Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.36 KB, 90 trang )

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1. Tính cấp thiết của đề tài 5
2. Mục tiêu của đề tài 7
3. Phạm vi/ Đối tượng nghiên cứu 7
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Kết cấu của đề tài 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ
HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 11
1.1. Sự hài lòng của khách hàng 11
1.1.1. Quan niệm về sự hài lòng của khách hàng 11
1.1.2. Sự cần thiết phải làm hài lòng khách hàng 12
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng 13
1.2. Đánh giá sự hài lòng của người học với một chương trình đào tạo 16
1.2.1. Những nội dung của chất lượng đào tạo 17
1.2.2. Mối liên hệ giữa chất lượng đào tạo và sự hài lòng của sinh viên 18
1.2.3. Các mô hình nghiên cứu đã được sử dụng để đánh giá mức độ hài
lòng của sinh viên với chương trình đào tạo 19
CHƯƠNG 2 24
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN
CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN QUỐC TẾ 24
2.1. Giới thiệu chung về liên kết đào tạo quốc tế và Chương trình Cử nhân Quốc tế tại
Trường ĐH Kinh tế quốc dân 24
2.1.1. Tính chất của một chương trình liên kết đào tạo 24
2.1.2. Chương trình Cử nhân quốc tế tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên đối với Chương trình IBD 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29
2.2.2. Mô hình đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đối với Chương
trình IBD 29
2.2.3. Nghiên cứu chính thức 32


CHƯƠNG 3 33
3.1. Thông tin mẫu 33
2
3.1.1. Thống kê mô tả thành phần rèn luyện kỹ năng (KN) 36
3.1.2. Thống kê mô tả thành phần chất lượng giảng dạy (CLGD) 38
3.1.3. Thống kê mô tả thành phần hỗ trợ học tập (HTHT) 39
3.1.4. Thống kê mô tả thành phần cơ sở vật chất (CSVC) 40
3.2. Phân tích đánh giá sơ bộ thang đo 41
3.2.1. Hệ số tin cậy Cronbach alpha 41
3.2.2. Phân tích nhân tố (EFA) 44
3.3. Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu 47
3.4. Phân tích hồi quy tuyến tính 48
3.5. Tóm tắt và ý nghĩa các kết quả xử lý số liệu 51
CHƯƠNG 4 57
4.1. Đề xuất với Viện Đào tạo Quốc tế- đơn vị trực tiếp tổ chức quản lý điều hành Chương
trình IBD 57
4 1.1 Nâng cao chất lượng giảng dạy 57
4.1.2. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy
và học tập 61
4.1.3. Nâng cao chất lượng các hoạt động rèn luyện kỹ năng 62
4.1.4. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ học tập và tư vấn sinh viên 64
4.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu tiếp theo 67
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 72
Phụ lục 1 72
Phụ lục 2 75
Phụ lục 3 80
Phụ lục 4 84
Phụ lục 5: 89

DANH MỤC BẢN BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 2.1 : Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên IBD 31
Hình 3.1: Giới thiệu Chương trình cho người thân 36
3
Hình 3.2: Mô hình đo lường được hiệu chỉnh 48
Hình 4.1: Mô hình đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo 68
Bảng 3.1: Số lượng sinh viên của các nhóm sinh viên được khảo sát 33
Bảng 3.2: Tần số xuất hiện các nhóm sinh viên theo Khóa 34
Bảng 3.3: Thống kê mô tả biến Đánh giá chung 35
Bảng 3.4: Thống kê mô tả thành phần rèn luyện kỹ năng 36
Bảng 3.5: Thống kê mô tả thành phần chất lượng giảng dạy 38
Bảng 3.6: Thống kê mô tả thành phần hỗ trợ học tập 39
Bảng 3.7: Thống kê mô tả thành phần cơ sở vật chất 40
Bảng 3.8: Chỉ số Cronbach Alpha của các thành phần 42
Bảng 3.9: Chỉ số Cronbach Alpha của các biến Đánh giá chung 43
Bảng 3.10: Chỉ số KMO 44
Bảng 3.11: Kết quả phân tích nhân tố 45
Bảng 3.12: Các thành phần sau khi hiệu chỉnh 46
Bảng 3.13: Giải thích biến 47
Bảng 3.14: Kết quả phân tích nhân tố các biến đánh giá chung 47
Bảng 3.15: Tóm tắt mô hình nghiên cứu 49
Bảng 3.16: Phân tích ANOVA 49
Bảng 3.17: Các hệ số phân tích 50
Bảng 3.18: Thống kê mô tả các đánh giá chung 52
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LKDTQT Liên kết đào tạo quốc tế
ĐH Đại học
IBD Chương trình Cử nhân Quốc tế
ĐTQT Đào tạo quốc tế

