Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

luận văn đại học sư phạm hà nội Chữ Nôm tự tạo trong Lục Vân Tiên truyện và Phú bần truyện diễn ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 84 trang )

PHẦN 1: DẪN NHẬP
1. LÝ DO VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHỌN ĐỀ TÀI
Lục Vân Tiên truyện (gọi tắt là Vân Tiên) của Nguyễn Đình Chiểu và
Phú bần truyện diễn ca (gọi tắt là Phú bần) của Trương Minh Ký là hai tác
phẩm văn học Nôm Nam bộ của hai tác giả tiêu biểu của miền Nam cuối Thế
kỷ 19 – thời kỳ mà chữ Nôm đã hoàn chỉnh về phương thức cấu tạo và đóng
vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, trong việc ghi chép, lưu giữ và
truyền bá nền văn văn hóa, văn học và lịch sử hào hùng của dân tộc.
Vân Tiên và Phú bần là hai tác phẩm Nôm bác học. Vân Tiên được ra
đời dưới ngòi bút của một nhà thơ, một nhà chí sĩ cách mạng nổi tiếng của
vùng đất Nam bộ Nguyễn Đình Chiểu, còn Phú bần lại là một tác phẩm văn
học Nôm được phóng tác thành thơ từ một truyện ngắn của Pháp có tên là
“Riche et pauvre” (Giàu và nghèo). Ông là một nhà báo, nhà giáo, một dịch
giả văn học vang bóng một thời trên diễn đàn văn học Gia Định lúc bấy giờ.
Hai tác phẩm Nôm này tuy được viết bởi hai tác giả cùng là người
Nam bộ nhưng ngoài những nét chung, giống nhau như cùng dùng hệ thống
chữ Nôm chung thể hiện tác phẩm và sử dụng ngôn từ mang đậm tính chất
địa phương, … song vẫn mang những nét sáng tạo rất riêng theo quy luật
chung trong việc tự tạo những chữ Nôm để ghi âm và biểu đạt ý tứ tác phẩm
của mình.
Là một học viên theo học chuyên ngành Hán – Nôm, chọn đề tài “Chữ
Nôm tự tạo trong Lục Vân Tiên truyện và Phú bần truyện diễn ca” làm luận
văn tốt nghiệp, một phần tôi muốn hoàn thành trách nhiệm của mình đối với
ngành học trước khi tốt nghiệp, mặt khác qua luận văn này, tôi muốn giới
thiệu tới những ai yêu thích văn học Nôm nói chung biết thêm về hai tác
phẩm của hai tác giả Nguyễn Đình Chiểu và Trương Minh Ký và hệ thống
chữ Nôm tự tạo trong Vân Tiên, Phú bần .
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1. Vân Tiên
Vân Tiên một tác phẩm rất nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu. Tác
phẩm này được rất nhiều nhà nghiên cứu và các học giả quan tâm nhưng cũng


chỉ mới dừng lại ở góc độ tiểu sử tác giả, phiên âm tác phẩm ra chữ quốc ngữ,
chú thích, phê bình, tranh cãi về vấn đề niên đại xuất hiện của các văn bản,
các dị bản, … chữ cũng chưa thấy có một công trình nghiên cứu đi sâu về hệ
thống chữ Nôm tự tạo trong tác phẩm này. Có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu về Vân Tiên như: Nguyễn Đình Chiểu – Tấm gương yêu nước và
lao động nghệ thuật của Viện Văn học, Nguyễn Đình Chiểu – Lục Vân Tiên
của Hà Huy Giáp, Nguyễn Thạch Giang, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn
Thạch Giang, Lục Vân Tiên truyện của Trần Nghĩa và Vũ Thanh Hằng, …
2.2. Phú bần
Phú bần của Trương Minh Ký là một tác phẩm từng gây xôn xao trên
diễn đàn văn học Việt Nam. Các học giả, các nhà nghiên cứu, những người
yêu thích văn chương cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau về tác phẩm này.
Tuy nhiên để có những chuyên đề thực sự trên sách báo dành riêng cho Phú
bần thì lại không nhiều.
Bằng Giang trong cuốn Văn học quốc ngữ ở Nam kỳ 1865 – 1930
(Nxb.Trẻ Tp.HCM) mới chỉ đề cập đến vấn đề bản quyền, thể loại của tác
phẩm mà thôi.
Phạm Việt Tuyền cũng đã chọn đề tài “Trương Minh Ký 1855 – 1900
và văn học thế hệ 1862 – 1913” làm luận văn tiến sĩ nhưng rất tiếc là tới nay
chúng tôi vẫn chưa tìm được cuốn luận văn này.
Ngoài hai tác giả trên còn có một số sách báo của một số tác giả nói về
Trương Minh Ký nhưng tuyệt nhiên không đề cập gì đến Phú bần cũng như
hệ thống chữ Nôm tự tạo trong tác phẩm này mà chỉ nhắc đến tên tác phẩm
trong phần mục lục, liệt kê sách hoặc những bài viết đã được đăng báo của
Trương Minh Ký mà thôi như: Từ điển văn học Việt Nam của Lại Nguyên Ân
– Bùi Văn Trọng Cường, Nam kỳ danh nhân của Đào Văn Hội, Địa chí văn
hóa Tp.Hồ Chí Minh của Trần Văn Giàu, Việt Nam văn học sử giản ước tân
biên của Phạm Thế Ngữ, …
Một người ký tên là “Độc giả của Điển Tín” trong bài Ông Trương
Minh Ký cũng chỉ nhắc qua Phú bần trong phần liệt kê một số Nhiều quyển

sách hữu ích cho người bản sứ lớn tuổi không đi tới trường đặng đăng trên
một tờ báo mà tôi không biết tên gọi (do đã bị xé để bọc sách).
Trước tình hình như thế, chúng tôi tiếp tục công việc của người đi trước
góp phần tìm hiểu thêm về Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, Phú bần của
Minh Ký và đặc biệt là “Chữ Nôm tự tạo” trong hai tác phẩm này.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và tư liệu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về chữ Nôm tự tạo (phân biệt với chữ Nôm mượn
Hán) trên tư liệu bản Nôm Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (Bản Nôm mang
niên đại cổ nhất (1874) mới sưu tầm ở Paris) và Phú bần của Trương minh Ký.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Tìm hiểu, giới thiệu Vân Tiên (Bản Nôm mang niên đại cổ nhất
(1874) mới sưu tầm ở Paris) và Phú bần và hai tác giả Nguyễn Đình Chiểu,
Trương Minh Ký.
+ Khảo sát hệ thống chữ Nôm tự tạo trong Vân Tiên của Nguyễn Đình
Chiểu (bản Nôm mang niên đại cổ nhất (1874) mới sưu tầm ở Paris do Trần
Nghĩa và Vũ Thanh Hằng phiên âm, khảo dị, chú thích, giới thiệu) và Phú
bần của Trương Minh Ký (chúng tôi tự phiên âm ra quốc ngữ).
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu vận dụng các phương
pháp sau:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi lần lượt đọc hết toàn bộ
văn bản bằng chữ Nôm, tìm ra những chữ Nôm tự tạo và lập thành một hệ
thống để khảo sát.
+ Phương pháp phân loại, thống kê: Chúng tôi trên cơ sở phân tích cấu tạo
của chữ Nôm trong tác phẩm để phân loại chúng thành những nhóm khác
nhau. Đồng thời chúng tôi tiến hành thống kê và so sánh số lượng, tần số xuất
hiện của các nhóm chữ Nôm tự tạo đó.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình phân tích chữ Nôm tự tạo,
chúng tôi sẽ tiến hành so sánh với cấu tạo giữa các chữ Nôm với nhau như:

