Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Khóa Luận Tốt Nghiệp: Một Số Giải Pháp Nhằm Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.43 KB, 87 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
********* O0O ********

KHO LUN TT NGHIP
ti:
GiảI pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ
xuất nhập khẩu bidv hà tây

SV thc hiện

: Lê Lan Hƣơng

Lớp
: Anh 8
Khóa
: K42 B
GV hƣớng dẫn : TS. Tăng Văn Nghĩa

HÀ NỘI, THÁNG 11 / 2007


Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU ..... 4


I. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU ....................... 4

1. Khái niệm về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu............................... 4
2. Vai trò của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu .................................. 5
2.1 Đối với nền kinh tế ................................................................... 5
2.2 Đối với các ngân hàng thƣơng mại ............................................ 6
2.3 Đối với các doanh nghiệp.......................................................... 7
3. Nguyên tắc tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng thƣơng
mại...................................................................................................... 7
II. PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP
KHẨU ..................................................................................................................... 8

1.Tín dụng tài trợ nhập khẩu ............................................................ 8
1.1. Tín dụng tài trợ nhập khẩu ngắn hạn ........................................ 8
1.2. Tín dụng tài trợ nhập khẩu trung và dài hạn ........................... 12
2. Tín dụng tài trợ xuất khẩu........................................................... 13
2.1. Cho vay thông thƣờng ............................................................ 13
2.2. Chiết khấu hối phiếu .............................................................. 14
2.3. Chiết khấu bộ chứng từ hàng hóa. .......................................... 14
2.4. Ứng trƣớc tín dụng ................................................................. 15
2.5. Bao thanh tốn ....................................................................... 16
3. Bảo lãnh trong tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. ........................ 19
3.1. Khái niệm Bảo lãnh ............................................................... 19
3.2. Các hình thức bảo lãnh ........................................................... 20
3.3. Lợi ích cho các bên từ hình thức tín dụng bảo lãnh ................ 20
III. NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT
NHẬP KHẨU ....................................................................................................... 21

1. Rủi ro vỡ nợ (rủi ro tín dụng) ...................................................... 21
2. Rủi ro hối đoái ............................................................................. 21

3. Rủi ro tác nghiệp ......................................................................... 22
4. Rủi ro thanh khoản ..................................................................... 22
5. Rủi ro pháp lý .............................................................................. 22
6. Rủi ro khác .................................................................................. 23
IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU .. 23
Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây


Luận văn tốt nghiệp

1. Quy trình cấp tín dụng ngắn hạn ................................................ 24
2. Quy trình cấp tín dụng trung và dài hạn. .................................... 26
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
HÀ TÂY .................................................................................................. 30
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ............................................ 30

1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam ........... 30
1.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu
tƣ và Phát triển Việt Nam ............................................................. 30
1.2 Quá trình phát triển của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam .............................................................................................. 32
2. Những nét chung về Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Hà Tây ... 33
2.1 Đặc điểm kinh doanh .............................................................. 33
2.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Hà Tây .......................................... 34
2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................. 35
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI NHĐT VÀ PT HÀ TÂY................................................................................ 37

1. Quy chế hoạt động: ...................................................................... 37

2. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ........................... 42
2.1.Tài trợ xuất khẩu ..................................................................... 42
2.2. Tài trợ nhập khẩu ................................................................... 44
3. Thực trạng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ............................... 45
4. Hạn chế trong hoạt động tín dụng tài trợ tại BIDV Hà Tây ....... 52
4.1. Mơ hình tổ chức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu chƣa hợp lý. 53
4.2. Chƣa có chính sách cụ thể, chiến lƣợc rõ ràng. ...................... 54
4.3. Sản phẩm đơn điệu, chất lƣợng thấp. ..................................... 55
4.4. Công tác quản lý rủi ro chƣa đƣợc chú trọng. ......................... 57
4.5. Trang thiết bị và nhân sự còn yếu kém ................................... 58
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN HÀ TÂY ........................................................................... 61
I. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG BIDV HÀ TÂY ............... 61

1. Mục tiêu chung giai đoạn 2006-2010 của Ngân hàng Đầu tƣ và
Phát triển Hà Tây. ........................................................................... 61
2. Mục tiêu của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu trong thời gian
tới. .................................................................................................... 62
3. Những thuận lợi cho sự phát triển của họat động tài trợ xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Hà Tây. ................ 64
II. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG ......................................................... 65
Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây


Luận văn tốt nghiệp

1. Xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch cụ thể cho hoạt động tài trợ

xuất khẩu. ........................................................................................ 65
2. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ................................................... 68
2.1. Hồn thiện quy trình nghiệp vụ và quy trình kiểm tra, giám sát.
..................................................................................................... 69
2.2. Điều chỉnh các sản phẩm sẵn có và nghiên cứu sản phẩm mới.
..................................................................................................... 70
3. Tăng cƣờng công tác tiếp thị khách hàng và quảng bá sản phẩm dịch
vụ...................................................................................................... 72
4. Nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng và cán bộ thanh toán quốc
tế và đầu tƣ vào kỹ thuật thiết bị cơng nghệ .................................... 74
5. Hồn thiện công tác quản lý rủi ro.............................................. 75
KẾT LUẬN ................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 83

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây


Luận văn tốt nghiệp

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thế giới hiện nay ngày càng có khuynh hƣớng tiến tới sự hội nhập. Dù
muốn hay không sự mở cửa của nền kinh tế đã làm cho thế giới thực sự trở
thành một cộng đồng. Trong cộng đồng này, các quốc gia là những thành
viên, chấp nhận sự lệ thuộc và ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau.
Sau công cuộc đổi mới, giờ đây Việt Nam cũng đã mở cửa để đón nhận
sự hội nhập. Kể từ khi mở cửa, hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam diễn ra
sôi nổi hơn bao giờ hết. Hoạt động thƣơng mại quốc tế đã giúp cho nền kinh
tế phát triển toàn diện hơn, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong nƣớc
cũng nhƣ đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

