CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Đề tài: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 9
2010 - 2011
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Một trong hai mặt giáo dục vô cùng quan trọng đối với học sinh là rèn
thói quen chăm chỉ trong học tập và không ngừng tu dưỡng đạo đức, nhân cách
tốt đẹp trong mỗi con người. Vấn đề đặt ra ở đây là chủ yếu đi sâu vào việc rèn
luyện hạnh kiểm cho học sinh thông qua một số tác phẩm văn học như nỗi trăn
trở về số phận con người, về khát vọng hạnh phúc và tự do, khát vọng công lí
tinh thần yêu nước, lòng kính yêu lãnh tụ, chủ nghĩa anh hùng cách mạng; tình
quê hương, tình yêu gia đình (tình bà cháu, tình cha con, tình mẹ con ) tình
yêu thương đối với cuộc đời và con người (những suy ngẫm mang tính cống
hiến cho đời, những triết lí đơn giản mà thấm thía về cuộc sống và con
người ) tình yêu thiên nhiên đất nước Để từ đó, học sinh từng bước có ý
thức một cách sâu sắc thấm thía trong mỗi bài học - bài học làm người, biết yêu
thương, trân trọng và gìn giữ
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Về văn học trung đại:
Khi dạy các tác phẩm văn học trung đại, những tư tưởng, tình cảm, nhân
cách sống trong sạch, cao thượng, ngay thẳng của người phụ nữ như Vũ Nương,
nỗi trăn trở về số phận con người, khát vọng hạnh phúc và tự do, khát vọng công
lí giáo viên có thể dẫn dắt học sinh: Vũ Nương có những phẩm chất nào
đáng quý ? (Độ lượng, thủy chung, ân nghĩa, tha thiết với hạnh phúc gia đình).
Từ văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”, em hiểu gì về tác giả
1
Nguyễn Dữ? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt vấn đề khắc sâu bài học
giáo dục đạo đức cho các em: “Hãy quan tâm đến thân phận người phụ nữ, đến
số phận của con người. Hãy tôn vinh hạnh phúc và đừng làm bất cứ điều gì có
thể làm hủy hoại hạnh phúc đôi lứa và gia đình. Và điều quan trọng hơn cả để
có được hạnh phúc là phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau và tránh
xa những ngộ nhận đáng tiếc. Có được hạnh phúc đã là một điều khó khăn,
nhưng giữ hạnh phúc cho được lâu bền lại càng là một điều khó khăn hơn. Đó là
tất cả ý nghĩa mà chúng ta có thể cảm nhận được từ câu chuyện “Chuyện người
con gái Nam Xương”. Phán ảnh số phận bi thương của Vũ Nương, Nguyễn Dữ
đã đề cập tới cái bi kịch muôn thuở của con người, là thông điệp mà Nguyễn Dữ
muốn bộc bạch với bạn đọc.
2. Về văn học hiện đại:
• Đối với văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà giáo viên
cần phân tích cho học sinh hiểu từ “phong cách”. Phong cách Hồ Chí Minh ở
đây dùng với nghĩa là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử tạo nên cái
riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó. Vậy thì vẻ đẹp của phong
cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với
tinh hoa văn hóa nhân loại. Là sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị, giữa truyền
thống và hiện đại.
Ví dụ: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả, chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa từ phương
Đông tới phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hóa các nước châu
Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước
ngoài như Pháp, Anh, Hoa, Nga Người học hỏi tìm hiểu sâu sắc các nền văn
hóa của các nước mình đã đi qua. Điều quan trọng là Người đã tiếp thu một cách
có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài. Người tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng
thời phê phán những hạn chế, tiêu cực trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp
thu những ảnh hưởng quốc tế, những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái
gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được. Điều đó đã tạo nên “một nhân
cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông
nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.
Phong cách Hồ Chí Minh còn là sự kết hợp hài hòa giữa giản dị và vĩ đại.
