Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp nâng cao khả năng thể hiện múa cho trẻ mẫu giáo lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.29 KB, 31 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Ước muốn ngày nào, ôm Êp trong tim mai đây là cô giáo”…
Bài hát Êy, câu hát Êy không chỉ là giấc mơ của tôi mà còn là của cả gia
đình tôi, từ khi chóng tôi còn học phổ thông. Cũng như một bài hát đã viết “Mùa
xuân a đi hái hoa, còn tôi đi nuôi dạy trẻ… em yêu những đôi môi đỏ, những đôi
má hồng…”. Đó cũng là mơ ước, là tình yêu giúp tôi lựa chọn theo học nghề cô
giáo mầm non và gắn bó với nghề hơn.
Để đáp ứng với nhu cầu và sự phát triển lớn mạnh của đất nước Đảng ta đã
đặt ra nhiệm vụ phải phát triển nền giáo dục và đào tạo, đặc biệt là luôn quan
tâm đến thế giới trẻ thơ, người xưa có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng
khôn”. Vì giáo dục mầm non là nền móng sau này cho các bậc học khác, giáo
dục mầm non là giáo dục toàn bộ đức, trí, thể, mỹ cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn
diện.
Mét trong những hoạt động được chú trọng trong trường mầm non đó là
hoạt động giáo dục âm nhạc và múa. Đây là hoạt động góp phần hình thành và
hoàn thiện nhân cách cho trẻ.
“Nghệ thuật múa là một loại hình nghệ thuật đặc thù”, phương tiện thể hiện
chúng là con người, ngôn ngữ được biểu hiện bằng các động tác, dáng dấp, cử
chỉ, điệu bộ, nét mặt cùng với sự chuyển động, hoạt động có tính logic có thể
phản ánh một sự việc, một sự kiện, một tình cảm nào đó hay chuyển tải một nội
dung hoặc tư tưởng… Múa là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, nghệ thuật múa là
bức “Điêu khắc sống” để là cho một bức điêu khắc múa, ở múa chính là con
người thể hiện gây Ên tượng sâu sắc tới những người thưởng thức. Nó mang
trong mình về màu sắc, nó có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện các chức
năng hoạt động.
1
Từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã nghe được những lời ru à ơi của mẹ,
những động tác vuốt ve, âu yếm của người thân. Trẻ cảm nhận được tình yêu
thương đùm bọc đó bằng ánh mắt và một số vận động cơ thể. Lớn lên, khi trẻ
chập chững bước vào trường học đầu tiên – trường học mầm non, những bài hát,


điệu múa cô dạy cho trẻ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của trẻ
hướng tới cái đẹp, hình ảnh nhân cách và khả năng linh hoạt cơ thể.
Bắt đầu bằng những động tác đơn giản, sau đó cùng với sự phát triển của
lứa tuổi, những động tác phức tạp tăng dần lên, những vận động đó làm cho trẻ
sự mềm dẻo của cơ thể, sự khéo léo của toàn thên, vận động múa giúp trẻ có một
cơ thể khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, dẻo dai đáp ứng yêu cầu phát triển thể chất. Qua
đó trẻ còn nhận biết được cái đẹp của lời ca, của động tác, trẻ thêm tự tin và
thoải mái trong các hoạt động.
Trong nhiều năm là giáo viên đứng lớp, tôi nhận thấy nghệ thuật múa trong
trường mầm non chưa thực sự được chú trọng, chưa được khai thác triệt để, chưa
tách biệt được thành một môn học độc lập mà chỉ là một nội dung trong một tiết
học Giáo dục âm nhạc. Chính vì vậy mà nó khó có thể phát huy hết những tiềm
năng của một môn nghệ thuật. Dạy múa ở đây chỉ là những động tác đơn giản
nh cuộn cổ tay, nhón theo nhạc, nghiêng người… rất đơn điệu. Trong khi đó
nghệ thuật múa đòi hỏi phải có sự phối hợp của toàn bộ cơ thể, sự cảm thụ âm
nhạc, phối hợp nhịp nhàng giữa giai điệu với lời ca với các động tác múa, phải
phát huy được sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ. Hiện nay, những bài múa dạy cho
trẻ con dập khuôn, máy móc. Vì vậy trẻ thường không có kiến thức về các động
tác cơ bản của múa, cho nên trình độ và khả năng hướng dẫn múa cho trẻ của
giáo viên còn nhiều hạn chế, còn áp đặt theo chương trình, chưa khuyến khích
tạo sự hứng thú tích cực say mê cho trẻ khi tham gia múa.
Chính vì những điều băn khoăn trên, với mong muốn nghệ thuật múa thực
sự đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội, cũng nh muốn góp một phần bé nhỏ
2
của mình vào công việc nâng cao chất lượng múa cho trẻ. Tôi đã mạnh dạn chọn
đề tài: “Một số biện pháp nâng cao khả năng thể hiện múa cho trẻ mẫu giáo lớn”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Lựa chọn một số bài hát múa và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao nghệ
thuật múa cho trẻ mẫu giáo lớn.
Bước đầu cho trẻ mẫu giáo lớn nắm được các dạng múa, các động tác múa

cơ bản, múa mô phỏng, múa minh hoạ, múa biểu hiện – ngôn ngữ. Nhằm phát
triển năng lực cảm thụ, sáng tạo, tưởng tượng và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Các cháu mẫu giáo lớn đã được đi học, được làm quen và tiếp xúc với múa
từ lớp mẫu giáo bé.
Các giáo viên được trang bị cơ sở lý thuyết và có năng khiếu trong hoạt
động múa.
Cơ sở vật chất của trường mầm non tương đối đầy đủ đáp ứng các nhu cầu
tổ chức dạy múa cho trẻ.
Việc nghiên cứu đưa vào chương trình giáo dục một số biện pháp nâng cao
khả năng thể hiện múa cho trẻ mẫu giáo lớn sẽ giúp cho trẻ trong giờ học múa
khi tiếp thu các động tác, hình thức minh hoạ mới.
Nếu tổ chức dạy múa cho trẻ bằng nhiều biện pháp phong phú, phù hợp với
nội dung nghệ thuật múa thì sẽ tác động đến trẻ tốt hơn.
Trẻ sẽ thể hiện các tiết mục tốt hơn, trẻ cảm thụ nghệ thuật và thuận lợi
trong việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài
- Tìm hiểu thực trạng
+ Chương trình giáo dục âm nhạc, vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn
hiện nay.
+ Nghiên cứu về khả năng tiếp thu nghệ thuật múa và vận động múa của trẻ
mẫu giáo lớn.
3
+ Thông qua một số bài hát múa lựa chọn, đề xuất ra các biện pháp mới để
nâng cao khả năng múa cho trẻ.
+ Đề xuất sư phạm, rót ra kết luận sư phạm và đề xuất ứng dụng vào thực tế
V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thể hiện
múa cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi).