cùng ghi một âm nhưng xuất hiện nhiều cách viết khác nhau, cùng một chữ
nhưng được dùng để ghi nhiều âm đọc khác nhau.
4. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Phụ lục và Tài liệu tham khảo Luận văn bao gồm những
phần cụ thể như sau:
Phần 1: Dẫn nhập
Phần 2: Nội dung chính
Chương 1. Giới thuyết về chữ Nôm và giới thiệu tác giả, tác phẩm
Chương 2. Chữ Nôm tự tạo trong hai tác phẩm
Chương 3. Sử dụng chữ Nôm tự tạo trong hai tác phẩm
Phần 3. Kết luận
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1
GIỚI THUYẾT VỀ CHỮ NÔM
VÀ GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1. GIỚI THUYẾT VỀ CHỮ NÔM
1.1.1. Chữ Nôm
a. Sự ra đời của chữ Nôm
Chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp
1
? Chữ Nôm có từ thời Phùng Hưng
2
? Chữ
Nôm có từ thời Lý
3
Chữ Nôm có từ thời Trần
4
? …đó là những ý kiến mà cho
đến bây giờ vẫn đang còn tranh luận, chưa đi đến sự thống nhất để tìm ra một
câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Chữ Nôm có tự bao giờ?” chỉ biết rằng chữ

Nôm ra đời là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nền văn hóa nước
nhà. Nó thể hiện được ý thức tự lực, tự cường, niềm tự hào của dân tộc trong
quá trình sáng tạo, tìm tòi ra một thứ văn tự riêng để lưu giữ, bảo tồn những
giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam. Chữ Nôm ra đời
đầu tiên chỉ với nhu cầu ghi lại những tiếng nôm na như tên người, tên đất, tên
động thực vật vào bia đá, chuông đồng, giấy tờ, …nhưng dần dần với sự phát
triển của xã hội, do nhu cầu đòi hỏi của đời sống, …chữ Nôm ngày càng được
1
Đa số các nhà nho học xưa đều cho rằng chữ Nôm của ta có từ thời Sĩ Nhiếp – cuối đời Đông Hán (thế kỷ
II). Đối với Sĩ Nhiếp, các nho học nước ta từ xưa vốn có mê tín rằng ông là người đã có công lớn đem chữ
Hán và văn hóa Trung Quốc truyền bá cho nhân dân ta cho nên họ tôn sùng ông đến nỗi xem ông là “Nam
giao học tổ” và gọi tôn Sĩ Vương, từ đó mà xem ông là người sáng tạo ra chữ Nôm. (Đào Duy Anh, Chữ Nôm
nguồn gốc – cấu tạo - diễn biến, Nxb.Khoa học xã hội, trang 41).
2
Tác giả khuyết danh bài “Tự học” chép trong sách Việt sử lược tập cũng do ông Trần Văn Giáp dẫ ở bài
nghiên cứu của ông, bài ấy nói rằng sáu trăm năm sau thời Lục Triều “mới thấy có chữ Việt (tức chữ Nôm)
trong các danh từ “Bố Cái đại vương” và “Đại Cồ Việt”. Khoảng năm 1930, ông Nguyễn Văn Tố trong bài
phê bình Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính cũng căn cứ vào danh hiệu “Bố Cái đại vương” nhân dân đặt
cho Phùng Hưng mà cho đó là “bằng chứng xác nhận các chữ Nôm Bố nghĩa là cha và Cái nghĩa là mẹ đã có
từ thế kỷ thứ VII). (Đào Duy Anh, Chữ Nôm nguồn gốc – cấu tạo - diễn biến, Nxb.Khoa học xã hội, trang
42).
3
Xem Đào Duy Anh, Chữ Nôm nguồn gốc – cấu tạo - diễn biến, Nxb.Khoa học xã hội.
4
Nhà Hán học người Pháp H.Maspéro, trong bài nghiên cứu về ngữ âm lịch sử tiếng Việt, đã ghi ở mục chú
thích rằng ông đã thấy chứng tích chữ Nôm khắc trên bia đá đề năm 1343, dựng trên Hộ - thành sơn (núi Dục
Thúy). (Đào Duy Anh, Chữ Nôm nguồn gốc – cấu tạo - diễn biến, Nxb.Khoa học xã hội, trang 42 - 43).
sử dụng nhiều hơn trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội như: sáng tác văn
chương, nghiên cứu lịch sư, văn hóa,…
Chữ Nôm khi mới ra đời có lẽ chỉ đơn giản là những chữ Hán sẵn có

được mượn dùng để ghi âm đọc tiếng Việt. Nhưng trong quá trình sử dụng,
gặp phải những cái tên rất nôm na như cái Tí, thằng Tèo, ông Ba, bà Bảy, Kẻ
Sặt, …thì hệ thống chữ Hán vốn vẫn được coi là thứ chữ bác học, khá phong
phú vẫn không có đủ để ghi những tiếng bình dân, mang đậm dấu ấn của
người Việt như thế. Chính vì vậy mà người ta phải nghĩ ra cách sáng tạo ra
những chữ mới lạ trên cơ sở là những bộ thủ, những phần, những bộ phận của
chữ Hán để ghi âm những khái niệm đó. Những chữ Nôm được sáng tạo theo
cách này được gọi là Chữ Nôm tự tạo hay Chữ Nôm sáng tạo – để phân biệt
với chữ Nôm mượn Hán ở trên.
Chữ Nôm tự tạo với phương thức cấu tạo của mình đã góp phần làm
giàu thêm cho kho tàng chữ Nôm chung. Từ đó chữ Nôm có thể ghi bất cứ
một khái niệm nào dù bác học hay bình dân, dù phức tạp hay đơn giản, …
b. Diễn biễn của chữ Nôm
Chữ Nôm khi mới hình thành chỉ được dùng với mục đích ghi lại
những kí tự ngắn gọn như tên người, tên đất, tên động thực vật, …nhưng về
sau đến đời Lý (1010 – 1125), đời Trần (1125 – 1400) mới phát triển. Mặc dù
vậy, địa vị chữ Nôm vẫn rất thấp so với chữ Hán lúc bấy giờ.
Chữ Nôm xuất hiện và phát triển song song với sự thức tỉnh ý thức dân
tộc của người Việt. Đầu đời Ngô (939 – 967), Đinh (968 – 980), Tiền Lê (980
– 1009) có lẽ do nền độc lập của nước nhà chưa được ổn định nên các triều
đại chưa có nhiều thời gian để chăm lo, phát triển thứ văn tự này. Đến mãi thế
kỷ 13, đời Trần mới có bài văn tế viết bằng chữ Nôm do Nguyễn Thuyên làm.
Sau Nguyễn Thuyên cũng có một số người làm thơ bằng chữ Nôm như
Nguyễn Sĩ Cố, Chu Văn An, …
Đến Hồ Quý Ly (1400 – 1407), địa vị chữ Nôm mới được khẳng định,
được coi trọng. Lúc này, chữ Nôm được coi trong như một thứ văn tự chính
thức trong việc soạn thảo chiếu chỉ, công văn và được khuyến khích trong
việc sáng tác văn thơ và dịch thuật thay thế cho địa vị chữ Hán trước đó.
Đến đời Lê (1428 – 1527), chữ Nôm cũng được coi trọng nhưng vẫn
xếp sau chữ Hán. Mặc dù vậy, vua quan thời này cũng đã dùng chữ Nôm để

