HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ĐÀO XUÂN DŨNG
ÐÁNH GIÁ CỦA HỘ VỀ TÌNH HÌNH THỰC THI
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở, NƯỚC SẠCH
VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ TU LÝ,
HUYỆN ÐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI, 2015
2
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ÐÁNH GIÁ CỦA HỘ VỀ TÌNH HÌNH THỰC THI
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở, NƯỚC SẠCH
VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ TU LÝ,
HUYỆN ÐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH
Tên sinh viên : Đào Xuân Dũng
Chuyên ngành đào tạo : Phát triển nông thôn
Lớp : K56 - PTNTA
Niên khóa : 2011-2015
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thiêm
HÀ NỘI, 2015
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin tham khảo, số liệu trong nghiên cứu sử
dụng đều được ghi nguồn rõ ràng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp đều đã được cảm ơn.
Kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được sử
dụng trong các công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
Sinh viên
Đào Xuân Dũng
i
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 5 tháng nỗ lực thực hiện khóa luận nghiên cứu về đề tài “Đánh
giá của hộ về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ
sinh môi trường tại xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” đã hoàn thành.
Ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp rất nhiều từ
phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè.
Để có được kết quả này tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô
giáo Ths. Nguyễn Thị Thiêm thuộc Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách
- Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã
quan tâm giúp đỡ em hoàn thành một cách tốt nhất khóa luận tốt nghiệp trong
suốt thời gian làm đề tài.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ Ban Phát triển nông thôn xã
Tu Lý, Ban Nông nghiệp xã Tu Lý, Ban Thống kê xã Tu Lý, UBND xã Tu Lý,
và nhân dân các thôn Mó La, thôn Mè, thôn Tràng, thôn Tình, thôn Bình Lý,
thôn Riêng, thôn Mít. Trong thời gian tôi về thực tế nghiên cứu đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kiến thức thực tế về vấn đề
nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể
các bạn để đề tài được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
Sinh viên
Đào Xuân Dũng
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu lớn của nước ta
hiện nay. Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm
nỗ lực thực hiện mục tiêu này. Chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ
sinh môi trường ra đời có ý nghĩa quan trọng đối với những hộ gia đình
khó khăn trên khắp cả nước. Xã Tu Lý là một xã vùng cao thuộc huyện Đà
Bắc, tỉnh Hòa Bình. Xã tập trung dân cư của nhiều dân tộc thiểu số, có
điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; cũng chính vì thế đây là xã nhận được
sự quan tâm của Chính phủ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Việc
nghiên cứu đánh giá của hộ về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở,
nước sạch và vệ sinh môi trường là công việc cực kỳ quan trọng.
Đề tài tiến hành đánh giá điều tra của 125 hộ trên địa bàn xã Tu Lý,
kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 36% hộ tiếp nhận được chính sách hỗ trợ
về nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường. Đánh giá của hộ về tình hình
thực thi chính sách: Việc bình xét hộ nghèo và đối tượng thụ hưởng chính
sách là phù hợp, vẫn còn một số bất cập như bình xét chưa phù hợp với
điều kiện kinh tế của hộ. Việc huy động nguồn lực chưa thực sự tốt lãng
phí một lượng lớn nguồn lực từ các hộ dân. Người dân tại địa phương biết
đến chính sách thông qua truyền miệng và qua loa phát thanh. Việc giám
sát và đánh giá việc thực hiện chính sách, điều chỉnh chính sách chỉ có
một số ít hộ tham gia. Chưa có sự tham gia của hộ vào việc phân công,
thực hiện chính sách và tổng kết rút kinh nghiệm, đa số đều do cán bộ xã
và cán bộ thực thi chính sách làm tham gia vào việc phân công, phối hợp
thực hiện chính sách, tổng kết chính sách và rút kinh nghiệm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách bao gồm: nguồn kinh
phí, năng lực của cán bộ địa phương, đối tượng thụ hưởng chính sách.
