Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Bài Tập Nhóm: Ngành Công Nghiệp Ngân Hàng: Cấu Trúc Và Sự Cạnh Tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.02 KB, 32 trang )

GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 1










Tiểu luận

Ngành công nghiệp ngân hàng: Cấu trúc và sự cạnh
tranh

GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 2



Giới thiệu chung

Ngành công nghiệp ngân hàng Mỹ ra đời, hình thành và phát triển như thế nào, có gì khác so với tất
cả các quốc gia khác, có những cột mốc nào nổi bật, cũng như đã có những đổi mới mang tính bước
ngoặt ra sao… là điều rất đáng được quan tâm. Bên cạnh hệ thống ngân hàng thương mại khổng lồ gồm
8.000 thành viên, ngành công nghiệp ngân hàng Mỹ còn rất đặc biệt với 1.500 công ty cho vay và tiết
kiệm, 400 ngân hàng tiết kiệm hỗ tương, và 10.000 liên hiệp tín dụng, cũng như hệ thống ngân hàng Mỹ
ở nước ngoài và các ngân hàng quốc tế hoạt động tại quốc gia này. Đó là những gì chương 10 sẽ cung cấp
thông tin cho chúng ta.


Chúng ta cũng sẽ nghiên cứu chương 11 để thấy rằng hệ thống tài chính là khu vực bị điều hành nặng
nề nhất trong nền kinh tế và ngân hàng là ngành bị điều hành nặng nề nhất trong hệ thống tài chính. Phân
tích kinh tế về điều hành ngân hàng sẽ giúp chúng ta biết vì sao lại có các hình thức điều hành như hiện
nay và nhận ra rằng trong quá trình điều hành ngân hàng, không phải lúc nào các nhà điều hành cũng làm
tốt công việc của mình. Những minh chứng cho nhận định này là các cuộc khủng hoảng trong hệ thống
ngân hàng đã xảy ra, không chỉ ở Mỹ mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Sử dụng việc phân tích
kinh tế về điều hành ngân hàng, chúng ta sẽ giải thích được nguyên nhân của những khủng hoảng ấy và
bằng cách nào các nhà điều hành ngăn chặn những cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai.

GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 3
Chương 10: Ngành công nghiệp ngân hàng: Cấu trúc và sự cạnh tranh
Giới thiệu
Những hoạt động của những ngân hàng riêng rẽ (họ thu, sử dụng và quản lý tiền vốn như thế nào để tạo
được một lợi nhuận) đại thể là tương tự nhau trên toàn thế giới. Ở tất cả các nước, các ngân hàng là
những trung gian tài chính trong kinh doanh thu lợi nhuận. Khi bạn xem xét cấu trúc và hoạt động của
công nghiệp ngân hàng nói chung cho tất cả, thì nước Mỹ rõ ràng tự bản thân nó đã là một loại. Ở hầu hết
các quốc gia, 4 hay 5 ngân hàng lớn ngự trị một cách đặc trưng ngành công nghiệp ngân hàng, nhưng ở
Mỹ, hiện có khoảng 8.000 ngân hàng thương mại, 1.500 công ty cho vay và tiết kiệm, 400 ngân hàng tiết
kiệm tương trợ, và 10.000 liên hiệp tín dụng.
Còn gì tốt hơn? Phải chăng tính chất đa dạng này nghĩa là hệ thống ngân hàng Mỹ có tính cạnh tranh hơn,
và do đó có hiệu quả kinh tế hơn, cũng như lành mạnh hơn so với hệ thống ngân hàng ở các nước khác?
Điều gì trong hệ thống kinh tế và chính trị Mỹ giải thích con số to lớn các tổ chức hoạt động ngân hàng
này? Trong chương này, chúng ta cố gắng trả lời các câu hỏi này bằng cách xem xét sự tiến triển lịch sử
của ngành công nghiệp ngân hàng và cấu trúc tổng thể của nó.
Chúng ta bắt đầu bằng cách nghiên cứu lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng và sự đổi mới tài chính
đã làm tăng thêm môi trường cạnh tranh của ngành ngân hàng như thế nào và là nguyên nhân của những
thay đổi cơ bản bên trong chúng. Sau đó chúng ta xem xét hệ thống ngân hàng thương mại một cách chi
tiết và tiếp theo đó thảo luận về công nghiệp ngân hàng tiết kiệm, bao gồm những ngân hàng tiết kiệm và
cho vay, tiết kiệm tương trợ và các liên hiệp tín dụng. Chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho các ngân

hàng thương mại bởi vì chúng là các tổ chức gửi tiền lớn nhất, chiếm hơn 2/3 số tiền gửi trong hệ thống
ngân hàng. Ngoài việc xem xét hệ thống ngân hàng trong nước, chúng ta cũng xem xét những động lực
đằng sau sự tăng trưởng của ngân hàng quốc tế để thấy điều đó tác động thế nào đến chúng ta ở Mỹ.

GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 4

1. Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng
Ngành ngân hàng thương mại hiện đại của Mỹ được bắt đầu khi Bank of America được trao đặc quyền ở
Philadelphia năm 1782. Với sự thành công của ngân hàng này, nhiều ngân hàng khác được cấp phép để
kinh doanh, và ngành ngân hàng Mỹ bắt đầu phát triển.
Sư nỗ lực của những người theo chủ nghĩa liên bang đã dẫn đến sự ra đời của Bank of the United States,
có cả 2 yếu tố ngân hàng tư nhân và ngân hàng trung ương. Nghi ngờ sự tập trung quyền lực của ngành
nông nghiệp và các nhóm lợi ích khác cùng với sự không tin tưởng vào các tập đoàn tiền tệ ở các thành
phố lớn dẫn đến những sức ép chính trị để loại bỏ Bank of the United States. Năm 1811, nỗ lực của họ
thành công và ngân hàng này không được tái cấp phép. Đến năm 1812, do sự lạm dụng của các ngân
hàng tiểu bang và sự cần thiết phải có một ngân hàng trung ương giúp chính quyền liên bang có vốn
trong cuộc chiến tranh 1812, nên Quốc hội đã cho phép thành lập Second Bank of United States vào năm
1816. Và đến năm 1836, quy chế hoạt động của ngân hàng này hết hiệu lực. Năm 1863, Đạo luật ngân
hàng Quốc gia ra đời và tạo ra một hệ thống ngân hàng mới do liên bang cấp phép (được gọi là ngân hàng
quốc gia), được giám sát bởi Văn phòng kiểm soát tiền tệ. Năm 1913, Hệ thống Dự trữ liên bang được
thành lập với mục đích thúc đẩy sự hình thành một hệ thống ngân hàng an toàn hơn nữa. Sự mất trắng
những khoản tiền gửi của người gửi tiền tại 9.000 ngân hàng bị phá sản trong cuộc đại suy thoái 1930 –
1933 đã dẫn đến sự thành lập Công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) vào năm 1933 để hạn chế
những tổn thất trong tương lai của người gửi tiền. Cũng trong năm 1933, đạo luật Glass-Steagall đã
nghiêm cấm ngân hàng thương mại bảo lãnh phát hành hay mua bán chứng khoán doanh nghiệp và các
ngân hàng đầu tư cũng không được tham gia vào hoạt động của ngân hàng thương mại. Đạo luật này đã
tách biệt hoạt động của ngân hàng thương mại với hoạt động của ngành kinh doanh chứng khoán.
Nhiều cơ quan điều hành:
Cơ quan Kiểm soát Tiền tệ có trách nhiệm giám sát chủ yếu với 2.100 ngân hàng quốc gia mà. Cục Dự

trữ Liên bang và những cơ quan tiểu bang có thẩm quyền về ngân hàng cùng có trách nhiệm chủ yếu đối
với 1.200 ngân hàng tiểu bang, những ngân hàng này là thành viên của Hệ thống Dự trữ Liên bang. Fed
cũng có trách nhiệm điều hành duy nhất đối với những công ty sở hữu một hay nhiều ngân hàng (công ty
nắm giữ ngân hàng) và có trách nhiệm vào hàng thứ hai đối với các ngân hàng quốc gia. FDIC và những
cơ quan tiểu bang có thẩm quyền về ngân hàng cùng giám sát 5.800 ngân hàng tiểu bang, số ngân hàng
này có bảo hiểm FDIC nhưng không là thành viên của Fed. Những cơ quan tiểu bang có thẩm quyền
ngân hàng có quyền lực pháp lý duy nhất đối với gần 500 ngân hàng tiểu bang không có bảo hiểm FDIC
(những ngân hàng như vậy nắm giữ dưới 0,2% tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại).
2. Sự đổi mới tài chính và quá trình phát triển của ngành công nghiệp ngân hàng
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 5
Một sự thay đổi trong môi trường tài chính sẽ kích thích các định chế tài chính tìm kiếm những sự đổi
mới có khả năng đem đến lợi nhuận.
Bắt đầu vào những năm 1960, những cá nhân và định chế tài chính phải đối mặt với sự thay đổi quyết liệt
trong môi trường kinh tế: Lạm phát, lãi suất tăng vọt và trở nên khó dự báo; sự phát triển của công nghệ
máy tính; ngoài ra, các biện pháp tài chính cũng trở nên rắc rối, khó chịu hơn. Các định chế tài chính
nhận thấy rằng những sản phẩm, dịch vụ truyền thống không còn thu được lợi nhuận nữa. Để tồn tại, họ
phải tìm kiếm ra những sản phẩm và dịch vụ mới mà có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng từ đó kiếm
được lợi nhuận (công nghệ hóa tài chính). Trong trường hợp này, sự cần thiết là nguồn gốc của sự đổi
mới.
2.1.Dạng đáp lại sự thay đổi trong điều kiện cầu: biến động lãi suất
Năm

