Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DN BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.92 KB, 25 trang )

THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI CÁC DN BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM
1.1 Khái quát về hệ thống giám sát tài chính ở các DNBH TG (các nước phát triển)
Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đánh dấu
bằng sự kiện gia nhập thành công tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 7 tháng 11 năm
2006. Các ngành, lĩnh vực kinh tế của Việt Nam đòi hỏi phải có những chuyển đổi cũng
như bước phát triển mới trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Ngành Bảo hiểm Việt
Nam là một trong những ngành phải có những bước tiến mới trong thời kỳ hội nhập WTO.
Vì vậy, đòi hỏi ngành Bảo hiểm phải có những đổi mới hợp với xu thế kinh tế thế giới. Để
phát triển nhanh, mạnh và bền vững thì việc học hỏi kinh nghiệm phát triển của các nước
phát triển trong lĩnh vực bảo hiểm là điều cần thiết không thể thiếu.
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan đang lôi kéo tất cả các quốc gia vào
vòng vận động của nó. Tuy nhiên, sân chơi quốc tế là một cuộc đọ sức không cân bằng và
việc hội nhập mang lại cả những thời cơ vận hội và những thách thức to lớn mà các quốc
gia đang phát triển và hội nhập muộn phải vượt qua. Việt Nam là một nước đang phát
triển và hội nhập muộn, quy mô và năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế.
Ngành Bảo hiểm Việt Nam có sự hình thành và phát triển chậm hơn so với các
nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong tiến trình vận động đi lên của cả nền
kinh tế để bắt kịp sự phát triển của thế giới nên ngành bảo hiểm cũng phải tự đặt ra cho
mình những lộ trình phát triển cụ thể.
Một trong những giải pháp thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của Ngành
Bảo hiểm Việt Nam đó là việc học hỏi kinh nghiệm phát triển của những nước đi trước.
Từ những bài học kinh nghiệm đó, chúng ta sẽ đúc rút ra những vấn đề trọng tâm để đẩy
nhanh tiến trình hội nhập của ngành bảo hiểm Việt Nam.
Hiện nay, các thị trường bảo hiểm phát triển đều áp dụng nguyên tắc dựa trên rủi ro
để tính toán nguồn vốn yêu cầu này, phổ biến nhất là mô hình RBC (Risk Based Capital)
và sắp tới có thể là Solvency II ở thị trường châu Âu. Vì vậy, việc tham khảo mô hình
RBC và Solvency II sẽ đưa ra những gợi ý nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng một hệ thống
giám sát mới hiệu quả hơn, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế cho thị trường bảo hiểm
VN.
1.2 HệthốnggiámsátRBC


Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, hệ thống giám sát an toàn tài chính doanh nghiệp
bảo hiểm ở những thị trường phát triển bắt đầu áp dụng nguyên tắc: vốn của doanh nghiệp
bảo hiểm để đảm bảo khả năng thanh toán phải được tính toán dựa trên những rủi ro trong
hoạt động của chính doanh nghiệp đó nhằm giúp cơ quan quản lý giám sát một cách toàn
diện và có những can thiệp kịp thời khi cần thiêt. Canada và Mỹ là hai nước đầu tiên áp
dụng lần lượt vào năm 1992 và 1993. Cho đến nay nhiều thị trường đã áp dụng nguyên tắc
này mặc dù phương pháp tính toán có thể khác nhau như: Nhật Bản (1996), Úc (2001),
Đài Loan (2003), Singapore, Anh (2004), Thụy Sĩ (2006), Malaysia (2009). Hiện tại, Thái
Lan cũng đang nghiên cứu để tiến đến áp dụng mô hình này.
Về cơ bản, mô hình RBC dùng để tính toán mức vốn tối thiểu mà một doanh nghiệp
bảo hiểm cần duy trì để đảm bảo hoạt động tùy thuộc vào đặc trưng rủi ro và quy mô của
doanh nghiệp đó. Trong đó, những yếu tố quan trọng nhất bao gồm:
- Các nhân tố rủi ro được đưa vào tính toán RBC;
- Vốn yêu cầu (required capital) theo rủi ro;
- Vốn khả dụng (available capital) và các cấp độ can thiệp.
Mô hình RBC không có một tiêu chuẩn nhất định. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng
thị trường mà những quy định về nhân tố rủi ro, vốn khả dụng, công thức tính toán và cấp
độ can thiệp sẽ khác nhau. Mô hình RBC của Mỹ là một ví dụ điển hình. Trong mô hình
này, các yếu tố rủi ro được đưa vào tính toán có sự khác nhau giữa bảo hiểm nhân thọ, phi
nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, nhưng về cơ bản có 4 nhóm rủi ro chính: rủi ro về tài sản;
rủi ro nghiệp vụ; rủi ro thị trường (lãi suất, thanh khoản, tín dụng ) và rủi ro trong kinh
doanh (marketing, pháp lý, quy trình,…). Dựa vào các nhân tố rủi ro này, một công thức
tính toán RBC được xây dựng để tính riêng cho bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ hoặc sức
khỏe. Ví dụ: công thức tính RBC cho bảo hiểm phi nhân thọ ở Mỹ như sau :
Trong đó :
: Rủi ro tài sản (của các công ty thành viên);
: Rủi ro tài sản (thu nhập cố định);
: Rủi ro tài sản (cổ phiếu);
: Rủi ro tài sản (tín dụng, thu hồi nợ);
: Rủi ro đánh giá chấp nhận bảo hiểm, dự phòng;