làm thơ như “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Lê Thánh Tông, “Quốc âm thi
tập” của thi hào Nguyến Trãi với 254 bài.
Đến triều Tây Sơn (1788 – 1802), vua Quang Trung cũng chủ trương
phát triển chữ Nôm, muốn đưa chữ Nôm lên thành thứ văn tự chính thức của
dân tộc nhưng rất tiếc triều đại này tồn tại không được bao lâu nên nhìn chung
chữ Nôm vẫn chưa có cơ hội để phát triển và trở thành thứ văn tự chính thức.
Đến cuối Triều Lê, đầu triều Nguyễn (1802 – 1945), chữ Nôm ngày
càng được phát triển mạnh hơn. Thời kỳ này xuất hiện một số tác phẩm nổi
tiếng được ghi bằng chữ Nôm như “Cung Oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia
Thiều, “Chinh phụ Ngâm” của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm, “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du.
Chữ Nôm tiếp tục phát triển và giữ vai trò quan trọng trong đời sống
văn hóa – Kinh tế - Xã hội cho đến khi có sự xuất hiện của chữ quốc ngữ. Chữ
quốc ngữ ra đời với tính ưu việt của nó cộng thêm với sự bảo hộ của thực dân
Pháp mà ngày càng phát triển mạnh mẽ, dần chiếm ưu thế độc tôn trong xã
hội. Người ta đọc thấy trong tờ Gia Định báo số 4 ra ngày 15 tháng 4 năm
1867 như sau: “Thầy Ký dạy học có làm sách mẹo dạy tiếng Lang sa, có làm
ra chữ quốc ngữ (sic) để người ta dễ học. Những người ký lục giỏi cũng siêng
năng sẽ lo mà học chữ quốc ngữ vì có 24 chữ mà viết đặng muôn chuyện, chữ
chi mắc rẻ cũng viết đặng, không phải như chữ Tàu, học già đời mà còn có
chữ lạ không viết ra, ở đây có Phủ Tường đã học đặng chữ quốc ngữ, viết
đựng, học đặng. Chữ ấy chẳng khó đâu. Ra công học một đôi tháng thì hết”.
Có thể nói, từ khi xuất hiện chữ quốc ngữ thì địa vị, vai trò của chữ Hán,
chữ Nôm ngày càng giảm mạnh và ngày nay đã gần như trở thành một tử ngữ.
Chữ Nôm chỉ còn tồn tại trong thư tịch mà thôi.
1.1.2. Chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự tạo
a. Chữ Nôm mượn Hán
Chữ Nôm mượn Hán là những chữ Nôm được tạo ra bằng cách mượn
nguyên hình chữ Hán sẵn có để ghi âm tiếng Việt.
Về việc phân loại những chữ Nôm mượn Hán, các nhà nghiên cứu về

căn bản đều có những quan điểm thống nhất với nhau. Dưới đây chúng tôi xin
trình bày cách phân loại chữ Nôm mượn Hán của GS.TSKH. Nguyễn Quang
Hồng để người đọc có thể tham khảo.
GS.TSKH.Nguyễn Quang Hồng chia chữ Nôm mượn Hán thành các
loại sau:
a.1. Mượn chữ, mượn âm, không mượn nghĩa (còn gọi là giả tá âm):
Bao gồm những chữ Hán được mượn để ghi các ngữ tố Việt hoàn toàn khác
nghĩa với chúng nhưng âm đọc thì giống như hoặc tương tự như âm Hán Việt.
Chữ Nôm thuộc loại này có 2 lớp:
+ Đọc chệch so với âm Hán Việt: Đây là những trường hợp ta mượn
một chữ Hán sẵn có để ghi một ngữ tố Việt không cùng nghĩa có âm đọc gần
giống chữ Hán ấy.
Ví dụ: 末 âm Hán Việt mạt → âm Nôm mắt hoặc mặt
+ Đọc đúng theo âm Hán Việt: Bao gồm những chữ Hán được mượn
dùng để ghi những ngữ tố Việt đúng như âm Hán Việt của những chữ được
mượn để ghi.
Ví dụ:
Chữ Âm Hán Việt Biểu âm

Ai (bụi) Ai (thế)

Bán (một nửa) Bán (mua)
a.2. Mượn chữ, mượn âm, mượn cả nghĩa: Đây là những trường hợp
mượn cả chữ, cả âm và cả nghĩa chữ Hán để dùng vào văn bản chữ Nôm tiếng
Việt. Chữ Nôm thuộc loại này có 2 lớp:
+ Đọc chệch so với âm Hán Việt: có 2 lớp
. Đọc theo âm “Tiền Hán Việt”(còn gọi là âm “Cổ Hán Việt”).
Ví dụ:
Chữ Âm Hán Việt Âm Hán Việt cổ Biểu âm


Vụ Mùa Mùa

Vị Mùi Mùi
. Đọc theo âm “Hậu Hán Việt” (còn gọi là âm “Hán Việt Việt hóa”)
Ví dụ:
Chữ Âm Hán Việt Âm Hán Việt cổ Biểu âm

Can Gan Gan

Liên Sen Sen
+ Đọc đúng theo âm Hán Việt: Đây là các ngữ tố Hán được mượn vào
tiếng Việt dưới hình thức ngữ âm Hán Việt.
Ví dụ:
Chữ Âm Hán Việt Biểu âm

Tài Tài

Mệnh Mệnh
a.3. Mượn chữ, mượn nghĩa, không mượn âm: Đây là những chữ Hán
được mượn bằng phép “giả tá theo nghĩa”, tức là dùng chữ Hán để ghi một
ngữ tố Việt cùng nghĩa nhưng không liên quan gì đến âm đọc của chữ Hán đó.
Ví dụ:
Chữ Âm Hán Việt Biểu âm

