Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

luận văn đại học sư phạm hà nội Vai trò, tác dụng của mô hình chăm sóc giáo dục Trẻ em mồ côi ở Làng SOS Vinh- Nghệ An trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.21 MB, 98 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm việc khẩn trương, khóa luận tốt nghiệp “Vai trò,
tác dụng của mô hình chăm sóc, giáo dục Trẻ em mồ côi ở Làng SOS Vinh-
Nghệ An trong những năm gần đây” đã được hoàn thành.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực, phấn
đấu của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy giáo, cô giáo, Làng SOS Vinh.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến thầy giáo
Hoàng Hinh người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp cho em những
lời khuyên, lời chỉ bảo quý báu trong suốt thời gian nghiên cứu khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Công tác Xã hội,
Làng Trẻ em SOS Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ em có được một môi trường
lành mạnh để học tập và rèn luyện đó chính là hành trang để em vững tin hơn
trên con đường sự nghiệp của mình.
Do thời gian, trình độ còn nhiều hạn chế nên khóa luận không thể tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy
giáo, cô giáo cùng các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2008
Sinh viên thực hiện
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI cùng với sự phát triển năng động,
thần tốc, vũ bão của nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Nhân loại đang
được hưởng những thành tựu diệu kỳ từ các lĩnh vực khoa học như công nghệ
thông tin, khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học…nhưng những thành tựu đó
không phải ai cũng được hưởng như nhau?
Ngày nay đất nước chúng ta đã bước qua thời kỳ chiến tranh kéo dài
triền miên, giờ đây đang ra sức xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội
nhập nền kinh tế thế giới, sánh vai cùng các cường quốc năm châu, dưới sự


lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được
những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, chính trị
đến văn hóa. Đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trên phạm vi toàn xã hội cũng
như mỗi một gia đình- gián tiếp tác động đến trẻ em; gia đình và xã hội đang
ngày càng nhận thức rõ trẻ em là tương lai, là người chủ của đất nước, “ trẻ
em hôm nay thế giới ngày mai”. Vì vậy cần phải chú trọng đầu tư cho thế hệ
trẻ,bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít một bộ phận không nhỏ trẻ em đang
rất cần sự quan tâm giúp đỡ từ nhiều phía, đó là những em mồ côi, những em
bé em lang thang trên hè phố, những em khuyết tật, những em phải lao động
kiếm sống cực nhọc khi tuổi đời còn nhỏ, với biết bao cạm bẫy của môi
trường đầy mạo hiểm để kiếm bát cơm manh áo qua từng ngày, nào là những
đứa trẻ bị tổn thương tâm lý sâu sắc do hậu quả của gia đình ly hôn…Các em
là những mảnh đời không may mắn trong cuộc sống, các em đang rất cần
những vòng tay nhân ái, những đôi tay dang rộng đưa các em vào lòng.
Trong bức tranh toàn cảnh về công tác chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ
em mồ côi nói riêng, Việt Nam đã có những thành tựu hết sức to lớn, đó là:
2
Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở Châu Á thông
qua Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 02 năm 1990. Nhà
nước ta cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để bảo vệ trẻ em như bộ
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 12 tháng 08 năm 1991. Nhà
nước ta đã triển khai chương trình hoạt động quốc gia vì trẻ em ở từng giai
đoạn, mà gần đây nhất là giai đoạn 1991-2000. Đặc biệt trong thời gian gần
đây nhất, vượt qua các cường quốc và các nước tư bản giàu có, nước ta đã
được công nhận là nước đạt được mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc
đề ra, mà trẻ em là đói tượng được ưu hưởng.
Chủ tịch Hồ Chí minh lúc sinh thời đã từng nhấn mạnh: “Vì lợi ích mười
năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Bác còn nói: “
Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc
và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó

phải kiên trì, bền bỉ…Vì tương lai con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi
ngành phaỉ có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”(Hồ Chí
Minh toàn tập, Nxb, CTQG, HN, 2003, t12, tr467-468).
Phát huy truyền thống tốt đẹp biết bao đời nay của dân tộc ta, ngày càng
có nhiều tổ chức, nhiều cơ quan đoàn thể, nhiều người dân đã và đang ra sức
cống hiến sức mình bằng nhiều hoạt động, nhiều chương trình như “Một trái
tim, một thế giới”, “Nối vòng tay nhân ái”…Hàng loạt các mô hình hỗ trợ trẻ
em trong và ngoài nước đã hình thành với mong muốn giúp đỡ các em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bằng các mô hình tổ chức, với các chương trình
hoạt động và biện pháp khác nhau tác động vào đối tượng, mỗi mô hình lại có
những nét đặc thù riêng.
Ở đề tài này em tập trung vào đối tượng trẻ em mồ côi, bởi đây là vấn đề
mang tính toàn cầu, nó biểu hiện ở những mức độ khác nhau trong tất cả các
quốc gia trên thế giới. Ở quốc gia chậm phát triển, chiến tranh kéo dài thì số
lượng trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, ngày càng lớn. Dù chiến tranh đã đi
3
qua nhưng ở đâu đó vẫn còn những hệ lụy của chiến tranh, sự đói nghèo trong
nhiều thập kỷ trước để lại, cùng với mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường,
hiện tượng trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, không người thân là điều làm
cho xã hội lo ngại.
Không còn xa lạ gì đối với mỗi chúng ta khi nhắc đến tổ chức UNICEF
của tổ chức Liên Hợp Quốc, hay Làng trẻ em SOS một đại gia đình đang phát
triển mạnh mẽ, nhân rộng khắp nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam chúng
ta. Các mô hình chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
nói chung, trẻ em mồ côi nói riêng nhằm mục đích, mang ý nghĩa nhân đạo,
tính nhân văn và nhân bản hết sức cao cả “Tất cả vì thế giới trẻ thơ”.
Làng trẻ SOS du nhập vào nước ta từ năm 1967 và sau đó đã nhân rộng
đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Làng trẻ em SOS Vinh là ngôi làng thứ
4 được xây dựng theo số QĐ 1525 QĐ-UB vào ngày 20/07/1989 của UBND
Nghệ Tĩnh.

