Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở SXKD gốm sứ Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.53 KB, 108 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong những quốc gia có nghề gốm xuất hiện khá sớm.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội ngành gốm sứ đã khẳng định vị thế và
tầm quan trọng của mình trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Được
đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm
sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp đa
phần là gốm sứ xây dựng, đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi gốm sứ thủ
công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn. Các làng nghề thủ công truyền thống
hàng trăm năm nay đang gặp phải khó khăn rất lớn. Trong đó có Bát Tràng vốn
nổi tiếng cả trong và ngoài nước vẫn chưa thể nhộn nhịp trở lại như thời hoàng
kim.
Kể từ khi đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(1986), Đảng đã xóa bỏ cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần tạo điều kiện và môi trường cho các hộ, doanh nghiệp, các công ty cổ
phần, công ty TNHH, hợp tác xã tham gia vào sản xuất kinh doanh gốm sứ, làm
cho đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Các doanh nghiệp tham gia
đăng kí kinh doanh gốm sứ nhiều hơn và bước đầu phát triển tốt.
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho ngành gốm sứ nhiều cơ hội cũng
như thách thức. Các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt, chơi trên sân chơi toàn
cầu nên kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh được quan tâm nghiên cứu.
Mặt khác chất thải do sản xuất gốm vẫn chưa được sử lý tốt gây ô nhiễm môi
trường. Vì thế vấn đề đặt ra trong sản xuất kinh doanh hiện nay là phải nâng cao
chất lượng sản phẩm để có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế về chủng loại,
1
giá thành, sản phẩm phải có tính sáng tạo, thực hiện các giải pháp để thúc đẩy
tiêu thụ sản phẩm, để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành gốm sứ
Đối với các cơ sở SXKD gốm sứ ở Bát Tràng mới chỉ quan tâm đến lợi
nhuận chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp cho các vấn đề trên đây


có ý nghĩa rất quan trọng. Góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh gốm
sứ của công ty, phát triển ngành gốm sứ của đất nước. Đây chính là lý do mà
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh
của các cơ sở SXKD gốm sứ Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở
SXKD gốm sứ ở Bát Tràng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả SXKD, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của các cơ sở SXKD gốm sứ
Bát Tràng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất kinh doanh nói
chung và sản phẩm gốm sứ nói riêng.
• Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến sản xuất kinh doanh của các cơ sở SXKD gốm sứ Bát Tràng.
• Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của
các cơ sở SXKD gốm sứ ở Bát Tràng.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở SXKD
gốm sứ Bát Tràng.
- Đối tượng khách thể nghiên cứu là cơ sở SXKD gốm sứ Bát Tràng và cơ
2
quan quản lý.
- Đối tượng khảo sát là các cơ sở SXKD gốm sứ Bát Tràng.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, đề ra biện pháp
thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các cơ sở SXKD gốm sứ Bát Tràng
- Về không gian:

Các cơ sở SXKD gốm sứ Bát Tràng
- Về thời gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở
SXKD gốm sứ Bát Tràng trong 3 năm 2009-2011
3
PHẦN 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT
KINH DOANH GỐM SỨ
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm SXKD gốm sứ
2.1.1.1 Sản xuất kinh doanh gốm sứ
Sản xuất và tiêu thụ là hai khâu quan trọng quyết định SXKD của doanh
nghiệp. Hoạt động SXKD của doanh nghiệp luôn luôn gắn liền với 3 khâu: mua-
sản xuất- bán. Trong đó hoạt động mua bán có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
sản xuất và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động mua đảm bảo số
lượng và chất lượng đầu vào cho sản xuất, hành động bán quyết định đến quá
trình sản xuất tiếp theo.
Để SXKD doanh nghiệp phải tiến hành tìm hiểu thông tin trên thi trường,
nhu cầu thị hiếu của khách hàng, từ đó mới quyết định, sản xuất cái gì, sản xuất
bao nhiêu, sản xuất như thế nào. Sau đó doanh nghiệp tìm kiếm thông tin từ các
nhà cung cấp để quyết định mua nguyên liệu đầu vào với số lượng, chất lượng
phù hợp. Tiếp đó doanh nghiệp mới sản xuất và tung sản phẩm ra ngoài thị
trường. Nếu sản phẩm được thị trường chấp nhận thì tiếp tục sản xuất
Để hiểu được hoạt động SXKD gốm sứ Bát Tràng cần phải tìm hiểu hoạt
động sản xuất và tiêu thụ gốm sứ Bát Tràng.
a) Khái niệm về sản xuất gốm sứ
- Sản xuất gốm sứ:
Là quá trình chuyển hóa chế biến các nguyên liệu đầu vào đất đai,
nguyên vật liệu(cao lanh, đá trường thạch, đất sét trắng) thiết bị nhà xưởng,
lao động, vốn thành các sản phẩm gốm sứ nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác

nhau của con người
4
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ về quá trình sản xuất gốm sứ
b) Khái niệm về tiêu thụ gốm sứ
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hóa, quá trình
chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền, sản phẩm được
coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng. Tiêu thụ
là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, có vai trò quan
trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ( Đăng Kim
Cương 1999). Việc xác định sản lượng hàng hoá tiêu thụ qua các năm căn cứ
vào lượng sản xuất, hợp đồng kinh tế ký kết với khách hàng, nhu cầu thị trường,
khả năng đổi mới phương thức thanh toán và hình thức tiêu thụ năm trước.
Tiêu thụ sản phẩm gốm sứ là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm gốm
sứ, nhu cầu của khách hàng, thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng của sản
phẩm gốm sứ.
* Thị trường tiêu thị sản phẩm gốm sứ
Theo quan điểm kinh tế học: Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người mua và
người bán để thỏa mãn nhu cầu của mình bằng cách trao đổi hàng hóa dịch
vụ( Nguyễn Văn Cự 1992)
Quá trình sản
xuất
Các yếu
tố đầu
vào: Đất
đai,
nguyên
vật liệu,
thiết bị
nhà