Tuy nhiên hoạt động thƣơng mại quốc tế của Việt Nam chƣa phát triển
đúng với khả năng và phát huy tốt vai trị của nó đối với sự phát triển kinh tế.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này và một trong những nguyên nhân
đó là do Việt Nam thiếu những nguồn vốn tài trợ cho hoạt động xuất nhập
khẩu, trong đó đặc biệt phải kể đến là nguồn tín dụng ngân hàng.
Dƣới góc độ của một ngân hàng Thƣơng mại, việc cung cấp tín dụng
xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp có vai trị quan trọng trong hoạt động kinh
doanh, không những đem lại hiệu quả kinh doanh từ lãi vay mà cịn thu đƣợc
các phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ. Mặt khác,
việc phục vụ khách hàng một cách khép kín từ việc cho vay cho đến việc thực
hiện giao dịch thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ sẽ tạo thuận lợi cho khách
hàng trong thực hiện giao dịch, giảm chi phí cho khách hàng và góp phần làm
tăng uy tín của Ngân hàng.
Đứng trƣớc yêu cầu và cơ hội đó, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Hà
Tây (sau đây sẽ viết tắt là BIDV Hà Tây) đã tham gia hoạt động thanh toán
quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu từ năm 1993. Trải qua hơn 10 năm hoạt
Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

1


Luận văn tốt nghiệp

động, tuy còn non trẻ, nhƣng hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV Hà Tây
đã đạt đƣợc rất nhiều thành quả, góp phần đa dạng hố dịch vụ, nâng cao hiệu
quả kinh doanh của ngân hàng, mở rộng các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách
hàng trong nƣớc. Tuy nhiên, do còn mới mẻ, thiếu kinh nghiệm và chƣa có sự
nghiên cứu sâu rộng về thị trƣờng nên hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của
BIDV Hà Tây gặp rất nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu và phát triển
hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây là thực sự cần thiết trong

giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài “Một số giải
pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân
hàng Đầu tƣ và Phát triển Hà Tây” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ thực trạng và tiềm năng của
hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây. Trên cơ sở nghiên cứu
thực tế, nắm bắt đƣợc ƣu, nhƣợc điểm của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu,
luận văn sẽ phân tích đánh giá những điểm còn hạn chế và đề xuất ra những
giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tài
trợ xuất nhập khẩu.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
của BIDV Hà Tây.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành luận văn, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc áp dụng là các
phƣơng pháp phân tích thống kê, thống kê và so sánh, tổng hợp, phân tích, diễn
giải, qui nạp, so sánh trên cơ sở số liệu thống kê của BIDV Hà Tây để nghiên
cứu.

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

2


Luận văn tốt nghiệp

5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài lời nói đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn bao gồm 3 chƣơng:

Chƣơng I: Tổng quan về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
Chƣơng II: Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại
Ngân Hàng Đầu tƣ và Phát triển Hà Tây
Chƣơng III: Giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Hà Tây.

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

3


Luận văn tốt nghiệp

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU
I. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

1. Khái niệm về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
Trong các hoạt động chính của một ngân hàng thƣơng mại, tín dụng là
hoạt đơng quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, tạo thu
nhập từ lãi nhiều nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Trong tín
dụng ngân hàng có một hình thức tín dụng chun biệt, thƣờng chiếm tỷ trọng
khơng nhỏ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại, đó là tín dụng
xuất nhập khẩu.
Về khái niệm, “tín dụng xuất nhập khẩu là một mảng dịch vụ trong hệ
thống tất cả các dịch vụ chuyên biệt của ngân hàng nhằm hỗ trợ các nhà kinh
doanh xuất nhập khẩu trong giao dịch thƣơng mại quốc tế. Mảng dịch vụ này
mang nét chung là ngân hàng cung ứng vốn bằng tiền hoặc bảo lãnh bằng uy
tín cho các bên xuất nhập khẩu, giúp họ gia tăng hiệu quả trong kinh doanh và
thự hiện thƣơng vụ thành công.”
Trên thực tế, thị trƣờng thƣơng mại thế giới ngày càng mở rộng dẫn đến

nhu cầu xuất nhập khẩu của các quốc gia cũng tăng lên nhằm khai thác tốt
hơn lợi thế so sánh của đất nƣớc mình. Tuy nhiên, do khả năng tài chính có
hạn nên khơng phải lúc nào các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có đủ vốn
để thu mua, chế biến hàng xuất khẩu hay thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Bên
cạnh đó, một số doanh nghiệp dù có đủ khả năng tài chính nhƣng vẫn khơng
thể xuất nhập khẩu hàng hố do họ cịn chƣa có danh tiếng và uy tín trên thị
thƣờng quốc tế. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh quan hệ tín
dụng và bảo lãnh của các ngân hàng thƣơng mại với các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu. Nhờ các loại hình tài trợ xuất nhập khẩu của ngân
hàng mà nhu cầu về tài chính hoặc uy tín của thƣơng nhân trong giao dịch
thƣơng mại quốc tế đƣợc đáp ứng, mà những nhu cầu này chính là một nét
Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

4


Luận văn tốt nghiệp

đặc trƣng của giao dịch quốc tế hiện đại. Vì vậy, có thể nói sự ra đời của tín
dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một yêu cầu tất yếu khách quan, nó gắn liền với
các quan hệ mua bán ngoại thƣơng giữa các nƣớc với nhau.
2. Vai trị của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
Tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng thƣơng mại là hình thức tài trợ
thƣơng mại, kỳ hạn gắn liền với thời gian thực hiện thƣơng vụ, đối tƣợng tài
trợ là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác. Giá trị tài trợ ở
mức vừa và lớn. Tài trợ của ngân hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là hình
thức tài trợ mang lại hiệu quả cao, an tồn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục
đích và thời gian thu hồi vốn nhanh do các lý do: thứ nhất, thời gian tài trợ
thƣờng ngắn do gắn liền với thời gian thực hiện thƣơng vụ. Thứ hai, tài trợ
xuất nhập khẩu nâng cao tính an tồn cho ngân hàng thơng qua việc quản lý

thu các nguồn thanh tốn.
Ngồi ra, tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một mảng dịch vụ có ý nghĩa
quan trọng khơng những đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cả ngân
hàng và đối với nền kinh tế.
2.1 Đối với nền kinh tế
Thông qua các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân
hàng thƣơng mại, hoạt động mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu theo yêu cầu
của thị trƣờng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục; các sản phẩm trong
nƣớc có thể thâm nhập thị trƣờng quốc tế dễ dàng hơn. Hoạt động tài trợ xuất
nhập khẩu góp phần nâng cao tính năng động của nền kinh tế và giúp ổn định
thị trƣờng.
Bên cạnh đó, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng còn giúp
các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng tồn
tại và đứng vững trong cơ chế thị trƣờng, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng
cao uy tín và danh tiếng trên thị trƣờng quốc tế. Và chính sự phát triển của các
doanh nghiệp là động cơ thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách bền vững và
Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

