Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần lương thực vật tư Đăk Lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.73 KB, 35 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện chính sách nền kinh tế mở cửa của nước ta đang từng bước chuyển sang nền
cơ chế thị trường có sự điều hành của Nhà nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa các
chính sách về tài chính tiền tệ kế toán không ngừng được đổi mới và hoàn thiện để phù hợp
với sự phát triển – xã hội và hợp tác quốc tế.
Để làm tốt công tác quản lí phải biết tìm kiếm thị trường mở rộng sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Vốn bằng tiền trong một doanh nghiệp còn là một bộ phận tài sản lưu động của
doanh nghiệp tồn tại dưới các dạng khác nhau việc hạch toán vốn bằng tiền trong doanh
nghiệp tốt hay không tốt sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất mà ở kế
toán như là một công cụ giúp cho việc sản xuất kinh doanh thực hiện đúng mục tiêu
giúp cho công tác quản lí doanh nghiệp đạt tính năng động, sáng tạo tự chủ và làm việc
một cách khoa học và có hệ thống nhằm lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
Vì vậy để thực hiện sản xuất kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp thực hiện tốt các
nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, đảm bảo và ngày càng nâng cao được đời sống của
cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, phải thường xuyên kiểm tra – đánh giá diễn
biến và kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh chú trọng đến việc quản lí và sử dụng một
cách hợp lí và tiết kiệm nguồn vốn trong kinh doanh. Nhận thức rõ vị trí và vai trò của công
tác kế toán đối với doanh nghiệp nói chung và Công Ty Cổ Phần Lương Thực Vật Tư
DakLak nói riêng hết sức quan trọng .
Trong đó “Vốn bằng tiền” chiếm ưu thế quan trọng nếu quản lí tốt bằng tiền sẽ sử
dụng tiền một cách hiệu quả được xem như là một mắc xích trọng yếu trong sản xuất
kinh doanh. Do đó em chọn đề tài “Kế toán vốn bằng tiền ”. Công Ty Cổ Phần
Lương Thực Vật Tư DakLak làm báo cáo tốt nghiệp.
Nội dung của đề tài nhằm góp phần trong công tác kế toán tài chính trong giai
đoạn hiện nay. Nội dung đề tài gồm ba chương và phần kết luận.
Chương I: Nội dung hạch toán nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ
phần Lương thực Vật tư DakLak.
Chương II: Đặc điểm tình hình chung của Công ty
Chương III: Nhận xét và kiến nghị
1


CHƯƠNG I
NỘI DUNG HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN VỐN
BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC
VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP ĐĂKLĂK
I./ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN NGHIỆP
VỤ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1. Khái niệm:
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động, dùng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Các tài khoản vốn bằng tiền dùng để phản ánh số tiền hiện có và
tình hình tăng giảm của các loại vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Nó được thể hiện dưới
hình thức tiền tệ của doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ở Ngân hàng kho
bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển.
2. Ý nghĩa vốn bằng tiền tại các doanh nghiệp:
Vốn bằng tiền có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ
một doanh nghiệp nào. Nó là tài sản lưu động có tính lưu hoạt cao nhất, sự luân chuyển của
nó có liên quan đến hầu hết các giai đoạn sản xuất kinh doanh chủ yếu doanh nghiệp. Vốn
bằng tiền là mạch máu lưu thông của các doanh nghiệp, nó được thể hiện qua việc thanh
toán tiền mua hàng cho người bán hoặc trả các khoản nợ phải trả, thực hiện nghĩa vụ với
Nhà nước, hay thực hiện ngay một số chi phí sản xuất kinh doanh bảng tiền như: Tuyên
truyền quảng cáo và là kết quả bán hàng hay thu hồi nợ phải thu … như vậy qua sự luân
chuyển vốn bằng tiền người ta có thể kiểm tra và đánh giá các hoạt động kinh tế tài chính
của doanh nghiệp. Mặt khác số dư hiện có của vốn bằng tiền còn phản ánh khả năng thanh
toán tức thời của doang nghiệp.
II/ NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1. Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam
(ĐVN ).
2. Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào Ngân hàng phải
quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam. Hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán
theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch là tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà

2
nước Việt Nam công bố thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán. Bên có các
tài TK 1112 và TK1122 được quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam. Hoặc đơn vị tiền tệ chính
thức sử dụng trong kinh tế theo tỷ giá trên sổ kế toán TK1112 hoặc TK1122 theo một trong
các phương pháp : Bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước …
Ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên TK007 “Ngoại tệ các
loại” ( TK ngoài bảng cân đối kế toán ).
3. Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở nhóm TK vốn bằng tiền chỉ áp
dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.
Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách phẩm
chất và giá trị của từng thứ, từng loại giá trị vàng, bạc, đá quý, kim khí quý được tính theo
giá thực tế (Giá hóa đơn hoặc giá được thanh toán).
III./ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
Kế toán theo dõi hạch toán quản lý vốn bằng tiền ghi chép phản ánh từng loại thu, chi
các loại vốn bằng tiền theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số hiệu tài khoản của các
loại vốn bằng tiền.
Giám sát quản lý bảo quản đảm bảo sự an toàn các loại vốn bằng tiền của doanh
nghiệp một cách hiệu quả.
IV/ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN SỬ DỤNG CÁC TÀI KHOẢN
Tài khoản 111 – Tiền mặt
Tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển.
Trong đó TK 113 “Tiền đang chuyển” Tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Vật Tư
Nông Nghiệp Đăk Lăk hiện nay không sử dụng TK tiền đang chuyển, nên em sẽ không đề
cập đến số liệu của TK này.
 KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI QUỸ
I/ NỘI DUNG VÀ NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN TIỀN MẶT
TẠI CÔNG TY
1. Nội dung tiền mặt tại quỹ:
Tiền mặt là một số tiền tồn tại quỹ của doanh nghiệp, bao gồm: Tiền Việt Nam ( kể cả