xưởng,
lao động,
vốn
5
Các sản
phẩm đầu
ra là các
sản phẩm
gốm sứ
Quan điểm của Philip Kotler ( ông thầy của marketing hiện đại) : Thị
trường là tập hợp các cá nhân tổ chức hiện đang có scs mua và nhu cầu đòi hỏi
cần được thỏa mãn.
* Kênh phân phối sản phẩm
- Khái niệm kênh phân phối: Kênh phân phối sản phẩm là tập hợp những
cá nhân hay những cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau,
tham gia vào quá trình tạo ra dòng vật chất hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất
đến người tiêu dùng. Có thể nói đây là nhóm tổ chức và cá nhân thực hiện các
hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng hàng hóa của người sản
xuất. Tất cả những người tham gia vào kênh phân phối được gọi là thành viên
của kênh phân phối.
* Phân loại kênh phân phối
Theo mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng theo nghĩa mua
và bán, kênh tiêu thụ được chia thành:
+ Kênh tiêu thụ sản phẩm trực tiếp: Doanh nghiệp bán thẳng tay sản phẩm
của mình cho người tiêu dùng cuối cùng mà không phải qua khâu trung gian
( kênh 1 – sơ đồ)
+ Kênh tiêu thụ gián tiếp: Doanh nghiệp bán sản phẩm của mình cho
người tiêu dùng hay qua một số khâu trung gian như người bán buôn, người bán
lẻ hay người đại lý ( kênh 2, kênh 3, kênh 4 – sơ đồ )
6

Sơ đồ 2.2 : Hệ thống phân phối của doanh nghiệp
( TS Nguyễn Ngọc Huyền 2004)
2.1.1.2 Kết quả và hiệu quả SXKD gốm sứ
* Kết quả sản xuất kinh doanh gốm sứ
KQSXKD là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu về sản xuất kinh
doanh với các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí
quản lý, thuế xuất khẩu và tiêu thụ đặc biệt ( nếu có).
KQSXKD gốm sứ là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu về SXKD
gốm sứ với các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí
7
Các kênh phân
phối
Trực tiếp Gián tiếp
Người
sản xuất
Người
sản xuất
Người
sản xuất
Người
sản xuất
Đại lý
Người
bán
buôn
Người
bán lẻ
Người
bán
buôn

Người
bán lẻ
Người
bán lẻ
Người tiêu dùng
Kênh 1
Kênh 2
Kênh
3
Kênh 4
quản lý, thuế xuất khẩu và tiêu thụ đặc biệt ( nếu có).
* Hiệu quả sản xuất kinh doanh gôm sứ
Một số tác giả khác lại cho rằng “Hiệu quả SXKD thể hiện ngay tại
hiệu số giữa doanh thu và chi phí, nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì kết luận
là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Ngược lại doanh thu nhỏ hơn chi phí
tức là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ”. Quan điểm này đánh giá một cách chung
chung hoạt động của doanh nghiệp. Cũng có tác giả cho rằng “Hiệu quả
SXKD được xác định bởi quan hệ tỷ lệ doanh thu/vốn hay lợi nhuận/vốn”
quan điểm này nhằm đánh giá khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm, khả
năng sinh lời của một đồng vốn bỏ ra cao hay thấp, đây cũng là quan điểm
riêng lẻ chưa mang tính khái quát thực tế. Như vậy, có thể hiểu rằng hiệu quả
sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế nó phản ánh trình độ lợi dụng
các nguốn lực ( lao động, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ và vốn)
nhằm đạt được mục tiêu mong đợi mà doanh nghiệp đặt ra.
HQSXKD gốm sứ phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của
doanh nghiệp để hoạt động SXKD đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất
Hiệu quả SXKD của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, có quan hệ với
tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình SXKD ( lao động, tư liệu lao động, đối
tượng lao động), doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi các yếu tố cơ bản
này được sử dụng hiệu quả.

Để đánh giá chính xác, và có cơ sở khoa học hiệu quả hoạt động SXKD
của doanh nghiệp SXKD gốm sứ, thống kê cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu
đầy đủ, hoàn chỉnh vừa phản ánh một cách tổng hợp, vừa phản ánh mức sinh lời,
và phản ánh trên từng yếu tố sản xuất…Để đảm bảo yêu cầu trên thường sử
dụng 2 phương pháp tổng quát để đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của doanh
nghiệp
* Phương pháp thứ nhất
Hiệu quả SXKD được xá định dưới dạng hiệu số
8
Công thức
Hiệu quả tính theo bình quân
Hiệu quả SXKD = Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào
Phương pháp này đơn giản dễ tính nhưng có mặt hạn chế nhất định, nó
không phản ánh hết chất lượng kinh doanh, cũng như tiềm năng nâng cao hiệu
quả SXKD của doanh nghiệp, không dùng để so sánh hiệu quả SXKD giữa các
doanh nghiệp và bản thân doanh nghiệp trong thời kỳ nghiên cứu khác nhau
*Phương pháp thứ 2
Hiệu quả hoạt động SXKD được xác định bằng cách so sánh theo 2 dạng
- Dạng thuận
Hiệu quả SXKD =
Theo phương pháp này, hiệu quả SXKD phản ánh mức sinh lợi của yếu tố
đầu vào trong quá trình sản xuất. Chỉ tiêu này phản ánh, để tạo ra một đơn vị kết
quả đầu ra cần bao nhiêu đơn vị chi phí đầu vào
- Dạng nghịch
Hiệu quả SXKD =
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đơn vị kết quả đầu ra ta cần bao nhiêu
đơn vị chi phí đầu vào
2.1.2 Vai trò của việc nghiên cứu SXKD gốm sứ
Gốm sứ là sản phẩm truyền thống của dân tộc ta. Sản phẩm gốm sứ đã và
đang là sản phẩm giúp người dân các làng nghề phát triển kinh tế. Bát Tràng là