Đột Lồi

Ao Lõm
b. Chữ Nôm tự tạo
Chữ Nôm khi mới ra đời có lẽ chỉ đơn giản là những chữ Hán sẵn có
được mượn dùng để ghi âm đọc tiếng Việt. Nhưng trong quá trình sử dụng,

gặp phải những cái tên rất nôm na như cái Tí, thằng Tèo, ông Ba, bà Bảy, Kẻ
Sặt, …thì hệ thống chữ Hán vốn vẫn được coi là thứ chữ bác học, khá phong
phú vẫn không có đủ để ghi những khái niệm bình dân, mang đậm dấu ấn của
người Việt như thế. Chính vì vậy mà người ta phải nghĩ ra cách sáng tạo ra
những chữ mới lạ trên cơ sở là những bộ hủ, những phần, những bộ phận của
chữ Hán để ghi âm những khái niệm đó. Những chữ Nôm được sáng tạo theo
cách này được gọi là Chữ Nôm tự tạo hay Chữ Nôm sáng tạo – để phân biệt
với chữ Nôm mượn Hán ở trên.
Về phương thức phân loại chữ Nôm tự tạo, các học giả, các nhà
nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Có thể kể đến một số ý
kiến của các nhà nghiên cứu sau: Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn và
N.V.Xtankêvich (5 loại), Lê Văn Quán (7 loại), GS.Nguyễn Ngọc San (10
loại), ông Nguyễn Khuê (24 loại), …
Dưới đây chúng tôi xin trình bày cách phân loại chữ Nôm tự tạo của
GS.TSKH.Nguyễn Quang Hồng để người đọc có thể tham khảo.
Theo GS.TSKH.Nguyễn Quang Hồng các lớp chữ Nôm tự tạo được
chia làm 2 loại là chữ đơn và chữ ghép.
a. Chữ đơn: Chữ đơn là những chữ Nôm được tạo ra bằng cách thêm
bớt cải biến các nét bút của những chữ sẵn có để tạo ra một chữ Nôm có hình
thể hoàn toàn mới.
a.1.Chữ đơn do giảm nét bút ở chữ gốc: Chữ Nôm tự tạo thuộc loại này
không nhiều, chỉ xuất hiện một vài chữ mà thôi.
Ví dụ:
Chữ nguyên văn Âm Hán Việt Chữ đã giảm nét Âm Nôm

Ý

Ấy

La Là


Vi

Làm

Náo

Nào/nao

Một

Một/mốt
a.2. Chữ đơn do thêm nét bút vào chữ gốc: có 2 loại như sau:
+ Chữ đơn chỉ sự: Đây là loại chữ hầu như không gặp trong các tác
phẩm, đến bây giờ người ta mới chỉ thấy một chữ duy nhất là chữ 丯 do chữ
nữ có thêm một dấu chấm (.) vào giữa để ghi âm “đĩ”.
+ Chữ đơn phụ gia: bao gồm những chữ Nôm được tạo ra bằng cách
dùng dấu nháy “‹”hoặc “"” đặt bên cạnh chữ gốc để nhắc nhở người đọc là
phải đọc chệch âm gốc đi. Cách này không tạo ra một chữ Nôm cố định nào
cả cho nên nó không được coi là phép tạo chữ nhưng do những chữ tạo ra có
hình dạng ít nhiều cũng khác so với hình dạng chữ gốc nên tạm thời được xếp
vào loại “chữ đơn phụ gia”.
Chữ đơn phụ gia gồm có 2 loại:
. Chỉnh âm gốc là chữ Hán
Ví dụ: 同 đồng → 兠 đòng
什 thập → sập
. Chỉnh âm gốc là chữ Nôm
Âm Nôm dâng → dưng
b. Chữ ghép: Chữ ghép bao gồm những chữ Nôm được tạo ra bằng cách
ghép ít nhất hai thành tố lại với nhau.

b.1. Về hình thể chữ: có thể phân biệt 4 dạng ghép cơ bản như sau:
+ Ghép ngang: Là những chữ Nôm được tạo ra bằng cách ghép hai
thành tố lại với nhau theo vị trí trước sau. Chữ Nôm được tạo theo phương
thức ghép ngang chiếm số lượng nhiều nhất.
Ví dụ: 瑸 trai: 來 lai +男 nam
俽 gái: 女 nữ + 丐 cái
+ Ghép dọc: Là những chữ Nôm được tạo ra bằng cách ghép hai thành
tố lại với nhau theo vị trí trên dưới. Chữ Nôm được tạo theo phương thức
ghép dọc cũng chiếm số lượng tương đối nhiều, chỉ đứng sau phương thức
ghép dọc.
Ví dụ: 俼 trời: 天 thiên/上 thượng
珕 trên: 上 thượng /連 liên
+ Ghép ôm: Là những chữ Nôm được tạo ra bằng cách kéo dài thành tố
bên phải chữ để ôm gọn lấy thành tố bên trái chữ.
Ví dụ: 込 ngồi: 嵬 ngôi ⊃ 坐 tọa
鐧 trong: 曡 long ⊃ 清 thanh
+ Ghép bọc: Là những chữ Nôm được tạo ra bằng cách phủ trùm một
trong hai thành tố lên thành tố còn lại của chữ. Chữ Nôm được tạo theo
phương thức ghép bọc chiếm số lượng ít nhất trong các phương thức cấu tạo
chữ Nôm.
Ví dụ: 頪 cửa: 門 môn ⊕ 舉 cử
尵 nhốt: 囗 vi ⊕ 卒 Tốt
b.2. Về vai trò của các thành tố trong chữ: Phân biệt quan hệ ghép
đẳng lập và ghép chính phụ giữa các thành tố tạo nên chữ. Ngoài ra cũng có
thể kể đến cả cách ghép phụ gia.
+ Ghép chính phụ: Bao gồm những chữ Nôm mà trong đó thành tố
biểu ý là một bộ thủ (bởi vì bộ thủ không thể hiện nghĩa chữ một cách trọn
vẹn mà chỉ gợi ý theo trường nghĩa tổng quát).
Ghép chính phụ gồm các loại:
. Bộ thủ biểu ý và chữ Hán biểu âm.