Ở cương vị cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh có
một lối sống vô cùng giản dị. Nơi ở, nơi làm việc chỉ là chiếc nhà sàn nhỏ bằng
2
gỗ bên cạnh chiếc ao như cảnh làng quê quen thuộc. Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn
vẹn có vài phòng tiếp khách, là nơi họp Bộ chính trị, nơi làm việc trang phục
hết sức giản dị. Với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
Việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc với những món ăn dân tộc, không
chút cầu kỳ như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa nhưng cuộc
sống giản dị, đạm vạc của người lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không
phải là cách sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
Đây là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ: Cái đẹp
là sự giản dị, tự nhiên. Sự giản dị mà vĩ đại ấy của Bác đã được nhà thơ Tố Hữu
ca ngợi trong hai câu thơ:
“Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”.
Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: Qua bài văn em có suy nghĩ về bài học gì
được rút ra từ vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh? Từ đó, giáo viên giáo
dục đạo đức cho học sinh: Từ vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh có thể rút ra
cho mình bài học: Cần phải hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng
phẩn phải bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc. Trong xu thế “toàn cầu hóa”
đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, con người nên tỉnh táo trước nguy cơ có
thể bị biến mất những giá trị tinh thần, vật chất của bản thân mình. Mỗi
học sinh chúng ta, tất cả chúng ta đều phải học tập và rèn luyện theo gương
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
• Đối với bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
“Viếng lăng Bác” là bài thơ thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng
tha thiết, thành kính của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác
Hồ. Đó cũng là tình cảm của mọi người đối với vị cha già kính yêu. Vì vậy, khi
dạy bài này cần phải phân tích cho học sinh thấy rõ: bài thơ là sự kết hợp miêu
tả với biểu cảm, trữ tình cho nên nhân vật trữ tình trong bài thơ là. “Con”,
người con tự bộc lộ cảm xúc của lòng mình. Và nhân vật trữ tình thống nhất với
tác giả xưng “con”. Do đó, chúng ta thấy tâm trạng của nhân vật xưng “con”
đem lại cho người đọc một cảm giác yêu thương, gần gũi như tình cha - con
trong một mái ấm gia đình. Vậy thì cách xưng hô của tác giả mở đầu bài thơ vừa
bày tỏ tình cảm thương nhớ vừa thể hiện lòng kính yêu Bác của nhà thơ. Bởi thế
việc nhấn mạnh từ “con” ở bài thơ này là rất quan trọng. Nhấn mạnh từ “con”
3
để giáo dục nhân cách, để hình thành lời ăn tiếng nói hằng ngày trong ứng xử,
trong mọi tình huống giao tiếp đúng đắn.
Tiếp đến giáo viên đưa ra câu hỏi: Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi
đứng trước lăng Bác, trong lăng Bác và khi rời lăng Bác được thể hiện như
thế nào? Khổ thử cuối diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ? Sau khi học sinh trả
lời, giáo viên giảng bình: Sau bao năm mong mỏi từ chiến trường miền Nam ra
thăm lăng Bác, hình ảnh đầu tiên tác giả thấy được và là ấn tượng đậm nét về
cảnh quan bên ngoài lăng Bác là hàng tre. Hàng tre ấy đã gây xúc động và gợi
nhiều suy nghĩ trong lòng nhà thơ Viễn Phương.
“Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, đã
thành một biểu tượng của dân tộc: cây tre tượng trưng cho sức sống bền bỉ kiên
cường của dân tộc, cho tinh thần bất khuất của con người Việt Nam. Đến thăm
lăng Bác, Viễn Phương thấy cả dân tộc đứng quanh Người, vẫn tươi nguyên
một sắc xanh Việt Nam, và trong “bão táp mưa sa” vẫn giữ vững một tấm
lòng sắt son với Bác. Hình ảnh thực của rặng tre bên lăng Bác đã được nhà thơ
đẩy lên thành hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng cho các dân tộc khiến câu thơ có
chiều sâu suy nghĩ cảm xúc tạo một không khí trang nghiêm, thành kính. Khi
vào lăng viếng Bác. Tiếp theo là một số hình ảnh xuất hiện “mặt trời”, “vầng
trăng”, “trời xanh” đã cho ta cảm nhận con người Bác với những biểu hiện
sáng chói về tư tưởng yêu nước và lòng nhân ái mênh mông có sức tỏa sáng
mãi mãi, cho dù Người đã qua đời. Một loạt hình ảnh ẩn dụ đó, giáo viên cần
khai thác để giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh về tình cảm ngưỡng
vọng, vốn có của tác giả đối với Bác và lòng quý trọng sâu sắc của nhà thơ,
của nhân dân ta dành cho bác.