một trong những làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm gốm sứ hết sức tinh
xảo và có giá trị kinh tế cao. Các sản phẩm gốm sứ không chỉ được tiêu thụ
trong toàn quốc mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, thu về nguồn lợi lớn, cải
thiện đời sống của tầng lớp cư dân nông thôn.
Sản xuất kinh doanh gốm sứ hiện nay đang phát triển theo chiều rộng, số
lượng là chính. Môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hầu hết các doanh
nghiệp đều sử dụng than củi và than đá nên gây ô nhiễm môi trường như: bụi,
9
SO
2
, CO
2
, CO…Công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu của
SXKD gốm sứ hiện nay. Ở Thanh Trì, Hải Dương, Đồng Nai… hiện nay đã
đang áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả
sản xuất kinh doanh gốm sứ. Các doanh nghiệp ở Bát Tràng nếu không đổi mới
công nghệ thì sản phẩm gốm sứ ở đây sẽ giảm năng lực cạnh tranh, thậm chí có
thể phá sản.
Vì vậy việc nghiên cứu tình hình SXKD của các doanh nghiệp ở Bát
Tràng sẽ góp phần có cái nhìn tổng quan về thực trạng SXKD của các doanh
nghiệp. Cung cấp các thông tin về tình hình SXKD của các hộ và doanh nghiệp
sản xuất gốm sứ.Thấy được những điều kiện thuận lợi và khó khăn mà các
doanh nghiệp đang gặp phải, tìm ra ra các nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng
đến SXKD của các doanh nghiệp. Làm cơ sở cho việc đánh giá các cơ hội, tiềm
năng cũng như thách thức của các cơ sở SXKD gốm sứ.Từ đó có thể đưa ra các
định hướng và giải pháp giúp phát triển SXKD gốm sứ của nước ta phát triển
một cách bền vững, nâng cao hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp. Tạo điều
kiện mở rộng SXKD của các doanh nghiệp, mở rộng thi trường tiêu thụ sản
phẩm trong và ngoài nước. Góp phần phát triển kinh tế của địa phương và đất
nước.

2.1.3 Đặc điểm SXKD gốm sứ.
Hầu hết, đồ gốm được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ tài năng
sáng tạo của người thợ lưu truyền nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn
nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay,
cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm
nên đồ gốm bát tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng
thường ngả màu ngà đục.
Sản phẩm gốm sứ được tạo ra bởi những bàn tay của các nghệ nhân tài
hoa, mỗi sản phẩm đều thể hiện đường nét tinh tế, độc đáo và khéo léo, thể
hiện cả tâm huyết của nghệ nhân, đồng thời thể hiện được nét đặc trưng của
10
nền văn hóa dân tộc. Trước đây sản phẩm được SX đơn chiếc mà không một
dây truyền, công nghệ nào thay thế được, sản phẩm gốm sứ mĩ nghệ có sự kết
tinh, bảo lưu và phát triển các giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc. Tuy nhiên
hiện nay không còn nhiều địa phương sản xuất theo lối cổ truyền đó nữa. Đối
với Bát Tràng hiện nay hầu hết các đơn vị sản xuất đều là sản xuất hàng loạt,
rất ít hộ sản xuất đơn chiếc.
Ở những làng nghề khác nhau thì sản xuất ra đồ gốm có những nét đặc
trưng riêng. Có loại cốt dày, chắc và khá nặng, thô mộc, trầm ấm. Có loại cốt
mỏng thanh, nhẹ. Lớp men phủ bề mặt cũng có những nét khác nhau.
Nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ là đất sét. Nguồn đất này có thể
mua ở trong và ngoài nước. Trong nước có thể mua ở Hải Dương, Tuyên
Quang, đất Thôn Trúc, Lào Cai…Ở ngoài nước thì thường sử dụng đất của
trung Quốc.
Lao động làm gốm hầu hết chỉ là lao động phổ thông. Lao động có tay
nghề không nhiều đặc biệt là các nghệ nhân ngày một ít dần.
Các sản phẩm gốm sứ của nước ta có thể chia thành:
- Gốm mỹ nghệ bao gồm: Tranh gốm, gạch trang trí, lọ hoa, tượng, đèn
ngủ, chậu cây cảnh…
- Gốm gia dụng bao gồm: Chum vại, chậu, bát đĩa, âu lọ, vò ấm chén…

- Đồ thờ cúng: Bát hương, bình hương, tiêu quách…
- Gốm xây dựng: Ống nước, gạch men…
Các sản phẩm này có đặc điểm đặc thù như: cốt gốm dày, chắc, nặng,
kỹ thuật nung ở nhiệt độ 1300 độC. Sử dụng năm loại men đặc trưng gồm
men lam, men nâu, men trắng ngà, men xanh rêu, men rạn và nghệ thuật vẽ
họa tiết mang dấu ấn của sự thăng hoa. Với các đặc điểm này, gốm Bát Tràng
tiếp tục chinh phục thị trường trong và ngoài nước bằng chất lượng và giá trị
nghệ thuật.
Hầu hết các đơn vị sản xuất gốm sứ đều là các cơ sở sản xuất hoặc
11
doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, SXKD theo hình thức hộ gia đình
Sản phẩm gốm sứ được tiêu thụ trong và ngoài nước. Được xuất khẩu
sang Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
Một phần khách hàng tiêu dùng sản phẩm gốm sứ là những người hiểu
biết và có đầu óc thưởng thức nghệ thuật vì đây là sản phẩm mang tính nghệ
thuật cao còn một số là người dân bình thường, mua gốm sứ với mục đích làm
đồ gia dụng hoặc trang trí.
2.1.4 Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1.4.1 Đặc điểm và tổ chức nguồn lực của các cơ sở SXKD gốm sứ Bát
Tràng
- Nêu lên đặc điểm thông tin về tình hình tài chính, nhân lực, máy móc
thiết bị, đặc điểm kinh doanh của các cơ sở SXKD gốm sứ ở Bát Tràng.
- Việc nghiên cứu vấn đề này để biết được hình thức tổ chức SXKD của
các cơ sở SXKD gốm sứ phục vụ nghiên cứu đề tài.
2.1.4.2 Tình hình nghiên cứu thị trường sản phẩm gốm sứ của các cơ sở
SXKD gốm sứ Bát Tràng.
- Là quá trình thu thập, xử lý và phân tích số liệu về thị trường một cách
hệ thống làm cơ sở cho các quyết định của nhà quản trị. Nghiên cứu thị trường
không giới hạn ở thị trường hiện tại mà phải chú ý đến thị trường tương lai của
doanh nghiệp, mà trước hết là thị trường doanh nghiệp muốn đạt tới.

