Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

sáng kiến kinh nghiệm BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.25 KB, 22 trang )

BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ CẢM THỤ TÁC PHẨM
VĂN HỌC
I.NHẬN THỨC VẤN ĐỀ :
Tuổi mầm non là lứa tuổi cần sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ và cô giáo. ở
giai đoạn này, những mối quan hệ, có những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ
đều có tác động rất lớn đến bản thân trẻ. Vì vậy cha mẹ và cô giáo đều mong muốn
dạy trẻ những điều hay, lẽ phải, những thói quen tốt và những hành vi có đạo đức để
hình thành nhân cách cho trẻ sau này.
Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy việc giáo dục trẻ thông qua các bài
thơ, câu truyện thật gần gũi và dễ hiểu đối với trẻ. Qua những bài thơ, câu chuyện có ý
nghĩa giáo dục giúp trẻ hiểu việc gì tốt, việc gì không tốt, việc gì nên làm, việc gì
không nên làm một cách dễ dàng hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp,
những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên ở quả,
cây hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung
quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. Chính vì vậy sẽ giúp cho hứng thú
với các tác phẩm văn học từ đó cảm nhận và hiểu được nội dung giáo dục của tác
phẩm đó.
Chính vì thế để đạt được mục đích của môn học: làm quen với văn học bản
thân tôi đã nghiên cứu suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp để giảng dạy tốt môn: Làm
quen văn học.
II THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn xây dựng
phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo
mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình đổi mới.
Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng họ cùng tôi trong
việc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng họ những nguyên vật liệu để
làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu.
2.Khó khăn :
-Trước khi đi vào nghiên cứu đề tài này, tôi thấy việc cho trẻ làm quen với văn
học và chữ viết vẫn diễn ra theo hai hình thức chính là trong tiết học và ngoài tiết học


những chưa có yếu tố sáng tạo, các hình thức cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn
học thường lặp đi lặp lại trong các tiết học dẫn đến việc trẻ ít hứng thú với việc kể
chuyện, đọc thơ. Với hình thức đơn điệu sẽ làm trẻ không chú ý lên cô, tập trung vào
việc khác hoặc buồn ngủ.
- Trẻ hiếu động chưa chú ý nghe cô kể chuyện vì giọng kể của cô không được diễn
cảm và chưa có đủ đồ dùng đẹp hấp dẫn trẻ.
- Vốn từ , câu cú trẻ sử dụng chưa mạch lạc .
- Trang bị phim đĩa về các câu truyện cổ tích còn hạn chế, chưa phong phú và đa
dạng.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ;
Tác phẩm văn học thể hiện hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ
thuật. Bằng sức mạnh của tính hình tượng, sự biểu cảm của ngôn ngữ, những hình
tượng con người, con vật, bức tranh thiên nhiên được vẽ nên bằng ngôn ngữ đã tác
động mạnh mẽ đến trẻ em. Ấn tượng trẻ thu nhận được từ tác phẩm văn học khi nghe
đọc, kể tác phẩm phụ thuộc vào trình độ phát triển nhận thức thẩm mỹ của trẻ, vào khả
năng cảm nhận văn học trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật tác
phẩm. Chúng ta đều nhận thấy rằng, trẻ mẫu giáo có khả năng cảm nhận văn học nghệ
thuật trong thể hoàn chỉnh, thống nhất giữa nội dung và hình thức tác phẩm bằng cách
nghe người lớn đọc, kể tác phẩm.
Đây là hình thức cơ bản cho trẻ làm quen với văn học. Các tác phẫm văn học
cho trẻ làm quen trong hoạt động này thường nằm trong trương trình, có nội dung phù
hợp với chủ đề đang thực hiện. Thời gian hoạt động này thường không nhiều. Vì vậy
trong giờ hoạt động này tôi sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau để gây hứng thú
giúp trẻ nhanh chóng hiểu nội dung chuyện, nhớ chuyện, thuộc thơ và đọc kể diễn
cảm. trong hoạt động này hình thức sử dụng đồ dùng trực quan rất có hiệu quả. Đồ
dùng trực quan có thể là tranh ảnh, mô hình, rối que, rối bóng, trang phục, sân khấu…
Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic, để
đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương trâm: “lấy trẻ làm trung tâm” để phát
huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tình liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp
với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó.

Cùng với từng bài dạy, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài
chuyển hoạt động một cách linh hoạt ví như trông một tiết kể chuyện :
Thí dụ tiết dạy thơ : Bó hoa tặng cô
- Đầu tiên cô cho trẻ chơi trò chơi “ gieo hạt”
- Bác nông dân vừa trồng vườn hoa rất đẹp mời lớp mình đến thăm quan, nào chúng
mình cùng đi .Các cháu vừa đi vừa làm bác nông dân cuốc đất .
- Các cháu thấy vườn hoa như thế nào? Khi cho trẻ tham quan vườn hoa giúp trẻ nhận
biết được các loại hoa , cách chăm sóc hoa, ích lợi của hoa.
- Trè vừa được tham quan vườn hoa vừa được nghe cô đọc thơ làm cho trẻ thích thú.
Khi đọc thơ lần 1 cô hỏi
+ Cô vừa đọc bài thơ gì do ai sáng tác?
- Trong bài thơ các bạn nhỏ hái hoa tặng cô nhân nhịp gì? ( 8/3)
- Ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ ngày của các bà, các mẹ, các cô, các chị.
- Lớp mình cùng đi hái hoa nào?
- Cô đọc lần 2 theo tranh
+ Trích dẫn nội dung bài thơ
- Lần 3: cô đọc thơ tranh chữ to
+ Đàm thoại: Bạn nào trả lời giỏi được thưởng một phần quà
- Các bạn nhỏ trong bài thơ hái hoa tặng ai? Nhân nhịp gì? ( tặng hoa cho cô, nhân
nhịp 8/3)
- Bó hoa của bạn nhỏ có những loại hoa gì? Màu sắc như thế nào?( trẻ trả lời)
- Khi tặng hoa các bạn nhỏ hồi hộp như thế nào?
- Tình thương của cô giáo đối với các bạn nhỏ như thế nào?
- Các cháu sẽ làm gì cho cô giáo vui lòng ( trẻ kể)
- Gíao dục: Các cháu phải học ngoan, vâng lời cô, biết giúp cô những công việc vừa
sức như phụ cô cất đồ dùng, đồ chơi, xếp bàn ghế gọn gành, khi thấy sân trường có là
vàng rơi các cháu nhặt bỏ vào sọt rác
Sau đó cho trẻ đọc thơ
- Các cháu ơi! Các bạn nhỏ trong bài thơ đã đi hái hoa tặng cô, các cháu đã có gì để
tặng cô chưa ? vậy lớp mình sẽ đi hái hoa tặng cô nhé!