: Rủi ro kinh doanh, khai thác hợp đồng mới.
RBC sau khi được tính toán sẽđem so sánh với nguồn vốn khả dụng (bao gồm vốn
pháp định, thặng dư vốn, dự phòng giảm giá tài sản, bảo tức cam kết, v.v…). Căn cứ vào
tỷ lệ giữa tổng vốn khả dụng và RBC, các mức độ can thiệp được đưa ra như sau:
- Nếu trên 200%: không cần can thiệp;
- Từ 150 đến 200%: doanh nghiệp phải gửi báo cáo (cấp độ doanh nghiệp);
- Từ 100% đến 150%: doanh nghiệp phải gửi một kế hoạch hành động (cấp độ giám
sát);
- Từ 70% đến 100%: cơ quan quản lý có quyền điều hành doanh nghiệp (cấp độ ủy
quyền);
- Dưới 70%: cơ quan quản lý điều hành doanh nghiệp (cấp độ cưỡng chế bắt buộc).
Tuy nhiên, các kiểm tra xu hướng (trend test) cũng được áp dụng đối với các
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (có tỷ lệ 200%-250%), phi nhân thọ (có tỷ lệ 200%-
300%, tỷ lệ kết hợp trên 120%),bảo hiểm sức khỏe (có tỷ lệ từ 200%-300%, tỷ lệ kết
hợp trên 105%).
Tỷ lệ giữa vốn khả dụng và vốn yêu cầu theo rủi ro cũng được áp dụng tại
Singapore và Malaysia dưới tên gọi là tỷ lệ vốn tương thích (Capital Adequacy Ratio-
CAR). Tuy nhiên, có một vài khác biệt nhỏ trong việc xác định các nhân tố rủi ro
(Malaysia có 4 nhân tố, Singapore có 3 nhân tố) và cách tính toán nguồn vốn khả dụng
cũng như cấp độ can thiệp.
Hệ thống Solvency II
Các cơ quan quản lý bảo hiểm châu Âu đang phát triển một khung giám sát mới
(Solvency II) dự định áp dụng từ cuối năm 2012 để thay thế Solvency I đã được áp dụng
từ những năm 1970 cho toàn thị trường châu Âu. Theo đó, Solvency II sẽ dựa trên các
nguyên tắc kinh tế học để đánh giá các tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp bảo hiểm
và là một hệ thống dựa vào rủi ro để xác định yêu cầu vốn của doanh nghiệp bảo hiểm.
Mục tiêu của Solvency II nhằm hướng đến:
- Một hệ thống dựa vào định lượng rủi ro (các tính toán dựa trên rủi ro cụ thể);
- Một phương thức tích hợp cho dự phòng bảo hiểm và yêu cầu về vốn;
- Một khung giám sát hoàn chỉnh trong quản trị rủi ro;

- Yêu cầu về vốn được khuyến khích xác định bởi một phương thức chuẩn hoặc mô
hình nội bộ;
- Ghi nhận nỗ lực đa dạng và giảm thiểu rủi ro.
Hệ thống Solvency II bao gồm 3 thành phần trụ cột đại diện cho 3 lĩnh vực giám sát
khác nhau: các yêu cầu về định lượng; các hoạt động giám sát và quản trị rủi ro nội bộ
(định tính); báo cáo và công bố. Những yêu cầu trong 3 thành phần này đều có tính
nguyên tắc vì vậy sẽ tạo sự linh hoạt và phù hợp với các mục tiêu ban đầu, thúc đẩy mạnh
mẽ văn hóa quản trị rủi ro nội bộ và giúp các nhà quản lý phản ứng linh hoạt để thay đổi
các tình huống.
Thành phần trụ cột I xem xét đến các loại tài sản, các khoản nợ và sự tương tác
giữa chúng trong bảng cân đối, cụ thể:
- Phần nợ được chia thành dự phòng kỹ thuật và yêu cầu vốn đảm bảo khả năng
thanh toán (SCR);
- Phần tài sản được chia thành tài sản đảm bảo cho dự phòng kỹ thuật và biên khả
năng thanh toán hữu dụng (để đảm bảo cho SCR, nếu biên khả năng thanh toán hữu dụng
lớn hơn SCR, sẽ tạo nên vốn thặng dư);
- Cả tài sản và nợ đều được tính theo giá thị trường;
- Dự phòng kỹ thuật là tổng của nợ ước tính cao nhất và một biên rủi ro (theo
phương pháp chi phí vốn);
- SCRđược tính toán theo VaR 99,5% kì hạn 1 năm (xác suất vỡ nợ là 0,5%, tức 1
lần trong 200 năm). Có thể lựa chọn công thức chuẩn hoặc mô hình tính toán nội bộ, các
doanh nghiệp lớn thích tính toán theo mô hình nội bộ hơn bởi vì phản ánh đặc trưng rủi ro
tốt hơn, SCR thấp hơn vì vậy chi phí vốn thấp hơn;
- Hiện nay vẫn chưa xác định yêu cầu vốn tối thiểu (MCR) là bao nhiêu (có thể tính
theo SCR), tuy nhiên, mức thấp nhất đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 2 triệu
euros và phi nhân thọ là 1 triệu euros.
Bảng1.CácthànhphầntrụcộtcủahệthốngSolvencyII
ThànhphầntrụcộtI
Cácyêucầuđịnhlượng
ThànhphầntrụcộtII

Cáchoạtđộnggiámsátvàquản
trịrủironội bộ(địnhtính)
ThànhphầntrụcộtIII
Báocáovàcôngbố
-
Nhữngyêucầuvềvốnphản
ảnhđặctrưng
rủirocủadoanhnghiệpdựat
rên:
+Bảngcânđốidướigócn
hìnkinhtếhọc;
+Xemxéttoàndiệnđếncá
cyếutốrủiro.
-
Yêucầuvốntốithiểu(MCR
)đượctínhtoán
dựatrêncácyếutốrủiro;
-
Yêucầuvốnđảmbảokhảnă
ngthanhtoán (SCR) được
tính với VaR 99,5% kì
hạn 1 năm;
- SCR có thể được tính
-
Nhậndiệnnhữngrủirokhôngnằ
mtrong trụcộtI;
-Giámsátởquymôtậpđoàn;
-
Yêucầubổsungvốntùytrườngh
ợpcụ thể;

-
Giámsátquytrìnhkiểmtravàcác
cấpđộ canthiệp;
-
Thốngnhấtgiữacáccơquanquả
nlýởcác nướcthànhviên;
-Tự đánh giá rủi ro và khả
năng thanh toán
(ORSA)làyếutốquantrọng.
-
Thúcđẩycôngbốthôngtincho
côngchúng
vàcơquanquảnlý;
- Minh bạch trong việc
cho phép các thành
viêntrongthịtrườngtiếpcậnth
ôngtinvềhồ
sơrủiro,quảntrịrủiro;
-
Phùhợpvớithịtrường,nhấtqu
ántrongkhu vựcchâuÂu.
Trong việc tính toán vốn khả dụng (tài sản đảm bảo cho SCR, MCR và biên rủi ro),
có 2 sự phân biệt quan trọng: phân biệt giữa các nguồn tài sản sở hữu trên bảng cân đối
với ngoài bảng cân đối và phân biệt giữa ‘chất lượng’ các loại tài sản.
Trong việc tính toán MCR, chỉ có tài sản cấp độ 1 và 2 trên bảng cân đối được tính
đến, trong đó tỷ lệ các khoản mục tài sản cấp độ 1 chiếm ít nhất ½;Trong việc tính toán
SCR, tỷ lệ các khoản mục tài sản cấp độ 1 ít nhất là 1/3 và tài sản cấp độ 3 nhiều nhất là
1/3.
Bảng 2. Các cấp độ của tài sản phân theo “chất lượng”
Tàisảntrênbảngcânđối Tàisảnngoàibảngcânđối