ngân phiếu ), ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý.
3
Tiền mặt “ĐVN”, ngoại tệ ngân phiếu ở đây Công ty sử dụng tiền mặt là đồng Việt
Nam. Công ty hạch toán theo tỷ giá thực tế, tiền mặt tại quỹ chủ yếu là tiền Việt Nam và
ngân phiếu.
2. Nguyên tắc hạch toán tài khoản 111 – Tiền mặt.
Chỉ phản ánh vào TK 111 – Tiền mặt, số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá
quý, kim khí quý thực tế nhập xuất quỹ tiền mặt. Đối với những khoản tiền thu được
chuyển ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của đơn vị) thì không ghi vào TK 111
– Tiền mặt, mà ghi vào TK 113 – Tiền đang chuyển.
Các khoản tiền, vàng, bạc, đá quý, kim khí quý do doanh nghiệp khác và cá nhân ký
cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của
đơn vị. Riêng vàng, bạc, đá quý, kim khí quý trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ các thủ
tục về cân, đong, đo, đếm số lượng, trọng lượng, giám định chất lượng. Sau đó tiến hành
niêm phong, có xác nhận của người ký cược, ký quỹ trên giấy niêm phong.
Khi tiến hành nhập xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi hoặc chứng từ nhập
xuất vàng, bạc, đá quý, kim khí quý và có đầy đủ chử ký của người nhận, người giao, người
cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc
biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ kèm theo.
Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng
ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất quỹ tiền mặt. Ngân
phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim khí quý và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.
Riêng vàng, bạc, đá quý, kim khí quý phải theo dõi riêng một sổ hay một phần sổ.
Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt, hàng ngày thử phải kiểm
kê số tồn tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền
mặt. Nếu có chênh lệch kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại xác định nguyên nhân và kiến
nghị biện pháp để xử lý về số chênh lệch đó.
II/ TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
* Đối với tiền mặt: Sử dụng tài khoản 111 “Tiền mặt”
- Công dụng: TK 111 “Tiền mặt” dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiệu có

của tiền mặt ở quỹ
- Kết cấu tài khoản:
4
Nợ TK111”Tiền mặt Có
- D
1
: Số tiền mặt tồn quỹ hiện có trong
kỳ.
- Số phát sinh (+)
+ Số tiền mặt tồn quỹ hiện có
+ Số tiền mặt thừa khi kiểm kê
- Số phát sinh (-)
+ Số tiền mặt chi ra trong kỳ
+ Số tiền mặt thiếu khi kiểm kê
- D
2
: Số tiền mặt tồn quỹ hiện có cuối kỳ
Tài khoản 111 “Tiền mặt” có 3 tài khoản cấp 2:
+ TK 1111: Tiền Việt Nam
+ TK 1112: Ngoại tệ
+ TK 1113: Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý
5
Sơ đồ hạch toán kế toán tiền mặt như sau:
Nợ TK 111 “Tiền mặt” Có
TK 511, 512 TK 112
(1) (7)


TK 333(3331) TK 152,153,156,611,211
(8)


TK 133
TK 711
(2) TK 142,241,627,641,642
(9)
TK112

(3) TK 121,221
(10)
TK131,136,141
(4) TK 222,228
TK121,128,221,222,228 (11)

(5)


TK331,315,341
TK411,451,461
(12)
(6)
TK 331,333,334
(13)

TK 414,415,431
(14)
6
Ghi chú:

(1) Doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ
(2) Thu về từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ

(3) Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ
(4) Người mua, các đơn vị trực thuộc trả tiền
(5) Thu hồi các khoản đầu tư
(6) Nhận vốn (từ ngân sách cấp, cấp trên cấp, nhận vốn góp liên doanh, nhận kinh phí
sự nghiệp, nhận tiền cấp dưới nộp để lập QL cấp trên
(7) Gửi tiền vào Ngân hàng
(8) Mua vật tư, hàng hóa, tài sản cố định
(9) Các khoản chi phí tiền mặt
(10) Mua chứng khoán
(11) Góp vốn liên doanh, đầu tư bất động sản
(12) Trả nợ vay
(13) Phải trả cho người bán, nộp thuế, trả lương
(14) Chi các quỹ
 KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY
I/ NỘI DUNG VÀ NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN TIỀN GỬI TẠI CÔNG TY.
1. Nội dung:
Tiền gửi Ngân hàng là một bộ phận của vốn bằng tiền. Tiền gửi ngân dùng vào mua
sắm hàng hóa, nguyên vật liệu thanh toán tiền hàng cho người bán…
Tiền gửi Ngân hàng phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền gửi của
doanh nghiệp tại Ngân hàng, tại kho bạc Nhà nước hoặc Công ty tài chính.
2. Nguyên tắc hạch toán tiền gửi Ngân hàng .
Căn cứ để hạch toán tiền gửi Ngân hàng trên tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng” là
giấy báo nợ, báo có, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi hoặc bản kê của Ngân hàng.
Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với
chứng từ gốc kèm theo, trường hợp có chênh lệch giữa số liệu trên số kế toán với số liệu ở
chứng từ gốc thì đơn vị phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý
7
kịp thời, nếu đến cuối tháng mà chưa xác định rõ nguyên nhân của khoản chênh lệch đó thì
kế toán ghi số trong số liệu ở giấy báo hay bản kê của Ngân hàng, còn số chênh lệch ghi
vào bên Nợ của TK138 – Phải thu khác (1388) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của

Ngân hàng) hoặc bên Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388) (nếu số liệu của kế toán
nhỏ hơn số liệu của ngân hàng). Sang tháng sau phải tiếp tục kiểm tra đối chiếu tìm nguyên
nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ.
Ở đơn vị có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc, cần mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi
hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho cho công tác giao dịch, thanh toán.
Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết để giám sát chặt chẻ tình hình sử dụng từng loại tiền
gửi nói trên.
Khi có các nghiệp kinh tế phát sinh, các khoản phải thanh toán bằng chuyển khoản, kế
toán Ngân hàng căn cứ vào các lệnh thu, chi hoặc hay các chứng từ khác có liên quan hợp
lệ, để lập Uy nhiệm thu, Uy nhiệm chi. Uy nhiệm thu và ủy nhiệm chi được lập thành 4 liên
có chủ ký của giám đốc và kế toán trưởng mới được xem là hợp lệ, sau đó kế toán Ngân
hàng nơi có Tài khoản của đơn vị để làm thủ tục chuyển tiền, đơn vị trả tiền được nhận lại
một ủy nhiệm chi để ghi sổ.
Sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán Ngân hàng vào ngay cho đơn vị và sẻ rút
ra được số dư cuối ngày. Nếu có chênh lệch hoặc sai sót kế toán báo ngay cho Ngân hàng
để kịp thời xử lý.
Khi đơn vị nhận giấy báo có hoặc nộp tiền vào Ngân hàng thì kế toán ghi vào sổ và rút
ra số dư vào cuối ngày.
Các chứng từ ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ, giấy báo có, bản kê lãi, giấy
nộp tiền vào Ngân hàng … là căn cứ để kế toán ghi vào sổ tiền gửi Ngân hàng.
II/ CHỨNG TỪ SỬ DỤNG VÀ TRÌNH TỰ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ.
1. Chứng từ sử dụng:
Kế toán tiền gửi Ngân hàng sử dụng các chứng từ sau:
Giấy báo nợ:
Giấy báo có:
Ủy nhiệm thu:
Ủy nhiệm chi:
Bản kê Ngân hàng:
2. Trình tự luân chuyển chứng từ:
8