Ví dụ: 吿 ăn: 口 bộ khẩu + 安 an
憽 mẹ: 女 bộ nữ + 美 mỹ
. Bộ thủ biểu ý và chữ Nôm biểu âm
Ví dụ: 坘 lời: 口 bộ khẩu (cho ý) +俼 chữ Nôm trời (cho âm)
lẽ: 氵 bộ thủy (cho ý) + chữ Nôm lẽ (cho âm)
+ Ghép phụ gia: bao gồm những chữ Nôm được tạo ra bằng cách đặt
các thành tố phụ (dấu cá “个”, bộ khẩu “口”) vào bên phải chữ nhằm nhắc
nhở người đọc phải đọc chệch âm gốc đi.
Ghép phụ gia gồm các loại:
. Chỉnh âm gốc là chữ Hán
Ví dụ: 虦 chật: 口 khẩu nhỏ “質 chất
. Chỉnh âm gốc là chữ Nôm
儎 âm Nôm nở → 圿 nợ
+ Ghép đẳng lập: Bao gồm những chữ Nôm được tạo ra bởi hoặc hai
chữ Hán hoặc một chữ Hán với một chữ Nôm sẵn có.
Ví dụ: 歮 ra: 卥 la +出 xuất
聮 nằm: 南 nam +臥 ngọa
Cách ghép đẳng lập gồm có các loại:
. Biểu âm hợp thể: Bao gồm những chữ Nôm được tạo ra từ âm đọc của
hai chữ Hán ghép lại.
Ví dụ: bấy: 閉 bế +彼 bỉ
. Biểu ý hợp thể: Bao gồm những chữ Nôm được tạo ra bằng cách lấy
cả ý của cả hai bộ phận tạo nên chữ hợp lại.
→ Bộ thủ biểu ý và chữ Hán biểu ý
Ví dụ: 糳 trông: 目 bộ mục + 望 vọng
→ Chữ Hán biểu ý và chữ Hán biểu ý
Ví dụ: 爯 gương: 姜 khương +司 tư
→ Cả hai chữ Nôm đều biểu ý
kề: 予 dựa + 其 kề
. Biểu ý kèm biểu âm: Bao gồm những chữ Nôm được tạo ra bằng cách

ghép hai thành tố lại với nhau trong đó một thành tố biểu âm còn một thành tố
biểu ý.
Một bộ thủ biểu ý và một chữ Hán biểu âm
Ví dụ: 湺 hẹn: 口 bộ khẩu + 現 hiện
斉 dây: 糸 dây + 夷 di
→ Một chữ Hán biểu ý và một chữ Hán biểu âm.
Ví dụ: 悪 chợ: 助 trợ (cho âm) + 市 thị (cho ý)
娋 trẻ: 礼 lễ ⊃少 thiếu
→ Một chữ Hán và một chữ Nôm (một chữ cho ý và một chữ cho âm)
Ví dụ: mấy: 買 mãi +亖 mấy
. Mượn chữ Nôm: Bao gồm những chữ Nôm được tạo ra bằng cách
mượn thẳng những chữ Nôm đã có sẵn để ghi âm Nôm với nghĩa mới khác
hẳn với nghĩa gốc. Chữ Nôm loại này có 2 loại:
→ Mượn chữ, mượn âm nhưng không mượn nghĩa chữ Nôm
Ví dụ: 釺 vàng (bạc) → (vội) vàng
瑇 trong (ngoài) → trong (đục)
→ Mượn chữ nhưng không mượn âm và nghĩa chữ Nôm
Ví dụ: 蹱 đứng → đấng
娎 lấy → lạy
1.2. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.2.1. Nguyễn Đình Chiểu và Lục Vân Tiên truyện
a. Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 tại Gia Định (nay là
Sài Gòn), mất ngày 3 tháng 7 năm 1888 tại Ba Tri – tỉnh Bến Tre, tự là Mạnh
Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. Cha là Nguyễn Đình Huy, người Thừa
Thiên, mẹ là Trương Thị Thiệt, người Gia Định. Năm 1832 (có sách ghi
1833) Lê Văn Duyệt – một “khai quốc công thần” dưới trướng Gia Long chết,
bọn Nguyễn văn Quế và Bố chánh Bạch Xuân Nguyên nổi loạn, cho san bằng
mộ Lê Văn Duyệt. Con nuôi của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi liền nổi dậy
chiếm thành Phiên An (nay thuộc Sài Gòn), bắt và cho đốt sống Bạch Xuân

Nguyên. Khi cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi bùng nổ, Nguyễn Đình Huy bỏ
nhiệm sở, chạy về Huế nên bị triều Đình cách chức. Sau đó ông vào Nam và
mang Nguyễn Đình Chiểu gửi vào nhà một người bạn để học tập.
Năm 1840 Nguyễn Đình Chiểu trở lại Gia Định. Năm 1843 ông thi đậu
tú tài ở trường thi hương Gia Định. Năm 1849 Nguyễn Đình Chiểu đang ở
Huế chờ khoa thi thì được tin mẹ mất, ông bỏ thi về nhà chịu tang mẹ. Dọc
đường, vì thương khóc mẹ quá nên ông bị ốm và mù cả hai mắt. Nguyễn
Đình Chiểu đến trú tạm nhà một thầy Lang trung để chữa bệnh nhưng không
khỏi. Trong thời gian ở đây, ông đã học được nghề thuốc.
Năm 1850 Nguyễn Đình Chiểu về tới Gia Định. Sau khi mãn tang mẹ,
ông mở trường dạy học, học trò theo học rất đông. Một người học trò của ông
tên là Lê Tăng Quýnh ở làng Thanh Ba, xã Phước Lộc (nay thuộc Cần Giờ, tỉnh
Long An) vì thương thầy nên đã xin cha mẹ gả em gái là Lê Thị Điền cho ông.
Năm 1856, thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta. Năm
1859 chúng nổ súng đánh chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu lánh về quê
vợ tiếp tục dạy học và làm nghề thuốc. Năm 1861 Cần Giuộc cũng bị đánh
chiếm. Năm 1862 Triều đình Huế đồng ý cắt ba tỉnh miền Đông Nam bộ gồm
Gia Định – Biên Hòa – Định Tường cho thực dân Pháp, Nguyễn Đình Chiểu
chuyển đến sống ở Ba Tri – tỉnh Bến Tre. Trong thời gian này, ông cùng
Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt làm nhiều thơ xướng họa, vạch trần bộ mặt
của bọn nhà nho phản quốc, làm tay sai cho giặc như Tôn Thọ Tường.
Năm 1864, Trương Định bị thương rồi tự sát. Năm 1867 triều đình Huế
cắt nốt ba tỉnh miền Tây Nam bộ (Vĩnh Long – An Giang – Hà Tiên) cho
thực dân Pháp. Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự tử. Năm 1868 Phan Tòng
tử trận ở Bến Tre, Thủ Khoa Huân bị giết ở Cù lao Rồng. Năm 1873 thành
Hà Nội thất thủ lần thứ nhất, Nguyễn Tri Phương tuyệt thực mà chết. Năm
1882 Hà Nội thất thủ lần thứ hai, Hoàng Diệu tuẫn tiết. Năm 1885, thực dân
Pháp đánh chiếm kinh đô Huế, vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị. Năm 1888
Hàm Nghi bị bắt và đày đi Angiêri. Thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu phải
sống những ngày buồn thảm thảm nhất trông cuộc đời mình. Chính trong thời

