Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Báo cáo chuyên đề Âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 22 trang )



KÍNH CHÚC QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU,
QUÝ THẦY CÔ GIÁO SỨC KHOẺ

TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐIỀN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG
DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG
MÔN ÂM NHẠC CẤP TIỂU HỌC ”
MÔN ÂM NHẠC CẤP TIỂU HỌC ”

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bên cạnh các mục tieu khác trong nhà trường tiểu
học, đội ngũ làm công tác giáo dục còn có trách
nhiệm giúp học sinh “ có những hiểu biết và yêu
thích cái đẹp”. Ca hát là một môn học có tác dụng
lớn đến việc giáo dục, bồi dưỡng năng khiếu thẩm
mỹ cho học sinh. Ca hát không chỉ là yêu cầu
giáo dục do Bộ giáo dục và Đào tạo qui định
được giảng dạy trong nhà trường, mà còn chính là
nhu cầu tự thân và cần thiết của mỗi học sinh nhất
là học sinh ở cấp tiểu học. Hơn nữa, lời ca tiếng
hát vui tươi rộn ràng từ nhà trường sẽ âm vang
mãi mãi và lan tỏa ra ngoài xã hội, mang thêm
sức sống mới.




Việc giảng dạy và giáo dục Âm nhạc không giống
các bộ môn khoa học khác, nhu cầu thưởng thức và
hoạt động âm nhạc là một nhu cầu tự thân của mỗi
con người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt
là lứa tuổi nhi đồng.

Nếu lứa tưổi này được giáo dục âm nhạc sớm và
đúng cách thì năng khiếu âm nhạc được phát triển
và bền vững. Những yếu tố đặc trưng của ngôn ngữ
âm nhạc trong quá trình được học tập sẽ có tác dụng
rất sâu sắc đến việc hình thành nhân cách ở trẻ em.
Niềm say mê và năng lực hoạt động ở lứa tuổi này
thu nhận được trong quá trình học tập và rèn luyện ở
nhà trường sẽ là cơ sở để hình thành lý tưởng thẩm
mỹ đúng đắn. Nó ảnh hưởng rất lớn và lâu dài đến
toàn bộ cuộc sống tinh thần của các em.

Thông qua môn học này, chúng ta sẽ
bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho các
em, nâng cao óc thẩm mỹ, mặt khác
qua học âm nhạc học sinh sẽ hình
thành khả năng cảm thụ âm nhạc,
phân biệt được cái hay, cái dở Trên
cơ sở đó sẽ xây dựng cho các em một
thị hiếu âm nhạc đúng đắn theo quan
điểm mĩ học chân chính, học tập và
làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.


II. Mục tiêu môn âm nhạc trong trường tiểu học:
“ Việc giáo dục âm nhạc trong trường học không đơn giản là dạy biết
đàn, biết hát mà cái chính là truyền đạt cho học sinh biết cách cảm thụ
thẩm mĩ về âm nhạc” .
Trên cơ sở đó dạy âm nhạc ở tiểu học phải đảm bảo các mục tiêu sau
đây:

- Hình thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu cho học sinh.

- Bước đầu giúp các em làm quen một số kĩ năng đơn giản về ca hát
và thói quen tập hát đúng .

- Tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc. Giáo
dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật làm
cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Góp phần giáo dục
tính tập thể, tính kĩ luật, tính chính xác, khoa học.

- Phát triển trí tuệ, bồ dưỡng tình cảm phong phú, lành mạnh hướng
tới cái tốt, cái đẹp. Góp phần làm thư giãn đầu óc trẻ em, làm cân
bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học.

III/ Đặc điểm tình hình của Trường tiểu học An Điền:
1/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Sở Giáo dục và Đào
tạo, Phòng GD&ĐT Thạnh Phú.
- Đa số học sinh ham thích giờ học âm nhạc.
- Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng cho việc dạy , học âm nhạc:
+ Trường được trang bị 1 cây đàn ocgan yamaha PRS 550.
+ 1 cây đàn pianô kỹ thuật số.
+ 1 máy Cassette.

+ 1 bộ đèn chiếu.
+ 25 bộ tranh ảnh.
+ 20 bộ gõ đệm.
+ Trường có giáo viên dạy Âm nhạc trình độ Đại học.

