Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Điều tra thành phần sâu hại chính trên cây đậu xanh tại xã ea m’nang và đề xuất biện pháp phòng trừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.67 KB, 27 trang )

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đậu xanh (Vigna radiata L.) là một trong những cây thực phẩm ngắn ngày,
vừa dễ trồng vừa có hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm của cây đậu xanh được sử dụng
hết sức đa dạng và có lẽ không cây trồng nào có nhiều công dụng như cây đậu xanh.
Tuy nhiên, đậu xanh là một loại cây trồng bị nhiều côn trùng gây hại, theo kết quả
nghiên cứu sơ bộ của cơ quan bảo vệ thực vật (BVTV) thì ở nước ta đã có trên 35
loài sâu phá hại đậu xanh và người ta đã xếp chúng thành 4 nhóm khác nhau: (1)
nhóm hại thân, gốc (ruồi đục thân, ruồi đục gốc); (2) nhóm hại hoa, quả, hạt (sâu
đục quả, mọt đậu, bọ xít xanh; (3) nhóm hại lá, ăn tạp (sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu
xanh) và (4) nhóm sâu chích hút (rệp muội, rầy xanh, bọ xít xanh vai đỏ,…). Trong
35 loài đã được phát hiện có đến 20 loài quan trọng thường xuyên xuất hiện, gây
hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển và sự hình thành quả của cây đậu
xanh, làm giảm năng suất và giảm giá trị thương phẩm của hạt đậu xanh. Để đối
phó với sâu hại người sản xuất chỉ biết sử dụng nhiều loại thuốc hóa học khác nhau,
tăng số lần phun thuốc và nồng độ liều lượng để phòng trừ, không tuân thủ nguyên
tắc sử dụng thuốc, hậu quả là làm cho sâu hại quen thuốc, càng ngày càng khó
phòng trừ chúng. Hơn nữa, việc lạm dụng thuốc hóa học như vậy sẽ để lại dư lượng
thuốc trong môi trường, môi sinh, trong nông sản phẩm và ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe người tiêu dùng.
Vì vậy, nhằm góp phần thiết thực cho công tác phòng trừ sâu hại có hiệu
quả, có triển vọng áp dụng trong chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên
cây đậu xanh. Chúng tôi tiến hành chuyên đề: “Điều tra thành phần sâu hại chính
trên cây đậu xanh tại xã Ea M’nang, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắc Lắc và đề xuất biện
pháp phòng trừ”.
1
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, từ lâu cây đậu xanh là cây trồng quen thuộc ở các tỉnh miền núi,
trung du phía Bắc và đồng bằng Bắc bộ. Ngày nay, cây đậu xanh được trồng nhiều
ở cả các tỉnh phía Nam, đã góp phần giải quyết tốt các vấn đề thực phẩm và tăng thu
nhập kinh tế cho người trồng đậu xanh. Tuy nhiên, năng suất cây đậu xanh còn thấp


do ảnh hưởng của khí hậu thời tiết, giống, kỹ thuật canh tác và bị nhiều loài côn
trùng gây hại. Sâu hại là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất
đậu xanh. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Lương Minh Khôi và cộng tác viên
CTV (1985, 1987, 1988, 1989) trên cây đậu xanh có 35 loài sâu hại. Sâu hại chính
có 6 loài, chúng thường xuyên xuất hiện và gây hại nặng gồm:
+ Sâu cuốn lá (Lamprosema indica): loài này xuất hiện và gây hại trên mọi
vùng trong cả nước ở tất cả các thời vụ trong năm. Phạm vi ký chủ, ngoài cây đậu
xanh loài này còn gây hại trên các cây đậu đỗ khác như: đậu đen, lạc, đậu đũa,…
những tổ lá do sâu non nhả tơ cuốn lại hoặc xếp 2-3 lá lại chồng lên nhau, sâu non
nằm trong đó ăn thịt lá và biểu bì trên, để lại biểu bì dưới xơ trắng. Mức độ gây hại
của sâu cuốn lá tùy thuộc thời vụ trồng và tuổi sâu non. Sâu tuổi lớn, khả năng ăn lá
mạnh và di chuyển lớn.
+ Sâu khoang (Spodoptera litura): là loài sâu đa thực, gây hại trên 290 loại
cây trồng khác nhau, ở nước ta, sâu khoang là đối tượng sâu hại quan trọng trên cây
đậu đỗ, rau họ hoa thập tự, họ cà, họ bầu bí,…trong đó đậu xanh là một trong những
loại cây trồng được sâu khoang ưa thích. Sâu non tuổi nhỏ tập trung thành đám,
gặm ăn thịt lá, để lại biểu bì trên và gân lá khô trắng. Sâu tuổi lớn phân tán mỗi nơi
một con, gặm ăn tuổi lá lẫn biểu bì, chỉ để lại gân lá. Sâu khoang có thể cắn trụi
cành hoa, khoét quả ăn hạt, quả bị hại có thể rụng sớm hoặc bị thối lúc trời mưa, sẽ
giảm năng suất, giảm giá trị thương phẩm.
+ Ruồi đục thân (Melanagromyza sojae): phân bố rộng rãi ở tất cả các vùng
trồng đậu đỗ trong nước. Phạm vi ký chủ của ruồi đục thân rất phong phú như đậu
tương, đậu ve, đậu đũa,…và cây dại thuộc họ đậu đỗ; ruồi trưởng thành đẻ trứng
2
trong mô lá non, trong cuống lá hoặc dưới biểu bì của nách lá. Sâu non nở ra đục
theo cuống lá xuống ngọn, cắt nguồn dinh dưỡng rễ hút từ đất lên, làm chết ngọn
đậu xanh, cây không có khả năng nẩy mầm phân nhánh khác, dẫn đến chết cây con
làm khuyết mật độ.
+ Sâu đục quả (Maruca testulalis): gây hại trên 35 loài cây khác nhau thuộc
20 giống và 6 họ thực vật. Sâu này gây hại chủ yếu trên giống đậu thuộc nhóm