Lãi su

t tín phi
ế
u Kho b

c k



h

n 3 tháng

Nh

ng năm 1950

1.0


3.5 %

Nh

ng năm 1970

4.0


11.5 %

Nh

ng năm 1980

5



>
15%

Sự dao động lớn của lãi suất đã dẫn đến một mức độ rủi ro lãi suất cao hơn. Điều này thúc đẩy các định
chế tài chính tìm kiếm để tạo ra những công cụ tài chính mới để giảm thiểu rủi ro này và kiếm được lợi
nhuận. 2 ví dụ về đổi mới tài chính năm 1970 là: Sự phát triển của vay thế chấp có lãi suất linh hoạt và
công cụ tài chính phái sinh.
2.1.1.Vay thế chấp có lãi suất linh hoạt
Các định chế tài chính thấy rằng sẽ thu được ít tiền lãi hơn cho cùng một khoản vay thế chấp nếu lãi suất
tăng lên trong tương lai. Từ đó vay thế chấp có lãi suất linh hoạt được ban hành, lãi suất của khoản vay
thay đổi nếu lãi suất thị trường (thường là tín phiếu Kho bạc) thay đổi. Họ cung cấp khoản vay thế chấp
có lãi suất linh hoạt với lãi suất ban đầu thấp hơn những khoản vay có lãi suất cố định, làm chúng trở nên
hấp dẫn hơn. Tuy nhiên thì nhiều hộ gia đình thích những khoản vay lãi suất cố định hơn. Cho nên, 2 loại
này được phổ biến rộng rãi.
2.1.2. Công cụ tài chính phái sinh
Trong thị trường hàng hóa, những hợp đồng kỳ hạn được người bán sẽ cung cấp một loại hàng hóa tiêu
chuẩn nhất định vào một ngày cụ thể trong tương lai với một mức giá định trước, đã tồn tại trong thời
gian dài. Các viên chức của sở giao dịch Chicago nhận ra rằng họ có thể áp dụng hợp đồng kỳ hạn cho
các công cụ tài chính, được gọi là công cụ tài chính phái sinh, bởi vì những khoản thu về gắn liền với
những chứng khoán được phát hành trước đó, nên chúng có thể được sử dụng để ngăn ngừa rủi ro. Công
cụ tài chính phái sinh ra đời năm 1975.
2.2.Dạng đáp lại sự thay đổi trong điều kiện cung: Công nghệ thông tin
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 6
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã đưa đến 2 tác dụng: Thứ nhất, nó làm giảm chi phí trong quá
trình giao dịch tài chính. Thứ hai, làm cho các nhà đầu tư dễ dàng để có được thông tin, do đó các công ty
dễ dàng phát hành chứng khoán hơn. Sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin đẫn đến sự ra đời của
nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính mới:
2.2.1.Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Trước đây, thẻ tín dụng được các cửa hàng hoặc nhà hàng cung cấp cho các khách hàng của họ để mua
sắm tại các cửa hàng của họ mà không cần tiền mặt. Tuy nhiên, hạn chế về chi phí cao làm cho không
phải ai cũng có thể sử dụng thẻ tín dụng. Một số tổ chức đã cố gắng mở rộng việc kinh doanh thẻ tín
dụng nhưn g họ đã thất bại. Vào cuối những năm 1960, khi công nghệ máy tính được cải tiến, chi phí giao
dịch đối với việc cung cấp thẻ tín dụng giảm xuống, lúc này các các chương trình thẻ tín dụng mới có thể
mang đến lợi nhuận. Các ngân hàng đã cố đi vào hoạt động kinh doanh này một lần nữa, và dẫn đến việc
tạo ra 2 chương trình thẻ tín dụng ngân hàng thành công là BankAmericard (nay là VISA) và
MasterCharge (nay là MasterCard) với 200 triệu thẻ tín dụng đang được sử dụng.
Sự thành công của thẻ tín dụng khiến cho các tổ chức tài chính nghĩ ra một công cụ mới: thẻ ghi nợ.
Giống với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ cũng cho phép người giữ chúng mua hàng theo cách y hệt như vậy,
nhưng các khoản mua của thẻ ghi nợ bị khấu trừ ngày vào tài khoản ngân hàng của chủ thẻ. Lợi nhuận
của hình thức thẻ ghi nợ hoàn toàn được tạo nên từ khoản phí mà người bán hàng trả cho mỗi khoản
thanh toán tại cửa hàng của mình.
2.2.2. Ngân hàng điện tử (e-banking)
Sư kỳ diệu của công nghệ máy tính hiện đại cho phép các ngân hàng giảm chi phí bằng cách để khách
hàng tương tác với một thiết bị điện tử (e-banking). Một dạng quan trọng đó là máy rút tiền tự động
(ATM) – cho phép khách hàng rút tiền, gửi tiền, chuyển tiền hay kiểm tra số dư. Sự thuận tiện của ATM
là không phải trả thêm tiền làm ngoài giờ và nó có thể hoạt động 24/24. Không chỉ giúp ngân hàng giảm
chi phí mà còn đem đến sự tiện lợi hơn cho khách hàng. ATM có thể đặt ở những nơi ngoài ngân hàng
hay chi nhánh và khách hàng có thể rút ngoại tệ ngay tại ATM nếu họ đi du lịch đến các nước khác.
Khi giá cước viễn thông giảm, các ngân hàng cho ra đời ngân hàng tại nhà (home banking). Lúc này
khách hàng có thể thực hiện giao dịch qua điện thoại hay máy tính cá nhân mà không phải rời khỏi nhà.
Khi giá máy tính giảm, nhiều người có máy tính tại nhà hơn thì cũng là lúc xuất hiện ngân hàng điện tử
(virtual bank), ngân hàng này không có trụ sở thực tế mà chỉ tồn tại trên không gian mạng. Cho phép
khách hàng thực hiện tất cả các dịch vụ ngân hàng 24 giờ một ngày
2.2.3. Trái phiếu tạp (Junk bond)
Là trái phiếu dài hạn của doanh nghiệp đã bị hạ xếp hạng tín nhiệm so với trước đây. Nếu như trước đây
chỉ những doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm cao mới có thể bán được trái phiếu thì với sự phát triển
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 7

của công nghệ thông tin, việc sàng lọc những rủi ro xấu ra khỏi rủi ro tín dụng tốt trở nên dễ dàng, do đó
trái phiếu dài hạn của những doanh nghiệp ít danh tiếng hơn và xếp hạng tín nhiệm thấp hơn có thể bán
được. Từ đó, trái phiếu tạp trở thành một nhân tố quan trọng trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
2.2.4. Thị trường thương phiếu
Là chứng chỉ nợ ngắn hạn được phát hành bởi những ngân hàng và công ty lớn. Quy mô năm 1970 là 33
tỷ USD đến năm 2002 tăng lên tới 1.300 tỷ USD làm cho thị trường thương phiếu trở thành một trong
những công cụ tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường tiền tệ.
Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp cho nhà đầu tư sàng lọc những rủi ro xấu ra khỏi rủi ro tín
dụng tốt, giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng phát hành các chứng chỉ nợ. Bên cạnh trái phiếu tạp (dài
hạn), họ cũng không gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn từ việc phát hành các chứng khoán nợ
ngắn hạn như thương phiếu.
2.2.5. Sự chứng khoán hóa
Là quá trình chuyển hóa các tài sản tài chính có tính thanh khoản thấp thành chứng khoán có thể giao
dịch được trên thị trường vốn. Các tổ chức tín dụng phát hiện ra rằng họ có thể kết hợp danh mục đầu tư
bao gồm các khoản vay có mệnh giá thay đổi và nhỏ thành một nhóm chứng khoán, thu tiền lãi và gốc
của các khoản vay thế chấp chung nhóm rồi chuyển chúng cho bên thứ ba. Điều này giúp cho các tổ chức
tín dụng phân tán được rủi ro và thu được lợi nhuận thông qua các khoản phí.
2.3.Dạng lẩn tránh các qui định hiện hành
Các biện pháp điều hành của Chính phủ nhằm làm cản trở khả năng kiếm lợi nhuận của ngành tài chính.
Điều này kích thích họ phải đổi mới để thích nghi, và họ có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách “khai thác lỗ
hổng” để né tránh các quy định. Việc lãi suất và lạm phát tăng cao trong những năm 1960 đến 1980 đã
khiến cho sự gò ép của các luật lệ lên ngành này trở nên nặng nề hơn. Hai nhóm qui định đã hạn chế khả
năng kiếm lợi nhuận của các ngân hàng là dự trữ bắt buộc và các hạn chế về lãi suất trả trên các món tiền
gửi.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: có thể được xem như một khoản thuế mà các ngân hàng bị áp đặt bằng với mức lãi
suất (i) mà có thể thu được nếu đem cho vay phần dự trữ bắt buộc (r). Khoản chi phí i x r được được áp
đặt lên ngân hàng đó đúng là một khoản thuế đánh vào số tiền gửi ngân hàng với mức i x r. Vì vậy, các
ngân hàng đã tìm cách khai thác lỗ hổng và bằng cách tạo ra các sự đổi mới tài chính để né tránh khoản
thuế này.
Các hạn chế về lãi suất trả trên các món tiền gửi: Đến 1980, luật pháp cấm các ngân hàng không được

