Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.32 KB, 43 trang )

Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển
A. ASEAN:
1. THÀNH LẬP ASEAN:
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, thường được biết đến là ASEAN, là một liên
minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam
Á, được thành lập ngày 08/08/1967 bởi các quốc gia Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore và Thái Lan. Brunei gia nhập vào ngày 08/01/1984, Việt
Nam vào ngày 28/07/1995, Lào và Myanmar vào ngày 23/07/1997 và cuối cùng là
Campuchia vào ngày 30/04/1999.
Thành lập ASEAN (1967)
Tính đến thời điểm năm 2006, khu vực ASEAN có tổng dân số vào khoảng 560
triệu người, diện tích là 4,5 triệu km
2
, tổng GDP gần bằng 1100 tỉ USD và tổng giao
dịch thương mại vào khoảng 1400 tỉ USD.
2. MỤC TIÊU:
Tuyên ngôn của ASEAN tuyên bố rằng mục tiêu và mục đích của Hiệp hội là: (1)
làm tăng tốc độ phát triển kinh tế, tiến trình xã hội và phát triển văn hoá trong khu
vực (2) khuyến khích hoà bình và ổn định trong khu vực thông qua việc tôn trọng
vĩnh viễn sự công bằng và luật pháp trong mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu
vực và việc tôn trọng triệt để đến những điều lệ của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
1
Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển
Tầm nhìn ASEAN 2020, theo hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN trong kỉ niệm 30
năm thành lập hiệp hội, thống nhất về một tầm nhìn ASEAN như một khối hoà hợp
giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, cùng nhìn xa hơn, sống trong hoà
bình, ổn định và thịnh vượng, cùng ràng buột bởi mối quan hệ đồng minh trong sự
phát triển năng động và trong một cộng đồng của những xã hội quan tâm đến nhau.
Năm 2003, Ban lãnh đạo ASEAN đã quyết định rằng một cộng đồng ASEAN phải
bao gồm ba cột trụ, Cộng đồng an ninh ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN và
Cộng đồng văn hoá-xã hội ASEAN.


3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN:
Những quốc gia thành viên của khối ASEAN cùng chấp nhận và thực hiện theo
những nguyên tắc cơ bản trong mối quan hệ với từng thành viên khác, được nêu rõ
trong Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (TAC):
• Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc
dân tộc của tất cả các dân tộc;
• Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không
có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;
• Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
• Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;
• Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực;
• Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.
Thêm vào đó, có 3 nguyên tắc cơ bản điều phối hoạt động của các quốc gia thành
viên ASEAN, đó là nguyên tắc nhất trí, nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc 6X.
2
Cờ ASEAN
Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển
4. CẤU TRÚC ASEAN:
AEM : Bộ trưởng kinh tế ASEAN
AMM : Hội nghị cấp bộ trưởng ASEAN
AFMM : Hội nghị bộ trưởng tài chính ASEAN
SEOM : Hội nghị viên chức kinh tế cấp cao
ASC : Ủy ban thường trực ASEAN
SOM : Hội nghị viên chức cấp cao
ASFOM : Hội nghị viên chức tài chính cấp cao ASEAN
Cơ quan ra quyết định cao nhất của ASEAN là Hội nghị những người đứng đầu
Nhà nước và Chính phủ của các nước ASEAN. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN
được triệu tập mỗi năm. Cho đến nay đã có 13 hội nghị cấp cao được tổ chức. Hội
nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 sẽ được tổ chức tại Thái Lan vào ngày
15/12/2008.

Theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
(AMM) là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm
đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao
ASEAN được tổ chức hàng năm.
3
Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển
Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM):AEM
họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết. Trong AEM
có hội đồng AFTA được thành lập theo quyết định của hội nghị cấp cao ASEAN
lần thứ 4 tại Singapore.
Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting-SOM) được chính
thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần
thứ 3 tại Manila 1987. SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và họp
khi cần thiết; báo cáo trực tiếp cho AMM.
Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting-
SEOM): SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu
ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Manila 1987. Tại hội nghị Cấp cao ASEAN 4 năm
1992, 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo
dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN .
Cuộc gặp gỡ của các bộ trưởng về các lĩnh vực sau cũng được tổ chức đều đặn:
nông lâm nghiệp, kinh tế (thương mại), năng lượng, môi trường, tài chính, y tế,
thông tin, đầu tư, lao động, luật, các bất ổn trong khu vực, phát triển nông thôn và
xóa đói giảm nghèo, khoa học công nghệ, sự thịnh vượng xã hội, thông tin liên lạc,
tội phạm quốc tế, giao thông vận tải, du lịch, thanh thiếu niên. Tháp tùng theo các
phái đoàn bộ trưởng là các công chức cấp cao, các nhóm chuyên viên và các lực
lượng đặc nhiệm.
Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee-ASC): ASC bao gồm
chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng
thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia. ASC thực
hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho

AMM.
Tổng thư ký của ASEAN được chọn dựa trên công trạng và được chấp thuận bởi
các bộ trưởng. Tổng thư ký ASEAN, người sẽ có nhiệm kỳ 5 năm, được uỷ nhiệm
đề xướng, khuyến nghị, sắp xếp và thi hành các hoạt động của ASEAN. Các chuyên
viên của cơ quan thư ký ASEAN được chọn dựa trên nguyên tắc tuyển dụng không
hạn chế và cạnh tranh không giới hạn trong khu vực. Tiến sĩ Surin Pitsuwan được
giới thiệu bởi Chính phủ Thái Lan và được tán thành bởi Ban lãnh đạo ASEAN để
trở thành Tổng thư ký ASEAN trong nhiệm kì 2008-2012.
ASEAN có một số đoàn và sự sắp xếp riêng biệt nhằm củng cố sự hợp tác của các
chính phủ trong rất nhiều lĩnh vực như sau: Trung tâm phát tiển nông nghiệp
ASEAN, Trung tâm quản lý ASEAN – EC, Trung tâm năng lượng ASEAN, Trung
tâm thông tin về động đất ASEAN, Quỹ tài trợ ASEAN, Trung tâm nghiên cứu và
huấn luyện về gia cầm ASEAN, Trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh thái khu vực
4
Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển
ASEAN, Trung tâm phát triển thanh niên ở nông thôn, Trung tâm chuyên về khí
tượng học ASEAN, Trung tâm công nghệ trồng rừng ASEAN, Trung tâm thông tin
du lịch ASEAN, Mạng lưới các trường đại học ASEAN.
Ngoài ra, ASEAN còn đẩy mạnh các cuộc đối thoại và hội đàm với các chuyên gia
và tổ chức kinh tế với các ý định và mục đích có liên quan, như ASEAN – phòng
thương mại và Công nghiệp, Diễn đàn kinh tế ASEAN, Hợp tác du lịch ASEAN,
Ủy ban dầu mỏ ASEAN, Hợp tác hàng hải ASEAN, Liên đoàn các công ty tàu biển
ASEAN, Liên đoàn người lao động ASEAN, Liên đoàn đánh cá ASEAN, CLB dầu
thực vật ASEAN, Hợp tác sở hữu trí tuệ ASEAN, và Học viện về các nghiên cứu
quốc tế và chiến lược ASEAN. Ngoài ra, còn có 58 tổ chức phi chính phủ (NGOs)
đã sát nhập chính thức với ASEAN.
Trụ sở ASEAN tại Jakarta, khánh thành ngày 09/05/1981
5. CỘNG ĐỒNG ASEAN:
5
Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển

5.1.Cộng đồng an ninh ASEAN:
Thông qua các cuộc đối thoại chính trị và xây dựng lòng tin, không còn căng
thẳng leo thang trong các cuộc đối đầu vũ trang giữa các quốc gia thành viên
ASEAN kể từ khi ASEAN được thành lập hơn 3 thập niên trước.
Để đạt được những gì đã xây dựng được trong những năm vừa qua trong lĩnh vực
hợp tác an ninh và chính trị, Ban lãnh đạo ASEAN đã đồng ý thành lập Cộng đồng
an ninh ASEAN (ASEAN Security Community - ASC). ASC sẽ nhắm đến mục tiêu
chung sống hòa bình giữa các nước trong khu vực với nhau và với thế giới trong
môi trường công bình, dân chủ và hòa hợp.
Các thành viên của cộng đồng cam kết tin tưởng vào diễn biến hòa bình trong việc
dàn xếp các mối bất hòa khu vực và xem an ninh của các quốc gia cơ bản có mối
quan hệ với nhau và bị ràng buộc bởi vị trí địa lý, tầm nhìn và mục tiêu chung. Việc
này bao gồm các yếu tố sau: diễn biến chính trị, sự hình thành và phân chia các quy
tắc, ngăn ngừa xung đột, giải quyết xung đột, xây dựng hòa bình sau chiến tranh và
cơ chế thực hiện. Nó được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc của các cơ cấu,
hiệp định, nguyên tắc và các thủ tục pháp lý của ASEAN, đã được phát triển nhiều
năm và bao gồm các hiệp định chính sau đây:
• Tuyên ngôn ASEAN, Bangkok, 08/08/1967.
• Tuyên ngôn của khu vực hòa bình, tự do và trung lập, Kuala Lumpur,
27/11/1971.
• Tuyên bố về Sự hoà hợp ASEAN, Bali, 24/02/1976.
• Hiệp ước hữu nghị và hợp tác khu vực Đông Nam Á, Bali, 24/02/1976.
• Tuyên ngôn ASEAN về vùng biển Nam Trung Quốc, Manila, 22/07/1992
• Tầm nhìn ASEAN 2020, Kuala Lumpur, 15/12/1997.
• Tuyên bố về Sự hoà hợp ASEAN II, Bali, 07/10/2003.
Với việc công nhận về việc phụ thuộc lẫn nhau trong an ninh ở khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương, ASEAN đã thiết lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN
Regional Forum -ARF) vào 1994. Chương trình nghị sự của ARF hướng đến mục
tiêu đưa ra 3 giai đoạn chính, cụ thể là sự phát triển của việc xây dựng lòng tin, sự
phát triển của các biện pháp ngoại giao ngăn ngừa và các soạn thảo giải quyết xung

