Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓCGIÁO DỤC TRẺ Ở NHÓM TRẺ 24-36 THÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.7 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC
GIÁO DỤC TRẺ Ở NHÓM TRẺ 24-36 THÁNG”
TaiLieu.VN Page 1
1. phần mở đầu
I.1 Lý do chọn đề tài:
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế,
nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành
công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan
trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của Đất
nước, Giáo dục đào tạo là lĩnh vực truyền bá, cung cấp kiến thức khoa học, kỹ thuật
nhằm phát triển trí tuệ, nâng cao hiểu biết, hình thành nhân cách lối sống và kỹ năng lao
động thông qua đó con người có thể vận dụng trí tuệ, từ những nhận thức hiểu biết về
giáo dục nhất là đối với lứa tuổi mầm non cho nên nhu cầu gửi con em vào các trường
mầm non của nhân dân là rất lớn. Chính vì vậy mà quy mô giáo dục mầm non ngày càng
tăng, mạng lưới giáo dục mầm non được củng cố và phát triển rộng trong cả nước với chủ
trương đa dạng hoá các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục,… . Sự quan tâm
sâu sắc của Đảng và Nhà nước giành cho giáo dục mầm non, chất lượng giáo dục mầm
non là một trong những căn cứ quan trọng cho những chủ trương biện pháp và hoạt động
giáo dục tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục mầm non nằm trong hệ
thống giáo dục quốc dân và thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3
tháng đến 6 tuổi.
Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục thì mỗi cán bộ quản lý nói chung và cán bộ
quản lý trường lớp mầm non phải thực hiện tốt và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
ở từng độ tuổi. Muốn thực hiện tốt được nhiệm vụ trên thì đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên
cần phải nổ lực phấn đấu trao dồi thêm về trình độ chuyên môn nghiệp vụ tạo nền tảng
cho mình và phải đặc biệt tâm huyết với nghề coi mình như là một người mẹ thứ hai của
trẻ thì mới thực hiện tốt việc nâng cao giáo dục trẻ ở từng độ tuổi được tốt.
Trong quá trình công tác giảng dạy nhiều năm và tới năm 2010 tôi được bổ nhiệm Phó


hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tới năm học 2011-2012, chuyển công tác về trường
mầm non Krông Ana phụ trách chuyên môn mầm non trong đó có 13 lớp mẫu giáo và 1
nhóm trẻ từ 24-36 tháng với tổng số là 24 trẻ Bước sang năm học 2012-2013 sĩ số trẻ ở
nhóm trẻ có phần giảm hơn năm học trước với tình trạng đó bản thân tôi là một cán bộ
TaiLieu.VN Page 2
quản lý phụ trách chuyên mon có nhiều suy nghĩ và trăn trở không biết nguyên nhân nào,
có lẽ là công tác chăm sóc giáo dục trẻ có phần kém chất lượng, cần phải chú trọng vào
công tác nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ tốt hơn nữa tôi nhận thấy rằng muốn
thực hiện tốt việc đổi mới ở các nhóm lớp là việc làm thế nào để nâng cao chất lượng
chăm sóc-giáo dục ở từng nhóm lớp. Do đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “nâng cao chăm
sóc-giáo dục trẻ ở lớp nhóm 24-36 tháng” để viết sáng kiến kinh nghiệm làm đề tài áp
dụng vào công tác chỉ đạo chuyên môn của mình một cách hiệu quả hơn.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Thực hiện đề tài này nhằm mục đích để nâng cao chất lương chăm sóc – giáo dục trẻ từ
24 -36 tháng tuổi được tốt hơn để từ đó thu hút trẻ đến trường ngày càng đông hơn, kết
quả cần đạt trong quá trình thực hiện đề tài là đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các bậc phụ
huynh;
* Những nhiệm vụ cụ thể của đề tài.
Bậc học mầm non được coi là khởi nguồn giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em tiếp
cận kiến thức cho những cấp học tiếp theo. Nắm bắt được những nhu cầu đó, Trường
mầm non Krông Ana đã có nhiều giải pháp xây dựng môi trường học tập năng động, sáng
tạo cho trẻ em.: Giáo dục mầm non có đặc thù là bậc học đầu nên trường đã xác định lấy
chất lượng dạy học là mục tiêu hàng đầu để triển khai nhiệm vụ. Các cô giáo trong trường
đều được quán triệt và tích cực thực hiện các chuyên đề, chú trọng phương pháp giáo dục
“học mà chơi, chơi mà học” vừa giúp giáo viên thực hiện một cách uyển chuyển, nhuần
nhuyễn các phương pháp lên lớp, vừa giúp hình thành kỹ năng cần có ở trẻ dễ dàng và
gắn với thực tiễn. đối với trẻ từ 24- 36 tháng tuổi công tác chăm sóc giáo dục trẻ rất quan
trọng để giúp trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ
năng xã hội và thẫm mỹ, từ đó thực hiện công tác chỉ đạo hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm

nhóm trẻ thực hiện ở nhóm trẻ đạt kết quả cao hơn.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là GVCN nhóm trẻ và trẻ ở tuổi nhà trẻ nói chung và trẻ ở nhóm
trẻ trường mầm non Krông Ana nói riêng
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
TaiLieu.VN Page 3
Trẻ từ 24-36 tháng tuổi ở nhóm trẻ trường mầm non Krông Ana.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu để viết đề tài này phải sử dụng phương pháp
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu về tâm sinh lý trẻ
+ Quan sát quá trình phát triển của trẻ
+ Phương pháp trải nghiệm, trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp và các bậc phụ
huynh
1. Phần nội dung
II.1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, trong Luật giáo dục có
chỉ rõ “nội dung giáo dục mầm non là phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý
của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cân đối,
khoẻ mạnh, nhanh nhẹn biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với người lớn , bạn bè,…thật
thà, mạnh dạn, hồn nhiên yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học trong luật giáo
dục có quy định “chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non,
cụ thể hoá các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi, quy định
việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mĩ hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non.
Trong giáo dục hiện nay muốn thực hiện tốt mục tiêu và nội dung trên đòi hỏi mỗi trường
mầm non, mỗi giáo viên mầm non nghiên cứu học tập để nâng cao chất lượng chăm sóc,
giáo dục ở từng độ tuổi.
Qua thực tiễn giảng dạy chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non mấy năm trước còn
là giáo viên và mấy năm gần đây bản thân thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn giáo viên thực
hiện chương trình ở nhóm trẻ từ năm học 2011-2012 đến nay cùng với sự đổi mới của

giáo dục mầm non tôi nhận thấy rằng việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở
từng độ tuổi là hết sức cần thiết. Việc nâng cao tạo ra chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở
từng độ tuổi đòi hỏi người lãnh đạo chỉ đạo chuyên môn, giáo viên hoặc người chăm sóc
trẻ phải thật sự am hiểu chương trình, phương pháp giáo dục mầm non mang tính quốc
gia. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và sự linh động trong việc tổ chức các sinh hoạt cho trẻ,
TaiLieu.VN Page 4
bố trí thời gian hợp lý sự nhạy bén yêu nghề, mến trẻ hiểu được tâm sinh lý của trẻ ở từng
độ tuổi của mỗi giáo viên là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của việc nâng cao
chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi.
Cùng với sự đổi mới của đất nước và đáp ứng được nhu cầu phát triển toàn xã hội .
Trường mầm non Krông Ana đã thực hiện chương trình đổi mới ở các khối lớp, tôi nhận
thấy rằng muốn có các cháu phát triển và học tốt ở các lớp tiếp theo thì trước tiên các
cháu phải được phát triển một cách toàn diện ở lớp nhóm vì lớp nhóm là lớp đầu tiên các
cháu được đến trường. Từ nhận thức đó mà trong suốt hai năm công tác ở trường chỉ đạo
giáo viên dạy các nhóm lớp tôi luôn nhận thức rằng chương trình dạy theo hướng đổi mới
là rất thiết thực và phù hợp với lứa tuổi trẻ thơ. Vì vậy mà tôi nhận thức rằng muốn cho
cháu phát triển toàn diện thì trước hết cô giáo cần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ ở các độ tuổi đặc biệt là ở lớp nhóm trẻ
Qua dự các lớp bồi dưỡng và thực hiện chương trình đổi mới, dự chuyên đề, thao giảng,
…đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của phòng, của lãnh đạo nhà trường và sự giúp đỡ của các
chị em đồng nghiệp mà trong suốt những năm học qua tôi đã cố gắng và tiến bộ lên rất
nhiều trong công tác chuyên môn cũng như thực hiện chương trình chăm sóc-giáo dục
trẻ ở lớp nhóm trẻ. Cụ thể là trong những năm học qua các cháu nhóm trẻ tôi luôn phát
triển một cách toàn diện về tất cả mọi mặt. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy tôi cố
gắng và cố gắng vượt bậc để ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy, chăm sóc giáo
dục trẻ.
II.2.Thực trạng :
1. Thuận lợi – khó khăn:
* Thuận lợi :
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp Đảng ủy, địa phương và đặc biệt là sự quan