- Biểu hiện qua phân tích cầu cung sản phẩm gốm sứ. Số lượng doanh
nghiệp SXKD gốm sứ, khối lượng nhập xuất và giá cả hàng năm của sản phẩm
gốm sứ. Xác định loại thị trường nội địa hay quốc tế. Phân khúc thị trường và
xác định thị trường mục tiêu.
- Việc nghiên cứu thị trường gốm sứ có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động
SXKD của các cơ sở. Vì nó là quá trình thu thập, phân tích và xử lý thông tin có
liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm gốm sứ Bát Tràng, xem sản phẩm
12
gốm sứ Bát Tràng đã đến được những đâu, có đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng. Từ đó các cơ sở sẽ xác định được quy mô đầu tư hợp lý để SXKD.
2.1.4.3 Chủng loại sản phẩm sản xuất của các cơ sở SXKD gốm sứ Bát Tràng
- Xác định chủng loại các sản phẩm sản xuất ra phù hợp với từng thị
trường tiêu thụ, từng nhu cầu của từng nhóm khách hàng.
- Biểu hiện qua các đặc trưng của từng loại sản phẩm phù hợp với từng
loại thị trường.
- Việc nghiên cứu nội dung này giúp cho các cơ sở SXKD nắm được nên
sản xuất loại sản phẩm nào đối với thị trường nội địa, loại sản phẩm nào với thị
trường nước ngoài.
2.1.4.4 Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm gốm sứ của các cơ sở
- Được biểu hiện ở quy trình SXKD, tình hình lao động nguồn vốn, trang
thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất, các sản phẩm chủ yếu được sản xuất ra,
doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của hộ
- Nghiên cứu vấn đề này giúp cho nhà quản trị biết được đầy đủ những
điểm mạnh, điểm yếu của chính doanh nghiệp. Sản phẩm của họ đã được người
tiêu dùng chấp nhận đến đâu. Ngiên cứu sản xuất và tiêu thụ chính là cách tốt
nhất để nắm được tình hình SXKD của doanh nghiệp, góp phần tăng hiệu quả
SXKD.
2.1.4.5 Thuận lợi và khó khăn trong SXKD gốm sứ của các cơ sở SXKD gốm
sứ Bát Tràng
- Được biểu hiện ở những điểm công ty và hộ có được, có lợi thế so sánh

so với những làng nghề gốm sứ khác. Những điểm yếu, khó khăn mà các cơ sở
SXKD gốm sứ Bát Tràng gặp phải.
- Những thuận lợi và khó khăn của hộ và công ty là gì? Nắm được vấn đề
này giúp cho người chủ cơ sở SXKD biết được thế mạnh, điểm yếu của mình từ
đó đưa ra những chiến lược kinh doanh khả thi hơn.
2.1.4.6 Kết quả và hiệu quả SXKD gốm sứ Bát Tràng
13
- Kết quả và hiệu quả SXKD là 2 vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp đều
quan tâm. Đối với doanh nghiệp SXKD gốm sứ Bát Tràng được thể hiện ở số
lượng sản phẩm sản xuất ra, mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, doanh thu, lợi nhuận.
- Nghiên cứu kết quả và hiệu quả SXKD giúp cho doanh nghiệp biết mình
làm ăn có lãi hay không, khả năng mơ rộng quy mô sản xuất, đóng góp cho nhà
nước và xã hội được bao nhiêu. Đứng trên phương diện chính phủ, người quản
lý để biết được mức đống góp của doanh nghiệp, chủ trương chính sách hỗ trợ
đã được hiệu quả chưa, các công trình đầu tư công có góp phần tăng hiệu quả
SXKD gốm sứ Bát Tràng.
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến SXKD gốm sứ
Trong SXKD gốm sứ Bát Tràng, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
SXKD của các cơ sở SXKD gốm sứ như : Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và
ứng dụng khoa học công nghệ, năng lực tài chính, trình độ và chất lượng nguồn
nhân lực, khả năng tổ chức quản lý điều hành của doanh nghiệp, chất lượng và
giá cả sản phẩm, môi trường kinh tế, môi trường chính trị, pháp luật, chủ trương
chính sách của chính phủ, môi trường kỹ thuật
14
Sơ đồ 2.3: các yếu tố ảnh hưởng đến SXKD của các cơ sở SXKD gốm sứ
Bát Tràng
2.1.5.1 Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ
- Các cơ sở vật chất- kỹ thuật như hệ thống giao thông, phương tiện vận
chuyển, hệ thống nhà kho bến cảng, hệ thống thông tin…hệ thống này có vai trò
quan trọng trong đảm bảo lưu thông, thị trường sản phẩm nhanh, hạ giá thành

