Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP LA NGÀ – ĐỒNG NAI THUỘC TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2026

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.56 KB, 59 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
======================
LỚP BỒI DƯỠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CAO CẤP
Tổ chức tại Học viện hành chính. Khóa V. năm 2013
Lớp C

ĐỀ ÁN
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI
CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP LA NGÀ – ĐỒNG NAI
THUỘC TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2012 – 2026
Người thực hiện: Phan Thị Thanh Hằng
Chức vụ: Phó Tổng giám đốc
Đơn vị công tác : Tổng công ty Lâm nghiệp Việt nam
Hà nội, tháng 7 năm 2013
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
A .MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 5
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 5
1.1/ Cơ sở khoa học 5
a. Vị trí địa lý 5
b. Địa hình 5
c. Khí hậu: Công ty nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới mưa mùa điển hình. Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau 6
d. Thủy văn: Sông Đồng Nai là ranh giới phía Đông của Công ty, dài khoảng 20 km. Đây là con sông có diện tích lưu
vực lớn nhất ở Đông Nam Bộ (1,2 triệu ha). Lưu lượng dòng chảy trung bình năm 741 m3/giây, mùa kiệt
50m3/giây. Phía Tây tiếp giáp Hồ thủy điện Trị An trên chiều dài khoảng 20 km, mức nước hồ cao nhất đạt cốt 62
m (cốt ngập theo thiết kế), mực nước thấp nhất thường là tháng 4, tháng 55 6


e. Địa chất và thổ nhưỡng: 6
g. Dân sinh: Số liệu thống kê về tình hình dân số và mật độ được thể hiện ở bảng dưới đây 7
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý liên quan 7
1.2.1. Chính sách và Pháp luật của Nhà nước 7
1.2.2. Cơ chế chính sách của địa phương 8
1.3.2. Cơ sở từ nhu cầu thực tế của xã hội 10
a. Ngành chế biến gỗ của tỉnh Đồng Nai và cơ hội thị trường cho Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà
10
b. Dịch vụ môi trường rừng 10
II/MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 11
2.1. MỤC TIÊU CHUNG CỦA ĐỀ ÁN 11
2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN: 12
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN 14
3.1. BỐI CẢNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN: 14
* Thông tin chung về đơn vị: 14
* Ngành nghề hoạt động chủ yếu 14
* Cơ cấu tổ chức Công ty: 15
* Bộ máy tổ chức 16
3.2.1. Hiện trạng quản lý rừng và đất rừng 17
3.2.2. Diện tích xin cấp chứng chỉ 19
3.3. Nội dung cụ thể của đề án: 20
3.3.1. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận 20
a/ Kế hoạch doanh thu 20
b. Kế hoạch lợi nhuận: Tổng lợi nhuận trước thuế cả luân kỳ là 102.584 triệu đồng, cụ thể: 23
3.3.2. Xác định hiệu quả đạt được trong quản lý rừng 24
3.3.2.1. Hiệu quả kinh tế: Tổng sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng của từng năm, giai đoạn 5 năm và cả luân kỳ
24
3.3.2.2. Hiệu quả xã hội 25
3.3.2.3. Hiệu quả môi trường 26
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 27

4.1. Tổ chức triển khai và các giải pháp thực hiện đề án: 27
4.1.1. Công tác quản lý 27
4.1.2. Quan hệ và phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng 27
4.1.3. Khoa học công nghệ 30
4.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực 30
4.4. Kính phí thực hiện đề án 35
V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 38
Phần phụ biểu 39
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC 1
A .MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 5
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 5
1.1/ Cơ sở khoa học 5
a. Vị trí địa lý 5
b. Địa hình 5
c. Khí hậu: Công ty nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới mưa mùa điển hình. Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau 6
d. Thủy văn: Sông Đồng Nai là ranh giới phía Đông của Công ty, dài khoảng 20 km. Đây là con sông có diện tích lưu
vực lớn nhất ở Đông Nam Bộ (1,2 triệu ha). Lưu lượng dòng chảy trung bình năm 741 m3/giây, mùa kiệt
50m3/giây. Phía Tây tiếp giáp Hồ thủy điện Trị An trên chiều dài khoảng 20 km, mức nước hồ cao nhất đạt cốt 62
m (cốt ngập theo thiết kế), mực nước thấp nhất thường là tháng 4, tháng 55 6
e. Địa chất và thổ nhưỡng: 6
g. Dân sinh: Số liệu thống kê về tình hình dân số và mật độ được thể hiện ở bảng dưới đây 7
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý liên quan 7
1.2.1. Chính sách và Pháp luật của Nhà nước 7
1.2.2. Cơ chế chính sách của địa phương 8
1.3.2. Cơ sở từ nhu cầu thực tế của xã hội 10
a. Ngành chế biến gỗ của tỉnh Đồng Nai và cơ hội thị trường cho Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà
10

b. Dịch vụ môi trường rừng 10
II/MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 11
2.1. MỤC TIÊU CHUNG CỦA ĐỀ ÁN 11
2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN: 12
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN 14
3.1. BỐI CẢNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN: 14
* Thông tin chung về đơn vị: 14
* Ngành nghề hoạt động chủ yếu 14
* Cơ cấu tổ chức Công ty: 15
* Bộ máy tổ chức 16
3.2.1. Hiện trạng quản lý rừng và đất rừng 17
3.2.2. Diện tích xin cấp chứng chỉ 19
3.3. Nội dung cụ thể của đề án: 20
3.3.1. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận 20
a/ Kế hoạch doanh thu 20
b. Kế hoạch lợi nhuận: Tổng lợi nhuận trước thuế cả luân kỳ là 102.584 triệu đồng, cụ thể: 23
3.3.2. Xác định hiệu quả đạt được trong quản lý rừng 24
3.3.2.1. Hiệu quả kinh tế: Tổng sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng của từng năm, giai đoạn 5 năm và cả luân kỳ
24
3.3.2.2. Hiệu quả xã hội 25
3.3.2.3. Hiệu quả môi trường 26
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 27
4.1. Tổ chức triển khai và các giải pháp thực hiện đề án: 27
4.1.1. Công tác quản lý 27
4.1.2. Quan hệ và phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng 27
4.1.3. Khoa học công nghệ 30
4.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực 30
4.4. Kính phí thực hiện đề án 35
V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 38
Phần phụ biểu 39