- Chia 2 đội mỗi đội 5 cháu
Đội 1 cháu hái hoa có chữ e
Đội 2 cháu hái hoa có chữ ê
- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bạn đầu hàng sẽ bật liên tục qua 3 vòng lên hái hoa theo
quy định bỏ vào giỏ của đội mình và chạy về cuối hàng đứng bạn đầu hàng tiếp tục
lên hái hoa
- Khi hái hoa tạo sự hứng thú cho trẻ và còn kết hợp giúp trẻ rèn luyện chữ cái.
Cô giáo khi dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện giọng của cô phải chuẩn xác, diễn đạt
trôi chảy phủ hợp với từng bài, cô phát âm không ngọng. Khi dạy trẻ đọc thơ cô chú ý
nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng, đọc sai để sửa cho trẻ như cô đọc lại để cho
trẻ đọc theo nhiều lần và động viên trẻ “ con đọc gần giỏi rồi”. Thi đua giữa các tổ với
nhau để phát hiện tổ nào đọc tốt hơn để dẫn đến nhiều trẻ đọc tốt.
Dạy trẻ nói đủ câu, cô nói trước và cho trẻ nhắc lại nhiều lần hoặc cho trẻ khác
giúp đỡ các bạn.
Trong giờ học cô luôn chú ý bao quát chung để tìm hiểu đặc điểm của từng trẻ
để gần gũi động viên trẻ giúp đỡ những trẻ còn yếu kém, đưa trẻ vào hoạt động với
các bạn có nề nếp hơn, hứng thú hơn.
Ngoài những hoạt động chung của tiết học Làm quen văn học tôi luôn tạo điều kiện
cho trẻ được tiếp xúc và củng cố tích lũy những biểu tượng mà cô đã cung cấp cho trẻ
ở mọi lúc mọi nơi như dạo chơi ngoài trời, trong các môn học khác, trong vui chơi
đồng thời đặt nền móng cho giờ học sau đạt kết quả cao.
Trong lớp học có bảng Làm quen văn học tôi thường gắn các hình ảnh của nội
dung chuyện hoặc bài thơ theo từng giai đoạn để trẻ dễ nhận đó là câu chuyện gì? Bài
thơ nào? Và trẻ có thể đọc, kể với nhau.
Ví dụ với bài thơ “Hoa kết trái” của tác giả : Thu Hà - Chủ điểm thế giới thực vật
* Hoạt động 1: Dạo chơi công viên
Cô cháu mình cùng đi chơi công viên nhé!
- Giáo dục trẻ đi đúng luật lệ giao thông.
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát “Hoa trong vườn”
- A! ở đây có rất là nhiều loại hoa khoe sắc, các con có muốn ngắm hoa không nào?

- Cô chỉ vào từng loại hoa cho trẻ quan sát gọi tên và màu sắc của hoa.
- Các loại hoa có vẽ đẹp khác nhau nhưng đều có ích lợi làm đẹp cảnh quang môi
trường, và vì thế mọi người phải biết trồng hoa, chăm sóc hoa đó là việc làm BVMT.
- Cô có một bài thơ nói về các loại hoa rất hay các con hãy lắng nghe xem có những
loại hoa gì nhé!
* Hoạt động 2: Hoa gì đẹp thế
- Cô đọc thơ lần 1 tại mô hình
- Cô đọc thơ lần 2 cho trẻ xem tranh và giảng từ khó “tim tím, chói trang, đốm lửa,
trắng tinh, hoa tươi” cho trẻ nhắc lại từ khó.
- Bạn bướm thích đọc thơ nên bạn bướm cũng đến tham gia đọc thơ với lớp mình nè!
- Cho các cháu đọc thơ theo tranh rời có chữ to.
- Cô chỉ từ trong tranh cho trẻ đọc
+ Trẻ đọc thơ:
- Cho cả lớp đọc hai lần
- Cho hai tổ đọc nối tiếp
- Cho trẻ đọc to đọc nhỏ. Cá nhân đọc
+ Đàm thoại: Trò chơi: Đố vui có thưởng
- Hai đội sẽ thi đua lắc nhịp để trả lời câu hỏi, nếu đúng sẽ được một phần quà.
- Caùc con thấy có những loại hoa nào trong bài thơ?
- Hoa cà có màu gì? Hoa mướp có màu gì?
- Hoa lựu có màu gì? Hoa vừng ntn?
- Hoa đỗ làm sao? Hoa mận có màu gì?
- Tác giả nhắc các bạn nhỏ điều gì?
Vì sao các bạn nhỏ đừng nên hái hoa tươi?
* GD: Các cháu đừng hái hoa vì hoa làm đẹp cho môi trường, hoa còn kết trái để có
quả chín cho các con ăn nữa, các con phải biết chăm sóc cây để cây cho nhiều hoa
thêm nữa.
* Hoạt động 3: Trò chơi
- TC: Hái hoa
- Ôi có nhiều hoa nở quá các chú bướm tung tăng bay đi tìm hoa c/c hãy hái hoa tặng