Ngoài những công việc mà làng thường xuyên làm là chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục cho các em ở đây thì làng còn có nhiệm vụ là giáo dục hòa
nhập cộng đồng, hội nhập xã hội cho các em với hy vọng trong tương lai, các
em trở thành những công dân tốt và có ích cho xã hội. Để thực sự đạt được
mục đích ấy là điều thật không mấy dễ dàng, đơn giản chút nào. Điều này
phải rất dày công, có sự tính toán kỹ càng, nếu không trẻ không dễ hòa nhập
với cộng đồng mà thậm chí còn có thể tác động ngược lại.
Mỗi chúng ta có thể khêu gợi, thúc đẩy những khả năng tiềm ẩn trong
mỗi các em, giúp các em có được niềm tin, những khát vọng, cùng với những
hoài bão lành mạnh cháy bỏng, mở ra một hướng tốt lành để các em bước vào
đời. Công tác chăm sóc, giáo dục các em không chỉ dừng lại ở đó mà còn đòi
hỏi ở sự nỗ lực, tự nhận thức, tự vươn lên, ý chí của chính các em, khắc phục
mọi hoàn cảnh khó khăn, going bão của cuộc đời, giấc mơ của các em đang ở
phía trước, trái tim nhiệt huyết đang thôi thúc các em, mặt trời của niềm tin,
của sự hy vọng sẽ chiến thắng. Gửi lên đỉnh núi tuyết trắng với tinh thần gởi
4
trọn tình yêu thương, kết nối vòng tay nhân ái của chính con tim các em.
Tiềm tàng sẽ chỉ mãi là vô hình,chất xám chỉ là màu xanh nếu chúng ta
không biết sử dụng hữu hiệu vào trong cuộc sống để phục vụ cho bản thân,
cho xã hội.
Bằng sự nỗ lực không ngừng, bằng nhiều biện pháp để giải những bài
toán nan giải, hóc búa để có những điều kiện tốt nhất, hoàn hảo nhất nhằm
nâng bước cho các em SOS không chỉ những năm tháng đầu đời mà còn chấp
cánh cho các em những ước mơ, những hoài bão để bay cao, bay xa hơn.
Là sinh viên khoa Công tác xã hội Trường đại học Công Đoàn, trong bốn
năm ngồi trên giảng đường cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp em
xin được đề cập tới đề tài khóa luận của mình là: “Vai trò, tác dụng của mô
hình chăm sóc giáo dục Trẻ em mồ côi ở Làng SOS Vinh- Nghệ An trong
những năm gần đây”.
2.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội; trẻ em là thế
hệ tương lai của đất nước, trẻ em hôm nay thế giới ngày mai, ngày càng được
hưởng rất nhiều những điều kiện tốt đẹp và đầy đủ. Nhưng nhìn nhận một
cách thẳng thắn, khách quan thì chúng ta đang rất lo cho thế hệ trẻ hôm nay
và mai sau, chúng ta đang đặt câu hỏi: “rồi chúng sẽ như thế nào đây”? các
em đang phải gánh chịu nhiều áp lực từ cuộc sống hiện đại mà chủ yếu là về
mặt tinh thần, lối sống thưc dụng, gia đình truyền thống bị phá vỡ, lắm tệ nạn
rình rập…với trẻ em nói chung đã là một vấn đề nan giải, huống gì với các em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Những văn bản, chính sách của Đảng và Nhà Nước ta đã tạo ra một môi
trường hành lang pháp lý, hành chính và chuẩn mực đạo đức xã hội phù hợp
đảm bảo cho các em được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, giúp các em vượt
qua được hoàn cảnh của bản thân, tránh xa cạm bẫy để vươn lên trở thành
5
những công dân có ích cho xã hội, cho đất nước.
Ưu tiên cho trẻ em và chăm sóc trẻ em một cách toàn diện đã trở thành tư
tưởng chỉ đạo của nhà nước ta dưới ánh sang tư tưởng Hồ Chí Minh và sự
lãnh đạo của Đảng trong hơn nửa thế kỷ qua. Dù còn là một nước nghèo
nhưng nước ta luôn được xếp trong danh sách là nước có nhiều thành tựu về
công tác chăm sóc giáo dục trẻ em. Thực hiện quyền trẻ em trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta
đang tìm mọi biện pháp, nguồn lực để giảm thiểu những tác động của nền kinh
tế thị trường trong giai đoạn chuyển đổi, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc và tính ưu việt của xã hội chủ nghĩa, Việt Nam không chỉ hội nhập cộng
đồng quốc tế mà còn có những đóng góp kinh nghiệm quan trọng trong khu
vực và trên thế giới trong công tác bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Bước vào thế kỷ mới, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tư tưởng
Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo thành tựu và kinh nghiệm của thế giới hiện
đại về trẻ em và phát triển chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt

Nam. Mọi trẻ em Việt Nam khi sinh ra phải được khỏe mạnh về thể ; ực và trí
tuệ, ddược phát triển một cách toàn diện, được sống trong môi trường lành
mạnh, an toàn, tràn đầy tình thương yêu, bảo vệ của gia đình cùng toàn thể
cộng đồng, dược tiếp cận một nền giáo dục cơ bản có chất lượng sao cho khi
trưởng thành, các em sẽ là lực lượng lao động chất lượng cao. Trên cương vị
là những công dân, chủ nhân thực sự hãy để các em tham gia vào quá trình
hội nhập quốc tế mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội thong qua ngày
12/08/1991, có hiệu lực từ ngày 16/08/1991. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em gồm 26 điều quy định cụ thể quyền, bổn phận của trẻ em và trách
nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội phải đảm bảo thực hiện các quyền đó.
Trẻ em mồ côi là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà Nước ta. Điều
này thể hiện trong pháp luật, chương trình, chủ trương, chính sách của Đảng
6
và nhà nước:
Đối với trẻ mồ côi, luật pháp nước ta nhấn mạnh:
Tránh mọi hình thức phân biệt đối xử với trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi
được quyềnđăng ký khai sinh.
Giúp đỡ để các em có điều kiện sống trong tình thương yêu của gia đình,
được chăm sóc và bảo vệ.
Điều 67 Bộ Luật Dân sự(năm 1995) quy định trách nhiệm chăm sóc và
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong đó quy định
người giám hộ bao gồm:người chưa thành niên không còn cha mẹ, không xác
định được cha mẹ, hoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự.
Do thiếu vắng sự quan tâm của gia đình nên trẻ mồ côi cần được sự quan
tâm, giúp đỡ của xã hội trong việc học tập, tu dưỡng. Điều 11 Luật Giáo sục
quy định phổ cập tiểu học quy định: “Trẻ em là con liệt sĩ, trẻ mồ côi, không
nơi nương tựa, trẻ em đặc biệt khó khăn được Nhà nước và xã hội quan tâm,
giúp đỡ, tạo điều kiện cần thiết để đạt trình độ giáo dục tiểu học”…
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về trẻ em