gian này, ông đã viết những bài văn tế, bài thơ điếu bi tráng, thương khóc bạn
bè, đồng chí, đồng bào đã hi sinh và tuẫn tiết vì nền độc lập dân tộc như Ngư
tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, … và đây cũng là quãng
thời gian mà Nguyễn Đình Chiểu sống một cuộc sống nghèo nàn nhưng thanh
bạch, dứt khoát cự tuyệt hợp tác với bọn thực dân. Thái độ của bất hợp tác
với bọn thực dân thể hiện rất rõ qua lời khẳng định bất hủ của ông:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mầy thằng gian bút chẳng tà
Ngày 3 tháng 7 năm 1888, Nguyễn Đình Chiểu mất tại Ba Tri – tỉnh
Bến Tre. Hiện mộ của ông được an táng tại Thị trấn Ba Tri – tỉnh Bến Tre.
b. Lục Vân Tiên truyện ( 蓼雲 仙 傳)
Lục Vân Tiên truyện là một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Đình
Chiểu. Tác phẩm rất được bạn đọc trong cả nước yêu thích nhất là đối với
người dân Nam Bộ. Người ta biết đến Vân Tiên như một bản anh hùng ca ca
ngợi những điều chính nghĩa, đề cao giá trị đạo đức sáng ngời trong cuộc đời.
Thông qua các nhân vật trong truyện, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên cả một
bức tranh đầy màu sắc và sinh động về một xã hội lúc bấy giờ - một xã hội
đầy rẫy những cái ghanh đua, tàn ác, giết chóc lẫn nhau nhưng vẫn không
thắng được cái hay, cái chính trực, sự lương thiện của con người. Một Lục
Vân Tiên, một Tử
Lục Vân Tiên, tính đến nay đã có tất cả khoảng 57 bản thơ được viết
dưới dạng hoặc chữ quốc ngữ, hoặc tiếng Pháp hoặc chữ Nôm (Theo Trần
Nghĩa – Nguyễn Thanh Hằng – Vân Tiên) như các bản in của hiệu sách
Quảng Thạnh Nam, Chợ Lớn, 1865; bản Trực, một Hán Minh, một Kiều
Nguyệt Nga, … luôn là tấm gương về lòng thủy chung, đức hy sinh và sự tận
trung báo quốc, họ đã cùng nhau trải qua bao khó khăn, gian khổ, bao sự đố
kỵ, thù hằn của bọn gian thần, của một bè lũ dốt nát như Trịnh Hâm, cha con
Bùi Kiệm, … để cuối cùng những điều tốt đẹp vẫn được giữ vững, những cái
xấu xa bị hủy bỏ.của Tụ Văn Đường, Hà Nội, 1924; bản bằng tiếng Pháp do
G. Aubaret dịch và đăng ở Journal asiatique năm 1864, bản do Phan Văn

Thiết dịch, xuất bản ở Sài Gòn vào năm 1972, … và bản Vân Tiên tìm thấy ở
thư viện Paris mà cho đến hiện tại vẫn được cho là bản Nôm mang niện đại
cổ nhất. Bản Vân Tiên mà chúng tôi khảo sát có tất cả 112 trang kể cả bìa,
mỗi trang gồm 10 cặp lục bát (không tính trang bìa và trang 112 chỉ có 2 cặp
lục bát). Toàn bộ tác phẩm có 1087 cặp câu với 2174 câu thơ cùng một bài
thơ thất ngôn bát cú viết bằng chữ Hán nằm ở trang 14. Tác phẩm được khắc
in bằng chữ Nôm tại Gia Định thành, do Duy Minh Thị đính chính.
Người viết khảo sát Chữ Nôm tự tạo trong tác phẩm Vân tiên dựa vào
bản phiên âm quốc ngữ của Trần Nghĩa – Vũ Thanh Hằng, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội – 1994.
1.2.2. Giới thiệu Trương Minh Ký và Phú bần truyện diễn ca
a.Trương Minh Ký ( 張 明 記)
Trương Minh Ký sinh ngày 23 tháng 10 năm 1855, mất ngày 11 tháng
8 năm 1900 trong một gia đình nho. Ông còn có tên là Trương Minh Ngôn, tự
là Thế Tải, hiệu là Mai Nham, người làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh
Gia Định (nay thuộc quận 5, Tp. Hồ Chí Minh). Cha là ông Trương Minh
Cẩn, mẹ là bà Phạm Thị Nguyệt. Thuở nhỏ, ông là môn sinh của Trương
Vĩnh Ký. Khoảng năm 1870 – 1872 ông cùng Diệp văn Cương, Nguyễn Quản
Trọng là những người Việt Nam đầu tiên đi du học ở Lycée d’Alger (Bắc Phi)
của Pháp. Tốt nghiệp về nước ông dạy ở các trường Chasseloup Laubat,
trường Thông ngôn và trường Sĩ Hoạn tại Sài Gòn. Từ năm 1881 – 1897 ông
làm chủ tờ Gia Định báo. Năm 1989 Trương Minh Ký được cử làm thông
ngôn trong phái đoàn của triều đình Huế đi dự hội chợ đấu xảo ở Pari. Sau
khi về nước ông tiếp tục nghề dạy học và viết báo.
Hoạt động nổi bật của Trương Minh Ký là dịch thuật. Có thể ông là
một trong những dịch giả sớm nhất dịch ra chữ quốc ngữ nhiều tác phẩm văn
học của Pháp và Trung Quốc. Những cuốn sách dịch như Truyện Phan sa
diễn ra quốc ngữ, hay ông dịch thành thơ hoặc văn xuôi các câu truyện ngụ
ngôn của La Fontaine, truyện của P.Larouse, …
Nhiều tác phẩm của Trung Quốc từ kinh truyện của Nho giáo đến thơ

