Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM RỪNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.58 KB, 9 trang )

NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM RỪNG
a) Nguyên nhân chủ quan
-Một là: Chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã nhận thức chưa đầy đủ, tổ
chức thực hiện thiếu nghiêm túc trách nhiệm quản lí nhà nuớc về rừng và
đát lâm nghiệp, ở một số nơi do lợi ích cục bộ, đã làm ngơ, thậm chí còn có
các biểu hiện tiếp tay cho các hành vi phá rừng, khai thác, tiêu thụ lâm sản…
nhưng không bị kiểm điểm hoặc xử lí nghiêm túc.
-Hai là: Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và cơ chế chính
sách về lâm nghiệp còn hạn chế và chưa thực hiện có hiệu quả. Nhiều dân,
nhất là ở vùng sâu , vùng xa do khó khăn về cuộc sống, nhận thức về pháp
luật chưa đầy đủ, nên vần tiếp tục phá rừng. Nhiều địa phuơng do kinh phí
hạn hẹp, chưa chú ý đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, vì vậy rất
khó khăn cho công tác bảo vệ rừng.
-Ba là: Công tác quản li Nhà nuớc về bảo vệ rừng nhìn chung chưa theo kịp
cơ chế đổi mới, thể hiện ở việc thiếu những cơ chế chính sách hợp lí tạo
động lực thu hút các nguồn nhân lực cho bảo vệ rừng, quyền và nghĩa vụ của
chủ rừng chưa rõ.Thiếu các qui định về các biện pháp phối hợp để xử lí các
hành vi vi phạm của lâm tặc và nguời có trách nhiêm quản lí nhà nuớc.
Bốn là: Phối hợp giữa các lực luợng công an, quan đôi, kiểm lâm ở nhiều địa
phuơng chưa thật sự có hiệu quả, ở nhiều địa phuơng còn mang tính hình
thức, nhiều tụ điểm phá rừng trái phép chưa có phuơng án giải quyết cụ thể
của liên ngành. Việc xử lí các vi phạm chưa kịp thời, chưa xử lí nghiêm
chỉnh gây ra hiện tuợng lâm tặc coi thuờng pháp luật và tiếp tục chống
nguời thi hành công vụ ở mức độ phổ biến và hung hãn hơn.
Ví dụ
Ngày 9-1, Công an thị xã Kontum đã hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý vụ vận
chuyển 28 khúc gỗ tròn trái phép.
Đêm 7-1, lực lượng tuần tra giao thông đã phát hiện xe chở gỗ lậu trên
đường Duy Tân, khi bị lực lượng chức năng bám đuổi chiếc xe công nông
(không biển số) rẽ ngoặt vào đường Nguyễn Hoàng.
Năm là: Lực luợng kiểm lâm còn mỏng, tổ chức thiếu thống nhất, trang thiết


bị, phuơng tiện thiếu thốn, lạc hậu. Chế độ chính sách chưa tuơng ứng với
nhiệm vụ đuợc giao. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế( nhất là
vận động quần chúng). Công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chưa đuợc
coi trọng đúng mức, chưa có cơ sở vật chất cho việc đào tạo, huấn luyện.
Sáu là: Cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ rừng rất khó khăn. Những năm
qua nguồn đầu tư cho bảo vệ rừng chủ yếu từ chuơng trình 661, các công
trình phòng cháy, chữa cháy rừng, công trình nghiệp vụ khác đuợc xây dựng
không đáp ứng đuợc yêu cầu bảo vệ rừng bền vững.
Ví dụ
Khoảng 12 giờ 30 ngày 7-7, tại Tiểu khu A4, thuộc khu vực rừng phòng hộ
Bắc Hải Vân (đoạn nằm ở đỉnh đèo Hải Vân, giáp ranh giữa Đà Nẵng và
TT-Huế) đã xảy ra vụ bùng phát cháy rừng lớn, lan nhanh trên diện rộng làm
thiêu rụi hàng chục héc-ta rừng trồng và rừng phòng hộ tại đây. Tin từ Ban
quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân (TT- Huế) - nơi phát hiện ngọn lửa đầu
tiên cho biết: “Ngọn lửa ban đầu được người dân phát hiện tại khu vực rừng
sản xuất mũi Cửa Kém (H. Phú Lộc, tỉnh TT- Huế), gần miệng hầm đường
sắt số 2, 3 (đèo Hải Vân), thiệu rụi hơn 2 ha rừng trồng từ năm 2008. Sau
khi nhận được tin báo, phía TT- Huế đã nhanh chóng huy động lực lượng
gần 50 người của Ban quản lý, bộ đội và dân quân cứu rừng. Nhưng do địa
hình hiểm trở, các thiết bị chữa cháy chuyên dụng không thể vào được nên
lực lượng chữa cháy chỉ biết dập tắt đám cháy theo cách thủ công và không
mấy hiệu quả. Đến 15 giờ, gió từ biển thổi mạnh càng làm đám cháy nhanh
chóng lan sang Tiểu khu A4 thiêu cháy hàng chục héc-ta rừng phòng hộ tại
đây.
b) Nguyên nhân khách quan
Một là: Ap lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh do tăng cơ học, di
cư tự do từ nơi khác, đòi hỏi cao về đất ở và đất canh tác, những đối tuợng
này chủ yếu là các hộ nghèo, đời sống gặp nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu
dựa vào phát nuơng làm rẫy, khai thác lợi dụng tài nguyên rừng.
Hình 1: Khai thác rừng làm nuơng rẫy