Vigna và Phaseolus. Khi cây đậu xanh còn nhỏ, chỉ có lá non, ngọn non, chúng nhả
tơ xếp các lá non lại, ăn thủng lá và chồi non. Khi cây có hoa, chúng cắn phá nụ
hoa, cuống hoa, cánh hoa. Khi cây có quả, chúng đục thủng vỏ quả, chui vào trong
ăn hạt, những quả bị hại thường bị giảm chất lượng và năng suất.
+ Bọ xít xanh (Nezera viridula): phạm vi ký chủ của bọ xít xanh rất phong
phú, nó không chỉ gây hại trên cây trồng mà còn gây hại trên một số cây lương thực
như lúa, ngô, cao lương, rau màu, cây ăn quả,…Bọ xít xanh chích hút các bộ phận
non, chích hút hoa, quả non, gây tác hại nghiêm trọng cho sự sinh trưởng phát triển
của cây đậu xanh. Nếu bị hại nặng ngọn đậu xanh có thể bị thui, quả bị hại có kích
thước hạt nhỏ, vỏ nhăn nheo, giảm phẩm chất hạt, giảm khả năng nảy mầm, làm
giảm giá trị thương phẩm, dẫn đến giảm thu nhập.
+ Mọt đậu (Callosobruchus chinesis): Loại này phổ biến và gây hại nặng ở
nước ta. Con trưởng thành đẻ trứng lên vỏ quả, hạt, sâu non nở đục phá hạt và hoá
nhộng bên trong hạt làm hỏng hạt.
Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả qua nhiều năm cho thấy, những loài
thiên địch kí sinh bắt mồi ăn thịt quan trọng dưới đây thường xuyên xuất hiện trên
đồng ruộng góp phần kiểm soát và điều hòa số lượng sâu hại đậu xanh gồm:
+ Nhóm nhện lớn bắt mồi ăn thịt (gồm: nhện sói, nhện linh miêu, nhện nhảy,
nhện lưới, nhện chây dài,…): sống chủ yếu trên thân, lá, hoa, quả đậu,… bắt ăn thịt
nhiều loại côn trùng gây hại (bướm, rầy, côn trùng khác…)
+ Nhóm Bọ rùa (gồm: bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 chấm, bọ rùa 8 chấm): con trưởng
thành có màu vàng cam hoặc đỏ, hình dạng xoắn úp như lưng rùa. Hoạt động sáng
3
sớm và chiều mát. Con trưởng thành và ấu trùng chuyên bắt ăn thịt các loài sâu hại
như: rầy, rệp, trứng và sâu non (bộ Cánh vảy).
+ Nhóm côn trùng kí sinh gồm: ong mắt đỏ, ong kén nâu đơn, ong cự vàng,
ong (họ Scelionidae và họ Eulophidae) kí sinh pha trứng, sâu non, nhộng sâu cuốn
lá, sâu khoang, bọ xít xanh,…
+ Nhóm Bọ xít bắt mồi (bọ xít hoa, bọ xít mù xanh,…): ăn thịt các loại sâu
non và trứng của nhiều loại sâu hại đậu xanh.

2.2 Nghiên cứu ngoài nước
Theo Reissig thành phần sâu hại chính trên cây đậu xanh khá phong phú,
chúng tập trung vào 7 loại sâu hại chính thuộc nhóm chích hút, ăn hại lá hoa, quả và
hạt (Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Thành phần sâu hại chính trên cây đậu xanh
TT Tên sâu hại Tên khoa học Bộ phận gây hại
1
2
3
4
5
6
7
Ruồi đục thân
Bọ xít xanh
Sâu xám
Sâu đục quả
Sâu khoang
Mọt đậu
Sâu xanh
Melanagromyza sojae
Nezera viridula
Agrotis ypsilon
Etiella zinckenella
Spodoptera litura
Callosobruchus chinensis
Helicoverpa armigera
Thân cây
Thân, lá, hoa, quả
Thân cây, lá

Quả, hạt
Lá, nụ hoa, cành hoa, hạt
Quả, hạt
Thân, lá, nụ hoa, hạt non
Nhóm sâu hại nói trên không chỉ gây hại trên cây đậu xanh mà chúng còn
gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau thuộc họ đậu như: đậu tương, lạc, đậu
đen, đậu trạch, đậu đũa, đậu cô ve Mức độ gây hại và biến động số lượng của
chúng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện khí hậu thời tiết, giống, kỹ thuật canh tác và
biện pháp kiểm soát dịch hại của người sản xuất.
4
Trong tự nhiên, thiên địch của sâu hại có tác dụng tích cực trong việc điều
hòa số lượng sâu hại ở mức cân bằng sinh học. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác
giả B.M. Shepard, G.R. Carner, A.T. Barrion, P.A.C. Ooi, H. van den Berg (1998)
cho thấy thành phần thiên địch của sâu hại đậu xanh khá phong phú (Bảng 2.2),
chúng thuộc họ bọ rùa Coccinellidae, họ ong đen kén trắng Braconidae, họ ong cự
Ichneumonidae, họ ong Vespidae, họ ruồi ăn rệp Tachinidae, họ bọ kỳ ăn thịt (bọ
chân chạy) Carabidae và họ nhện bắt mồi ăn thịt (Lycosidae, Oxyopidae,
Tetragnathidae).
Bảng 2.2 Thành phần thiên địch của sâu hại đậu xanh
TT Thiên địch Tên khoa học Con mồi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Bọ rùa

Bọ ba khoang
Ong cự ký sinh
Ong bắp cày
Dế nhảy
Bọ xít gai ăn thịt
Ong kén trắng
Bọ xít mù xanh
Nhện linh miêu
Coccinella transversalis
Ophionea nigrofasciata
Cotesia spp.
Eiriborus argenteopilosus
Metioche vittaticollis
Andrallus spinidens
Phanerotoma philippinesis
Rhynocoris sp.
Oxyopes sp.
Rệp, trứng sâu
Côn trùng nhỏ, trứng sâu
Sâu cuốn lá, đục thân
Sâu xanh
Sâu non, trứng, rầy
Sâu xanh, trứng sâu
Sâu đục quả đậu
Trứng, ấu trùng rầy, rệp
Sâu khoang
5
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu cụ thể
+ Cây đậu xanh giống HL115, mật độ trồng là 30cm x 25cm, thời gian sinh