- Trong điều kiện hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, chu
kỳ công nghệ ngày càng ngắn hơn và hiện đại hơn, đóng vai trò quyết định đến
nâng cao năng suất lao động. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp cần tìm ra giải pháp
đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ tiên tiến của khu
vực và thế giới, cần phải không ngừng và đào tạo phát triển nguồn lao động làm
Các yếu tố
ảnh hưởng
Điều kiện cơ sở vật
chất kỹ thuật và
ứng dụng khoa học
công nghệ
Năng lực tài
chính
Môi trường
kinh tế
Khả năng tổ chức
quản lý điều hành
của doanh nghiệp,
Trình độ và
chất lượng
nguồn nhân
lực
Môi trường
chính trị, pháp
luật, chủ trương
chính sách của
chính phủ
Chất lượng
sản phẩm
Giá cả sản

phẩm
15
chủ công nghệ tiên tiến. Sự cải tiến công nghệ sẽ làm cho sản lượng sản phẩm
sản xuất ra tăng lên cùng một mức đầu vào, hay nói cách khác là với cùng một
lượng sản xuất ra như nhau nhưng chi phí đầu vào lại thấp hơn. Đối với sản xuất
gốm sứ cải tiến công nghệ là đưa lò ga vào thay thế các lò truyền thống sử dụng
chất đốt bằng củi, than… làm tăng độ đồng đều của sản phẩm, giảm được chi
phí và giảm ô nhiễm môi trường
2.1.5.2 Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của doanh nghiệp thường được biểu hiện bằng khả
năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài
chính của mọi doanh nghiệp. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng đến quy
mô kinh doanh của doanh nghiệp như: khả năng huy động vốn, khả năng đầu tư
trang thiết bị, khả năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực… Năng lực tài
chính của doanh nghiệp còn được thể hiện ở khả năng huy động và sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn khác vào hoạt động sản xuất kinh doanh như: vốn tín
dụng, vốn tín dụng thương mại, vay qua kênh phát hành trái phiếu, huy động
thông qua phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Đối với các cơ sở SXKD gốm sứ năng lực tài chính là rất quan trọng. Các
sản phẩm gốm sứ sản xuất ra tồn kho có giá trị rất lớn vì vậy yêu cầu cơ sở phải
có đủ năng lực tài chính.
2.1.5.3Trình độ và chất lượng nguồn nhân lực
Trong SXKD của doanh nghiệp, nguồn nhân lực ( lực lượng lao động) có
vị trí, vai trò quan trọng. Lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể sáng tạo
ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng mới cho
việc nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng
tạo tạo ra sản phẩm với kiểu dáng phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trường. Lực
lượng lao động trực tiếp tác động đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng
các nguồn lực khác, vì thế nó tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh.
16

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nó đã
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trí thức. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế
này là hàm lượng khoa học kết tinh trng sản phẩm dịch vụ rất cao. Nó gắn liền
với sự phát triển của các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học… Điều
đó đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ lao động kỹ thuật kỹ thuật cao.
Do đó, càng khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng lao động trong việc
nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đối với các cơ sở SXKD gốm sứ ngoài đội ngũ cán bộ tổ chức điều hành
thì công nhân sản xuất có vai trò rất quan trọng. Lao động yêu cầu phải có trình
độ tay nghề cao, có kinh nghiệm, kỹ năng, khéo léo và cẩn thẩn. Cần có các
nghệ nhân giỏi thì mới tạo nên những sản phẩm đẹp, chất lượng cao. Vì thế trình
độ và chất lượng lao động ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả SXKD.
2.1.5.4 Khả năng tổ chức quản lý điều hành
Quản trị đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động SXKD của doanh
nghiệp. Quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Người làm công tác quản trị
phải là người có chuyên môn, năng động sáng tạo, được đào tạo. Từ đó mới có
hướng đi đúng đắn trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Trong quá trình
SXKD, người quản trị phải làm sao để khai thác và thực hiện việc phân bổ các
nguồn lực sản xuất một cách có hiệu quả.Và để đạt được thành công trong kinh
doanh, các nhà quản trị cần tổ chức một cách khoa học hệ thống thông tin nội
bộ, thông tin bên ngoài doanh nghiệp nhằm đạt kết quả mong muốn
Chiến lược kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay như là
hướng đi giúp các doanh nghiệp vượt qua sóng gió tren thi trường, vươn tới
tương lai bằng chính nỗ lực và khả năng của doanh nghiệp. Việc xây dựng chiến
lược đúng đắn, phù hợp sẽ đem lại cho doanh nghiệp cái nhìn xa hơn trong
tương lai, đó là việc tiên đoán được những xu hướng chứ không chỉ đơn thuần là
những việc xảy ra trong ngắn hạn. Thành quả thu được dễ nhận thấy là những
con số về doanh thu, lợi nhuận, thị phần. Ngoài ra sử dụng chiến lược kinh
17
doanh còn giúp doanh nghiệp am hiểu hơn về chiến lược của các đối thủ cạnh