Khách thể nghiên cứu: 30 trẻ cháu lớp 5 tuổi A làm thực nghiệm. 30 trẻ lớp
5 tuổi B làm đối chứng. Trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Liên Cơ - thành
phố Lạng Sơn.
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu khả năng tiếp thu nghệ thuật múa của trẻ mẫu giáo lớn.
- Nghiên cứu chương trình dạy trẻ vận động theo nhạc và dạy múa cho trẻ
mẫu giáo lớn.
- Nghiên cứu mức độ hứng thú, khả năng cảm nhận, độ tập chung chó ý của
trẻ thông qua cách tổ chức dạy múa của giáo viên để thấy được sự cần thiết trong
việc xây dựng một số biện pháp dạy múa cho trẻ mẫu giáo lớn một cách khoa
học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
- Chọn một số bài hát múa dành cho trẻ mẫu giáo lớn, sử dụng một số biện
pháp múa mới làm thực nghiệm.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đọc tài liệu cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Quan sát, ghi chép hoạt động của cô và trẻ trên tiết học vận động theo
nhạc, tiết múa chuyên biệt, năng khiếu.
+ Trò chuyện trao đổi đàm thoại với trẻ để tìm hiểu sự hứng thú của trẻ.
- Phương pháp thực nghiệm đối chứng
* Kế hoạch thực hiện
- Tháng 10/2009: Xác định đề tài
- Tháng 11/2009: Sưu tầm tài liệu và đọc tài liệu
4
- Tháng 12/2009: Nghiên cứu thực trạng
- Tháng 1/2010: Điều tra thực trạng
- Tháng 2/2010: Hoàn thành đề cương
- Tháng 3/2010: Hoàn thành bài tập
5
B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Nghệ thuật múa là loại hình nghệ thuật có từ sớm nhất của loài người, nó
tồn tại và phát triển theo lịch sử văn hóa và lịch sử phát triển trí tuệ của con
người. Ngay từ thuở bình minh của bộ người nguyên thuỷ, nghệ thuật múa đã
xuất hiện như một nhu cầu thiết yếu trong đời sống văn hoá tinh thần và phát
triển ngày càng hoàn thiện.
Từ thời kỳ xã hội nguyên thuỷ, sang thời kỳ chiếm hữu nô lệ rồi đến thời kỳ
xã hội phong kiến, đến chế độ tư bản và lên chủ nghĩa xã hội. Múa được phát
triển theo từng thời kỳ. Đầu tiên chưa có định hướng, sau đó múa mang tính mô
phỏng, múa thể hiện các nội dung sinh hoạt của con người, rồi múa ngày càng
được nâng cao thành các thể loại múa, hình thức múa và các dòng múa. Đến nay
múa có sự định hướng và hướng con người đến chân – thiện – mỹ, nó chiếm vị
trí quan trọng trong nền văn hoá dân tộc và đời sống văn hoá xã hội. Ta có thể
thấy điều này qua “Mô hình nghệ thuật múa phát triển qua các thời kỳ”.
Nh vậy có thể kết luận: Lịch sử phát triển nghệ thuật múa gắn liền với sự
phát triển của loài người. Múa còn có các chức năng cơ bản giáo dục, phản ánh,
góp phần cải tạo xã hội, định hướng thẩm mỹ và phát triển thể chất. Với những
chức năng này, chúng ta thấy múa rất gần gũi với cuộc sống của con người. Con
người không chỉ là nhu cầu thưởng thức mà còn nhu cầu muốn học, muốn sáng
tạo ra nó. Việc tìm hiểu một số biện pháp nâng cao khả năng thể hiện múa cho
trẻ mẫu giáo lớn là rất cần thiết.
Có rất nhiều tác giải viết về vai trò giáo dục của nghệ thuật múa nói chung
và nghệ thuật múa cho trẻ mẫu giáo nói riêng. Vì múa có tầm quan trọng trong
đời sống con người, nghệ thuật múa có chức năng đóng vai trò rất quan trọng
trong sự phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Hiện nay, có rất nhiều nhà sư
6
phạm đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật múa cho trẻ mầm non nh: “Cải tiến một số
hình thức vận động theo nhạc cho trẻ 5-6 tuổi”. Dựa vào khả năng tiếp xúc nghệ
thuật của trẻ, tác giả đã đưa ra một số phương pháp mới trong tiết học nhằm phát

triển ở trẻ khả năng cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ.
Nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ chung với những hành động tác dịch chuyển
đơn giản, đơn điệu chưa thật phù hợp với sự phát triển nền văn hoá Việt Nam
trong thế kỷ XXI này.
Với bài viết “Một số điệu múa cho trẻ mẫu giáo” của tác giả Lã Tiến Thêm
(Viện Khoa học giáo dục – Trung tâm nghiên cứugiáo dục mầm non - 1996). Tác
giả đã đáp ứng mong mỏi của đông đảo giáo viên mầm non ở các vùng miền về
cá bài múa dành cho trẻ mẫu giáo, nhằm góp phần làm phong phú các hoạt động
biểu diễn cho trẻ ở trường mầm non.
Bài: “ Múa và phương pháp vận động theo nhạc” của tác giả Trần Minh Trí
(NXB Giáo dục - 1999) tác giả có đề cập đến những kiến thức cơ bản về nghệ
thuật múa. Đưa ra một số phương pháp dạy trẻ vận động theo nhạc và múa. Tác
giả nhận thức được vai trò quan trọng của múa đối với trẻ, nhưng mới chỉ dừng
lại ở việc dạy trẻ vận động theo nhạc, mà chưa đưa ra các phương pháp và biện
pháp nhằm nâng cao khả năng múa cho trẻ.
Trong qúa trình công tác và học tập, tôi đã được trang bị cơ sở lý luận về
nghệ thuật múa, nên đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao
khả năng thể hiện múa cho trẻ mẫu giáo lớn”. Với mong muốn giúp trẻ có hứng
thú, có khả năng cảm nhận nghệ thuật múa tốt nhất. Góp phần vào sự phát triển
nghệ thuật trong ngành Giáo dục mầm non.
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT MÚA
1. Lý luận của nghệ thuật múa
Múa là một loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp, thông qua múa, cái
được phản ánh là các hiện tượng trong cuộc sống con người, qua hình thức đặc
biệt của nó là những hình dáng, động tác, cử chỉ, điệu bộ, luân chuyển động tác
7
trên các tuyến, đội hình tiết tấu, giai điệu múa của âm nhạc chuyển động trong
không gian và thời gian.
Những động tác điệu bộ hình dáng có được bắt nguồn từ lao động có sáng
tạo, từ sinh hoạt văn hoá (Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần) trong đấu tranh