DANH MỤC PHỤ BIỂU
MỤC LỤC 1
A .MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 5
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 5
1.1/ Cơ sở khoa học 5
a. Vị trí địa lý 5
b. Địa hình 5
c. Khí hậu: Công ty nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới mưa mùa điển hình. Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau 6
d. Thủy văn: Sông Đồng Nai là ranh giới phía Đông của Công ty, dài khoảng 20 km. Đây là con sông có diện tích lưu
vực lớn nhất ở Đông Nam Bộ (1,2 triệu ha). Lưu lượng dòng chảy trung bình năm 741 m3/giây, mùa kiệt
50m3/giây. Phía Tây tiếp giáp Hồ thủy điện Trị An trên chiều dài khoảng 20 km, mức nước hồ cao nhất đạt cốt 62
m (cốt ngập theo thiết kế), mực nước thấp nhất thường là tháng 4, tháng 55 6
e. Địa chất và thổ nhưỡng: 6
g. Dân sinh: Số liệu thống kê về tình hình dân số và mật độ được thể hiện ở bảng dưới đây 7
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý liên quan 7
1.2.1. Chính sách và Pháp luật của Nhà nước 7
1.2.2. Cơ chế chính sách của địa phương 8
1.3.2. Cơ sở từ nhu cầu thực tế của xã hội 10
a. Ngành chế biến gỗ của tỉnh Đồng Nai và cơ hội thị trường cho Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà
10
b. Dịch vụ môi trường rừng 10
II/MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 11
2.1. MỤC TIÊU CHUNG CỦA ĐỀ ÁN 11
2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN: 12
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN 14
3.1. BỐI CẢNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN: 14
* Thông tin chung về đơn vị: 14
* Ngành nghề hoạt động chủ yếu 14

* Cơ cấu tổ chức Công ty: 15
* Bộ máy tổ chức 16
3.2.1. Hiện trạng quản lý rừng và đất rừng 17
3.2.2. Diện tích xin cấp chứng chỉ 19
3.3. Nội dung cụ thể của đề án: 20
3.3.1. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận 20
a/ Kế hoạch doanh thu 20
b. Kế hoạch lợi nhuận: Tổng lợi nhuận trước thuế cả luân kỳ là 102.584 triệu đồng, cụ thể: 23
3.3.2. Xác định hiệu quả đạt được trong quản lý rừng 24
3.3.2.1. Hiệu quả kinh tế: Tổng sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng của từng năm, giai đoạn 5 năm và cả luân kỳ
24
3.3.2.2. Hiệu quả xã hội 25
3.3.2.3. Hiệu quả môi trường 26
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 27
4.1. Tổ chức triển khai và các giải pháp thực hiện đề án: 27
4.1.1. Công tác quản lý 27
4.1.2. Quan hệ và phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng 27
4.1.3. Khoa học công nghệ 30
4.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực 30
4.4. Kính phí thực hiện đề án 35
V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 38
Phần phụ biểu 39
A .MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề án
Quản lý rừng bền vững là định hướng chiến lược quan trọng nhằm phát huy
tối đa tiềm năng của ngành góp phần đóng góp vào nền kinh tế quốc dân; cải
thiện đời sống người dân vùng rừng núi; bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh
thái rừng. Nhận thức rõ điều này, Nhà nước đã và đang từng bước hoàn thiện
khuôn khổ thể chế chính sách và thúc đẩy các hoạt động thực tiễn để quản lý
rừng được bền vững.

* Về kinh tế, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản cần thiết cho cuộc
sống. Gỗ từ rừng trồng là nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến làm ra đồ gia
dụng, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất. Ngày nay, với khoa học kỹ thuật tiên
tiến, hiện đại, con người đã chế ra nhiều nguyên liệu tổng hợp từ các sản phẩm
hóa học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ trong đời sống. Các
sản phẩm từ rừng sản xuất nói chung và rừng trồng nói riêng là nguồn gỗ nguyên
liệu chính để sản xuất ra hàng ngàn vật dụng quen thuộc phục vụ nhu cầu cuộc
sống và sinh hoạt hàng ngày của con người, mang lại lợi ích kinh tế cao.
* Về xã hội, trồng rừng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người
dân địa phương sống gần rừng, hạn chế nguy cơ chặt phá rừng tự nhiên làm
nương rẫy và các tác động tiêu cực của người dân vào rừng.
* Về môi trường, rừng còn giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ sự sống,
điều tiết dòng chảy, chống xói mòn đất, hạn chế thiên tai, lũ lụt. Đặc biệt, rừng
là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài động, thực vật quí giá, là
nơi tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, có giá trị trong lai tạo giống mới.
Nhận thức ấy đã được thể hiện bằng những chương trình, kế hoạch và các
hoạt động cụ thể tác động vào rừng. Kết quả là trong những năm qua, diện tích
rừng có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, chất lượng rừng của Việt nam kể cả
rừng tự nhiên và rừng trồng đều đang ở mức thấp. Vì vậy, Chính phủ Việt nam
đã có chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006 – 2020. Trong đó đặc biệt coi trọng
quản lý rừng bền vững với mục tiêu đạt được 30% diện tích rừng sản xuất có
chứng chỉ FSC vào năm 2020.
1
Công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà – Đồng Nai là đơn vị 100% vốn
Nhà nước thuộc Tổng công ty lâm nghiếp Việt nam cam kết thực hiện quản lý
rừng bền vững trong bối cảnh của chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006-2020
và tiêu chuẩn của FSC.
2. Phạm vi và điều kiện của chứng nhận quản lý rừng bền vững cho
doanh nghiệp trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC:
Chứng chỉ rừng là quá trình đánh giá rừng hoặc đất có cây rừng để xác định