đột.
6
Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển
Các thành viên hiện tại của ARF gồm: Australia, Brunei Darussalam, Campuchia,
Canada, Trung Quốc, Cộng đồng chung Châu Âu, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản,
Dân chủ Cộng hòa Hàn Quốc,Cộng hòa Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Mongolia,
Myanmar, New Zealand, Pakistan, Papua New Guinea, Philippines, Liên bang Nga,
Singapore,Thái Lan, Hoa Kỳ, và Việt Nam.
ARF bàn bạc với nhau về các vấn đề an ninh khu vực chủ yếu, bao gồm mối quan
hệ giữa các cường quốc, vấn đề chậm phát triển ở các nước, chống khủng bố, tội
phạm quốc tế, vùng biển phía Nam Trung Quốc và Bán đảo Triều Tiên.
5.2. Cộng đồng kinh tế ASEAN:
Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ là mục tiêu cuối của thước đo về sự hòa hợp kinh tế
như đã được phác thảo trong tầm nhìn ASEAN 2020. Mục đích của Cộng đồng kinh
tế ASEAN là tạo ra một khu vực kinh tế ASEAN cạnh tranh cao, thịnh vượng và ổn
định, ở đó sẽ có những luồng đầu tư, dịch vụ và hàng hóa tự do và tự phát triển kinh
tế công bằng, lý tưởng, giảm được nghèo khó và chênh lệch giàu nghèo vào năm
2020.
Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ tạo dựng ASEAN như một thị trường đơn lẻ và có
nền tảng là sản xuất hàng hóa, biến đổi tính đa dạng tiêu biểu cho khu vực thành cơ
hội cho việc kinh doanh bổ sung và xây dựng ASEAN thành một phân khúc năng
động và vững chắc hơn trong dây chuyền cung ứng toàn cầu.
Trong quy trình tiến đến việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN, ASEAN đã
thông qua các điều khoản sau:
• Xây dựng cơ chế mới và đánh giá để củng cố việc thi hành các sáng kiến
kinh tế hiện tại bao gồm: khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp
định khung về E của ASEAN, Khu vực đầu tư ASEAN (AIA).
• Tăng cường sự thống nhất trong khu vực trong các lĩnh vực tiên phong sau
đây trước năm 2020: hàng không, nông phẩm, máy móc tự động, thương mại
điện tử, thiết bị điện tử, công nghiệp đánh cá, chăm sóc sức khỏe, các sản

phẩm cao su, dệt may, du lịch, sản phẩm gỗ.
• Tạo điều kiện cho sự phát triển của các cá thể kinh doanh, đào tạo lao động
và nhân tài.
• Củng cố bộ máy lãnh đạo của ASEAN, bao gồm việc cải thiện cơ chế giải
quyết bất hào hiện nay của ASEAN, đảm bảo cách giải quyết nhanh chóng
và có tính ràng buộc về pháp lý trong bất kỳ tranh chấp về kinh tế nào.
7
Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển
Những hoạt động chính liên quan đến việc thống nhất kinh tế khác của ASEAN
bao gồm:
• Hướng dẫn cho việc thống nhất về tiền tệ và tài chính của ASEAN trong 4
lĩnh vực, cụ thể là: phát triển thị trường vốn, sự mở rộng tự do tài khoản vốn,
sự mở rộng tự do của các dịch vụ tài chính và hợp tác tiền tệ.
• Hệ thống vận chuyển xuyên ASEAN bao gồm các con đường quốc lộ giữa
các bang và mạng lưới đường sắt, ồm tuyến đường Singapore-Kunning, các
cảng biển chính và đường quy định của tàu biển cho giao thông trên biển,
vận chuyển trên đường sông nội địa và các tuyến đường hàng không dân sự.
• Hướng dẫn trong lĩnh vực hợp nhất du lịch hàng không.
• Sự tương vận và liên kết nội bộ của các dịch vụ và thiết bị viễn thông quốc
gia, bao gồm Thỏa thuận chứng nhận hợp chuẩn thiết bị viễn thông của
ASEAN (ATRC-MRA) trong việc đánh giá mức độ phù hợp của các thiết bị
viễn thông.
• Mạng lưới năng lượng xuyên ASEAN, bao gồm Hệ thống điện năng ASEAN
và Dự án đường ống dẫn ga xuyên ASEAN.
• Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) tập trung vào cơ sở hạ tầng, phát triển
nguồn nhân lực, công nghệ thông tin liên lạc và sự hợp nhất về kinh tế của
khu vực, chủ yếu là các nước CLMV.
• Cuộc vận động đến thăm ASEAN và Chương trình ASEAN Hip-Hop Pass
nhằm phát triển du lịch ở các nước ASEAN.
• Hiệp định về dự trữ an ninh lương thực ASEAN.