iii
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá của hộ
về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi
trường. Thực trạng tiếp nhận hỗ trợ, đánh giá của hộ về tình hình thực thi
chính sách và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi
chính sách. Một số giải pháp để thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ
nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường được đề xuất như sau: hoàn thiện
xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sạch
và vệ sinh môi trường, tăng hiệu quả huy động nguồn lực, đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, hoàn thiện phân công, phối hợp thực hiện chính sách,
hoàn thiện việc thực hiện chính sách, tăng cường công tác kiểm tra, đánh
giá, hoàn thiện việc điều chỉnh chính sách, hoàn thiện việc tổng kết, rút
kinh nghiệm.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
4.1 TỔNG QUAN CÁC CHÍNH SÁCH VÀ THỰC THI HỖ TRỢ NHÀ Ở, NƯỚC SẠCH
VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 49
Cấp xã: Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động về
nước sạch, vệ sinh môi trường tại xã. Cử cán bộ theo dõi và phối hợp triển khai thực hiện
chương trình 51
Cấp thôn: tổ chức bình xét đối tượng và phân loại ưu tiên theo đúng quy định đảm bảo công
khai, minh bạch 51
51
4.1.3 Tổ chức thực thi chính sách 51
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế của xã Tu Lý giai đoạn 2011 – 2014 39
Bảng 3.2. Hiện trạng dân số, lao động xã Tu Lý năm 2012-2014 40
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã năm 2013 41
Bảng 3.4 Thu thập số liệu thứ cấp 44
Bảng 4.1 Nguồn vốn hỗ trợ cho chính sách nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường 53
Bảng 4.2 Phân loại hộ theo thôn 54
Bảng 4.3 Hỗ trợ về nhà ở theo nhóm hộ 56
Bảng 4.4 Thay đổi về nhà ở của các hộ nhận được chính sách hỗ trợ nhà ở 57
Bảng 4.5 Số hộ được nhận hỗ trợ về nước sinh hoạt 60
Bảng 4.6 Hỗ trợ về vệ sinh môi trường theo nhóm hộ 61
Bảng 4.7 Tỷ lệ hộ thoát nghèo sau khi nhận được hỗ trợ nhà ở 62
Bảng 4.8 Tỷ lệ hộ có nước sạch sau khi nhận được hỗ trợ về nước sạch 63
Bảng 4.9 Tỷ lệ hộ thoát nghèo sau khi nhận được hỗ trợ về nhà tiêu hợp vệ sinh 64
Bảng 4.10 Đánh giá của hộ về cách thức bình xét hộ nghèo (hộ nhận được hỗ trợ) tại địa
phương phân theo loại hộ trên địa bàn toàn xã 68
Bảng 4.11 Đánh giá của hộ về bình xét đối tượng thụ hưởng 69
Bảng 4.12 Đánh giá của hộ về vốn được hỗ trợ của chương trình nhà ở, nước sạch và vệ sinh
môi trường 70
Bảng 4.13 Đánh giá của hộ điều tra về huy động nguồn lực thực thi chính sách 71
Bảng 4.14 Cách thức tuyên truyền chính sách theo nhận định của hộ 72
Bảng 4.15 Đánh giá của hộ về cách thức tuyên truyền chính sách 73
Bảng 4.16 Tỷ lệ hộ biết về phân công phối hợp thực hiện chính sách 74
Bảng 4.17 Đánh giá của hộ về chính sách nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường 75
Bảng 4.18 Lý do hỗ trợ không phù hợp đối với hộ 76
Bảng 4.19 Khảo sát hộ về giám sát, đánh giá thực hiện chính sách 76
Bảng 4.20 Đánh giá của hộ về điều chỉnh chính sách 77
Bảng 4.21 Tỷ lệ hộ được tham gia vào tổng kết chính sách 79
Bảng 4.22 Nguồn vốn của chính sách nhà ở 80
Bảng 4.23 Trình độ học vấn của hộ theo nhóm hộ 82
vi