xem việc quản lý và quá trình hình thành rừng có đúng theo bộ tiêu chuẩn đã
thỏa thuận với Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) về việc này hay không.
Hội đồng quản trị rừng thế giới – Foret Stewardship Counci (viết tắt là
FSC) là một mạng lưới toàn cầu, được thành lập vào tháng 10 năm 1993 tại
Toronto, Canada với 130 thành viên đến từ 26 quốc gia. Trong những ngày đầu,
tổ chức này đặt trụ sở tại Oaxaca, Mehico. Sau này và cho đến tận bây giờ trụ sở
chính được đặt tại thành phố Bonn của Đức. FSC đề ra bộ tiêu chuẩn quản lý
rừng bền vững FSC gồm 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí được áp dụng rộng rãi
trên toàn thế giới. FSC khuyến khích các quốc gia xây dựng bộ tiêu chuẩn riêng
của mình dựa trên bộ tiêu chuẩn của FSC quốc tế. Hiện nay có khoảng 26 bộ
tiêu chuẩn quốc gia đang được sử dụng.
CoC (Chair of Costudy) là tiêu chuẩn về chuỗi hành trình sản phẩm do Hội
đồng quản trị rừng thế giới ban hành vào năm 1993 và được soát xét, sửa dổi lần
thứ nhất vào năm 1999, đến tháng 10/2004 FSC đã công bố tiêu chuẩn mới có
phạm vi áp dụng trên toàn cầu mà đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp khai
thác, chế biến, kinh doanh sản phẩm đồ gỗ.
Các sản phẩm được cấp chứng chỉ FSC là những sản phẩm được hình thành
trong quá trình thực hiện các tiêu chuẩn FSC. Chứng chỉ trong chuỗi hành trình
sản phẩm là sự đảm bảo cho các sản phẩm được cấp chứng chỉ FSC. Hay nói
cách khác chuỗi hành trình sản phầm là lộ trình liên tục của nguyên liệu gỗ từ
rừng tới người tiêu dùng, bao gồm tất cả các công đoạn từ chế biến và phân phối
sản phẩm. Từ phía khách hàng, nhãn mác FSC chính là một “lời hứa” với họ về
sản phẩm có nguồn gốc FSC, còn chuỗi hành trình sản phẩm là cơ chế của FSC
2
đảm bảo “lời hứa” đó được thực hiện. Tất cả các tổ chức có chứng chỉ chuỗi
hành trình sản phẩm FSC đều được quyền sử dựng nhãn mác, có logo FSC trên
sản phẩm của mình. Việc dán nhãn FSC sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với các
doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu trên thế giới kể từ 1/7/2005.
Để thực hiện các tiêu chuẩn FSC một cách hiệu quả vừa đáp ứng được các
yêu cầu của tiêu chuẩn vừa vận dụng được các yêu cầu này trong hoạt động

quản lý của từng loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần chú ý đến các
vấn đề sau:
- Các nhà quản lý trong doanh nghiệp cần phải xác định và xem việc áp
dụng các tiêu chuẩn FSC không chỉ ở vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp mà
còn là sự quản lý hiệu quả trong hoạt động nội tại của doanh nghiệp và quan
trọng hơn nữa là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các vấn đề về môi trường
theo xu hướng hiện tại của quốc gia, khu vực và thế giới.
- Công tác nghiên cứu, cập nhật các thay đổi của tiêu chuẩn FSC cần kịp
thời. Bởi vì, khác với các tiêu chuẩn khác, tiêu chuẩn FSC là một tiêu chuẩn
mới, còn có nhiều sự thay đổi về nội dung của các yêu cầu trong thời gian sắp
tới theo các vấn đề của môi trường khu vực và thế giới.
- Công tác đào tạo cho các cấp quản lý và vận hành hệ thống CoC của
doanh nghiệp cần phải được xem trọng. Sau khi hiểu rõ việc áp dụng rồi các
doanh nghiệp mới có thể vận dụng theo điều kiện thực tế của mình để đạt hiệu
quả cao trong quản lý.
- Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp cần được thiết lập và kiểm soát hiệu
quả các vấn đề về quản lý nguyên liệu gỗ trong doanh nghiệp, cần kiểm soát các
thông tin liên quan đến khu vực khai thác nguyên liệu gỗ cũng như tình hình về
quản lý rừng của các quốc gia xuất khẩu cung cấp nguyên liệu gỗ, các thông tin
của các quốc gia nhập khẩu sản phẩm gỗ. Ngoài ra, các thông tin của luật pháp
quốc gia, của các tổ chức quốc tế liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên rừng và
môi trường cũng cần phải được cập nhật và áp dụng trong quản lý doanh nghiệp.
- Trong quá trình áp dụng các tiêu chuẩn FSC trong quản lý doanh nghiệp
phải có sự cải tiến, các hoạt động cần xem xét giữa yêu cầu của tiêu chuẩn và
3
điều kiện áp dụng của doanh nghiệp để mạnh dạn thay đổi các quy trình, cách
thức áp dụng như trước đây, không nên có sự sao chép hệ thống giữa các doanh
nghiệp.
- Cần kết hợp giữa việc áp dụng thực hiện các tiêu chuẩn FSC với các tiêu
chuẩn quản lý khác như ISO 9000; ISO 14000; SA 8000 để tạo thành một hệ