mồ côi giúp chúng ta hiểu hơn về đời sống, nguyện vọng của các em như:
Đề tài độc lập cấp Nhà Nước năm 2001 “nghiên cứu cơ sở lý luận và
thực tiễn để xây dựng và triển khai thực hiên chiến lược bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em đến năm 2010”của Tiến Sĩ: Trần Thị Thanh Thanh-Bộ trưởng
, chủ nhiệm UBDS-GĐ và trẻ em.
Đề tài nghiên cứu “Cơ chế nâng cao hiệu quả, giả quyết khiếu nại , tố
cáocủa UBDS-GĐ và trẻ em các cấp trong việc bảo vệ quyền trẻ em” của TS
Vũ Văn Cương.
Đề tài nghiên cứu trước đây và hiện nay đều tập trung chủ yếu ở các cơ
quan chức năng như: UBDS- GĐ và Trẻ em, hội lien hiệp phụ nữ, Đoàn
TNCS HCM.
Trong lĩnh vực báo chí cũng có nhiều bài viết về trẻ em mồ côi như:
“Những đứa trẻ trên chính quê nhà”, “Lớp học trên bãi rác”- báo phụ nữ
7
Thành phố Hồ Chí Minh. “Mái ấm gia đình”- báo Nghệ An.
Trong lĩnh vực xã hội học cũng có rất nhiều nghiên cứu về trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong đó có trẻ em mồ côi: “Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh với việc chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn” của tác giả Đặng Cảnh Khanh; “Khả năng tái hòa nhập cộng
đồng xã hội và gia đình” của tác giả Nguyễn Văn Buồn.
Trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học và kế thừa những công trình
nghiên cứu của các tác giả. Đề tài: “Vai trò, tác dụng của mô hình chăm sóc,
giáo dục trẻ em mồ côi ở Làng SOS Vinh- Nghệ An trong những năm gần
đây” sẽ góp một tiếng nói chung vào lĩnh vực nghiên cứu trẻ em mồ côi trên
cơ sở tiếp cận từ ngành Công tác Xã hội.
3.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học:
Đề tài nêu những quan điểm và cách tiếp cận mới về Công tác xã hội nói
chung và Công tác xã hội với trẻ em nói riêng.
Tác động về sự nhận thức của xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục và

bảo vệ trẻ em mồ côi.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm giúp mọi người hiểu hơn về
Công tác xã hội hoạt động trên mô hình Làng trẻ SOS, cũng như tính ưa việt
của mô hình này với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi.
Nắm bắt được nhu cầu của trẻ mồ côi, giúp cho nhân viên công tác xã
hội thấy được các em đang bị thiếu hụt nhu cầu nào đó để từ đó hỗ trợ một
cách hợp lý, hiệu quả để các em phát triển một cách toàn diện.
Đề tài chỉ ra thực trạng công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi của Làng
SOS Vinh. Từ đó có thể đưa ra những kiến nghị sát thực, những giải pháp để
nhân rộng mô hình này nhằm phát triển công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em
mồ côi nói riêng và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung là điều
8
mang ý nghĩa thực tiễn cấp thiết.
4.Mục đích nghiên cứu.
Làng trẻ SOS là một tổ chức phi chính phủ hoạt động nhân đạo tồn tại và
không ngừng, mang lại cho hàng triệu trẻ mồ côi không nơi trên toàn thế giới
một mái ấm, một tình thương yêu nhân văn sâu sắc, một mái nhà chung ấm áp
tình người của trẻ em mồ côi. Song đây là một mô hình còn mới mẻ ở Việt
Nam nói chung cững như ở Thành phố Vinh- Nghệ An nói riêng còn nhiều
người chưa biết đến. Em nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
(1)Thực trạng cơ cấu tổ chức, vai trò, phương thức chăm sóc giáo dục trẻ
em mồ côi tại Làng SOS- Vinh.
(2)Tìm hiểu và phân tích tác dụng của mô hình Làng trẻ em mồ côi SOS- Vinh.
(3)Tìm hiểu các mô hình, các giải pháp hỗ trợ trẻ em mồ côi hòa nhập
cộng đồng.
(4)Nêu ra các khuyến nghị trong việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng.
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu.

Vai trò, tác dụng của mô hình chăm sóc giáo dục trẻ em mồ côi ở Làng
SOS- Vinh- Nghệ An trong những năm gần đây.
5.2.Khách thể nghiên cứu.
Các mối quan hệ giữa Làng trẻ em SOS- Vinh với trẻ em mồ côi ở đây.
5.3.Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi không gian: Làng trẻ em SOS- Vinh đóng tại phường Hưng
Phúc- Thành phố Vinh- Nghệ An.
Phạm vi thời gian: Từ năm 2000- 2008.
6.Phương pháp nghiên cứu.
6.1.Phương pháp luận.
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và phương
9
pháp luận duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac- Lenin, khi nghiên cứu những
vấn đề xã hội phải nhìn nhận chúng một cách khách quan trong mối liên hệ và
sự vận động của chúng. Đồng thời phải có sự trừu tượng hóa, khái quát hóa
khi kết luận một vấn đề xã hội. Như vậy mới đảm bảo được tính khoa học,
tính khách quan của vấn đề nghiên cứu. Phếp biện chứng duy vật đòi hỏi nhìn
nhận các hiện tượng xã hội trong mối quan hẹ phụ thuộc lẫn nhau, tác động
qua lại với nhau, mội hiện tượng xã hội không tồn tại một cách độc lập. Do
vậy, khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội, các vấn đề xã hội cần đặt trong
môi trường xác định, trong sự tương tác giữa các hiện tượng hay vấn đề này
với các hiện tượng khác, các vấn đề khác.
Phép duy vật lịch sử yêu cầu nhìn nhận các sự vật, hiện tượng trong một
quá trình liên tục; các hiện tượng xã hội không tồn tại một cách bất biến mà
luôn luôn vận động, có sự ra đời, tồn tại, phát triển và tiêu vong, cací mới ra
đời ngày càng hoàn thiện hơn, phát triển cao hơn, nhưng ta không bài trừ, phủ
định nó đi mà dựa trên cơ sở đó ta phải có sự tiếp thu, chọn lọc, lĩnh hội. Do
đó khi nghiên cứu hiện tượng, các vấn đề xã hội cũng cần phải đặt trong một
quá trình, một giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định.
Đồng thời đề tài còn dựa vào quan điểm và tư tưởng Hồ Chí Minh là đặt

