức rõ được những kiểu dạng bài nào có thể ứng dụng một cách hiệu quả. Cũng
có một số giáo viên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy của
mình nhưng lại thực hiện không bài bản có thể gây phản tác dụng. Đấy là chưa
kể một số phần mềm sử dụng hiện nay có những mặt hạn chế nhất định và việc
đa số giáo viên sử dụng chúng chỉ mang tính chất hình thức trình chiếu, đối phó.
Đó là việc làm hết sức nguy hiểm.
Do những điều kiện chủ quan và khách quan khác nhau mà giáo viên chưa
tiếp cận được với các phần mềm, với công nghệ hiện đại như: bảng tương tác
thông minh, máy chiếu vật thể đa chiều, thiết bị trắc nghiệm trong lớp học tương
tác,…Việc tập huấn các nội dung liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin
còn nghèo nàn và chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Đó cũng chính là lí do
mà việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay trong các nhà trường tiểu học
còn có nhiều hạn chế.
III. MỘT SỐ ĐIỂM ƯU VIỆT KHI SỬ DỤNG PHẦN MỀM CAPTIVATE
KHI SOẠN THẢO CÂU HỎI TƯƠNG TÁC
- Phần mềm Captivate có bộ câu hỏi đa dạng. Với mỗi dạng câu hỏi có các hộp
chọn khá giống nhau, đó là điểm thuận lợi giúp giáo viên có thể xây dựng thành
thạo một loại câu hỏi và đối chiếu so sánh với các câu hỏi khác, giúp cho việc
thiết kế câu hỏi khác nhau được dễ dàng và thuận tiện hơn.
- Phần mềm Adobe Captivate giúp cho việc cung cấp thông tin, phát hiện và
chiếm lĩnh kiến thức một cách trực quan, sinh động và tạo ra sự gắn kết tương
tác với học sinh thông qua các nội dung giảng dạy. Từ đó góp phần tích cực hoá
hoạt động nhận thức của người học.
6
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
- Adobe Captivate còn là một trong những công cụ tạo lập nội dung tiện lợi cho
phép tạo ra học liệu điện tử. Những sản phẩm, đặc biệt các bài tập, các câu hỏi
tạo bởi Captivate có thể phục vụ cho việc giảng dạy ngay tại lớp, giảng dạy qua
mạng hay giúp ích cho việc phân phối tới tay người học qua đĩa CD.
- Khi giáo viên sử dụng phần mềm này để soạn câu hỏi phục vụ việc giảng dạy,
giáo viên có thể sử dụng nhiều tính năng để giúp học sinh tương tác, kiểm tra,
điều chỉnh việc học tập của mình như: biết điểm số ngay sau khi trả lời câu hỏi,
có thể làm lại bài, bỏ qua hay thực hiện các nhiệm vụ (câu hỏi) tiếp theo, tự
kiểm tra kết quả bài làm của mình,…Giáo viên cũng thông qua kết quả làm bài
của học sinh để điều chỉnh nội dung hoạt động dạy học của mình có hiệu quả
nhất.
IV. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ KHI SỬ DỤNG PHẦN MỀM VÀO VIỆC
SOẠN THẢO CÂU HỎI TƯƠNG TÁC
Captivate giúp giáo viên tạo ra học liệu điện tử có tương tác phục vụ dạy
học, phục vụ hoạt động e-learning. Một đặc điểm khác của Captivate là có thể
tạo nhánh ngẫu nhiên trong quá trình hcọ tuỳ thuộc vào cách trả lời của người
học với câu hỏi hoặc cách lựa chọn của người học, thông qua đó sẽ dễ dàng hơn
trong việc phân loại học sinh. Ví dụ nếu học sinh trả lời đúng thì mở một file A,
trả lời sai thì mở một liên kết B,… Đây chính là điểm mạnh của Captivate, tức là
giáo viên có thể tạo ra những cách phân nhánh thông minh và phức tạp trong
học liệu Captivate.