5


Luận văn tốt nghiệp

hiệu quả. Thơng qua tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng mà các
doanh nghiệp có vốn để thay đổi dây chuyền cơng nghệ, hiện đại hố máy
móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sản
phẩm phong phú đa dạng về mẫu mã chủng loại để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của ngƣời dân.
Hoạt động tài trợ tín dụng của ngân hàng cịn giúp tạo cho công ăn việc
làm cho ngƣời lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo nguồn thu ngoại tệ cho

ngân sách nhà nƣớc, góp phần phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của đất
nƣớc, giúp mở rộng mối quan hệ đối ngoại với các nƣớc trên thế giới.
2.2 Đối với các ngân hàng thƣơng mại
Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu mang lại hiệu quả cho ngân hàng
thông qua việc thu lãi và phí dịch vụ. Có nhiều loại lãi suất trong quá trình tài
trợ nhƣ lãi cho vay thanh toán, lãi chiết khấu chứng từ, lãi vay bắt buộc (bằng
mức lãi quá hạn)...Tiền phí và lãi ngân hàng thu đƣợc cao bởi vì giá trị tài trợ
xuất nhập khẩu thƣờng ở mức vừa và lớn.
Thêm vào đó, đây cịn là hình thức cho vay mang lại an tồn, đảm bảo sử
dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh. Do gắn liền với thời
hạn thực hiện thƣơng vụ nên kỳ hạn tài trợ thƣờng ngắn (dƣới 1 năm), vì vậy
nó phù hợp với kỳ hạn huy động vốn của ngân hàng, giúp ngân hàng tránh các
rủi ro về thanh khoản. Thơng qua việc cấp tín dụng xuất nhập khẩu, các ngân
hàng có thể kiểm sốt các giao dịch của doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh
nghiệp đƣợc tài trợ vốn sử dụng vốn sai mục đích, giúp cho ngân hàng tránh
rủi do tín dụng.
Lợi ích quan trọng khác mà hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
mang lại cho ngân hàng là không những giúp thắt chặt mối quan hệ bền vững
giữa ngân hàng với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mà cũng
giúp mở rộng hoạt động và nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng
quốc tế.
Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

6


Luận văn tốt nghiệp

2.3 Đối với các doanh nghiệp
Tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng giúp cho doanh nghiệp thực

hiện đƣợc những thƣơng vụ lớn: có những thƣơng vụ trong hoạt động ngoại
thƣơng đòi hỏi nguồn vốn rất lớn để thanh toán tiền hàng. Do đặc điểm của
vận chuyển hàng hải, các mặt hàng thiết yếu nhƣ phân bón, thép… thƣờng hai
bên mua bán với khối lƣợng lớn, do đó giá trị lơ hàng cũng rất cao. Trong
trƣờng hợp này, vốn lƣu động của doanh nghiệp không đủ để chuẩn bị hàng
xuất hoặc thanh toán tiền hàng nhập, do đó tín dụng xuất nhập khẩu là giải
pháp giúp doanh nghiệp thực hiện đƣợc những thƣơng vụ này.
Bên cạnh đó, hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp
đồng tăng lên nhờ có nghiệp vụ tài trợ ngoại thƣơng. Đối với doanh nghiệp
xuất khẩu, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp thu mua hàng đúng thời vụ; gia công
chế biến và giao hàng đúng thời điểm. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, vốn
tài trợ của ngân hàng giúp doanh nghiệp mua đƣợc lô hàng lớn, giá cả hạ hơn.
Cả hai trƣờng hợp này đều giúp tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển sản xuất, tăng nhanh sản lƣợng,
đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, giúp cho các sản phẩm trong nƣớc có thể
thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngồi dễ dàng hơn.
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng cịn giúp doanh nghiệp
nâng cao uy tín trên thị trƣờng quốc tế. Nhờ có bảo lãnh của ngân hàng, các
doanh nghiệp có thể thực hiện các hợp đồng lớn trôi chảy, quan hệ làm ăn
với các khách hàng lớn trên thế giới, từ đó khơng ngừng nâng cao uy tín
doanh nghiệp trên thị trƣờng quốc tế.
3. Nguyên tắc tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng thƣơng mại.
* Việc cho vay phải trên cơ sở thẩm định rõ khác hàng.
Nguyên tắc này là nguyên tắc quan trọng trong cơng tác tín dụng của
ngân hàng. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu những
Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

7



Luận văn tốt nghiệp

rủi ro có thể gặp phải, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tính và vị
thế của ngân hàng trên thị trƣờng.
* Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi
Trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau
số tiền vay, lãi suất cho vay và thời hạn của hợp đồng. Để tạo điều kiện cho
khách hàng hoàn trả nợ đúng hạn, ngân hàng nên định kỳ hạn nợ phù hợp với
chu kỳ sản xuất, thời gian giao hàng, thời gian tiêu thụ hàng hóa….
* Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.
Đây là một nguyên tắc quan trọng bởi chỉ khi khác hàng sử dụng vốn
vay đúng mục đích và đúng với phƣơng án sản xuất kinh doanh nhƣ đã cam
kết với ngân hàng thì khoản tín dụng ngân hàng cấp mới đảm bảo an tồn và
hiệu quả.
* Vốn vay phải có tài sản tương đương làm đảm bảo.
Đây là một nguyên tắc cần thiết bởi tài sản làm đảm bảo sẽ là nguồn thu
thứ hai cho ngân hàng khi khách hàng khơng thanh tốn đƣợc nợ vay. Bằng
cách phát mãi tài sản cầm cố, thế chấp, ngân hàng có thể thu hồi một phần
vốn cho vay khi khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ ngân hàng.
II. PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