Hàng ngày kế toán vốn bằng tiền căn cứ vào giấy báo nợ, giấy báo có, ủy nhiệm thu
và ủy nhiệm chi để vào sổ chi tiết tiền gửi Ngân hàng. Sổ chi tiết tiền gửi Ngân hàng bao
gồm: Sổ chi tiết theo dõi TK 1121 – Tiền Việt Nam, TK 1122 – Ngoại tệ và TK 1123 –
Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý.
III/ TÀI KHOẢN SỬ DỤNG VÀ CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH
LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY.
1. Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình tăng giảm và số hiện có của Công ty. Kê toán tiền gửi Ngân
hàng sử dụng TK 112 – “Tiền gửi Ngân hàng”. Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp 2:
TK 1121 – Tiền Việt Nam: Phản ánh các khoản tiền Việt Nam đang gửi tại Ngân
hàng.
TK 1122 – Ngoại tệ: Phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tại Ngân hàng đã quy đổi
ra Đồng Việt Nam.
TK 1123 – Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý: Phản ánh giá trị vàng, bạc, đá quý, kim
khí quý đang gửi tại Ngân hàng.
2. Nội dung kết cấu của Tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng:
Bên nợ:
- Các khoản tiền gửi vào Ngân hàng.
- Chênh lệch thừa chưa rõ nguyên nhân ( do số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kê
Ngân hàng lơn hơn số liệu trên sổ kê toán).
Bên có:
- Các khoản tiền rút ra từ Ngân hàng.
- Chênh lệch thiếu chưa rõ nguyên nhân (do số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kê
Ngân hàng nhỏ hơn số liệu trên sổ kê toán).
Số dư bên nợ:
Số tiền hiện còn gửi tại Ngân hàng
4.1 Trưởng hợp tiền gửi là Đồng Việt Nam:
Kế toán tiền gửi căn cứ vào chứng từ nhận tại Ngân hàng để ghi TK - 1121 “Tiền
Việt Nam”.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng tiền gửi Ngân hàng, theo mẫu sau:

Căn cứ để ghi là giấy báo có của Ngân hàng hoặc ủy nhiệm chi, giấy rút hạn mức của
đơn vị chuyển đến.
9
4.2. Trường hợp tiền gửi là ngoại tệ:
Tại Công ty Cổ Phần Lương thực Vật tư Nông Nghiệp Đăk Lăk tiền gửi bằng ngoại
tệ chủ yếu là USD, Công ty dùng để hạch toán các trường hợp nhập khẩu.
Công ty Cổ Phần LTVT Nông Nghiệp Đăk Lăk hạch toán theo tỷ giá thực tế, những
trường hợp không có giá thực tế như tiền ngoại tệ do đơn vị nước ngoài chuyển đến, kế toán
hạch toán theo tỷ giá Ngân hàng tại thơi điểm phát sinh nghiệp vụ. Kế toán nhập số liệu vào
máy tính số tiền được quy đổi ra đồng Viêt Nam và theo dõi nguyên tệ trên sổ TK 007 –
“Ngoại tệ các loại”
* Đối với tiền gửi Ngân hàng : Sử dụng tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng”
- Công dụng: Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình biết động các khoản tiền
gửi của doanh nghiệp tại Ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc Công ty tài chính (nếu có).
- Kết cấu tài khoản:
Nợ TK112”Tiền gửi Ngân hàng” Có
- D
1
: Số tiền gửi hiện có lúc đầu kì
- Số phát sinh (+)
Số tiền gửi Ngân hành trong kỳ - Số phát sinh (-)
Số tiền gửi rút ra khỏi Ngân hành
- D
2
: Số tiền gửi hiện có cuối kỳ
Tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng” có 3 tài khoản cấp 2:
+ TK 1121: Tiền Việt Nam
+ TK 1122: Ngoại tệ
+ TK 1123: Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý
10

TÓM TẮT SƠ BỘ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng Có
TK 511 TK152,153,156
Thu bán hàng chuyển khoản Chuyển TGNH đi mua NVL
NVL, CCDC, hàng hóa
TK515,711 TK144,121
Thu từ hoạt động TC & thu khác Chuyển tiền đi mua chứng khoán