thanh toán lãi cho các món tiền gửi ở dạng tài khoản séc. Thông qua đạo luật Q, Fed cũng áp dụng trần
lãi suất đổi với các món tiền gửi kỳ hạn. Nếu lãi suất thị trường vượt quá trần lãi suất thì người gửi tiền sẽ
rút vốn ra khỏi ngân hàng để đặt vào những chứng khoán mang lại lãi cao hơn, làm giảm sút lợi nhuận
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 8
của ngân hàng. Bởi vậy, các ngân hàng có động cơ để tránh trần lãi suất để có thể thu hút được vốn và
kiếm được lợi nhuận cao hơn.
2.3.1. Các quỹ hỗ tương trên thị trường tiền tệ
Các quỹ hỗ tương trên thị trường tiền tệ phát hành những cổ phiếu mà có thể mua lại được ở một giá cố
định (thường là 1 USD) bằng cách viết séc. Quỹ hỗ tương trên thị trường tiền tệ sẽ dùng tiền vốn này đầu
tư vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ (các tín phiếu Kho bạc, các chứng chỉ tiền gửi,
thương phiếu) mà đem đến cho bạn các khoản tiền lãi. Tuy các cổ phần của quỹ hỗ tương trên thị trường
tiền tệ thực sự thực hiện chức năng như các món tiền gửi trong tài khoản viết séc mang lại tiền lãi, chúng
không phải là các món tiền gửi theo pháp lý và do đó không phải chịu các tiền dự trữ bắt buộc hoặc các
biện pháp cấm thanh toán lãi suất. Vì lý do này, chúng có thể mang lại các lãi suất cao hơn so với các
món tiền gửi tại các ngân hàng.
2.3.2. Tài khoản “lướt”
Với loại tài khoản này, bất cứ số dư nào cao hơn một mức nhất định trong tài khoản viết séc của doanh
nghiệp sẽ được rút khỏi tài khoản vào cuối ngày kinh doanh để đầu tư vào chứng khoán qua đêm đem lại
lãi cho doanh nghiệp. Bởi vì tài khoản lướt không được xếp loại là tài khoản tiền gửi, chúng không tuân
theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc và do đó, không phải chịu “thuế”. Và các ngân hàng có thể trả lãi cho các tài
khoản viết séc của doanh nghiệp, điều mà lẽ ra không được phép làm.
2.4.Đổi mới tài chính và sự suy giảm của nghiệp vụ ngân hàng truyền thống
2.4.1. Sự suy giảm của ưu thế chi phí trong thu hút vốn (Nợ phải trả)
Cho đến năm 1980, các ngân hàng phải chịu mức lãi suất trần ngăn họ không được trả lãi cho tiền gửi
viết séc và chỉ được phép trả lãi tối đa cao hơn 5% một chút cho tiền gửi kỳ hạn. Sự gia tăng lạm phát
làm lãi suất tăng cao, khiến các nhà đầu tư bắt đầu tìm cách đầu tư vào những tài sản đem lại lợi tức cao
hơn. Sự ra đời của các quỹ hỗ tương trên thị trường tiền tệ đặt các ngân hàng vào thế bất lợi hơn nữa.
Đến năm 1980, đạo luật Q bị bãi bỏ và không còn qui định mức trần lãi suất giúp cho các ngân hàng tăng
tính cạnh tranh, nhưng cũng có nghĩa rằng chi phí vốn của họ cũng tăng lên đáng kể, qua đó làm giảm ưu

thế chi phí trước đó của họ đối với các định chế tài chính khác.
2.4.2. Sự suy giảm của ưu thế thu nhập trong sử dụng vốn (Tài sản)
Nguyên nhân của sự suy giảm này là do sự đổi mới tài chính do công nghệ thông tin mang lại. Sự tiến bộ
của công nghê thông tin làm cho các doanh nghiệp dễ dàng phát hành trái phiếu hay tìm đến thị trường
thương phiếu để thu hút nguồn vốn thay vì đến ngân hàng. Bên cạnh đó khi rủi ro vỡ nợ có thể dễ dàng
được đánh giá bằng máy tính thì các ngân hàng không còn thế mạnh trong việc cho vay nữa. Do đó việc
chứng khoán hóa những tài sản có tính thanh khoản thấp không được phát triển thuận lợi như trước.
2.4.3. Phản ứng của các ngân hàng
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 9
Trong nỗ lực xoay xở nhằm tồn tại và duy trì mức lợi nhuận phù hợp, nhiều ngân hàng ở Mỹ phải đối mặt
với 2 phương án: Thứ nhất, các ngân hàng này nỗ lực duy trì các hoạt động cho vay truyền thống bằng
cách mở rộng ra nhiều mảng cho vay mới và rủi ro hơn. Thứ hai, theo đuổi các hoạt động giao dịch mới
nằm ngoài bảng tổng kết tài sản và đem lại nhiều lợi nhuận hơn.
Lợi nhuận của các ngân hàng trong những năm gần đây vẫn cao và các hoạt động phi truyền thống, nằm
ngoài bằng tổng kết tài sản, đóng một vai trò quan trọng. Xu hướng này có thể dẫn tới mức chấp nhận rủi
ro cao hơn, điều này tạo ra nhiều thách thức cho các nhà điều hành ngân hàng.
2.4.4. Sự suy giảm của nghiệp vụ ngân hàng truyền thống tại các quốc gia công nghiệp hóa khác
Mỹ không phải là quốc gia duy nhất chứng kiến sự suy giảm lợi nhuận của nghiệp vụ ngân hàng truyền
thống. Ở các nền kinh tế lớn thì nhiều công cụ tài chính ra đời như tại Mỹ cũng làm giảm sự cạnh tranh
của ngân hàng. Tại các nên kinh tế nhỏ hơn, chẳng hạn như Úc, các ngân hàng vẫn để mất các hoạt động
cho vay về các thị trường chứng khoán quốc tế mặc dù trái phiếu và thị trường thương phiếu vẫn chưa
phát triển.
3. Cấu trúc của ngành công nghiệp ngân hàng thương mại Mỹ
Có khoảng 8.000 ngân hàng thương mại tại Mỹ, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên Thế giới. Trong đó
có rất nhiều ngân hàng quy mô nhỏ. Khoảng 10% số các ngân hàng có tài sản dưới 25 triệu USD, 10
ngân hàng lớn nhất chỉ nắm giữ 58% tài sản có trong ngành. Trong khi ở Canada hoặc Vương quốc Anh
chỉ có khoảng 5 hay ít hơn ngân hàng thống trị. Đa phần những ngành khác ở Mỹ có số doanh nghiệp ít
hơn ngân hàng thương mại. Vậy liệu có phải ngành ngân hàng thương mại có tính cạnh tranh cao hơn các
ngành khác?

3.1.Hạn chế việc mở chi nhánh
Trong lịch sử, công chúng Mỹ đã không ưa gì các ngân hàng lớn. Các tiểu bang có những cảm nghĩ
chống ngân hàng thường có những quy định ngặt nghèo đối với việc mở chi nhánh. Đạo luật McFadden
năm 1927 đã cấm các ngân hàng không được mở các chi nhánh ở các tiểu bang khác và đã buộc tất cả các
ngân hàng quốc gia phải tuân theo các quy định về việc mở chi nhánh của tiểu bang mà nó đóng trụ sở.
Do đó đã tạo ra một số lượng các ngân hàng nhỏ không bình thường.
3.2.Phản ứng đối với các qui định hạn chế việc mở chi nhánh
3.2.1. Các công ty nắm giữ ngân hàng
Là công ty sở hữu một số công ty khác nhau. Giúp cho các ngân hàng né tránh các quy định hạn chế việc
mở chi nhánh, bởi vì công ty này có thể sở hữu cổ phần chi phối trong ngân hàng ngay cả khi nó không
được phép mở chi nhánh. Ngày nay, các công ty này đã nắm giữ hầu như tất cả những ngân hàng lớn, và
còn hơn 90% tiền gửi được gửi tại các ngân hàng thuộc những tập đoàn này.
3.2.2. Máy rút tiền tự động (ATM)
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 10
ATM tất nhiên không phải là một chi nhánh nên không phải tuân thủ các quy định về việc lập chi nhánh.
Các ngân hàng cảm thấy có thể mở rộng thị trường thông qua hệ thống ATM dùng chung trên toàn quốc.
Họ chỉ phải trả phí cho mỗi giao dịch, còn nếu ngân hàng muốn lắp đặt ATM thì những qui định cũng dễ
dàng hơn là xây dựng các chi nhánh.
4. Sự hợp nhất ngân hàng và ngân hàng toàn quốc gia
Sau thời kỳ ổn định thì đến năm 1980, số lượng các ngân hàng lại bắt đầu giảm mạnh. Tại sao lại như
vậy? Từ năm 1985 đến 1992 mỗi năm có hơn 100 ngân hàng sụp đổ. Tuy vậy, cũng trong giai đoạn này
số lượng ngân hàng đã giảm mất 3000 – nhiều hơn gấp đôi số phá sản. Còn giai đoạn 1992 – 2002, số
lượng ngân hàng giảm đến 4100, trong đó gần 5% bị phá sản. Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc này là sự
hợp nhất của các ngân hàng để tạo ra những ngân hàng lớn hơn. Vậy tại sao hợp nhất ngân hàng lại diễn
ra trong những năm gần đây?
Với việc khai thác lỗ hổng để làm giảm hiệu quả của việc hạn chế mở chi nhánh đã làm cho các tiểu bang
nhận ra rằng lợi ích của họ được đảm bảo tốt nhất nếu cho phép sở hữu ngân hàng vượt qua biên giới
bang. Kết quả là đã hình thành hiệp định giữa các tiểu bang, trong đó ngân hàng ở một tiểu bang được
phép sở hữu ngân hàng ở tiểu bang khác trong vùng. Việc cho phép ngân hàng sở hữu ngân hàng ở tiểu