tự nhiên và đấu tranh xã hội của con người. Nghệ thuật múa còn chịu ảnh hưởng
của môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội và các tập tục của cộng đồng.
Trải qua thực tiễn lao động có sáng tạo và tiến trình lịch sử mà nghệ thuật múa
ngày một hoàn thiện.
Nghệ thuật múa có những cơ bản la giàu tính cách, khái quát tạo hình dựa
trên cơ sở lao động, sinh hoạt, thể hiện mọi lĩnh vực tình cảm của con người.
Phương tiện thể hiện nghệ thuật múa là con người. Quá trình biểu diễn của
con người là quá trình biểu đạt ngôn ngữ, động tác, đội hình, luôn hoà điệu với
nghệ thuật âm nhạc, mỹ thuật. Nó là loại hình nghệ thuật có tính nguyên hợp các
thành tố nghệ thuật biểu diễn.
2. Thực tiễn nghệ thuật múa
Trải qua tiến trình lịch sử nghệ thuật múa đã hình thành 4 hình thái: Múa
dân gian, múa cung đình, múa tôn giáo, múa tín ngưỡng. Trong nghệ thuật múa
chia ra 2 loại: múa mô phỏng và múa biểu diễn.
Nghệ thuật múa có chức năng giáo dục nhận thức, phản ánh giáo dục thẩm
mỹ, văn hoá xã hội, nghệ thuật múa có bản chất là thẩm mỹ, Jan Jooc Nove (Nhà
biên đạo người Pháp) nói: “Động tác là tiếng nói thứ hai của con người, nhưng ta
chỉ nghe được khi tâm hồn bắt nói nói lên”. Có thể nói tất cả những hoạt động
trong ngôn ngữ động tác múa là yếu tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của
nghệ thuật múa, phản ánh hoạt động của xã hội, góp phần cải tạo xã hội. Nghệ
thuật múa tồn tại chính là để phục vụ, nhằm giáo dục đạo đức, nâng cao tính
thẩm mỹ cho con người.
3. Định nghĩa về nghệ thuật múa
8
“Nghệ thuật múa là một loại hình nghệ thuật đặc thù” phương tiện thể hiện
bằng cơ thể con người, ngôn ngữ thể hiện bằng động tác, dáng dấp, cử chỉ, điệu
bộ tình cảm nào đó được hoạch định.
III. VAI TRÒ CHỨC NĂNG CỦA NGHỆ THUẬT MÚA
1. Các chức năng cơ bản của nghệ thuật múa
“Mục tiêu của giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đò tạo nhân lực, bồi

dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng
lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo, có đạo đức cách mạng và có tinh thần
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” (trang 106, Giáo dục mầm non tập 1).
Việc giáo dục thẩm mỹ ở trường mẫu giáo nhằm phát triển ở trẻ khả năng
cảm nhận, cảm thụ, hiểu biết, lĩnh hội được cái đẹp, phân biệt được cái hay cái
dở, cái tốt cái xấu, biết độc lập suy nghĩ, có chính kiến và sự sáng tạo khi tiếp
xúc với các hoạt động khác nhau của âm nhạc.
Các vận động theo nhip điệu, các động tác múa giúp cho trẻ bộ lộ cảm xúc,
diễn đạt cảm xúc. Nhịp điệu vui tươi, khoẻ mạnh của bản nhạc giúp trẻ hứng thú
tự tin. Hay các bài hát ru em bé ngủ vỗ về, âu yếm, nhẹ nhàng khắc sâu trong trẻ
tình cảm trìu mến, dịu dàng.
Trong khi trẻ múa, trẻ không chỉ cảm nhận được tính âm nhạc, tình cảm âm
nhạc (hưởng ứng với trạng thái, cảm xúc có trong âm nhạc mà còn cảm nhận
được cái đẹp trong sự chuyển đổi đội hình, động tác, hình tượng múa… Các bài
tập rèn luyện nhịp điệu âm nhạc tạo cho trẻ khả năng hoạt động độc lập sáng tạo.
Trong khi trẻ múa theo nhạc trẻ hình dung ra các hình tượng (Chú bộ đội, em bé,
cụ già…), hình dung ra các chuỗi động tác nối tiếp nhau theo vốn hiểu biết của
mình, trên cơ sở đó phối hợp các động tác múa đã biết ruồi biến đổi, thêm thắt
vào các động tác cho đẹp. Được tham gia múa trong nhóm bạn bè, trẻ biết đánh
giá nhận xét về bạn và bản thân. Trên cơ sở đó trẻ nhận ra chất lượng biểu diễn
9
tốt hay không tốt, đúng hay sai. Cùng với sự phát triển kỹ năng hoạt động nhịp
điệu âm nhạc, trên cơ sở đó góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
1.1. Múa là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ mầm non
Khi trẻ thực hiện một hoạt động có mục đích nào đó thì đồng thời tình cảm,
đạo đức cũng được hình thành. Đối với hoạt động múa cũng vậy, khi trẻ cùng
nhau múa hát cũng là lúc trẻ được giao lưu cảm xúc với nhau. Sù quan tâm chia
sẻ giúp đỡ lẫn nhau, nhường nhịn nhau giúp trẻ có ý thức tập thể, tạo điều kiện
tốt cho trẻ có khả năng hoà nhập với cộng đồng.
Khi biểu diễn múa trên sân khấu, trẻ mạnh dạn tự tin, cố gắng biểu diễn múa