TK121,138 TK211,213,241
Thu từ chuyển khoản ngắn hạn Chuyển KTNH đi mua TS
phải thu khác đi XDCB
TK111 TK331,333,338
Nộp tiền vào Ngân hàng Trả nợ người bán, nộp thuế và
các khoản cho nhà nước
TK131,144 TK627,641,6
Khách hàng chuyển trả tiền Trả tiền điện, nuớc, điện thoại
Mua hàng vào NH bằng TGNH
TK 811,635
Trả các khoản chi phí HĐTC
HD bất thường bằng TGNH
TK133
Thuế GTGT đầu vào được
Khấu trừ
11
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN LƯƠNG THỰC VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
ĐẮKLẮK
I/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN LƯƠNG THỰC VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP ĐẮKLẮK.
1. Quá Trình Hình Thành.
Công ty Lương Thực Vật Tư Nông Nghiệp Đăk Lăk được hình thành từ việc sát nhập
hai Công ty: Công ty Dich vụ cây trồng Đăk Lăk và Công ty lương thực Đăk Lăk theo
quyết định số 320/QĐ-UB ngày 02 tháng 06 năm 1992 của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Đăk
Lăk. Để thực hiện chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng. Nghị quyết của Quốc hội và
nghị định 388 của chính phủ nhằm tăng cường công tác tài chính, tổ chức lại sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, tạo ra nguồn ngân sách. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định
179/QĐ-UB ngày 19 tháng 03 năm 1993 thành lập doanh nghiệp Nhà nước là Công ty
Lương Thực Vật Tư Nông Nghiệp Đăk Lăk.
Công ty Lương Thực Vật Tư Nông Nghiệp Đăk Lăk được thành lập theo quyết định
của ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân,
hạch toán kế toán độc lập, có khuôn dấu riêng, đước cấp vốn, vay vốn và mở tài khoản tại
Ngân hàng để hoạt động theo quyết định của Nhà nước, Công ty có giấy chứng nhận kinh
doanh số 101/85 của sở kế hoạch đầu tư, trọng tài kinh tế tỉnh Đăk Lăk cấp ngày 11 tháng
05 năm 1993.
Tên giao dịch: DAKFOCAM
Trụ sở chính của Công ty: 18 Nguyễn Tất Thành – TP. BMT - Đăklăk
Điện thoại số: 050.855776 - 050.855742 - Fax: 050.855212
Khi mới thành lập Công ty có 150 cán bộ công nhân viên, hiện nay cán bộ công nhân
viên lên tới 184 người, trong đó có 47 nhân viên quản lý và 137 công nhân sản xuất. Trình
độ của nhân viên quản lý từ cao đẳng trở lên. Bắt đầu đi vào hoạt động Công ty không tránh
khỏi những khó khăn về nhiều lĩnh vực như: thiếu vốn, con người, công việc… Nhưng do
quyết tâm cao của Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đến
12
nay đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ và định hướng phát triển kinh tế xã hội do Nhà nước
giao. Tạo thế đứng vựng mạnh trên địa bàn tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho 184 người,
tăng nguồn thu của ngân sách Nhà nước hàng trăm triệu đồng.
Ngày 30 tháng 12 năm 2003 UBND tỉnh ra quyết định số 4487/QĐ-UB chuyển đổi
doanh nghiệp Nhà nước Công ty Lương Thực Vật Tư Nông Nghiệp Đăk Lăk thành “Công

ty Cổ Phần Lương Thực Vật Tư Nông Nghiệp Đăk Lăk” có tên giao dịch quốc tế; Daklak
Agricultural Materials And Food Join Stock Company. Gọi tắt là DAKFOCAM. Công ty
Cổ phần đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.
2. Quá trình phát triển của Công ty.
Trong những thập niên 80 – 90 cùng với đất nước Đăk Lăk cũng đang trong giai đoạn
chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị truờng. Đây là bước ngoặt lớn đánh giá sự
phát triển của đất nước ta.
Công ty Lương Thực Vật Tư Nông Nghiệp Đăk Lăk thành lập khi nền kinh tế nước
nhà chuyển sang nền kinh tế thị trường Công ty đã gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất
cũng như nguồn lực trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước, khu vực và thị
trường Quốc tế. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Công ty đã từng bước đi lên và
đã đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Sau 10 năm thành lập và phát triển Công ty đã trưởng thành về nhiều mặt. Ban lạnh
đạo có năng lực và dày dạn kinh nghiệm trong công tác quản lý nắm bắt nhanh nhạy tình
hình thị trường. Đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng cao trình độ, công nhân kỹ thuật lành
nghề và nhiệt tình trong lao động.
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa doanh nghiệp đã mạnh dạn thanh lý
những thiết bị cũ, mua sắm những thiết bị mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng
nhà kho để đảm bảo cho hàng hóa không bị giảm chất lượng, mua sắm các thiết bị văn
phòng như: máy tính để nâng cao chất lượng công việc …đồng thời không ngừng đào tạo
nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân viên và nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ cán
bộ để từ đó đưa chuyên môn hóa vào sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.
Do nỗ lực của Công ty nên trong thời gian qua Công ty đã đạt được những thành tựu
đáng kể, nó được phản ánh thông qua doanh thu qua các năm đều tăng lên rõ rệt. Không
dừng lại ở đó Công ty đã xác định cho mình một hướng đi đúng đắn, đặt ra các chỉ tiêu kế
hoạch và từ đó hướng sản xuất kinh doanh hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đặt ra.
13
II/ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.
1. Chức Năng:

Công ty trực tiếp kinh doanh lương thực, phân bón, giống cây trồng và nông sản các loại.
Chế biến phục vụ người tiếu dùng và phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn
toàn tỉnh.
Cung cấp dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu và giống cây trồng cho người nông dân thúc
đẩy sản xuất nông nghiệp ngày một phát triển.
Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của đợn vị phục vụ đầu vào cho sản xuất và
mua hết sản phẩm hàng hóa đầu ra (lương thực, nông sản …) Cùng với hệ thống lưu thông
lương thực vật tư nông nghiệp trong cả nước góp phần thúc đẩy sản xuất Nông nghiệp phát
triển và bình ổn giá cả thị trường phục vụ đời sống xã hội.
Đồng thời làm nhiệm vụ giự trử, lưu thông lương thực cung ứng giống cây trồng cho
các nhu cầu và đối tượng chính sách xã hội, cũng như hướng dẫn kỷ thuât trồng trọt cho
đồng bào vùng sâu, vùng xa thuộc diện đói nghèo trong tỉnh, thực hiện chính sách xóa đói
giảm nghèo của Nhà nước và chủ trương của tỉnh.
2. Nhiệm Vụ:
Thực hiện kinh doanh lương thực, phân bón, nông sản và giống cây trồng, thuốc bảo
vệ thực vật theo quy định và kế hoạch của Nhà nước, theo yêu cầu của thị trường nhằm đáp
ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, chủ động trong sản xuất kinh doanh gồm: thu
mua, bảo quản, chế biến lương thực, nông sản, tiêu thụ hàng hóa ở trong tỉnh, xuất khẩu
nông sản. Cung cấp phân bón và giống cây trồng phù hợp cho nông dân trong tỉnh theo
đúng pháp luật, chính sách của Nhà nước.
Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật, tuyên truyền khuyến khích nông dân sản xuất
và thử nghiệm các loại giống mới cho năng suất cao, có khả năng chống sâu bệnh tốt, thực
hiện sản xuất giống ngô lai VN10, giống lúa theo tiêu chuẩn của địa phương và sản xuất
phân bón hữu cơ vi lượng HUDAVIL để cung ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh và các
khách hàng ngoài tỉnh. Giử vai trò chủ đạo về bình ổn giá cả thị trường lương thực vật tư
Nông nghiệp.
14
Nhận và sử dụng hiệu quả bảo toàn và phát huy vốn do Nhà nước giao để thực hiện
kinh doanh, lưu trữ, lưu thông các mặt hàng nông sản, phân bón, lương thực và các nhiệm
vụ khác được giao và đặt biệt thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.