2/ Khó khăn :
- Số học sinh có năng khiếu về âm nhạc
không nhiều.
- Trường chưa có phòng nhạc, nhiều
điểm lẻ giáo viên khó khăn trong việc
di chuyển.
- Tranh ảnh môn âm nhạc còn thiếu.

B. NỘI DUNG
I/ Nội dung chương trình môn âm nhạc ở tiểu học:

- Mỗi khối lớp học 1 tiết / tuần ( Số tiết sẽ
tăng lên với lớp 2buổi/ngày)

- Các dạng bài: dạy bài hát mới, dạy Tập
đọc nhạc, phát triển khả năng âm nhạc.

- Chủ đề: ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, quê
hương, đất nước, tình cảm đối với gia
đình, bạn bè, thầy cô , mái trường

II/Phương pháp giảng dạy :
1/ Công việc chuẩn bị của giáo viên :
1.1 Nắm rõ đặc điểm và khả năng ca hát của học sinh:


- Lưu ý tầm cử giọng của từng em.

- Thời gian ca hát.

- Phân loại khả năng ca hát, lưu ý chất giọng, năng khiếu của từng em
để có phương pháp luyện tập thích hợp.
1.2 Nghiên cứu bài hát:

-Tên bài hát.

- Xuất xứ.

-Vùng địa lí ( nếu là dân ca).

- Xác định kĩ năng cần cho bài hát.

- Dự kiến những chỗ khó để xử lí.

- Sưu tầm những mẫu chuyện sinh động có liên quan đến những nội
dung của tiết học.
1.3 Chuẩn bị đồ dùng dạy học.

- Đàn Piano, đàn Ocgan, máy chiếu, máy casette, băng nhạc, nhạc cụ


2. Quy trình dạy bài hát:
2.1 Giới thiệu bài hát :

- Nhằm cho HS biết tác giả, nội dung, giúp các em
bước đầu hiểu và cảm thụ được bài hát, tạo hứng thú

cho các em khi học hát.

- Cung cấp cho các em những kiến thức văn hoá cần
thiết khác. Ví dụ : dân ca miền nào? phong tục tập
quán địa phương nơi đó

- Lời giới thiệu ngắn gọn, xúc tích, đề cập đến nội
dung bài hát, mục tiêu cần đạt.

- Nên sử dụng tranh ảnh để minh hoạ.

- Giáo viên không chỉ thuyết trình mà có thể đặt câu
hỏi cho các em tự khám phá tìm hiểu.

2.2 Hát mẫu:

- Cho học sinh nghe băng hoặc
giáo viên trình bày.

- Giúp cho HS hứng thú, cảm thụ
bài hát một cách tinh tế.

- Nếu giáo viên hát phải thể hiện
bài hát đúng sắc thái, thể hiện
được nội dung bài hát.


2.3 Đọc lời bài hát :

- Nhằm để kỉêm tra và phát triển khả năng tập đọc của trẻ,

giúp các em hiểu được nội dung bài hát sẽ đọc.

- Đọc lời ca sẽ làm cho việc học hát được thuận lợi, rèn luyện
cảm giác về nhịp điệu đồng thời tạo không khí vui học.

- Đánh dấu vào chỗ lấy hơi, chia câu hát nhằm giúp học sinh
dễ nhớ, dễ thuộc, giáo viên dễ dạy, giúp HS hát câu sau dễ
dàng không bị đuối hơi. Lấy hơi là cách để học sinh điều hoà
giọng hát, không bị đứt hơi khi hát cả bài.

- Giải thích từ khó, giúp học sinh hiểu từ đó có nghĩa gì, chỉ
cái gì ( nếu thấy cần thiết).

- Tạo cho trẻ thói quen tìm hiểu về ngôn ngữ trong cuộc sống.

- Hiểu từ ngữ giúp cho học sinh hiểu nội dung bài hát, tự tin
và thể hiện đúng tình cảm bài hát.

- Nên chép lời ca vào bảng phụ. ( Máy chiếu )

2.4 Khởi động giọng:

- Nên khởi động giọng trước khi học hát, giúp khởi
động và luyện tai nghe cho HS.

- Giúp học sinh hát dễ dàng hơn, âm thanh không bị
lệch so với nhạc cụ .