1.Tín dụng tài trợ nhập khẩu
1.1. Tín dụng tài trợ nhập khẩu ngắn hạn
1.1.1. Phát hành L/C
- Thƣ tín dụng (L/C) là một thoả thuận, và theo đó một ngân hàng (ngân
hàng phát hành), thực hiện theo yêu cầu và chỉ dẫn của khách hàng (ngƣời xin
mở thƣ tín dụng) hoặc xuất phát từ chính bản thân họ,
+ Thanh toán cho hoặc thanh toán theo lệnh của một bên thứ ba (ngƣời
hƣởng lợi), hoặc sẽ chấp nhận và thanh tốn hối phiếu địi tiền do ngƣời thụ

hƣởng ký phát, hoặc
Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

8


Luận văn tốt nghiệp

+ Uỷ quyền cho một ngân hàng khác thực hiện việc chiết khấu dựa trên
bộ chứng từ đƣợc xuất trình.
+ Uỷ quyền cho một ngân hàng khác thực hiện việc thanh tốn đó, hoặc
chấp nhận và thanh tốn hối phiếu địi tiền nói trên, hoặc với điều kiện các
điều khoản và điều kiện của thƣ tín dụng đƣợc tuân thủ.
Đối với nhà nhập khẩu, mở L/C đƣợc xem là hình thức tài trợ của ngân
hàng. Khi ngân hàng đồng ý mở L/C cho nhà nhập khẩu có nghĩa là ngân
hàng cam kết thanh toán cho ngƣời hƣởng lợi L/C nếu bộ chứng từ hợp lý. Vì
vậy, nếu ngƣời nhập khẩu khơng có khả năng thanh tốn hoặc khơng muốn
thanh tốn khi đến hạn L/C thì ngân hàng mở L/C chính là ngƣời gánh chịu
rủi ro. Do đó, trƣớc khi mở L/C, ngân hàng phải kiếm tra tình hình tài chính
và khả năng thanh tốn của nhà nhập khẩu.
Chu trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ có thể đƣợc hiểu một cách tóm tắt
qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 : Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ
Ngân hàng phục
vụ nhà xuất khẩu
(Advising Bank)
(6)

Ngƣời xuất
khẩu


(6)

Ngân hàng phục
vụ (6) nhập khẩu
nhà
(Issuing Bank)
(3)

(3)

(4)

(8)

(1)

(9)

(2)

(1)
Ngƣời nhập khẩu

(1) Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký hợp đồng.
(2) Nhà nhập khẩu đề nghị ngân hàng phục vụ mình mở thƣ tín
dụng(L/C).
(3) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu mở L/C theo yêu cầu của nhà nhập
khẩu và thông báo về việc mở L/C với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây


9


Luận văn tốt nghiệp

(4) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu thơng báo tồn bộ L/C đã đƣợc xác
định tính chân thực cho nhà xuất khẩu.
(5) Nhà xuất khẩu có đƣợc L/C nhƣ yêu cầu sẽ tiến hành giao hàng.
(6) Nhà xuất khẩu tập trung chứng từ chuyển cho ngân hàng phục vụ
mình và ngân hàng này có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ.
(7) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu gửi tồn bộ chứng từ kèm theo lệnh
địi tiền sang ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu
(8) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu kiểm tra toàn bộ chứng từ xem có
phù hợp với L/C khơng. Nếu phù hợp thì sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu thơng
qua ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
(9) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu đòi tiền nhà nhập khẩu.

1.1.2. Cho vay ký quỹ L/C
Ký quỹ là quy định của ngân hàng phát sinh trong trƣờng hợp khách hàng
đề nghị ngân hàng phát hành L/C, xác nhận L/C hoặc bảo lãnh L/C cho doanh
nghiệp vay vốn nƣớc ngoài. Khách hàng sẽ phải nộp một khoản tiền nhất định
vào tài khoản của họ tại ngân hàng và khoản tiền đó sẽ bị phong toả cho đến khi
nghĩa vụ của ngân hàng chấm dứt. Khoản ký quỹ thƣờng tỷ lệ với giá trị L/C
phát hành hoặc giá trị mà khách hàng xin bảo lãnh.
Để đề phòng rủi ro, với những khách hàng thiếu sự tin cậy hoặc với thƣơng
vụ tiềm ẩn rủi ro cao, ngân hàng thƣờng yêu cầu ký quỹ đủ 100% giá trị L/C
hoặc 100% giá trị khách hàng xin bảo lãnh. Trong thực tế, ngân hàng thƣờng
phân loại khách hàng của mình tuỳ theo tình hình tài chính, uy tín, khả năng
thanh toán giữa ngân hàng và khách hàng mà ngân hàng tài trợ sẽ quyết định

mức ký quỹ cao hay thấp. Trong một số trƣờng hợp, ngân hàng có thể cho nhà
nhập khẩu vay thêm vốn để ký quỹ mở L/C.
Cho vay ký quỹ là một nghiệp vụ cần thiết bởi vì nó vừa giúp giải quyết
khó khăn về vốn lƣu động cho khách hàng, tăng tính an tồn, mang lại hiệu

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

10


Luận văn tốt nghiệp

quả cho ngân hàng vừa đảm bảo tuân thủ những quy định pháp lý của ngân
hàng về ký quỹ bảo lãnh.
1.1.3. Ứng trước tín dụng
Theo phƣơng thức này, khách hàng cần lập phƣơng án sản xuất kinh
doanh khả thi cho lô hàng nhập về, đồng thời khách hàng phải lên kế hoạch
tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán khi đến thời điểm thanh toán dự
kiến, xác định khoản thiếu hụt cần ngân hàng tài trợ. Sau khi xem xét kế
hoạch và phƣơng án trên, ngân hàng sẽ ra quyết định tài trợ và mức chấp nhận
tài trợ. Tất cả các công đoạn này cần thực hiện trƣớc khi bộ chứng từ giao
hàng của ngƣời xuất khẩu về đến ngân hàng đứng ra tài trợ.
Khi hàng hoá và bộ chứng từ đến nơi, nhà nhập khẩu có thể nhận đƣợc
sự tài trợ từ ngân hàng thơng qua hình thức vay thanh tốn tiền hàng. Sau đó,
nhà nhập khẩu bán hàng đi và thanh toán cho ngân hàng. Ngân hàng tài trợ sẽ
sử dụng các chứng từ hàng hóa làm vật bảo đảm. Đây cũng chỉ là việc tài trợ
cho các mục tiêu ngắn hạn và không chứa nhiều rủi ro của ngân hàng dành
cho nhà nhập khẩu.
1.1.4. Chấp nhận hối phiếu
Chấp nhận hối phiếu là việc nhà nhập khẩu hoặc ngân hàng phục vụ nhà