5.2.1. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA):
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một khối thương mại được thành lập
bởi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nhằm hỗ trợ sản xuất ở những nước
ASEAN.
Hiệp định AFTA được kí vào 28/01/1992 ở Singapore. Khi hiệp định AFTA được
bắt đầu kí kết, ASEAN có 6 thành viên gồm Brunei, Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore và Thailand. Vietnam đã tham gia vào năm 1995, Lào và
Mianma tham gia vào năm 1997, Campuchia năm 1999. Bây giờ AFTA gồm có 10
nước ASEAN. Tất cả 4 nước đến sau đã được yêu cầu kí vào hiệp định AFTA để
tham gia vào ASEAN nhưng được cho phép có một khung thời gian dài hơn để đáp
ứng giao ước giảm thuế quan của AFTA.
8
Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển
Mục đích chủ yếu mà AFTA nhắm vào là:
• Tăng lợi thế cạnh tranh của ASEAN như một trung tâm sản xuất trên thị
trường thế giới, thông qua việc loại trừ hàng rào thuế quan và phi thuế quan
trong nội bộ ASEAN.
• Thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN.
Cơ cấu chủ yếu của việc đạt được mục đích trên là Ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung (CEPT), thiết lập một lộ trình bắt đầu vào năm 1992 với mục đích là tăng
“lợi thế cạnh tranh của khu vực như một trung tâm sản xuất cho thị trường thế
giới”.
Kể từ 1/1/2005, mức thuế đánh trên gần 99% các loại sản phẩm có tên trong Danh
mục cắt giảm thuế của ASEAN-6 (Brunây, Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, và Thái Lan) đã được cắt giảm xuống dưới 5%. Hơn 60% các sản phẩm
này không bị đánh thuế. Mức thuế trung bình của ASEAN-6 đã được hạ từ hơn 12%
xuống 2% ngày nay khi AFTA đi vào hoạt động. Đối với những thành viên mới, cụ
thể là Campuchia, Lào, Việt Nam, mức thuế đối với 81% sản phẩm trong Danh mục
cắt giảm thuế đã được hạ xuống trong mức 0-5%.
 Thành viên

 Những quốc gia đồng ý loại bỏ thuế quan giữa họ :
• Brunei
• Indonesia
• Malaysia
• Philippines
• Singapore
• Thailand
 Quan sát viên thường trực:
• Papua New Guinea
• East Timor
 Những nước sẽ tham gia vào năm 2012:
• Myanmar
• Cambodia
• Laos
• Vietnam
 Những nước quan sát những cuộc họp ASEAN gần đây:
9
Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển
• People's Republic of China
• Pakistan
• India
• South Korea
• Japan
• Australia
• New Zealand
5.2.1.1.Lịch sử
Lời đề nghị thành lập một khu vực mậu dịch tự do ở ASEAN lần đầu tiên nêu ra
bởi thủ tướng Thái Lan Anand Panyarachun và lời đề nghị của Thái Lan đã được
đồng ý với những bổ sung trong suốt cuộc họp chính thức cấp cao ASEAN (AEM)
ở Kuala Lumpur. Vào tháng 01/1992, những thành viên của ASEAN đã kí Tuyên

