Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG tại công ty cổ phần nha trang sea food

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.98 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ.

SINH VIÊN THỰC TẬP: LƯU THỊ NGỌC THÚY
ĐỀ TÀI:
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS - F17
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH KẾ TOÁN - TIN HỌC
Nha Trang, ngày…….tháng 01 năm 2013
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

SINH VIÊN THỰC TẬP: LƯU THỊ NGỌC THÚY
ĐỀ TÀI:
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17
Mã ngành:
Lớp : 11ALT_NT01
GVHD : ThS. Trần Thị Mỹ Châu.
Nha Trang, ngày…….tháng 01 năm 2013
2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
o0o
ĐƠN XIN XÁC NHẬN THỰC TẬP
Kính gởi:
- Ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods – F17.
- Phòng Kế toán – Tài Vụ.


Em tên là : Lưu Thị Ngọc Thúy.
Lớp : 11ALT_NT01 Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Đà Nẵng
Được sự giới thiệu của Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Đà Nẵng và sự
đồng ý của Ban Giám đốc Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods – F17, trong quá trình
thực tập, em nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Cô, Chú, Anh, Chị tại các phòng
ban. Em không chỉ được làm quen với các quy trình, nghiệp vụ mà còn học được tác
phong làm việc tại Công ty.
Nay em viết đơn này kính xin Ban Giám đốc Công ty Cổ Phần Nha Trang
Seafoods - F17 xác nhận quá trình thực tập của em tại Công ty. Thời gian thực tập bắt
đầu từ 31/12/2012 đến ngày 31/01/2013.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các Cô (Chú), Anh ( Chị) nhân
viên công ty đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành bài thực tập này.
XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY Nha Trang, ngày… tháng 01 năm 2013
……………………………………. SINH VIÊN THỰC TẬP
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….
……………………………………. Lưu Thị Ngọc Thúy
…………………………………….
…………………………………….
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong bất cứ một xã hội nào, nếu muốn sản xuất ra vật liệu, của cải hoặc thực
hiện quá trình kinh doanh thì vấn đề Lao động của con người là vấn đề không thể thiếu
được. Có thể thấy lao động là một yếu tố cơ bản, là một nhân tố quan trọng trong việc
sản xuất cũng như trong việc kinh doanh. Những người lao động làm việc cho người sử

dụng lao động họ đều được trả công, hay nói cách khác đó chính là thù lao mà người
lao động được hưởng khi họ bỏ ra sức lao động của mình.
Đối với người lao động, tiền lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó là
nguồn thu nhập chủ yếu giúp họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình. Do đó
tiền lương có thể là nguồn thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động nếu họ
được trả theo đúng sức lao động họ bỏ ra, nhưng cũng có thể làm giảm năng suất lao
động khiến cho quá trình sản xuất chậm lại, không đạt hiệu quả nếu tiền lương được trả
thấp hơn sức lao động của họ bỏ ra.
Ở phạm vi tiến bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hóa quá trình phân phối
của cải vật chất do chính người lao động làm ra. Vì vậy việc xây dựng bậc lương, bảng
lương, lựa chọn các hình thức trả lương hợp lý để sao cho tiền lương vừa là khoản thu
nhập để người lao động đảm bảo nhu cầu cả vật chất và tinh thần đồng thời làm cho
tiền lương trở thành động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, có tinh thần
trách nhiệm hơn với công việc thực sự là việc làm cần thiết.
Với những lí do trên có thể cho thấy vấn đề tiền lương là một vấn đề quan trọng
đối với bất kì một Doanh nghiệp nào. Muốn vậy Doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy
làm việc, phải quản lý đội ngũ lao động tốt hơn , sắp xếp các vấn đề tổ chức hợp lý các
vấn đê nhân sự và tiền lương sao cho hiệu quả làm tăng năng suất lao động đồng thời
làm tăng phúc lợi đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người. Với ý nghĩa đó, em
đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Tiền lương và khác khoản trích trích theo lương tại công
ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý lao động và kế toán tiền lương,
các khoản trích theo lương nhằm chỉ ra những ưu, nhược điểm về công tác này của
công ty từ đó đề xuất ra những biện pháp thiết thực có tính khả thi để hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả hoạt động chế độ tiền lương và lao động của công ty trong tương lai.
- Thực hiện bài làm là em đã có cơ hội vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn
nhằm bổ sung và củng cố những kiến thức đã học ở nhà trường.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu trên cơ sở số liệu, tình hình thực tế về lao động và kế toán lao động

tiền lương, các khoản trích theo lương của công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17.
4. Kết cấu của đề tài:
4
- Phần I: Đặc điểm, tình hình hoạt động kinh doanh, lao động và công tác kế
toán tiền lương , các khoản trích theo lương của công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods
– F17.
- Phần II: Thực trạng về vấn đề lao động, công tác kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17.
- Phần III: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện về vấn đề lao
động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty.
5
NỘI DUNG
PHẦN I:
Đặc điểm, tình hình hoạt động kinh doanh, lao động và công tác kế toán
tiền lương , các khoản trích theo lương của công ty Cổ phần Nha Trang
Seafoods – F17.
1. Đặc điểm, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Nha Trang
Seafoods – F17:
Giới thiệu khái quát về công ty:
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17.
- Trụ sở chính: 58 B Đường 2/4 – P. Vĩnh Hải – TP . Nha Trang – Khánh Hòa.
- Điện thoại: (+84 – 583) 831 033 ; (+84 – 0583) 831 040
- Fax: (+84 – 583) 831 034
- Giám đốc: Ngô Văn Ích
- Email : và
- Website :
- Ngành nghề kinh doanh chính:
 Đánh bắt , nuôi trồng, chế biến thủy sản, thực phẩm.
 Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng.
 Sản xuất, gia công, lắp đặt máy, thiết bị công nghiệp và thiết bị lạnh.

Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư.
- Tổng vốn điều lệ: 100 tỷ.
- Năng lực sản xuất: trên 5000 tấn nguyên liệu/ năm , doanh số xuất khẩu trên
30.000.000 USD/ năm
- Số lượng công nhân viên: trên 2000 người.
- Logo công ty:
Quá trình hình thành và phát triển công ty:
Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17 trước đây là Xí nghiệp Đông Lạnh Nha
Trang được UBND tỉnh Phú Khánh ( nay là tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định thành lập
ngày 10/11/1976.
Xí nghiệp đông lạnh Nha Trang tiếp nhận cơ sở của một tư nhân người Nam Triều
Tiên ( Hàn Quốc) chuyên sản xuất hàng đông lạnh từ trước năm 1975 tại 51 – 53 Lý
6
Thánh Tông , Nha Trang. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời
hạn chế tình trạng ô nhễm môi trường. Trong thời gian thành lập, xí nghiệp đông lạnh
gồm 70 công nhân viên với hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu, cũ kĩ nghèo nàn không
đồng bộ, công suất nhà máy là 300 kg/ngày, kho bảo quản rách nát chỉ chứa được 20
tấn., nhà xưởng chế biến chật hẹp chưa đầy 200m
2
. Tiền không có, kĩ thuật cơ điện
lạnh không có, công nghệ chế biến cũng không. Đầu tiên công ty chỉ chế biến tôm hùm
luộc xuất khẩu và một số mặt hàng nội địa khác. Điều kiện lao động rất khó khăn, chủ
yếu là lao động thủ công.
Năm 1978 được UBND tỉnh Khánh Hòa giao thêm cơ sở chế bến đông lạnh tại địa
chỉ 58B đường 2/4 – Phường Vĩnh Hải – Tp. Nha Trang, xí nghiệp đông lạnh đã
chuyển toàn bộ nhân sự và máy móc thiết bị sang địa điểm mới và hoạt động sản xuất
kinh doanh ngày càng phát triển.
Sau khi xí nghiệp đã có vốn và có mối quan hệ vững chắc với khách hàng, Xí
nghiệp đã mạnh dạn kí hợp đồng xuất khẩu và nhờ ủy thác xuất khẩu qua các đơn vị
bạn.

Bắt đầu tạo được niềm tin và có uy tín trong kinh doanh, có vị trí ổn định trên thị
trường, xí nghiệp xin phép xuất khẩu trực tiếp nhằm chủ động hơn trong sản xuất kinh
doanh và tăng cường cạnh tranh.
Tháng 4/1992, Xí nghiệp được phép xuất khẩu trực tiếp.
Ngày 14/ 12 / 1993 Xí nghiệp đổi tên thành công ty Cổ phần Chế biến Thủy Sản
Xuất Khẩu Nha Trang theo quyết định số 3200 /QĐ-UB của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Đến 8/2004 công ty tiến hành cổ phần hóa thành công ty Cổ phần Nha Trang
Seafoods F17 theo quyết định số 1875/ QĐ-UB ngày 20/07/2004 của UBND tỉnh
Khánh Hòa trong đó sử hữu nhà nước chiếm 49% và các cổ đông là cán bộ công nhân
viên sở hữu 51% với số vốn điều lệ là 33,3 tỷ đồng.
Tháng 12/2004, cổ phần nhà nước cũng được bán đấu giá ra bên ngoài và đầu năm
2005 công ty hoạt động với 100% vốn của các cổ đông là tư nhân.
Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty là thu mua và xuất khẩu thủy sản. Sản
phẩm chính hiện nay của công ty là đang sản xuất các loại mực, tôm, cá, ghẹ đông
lạnh, các loại hải sản khô và tẩm gia vị….
Công ty có 3 nhà máy chế biến thủy sản đặt tại thành phố Nha Trang đều được cấp
giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, hai siêu thị bán các
mặt hàng thực phẩm nội địa, một cửa hàng bán thiết bị vật tư thủy sản và một nhà hàng
kinh doanh ăn uống có tên Nha Trang Seafoods.
+ Doanh số xuất khẩu là 30 triệu USD với sản lượng 5.000 tấn/ năm
+ Công suất cấp đông 50 tấn/ ngày, công suất kho lạnh 3.000 tấn.
+ Cơ sở chế biến đã đạt tiêu chuẩn HACCP, ISO 9001:2000, DRC,ACC
+ Thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Đài Loan,
Malaisia
Trải qua hơn 35 năm, Công ty CP Nha Trang Seafoods hiện giữ vai trò dẫn đầu
ngành Thủy Sản Khánh Hòa, công ty cũng đã hân hạnh được Nhà Nước tặng
thưởng huân chương Lao động hạng nhất (1996), hai huân chương Lao động hạng
nhì ( năm 1985, 1994), là công ty xuất khẩu có uy tín trên thị trường, có sản lượng
7
sản phẩm ổn định, có đội ngũ công nhân lành nghề, cở sở vật chất kĩ thuật tương

đối ổn định.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
2.1 Chức năng:
Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods là một DN Cổ phần hoạt động theo Luật
Doanh Nghiệp với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là sản xuất và kinh doanh xuất khẩu các
sản phẩm thủy sản tươi, khô, đông lạnh, tẩm gia vị. Trong đó sản phẩm tươi chiếm tỷ
trọng đáng kể nhất.
Ngoài ra, công ty còn có hoạt động phụ là sản xuất kinh doanh nước đá, nhập
khẩu các loại máy móc , thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải, vât liệu xây dựng và hàng
tiêu dùng, nhận sửa chữa, lắp ráp các thiết bị lạnh, kho lạnh thiết bị sản xuất nước đá.
2.2 Nhiệm vụ:
Tổ chức thu mua nguyên liệu, tiếp nhận và chế biến nguyên liệu thủy sản theo
đúng quy định chế biến hàng xuất khẩu, đảm bảo số lượng, chất lượng và thời gian
giao hàng.
Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng kinh tế theo đúng quy định hiện hành, đảm
bảo giữ chữ tín với khách hàng.
Thực hiện hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên , trung thực theo đúng
quy định quản lý tài chính, quản lý xuất khẩu của Nhà nước.
Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, sản xuất hiệu quả để tái
đầu tư và tạo ra lợi tức cho các cổ đông.
Nâng cao chất lượng sản xuất, chuyên môn hóa và ứng dụng khoa học công
nghệ vào trong sản xuất để đạt hiệu quả tôt nhất.
Thực hiện tốt bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự trong đơn vị, bảo đảm an
ninh chính trị và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, từng bước ổn định và cải thiện đời
sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên Công ty.
2.3: Nguyên tắc hoạt động:
+ Công ty CP Nha Trang Seafoods – F17 hoạt động theo phương thức hạch toán
kinh doanh độc lập.
+ Bảo tồn và phát triển vốn được giao, giải quyết các vấn đề trong công ty, các

mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và tập thể trong khuôn khổ pháp luật.
+ Thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ,điều hành và sản xuất kinh
doanh theo đúng định hướng kinh doanh, trên cơ sở quyền làm chủ của cán bộ công
nhân viên trong công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo
đúng định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
3. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty:
+ Với tình hình xã hội ngày một phát triển như ngày nay thì công tác quản lý
càng quan trọng hơn. Việc tổ chức bộ máy quản lý là một điều cấp thiết đối với doanh
nghiệp nói chung và công ty nói riêng là vấn đề không thể thiếu, nhất là trong môi
trường đầy biến động như thế này. Chính vì lẽ đó mà công ty cổ phần Nha Trang
Seafoods-F17 đã có được một máy quản lý và sản xuất tương đối tốt với sự phối hợp
chặc chẽ giữa các phòng ban.
8
Sơ đồ bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu tuyến - chức năng. Dưới
Giám đốc, Phó Giám đốc là hệ thống các phòng ban chức năng. Kiểu cơ cấu này rất có
ưu điểm vừa tận dụng được năng lực của các nhân viên trong công ty vừa đảm bảo
quyền hạn của GĐ không bị vi phạm
Đại hội đồng cổ đông:
Gồm tất cả các cổ đông, là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty cổ
phần. Vì vậy nó có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình
hoạt động kinh doanh, quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh và đầu tư, tiến hành thảo luận và bổ sung, sữa đổi Điều lệ của công ty, bầu và
nãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty. Hội đồng quản trị khi hành xử
công việc phải chấp nhận điều lệ công ty.
Hội đồng quản trị có 5 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu theo phương

thức trực tiếp, bỏ phiếu kín, lấy từ trên xuống cho đến khi đủ số lượng thành viên mà
đại hội đồng cổ đông đã quyết định. Nhiệm kỳ của thành viên hội đồng quản trị là 5
năm có thể bầu lại.
Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng
quản trị với đa số phiếu, bằng thể thức trực tiếp, bỏ phiếu kín, mỗi thành viên hội đồng
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Giám ĐốcPhó Giám Đốc
Phòng
tổ chức
- lao
động,
tiền
lương
Phòng
tài
vụ
Phòng
kinh
doanh
xuất-
nhập
khẩu
Nhà
máy
chế
biến
thủy
sản 17
Nhà

máy
chế
biến
thủy
sản 90
TT
KCS-
Kỹ
thuật
điện
lạnh
Nhà
hàng
Nha
Trang
Seafoods
9
quản trị có mặt dự họp đều có một phiếu biểu quyết ngang nhau. Chủ tịch hội đồng
quản trị có thể kiêm giám đốc.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do hội đồng cổ đông bầu ra và chỉ có đại hội đồng cổ đông quyết
định thù lao của ban kiểm soát. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát là 3 năm. Thành viên của
ban kiểm soát gồm 3 người, trong đó có ít nhất một kiểm toán viên có chuyên môn về
kế toán. Ban kiểm soát bầu một thành viên làm trưởng ban
. Ban Giám Đốc
+ Giám Đốc
Là người đại diện cho công ty trong việc đề ra các quyết định trực tiếp cho các
phòng ban thực hiện, tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp khác. Và là người chịu
trách nhiệm trước pháp luật về điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
chịu trách nhiệm và xây dựng chiến lược phát triển của công ty.

Giám đốc có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý của công ty đảm bảo tinh
giảm có hiệu lực.
+ Phó giám đốc
Là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc, giúp điều hành công ty theo sự ủy
quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước công việc được ủy quyền. Phó Giám đốc
phụ trách trực tiếp phòng kinh doanh, các phân xưởng thủy sản.
Phó giám đốc gồm có phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc sản xuất. Mỗi phó
giám đốc chỉ đạo một mảng khác nhau:
- Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách phòng kinh doanh, phân xưởng đặc sản, cửa
hàng vật tư và đặc biệt là công tác đối ngoại của công ty như: Liên kết hợp tác sản
xuất, mua sắm vật tư, tiêu thụ sản phẩm và nghiên cứu nhu cầu thị trường. Nắm bắt
những thông tin b iến động trên thị trường để giúp công ty luôn có xu h ướng và chiến
lược kinh doanh ngày càng hiệu quả.
- Phó giám đốc sản xuất:
+ Chịu trách nhiệm về công tác chỉ huy hoạt động sản xuất về mặt kỹ thuật.
+ Lập kế hoạch sản xuất hàng ngày từ khâu xử lý nguyên liệu đầu vào, sắp xếp lao
động và tổ chức cấp phát vật tư.
Ngoài ra còn trực tiếp điều hành các phân xưởng của công ty thay mặt giám đốc ký kết
các hợp đồng mua bán vật liệu thủy sản và giải quyết toàn bộ mọi công việc khi giám
đốc đi vắng.
Các phòng chuyên môn:
Tham gia giúp Giám đốc trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
+ Phòng tổ chức- lao động, tiền lương
Phụ trách công tác quản lý nhân sự của công ty như chất lượng lao động, trình
độ lao động, tiền lương, tiền thưởng, công tác BHXH, BHYT và KPCĐ cho cán bộ
công nhân viên toàn công ty, bao gồm các bộ phận như văn thư, lao động tiền lương,
đội bảo vệ, nhà ăn, đội vệ sinh.
10
+ Phòng tài vụ