nhập khẩu ký chấp nhận lên hối phiếu trong thời hạn quy định. Điều này đồng
nghĩa với việc nhà nhập khẩu hoặc ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu cam kết
thanh toán khi đến hạn.
Tín dụng chấp nhận hối phiếu là khoản tín dụng mà ngân hàng ký chấp
nhận hối phiếu. Ngƣời vay khoản tín dụng này là ngƣời nhập khẩu và khoản
tín dụng này chỉ là một hình thức, một sự đảm bảo bởi vì ngân hàng chƣa phải
cấp vốn thực sự cho nhà nhập khẩu. Chỉ đến khi đến hạn mà nhà nhập khẩu
khơng thể thanh tốn thì ngân hàng là ngƣời cho vay (ngƣời chấp nhận hối
phiếu) sẽ phải đứng ra trả nợ thay. Đối với ngân hàng, kể từ khi ngân hàng ký
chấp nhận hối phiếu cũng chính là thời điểm bắt đầu gánh chịu rủi ro khi nhà
Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

11


Luận văn tốt nghiệp

nhập khẩu khơng có khả năng thanh toán khi hối phiếu đến hạn. Bù lại, ngân
hàng sẽ đƣợc nhận một khoản phí chấp nhận, khoản tiền bù đắp chi phí gánh
chịu rủi ro. Khoản phí này thƣờng nhỏ mà rủi ro do nghiệp vụ này mang lại
rất lớn nên các ngân hàng thƣờng ít thực hiện nghiệp vụ này.
Tín dụng chấp nhận hối phiếu này xảy ra trong trƣờng hợp ngƣời xuất
khẩu không tin tƣởng vào khả năng thanh toán của ngƣời nhập khẩu nên nhà
xuất khẩu đề nghị nhà nhập khẩu yêu cầu một ngân hàng đứng ra chấp nhận
hối phiếu do ngƣời xuất khẩu ký phát. Nếu ngân hàng không tin tƣởng vào
nhà nhập khẩu thì ngân hàng có thể đồng ý chấp nhận hối phiếu nếu nhà nhập
khẩu ký quỹ 100% giá trị hối phiếu. Trong trƣờng hợp này thì ngân hàng là
ngƣời tài trợ uy tín cho nhà nhập khẩu.
1.2. Tín dụng tài trợ nhập khẩu trung và dài hạn
Tín dụng tài trợ nhập khẩu trung và dài hạn chủ yếu tồn tại dƣới hình thức

tín dụng th mua, hay cịn gọi là leasing. Đây là hình thức cam kết giữa ngƣời
cho thuê và ngƣời đi thuê để thuê một tài sản nhất định do ngƣời thuê chọn lựa,
ngƣời thuê đƣợc quyền sử dụng tài sản này trong khoảng thời gian nhất định và
phải trả tiền dần từng kỳ theo hợp đồng thuê mua. Khi kết thúc hợp đồng, ngƣời
mua đƣợc quyền chọn mua tài sản cho thuê theo giá cả ấn định.
Ngƣời cho thuê là công ty thuê mua của ngân hàng và ngƣời đi thuê
chính là các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu. Hình thức tín dụng này
thƣờng là trung dài hạn, nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới cơng
nghệ, máy móc, thiết bị mà khơng phải trả tiền ngay một lúc.
Quy trình nghiệp vụ tín dụng th mua có thể đƣợc tóm tắt qua sơ đồ:

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

12


Luận văn tốt nghiệp

Sơ đồ 2: Quy trình nghiệp vụ tín dụng thuê mua
(2)
Nhà xuất khẩu

Nhà nhập khẩu
( NGƢỜI ĐI TH)

( NHÀ SẢN XUẤT )

(4)

(3)


(1)

(5)

CƠNG TY CHO TH
TÀI CHÍNH CỦA
NGÂN HÀNG

(1) Nhà nhập khẩu ký hợp đồng thuê mua
(2) Nhà nhập khẩu lựa chọn nhà xuất khẩu để mua hàng hố
(3) Cơng ty th mua của ngân hàng ký hợp đồng mua tài sản với nhà
xuất khẩu
(4) Nếu nhà xuất khẩu chấp nhận giá mua và công ty thuê mua đồng ý với
các điều kiện thoả thuận thì nhà xuất khẩu bán 100% giá trị tài sản cho công
ty thuê mua
(5) Trong thời gian thuê mua, nhà nhập khẩu (ngƣời đi thuê) phải đặt cọc
một khoản tiền và phải trả tiền th cho cơng ty th mua.

2. Tín dụng tài trợ xuất khẩu
2.1. Cho vay thông thƣờng
Cho vay thông thƣờng là việc ngân hàng giao cho khách hàng một khoản
tiền để họ sử dụng trong một thời gian nhất định. Khi hết hạn ngƣời vay phải
trả đầy đủ cả gốc và lãi. Đây là hình thức tín dụng truyền thống, bao gồm các
phƣơng thức nhƣ cho vay một lần, cho vay theo hạn mức tín dụng. Đối với
các nhà xuất khẩu thì hình thức này ngồi việc sử dụng cho các mục đích thu
mua sản xuất, chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động, nó cịn