- Thời lượng không quá 2 phút.


- Các mẫu âm o, a, i,u ….tạo hứng thú cho học sinh,
giúp học sinh phát âm trôi chảy hơn.

- Không nên luyện như thanh nhạc chuyên nghiệp.
Nếu trước đó các em đã ôn tập bài hát thì khi học
bài mới không nhất thiết luyện thanh .

2.5 Dạy hát từng câu ngắn:
Trong quá trình dạy- đàn- nghe hát đan xen. Nếu có câu nào hoàn toàn
hoặc gần giống nhau giáo viên chỉ ra gợi ý cho các em tự tìm.
Dạy theo lối móc xích:
+ Có lợi vì giúp cho học sinh nhớ bài một cách hệ thống.
+ Học sinh không quên giai điệu, lời ca.
+ Hát câu sau sẽ nhớ câu trước, hát đoạn ghép nối không bị sai nhịp
phách.
- Khi dạy hát từng câu nếu là giáo viên chuyên nên sử dụng nhạc cụ vì:
+ Tạo không khí vui tuơi, sôi nôỉ, học sinh hào hứng, phát triển tai
nghe, tư duy sáng tạo.
+ Giúp giáo viên dạy có hiệu quả và phát huy tính tích cực của học
sinh.
+ Nhạc cụ là chỗ dựa đồng thời nâng cánh cho tiếng hát hay hơn.
- Tuy nhiên không nên lạm dụng một cách thái quá. Nếu tiếng đàn to,
giáo viên đàn liên tục sẽ làm át tiếng hát vừa xao lãng việc bao quát
lớp.
- Nếu là giáo viên dạy nhiều môn không biết sử dụng nhạc cụ thì phải
học thuộc lòng bài hát quy định, sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát,
sử dụng băng, đĩa để hỗ trợ trong quá trình học hát kết hợp với các
hoạt động ( Vận động phụ hoạ, trò chơi )

2.6 Hát cả bài ( có dạo đầu, kết thúc, tốc độ phù

hợp sắc thái )
2.7 Sử dụng một vài cách hát tập thể:

- Hát hoà giọng : tất cả học sinh cùng hát.

- Hát lĩnh xướng: Một học sinh hát 1 đoạn hoặc 1
câu, cả lớp hoà giọng phần còn lại

- Hát đối đáp: nửa lớp hát 1 câu tạo thành sự đối
đáp.

- Hát nối tiếp: mỗi tổ hát 1 câu tạo thành sự đối đáp.

- Hát bè.

- Hát đuổi.

2.8 Hát kết hợp với các hoạt động:

- Gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca. ( GV cần nhắc
nhỡ học sinh gõ cường độ vừa phải, không quá to)

- Vận động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về
thể chất và trí tuệ, tạo cảm giác thư thả không gò bó , đem
lại cảm giác hào hứng, thích thú với bài hát được học.

- Hát – múa : giúp học sinh phát huy tính sáng tạo, thoải
mái, tạo sự nhạy cảm về tiết tấu.

- Hát – trò chơi: tạo sân chơi giúp học sinh gắn bó, hòa

đồng, học mà chơi, chơi mà học, thư giãn tinh thần qua
những giờ học văn hoá. Làm cho giờ học âm nhạc phong
phú, hấp dẫn. Góp phần giúp học sinh phát triển trí tuệ.
2.9 Tập trình bày, biểu diễn (Đơn ca, song ca, tam ca, tốp
ca )
2.10 Kiểm tra đánh giá, xếp loại(đan xen trong quá trình
học hát).

* Một số vấn đề cần lưu ý.

- Quy trình này không thể hiện tất cả trong một tiết học vì
thế tiết 1 chủ yếu dạy cho các em hát được bài hát, tiết 2 dạy
cho các em hát kết hợp với một số hoạt động và tập biểu
diễn. Tuy vậy, với những bài hát ngắn, dễ thuộc thì trong 1
tiết có thể tổ chức cho các em hoạt động vui chơi với bài
hát.

- Lưu ý khi dạy lấy tầm cử chung của lớp cho phù hợp.

- Khi mới tập phải ở tốc độ chậm, khi học xong thì hát đúng
với tốc độ của bài hát.

- Tập phát âm rõ ràng.