cho các chú bướm nha!
- Để hái hoa được nhiều chúng ta sẽ thi đua nhé!
- Cô sẽ chọn ra ba đội.
Đội 1: Hái hoa mang chữ chữ l
Đội 2 :Hái hoa mang chữ chữ n
Đội 3: Hái hoa mang chữ chữ m
- Nhận xét và đếm kết quả chơi của 3 đội.
- Khi giải thích từ khó tôi thường dẫn chứng bằng vật thật như từ “trắng tinh” tôi đã
cho trẻ quan sát hoa mận thật.
Với từ “rung rinh” tôi đã cầm cành cây nhỏ lắc nhẹ để cho trẻ cảm nhận được sự lay
nhẹ của cành cây.
Cùng một tác phẩm , tôi dùng nhiều hình thức khác nhau để giúp trẻ lĩnh hội tốt yêu
cầu đề ra .
1/ Các hình thức giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học :
a. Hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết qua các giờ hoạt động chung:
* Giờ học cho trẻ làm quen với văn học:
Đây là hình thức cơ bản cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết. Các tác phẩm
văn học cho trẻ làm quen trong hoạt động này thường nằm trong chương trình, có nội
dung phù hợp với chủ đề đang thực hiện. Thời gian của hoạt động này thường không
nhiều. Vì vậy trong giờ hoạt động này tôi sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau đề
gây hứng thú cho trẻ giúp trẻ nhanh chóng hiểu nội dung truyện, nhớ truyện, thuộc thơ
và đọc kể diễn cảm. Trong hoạt động này hình thức sử dụng đồ dùng trực quan rất có
hiệu quả. Đồ dùng trực quan có thể là tranh ảnh, mô hình, sa bàn, rối que, rối bóng,
trang phục, sân khấu, băng dài
- Đồ dùng trực quan còn là hình thức sử dụng để giảng giải từ khó trong nội dung tác
phẩm: thường mỗi bài thơ, câu truyện lại đem đến cho trẻ một vài từ mới và cô sẽ giải
thích cho trẻ để trẻ hiểu ý nghĩa của từ mới đó.
VD1: Thơ “Hoa kết trái” - Chủ đề “Môi trường tự nhiên”
Trong bài thơ này có từ “rung rinh” trong câu thơ:
“Hoa mận trắng tinh

Rung rinh trong gió”
Tôi đã làm một cành hoa mận bằng giấy mỏng, các cuống hoa nối với một sợi
dây đồng rất mảnh. Khi đọc đến câu thơ “Rung rinh trong gió” đồng thời khẽ lay động
nhẹ làm cành hoa rung nhè nhẹ, tôi làm với trẻ “rung rinh” có nghĩa là rung nhè nhẹ,
vì cơn gió thổi nhẹ đã làm cho hoa mận rung rình nhè nhẹ trong gió.
VD2: Truyện “Sự tích cây mía” - Chủ đề “Môi trường tự nhiên”
Sử dụng đồ dùng trực quan là sa bàn và rối.
Mở đầu câu truyện là: “Trong một túp lều nhỏ ven sông có hai mẹ con nhà kia
sống bằng nghề trồng rau, ngô, đâu”. Cô giải thích từ “Túp lều” bằng cách chỉ vào
túp lều cô làm bằng chổi đót. Cô nói: túp lều được làm bằng tre nứa, rơm rạ hoặc lá cọ
là nơi ở của gia đình rất nghèo, “Túp lều nhỏ” thì gia đình càng nghèo khổ hơn.
Như vậy, đồ dùng trực quan sẽ giúp cô giảng giải được từ đó còn trẻ thì hiểu
được từ khó đó.
- Cuối cùng, đồ dùng trực quan còn là hình thức để trẻ kể lại tác phẩm: Khi tiến
hành dạy trẻ kể lại chuyện sẽ có rất nhiều hình thức: kể theo cô, kể toàn bộ câu chuyện
kể theo vai Hình thức kể chuyện theo tranh được trẻ thích thú.
VD: Truyện “Ai đáng khen nhiều hơn : - Chủ đề “Gia đình ” Gồm 6 tranh
Loại 1: Cô treo tranh theo thứ tự từ đầu đến cuối lên bảng. Trẻ nhìn tranh chỉ
vào hình ảnh trong tranh và kể tương ứng với nội dung trong tranh.
Loại 2: (Truyện trẻ đã biết): Cô thay đổi trình tự các bức tranh, trẻ kể từ đầu đến
cuối câu chuyện nhưng phải chỉ vào đúng bức tranh tương ứng sau đó sắp xếp lại cho
đúng trình tự các bức tranh rồi kể lại.
Hình thức kể lại truyện theo tranh rất có hiệu quả vì khi trẻ nhìn vào các bức
tranh trẻ sẽ hình dung ra diễn biến câu chuyện một cách đầy đủ từ đó có thể kể lại
truyện mà không bị nhầm lẫn. Ở hình này cô kết hợp lồng chữ viết bằng cách viết nội
dung câu truyện bài thơ phía dưới của mỗi bức tranh phù hợp với hình ảnh minh hoạ
trong các bức tranh. Ngoài ra cô có thể cho trẻ làm quen với chữ viết qua tên truyện,
tên bài thơ, tên các nhân vật trong bài thơ, câu truyện đó.
Ngoài ra tuỳ theo nội dung của từng tác phẩm mà giáo viên có thể lựa chọn
hình thức tổ chức giờ hoạt động ở những địa điểm thích hợp, nhằm tạo cho trẻ một

tâm trạng thoải mái, gần gũi với cuộc sống thực.
VD: Dạy các tác phẩm có nội dung nói về thiên nhiên tươi đẹp như bài “Hoa
kết trái”, “Nắng bốn mùa ,mùa thu sang ,bình minh trong vườn ” cô giáo có thể tổ
chức tiết học ở ngoài vườn trường.
Còn những tác phẩm có nội dung trang nghiêm như nói về lãnh tụ, tổ quốc cô nên tổ
chức tiết học ở trong lớp, cho trẻ ngồi ghế như thơ “Bác Hồ của em ,Ảnh Bác ”.
* Các giờ hoạt động chung khác
Với phương pháp dạy tích hợp, nhiều nội dung được lồng nghép trong một giờ
hoạt động chung. Việc cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết không chỉ được tiến
hành trong giờ thơ, truyện mà nó còn được dạy thông qua các giờ hoạt động chung
khác như tạo hình, âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh… giáo viên có thể củng
cố hoặc mở rộng kiến thức về văn học cho trẻ. Ở những hoạt động chung này, các tác
phẩm văn học sẽ đến với trẻ qua hình thức giới thiệu bài hoặc củng cố bài.
VD1: Khi cho trẻ vẽ tự do theo ý thích ở giờ tạo hình cô có thể cho trẻ đọc bài
thơ “Em vẽ” để giới thiệu bài và gây hứng thú cũng như để gợi ý đề tài cho trẻ.
VD2: Hay ở giờ âm nhạc khi dạy trẻ hát bài “Cháu thương chú bộ đội”, cuối tiết
học cô cùng trẻ có thể đọc bài thơ “Chú giải phóng quân”, hay với bài hát “Cháu yêu
bà” cô có thể đọc cho trẻ nghe bài thơ “Giữa vùng gió thơm”, còn với bài hát “Thật là
hay” cô có thể cho trẻ liên tưởng đến câu truyện “Giọng hót chim sơn ca”. Ngoài ra,
giáo viên con có thể sử dụng hình thức này trong việc dạy các bài hát khác như:
“Mừng ngày 8/3, bài hát “Màu hoa”, củng cố hoặc giới thiệu bài bằng bài thơ
“Hoa kết trái”…
VD3: Còn ở giờ cho trẻ tìm hiểu về môi trường xung quanh trong giờ cho trẻ
“Trò chuyện, tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể bé” – Chủ đề “Bản thân” ở phần
giáo dục cô có thể đọc cho trẻ nghe bài thơ “Bé ơi!”, hay giờ “Trò chuyện về gia đình
của bé” – Chủ đề gia đình cô đọc bài thơ “Phải là hai tay” để giáo dục trẻ phải biết
hiếu thảo, lễ phép với ông bà, cha mẹ, ngoài ra cô có thể thay bằng bài thơ khác: “Lấy
tăm cho bà”, “Mẹ và cô”, “Mẹ và con”. Hoặc trong giờ “Trò chuyện về một số ngành
nghề”, đối với nghề giáo viên cô đọc cho bài thơ “Làm bác sỹ” hay bài thơ “Bé làm
nhiều nghề” có thể giới thiệu cho trẻ rất nhiều nghề: Thợ nề, thợ mỏ, thợ hàn, thầy