Từ niềm xúc động thiêng liêng khi viếng lăng Bác, nhà thơ đã sáng tạo
được nhiều hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng đặc sắc, vừa có chiều sâu suy nghĩ, vừa
có giá trị gợi cảm “mặt trời trong lăng”, “tràng hoa”, “dòng người”, “vầng
trăng”, “trời xanh” vừa quen thuộc, gần gũi với hình ảnh thực, lại mang
tính khái quát, cô đúc, nhiều ý nghĩa: ngưỡng vọng - xót thương - ơn nghĩa tha
thiết, chân thành, lắng đọng đồng thời cũng vừa nói được tình cảm của nhiều
người đối với Bác Hồ kính yêu. Như vậy là học sinh sẽ ghi sâu, nhớ sâu qua lời
4
bình của giáo viên để từ đó học sinh, mỗi người chúng ta tự phấn đấu, không
ngừng rèn đức, luyện tài và học tập tư tưởng về tấm gương đạo đức của Bác.
Ví dụ: Để góp phần khắc họa hình ảnh Bác Hồ vừa mang vẻ đẹp truyền
thống, vừa gần gũi thân thiết, vừa lớn lao, cao cả, đồng thời thể hiện tình cảm
yêu mến, thành kính đối với Bác Hồ, giáo viên có thể nêu câu hỏi không ngoài
mục đích hình thành giáo dục nhân cách cho các em: suy nghĩ của em như thế
nào sau khi học xong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương? Học sinh
có thể trả lời bằng nhiều cách: Vừa học vừa hành, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy
hoặc: “Xin nguyện cùng người vươn tới mãi ” hoặc làm cây tre trung
hiếu, làm bông hoa đẹp, làm tiếng chim hay và làm muôn vàn công việc tốt
để dâng lên Người.
3. Về Văn học nước ngoài:
Có thể lấy văn bản “Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La - Phông
Ten” làm ví dụ tiêu biểu. Văn bản có hai phần: Hình tượng Cừu và Sói trong
cái nhìn của Buy - Phông và hình tượng Cừu, Sói trong cái nhìn của La - Phông
– Ten.
a) Hình tượng Cừu và Sói trong cái nhìn của Buy - Phông:
* Cừu: - Ngu ngốc và sợ sệt
- Đần độn không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm
- Nhất nhất đi theo con đầu đàn khi con vật này bị người ta
bắt nó đi.
* Sói: - Tập tính sống đơn lẻ
- Tập tính bầy đàn chỉ là nhất thời. Khi chúng cần chinh
chiến săn mồi hoặc để chống lại một con chó gộc nào đó. Sau đó, chúng nhanh
chóng trở lại nếp sống hoang dã cũ.
- Con vật đáng ghét, lúc sống thì có hại, lúc chết thì vô dụng.
* Giáo viên chốt: Buy - Phông đã chỉ ra những đặc điểm giống loài của
hai con vật một cách chính xác, khách quan. Những miêu tả rất sinh động của
Buy - Phông - (một nhà khoa học), có tác dụng làm cho đặc điểm sinh học của
những con vật này hiện lên rõ nét hơn.
5
b) Hình tượng Cừu và Sói trong cái nhìn của La-phông-ten:
* Với Cừu: thì “Mọi chuyện ấy đều đúng ”
* Với Sói: thì “con chó sói ( ) cũng đáng thương chẳng kém” rồi “cũng
là một bạo chúa khát máu ”
Cái nhìn của La-phông-ten ở những điểm này rõ ràng có những gặp gỡ
với cái nhìn của nhà khoa học Buy-phông, tuy không phải là tất cả.
* Tác giả đã nêu điểm khác trong cái nhìn của La-phông-ten được thể
hiện qua một kết cấu lập luận so sánh theo trình tự:
+ La-phông-ten: chó sói là con vật đáng thương, cũng giống như cừu
vậy. (Sói thì tính cách phức tạp, độc ác, khổ sở, trộm cướp, bất hạnh, vụng về,
đáng ghét và đáng thương).