tranh, làm giảm bớt những e ngại đối với sự thay đổi, hiểu rõ hơn về hiện thực.
2.1.5.5 Chất lượng sản phẩm
Quyết định khả năng cạnh tranh là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường khách hàng là “ thượng đế”, họ có quyền lựa chọn
hàng trăm sản phẩm để mua một sản phẩm tốt nhất. Vì vậy chất lượng sản phẩm
phải luôn đáp ứng nhu cầu thị hiếu cuẩ khách hàng. Hàng hóa chất lượng tốt sẽ
tiêu thụ nhanh, thu được lợi nhuận cao. Hàng hóa chất lượng kém sẽ bị ứ đọng, ế
ẩm làm cho doanh nghiệp thua lỗ, phá sản. Có thể nói “ chỉ có chất lượng là lời
quảng cáo tốt nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp”
2.1.5.6 Giá cả của sản phẩm
Theo quy luật cung cầu thì khi các yếu tố khác không đổi khi giá tăng thì
cầu giảm. Việc dự tính giá cả chỉ được coi là hợp lý và đúng đắn khi xuất phát
từ giá cả thị trường. Nếu giá cả được xác định hợp lý và đúng đắn thì sẽ đem lại
cho doanh nghiệp nhiều tác dụng to lớn. Đặc biệt giá cả thực hiện chức năng gắn
sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên từng loại thị trường trong và ngoài nước. Nó
là đòn bẩy kinh tế đối với doanh nghiệp và thị trường. Do đó để thực hiện mục
tiêu kinh tế tổng hợp của doanh nghiệp vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp
là phải có chính sách giá hợp lý.
2.1.5.7 Môi trường kinh tế
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng chung trong tương lai có ảnh hưởng
đến SXKD của doanh nghiệp. Các yếu tố ảnh hưởng đến SXKD của doanh
nghiệp như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự ổn định giá cả, tiền tệ, lãi xuất, tỷ giá
hối đoái. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh trong giai đoạn thịnh vượng, suy
thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng. Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tôc
độ tăng trưởng cao tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của doanh
nghiêp. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm tiêu dùng,
đồng thời làm tăng các đối thủ cạnh tranh. Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái,
18
cũng có thể tạo ra một cơ hội tốt cho doanh nghiệp và sự phát triển của doanh
nghiệp. Lạm phát và vấn đề chống lạm phát cũng là một nhân tố quan trọng cần

phải xem xét phân tích. Trên thực tế lạm phát làm cho giá cả và tiền công không
thể làm chủ được. Lạm phát tăng lên việc đầu tư trở nên mạo hiểm hơn, các
doanh nghiệp sẽ giảm nhiệt đầu tư phát triển sản xuất. Như vậy, lạm phát cao là
mối đe dọa đối với các doanh nghiệp.
Hiện nay nền kinh tế toàn cầu đang bị suy thoái, lạm phát tăng. Ở một số
nước xảy ra tình trạng khủng hoảng nợ công là cho sức mua hàng hóa dịch vụ
giảm. SXKD gốm sứ chụi tác động lớn từ khủng hoảng kinh tế, SXKD gốm sứ
gặp nhiều khó khăn, sản phẩm sản xuất ra kông tiêu thụ được ảnh hưởng đến
SXKD của các cở sở ở Bát Tràng.
2.1.5.8 Môi trường chính trị, pháp luật, chủ trương chính sách của chính phủ
Các yếu tố chính phủ, luật pháp và chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn
đến hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố này tác động đến doanh nghiệp
theo các hướng khác nhau, chúng có thể tạo ra cơ hội cũng có thể tạo ra trở ngại
thậm chí là rủi ro thật sự cho doanh nghiệp
Sự ổn đinh về chính trị, nhất quán về quan điểm chính sách lớn luôn là sự
hấp dẫn của các nhà đầu tư. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay
không lành mạnh hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố luật pháp và quản lý nhà
nước về kinh tế
Các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế… sẽ tạo ra sự ưu tiên
hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể, do đó sẽ tác
động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành,
vùng kinh tế nhất định
19
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển SXKD
gốm sứ
Ngành SXKD gốm sứ là một trong những ngành nghề truyền thống của
dân tộc ta. Nó cung cấp những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, giá trị xuất khẩu
lớn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, khôi phục nét truyền thống của dân tộc ta.
Vì thế các cơ sở SXKD gốm sứ đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan

tâm, tạo nhiều điều kiện cho sản xuất phát triển. Điều đó được thể hiện ở các
chính sách ưu đãi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách phát triển làng nghề:
- Quyết định 132/2000/ QĐ- CP của thủ tướng chính phủ về một số chính
sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, ban hành ngày 24/11/2000,
- Nghị định 66/2006/ NĐ- CP của thủ tướng chính phủ nghị định về phát
triển ngành nghề nông thôn, ban hành ngày 7/7/2006.
- Thông tư của bộ tài chính số 113/2006/ TT BTC ngày 28/12/2006 hướng
dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông
thôn theo nghị định 66/2006/ NĐ - CP ban hành ngày 7/7/2006.
- Nghị định 56/2009/ NĐ- CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
- Quyết định 12/2010/ QĐ- TTG về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế năm 2010.
- Nghị định 53/2011/ NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
- Nghị định 75/2011/ NĐ – CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu
của nhà nước.
Ngoài ra nhà nước còn mở các trường đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc đào tạo bồi dưỡng một đội ngũ thợ có trình độ tay nghề đảm bảo
20
cho việc sản xuất các mặt hàng nghành nghề trong đó có mặt hàng thủ công mỹ
nghệ gốm sứ.
2.2.2 Tình hình SXKD gốm sứ trên thế giới
Gốm sứ là một trong những ngành công nghiệp cổ xưa nhất hành tinh.
Một khi con người phát hiện ra đất sét có thể được đào lên và được hình thành
các đối tượng đầu tiên bằng cách trộn với nước rồi nung lên. Qua thời gian
ngành công nghiệp gốm sứ ngày càng càng phát triển. Không riêng Việt Nam có
nhiều nước trên thế giới sản xuất gốm sứ. Mỗi quốc gia sẩn phẩm gốm sứ của họ
có một nét đặc trưng riêng mang đậm truyền thống văn hóa của dân tộc. Sản