thuốc, cô nuôi. Còn giờ “Cho trẻ làm quen với một số luật lệ giao thông”. Khi kết thúc
hoạt động cô đọc cho trẻ nghe bài thơ : Em không như chú mèo con , Ở giờ “Trò
chuyện về một số động vật nuôi trong gia đình” cô cho trẻ đọc đồng dao “Làng chim”.
Giờ khám phá khoa học : Đề tài ; Khám phá một số nghề truyền thống ở địa
phương . Tôi sáng tác bài thơ : Bình Dương quê hương em .Thông qua nội dung bài
thơ , tôi giúp trẻ nhớ lâu hơn về các nghề truyền thống ở Bình Dương vì đây là đề tài
không gần gủi với trẻ ;
Bài thơ : Bình Dương quê hương em .
Quê hương em Bình Dương
Có nhiều nghề truyền thống
Gốm sứ và sơn mài
Sơn mài Tương Bình Hiệp
Gốm sứ Minh Long hai
Có cả nghề Điêu khắc
Bao khách hàng mê say
Người Bình dương mến khách
Nếu bạn vào đến đây
Mời ghé vườn trái cÂY
Lái Thiêu vườn trái chín
Sầu riêng và măng cục
Mít tố nữ và dâu
Dù có đi nơi đâu
Bình Dương em vẫn nhớ .
Đặng Thị Ánh Hồng
Thể hiện sức sáng tạo trong giảng dạy , là giáo viên mầm non không chỉ dừng lại ở
góc độ chọn lọc ,sưu tầm các bài thơ , câu chuyện phù hợp chủ đề mà còn phải chủ
động sáng tác các bài thơ , câu chuyện để làm phong phú thêm kho tàng văn học ,
giúp cho giáo dục mầm non ngày càng phát triển .
b. Hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết qua các hoạt động ngoài giờ.
Với trẻ mầm non, hoạt động chung chiếm một thời gian rất ngắn so với thời

gian của các hoạt động khác. Do đó tôi đã tận dụng thời gian đón trẻ, trả trẻ, hoạt động
ngoài trời, hoạt động vui chơi hay trong hoạt động chuyển tiếp để giới thiệu hay ôn
luyện các bài thơ, bài đồng dao, câu truyện. Hình thức cho trẻ ôn tập là đọc hoặc kể lại
tác phẩm cho trẻ nghe, sau đó cho trẻ đọc hoặc kể lại, giáo viên theo dõi, sửa sai cho
trẻ để trẻ thể hiện đúng, diễn cảm. Muốn cho việc ôn luyện của trẻ hấp dẫn, trẻ hứng
thú tham gia, giáo viên nên tổ chức ôn luyện dưới hình thức trò chơi:
Đoán tên, đóng kịch hay thi biểu diễn giữa các cá nhân, các tổ theo những đề tài
khác nhau như “Cháu hãy đọc các bài thơ viết về Bác Hồ”,
“Cháu hãy đọc những bài thơ viết về các loài hoa”.
Hai tổ thi đua đọc các bài thơ viết về những người thân trong gia đình hay về
trường lớp mẫu giáo của bé.
Một hình thức cũng khá hấp hẫn là cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết
theo các chủ đề gắn liền với việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ: ngày 8/3, 1/6, 20//11,
22/12, tết nguyên đán…
Cô giáo tổ chức cho các cháu trong lớp, trong các buổi liên hoan văn nghệ,
trong đó có thể kể truyện, đọc thơ, đóng kịch các tác phẩm văn học.
Hình thức này thu hút được nhiều trẻ tham gia luyện tập, biểu diễn. Nó có tác
dụng động viên, cổ vũ cho các cháu khá giỏi, đồng thời cũng khuyến khích các cháu
yếu, nhút nhát tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.
Để việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ có kết quả, cô giáo cần có kế hoạch luyện
tập trước cho trẻ, không nên để sát ngày tổ chức mới bắt trẻ luyện tập liên tục khiến
trẻ mệt mỏi, chán nản.
Sau một thời gian luyện tập cho tất cả trong lớp, giáo viên lựa chọn một số cháu
có khả năng hơn cho luyện tập thêm để tiến hành biểu diễn cho cả lớp xem hoặc thi
diễn giữa các lớp trong trường.
c. Hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết qua góc văn học.
Mỗi lớp mẫu giáo đều có góc văn học có đủ ánh sáng, có kê bàn, có các loại
truyện tranh, sách tranh cho trẻ và cô cùng làm. ở những thời gian ngoài giờ hoạt
động chung, cô giáo gợi ý để các cháu tự lấy truyện tranh ra kể lại cho nhau nghe. Đối
với những truyện tranh mới, cô giáo tổ chức kể cho từng nhóm trẻ nghe vào các thời