cho đều, đẹp và hoàn chỉnh. Không phá đám, không bỏ cuộc giữa chứng đòi hỏi
trẻ phải có tính kỷ luật cao mới làm được.
Múa trên nền nhạc tạo ra những điều kiện cần thiết đối với sự hình thành
những phẩm chất đạo đức, nhân cách của trẻ, đặt ra những cơ sở ban đầu cho văn
hoá chung của người công dân tương lai. Khi múa, trẻ thể hiện động tác bắt
nguồn từ thực tiễn chứ không phải bịa đặt, nên khi múa hát tập thể, trẻ biết cảm
thông và quan tâm đến nhau. Đối với điệu múa dân gian, xúc cảm mang đến cho
trẻ thơ là niềm tự hào dân tộc, trẻ thêm yêu quê hương đất nước. Ngoài ra, ở mỗi
màn múa hoạt cảnh, các hình thức múa cũng đem lại nội dung giáo dục đạo đức
cho trẻ.
1.2. Múa là phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non
Múa là phương tiện đẩy mạnh khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ thơ nên nó
cũng gắn liền với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Khi múa đòi hỏi trẻ phải chú ý
quan sát, linh hoạt phối hợp các động tác với nhau một cách tuần tự, logic đồng
thời phải lắng nghe giai điệu âm nhạc. Với những tác phẩm múa phức tạp như
các bài hát tập thể, múa dựng hình tượng hoạt cảnh đòi hỏi trẻ phải lắng nghe
giai điệu, nghe nhạc; ghi nhớ diễn, đội hình chuyển động, thứ tự tác động tác
múa, vị trí từng người để điều chỉnh đội hình cho đẹp. Như vậy trên cơ sở liên
kết thống nhất các cơ quan vận đông thính giác, thị giác, giúp trí nhớ trẻ phát
10
triển. Theo từng độ tuổi, các bài tập kỹ năng múa ngày càng khó dần và phức tạp
hơn, đòi hỏi trẻ phải tích cực tư duy, dần dần trẻ có thể tự hình dung ra các động
tác, hình tượng phù hợp với lời ca, làm cho trí tưởng tượng của trẻ ngày càng
phong phó.
1.3. Múa góp phần phát triển thể chất cho trẻ mầm non
Múa là sự biểu hiện của cảm xúc âm nhạc bằng hình thể, động tác, tư thế
của con người. Khi trẻ múa đòi hỏi sự hoạt động của toàn thân, nên từ đó huy
động được tất cả các cơ quan trong cơ thể cùng tham gia hoạt động. Nhịp điệu
nhanh, sự tuần hoàn của máu tăng, hô hấp tăng, trẻ thở nhanh, mạnh làm nở
phổi, bài tiết ra nhiều mồ hôi. Trẻ tích cực múa làm cho hệ vận động phát triển,

các cơ bắp săn lại, trẻ cứng cáp khoẻ mạnh, phối hợp các động tác nhanh nhẹn
hoạt bát, uyển chuyển nhịp nhàng, tư thế đẹp, duyên dáng.
Mặt khác, trẻ múa làm tiêu hao năng lượng, do đó quá trình tiêu hoá diễn ra
nhanh, trẻ chóng đói và có cảm giác thèm ăn, đến bữa trẻ ăn ngon miệng hơn, tạo
điều kiện cho sự phát triển thể chất cho trẻ.
1.4. Nghệ thuật múa góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non.
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ là quá trình tác động có mục đích và có hệ thống
vào nhân cách của trẻ, nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp
trong nghệ thuật, trong thiên nhiên và trong đời sống xã hội. Qua giáo dục thẩm
mỹ trẻ phân biệt được cacis hay, cái đẹp trong cuộc sống để học tập và làm theo.
Trong nghệ thuật múa, các động tác múa kết hợp với giai điệu giúp trẻ bộc
lộ cảm xúc và diễn đạt cảm xúc. Khi múa trẻ thấy được vẻ đẹp hình thể của
mình, của bạn thông qua những động tác mềm dẻo, dáng đi uyển chuyển, nhịp
nhàng, duyên dáng. Trẻ cảm nhận nét đẹp của giai điệu bài hát, kết hợp với phục
trang nhiều màu sắc, quần áo dân tộc các vùng miền, các điệu theo nội dung từng
vai diễn. Kết hợp với cảnh trang hoàng sân khấu trong mỗi hoạt cảnh múa đều
khơi gợi cho trẻ tình cảm và cảm xúc thẩm mĩ, giúp trẻ thể hiện sâu hơn về nội
dung và hình thức của tác phẩm.
11
Hình tượng thẩm mỹ là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, những hình
tượng đẹp mang lại cảm xúc và nhận thức thẩm mỹ cho người xem. Khi trẻ múa
những bài về Bác Hồ, trẻ càng thêm kính trọng và tỏ lòng tôn kính Bác, hiểu
được rằng Bác luôn thương yêu các cháu nhỏ trên mọi miền Tổ quốc. Từ đó sẽ
truyền tải được nội dung và tư tưởng của tác phẩm một cách tốt nhất với trẻ.
2. Vai trò của nghệ thuật múa
2.1. Vai trò của nghệ thuật múa đối với con người trong xã hội
Nghệ thuật múa được sinh ra và phát triển trong quá trình lao động và hoạt
động của con người. Trải qua các giai đoạn phát triển của xã hội loài người, nghệ
thuật múa cũng dần được hoàn thiện và chiếm một vị trí quan trọng trong nền
văn hoá dân tộc và trong đời sống văn hoá xã hội.

Nghệ thuật múa là một hình thái ý thức xã hội. Nó ra đời do nhu cầu của
con người trong cuộc sống để biểu đạt nhận thức, hoạt động, tư tưởng, tình cảm
của mình. Khi con người mới được tiến hoá từ loài vượn, ngôn ngữ múa đã trở
thành nhu cầu của xã hội nguyên thuỷ, ban đầu nó mang trong mình yếu tố kịch
câm. Mỗi khi muốn truyền đạt kinh nghiệm lao động, săn bắt… họ thường dùng
ngôn ngữ múa để diễn đạt, để mọi người cùng học tập, bắt chước, hoặc khi muốn
tập thể cùng thống nhất phải dùng ngôn ngữ múa để đồng nhất sức lực, hành
động.
Trong quá trình lao động, tình cảm của con người trong xã hội ngày càng
gắn bó yêu thương, lúc đó họ lại cùng nhau cầm tay reo hò, nhảy múa xung
quanh đống lửa. Những điệu múa chỉ dừng lại ở chỗ dậm chân, vỗ tay, hò reo
biểu lộ sự phấn khích của mình. Ngày nay, sự phát triển của nghệ thuật múa còn
là con đường giáo dục tốt nhất. Thông qua múa có thể làm rung động những trái
tim, khối óc, làm cho cong người xích lại gần nhau hơn. Tính chất giáo dục của
múa không mạnh mẽ dữ dội mà nhẹ nhàng bền bỉ nhưng không kém phần sâu
sắc.
12
Nghệ thuật múa còn giúp con người thể hiện sự dạt dào, say mê, bay bổng,
tình yêu trong lao động, tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương đất nước. Múa đạt
được mục tiêu là đưa con người đến sự hoàn thiện của nhân cách.
Múa là tấm gương phản ánh đời sống hiện thực, là sự chọn lọc, nhào nặn có
sáng tạo của người nghệ sĩ. Thông qua các động tác được cách điệu đã đem đến
cho người xem những tư tưởng, nội dung cần thiết.
2.2. Vai trò của nghệ thuật múa đối với trẻ trong trường mầm non
Đối với trẻ mầm non, nghệ thuật múa góp phần hình thành nhân cách của
trẻ. Nghệ thuật múa còn là phương tiện để giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, trí tuệ, thể
chất cho trẻ.
Múa mang lại cho trẻ thơ một thế giới kỳ diệu không ngừng chuyển động,
gợi cho trẻ những cảm giác thú vị, thoả mãn nhu cầu khao khát được hiểu biết và
được hoạt động của trẻ. Đồng thời tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý,