tâm của Lãnh đạo Phòng giáo dục và Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân
trong quá trình công tác chỉ đạo chuyên môn, bản thân được công tác tại một trường
thuận lợi trung tâm huyện đa số trẻ là con của gia đình cán bộ và gia đình có điều kiện,
phụ huynh đa số quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tham gia đóng góp ủng hộ
cho công tác dạy và học của cô và trò trong nhóm trẻ. Trong thời gian tôi thực hiện viết
TaiLieu.VN Page 5
đề tài này được tiếp cận thực tế việc chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, những thuận lợi
trên nhưng không tránh khỏi phần khó khăn.
* Khó khăn :
- Một số con của phụ huynh làm nông buôn bán bận rộn chưa quan tâm đến việc chăm
sóc trẻ theo khoa học, một số trẻ là con cưng được bố mẹ chiều chuộng nên khi đến lớp
chưa chịu vào lớp chưa chịu ngồi học nghiêm túc , trẻ còn nhỏ ý thức chưa cao
- Đối với giáo viên đã lớn tuổi không tham gia học lớp trên chuẩn tiếp cận chương trình
mầm non mới còn hạn chế còn có tính bảo thủ dạy trẻ theo phương pháp cũ còn áp đạt
trẻ, trong các tiết dạy sự sáng tạo chưa cao
1. Thành công – hạn chế :
Thông qua việc nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng tuổi là một
thành công lớn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ giúp cho trẻ phát triển toàn diện về mọi
mặt, tạo niềm tin cho các bậc cha mẹ an tâm gửi các bé vào nhóm trẻ
- Trong quá trình nghiên cứu và viết bài còn mặt hạn chế về mặt khoa học trình bày lý
thuyết khác với thực tiễn
1. Mặt mạnh – mặt yếu
* Mặt mạnh:
Là một giáo viên lâu năm và nay làm công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn được học tập
trên chuẩn, nghiên cứu tài liệu xây dựng kế hoạch
Thực hiện chương trình chăm sóc trẻ theo hướng đổi mới
Thường xuyên trao đổi cùng giáo viên và phụ huynh để năm bắt tình hình và tâm lý trẻ.
* Mặt yếu:
Đa số trẻ con gia đình làm nông chưa quan tâm đến việc học của trẻ chưa cho trẻ đến
trường và một số trẻ được bố mẹ gửi vào các nhóm gia đình

1. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động….
Những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người được tích lũy và truyền thụ từ thế hệ này
sang thế hệ khác bằng con đường giáo dục. Thực tiễn tổ chức và thực hiện quá trình giáo
TaiLieu.VN Page 6
dục trẻ em làm nãy sinh những kinh nghiệm giáo dục trẻ em trong nhân dân. Đặc biệt
trong các lĩnh vực giáo dục đạo đức cho trẻ, qua học tập nghiên cứu tài liệu từ đó rút ra
nguyên nhân và các yếu tố khác tác động
Bản thân muốn góp một phần nhỏ vào trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ
cho nhà trường và trong công tác chuyên môn của mình
1. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Giáo dục học mầm non nói chung và giáo dục chăm sóc trẻ nhóm trẻ nói riêng là một bộ
phận, một chuyên ngành của giáo dục học, Với đề tài này trước khi tác giả viết phải xác
định được đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và những khái niệm cơ bản, các
khía cạnh qua thực tế khảo sát và nghiên cứu các tài liệu dựa vào các phạm trù chính của
giáo dục học mầm non, những tri thức của phương pháp luận giáo dục học mầm non giúp
cho việc định hướng đúng đắn trong quá trình lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học giáo
dục trẻ em ở lứa tuổi nhà trẻ
II.3. Giải pháp, biện pháp:
1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Đối với bậc học Mầm non, 2 nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là đảm bảo chất lượng giảng
dạy và nuôi dưỡng trẻ. Xác định rõ yêu cầu đó, với những nỗ lực không ngừng, ngành
học Mầm non huyện Krông Ana nói chung và trường mầm non Krông Ana nói riêng đã
đạt được nhiều thành tích, đặc biệt làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ.
Bậc học mầm non là nấc thang đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân và lớp nhóm là
nấc thang đầu tiên của bậc học giáo dục mầm non, những người làm công tác giáo dục
mầm non lại càng phải thắm nhuần tư tưởng trên như ông bà ta đã dạy:
“Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”.
Giáo dục mầm non cần đặt những viên gạch đầu tiên trong việc giáo dục những con
người ham học hỏi, luôn có nhu cầu nhận thức, năng động, mạnh dạn, tự tin và sáng tạo.

1. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp
TaiLieu.VN Page 7
Muốn dạy trẻ có tính năng động, sáng tạo, tự tin, mạnh dạn thì bản thân người giáo viên
mầm non phải có những hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục phù hợp, cho phép
trẻ tự thể hiện, bọc lộ ý tưởng riêng của mình. Vì thế giáo dục mầm non phải được phép
chủ động trong việc thực hiện chương trình nâng cao, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Để thực hiện chương trình nâng cao chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp nhóm đòi hỏi người
giáo viên phải biết am hiểu, tâm sinh lý lứa tuổi để có biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ
một cách có hiệu quả.
1. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Một là, xác định rõ lớp nhóm trẻ là một lớp đầu tiên trẻ đến trường, ngày đầu tiên đến
trường trẻ phải xa mẹ, xa người thân của mình trẻ rất hay khóc và khóc rất nhiều, có
những cháu không chịu cô, vậy làm thế nào để gần gũi đối với cháu, đó chính là khó khăn
khó lớn nhất đối với giáo viên khi bắt đầu dạy nhưng dần dần nhận được sự giúp đỡ của
nhà trường, trao đổi cùng đồng nghiệp đê viết bài và trao đổi cùng giáo viên những
phương pháp, và đưa ra giải pháp mới tôi nhận thấy rằng muốn chăm sóc các cháu lớp
nhóm được tốt, trước hết cô giáo phải thật sự là người mẹ thứ hai của trẻ, phải luôn gần
gũi chăm sóc vỗ về trẻ tạo tâm thế an toàn cho trẻ. Đối với các cháu khóc nhiều cô phải
luôn lấy gương các bạn ngoan để vỗ dành trẻ tuyệt đối không hất hủi trẻ, quát nạt trẻ.
Hai là, hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này là cháu thường hay chơi một mình
không muốn chơi với bạn, vậy làm thế nào để các cháu chơi cùng nhau thì cô giáo phải
biết tạo không khí đoàn kết trong lớp học phải luôn tạo ra các trò chơi, tạo những tình
huống bất ngờ cho trẻ để trẻ được tham gia vào các hoạt động tập thể. Muốn vậy thì cô
giáo phải chơi cùng trẻ, tạo cho trẻ khoảng cách gần gũi giữa cô và trẻ, giữa trẻ và bạn để
trẻ hoà mình với tập thể của lớp học.
Ba là, trẻ ở nhóm trẻ ý thức, nhận thức của chưa ổn định, ngôn ngữ chưa đầy đủ cho nên
giáo viên phải coi trẻ vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá trình giáo dục, trẻ phải luôn
coi là trung tâm của quá trình giáo dục, giáo dục xuất phát từ lợi ích của trẻ và vì chính
đứa trẻ. Người lớn (cô giáo) luôn giữ vai trò “điểm tựa” của trẻ là người tổ chức hướng
dẫn, tạo điều kiện cơ hội, cơ may cho trẻ giúp chúng hòa nhập vào cuộc sống , giáo viên