trưởng: 65- 68 ngày
+ Thành phần sâu hại chính trên cây đậu xanh và thiên địch của chúng (gồm
thiên địch bắt mồi ăn thịt và kí sinh).
3.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu
3.2.1 Điều kiện tự nhiên
Xã Ea M`nang thuộc huyện Cư M`gar tỉnh Đắc Lắc, được thành lập vào
1986. Đây là một xã vùng 2 có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc từ 0
0
– 20
0
.
Vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Quảng Tiến, phía tây giáp huyện Buôn Đôn,
phía bắc giáp xã Ea`Mdroh, phía nam giáp xã Ea`Pork.
Tổng diện tích đất tự nhiên xã Ea`Mnang là 2.222 ha, trong đó đất sản xuất
nông nghiệp là 1.526 ha, chủ yếu là đất đỏ bazan ưu tiên cho phát triển cây cà phê.
Diện tích đất trồng đậu là 567 ha, đất trồng đậu thuộc loại đất đen và đất pha cát rất
thích hợp cho cây đậu đỗ phát triển.
Khí hậu: Thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và
mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, chiếm 70% lượng mưa cả năm,
rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau.
Hệ thống thuỷ văn: Mực nước ngầm dao động từ 10m - 30m, mực nước mặt
gồm có ao, hồ và sông suối, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi kênh mương được xây
dựng kiên cố cung cấp nước tưới trong mùa khô cho cả xã và vùng lân cận.
Thổ nhưỡng: xã có hai loại đất chính:
+ Đất feralit nâu đỏ hình thành trên nền đá mẹ bazan là loại đất có tầng đất
canh tác dày, thành phần cơ giới nặng, rất thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm
như: cà phê, hồ tiêu
6
+ Đất đen được bồi tụ bởi nền đất mặt bazan rất thích hợp cho việc trồng

lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày.
3.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội và dân sinh
Toàn xã có 1.682 hộ, trong đó số người ở độ tuổi lao động chiếm khoảng 70%
dân số của xã.
Thành phần các dân tộc: toàn xã gồm có 7 dân tộc anh em sinh sống gồm:
kinh, Tày , Nùng, Dao, Mường, Thái, và Hoa. Trong đó, dân tộc thiểu số có 285 hộ
và 1.506 khẩu.
Các dân tộc theo nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng chủ yếu có 3 tôn giáo
chính: đạo phật, đạo thiên chúa và đạo cao đài.
Y tế: trạm y tế có 1 bác sỹ, 2 y sỹ; trang thiết bị và dụng cụ y tế còn thiếu.
Giáo dục: toàn xã có 1 trường trung học cơ sở, 3 trường tiểu học. Năm 2005,
toàn xã đã phổ cập trung học cơ sở.
Điện lưới: hầu hết người dân có điện thắp sáng và phục vụ cho sản xuất.
Hiện nay, nhân dân trong xã đang gặp khó khăn về máy móc phục vụ sản xuất và
thiếu vốn đầu tư.
Giao thông: đường giao thông chính được rải nhựa 7 km, đường liên thôn
liên xóm vẫn còn là đường đất.
Thương mại và dịch vụ: chưa phát triển các quầy dịch vụ ở địa phương chỉ ở
mức quy mô nhỏ phục vụ đơn lẻ cho người dân trong xã.
7
4. MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Mục tiêu nội dung nghiên cứu và giới hạn chuyên đề
4.1.1 Mục tiêu nghiên cứu
+ Xác định được thành phần sâu hại chính trên cây đậu xanh và thiên địch
của chúng.
+ Tìm hiểu đặc điểm hình thái, một số đặc tính sinh học của sâu hại chính
trên cây đậu xanh.
Trên cơ sở đó, bước đầu đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại đậu xanh theo
nguyên lý quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
4.1.2 Giới hạn chuyên đề

Vì thời gian và điều kiện thực tập có hạn, cho nên chúng tôi không đi sâu
nghiên cứu về: (1) các đặc điểm sinh học như: vòng đời, tuổi sâu và yêu cầu về
nhiệt độ, ẩm độ đến phát dục cũng như yêu cầu về thức ăn của chúng; (2) ảnh
hưỏng của các yếu tố (giống, mật độ, mùa vụ trồng, kỹ thuật canh tác) đến diễn biến
số lượng và quy luật phát sinh phát triển của sâu hại.
4.2 Nội dung nghiên cứu
+ Xác định thành phần sâu hại chính và thiên địch của chúng.
+ Xác định mức độ phổ biến của sâu hại chính.
+ Theo dõi diễn biến mật độ của loài gây hại chính và thiên địch của chúng.
+ Xác định một số đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học của sâu hại và thiên
địch của chúng.
4.3 Phương pháp nghiên cứu
4.3.1 Địa điểm nghiên cứu và thu thập số liệu có liên quan
+ Địa điểm nghiên cứu: tại xã Ea M’nang, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắc Lắc.
8
+ Thu thập thông tin, dữ liệu có liên quan: từ thư viện, mạng internet, các
báo cáo khoa học có liên quan, cán bộ làm công tác bảo vệ thực vật, cán bộ khuyến
nông và người nông dân tại địa bàn nghiên cứu.
+ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/2007 - tháng 7 /2007
4.3.2 Phương pháp điều tra và bố trí thí nghiệm
4.3.2.1 Điều tra sơ bộ và chọn ruộng điều tra
+ Điều tra khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nơi nghiên cứu, diện
tích cây trồng, chế độ thâm canh và tình hình sâu haị…
+ Khảo sát thực địa để xác định hiện trạng sản xuất, tình hình sâu hại ở các
vùng trồng đậu xanh trước đây sơ bộ xác định loài sâu hại chính để từ đó chọn
ruộng điều tra.
+ Chọn 3 ruộng đậu xanh cố định (mỗi ruộng có diện tích ≥ 5000 m
2
) đại
diện cho khu vực trồng đậu xanh của xã Ea M’nang để tiến hành điều tra.