+ Buy-Phông: chó sói thật đáng ghét (chó sói là tên bạo chúa khát máu,
đáng ghét sống gây hại, chết vô dụng, bẩn thỉu, hôi hám, hư hỏng).
+ La-phông-ten: chó sói đúng là bạo chúa độc ác nhưng cũng rất khổ sở.
Trình tự này làm cho văn bản thể hiện rõ đặc điểm của nghị luận là tính
chất đối thoại, tranh biện. La-phông-ten nhìn thấy những con vật này không chỉ
đặc điểm giống loài mà nhà khoa học Buy-phông đã chỉ ra mà còn thấy chúng
trong những cảnh ngộ cụ thể “Cừu mẹ đứng yên trên nền đất lạnh và bùn lầy
cho con bú; sói bị truy đuổi mang bộ mặt lấm lét, bị đói dài và bị ăn đòn ”
Dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn để lại rõ nhất khi La-phông-ten
phát hiện ở sói - cừu - những số phận. Từ sáng tác của La-phông-ten,
Hy-pô-lít-ten chứng minh đặc trưng của các sáng tác nghệ thuật nói chung.
Để giáo dục đạo đức học sinh, giáo viên có thể nêu câu hỏi: Theo em,
Buy-phông tả hai con vật này nhằm mục đích gì? La-phông-ten tả hai con
vật này nhằm mục đích gì?. Sau khi thảo luận nhóm, học sinh trả lời, giáo viên
nhấn mạnh:
+ Nhà khoa học Buy-phông: tả chính xác, khách quan, dựa trên quan sát,
nghiên cứu để khái quát những đặc tính cơ bản của từng loài vật.
+ Còn La-phông-ten: tả với quan sát tinh tế, nhạy cảm trái tim, trí tưởng
tượng phong phú. Đó là đặc điểm bản chất của sáng tạo nghệ thuật. Nhà nghệ
sĩ La-phông-ten khi tả đối tượng thì không chỉ hiểu sâu, kỹ mà còn phải tưởng
6
tượng, nhập thân vào đối tượng. La-phông-ten viết về hai con vật là để giúp
người đọc hiểu thêm, nghĩ thêm về đạo lí trên đời. Đó là sự đối mặt giữa
thiện và ác, kẻ yếu và mạnh. Chú Cừu và Sói đều đã được nhân hóa, nói năng
hành động như người với những tâm trạng khác nhau. Từ đó, giáo viên gợi cho
học sinh về những tình cảm sống biết yêu - ghét rạch ròi, biết yêu thương - căm
giận, biết sống đúng với đạo lí ở đời, biết hướng thiện và biết phục thiện. Học
sinh sẽ thấy được chói sói là một bạo chúa, độc ác, quỷ quyệt. Cừu là một thần
dân, một vật tế thần đau khổ, đáng thương. Như vậy, là giáo viên đã chỉ cho học
sinh nhận ra được cái xấu, cái tốt để lấy đó làm bài học cho bản thân.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Nhằm đáp ứng yêu cầu trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông
qua một số tác phẩm văn học lớp 9 như văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”,
“Bếp lửa”, “Viếng lăng bác”, “Chuyện người con gái Nam Xương”, “Chó sói
và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” giáo viên có thể chọn những
câu thơ viết về bác Hồ của các nhà thơ lớn hoặc một số câu thơ trong bài
“Viếng lăng Bác” đọc cho cả lớp nghe, nếu có chất giọng tốt thì hát hoặc ngâm
khi dạy văn bản “Viếng lăng Bác”. Còn nếu dạy văn bản “Chó sói và Cừu
trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten”, giáo viên có thể cho học sinh đọc thêm
văn bản “Chó sói và Chiên con” (sách ngữ văn 9, tập 2, trang 41-42) để khắc
sâu thêm tình cảm đổi với cuộc đời và con người, những suy ngẫm mang tính
cống hiến cho đời, những triết lí đơn giản mà thấm thía về cuộc sống và con
người. và về tình yêu thiên nhiên, đất nước như bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của
Thanh Hải
Ngày 16 tháng 02 năm 2011
BAN CHUYÊN ĐỀ
Tổ Ngữ văn
7