Có nhiệm vụ xem xét và giải quyết các vấn đề về tài chính cho công ty và các
phân xưởng, xây dựng kế hoạch tài chính, thu nhập, theo dõi toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty, tổ chức ghi chép, phản ánh, báo cáo tình hình tài chính
cho ban lãnh đạo, đề xuất các biện pháp nhắm sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Lập
báo cáo cho các cơ quan chức năng theo quy định.
+ Phòng kinh doanh
Tham mưu cho giám đốc về phương hướng sản xuất kinh doanh. Soạn thảo các
hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện và theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng xuất
nhập khẩu. Xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu, vận tải, cung ứng vật tư, bao bì… đối
tác với khách hàng.
Ngoài ra còn phụ trách Marketing, tìm nguồn tiêu thụ trong và ngoài nước, nhận gia
công cho khách hàng đồng thời xuất ủy thác cho các đơn vị cá nhân khi có yêu cầu.
Phòng kinh doanh trực tiếp làm công tác xuất nhập khẩu, làm thủ tục xuất nhập khẩu;
trình chứng từ cho ngân hàng theo đúng phương thức thanh toán đã thỏa thuận trước đó
để thu hay chi tiền, chiết khấu hay khiếu nại với khách hàng khi có trở ngại xảy ra.
+ Phòng kỹ thuật
Chịu trách nhiệm với Giám đốc về công tác kỹ thuật như kỹ thuật máy móc thiết
bị, kỹ thuật về sản xuất như kỹ thuật về nguyên vật liệu, về sản phẩm (chất lượng sản
phẩm theo đúng tiêu chuẩn mà khách hàng yêu cầu), quy trình sản xuất, vi sinh, an
toàn lao động cũng như vấn đề nước thải và môi trường. Ngoài ra phòng kỹ thuật còn
có trách nhiềm tham vấn cho Giám đốc về các phương án đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tiến
kỹ thuật như: chất lượng của từng loại máy móc thiết bị, thế hệ máy, tuổi thọ máy, vận
hành…
Các đơn vị trực thuộc công ty:
- Nhà máy chế biến thủy sản 17: có hai phân xưởng là phân xưởng chế biến chuyên sản
xuất thủy sản đông lạnh, và phân xưởng đặc sản chuyên sản xuất thủy sản khô và tẩm
gia vị.
Nhà máy chế biến thuỷ sản 17 phụ trách chế biến hải sản từ nguyên liệu tới bán thành
phẩm, quản lý sản xuất kinh doanh, lao động, chất lượng sản phẩm, tổ chức hạch toán
kế toán, quyết toán riêng biệt

- Nhà máy chế biến thủy sản 90: có phân xưởng chế biến phân xưởng đặc thuỷ sản và
phân xưởng chế biến mặt hàng cao cấp, đặt tại Bình Tân- Nha Trang, chuyên sản xuất
cả thủy sản đông lạnh lẫn, thủy sản khô và tẩm gia vị.
- Nhà hàng Nha Trang Seafoods-F17: là nơi kinh doanh ăn uống, và giới thiệu sản
phẩm của công ty với khách hàng trong nước và nước ngoài. Đó cũng là nơi thu thập
những phản hồi từ phía khách hàng và quảng cáo thương hiệu
rộng rãi hơn cho công ty.
4. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty .
+ Tổ chức là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của
công ty. Đặc biệt trong ngành chế biến thuỷ sản, với nguyên liệu thuỷ sản có đặc tính
mau hư hỏng, thối rữa, khó bảo quản lâu dài và chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
11
Do đặc điểm đó mà công ty nên có bộ máy tổ chức sản xuất như thế nào cho quá trình
sản xuất được diễn ra liên tục, đồng bộ và nhanh chóng, kịp thời để đảm bảo sao cho
sản phẩm được sản xuất ra với chi phí thấp nhất và chất lượng cao.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty.
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính.)
. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức sản xuất:
Bộ phận sản xuất chính: là những bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm.
Bộ phận này bao gồm: Nhà máy chế biến thủy sản 90, Nhà máy chế biến thủy sản 17.
Trong đó nhà máy chế biến thủy sản 17 gồm 2 phân xưởng là phân xưởng chế biến và
phân xưởng đặc sản.
- Nhà máy chế biến thủy sản 90 đặt tại số 1 – Phước Long – Bình Tân – Nha Trang là
đơn vị hoạch toán độc lập.
- Nhà máy Nhà máy CBTS 17 đặt tại trụ sở làm việc chính của công ty tại 58B đường
2 tháng 4-Vĩnh Hải-Nha Trang.
Bộ phận sản xuất phụ trợ.
Đây là bộ phận sản xuất kinh doanh ngoài lĩnh vực chế biến thủy sản nhưng có tác
dụng phụ trợ cho bộ phận sản xuất chính. Nó cũng hoạt động kinh doanh trong ngành

thủ y sản, gồm các đơn vị như là: nhà ăn, y tế.
- Nhà ăn: Mỗi bộ phận đều có những vai trò nhất định. Có tổ chức tốt bộ phận này sẽ
tạo điều kiện cho các bộ phận khác sản xuất.
- Phòng y tế: Có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi chăm lo sức khỏe cho toàn bộ cán bộ
công nhân viên của công ty.
Bộ phận phục vụ sản xuất.
Công ty Cổ phần Nha
Trang Seafoods- F17
Bộ phận phục vụ
sản xuất
B ộ phận sản
xuất chính
Nhà ăn
Y tế
Bộ phận sản
xuất phụ trợ
Nhà máy chế
biến thuỷ sản
Nhà máy chế
biến thuỷ sản
17
Phân xưởng
cơ điện
Kho tàng
Vận chuyển
12
Nhiệm vụ chính của bộ phận này là đảm bảo việc cung ứng, bảo quản cấp phát, vận
chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm và dụng cụ lao động. Ngoài ra nó còn
phục vụ các nhu cầu khác cho công nhân ở bộ phận sản xuất chính cũng như toàn công
ty. Bộ phận này gồm :

- Hệ thống kho tàng: Kho hóa chất, vật tư thành phẩm. Mỗi kho có một thủ kho
chịu trách nhiệm trước phòng tài vụ về xuất nhập nguyên liệu hoặc thành phẩm.
- Phân xưởng cơ điện: Nhiệm vụ chính là bảo trì, bảo dưỡng, vận hành máy móc thiết
bị và quản lý hệ thống kho lạnh. Nó cũng sản xuất nước đá phục vụ cho các phân
xưởng của công ty. Ngoài ra phân xưởng này còn nhận sửa chữa, lắp đặt máy móc thiết
bị nghề cá cho các đơn vị ngoài. Phân xưởng này đặt tại trụ sở chính của công ty.
Nhìn chung cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty là một mô hình khép kín, giữa các bộ
phận có sự liên kết, hỗ trợ cho nhau, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh
được tiến hành đều đặn liên tiếp và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
5.Vị trí, vai trò của công ty đối với địa phương và nền kinh tế.
Thủy sản hiện nay đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng mang lại nguồn
ngoại tệ cho đất nước góp phần nâng cao vị thế kinh tế của Việt Nam trên trường quốc
tế. Sự phát triển của ngành thủy sản có ảnh hưởng tích cực và toàn diện tới nền kinh tế
Việt Nam.
Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 là một doanh nghiệp nằm trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa với quy mô tương đối lớn. Công ty có vai trò quan trọng đối với địa
phương và nền kinh tế đất nước, được thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Quy mô hoạt động của công ty khá lớn, khối lượng hàng hóa sản xuất ra trong năm
chiếm một tỷ trọng khá cao so với các công ty khác trong cùng ngành, cùng khu vực.
Đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Công ty đã góp
phần cho ngành chế biến thủy sản phát triển và kéo theo nó là ngành thủy sản cũng
ngày càng phát triển hơn. Ngành chế biến thủy sản phát triển tạo điều kiện cho ngành
khai thác và nuôi trồng phát triển.
- Khả năng hoạt động của công ty ngày càng cao, đội ngũ lao động ngày một tăng lên
điều này góp phần giải quyết công ăn việc l àm, giải thoát gánh nặng cho xã hội.
- Với khả năng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, hàng năm công ty đã đóng góp cho
ngân sách nhà nước một khoản không nhỏ và tăng qua hàng năm. Bên cạnh đó thông
qua việc xuất khẩu, Công ty còn mang lại một khoản ngoại tệ góp phần ổn định kinh tế
đất nước.
- Công ty cũng góp phần trong xu hướng hội nhập của kinh tế Việt Nam vào thương