điểm khác nhau. Lúc đầu, cô để cho trẻ tự tìm hiểu nội dung của các hình ảnh trong
truyện tranh, sau đó cô dùng câu hỏi gợi ý để hướng sự chú ý của trẻ vào những hình
ảnh chủ yếu của bức tranh, rồi đọc đoạn truyện dưới tranh. Đọc xong truyện lại cho
trẻ xem tranh một lần nữa. Với những truyện tranh trẻ đã được làm quen nhiều lần cô
có thể đề nghị lần lượt các trẻ kể lại nội dung của từng bức tranh.
Ngoài ra cô có thể kích thích phát triển tư duy cho trẻ bằng cách kể chuyện sáng
tạo theo tranh. Góc văn học thực sự sẽ thu hút trẻ, giúp trẻ tiếp xúc với văn học một
cách tự giác nếu cô giáo thường xuyên thay đổi các loại truyện mới, tranh mới phù
hợp với chủ đề đang thực hiện kết hợp với việc cùng trẻ làm sách, tranh theo chủ đề.
Hình thức này giúp trẻ rất thoải mái khi làm quen với các tác phẩm văn học, trẻ
hứng thú với sách truyện, kích thích tư duy của trẻ nhằm hình thành những kỹ năng
giúp trẻ học đọc, học viết sau này.
d. Hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết qua việc kế truyện sáng tạo.
Hình thức này rất có tác dụng kích thích tư duy của trẻ đồng thời cũng giúp trẻ
phát triển ngôn ngữ, phát triển năng lực tri giác cụ thể và trí nhớ tức thì. Xuất phát từ
một sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ hay một chuyện bất chợt xảy ra, cũng
có thể là chuyện bịa cô gợi ý, khuyến khích trẻ kể lại sự việc hay câu chuyện đó theo
cách trình bày của một tác phẩm văn học hay sử dụng cách nói vần những câu nói
ngắn để tạo thành bài thơ ngắn.
Yêu cầu: truyện kể mạch lạc, logic, các câu nói đúng ngữ pháp, thể hiện rõ ngôn ngữ
đàm thoại hay độc thoại trong khi kể.
Các dạng kể chuyện sáng tạo: Kể nốt truyện, kể theo đề tài và dàn ý cho
trước, kể theo chủ đề tự chọn, kể theo mô hình.
Chuẩn bị: Cô kể một đoạn truyện rồi yêu cầu trẻ suy nghĩ kết thúc câu chuyện (giao
nhiệm vụ). Cô cho trẻ xem mô hình trước một ngày, đàm thoại gợi ý. Gợi ý trước đề
tài để trẻ tự suy nghĩ.
Tổ chức sinh động để phát huy trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ xây dựng câu chuyện
một cách hoàn chỉnh theo ý của từng cá nhân.
Một số cháu đã kể chuyện được khi sử dụng mô hình, sách tranh, con rối, tranh
ảnh sưu tầm… Sau mỗi lần kể tôi chú ý nhận xét kĩ lời kể của trẻ và tạo mọi cơ hội

cho trẻ được kể chuyện sáng tạo.
Dạy trẻ kể lại truyện: Trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩm văn học mà
trẻ đã được nghe. Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ đã có sẵn của các tác giả và
của giáo viên. Tuy nghiên yêu cầu trẻ không học thuộc lòng câu chuyện. Trẻ phải kể
bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung câu chuyện một cách tự do thoải mái
nhưng phải đảm bảo nội dung cốt truyện.
Kể nội dung chính của câu chuyện, không yêu cầu trẻ kể chi tiết toàn bộ
nội dung tác phẩm. Lời kể phải có các cấu trúc ngữ pháp. Khuyến khíc trẻ
dùng ngôn ngữ của chính mình kể lại. Giọng kể diễn cảm, to, rõ, không ê
a ấp úng, cố gắng thể hiện đúng ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại.
Chuận bị: Tiến hành trước giờ học, kể chuyện cho trẻ nghe. Trước khi kể
cô giao nhiệm vụ ghi nhớ và kể lại.
Tiến hành: Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện. Đàm thoại nhằm
mục đích giúp trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện, giúp trẻ xây dựng dàn ý
câu chuyện kể, lựa chọn hình thức ngôn ngữ (cách dùng từ đặt câu).
Ví dụ: Truyện cây khế: Theo con tính cách người em như thế nào?
+ Yêu cầu với câu hỏi: Đặt câu hỏi về tên nhân vật, thời gian, không gian,
hành động chính, lời nói, cá tính nhân vật, không nên đặt quá nhiều câu
hỏi chi tiết vụn vật.
Ví dụ: Truyện: Dê con nhanh trí: Dê mẹ dặn dê con như thế nào? Câu hỏi
phải phù hợp với trẻ cả về hình thức ngữ pháp và nhận thức. Khi đàm
thoại cô cần lưu ý giới thiệu cho trẻ biết thêm các từ đồng nghĩa những
cụm từ thay thế để tạo điều kiện cho trẻ lựa chọn từ để kể.
Tôi dùng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của trẻ kể
lại nội dung tác phẩm: Cô kể diễn cảm, lời kể có các mẫu câu cần luyện
cho trẻ (mới). Mẫu truyện của cô có tác dụng chỉ cho trẻ thấy trước kết
quả trẻ cần đạt được: Về nội dung, độ dài, trình tự câu chuyện.
Ví dụ: Câu chuyện cây khế: Ngày xửa ngày xưa có hai anh em nhà kia cha mẹ mất
sớm. Khi người anh lấy vợ, người anh không muốn ở chung với người em nữa.
Người anh tham lam chiếm hết ruộng vườn, trâu bò, nhà cửa cảu cha mẹ để lại, chỉ