Chấtlượngcao Cấpđộ1(Tier1) Cấpđộ2(Tier2)
Chấtlượngvừa Cấpđộ2(Tier2) Cấpđộ3(Tier3)
Chấtlượngthấp Cấpđộ3(Tier3)
TÀI SẢN NƠ
Vốn thặng dư dư
MCR
Biên rủi ro
Nợ ước tính cao nhất
Biên khả năng thanh toán hữu dụng
Tài sản đảm bảo DPKT
SCR
Dự phòng kỹ thuật (DPKT)
Hnh 1. Mô hnh h thng Solvency II
Căn cứ vào việc so sánh giữa vốn khả dụng với SCR và MCR, có 3 khả năng can
thiệp như sau từ phía cơ quan quản lý nhà nước:
- Nếu vốn khả dụng lớn hơn
SCR: không có can thiệp;
- Nếu vốn khả dụng thấp hơn SCR: cơ quạn quản lý có những biện pháp nhằm khôi
phục tình hình tài chính của doanh nghiệp;
- Nếu vốn khả dụng thấp hơn MCR, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bị thu hồi giấy
phép (phá sản hoặc chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm khác).
3 KinhnghiệmpháttriểnbảohiểmởcácnướcChâuÂu
(A thấy phần này có thể bỏ hay lấy cũng được, Phước xem rồi chốt lun ha E. Nếu E lấy
thì E bỏ chữ A tô màu xanh ha)
CácnướcthuộcLiênminhChâuÂu(EU)có lịchsửrấtlâuđờivềpháttriểnbảohiểm. Những
đơnbảohiểmđầutiênđượctìmthấyởChâuÂu,vànhữngnghiệpvụbảohiểmđầutiên
cũngđượcrađờiởđây.Tínhđếnnay,quanhiều bướcpháttriểnthăng trầm,bảohiểmđãkhẳng
địnhvaitròquantrọngtrongnềnkinhtếnhiềunướcEU.Hàngnăm,doanhthutừphíbảohiểm
củacácnướcchiếmkhoảng8% GDP.Đểcóđượcsựpháttriểnmạnhmẽvàvữngchắcđó,vaitrò
củahệthốngphápluật cùngcáchoạtđộngquảnlý Nhànướcđóngmột vaitròrấtquantrọng.

Do các yếu tố lịch sử và truyền thống pháp lý khác nhau, ở Châu Âu tồn tại song
song hệ thống pháp luật chung (Common Law) và hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa
(Continental Law). Tuy nhiên, dù theo hệ thống pháp luật nào, các nước Châu Âu đều chú
trọng xây dựng Luật bảo hiểm từ rất sớm. Đến nay, với mục tiêu xây dựng một thị trường
bảo hiểm chung, về cơ bản, các nước EU đã thống nhất các quy định pháp luật về quản lý,
giám sát, cấp giấy phép cho các công ty bảo hiểm thông qua việc ban hành các chỉ thị về
bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ mà tất cả các nước thành viên đều phải tuân thủ. Nhìn
chung, hoạt động bảo hiểm ở hầu hết các nước EU đều chịu sự điều chỉnh của Luật về
doanh nghiệp bảo hiểm (hay Luật về quản lý, giám sát bảo hiểm) và Luật về hợp đồng bảo
hiểm. Một số loại bảo hiểm đặc thù như bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không, bảo
hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, tái bảo hiểm thường được điều chỉnh bằng các
văn bản luật riêng.
Các nước EU đều nhất trí rằng một thị trường cạnh tranh và ít có sự can thiệp của
Nhà nước sẽ có lợi cho người tham gia bảo hiểm cũng như có lợi cho nền kinh tế. Tuy
nhiên, nhận thức rõ tầm quan trọng của bảo hiểm đối với đời sống kinh tế - xã hội và sự
phát triển của mỗi quốc gia, ngay từ khi mới ra đời, hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở các
nước EU đã chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Ở nhiều nước, cơ quan quản lý Nhà
nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm trực thuộc các Bộ Tài chính, Kinh tế, Thương
mại như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý Tại hầu hết các nước EU, ngân sách dành cho
cơ quan quản lý bảo hiểm được hình thành từ các khoản đóng góp của các doanh nghiệp
bảo hiểm, rất ít nước phải dùng đến tài trợ của ngân sách Nhà nước.
Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm được EU kiểm soát khá chặt chẽ.
Pháp luật các nước đều có sự phân định các loại tài sản mà một doanh nghiệp bảo hiểm có
thể dùng để đầu tư, bao gồm: các quỹ dự phòng nghiệp vụ để chi trả các khiếu nại cho
người được bảo hiểm và các tài sản dùng để thanh toán cho các chủ nợ khác. Do có các
tính chất khác nhau, mỗi loại tài sản phải tuân theo các quy định riêng về đầu tư. Theo
định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo cho cơ quan quản lý bảo hiểm về cơ cấu tài
sản và biến động trong danh mục đầu tư của mình.
TấtcảcácnướcEUđềuduytrìítnhấtmộtloạibảohiểmbắtbuộc.Đólàbảohiểmtráchnhiệm
dânsựchủxecơgiớiđốivớingườithứba. Ngoàira,ở mộtsốnước,bảohiểmtráchnhiệmcủangười