bang khác có nghĩa là họ sẽ tận dụng được quy mô kinh tế bằng cách gia tăng quy mô của họ thông qua
việc mua lại các ngân hàng ngoài bang hoặc hợp nhất với các ngân hàng ở tiểu bang khác.
Sự ra đời của Web và công nghệ máy tính được cải tiến cũng là một nhân tố thức đẩy các ngân hàng hợp
nhất. Quy mô kinh tế gia tăng, vì chi phí đầu tư ban đầu lớn đòi hỏi phải thiết lập những hệ thống công
nghệ thông tin cho các tổ chức tài chính. Cho nên, ngân hàng cần phải trở nên lớn hơn, và sự phát triển
này đã thúc đẩy thêm nguyên nhân hợp nhất.
4.1.Đạo luật Riegle-Neal về hiệu quả của ngân hàng liên bang và thành lập chi nhánh
Sự hợp nhất ngân hàng đã phát triển thêm một bước nhờ việc phê chuẩn Đạo luật Riegle-Neal về hiệu
quả của ngân hàng liên bang và thiết lập chi nhánh vào năm 1994. Đạo luật này không chỉ cho phép các
công ty nắm giữ ngân hàng mua lại ngân hàng ở các tiểu bang khác, mà còn cho phép các công ty này
hợp nhất những ngân hàng mà họ sở hữu thành một ngân hàng với nhiều chi nhánh ở những tiểu bang
khác nhau. Việc cho phép các ngân hàng thực thi hoạt động ngân hàng liên bang thông qua các chi nhánh
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì nhiều ngân hàng cảm thấy rằng không thể khai thác hết quy mô
kinh tế chỉ bằng cơ cấu công ty nắm giữ ngân hàng, mà chỉ có thể thông qua mạng lưới chi nhánh, mà
trong đó tất cả các nghiệp vụ ngân hàng đều được phối hợp một cách toàn diện.
4.2.Cơ cấu công nghiệp ngân hàng ở Mỹ sẽ như thế nào trong tương lai?
Ngành ngân hàng Mỹ sẽ giống như nhiều nước khác và kết thúc với chỉ vài trăm ngân hàng hay chỉ có
một vài ngân hàng lớn thống trị như ở Anh và Canada. Nghiên cứu sâu về vấn đề này lại đưa ra một câu
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 11
trả lời khác. Cơ cấu của ngành công nghiệp ngân hàng Mỹ sẽ vẫn là độc nhất vô nhị, nhưng không đến
mức như trước. Các chuyên gia cho rằng sự gia tăng hợp nhất sẽ ổn định khi ngành ngân hàng Mỹ tiến
đến con số hàng ngàn, chứ không phải vài trăm.
Quá trình hợp nhất ngân hàng không những tạo ra số lượng ngân hàng nhỏ hơn, mà còn tạo ra sự dịch
chuyển của tài sản từ ngân hàng nhỏ sang ngân hàng lớn.
4.3.Hợp nhất ngân hàng và ngân hàng toàn quốc có phải là điều tốt?
Những người phê pháp sự hợp nhất ngân hàng lo ngại sự loại bỏ các ngân hàng nhỏ sẽ làm cho các doanh
nghiệp nhỏ ít được vay hơn và một số ít ngân hàng lớn thống trị ngành sẽ làm cho kinh doanh ngân hàng
kém cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, như nghiên cứu cho thấy, các hệ thống ngân hàng ở Mỹ sau khi hợp nhất
vẫn còn một số lượng rất lớn, do đó ngành ngân hàng vẫn có tính cạnh tranh cao, thậm chí hơn cả trước

đây bởi vì các ngân hàng bây giờ phải cạnh tranh với cả những ngân hàng nằm ngoài tiểu bang.
Các nhà kinh tế thấy được một số lợi ích quan trọng của hợp nhất ngân hàng và ngân hàng toàn quốc.
Việc loại bỏ các hạn chế địa lý về ngân hàng sẽ tăng tính cạnh tranh và loại bỏ các ngân hàng kinh doanh
không hiệu quả, do đó nâng cao hiệu quả của ngành ngân hàng.
5. Sự phân tách ngân hàng và các ngành công nghiệp dịch vụ tài chính khác
Một tính năng quan trọng khác của cấu trúc ngành công nghiệp ngân hàng tại Hoa Kỳ cho đến gần đây là
sự phân tách giữa ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác, chẳng hạn như chứng khoán, bảo hiểm, và bất
động sản - do Đạo luật Glass-Steagall năm 1933 quy định. Như đã chỉ ra trước đó, Đạo luật Glass-
Steagall cho phép các ngân hàng thương mại bán chứng khoán chính phủ mới phát hành, nhưng cấm họ
không được bảo lãnh phát hành chứng khoán doanh nghiệp hoặc tham gia vào các hoạt động môi giới.
Nó cũng ngăn cản các ngân hàng tham gia hoạt động bảo hiểm và bất động sản. Nó cũng ngăn cản các
ngân hàng đầu tư và các công ty bảo hiểm tham gia vào hoạt động ngân hàng thương mại và do đó bảo vệ
ngân hàng khỏi các đối thủ cạnh tranh.
5.1.Sự xói mòn đạo luật Glass-Steagall
Việc theo đuổi lợi nhuận và đổi mới tài chính đã chính kích thích cả ngân hàng và các tổ chức tài chính
khác tìm cách lách Đạo luật Glass-Steagall và xâm phạm vào các lĩnh vực truyền thống của nhau. Các
công ty môi giới đã tham gia phát hành các công cụ tiền gửi thông qua việc lập ra quỹ hỗ tương trên thị
trường tiền tệ và quản lý các tài khoản tiền mặt. Sau khi Cục Dự trữ Liên bang lợi dụng một lỗ hổng
trong mục 20 của Đạo luật Glass-Steagall năm 1987 để cho phép các công ty nắm giữ ngân hàng bảo lãnh
nhiều loại chứng khoán trước đây bị cấm, các ngân hàng cũng bắt đầu bước vào ngành kinh doanh này.
Các lỗ hổng trong luật cho phép các chi nhánh của ngân hàng thương mại đã được cấp phép tham gia vào
các hoạt động bảo lãnh phát hành miễn là doanh thu không vượt quá một mức quy định, ban đầu là 10%
nhưng sau đó được tăng lên đến 25% trên tổng doanh thu của chi nhánh.
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 12
5.2.Đạo luật hiện đại hóa các dịch vụ tài chính Gramm-Leach-Bliley năm 1999: Hủy bỏ đạo luật Glass-
Steagall
Với việc sáp nhập trong năm 1998 của Citicorp, ngân hàng lớn thứ hai tại Hoa Kỳ, và Tập đoàn
Travelers, một công ty bảo hiểm sở hữu công ty chứng khoán lớn thứ ba trong nước (Salomon Smith
Barney), tạo ra áp lực để hủy bỏ Đạo luật Glass-Steagall vào năm 1999. Đạo luật Gramm-Leach-Bliley

hiện đại hóa các dịch vụ tài chính năm 1999 cho phép các công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm
mua lại các ngân hàng, và cho phép các ngân hàng bảo lãnh phát hành chứng khoán, bảo hiểm và tham
gia vào các hoạt động kinh doanh bất động sản.
5.3.Ý nghĩa đối với sự hợp nhất tài chính
Luật Riegle-Neal về hiệu quả của ngân hàng liên bang và Luật và thiết lập chi nhánh năm 1994 đã
khuyến khích sự hợp nhất của các ngân hàng. Quá trình hợp nhất tài chính sẽ được đẩy nhanh hơn nữa
bởi Đạo luật Gramm-Leach-Bliley năm 1999, do con đường đi tới hợp nhất được mở rộng cả về số lượng
các tổ chức ngân hàng lẫn xuyên suốt các hoạt động dịch vụ tài chính. Tổ chức ngân hàng không chỉ lớn
hơn, mà ngày càng phức tạp, thành các tổ chức tham gia vào đầy đủ các hoạt động dịch vụ tài chính.
5.4.Sự phân tách ngân hàng và các ngành công nghiệp dịch vụ tài chính khác trên Thế giới
Không có nhiều quốc gia đi theo con đường của Hoa Kỳ trong việc phân tách giữa ngân hàng và các
ngành công nghiệp dịch vụ tài chính khác trong thời kỳ sau Đại suy thoái. Có 3 mô hình cơ bản cho các
ngành công ngân hàng và chứng khoán.
Mô hình thứ nhất là ngân hàng tổng hợp: tồn tại ở Hà Lan, Đức và Thụy Sĩ. Thực tế hoàn toàn không có
sự tách biệt giữa công nghiệp ngân hàng và công nghiệp chứng khoán. Trong hệ thống tiền tệ và ngân
hàng tổng hợp, các ngân hàng thương mại cung cấp một loạt đầy đủ các dịch vụ ngân hàng, chứng khoán
và bảo hiểm, tất cả các dịch vụ như thế đều được cung cấp bởi một thực thể pháp lý duy nhất. Các ngân
hàng được phép sở hữu một tỷ trọng vốn cổ phần lớn trong các doanh nghiệp thương mại và thường các
ngân hàng làm như thế.
Hệ thống tiền tệ và ngân hàng tổng hợp phong cách Anh là mô hình thứ hai, có ở Liên hiệp Anh cũng
như các nước có quan hệ mật thiết với Anh, như Canada và Úc, và hiện nay là Hoa Kỳ. Ngân hàng tổng
hợp kiểu Anh tham gia vào việc bảo lãnh chứng khoán, nhưng khác với ngân hàng tổng hợp theo phong
cách Đức ba điểm: Các chi nhánh biệt lập về mặt pháp lý phổ biến hơn; việc ngân hàng nắm giữ cổ phần
ở các doanh nghiệp thương mại ít phổ biến hơn, và sự kết hợp giữa doanh nghiệp ngân hàng và doanh
nghiệp bảo hiểm ít phổ biến hơn.
Mô hình thứ ba có một số thuộc tính biểu thị sự phân tách giữa ngân hàng và các ngành dịch vụ tài chính
khác, như đang được vận dụng tại Nhật Bản. Một sự khác nhau quan trọng giữa hệ thống ngân hàng Mỹ
và hệ thống ngân hàng Nhật Bản là ở chỗ các ngân hàng Nhật Bản được phép nắm giữ cổ phần đáng kể
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 13