con người ở vị trí trung tâm, con người là giá trị cao nhất, con người ở đây là
trẻ em nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng là đối tượng cần được sự quan
tâm của toàn xã hội. Bác luôn quan tâm chăm sóc một cách toàn diện đào tạo
cho thế hệ tương lai làm rạng ngời dân tộc: chăm sóc về sức khỏe, đặc biệt
quan tâm việc học tập của trẻ em, văn hóa tinh thần, những trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn…Người còn đề cập đến trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em, Người phân tích trên cơ sở chức năngcủa mỗi cơ quan, lực
lượng xã hội: trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng theo từng cấp được chỉ
rõ: “vai trò phụ trách, đôn đốc” của các tỉnh, thành phố và phối hợp tác xã
“phải chỉ đạo thiết thực và thường xuyên”; các cơ quan chuyên trách có liên
10
quan, các đoàn thể “phải có kế hoạch cụ thể”, gia đình và các thành viên gần
gũi nhất phải chịu trách nhiệm trước hết”. Cơ chế ấy trong hơn bốn thập kỷ
qua vẫn là biện pháp chủ đạo thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Vận dụng phương pháp luận khi đặt trong bối cảnh nước ta trong nền
kinh tế thị trường đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
nói chung và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
nói riêng. Từ đó ta thấy được vai trò, tác dụng của mô hình này là rất cần
thiết, để từ đó nhân rộng mô hình chăm sóc, giáo dục. Điều này có ý nghĩa
quan trọng trong việc thực hiện chiến lược quốc gia về an sinh trẻ em nói
chung và công việc chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi nói riêng.
6.2.Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
Để nghiên cứu đề tài một cách khách quan, khoa học và mang tính đặc thù
của ngành Công tác xã hội, em đã sử dụng một số phương pháp cụ thể của ngành
Công tác xã hội nói chung và một số phương pháp của ngành xã hội học.
6.2.1. Phương pháp công tác xã hội với cá nhân:
Đây là một phương pháp chủ đạo của ngành Công tác xã hội, đặc thù của
phương pháp này là nhân viên công tác xã hội trực tiếp làm việc với cá nhân,
đối tượng. Vận dụng phương pháp này vào đề tài nghiên cứu em đã sử dụng
cách tiếp cận tâm lý xã hội nhằm nhấn mạnh đến yếu tố tâm lýcủa trẻ em mồ

côi và bối cảnh xã hội mà các em đang sống, đó là các em mồcôi thường có
tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại tiếp xúc với những người xung quanh, hơn nữa
các em lại thiếu thốn về tình yêu thương của người cha, người mẹ, nên rất cần
được sự giúp đỡ của cộng đồng.
Đồng thời khi sử dụng phương pháp này vào đề tài nghiên cứu em cũng
vận dụng một số kỹ năng cơ bản của phươngpháp này như: kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng vãng gia, kỹ năng quan sát, kỹ năng tham vấn để có những thông tin
chi tiết cần thiết làm nổi bật hiệu quả của vai trò, tác dụng cuả mô hình chăm
sóc, giáo dục này.
11
6.2.2. Phương pháp Công tác xã hội với cộng đồng:
Cộng đồng mà đề tài đề cập đến là cọng đồng trẻ em mồ côi đang rất cần
được sự chăm sóc, giáo dục, hỗ trợ các em khắc phục những trở ngại trong sự
phát triển nhân cách và hòa nhập cộng đồng, phát huy tối đa tiềm năng của
chính các em để tạo ra sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.
Nguồn lực được huy động từ nhân dân, của toàn xã hội, các tổ chức phi
chính phủ…thông qua các chính sách, chương trình, dịch vụ.
Vai trò của nhân viên Công tác xã hội lúc này là hỗ trợ trẻ em mồ côi tìm
ra những nguyên nhân cản trở, khó khăn ảnh hưởng tới mô hình chăm sóc,
giáo dục trẻ em mồ côi ở đây, để từ đó tạo ra mối liên kết các em mồ côi hòa
nhậpvới cộng đồng, hội nhập với xã hội.
Vận dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài em đã tiến hành thu
thập thông tin từ bản thân các em mồ côi ở đây, từ các mẹ, các dì, các cán bộ
nhân viên chức của Làng SOS Vinh.
6.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu:
Đây là phương pháp sưu tầm và phân tích thông tin có sẵn trong các tài liệu
để rút ra những thông tin cần thiết nhằm phục vụ cho mục tiêu của đề tài nghiên
cứu. Tài liệu là nguồn thông tin để trả lời câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu.
Khi thực hiện đề tài này, em dựa vào Công ước quốc tế về quyền trẻ em,
những quy định về Luật bảo vệ chăm sóc, giáo dục, hòa nhập cộng đồng trẻ

em, tài liệu hướng dẫn về tổ chức Làng trẻ em SOS, tạp chí báo cáo thành
tích 15 một chặng đường của Làng SOS Vinh. Đồng thời kết hợp các văn bản
pháp quy của Đảng và nhà nước về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng.
Ngoài ra em còn tiếp thu có chọn lọc những tác phẩm từ sách báo,
Internet, tạp chí…về trẻ em mồ côi của một số tác giả.
Qua việc thu thập thông tin, em đã tiến hành phân tích, đánh giá vấn đề
nhằm mang lại hiệu quả cho đề tài nghiên cứu của mình.
12
6.2.4. Phương pháp quan sát:
Đây là phương pháp chú ý đến đặc điểm của người, vật hay tình huống
mà mục đích là sử dụng những dữ liệu quan sát được để hiểu thân chủ cũng
như hoàn cảnh của các đối tượng. Thông qua sự quan sát mà mỗi nhân viên
xã hội nhận thức được về thân chủ như: dáng vẻ bên ngoài, vẻ mặt, cửchỉ,
dáng điệu; những đặc điểm sắc thái tình cảm…nhằm phục vụ cho đề tài
nghiên cứu.
6.2.5. Phương pháp tham vấn:
Phương pháp này giúp nhân viên công tác xã hội sử dụng các kiến thức,
kỹ năng chuyên môn để giúp đối tượng giải quyết, tăng cường khả năng tự
giải quyết các vấn đề của mình, đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất.
Đề tài sử dụng phương pháp tham vấn trẻ em nên để cho các em tự quyết
đinh lấy tương lai của mình, định hướng cuộc sống cho mình để hòa nhập với
cộng đồng.
6.2.6. Phương pháp đánh giá nhanh PRA:
Đây là phương pháp tiếp cận, học hỏi cùng người dân, bănngf người dân
về điều kiện sống ở nông thôn.
Phương pháp này còn mở rộng phát triển, PRA còn được nhìn nhận là
phương pháp tiếp cận cùng người dân, chia sẻ , nâng cao, phân tích kiến thức
của người dân về điều kiện sống để lập nên kế hoạch. Vậy PRA được xây
dựng trên cơ sở năng lực của người dân địa phương, cho phép tác viên cộng