Câu hỏi là cách giúp người học phát triển kĩ năng và tích cực hoá hoạt
động nhận thức một cách có hiệu quả nhất. Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi
gợi ý để dẫn dắt giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức hoặc có tập hợp câu hỏi để
củng cố và kiểm tra. Bộ câu hỏi mà captivate cung cấp sẽ giúp cho việc đánh giá
kết quả của người học một cách hiệu quả.
Bộ câu hỏi mà Captivate cung cấp gồm có các loại câu hỏi sau:
- Multichoice: câu hỏi nhiều lựa chọn
- Tru/ False: câu hỏi đúng sai
- Fill in blank: câu hỏi điền khuyết
7
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
- Short answer question: câu hỏi trả lời ngắn
- Matching: câu hỏi nối (ghép đôi) cột
- Hotspot: câu hỏi phân biệt hình ảnh
- Sequence: câu hỏi sắp xếp
- Rating scal (likert): câu hỏi sắc thái (hỏi ý kiến)
So với phiên bản Captivate 2.0, phiên bản Captivate 3.0 bổ sung thêm 2
loại câu hỏi là: hotspot và sequence. Ngoài ra các câu trả lời có thể sắp xếp
một cách tuỳ ý (shuftle answer) để trong khi kiểm tra, học sinh ngồi cạnh
nhau khó có thể chép câu trả lời của nhau. Giáo viên cũng có thể tạo ra ngân
hàng câu hỏi cho phép sử dụng nhiều lần.
Với mỗi loại câu hỏi, Captivate hỗ trợ 2 dạng: kiểu chấm điểm (graded
question) hay kiểu điều tra (survey question). Trong kiểu chấm điểm,
Captivate tự động chấm điểm của học sinh tuỳ theo thang điểm giáo viên quy
định. Điểm này được tổng kết sau mỗi lần kiểm tra và được gửi lên hệ thống
quản trị LMS (nếu có). Ngược lại, kiểu dạng điều tra chỉ mang tính chất tham
khảo, ví dụ như hỏi ý kiến về một vấn đề gì đó , không chấm điểm và không
gửi kết quả lên hệ quản lý học tập.
8
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
Sau đây là một số dạng câu hỏi cụ thể khi sử dụng phần mềm Captivate:
1./ Câu hỏi đa lựa chọn (Multiple choice)
Câu hỏi đa lựa chọn bắt buộc học sinh chọn một hoặc nhiều phương án đúng
trong số những phương án trả lời mà giáo viên đưa ra. Để tạo ra câu hỏi đa lựa
chọn, giáo viên thực hiện các bước sau đây:
1. Từ menu “Insert Slide”, lựa chọn “Question Slide”
2. Trong hộp chọn “Question Types” lựa chọn mục “Multiple choice” và kích
chọn dạng câu hỏi cho điểm (Grade question) hay câu hỏi điều tra (Survey
question)
3. Giữ nguyên tiêu đề mặc định cho câu hỏi hoặc gõ vào tiêu đề mới
trong hộp soạn thảo văn bản. Tiêu đề này sẽ xuất hiện trên slide câu hỏi
trong đoạn phim
9
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
4. Trong mục “Question”, gõ nội dung câu hỏi
5. Trong hộp “points”: Nhập vào giá trị tính điểm cho câu hỏi này (tối đa là 100
điểm, tối thiểu là 0 điểm)
6. Trong mục “Answers”, kích chọn vào nút bấm “Add” và gõ vào những câu trả
lời. Nếu sai có thể bấm nút “Delete” để xóa câu trả lời từ danh sách.
7. Xác định câu trả lời nào là lựa chọn đúng trong danh sách bằng cách kích chọn
vào nút bấm lựa chọn (màu xanh đầu danh sách)
8. Trong “Type”, lựa chọn khả năng có nhiều câu trả lời đúng (Multiple Response)
hoặc chỉ một câu trả lời đúng (Single Response).