mại thế giới.
- Một số ngành như giao thông vận tải, bảo hiểm …cũng phát triển theo sự phát triển
của công ty.
6.Những thuận lợi và khó khăn của Công ty
Những thuận lợi
- Đất nước đang hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Thị trường
nước ngoài ngày càng được mở rộng với những hoạt động ngày càng gần trong khối
ASEAN, ASEM, APEC… Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Việt Nam là thành viên
13
thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới, tạo ra được nhiều cơ hội cho các doanh
nghiệp Việt Nam.
- Chính sách Nhà nước ngày càng khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu,
mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Công ty đã xây dựng được kế hoạch phát triển hàng năm có hiệu quả.
- Mối quan hệ và uy tín của công ty với khách hàng cao và đông đúc, phát huy
chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp đưa tỷ trọng hợp đồng ngày càng nhiều hơn.
- Công ty có nhiều cơ sở chế biến thủy sản quy mô hiện đại. Mặt khác công ty
còn có một cửa hàng mua bán thiết bị vật tư thủy sản, một nhà hàng để giới thiệu các
mặt hàng được chế biến từ hàng thủy sản tươi sống.
- Sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn HACCP, được cấp code Châu Âu và
được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
- Công ty đang hoạt động tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa, là trung tâm phát triển
nhanh về nguồn lợi thủy sản trong nước, đây cũng là một điều kiện thuận lợi trong việc
thu mua nguyên liệu để công ty phát triển nhanh trong sản xuất kinh doanh.
. Những khó khăn
- Tuy công ty có trang bị máy móc thiết bị hiện đại nhưng do đặc thù của sản
phẩm còn một số công đoạn trong quy trình sản xuất làm thủ công nên cũng là vấn đề
mà doanh nghiệp còn lo lắng.
- Nguyên liệu nhiều khi phải mua ở xa nên chi phí vận chuyển cao làm cho giá
thành sản phẩm tăng.

- Bên cạnh đó sức cạnh tranh ngày càng phức tạp giứa các doanh nghiệp nên đó
là một trong những yếu tố làm cho giá nguyên liệu trên thị trường thay đổi thường
xuyên.
- Hiện nay, việc kiểm tra dư lượng kháng sinh nghiêm ngặt của các thị trường
Âu Mỹ đã gây không ít khó khăn cho công ty trong việc xuất khẩu hàng vào thị trường
này.
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY:
1.Vốn:
Vốn là yếu tố được quan tâm hàng đầu khi thành lập doanh nghiệp. Nó
cũng là yếu tố cần thiết để cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển,vì nó quyết định khả
năng kinh doanh của doanh nghiệp. Tài chính của doanh nghiệp mà mạnh thì doanh
nghiệp dễ thực hiện được các kế hoạch của mình hơn như: mở rộng thị trường, đầu tư
trang thiết bị, công nghệ,…Để hiểu rõ hơn về nguồn vốn và tài sản của công ty cổ phần
Nha Trang Seafoods-F17 thì ta theo dõi bảng số liệu sau:
14
Phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động tài sản trong 3 năm 2009, 2010, 2011.
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị % Giá trị %
A. Tài sản ngắn hạn
358.74
8
71,7
3

224.38
1 51,99 272.167 50,38 (134.367) -37,45 47.786 21,30
I. Tiền và các khoản TĐ tiền 51.903 10,38 131.162 30,39 107.484 19,89 79.258 152,70 (23.677) -18,05
III. Các khoản phải thu NH 224.534 44,90 53.149 12,31 99.590 18,43 (171.385) -76,33 46.441 87,38
IV. Hàng tồn kho 71.157 14,23 30.382 7,04 54.572 10,10 (40.775) -57,30 24.191 79,62
V. Tài sản ngắn hạn khác 11.154 2,23 9.688 2,24 10.521 1,95 (1.465) -13,14 832 8,59
B. Tài sản dài hạn
141.35
7 28,27 207.228 48,01 268.095 49,62 65.872 46,60 60.867 29,37
I. Các khoản phải thu dài hạn 379 0,08 378 0,09 283 0,05 (2) -0,40 (95) -25,06
II. Tài sản cố định 64.429 12,88 97.118 22,50 103.319 19,12 32.689 50,74 6.201 6,38
IV. Các khoản đầu tư TCDH 76.138 15,22 109.302 25,32 163.544 30,27 33.164 43,56 54.242 49,63
V. Tài sản dài hạn khác 411 0,08 430 0,10 950 0,18 19 4,72 520 120,71
TỔNG TÀI SẢN 500.105 100
431.60
9 100 540.263 100 (68.496) -13,70 108.654 25,17
A. Nợ phải trả
304.77
9 60,94 200.693 46,50
244.35
1 45,23 (104.086) -34,15 43.658 21,75
I. Nợ ngắn hạn 294.483 58,88 199.923 46,32 243.773 45,12 (94.560) -32,11 43.850 21,93
II. Nợ dài hạn 10.296 2,06 770 0,18 578 0,11 (9.526) -92,52 (192) -24,94
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
195.32
6 39,06
230.91
6 53,50
295.91
2 54,77 35.590 18,22 64.996 28,15