+ Điều tra 20% số hộ nông dân trồng đậu xanh về các vấn đề liên quan đến
nghiên cứu, tình hình sâu hại trên đậu xanh, kinh nghiệm và biện pháp phòng trừ
sâu hại.
4.3.2.2 Điều tra tỉ mỉ
* Điều tra xác định thành phần sâu hại chính trên cây đậu xanh và thiên
địch của chúng:
+ Điều tra theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997): đối với sâu
hại, trên mỗi ruộng tiến hành điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1m
2
, cuốn
chiếu không lặp lại, định kỳ điều tra 7 ngày /lần, thu thập toàn bộ các vật gây hại
trên cây, đem về phòng thí nghiệm giám định.
+ Điều tra xác định thành phần thiên địch của sâu hại, tại mỗi ruộng điều tra
tiến hành thu thập ngẫu nhiên từ 10-50 lá có trứng sâu và 10-50 lá có sâu non (hoặc
tiền nhộng) của sâu hại đặt vào từng túi nylon giữ mẫu đem vào phòng thí nghiệm
tiếp tục theo dõi để tìm côn trùng kí sinh pha trứng, sâu non hay tiền nhộng của sâu
hại. Những lá đậu thu thập được đặt vào hộp giữ ẩm. Mỗi lá có nhiều trứng được cắt
9
ra thành nhiều miếng nhỏ rồi đặt vào trong từng ống nghiệm (10cm x 1,7cm), có
đánh dấu. Cắt miếng lá đậu (1cm x 1cm) có 1 hoặc 2 sâu non rồi đặt vào hộp petri. ở
dưới đáy hộp có giấy thấm nước để giữ ẩm. Tiến hành theo dõi và thay lá hàng ngày.
+ Côn trùng bắt mồi được giữ trong đĩa petri (không có lá đậu và sâu hại kí
chủ) trong khoảng ít nhất 24 giờ, sau đó chúng được đặt vào trong đĩa petri khác có
lá đậu xanh và sâu non của kí chủ (nếu là thiên địch của kí chủ, khi thả vào đĩa nó
sẽ bắt mồi ngay) và tiến hành theo dõi hàng ngày.
* Điều tra xác định diễn biến mật độ sâu hại chính và thiên địch:
+ Điều tra theo phương pháp của chi cục BVTV (2002), đối với sâu cuốn lá,
điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1m
2
, bóc toàn bộ các tổ lá bị cuốn trong điểm

điều tra và đếm số lượng sâu. Đối với sâu đục quả, mỗi điểm điều tra 100 hoa và
quả. Hoặc tiến tiến hành điều tra theo đường chéo ruộng, trên mỗi ruộng thu thập
ngẫu nhiên 30 lá bánh tẻ và 30 chồi, sau đó cho tất cả các lá và chồi vào túi nylon
đựng mẫu đem về phòng thí nghiệm đổ một ít cồn 70
0
vào túi nylon và để 10 phút
cho sâu chết rồi đếm số lượng sâu non và trưởng thành cũng như sâu non, trưởng
thành của thiên địch như phương pháp trên theo từng lần điều tra.
4.4 Xử lý số liệu và tính toán các chỉ tiêu theo công thức
* Tần số xuất hiện A (%):
A (%) =
C
B
x 100
B: số điểm tra có sâu (hoặc thiên địch)
C: tổng số điểm điều tra
Mức độ phổ biến (ký hiệu M ) được lượng hóa theo tần suất bắt gặp A %
(Đặng Thùy Dung, 2006):
Quy định:
+: xuất hiện ít (<25% A - Tần suất bắt gặp)
++: xuất hiện trung bình (25- 60% A)
+++: xuất hiện nhiều (> 60% A)
10
Mật độ (con/cây
hoặc con/m
2
)
=
Tổng số sâu, nhộng điều tra
Tổng số cây điều tra hoặc tổng diện tích điều tra (m

2
).
Tỷ lệ hại (%) =
Tổng số cây bị hại
x 100
Tổng số cây điều tra
Mức độ gây hại được quan sát trên các bộ phận của cây:
+: có xuất hiện, gây hại không đáng kể.
++: xuất hiện ít, gây hại trung bình.
+++: xuất hiện, gây hại nặng.
++++: xuất hiện, gây hại nặng ảnh hưởng đến năng suất.
Cây quả
Gây hại không đáng kể: 1-5% 1-15%
Gây hại trung bình: 6-15% 16 - 30%
Gây hại nặng: 16-25% 31- 50%
Gây hại nặng ảnh hưởng đến năng suất: >25% > 50%
* Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2002), đối với sâu hại miệng chích hút (rệp,
nhện, bọ trĩ, …) phân theo 3 cấp:
- Cấp 1: nhẹ (xuất hiện rải rác)
- Cấp 2: trung bình (phân bố dưới 1/3 dảnh, búp, cờ, cây)
- Cấp 3: nặng (phân bố trên 1/3 dảnh, búp, cờ, cây)
* Tìm hiểu, mô tả một số đặc điểm hình thái, sinh học của sâu hại chính
và thiên địch của chúng:
Các mẫu vật (côn trùng thiên địch, nhện ăn thịt, sâu hại) được thu thập trong
quá trình điều tra ngoài đồng ruộng đem về phòng thí nghiệm tiến hành theo dõi,
giám định và mô tả các đặc điềm hình thái và sinh học của chúng.
11
4.5. Các dụng cụ sử dụng cho công tác điều tra nghiên cứu
+ Ống nghiệm (10 x 1,7cm), hộp petri, túi nylon đựng mẫu côn trùng.
+ Kính lúp cầm tay, kính hiển vi, băng giấy dính, thước dây, dao, kéo.

+ Vợt bắt côn trùng.
12
5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
5.1 Thành phần sâu hại chính trên cây đậu xanh
Kết quả điều tra cho thấy trong vụ hè thu trên đậu xanh có khá nhiều sâu hại,
bao gồm 7 loài (Rệp đậu, Sâu cuốn lá, Ruồi đục thân , Bọ xít xanh, Cào cào, Bọ xít
hại quả đậu, Sâu đục quả ). Các loài sâu hại gây hại với mức độ khác nhau, chúng
tập trung gây hại cho cây ở các bộ phận khí sinh, vị trí và triệu chứng gây hại của
chúng cũng khác nhau (Bảng 5.1)
Bảng 5.1 Thành phần sâu hại chính trên cây đậu xanh
TT Tên sâu hại Tên khoa học Bộ phận bị hại Mức độ
phổ biến
1
Rệp đậu Aphis craccivora Các bộ phận non
của cây
+++
2
Sâu cuốn lá Omiodes indica Lá
++
3
Ruồi đục thân Ophiomyia phaseoli Thân, Lá
+
4
Bọ xít xanh Nezera viridula Thân, lá , nụ hoa,
quả non
+++
5
Cào cào Oxya spp Lá non
++
6