thống quản lý chung hiệu quả theo nhu cầu doanh nghiệp và yêu cầu của luật
pháp nhằm giúp doanh nghiệp có điều kiện khai thác, chế biến, sử dụng rừng
hiệu quả, minh bạch và hội nhập trong bối cảnh Việt nam ra nhập WTO. Từ đó
nâng cao năng lực cạnh tranh của các Hiệp hội doanh nghiệp gỗ Việt nam nói
chung và khả năng của từng doanh nghiệp gỗ nói riêng.
Từ việc quy định mua gỗ nguyên liệu phải là gỗ được khai thác từ những
khu rừng có sự quản lý tốt, được FSC cấp chứng chỉ rừng đến việc vận
chuyển gỗ về nhà máy, hay trong quá trình sản xuất (như cưa, xẻ, sấy, lắp ráp,
đóng gói ), lưu kho và phân phối đều phải được ghi chép, đánh đấu, mã hóa,
dãn nhãn Tất cả những công đoạn này là những mắt xích liên kết nhau tạo
thành một chuỗi quản lý thông suốt được văn bản hóa thành những quy trình,
biểu mẫu. Quá trình này một mặt giúp cho doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ
nguồn gốc gỗ từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khi phân phối sản phẩm; mặt
khác, tạo điều kiện cho khách hàng, người tiêu dùng truy tìm nhận dạng được
nguồn gốc gỗ.
4
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.1/ Cơ sở khoa học
a. Vị trí địa lý
Diện tích quản lý kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Lâm
nghiệp La Ngà – Đồng nai là 23.454,0 ha phân bố trên 2 khu vực:
Khu vực 1: Thuộc phạm vi quản lý hành chính của xã Thanh Sơn - Định
Quán - tỉnh Đồng Nai. Diện tích tự nhiên: 22.523,0 ha, chiếm 96% tổng diện tích
của Công ty, là nơi tập trung chủ yếu các hoạt động sản xuất kinh doanh rừng.
* Vị trí địa lí: - Từ 11
0
đến 11
0
23’ vĩ độ Bắc.

- Từ 107
0
đến 107
0
22’ kinh độ Đông.
* Phạm vi ranh giới:
- Phía Bắc giáp Vườn Quốc gia Cát Tiên (lấy đường 323 làm ranh giới).
- Phía Đông và phía Nam tiếp giáp với các xã Phú Hòa, Phú Hiệp, Ngọc
Định thuộc huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai (lấy sông Đồng Nai làm ranh giới).
- Phía Tây và Nam giáp Hồ thủy điện Trị An.
Khu vực 2: Thuộc phạm vi quản lý hành chính của xã Ngọc Định - huyện
Định Quán - tỉnh Đồng Nai. Diện tích tự nhiên 931,0 ha.
* Vị trí địa lí: - Từ 11
0
11’68’’đến 11
0
12’30’’vĩ độ Bắc.
- Từ 107
0
17’23’’đến 107
0
20’11’’kinh độ Đông.
* Phạm vi địa giới:
- Phía Bắc, Đông và Nam tiếp giáp khu vực sản xuất nông nghiệp của địa
phương xã Ngọc Định.
- Phía Tây tiếp giáp Hồ thủy điện Trị An.
b. Địa hình
Nằm trong vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng,
địa hình Công ty thuộc dạng đồi gò lượn sóng.
Độ cao tuyệt đối cao nhất 272m, thấp nhất 60m, hầu hết các dông núi đều

thuộc hình thái dốc phẳng (3
0
-15
0
) hai bên khe suối hẹp, sườn dốc ngắn, độ dốc
cao, thuộc hình thái từ dốc đến rất dốc (16
0
-45
0
).
5
Các yếu tố về độ cao, địa hình cho phép xác định tại trung tâm của vùng
đồi có cấu tạo theo hình thái cao nguyên, độ cao trung bình 200m, mức độ chia
cắt ít, diện tích của cao nguyên khoảng 2.900 ha bao gồm:
- Diện tích thuộc hình thái dốc phẳng (3
0
-15
0
) là 2.400 ha.
- Diện tích thuộc hình thái dốc (16
0
-45
0
) là 500 ha.
Thế chung địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
c. Khí hậu: Công ty nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới mưa mùa điển hình.
Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; Mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau.
d. Thủy văn: Sông Đồng Nai là ranh giới phía Đông của Công ty, dài
khoảng 20 km. Đây là con sông có diện tích lưu vực lớn nhất ở Đông Nam Bộ

(1,2 triệu ha). Lưu lượng dòng chảy trung bình năm 741 m3/giây, mùa kiệt
50m3/giây. Phía Tây tiếp giáp Hồ thủy điện Trị An trên chiều dài khoảng 20
km, mức nước hồ cao nhất đạt cốt 62 m (cốt ngập theo thiết kế), mực nước thấp
nhất thường là tháng 4, tháng 55.
Các khe suối lớn có suối Sa Mách, suối Bún, suối Hu, về mùa khô hầu hết
dòng chảy của các suối trên đều khô cạn. Ngược lại, mùa mưa thường ngập theo
địa hình. Các dòng suối ít có khả năng lợi dụng sản xuất nông nghiệp trong mùa
khô, song nếu có đầu tư thủy lợi thích đáng có thể dùng nước sông Đồng Nai
tưới cho các loại cây nông nghiệp, tăng được mùa vụ.
e. Địa chất và thổ nhưỡng:
Địa bàn quản lí của Công ty bao gồm các loại đất chủ yếu như sau:
- Đất Bazan xám chiếm tỉ lệ 16%, tập trung ở các Lâm trường III và IV,
tầng đất mỏng và trung bình, tỷ lệ đá lộ đầu, đá lẫn cao, thuộc loại đất giàu dinh
dưỡng, thích hợp với loài cây trồng lâm nghiệp như Sao, Dầu, Gõ đỏ, Tếch và
cây nông nghiệp, cây ăn quả cho năng suất cao như Quýt, Xoài, Sầu riêng,Đậu.
- Đất Ba zan đỏ chiếm tỉ lệ 13% phân bố chủ yếu trên vùng cao nguyên
thuộc Lâm trường I, II, III, tầng đất sâu, độ pH mang tính kiềm thích hợp với
nhiều loài cây trồng lâm nghiệp như Muồng đen, Tếch, Sao, Dầu, Gõ. Cây ăn
quả như Điều, Xoài, Quýt và một số ít loài cây lương thực.
6
- Đất Feralit màu vàng đỏ phát triển trên phiến thạch chiếm tỉ lệ 62%, dinh
dưỡng thuộc loại trung bình, phân bố thuộc địa phận Lâm trường I, II, III, IV và
khu Trung tâm. Ở phía chân núi tầng đất thường sâu và mỏng dần theo hướng
lên sườn, đỉnh núi. Loại đất này thích hợp với một số chủng loại cây lâm nghiệp
như Sao, Dầu, Tếch, Keo, Giáng hương, Gõ và cây nông nghiệp (Ngô, Đậu), cây
ăn quả (Sầu riêng, Xoài, Điều), cây công nghiệp như (Cà phê, Tiêu).
- Ngoài ra còn có đất phù sa chiếm 9% tổng diện tích, phân bố dọc theo
sông Đồng Nai, các suối lớn và ven lòng hồ Trị An.
g. Dân sinh: Số liệu thống kê về tình hình dân số và mật độ được thể hiện
ở bảng dưới đây