năn lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.
Múa là hình thức hoạt động kết hợp âm nhạc rất thú vị, hấp dẫn tốt với trẻ.
Trong khi múa trẻ được bộc lộ mình, được giao tiếp với thế giới xung quanh.
Trẻ mầm non vốn rất hiếu động và ham hiểu biết, trẻ tiếp nhận thế giới xung
quanh bằng trực quan hình tượng và thể hiện bằng cảm xúc, tình cảm. Nghệ
thuật múa không những giúp trẻ có hình thể khoẻ đẹp, mà còn giúp trẻ phát triển
khả năng cảm thụ, lĩnh hội cái đẹp, biết phân biệt tốt xấu.
Khi múa trẻ dễ dàng cảm nhận được giai điệu âm nhạc, trên cơ sở đó trẻ đó
trẻ biết phối hợp động tác cho phù hợp với giai điệu, đó chính là điều kiện định
hướng thẩm mỹ cho trẻ một cách tốt nhất.
Nghệ thuật múa gắn với sự phát triển trí tuệ của trẻ, đòi hỏi trẻ phải ghi nhớ
có chủ định, có trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo. Khi mua trẻ biết lắng nghe
nhạc, phối hợp giữa âm nhạc và động tác, kết hợp từ những động tác giản đơn
đến động tác phức tạp. Múa còn rèn luyện cho trẻ tính kiên trì, biết tự kiềm chế
và hoà mình với tập thể.
13
Như vậy, có thể nói, mỗi loại hình nghệ thuật phản ánh một cách độc đáo
cuộc sống và ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sự phát triển tình cảm trí tuệ
của trẻ, mà nghệ thuật múa cũng như các loại hình nghệ thuật khác (âm nhạc,
điêu khắc, hội hoạ…) đều mang trong mình chức năng phản ánh sâu sắc về đạo
đức, vui chơi, giải trí, đồng thời tính nhân văn của nghẹ thuật múa luôn được
thẩm định ở độ cao trong vai trò hoàn thiện các chức năng hoạt động. Không
những thế mà hoạt động múa còn có quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ
thuật khác như thơ ca, văn học, âm nhạc, sân khấu, giúp trẻ tiếp cận các loại
hình nghệ thuật khác thông qua múa được dễ dàng và gây hứng thú cho trẻ.
IV. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ VÀ KHẢ NĂNG MÚA CỦA TRẺ MẪU GIÁO
LỚN (5-6 TUỔI)
1. Đặc điểm tâm sinh lý
Trẻ thơ rất hiếu động, ham hiểu biết, muốn tìm tòi, khám phá những điểm
mới lạ, tâm hồn trẻ thơ rất hồn nhiên, trong sáng và nhạy cảm với thế giới xung

quanh, do đó mà năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh. Ngay từ tuổi nhỏ,
trẻ luôn say mê mong ước tạo ra được nhiều cái đẹp, ước mình đẹp hơn.
Đến tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ đã chuyển dần từ tư duy trực quan hành
động sang tư duy trực quan hình tượng. Việc thay thế này giúp trẻ nhìn sự vật,
hiện tượng một cách toàn diện, chứ không tách rời từng mảng, từng bộ phận một
cách khô cứng.
Cùng với sự phát triển tư duy thì trí tưởng tượng của trẻ cũng trở nên phong
phú hơn, trẻ có khả năng dùng vật này thay thế cho vật khác và hành động với
vật thay thế nh đồ vật có thật.
Việc biết sử dụng các hệ thống ký hiệu khác nhau để biểu thị các sự vật hiện
tượng của hiện thực, làm giàu thêm trí tưởng tượng của trẻ. Ví dụ: từ chiếc bánh
thành trống, thìa thành dùi, cái tăm thành cuống diêm, cuộn tờ giấy thành micro
để hát
14
Một đặc điểm nữa về sự phát triển tâm lý của trẻ là khả năng bắt chước và
thích bắt chước. Nhờ khả năng này mà trẻ có thể tiếp nhận hay nói một cách
khác “bắt chước” một cách nhanh chóng những bài luyện tập múa theo sự hướng
dẫn của cô giáo.
2. Đặc điểm phát triển vận động ở trẻ
Đến tuổi mẫu giáo, trẻ đã dần hoàn thiện một số chức năng, trẻ đi đứng chạy
nhảy vững vàng. Tuy nhiên, xương trẻ còn mềm do có nhiều sụn. Về khả năng
vận động trẻ biết phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân. Theo tài liệu “Tâm lý vận
động” của Viện nghiên cứu trẻ em thuộc Viện khoa học giáo dục thì trẻ mầm
non đã biết giữ thăng bằng trực quan cảm tính. Do đó các hoạt động vui chơi
nhảy múa là điều kiện để trẻ bộc lộ nhu cầu giao tiếp với mọi vật xung quanh,
làm cho trẻ có năng lực cảm thụ nghệ thuật một cách tốt nhất.
3. Khả năng cảm thụ nghệ thuật múa ở trẻ 5-6 tuổi
Các vận động cơ thể của trẻ gần như thành thạo, khả năng nghe nhạc của trẻ
cũng phát triển hơn vì vậy nghệ thuật múa rất phù hợp với trẻ. Trẻ có khả năng
thực hiện tốt các động tác khi được tiếp xúc với các tác phẩm múa phù hợp.