Đường, trước tác của các tác gia Tống Nho, v.v…được TMK chọn dịch và
biên soạn thành các sách có tính chất giáo khoa như Ấu học khải mông
(1892), Hiếu kinh diễn nghĩa (1893), Tiểu học gia ngôn diễn nghĩa (1896), …
Ông cũng là soạn giả nhiều sách học tiếng Pháp, sách học chữ Hán, chữ quốc
ngữ như Pháp học tân lương (1893), Hán học tân lương (1899), …và soạn
kịch bản tuồng như Phong thần bá ấp khảo (1896), Tuồng Kim Vân Kiều
(1896); sưu tầm biên soạn dân ca như Câu hát An Nam; phiên âm ra chữ quốc
ngữ những tác phẩm chữ Nôm như Lục súc tranh công (1891), nhị tập tứ
hiếu (1896), Đại Nam quốc sử diễn ca (1897), …
b. Phú bần truyện diễn ca ( 富 貧 傳 演 歌)
Phú bần truyện diễn ca là một tác phẩm được Trương Minh Ký phóng
tác thành thơ từ một tác phẩm văn học Pháp. Vì Trương Minh Ký là một dịch
giả nên giá trị của tác phẩm này không chỉ dừng lại ở phương diện lịch sử,
thời gian (ra đời vào năm 1885 trên Gia Định báo) mà phần nào có cả giá trị
về mặt văn chương. Ngôn ngữ được trau truốt, lựa chọn kỹ càng, diễn biến
nội dung hấp dẫn. Điều này cho thấy ngôn ngữ Nôm lúc bấy giờ đã được sử
dụng nhuần nhuyễn trong việc sáng tác văn chương.
Sau khi khảo sát tác phẩm, chúng tôi thấy nổi lên mấy đặc điểm sau:
+ Tác phẩm được viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi, có 21 trang
chia thành 12 hồi, mỗi hồi dài ngắn không đều nhau và được phóng tác dưới
dạng thơ lục bát. Mỗi trang có 10 cặp lục bát (trừ trang bìa, trang thứ nhất và
trang cuối cùng). Cuối mỗi hồi lại có hai câu tóm tắt giới thiệu nội dung của
hồi sau.Toàn bộ tác phẩm có 347 cặp lục bát với 694 câu thơ. Trang bìa, phía
trên đề Ất Dậu niên trùng khắc, phía dưới đề Gia Định tỉnh thành, Trương
Minh Ký tuyển và Phú bần truyện diễn ca.
Ngôn ngữ dễ hiểu, đậm chất Nam bộ, ít sử dụng điển cố văn học, có sử
dụng thành ngữ nhưng không nhiều. Ví dụ như “Chí lăm mài sắt nên kim có
ngày”, “Rách mà khéo vá hơn lành vụng may”.
Tên nhân vật trong tác phẩm đã được Việt hóa: Luis thành Luy, Walds
thành Hoạch, Marguerile thành Ma Cơ Tích, …

Chữ Nôm trong văn bản đẹp, tương đối đủ nét, dễ đọc.
Người viết khảo sát tác phẩm theo bản quốc ngữ tự phiên âm.
Tiểu kết:
+ Chữ Nôm nói chung và chữ Nôm tự tạo nói riêng là đề tài được rất
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Việc phân chia phương thức tạo chữ Nôm tự
tạo có nhiều ý kiến khác nhau nhưng về cơ bản cũng không có nhiều khác biệt
quá xa mà chỉ là sự khác nhau về cách đặt tên, phân chia thành son số phương
thức tạo chữ mà thôi.
+ Vân Tiên và Phú bần là hai tác phẩm Nôm nổi tiếng của hai tác giả
Nguyễn Đình Chiểu và Trương Minh Ký. Hệ thống chữ Nôm nói chung và
chữ Nôm tự tạo nói riêng trong hai tác phẩm là vô cùng phong phú, đa dạng.
Việc nghiên cứu về hai tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Trương Minh Ký
và hệ thống chữ Nôm tự tạo trong hai tác phẩm Vân Tiên và Phú bần là một
việc làm vô cùng có ý nghĩa, góp phần không nhỏ trong việc lưu giữ, bảo tồn
hai tác phẩm Nôm nổi tiếng của hai tác giả này.
Chương 2
CHỮ NÔM TỰ TẠO TRONG HAI TÁC PHẨM
Trước khi đi vào khảo sát hệ thống chữ Nôm tự tạo trong hai tác phẩm,
chúng tôi xin nói sơ qua về cách thức trình bày chương 2 như sau:
+ Chúng tôi sẽ lần lượt phân loại chữ Nôm tự tạo trong hai tác phẩm
khảo sát dựa theo cách phân loại của GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng.
+ Những lớp chữ Nôm có số chữ dưới 10 chữ, chúng tôi sẽ trích dẫn
hết, còn những lớp chữ Nôm có số chữ trên 10 chữ, chúng tôi chỉ trích dẫn 10
chữ để minh họa.
+ Những chữ Nôm nào có tần số xuất hiện dưới 5 lần chúng tôi sẽ dẫn
hết các ví dụ, còn những chữ nào có tần số xuất hiện từ 5 lần trở lên chúng tôi
chỉ dẫn 3 ví dụ để minh họa. Mỗi chữ Nôm tự tạo được trình bày theo trật tự:
mặt chữ, cấu tạo, âm đọc, tần số xuất hiện, ghi chú.
+ Quy ước các ký hiệu: Ghép ngang : dấu +
Ghép dọc : dấu /

Ghép ôm : dấu ⊃
Ghép bọc : dấu ⊕
Riêng lớp chữ Nôm có chữ khẩu nhỏ để chỉnh âm, để có sự phân biệt
với với lớp chữ Nôm có bộ khẩu biểu ý, chúng tôi tạm dùng dấu nháy “ để
biểu thị.
2.1. CHỮ BIỂU ÂM
2.1.1. Biểu âm đơn thể: Bao gồm những chữ Nôm được tạo ra bằng cách bớt
nét của một chữ Hán sẵn có rồi đọc đúng hoặc chệch âm Hán Việt của chữ
Hán đó để biểu thị âm Nôm. Thể loại này xuất hiện không nhiều trong cả hai
tác phẩm khảo sát.
A. Vân Tiên
Chữ Nôm Cấu tạo Âm đọc Tần số Ghi chú
儍 鬧 vt
Nào, nao 57
Ví dụ:
Câu 104b: 儍 埃 晫 埃橜 娎 咦
Nào ai chịu lấy của ai gì. (trang 13)
Câu 468b: 眾 民 坙 倘 儍 細 低
Chúng dân đều hỏi thằng nào tới đây. (trang 49)
Câu 22b: 會 呢 庄 厳 會 儍
Hội này chẳng gặp còn chờ hội nao. (trang 5)
Câu 175a: 惐 戈 亖埮 別 儍
Trải qua mấy dặm biết nao. (trang 20)
Chữ Nôm Cấu tạo Âm đọc Tần số Ghi chú
殳 沒
Một, mốt 81
Ví dụ:
Câu 259b: 厱殳 迃 踖 唐 功 名
Ba mươi mốt tuổi tách đường công danh. (trang 28)
Câu 308a : 唐 岃殳斘 庄 媑

Đường đi một tháng chẳng gần. (trang 33)
Câu 313a: 岃 皮 殳埮 媑 媑
Đi vừa một dặm gần gần. (trang 34)
Chữ Nôm Cấu tạo Âm đọc Tần số Ghi chú
乑 拖 vt
Đã 15 VT
Ví dụ:
Câu 171a: 双 親 侸 保 乑 衝
Song thân dặn bảo đã xong. (trang 20)
Câu 224b: 糳 澄 京 地 乑 侯 細 尼
Trông chừng kinh địa đã hầu tới nơi. (trang 25)
Câu 533a: 脫 攰 斏 乑 蹱 頭
Thoắt nhìn trăng đã đứng đầu. (trang 56)
B. Phú bần
Chữ Nôm Cấu tạo Âm đọc Tần số Ghi chú
儍 鬧 vt
Nào 10
Ví dụ:
Câu 18b: 蜶低 吶 接 事 體 儍
Sau đây nói tiếp sự do thể nào. (trang 3)
Câu 169b: 峺 儍 吏 逞峺 儍姅 庄
Mừng nào lại sánh mừng này nữa chăng. (trang 19)
Câu 314b: 期 蜶 冺 演 曲 蝊 体 儍
Kỳ sau sẽ diễn khúc đuôi thể nào. (trang 33)
* Nhận xét:
Lớp chữ
Tác
phẩm
Đơn vị chữ Tần số xuất hiện
Số chữ