Tổ chức quản lý công tác ứng dụng các giống cây trồng lương thực mới do Công ty
sản xuất và cung ứng cho bà con trong tỉnh.
Quan hệ bình đẳng tương trợ liên doanh, liên kết, hợp tác đôi bên đều có lợi với các
doanh nghiệp khác với các thành phần khác.
Chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tình thần cho cán bộ trong Công ty.
Kinh doanh các loại vật tư, thiết bị chuyên dùng của ngành lương thực. Mở rộng
dich vụ bảo quản, xay xát, chế biến lương thực phục vụ trong và ngoài tỉnh.
Nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cũng như giáo dục về mặt nhận thức
chính trị, tư tưởng cho cán bộ công nhân viên, ý thức của họ đối với xã hội, đối với Công ty,
đối với bản thân.
Bảo quản sử dụng hợp lý tài nguyên góp phần bảo vê an ninh, chính trị địa phương
cũng như môi sinh môi trường.
Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, thực hiên nhiều mặt công tác xã hội
khác như: Đền ơn đáp nghĩa, hộ trợ tài năng trẻ …
3. Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới.
Về tổ chức: Hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức quản lý, thích nghi với thị trường và nền kinh
tế đang tăng trưởng nhanh của đất nước. Đào tạo nhân viên nâng cao trình độ tay nghề,
phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho từng cán bộ công nhân viên, tuyển chọn nhân viên mới.
Về hoạt động sản xuất kinh doanh : Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng hoạt động sản xuất
kinh doanh, thưc hiện chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch với hiệu quả cao, phù hợp với qui định
mới của Nhà nước, phù hợp với định hướng kinh doanh của Công ty tăng cường công tác
bán buôn phân bón (nhập khẩu) và đẩy mạnh hoạt động, đồng thời tập trung vào các mặt
hàng có tiềm năng phát triển và thu được lợi nhuận cao.
Về thị trường: Cũng cố thị trường quen thuộc, phát huy thị trường vốn có, mở rộng thị
trường trong và ngoài tỉnh Công ty thực hiện tiếp thị, giao, nhận, vận chuyển và thu tiền đối
với tất cả các khách hàng. Nếu tìm được đối tác mua hoặc bán, thấp hoặc cao hơn giá Công
ty quy định tại thời điểm hiện tại thì được hưởng 70% phần chênh lệch đó.
15
Mục tiêu: Đạt hiểu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa
phương nâng cao mức sống, vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhu cầu

cho người tiêu dùng.
III/ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY.
1. Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý.

Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn người thực hiện
: Quan hệ phối hợp công tác
1.3. Chức năng từng bộ phận:
Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty. Là người trực tiếp đứng ra ký kết các hợp động kinh tế, trực tiếp chỉ đạo
công tác tài vụ về tổ chức (quản lý vốn, quỹ tiền mặt, lợi nhuận nộp ngân sách) là người bổ
nhiệm cán bộ công nhân viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về người bổ nhiệm và các
hoạt động của Công ty.
Hai phó giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng Giám đốc điều hành Công ty theo
sự phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc, thu nhận và tổng hợp các thông tin từ các
16
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế
hoạch
Phòng
kế toán - tài vụ
Ban quản lý
các dự án
XN cung ứng
dịch vụ
XN thu mua chế
biến

Các chi nhánh
cửa hàng
Trạm đại diện
TP.HCM
phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc để có ý kiến giúp Giám đốc điều hành Công
ty và chịu trách nhiệm trước tổng Giám đốc.
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp tổng Giám Đốc sắp xếp bố trí quy
hạch và quản lý lao động, các công việc hành chính quản trị khác.
Phòng kế hoạch: Gồm có một trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 nhân viên, có nhiệm
vụ lập kế hoạch kinh doanh nhập khẩu hàng hóa, các kế hoạch đầu tư công nghệ mới, soạn
thảo các hợp đồng kinh tế mới, để xuất các nội dung đảm bảo có lợi cho đôi bên thanh lý
các hợp đồng kinh tế.
Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kế toán theo pháp lệnh kế toán
của Nhà nước. Thống kê các chỉ tiêu tài chính giúp Tổng Giám Đốc lãnh đạo và chỉ đạo
quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn có nhiệm vụ tổng hợp quá trình sản xuất thông
qua công tác tài chính và quản lý vật tư hàng hóa, tài sản, tiền vốn, … của đợn vị. Quyết
toán tài chính hàng tháng, hàng năm.
Phòng quản lý dự án: Theo dõi các dự án công trình dân dụng, các cơ sở hạ từng,
nhà kho, nhà xưởng …
Xí nghiệp thu mua chế biến gồm: 1 Giám đốc, 1 kế toán và 20 lao động trực tiếp.
Nhiệm vụ thu mua thu chế biến các loại nông sản, nông công nghiệp trên địa bàn Tây
Nguyên.
Các chi nhánh cửa hàng: Gồm 6 chi nhánh và 2 xí nghiệp trực thuộc hầu hết nằm ở
các huyện trong tỉnh, mỗi chi nhánh mỗi xí nghiệp đều có Giám đốc và một kế toán vào sổ.
Nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ hàng hóa như phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật,
hàng nông sản thực phẩm các sản phẩm phục vụ nông nghiệp. Đồng thời tổ chức thu mua
các loại nông sản lương thực, cà phê để nhập về Công ty theo kế hoạch hàng năm.
Trạm điện Tp. HCM: Gồm 01 trạm trưởng và 2 nhân viên. Nhiệm vụ thu thập và
cung cấp tất cả các thông tin giá cả thị trường trong nước và thế giới. Đồng thời có nhiệm
vụ giao nhận - vận chuyển hàng hóa từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam về,