sửdụnglaođộngđốivớingườilàmcông, bảohiểmtráchnhiệmnghềnghiệpcũnglàbắtbuộc. Thông
thường,phíbảohiểmbắtbuộcchịusựkiểmsoátcủacơquanquảnlýbảohiểm.
KinhnghiệmpháttriểnbảohiểmởTrungQuốc.
Trongnhữngnămqua,ngànhbảohiểmTrungQuốcđãcónhững bướcpháttriểnrất nhanh
chóng vàmạnh mẽ.Theo Ủy ban giám sát quản lý bảo hiểm Trung Quốc, trong thời gian
qua, các công ty bảo hiểm trong nước của Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ rất tốt.
Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, trong 5 năm tới, nhịp độ tăng trưởng của ngành bảo
hiểm Trung Quốc có thể đạt tới 20 - 30%, và xu thế này có thể kéo dài trong 15 - 20 năm.
Đến năm 2010, tổng doanh thu phí bảo hiểm thương nghiệp của Trung Quốc sẽ đạt hơn
5.000 tỷ NDT, chiếm hơn 12% GDP, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ sẽ đạt
hơn 3.000 tỷ NDT, chiếm khoảng 6,8% GDP, sẽ vượt qua Anh, Đức, Pháp, về tổng doanh
thu phí sẽ đứng thứ 5 thế giới.
Sự ra đời của Công ty bảo hiểm Tân Cương vào giữa những năm 80 của thế kỷ XX
và hàng loạt các công ty bảo hiểm mới cùng với sự tham gia của các tập đoàn bảo hiểm
nước ngoài đã xoá bỏ tình trạng độc quyền của Công ty bảo hiểm nhân dân Trung Quốc
(PICC), tạo môi trường cạnh tranh mới. Hệ thống thị trường bảo hiểm được xây dựng,
trong đó không chỉ có sự tham gia của người bảo hiểm, người được bảo hiểm mà còn có
các cơ quan môi giới bảo hiểm. Hiệp hội bảo hiểm Trung Quốc được thành lập với tính
chất là một bộ máy tổ chức toàn quốc có tính tự nguyện. Hội những người tiêu dùng cũng
được hình thành nhằm nâng cao hiểu biết, bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm. Hệ
thống pháp lý giám sát, quản lý bảo hiểm chuyên nghiệp được xây dựng với Luật bảo
hiểm và Ủy ban giám sát, quản lý bảo hiểm có chi nhánh ở các địa phương trong nước.
Sau khi đã kiện toàn về pháp lý giám sát, quản lý bảo hiểm Trung Quốc mới tiến hành thị
trường hoá tỷ lệ phí bảo hiểm để tránh gây rối loạn thị trường.
Trước thách thức cạnh tranh của hàng chục công ty bảo hiểm nước ngoài thâm nhập
vào thị trường, Trung Quốc cũng đã tham khảo, học tập các kinh nghiệm thành công và
các biện pháp quản lý tiên tiến của các công ty bảo hiểm nước ngoài để đổi mới các công
ty bảo hiểm trong nước. Trung Quốc đã tiến hành cải cách mô hình tổ chức ở các công ty
bảo hiểm và thực hiện những biện pháp quản lý mới. Cách thức tổ chức theo kiểu cũ với
hình thức quản lý, phân cấp theo hệ thống dọc đã được thay thế bằng mô hình tổ chức mới

có tính co giãn linh hoạt. Mô hình này có rất ít cấp quản lý, giảm bớt rất nhiều các cấp
trung gian trong bộ phận chức năng của doanh nghiệp. Nhiều ban, nhóm được hình thành
với những cán bộ chuyên trách để tăng hiệu quả làm việc, đồng thời các công ty cũng tiến
hành đào tạo hoặc tuyển dụng từ nước ngoài những nhân tài có phẩm chất tốt.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển ngành bảo hiểm của các nước phát triển ta
rútra nhữngbàihọcthànhcôngcơbảnsau:(Phước chuyển phần này qua phần của E nha)
- Chú trọng xây dựng Luật Bảo hiểm, thống nhất các quy định pháp luật về quản lý
và giám sát, cấp giấy phép, Một số loại hình bảo hiểm đặc thù được điều chỉnh bằng
những văn bản luật riêng;
- Xây dựng thị trường Bảo hiểm cạnh tranh ít có sự can thiệp của Nhà nước nhưng
chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước;
- Ngân sách quản lý Bảo hiểm hình thành từ việc đóng góp của các doanh nghiệp
Bảo hiểm, ít phải sử dụng ngân sách Nhà nước;
- Sự quản lý chặt chẽ các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Bảo hiểm;
- Xây dựng mô hình quản lý linh hoạt, ít cấp quản lý, hoạt động của doanh nghiệp
chịu sự quản lý của các cán bộ quản lý chuyên trách;
- Thu hút lao động có chất lượng làm việc tại các doanh nghiệp bảo hiểm.
2.1.Khái quát về thZc tr[ng hệ thống giám sát tài chính ở các DNBH Việt Nam
Hệ thống quản lý nhà nước đối với các DNBH đã được cụ thể hóa thông qua hệ
thống các văn bản luật, nghị định, thông tư,…; Các DNBH hoạt động dựa trên Luật Kinh
doanh bảo hiểm và chịu sự quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh
bảo hiểm bởi Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (trực thuộc Bộ Tài chính). Quyết định số
153/2003/QĐ- BTC của Bộ Tài chính ban hành hệ thống chỉ tiêu giám sát DNBH cụ thể
như sau:
• Các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
 Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ
 Chỉ tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm trên nguồn vốn, quỹ
 Chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm thuần trên nguồn vốn, quỹ
 Chỉ tiêu thay đổi doanh thu phí bảo hiểm thuần
 Chỉ tiêu trợ vốn trên nguồn vốn, quỹ

 Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường
 Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm
 Chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư
 Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản
 Chỉ tiêu nợ phí trên nguồn vốn, quỹ
 Chỉ tiêu dự phòng bồi thường trên phí bảo hiểm thuần được hưởng
• Các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
 Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ
 Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm
 Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm
 Chỉ tiêu tỷ lệ trả tiền bảo hiểm
 Chỉ tiêu tỷ lệ duy trì hợp đồng
 Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu sản phẩm bảo hiểm
 Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu tài sản
 Chỉ tiêu thay đổi về dự phòng
 Chỉ tiêu thanh khoản
 Chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư vào các công ty liên kết
 Chỉ tiêu khả năng thanh toán
 Chỉ tiêu nguồn vốn, quỹ điều chỉnh trên tổng công nợ
 Chỉ tiêu lợi nhuận
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư tài sản
Các doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu giám sát và gửi
kết quả cho Bộ Tài chính vào thời điểm nộp báo cáo tài chính hàng năm theo quy định.
Trường hợp kết quả tính toán của các chỉ tiêu có những biến động bất thường, các doanh
nghiệp bảo hiểm phải báo cáo ngay và giải trình những yếu tố gây nên biến động đó với
Bộ Tài chính và có những biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời. Vụ Bảo hiểm có trách
nhiệm phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm thông qua Hệ
thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm và tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám
sát theo quy định của pháp luật.