của các doanh nghiệp, trong khi các ngân hàng Mỹ không được phép làm như vậy. Ngoài ra, hầu hết các
ngân hàng Mỹ sử dụng một cơ cấu công ty nắm giữ ngân hàng, trong khi các công ty nắm giữ ngân hàng
lại là bất hợp pháp ở Nhật. Tuy ngân hàng và các ngành chứng khoán ở Nhật được tách biệt về mặt pháp
lý, song các ngân hàng thương mại ngày càng được phép tham gia nhiều hơn vào các hoạt động chứng
khoán và tương tự như các ngân hàng Mỹ, chúng ngày càng trở nên giống với ngân hàng tổng hợp phong
cách Anh hơn.
6. Ngành tiết kiệm: Sự điều hành và cấu trúc
Ngành tiết kiệm bao gồm: hiệp hội tiết kiệm & cho vay, các ngân hàng tiết kiệm hỗ tương và các liên
minh tín dụng. Và cơ cấu của nó cũng có nhiều nét giống với sự điều hành của hệ thống ngân hàng
thương mại.
6.1.Hiệp hội tiết kiệm và cho vay
Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&L) có thể được chính phủ liên bang hoặc chính quyền tiểu bang cấp
phép. Hầu hết các S&L là thành viên của Hệ thống ngân hàng cho vay mua nhà ở liên bang (FHLBS) -
được thành lập năm 1932.
Quỹ Bảo hiểm tiền gửi Liên bang cho Hiệp hội tiết kiệm và cho vay, một công ty con của FDIC, cung
cấp bảo hiểm tiền gửi liên bang (tối đa 100.000 USD mỗi tài khoản) cho S&L. Văn phòng Kiểm soát Tiết
kiệm điều hành các S&L, được bảo hiểm ở cấp liên bang thông qua việc định ra yêu cầu về vốn đầu tư tối
thiểu, các báo cáo định kỳ và thẩm tra các S&L.
Các quy định về việc mở chi nhánh áp dụng cho các S&L tự do hơn so với việc áp dụng cho các ngân
hàng thương mại: Hầu hết các tiểu bang cho phép mở chi nhánh và từ năm 1980 các S&L do liên bang
cấp phép được phép mở chi nhánh tại tất cả các tiểu bang. Từ năm 1981, việc hợp nhất các S&L đang
gặp khó khăn tài chính cũng đã được phép tiến hành qua các biên giới tiểu bang, và việc mở chi nhánh
S&L bây giờ được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
FHLBS, giống như Fed, cho các thành viên của hệ thống đó vay tiền (FHLBS phát hành trái khoán để thu
vốn dùng vào mục đích này). Tuy nhiên, khác với các món cho vay chiết khấu của Fed - phải hoàn trả
một cách nhanh chóng - các món tiền vay của FHLBS được hoàn trả sau khoảng thời gian dài. Ngoài ra,
lãi suất của các món cho vay này thu được từ các S&L thường thấp hơn các lãi suất mà các S&L phải
thanh toán khi họ vay trên thị trường mở. Nhờ vậy, chương trình cho vay của FHLBS mang lại một
khoản trợ cấp cho công nghiệp tiết kiệm và cho vay.
6.2.Các ngân hàng tiết kiệm hỗ tương

Trong số trên dưới 400 ngân hàng tiết kiệm hỗ tương, khoảng một nửa là loại được các tiểu bang cấp
phép. Tuy các ngân hàng tiết kiệm hỗ tương chủ yếu do các tiểu bang nơi họ đặt trụ sở điều hành, Các
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 14
ngân hàng này được FDIC bảo hiểm tiền gửi (tối đa lên đến 100.000 USD cho mỗi tài khoản) hoặc sẽ
được các quỹ bảo hiểm tiểu bang bảo hiểm.
Các quy định về việc mở chi nhánh đối với các ngân hàng tiết kiệm hỗ tương do các tiểu bang nơi họ
hoạt động xác định. Vì các quy định này không quá chặt chẽ, có rất ít ngân hàng tiết kiệm hỗ tương có tài
sản dưới 25 triệu USD.
6.3.Liên minh tín dụng
Liên minh tín dụng là các tổ chức hợp tác cho vay nhỏ được một nhóm người có nhiệm vụ tương tự nhau
tổ chức ra (các thành viên công đoàn, hoặc công nhân của một xí nghiệp). Đây là loại hình định chế tài
chính duy nhất được miễn thuế và có thể được chính phủ liên bang hoặc các tiểu bang cấp phép. Cục
Liên minh Tín dụng Quốc gia (NCUA) đưa ra quy chế liên bang và biện pháp điều hành đối với các liên
minh tín dụng do liên bang cấp phép bằng cách đặt ra yêu cầu về vốn tối thiểu, báo cáo định kỳ và kiểm
tra liên minh tín dụng. Fed cung cấp bảo hiểm tiền gửi liên bang (100.000 USD cho mỗi tài khoản) cho
cả các liên minh tín dụng do liên bang hay tiểu bang cấp phép, thông qua một công ty con của NCUA là
Quỹ Bảo hiểm Cổ phần tại Liên minh Tín dụng Quốc gia (NCUSIF). Vì phần lớn tiền cho vay của liên
minh tín dụng là các món vay tiêu dùng với các hạn kỳ thanh toán khá ngắn, nên chúng không phải chịu
những khó khăn tài chính như các hiệp hội S&L và các ngân hàng tiết kiệm hỗ tương.
7. Ngân hàng quốc tế
Sự tăng trưởng mau chóng về mậu dịch quốc tế và các công ty đa quốc gia diễn ra từ năm 1960. Khi các
doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở nước ngoài, họ cần đến các dịch vụ ngân hàng ở nước ngoài để tài trợ cho
các hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, các ngân hàng Mỹ đã có thể kiếm được lợi nhuận đáng kể
bằng hoạt động tích cực vào những hoạt động ngân hàng đầu tư toàn cầu, đặc biệt dưới hình thức bảo
lãnh chứng khoán nước ngoài. Họ cũng bán bảo hiểm ra nước ngoài, và họ thu được lợi nhuận đáng kể từ
các hoạt động đầu tư ngân hàng và bảo hiểm. Vì vậy làm cho hoạt động ngân hàng quốc tế phát triển
mạnh mẽ. Và các ngân hàng Mỹ cũng muốn huy động một lượng tiền lớn bằng USD ở nước ngoài – được
biết đến như đồng đô la châu Âu (Eurodollar). Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy nhìn vào thị trường
Eurodollars – một yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng của các ngân hàng quốc tế.

7.1.Thị trường Eurodollar
Eurodollars được tạo ra khi tiền gửi trong các tài khoản ở Mỹ được chuyển tới một ngân hàng bên ngoài
nước Mỹ và được giữ ở dạng đồng USD. Trên 90% tiền gửi Eurodollars là tiền gửi có kỳ hạn, với hơn
một nửa là các giấy chứng nhận tiền gửi với kỳ hạn thanh toán 30 ngày hoặc hơn. Tổng số tiền
Eurodollars đang lưu thông vào khoảng 4,4 ngàn tỉ USD, khiến chi thị trường Eurodollars là một trong
những thị trường tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế thế giới.
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 15
Sở dĩ các công ty muốn giữ đồng USD ở ngoài nước Mỹ là bởi vì đồng USD được sử dụng rộng rãi nhất
trong mậu dịch quốc tế và Eurodollars là món tiền gửi ở hải ngoại, tức là chúng không bị những qui định
như dự trữ bắt buộc hoặc các hạn chế đối với những tiền gửi này ngoài nước họ.
Thị trường Eurodollars là nguồn vốn quan trọng của các ngân hàng Mỹ, hiện nay họ đã vay tới trên 100 tỉ
USD từ những khoản tiền gửi này. Đáng lẽ sử dụng người môi giới và vay toàn bộ tiền gửi từ ngân hàng
nước ngoài, thì các ngân hàng Mỹ lại quyết định kiếm được nhiều lợi nhuận hơn bằng cách mở chi nhánh
ở nước ngoài để thu hút chúng. Kết quả là thị trường Eurodollars đã trở thành một đòn bẩy quan trọng đối
với các ngân hàng Mỹ ở nước ngoài.
7.2.Cơ cấu ngân hàng Mỹ ở nước ngoài
Hầu hết các ngân hàng Mỹ đều có chi nhánh nước ngoài ở châu Mỹ Latin, vùng Viễn Đông, vùng
Caribbean và London. Khối lượng tài sản lớn nhất được các chi nhánh ở London nắm giữ, bởi vì đây là
trung tâm tài chính quốc tế lớn nhất và là địa điểm trung tâm của thị trường Eurodollars.
Một cơ cấu công ty khác mà các ngân hàng Mỹ hoạt động ở nước ngoài sử dụng là hình thức liên kết
theo Đạo luật Edge, một dạng chi nhánh đặc biệt, trước hết phục vụ cho việc tham gia vào hoạt động
ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng Mỹ (thông qua những công ty nắm giữ chúng) cũng có thể sở hữu cổ
phần khống chế ở các ngân hàng nước ngoài và công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ tài chính, chẳng hạn
công ty tài chính.
Vào cuối năm 1981, Cục dự trữ Liên bang đã phê chuẩn quá trình thành lập các cơ sở ngân hàng quốc
tế (IBFs) ngay ở nước Mỹ, mà được phép nhận tiền gửi có kỳ hạn của người nước ngoài, nhưng không
phải chấp hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc hạn chế về thanh toán lãi suất. IBFs cũng được phép cho người
nước ngoài vay, nhưng không được phép cho công dân trong nước vay. Nhiều tiểu bang đã khuyến khích
thành lập IBFs bằng cách miễn các khoản thuế bang và địa phương. Về cơ bản, IBFs được đối xử như các

chi nhánh nước ngoài của ngân hàng Mỹ, không phải chịu các biện pháp điều hành và thuế. Mục đích
thiết lập IBFs là khuyến khích các ngân hàng Mỹ và nước ngoài thực hiện nhiều nghiệp vụ ngân hàng ở
Mỹ, chứ không phải ở nước ngoài.
7.3.Các ngân hàng nước ngoài ở Mỹ
Việc tăng trường mậu dịch quốc tế không những đã khuyến khích các ngân hàng Mỹ mở các văn phòng ở
nước ngoài, mà còn khuyến khích các ngân hàng nước ngoài thiết lập văn phòng ở Mỹ. Ngân hàng nước
ngoài cũng cực kỳ thành công ở Mỹ. Hiện nay họ nắm giữ trên 10% tổng tài sản của ngành ngân hàng
Mỹ và chiếm tới gần 19% thị phần cho vay đối với các công ty Mỹ.
Các ngân hàng nước ngoài tham gia vào hoạt động ngân hàng ở Mỹ bằng cách vận hành văn phòng đại
diện của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng con tại Mỹ hoặc chi nhánh của một ngân hàng nước ngoài.
Một văn phòng đại diện có thể cho vay và chuyển vốn trong nước Mỹ, nhưng nó không được nhận tiền
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 16
gửi từ cư dân trong nước. Các văn phòng đại diện có ưu thế là không phải chấp hành các biện pháp điều
hành văn phòng thực hiện đầy đủ dịch vụ ngân hàng phải tuân thủ (ví dụ như đòi hỏi phải đóng bảo hiểm
vào FDIC). Ngân hàng con của nước ngoài ở Mỹ cũng giống như các ngân hàng Mỹ khác (đôi khi có cái
tên rất Mỹ) và phải chấp hành các biện pháp điều hành như các ngân hàng này, song thuộc sở hữu của
ngân hàng nước ngoài. Một chi nhánh của một ngân hàng nước ngoài thường có tên của ngân hàng nước
ngoài và là văn phòng dịch vụ đầy đủ. Các ngân hàng nước ngoài cũng có thể thành lập công ty và IBFs
theo Đạo luật Edge.

GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 17
Kết luận:
Trong nội dung chương này, chúng ta đã lý giải được vì sao hệ thống ngân hàng Mỹ lại như ngày hôm
nay. Lịch sử phát triển ngành ngân hàng với sự chồng chéo của nhiều cơ quan điều hành. Sự đổi mới các
sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức tài chính để thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh tế. Các
qui định đặc thù về hạn chế việc mở chi nhánh là nguyên nhân dẫn đến một số lượng rất lớn những ngân
hàng ở Mỹ - không giống với quốc gia nào. Kết quả dẫn đến sự hợp nhất các ngân hàng sau năm 1980.
Xóa bỏ sự tách biệt của ngành ngân hàng và ngành chứng khoán (1999). Trong chương này chúng ta

cũng biết được cấu trúc và sự điều hành của ngành tiết kiệm thông qua 3 loại hình: Hiệp hội tiết kiệm &
cho vay, ngân hàng tiết kiệm hỗ tương, liên minh tín dụng. Và cuối cùng là sự phát triển của ngân hàng
quốc tế.
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 18
Chương 11: Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng
Giới thiệu
Như chúng ta đã biết ở các chương trước, hệ thống tài chính là khu vực bị điều hành nặng nề nhất trong
nền kinh tế và ngân hàng là ngành bị điều hành nặng nề nhất trong hệ thống tài chính. Trong chương này,
chúng ta sẽ đi sâu vào việc phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng và tại sao điều hành ngân hàng lại
chấp nhận hình thức như hiện nay.
Thật không may, trong quá trình điều hành ngân hàng không phải lúc nào nó cũng làm tốt công việc của
mình và bằng chứng là sự khủng hoảng kinh tế trong những hệ thống ngân hàng, không chỉ riêng ở Mỹ
mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới. Do đó, chúng ta sử dụng việc phân tích kinh tế về điều hành
ngân hàng để giải thích sự khủng hoảng ngân hàng trên toàn thế giới và bằng cách nào hệ thống điều
hành ngăn chặn thảm họa tương tự xảy ra trong tương lai.

GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 19

1. Sự bất cân xứng thông tin & điều hành ngân hàng
1.1. Mạng lưới an toàn của chính phủ
Mạng lưới đảm bảo an toàn của chính phủ cho những người gửi tiền tại ngân hàng khi ngân hàng trong
tình trạng vỡ nợ hoặc hoảng loạn bằng cách đưa ra sự bảo vệ cho người gửi tiền. Một trong những hình
thức đó là “bảo hiểm tiền gửi”, được cung cấp bởi công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang ở Mỹ. Nghĩa là
người gửi tiền sẽ được nhận lại toàn bộ số tiền mà họ đã gửi dù cho ngân hàng có xảy ra chuyện gì. Với
việc được đảm bảo toàn bộ số tiền đã gửi, những người gửi tiền không cần phải chạy đến ngân hàng rút
tiền khi họ lo lắng về tình trạng của ngân hàng. Bởi vì họ sẽ không bị mất một xu nào dù cho có chuyện
gì xảy ra. Trước khi FDIC ra đời, số lượng ngân hàng phá sản trung bình mỗi năm 2000. Nhưng sau khi
FDIC được thành lập vào năm 1934, con số này đã giảm trung bình 15 ngân hàng mỗi năm cho đến năm

1981.
FDIC đã sử dụng 2 phương pháp chính để xử lý một ngân hàng vỡ nợ: phương pháp thanh toán và
phương pháp mua, sáp nhập.
Bảo hiểm tiền gửi không phải là phương pháp duy nhất để chính phủ tạo ra mạng lưới an toàn cho người
gửi tiền. Ở nhiều nước, chính phủ thường bảo trợ cho những ngân hàng nội địa khi họ đối mặt với những
khoản tiền gửi không có bảo hiểm rõ ràng . Đôi khi, sự hỗ trợ này được cung cấp bằng cách cho các định
chế gặp khó khăn vay từ ngân hàng trung ương, và vai trò của ngân hàng trung ương được xem như là
người cho vay cuối cùng . Đôi khi, sự hỗ trợ được thực hiện bằng cách cấp vốn trực tiếp đến những định
chế gặp khó khăn hoặc chính phủ tiếp nhận chúng và thanh toán toàn bộ tiền gửi cho người gửi tiền. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, bảo hiểm tiền gửi của chính phủ phát triển phổ biến & lan rộng ở nhiều
quốc gia trên thế giới.
1.1.1. Rủi ro đạo đức và mạng lưới an toàn của chính phủ
Mặc dù một mạng lưới an toàn của chính phủ đã thành công trong việc bảo vệ người gửi tiền và ngăn
chặn sự hoang mang của ngân hàng . Nhưng nhược điểm nghiêm trọng của nó có nguyên nhân ở rủi ro
đạo đức, rủi ro xảy ra khi một bên tham dự vào cuộc giao dịch có ý muốn thực hiện những hoạt động bất
lợi cho bên kia.
Rủi ro đạo đức là mối lo hàng đầu trong các quy định của chính phủ khi cung cấp mạng lưới an toàn. Bởi
vì những người gửi tiền có bảo hiểm biết rằng họ sẽ không gánh chịu tổn thất nếu một ngân hàng vỡ nợ,
họ không áp đặt một kỷ luật thị trường cụ thể lên các ngân hàng bằng cách rút tiền gửi khi họ nghi ngờ
rằng ngân hàng của họ đang mang lấy quá nhiều rủi ro. Kết quả, các ngân hàng được hưởng mạng lưới an
toàn của chính phủ có động cơ chấp nhận rủi ro cao hơn mức bình thường.
1.1.2. Sự lựa chọn đối nghịch và mạng lưới an toàn của chính phủ
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 20
Một vấn đề nữa đối với bảo hiểm tiền gửi xảy ra là do lựa chọn đối nghịch, việc này dễ xảy ra đối với
những người có nhiều khả năng tạo ra kết cục tiêu cực nhất lại là người được bảo hiểm chống lại sự sụp
đổ của ngân hàng. Họ là những người muốn tận dụng lợi thế của bảo hiểm nhất. Do những người gửi tiền
có bảo hiểm có ít lý do để giám sát ngân hàng của họ, còn những kẻ đầu cơ thấy công nghiệp ngân hàng
là một công nghiệp hấp dẫn đặc biệt, họ biết có thể thực hiện những hoạt động rủi ro cao. Tệ hơn nữa, do
những người gửi tiền có bảo hiểm ít giám sát các hoạt động ngân hàng của họ, nên những kẻ lừa đảo

trắng trợn thấy hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực hấp dẫn cho các hoạt động của chúng, bởi vì chúng
dễ dàng bỏ trốn với món tiền biển thủ.
1.1.3. Chính sách quá lớn không thể vỡ nợ
Rủi ro đạo đức do việc bảo hiểm tiền gửi gây ra và ý muốn ngăn ngừa các vụ vỡ nợ ngân hàng đã khiến
cho những người điều hành ngân hàng ở vào một tình thế khó xử. Bởi vì một vụ vỡ nợ ngân hàng lớn có
thể dẫn đến một sự đỗ vỡ tài chính quan trọng xuất hiện, những người điều hành ngân hàng đương nhiên
là không muốn cho phép một ngân hàng lớn bị vỡ nợ để gây tổn thất cho những người gửi tiền ở đó. Do
đó, cơ quan kiểm tra tiền (người điều hành các ngân hàng quốc gia) đã xác nhận với quốc hội rằng chính
sách của FDIC là xếp 11 ngân hàng lớn nhất vào loại “quá lớn không thể vỡ nợ”, tức là FDIC sẽ bảo
lãnh cho các ngân hàng này để không có người gửi tiền hoặc chủ nợ nào phải chịu tổn thất. FDIC sẽ làm
điều này bằng cách sử dụng “phương pháp mua & sáp nhập” tức là tìm một người chung phần sẵn lòng
hợp nhất để kế tục ngân hàng không trả được nợ này (và các món tiền gửi ở ngân hàng này) sau khi FDIC
đã cấp cho ngân hàng này một số vốn tiếp sức lớn.
Một vấn đề với chính sách “quá lớn không thể vỡ nợ” là ở chỗ nó sẽ làm tăng ý muốn của ngân hàng lớn
đối với rủi ro đạo đức. Nếu FDIC sẵn lòng đóng cửa một ngân hàng bằng cách dùng “phương pháp thanh
toán”, tức là chỉ thanh toán cho những người gửi tới giới hạn 100.000 đô la, còn những người gửi lớn
hơn 100.000 đô la sẽ phải chịu tổn thất nếu ngân hàng đó vỡ nợ. Nếu như vậy người gửi tiền lớn sẽ để
phần giám sát ngân hàng này và họ sẽ rút tiền ngay khi thấy có quá nhiều rủi ro. Điều này lại làm cho
ngân hàng có thể giảm bớt ý muốn những hoạt động rủi ro hơn. Nhưng nếu một khi những người gửi tiền
cỡ lớn biết rằng ngân hàng này là thuộc loại “quá lớn không thể vỡ nợ ” thì họ không còn ý muốn giám
sát ngân hàng nữa, và họ cũng không rút tiền ra khi biết ngân hàng này đang gặp rủi ro. Họ không quan
tâm ngân hàng đó đang làm gì, vì những người gửi tiền cỡ lớn thấy mình không phải chịu tổn thất nào.
Kết quả của chính sách “quá lớn không thể vỡ nợ” là ở chỗ dù các ngân hàng lớn có gặp rất nhiều rủi ro
cũng không bị phá sản.
1.1.4. Sự hợp nhất tài chính & mạng lưới an toàn của chính phủ.
Sự hợp nhất tài chính đưa ra 2 thách thức về sự điều hành ngân hàng bởi vì sự tồn tai của mạng lưới an
toàn của chính phủ.
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 21
Trước hết, việc gia tăng quy mô ngân hàng bởi vì kết quả hợp nhất tài chính làm tăng vấn đề “quá lớn