Bọ xít hại quả đậu Riptortus linearis nụ hoa, quả non
++
7
Sâu đục quả Macura testulalis Quả
++
Ghi chú: +: xuất hiện ít; ++: xuất hiện trung bình; +++: xuất hiện nhiều
Trong số sâu hại đã được phát hiện, rệp hại đậu xanh, sâu cuốn lá và bọ xít
xanh là 3 loài gây hại quan trọng nhất.
13
Rệp chủ yếu gây hại đậu xanh từ giai đoạn cây còn non cho đến khi cây ra
hoa hình thành quả, chúng tập trung chích hút nhựa ở ngọn, chồi, lá non, nụ hoa và
cả quả.
Sâu cuốn lá bắt đầu xuất hiện gây hại khi cây đậu xanh bước vào giai đoạn
phát triển cành lá xum xuê và ra hoa đậu quả.
Bọ xít xanh thường xuất hiện trên đồng ruộng từ khi cây bắt đầu ra hoa và
quả non chúng hút nhựa trên nụ hoa và trên hoa làm cho hoa thối, rụng sớm và đặc
biệt trên quả nếu bị sâu này gây hại nặng thì quả đậu sẽ bị lép không hình thành hạt
hoặc quả không có hạt, ảnh hưởng đến năng suất đậu
Thực tế cho thấy, diễn biến số lượng và mức độ gây hại của 3 loài sâu hại
này phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố tự nhiên, điều kiện ngoại cảnh và phương
thức canh tác của nông dân.
5.2 Đặc điểm gây hại và hình thái của sâu hại trên cây đậu xanh
5.2.1 Rệp đậu (Aphis craccivora) – Thuộc Bộ Homoptera
+ Đặc điểm: đây là loài xuất hiện sớm trên cây đậu xanh, chủ yếu phá hại ở
giai đoạn cây con. Rệp trưởng thành và rệp non tụ tập chích hút nhựa ở ngọn, chồi ,
lá non, nụ hoa và cả quả. Cây bị hại trong thời kỳ cây con thường không phát triển
được, ngọn cây bị ảnh hưởng, lá nhăn nheo hoặc bé nhỏ, quăn lại không bình
thường. Nụ và hoa bị hại thường quắt lại không nở được, quả non bị hại thường
không có hạt. Thiên địch quan trọng đối với rệp này là bọ rùa (Coccinellids) và
ruồi ăn rệp (Sirphidae).

+ Hình thái: rệp con có cánh màu vàng xanh, xanh nhạt hoặc xanh đậm. Con
cái không có cánh vào mùa hè cơ thể có màu vàng chanh, hoặc màu vàng.
+ Triệu chứng và mức độ gây hại: ban đầu, rệp tập trung bám trên lá non,
ngọn hoa, chích hụt dịch cây làm cho lá, búp quăn queo, chỗ lồi, chỗ lõm co hẹp
không bình thường. Nếu mật độ rệp cao, chúng chích hút làm cho cây sinh trưởng
còi cọc, cây thấp, lá nhỏ, hoa khó nở, ảnh hưởng đến năng suất.
14
5.2.2 Sâu cuốn lá (Omiodes indica) – Thuộc Bộ Lepidoptera
+ Đặc điểm: phá hại phổ biến trên các vùng trồng đậu xanh, phá hại trên các
lá bánh tẻ từ giai đoạn cây con đến khi cây có quả. Sâu non lúc nhỏ gặm biểu bì ở
dưới mặt lá. Từ tuổi 3 sâu bắt đầu nhả tơ cuốn gập lá hoặc gập dính hai lá lại với
nhau nằm bên trong ăn chất xanh của lá. Sâu phá hoại làm hỏng lá, giảm diện tích
quang hợp của cây dẫn đến cây sinh trưởng kém, làm giảm năng suất.
+ Hình thái: con trưởng thành thân dài từ 7.5 – 7.6cm, cánh rộng 20 mm,
cánh trước màu vàng, phần giữa cánh và gần mép ngoài có 2 vệt ngang màu nâu
đen. Trứng hơi vàng hoặc xanh, liên kết với nhau thành một chuỗi dẹt. Sâu non đẩy
sức mình dài 20mm. Nhộng dài 6 – 8 mm, lúc đầu cơ thể có màu xanh, sau đó
chuyển dần sang màu nâu hoặc vàng nhạt
+ Triệu chứng và mức độ gây hại: những tổ lá do sâu cuốn lá nhả tơ cuốn lại
hoặc xếp 2 – 3 lá lại chồng lên nhau, sâu non nằm trong đó ăn thịt lá và biểu bì trên,
để lại biểu bì dưới xơ trắng.
Mức độ gây hại của sâu cuốn lá tùy thuộc vào thời vụ và tuổi sâu non. Sâu
non tuổi lớn, khả năng ăn lá mạnh và di chuyển lớn. Do đó, tỷ lệ lá bị hại cao hơn
sâu non tuổi nhỏ.
5.2.3 Ruồi đục thân (Ophiomyia phaseoli) – Thuộc Bộ Diptera
+ Đặc điểm: trưởng thành là một loài nhỏ màu đen, mắt kép có màu nâu đỏ
hơi sẫm. Ruồi cái lớn hơn ruồi đực, chiều dài trung bình: 2mm, ruồi đực: 1,7 mm.
Ấu trùng gây hại chính cho cây bằng cách đục vào lõi của thân cây từ phía ngọn
xuống gần gốc cây. Nếu ấu trùng ruối tấn công vào giai đoạn cây còn nhỏ, cây
thường bị héo và chết. Trứng hình bầu dục, mới đẻ có màu trắng đục, sắp nở có