9. Trong “Numbering”, lựa chọn kiểu ký tự xuất hiện ở đầu mỗi câu trả lời là kiểu
số (1, 2…) hay chữ cái (A, B…)
10. Nếu giáo viên muốn phân nhánh (xác định đoạn phim sẽ tương tác như thế
nào khi học sinh chọn một phương án trả lời trong danh sách các câu trả lời):
a. Giáo viên chọn câu trả lời muốn phân nhánh
10
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
b. Kích vào nút bấm “Advanced”. Hộp thoại “Advanced Answer Options” xuất
hiện
c. Kích chọn “Advanced Answer”
d. Mặc định câu trả lời sẽ xuất hiện trong hộp thoại trả lời, giáo viên có
thể thay đổi nếu muốn
e. Trong menu xuất hiện lựa chọn một trong các khả năng sau, sau khi
lựa chọn kích vào nút “Ok” để trở về hộp thoại chính:
- Continue: lựa chọn này làm đoạn phim tiếp tục chạy
- Go to previous slide: nhảy về slide ngay trước slide hiện tại
- Go to next slide: nhảy về slide ngay sau slide hiện tại
- Jump to slide: nhảy đến một silde xác định
-
Open URL or file: nhảy đến 1 liên kết khác hay 1 file khác.
- Open other project: cho phép chạy 1 dự án khác.
- Send e-mail to: Tùy chọn này cho phép mở trình duyệt thư điện tử mặc định
11. Lựa chọn nút “Option”
11
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
12. Trong mục “Type”, kích chọn menu popup và lựa chọn đây là
câu hỏi phân loại
(Graded) hay câu hỏi điều tra (Survey)
13. Nếu muốn các nút bấm điều khiển “Clear” (xóa), “Back” (quay trở về
trang trước), ”Skip” (bỏ qua) xuất hiện trong silde thì kích chọn mục này
14. Trong mục “If correct answer and If wrong answer”, giáo viên lựa
chọn khả năng phân nhánh nếu người học trả lời đúng hoặc sai
15. Trong thẻ “Reporting”, có thể lựa chọn những mục sau:
12
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
• Report answers: lựa chọn này chọn tính điểm câu hỏi
• Time limit: tùy chọn cho phép thời gian giới hạn để người học hoàn thành câu
trả lời. Trong hộp nhập giờ, xác định thời gian tối đa giáo viên muốn người học
phải trả lời dưới dạng giờ:phút:giây
Chú ý:
Trong trường hợp giáo viên soạn câu hỏi có nhiều phương án đúng. Câu trả lời
được tính điểm và xem là chính xác chỉ khi học viên chọn đúng tất cả các đáp án.
Giáo viên có thể soạn thảo nội dung thông báo đúng/sai/thử lại/
trong cửa sổ quản lý câu hỏi, hay đặt chế độ cho tất cả các câu hỏi bằng cách kích
chọn mục “View quiz prefences” trong thẻ “Question”. Giáo viên cũng có thể thay
đổi các lời nhắc hoặc nút bấm bằng một trong 2 cách: kích đúp vào lời nhắc và thay
đổi nội dung, hoặc xuất các nhãn/thông báo…
ra tài liệu Word và chỉnh sửa; sau
đó nhập trở lại file dự án Captivate
2./ Câu hỏi đúng sai (True/False)
Học sinh phải chọn một trong hai phương án từ câu hỏi (chỉ có 1
phương án đúng). Để tạo ra câu hỏi đúng/sai, giáo viên thực hiện theo các
bước sau:
13
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
1. Lựa chọn slide muốn tạo ra câu hỏi trong danh sách các silde của dự
án. Silde câu hỏi sẽ được thêm vào sau silde được chọn
2. Từ menu “Insert”, lựa chọn “Question Slide”
3. Trong hộp chọn “Question Types” lựa chọn mục “True/False” và kích
chọn dạng câu hỏi cho điểm (grade question) hay câu hỏi điều tra (survey
question)
4. Gõ vào tiêu đề mới trong hộp soạn thảo văn bản. Tiêu đề này sẽ xuất
hiện trên slide câu hỏi trong đoạn phim
5. Trong mục “Question”, nhập vào câu hỏi. Nhập vào điểm số cho câu
hỏi trong hộp points (tối đa là 100 điểm và tối thiểu là 0 điểm)
6. Trong mục “Answers”, kích chọn vào nút bấm “Add” và gõ vào những câu trả
lời. Nếu sai có thể bấm nút “Delete” để xóa câu trả lời từ danh sách. Lựa chọn
câu trả lời đúng bằng cách nhấp vào lựa chọn (màu xanh ở đầu câu trả lời).