Bảng 4.24 Đặc điểm dân tộc của hộ theo thôn 84
Bảng 4.25 Nghề nghiệp của hộ theo nhóm hộ 85
Bảng 4.26 Sự đóng góp, tham gia của người dân 86
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Chuỗi tác động chính sách (Vũ Ngọc Thư, 2014) 10
Sơ đồ 2.2 Trình tự lập, phê duyêt đề án hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường (Vũ
Ngọc Thư, 2014) 23
Sơ đồ 2.3 Quy trình phân bổ nguồn vốn hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường (Vũ
Ngọc Thư, 2014) 24
Sơ đồ 4.1 Trình tự lập, phê duyệt đề án hỗ trợ nhà ở 50
Sơ đồ 4.2 Bộ máy tổ chức thực hiện và chỉ đạo chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường
51
Sơ đồ 4.3 Quy trình phân bổ nguồn vốn 53
viii
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Tỷ lệ phân bổ hỗ trợ đất ở 56
Đồ thị 4.2 Phân bố nguồn nước sinh hoạt theo nhóm hộ 59
Đồ thị 4.3 Tỷ lệ hộ thoát nghèo sau khi có chính sách 65
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Kết quả của chính sách hỗ trợ nhà ở 63
Hộp 4.2 Ý kiến của người dân về cách bình xét hộ nghèo 68
Hộp 4.3 Đánh giá của hộ về cách thức bình xét đối tượng thụ hưởng 69
Hộp 4.4 Ý kiến của người dân về mức vốn được hỗ trợ 71
Hộp 4.5 Đánh giá của hộ về phổ biến tuyên truyền chính sách 72
Hộp 4.6 Đánh giá của hộ về phân công phối hợp thực hiện chính sách 74
Hộp 4.7 Đánh giá của hộ về tổng kết chính sách 78
Hộp 4.8 Ý kiến của hộ về năng lực của cán bộ thực thi chính sách 81
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VSMT : Vệ sinh môi trường
UBND : Uỷ ban nhân dân
CN,TTCN : Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
TM,DV : Thương mại, dịch vụ
x
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nằm trong mục tiêu
Thiên niên kỷ và chiến lược phát triển của Việt Nam. Chương trình mục tiêu
Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 – 2015 đã
được Chính phủ phê duyệt năm 2012 (Chính phủ, 2012).
Nước sạch đóng vai trò rất quan trọng đối với môi trường và sức khỏe con
người. Khi sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn con người có thể mắc các bệnh do
vi khuẩn gây ra như tả, lỵ, viêm đường ruột ; các bệnh do virut gây ra như viêm
gan, các bệnh ngoài da, đau mắt hột Để tăng nhanh tỉ lệ dân cư nông thôn
được sử dụng nước sạch và số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện
mục tiêu cải thiện điều kiện sống và sức khỏe của người dân nông thôn, góp
phần thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, từ năm 1999 Việt Nam đã triển
khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn giai đoạn 1999 - 2005 theo Quyết định số 237/1998/QĐ-TTG của thủ
tướng Chính phủ. Từ đó đến nay, Nhà nước ta đã cho triển khai hai giai đoạn
tiếp theo để từng bước hoàn thành mục tiêu chương trình đến năm 2020 là giai
đoạn 2006 – 2010, 2011 – 2015 và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tỉ
lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh và tỉ lệ hộ dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
tăng dần qua các năm, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trước đó.
Bên cạnh vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường thì những vấn đề về phát
triển kinh tế - xã hội, nhà ở cũng được xem xét một cách nghiêm túc, thỏa đáng.
Nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người và được sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự hỗ trợ của
cộng đồng, sự nỗ lực của người dân… Ngoài chương trình hỗ trợ nhà ở cho các
hộ nghèo khu vực nông thôn theo Quyết định số167/2008/QĐ- TTg về chính
sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, thời gian qua Chính phủ đã triển khai nhiều
1
chương trình hỗ trợ nhà ở khác như: chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có
công với cách mạng; chương trình hỗ trợ đất ở, nhà ở cho đồng bào dân tộc
thiểu số; chương trình tôn nền vượt lũ và nhà ở đồng bằng sông Cửu Long đã
giúp hàng triệu lượt gia đình nghèo có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng
cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Xã Tu Lý là xã vùng núi nghèo thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Trong những năm gần đây, đời sống nhân dân trên địa bàn xã đã từng bước được
nâng cao nhờ thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo của Đảng
và Nhà nước, trong đó có chương trình hỗ trợ nước sạch, nhà ở, vệ sinh môi
trường nông thôn.
Trong quá trình triển khai, chương trình này đã đạt được những thành tựu
bước đầu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tuy vẫn còn nhiều khó khăn,
thách thức. Các chính sách được thực thi hiện nay vẫn còn một số bất cập như
chưa đến được với hộ nghèo, hộ khó khăn cần đến sự giúp đỡ của Chính phủ,
mức hỗ trợ vẫn còn ít so với mong muốn của người dân, thủ tục vay vốn còn
phức tạp hoặc hỗ trợ về chính sách không đúng với nguyện vọng của người dân,
chưa phát huy được hiệu quả từ chính sách.
Nhận thấy điều cần thiết nhất là những đánh giá của hộ về chính sách hiện
nay đang thực thi. Bởi vì họ là những người trực tiếp hưởng lợi từ các chính
sách về nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường của Nhà nước tôi xin tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá của hộ về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ
nước sạch, nhà ở, vệ sinh môi trường nông thôn tại xã Tu Lý, huyện Đà Bắc,
tỉnh Hòa Bình”.
2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá của hộ về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sạch
và vệ sinh môi trường tại xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, trên cơ sở đó
đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện chính sách hiệu quả hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách và thực
thi chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Đánh giá của hộ về thực trạng thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sạch
và vệ sinh môi trường.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ nước sạch
và vệ sinh môi trường.
- Đề xuất một số giải pháp để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở,
nước sạch và vệ sinh môi trường.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: là việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở, nước
sạch và vệ sinh môi trường.
- Đối tượng tiếp cận: các cán bộ thực thi chính sách và đối tượng hưởng lợi
chính sách là các hộ.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nội dung
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đánh giá của hộ về tình hình thực thi
chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường tại xã Tu Lý, tỉnh Hòa
Bình. Đề tài tập trung vào các chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi
trường cho giảm nghèo.
1.4.2 Phạm vi không gian
- Địa điểm nghiên cứu: xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
1.4.3 Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiêu cứu đề tài: số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian
từ năm 2010-2014.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 15/1/2014 – 4/6/2014.
3
4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Lý luận về chính sách
2.1.1.1 Chính sách
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về chính sách và các ý kiến này
vẫn chưa đi đến thống nhất.
Chính sách được hiểu là phương cách, đường lối hoặc phương hướng dẫn
dắt hành động trong việc phân bố và sử dụng nguồn lực. Chính sách là tập hợp
các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở hệ thống quy định trong các văn
bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn trong thực tiễn, điều khiển nền
kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, bảo đảm sự phát triển ổn định của
nền kinh tế (Phạm Vân Đình, 2003).
Chính sách được hiểu là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt được một
mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà
đề ra (Hoàng Phê, 2010).
Theo Phạm Xuân Nam, Peter Boothroyd (2003), chính sách là những
quyết định, qui định của nhà nước (tức là các cấp chính quyền từ Trung ương
đến địa phương) được cụ thể hóa thành các chương trình, dự án cùng các nguồn
nhân lực, vật lực, các thể thức, qui trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động vào
đối tượng có liên quan, thay đổi trạng thái của đối tượng theo hướng mà Nhà
nước mong muốn.