màu vàng chanh, trứng được đẻ đơn lẻ ở trong lớp biểu bì của lá cây đậu. Giai đoạn
trứng 2 ngày, ấu trùng có 3 tuổi, hoàn thành giai đoạn ấu trùng trong 10 ngày, hóa
nhộng ở chính giữa lõi của thân cây, phần gốc thân gần bề mặt đất. Thời gian nhộng
kéo dài từ 7-13 ngày.
+ Triệu chứng và mức độ gây hại: Ruồi trưởng thành trong mô lá non, trong
cuống lá hoặc dưới biểu bì của nách lá. Sâu non nở ra đục theo cuống lá xuống
15
ngọn, cắt ngang nguồn dinh dưỡng để nuôi ngọn, dẫn đến làm chết ngọn đậu, khi
cây còn non có thể làm chết cả cây.
5.2.4 Bọ xít xanh (Nezera viridula) – Thuộc Bộ Hemiptera
+ Đặc điểm: bọ xít xanh xuất hiện trên đồng ruộng từ khi đậu xanh bắt đầu ra
hoa và quả non, chích hút các bộ phận non của cây: búp non, lá non, và trên quả
non. Nếu bị hại nặng, ngọn đậu xanh có thể bị thui. Ngoài ra hậu quả của sự chích
hút hạt làm giảm kích thước hạt (hạt bị nhỏ đi), vỏ hạt nhăn nheo, giảm chất lượng
hạt, giảm khả năng nảy mầm, giảm giá trị thương phẩm, dẫn đến giảm thu nhập.
+ Hình thái: trưởng thành thân hình màu xanh lá cây hoặc màu vàng, có loài
thân màu xanh nhưng đầu và vai có màu vàng. Trứng đẻ thành ổ hình lục giác xếp
nhiều hàng ở mặt dưới lá. Sâu non có 5 tuổi, đẫy sức có thể dài tới 10 mm, khi mới
nở có màu hồng sau chuyển sang màu xanh.
+ Triệu chứng gây hại: bọ xít xanh chích hút các bộ phận của cây để lại các
vết châm nhỏ li ti mầu nâu đen trên búp non, lá non và trên quả.
5.2.5 Sâu đục quả (Maruca testulalis) – Thuộc Bộ Lepidoptera
+ Đặc điểm: là sâu hại quan trọng đối với các vùng trồng đậu xanh, sâu phá
hại mạnh nhất từ khi đậu bắt đầu ra quả cho đến khi thu hoạch. Sâu non gặm vỏ quả
đục vào trong ăn hạt làm cho hạt bị khuyết từng phần hoặc đục rỗng cả bên trong,
làm giảm năng suất hoặc ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống.
+ Hình thái: trưởng thành dài 10 – 20 cm, cánh dài 20 – 24 cm, thân màu nâu
xám. Trứng hình bầu dục. Sâu non đẫy sức thân dài 14 mm, sâu luôn biến đổi màu
sắc. Tuổi nhỏ màu trắng hoặc màu xám xanh, tuổi lớn màu tím bụng có màu xanh
+ Triệu chứng và mức độ gây hại: sâu gây hại từ khi mới nở, sâu non đục

khoét vỏ quả rất gọn gàng, chui vào trong ăn hạt, gặm khuyết hạt và ăn rỗng hạt.
Những hạt bị hại nhẹ thì trọng lượng bị giảm, sức nảy mầm giảm hoặc mất sức nảy
mầm. Ngoài ăn hạt, loại sâu này còn có khả năng đục phá thân cây làm cây sinh
trưởng còi cọc hoặc bị chết khô.
16
5.3 Diễn biến mật độ sâu hại chính trên cây đậu xanh
Từ kết quả điều tra trên đồng ruộng cho thấy mật độ sâu hại trên đậu xanh
diễn biến khá phức tạp, các loại sâu hại chính (rệp đậu, bọ xít xanh, và sâu cuốn lá
đậu) đều có mật độ cao hơn các loài khác (Bảng 5.2).
Bảng 5.2 Diễn biến mật độ sâu hại chính trên cây đậu xanh (con/m
2
)
Ngày điều tra Rệp đậu Sâu cuốn lá Bọ xít xanh
18 / 5 / 2007
24/ 5 / 2007
30 / 5 /2007
6 / 6 / 2007
12 / 6 / 2007
18 / 6 / 2007
24 / 6 / 2007
15
60
100
80
45
20
5
5
15
25

15
10
5
3
5
15
35
45
120
110
30
17
Biểu đồ 5.1 Diễn biến mật độ sâu hại chính trên cây đậu xanh (con / m
2
)
Qua biểu đồ cho ta thấy trên cây đậu xanh có 03 loài sâu hại chính: Rệp đậu,
sâu cuốn lá và bọ xít xanh đều xuất hiện với mật độ thấp vào giữa tháng 5. Sau đó
chúng bắt đầu tăng dần lên vào trung tuần tháng 5 và đạt đỉnh cao vào cuối tháng 5.
Đây là thời kỳ cây bước vào giai đoạn thành thục, cành lá xum xuê, cây bắt đầu ra
hoa kết quả là lúc mà sâu hại có nguồn thức ăn dồi dào. Điều này giải thích sự gia
tăng mật độ cao nhất của rệp đậu trong thời điểm này.
Với rệp đậu mật độ tăng nhanh và đạt đỉnh cao nhất 100 con/m
2
, chúng là tác
nhân gây hại khá nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của đậu
xanh. Thứ 2 là bọ xít xanh mật độ của chúng cũng khá cao đạt 120 con/m
2
vào giữa
tháng 6, thứ 3 là sâu cuốn lá với mật độ ít hơn 25 con/ m
2

. Đến cuối tháng 6 thì mật
độ các loại sâu hại nói trên có xu hướng giảm dần, giảm thấp nhất là rệp đậu với
mật độ là 5 con/m
2
. Sự giảm sút mật độ trong thời gian này là do sự khống chế của
lực lượng côn trùng thiên địch trên đồng ruộng và do nông dân phun thuốc phòng
trừ. Ngoài nguyên nhân nói trên, sự tăng giảm mật độ của sâu hại còn phụ thuộc vào
chất lượng thức ăn và ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu thời tiết.
5.4 Thành phần thiên địch của sâu hại trên cây đậu xanh
Để tìm hiểu thành phần thiên địch trên cây đậu xanh chúng tôi tiến hành điều tra
trên đồng ruộng, kết quả được ghi nhận ở bảng 5.3.
18
Số con / m
2
Bảng 5.3 Thành phần thiên địch của sâu hại trên cây đậu xanh
TT Tên thiên địch Tên khoa học Con mồi
Cách
tấn
công
1 Bọ rùa các loại Micrapis sp, Coccinella
transversalis,
Cheilomenes
sexmaculatus,
Harmonia octomaculata,
Trứng sâu, rệp, sâu
non côn trùng khác
Ăn thịt
2 Nhện ăn thịt các
loại
Oxyopes sp, Phidipus