đồng thời có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường để tiêu thụ các loại hàng hóa của Công ty.
2. Tổ Chức Công Tác Kế Toán Của Công ty.
2.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán tại Công ty.
Bộ máy kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh và quản lý vốn, nguồn
vốn trong Công ty áp dụng loại hình kinh tế tập trung, toàn bộ công việc kiểm tra được tập
trung tại phong kế toán tài vụ của Công ty. Các đơn vị trực thuộc chỉ bố trí các nhân viên kế
17
toán giúp việc thống kê và tập hợp các chứng từ loại hình này phù hợp với qui mô kinh
doanh của Công ty.
2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Ghi chú:
: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ phối hợp
2.3. Nhiệm vụ, chức năng của phòng kế toán.
2.3.1. Nhiệm vụ:
Phát hành các chứng từ nhập xuất hàng hóa, vật tư mà Công ty có. Thiết lập các chứng
từ thu chi tiền mặt và các chứng từ thanh toán qua Ngân hàng, theo dõi tình hình công nợ
phải thu, phải trả với khách hàng, với các chi nhánh, với các cửa hàng trực thuộc và toàn thể
cán bộ công nhân viên trong Công ty. Báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm, thanh toán
các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước, chỉ đạo về mặt nghiệp vụ cho kế toán của các đơn
vị trực thuộc của Công ty.
2.3.2. Chức năng:
18
Kế toán trưởng kiêm trưởng
phòng kế toán tài vụ
Kế toán
công nợ
Kế toán
vốn bằng
tiền

Thủ
quỹ
Kế toán
kho hàng
Kế toán
vật liệu,
CCDC
Kế
toán
thuế
Phó phòng kế toán tổng hợp
Các nhân viên kế toán của các đơn vị trực thuộc
Phòng kế toán tài vụ là một bộ phận quản lý tổ chức tại Công ty, phát sinh các nghiệp
vụ chứng từ kế toán tập hợp các bộ phận lập báo cáo tổng hợp và tình hình hoạt động kinh
tế nhằm giúp Ban lãnh đạo Công ty chỉ đạo trong kinh doanh. Do đó phòng kế toán tài vụ là
phòng chức năng thuộc sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc Công ty.
2.4. Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận:
Kế toán trưởng: Đảm bảo về chế độ tài chính kế toán của Công ty trước pháp
luật, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty, tổ chức điều
hành bộ máy kế toán, thực hiện chức năng nhiệm vụ công tác kế toán tại Công ty.
Phó phòng kế toán tổng hợp: Được phép thay thế kế toán trưởng khi kế toán trưởng
đi văng, hướng dẫn kiểm tra ghi chép hạch toán ở từng bộ phận, xác định kết quả tài chính
và phân phối thu nhập đồng thời tổng hợp số liệu ở các bộ phận, lập báo cáo định ky theo
quy định.
Kế toán thuế: Theo dõi các tài khoản 133, 333. kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào,
đầu ra quyết toán thuế, nộp tờ kê khai hàng tháng.
Quyết toán hóa đơn, mua và quản lý hóa đơn. Nhận hồ sơ thanh toán bán hàng, trợ
giá, trợ cước hàng chính sách.
Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ và tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng giảm
tài sản cố định, vật liệu, công cụ dụng cụ tại từng thời điểm sử dụng, hàng tháng trích lập

khấu hao tài sản cố định, phân bố công cụ dụng cụ, lập định khoản và phản ánh vào các tài
khoản có liên quan.
Kế toán công nợ: Theo dõi công nợ mua, công nợ bán, công nợ nội bộ, các khoản
phải thu, các khoản phải trả, phải trả khách hàng của từng đối tượng. Thương xuyên theo
dõi và đôn đốc thanh toán đối với công nợ đến hạn. Báo cáo kịp thời cho cấp trên để xử lý
các công nợ đến hạn và công nợ quá hạn.
Kế toán kho hàng: Tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa,
phản ánh chính xác kịp thời sản lượng và giá trị tình hình nhập – xuất hàng tồn kho và hao
hụt lưu kho hàng hóa của toàn Công ty. Kiểm tra tình hình gia công chế biến nông sản, cà
phê … xác định giá vốn hàng bán, tổng hợp tình hình tiêu thụ hàng hóa của toàn Công ty.
Kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi chính xác, kịp thời tình hình thu chi quỹ tiền mặt
của Công ty. Quan hệ giao dịch với Ngân hàng về tiền gửi, tiền vay, theo dõi các khoản
phát sinh về tiền vay ngắn hạn, báo cáo kịp thời các khoản vay đến hạn cho kế toán trưởng
19
và Tổng Giám đốc Công ty. Thường xuyên đối chiếu sổ sách kế toán với sổ dư thực tế tại
Ngân hàng và hàng ngày đối chiếu với thủ quỹ về chi phí phát sinh và tồn quỹ.
Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về tình hình thu chi tiền mặt và quản lý tiền tồn quỹ của
Công ty, có trách nhiệm nhận tiền ở Ngân hàng cũng như ở doanh nghiệp khác. Hàng ngày
phải kiểm tra quỹ đối chiếu số liệu thực tế với kế toán vốn bằng tiền và báo cáo tiền quỹ cho
cấp trên.
2.5. Tổ chức công tác kế toán ở Công ty.
2.5.1. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty.
Công ty Cổ Phần Lương Thực Vật Tư Nông Nghiệp Đăklăk kinh doanh các mặt hàng
phục vụ sản xuất nông nghiệp, nên sản lượng các mặt hàng đa dạng, phong phú, nghiệp vụ
kinh tế phát sinh hàng ngày rất nhiều. Nên Công ty áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ
ghi sổ” hình thức này có mẫu đơn giản, sử dụng nhiều tờ rời giúp cho viẹc ghi chép kiểm
tra, đối chiếu được dễ dàng, chặt chẽ chính xác, thích hợp cho việc bố trí phân công các bộ
phận kế toán được thuận lợi và không đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao.
2.5.2. Ta có sơ đồ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.
20

Chứng từ gốc
Báo cáo tài
chính
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Bảng cân đối
phát sinh
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Sổ kế toán chi
tiết
Sổ quỹ
Ghi chú:

:Ghi hàng ngày
:Ghi cuối thàng, cuối quý
:Quan hệ đối chiếu
2.6. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Cổ Phần Lương Thực Vật Tư
Nông Nghiệp Đăk Lăk.
Thuận lợi của Công ty:
Từ khi thành lập đến nay Công ty luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy
Đảng chính quyền địa phương, và ủy ban nhân dân tỉnh, chính nhờ sự chỉ đạo và lãnh đạo
Công ty đã sản xuất kinh doanh đúng hướng, thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước chính
sách kinh tế của Đảng và Chính phủ đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của Công ty trong
khuôn khổ pháp luật.
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ cấp ủy cùng ban