Một số chỉ tiêu giám sát của các công ty bảo hiểm nhân thọ
CH_ TIÊU
BẢO VIỆT
(2011)
BẢO MINH
(2011)
MANULIFE
(2012)
PRUDENTIAL
(2012)
Tỷ lệ thay đổi về nguồn
vốn/quỹ
-2.65% 6.53% 10.91% 15.60%
Chỉ tiêu tổng doanh thu
phí bảo hiểm trên
nguồn vốn, quỹ
21.50% 93.88%
Chỉ tiêu doanh thu phí
bảo hiểm thuần trên
nguồn vốn, quỹ
18.36% 68.68% 27.09% 20.00%
Chỉ tiêu thay đổi doanh
thu phí bảo hiểm thuần
24.17% 12.02% 21.08% 8.55%
Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí
hoạt động kinh doanh
bảo hiểm
78.06% 67.97% 52.03% 103.15%
Chỉ tiêu công nợ trên
tài sản có tính thanh

khoản
137.27% 67.65% 270.55% 341.82%
Theo Cục QLBH, việc quản lý giám sát được thực hiện qua 2 hình thức là giám sát
từ xa và kiểm tra tại chỗ. Tuy nhiên, Cục mới chỉ tập trung giám sát việc tuân thủ các quy
định pháp luật, chứ chưa thực hiện giám sát trên cơ sở đánh giá rủi ro đối với DN. Hoạt
động giám sát từ xa còn thụ động, chủ yếu dựa trên báo cáo do DN cung cấp. Do vậy,
phần lớn vụ việc được phát hiện trong quá trình thanh kiểm tra DN hoặc nhờ vào nguồn
tin khác.
Trong khi đó, mặc dù hầu hết cán bộ quản lý đã đáp ứng được yêu cầu, nhưng để có
thể soi xét tường tận hoạt động của các DN đa năng tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, cán
bộ quản lý phải có kiến thức, kinh nghiệm sâu rộng thì không có nhiều người làm được.
Theo quy định, hiện có 12 chỉ tiêu giám sát DN bảo hiểm phi nhân thọ và 14 chỉ
tiêu giám sát DN bảo hiểm nhân thọ. Các chỉ tiêu này tập trung đánh giá những thay đổi
về vốn, quy mô kinh doanh, khả năng tài chính, khả năng thanh toán, việc trích lập dự
phòng nghiệp vụ và tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh, nguy cơ rủi ro, khả
năng giải quyết rủi ro… Tuy nhiên, các chỉ tiêu này được nghiên cứu từ các chỉ tiêu giám
sát IRIS (Hoa Kỳ) nên còn một vài bất cập.
Một số chỉ tiêu giám sát của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ 2011
CH_ TIÊU
BẢO
VIỆT
PVI
BẢO
MINH
PJICO PTI
Chỉ tiêu thay đổi về nguồn
vốn, quỹ
-2.65% 31.44% 6.53% 17.24% 9.65%
Chỉ tiêu nguồn vốn, quỹ
điều chỉnh trên tổng công nợ

142.74% 229.76% 147.81% 174.91% 170.99%
Chỉ tiêu lợi nhuận 12.69% 6.51% 8.18% 6.43% 5.93%
Biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của luật pháp VN được tính toán
dựa trên doanh thu phí bảo hiểm (dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm được
trích lập từ phí bảo hiểm). Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc thu phí
trước và chi trả (bồi thường) sau; vì vậy, có vẻ như doanh nghiệp sẽ rất an toàn nếu quy
mô của quỹ dự phòng nghiệp vụ càng lớn. Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp bảo
hiểm hàm chứa rất nhiều loại rủi ro khi mà các nhà bảo hiểm còn là những nhà đầu tư tài
chính trên thị trường. Do đó, việc giám sát theo biên khả năng thanh toán nói trên không
phản ánh được hết các yếu tố rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp (rủi ro thị
trường, rủi ro lãi suất, rủi ro kinh doanh, ). Việc giám sát như vậy sẽ không hiệu quả.
Ngoài các quỹ dự phòng nghiệp vụ (chủ yếu được trích lập từ phí bảo hiểm), doanh
nghiệp bảo hiểm còn cần phải (bị luật pháp buộc phải) có nguồn vốn cần thiết để không
chỉ đảm bảo đủ khả năng thanh toán mà còn có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh khi có
những tình huống bất lợi xảy ra. Điều này ở VN chỉ dừng lại ở mức vốn pháp định được
đánh giá là không lớn cho một định chế tài chính trung gian như doanh nghiệp bảo hiểm
và áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp cùng lĩnh vực (phi nhân thọ: 300 tỷ, nhân
thọ: 600 tỷ đồng).
Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đã và đang thâm nhập đáng kể vào thị
trường bảo hiểm VN, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ khi nó chiếm đến gần 70% thị phần
với nhiều hình thức: công ty 100% vốn nước ngoài, liên doanh, tham gia góp vốn với tư
cách cổ đông chiến lược tại các công ty cổ phần VN. Điều này chứng minh cho sự hội
nhập của thị trường bảo hiểm VN sau gần 18 năm hình thành và phát triển. Mức độ hội
nhập của ngành bảo hiểm sẽ còn mạnh mẽ hơn trong thời gian tới với những cam kết của
VN tiếp tục mở cửa khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới - WTO. Chính điều này cho
thấy hệ thống giám sát hiện tại sẽ khó đáp ứng được những yêu cầu giám sát tài chính thị
trường bảo hiểm có nhiều rủi ro mang tính quốc tế trong giai đoạn sắp tới.
2.3.Nhu cầu về việc thành lập một mô hình cơ quan giám sát (CQGS) tài chính hợp nhất
2.3.1. Cơ quan giám sát tài chính hợp nhất
Hơn 2 thập kỷ trở lại đây, trên thế giới đã hình thành một xu hướng khá rõ nét trong