Từ những quan điểm trên có thể khái quát lại như sau: Chính sách là tập
hợp các quan điểm về đường lối, mục tiêu và phương pháp mà Chính phủ lựa
chọn nhằm đạt được một mục đích nhất định trong một lĩnh vực xác định.
5
2.1.1.2 Chính sách xóa đói giảm nghèo
Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo
Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo được triển khai trên phạm vi cả
nước. Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nhằm mục đích cùng với
việc thực hiện các chính sách thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo
giai đoạn 2006 – 2010, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn
định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền
vững (Vũ Ngọc Thư, 2014).
Chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường là các chính
sách trong chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của nước ta hiện nay. Đây là
một hình thức hỗ trợ giảm nghèo cơ bản đang được áp dụng cho các hộ nghèo
trên khắp cả nước.
Chính sách xóa đói giảm nghèo có thể được hiểu đó là những quyết định,
qui định của Nhà nước được cụ thể hoá trong các chương trình, dự án cùng với
nguồn lực, vật lực, các thể thức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động
vào các đối tượng cụ thể như người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo với mục đích
cuối cùng là xóa đói giảm nghèo (Nguyễn Thị Hoa, 2009).
Trong khi đó, hỗ trợ giảm nghèo được hiểu là quá trình sử dụng cơ chế
chính sách, nguồn lực của Chính phủ, của các tổ chức kinh tế - xã hội trong và
ngoài nước để hỗ trợ cho quá trình xóa đói giảm nghèo thông qua thực hiện các
cơ chế chính sách, các giải pháp đầu tư công để tăng cường năng lực vật chất và
nhân lực tạo điều kiện cho người nghèo và vùng nghèo có cơ hội phát triển
nhanh và bền vững, giải quyết các vấn đề nghèo đói có tính vùng, từng nhóm
mục tiêu và xây dựng tính bền vững và tự lập cho cộng đồng. Hỗ trợ giảm nghèo
là chủ trương phổ biến của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển và
chậm phát triển vì nhiều lý do (Đỗ Kim Chung, 2010).
6
2.1.2 Lý luận về thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ sinh
môi trường
2.1.2.1 Khái niệm thực thi chính sách
Thực thi chính sách là việc triển khai chính sách, bao gồm việc cụ thể hóa
một chính sách hay chương trình thành kế hoạch và các hành động cụ thể của
từng cấp và từng ngành trong phát triển kinh tế.
Tổ chức thực thi chính sách là quá trình biến các chính sách thành
những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy
Nhà nước nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề ra (Mai
Thanh Cúc, 2009).
2.1.2.2 Nội dung tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ
sinh môi trường
a. Lập kế hoạch hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường
Lập kế hoạch để thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ sinh
môi trường là bước xác định mục tiêu cụ thể, đối tượng hướng tới của chính
sách, đề ra nhiệm vụ cần thực hiện và giải pháp để hoàn thành mục tiêu, dự trù
về nguồn lực cần thiết và công tác tổ chức để triển khai thực thi chính sách. Việc
lập kế hoạch giúp cho các đơn vị quản lý, tổ chức nắm rõ được mục đích hướng
tới, nội dung công việc và tiến độ để hoàn thành công việc và tiến độ quản lý, tổ
chức nắm rõ được mục đích hướng tới, nội dung công việc và tiến độ để hoàn
thành công việc. Việc lập kế hoạch được tiến hành từ cấp huyện, tỉnh cho tới
Trung ương để làm căn cứ cho quá trình triển khai thực thi chính sách.
Ủy ban nhân dân huyện lập kế hoạch trên địa bàn huyện và trình tỉnh phê
duyệt quyết định kế hoạch hằng năm. Kế hoạch hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ
sinh môi trường gồm các nội dung: mục tiêu của kế hoạch, danh sách các đối
tượng thụ hưởng chính sách, các đối tượng có nhu cầu vay vốn, dự toán kinh phí
hỗ trợ, kế hoạch phân bổ nguồn vốn, thời gian để hoàn thánh mục tiêu đề ra từ
đó tổng hợp trình Chính phủ, Quốc hội quyết định.