Giám đốc toàn thể cán bộ công nhân viên đã tạo được sự đoàn kết thống nhất.
Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, phù hợp với quy mô quản lý của Công ty. Đội ngũ cán
bộ công nhân viên chức phần lớn tuổi đời còn trẻ, được đào tạo cơ bản, bố trí sắp xếp hợp
lý, tạo điều kiện phát huy tốt năng lực chuyên môn. Đối với những cương vị trọng yếu hầu
hết được bố trí những cán bộ là Đảng viên có nhận thức chính trị, có trình độ chuyên môn
vững vàng và tương đối đồng đều giữa các bộ phận.
Tuy Công ty ra đời trong khi nền kinh tế nước ta có những thay đổi rõ rệt, trước sự
cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước, khu vực và Quốc tế. Ban đầu với cơ sở vật
chất còn nghèo nàn, trang thiết bị còn thô sơ lạc hậu, đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm.
Nhưng ban lãnh đạo Công ty cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên với một lòng tận tụy với
công việc, quyết tâm xây dựng Công ty mình trở nên vững mạnh có uy tín trên thị trường.
Công ty đã mạnh dạn đổi mới công nghệ, xây dựng nhà xưởng đào tạo đội ngũ công
nhân có trình độ và kinh nghiệm.
Ngày nay Công ty đã có nguồn vốn tương đối ổn định, tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh phát triển rộng trên toàn tỉnh Đăk lăk, các tỉnh lân cận và trong nước.
Cách tính lương tương đối đơn giản, dể hiểu sát với tình hình thực tế của đơn vị vừa
tiết kiệm được chi phí nhân công, vừa khuyến khích người lao động hăng say với công việc
21
đảm bảo đời sống cho đội ngũ công nhân cũng như cho người dân cung cấp nông sản cho
Công ty.
Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên Công ty Cổ Phần Lương Thực Vật Tư Nông
Nghiệp Đăk Lăk vẫn còn tồn tại những khó khăn cơ bản sau:
Tình hình chính trị xã hội những tháng đầu năm tại địa bàn tỉnh có nhiều phức tạp đã
gây những trở ngại trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ và trong quá trình sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Một số cán bộ quản lý, chuyên môn chưa bắt kịp với nhịp độ phát triển của doanh
nghiệp và yêu cầu của thị trường nên còn nhiều bất cập trong quá trình phối hợp tổ chức
thực hiện nhiệm vụ.
Trong nền kinh tế thị trường, Công ty còn đứng trước những khó khăn rất lớn đó là

các đối thủ cạnh tranh, tuy là một doanh nghiệp phát triển nhưng nguồn vốn còn hạn chế
trong vấn đề đầu tư thay đổi công nghệ để phù hợp với đòi hỏi của thị trường.
Công ty đã không có mạng lưới cung cấp phân bón đến tận tay người tiêu dùng và sản
phẩm của Công ty sản xuất ra đến tay người tiêu dùng phải thông qua một khâu trung gian
nên có giá bán cao, nên không tạo được niềm tin cho khách hàng.
Mạng lưới thu mua nông sản còn nhiều khi phải qua khâu trung gian, do vậy Công ty
phải trả một khoản chi phí lớn dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, giảm sức cạnh tranh của
hàng hóa trên thị trường.
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đã không giám sát kỹ đến chất
lượng sản phẩm tạo nên tính không công bằng giữa thu nhập của những người lao động,
tích cực quan tâm đến chất lượng sản phẩm làm cho họ hời hợt với công việc và sản phẩm
có khi còn kém chất lượng. Không tạo được sức cạnh tranh trên thị trường.
Trang thiết bị quản lý nông sản còn lạc hậu dẫn đến sản phẩm bị kém chất lượng trong
quá trình bảo quản.
Như vậy những khó khăn tồn tại của doanh nghiệp đã được khắc phục từng bước
nhưng trong quá trình thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh vẫn còn những trở ngại
không nhỏ. Nhưng bằng sự năng động của ban Giám đốc cùng với sự nổ lực của tập thể cán
bộ công nhân viên toàn Công ty, cộng với sự giúp đỡ của ban ngành, Công ty đã từng bước
tháo gỡ những khó khăn, giữ vững thế ổn định và ngày càng có những bước phát triển vững
chắc tạo được uy tín trên địa bàn tỉnh nhà.
22
2. VẬN DỤNG HẠCH TỐN NGHIỆP VỤ KẾ TỐN VỐN BẰNG TIỀN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP DALLAK
2.1 Hạch toán kế toán nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền :
* Đối với ti khoản 111”Tiền mặt”
- Nhập tiền vào quỹ: Các khoản tiền nhập vào quỹ Công ty, đều phải lập phiếu thu, kế
toán tiền mặt phải kiểm tra lệnh thu đối với các khoản thu không thường xuyên.
- Khi lập phiếu thu, chương trình kế toán trong máy tính sẽ tự động ghi nợ TK 1111
“Tiền Việt Nam”, phần ghi Có do kế toán tiền mặt định khoản, kế toán trưởng trực tiếp ghi
phiếu thu.