việc hợp nhất các cơ quan quản lý và giám sát các ngân hàng, công ty chứng khoán và
công ty bảo hiểm. Có rất nhiều ý kiến ủng hộ cho phương thức cơ quan giám sát hợp nhất
nhưng cũng có không ít ý kiến phản đối mô hình này. Câu hỏi đặt ra là có phải hợp nhất sẽ
đi kèm với chất lượng giám sát hiệu quả hơn không? Liệu rằng mô hình CQGS hợp nhất
có phù hợp cho tất cả các quốc gia không?Và những khó khăn đằng sau nó là gì?
Xu hướng hợp nhất các cơ quan quản lý và giám sát thị trường tài chính (TTTC)
hay nói đúng hơn là sự chuyển hướng từ phương thức giám sát theo từng lĩnh vực riêng lẻ
sang hình thành một CQGS duy nhất, thực hiện giám sát toàn bộ hệ thống tài chính theo
các mục tiêu đề ra, đang trở nên rõ nét trên phạm vi toàn cầu bởi mô hình này mang lại
hiệu quả giám sát cao hơn và nhất quán hơn.
Nhìn lại lịch sử phát triển của TTTC có thể thấy rằng, một trong những sự phát
triển vượt bậc của TTTC cuối thế kỷ 20 là sự ra đời của các Tập đoàn tài chính lớn, kinh
doanh đan xen, đa ngành, đa lĩnh vực. Chỉ trong vòng 5 năm, từ năm 1995 đến năm 2000,
số lượng các Tập đoàn lớn được xếp vào danh sách 500 tổ chức tài chính lớn nhất thế giới
đã tăng trừ 42% lên 60%. Điều này đã gây khó khăn lớn cho các cơ quan quản lý và giám
sát khi phân chia giám sát theo lĩnh vực và đó cũng là lý do chủ yếu cho sự ra đời của mô
hình CQGS hợp nhất vì mô hình này có thể giám sát chéo giữa các lĩnh vực kinh doanh
khác nhau của cùng một Tập đoàn mà không tạo nên sự chồng chéo.
Đối với một CQGS hợp nhất, mục tiêu giám sát thận trọng là mục tiêu quan trọng
nhất trong giám sát và quản lý khu vực tài chính và nó bao gồm: giám sát ổn định vĩ mô:
đảm bảo tính an toàn cho cả hệ thống tài chính; giám sát ổn định vi mô: đảm bảo sự ổn
định cho mỗi thành viên tham gia thị trường; bảo vệ người tiêu dùng và chính sách cạnh
tranh nhằm phòng ngừa những thất bại của thị trường. Tuy vậy, trong nhiều báo cáo (kể cả
các báo cáo của IMF), các tác giả thường cho rằng, một CQGS được coi là hợp nhất hoàn
toàn (fully integrated) là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát thận trọng với ít nhất 3 mảng
thị trường: ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán. Những cơ quan này, đôi khi không chịu
trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng. Cũng bởi thế, trong mô hình giám sát hợp nhất còn có
“mô hình hợp nhất 2 đỉnh” (two peaks framework) - mô hình mà ở đó một cơ quan chịu
trách nhiệm giám sát thận trọng trong cả 3 lĩnh vực chính: ngân hàng, chứng khoán, bảo
hiểm và một cơ quan chịu trách nhiệm về giám sát hoạt động, bảo vệ người tiêu dùng và

quản trị công ty.
Singapore là quốc gia đầu tiên áp dụng mô hình CQGS hợp nhất vào năm 1982 rồi
đến Nauy năm 1986. Sau đó là một loạt các nước ở Châu Âu, như Đan Mạch năm 1988,
Thụy Điển năm 1991, Anh năm 1997, Đức và Áo năm 2002, Aixơlen năm 2003 và Bỉ năm
2004…Tính chung trên toàn thế giới, đến cuối năm 2004, đã có 29 quốc gia và vùng lãnh
thổ có CQGS hợp nhất. Theo báo cáo năm 2006 của IMF thì vẫn có tới 41% các quốc gia
và vùng lãnh thổ lựa chọn mô hình CQGS theo lĩnh vực, trong đó có Mỹ; 26% lựa chọn
mô hình hợp nhất một phần, tức là CQGS chỉ giám sát 2 trong 3 lĩnh vực; và có 33% có
mô hình CQGS hợp nhất.
2.3.2. Những ưu điểm và h[n chế mô hình CQGS hợp nhất
2.3.2.1. Ưu điểm
Thứ nhấtlà tính hiệu quả giám sát và hiệu lực thi hành cao, đặc biệt trong việc
giám sát chéo hoạt động trong các Tập đoàn tài chính kinh doanh đa ngành. Việc sáp nhập
các CQGS riêng lẻ vào thành một CQGS duy nhất sẽ làm tăng hiệu quả điều phối, giảm
bớt các chức năng trùng lắp. Việc xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực trong giám sát sẽ
tránh được những “khoảng trống” trong quản lý, đặc biệt là quản lý rủi ro, giúp CQGS
đánh giá được rủi ro tổng thể, ngăn chặn nguy cơ lan truyền rủi ro
Thứ hai, mô hình CQGS hợp nhất góp phần đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng.
Những sản phẩm tài chính như nhau sẽ chịu sự quản lý như nhau từ phía cơ quan quản lý
Nhà nước, tránh được tình trạng thiếu đồng nhất trong các văn bản quản lý được ban hành
bởi các cơ quan khác nhau, đồng thời tránh được sự chồng chéo trong hoạt động quản lý,
tạo nên một sân chơi bình đẳng hơn cho các thành viên tham gia thị trường. Điều này đặc
biệt quan trọng khi mô hình tổ chức của các tổ chức tài chính và các sản phẩm cung cấp có
quá nhiều điểm tương đồng. Bởi lẽ, nếu không có một cơ quan quản lý và giám sát hợp
nhất, tất yếu sẽ tạo nên những khác biệt về chính sách và sẽ tạo ra những lợi thế cho một
số thành viên thị trường.
Thứ ba, mô hình có tính linh hoạt cao hơn. Một thể chế đơn nhất rõ ràng sẽ giải
quyết các mâu thuẫn hiệu quả hơn và sẽ phản ứng nhanh hơn trước các yêu cầu, nhất là
đối với các sản phẩm và dịch vụ mới - điều này đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế
đang phát triển và mới nổi khi tiến hành những thay đổi cơ cấu.