Hai là :Cơ chế thị truờng, giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản tăng cao,
nhu cầu về đât canh tác của các mặt hàng này cũng tăng theo, nên đã kích
thích nguời dân phá rừng để lấy đất trồng các loại cây có giá trị cao
Ví dụ: Sau 2 tháng mở đợt truy quét, Hạt Kiểm lâm huyện Núi Thành vừa
phát hiện 22 vụ phá rừng lấy gỗ và lấy đất trồng keo, trồng sắn. Trong đó,
ngoài vụ ở xã Tam Trà, còn một số nơi khác xảy ra tình trạng phá rừng như
xã Tam Sơn (14 vụ với 8,7ha rừng bị phá), xã Tam Thạnh (7 vụ, gần 16ha).
Tất cả diện tích rừng bị phá đều nằm trong phạm vi quản lý của Ban quản lý
rừng phòng hộ Phú Ninh.
Trong đợt kiểm tra, lực lượng chức năng còn phát hiện, lập biên bản 18 vụ vi
phạm lâm luật, thu giữ tang vật gồm 1,61m3 gỗ tròn, 3,30m3 gỗ xẻ, 340kg
than hầm và 4 xe mô tô. (Báo Quảng Nam 5/10) đầu trang(
Ba là: Nhiều công trình xây dựng, đuờng xá, và cơ sở hạ tầng khác đuợc xây
dựng gây áp lực lớn đối với rừng và đất lâm nghiệp, tạo môi truờng thuận lợi
cho các hoạt động phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép.

Hình 2:Vườn quốc gia Yok Đôn đang chết - Bài 1: Vườn quốc gia là nhà
lâm tặc
Sau phản ánh của Báo CAND về việc “Lợi dụng chính sách xóa nhà tạm để
tàn phá rừng đại ngàn", Phòng Cảnh sát Môi trường Công an Quảng Trị đã
tổ chức lực lượng kiểm tra hiện trạng rừng bị tàn phá (xã Hướng Lộc,
Hướng Hoá). theo ghi nhận bước đầu, rừng bị mở đường rộng tới 6m, dài
gần 2km; hàng chục cây gỗ lớn có đường kính trên 1m bị đốn hạ và cưa xẻ
tại rừng. Cùng với đó là thảm thực vật rừng bị tàn phá nặng nề, môi trường
sinh thái bị ảnh hưởng nặng
Bốn là: Tình hình thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, khô hạn kéo dài,
bão lũ xảy ra thuờng xuyên gây thiệt hại không nhỏ tới tài nguyên rừng.
Ví dụ: . Do đặc thù khí hậu của Tây Nguyên có mùa khô kéo dài từ 5 đến 7
tháng, trong đó có từ 2 đến 3 tháng liên tục hầu như không có mưa, trong khi
nhiệt độ lại cao, độ ẩm không khí thấp và gió mạnh làm cho nguy cơ bị cháy