- Tư thế đứng hát là thuận lợi, nhưng để đỡ mệt có thể lúc
đứng lúc ngồi luân phiên nhóm tổ để các em có thời gian
nghỉ.

- Không chỉ dạy bài hát đơn thuần mà cần có sự liên hệ nội
dung bài hát với các kiến thức liên quan mang tính tích hợp

các môn học để mở rộng hiểu biết cho học sinh.

3. Dạy tập đọc nhạc :
Dạy tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học cần phải giải quyết 2 yếu tố cơ bản của âm
nhạc đó là: đọc đúng và chuẩn xác cao độ, đọc đúng và chính xác độ dài. Tránh
nhồi nhét cho học sinh những kiến thức trừu tượng mà phải chú ý đến thực hành.
Phương pháp thực hành là một trong những nguyên tắc cơ bản của phương pháp
giảng dạy âm nhạc.

- Giới thiệu bài TĐN : Nhịp của bài, nếu bài TĐN là trích đoạn bài hát cần giới
thiệu xuất xứ của bài hát

- Nhận biết các kí hiệu Âm nhạc, hướng dẫn học sinh xác định tên nốt, hình nốt và
các kí hiệu nhạc lí có trong bài.

- Nghe mẫu: giáo viên cho HS nghe bằng âm thanh qua tiếng đàn, là yêu cầu cơ bản
của phương pháp dạy TĐN.

- Luyện cao độ, hướng dẫn học sinh đọc các cao độ của bài.

- Luyện tiết tấu : Giáo viên chuẩn bị câu tiết tấu mẫu của bài để hướng dẫn học sinh
vỗ tay hoặc gõ đệm, thể hiện đúng hình tiết tấu đó. Có thể cho HS đọc bằng âm của
tiết tấu hoặc những tiếng tượng thanh để gây hứng thú trước khi vào bài học TĐN.

- Tập đọc từng câu và cả bài : Giáo viên đánh đàn và hướng dẫn học sinh đọc từng
câu đoạn và cả bài. Giáo viên lưu ý hướng dẫn học sinh nhấn những chỗ có trọng
âm cần thiết để hình thành ý thức về nhịp điệu cho học sinh.

- Ôn luyện và củng cố : kết hợp các hình thức gõ đệm, đối đáp để gây hứng thú,
sinh động trong quá trình học TĐN cho học sinh. Có thể gợi ý cho học sinh tập đặt

lời cho bài TĐN.

C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

- GV cần phải tìm hiểu nắm chắc nội dung chuơng
trình, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng môn
học.

- Muốn học sinh hát tốt tiến tới hát hay, người giáo
viên phải có nghiệp vụ chuyên môn tốt.

- Trong quá trình soạn giảng phải có sự đầu tư
nghiên cứu, tổ chức giờ học sinh động, chú ý đối
tượng học sinh, rèn kĩ năng, bồi dưỡng năng khiếu,
tạo hứng thú học tập ở các em.

- Cán bộ quản lí phải thật sự quan tâm và tạo mọi
điều kiện để giáo viên và học sinh thực hiện dạy và
học Âm nhạc.

D/ KẾT LUẬN.

Trong chương trình giảng dạy ở trường, Âm nhạc là một môn học
quan trọng đối với học sinh tiểu học. Giọng hát của con người là một
thứ “ Nhạc cụ” tuyệt diệu . Nếu được luyện tập và phát triển giọng
hát, mỗi học sinh sẽ có thể tìm thấy những khả năng sẵn có của chính
giọng mình. Từ đó các em say sưa với ca hát , đưa ca hát vào trong
mọi hoạt động và sinh hoạt một cách tự nhiên, làm cho tâm hồn thêm
phong phú, đời sống tinh thần thêm lành mạnh, yêu đời. Cùng với các
môn học khác, Âm nhạc góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho

các em . Làm cho các nội dung học trong nhà trường tiểu học có tính
toàn diện, làm cân bằng, hài hoà các hoạt động học tập, sinh hoạt của
học sinh.
* Đề xuất :

- Có phòng học Âm nhạc riêng để phục vụ tốt cho việc giảng dạy.

- Tiếp tục bổ sung ĐDHT, đồ dùng giảng dạy bộ môn đáp ứng nhu
cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

×