cho người em một cây khế và một túp lều nhỏ.
+ Thời gian đầu khi chưa quen trẻ kể theo mẫu câu của cô (hoặc đối với trẻ kém).
Khi trẻ đã quen cô khuyến khích trẻ kể bằng ngôn ngữ của mình.
Tôi đặc biệt lưu ý khi trẻ kể:
Trẻ phải quay mặt xuống các bạn, kể với tốc độ vừa phải, giọng rõ ràng, tư thế tự
nhiên. Trong quá trình kể, trẻ đứng sai tư thế, phát âm sai cô nên để trẻ kể xong mới
sửa cho trẻ.
Khi cô gọi trẻ lên, trẻ không kể, cô nên đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời
giúp trẻ mạnh dạn, có thói quen giao tiếp tốt.
Nếu trẻ quên, cô có thể nhắc hoặc đặt câu hỏi cho trẻ nhớ.
Trẻ kể xong, cô nhận xét, đánh giá truyện kể của trẻ, không nên để đến cuối giờ trẻ sẽ
quên mất những ưu nhược điểm của mình hay của bạn. Cô cần nhận xét đúng, chính
xác để có tác dụng khuyến khích, động viên trẻ, nhận xét cả về nội dung, ngôn ngữ tác
phong.
Ngoài ra trong giờ học kể chuyện , tôi luôn tạo bầu không khí vui tươi giúp trẻ có tâm
trạng thoải mái, từ đó trẻ tích cực trả lời câu hỏi tôi đưa ra.
Khi trẻ trả lời câu hỏi, tôi không bao giờ áp đặt trẻ mà tôi để trẻ tự trả lời theo ý trẻ, để trẻ
tự diễn đạt theo ý của mình, tạo cho trẻ tự tin, mạnh dạn khi diễn đạt, sau đó giáo viên
hướng trẻ vào nội cung nhất định
Chơi đóng kịch: Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát
triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ. Nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm văn học
mà trẻ đã được làm quen. Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học đã được chọn lọc.
Khi đóng trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ đóng, giúp cho
ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt.
Ví dụ : Truyện Chú dê đen
Cháu Mạnh Kha Vai Chó Sói Khi gặp dê trắng nói giọng ồm ồm , hung hản , mạnh
mẽ nhưng khi gặp dê đen thì dịu lại hẳn ra vẻ sợ sệt .
Cháu An Nhiên vai dê trắng giọng nhỏ nhẹ ,sợ sệt , trong trẻo .
Cháu Mỹ Ý vai dê đen giọng mạnh mẽ , tự tin .
Bên cạnh chú ý rèn ngữ điệu giọng cho trẻ , phần trang phục ,hóa trang phù hợp và

với nhân vật cũng góp phân quan trọng .Ở góc văn học tôi trang bị các đồ dùng sân
khấu , các dạng mũ con vật ,con người , con rối theo đề tài , chau đến chọn con vật
theo truyện và chơi đóng kịch .
Đây là hoạt động cháu hứng thú nhất và thể hiện tính sáng tạo , trí tưởng tượng phong
phú , là môi trường cháu phát triển ngôn ngữ mạch lạc .
2/Chọn lọc câu hỏi phù hợp với trẻ :
Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích nghe
kể truyện, đọc thơ, biết đọc thơ diễn cảm, thuộc nhiều truyện và kể rất hay
Khi dạy trẻ 5-6 tuổi kể chuyện , ngòai việc chuẩn bị đầy đủ tranh ảnh minh họa , đồ
dùng dạy học , cô giáo kể diễn cảm …gây hấp dẫn cho trẻ. Do trình độ các cháu ở lớp
không đồng đều, nên các câu hỏi đưa ra cần có sự chuẩn bị cẩn thận để phù hợp với
khả năng của từng trẻ nhằm phát huy tính tích cực của trẻ .
Từ việc khảo xát chất lượng học sinh đầu năm , tôi nắm được khả năng lớp tôi phụ
trách ( khỏang 40 % trả lời được câu hỏi tái tạo, 25 % trả lời được câu hỏi nâng cao
và 35 % trẻ nhút nhát ). Nên tôi đã suy nghĩ và tự sọan được 1 số dạng câu hỏi cụ thể.
Thí dụ : Trong truyện “Ba cô gái”, với chủ đề gia đình, các loại câu hỏi nhu sau:
1. Dạng câu hỏi nhận biết:
Giúp trẻ tái tạo nội dung tuyện ,nhớ lại cách có hệ thống các việc diễn ra . Loại cau
này dùng cho những trẻ yếu , trung bình trong lớp.
a. Các con vừa nghe cô kể chuyện gì?
b. Trong câu chuyện cô vừa kể , bà mẹ sinh ra được bao nhiêu cô con gái ?
c. Bà mẹ thương các cô nhu thế nào?
d. Khi bà mẹ bị ốm, bà nhờ ai mang thư đến cho các con của bà?
Ngoài ra , tôi còn dùng dạng câu hỏi / nhận biết / nâng cao để buột trẻ phải suy
nghĩ
- Vì sao chị Hai em bị biến thành nhện ?
- Vì sao chị Cả bị biến thành rùa?
- Khi nghe sóc báo tin mẹ ố, chị út làm gì?
Dạng câu hỏi vận dụng kinh nghiệm
Trẻ vận dụng khả năng hiểu biết của mình để trả lời nhằm giúp trẻ phát triển trí

tưởng tượng, sáng tạo. Loại câu hỏi này dành cho những trẻ khá hơn trong lớp:
a. Bà mẹ nhờ sóc mang thư , theo con có cách nào khác báo cho các con cùa bà
không?
b. Khi bà ốm thì bà mong muốn điều gì ?
c. Con thử tưởng tượng xem chị cả trả lời như thế nào mà sóc giận dữ biến chị
thành con rùa ?
Bên cạnh đó tôi dùng dạng câu hỏi vận dụng kinh nghiêm nâng cao để giúp trẻ
phát triển ngôn ngữ, kíck thích tư duy trẻ phát triển:
a. So với chị Cả, chị Hai và chị Út có đức tính gì nổi bậc?
b. Nếu cả 3 chị đều về thăm mẹ sẽ nhu thế nào ?
c. Con sẽ làm gì nếu mẹ mình bị ốm?
2/Dạng câu hỏi giải thích và phỏng đóan suy luận
Đây là loại câu hỏi đòi hỏi trẻ phải dụng nhiều mẫu câu để trả lời . Dạng câu nào
giúp trẻ tăng vốn từ, phát triển trí tưởng tượng phong phú, kích thích tư duy phát
triển. Lọai câu hỏi này thường dùng cho những cháu giỏi trong lớp.
a. Hành động nào con biết chị Út thật lòng thương mẹ?
b. Nếu chị Út không về thăm mẹ thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
c. Chị út thương hai chi mình, theo con chị ut se làm gì khi thấy hai chị biến thành
rùa, nhện?
3/Ngoài ra tôi dùng câu hỏi giải thích và phỏng đóan suy luận nâng cao.
Đây là những câu hỏi khó có tính thu hút trẻ:
a. Trong ba người con, con thích chị nào nhất?
b. Theo con , thế nào là người con hiếu thảo?
c. Con có thể thay đọan kêt câu chuyện nhu thế nào?
d. Con có thể đặt tên khác cho câu chuyện là gì?
Qua việc sử dụng hệ thống câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp , từ thấp đến nâng cao,
tôi nhận thấy:
Tất cả trẻ trong lớp đều tham gia tích cực, sôi nổi, khi tôi vừa đặt câu hỏi, các cháu
trong lớp đều mạnh dạng giơ tay phát biểu.
Những cháu khá giỏi trả lời câu hỏi nâng cao sẽ giúp cho các cháu yếu hơn học