là người lớn luôn gương mẫu, phát âm chuẩn mạch lạc rõ ràng, dễ nghe, dễ hiểu , là
người tổ chức hướng dẫn các hoạt động giáo dục cho trẻ tạo cơ hội, tạo những tình huống
TaiLieu.VN Page 8
những thách thức mới, tạo cảm giác tin tưởng và kích thích trẻ tham gia vào các hoạt
động tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt
động, trải nghiệm các tình huống trong cuộc sống và làm giàu vốn từ, vôn kinh nghiệm
của mình.
Bốn là, việc chăm sóc giáo dục các cháu phải được tiến hành một cách hài hoà, không
nóng vội, cháu phải được chăm sóc một cách nhẹ nhàng không quát nạt, phải luôn yêu
thương vỗ về trẻ.
1. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Muốn thực hiện được những biện pháp giải pháp trên bản thân tôi đã luôn trao đổi cùng
giáo viên phải tổ chức thực hiện thường xuyên và tham mưu cùng nhà trường mua sắm
đầu tư trang thiết bị đầy đủ cho cô và trò hoạt động. đặc biệt giáo viên phải biết nghiên
cứu và tự làm thêm đồ dùng để phục vụ cho việc giảng dạy được tốt.
Một nội dung rất quan trọng đó là cô giáo cần giáo dục trẻ như thế nào để trẻ phát triển
một cách toàn diện đó là một điều rất khó nhất là đối với trẻ lớp nhóm, đặc điểm của lứa
tuổi này là trẻ thích bắt chước và trẻ chỉ học được những gì mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy.
Vì vậy cô giáo phải biết tận dụng tất cả các khoảng thời gian trong ngày để giáo dục trẻ
bằng gương người thật, việc thật.
Ví dụ: Trong giờ đón trẻ có một trẻ đến lớp không chào cô và khi đó có một trẻ chào cô,
cô liền nói bạn B rất giỏi bạn B chào cô đó, vậy con chào cô đi, sau đó cô vỗ về trẻ và
dắt trẻ vào đúng nơi quy định, hay trong giờ ăn cô giáo dục trẻ ăn phải rửa tay trước khi
ăn. Không dùng tay bóc thức ăn đó chính là kết hợp hài hoà giữa chăm sóc và giáo dục
trẻ.
Việc giáo dục trẻ trong các giờ hoạt động chung cần phải có những đồ dùng trực quan
sinh động hấp dẫn để lôi kéo trẻ vì lứa tuổi này trẻ chưa chú ý nhiều-chính vì vậy mà cô
giáo cần phải giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động
có màu sắc, sinh động để lôi cuốn trẻ đặc biệt cô luôn động viên khuyến khích trẻ để trẻ
bắt chước mà làm theo trả lời các câu hỏi của cô trong các hoạt động chung các câu hỏi