14
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
7. Trong “Type”, lựa chọn khả năng đúng/sai (“True or False”, “Yes or No”).
8. Trong mục “Numbering”, kích và lựa chọn chữ cái hoa, thường hoặc con số
đầu các phương án trả lời.
9. Lựa chọn nút “Option”
10. Trong mục “Type”, kích chọn menu popup và lựa chọn đây là câu hỏi phân
loại hay câu hỏi điều tra
11. Nếu giáo viên muốn các nút bấm “Clear/Back/Skip” (Xóa/Trở lại/Bỏ qua)
xuất hiện trong slide, có thể kích chọn mục này.
12. Mục “If correct answer and If wrong answer”, giáo viên lựa chọn khả năng
phân nhánh nếu người học trả lời đúng hoặc sai (ý nghĩa của các mục tùy chọn
như mục câu hỏi đa lựa chọn)
13. Trong mục “Reporting”, có thể lựa chọn những trường như mục câu hỏi đa
lựa chọn.
3./ Câu hỏi điền khuyết thiếu (Fill the blank)
Học sinh phải điền vào chỗ trống bằng cách nhập nội dung vào hoặc chọn từ danh
sách. Để tạo ra câu hỏi điền khuyết, giáo viên thực hiện theo các bước sau:
1. Trong hộp chọn “Question Types” lựa chọn mục “Fill the blank” và kích chọn
dạng câu hỏi cho điểm (grade question) hay câu hỏi điều tra (survey question)
2. Gõ vào tiêu đề mới trong hộp soạn thảo văn bản. Tiêu đề này sẽ xuất hiện
trên slide câu hỏi trong đoạn phim. Nhập điểm số cho câu hỏi này (tối đa là 100
điểm và tối thiểu là 0 điểm) trong hộp Points
15
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
3. Trong mục “Type in the question or phrase that needs to be
completed”: Trong hộp “Phrase”, gõ vào những câu có chứa khoảng
trắng để điền bởi người học. Giáo viên kích chọn vào mục “Shuffle List
Answers” nếu muốn tạo ra trật tự ngẫu nhiên trong các phương án trả
lời.
4. Lựa chọn một từ hoặc cụm từ trong hộp “Phrase” và kích vào mục “Add Blank”
5. Trong hộp “Blank Answer”, lựa chọn loại câu trả lời:
• The user will type in the answer, which will be compared to the list below: học
viên tự điền câu trả lời và sẽ được so sánh với danh sách đáp án
16
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
• The user will select an answer from the list below: học viên lựa chọn
câu trả lời trong danh sách
6. Kích chọn nút bấm “Add” và nhập vào từ hoặc cụm từ điền đúng cho
chỗ trống. Kích chọn nút “Add” hoặc “Delete” để bổ sung vào danh
sách lựa chọn
7. Tùy chọn “The answer is case-sensitive”: câu trả lời là khác giữa
chữ hoa và chữ
thường.
8. Kích chọn “Ok”
9. Lựa chọn “Option”
10. Trong mục “Type” chọn đây là câu hỏi đánh giá hay điều tra
11. Trong mục “If correct answer and If wrong answer” lựa chọn phương
án nếu học viên trả lời đúng hoặc sai (ý nghĩa lựa chọn như các phần trên)
12. Nếu giáo viên muốn các nút bấm “Clear/Back/Skip” (Xóa/Trở lại/Bỏ
qua) xuất hiện trong slide, có thể kích chọn mục này.