hỏi, đây chính là cách cho trẻ học qua bạn , dần dần trẻ bắt chước bạn chịu suy
nghĩ trả lời , làm cho những cháu yếu ngày càng phat triển ngôn ngữ, mở mang
kiến thức hơn, mạnh dạn hơn, và ngày càng tự tin hơn
Và chính qua hệ thống câu hỏi vừa nêu trên , trẻ 5-6 tuổi cảm thụ truyện kể tích
cực hơn, sâu sắc hơn, trẻ nhờ nội dung câu chuyện lâu hơn và khi cho trẻ đóng
kịch trẻ sẽ tái tạo tính cách nhân vật tự tin hơn, chân thật hơn
Nếu trình độ các cháu trong lớp không đồng đều , khi đưa ra hệ thống câu hỏi, tôi đua
ra cả 3 dạng câu hỏi, từ câu hỏi nhận biết, đến câu hỏi vận dụng kinh nghiệm, rồi đến
câu hỏi giải thích và phỏng đóan suy luận, làm sao cho tất cả trẻ trong lớp đều trả lời
câu hỏi theo khả năng của trẻ.
Nếu các cháu trong lớp đều khá, tôi sẽ chọn những câu hỏi khó có tính chất suy luận
và nâng cao, bên cạnh đó tôi còn tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo, có thể cho trẻ kể
đọan truyện nào mà trẻ thích, trẻ có thể nói về nhân vật mà trẻ thích.
3/ Làm đồ dùng đồ chơi:
Tôi tận dụng tất cả những nguyên vật liệu có thể sử dụng làm đồ chơi:
Sách báo, lịch cũ, lõi giấy vệ sinh, ống lon, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, quần
áo cũ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Dựa vào từng chủ đề tôi triển khai kế hoạch
làm đồ dùng đồ chơi một cách cụ thể mỗi chủ đề đều có một bộ đồ dùng đồ chơi phục
vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi của trẻ.
Hàng tháng tôi và các cháu đều sử dụng những vật liệu có sẵn như giấy vụn, các loại
lá, các màu, hạt bột… để xé dán thành những cuốn tranh truyện do trẻ tự làm bằng
những hình ảnh sưu tầm được, gọi ý cho trẻ tự kể chuyện theo trí tưởng tượng của trẻ.
Từ những quần áo, vải vụn, ống giấy… Tôi hướng dẫn trẻ làm các con rối thật xinh xắn
từ những câu chuyện cổ tích trẻ được học hoặc được nghe hoặc làm các nhân vật theo
sự sáng tạo của trẻ.
Khi kể chuyện tôi thường sử dụng những loại sách tranh truyện do đó việc vẽ trang trí
cũng góp phần làm cho trẻ hứng thú khi nghe, xem hoặc muốn được sử dụng sách. Trẻ
sẽ biết cách sử dụng sách và giữ gìn sách, tranh truyện hơn.
Hiện nay khi thực hiện chương trình đổi mới điều khó khăn nhất đối với chúng ta:
Là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, nhưng lại đạt hiệu quả cao. Một trong

những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng các nguyên vật liệu để tổ chức cho
trẻ hoạt động. Và đó chính là lý do tôi muốn giới thiệu đến các bạn:
“Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên
vật liệu mở”. Ý tưởng này nảy sinh từ việc tổ chức hoạt động của lớp.
Có thể nói việc sử dụng nguyên vật liệu mở trong việc tổ chức các hoạt động không
có gì mới đối với GV chúng ta. Nhưng làm thế nào cho hiệu quả, phát huy hết khả
năng sáng tạo và tưởng tượng ở trẻ mới là điều cần quan tâm. Trước tiên ta cần lưu ý
những vấn đề sau:
• Nguyên vật liệu phải thật đơn giản (rẻ tiền, dễ tìm, an toàn )
• Nguyên vật liệu dễ thực hiện (cô và cháu có thể cùng làm)
• Cuối cùng nó phải được sử dụng thật hiệu quả ( sử dụng xuyên suốt được qua
nhiều hoạt động khác nhau)
Khó khăn cần giải quyết ở đây: Là khi có đầy đủ các nguyên vật liệu rồi ta sẽ làm
cách nào để phát triển tưởng tượng cho trẻ và giúp trẻ hoạt động sáng tạo theo sự
tưởng tượng đó.
Hướng giải quyết như sau:
• Bước 1: Sưu tầm các nguyên vật liệu cần cho hoạt động
• Bước 2: Làm các vật liệu rời
• Bước 3: Tổ chức hoạt động.
Cụ thể như giờ hoạt động LQVH truyện “ Ông cây già”
• Bước 1: Sưu tầm các nguyên vật liệu như cành khô, ống hút, những đồ chơi
nhỏ nhẹ, vải vụn, bao xốp
• Bước 2: Làm vật liệu rời từ các nguyên vật liệu sưu tầm
Ghép các cành khô tạo thành các cây với các tư thế khác nhau
Thắt nơ từ ống hút, vải vụn, xỏ dây cho đồ chơi cắt hoa từ giấy, bao xốp
• Bước 3: Tổ chức hoạt động
Dùng những cây khô để tạo thành mô hình để kể chuyện : “Ông cây già”
Gợi ý để trẻ phát triển tưởng tượng như làm thế nào để cây già có thể biến thành
cây có sức sống kỳ diệu (như trò chuyện với cây, tưới nước, nhảy múa, vuốt ve
cây, làm đẹp, trang trí cây )