Ví dụ:
- Ngy 5/11/2005 Chi nhánh lương thực vật tư nông nghiệp DakLak nộp tiền bán
haàn vào Công ty, kế toán Chi nhánh lập phiếu thu số tiền: 7.500.000đồng. Căn cứ vào
phiếu chi của chinh nhánh, kế toán lập phiếu thu và ghi:
Nợ TK 1111 “Tiền mặt”: 7.500.000đ
Có TK1361 “Vốn KD các đơn vị trực thuộc”: 7.500.000đ
- Ngày 5/11/2005 quầy giới thiệu và bán cây trồng nộp tiền bán hàng nhập quỹ, nộp
hóa đơn GTGT l 17.850.000 đồng (trong đó thuế GTGT 5% l: 850.000đ) kế toán tiền mặt
lập phiếu thu và định khoản:
Nợ TK 1111 “Tiền mặt”: 17.850.000 đ
Có TK3331 “Thu ế GTGT ph ải n ộp”: 850.000 đ
Có TK 511”Doanh thu bán hàng” : 17.000.000đ
- Ngày 12/11/2005 Công ty vay tiền mặt tại NHNT tỉnh DakLak về nhập quỹ để
chuẩn bị mua giống với số tiền l 200.000.000đồng. Khi thủ quỹ nhập giống tiền về quỹ, kế
tốn lập phiếu thu và phiếu chi.
Nợ TK 1111 “Tiền mặt”: 200.000.000 đ
Có TK311 “Vay ng ắn h ạn” 200.000.000 đ
* Xuất quỹ tiền mặt:
23
Khi lập phiếu chi xuất quỹ tiền mặt kế toán phải căn cứ vào chứng từ gốc đã được phê
duyệt như hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn tài chính, để kiểm tra tính hợp pháp,
hợp lệ chứng từ. Chương trình kế toán trên vi tính sẽ tự động ghi Có TK 1111 và kế toán
tiền mặt ghi Nợ TK có liên quan và qua đó kế toán kiểm tra việc chi tiền trên
Ví dụ:
- Ngày 02/12/2005 theo phiếu đề xuất đã được Giám đốc phê duyệt về chi phí tiếp
khách tới giao dịch mua bán, theo hóa đơn GTGT với tổng số tiền l: 963.600đồng, trong đó
thuế GTGT 87.600 đồng kế toán lập phiếu thu và định khoản.
Nợ TK 6428”Chi phí bằng tiền khc”: 876.000đ
Nợ TK 1331”Thuế GTGT được khấu trừ”: 87.600đ
Có TK 1111 “Tiền Việt Nam”: 963.600đ

- Ngày 03/12/2005 Chi phí ra đấu thầu bán căn nhà 132 Nguyễn Trải trên truyền hình
DakLak với số tiền l: 1.102.500đồng trong đó thuế GTGT l: 52.500đ, kế toán định khoản:
Nợ TK 811”Chi phí bất thường”: 1.050.000đ
Nợ TK 1331 “Thuế GTGT được khấu trừ”: 050.000đ
Cĩ TK 1111 “Tiền Việt Nam” 1.102.000đ
- Ngày 06/12/2005 Công ty xuất tiền mặt nộp vào NGNN và phát triển Nông thôn
DakLak, số tiền 150.000.000đồng, căn cứ vào giấy nộp tiền. Kế toán lập phiếu chi và định
khoản:
Nợ TK 1121 “Tiền gửi Ngn hng”: 150.000.000đ
Cĩ TK 1111 “Tiền mặt”: 150.000.000đ
- Ngày 10/12/2005 xuất quỹ tiền mặt để mua 5000kg ngô giống về nhập kho với giá
mua chưa thuế l 14.000kg, thuế GTGT 5%, kế toán lập phiếu chi và định khoản:
Nợ TK 1561”Giá mua hàng hóa” 70.000.000đ
Nợ TK 1331 “Thuế GTGT được khấu trừ” 3.500.000đ
Cĩ TK 1111 “Tiền mặt’: 73.500.000đ
2.2. Hạch toán kế toán nghiệp vụ tiền gửi Ngân hàng:
Kế toán căn cứ vào chứng từ của Ngân hàng để ghi TK 112 “Tiền gửi Ngân hàng” khi
ghi Nợ hoặc Có chương trình kế toán tự động trên my tính sẽ ghi vào TK 1121, phần ghi tài
khoản đối ứng sẽ do kế toán tiền gửi đình khoản và kế toán trưởng kiểm tra các nghiệp vụ
đó trên máy vi tính.
24
Căn cứ để ghi Nợ TK 1121 l giấy báo cáo của Ngân hàng hoặc ủy nhiệm chi, giấy rút
hạn mức của đơn vị khác chuyển đến.
Ví dụ:
- Ngày 12/11/2005 Công ty nhận giấy báo cáo của Ngân hàng ngoại thương DakLak
báo số tiền chi nhánh DaKMil chuyển số tiền bán hàng về Công ty, tổng số tiền là:
43.230.000, kế toán ghi:
Nợ TK 1121 “Tiền gửi Ngân hàng (NH ngoại thương”: 43.230.000đ
Có TK 1368” Phải thu nội bộ khác”: 43.230.000đ
- Ngày 14/11/2005 nhận giấy rút hạn mức kinh phí Trung ương chuyển hỗ trợ giá

giống cây ngô lai cho đồng bào dân tộc của Ngân hàng nông nghiệp, số tiền của Công ty
nhận đươc 550.000.000đ, kế toán định khoản:
Nợ TK 1121 “Tiền gửi Ngân hàng”: 550.000.000đ
Có TK 3339 “Lệ phí, phi và các khoản phải nộp khác”: 550.000.000đ
* Trường hợp kế toán ghi có TK 112 “Tiền gửi Ngân hàng”:
Các khoản phát sinh Có TK 1121 đều phi được căn cứ vào các chứng từ gốc đã có
chữ ký của kế toán trưởng và Giám đốc như chi trả tiền nợ mua hàng, kèm theo giấy đề
nghị chuyển tiền, giấy báo của cục thuế, hải quan, căn cứ vào hóa đơn GTGT.
Ví dụ:
- Ngày 16/11/200 Ngân hàng đầu tư phiển triển Nông thôn tỉnh DakLak báo nợ tiền li
vay - Công ty cổ phần lương thực phải trả cho Ngân hàng số tiền là: 26.779.543đồng, kế
toán ghi:
Nợ TK 635 “Chi phí HĐTC”: 26.779.543đ
Có TK 1121 “Tiền gửi Ngân hàng”: 26.779.543đ
- Ngày 19/12/2005 Hải quan khu vực 3 cảng Sài Gòn thông báo cho Công ty lương
thực nộp số thuế lô hàng 450 tấn Urê Liên Xô nhập trên của của Công ty với số tiền là:
301.324.567 đồng, căn cứ thông báo trên kế toán lập giấy nộp tiền thuế và ghi:
Nợ TK 33312 ‘Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp” 301.324.567đ
Cĩ TK 1121 “Tiền gửi Ngân hàng”: 301.324.567đ
* Đối với tiền gửi Ngân hàng bằng ngoại tệ: TK 1122 “Ngoại tệ”
Tiền gửi Ngân hàng ngoại tệ chủ yếu l USD, Công ty dùng để phát sinh trong các
trường hợp nhập khẩu. Công ty Cổ phần Lương thực Vật tư Nông nghiệp DakLak hạch tốn
theo tỷ giá thực tế và các trường hợp không có giá thực tế như tiền ngoại tệ do đơn vị nước
25

×