7
Bình xét các đối tượng thụ hưởng
Việc bình xét các đối tượng thụ hưởng chính sách là bước đầu tiên của
quá trình thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường.
Việc bình xét là việc làm xác định các hộ gia đình đáp ứng đủ tiêu chuẩn để
nhận được hỗ trợ làm nhà ở được quy định trong Quyết định số 167/2008/QĐ-
TTg. Đối với vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường là tất cả người dân ở các
vùng nông thôn trong cả nước, tập trung ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo, vùng ô nhiễm, khó khăn
nguồn nước. Việc bình xét là bước quan trọng để xác định đối tượng mà chính
sách hướng tới, trách việc bỏ xót, nhầm lẫn đối tượng được hỗ trợ và sự chồng
chéo với các chính sách, chương trình hỗ trợ khác.
Các địa phương sẽ công bố công khai các tiêu chuẩn và tiến hành bình xét
hộ được hộ trợ. Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn tổng hợp danh sách cần hỗ trợ,
đồng thời lập danh sách các hộ có nhu cầu vay vốn báo cáo Ủy ban nhân dân
cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, tổng hợp, lập kế hoạch và trình
lên Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và phê duyệt (Vũ Ngọc Thư, 2014).
b. Công tác tuyên truyền chính sách
Công tác tuyên truyền chính sách là truyền bá, giáo dục, giải thích nhằm
chuyển biến và nâng cao về nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng
niềm tin, thúc đẩy mọi người hành động một cách tự giác nhằm thực hiện thắng
lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Công tác tuyên truyền chính sách là hoạt động có mục đích, có kế hoạch
nhằm phổ biến, giải thích về chính sách, làm cho người dân hiểu rõ nội dung của
chính sách. Công tác tuyên truyền có vị trí rất quan trọng. Muốn đạt được sự
nhất trí, đồng thuận cao trong nhận thức và hành động, thực hiện được các mục
tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đã đề ra thì phải có sự hiểu rõ và ủng hộ của
người dân. Tuy nhiên, để có điều đó thì việc đầu tiên là phải tuyên truyền giải
thích, phổ biến cho người dân về nội dung, vai trò và ý nghĩa của chính sách.
8
Chỉ như vậy, họ mới có thể nhận thức đúng, hành động đúng và đạt hiệu quả cao
(Vũ Ngọc Thư, 2014).
c. Sử dụng vốn để hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu từ cân đối, bố trí
vốn từ Ngân sách trung ương cho
các địa phương trong kế hoạch và dự toán ngân sách; bố trí vốn cho Ngân hàng
Chính sách xã hội thực hiện cho vay theo quy định. Các địa phương thực hiện
công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán theo hướng dẫn
của Bộ Tài chính.
d. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách
Giám sát thực thi chính sách là việc các cơ quan có trách nhiệm thực hiện
theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để chính sách
được thực thi đúng hướng, đúng đối tượng. Cơ quan, đơn vị phụ trách giám sát
phải có mặt thường xuyên, liên tục theo dõi quá trình thực thi chính sách để kịp
thời đưa ra những nhắc nhở, khuyến cáo, đề nghị, hỗ trợ tạo điều kiện cho việc
thực thi chính sách diễn ra thuận lợi và đem lại kết quả và hiệu quả tích cực.
Kiểm tra thực thi chính sách là việc các cơ quan có trách nhiệm thực hiện
xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của các cơ
quan, đơn vị triển khai thực thi chính sách. Kiểm tra là để làm rõ, tìm ra ưu,
khuyết điểm, nguyên nhân khách quan, chủ quan từ đó đề ra hướng xử lý, khắc
phục, rút kinh nghiệm.
e. Tổng kết, rút kinh nghiệm
Việc thực thi chính sách cần được tổng kết sau mỗi niên khóa, mỗi kỳ báo
cáo để xem xét đánh giá việc thực hiện và rút kinh nghiệm để kỳ sau thực hiện
hiệu quả hơn (Mai Thanh Cúc, 2009).