xuất kinh doanh gốm sứ trên thế giới ngày một phát triển. Hiện nay sản phẩm
gốm sứ được sản xuất ở các nước Châu Á.
Gốm sứ Trung Quốc
Những phát hiện khảo cổ đã chứng minh rất sớm từ thời kỳ đồ đá mới
người Trung Hoa đã phát minh ra đồ gốm. Sự xuất hiện của sản xuất nông
nghiệp vào cuối giai đoạn xã hội nguyên thủy đã mang lại đời sống tương đối ổn
định cho tổ tiên của người Trung Hoa, và một cách khách quan đã sản sinh nhu
cầu về đồ gốm. Vì vậy để cải thiện chất lượng cuộc sống và làm đời sống họ tiện
nghi hơn, dần dần người Trung Hoa đã phát minh ra gốm bằng việc nung đất sét.
Trước triều đại nhà Thương (Thế Kỷ XV – 256 tr. CN), các màu chính
của đồ gốm chỉ gồm 3 màu : đỏ, xám, và đen. Về sau dựa trên kỷ thuật phủ men
màu, màu sắt của đồ gốm trở nên đa dạng và sáng sủa hơn. Thời Tần, đồ đất
nung Trung Quốc lên trình độ cao mà đạo quân đất nung trong mộ Tần Thủy
Hoàng là một minh chứng cụ thể. Thời Hán đồ gốm men phát triển và bắt đầu
xuất khẩu ra nước ngoài. Vào đời nhà Đường (618 – 907 ) , đồ sứ, còn được gọi
là đồ gốm vẽ hay đồ gốm màu. Vào thời đường Gốm ba màu rất nổi tiếng. Được
phát triển dựa trên cơ sở gốm men màu nâu và xanh lá cây ở triều đại Hán, nó
đại diện cho một đỉnh cao của việc phát triển nghề gốm tại Trung Hoa và cũng
nổi tiếng trên thế giới trong thời đại của nó. Tượng gốm thời Đường gồm ba loại
21
chính là tượng hình người, tượng hình thú, các hình tượng canh mộ đa dạng hay
vật tùy táng.
Sự thành công của việc sản xuất gốm trong triều đại Tống được nhìn nhận
là vật dụng phủ men đơn sắc (monochrome). Men đơn sắc ngoạn mục nhất dưới
thời nhà Tống là celadon, được gọi bằng nhiều tên khác nhau tùy theo độ sâu
đậm nhạt và phong cách (dạng thức đường nứt)
Trong triều đại nhà Minh, rồng và phượng là họa tiết trang trí phổ thông
nhất trên đồ gốm. Những bố cục khác như hình thú, hình thực vật và hình người
trong vườn hay nội sảnh thường thường được trang trí cho đồ gốm xanh và
trắng.

Đỉnh cao sản xuất gốm sứ được nhìn thấy ở thời kỳ của triều đại nhà
Thanh, trong suốt thời kỳ này có sự cải tiến trông thấy ở mọi dạng gốm sứ, bao
gồm đồ gốm “xanh và trắng”, “polychrome”,đồ gốm “wucai”,…Men bóng được
cải tiến ở thời kỳ đầu nhà Thanh được nung ở nhiệt độ cao hơn nên cũng đạt
được vẻ đẹp bóng bẩy hơn gốm sứ thời nhà Minh. Thanh triều là thời kỳ được
đặc biệt ghi nhận về sản xuất đồ gốm men màu
Đồ gốm sứ Trung Quốc ban đầu chủ yếu xuất khẩu sang khu vực Châu Á
. Bước sang thế kỷ 17 , hoàng thất và cung đình Tây Âu bắt đầu dấy lên cơn
sóng tàng trữ đồ sứ Trung Quốc. Sau khi Bồ Đào Nha mở đường hàng hải mới ,
đồ gốm sứ cũng trở thành món quà quý hiếm nhất trong xã hội Châu Âu . Đồ sứ
Trung Quốc bán chạy trên thế giới và trở thành mặt hàng mang tính chất thế giới
. Từ China cũng truyền bá rộng rãi khắp nước Anh và lục địa Châu Âu cùng với
đồ gốm sứ Trung Quốc. Hiện nay gốm sứ Trung Quốc có mặt ở Châu Mỹ, Châu
Úc, Châu Á, Châu Phi. Sản phẩm gốm sứ của Trung Quốc rất đa dạng, mẫu mã
phong phú, giá lại vừa phải nên được nhiều người sử dụng. Vì thế sản phẩm
gốm sứ Trung Quốc có mặt ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, là đối thủ của
nhiều nước SXKD gốm sứ trên thế giới.
22
Hiện nay ở Trung Quốc có các hiệp hội gốm sứ, vai trò của hiệp hội này
rất quan trọng. Giúp tìm kiếm khách hàng, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn
nhau để sản xuất mang lại hiẹu quả kinh tế cao.
Gốm Nhật Bản
Gốm Nhật Bản được tìm thấy sớm nhất vào thời Jomon (10.500 - 300
năm tr. CN), tiếp tục là gốm Yayoi (300 năm tr. CN – 300 năm SCN) và gốm
Hajiki (300 – 600). Các miếng Jomon có phần đầu lớn, nồi nấu ăn hình nón. Mặt
bên ngoài của Jomon thường được đóng dấu hoặc có những hoa văn giống như
sợi dây thừng. Điều này làm cho các sản phẩm thường được đóng dấu hoặc có
những sợi hoa văn giống sợi dây thừng. Chậu gốm sứ hoặc đất nung trong nhiệt
độ thấp phần lớn là hoa tan trong nước. Các tác phẩm trong khoảng thời gian từ
2500 đến 1500 trước công nguyên là những đồ trang trí khác nhau bao gồm hình