Trong mục “Reporting”, có thể lựa chọn những trường như
mục câu hỏi đa lựa chọn. Để kết thúc, kích chọn nút bấm “Ok”
Chú ý: có thể sửa đổi câu hỏi bằng cách bấm chọn vào mục “Edit Question” (góc
trái trên của slide)
4./ Câu hỏi trả lời ngắn (Short answer question)
Học sinh phải trả lời bằng một từ hoặc một cụm từ. Để tạo ra câu hỏi
ngắn, giáo viên thực hiện theo các bước sau:
1. Trong hộp chọn “Question Types” lựa chọn mục “Short answer” và kích chọn
dạng câu hỏi cho điểm (grade question) hay câu hỏi điều tra (survey question)
2. Giữ nguyên tiêu đề mặc định cho câu hỏi hoặc gõ vào tiêu đề mới trong hộp
soạn thảo văn bản. Tiêu đề này sẽ xuất hiện trên slide câu hỏi trong đoạn phim
17
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
3. Trong hộp “Question”, gõ vào chính xác câu hỏi ngắn
4. Nhập vào giá trị tính điểm cho câu hỏi này (tối đa là 100 điểm và tối thiểu là 0
điểm)
5. Trong mục “Acceptable answer”, nhập câu trả lời chấp nhận được vào danh
sách ở dưới. Kích chọn vào nút bấm “Add” hoặc “Delete” để tạo ra danh sách các
câu trả lời mong muốn.
6. Tùy chọn “The answer is case-sensitive”: câu trả lời là khác giữa chữ hoa
và chữ
thường.
7. Kích chọn mục “Option”: ý nghĩa như phần trên
8. Nếu giáo viên muốn các nút bấm “Clear/Back/Skip” (Xóa/Trở lại/Bỏ qua)
xuất hiện trong slide, có thể kích chọn mục này.
9. Trong mục “Reporting”, có thể lựa chọn những trường như mục câu hỏi đa lựa
chọn.
10. Để kết thúc, kích chọn nút bấm “Ok”
18
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
5./Câu hỏi nối, ghép cột (Matching question)
Học viên phải ghép đôi các mục trong 2 cột phù hợp theo phương án
định sẵn của giáo
viên. Để tạo ra câu hỏi so khớp, giáo viên thực hiện theo các
bước sau:
1. Trong hộp chọn “Question Types” lựa chọn mục “Matching” và kích chọn
dạng câu hỏi cho điểm (grade question) hay câu hỏi điều tra (survey question)
2. Giữ nguyên tiêu đề mặc định cho câu hỏi hoặc gõ vào tiêu đề mới trong hộp
soạn thảo văn bản. Tiêu đề này sẽ xuất hiện trên slide câu hỏi trong đoạn phim
3.Trong hộp “Question”, gõ vào chính xác câu hỏi so khớp.
4.Nhập vào giá trị tính điểm cho câu hỏi này (tối đa là 100 điểm và tối thiểu là 0
19
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
điểm)
5. Trong hộp “Answer”, kích chọn nút “Add” dưới mỗi cột và gõ vào từ hoặc
cụm từ để phù hợp với nhau. Có thể dùng nút “Delete” để loại bỏ câu trả lời
hoặc di chuyển câu trả lời trong cột. Giáo viên kích chọn vào mục “Shuffle
Answers” nếu muốn tạo ra trật tự ngẫu nhiên trong các phương án trả lời.
6. Để thiết lập các cặp hỏi/đáp phù hợp với nhau: kích chọn 1 cụm từ ở cột 1, sau
đó chọn một cụm từ tương ứng ở cột 2 và kích chọn nút “Match”. Một dòng kẻ
được tạo ra kết nói 2 phần này lại. Giáo viên có thể sửa bằng cách bấm vào nút
“Clear Matches” để bỏ sự lựa chọn này. Đơn giản hơn, giáo viên có thể ghép nối
2 mục với nhau bằng cách bấm chuột trái lên mục ở trên cột 1 và kéo thả sang
mục đáp án tương ứng trên cột 2.
7.
Trong mục “Style”: giáo viên chọn kiểu “Drag Drop” nếu muốn học viên sử
dụng
chuột để kéo thả chọn phương án trả lời; chọn kiểu “Drop Down List” nếu
muốn học viên chọn phương án từ danh sách.