Quan sát một đứa trẻ bình thường khoẻ mạnh chúng ta thấy được hàng ngày
các bé có rất nhiều hoạt động, với trẻ mẫu giáo chỉ thực hiện những động tác đơn
giản theo nhạc.
Trẻ biết vỗ tay theo nhịp phách, lắc lư nhún nhảy, vững vàng và hoàn thiện
hơn. Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng, cá phẩm chất cũng được hình thành,
phát triển như: nhanh, mạnh, bền, dẻo, giúp trẻ dễ dàng hơn khi thực hiện các
động tác múa theo nhạc.
VD: Khi múa bài “múa cho mẹ xem”. Trẻ đã biết phối hợp chân, tay và biểu
lộ tình cảm vui tươi, hồn nhiên.
4. Thực trạng của việc dạy múa ở trường mầm non
Là một giáo viên có 15 năm công tác tại trường mẫu giáo, trong suốt thời
gian đứng lớp, qua thực tế giảng dạy và học tập, quan sát và đàm thoại về quá
15
trình dạy múa cho trẻ ở trường mầm non, tôi nhận thấy việc dạy múa cho trẻ ở
trường mầm non có một số vấn đề như sau:
* Ưu điểm:
- Hiện nay giáo viên ở các trường mầm non có độ tuổi rất trẻ, nhiệt tình với
công việc và có khả năng múa tương đối tốt.
- Đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhiều phụ huynh có xu hướng cho
con em mình đi học múa ở các nhà văn hoá từ rất sớm.
- Trẻ mẫu giáo ở thành phố có khả năng cảm nhận âm nhạc tốt, hứng thú với
các điệu múa vì được cập nhật thông tin tốt.
- Trong năm học nhà trường tổ chức rất nhiều các ngày hội, ngày lễ, các
buổi ngoại khoá: ngày khai trường, trung thu, ngày 20/11, ngày 22/12, ngày tết
và mùa xuân, ngày 8/3, ngày 30/4, ngày 19/5, ngày 1/6, lễ ra trường ngoài ra
còn có mỗi tháng tổ chức ngày ngoại khoá thi đua giữa các lớp trong khối giúp
trẻ được tập luyện nhiều lần, khi biểu diễn tự tin hơn.
- Sở giáo dục liên thông tổ chức các phong trào “Liên hoan giai điệu tuổi
thơ”, “Hội diễn văn nghệ”, thi liên hoan dân ca các lứa tuổi nên các trường mầm
non tham gia rất tích cực và phần nào cũng thúc đẩy phong trào học múa cho trẻ

mẫu giáo.
* Hạn chế
- Trình độ múa và sáng tạo nghệ thuật múa cho trẻ của giáo viên mầm non
còn hạn chế.
- Đa số các giáo viên chỉ thực hiện dạy trẻ một số bài múa đơn giản như
trong chương trình gợi ý. Múa chỉ mang ý nghĩa vận động theo lời ca.
- Bộ môn giáo dục âm nhạc ở trường mầm non có rất Ýt bài múa, mà đa số
là các bài vận động theo nhạc.
- Múa gắn liền với giờ học giáo dục âm nhạc, mà chưa được tách rời thành
một hoạt động học tập độc lập.
16
- Cơ sở vật chất cho của các trường mầm non phụ vụ cho bộ môn múa còn
nghèo nàn, chưa đúng quy cách và chưa được quan tâm nhiều.
- Còn nhiều trẻ Ýt có điều kiện tiếp xúc múa nên khả năng múa còn hạn chế.
Đa số trẻ chỉ biết vỗ tay theo nhịp, theo tiết tấu, vận động theo nhạc và múa minh
hoạ một số bài đơn giản.
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÚA CHO
TRẺ HIỆN NAY Ở TRƯỜNG MẦM NON LIÊN CƠ
I. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA
1. Địa bàn điều tra
Trên cơ sở quan sát điều tra về việc tổ chức cho trẻ múa ở một số lớp mẫu
giáo 5 tuổi ở trường mầm non Liên cơ. Tôi nhận thấy rằng cơ sở vật chất của
trường là tương đối đầy đủ, nhưng diện tích lớp rất chật hẹp, số trẻ trong cùng
một lớp quá đông. Vì vậy, chưa có phòng tập múa đủ tiêu chuẩn. Trẻ tập múa ở
trong lớp, sân trường, đây cũng là một trong những khó khăn của nhà trường
trong việc luyện tập và phát triển năng khiếu múa cho trẻ.
17
Trình độ giáo viên của trường đạt chuẩn (trung cấp) trở lên, nhiệt tình với
công việc, yêu nghề, mến trẻ. Trẻ học tập tại trường đều khoẻ, tâm sinh lý phát
triển bình thường. Các cháu phần lớn đến trường ngay từ tuổi nhà trẻ và theo học

đến hết tuổi mẫu giáo.
Phô huynh của trường phần lớn là gia đình công chức Nhà nước nên đã có
nhận thức đúng đắn về sự trưởng thành và phát triển của con mình.
2. Mục đích điều tra
Tìm hiểu thực trạng về tổ chức dạy nâng cao khả năng thể hiện múa cho trẻ
mẫu giáo lớn ở trường mầm non Liên Cơ. Từ đó đưa ra các biện pháp, các hình
thức dạy múa phù hợp với từng bài hát đã được lựa chọn trong và ngoài chương
trình.
3. Thời gian điều tra
Trong suốt thời gan từ tháng 11/2009 đến tháng 03/2010
4. Nội dung điều tra
Một số bài hát dạy trẻ trong chương trình và các bài trong quyển tập “Trẻ
mầm non ca hát”.
5. Phương pháp điều tra
Tôi quan sát và trực tiếp dạy múa cho trẻ lớp 5 tuổi của trường do tôi dạy,
ghi chép các hình thức tổ chức vận động theo nhạc. Sau đó trao đổi với giáo viên
cùng lớp về các lần tổ chức dạy múa ở các giờ học trước để tìm hiểu thêm về
một số biện pháp của giáo viên đã sử dụng khi tổ chức cho trẻ múa.
II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
- Về chương trình học: Vụ giáo dục mầm non đã đưa vào chương trình vận
động theo nhạc những bài hát múa để dạy cho trẻ. Những bài múa được xây
dựng động tác theo nhịp điệu và minh hoạ nọi dung phản ánh cuộc sống muôn
màu, muôn vẻ của con người nhằm giúp trẻ hứng thú và yêu nghệ thuật múa.
Với số lượng bài hát múa trong chương trình mẫu giáo lớn trong cả năm học
18
lượng dạy bài múa là quá Ýt so với nhu cầu ham thích múa của trẻ. Với những
bài múa, vận động minhh hoạ rất đơn giản, hình thức biểu diễn chỉ đội hình vòng
tròn, vòng cung, xếp hành theo tổ nhóm, trẻ chưa biết thay đỏi đội hình trong
một bài hát múa. Vì vậy múa của trẻ thường có nội dung biểu diễn đơn điệu,
không hấp dẫn trẻ, đặc biệt là với sự nhận thức hiện nay của trẻ.