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây


13


Luận văn tốt nghiệp

đƣợc sử dụng để trang trải các chi phí phát sinh trong q trình sản xuất nhƣ
phí thuê tàu, thuế xuất khẩu…
2.2. Chiết khấu hối phiếu
Đây là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn đƣợc thực hiện dƣới hình thức khách
hàng chuyển quyền sở hữu hối phiếu chƣa đáo hạn cho ngân hàng để nhận
một số tiền bằng mệnh giá của hối phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí
chiết khấu.
Thơng qua hình thức chiết khấu hối phiếu ngân hàng tài trợ một khoản
tín dụng cho nhà xuất khẩu để họ tiếp tục quá trình tái sản xuất. Đặc trƣng của
nghiệp vụ này là ngân hàng khấu trừ tiền lãi ngay khi chiết khấu và chỉ
chuyển cho ngƣời xuất khẩu số tiền còn lại. Điều này có nghĩa là ngân hàng
thu lãi của khoản tín dụng ngay khi cấp tín dụng. Khi kết thúc thời hạn chiết
khấu, ngân hàng sẽ địi tiền ở ngƣời có nhiệm vụ trả tiền hối phiếu. Ngân
hàng sẽ gặp rủi ro khi ngƣời có trách nhiệm trả tiền hối phiếu từ chối trả tiền
hối phiếu hoặc khơng có khả năng trả tiền khi hối phiếu đến hạn hoặc hối
phiếu không hợp lệ. Vì vậy ngân hàng phải thận trọng khi quyết định chiết
khấu một hối phiếu.
2.3. Chiết khấu bộ chứng từ hàng hóa.
Đây là hình thức tín dụng của ngân hàng cấp cho nhà xuất khẩu trên cơ
sở chiết khấu bộ chứng từ trƣớc khi đến hạn thanh tốn. Với hình thức này,
ngân hàng tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu có thể thu hồi đƣợc vốn nhanh
chóng tƣơng tự nhƣ chiết khấu hối phiếu. Tỷ lệ chiết khấu phụ thuộc vào
phƣơng thức chiết khấu:
- Chiết khấu bảo lƣu quyền truy đòi: là ngân hàng sau khi thực hiện chiết
khấu bộ chứng từ, sẽ quay lại truy đòi nhà xuất khẩu nếu bên nƣớc ngồi từ

chối thanh tốn, lãi suất chiết khấu trong trƣờng hợp này thƣờng thấp hoặc
gần nhƣ bằng 0.

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

14


Luận văn tốt nghiệp

- Chiết khấu miễn truy đòi: là trƣờng hợp ngân hàng mua đứt bộ chứng
từ, nếu bên nƣớc ngồi khơng thanh tốn thì ngân hàng chiết khấu chịu rủi ro,
khơng đƣợc truy địi lại khách hàng. Tỷ lệ chiết khấu này khá cao.
2.4. Ứng trƣớc tín dụng
Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện hợp đồng xuất khẩu, các doanh
nghiệp cũng có thể đề nghị ngân hàng tạm ứng cho một nghiệp vụ xuất khẩu
cho đến khi thu đƣợc lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu. Hình thức tín dụng
này bao gồm hai hình thức cơ bản sau:
- Tín dụng ứng trƣớc trong phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ: Sau khi
lập xong bộ chứng từ hàng hóa, vận chuyển, bảo hiểm và các chứng từ liên
quan khác, nhà xuất khẩu sẽ nộp lên ngân hàng của mình nhờ thu hộ tiền.
Ngân hàng của nhà xuất khẩu sẽ chuyển đến ngân hàng của nhà nhập khẩu
với chỉ thị chỉ giao chứng từ khi đã thanh toán. Trong nghiệp vụ này ngân
hàng tham gia chủ yếu với tƣ cách trung gian, thực hiện và thừa hành theo ủy
nhiệm để giảm bớt rủi ro về tiêu thụ, thanh toán cũng nhƣ cung ứng. Tuy
nhiên, từ khi gửi các chứng từ tới ngân hàng xuất khẩu cho tới khi xuất trình
với ngƣời thanh tốn thƣờng mất một khoảng thời gian. Điều này làm cho các
doanh nghiệp có thể thiếu vốn tạm thời. Khi đó họ có thể yêu cầu ngân hàng
ứng trƣớc một phần giá trị với bộ chứng từ nhờ thu.
- Tín dụng ứng trƣớc trong phƣơng thức tín dụng chứng từ: đƣợc sử

dụng với L/C điều khoản đỏ. Đây là loại thƣ tín dụng quy định một khoản tiền
ứng trƣớc của nhà nhập khẩu cho nhà xuất khẩu vào một thời điểm xác định,
trƣớc khi xuất trình bộ chứng từ hàng hóa. Các điều khoản ứng trƣớc thƣờng
đƣợc quy định trong một điều kiện thuận lợi cho các bên liên lạc thực hiện.
Điều khoản này yêu cầu ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận cấp
cho nhà xuất khẩu một khoản tín dụng trƣớc khi giao hàng. Nhà xuất khẩu
chịu chi phí liên quan cịn ngân hàng mở L/C chịu trách nhiệm về khoản ứng
trƣớc này.
Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

15


Luận văn tốt nghiệp

Mức độ cấp vốn ứng trƣớc phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu
- Khả năng cạnh tranh của hàng hố và giá trị hàng hố dự kiến
- Chính sách kinh tế, chính trị của nƣớc nhập khẩu đối với ngân hàng phục
vụ nhà xuất khẩu
- Những rủi ro về tỷ giá hối đoái.
Điểm khác biệt lớn giữa tài trợ chiết khấu và tài trợ ứng trƣớc là ở mức
giá trị tài trợ. Tƣơng ứng với sự khác biệt này, quyền hạn của ngân hàng đối
với việc thụ hƣởng giá trị hối phiếu, các quyền hạn khác liên quan tới hối
phiếu và quyền hạn trong việc xử lý bộ chứng từ.
- Trong tài trợ chiết khấu, ngân hàng có tồn quyền ra chỉ thị xử lý và yêu
cầu ngân hàng xuất trình thực hiện.
- Trong tài trợ ứng trƣớc, ngân hàng chỉ đơn giản là ngân hàng chuyển
giao chỉ thị của nhà xuất khẩu.
Đối với nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ cũng nhƣ tài trợ ứng trƣớc,