Hoạt động sáng tạo theo sự tưởng tượng: Trẻ sẽ chọn những nguyên vật liệu rời
đã chuẩn bị để làm đẹp cho cây, sau đó có thể chơi với cây tùy theo sự tưởng tượng
và sáng tạo của từng nhóm trẻ.
Cách giải quyết trên đây cũng là những gì tôi đã thực hiện trên trẻ và cho kết quả
rất tốt.
Tôi được dự lớp múa rối do nghệ sĩ độc giả Văn Học phụ trách . Tôi thực hành
điêu khắc các con rối : con vật , con người từ mốp xốp .Tôi và trẻ cùng nhau xé
giấy loại bồi giây lên đầu con rối . phơi khô . Phối hợp phụ huynh lấy vải vụn may
các con rối . Tôi cùng trẻ hóa trang các con rối theo truyện kể , hóa trang như thế
nào để cháu biết đó là nhân vật ác .
Vídụ :Như mắt con chó sói hình thoi màu đỏ , mắt con dê trắng tròn xoe ngây thơ .
Tôi dùng những tờ lịch củ ly giây xếp thành những cái túi và dán mặt các nhân vật
trong truyện rồi cho cháu giờ tạo hình ngoài tiết học cháu trang trí thành các nhân
vật cháu thích . Đến giờ vui chơ , cháu dùng những con rối này chơi múa rối tại
góc văn học . Khung rối, tôi tận dụng thùng cat tong đựng tủ lạnh . Tôi khoét diện
tích : 80cmx 100cm tạo thành sân khấu rối .Đây là món đồ chơi rẻ tiền dể làm và
đạt hiệu quả giáo dục cao .Nó góp phần rất lớn cho việc dạy và học của cô và trò .
Thông qua tuyên truyền với phụ huynh:
Tuyên truyền dưới nhiều hình thức, bảng tuyên truyền đẹp, thay đổi nội
dung hình ảnh phù hợp với chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề: Thế giới thực vật - Tết nguyên đán: Bảng tuyên truyền nên có hình ảnh
phù hợp, những bài thơ, câu chuyện, bài hát, đồng dao… có phần giao lưu giữa lớp với
phụ huynh. Tuyên truyền qua các góc chơi, đặc biệt qua góc học tập sách: Có kệ để
sách, treo tranh, hình ảnh xinh xắn… thay đổi thường xuyên để lôi cuốn trẻ. Giáo viên
tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón, trả trẻ: động viên phụ huynh dành thời
gian kể chuyện, đọc truyện cho cháu nghe trước khi đi ngủ, lắng nghe trò chuyện với
con giúp con phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Từ đó nhận ra sự phát triển ngôn ngữ, tình
cảm của trẻ như thế nào theo từng tháng. Vận động phụ huynh đóng góp đồ dùng học
tập phù hợp với chủ đề.
Hình thức này tôi đã thực hiện bằng cách in những tờ rơi các bài thơ, câu truyện

để trong góc “Cha mẹ cần biết” để cha mẹ cùng phối hợp với các cô giúp trẻ ôn luyện
khi ở nhà. Những bài thơ, câu truyện này được thay đổi theo chủ đề và được in thành
nhiều bản để nhiều phụ huynh được biết. Và để hình thức này có hiệu quả, tôi đã giới
thiệu cho họ trong buổi họp phụ huynh đầu năm, phối hợp cùng ban đại diện phụ
huynh lớp đánh máy các bài thơ, câu truyện trong mỗi chủ đề để rồi phô tô thành
nhiều bản và phụ huynh các cháu có thể lấy mang về để đọc, kể cho trẻ nghe.
Tôi còn vận động phụ huynh tham gia sáng tác văn học . Một số phụ huynh có
tình yêu văn học và trẻ con cũng tham gia tích cực . Tôi nhận từ phụ huynh những bài
thơ, mẫu truyện mà họ thấy trên báo chí , hay trên mạng mang đến cho tôi để cùng
tôi dạy văn học cho cháu . Trong những năm tôi thực hiện chuyên đề làm quen văn
học , tôi đã tích lũy được nhiều bài thơ , truyện , đồng dao phù hợp với chủ đề . Đó
là nhờ sự phối hợp khắc khích giữa cô giáo và phụ huynh .
IV; KẾT QUẢ
Qua một số biện pháp hữu ích tôi thấy đạt được kết quả như sau:
- Với nhiều hình thức khác nhau , tôi đã giúp trẻ lãnh hội tốt môn
làm quen văn học , Trẻ kể lại được nội dung truyên bằng ngôn ngữ
của trẻ , thể hiện được cảm xúc của trẻ khi tham gia đóng kịch .
- Bản thân giáo viên đúc kết được kinh nghiệm rèn luyện ngữ điệu
giọng phù hợp với từng nhân vật , thể hiện được biểu cảm trong
giọng kể gây hứng thú cho trẻ .
- 85% Kinh nghiệm sống của trẻ đã phong phú hẳn lên, trẻ hứng thú
tham gia học, phát biểu, kể chuyện và đóng kịch.
- 80% đối với trẻ mới yếu chậm đã mạnh dạn tham gia vào các hoạt
động: Đóng kịch, kể chuyện.
- 85% Trẻ biết kể chuyện sáng tạo và phát huy khả năng tưởng
tượng tốt.
- 85% trẻ kể chuyện theo trí nhớ tốt.
- 90% Trẻ tham gia đóng kịch thể hiện tốt vai diễn.
- 90% Trẻ đã phát âm chính xác hơn,vốn từ của trẻ phát triển rõ rệt. Trẻ nói rõ ràng
mạch lạc hơn, nói nhiều câu có nghĩa đầy đủ. Trẻ đã phân biệt được ý nghĩa của từ.

- _ Với nguyên vật liệu đơn giản nhưng lại tổ chức được nhiều hoạt động khác
nhau và xuyên suốt. Tôi đã tạo nhiều đồ dùng để phục vụ cho môn làm quen
văn học và đạt giải ba “ Hôi thi Đồ dùng dạy học tự làm do Thi tổ chức “ , được
tham dự triển lãm đồ dùng “ 35 năm thành tựu giáo dục tỉnh Bình Dương”
- . 100% Phụ huynh ủng hộ cho trẻ mang thêm đồ dùng, đồ chơi,
tranh ảnh, sách báo sưu tầm, truyện tranh phù hợp với chủ đề, góp
phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, trẻ hứng thú hơn khi
học môn làm quen văn học .
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ những kết quả trên rôi rút ra bài học kinh nghiệm khi dạy trẻ làm quen
văn học .
_ Cô phải nghiên cứu kỉ nội dung , tính cách từng nhân vật , hoàn
cảnh , để tìm ra phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp để chuyển
tải nội dung đến với trẻ .
- _Giáo viên cần nâng cao trình độ ngôn ngữ của chính bản thân
mình, coi ngôn ngữ là một phương tiện giáo dục chủ đạo.
- Giáo viên phải thật sự yêu trẻ và nhẫn nại.
- Sưu tầm tranh ảnh có nội dung phù hợp, trao đổi kiến thức tự học
qua sách báo, internet, qua giáo viên đồng nghiệp.
- Phối hợp với phụ huynh để động viên giáo dục trẻ thực hiện tốt yêu
cầu cần đạt của giáo viên.

×