1. Phương pháp dạy của giáo viên
- Về phương pháp dạy của giáo viên: Hầu hết các giáo viên còn quá phụ
thuộc vào phân phối chương trình và hướng dẫn trong bài soạn gợi ý của trẻ,
chưa mạnh dạn thay đổi, sáng tạo các hình thức và dàn dựng các động tác mới.
Giáo viên chưa sưu tầm bổ sung những bài múa ngoài chương trình để mở rộng
nhận thức của trẻ, tránh sự nhàm chán của trẻ, phát triển khả năng cảm thụ và
yêu thích nghệ thuật múa.
Trên thực tế cho thấy trẻ được làm quen với các động tác múa minh hoạ
bằng các hình thức khác nhau, xem các buổi biểu diễn vào chiều thứ 6, xem các
buổi biểu diễn của ngày lễ hội trong trương trình mầm non, xem qua băng hình
hoặc trên tiết học âm nhạc.
đơn điệu chưa phù hợp với nội dung, giáo viên chưa thể hiện được sắc thái.
Trên tiết dạy giáo dục âm nhạc cho trẻ, giáo viên chỉ dạy một cách thụ động, dập
khuôn, máy móc. Vì thế chưa gây cho trẻ được sự say mê, yêu thích những điệu
múa mới.
Qua điều tra một số lớp mẫu giáo lớn, tôi thấy giờ tổ chức cho trẻ nghe một
số bài hát có tính chất vui tươi, rộn ràng và có thể cho trẻ múa cùng cô thì giáo
viên lại không làm như vậy. Thậm chí có bài cô không múa minh hoạ lời ca mà
chỉ hát cho trẻ nghe, cho trẻ nghe qua đàn, qua băng đĩa. Còn các bài hát cô có
múa minh hoạ thì những động tác còn và tình cảm qua động tác minh hoạ. Như
vậy, giáo viên thực hiện chương trình còn dập khuôn máy móc, chưa phát huy
cao tính sáng tạo nghệ thuật, chưa khai thác được nhiều yếu tố trong bài hát để
có thể làm cho tiết học phong phó, sinh động. Đặc biệt, các cô giáo chưa chú ý
19
lựa chọn các bài ngoài chương trình có nội dung và tính chất phù hợp với trẻ để
đưa vào bài dạy.
2. Khả năng tiếp nhận của trẻ
Các cháu rất thích múa, dù chỉ là múa vài bài trong chương trình. Dù giáo
vien tạo cho trẻ niềm say mê múa thì trẻ vẫn say sưa thể hiện một cách tự nhiên,
vui vẻ. Điều đó chứng tỏ rằng múa là một nhu cầu thiết yếu của trẻ, trẻ sẽ được

cảm thụ một cách tốt hơn nếu được tiếp xúc thường xuyên với múa, được học
những điệu múa phong phú và đa dạng hơn.
Tuy nhiên, ở lứa tuỏi này sự tập chung chó ý của trẻ có hạn chế, do trẻ chưa
nhớ được sự di chuyển của đội hình, thường xuyên bị động, kỹ năng nhảy, xoay
người, cuộn cổ tay còn kém, chính vì thế giáo viên không nên đưa ra động tác
minh hoạ quá khó đối với trẻ.
3. Nguyên nhân thực trạng
Qua quá trình khảo sát thực tế, tôi nhận thấy để phát triển khả năng sáng tạo
của giáo viên trong một số biện pháp nâng cao khả năng múa cho trẻ mẫu giáo
lớn (5-6 tuổi) các nhà hoạch định cần đưa ra một hệ thống các phương pháp dạy
múa cho trẻ theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp.
Bên cạnh đó, giáo viên chưa đi sâu tìm tòi và nghiên cứu các biện pháp dạy
múa cho trẻ, số giáo viên có năng khiếu tổ chức tiết dạy múa còn hạn chế, mặt
khác cơ sở vật chất của nha trường chưa đảm bảo đạt yêu cầu, học sinh trong
một lớp quá đông 44-55 trẻ, trong khi đó phòng học nhỏ, chưa đủ không gian để
trẻ tập múa nên việc dàn dựng một số tiết mục múa rất là khó khăn, tiết học chỉ
lướt qua, đơn thuần là thuộc động tác.
20
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
THỰC NGHIỆM
I. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
1. Cơ sở định hướng cho nội dung thực nghiệm
2. Quán triệt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ
3. Quan điểm giáo dục củ buki
1. Quan điểm về một số bài hát múa được tuyển chọn
Qua quá trình điều tra tìm hiểu thực trạng cũng như các hình thức múa của
trẻ mẫu giáo lớn, tôi chọn lựa một số trong và ngoài chương trình mẫu giáo lớn.
Mỗi bài đều có hình tượng rõ ràng. Thông qua các bài hát múa này trẻ được tiếp
xúc nhiều hơn các hình thức vận động theo nhạc: múa minh hoạ, múa biểu diẽn,
múa sinh hoạt. Những bài này phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Bài hát múa phải đáp ứng được yêu cầu giáo dục, phù hợp với sở thích và
khả năng tiếp thu của trẻ.
+ Bài hát múa phải có nội dung gắn liều với các hiện tượng tự nhiên, xã hội
gần gũi với trẻ.
+ Về âm nhạc: Nó có hình tượng rõ ràng trong sự thống nhất với lời ca, nhịp
điệu dễ nhớ, dễ thể hiện các động tác minh hoạ.
Tóm lại: Những bài hát được lựa chọn không phải là mới, nó có nội dung
phản ánh hiện thực gần gũi với trẻ. Tôi sử dụng những biện pháp khác nhau
trong mỗi bài, tích hợp các bộ môn khác vào bài dạy để có hiệu quả giáo dục tốt
hơn với trẻ.
Vì vậy, tôi lựa chọn những bài hát sau:
1. Đi học
2. Múa cho mẹ xem
3. Inh lả ơi
2. Các biện pháp
* Biện pháp kế thừa
21
- Nghe trực tiếp: Cô hát múa, trẻ hát múa, xem bạn hát múa
- Nghe qua phương tiện: Nghe đài, nghe tivi, nghe đàn
* Biện pháp bổ sung
- Cô và cháu múa minh hoạ có sử dụng các loại dụng cụ, quần áo, trang
phục múa, ô màu, gùi đeo
- Cải tiến hình thức dạy múa cũ, áp dụng các hình thức đã học để dạy các
hình thức múa: múa minh hoạ, múa biểu diễn, múa sinh hoạt.
II. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM
1. Địa bàn thực nghiệm
Tôi tiến hành thực nghiệm ngay tại trường mình đang công tác là trường
Mầm non Liên Cơ - TP Lạng Sơn – Tỉnh Lạng Sơn. Cơ sở vật cất của trường
còn gặp nhiều khó khăn, diện tích lớp chật hẹp. Nhưng trường có đội ngũ giáo
viên tương đối đồng đều, có năng khiếu về hát múa. Trường đã có nhiều thành