Tỉ lệ % Số lần Tỉ lệ %
Biểu âm đơn thể
Vân
Tiên
3 0,333% 153 2,923%
Phú bần 1 0131% 10 0,550%
+ Trong Vân Tiên dùng chữ 殳 để ghi âm “mốt” và “một” còn trong
Phú bần thì dùng ngay chữ Hán 沒 và âm Hán Việt “một” để ghi âm “một”.
+ Chữ 殳 “một” có tần số xuất hiện nhiều nhất với 80 lần và ít nhất là
chữ “mốt” với chỉ một lần duy nhất.
2.1.2. Biểu âm hợp thể: Bao gồm những chữ Nôm được tạo ra từ âm đọc của
hai chữ Hán ghép lại.
A. Vân Tiên
Chữ Nôm Cấu tạo Âm đọc Tần số Ghi chú
閉+彼
Bấy 2
Ví dụ:
Câu 792a: 胡 陽 汖 圅 洂
Hồ Dương xưa bấy đời chồng. (trang 82)
Câu 954b: 烏 戈 賊 意 憻 拱 為
Ô Qua giặc ấy bấy lâu cũng vì. (trang 98)
Chữ Nôm Cấu tạo Âm đọc Tần số Ghi chú
末 + 莫
Mắc 12
Ví dụ:
Câu 55b: 感 傷 侼  女 兒 难
Cảm thương hai ả nữ nhi mắc nàn. (trang 8)
Câu 57a: 呮 欺 党 奸 凶
E khi mắc đảng gian hung. (trang 8)
Câu 653b: 呮 欺 沛 罪 情 之 低

E khi mắc phải tội tình chi đây. (trang 68)
Chữ Nôm Cấu tạo Âm đọc Tần số Ghi chú
尾 +且
Vã 4
Ví dụ:
Câu 39a: 云 仙 稭 謝 恩
Vân Tiên vội vã tạ ơn. (trang 42)
Câu 408b: 佀 峺 稭 聮 浌 柴 專
Bèn mừng vội vã nằm dài thầy chuyên. (trang 42)
Câu 446a: 小 童 岃
Tiểu đồng vội vã ra đi. (trang 47)
Câu 468a: 小 童 暣
Tiểu đồng vội vã bước vào. (trang 49)
B. Phú bần
Chữ Nôm Cấu tạo Âm đọc Tần số Ghi chú
庄 +真
Chăn 1
Ví dụ:
Câu 198a: 才 啯 搩 德 圡
Tài ngăn nước, đức chăn dân. (trang 14)
Chữ Nôm Cấu tạo Âm đọc Tần số Ghi chú
之 + 二
Gì 12
Ví dụ:
Câu 111a: 唷 塘 蜝 虝 格
Dọc đường may rủi cách gì?
Câu 130b: 牱 媑 朱 罕 役 細 低
Đến gần cho hản việc gì tới đây.
Câu 267b: 安 峼 橜 領 诇 事
An lòng chịu lãnh hết lo sự gì. (trang 29)

Chữ Nôm Cấu tạo Âm đọc Tần số Ghi chú

尾⊃且
Vả 1
Ví dụ:
Câu 287a: 浪 道 乄 圡
Do rằng vả đạo người.
Chữ Nôm Cấu tạo Âm đọc Tần số Ghi chú
巴 +為
Vừa 2
Ví dụ:
Câu 220a: 岃 譃 回 憻
Vừa đi vừa gẫm hồi lâu. (trang 24)
* Nhận xét:
Lớp chữ Tác phẩm
Đơn vị chữ Lần xuất hiện
Số chữ Tỉ lệ % Số lần Tỉ lệ %
Biểu âm hợp thể
Vân Tiên 3 0,333% 18 0,343%
Phú bần 4 0,524% 16 0,880%
+ Trong Vân Tiên dùng chữ để ghi âm “mắc” còn trong Phú bần
dùng chữ Nôm “mắt” 姫( ) để ghi âm “mắc”. .
+ Trong Vân Tiên dùng chữ để ghi âm “vã” còn trong Phú bần
dùng chữ 懓 để ghi âm “vả”.
+ Loại chữ biểu âm hợp thể xuất hiện không nhiều trong cả hai tác phẩm
khảo sát. Vân Tiên có 3 chữ còn trong Phú bần có 4 chữ.
2.1.3. Chữ có kèm kí hiệu phụ chỉnh âm: Bao gồm những chữ Nôm được
tạo ra bằng cách mượn những chữ Hán hoặc chữ Nôm có sẵn rồi gia thêm các
kí hiệu phụ (thường là các dấu: dấu cá 个, chữ khẩu nhỏ 口, dấu nháy ", …) ở
bên cạnh chữ gốc nhằm nhắc nhở người đọc là phải đọc chệch chữ đó đi.

Qua thực tế khảo sát hai tác phẩm chỉ thấy loại chữ có thêm kí hiệu phụ
là chữ khẩu nhỏ để chỉnh âm chứ không có loại chữ có thêm dấu cá hay dấu
nháy để chỉnh âm.
A. Vân Tiên
Chữ Nôm Cấu tạo Âm đọc Tần số Ghi chú
尀 “口 厱
Mày 1
Ví dụ:
Câu 448a: 苉朱 吿尀
Trước cho hùm cọp ăn mày. (trang 47)
Chữ Nôm Cấu tạo Âm đọc Tần số Ghi chú
栧 “口 退
Thói 13
Ví dụ:
Câu 968b: 処 安 石 栧奸
Hay là An Thạch thói gian. (trang 99)
Câu 967a: 処 元 載栧穿
Hay là Nguyên Tải thói xiên. (trang 99)
Câu 627a: 処 唐 宮
Hay là học thói Đường Cung. (trang 65)
Chữ Nôm Cấu tạo Âm đọc Tần số Ghi chú
冺 “口 仕
Sẽ 8
Ví dụ:
Câu 537b: 嗔 媫 碎 細 圭 茹 冺 処
Xin đưa tôi tới quê nhà sẽ hay. (trang 56)
Câu 809b: 唉 觮 踸 踸 冺 圍 姻
Hãy chân chầm chậm sẽ vầy nhân duyên. (trang 83)
Câu 832b: 恩 俺 畱 厳 科 場 冺 処
Ơn em sau gặp khoa trường sẽ hay. (trang 86)

Chữ Nôm Cấu tạo Âm đọc Tần số Ghi chú
竒 口 “嵬
Nguôi 2
Ví dụ:
Câu 808a: 月 娥 假 竒

×