sp., Pardosa sp.;
Crustulina sp.; Lycosa
Côn trùng các loại,
sâu non, rệp, rầy
Ăn thịt
3 Bọ xít hoa Eocanthecona furcellata Sâu non (côn trùng
bộ cánh vẩy)
Hút
dịch
con mồi
Kết quả điều tra ở bảng 5.4 cho thấy trên cây đậu xanh thành phần thiên địch
của sâu hại tập trung ở họ bọ rùa (Coccinellidae) có Micrapis sp, Coccinella
transversalis, Cheilomenes sexmaculatus, Harmonia octomaculata; họ bọ xít râu 5
đốt (Petatomidae) có Eocanthecona furcellata; và các họ nhện (Lycosidae,
Oxyopidae, Tetragnathidae, Santicidae) có nhện Oxyopes sp, Phidipus sp., Pardosa
sp., Crustulina sp. Chúng là nhóm thiên địch đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa
to lớn trong việc khống chế và điều hòa mật độ sâu hại trên đồng ruộng. Qua quan
sát thực tế trên đồng ruộng cho thấy giữa côn trùng thiên địch và con mồi của nó có
mối quan hệ chặt chẽ, điều đó có nghĩa là khi mật độ sâu hại tăng lên thì mật độ
thiên dịch cũng tăng lên và ngược lại. Vì vậy, việc bảo vệ và tạo điều kiện cho
19
chúng sinh trưởng và phát triển là rất cần thiết để kìm hãm sự bộc phát thành dịch
của nhiều loại sâu hại trên đồng ruộng.
5.5. Diễn biến mật độ thiên địch chính của sâu hại đậu xanh
Thiên địch của sâu hại trên cây đậu xanh có: Nhện các loại, bọ rùa các loại, bọ
xít hoa. Qua điều tra cho thấy lực lượng côn trùng thiên địch này tập trung số lượng
cao nhất vào thời điểm có nhiều con mồi của chúng. Đặc biệt, trong đó có các loài
nhện mật độ của chúng cao gấp 3 đến 5 lần so với loài thiên địch khác xuất hiện
cùng thời điểm điều tra.
Kết quả điều tra được ghi nhận qua Bảng 5.4 và Biểu đồ 5.2

Bảng 5.4. Diễn biến mật độ thiên địch của sâu hại đậu xanh (con / m
2
)
Ngày điều tra Nhện các loại Bọ rùa Bọ xít hoa
18 / 5 / 2007
24/ 5 / 2007
30 / 5 /2007
6 / 6 / 2007
12 / 6 / 2007
18 / 6 / 2007
24 / 6 / 2007
10
20
25
100
75
55
5
2
3
14
30
53
21
5
3
5
9
24
34

13
3
Qua bảng trên cho ta thấy nhện là loài thiên địch có số lượng cao nhất so với
các loài khác. Tuy nhiên, ở mức độ sinh học thì nhện chỉ tấn công các loài sâu non,
rệp. Như vậy chứng tỏ mỗi loại côn trùng thiên địch đều có 1 hoặc một số loại sâu
hại là con mồi của chúng. Số lượng của các loài thiên địch tăng dần theo thời gian
và đạt đỉnh cao nhất vào thời điểm đầu tháng 6 và có xu hướng giảm dần về mật độ
vào cuối tháng 6.
20
Biểu đồ 5.2 Diễn biến mật độ thiên địch của sâu hại đậu xanh (con / m
2
)
Biểu đồ trên cho thấy nhện xuất hiện vào giữa tháng 5 với mật độ thấp, sau
đó chúng phát triển nhanh dần lên với mật độ cao nhất (100 con / m
2
), mật độ của
chúng giảm nhanh vào thời gian tiếp theo vào trung tuần tháng 6.
Các loài thiên địch khác như bọ rùa, bọ xít hoa cũng có xu hướng tăng giảm
mật độ tương tự, nhưng mật độ của chúng thấp hơn nhiều so với loài nhện.
Về sự suy giảm nhanh và mạnh về mật độ của các loài thiên địch được giải
thích rằng trong chuỗi thức ăn của chúng có sự suy giảm về số lượng của các mắt
xích mà điển hình ở đây là các loài sâu hại. Đồng thời, trong thời gian này có sự tác
động của thuốc trừ sâu do nông dân phun để diệt các loại bọ xít và rệp đậu.
5.6 Đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây đậu xanh
Theo kết quả nghiên cứu ở khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên cho thấy
trên cây đậu xanh có những loài sâu hại quan trọng thường xuyên xuất hiện và gây
hại nặng có: Ruồi đục thân đậu xanh (Melanagromyza sp.), sâu khoang (Spodoptera
litura), Sâu xám (Agrotis ypsilon), Sâu cuốn lá (Lamprosema indica), Rệp đậu
(Aphis craccivora), Bọ xít xanh (Nezera viridula), Câu cấu xanh (Hypomeces
squamosus). Vì vậy, cần xây dựng một quy trình kỹ thuật phòng trừ sâu hại trên đậu

xanh hợp lý và có hiệu quả cao.
Dưới đây là một số biện pháp phòng trừ sâu hại đề nghị áp dụng trong công tác
quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây đậu xanh nhằm đem lại hiệu quả cao như:
21
Số con / m
2