Bảng 01: Dân số và mật độ dân số
TT Xã
Diện tích
(km2)
Dân số
(người)
Mật độ dân số
(người/km2)
1 Ngọc Định 43,51 9.204 212
2 Thanh Sơn 31,36 24.202 772
Tổng cộng 74.87 33.406 446
h .Lao động
Số liệu thống kê về tình hình lao động được thể hiện ở bảng dưới đây
Bảng 02: Số hộ và số lao động
TT Xã Số hộ
Số nhân khẩu
Lao động
Tổng số
Tỷ lệ
Nam (%)
Tỷ lệ Nữ
(%)
1 Ngọc Định 2.085 9.204 51,5 48,5 60,0
2 Thanh Sơn 5.866 24.202 52,0 48,0 57,0
Tổng cộng 7.951 33.406 52,0 48,0 58,0
Đây là nguồn lực lao động vô cùng quan trọng để phát triển sản xuất lâm
nghiệp, phục vụ cho yêu cầu quản lý rừng bền vững.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý liên quan
1.2.1. Chính sách và Pháp luật của Nhà nước
- Căn cứ vào Pháp lệnh giống cây trồng và Quyết định số 18/2007/QĐ-

7
TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược phát
triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020;
- Căn cứ vào Công ước quốc tế ILO, Cites, Công ước đa dạng sinh học mà
Việt nam đã ký cam kết tham gia; căn cứ Bộ tiêu chuẩn về quản lý rừng bền
vững của FSC quốc tế (gồm 10 tiêu chuẩn và 56 tiêu chí);
- Căn cứ Quyết định số 3390/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 25/11/2009 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án chuyển
đổi Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty
mẹ - công ty con với Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên;
- Căn cứ Quyết định số 507/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 8/3/2010 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Điều lệ tổ
chức và hoạt động của Công ty mẹ Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam theo mô
hình công ty mẹ - công ty con;
1.2.2. Cơ chế chính sách của địa phương
- Các Quyết định, Hướng dẫn của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt nam;
- Các cơ chế chính sách của địa phương.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường, tác động xã hội và rừng có giá trị
bảo tồn cao.
1.3. Cơ sở thực tiễn:
1.3.1. Cơ sở từ Công ty: Công ty đã được các chuyên gia của Viện Điều
tra quy hoạch rừng đánh giá tác động kinh tế - xã hội, môi trường vào tháng 9
năm 2011, kết quả cụ thể:
a. Kinh tế - Xã hội
Mặc dù có nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh rừng, nhưng năm
2009 đến năm 2012 Công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Bảng 03: Tổng hợp kết quả doanh thu, lợi nhuận của công ty từ 2009-2012
8
Năm

Doanh thu
(triệu đồng)
Lợi nhuận
trước thuế
(triệu đồng)
Lợi nhuận
sau thuế
(triệu đồng)
Lương bình quân
(triệu đồng/tháng)
2009 15.324,7 1.513,2 1.134,9 1,8
2010 13.215,3 2.370,9 1.778,2 3,2
2011 20.187,6 7.409,6 5.541,8 4,5
2012 20.143,4 4.547,5 3.394,5 5,9
Đồng thời Công ty còn quan tâm đến đời sống tinh thần, vật chất của cán
bộ công nhân viên như tổ chức tham quan, nghỉ mát, cung cấp cơ sở vật chất
như phòng làm việc, trang bị máy móc, đào tạo nâng cao nghiệp vụ, nhà tập thể
để cán bộ công nhân viên yên tâm công tác.Công tác Quản lý bảo vệ rừng và
phòng chống cháy rừng đã đạt được kết quả khá tốt trong những năm qua.
Công ty có nhiều đóng góp trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát
triển kinh tế xã hội tại địa phương. Giữa Công ty và địa phương có mối quan hệ
qua lại khá chặt chẽ và hỗ trợ nhau trong nhiều năm qua. Công ty hỗ trợ địa
phương phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ngược lại địa phương cùng với Công
ty quản lý và phát triển rừng, PCCCR.
b. Môi trường
Bên cạnh những tác động tích cực do các hoạt động sản xuất kinh doanh
lâm nghiệp của công ty TNHH một thành viên La Ngà như: hàng năm mang lại
lợi nhuận cho công ty trên dưới 12 tỷ đồng, triển khai công tác trồng rừng chăm
sóc rừng với đầu tư 6 tỷ đồng 1 năm đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 122
cán bộ công nhân của công ty và góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời

sống kinh tế cho khoảng 550 người lao động trong khu vực, góp phần ổn định xã
hội tại huyện Định Quán. Ngoài ra công tác trồng rừng, bảo vệ diện tích rừng tự
nhiên của công ty cũng góp phần tăng cường độ che phủ rừng phòng hộ hồ thủy
điện Trị An và có tác động tích cực đến công tác bảo vệ rừng tại vùng đệm vườn
Quốc gia Cát Tiên.
Mặc dù vậy, để giảm thiểu tác động của các hoạt động sản xuất kinh doanh
lâm nghiệp tại công ty cần thiết phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu cũng như
thực hiện quá trình giám sát tác động tới môi trường.
9
Rừng tự nhiên chiếm một diện tích hơn một nửa tổng diện tích của Công
ty. Các kết quả điều tra cho thấy rừng tự nhiên ở đây có tính đa dạng sinh học
cao, bước đầu đã xác định được 18 loài động thực vật bị đe dọa và nguy cấp tại
các khu rừng tự nhiên. Đồng thời rừng tự nhiên của Công ty không phải là rừng
bảo tồn. Theo Quyết định số 4505/QĐ-UBND ngày 29/12/2008 của UBND tỉnh
Đồng Nai về phê duyệt rà soát, quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ thì
rừng (tự nhiên sản xuất, rừng tự nhiên phòng hộ) của Công ty đang quản lý
không phải là rừng bảo tồn, nhưng vì rừng của Công ty có tính đa dạng sinh học
và chứa một số giá trị bảo tồn cho nên cũng được quản lý như rừng bảo tồn.
1.3.2. Cơ sở từ nhu cầu thực tế của xã hội
Trong khoảng 10 năm trở lại đây Việt Nam trở thành nước có ngành công
nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu lớn trên thế giới, với thị trường tương đối lớn, đặc
biệt là thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Tuy nhiên ngành chế biến gỗ Việt Nam hàng
năm phải nhập khẩu một khối lượng rất lớn gỗ có chứng chỉ FSC từ nước ngoài. Do
vậy nếu Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà - Đồng Nai có gỗ được
chứng chỉ FSC thì sẽ có cơ hội rất lớn về nguồn cung cấp gỗ có chứng chỉ FSC để
bán cho các doanh nghiệp sản xuất hàng mộc xuất khẩu trong nước và đóng góp vào
việc phát triển bền vững ngành chế biến gỗ của Việt Nam.
a. Ngành chế biến gỗ của tỉnh Đồng Nai và cơ hội thị trường cho Công ty TNHH
một thành viên Lâm nghiệp La Ngà

Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà đóng trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai là một trong bốn trung tâm công nghiệp chế biến gỗ hàng đầu của
Việt Nam. Hàng năm tiêu thụ khối lượng gỗ nguyên liệu ước tính khoảng trên
một triệu m
3
, với các loại sản phẩm rất phong phú bao gồm gỗ xẻ, gỗ phôi bao bì,
pallate,ván nhân tạo và gỗ dăm mảnh, đồ mộc gia dụng, văn phòng, bàn ghế ngoài
trời, đồ mộc mỹ nghệ, cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Như vậy Công ty
TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà có ngay một thị trường tiêu thụ gỗ nguyên
liệu quy mô lớn và ổn định tại địa phương. Thực tế này là cơ hội rất hứa hẹn cho gỗ
được chứng chỉ FSC của công ty trong thời gian tới.
b. Dịch vụ môi trường rừng
Tại Việt Nam hiện nay đang thực hiện việc các nhà máy thủy điện cung cấp
nước sạch phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng. Rừng của
10
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà – Đồng Nai nằm trong lưu
vực tạo nguồn nước cho nhà máy thủy điện Trị An nên công ty có cơ hội trở
thành nhà cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho nhà máy thủy điện nói trên.
II/MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
2.1. Mục tiêu chung của đề án
Xuất phát từ khái niệm, các qui định của Nhà nước và thực tế tại đơn vị,
phương án xác định những mục tiêu như sau:
2.1.1. Về kinh tế
- Sử dụng có hiệu quả rừng và đất rừng với chi phí và lợi nhuận hợp lý
nhất, đảm bảo tính liên tục - ổn định - lâu dài, hạn chế đến mức thấp nhất những
mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa kinh tế, môi trường, xã hội và chất lượng của
rừng.
- Phát triển rừng trồng thương mại để cung ứng nguồn gỗ lâu dài, ổn định
cho các nhà máy chế biến gỗ để sản xuất đồ mộc (đối với gỗ có đường kính lớn)
và gỗ nhỏ cho sản xuất dăm gỗ.

- Áp dụng quy trình khai thác tác động thấp, chi phí giá thành thấp, chất
lượng sản phẩm cao, có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Mặt khác, tổ chức kinh doanh tổng hợp để phát huy hết tiềm năng và lợi thế
nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Cán bộ công nhân viên, công nhân lao động có mức thu nhập bình quân
đầu người năm sau cao hơn năm trước. Nâng cao đời sống Cán bộ công nhân viên
Công ty cũng như cộng đồng sống trong và lân cận khu vực Công ty quản lý.
- Mục tiêu về quản lý rừng tự nhiên giai đoạn 2012 – 2026: Toàn bộ diện
tích rừng tự nhiên Công ty đang quản lý đều là rừng tự nhiên phục hồi và rừng
nghèo kiệt, sản lượng thấp do đó mục tiêu quản lý đối với rừng tự nhiên của
Công ty giai đoạn 2012 – 2026 là không khai thác rừng tự nhiên chỉ quản lý bảo
vệ tốt toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có, khi rừng tự nhiên sản xuất đủ điều
kiện về tăng trưởng trữ, sản lượng Công ty sẽ lập phương án điều chế rừng theo
quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền
11
phê duyệt thì lúc đó Công ty sẽ tiến hành khai thác theo phương án đã được
duyệt
- Hoạt động kinh doanh rừng trồng, bảo đảm hiệu quả về mặt kinh tế, xã
hội và môi trường, phù hợp với với chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn
2008 - 2020 của Việt Nam .
2.1.2. Về xã hội
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương. Tạo nhiều
công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân địa phương
sống gần và ven rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.
- Công ty kết hợp với địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông
thôn, hỗ trợ gỗ, hỗ trợ giống cây trồng nông lâm nghiệp, tập huấn chuyển giao
kỹ thuật – kỹ năng canh tác nông lâm nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hoá, góp
phần xoá đói giảm nghèo cho các cộng đồng và giữ vững ổn định trật tự, an toàn
xã hội trên địa bàn, giảm thiểu các tác động tiêu cực của người dân tới sự phát
triển của rừng.