bầu dục, hình tròn, hình xoắn ốc và hình dạng khác giống như hình con người
hoặc động vật.
Trong thế kỷ thứ sáu và thứ báy, gốm sứ Nhật bản có nhiều sự thay đổi
bởi sự du nhập của nền văn hóa Trung Quốc và Hàn Quốc đã được dồng hóa vào
Nhật Bản nhưng không hợp với thị hiếu của người Nhật Bản.
Đầu thế kỷ XVII cũng là thời phát triển của gốm sứ Hizen với những lò
gốm chạy dài bất tận ở vùng Arita. Thập niên 40 của thế kỷ XVII, gốm men
nhiều màu đã phát triển và xuất khẩu sang Châu Âu qua Công ty Đông Ấn, sau
đó giữa thế kỷ XVII gốm Hizen bắt đầu xuất khẩu ồ ạt ra nước ngoài thay thế
cho gốm Trung Quốc và trở thành nguồn hàng công nghiệp xuất khẩu lớn nhất
của Nhật Bản dưới thời Edo.
Ngày nay với việc mở cửa giao lưu của Nhật Bản với các nước phương
Tây đã dẫn đến việc kết thúc của thời kỳ Edo và bắt đầu của thời đại Meiji
(1868- 1912). Đây là một kỹ nguyên thay đổi suốt nhất của xã hội Nhật Bản.
Mặc dù có sự thay đổi trong thời kỳ này nhưng các nghệ nhân Nhật Bản vẫn giữ
23
cách làm đồ gốm truyền thống. Cho đến ngày nay, gốm vẫn còn là một hình
thức nghệ thuật quan trọng ở Nhật Bản. trái ngược với hầu hết các quốc gia nơi
thợ gốm có một thời gian kiếm sống khó khăn, Nhật Bản có hàng chục ngàn thợ
gốm thành công và vẫn tiếp tục phát triển.
Gốm Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, vào thời đồ đá đã bắt đầu sử dụng đồ gốm sứ, đến thời Tam
Quốc đồ gốm được sử dụng rộng rãi trong đời sống bình thường.
Đồ gốm Hàn Quốc ngày một phát triển một cách tinh xảo với nhiều kiểu
hoa văn phong phú, đa dạng. Sau này đến thời Cao Ly (918- 1329) đồ sứ đã phát
triển hoàn thiện và chính thức thay thế đồ gốm, với những phương pháp chế tác
tương đối giống nhau, sản phẩm gốm sứ nói chung đều có ưu điểm tương đối
giống nhau. Các sản phẩm đều có ưu điểm không thấm nước, bền và tiện dụng.
Vào thời đại này đã có sự xuất hiện của sứ xanh và cũng bắt đầu từ đây đánh
dấu thời kỳ thịnh hưng của nền văn hóa gốm sứ. Đỉnh cao của nghệ thuật gốm

sứ giai đoạn này là nghệ thuật trạm khảm cùng sự xuất hiện tiêu biểu của sứ
xanh.
Sau thời đại Cao Ly đến triều đại Triều Tiên (1392-1910) tại thời điểm
này gốm sứ Hàn Quốc đã phát triển cao hơn với sự ra đời của sứ trắng và sứ cát
xanh. Nếu so sánh với thời đại Cao Ly thì thời đại này có hoa văn đơn giản và
bề mặt thô giáp hơn. Sau đó chính kỹ thuật chế tạo đồ gốm sứ tại thời kỳ này đã
được truyền bá rộng rãi sang Nhật.
Ngày nay vẫn còn nhiều làng nghề truyền thống sản xuất gốm sứ tại Hàn
Quốc.
2.2.3 Tình hình SXKD gốm sứ ở Việt Nam
Gốm sứ là nghề truyền thống của dân tộc ta. Sản phẩm gốm sứ của Việt
Nam được xuất khẩu đi nhiều nơi. Nhiều làng nghề đã trở nên nổi tiếng, quen
thuộc như: gốm Bát Tràng, Cậy ( Hải Dương), Lò Chum ( Thanh Hóa), Phù lãng
24
( Bắc Ninh), Bình Dương, Vĩnh Long….Sản phẩm gốm sứ nước ta đầy chất
nghệ thuật, được khách hàng ưu chuộng, sản phẩm độc đáo, chất lượng cao.
Nguyên liệu làm gốm sứ là yếu tố quan trọng để tạo nên sản phẩm gốm sứ
tốt. Nguyên liệu làm gốm sứ của Việt Nam không thể thiếu Cao anh, đất sét,
thạch anh.
Sản phẩm gốm sứ của Việt Nam được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế
giới như: Mĩ, Đức, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Đan Mạch, Bỉ…
Đặc biệt Mĩ và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu rộng lớn mà các nhà sản
xuất gốm sứ mĩ nghệ nước ta có nhiều cơ hội phát triển thị trường.
Việt nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho SXKD gốm sứ đó là có một đội
ngũ lớp thợ lành nghề, kinh nghiệm sản xuất lâu năm của các nghệ nhân. Cùng
với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các công nghệ mới đã được áp dụng vào
sản xuất thay thế lao động thủ công như công nghệ nhào đất, lò nung đốt ga,
phương tiện thông tin hiện đại, mạng internet…Hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực giúp cho sản phẩm gốm sứ được xuất khẩu đi nhiều hơn. Thị trường tiêu thụ
sản phẩm ngày càng đa dạng hơn. Chính phủ có nhiều chủ trương, chính sách

khuyến khích phát triển SXKD gốm sứ. Tạo nhièu điều kiện thuận lợi cho các
cơ sở giúp phát triển làng nghề truyền thống.
Bên cạnh đó SXKD gốm sứ của nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.
Nguồn nguyên vật liệu ngày càng khan hiếm, giá thành cao đẩy chi phí sản xuất
lên. Tuy nhiên giá sản phẩm lại không tăng hoặc tỉ lệ tăng chậm hơn so với chi
phí. Khiến cho sản xuất gặp khó khăn. Cơ sở hạ tầng cho sản xuất còn yếu, các
công trình đầu tư công phục vụ cho sản xuất đang xuống cấp… Làm cho nhiều
khâu trong sản xuất và tiêu thụ không đáp ứng được yêu cầu.Thông tin về thị
trường còn hạn chế, khả năng tiếp cận thị trường thấp. Thị trường tiêu thụ không
ổn định, sản phẩm ồn kho chiếm tỉ lệ cao. Suy thoái kinh tế tác động lớn đến
SXKD gốm sứ, nhu cầu tiêu dùng có phần giảm do kinh tế khó khăn, tiêu thụ
gặp nhiều khó khăn, khiến tồn kho nhiều, ứ đọng vốn. Trong khi đó vốn vay lại
25

×