đồng học hỏi từ người dân, bằng người dân, vì người dân. Nhằm thúc đẩy
người dân địa phương tự phân tích, tự lập kế hoạch và tự thực hiện kế hoạch.
Sử dung phương pháp PRA trong đề tài này em nhằm mục đích: dựa trên
kiến thức và năng lực cộng đồng Làng SOS- Vinh bởi kiến thức và kinh
nghiệm bản địa của Làng SOS- Vinh là nguồn lực cộng đồng, để hiểu tâm tư,
nguyện vọng, nhu cầu cũng như mô hình chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi ở
Làng SOS- Vinh, để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp.
Bên cạnh đó em còn sử dụng một số kỹ năng của Công tác xã hội như:
13
6.2.7. Kỹ năng lắng nghe:
Đây là kỹ năng cơ bản và quan trọng của ngành công tác xã hội, giúp cho
mỗi nhân viên công tác xã hội hiểu hơn về thân chủ thong qua lời nói, cảm
nghĩ.
Kỹ năng này không chỉ nghe bằng thính giác mà còn nghe bằn cả khối
óc, con tim, nghe bằng tâm, khi nghe nhân viên công tác xã hội phải chú ý
đến những gì nói ra và những gì không nói ra, những gì đề xuất, nghe một
cách có chọn lọc.
Khi dung kỹ năng này có một vài trở ngại đối với việc lắng nghe tích cực
như: sự xao nhãng, tiếng ồn…nên cần sự am hiểu để thu thập thông tin có
hiệu quả.
6.2.8. Kỹ năng vấn đàm:
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu em đã chủ động đi gặp các em ở Làng
SOS, các mẹ, các dì, cũng như các cán bộ nhân viên chức ở đây.
Nhằm thu thập thông tin từ chính các em, chia sẻ thông tin hoàn cảnh
cùng các em, khảo cứu và đánh giá vấn đề và tình huống liên quan, đưa ra sự
giúp đỡ cho các em.
6.2.9. Kỹ năng vãng gia:
Kỹ năng này nhằm giúp đề tài của em chính xác hơn, em có thể quan sát
được môi trường gia đình của các em, thấy được những tương tác nảy sinh
giữa các thành viên trong gia đình nhờđó mà em có thể suy ra thái độ và quan

hệ trong gia đình của các em mồ côi ở Làng SOS Vinh.
Ngoài các phương pháp, kỹ năng trên em còn vận dụng các phương pháp
liên ngành khác như phân tích tâm lý, thống kê xã hội học để khẳng định cũng
như làm sáng tỏ giả thuyết, mục đích của đề tài.
7.Giả thuyết nghiên cứu.
Làng trẻ em SOS Vinh ra đời và đi vào hoạt động đã mang lại niềm hạnh
phúc và cuộc sống ấm no cho nhiều trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.
14
Chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi không nơi nương tựa để trở thành những
người công dân có ích cho xã hội là nhiệm vụ trọng tâm và mục đích cuối
cùng của làng SOS Vinh.
Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi của Làng đã đạt được những kết
quả hết sức tốt đẹp bởi Làng SOS có một đội ngũ cán bộ công nhân viên
chức, các bà mẹ, bà dì với tinh thần nhiệt huyết, tận tình, có tâm với nghề.
Làng SOS Vinh chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi ở đây một cách toàn diện
như bao đứa trẻ khác.
15
PHẦN HAI: NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Các lý thuyết liên quan:
Công tác xã hội là một ngành chuyên môn, một ngành khoa học xã hội
ứng dụng có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác như: tâm lý học, xã hội
học, kinh tế học, chính trị học, triết học… Trong đề tài này em đã sử dụng
một số lý thuyết của các ngành khoa học này nhưng dưới góc độ tiếp cận của
ngành Công tác xã hội.
1.1.1. Lý thuyết vai trò:
Sử dụng lý thuyết này để làm nổi bật vai trò của nhân viên Công tác xã hội.
Trong lịch sử xã hội học có nhiều quan niệm khác nhau về vai trò, tuy
nhiên về cơ bản người ta chia vai trò thành 3 phương diện sau:
Thứ 1: Vai trò như mẫu hành vi (gắn với ahnhf vi).

Thứ 2: Vai trò là phương diện động lực của vị thế gắn với địa vị (gắn với
địa vị).
Thứ 3: vai trò như là tổ hợp kỳ vọng hướng tới chủ nhân của địa vị xã
hội (gắn với cá nhân).
Theo từ điển Xã hội học của Nguyễn Khắc Viện- Nxb Thếgiới 1994:
“vai trò là tập hợp những ứng xử của mỗi cá nhân mà người khác chờ đợi
ở nó”.
Trong thực hành công tác xã hội, người ta thường xem xét vai trò ở nhiều
khía cạnh sau:
Mong đợi vai trò (Expectation): đó là cách xã hội quy định, quy ước về
vai trò, về điều mong đợi mà vai trò đó thực hiện.
Thể hiện vai trò (Role perforrmence): đó là cách con người thể hiện vai
trò của mình như thế nào.
16
Ý thức vai trò (Role conception): đó là những suy nghĩ của bản thân về
những gì mà người khác mong đợi ở họ.
Sự linh động về vai trò (Fexibility): sự cởi mở để thay đổi vai trò.
Sự mơ hồ về vai trò (Role ambiguity): đối tượng có vấn đề vì họ mơ hồ
về vai trò và về những điều mà họ đảm nhận.
Sự mâu thuẫn về vai trò (Role conflict): đối tượng không thể hoàn thành
cùng một lúc nhiều vai trò được vì những mong đợi ở những người xung
quanh của họ là khác nhau.
Khi có mâu thuẫn về vai trò thì có các phương cách giải quyết như sau:
1.Lờ đi hay trốn tránh.
2. Dung hòa.
3. Tự bỏ vai trò của mình luôn.
Tính không liên tục của vai trò là sự gián đoạn trong việc thực hiện vai
trò, gây nên cảm giác đau khổ cho đối tượng.
Áp lực về vai trò (Role strain): khi cá nhân phải thực hiện vai trò của
mình và vai trò của người khác cùng một lúc thì cá nhân đó cần thích nghi