- Gìn giữ phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng và quyền của cộng đồng địa phương trong quá trình quản lý
rừng
2.1.3. Về môi trường
- Góp phần bảo vệ môi trường, giảm khí thải, hiệu ứng nhà kính. Phát huy
tối đa chức năng của rừng như: Bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt;
cung cấp ổn định nguồn nước công trình thủy lợi, thủy điện.
- Hạn chế xói mòn đất, chống suy thoái tài nguyên nước; bảo vệ môi trường
sinh thái, tạo vùng đệm cho Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn thiên văn hóa
Đồng Nai và góp phần bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm có
nguy cơ diệt chủng.
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề án:
2.2.1. Kinh tế
a. Quản lý bảo vệ rừng và đất rừng
- Quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng: 19.547,9 ha.
- Bảo vệ rừng có chưa một số giá trị bảo tồn cao: 9.919,6 ha.
- Bảo vệ khu vực loại trừ ven sông suối: 122,0 ha.
12
- Bảo vệ diện tích đất chưa có rừng ở trạng thái Ia, Ib, Ic và phục hồi thành
rừng tự nhiên 898,0 ha.
b. Trồng rừng: - Diện tích trồng rừng bình quân hàng năm: 300 ha/năm
- Sản lượng bình quân tăng từ 110 m3/ha lên 130 m3/ha/chu kỳ (chu kỳ 7
năm).
c. Khai thác, tỉa thưa rừng trồng
- Khai thác: + Diện tích khai thác bình quân hàng năm: 300 ha/năm
+ Sản lượng khai thác bình quân hàng năm: 34.000 m
3
/năm
- Tỉa thưa: + Diện tích tỉa thưa bình quân hàng năm: 280 ha/năm
+ Sản lượng tỉa thưa bình quân hàng năm: 5.200 m
3

/năm
d. Tài chính: - Doanh thu bình quân: 30,8 tỷ đồng/năm
- Lợi nhuận bình quân: 6,8 tỷ đồng/năm
2.2.2 Xã hội
- Hàng năm công ty sẽ tạo điều kiện cho 500-700 lao động mùa vụ, thu
nhập đạt 36 triệu đồng/người/năm, cao hơn so với thu nhập bình quân của địa
phương (thu nhập bình quân của địa phương năm 2011 là 18,5 triệu đồng/năm).
- Tu sửa và nâng cấp đường cả giai đoạn 2012-2026 là 12,8 tỷ đồng.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương. Với mức
ủng hộ bình quân 98 triệu đồng/năm.
- Giải quyết công ăn việc làm, tạo nguồn thu ổn định, từng bước nâng cao
thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức của công ty với mức thu nhập đạt từ
70 triệu đồng/người/năm đến 100 triệu đồng/người/năm.
- Tôn trọng phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng và quyền của cộng đồng
địa phương trong quá trình quản lý rừng.
2.2.3. Môi trường
- Duy trì nguồn nước cung cấp cho các công trình thuỷ lợi 02 xã Ngọc
Định, Thanh Sơn và thuỷ điện Trị An.
- Đảm bảo độ che phủ của rừng sau luân kỳ tối thiểu là 80%
- Góp phần giữ vững vùng đệm cho Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn
thiên văn hóa Đồng Nai, bảo vệ và duy trì các giá trị bảo tồn cao.
13
- Bảo vệ đất khỏi bị rửa trôi và xói mòn, không bị ô nhiễm bởi hóa chất,
xăng dầu.
- Bảo vệ nguồn nước, chất lượng nước: không làm ô nhiễm nguồn nước, không
làm cạn kiệt nguồn nước, không làm các dòng chảy bị bồi lấp, không làm thay đổi lưu
lượng dòng chảy bất thường.
- Mọi hoạt động lâm nghiệp của Công ty không ảnh hưởng đến môi trường nuôi
trồng thủy sản trong và liền kề vùng quản lý rừng và đất rừng của Công ty.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN

3.1. Bối cảnh thực hiện đề án:
* Thông tin chung về đơn vị:
Văn phòng Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghiệp La Ngà đặt tại Ấp Hòa
Tung, xã Ngọc Định, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. (Điện thoại:
0613.853.014 - Fax: 0613.853.170)
- Công ty được thành lập theo quyết định số 01/QĐ ngày 06/9/1975 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp khi đó tên của công ty là Lâm trường La
Ngà.
- Năm 1995 công ty được tổ chức lại thành một doanh nghiệp lấy tên là
Công ty Lâm nghiệp La Ngà là thành viên của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt
Nam.
- Năm 2008 đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La
Ngà – Đồng Nai theo Quyết định số 534/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 21/02/2008 của
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Công ty là doanh nghiệp Nhà nước, do Bộ NN và
PTNT thành lập, Nhà nước sở hữu 100% vốn và tổ chức quản lý nhằm thực hiện
các mục tiêu kinh tế- xã hội.
* Ngành nghề hoạt động chủ yếu
- Quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng được giao; Sản xuất
kinh doanh nông lâm nghiệp kết hợp; Khai thác vận tải, chế biến lâm sản; Dịch
vụ vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống, tiêu thụ sản phẩm lâm nông
nghiệp cho các hộ thành viên trên địa bàn; Nghiên cứu các ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong trồng rừng, chế biến lâm sản và các ngành nghề được
14
giao. Mở rộng quan hệ quan hệ hợp tác với các đơn vị sản xuất trong và ngoài
ngành để phát triển vốn rừng đảm bảo phủ xanh đất trống, đồi trọc, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm.
- Thực hiện nhiệm vụ công ích: Quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ.
* Cơ cấu tổ chức Công ty:
- Ban lãnh đạo công ty: Chủ tịch; Giám đốc; Phó Giám đốc; Kiểm soát
viên.