không thể vỡ nợ”. Bởi vì, bây giờ có nhiều hơn những tổ chức tài chính lớn mà sự vỡ nợ của nó bộc lộ
những rủi ro toàn hệ thống tài chính. Vì thế, nhiều tổ chức ngân hàng được xem như là “quá lớn không
thể vỡ nợ” và khuyến khích việc tăng rủi ro đạo đức để những tổ chức lớn đảm nhận rủi ro lớn hơn, việc
này làm tăng thêm sự mong manh của hệ thống tài chính.
Thứ hai, sự hợp nhất tài chính của ngân hàng với những công ty dịch vụ tài chính khác cho thấy rằng
mạng lưới an toàn của chính phủ có thể được mở rộng ra những hoạt động mới, chẳng hạn như sự bảo
lãnh chứng khoán, bảo hiểm hoặc bất động sản. Điều này làm tăng những rủi ro. Và những hoạt động này
sẽ làm yếu đi cơ cấu hệ thống tài chính. Việc giới hạn sức thu hút của rủi ro tài chính đối với những tổ
chức tài chính phức tạp đang có những kết quả từ những thay đổi gần đây trong pháp luật. Và đây cũng là
một vấn đề quan trọng mà những người điều hành ngân hàng phải đối mặt trong tương lai.
1.2. Những hạn chế về nắm giữ tài sản & yêu cầu về vốn điều lệ
Các biện pháp điều hành ngân hàng nhằm hạn chế việc ngân hàng nắm giữ các tài sản rủi ro như cổ phiếu
phổ thông là công cụ trực tiếp buộc ngân hàng tránh những hoạt động có quá nhiều rủi ro. Chúng cũng
khuyến khích ngân hàng đa dạng hóa và làm giảm rủi ro bằng cách giới hạn mức cho vay đối với một cá
nhân hay một nhóm người nhất định. Yêu cầu về việc ngân hàng có đủ số vốn sở hữu là một cách khác để
làm cho ngân hàng có động cơ chấp nhận mức rủi ro thấp hơn. Khi buộc phải nắm giữ một số vốn sở hữu
lớn, các ngân hàng sẽ mất nhiều hơn khi bị sụp đổ và điều này làm cho họ có động cơ theo đuổi những
hoạt động ít rủi ro hơn.
Những yêu cầu về vốn ngân hàng có 2 hình thức:
Thứ nhất, dựa trên tỷ lệ đòn bẩy, tổng số vốn được chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Để phân loại vốn
tốt, tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng phải cao hơn 5%. Tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn, đặc biệt là dưới 3%, sẽ làm
cho các nhà điều hành cảnh giác và đề ra những hạn chế đối với ngân hàng.
Loại thứ hai là yêu cầu về vốn dựa trên rủi ro nằm trong hiệp ước Basel. Hiệp ước Basel yêu cầu ngân
hàng phải có vốn ít nhất 8% tài sản được gia quyền theo rủi ro. Yêu cầu này đã được thông qua hơn 100
quốc gia, trong đó có Mỹ.
Qua thời gian, các hạn chế của Hiệp ước Basel đã trở nên rõ ràng, bởi vì chỉ tiêu điều hành về rủi ro ngân
hàng do các chỉ số rủi ro tạo ra có thể khác xa mức rủi ro thực tế mà ngân hàng phải đối mặt. Tình hình
này dẫn tới cái gọi là sự đảo hối mang tính điều hành, trong đó ngân hàng đưa vào sổ sách các tài sản có
yêu cầu về vốn dựa trên cơ sở rủi ro như nhau, nhưng tương đối rủi ro. Để giải quyết các hạn chế này, Ủy
ban Basel về Giám sát Ngân hàng đã đưa ra Hiệp định mới về vốn, thường gọi là Basel 2.

1.3. Sự Giám Sát Ngân Hàng: cấp phép & giám sát
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 22
Như chúng ta đã biết, sự giám sát việc quản lý là một phương pháp quan trọng để giảm sự lựa chọn đối
nghịch và rủi ro đạo đức trong ngành ngân hàng. Bởi vì ngân hàng có thể bị lợi dụng bởi kẻ lừa đảo hay
những doanh nghiệp đầy tham vọng để thực hiện những hoạt động đầu cơ. Đặc quyền của ngân hàng là
một phương pháp để ngăn chặn sự lựa chọn đối nghịch. Thông qua việc này, những đề nghị thành lập các
ngân hàng mới để ngăn chặn những kẻ gây rối quản lý chúng.
Việc giám sát tại chỗ cho phép người điều hành giám sát liệu rằng một ngân hàng có tuân theo yêu cầu
vốn và những hạn thế trong việc nắm giữ tài sản, cũng như chức năng giới hạn rủi ro đạo đức. Những
người giám sát sẽ đưa ra xếp hạng CAM ELS (được ghép từ chữ cái đầu của: tính thích hợp của vốn, chất
lượng tài sản, thu nhập, tính thanh khoản, độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường ). Nhờ thông tin này về
hoạt động ngân hàng, nhà điều hành có thể làm cho các biện pháp điều hành có hiệu lực bằng cách áp
dụng những biện pháp chính thức như lệnh dừng hoạt động để làm thay đổi hành vi của ngân hàng hoặc
thậm chí ra quyết định đóng cửa nếu hạng CAM ELS của nó thấp tới mức nhất định. Những hoạt động để
giảm rủi ro đạo đức bằng sự giới hạn ngân hàng nắm giữ nhiều rủi ro để giảm sự lựa chọn đối nghịch.
Bởi vì ít có hội để nhận lấy rủi ro. Những nhà đầu cơ sẽ ít bị thu hút vào ngành công nghiệp ngân hàng.
Việc cấp phép có tác dụng tương tự như sàng lọc người đi vay tiềm tàng. Một khi ngân hàng đã có được
cấp phép, phải báo cáo định kỳ (thường là quý), để làm rõ các tài sản và nợ phải trả, thu nhập và cổ tức,
sở hữu, các giao dịch về ngoại tệ… Ngân hàng cũng phải tập trung kiểm tra bởi cơ quan điều hành ngân
hàng để xác định tình hình tài chính của nó ít nhất mỗi năm một lần. Để tránh trùng lắp, ba cơ quan liên
bang làm việc với nhau và chấp nhận kết quả kiểm tra của nhau.
Việc kiểm tra ngân hàng được thực hiện bởi những người kiểm soát viên ngân hàng, người mà đôi lúc bất
ngờ ghé thăm ngân hàng. Giám sát viên nghiên cứu sổ sách của ngân hàng để xem xét liệu ngân hàng có
tuân thủ quy định và biện pháp điều hành đối với tài sản không. Nếu ngân hàng giữ chứng khoán hay cho
vay quá rủi ro, Giám sát viên có thể bắt buộc ngân hàng xử lý chúng. Nếu giám sát viên quyết định rằng
món nợ đó không có khả năng trả, họ có thể bắt ngân hàng tuyên bố khoản cho vay này là vô giá trị. Nếu
sau khi kiểm tra ngân hàng, giám sát viên cảm thấy rằng nó không đủ vốn hay đã tham gia các hoạt động
không trung thực. Ngân hàng có thể được tuyên bố “Ngân hàng có vấn đề” và sẽ được kiểm tra thường
xuyên hơn.

1.4. Đánh giá các hệ thống quản lý rủi ro
Thông thường, những cuộc kiểm tra trên tổng thể ngân hàng đã tập trung chủ yếu vào đánh giá về chất
lượng bảng cân đối kế toán của ngân hàng ở một điểm nhất định và liệu nó có phù hợp với yêu cầu về
vốn và những hạn chế trong việc nắm giữ tài sản. Mặc dù, sự chú ý đó là quan trọng để giảm rủi ro vượt
mức của các ngân hàng, nhưng dường như nó không được đầy đủ trên thế giới ngày nay, trong đó việc
đổi mới tài chính đã tạo ra những thị trường mới và các công cụ dễ dàng cho các ngân hàng và cho người
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 23
lao động tham gia giao dịch một cách nhanh chóng và dễ dàng. Trong môi trường tài chính mới này, một
ngân hàng khá mạnh ở một điểm cụ thể tại một thời điểm có thể bị cuốn vào tình trạng mất khả năng
thanh toán từ những khoản lỗ trong kinh doanh, trường hợp này đã được chứng minh một cách mạnh mẽ
bởi sự thất bại của Barings vào những năm 1995. Do đó, một cuộc kiểm tra chỉ chú ý trên vị thế của một
ngân hàng tại một thời điểm có thể không hiệu quả nếu như thực tế ngân hàng đó gặp rủi ro quá mức
trong tương lai gần.
Những cuộc kiểm tra hiện nay chú trọng nhiều hơn vào việc đánh giá tính hiệu quả của một quá trình
quản lý ngân hàng để kiểm soát rủi ro. Sự chuyển dịch theo hướng tập trung vào quá trình quản lý này
cũng được phản ánh trong hướng dẫn gần đây được thông qua bởi các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ để
xử lý về rủi ro lãi suất. Những nhà quản lý Mỹ đã dự tính yêu cầu các ngân hàng sử dụng một mô hình
tiêu chuẩn để tính toán số vốn ngân hàng sẽ cần phải có để tỷ lệ giữa lãi suất cho phép - rủi ro nó mang
lại.
1.5. Những yêu cầu công bố thông tin
Để đảm bảo rằng có thể có thông tin tốt hơn cho người gửi tiền và thị trường, các nhà điều hành có
thể yêu cầu các ngân hàng tuân thủ tiêu chuẩn kế toán nhất định và công bố một loạt các thông tin
giúp thị trường đánh giá chất lượng danh mục đầu tư của ngân hàng và mức rủi ro mà ngân hàng phải
chịu. Việc ngân hàng công bố nhiều thông tin hơn về rủi ro và chất lượng danh mục đầu tư của họ sẽ tạo
điều kiện tốt hơn cho cổ đông, chủ nợ và người gửi tiền đánh giá, cũng như các nhà giám sát ngân hàng,
qua đó ngăn ngừa được tình trạng chấp nhận mức rủi ro quá cao.
1.6 Bảo vệ người tiêu dùng.
Sự tồn tại của thông tin bất đối xứng cũng cho thấy rằng nhà đầu tư có thể không có đủ thông tin để tự
bảo vệ mình hoàn toàn. Quy định bảo vệ người tiêu dùng đã thực hiện nhiều hình thức. Thứ nhất, trong