hoặc không thể thích nghi để thực hiện hai vai trò đó.
Việc vận dụng lý thuyết vai trò vào đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu vai
trò, tác dụng của mô hình chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi ở Làng SOS Vinh
là một lý thuyết có ý nghĩa thực tiễn.
1.1.2. Lý thuyết về hệ thống xã hội:
“Hệ thống xã hội” là một trong những công trình nghiên cứu quan trọng
của Talcott Parsons, ông sử dụng khái niệm cấu trúc và khái niệm hệ thống
gần như tương đồng nhau với nghĩa là hệ thống có cấu trúc và cả hai đều có
chung thành phần nhất định. Khái niệm cấu trúc nhấn mạnh đến yếu tố tạo thành
khuôn mẫu, định hình hệ thống tương đối ổn định. Khái niệm hệ thống nhấn
mạn đến tập hợp các yếu tô sắp xếp theo trật tự nhất định, được hình thành vừa
độc lập vừa liên tục trao đổi qua lại với hệ thống môi trường xung quanh.
17
Talcott Parsons xem xét hệ thống trong một trục tọa độ 3 chiều như sau:
Thứ 1: là chiều cấu trúc- hệ thống nào cũng có hệ thống của nó.
Thứ 2: chiều chức năng- hệ thốngluôn có trạng thái động vừa tự biến đổi
vừa trao đổi với môi trường.
Thứ 3: chiều kiểm soát- hệ thống có khả năng điều tiết và tự điều khiển
cấu trúc của hoạt động được triển khai trên các hệ thống khác nhau trong đó
hệ thống xã hội chỉ là một trong hệ thống của nó.
Parsons phân biệt ít nhất 4 cấp độ hệ thống và cho rằng thong qua quá
trình xã hội hóa cá nhân, hoạt động của con người hình thành và biểu hiện
trêncác cấp độ, hình thành từ cấp độ hành vi của cơ thể lên nhân cách, cấp xã
hội và cấp văn hóa (Lịch sử và Lý thuyết xã hội học- tr 205).
Tất cả các hệ thống hoạt động từ cấp hành vi đến văn hóa đều phải
đương đầu với những vấn đề chức năng “những nhu cầu” của tổng thể hệ
thống, đó là vấn đề thích nghi, hướng đích, thống nhất và duy trì khuôn mẫu.
Các nhu cầu của hệ thống đòi hỏi các bộ phận cấu thành của nó phải đáp ứng
tức là có chức năng hoạt động để thỏa mãn nhu cầu tồn tại, phát triển của hệ
thống chức năng là những đòi hỏi đến mức nó buộc những bộ phận nào hoạt

động không đúng chức năng sẽ phải thay đổi thậm chí bị teo đi, hay phá sản
và hình thành bộ phận thay thế, bộ phận nào hoạt động có hiệu quả sẽ tưởng
thành và lớn mạnh.
Qua lý thuyết này, cho ta thấy Làng trẻ SOS Vinh là cơ quan chuyên
môn giúp Sở Lao động thương binh và xã hội thực hiện chức năng quản lý
hành chính nhà nước và giúp văn phòng điều hành SOS Việt Nam thực hiện
chức năng quản lý chuyên môn: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, hướng
nghiệp cho trẻ em mồ côi không nơi nương tựa của hai tỉnh Nghệ An và Hà
Tĩnh. Để thực hiện tốtchức năng được giao phó, Làng trẻ SOS Vinh phải có
một hệ thống hoàn chỉnh và hợp lý.
18
1.1.3. Lý thuyết nhu cầu:
Theo chủ nghĩa Mac- Lenin: “nhu cầu là đòi hỏi kết quả của mỗi con người
trong những điều kiện nhất định, đảm bảo sự sống và phát triển của mình”.
Nhu cầu thể hiện sự đòi hỏi của cơ thể sống đối với môi trường bên
ngoài, thể hiện thành những ứng xử tìm kiếm, nếu không thì cơ thể thiếu
nhiều điều kiện để tồn tại (Tâm lý học xã hội, những vấn đề tâm lý- Nxb
Khoa học xã hội, 1997).
Tâm lý học coi “nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu của môi trường bên trong
và bên ngoài cơ thể, đặc biệt cho con người sống và phát triển trong những
điều kiện nhất định”.
Môi trường hành vi của con người đều do sự thúc đẩy nhu cầu nhất định,
nhu cầu được thỏa mãn thì con người cảm thấy hài long còn không được thỏa
mãn con người cảm thấy hụt hẫng và có những hành vi chống lại những trở
ngại trong công việc tìm kiếm nhu cầu. Nhu cầu là động lực thúc đẩy cá nhân
và nhóm xã hội hoạt động, phát triển.
Theo “thuyết nhu cầu” của Maslow, đã chia làm 5 mức nhu cầu:
1. Nhu cầu về vật chất.
2. Nhu cầu an sinh.
3. Nhu cầu sở hữu tình yêu