bố Singapore với nội dung trung tâm là sáng lập ra AFTA trong 15 năm. Đây là
một chương trình bao hàm việc giảm thuế quan trong khu vực, thực hiện theo từng
giai đoạn xuyên suốt đến năm 2008. Hạn cuối này đã được gia hạn liên tục và
AFTA đã hoạt động trọn vẹn vào ngày 01/01/2003.
Trong suốt tiến trình vài năm, chương trình ban đầu của việc giảm thuế quan đã
được mở rộng và tăng nhanh hơn và những hoạt động “ AFTA cộng” khác đã được
khởi xướng. Điều này bao gồm tất cả những nỗ lực để gỡ bỏ những hàng rào phi
thuế quan, sự hài hòa phong tục, giá trị và thủ tục và chất lượng sản phẩm được
chứng nhận chung giữa các nước.
Với dân số trên 550 triệu, hiện nay những công ty có thể khai thác những cơ hội
tạo ra bởi một thị trường đã hợp nhất với những khách hàng ngày càng giàu có.
5.2.1.2.Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)
Không giống EU, AFTA không áp dụng một thuế quan bên ngoài chung trên hàng
hoá nhập khẩu. Mỗi thành viên ASEAN có thể đánh thuế quan trên những hàng hóa
đi vào từ bên ngoài ASEAN dựa trên lộ trình quốc gia của nó. Tuy nhiên, những
hàng hóa có nguồn góc từ trong ASEAN, những thành viên của ASEAN áp dụng
một tỉ lệ thuế quan từ 0 đến 5% ( nhiều thành viên gia nhập sau như Campuchia,
Lào, Myanma và Việt Nam, còn được gọi là những đất nước CMLV, được tăng
thêm thời gian để thi hành đầy đủ tỉ lệ giảm thuế quan). Ưu đãi thuế quan có hiệu
lực chung (CEPT) là như vậy.
Những thành viên ASEAN có thể chọn lựa việc ngăn chặn những sản phẩm được
áp dụng CEPT trong 3 trường hợp :(1)Những ngăn chặn tạm thời; (2). Những sản
phẩm nông nghiệp nhạy cảm; (3). Những sự loại trừ chung. Những ngăn chặn tạm
thời quy cho những sản phẩm mà những thuế quan sau cùng sẽ được giảm xuống 0
10
Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển
đến 5%, nhưng đang được bảo vệ tạm thời bằng một sự trì hoãn trong giảm thuế
quan.
Những sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm bao gồm những hàng hóa như gạo.
Những thành viên của ASEAN cho đến năm 2010 phải giảm mức thuế quan xuống

0 đến 5%.
Những sự loại trừ chung nhằm vào những sản phẩm mà một thành viên ASEAN
cho rằng là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức công cộng, bảo vệ loài
người, đời sống và sức khỏe của động vật hoặc thực vật, bảo vệ những bài báo nghệ
thuật, tính chất lịch sử, hoặc giá trị khảo cổ học. Những thành viên của ASEAN đã
đồng ý thông qua giá thuế quan là 0% cho hầu hết tất cả những sản phẩm nhập khẩu
vào 2010 trong hiệp ước đã kí kết trước đây và 2015 cho những đất nước CMLV.
5.2.1.3.Quy định về nguồn gốc:
CEPT chỉ áp dụng những hàng hóa có nguồn gốc từ nội bộ ASEAN. Theo luật
chung thì những khu vực ở trong ASEAN phải có ít nhất 40% giá trị sản phẩm
FOB. Những phần thuộc ASEAN có thể tích lũy, nghĩa là, giá trị của những đầu vào
từ những thành viên ASEAN khác nhau có thể được cộng dồn để thỏa mãn 40%
theo yêu cầu. Công thức sau đây được áp dụng :
Giá vật liệu sống + giá lao động trực tiếp + giá tổng phí trực tiếp + lợi nhuận + giá
vận tải trong nước x 100% giá trị FOB
Tuy nhiên, cho những sản phẩm nhất định, thì sẽ áp dụng những quy định đặc biệt
:
• Thay đổi Chương quy định đối với bột lúa mì;
• Thay đổi thuế quan phụ với sản phẩm làm từ gỗ;
• Thay đổi phân loại thuế quan cho sản phẩm nhôm và hợp kim.
Nhà xuất khẩu phải có được một tờ giấy chứng nhận “Mẫu D” từ chính phủ của
quốc gia đó chứng nhận là sản phẩm thỏa mãn yêu cầu 40%. Mẫu D phải thể hiện
sức mạnh hải quan của chính phủ nước nhập khẩu định phẩm chất cho tỉ lệ CEPT.
Đôi khi những khó khăn xuất hiện đối với những bằng chứng ủng hộ yêu sách, cũng
như những sức mạnh hải quan của các quốc gia ASEAN tốt như thế nào có thể thẩm
tra sự đệ trình mẫu D. Những khó khăn này xuất hiện bởi vì những sức mạnh hải
quan của mỗi quốc gia ASEAN làm sáng tỏ và thực hiện đầy đủ những yêu cầu mẫu
D không có nhiều sự sắp xếp.
5.2.1.4.Cơ chế quản lý
11

Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển
AFTA được quản lý bởi cơ quan hải quan và thương mại ở mỗi quốc gia thành
viên ASEAN. Ban thư kí ASEAN có quyền giám sát và bảo đảm mọi thứ làm đúng
theo chừng mực của AFTA, nhưng không có quyền về luật pháp để bắt buộc. Điều
này dẫn đến mâu thuẫn trong điều hành bởi những nhà cầm quyền quốc gia
ASEAN. Hiến Chương ASEAN hỗ trợ cho ban thư kí ASEAN để chắc chắn mọi
điều phù hợp đúng theo những chừng mực của AFTA.
Những nhà cầm quyền quốc gia của ASEAN thường bất đắc dĩ chia sẻ hoặc
nhượng lại chủ quyền cho những nhà cầm quyền từ những thành viên khác của
ASEAN ( mặc dù những bộ trưởng thương mại của ASEAN thông thường chỉ thực
hiện những cuộc viếng thăm vượt ranh giới để quản lý việc kiểm tra trong những
cuộc điều tra chống bán phá giá.). Không giống như EU hay NAFTA, những đội
chung, với nhiệm vụ bảo đảm mọi việc đều làm đúng và điều tra những sai phạm,
không được sử dụng rộng rãi lắm. Thay vào đó, những nhà cầm quyền ASEAN phải
dựa trên bản xem xét và phân tích của những nhà cầm quyền khác để quyết định
liệu những tiêu chuẩn AFTA như quy định về nguồn gốc có được làm theo không.
Những sự bất đồng có thể xảy ra giữa những nhà cầm quyền. Một lần nữa, Ban thư
kí ASEAN có thể trợ giúp như một trung gian nhưng không có sức mạnh luật pháp
để giải quyết nó.
ASEAN đã cố gắng cải tiến sự kết hợp hải quan thông qua việc thực hiện đầy đủ
dự án chính sách một cửa sổ (The ASEAN single window). Chính sách một cửa của
ASEAN sẽ cho phép người nhập khẩu đưa ra tất cả thông tin có liên quan đến giao
dịch nhập vào hệ số điện tử một lần. Thông tin này sẽ được chia sẻ với tất cả những
nhà cầm quyền quốc gia ASEAN khác.
5.2.1.5.Giải quyết tranh chấp
Mặc dù những cơ quan hải quan và thương mại của những quốc gia ASEAN này
phối hợp với nhau, nhưng vẫn có thể nảy sinh tranh chấp. Ban bí thư ASEAN không
có quyền pháp lý để giải quyết những cuộc tranh chấp như thế, vì thế những tranh
chấp được giải quyết trong khuôn khổ song phương thông qua biện pháp không
chính thức hoặc thông qua giải quyết tranh chấp.

Nghị định của ASEAN về Cơ chế cải tiến về giải quyết tranh chấp ( Enhanced
Dispute Settlement Mechanism) chi phối việc giải quyết tranh chấp chính thức ở
AFTA và những khía cạnh khác của ASEAN. Những thành viên ASEAN có thể tìm
kiếm sự hòa giải và tham khảo những sự giúp đỡ tốt. Nếu những cố gắng này không
có hiệu quả, họ có thể yêu cầu SEOM thiết lập ban hội thẩm gồm những người phân
xử độc lập để xem xét lại việc tranh chấp. Ban hội thẩm có thể được mời đển một
hội đồng chống án thành lập bởi Hội đồng thuộc Cộng đồng kinh tế ASEAN.
12
Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển
Nghị định trên hầu như không bao giờ được dùng đến bởi vai trò của SEOM trong
tiến trình giải quyết tranh chấp. Những quyết định của SEOM đòi hỏi sự nhất trí
giữa tất cả các thành viên ASEAN, và bởi vì cả bên bị vi phạm và bên vi phạm đều
tham gia vào SEOM, sự nhất trí như thế thì không thể đạt được. Điều này ngăn cản
những thành viên ASEAN dùng đến nghị định thư, và họ thường đi tìmcách giải
quyết những cuộc tranh chấp ở những nơi khác như WTO hay thậm chí là Toà án
quốc tế (International Court of Justice). Điều này có thể gây rắc rối cho những công
ty bị ảnh hưởng bởi một cuộc tranh chấp trong AFTA, bởi vì họ không có quyền đòi
hỏi việc giải quyết những tranh chấp nhưng chính phủ ở đất nước họ không thể sẵn
lòng để sử dụng Nghị định thư. Tổng thư kí ASEAN đã cho rằng việc thay đổi cơ
chế giải quyết tranh chấp là sự sửa đồi cần thiết cho việc điều hành AFTA và AEC
hợp lý hơn.
5.2.1.6.Những nổ lực thuận lợi hoá thương mại
Những khởi đầu mới để thu hẹp khoảng cách phát triển và mở rộng thương mại
giữa các thành viên ASEAN là trọng tâm của cuộc thảo luận về chính sách. Theo
một bảng tóm tắt nghiên cứu năm 2008 được công bố bởi ngân hàng thế giới như
một phần Dự án về chi phí và thuận lợi hoá thương mại ( Trade costs and
facilitation project), những thành viên ASEAN có tiềm năng thu về những lợi ích
đáng chú ý từ những đầu tư trong việc tổ chức cải cách thuận lợi hoá thương mại,
nhờ vào cải cách toàn bộ thuế quan đã được thực hiện thông qua Hiệp định thương
mại tự do ASEAN.