8. Trong mục “Numbering” lựa chọn đánh số kiểu số, chữ cái hoa/thường
9. Kích chọn mục “Option”, ý nghĩa các tùy chọn như các phần trên
10. Nếu giáo viên muốn các nút bấm “Clear/Back/Skip” (Xóa/Trở lại/Bỏ
qua) xuất hiện trong slide, có thể kích chọn mục này.
11. Trong mục “Reporting”, có thể lựa chọn những trường như mục câu hỏi đa
lựa chọn.
12. Để kết thúc, kích chọn nút bấm “Ok”
6./ Câu hỏi phân biệt hình ảnh (Hotspot question)
Học sinh phải phân biệt các hình ảnh theo phương án định sẵn của giáo
viên. Câu trả lời được xem là chính xác nếu tất cả các vùng đánh dấu đúng đều
được chọn hoặc không vùng nào sai được chọn. Để tạo ra câu hỏi phân biệt hình
ảnh, giáo viên thực hiện theo các bước sau:
1. Trong hộp chọn “Question Types” lựa chọn mục “Hotspot” và kích chọn dạng
20
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
câu hỏi cho điểm (grade question) hay câu hỏi điều tra (survey question)
2. Giữ nguyên tiêu đề mặc định cho câu hỏi hoặc gõ vào tiêu đề mới trong hộp
soạn thảo văn bản. Tiêu đề này sẽ xuất hiện trên slide câu hỏi trong đoạn phim
3. Trong hộp “Question”, nhập vào câu hỏi phân biệt hình ảnh.
4. Nhập vào giá trị tính điểm cho câu hỏi này (tối đa là 100 điểm và tối thiểu là 0
điểm). Giáo viên có thể tùy chọn:
• Allow click on hotspot only: vô hiệu hóa việc kích chuột ngoài vùng đánh dấu
• Để thay đổi dạng hoạt hình xuất hiện sau khi học viên kích vào vùng đánh dấu,
giáo viên bấm nút “Select”, lựa chọn hình ảnh hoạt hình mong muốn
5. Trong hộp “Hotspot”, nhập vào số vùng ảnh được tạo.
6. Kích chọn mục “Option”, ý nghĩa các tùy chọn như các phần trên
7. Nếu giáo viên muốn các nút bấm “Clear/Back/Skip” (Xóa/Trở lại/Bỏ qua)
xuất hiện trong slide, có thể kích chọn mục này.
8. Trong mục “Reporting”, có thể lựa chọn những trường như mục câu hỏi đa lựa
chọn.
9. Để kết thúc, kích chọn nút bấm “Ok”
7./ Câu hỏi sắp xếp (Sequence question)
Học sinh phải sắp xếp các câu trả lời theo trật tự định sẵn của giáo viên.
Hiện tại số câu trả lời theo danh sách tối đa là 8 câu.
Chú ý: các câu trả lời phải được sắp xếp theo trật tự đúng khi giáo viên tạo
ra. Các câu trả lời này sẽ được thay đổi trật tự khi xuất bản ra học liệu để học viên
sắp xếp lại.
Để tạo ra câu hỏi sắp xếp, giáo viên thực hiện theo các bước sau:
1. Mở slide cần tạo câu hỏi sắp xêp
2. Trong hộp chọn “Question Types” lựa chọn mục “Sequence question” và kích
21
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
chọn dạng câu hỏi cho điểm (grade question) hay câu hỏi điều tra (survey
question)
3. Giữ nguyên tiêu đề mặc định cho câu hỏi hoặc gõ vào tiêu đề mới trong hộp
soạn thảo văn bản. Tiêu đề này sẽ xuất hiện trên slide câu hỏi trong đoạn phim
4. Trong hộp “Question”, nhập vào câu hỏi sắp xếp.
5. Nhập vào giá trị tính điểm cho câu hỏi này (tối đa là 100 điểm và tối thiểu là 0
điểm). Giáo viên có thể tùy chọn:
6. Trong hộp “Answers”, nhập vào các câu trả lời. Giáo viên có thể dùng các
nút bấm
chuyển lên (“Move up”), chuyển xuống (“Move down”) để thay đổi trật tự
các câu.