- Các phòng chức năng: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Tài chính -
Kế toán; Phòng Lâm nghiệp; Phòng Kinh doanh.
* Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: Gồm 4 Lâm trường: Lâm
trường I; II, III và Lâm trường IV; Trạm giống cây trồng.
15
* Bộ máy tổ chức
16
CHỦ TỊCH CÔNG TY
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC
KIỂM SOÁT VIÊN
CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
Phòng TC-HC
Phòng Kế toán – Tài chính
Phòng Lâm nghiệp
Phòng Kinh doanh
Lâm trường I
Lâm trường II
Lâm trường III
Lâm trường IV
Mối quan hệ lãnh đạo:
Mối quan hệ giám sát:
Mối quan hệ chỉ đạo:
Mối quan hệ phối hợp:
Mối quan hệ tham: mưu:
Trạm giống
3.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết
- Hoạt động của công ty chủ yếu là trồng, chăm sóc rừng trồng, quản lý
bảo vệ rừng (bao gồm cả phòng cháy chữa cháy), giao khoán quản lý bảo vệ

rừng.
- Khối lượng thực hiện: Có thể nói công tác quản lý bảo vệ và phòng cháy
chữa cháy rất được quan tâm và thực hiện tốt trong những năm qua. Trung bình
hàng năm, Công ty thực hiện quản lý bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng 19.546
ha/năm.
- Nhân lực: Lực lượng tham gia trực tiếp quản lý bảo vệ rừng (QLBVR)
được biên chế năm 2012 là 98 người. Nhân lực đủ để tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh và quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Tuy nhiên do áp lực về dân số
trong vùng nên vẫn ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng công việc thực hiện
QLRBV.
- Kinh phí: Tổng kinh phí hoạt động hàng năm dao động trong khoảng 4
tỷ đồng (chưa kể lương trả cho cán bộ công nhân viên (CBCNV)) chủ yếu bằng
nguồn vốn từ bán sản phẩm rừng trồng đến kỳ khai thác.
- Về nguồn vốn hoạt động: Nguồn vốn duy trì hoạt động chủ yếu từ nguồn
vốn bán sản phẩm rừng trồng đến kỳ khai thác.
Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động sản xuất của Công ty phụ thuộc vào
nguồn vốn từ bán sản phẩm rừng trồng đến kỳ khai thác. Đây cũng là một điều
thuận lợi cho Công ty vì đã chủ động được nguồn vốn. Tuy nhiên, để phát triển
bền vững thì Công ty cần phải xây dựng một kế hoạch cụ thể hơn.
3.2.1. Hiện trạng quản lý rừng và đất rừng
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà – Đồng Nai quản lý
rừng và đất rừng trên địa bàn hành chính 02 xã Thanh Sơn và Ngọc Định thuộc
huyện Định Quán. Theo Quyết định số 4829/QĐ-BNN-LN ngày 30/10/2003 của
Bộ trưởng Bộ NN & PTNT phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và phát triển rừng
Công ty Lâm nghiệp La Ngà giai đoạn 2004 – 2009, thì tổng diện tích công ty
quản lý là 27.666 ha.
17
Năm 2006 Công ty rà soát lại và đã được UBND tỉnh Đồng Nai chấp nhận
diện tích 23.512,6 ha tại Quyết định số 4124/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm
2007. Công ty đã bàn giao 53,6 ha cho UBND xã Thanh Sơn quản lý theo Quyết

định số 3027/QĐ-UBND ngày 01/10/2008 của chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về
việc thu hồi đất Công ty Lâm nghiệp La Ngà. Công ty đã bàn giao 5,0 ha cho
UBND xã Ngọc Định xây dựng Trung tâm hành chính xã theo Quyết định
141/QĐ-UBND của UBND huyện Định Quán, ngày 20/2/2009. Tổng diện tích
đất Công ty hiện đang quản lý sử dụng 23.454,0 ha. Trong đó chủ yếu là diện
tích đất trên địa bàn xã Thanh Sơn 22.523,0 ha chiếm 96% và 931,0 ha (4%)
trên địa bàn xã Ngọc Định.
Hiện trạng diện tích rừng và đất lâm nghiệp Công ty TNHH một thành
viên Lâm nghiệp La Ngà - Đồng Nai theo kết quả rà soát đất đai được thống kê
theo bảng dưới đây:
Bảng 04: Diện tích rừng và đất đai chia theo lâm trường quản lý
Đơn vị tính: ha
TT
Lâm
trường
Tổng
diện
tích
Trong đó
Diện tích có rừng
Đất
chưa

rừng
Đất
Nông
nghiệp
Đất
phi
nông

nghiệp
Khu
vực
loại
trừ
ven
suối
Tổng
Rừng
tự
nhiên
Rừng
trồng
1 I 5.799,6 5.357,6 3.949,6 1.408,0 268,4 0 104,3 69,3
2 II 6.266,3 5.662,8 3.682,8 1.980,0 358,7 13,3 208,3 23,2
3 III 6.198,6 5.150,0 2.426,8 2.723,2 215,1 257,1 576,4 0,0
4 IV 4.258,5 2.508,8 134,3 2.374,5 55,8 632,6 1.031,8 29,5
5
Trung
tâm
931,0 868,7 0,0 868,7 0,0 16,9 45,4 0,0
Tổng cộng 23.454,0 19.547,9 10.193,5 9.354,4 898,0 919,9 1966,2 122,0
Bảng 05: Hiện trạng rừng và đất đai
Đơn vị tính: ha
TT Loại đất rừng Tổng diện tích Phòng hộ Sản xuất
Diện
tích (ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện

tích
Tỷ lệ
(%)
Diện
tích
Tỷ lệ
(%)
18

×