của những cánh rừng ở Tây Nguyên trở nên cao hơn so với nhiều nơi khác
trên đất nước ta. Cháy rừng ở Tây Nguyên phần nhiều do đốt rừng làm
nương, làm bãi săn bắn, dùng lửa thiếu thận trọng trong rừng, Trong mùa
khô, chỉ cần một mẩu tàn thuốc lá cháy dở, một bùi nhùi lửa đuổi ong ra
khỏi tổ để lấy mật cũng đủ gây ra một đám cháy rừng lớn trong nhiều ngày.
Ngoài ra, sau nhiều năm chịu sự tàn phá từ phía con người, rừng Tây
Nguyên ở nhiều nơi trở nên nhỏ lẻ, nằm xen kẽ với nương dãy, làng bản của
đồng bào nên nguy cơ cháy lại càng trở nên nghiêm trọng, nhất là khi không
có đủ nước, nhân lực tại chỗ và phương tiện khác để dập tắt lửa

Hình 2: Cháy rừng ở tây nguyên
Riêng ở tại thừa thiên huế:
Chỉ trong ngày 2/7, hai vụ cháy rừng đã liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên-Huế, làm thiệt hại 5,5ha rừng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung
chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân sau đây:
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương
thực, trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân
quan trọng nhất. Rowe (1992) cho rằng, có đến 60% rừng nhiệt đới bị chặt
phá hàng năm là do nguyên nhân này. Hiện nay mở rộng diện tích nông
nghiệp ở Châu Á và Châu Phi đang xãy ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu
Mỹ La Tinh.
- Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên
nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ sử
dụng làm chất đốt trên thế giới đã tăng từ 600 triệu m
3
vào năm 1963 lên
1.300 triệu m
3
vào năm 1983. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người chủ

yếu dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn. Riêng ở Châu Phi đã có 180 triệu
người thiếu củi đun.
- Chăn thả gia súc: Sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở
rộng các đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng. Ở
Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản
xuất nông nghiệp nhỏ. Phần còn lại do chăn thả súc vật. Riêng ở Nam Mỹ
việc mở rộng diện tích đồng cỏ với tốc độ 20 nghìn km2/năm trong giai
đoạn 1950 – 1980. Còn ở Braxin, khoảng 3/4 diện tích rừng bị phá hủy ở
vùng Amazone đến 1980 có liên quan trực tiếp đến việc nuôi bò.
- Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như
các tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên
nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước. Hiện nay việc buôn
bán gỗ xãy ra mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ
buôn bán trên thế giới. Ví dụ, ở Malaisia rừng nguyên sinh che phủ gần như
toàn bộ đất nước vào năm 1990, đến năm 1960 đã có trên 1/2 diện tích rừng
bị khai thác gỗ cho xuất khẩu. Còn ở Philippine, đến năm 1980 rừng đã bị
phá hủy khoảng 2/3 diện tích, trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm
một phần lớn.
- Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản; nhiều diện tích rừng
trên thế giới đã bị chặt phá lấy đất trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản
phục vụ cho kinh doanh. Mục đích là để thu được lợi nhuận cao mà không
quan tâm đến lĩnh vực môi trường. Ở Thái Lan, một diện tích lớn rừng đã bị
chặt phá để trồng sắn xuất khẩu, hoặc trồng côca để sản xuất sôcôla. Ở Pêru,
nhân dân phá rừng để trồng côca; diện tích trồng côca ước tính chiếm 1/10
diện tích rừng của Pêru. Các cây công nghiệp như cao su, cọ dầu cũng đã
thay thế nhiều vùng rừng nguyên sinh ở các vùng đồi thấp của Malaisia và
nhiều nước khác.
- Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các nước trên thế
giớI và có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng. Ví dụ,
năm 1977 đã xảy ra cháy rừng ở nhiều nước thuộc Châu Âu, Châu Á và

Châu Mỹ. Chỉ tính riêng ở Indonesia trong một đợt cháy rừng (năm 1977) đã
thiêu hủy gần 1 triệu ha rừng. Còn ở Mỹ, trong năm 2000 đã có 2,16 triệu ha
rừng bị cháy.
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếplàm
tăng quá trình phá rừng trên thế giới. Đó là các chính sách quản lý rừng,
chính sáh đất đai, chính sách về di cư, định cư và các chính sách kinh
tế xã hội khác. Các dự án phát triển kinh tế xã hội như xây dựng
đường giao thông, các công trình thủy điện, các khu dân cư hoặc khu công
nghiệp cũng làm gia tăng đáng kể tốc độ mất rừng ở nhiều nơi trên thế giới.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×