I. Vốn chủ sở hữu 195.326 39,06 230.916 53,50 295.912 54,77 35.590 18,22 64.996 28,15
TỔNG NGUỒN VỐN 500.105 100
431.60
9 100 540.263 100 (684.960) -13,70 108.654 25,17
(Nguồn: Phòng kế toán)
15
16
Nhận xét :
Qua biến động Tổng Tài Sản 3 năm, ta cũng thấy sự thay đổi rõ rệt tổng cơ cấu tài
sản của công ty, đó là giảm dần tỷ trọng của tài sản ngắn hạn (từ 71,73% năm 2009
xuống còn 50,38% năm 2011) và tăng dần tỷ trọng tài sản dài hạn (từ 28,27% năm
2009 lên 49,62% năm 2011) trong tổng tài sản, điều đó cho thấy công ty đang tiến
hành cân đối lại cơ cấu tài sản của mình sao cho hợp lý.
Nhìn chung, 3 năm gần đây tài sản của công ty có sự biến động nhưng trong
năm 2011 tài sản của công ty tăng mạnh, đây là biểu hiện tốt chứng tỏ quy mô sản
xuất kinh doanh tăng.
Đồng thời, sự biến động của nguồn vốn cũng thay đổi theo cơ cấu nguồn vốn
của công ty, đó là giảm dần tỷ trọng của nợ phải trả (từ 60,94% năm 2009 xuống
còn 45,23% năm 2011) và tăng dần tỷ trọng tài sản dài hạn (từ 39,06% năm 2009
lên 54,77% năm 2011) trong tổng tài sản, cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng
nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng tăng dần.
2.Tình hình lao động:
Lao động là yếu tố không thể thiếu trong một doanh nghiệp. Chất lượng và số lượng
lao động trong doanh nghiệp sẽ phản ánh được trình độ tổ chức quản lý, sản xuất
của doang nghiệp đó. Muốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được
hiểu quả hơn thì tổ chức quản lý phải năng động, lực lượng lao động có trình độ
cao, và kinh nghiệm trong sản xuất. Nắm bắt được vấn đề này nên công ty Nha
Trang Seafoods-F17 luôn có sự quan tâm đối với nguồn lao động này. Cụ thể như
sau:
Bảng số lượng lao động của công ty qua các năm 2009-2011.(Đvt: người)

Số lượng LĐ Nă
m
200
9

m
201
0
Năm
2011
So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010
Chênh lệch % Chênh
lệch
%
Khối gián tiếp 193 198 189 5 2,59 -9 -4,55
Khối trực tiếp 640 673 681 33 5,16 8 1,19
Tổng 833 871 870 38 4,56 -1 -0,11
(Nguồn:phòng tổ chức.)
Nhận xét: dựa vào bảng số lượng lao động ta thấy năm 2010 lượng lao động của
công ty tăng 4,56% so với năm 2009. Trong đó khối gián tiếp tăng 5 người, khối
trực tiếp là người trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm tăng 33 người.
Năm 2011, lực lượng lao động khối gián tiếp giảm 9 người, khối trực tiếp tăng 8
người cho thấy hướng chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp.
Bảng cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn của công ty.(Đvt: người)
Trình độ lao động Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011

So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010
+/- % +/- %
ĐH-CĐ 119 120 120 1 0,84 0
Trung cấp 42 49 42 7 16,7 -7 -14,29
Trình độ khác 86 63 57 -23 -27 -6 -9,52
Tổng 247 232 219 -15 -6,1 -13 -5,60
17
Nhận xét: Nhìn vào bảng cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn của công ty ta
thấy trình độ ĐH- CĐ chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong công ty. Cụ thể năm 2009 trình
độ ĐH-CĐ chiếm 48% trong tổng số lao động có trình độ chuyên môn của công ty
năm 2010 lượng lao động này chiếm đến 52% trong tổng số lao động có trình độ
chuyên môn của công ty. Cụ thể trình độ ĐH-CĐ tăng 1 người tương ứng với tỉ lệ là
0,84% ; trung cấp tăng 7 người tương ứng 16,7%; trình độ khác giảm 23 người
tương ứng với tỉ lệ 27%.
Đây là dấu hiệu tốt của công ty trong việc thu hút lao động có trình độ về làm việc
và các chính sách khen thưởng, khích lệ động viên những cá nhân có thành tích tốt.
Năm 2011 ta thấy lại có sự khác biệt so với năm 2009 và 2010 lực lượng lao động
có trình độ ĐH-CĐ gồm 120 người không có sự thay đổi ở trình độ này so với
2010, trình độ trung cấp và sơ cấp đều có sự sụt giảm tương ứng với tỉ lệ 14,29%và
4,52%.Mặc dù cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn giảm 5,06% so với năm
2010 nhưng chỉ giảm ở trình độ khác còn trình độ ĐH-CĐ vẫn không thay đổi
chứng tỏ đòi hỏi về trình độ công ty ngày càng khắt khe và có chất lượng.
3. Yếu tố về máy móc thiết bị và công nghệ.
Trong thời kỳ khoa học công nghệ đạt đến đỉnh cao của sự phát triển thì máy móc
thiết bị và công nghệ là chìa khoá để các doanh nghiệp cạnh tranh và tồn tại trên thị
trường. Yếu tố máy móc thiết bị và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến kỹ
thuật để chế biến sản phẩm, từ đó nâng cao được chất lượng sản phẩm, tăng năng
suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và thực hiện được đa dạng hoá sản phẩm
thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Hiện nay máy móc thiết bị của công ty tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, có đủ điều
kiện để phục vụ quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đưa sản phẩm
thâm nhập vào thị trường thế giới làm tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Một số máy móc thiết bị hiện nay mà công ty sử dụng:
- Hệ thống cấp đông IQM: Đây là hệ thống cấp đông nhanh các sản phẩm rời.
- Hệ thống cấp đông tiếp xúc.
- Hệ thống lạnh sản xuất đá vảy.
- Hệ thống xử lý nước cấp.
- Hệ thống xử lý nước thải.
- Các thiết bị phục vụ sản xuất:máy phân cỡ, máy hấp, máy quay tăng trọng, máy
vữa nguyên liệu, máy hút chân không, máy hàn bao, máy dò kim loại…
CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP:
1. Tình hình thu mua nguyên vật liệu:
Việc thu mua nguyên vật liệu là một khâu khá quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có đủ nguồn nguyên liệu
cho quá trình sản xuất thì không kịp tiến độ giao hàng theo hợp đồng của doanh
nghiệp, nên cái nguồn nguyên liệu đầu vào cần được đảm bảo. Mà nguyên liệu thủy
sản có tính mùa vụ, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt về nguyên liệu cũng đã
thúc đẩy cho giá của nó tăng lên rất nhiều. Vì vậy công ty cần tiến hành hoạch định
18
các chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu
đầu vào cho công ty.
Kế hoạch thu mua ở F17 được thực hiện trên sự gắn kết giữ bộ phận thu mua và
phòng kinh doanh. Bộ phận thu mua sẽ nắm bắt tình hình thị trường, thông tin mùa
vụ, giá cả,…Những thông tin này sẽ báo cho bộ phận kinh doanh để lập ra bảng giá
thành sản phẩm dự trù và chuẩn bị kế hoạch chào bán. Sau khi kí được hợp đồng bộ
phận kinh doanh sẽ chuyển đơn hàng cụ thể cho bộ phận thu mua để bộ phận thu
mua có thể tiến hành thu mua nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất.Công tác thu
mua nguyên liệu của công ty F17 hiện tại là ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình
Thuận. Và thu mua chủ yếu thông qua nậu và trực tiếp từ ngư dân.