tích tốt trong các đợt diễn văn nghệ của ngành.
Nhưng thực trạng dạy múa cho trẻ ở 6 tuổi lớp còn nhiều hạn chế. Qua tìm
hiểu một số lớp trong trường thì thấy rằng giáo viên chủ yếu dạy theo bài soạn
gợi ý, chưa sáng tạo ra những động tác múa minh hoạ bài hát để tạo sự sinh động
cho tiết học.
Khi thực nghiệm, tôi lựa chọn lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi A và lớp mẫu giáo
lớn 5 tuổi B của trường. Đã tiến hành thực nghiệm, tôi chọn ngẫu nhiên mỗi lớp
20 cháu (cả trai và gái). Các cháu đều khoẻ mạnh, tâm sinh lý phát triển bình
thường. Lớp mẫu giáo 5 tuổi A làm đối chứng, lớp mẫu giáo 5 tuổi B làm thực
nghiệm.
2. Mục đích thực nghiệm
Tổ chức tiết học múa cho tất cả các cháu đều được tham gia. Trên cơ sở đó
tôi đưa vào tiết học “Các biện pháp nâng cao chất lượng tiết học múa”. Qua đó
tôi có thể đánh giá được sự hứng thú của trẻ cũng như năng lực tiếp thu, khả
năng thể hiện múa của trẻ.
22
3. Tiến hành thực nghiệm
- Giai đoạn 1: Khảo sát trẻ trước thực nghiệm
Nhằm đo xem khi chưa có sự tác động của tôi thì mức độ hứng thú múa của
trẻ sẽ như thế nào. Từ đó có số liệu để đánh giá và so sánh sau khi làm thực
nghiệm.
- Giai đoạn 2: Thực nghiệm hình thành
Sau khi nghiên cứu phân tích nội dung bài hát múa, tôi tiến hành sử dụng
các biện pháp mới vào bài múa đã được lựa chọn, sử dụng đồ dùng trực quan để
minh hoạ vào bài hát.
Khi tiến hành thực nghiệm ở hai nhóm tôi đã sử dụng tiến trình dạy múa
như sau:
- Bước 1: Giới thiệu về bài múa cho trẻ xem
- Bước 2: Tổ chức cho trẻ múa
Trước khi múa cho trẻ xem, tôi dùng các hình thức giới thiệu bài hấp dẫn,

ngắn gọn thu hút trẻ tập trung chó ý vào bài nhằm gây hứng thú ngay từ đầu tiết
học. Khi muốn trẻ múa cùng cô giáo thì cô giáo phaỉ dùng biện pháp múa mẫu
chọn vẹn cả bài. Sau đó mới dùng lời ngắn gọn, dễ hểu để phân tích từng động
tác cho trẻ.
Tuỳ theo nội dung từng bài múa mà sử dụng các thủ thuật khác nhau để gây
hứng thú cho trẻ khi tiếp nhận những bài múa đó ở cả hai nhóm đối chứng và
thực nghiệm. Khi tính phần trăm, tôi đều đo ở cả 3 mức độ và cho điểm ở mỗi
mức độ đó. Việc cho điểm ở mỗi mức độ nhằm tính X để ra điểm trung bình
trong mức độ tập trung chó ý, hứng thú múa cho trẻ ở từng bài.
Thang đánh giá được chia ở mức độ sau:
- Mức độ cao (3 điểm): Trẻ thực hiện được 3 tiêu chí đó là đúng động tác,
đúng nhạc, diễn cảm.
23
- Mức độ trung bình (3 điểm): Trẻ thực hiện được 3 tiêu chí đó là đúng động
tác và đúng nhạc,
- Mức độ thấp (1 điểm): Trẻ thực hiện được 1 trong 2 tiêu chí đó là đúng
động tác nhưng không đúng nhạc hoặc đúng nhạc nhưng không đúng động tác.
Để tính % X tôi dùng phương pháp quan sát để cho điểm từng mức độ.
Cách tính %: T = S x 100/P
Trong đó: T là số phần trăm trẻ hứng thú múa ở mức độ đó
S là số trẻ hứn thú múa ở mức độ đó
P là tổng số trẻ tham gia thực nghiệm
Cách tính X: X = Q/P
Trong đó: X là tổng số điểu trung bình của trẻ ở cả 3 mức độ
Q là tổng điểm cộng lại
P là tổng số trẻ tham gia thực nghiệm
Tôi tiến hành đưa ra các biện pháp, các động tác múa mới vào nhóm thực
nghiệm và có sử dụng biện pháp kế thừa có sẵn trong chương trình, còn nhóm
đối chứng tôi chỉ sử dụng biện pháp, phương pháp và các động tác như trong bài
soạn gợi ý.

III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm
Bài 1: Đi học (Bùi Đình Thảo – Minh Chính)
Tổng số trẻ tham gia: 20 trẻ
Trong đó:
- Không tập trung hứng thú múa: 9 trẻ
- Mức độ trung bình: 7 trẻ
- Mức độ hứng thú cao nhất: 4 trẻ
Kết quả % như sau:
- Mức độ 1: 20%
- Mức độ 2: 35%
24
- Mức độ 3: 45%
Bài 2: Múa cho mẹ xem (sáng tác: Xuân Giao)
Tổng số trẻ tham gia: 20 trẻ
Trong đó:
- Không tập trung hứng thú múa: 7 trẻ
- Mức độ trung bình: 8 trẻ
- Mức độ hứng thú cao nhất: 5 trẻ
Kết quả % như sau:
- Mức độ 1: 25%
- Mức độ 2: 40%
- Mức độ 3: 35%
X = 1,9%
Bài 3: Inh lả ơi (Dân ca Thái)
Tổng số trẻ tham gia: 20 trẻ
Trong đó:
- Không tập trung hứng thú múa: 11 trẻ
- Mức độ trung bình: 6 trẻ
- Mức độ hứng thú cao nhất: 3 trẻ

Kết quả % như sau:
- Mức độ 1: 15%
- Mức độ 2: 30%
- Mức độ 3: 55%
X = 1,6%
Bảng 1: Mức độ hứng thú trước khi thực hiện
Bài
Hứng thú múa
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 X (%)
1 20% 35% 45% 1,75%
2 25% 40% 35% 1,9%
3 15% 30% 55% 1,6%
25

×