Sốctrê100cây
5.6.1 Biện pháp kỹ thuật canh tác trong bảo vệ thực vật (BVTV)
Với biện pháp này nhằm thay đổi diều kiện sinh thái vốn đã thích hợp với
sâu hại trước đây bằng cách tạo ra một điều kiện sống mới, khiến sâu hại không có
kí chủ, mất nguồn thức ăn dần dần chúng sẽ bị tiêu diệt.
Biện pháp canh tác gồm một số kỹ thuật chủ yếu sau:
+ Sử dụng giống kháng sâu.
+ Làm đất: Cày, bừa, phơi ải… trước khi gieo trồng có tác dụng làm thay đổi
đột ngột môi trường sống của sâu hại, tiêu diệt trứng sâu, giúp cho bộ rễ phát triển,
cây sinh trưởng phát triển tốt sẽ tăng khả năng chống chịu sâu hại.
+ Thời vụ: điều chỉnh thời vụ gieo trồng và thu hoạch hợp lý không chỉ tạo
điều kiện cho cây trồng phát triển thuận lợi mà còn giúp cây tránh được sự phá hại
của sâu.
+ Gieo trồng đúng mật độ: gieo trồng với mật độ hợp lý tránh được sự tranh
chấp dinh dưỡng giữa các cá thể trong quần thể cây trồng. Tạo độ thông thoáng
giúp cây quang hợp tốt.
+ Vệ sinh đồng ruộng: có tác dụng diệt trừ mầm mống sâu hại còn lại trên
tàn dư cây trồng vụ trước hạn chế sự lây lan sâu hại cho vụ sau.
22
Bảng 5.5 Phòng trừ sâu hại bằng biện pháp kỹ thuật canh tác.
Biện pháp Kỹ thuật
canh tác BVTV
Kết quả

Giống
+ Giống tốt cho năng suất cao
+ Thay đổi giống sẽ hạn chế sâu hại
Kỹ thuật làm đất
+ Thay đổi môi trường sống của sâu hại
+ Tiêu diệt mầm mống sâu hại ở dạng ấu trùng, trứng.
Thời vụ
+ Hạn chế được thời tiết bất lợi
+ Cây sinh trưởng phát triển tốt
Mật độ gieo trồng
+ Tạo thông thoáng giúp cây quang hợp tốt
+ Hạn chế sâu hại
Phân bón
+ Bón phân hợp lý giúp cây sinh trưởng phát triển tốt
+ Sức chống đỡ sâu hại cao
Vệ sinh đồng ruộng
+ Góp phần hạn chế sâu hại
+ Tiêu diệt mầm mống sâu hại tồn dư trên đồng ruộng
5.6.2 Biện pháp hoá học
Đây là biện pháp quan trọng nhằm tiêu diệt, ngăn chặn kịp thời dịch hại phát
sinh thành dịch. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc hóa học không đúng cách, không
theo đúng khuyến cáo của các nhà chuyên môn thì không những không trị được sâu
hại mà còn làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, đến sức khỏe người trực
tiếp sử dụng nó và cộng đồng. Vì vậy, để tránh những rủi ro không đáng có trong
sản xuất và tiến tới phát triển nền nông nghiệp bền vững cần có phương pháp sử
dụng hóa chất bảo vệ thực vật trừ dịch hại một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Bảng 5.6 dưới đây trình bày biện pháp hóa học phòng trừ sâu hại trên cây đậu xanh.
Bảng 5.6 Phòng trừ sâu hại trên cây đậu xanh bằng biện pháp hóa học
23
Giai đoạn sinh

trưởng
Tên thuốc
Liều lượng/nồng
độ
Đối tượng gây hại
- Giai đoạn nảy
mầm, cây con từ 1-2
lá đơn
- Padan 95 BTN
- Theo khuyến cáo
0,5 - 0,7 kg/ha
2l/ha (superkill)
- Dế mèn, sùng hại
rể, sâu khoang
- Giai đoạn tăng
trưởng cây 3 lá kép
- Forvin 85WP;
Cyper 25EC;
Superkill
- 0,6-08l/ha
(Cyper);1-
Bọ xít xanh, sâu, rệp
-Giai đoạn ra hoa,
đậu quả
- Basudin 10H
- Theo khuyến cáo
15-20 kg/ ha
- Sâu đục quả, sâu
đục thân, bọ xít
xanh

- Giai đoạn chín - Không - Không
- Chưa được xác
định
Kết quả điều tra về sử dụng thuốc cho thấy người nông dân chỉ áp dụng đơn
lẻ một biện pháp hoá học để phòng trừ sâu hại, việc thường xuyên sử dụng các loại
thuốc nói trên sẽ làm tác động xấu đến hệ sinh vật có ích trên đồng ruộng, trực tiếp
tiêu diệt thiên địch có ích, làm mất cân bằng sinh học dẫn tới khó quản lý dịch hại
về sau này.
Ngoài ra, qua kết quả điều tra cho thấy sự hiểu biết của người nông dân về
vai trò của các loài thiên địch có ích đối với sâu hại trong tự nhiên hoặc việc sử
dụng thuốc sinh học trong phòng trừ sâu hại trên cây trồng là rất hạn chế. Vì vậy,
việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng
nói chung và sâu hại trên cây đậu xanh nói riêng là hết sức cần thiết.
5.6.3 Nguyên tắc của biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM)
+ Điều khiển sinh trưởng của cây và sự phát triển của sâu hại trong sự kết
hợp hài hòa với yếu tố môi trường.
+ Đánh giá sự có mặt và hiệu quả phòng trừ của yếu tố tự nhiên nhằm duy trì
mật độ của dịch hại dưới mức gây ra những thiệt hại về kinh tế.
24
+ Áp dụng phòng trừ trên cơ sở ngưỡng kinh tế.
+ Dùng thuốc hóa học ở liều lượng thích hợp và có chọn lọc để không ảnh
hưởng xấu đến thiên địch trong tự nhiên.
5.6.4 Biện pháp phòng từ sâu hại tổng hợp (IPM) trên cây đậu xanh
+ Dùng giống chống chịu, giống sạch không có mầm mống sâu hại.
+ Sử dụng biện pháp kỹ thuật canh tác: luân canh cây trồng, vệ sinh đồng
ruộng, làm đất, phân bón cân đối, thời vụ gieo trồng và chế độ tưới nước hợp lý.
+ Biện pháp sinh học: sử dụng thiên địch (nhện, côn trùng kí sinh, bắt mồi ăn
thịt), vi sinh vật đối kháng, sử dụng chất dẫn dụ, bẫy bả sinh học.
+ Biện pháp cơ, lý học: loại bỏ cây có sâu hại, tàn dư và kí chủ phụ, xử lí hạt
giống bằng nhiệt độ.

+ Biện pháp kiểm dịch thực vật: phát hiện tiêu hủy mầm sâu hại.
+ Biện pháp hóa học: biện pháp quan trọng có tác dụng ngăn chặn, dập tắt
dịch hại nhanh và hiệu quả rõ rệt. Chỉ áp dụng khi thật sự cần thiết và theo nguyên
tắc 4 đúng.
25

×