Trên thực tế khi thu mua nguyên liệu thì yếu tố giá cả ảnh hưởng cũng không nhỏ,
nó phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh trên thị trường nguyên liệu và dựa trên sự thỏa
thuận giữa hai bên. Và nó được thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng hoặc có thể
nhận tiền trực tiếp tại công ty.
2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty:
Là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, nó ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh và sự tồn tại và phát triển của công ty. Đối với sản phẩm thủy
sản thì cần đẩy nhanh hình thức tiêu thụ này hơn vì nếu sản phẩm sản xuất ra mà
không tiêu thụ được thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Hơn nữa nó
càng làm ứ đọng vốn của công ty.
Bảng kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2009-2011.
Năm Sản lượng(kg) Giá trị (USD) Tăng giảm sản
lượng %
Tăng giảm giá
trị %
2009 8.277.920,49 43.705.259,58
2010 8.094.511,56 49.078.866,80 -2,22 12,3
2011 8.729.510,14 69.841.081,58 7,84 42,3
(Nguồn: phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng mạnh trong 3
năm 2009-2011. Cụ thể năm 2010 kim ngạch xuất khẩu tăng 5.373.607,22 (nghìn
USD) tương ứng với tỉ lệ 12,3%. Mặc dù giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng
sản lượng lại giảm 2,22% so với năm 2009. Nguyên nhân là năm 2010 lạm phát
trong nước tăng làm giá bán và các khoản chi phí tăng mặc dù sản lượng giảm
nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng.
Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu tăng 42,3% so với năm 2011 đây là dấu hiệu đáng
mừng do công ty nắm bắt được cơ hội do chính sách điều chỉnh tỉ giá của chính phủ
có lợi cho xuất khẩu và năm 2011 là năm công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng
nên kim ngạch xuất khẩu tăng cao cùng với mức tăng của sản lượng tăng 12,3% so

với năm 2010
3 Đánh giá về quản trị marketing.
Nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong
quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể khai thác hết tiềm năng của
mình cũng như thỏa mãn tốt được nhu cầu của khách hàng nếu ta không biết khách
19
hàng muốn gì? Cần gì? các công ty luôn bán cái thị trường cần chứ không phải là
cái mà công ty có. Mặt khác hiện nay công ty chưa có bộ phận chuyên trách về
nghiên cứu thị trường, tất cả các hoạt động liên quan đến tìm kiếm khách hàng đều
do phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đảm nhiệm.
Chính vì việc chưa có một phòng ban chuyên về MARKETING nên việc áp dụng
các chính sách về MARKETING của công ty còn hạn chế điều này làm giảm sự
cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác. Đây chính là một trong những hạn
chế của công ty.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
20
Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2009, 2010, 2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Giá trị % Giá trị %
1. Doanh thu bán hàng và CCDV 850.008 986.166 1.527.589 136.158 16,02 541.423 54,90
2. Các khoản giảm trừ 2.409 2.443 1.096 34 1,41 (1.347) -55,13
3. Doanh thu thuần 847.599 983.723 1.526.493 136.124 16,06 542.770 55,18
4. Giá vốn hàng bán 661.224 842.626 1.315.454 181.402 27,43 472.828 56,11
5. Lợi nhuận gộp BH và CCDV 186.375 141.097 211.039 (45.278) -24,29 69.942 49,57
6. Doanh thu từ hoạt động TC 13.650 20.905 36.941 7.255 53,15 16.036 76,71
7. Chi phí tài chính 16.683 16.385 28.505 (298) -1,79 12.120 73,97

Trong đó: lãi vay 16.683 15.214 22.450 (1.470) -8,81 7.236 47,56
8. Chi phí bán hàng 54.220 71.675 72.192 17.455 32,19 517 0,72
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 16.623 18.672 27.085 2.048 12,32 8.413 45,06
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 112.498 55.270 120.197 (57.228) -50,87 64.927 117,47
11. Thu nhập khác 10.641 953 1.147 (9.688) -91,04 194 20,40
12. Chi phí khác 278 808 2.604 530 190,65 1.796 222,28
13. Lợi nhuận khác 1.036 146 (1.457) (891) -98,60 (1.603) -1097,69
14. Lợi nhuận kế toán trước thuế 122.861 55.416 188.740 (67.446) -54,90 133.324 240,59
15. Thuế TNDN hiện hành 10.408 3.213 12.115 (7.194) -69,13 8.902 277,05
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 112.454 52.202 106.626 (60.251) 53,58 54.424 104,26
21
Nhận xét :
Các khoản doanh thu và cung cấp dịch vụ tăng trong các năm.
Doanh thu tăng cao nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng không kém, điều này
đã làm giảm đi lợi nhuận thu về của công ty. Công ty cần có giải pháp thích hợp để
giảm giá vốn, qua đó tăng lợi nhuận của công ty.
Các khoản chi phí của công ty cũng tăng theo các năm
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010 của công ty giảm mạnh
so với năm 2009. Sang năm 2011, lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty lại tăng mạnh trở lại, đó là do các khoản chi phí của công ty trong năm
tăng cao mà doanh thu lại giảm so với năm 2010.
Nhìn chung công ty làm ăn có hiệu quả, có lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ
về nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Những phân tích trên cũng chỉ ra rằng công ty
còn tồn tại nhiều vấn đề đó là: giá vốn hàng bán và các loại chi phí của công ty còn
cao và tăng qua các năm. Lợi nhuận thu về chủ yếu là do thu từ thu nhập khác còn
lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lại giảm thâm chí bị âm. Công ty cần có
biện pháp khắc phục tình trạng này vì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mới là
nguồn lợi nhuận bền vững.
2. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ
số tài chính phản ánh khả năng sinh lời:

+Tỷ suất LN trên DT = LN trước(sau)thuế/ Tổng DT và thu nhập *100%
+ Tỷ suất LN trên tổng TS = LN trước (sau)thuế/ Tổng TS bình quân *100%
+Tỷ suất LN trên TS dài hạn = LN trước(sau)thuế/Tổng TS dài hạn bq *100%
+Tỷ suất LN trên TS ngắn hạn = LN trước(sau)thuế/ Tổng TS ngắn hạn bq *100%
Bảng phân tích các tỷ suất về khả năng sinh lời trong 3 năm 2009 – 2010 – 2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2009
Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Số tiền % Số tiền %
1. Lợi nhuận sau thuế Trđ 112.454 52.202 106.626 (60.252) -53,58 54.424 104,26
2. Doanh thu và thu nhập khác Trđ 871.89 1005.581 1564.581 133.691 15,33 559 55,59
3. Tổng TS bình quân Trđ 500.105 431.609 540.263 (68.496) -13,70 108.654 25,17
4. TSDH bình quân Trđ 141.357 207.228 268.095 65.871 46,60 60.867 29,37
5. TSNH bình quân Trđ 358.748 224.381 272.167 (134.367) -37,45 47.786 21,30
6. Tỷ suất lợi nhuận/DT (1/2) % 0,13 0,05 0,07 (0,08) -59,75 0,02 31,28
7. Tỷ suất lợi nhuận/tổng TS (1/3) % 0,22 0,12 0,20 (0,10) -46,21 0,08 63,18
8. Tỷ suất lợi nhuận/vốn DH (1/4) % 0,80 0,25 0,40 (0,54) -68,33 0,15 57,88
9. Tỷ suất lợi nhuận/vốn NH (1/5) % 0,31 0,23 0,39 (0,08) -25,78 0,16 68,39
Qua 3 năm ta thấy các chỉ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời của công ty không ổn định. Năm 2010 các chỉ số này giảm
hơn so với năm 2009 và tăng lại năm 2011 nhưng vẫn không cao hơn năm 2009.
23
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ
: Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán của công ty

(Nguồn: Phòng Tài vụ - Kế toán Công ty)
+ Tổ chức nhân sự của phòng kế toán:
* Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán, chịu trách nhiệm điều hành công

tác kế toán của Công ty, chỉ đạo và quản lý toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông
tin kế toán và tham mưu giúp đỡ Ban lãnh đạo về mặt tài chính trong việc quản trị hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đồng thời chịu trách nhiệm liên đới về mọi khoản ghi chép,
hạch toán và Các báo cáo tài chính cùng với Giám đốc trước pháp luật và Hội đồng
quản trị.
* Thủ quỹ: Có trách nhiệm về quỹ tiền mặt trong đơn vị, có chức năng thu chi tiền mặt
dựa trên phiếu thu, phiếu chi từ kế toán thanh toán chuyển sang, kiểm tra đối chiếu với
sổ sách kế toán nhằm phát hiện những sai sót và gian lận để xử lý kịp thời.
* Kế toán thanh toán kiêm kế toán thuế: Mở sổ theo dõi thu chi, nhập xuất tiền mặt, sử
dụng hóa đơn tài chính, hóa đơn khác, báo cáo các khoản thu chi, tồn quỹ của Công ty,
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
Thủ
quỹ
Kế
toán
thanh
toán
kiêm
kế toán
thuế
Kế
toán
ngân
hàng
kiêm
công
nợ
Kế
toán

vật tư
Kế
toán
tiêu
thụ
Kế
toán
tổng
hợp
Kế toán
nhà hàng
Seafoods
– F17
Kế toán
nhà máy
chế biến
thủy sản
17
Kế toán
nhà máy
chế biến
thủy sản
90
24
chấp hành nghiêm chỉnh về chế độ quản lý và lưu thông tiền tệ của Nhà nước và doanh
nghiệp, theo dõi các khoản nộp Nhà nước, tiến hành lập tờ khai thuế.
* Kế toán ngân hàng, công nợ: Mở sổ theo dõi thanh toán và báo cáo các khoản tiền
gửi, tiền vay, các hợp đồng tín dụng, các hợp đồng xuất nhập khẩu, các chứng từ giao
dịch ngân hàng, theo dõi và phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ liên quan đến công nợ của
Công ty.

* Kế toán vật tư: quản lý, theo dõi tình hình thu mua, vận chuyển, nhập – xuất – tồn
vật tư, thành phẩm. Lập báo cáo và đánh giá kiểm kê tình hình về mặt số lượng và chất
lượng vật tư, thành phẩm.
* Kế toán tiêu thụ: Phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình nhập, xuất kho TP, tính giá
thành thực tế TP xuất bán, tham gia công tác kiểm kê đánh giá TP về mặt số lượng, giá
trị, chủng loại, lập báo cáo cung cấp thông tin kịp thời cho việc chỉ đạo, kiểm tra quá
trình sản xuất ở từng khâu, từng bộ phận.
* Kế toán tổng hợp: Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, cân đối giữa số
liệu chi tiết và tổng hợp, lập báo cáo tài chính theo từng quý từng năm, cung cấp số
liệu cho Ban giám đốc và các đơn vị chức năng khi có yêu cầu.
Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo
Quyết định số 15/2006/ QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC.
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 năm dương lịch.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ
Phương pháp kiểm kê hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền.
Phương pháp đánh giá TSCĐ: Theo giá thực tế và theo nguyên giá TSCĐ.
Thuế GTGT: Áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Hình thức tổ chức công tác kế toán: Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 đã
tiến hành ghi chép sổ kế toán thông qua hình thức kế toán máy dựa trên phần mềm
Vsiual Foxpro. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức chứng
từ ghi sổ.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán:
25

×