của cô cần phải được nhiều trẻ nhắc lại để phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ
Một phần không kém phần quan trọng dẫn đến sự thành công trong việc nâng cao chất
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Kết hợp hài hoà giữa chăm sóc, giáo dục trẻ đó là giáo viên
TaiLieu.VN Page 9
phải biết lập kế hoạch theo đúng thời gian biểu của lớp mình và phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi, phù hợp với chủ đề, cũng như đặc điểm nhận thức của trẻ.
Đối với trẻ lớp nhóm trẻ thì sinh hoạt của các cháu phải luôn có sự hướng dẫn và bảo ban
tân tình của người lớn, chính vì vậy mà việc chăm sóc, giáo dục các cháu phải luôn được
tiến hành thường xuyên trong suốt thời gian cháu ở trường.
Ngoài ra muốn thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục các cháu ở lớp
nhóm thành đổi mới hiện nay thì đồi hỏi mỗi giáo viên phải luôn tự học hỏi bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ của mình để nâng cao chất lượng giáo dục, gắn các hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ vào trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, trong từng sinh hoạt của
trẻ.
1. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Chính vì vậy trong suốt những năm học qua tôi luôn cố gắng nâng cao trình độ để thực
hiện tốt công tác chuyên môn để chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Đồng thời thường xuyên phối hợp chặc chẽ với nhà trường tổ chức khám sức khỏe định
kỳ cho trẻ , luôn trao đổi kinh nghiệm cùng các tổ khối và chỉ đạo giáo viên phối hợp
chặt chẽ cùng các bậc phụ huynh thông qua các buổi hợp phụ huynh, bảng tin, bảng biểu
của lớp để thông báo đến phụ huynh cần biết, qua các giờ đón và trả trẻ hàng ngày để
hiểu được đặc điểm của từng trẻ, đồng thời cũng giúp cho phụ huynh hiểu được chế độ
sinh hoạt của trẻ ở trường và dinh dưỡng hợp lý đối với trẻ để trẻ được phát triển một
cách toàn diện cả ở nhà và ở trường từ đó chất lượng chăm sóc, giáo dục các cháu trường
chúng tôi ngày càng nâng lên. Trong những năm học qua nhà trường luôn thực hiện tốt
công tác vệ sinh phòng chống bệnh tay chân miệng và các bệnh lây lan khác, luôn đảm
bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cuối năm học trẻ đều tăng cân và phát triển hài hòa.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu :
* Kết quả thu được: Qua thực hiện việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp
nhóm trẻ theo sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT và của nhà trường trong suốt những năm

học qua. Tôi đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân, chất lượng các cháu ở
nhóm trẻ của trường chúng tôi được nâng lên theo từng năm học, cháu đến lớp ngày càng
nhiều, cháu luôn gần gũi với cô, mạnh dạn, hồn nhiên.
TaiLieu.VN Page 10
Để có được kết quả trên đó chính là nhờ sự giúp đỡ từ phía nhà trường, sự giúp đỡ của
chị em đồng nghiệp và sự cố gắng của bản thân trong công việc hướng dẫn chỉ đạo giáo
viên nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp nhóm 24-36 tháng.
Sau khi thực hiện các biện pháp trên và không ngừng học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp.
Kết quả đạt được
Kết quả
Số lượng
trẻ
Khi chưa áp dụng
các biện pháp
Sau khi áp dụng
biện pháp
- Phát triển thể chất 16 52% – 60% 75% – 85%
- Phát triển nhận thức 16
69% – 74%

85% – 94%
- Phát triển ngôn ngữ

16 64% – 73%
80% – 95S%

- Phát triển tình cảm xã hội 16 50%-60%
75% – 85%

* Giá trị khoa học:

Giáo dục – chăm sóc trẻ nhóm trẻ liên quan chặt chẽ với khoa học là nghiên cứu về việc
điều khiển tối ưu các hệ thống phức tạp, trong đó người lớn là trung tâm điều khiển, trẻ là
khách thể bị điều khiển và sự thực hiện quá trình chăm sóc giáo dục trẻ thông qua các
kênh liên hệ thuận và nghịch trong việc xử lý đánh giá kế quả giáo dục trẻ
Như vậy, chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ nhóm trẻ nói riêng có mối
gắn bó hữu cơ với các ngành khoa học kể trên và các mối quan hệ đó được thể hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau như cùng nghiên cứu những vấn đề chung, Chăm sóc- giáo
dục trẻ sử dụng các tư liệu, thuật ngữ và các luận điểm của khoa học khác; vận dụng các
phương pháp của các khoa học khác để nghiên cứu .
4. Kết quả:
Qua một số biện pháp hữu ích tôi thấy đạt được kết quả như sau:
TaiLieu.VN Page 11
Trong công tác chăm sóc của giáo viên chủ nhiệm nhóm trẻ có nhiều khả thi
95% trẻ phát triển khỏe mạnh, nhanh nhẹn hoạt bát, vui vẻ, da dẻ hồng hào
95 % trẻ nhận biết được một số đồ vật, con vật và các sự vật hiện tượng xung quang , biết
xắp xếp lắp ghép xâu chuổi hạt ….
95% vốn từ của trẻ phát triển rõ rệt. Trẻ nói rõ ràng mạch lạc hơn, nói nhiều câu có
nghĩa đầy đủ.tăng thêm vốn từ cho trẻ như nói được tên bạn, tên cô đọc thơ theo cô
Trẻ đã phân biệt được ý nghĩa một số từ.
85% Kinh nghiệm sống của trẻ đã phong phú hẳn lên, trẻ hứng thú tham gia học,. biết
ngồi học nghiêm túc
80% đối với trẻ mới yếu chậm đã mạnh dạn tham gia vào các hoạt động:
85% Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định biết tự cở và mặc quần áo, biết đi dép, biết
chơi cạnh bạn và chơi theo nhóm .
III. Phần kết luận, kiến nghị:
III.1. Kết luận :
Nhờ sự chỉ đạo của phòng và của nhà trường trong việc nâng cao chăm sóc giáo dục trẻ
ở lớp nhóm và sự giúp đỡ của chị em đồng nghiệp, cùng với sự cố gắng của bản thân
trong suốt năm học qua tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
Yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ đó là sự giúp đỡ của ngành,

nhà trường, đoàn thể và từ phía phụ huynh học sinh yên tâm gửi trẻ vào trường , nâng cao
chất lượng giảng dạy và gắn bó với nghề của giáo viên
Nội dung chương trình giáo dục mầm non theo hướng đổi mới lấy trẻ làm trung tâm
là yếu tố hết sức quan trọng tác động trực tiếp lên chất lượng giáo dục trẻ.
Cơ sở vật chất trường lớp, khang trang, sạch đẹp cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên.
Một yếu tố quan trọng đó là những kinh nghiệm của bản thân, sự nổ lực học tập nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu tài liệu qua trao đổi rút kinh nghiệm cùng các
cấp lãnh đạo, đồng nghiệp của bản thân sự nhiệt tình yêu nghề, tận tụy với nghề chỉ đạo
hướng dẫn giáo viên thực hiện theo chương trình mầm non mới của Bộ GD&ĐT, Giáo
TaiLieu.VN Page 12
viên có kinh nghiệm và luôn yêu nghề mến trẻ của giáo viên. Sự tận tình của cô giáo
trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ đã tạo nên chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng
lên trong nhà trường tạo niềm tin cho các bậc cha mẹ gửi trẻ ngày càng đông hơn.
III.2. Kiến nghị
Như chúng ta đã biết muốn thực hiện tốt việc đổi mới giáo dục mầm non, nâng cao chất
lượng chăm sóc ở độ tuổi mầm non nói chung và đối với nhóm trẻ nói riêng. Thì mong
sao ngành giáo giáo dục có sự quan tâm hơn nữa đầu tư thêm trang thiết bị, đồ dùng đồ
chơi đầy đủ, bộ phận chuyên môn cần cho giáo viên mầm non nhất là giáo viên nhóm trẻ
bồi dưỡng thêm về chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp nhóm, đồng thời mở thêm
nhiều chuyên đề, thao giảng cho giáo viên được tham dự để ngày càng nâng cao chất
lượng giảng dạy ở các trường mầm non trong toàn huyện.
TaiLieu.VN Page 13

×