Phân tích mới này đề nghị khảo sát hai khu vực quan trọng: những thuận lợi ở
cảng và những cạnh tranh trong khu vực dịch vụ internet. Bản báo cáo cho biết, cải
cách trong những khu vực này có thể mở rộng thương mại ASEAN lên 7.5% ( 22 tỉ
USD) và 5.7% (17 tỉ USD) tính riêng mỗi khu vực. Trái lại, việc cắt giảm thuế quan
đang được áp dụng ở tất cả các thành viên ASEAN đến mức trung bình khu vực
Đông Nam Á sẽ tăng giao dịch thương mại trong khu vực lên khoảng 2% ( 6.3 tỉ
USD).
5.2.2.Khu vực đầu tư
AIA sẽ khuyến khích dòng đầu tư tự do ở trong ASEAN. Nguyên tắc chính của
AIA như sau :
• Tất cả những ngành công nghiệp được mở cửa để đầu tư, những rào cản sẽ
gỡ bỏ theo lộ trình.
• Áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia ngay lập tức với những nhà đầu tư tư2
ASEAN với ít rào cản.
• Loại trừ những trở ngại đầu tư.
13
Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển
• Tổ chức hợp lý hoá tiến trình và thủ tục đầu tư.
• Nâng cao tính trong sạch
• Cam kết thực hiện những tiêu chuẩn thuận lợi hoá thương mại.
Theo AIA thì việc gỡ bỏ danh sách những trở ngại tạm thời trong trong sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp cá, lâm nghiệp và khai mỏ được tiến hành theo lộ trình
đến năm 2010 cho hầu hết các thành viên ASEAN và năm 2015 cho những nước
CLMV (Cambodia, Lào PDR, Myanmar, and Việt Nam).
5.2.3.Thương mại dịch vụ
Hiệp định cơ cấu ASEAN về thương mại dịch vụ được thoả thuận Hội nghị
thượng đỉnh ASEAN ở Bangkokvào tháng 12/1995. Theo hiệp định, những thành
viên ASEAN sẽ thương lượng mở rộng tự dịch vụ trong khu vực trong nhiều lĩnh
vực, bao gồm vận tải hàng không, dịch vụ kinh doanh, xây dựng, dịch vụ tài chính,
vận tải hàng hải, viễn thông và du lịch. Mặc dù một vài khu vực mở rộng tự do

nhanh hơn, như vận tải hàng không, những khu vực khác vẫn phải tiếp tục tiến hành
thương lượng. Những nổ lực để mở rộng phạm vi của Hiệp định cơ cấu vẫn nhằm
vào việc tiếp tục thương lượng.
5.2.4.Thị trường hàng không đơn
Thị trường hàng không đơn ASEAN (SAM), được đề xuất bởi Tổ chức vận tải
hàng không ASEAN ( The ASEAN Air Transport Working Group), được hỗ trợ bởi
Cuộc họp viên chức cấp cao ngành vận tải ASEAN ( The ASEAN Senior Transport
Officials Meeting), và được chứng thực bởi các bộ trưởng vận tải ASEAN,sẽ giới
thiệu sự sắp xếp đường bay mở đến khu vực vào năm 2015. Không chỉ là thị trường
hàng không đơn sẽ được mong đợi với việc mở rộng đầy đủ du lịch hàng không
giữa những quốc gia thành viên của nó, mà còn được mong đợi rằng SAM sẽ phát
triển du lịch, thương mại, dòng đầu tư và dịch vụ giữa những quốc gia thành viên.
Bắt đầu vào 1/1/2009, sẽ có một sự mở rộng trong dịch vụ chuyên chở hàng không,
cũng như việc thao bỏ giới hạn tự do thứ ba và tư giữa những thành thủ đô của quốc
gia thành viên cho dịch vụ hành khách hàng không. Vào ngày 01/01/2011, sẽ có sự
mở rộng trong quyền giao thông tự do thứ năm giữa tất cả những thành phố thủ đô.
5.3.Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN:
Để phù hợp với mục tiêu đặt ra bởi tầm nhìn ASEAN 2020, Cộng đồng văn hóa
xã hội ASEAN đã vạch ra một hiệp ước Đông Nam Á để cùng nhau chung sức như
một cộng đồng xã hội và đặt nền móng cho việc đồng nhất căn cước cùng chung.
14
Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển
Cộng đồng sẽ thúc đẩy việc hợp tác trong việc phát triển xã hội nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của những nhóm chịu thiệt thòi và dân số địa phương và tìm
kiếm sự tham gia chủ động của các thành tố trong xã hội và phụ nữ, thanh niên và
cộng đồng địa phương nói riêng.
ASEAN sẽ đảm bảo lực lượng nhân công sẽ được chuẩn bị và hưởng lợi từ đó
việc hòa nhập kinh tế bằng cách đầu tư nhiều nguồn lực cho giáo dục, đào tạo, phát
triển khoa học và công nghệ, tạo việc làm và bảo và xã hội từ cơ bản đến nâng cao.
ASEAN sẽ tăng cường hơn nữa việc hợp tác trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng

bao gồm việc ngăn chặn và kiểm soát các bệnh lây lan và truyền nhiễm.
Việc phát triển và tăng cường nguồn nhân lực là một chiếc lược chính cho thế hệ
nhân công, xóa đói nghèo và sự chênh lệch kinh tế xã hội và đảm bảo phát triển xã
hội một cách công bằng.
Những hành động trên tiến trình của ASEAN trong lĩnh vực này bao gồm:
• Chương trình làm việc ASEAN cho phúc lợi xã hội, gia đình và dân số.
• Chương trình làm việc ASEAN về HIV/AIDS.
• Chương trình làm việc ASEAN bảo vệ sức khỏe cộng dồng cho người lớn
tuổi.
• Mạng lưới sức khỏe và an toàn ngề nghiệp ASEAN.
• Chương trình việc làm ASEAN nhằm chuẩn bị cho thanh niên ASEAN trong
việc xác định nghề nghiệp và các thách thức trong quá trình toàn cầu hóa.
• Mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN), củng cố sự cộng tác giữa 17
các trường đại học thành viên ở ASEAN .
• Chương trình trao đổi sinh viên ASEAN, Diễn đàn văn hóa thanh niên, và
Diễn đàn tiếng nói thanh niên ASEAN.
• Tuần lễ văn hóa ASEAN hàng năm, Hội trại thanh niên ASEAN và Đố chữ
ASEAN.
• Chương trình trao đổi truyền thông ASEAN, và
• Khuôn khổ cho những thành phố đạt chuẩn môi trường (ESC) và Hiệp định
về vấn đề ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới.)
15
Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển
6. HỘI NGHỊ:
Hội nghị những nhà lãnh đạo ASEAN 10 lần thứ nhất ( th áng 11/1999)
6.1.Hội nghị thượng đỉnh ASEAN
Tổ chức các cuộc họp được biết đến với tư cách là Hội nghị thượng đỉnh ASEAN,
là nơi để các nhà lãnh đạo của mỗi quốc gia thành viên thảo luận và giải quyết lại
các vấn đề khu vực, cũng như chỉ đạo các cuộc họp với các quốc gia khác ngoài
khối với mục đích tăng cường mối quan hệ đối ngoại.

Hội nghị cấp cao ASEAN được tổ chức lần đầu tiên ở Bali, Indonesia vào năm
1976. Cuộc họp lần III được tổ chức ở Manila vào năm 1987 và trong suốt cuộc họp
này đã đưa ra một quyết định rằng các nhà lãnh đạo sẽ họp 5 năm 1 lần. Do đó,
trong cuộc họp lần IV được tổ chức ở Singapore vào năm 1992, các nhà lãnh đạo
thảo luận lần nữa và đưa đến quyết định tổ chức hội nghị 3 năm 1 lần. Vào năm
2001, hiệp hội đưa ra quyết định tổ chức hội nghị định kì hàng năm để chú tâm giải
quyết các vấn đề cấp bách ảnh hưởng tới khu vực. Các quốc gia thành viên được bổ
16
Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển
nhiệm là nuớc chủ nhà hội nghị được xếp theo bảng mẫu tự alpha, trừ trường hợp
của Myanma là mất quyền tổ chức năm 2006 vào năm 2004 do sức ép từ phía Mĩ và
Liên Minh Châu Âu.
Hội nghị chính thức họp trong 3 ngày. Kế hoạch lịch trình các phiên họp như sau:
• Phiên họp nội bộ giữa các nhà lãnh đạo nước thành viên
• Phiên hội nghị giữa các nhà lãnh đạo với các ngoại trưởng của các nước
thành viên trong Diễn đàn An ninh ASEAN
• Phiên họp giữa các nhà lãnh đạo ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật bản, Hàn
Quốc)
• Phiên họp riêng biệt, được biết đến như là khu vực hợp tác kinh tế chặt chẽ
ASEAN-CER (Australia, New Zealand)
 Các kỳ Hội nghị cấp cao ASEAN
Kỳ Thời gian Quốc gia Địa điểm tổ chức
Cấp cao I 23-24/2/1976 Indonesia Bali
Cấp cao II 4-5/8/1977 Malaysia Kuala Lumpur
Cấp cao III 14-15/2/1987 Philippines Manila
Cấp cao IV 27-29/1/1992 Singapore Singapore
Cấp cao V 14-15/12/1995 Thailand Bangkok
Cấp cao VI 15-16/12/1998 Vietnam Hanoi
Cấp cao VII 5-6/11/2001 Brunei
Bandar Seri

Begawan
Cấp cao VIII 4-5/12/2002 Cambodia Phnom Penh
Cấp cao IX 7-8/10/2003 Indonesia Bali
Cấp cao X 29-30/11/2004 Laos Vientiane
Cấp cao XI 12-14/12/2005 Malaysia Kuala Lumpur
Cấp cao XII 11-14/1/2007 Philippines Cebu
Cấp cao XIII 18-22/11/2007
Singapore Singapore
Cấp cao XIV 12/2008
Thailand Bangkok
Cấp cao XV 2009
Vietnam
17

×