Thứ tư, mô hình sẽ phát huy được lợi ích kinh tế nhờ quy mô.Cùng chia sẻ cơ sở hạ
tầng, cùng một bộ phận hành chính và hỗ trợ sẽ giảm đáng kể chi phí hành chính. Hơn
nữa, khi các số liệu được tập trung về một đầu mối, việc phân tích các số liệu trong báo
cáo sẽhiệu quả hơn và chính xác hơn, tránh được sự chồng chéo trong thu thập thông tin
và giảm được những thông tin sai lệch.
Thứ năm, mô hình này cũng góp phần nâng cao tính trách nhiệm. Khi chỉ có một
cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm giám sát, họ không thể đổ lỗi cho ai được nữa. Tuy
nhiên, để có được điều này, đòi hỏi phải đưa ra những mục tiêu rõ ràng và có sự phân
công, phân nhiệm hết sức cụ thể.
2.3.2.2. H[n chế
Thứ nhất,nếu các mục tiêu không được xác định rõ ràng và không quy định cụ thể
về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn thì hiệu quả của mô hình này thậm chí còn không
bằng mô hình CQGS theo lĩnh vực riêng lẻ.
Thứ hai, lợi ích kinh tế nhờ quy mô sẽ rất khó đạt được nếu các quy định giữa các
lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán cũng như các quy định có liên quan đến nhiều
lĩnh vực khác nhau không được hài hòa hóa khi hợp nhất. Khi đó, không những lợi ích
kinh tế nhờ quy mô không đạt được mà nó còn phản tác dụng vì sẽ rất khó quản lý được
một tổ chức có quy mô quá lớn và phạm vi ảnh hưởng quá rộng.
Thứ ba, rủi ro về đạo đức cũng là một vấn đề tiềm ẩn. Khi các thành viên tham gia
thị trường tin tưởng rằng tất cả các chủ nợ của các tổ chức đều được giám sát bởi CQGS
hợp nhất thì cũng có nghĩa là họ sẽ được bảo vệ như nhau. Chẳng hạn, chủ nợ của một tổ
chức tài chính có thể hy vọng và yêu cầu được bảo vệ như những người gửi tiền trong
ngân hàng khi có những vấn đề tài chính nảy sinh.Vấn đề chia sẻ thông tin cũng là một
trong những nguyên nhân của rủi ro đạo đức.
Thứ tư, quá trình hợp nhất thường nảy sinh rất nhiều rủi ro tiềm ẩn như: (1) việc
lựa chọn cơ chế giám sát được được thảo luận mở; vì thế, không thể đảm bảo cơ chế được
chọn là cơ chế tối ưu bởi lẽ, mô hình này có thể là tối ưu đối với nước này nhưng với nước
khác lại không phải là tối ưu; (2) hiệu quả của quá trình thay đổi có thể bị ảnh hưởng bởi
lợi ích riêng nào đó; (3) quá trình hợp nhất là không ngắn nên có thể mất một số cán bộ trụ
cột; (4) trong quá trình hợp nhất về mặt kỹ thuật, sự phát triển của thị trường có thể sẽ

không nhận được sự giám sát và quản lý một cách thích đáng trong ngắn hạn.
2.4. Những tồn t[i h[n chế về DNBH và ho[t động giám sát tài chính các DNBH
2.4.1. H[n chế của DNBH
Thực tế hiện nay, vấn đề cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNBH vẫn còn tồn
tại, trong đó vẫn còn hiện tượng cạnh tranh về phí và Cục Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm
(QL&GSBH) đang dự kiến trình Bộ Tài chính đưa ra mức phí sàn vì hiện nay mức phí
cạnh tranh giữa các DNBH là quá thấp. Bên cạnh đó, vấn đề về trục lợi bảo hiểm cũng đã
được đại diện Công ty Prudential đưa ra tại Hội nghị và đề nghị cần có các giải pháp cho
vấn đề này vì hiện tượng này ngày càng trở nên phổ biến.
Về vấn đề quản trị của các DNBH, ông Trịnh Quang Tuyến, Chủ tịch Hiệp hội bảo
hiểm Việt Nam cho rằng, năng lực quản trị của các DNBH Việt Nam còn nhiều hạn chế;
do đó, việc tiết giảm chi phí chưa thực sự hiệu quả như các DNBH nước ngoài. Trong một
vài năm trở lại đây, một số DNBH Việt Nam như Bảo Việt, Bảo Minh, Vinare đã thực
hiện tái cấu trúc lại DN nhằm hoạt động được hiệu quả hơn.
Đại diện Công ty Bảo hiểm Bảo Minh đề nghị, trong quá trình tái cấu trúc các
DNBH có thể đưa ra các giải pháp sáp nhập hoặc giải thể những DN làm ăn kinh doanh
không hiệu quả. Ngoài ra, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng cần có các biện pháp
tăng cường, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những DNBH vi phạm các quy định trong
quá trình hoạt động kinh doanh.
Để ngành bảo hiểm tiếp tục phát huy những kết quả đạt và đạt nhiều thành công
hơn nữa Thứ trưởng Trần Xuân Hà đề nghị cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các
cơ quan quản lý nhà nước với DNBH để tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp
luật về bảo hiểm. Bên cạnh đó, ngành bảo hiểm phải thực hiện được các bước căn bản
trong vấn đề tái cấu trúc DNBH, các DNBH phải tự tổ chức tái cấu trúc DN của mình
trong các vấn đề về quản trị, đầu tư, sản phẩm, khả năng tài chính, trong đó trọng tâm là
tái cấu trúc về khả năng tài chính. Cơ quan quản lý NN cần nghiên cứu về bộ tiêu chí mới
về an toàn tài chính trong lĩnh vực BH, trong đó bám sát tiêu chí và chuẩn mực quốc tế,
trên cơ sở đó sẽ quy định rõ về cưỡng chế thực thi; cố gắng triển khai quyết liệt bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm nông nghiệp, là 2 loại hình bảo hiểm mới và có những khó
khăn nhất định; phải xem xét để phát triển sản phẩm mới, ví dụ như bảo hiểm trong lĩnh