Đạo luật về Bảo vệ Người tiêu dùng năm 1969 có câu “Thành thật trong cho vay”. Trong đó yêu cầu tất
cả người cho vay, không chỉ các ngân hàng, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về chi phí vay nợ
bao gồm lãi suất chuẩn hóa và tổng chi phí tài chính được tính vào tiền vay. Bản dự luật về Tín dụng
Công bằng năm 1974 yêu cầu các chủ nợ, đặc biệt là những người phát hành thẻ tín dụng cung cấp thông
tin về phương pháp đánh giá các khoản chi phí tài chính và yêu cầu các đơn khiếu nại được xử lý một
cách nhanh chóng.
Quốc hội cũng đã thông qua pháp luật để giảm sự phân biệt đối xử trong thị trường tín dụng. Đạo Luật
Cơ hội Tín dụng Công bằng năm 1974 và mở rộng của nó vào năm 1976 cấm phân biệt đối xử bằng cách
cho vay dựa trên giới tính, chủng tộc, tình trạng hôn nhân, tuổi tác, hoặc nguồn gốc quốc gia. Các hành
động tái đầu tư cộng đồng (CRA) năm 1977 được ban hành để ngăn chặn "khu vực đèn đỏ", người cho
vay từ chối cho vay trong một khu vực cụ thể (được đánh dấu bằng các vạch đỏ trên bản đồ). Đạo luật
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 24
Tái đầu tư Cộng đồng yêu cầu các ngân hàng cho thấy rằng họ cho vay ở tất cả các khu vực, nơi mà họ
nhận tiền gửi và nếu các ngân hàng bị tìm ra các hoạt động không tuân thủ, các nhà quản lý có thể từ chối
đơn xin sáp nhập, thiết lập chi nhánh, hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh.
1.7. Những hạn chế đối với cạnh tranh
Trong quá khứ, ở Mỹ các biện pháp để bảo vệ ngân hàng chống lại sự cạnh tranh tồn tại dưới hai dạng:
Dạng thứ nhất là hạn chế thành lập chi nhánh, qua đó làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng.
Dạng thứ hai liên quan đến việc ngăn ngừa các tổ chức phi ngân hàng cạnh tranh với ngân hàng thông
qua việc tham gia vào hoạt động kinh doanh ngân hàng như trong Đạo luật Glass-Steagal (đã bãi bỏ năm
1999)
Mặc dù việc hạn chế cạnh tranh là nhằm mục đích hỗ trợ cho sự lành mạnh của ngân hàng, song các biện
pháp hạn chế cạnh tranh cũng có nhiều nhược điểm nghiêm trọng. Chúng dẫn tới các khoản lệ phí cao đối
với người tiêu dùng & làm giảm hiệu quả của các tổ chức ngân hàng do không phải chịu sự cạnh tranh
khốc liệt.
2. Điều hành ngân hàng quốc tế
Một số khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình điều hành ngân hàng khi các ngân hàng tham gia vào
hoạt động ngân hàng quốc tế và do đó có thể dễ dàng mở rộng việc kinh doanh của mình từ nước này
sang nước khác. Những người điều hành ngân hàng kiểm tra chặt chẽ những hoạt động nội địa của ngân

hàng trong nước của nó, nhưng họ thường không có kiến thức hoặc năng lực để kiểm tra chặt chẽ các
nghiệp vụ ngân hàng ở nước khác, có thể được thực hiện bởi các chi nhánh nước ngoài của ngân hàng
trong nước hoặc bởi ngân hàng nước ngoài có chi nhánh trong nước. Ngoài ra, khi một ngân hàng hoạt
động ở nhiều nước, thì không phải lúc nào người ta cũng xác định được một cách rõ ràng rằng cơ quan
của quốc gia nào có trách nhiệm trong việc giữ cho ngân hàng không tham gia vào những hoạt động quá
mạo hiểm. Những khó khăn tồn tại trong sự điều hành ngân hàng quốc tế đã được nhấn mạnh bằng sự vỡ
nợ của ngân hàng BCCI.
Sự hợp tác giữa những người điều hành ở những quốc gia khác nhau & tiêu chuẩn hóa các yêu cầu điều
hành sẽ tạo ra giải pháp khả thi để giải quyết những khó khăn trong điều hành ngân hàng quốc tế. Thế
giới đã theo hướng này thông qua thỏa thuận như trong Hiệp Ước Basel, và được thông qua Ủy Ban này
7/1992. Đạo luật này yêu cầu ngân hàng trên thế giới hoạt động trên sự kiểm tra của một nước chủ nhà
với việc nâng cao quyền để thu thập thông tin về những hoạt động của ngân hàng. Nó cũng đưa ra quy
định những người điều hành ở những nước khác, có thể giới hạn những hoạt động của những ngân nước
ngoài nếu nó cảm thấy việc giảm sát không có hiệu quả.
3. Cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ năm 1980. Tại sao?
3.1. Giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng.
GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
Nhóm 5 – Đ12 Trang 25
Sự việc bắt đầu với sự bùng nổ của công cuộc đổi mới tài chính trong những năm 1960, 1970 & đầu
những năm 1980 đã tạo ra những công cụ thị trường tài chính mới, những việc này đã mở rộng phạm vi
cho các rủi ro. Những thị trường mới về giao dịch tài chính kỳ hạn, trái phiếu tạp, về trao đổi lãi suất…
đã tạo dễ dàng hơn cho các ngân hàng mang lấy rủi ro, đặc biệt làm cho các vấn đề rủi ro đạo đức và
chọn lựa đối nghịch càng thêm nghiêm trọng. Những tổ chức tiết kiệm vốn đã bị hạn chế hầu như hoàn
toàn trong các món vay thế chấp mua nhà, nay đã được phép có 40% tài sản của họ là những món cho
vay bất động sản thương mại, tới 30% là cho vay người tiêu dùng và tới 10% là các món cho thuê và cho
vay thương mại. theo luật pháp này những người điều hành các ngân hàng tiết kiệm và cho vay đã cho
phép tới 10% tài sản có là loại trái phiếu hoặc là những món đầu tư trực tiếp ( cổ phiếu phổ thông, bất
động sản, công ty dịch vụ và hỗ trợ kinh doanh )
Ngoài ra, luật pháp năm 1980 đã nâng mức bảo hiểm tiền gửi liên bang và dần dần bãi bỏ những mức lãi
suất tiền gửi tối đa theo quy định. Các ngân hàng và công nghiệp tiết kiệm và cho vay, các tổ chức này đã

muốn thay đổi sự tăng trưởng nhanh chóng và nắm lấy những dự án rủi ro, nay có thể thu hút lượng vốn
cần thiết bằng cách phát hành những chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn hơn, được bảo hiểm và có lãi
suất cao hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh. Nếu không có bảo hiểm tiền gửi, lãi suất cao sẽ không kích
thích người gửi tiền cấp vốn cho ngân hàng quay vòng nhanh, bởi vì họ sợ rằng không thể thu hồi được
vốn. Nhưng khi có bảo hiểm tiền gửi, chính phủ đảm bảo rằng tiền gửi là an toàn, người gửi tiền cảm
thấy quá sung sướng khi gửi được tiền vào ngân hàng với lãi suất cao ngất.
Đổi mới tài chính & tự do hóa trong bầu không khí bi quan vào những năm Rigan cầm quyền dẫn tới sức
mạnh ngày càng tăng của ngành tiết kiệm & cho vay và ngành này đến lượt nó lại tạo ra nhiều vấn đề.
Thứ nhất, nhiều giám đốc của tổ chức tiết kiệm & cho vay không có những kỹ năng cần thiết để quản lý
rủi ro. Thứ hai, sức mạnh ngày càng tăng hàm ý có sự tăng trưởng nhanh chóng của các khoản cho vay
mới, đặc biệt là trong khu vực bất động sản. Ba là, những sức mạnh mới này của ngành tiết kiệm & cho
vay, sự bùng nổ cho vay hàm ý hoạt động của họ mở rộng về quy mô và trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi
phải tăng thêm nguồn lực để giám sát. Nhưng thật không may, các nhà điều hành tiết kiệm & cho vay tại
Công ty Bảo hiểm Tiết kiệm & Cho vay Liên bang (FSLIC) vừa không có kỹ năng, vừa không có nguồn
lực cần thiết để giám sát các hoạt động mới này một cách đầy đủ. Nên không có gì ngạc nhiên, khi các
hiệp hội tiết kiệm & cho vay chấp nhận mức rủi ro quá cao, dẫn tới những tổn thất to lớn về nợ xấu.
Ngoài ra, sự gia tăng rủi ro đạo đức còn được thúc đẩy do yếu tố ngẫu nhiên của lịch sử: đó là tác động
tổng hợp của sự gia tăng trong lãi suất từ cuối năm 1979 cho tới năm 1981 và tình trạng suy thoái nghiêm
trọng vào những năm 1981-1982.
3.2. Giai đoạn sau của cuộc khủng hoảng: kiên nhẫn trong điều hành

×