ngân hàng chỉ có quyền truy địi nhà xuất khẩu khi bị bên mua từ chối thanh
toán.
2.5. Bao thanh toán
Định nghĩa: Bao thanh toan la viêc tai trơ cac khoan phai thu thƣơng mai
́ ̀ ̣ ̀
̣ ́
̉
̉
̣
ngăn han và cung câp dị ch vu quan ly tí n dung va kê toan ban hang cho cac
́
̣
́
̣
̉ ́
̣
̀ ́ ́
́
̀
́
nhà xuất khẩu .
Đặc điểm sản phẩm:
- Nhà bao thanh toan thu hôi cac kh nợ thay cho khách hàng của mình
̀
́
̀ ́ oản
- Nhà bao thanh tốn chịu các rủi ro tín dụng về ngƣời mua
- Nhà bao thanh toán ứng trƣớc tiền dựa trên các khoản phải thu đến một
tỷ lệ phần trăm nhất định số tiền của hóa đơn .
Tuỳ theo tính chất hồn hảo của chứng từ, tình hình tài chính và khả

năng thanh tốn của ngƣời mắc nợ mà ngân hàng quyết định tỷ lệ mua nợ cao
Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

16


Luận văn tốt nghiệp

hay thấp đối với nhà xuất khẩu. Có 2 loại tín dụng bao thanh tốn là bao thanh
tốn có truy địi và bao thanh tốn miễn truy địi.
- Bao thanh tốn có truy địi là loại bao thanh toán mà ngân hàng sẽ
thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu nhƣng với thoả thuận là nhà xuất khẩu sẽ
phải trả lại ngân hàng số tiền đó nếu nhƣ nhà nhập khẩu khơng thanh tốn cho
ngân hàng.
- Bao thanh tốn khơng truy địi là loại bao thanh tốn mà ngân hàng sẽ
chịu mọi rủi ro nếu nhƣ ngƣời nhập khẩu khơng trả tiền.
Các loại phí
- Phí dịch vụ bao thanh tốn – đƣơc thu băng mơt ty lê phân trăm trên
̣
̀
̣ ̉ ̣
̀
tông gia trị hoa đơn đƣơc bao thanh toa n va phí nay se bao gôm phí cho tât ca
̉
́
́
̣
́
̀
̀

̃
̀
́ ̉
các dịch vụ quản lý
- Phí tín dụng: lãi trên sô tiên ƣng trƣơc (tƣơng tƣ nhƣ lãi thâu chi khơng
́ ̀ ́
́
̣
́
có đảm bảo)
Ƣu điêm cua bao thanh toan vơi nha xuât khâu :
̉
̉
́
́
̀
́
̉
- Cho phep sƣ dung phƣơng thƣc thanh toan ghi sô
́
̉ ̣
́
́
̉
- Không cân sƣ dung han mƣc cua ngân hang (đam bao v.v)
̀
̉ ̣
̣
́
̉

̀
̉
̉
- Linh hoat hơn hì nh thƣc tai trợ thâu chi rât nhiêu do bao thanh toan
̣
́ ̀
̣
́
́
̀
́
liên quan đên viêc ban hang , tức là khi doanh sô giam , mƣc thâu chi vân giữ ở
́
̣
́
̀
́
́ ̉
́
́
̃
mƣc cao, dân đên tì nh trang nơ xâu , khi doanh sơ tăng , hạn mức thấu chi có
́
̃
́
̣
̣ ́
́
thê khơng tăng theo kị p mƣc tăng cua doanh sô
̉

́
̉
́
- Không cân bô phân quan ly(tiêt kiêm tiên lƣơng công viêc giây tơ v
̀
̣
̣
̉ ́ ́
̣
̀
,
̣
́ ̀ .v.)
- Viêc thu hôi nơ đƣ ợc giao cho một chuyên gia , nhà xuất khẩu có thời
̣
̀
̣
gian lam những việc mà họ làm tốt nhất .
̀
Một lƣu ý nhỏ ở đây là bao thanh tốn rất tốn kém: Phí tín dụng có thê
̉
thƣơng lƣợng đƣợc, chi phí của các dịch vụ ̣ (0.5 - 2.6%)
Chu trình sản phẩm bao thanh tốn đƣợc tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

17


Luận văn tốt nghiệp


Sơ đồ 3. Chu trình sản phẩm bao thanh tốn
Giao hàng hóa/ dịch vụ
1

Ngƣời mua

Ký hóa đơn
(Phải trả cho nhà cung cấp)

Nhà Cung cấp
2

3
Bán các khoản phải
thu cho Ngân hàng

5

Thanh tốn số tiền trên
hóa đơn vào ngày đến
hạn cho Ngân hàng

Ngân
Hàng

4
Chiết khấu các khoản phải thu

Giai đoạn bắt đầu : Quy trình sản phẩm thƣờng đƣợc bắt đầu bằng việc

Nhà cung cấp ký Hợp đồng Mua các khoản phải thu với Ngân hàng

. Trên cơ

sở này Ngân hàng trên cơ sở xem xét các thông tin sẽ thiết lập hạn mức cho
khách hàng.
Bƣớc 2: Nhà cung cấp và ngân hàng gửi cho Ngƣời mua Giấy thông báo
vào mỗi lần rút vốn
Bƣớc 3: Nhà cung cấp giao hàng và phát hành hóa đơn tới ngƣờ i mua đê
̉
đoi tiên
̀
̀
Bƣớc 4: Ngƣơi mua châp nhân hoa đơn
̀
́
̣
́