4. Nhu cầu được tôn trọng và tự khẳng định mình.
5. Nhu cầu được phát triển.
Mỗi một con người là những cá nhân riêng biệt, đều có những nhu cầu
khác nhau, trướchết là về nhu cầu vật chất, đây là nhu cầu tối thiểu mà con
người cần được đáp ứng và hướng đến những nhu cầu khác cao hơn là con
người cần được sự an toàn, tạo điều kiện cho sự phát triển liên tục, con người
được yêu thương, được tự khẳng định mình và tự hoàn thiện mình.
Như vậy nhu cầu của trẻ em mồ côi là cần được đảm bảo về những
điều kiện vật chất, tinh thần cần thiết cho một cuộc sống ổn định lâu dài cho
19
đến khi trưởng thành để có thể sống tự lập, hòa nhập cộng đồng, hội nhập xã
hội, hình thành nhân cách và phát triển một cách toàn diện nhất.
1.1.4. Lý thuyết hành vi con người và môi trường:
Hành vi là cách thể hiện của con người thông qua hoạt động. Mỗi một
hành vi của con người có thể giải thích bằng đặc điểm này hoặc đặc điểm
khác của những thay đổi hành vi.
Nền tảng hành vi của con người được rút ra từ các khoa học hành vi
được phát biểu thành các mện đề sau:
Mệnh đề 1: hành vi của các nhân dược quy định bởi hoàn cảnh và kinh
nghiệm sống của người đấy. Hành vi nói đến cảm nghĩ, suy nghĩ nói năng và
hành động. cảm nghĩ và suy nghĩ là giấu giếm, che đậy bởi vì người khác
không thấy chúng trong khi nói và làm là hành vi công khai.
Mệnh đề 2: Để con người tăng trưởng và phát triển điều quan trọng là
các nhu cầu cơ bản được đáp ứng phù hợp với sự phát triển của thể chất, tình
cảm, trí tuệ của con người. Chúng được đáp ứng dưới cách thức liên tục và
các thời điểm thích hợp.
Mệnh đề 3: Những nhu cầu về tình cảm là có thực và chúng không thể
đáp ứng hoặc gạt bỏ thông qua lý luận tri thức.
Mệnh đề này được xem xét về ý nghĩa của nó đối với đời sống con
người, khi những cảm nghĩ khó chịu khêu gợi ra ở cá nhân bởi một hoàn cảnh

đặc biệt, cách giải thích có lý về hoàn cảnh bởi 1 người thứ 2 không đủ để gạt
bỏ những cảm nghĩ ấy. Sự giải thích hợp lý nhấn mạnh vào sự không thể
tránh được những lợi ích, sự nhất thời hoặc sự thiếu mất ý nghĩa của hoàn
cảnh. Bất cứ sự giải thích nào cũng không phải là sự giúp đỡ trực tiếp.
Khi những trở ngại ngăn cản sự đáp ứng cảm xúc, con người trải qua
kinh nghiệm sẽ không được thỏa mãn với những giải thích về các trở ngại, tuy
nhiênvới cách giải thích hợp lý thì được.
20
Mệnh đề 4: hành vi có mụch đích và đáp lại những nhu cầu vật chất và
tình cảm của cá nhân. Nhiều hành vi con người ó thể giải thích được miễn là
những nhu cầu vật chất và tình cảm có thể quan sát được. Nhưnh những nhu
cầu về tình cảm không dễ dàng biết được và vì thế nó không dễ dàng lập nên
mối liên hệ giữa nhu cầu và hành vi.
Ngụ ý của mệnh đề này là khi những nguyên nhân về hành vi của con
người không rõ ràng thì những nhân tố xã hội vàtìnhcảm có liên quan đến
hành vi phải được tìm hiểu và nhận diện trước khi đưa ra quyết định.
Mệnh đề 5: hành vi của người khác có thể biết được bằng vào khả năng
thấu hiểu tình cảm và trí tuệ của người ấy.
Kiến thức hấp thụ từ những dự liệu có sẵn về hành vi là kỹ năng có ích
trong tiến trình tìm hiểu một khả năng am hiểu cao về hành vi của thân chủ,
của đối tượng có thể nhờ vào một tâm hồn thoáng mở.
Như vậy, thong qua lý thuyết này ta có thể tìm hiểu căn sâu của những
hành vi chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi ở Làng SOS Vinh như thế nào?.
1.2.Các khái niệm công cụ.
1.2.1.Khái niệm vai trò:
Theo lịch sử nghiên cứu xã hội học, chia vai trò ra làm 3 phương diện sau:
Thứ 1: Vai trò như mẫu hành vi (gắn với hành vi).
Thứ 2: Vai trò là phương diện động lực của vị thế với địa vị (gắn với địa vị).
Thứ 3: Vai trò như là tổ hợp kỳ vọng hướng tới chủ nhân của địa vị xã
hội (gắn với cá nhân).

1.2.2.Khái niệm tác dụng:
Tác dụng là một động từ chỉ kết quả của sự tác động hay tác động đến,
làm cho có nhữnh biến đổi nhất định. Như vậy ở đây khái niệm tác dụng được
hiểu là sự tác động của mô hình chăm sóc, giáo dục của Làng trẻ SOS Vinh
đến trẻ em mồ côi được thu nhận vào đây. Quá trình tác động này đã đem lại
những kết quả, trên cơ sở nhiệm vụ và mục tiêu của Làng trẻ SOS. Thông qua
21
đó làm cho trẻ em mồ côi biến đổi theo hướng hoàn thiện nhân cách, để hòa
nhập vào cộng đồng và hội nhập xã hội, trở thành những công dân tích cực
tham gia vào đời sống sinh hoạt xã hội.
1.2.3.Khái niệm mô hình:
Mô hình được bắt nguồn từ tiếng Latinh (modulus) có nghĩa là chuânr
mực, qui tắc, sự vận động được điều tiết.
Mô hình về căn bản là một hệ thống biểu tượng, đó là một sự tái hiện,
một bản sao, một “phiên bản” của cái hiện thực, dù đem lại cho nó một hình
thức nào, tinh thần hay vật chất.
Mô hình là một biểu tượng được giản ước nhưng phù hợp với hiện thực.
Nobert Wiener, lập ra môn điều khiển học đã cụ thể hóa khái niệm mô
hình như sau: “Một mô hình về căn bản là một sự sắp sếp. Nó được đặc trưng
bằng bản chất nội tại của những yếu tố trong đó, ít nhất là bằng trật tự của các
yếu tố đó. Hai mô hình là đồng nhất, nếu những liên hệ cấu trúc của chúng
phù hợp với một trong hai mô hình đó, khiến cho mỗi số hạng và mỗi quan hệ
giữa nhiều số hạng của một mô hình tương ứng với một số hạng và một quan
hệ thứ tự giống mô hình kia”.
Như vậy, mô hình là kết quả của một quá trình trừu tượng hóa, cũng là
một cấu tạo (một construct). Nó bỏ qua những chi tiết không thích đáng và tự
giới hạn vào cái cốt yếu.
Mô hình Làng SOS là một mô hình chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi hết
sức lý tưởng nên mô hình này cần được nhân rộng hơn nữa.
1.2.4.Khái niệm chăm sóc trẻ em:

Chăm sóc trẻ em là các hoạt động nhằm nhận biết và đáp ứng nhu cầu về
mặt vật chất và tinh thần để đảm bảo sự phát triển hài hòa về nhân cáh của trẻ
(nhu cầu về ăn mặc, học hành, vui chơi, giải trí của trẻ em, nhu cầu được gia
đính yêu thương chăm sóc, nhu cầu được tôn trọng)
22
Các hoạt động chăm sóc trẻ em chủ yếu bao gồm: chăm sóc về sức khỏe,
dinh dưỡng, về giáo dục, về đời sống văn hóa, thể thao vui chơi, giải trí.
Để thực hiện việc chăm sóc cần thường xuyên quan tâm, tìm hiểu nhu
cầu của trẻ em, đưa trẻ vào những hoạt động xã hội phù hộp, có đủ điều kiện
về vật chất, về các mối quan hệ bình đẳng như bao đứa trẻ bình thường, đáp
úng được nhu cầu phát triển theo từng lứa tuổi để từ đó tạo điều kiện phát
triển hài hòa về nhân cách.
1.2.5.Khái niệm giáo dục:
Theo từ điển tiếng Việt “Giáo dục được hiểu là những hoạt động nhằm
tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng
nào đó làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất, năng lực cần
thiết theo yêu cầu đặt ra”.
Theo quan điểm Xã hội học: Giáo dục là một :thiết chế xã hội”, chúng ta
có thể thấy chức năng của giáo dục là xã hội hóa cá nhân, nhằm nâng cao dân
trí, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn lực cho đất nước, nhờ thực hiện chức năng
này xã hội mới tái sản xuất nhân cách, tái sản xuất sức mạnh mang bản chất
con người.
Khái niệm “giáo dục” được sử dụng trong nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa hẹp: Sự dạy dỗ được hiểu là một quá trình tác động có định
hướng đến con người từ phía chủ thể giáo dục nhất định nhằm mục đích
truyền đạt hệ thống xác định của khái niệm, chuẩn mực, kinh nghiệm xã hội
từ các chủ thể giáo dục như nhà trường.
Theo nghĩa rộng “giáo dục” được hiểu là sự tác động đến con người của
toàn bộ hệ thống các mối quan hệ xã hội với mục đích chuyển tải các kinh
nghiệm xã hội. Do đó các cá nhân có thể thu nhận được các kinh nghiệm này

ở mọi nơi, trong mọi nhóm xã hội khác nhau.
Công tác giáo dục là những hoạt động nhằm mang lại kiến thức, kinh
nghiệm, sự hiểu biết để con người hòa nhập vào xã hội.
23
Công tác giáo dục ở Làng trẻ em SOS Vinh là những hoạt động của làng
phục vụ cho việc: giáo dục đạo đức, văn hóa, năng khiếu, lao động hướng
nghiệp cho các em mồ côi để các em có thể hòa nhập cộng đồng, hội nhập xã
hội.
1.2.6.Khái niệm trẻ em:
Khái niệm trẻ em đã được đề cập trong tuyên bố Giơnevơ (1924) và
tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1959); Tuyên bố thế giới về
quyền con người (1968); công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1990);
Công ước 138 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về tuổi tối thiểu làm việc
(1976)…
Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội, thuộc về một độ tuổi
trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người. Đó là “những người chưa
trưởng thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được
bảo vệ và chăm sóc đặc biệt kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước
cũng như sau khi ra đời.
Khái niệm trẻ em có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhaunhư từ sự
phát triển về mặt thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức hoặc vị thế xã hội…Song
các cách tiếp cận đó đều tương đối trừu tượng, khó áp dụng phổ biến. Vì vậy
người ta thường áp dụng cách tiếp cận theo độ tuổi, điều này có nghĩa là một
cá nhân có thể được coi là người lớn hay trẻ em phị thuộc vào năm sinh của
người đó tại thời điểm xác định.
Tuy cũng có nhiều quan điểm khác nhau về độ tuổi được coi là trẻ em,
sau đây là một số quan niệm phổ biến. Theo một số tổ chức như: tổ chức giaó
dục, khoa học, văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), quỹ dân số Liên hợp quốc
(UNEPA), và tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì trểm đượch xác định là
những người dưới 15 tuổi.

Theo điều 1 công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em “Trẻ em có
nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó
24
quan điểm tuổi thành niên sớm hơn”.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của nước ta, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo
dục trẻ em (2004) xác định trẻ em là công dân dưới 16 tuổi.
Các luật khác như luật phổ cập giáo dục trung học, Bộ luật hình sự, Bộ
luật lao động, Bộ luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình…của nước ta đều có
nói đến những quan điểm liên quan đến việc xác định đối tượng trẻ em, xuất
phát từ đặc thù của từng ngành luật và căn cứ vào quyền lợi, nghĩa vụ tốt nhất
đến trẻ em.
1.2.7.Khái niệm trẻ em mồ côi:
Hiện nay khái niệm về trẻ em mô côi vẫn còn là một vấn đề gây nhiều
tranh luận, đã có nhiều ngành, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đưa ra những
cách hiểu khác nhau về khái niệm này nhưng phổ biến nhất là mồ côi thực tế
và mồ côi xã hội:
Mồ côi thực tế:
Là khi đứa trẻ chia ly vĩnh viễn vớí một người thân Cha hoặc Mẹ, do Cha
hoặc Mẹ bị chết, hoặc cả Cha và Mẹ đều bị chết.
Đây là một khái niệm mang tính hiển nhiên, những đứa trẻ mà Cha hoặc
mẹ, Cha và Mẹ mất đi vĩnh viễn không còn tồn tại, không còn người nuôi
dưỡng thì đều là trẻ mồ côi. Khái niệm này nhấn mạnh về mặt vật chất cũng
như mặt tinh thần. Để có thể phát triển hài hòa về thể chất, nhân cách, ngoài
việc trẻ được nuôi dưỡng về dinh dưỡng, chăm sóc về thân thể không ai khác
Cha Mẹ là người chăm sóc cho trẻ. Nhưng những đứa trẻ mồ côi trên thực tế
là những đứa trẻ hoàn toàn mất đi sự chăm sóc này.
Mồ côi xã hội:
Là một đứa trẻ bị đột ngột chia ly vĩnh viễn hoặc tạm thời trong một
thời gian dài với Cha hoặc Mẹ trong khi họ vẫn sống. Tuy Bố Mẹ còn sống ở
đâu đó nhưng họ vẫn không đủ tư cách, không còn đủ khả năng vật chất hoặc

không muốn tiếp tục nuôi con.
25

×