7. Trong mục “Style”: giáo viên chọn kiểu “Drag Drop” nếu muốn học viên
sử dụng
chuột để kéo thả chọn phương án trả lời; chọn kiểu “Drop Down List”
nếu muốn học sinh chọn phương án từ danh sách.
8. Trong mục “Numbering” lựa chọn đánh số kiểu số, chữ cái hoa/thường
9. Kích chọn mục “Option”, ý nghĩa các tùy chọn như các phần trên
22
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
10. Nếu giáo viên muốn các nút bấm “Clear/Back/Skip” (Xóa/Trở lại/Bỏ qua)
xuất hiện trong slide, có thể kích chọn mục này.
11. Trong mục “Reporting”, có thể lựa chọn những trường như mục câu hỏi đa lựa
chọn.
12. Để kết thúc, kích chọn nút bấm “Ok”
8./ Câu hỏi sắc thái (Likert question)
Câu hỏi sắc thái cho phép thể hiện thái độ của người học với một vấn đề được
nêu: không đồng ý, đồng ý, trung lập… Likert là một dạng câu hỏi điều tra ý
kiến, vì thế giáo viên không thể đánh giá điểm số cho câu hỏi hoặc xác định
đúng/sai cho câu hỏi này; tuy nhiên giáo viên có thể quyết định xem người học sẽ
tiếp tục làm gì sau khi trả lời câu hỏi điều tra này, như sang tiếp slide sau, mở một
đoạn phim mới hoặc nhảy vào một liên kết. Để tạo ra câu hỏi sắc thái, giáo viên
23
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
thực hiện theo các bước sau:
1. Mở slide muốn tạo câu hỏi
2. Trong hộp chọn “Question Types” lựa chọn mục “Rating scale (Likert)” và
kích chọn nút bấm “Creat survey question”
3. Gõ vào tiêu đề mới trong hộp soạn thảo văn bản. Tiêu đề này sẽ xuất hiện
trên slide câu hỏi trong đoạn phim
4. Trong hộp “Question”, gõ vào chính xác câu hỏi
5. Trong hộp “Answer”, kích chọn nút “Add” dưới mỗi cột và gõ vào từ hoặc
cụm từ để phù hợp với nhau. Có thể dùng nút “Delete” để loại bỏ câu trả lời
hoặc di chuyển câu trả lời trong cột.
Trong các phương án trả lời, mặc định sẽ là tiếng Anh. Giáo viên có thể thay
24
Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần
mềm Adobe Captivate- Nguyễn Tú Tài
bằng tiếng Việt bằng cách kích đúp vào dòng trả lời và sửa lại. Ví dụ: không tán
thành (Disagree), không ý kiến (Neutral), tán thành (agree)…
6. Lựa chọn thẻ “Option”
7. Trong mục “After survey”, sử dụng menu bật lên (popup) để lựa chọn điều gì
sẽ xảy ra tiếp theo khi học viên trả lời xong câu hỏi.
8. Nếu giáo viên muốn các nút bấm “Clear/Back/Skip” (Xóa/Trở lại/Bỏ qua)
xuất hiện trong slide, có thể kích chọn mục này.
9. Trong mục “Reporting”, có thể lựa chọn những trường như mục câu hỏi đa lựa
chọn.
10. Để kết thúc, kích chọn nút bấm “Ok”
9./ Các thiết lập cho câu hỏi
Mặc định, khi người giáo viên tạo ra câu hỏi, sẽ có một slide cuối cùng để
tổng kết điểm của học viên. Để thêm hoặc bớt mục hiển thị trên slide thông báo
kết quả này, giáo viên làm theo các bước sau:
1. Chọn slide thông báo kết quả
2. Bấm vào mục chọn “Edit Results…”, kích chọn các mục cần hiển thị ( Mặc
định, tất cả các mục đều được chọn)
25