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

18


Luận văn tốt nghiệp

Bƣớc 5: Nhà cung cấp đề nghị tài trợ /chiêt khâu cac hoa đơn đa đƣơc
́
́
́

́
̃
̣
châp nhân (Thơng bao rut tiên , Hóa đơn , Hơp đơng thƣơng mai , Thông bao
́
̣
́
́
̀
̣
̀
̣
́
giao hang/Vân đơn v.v.)
̀
̣
Bƣớc 6: Ngân hang giai ngân
̀
̉
Bƣớc 7: Vào ngày đến hạn , Ngƣơi mua tra tiên vao tai khoan quy đị nh
̀
̉ ̀
̀ ̀
̉
3. Bảo lãnh trong tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
3.1. Khái niệm Bảo lãnh
Theo Quy chế bảo lãnh ngân hàng Số 26/2006/QĐ-NHNN:
Khái niệm bảo lãnh ngân hàng: Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín
dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận
bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền
đã đƣợc trả thay.
Trong đó :“Bên bảo lãnh": là tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo
lãnh (bao gồm: Các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ
chức tín dụng; Các ngân hàng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép hoạt động
thanh toán quốc tế đƣợc thực hiện các loại bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là
các tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài).
"Bên được bảo lãnh": là khách hàng đƣợc tổ chức tín dụng bảo lãnh
Khách hàng đƣợc tổ chức tín dụng bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân
trong nƣớc và nƣớc ngoài.
"Bên nhận bảo lãnh": là các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nƣớc có
quyền thụ hƣởng bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
"Các bên có liên quan": Là các bên có liên quan đến việc bảo lãnh của tổ
chức tín dụng cho khách hàng, nhƣ bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo
lãnh, bên bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng bảo
lãnh và các bên khác (nếu có).
Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

19


Luận văn tốt nghiệp

3.2. Các hình thức bảo lãnh
3.2.1. Bảo lãnh vay vốn.
Ngân hàng có thể phát hành thƣ bảo lãnh vay vốn để khách hàng thực
hiện vay vốn tại một tổ chức tín dụng khác để nhập khẩu. Thơng thƣờng
nghiệp vụ này đƣợc thực hiện khi Tổ chức tín dụng cho vay là ngân hàng
nƣớc ngoài và ngân hàng nƣớc ngoài này cho các Doanh nghiệp trong nƣớc

vay để nhập khẩu các máy móc thiết bị đƣợc sản xuất tại nƣớc họ với điều
kiện vay vốn là phải có bảo lãnh của một ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc.
3.2.2. Bảo lãnh bằng cách phát hành L/C trả chậm:
Đây là hình thức đƣợc áp dụng phổ biến đối với các Doanh nghiệp trong
nƣớc và bản chất là một hình thức vay vốn, tranh thủ vốn nƣớc ngoài đơn giản và
dễ dàng đƣợc chấp nhận bằng cách mua chịu hàng hóa. Ngân hàng thƣơng mại
trong nƣớc sẽ phát hành một Thƣ bảo lãnh trả chậm cho Doanh nghiệp, khi hàng
hóa nhập khẩu về sau một thời gian nhất định đƣợc quy định trong L/C mới đến
hạn phải trả phía nƣớc ngồi (bản chất chi phí lãi vay đã đƣợc tính trong giá
thành hàng hóa). Doanh nghiệp sẽ có một khoảng thời gian để tiêu thụ sản phẩm,
thu xếp vốn để nộp vào ngân hàng và trả cho bên bán.
Cịn về phía bảo lãnh đối với ngƣời xuất khẩu thì bảo lãnh ngân hàng là
một hình thức ngân hàng tài trợ uy tín cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
và ngân hàng không phải bỏ ra một đồng vốn nào. trách nhiệm của ngân hàng
khi đứng ra bảo lãnh là đảm bảo thi hành đúng cam kết với nƣớc ngoài trong
trƣờng hợp ngƣời xin bảo lãnh không thực hiện đầy đủ một nghiệp vụ nào đó
với bên nƣớc ngồi.
3.3. Lợi ích cho các bên từ hình thức tín dụng bảo lãnh
- Đối với nhà xuất khẩu: nếu nhà nhập khẩu là ngƣời đƣợc bảo lãnh thì
nhà xuất khẩu hồn tồn n tâm là mình sẽ đƣợc thanh tốn khi đến hạn nếu
thực hiện đúng hợp đồng. Còn nếu nhà xuất khẩu là ngƣời đƣợc bảo lãnh thì

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

20


Luận văn tốt nghiệp

ngƣời xuất khẩu có thể ký đƣợc hợp đồng và bán đƣợc hàng do ngân hàng đã

bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho anh ta.
- Đối với nhà nhập khẩu: nếu nhà nhập khẩu là ngƣời đƣợc bảo lãnh thì
nhà nhập khẩu sẽ đƣợc hƣởng một khoản vốn của bên xuất khẩu mà không
phải trả lãi, chỉ trả một khoản phí cho ngƣời bảo lãnh. Nếu nhà xuất khẩu là
ngƣời đƣợc bảo lãnh thì nhà nhập khẩu n tâm là mình sẽ mua đƣợc hàng và
khơng bị mất thời cơ trong kinh doanh vì khơng có hàng.
- Đối với ngân hàng (người bảo lãnh): thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh
nghĩa là ngân hàng có đƣợc uy tín, đƣợc sự tín nhiệm của bên xuất khẩu hay
nhập khẩu. Bên cạnh đó ngân hàng cịn có thu nhập là khoản phí bảo lãnh thu
từ ngƣời đƣợc bảo lãnh.
III. NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP
KHẨU

1. Rủi ro vỡ nợ (rủi ro tín dụng)
Rủi ro tín dụng là những rủi ro phát sinh do việc cấp tín dụng cho các
bên liên quan nhƣng khơng có khả năng địi hồn trả. Rủi ro tín dụng liên
quan trực tiếp đến tình hình tài chính, khả năng thanh toán của các bên. Trong
trƣờng hợp tài trợ xuất khẩu, rủi ro tín dụng chủ yếu nằm ở việc con nợ phá
sản, khơng thanh tốn đƣợc những khoản tài trợ. Con nợ ở đây có thể là cả
nhà xuất khẩu trong trƣờng hợp tài trợ trƣớc xuất khẩu: nhà xuất khẩu khơng
thực hiện đƣợc việc giao hàng và khơng có tiền trả nợ. Tuy nhiên với trƣờng
hợp chiết khấu miễn truy địi, rủi ro tín dụng có thể nằm tại Ngân hàng phát
hành L/C khi ngân hàng này khơng có khả năng thanh toán.
2. Rủi ro hối đoái
Rủi ro ngoại hối liên quan đến trạng thái hối đoái mở (open position) và
tỷ giá hối đoái của một đồng tiền nhất định. Nếu nhƣ trạng thái hối đoái mở là
dƣơng (long position) đối với một loại ngoại tệ, mà loại ngoại tệ đó bị giảm giá
Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hà Tây

21



×