2.1.2.3 Tác động của việc thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ
sinh môi trường
9
Một chính sách được ra đời và triển khai luôn tạo ra những tác động đến
đời sống của người dân. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo ra đời và trải
qua một quá trình thực hiện đã đem lại những tác động nhất định. Nguồn lực để
triển khai thực thi chính sách với các hoạt động hay nội dung chính sách, kết quả
thực thi chính sách và các tác động chính sách có mối quan hệ với nhau được thể
hiện thông qua chuỗi tác động chính sách.
Trật tự xây dựng chính sách
Trật tự thực hiện giám sát đánh giá thực hiện chính sách
Sơ đồ 2.1 Chuỗi tác động chính sách (Vũ Ngọc Thư, 2014)
Để triển khai thực hiện một chính sách thì việc huy động nguồn lực
là rất quan trọng và cần thiết. Nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực như các
chuyên gia hoạch định chính sách, các nhà quản lý, cán bộ tổ chức thực hiện và
triển khai chính sách…. Một chính sách sau quá trình triển khai thực hiện sẽ
đạt những kết quả nhất định. Những kết quả đạt được từ quá trình thực thi
chính sách đều mang lại những tác động cho đối tượng thụ hưởng từ chính
sách. Các tác động bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Những tác động chính
Nguồn
lực (nhân
lực, vật
lực)
Triển
khai
chính
sách
Kết quả
thực hiện
chính
sách
Tiêu cực
Tích cực
Tác động
của chính
sách
10
khi một chính sách được ban hành và triển khai thực hiện bao gồm: Tác động
về giá sản phẩm (giá đầu vào và đầu ra, sản phẩm chính, sản phẩm liên quan).
Tác động về sản xuất: thay đổi cơ cấu kinh tế, quy mô và chất lượng đầu vào,
đầu ra. Tác động về tiêu dùng: tiêu dùng các sản phẩm liên quan. Cân bằng
thương mại: xuất khẩu, nhập khẩu, dự trữ ngoại tệ. Tác động về ngân sách:
thay đổi ngân sách, thuế. Tác động phân phối thu nhập: công bằng trong phân
phối thu nhập nhóm dân cư, vùng, miền. Tác động về an sinh xã hội: thể hiện
lợi ích cuối cùng của chính sách, ai là người được hưởng lợi cuối cùng, ai bị
thiệt hại của sự can thiệp chính sách.
Tiêu chí tác động xã hội:
Tính công bằng trong phân phối: các tác động của chính sách đã được
phân phối như thế nào giữa các tầng lớp cư dân trong xã hội.
Sự chấp nhận văn hóa, xã hội: thể hiện rằng liệu chính sách có tạo ra sự
đồng thuận xã hội hay đối ngược với các giá trị văn hóa, chuẩn mực xã hội
hiện tại.
Sự giảm đói nghèo: chính sách có tác dụng giảm nghèo.
Tác động về giáo dục: tác động như thế nào, giáo dục phổ thông, giáo dục
nghề nghiệp.
Y tế, sức khỏe: tác động thế nào đến sức khỏe người dân, kỹ năng tiếp cận
của người dân, các dịch vụ y tế cơ bản, mức độ hưởng thụ dịch vụ.
Tác động sinh thái là những tác động liên quan đến mức độ bảo tồn hay
làm suy giảm đa dạng sinh học, chất lượng nước, chất lượng không khí, chất
lượng các loài trong hệ sinh thái.
2.1.3 Lý luận về hộ
2.1.3.1 Khái niệm hộ
Giáo sư Mc Gê (1989) – Đại học tổng hợp Colombia (Canada) cho rằng:
“Hộ” là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyết
tộc ở trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm.
11