vực năng lượng nguyên tử hạt nhân, bảo hiểm cho các cơ sở khám chữa bệnh, bảo hiểm
hưu trí nhằm đảm bảo cho kênh bảo hiểm ngày càng mở rộng, đảm bảo an sinh xã hội.
Ngoài ra, các DNBH phối hợp cùng các cơ quan quản lý NN tự chủ động chấn chỉnh các
hoạt động, khắc phục những khiếm khuyết của mình trong quá trình tự thanh tra, kiểm tra.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà nhận định tại Hội nghị ngành
Bảo hiểm năm 2013 do Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tổ chức sáng
2/4/2013 tại Hà Nội thì: "Vấn đề chínhcủa thị trường bảo hiểm hiện nay là do đầu tư
không hiệu quả nên dẫn tới tình trạng mất an toàn, đầu tư không thu hồi được vốn, do đó,
tới đây chúng ta phải xem xét phân loại đánh giá lại tiêu chí để có những biện pháp chấn
chỉnh và cải thiện xếp hạng của doanh nghiệp bảo hiểm".
Và cũng như ông Trịnh Thanh Hoan, Cục trưởng Cục QL&GSBH (Bộ Tài chính)
đã thẳng thắn, qua công tác thanh kiểm tra phát hiện 100% DNBH đều vi phạm về hoa
hồng và bồi thường, cá biệt có lúc thị trường “rối loạn”.
Mặt khác, công tác quản lý rủi ro (rủi ro bảo hiểm, rủi ro hoạt động và các rủi ro
khác…) với quản trị doanh nghiệp còn chưa chú trọng đúng mức và chặt chẽ về các vấn đề
như: các phương pháp mô hình đo lường rủi ro, các phân tích về độ nhạy của lãi suất, xây
dựng kịch bản kiểm tra áp lực;kiểm soát chặt chẽ quy trình thủ tục phê duyệt tài sản mới
hoặc đưa ra nguyên tắc định giá, tái bảo hiểm và giám sát các vấn đề nảy sinh; hay như đa
dạng hóa theo loại loại hình sản phẩm và quyền lợi được bảo hiểm; thực hiện tái bảo hiểm
để chuyển giao một rủi ro của những hợp đồng lớn cho công ty tái bảo hiểm thông qua các
hợp đồng tái bảo hiểm cố định và tạm thời…
2.4.2. H[n chế về ho[t động giám sát tài chính các DNBH
2.4.2.1. Về phương pháp giám sát
Chỉ mới chú trọng đến khâu giám sát từ xa thông qua hệ thống báo cáo tài chính
của các doanh nghiệp gởi lên theo định kỳ mà chưa tổ chức kiểm tra thường xuyên và
giám sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, văn phòng đại diện công ty
bảo hiểm nước ngoài tại cơ sở. Như ta đã biết, để giám sát có hiệu quả cần cả giám sát từ
xa qua các báo cáo tài chính và thanh tra tại chỗ. Người giám sát từ xa phân tích các báo
cáo định kỳ còn thanh tra tại chỗ xác định mức độ trung thực của các báo cáo này, đánh
giá chi tiết về những nguy cơ mà người giám sát từ xa không thể đánh giá được. Trong

thực tế nếu giám sát tại chỗ chắc chắn có nhiều vấn đề cần mà các công ty bảo hiểm đã
không đề cập trong các báo cáo định kỳ của mình.
2.4.2.2. Về nội dung giám sát:
Giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian qua chủ yếu
tập trung vào các nội dung sau đây:
 Kiểm tra, giám sát về khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, bản chất của chỉ
tiêu này là nhằm xác định tài sản có thể hoán chuyển thành tiền mặt của doanh nghiệp có
khả năng trả các khoản nợ đến hạn hay không? Nhưng do đặc thù của ngành bảo hiểm
”thu phí trước trả tiền sau” cho nên khi phát sinh nhu cầu chi trả nếu tổn thất thuộc phạm
vi bảo hiểm xảy ra có thể doanh nghiệp bảo hiểm không đảm bảo được nhu cầu này. Vì
thế, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phải là khả năng chi trả khi phát sinh
các yêu cầu bồi thường. Hiện nay qui định trên các văn bản pháp lý xác định khả năng
thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm còn nhiều điều bất cập, không rõ ràng.
 Kiểm tra, giám sát về tình hình trích lập dự phòng nghiệp vụ. Dự phòng nghiệp vụ là
khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những
trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã
giao kết. Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ theo
hướng dẫn của thông tư 72, rõ ràng các quy định theo thông tư này về trích lập quỹ dự
phòng nghiệp vụ còn nhiều bất cập như chưa qui định mức tối thiểu, chưa loại trừ những
hợp đồng hiệu lực đã kết thúc, chưa quy định mức lãi suất kỹ thuật khống chế,…
 Kiểm tra , giám sát tình hình đầu tư: nhìn chung trong thời gian qua các doanh nghiệp bảo
hiểm đã tuân thủ nguyên tắc an toàn trong đầu tư quỹ nhàn rỗi của mình nhưng vẫn đảm
bảo được mức sinh lời tối thiểu, đó là đầu tư vào trái phiếu chính phủ hoặc gởi tại các
ngân hàng lấy lãi. Có thể hiểu được điều này vì thị trường tài chính VN chưa phát triển
hoàn chỉnh nên các công ty bảo hiểm e ngại khi đầu tư vào các chứng khoán công ty. Bên
cạnh đó hình thức góp vốn liên doanh cũng được các công ty bảo hiểm xem xét nhưng tỷ
trọng góp vốn là bao nhiêu và trong các lĩnh vực nào để đảm bảo khả năng thanh toán cho
các công ty bảo hiểm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu số 2 (20) ngày 29/3/2012: “Giám sát các tập

đoàn tài chính có kinh doanh bảo hiểm – Kỳ 5: Thực tiễn giám sát hoạt động của các
tập đoàn, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tài chính có kinh doanh bảo hiểm tại
Việt Nam”.
2. Đại học Ngoại thương, Bảo hiểm Việt Nam – “Thực trạng và giải pháp phát triển,
2003”.
3. Ths. Nguyễn Tiến Hùng và Ths. Võ Đình Trí (ĐH Kinh Tế Tài Chính TP. HCM) –
“Giám sát tài chính đối với các Doanh nghiệp bảo hiểm”.
4. Ts. Nguyễn Ngọc Định và Ths. Hồ Thị Thủy Tiên (ĐH Kinh Tế TP.HCM) – “Vấn đề
giám sát tài chính đối với các công ty bảo hiểm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế ở Việt Nam”.
5. Các văn bản pháp luật về bảo hiểm:
• Nghị định số 46/2007/NĐ- CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài
chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
• Quyết định số 153/2003/QĐ- BTC của Bộ Tài chính ban hành hệ thống chỉ tiêu
giám sát DNBH;
• Quyết định số 2330/QĐ-BTC
• Thông tư số 125/2012/TT-BTC
• Thông tư số 155/2007/TT-BTC
• Thông tư số 156/2007/TT-BTC
6. Các trang Web:


• />tho.html









• .


×