KTQD Kinh tế Quốc dân
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
GS Giáo sư
TSKH Tiến sĩ khoa học
KN Kỹ năng
CLGD Chất lượng giảng dạy
CSVC Cơ sở vật chất
HTHT Hỗ trợ học tập
GT Giá trị
TB Trung bình
DGC Đánh giá chung
IBD@NEU Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học
Kinh tế Quốc dân
BTEC Giai đoạn 2 chương trình hợp tác với Sunderland
UWE Chương trình hợp tác với West of England
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp tác quốc tế đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một
trong 7 nhóm nhiệm vụ quan trọng để đổi mới, phát triển giáo dục đại học
(ĐH) Việt Nam. Môi trường đào tạo liên kết quốc tế đã hình thành nên một
cộng đồng giáo dục quốc tế bao gồm những giảng viên giỏi chuyên môn, giỏi
ngoại ngữ, giàu kinh nghiệm sư phạm và kinh nghiệm thực tế. Đội ngũ cán bộ,
chuyên viên làm công tác quản lý “kề vai sỏt cỏnh” với đồng nghiệp nước
ngoài, làm việc có tính chuyên nghiệp cao, là cầu nối hiệu quả giữa sinh viên và
giảng viên nước ngoài. Cơ sở vật chất cũng chính là một lợi thế lớn của chương
trình liên kết đào tạo. Sinh viên không chỉ được sử dụng những nguồn học liệu
tương đối phong phú, đáp ứng được yêu cầu của trường đối tác, liên tục được
cập nhật mỗi năm tại Việt Nam mà còn có cơ hội nắm bắt những kiến thức quý
báu, bổ ích từ nguồn thư viện điện tử khổng lồ của các trường đại học đối tác.

Có thể khẳng định liên kết đào tạo quốc tế có vai trò quan trọng quá trình
quốc tế hóa của các trường ĐH ở nước ta. Ngoài ra, các chương trình liên kết đã
tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp nhận công nghệ giáo dục tiên tiến và vững bước
trên con đường hội nhập quốc tế.
Chương trình Cử nhân quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân là
chương trình đào tạo hợp tác với Anh ở bậc đại học được Thủ tướng Chính phủ
cho phép thực hiện. Chương trình được thực hiện từ năm 2005, đã mở ra cơ hội
cho sinh viên được tiếp cận với hệ thống giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam.
Mục tiêu của Chương trình là đào tạo sinh viên phát triển toàn diện cả về
nhân cách và tri thức, đáp ứng các yêu cầu của môi trường làm việc trong bối
cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Chương trình không chỉ tập trung vào việc trang
bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng quản lý hiện đại, mà còn chú trọng đến
việc tạo cho sinh viên phương pháp tư duy tiên tiến, phù hợp với tư duy của các
6
nhà quản lý quốc tế – chủ động, sáng tạo và hợp tác với tầm nhìn rộng mở,
hướng tới sự phát triển bền vững.
Đến nay, IBD@NEU đã tuyển sinh được 8 khóa, trong đó ba khúa đó tốt
nghiệp. 100% các sinh viên tốt nghiệp hiện đã có việc làm hoặc học tiếp lên cao
học. Trong số các cơ quan tuyển dụng sinh viên IBD tốt nghiệp, có rất nhiều
doanh nghiệp, tổ chức uy tín trong và ngoài nước như: Ngân hàng ACB,
Techcombank, BIDV, Standard Charter bank, KPMG, Ernst & Young, Viettel
Global, Amway, Savills, Bộ Ngoại giao và các trường đại học. Những sinh viên
học tiếp cao học được đón nhận tại các trường đại học quốc tế như: Học viện
phát triển quản lý Singapore (Singapore), đại học Leeds United, đại học
Birmingham, đại học Exeter (Anh), đại học St. James (Mỹ)
Từ năm 2009 đến nay, IBD@NEU liên tục được Edexel International -
Tổ chức khảo thí và kiểm định chất lượng của Anh, xếp hạng A (mức xếp hạng
cao nhất trong số các chương trình cử nhân quốc tế của Anh tại Việt Nam).
Tuy nhiên, trong thời gian qua, khi các chương trình liên kết đào tạo quốc
tế bùng nổ mạnh mẽ về số lượng thì những vấn đề bất cập trong quản lý cũng

ngày một lớn; có sự lo ngại về chất lượng của loại hình đào tạo khá mới này.
Hiện không chỉ cú cỏc trường ĐH mà nhiều cơ sở thuộc các bộ, ngành khác
cũng đang ồ ạt liên kết, hợp tác đào tạo quốc tế với các trường nước ngoài. Điều
này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các cơ sở tổ chức liên kết đào tạo. Để
tăng khả năng cạnh tranh, sự hài lòng của sinh viên là một nhân tố đóng vai trò
rất quan trọng.
Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá về sự hài
lòng của sinh viên đối với các chương trình LKĐTQT nói chung và Chương
trình Cử nhân Quốc tế nói riêng. Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Đánh giá sự hài
lòng của sinh viên Chương trình Cử nhân Quốc tế - Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân” làm công trình nghiên cứu khoa học của mình.
7
Nghiên cứu này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan, trực tiếp và chính xác về
mức độ hài lòng của sinh viện Chương trình Cử nhân quốc tế (IBD) – Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân cũng như đưa ra các giải pháp có tính khả thi cao.
2. Mục tiêu của đề tài
Các mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu này là:
− Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến sự hài lòng sinh
viên với các chương trình đào tạo, chỉ tiêu, nhân tố ảnh hưởng và công cụ đánh
giá sự hài lòng của sinh viên với chương trình liên kết quốc tế – áp dụng vào đối
tượng sinh viên chương trình IBD.
− Phân tích thực trạng mức độ hài lòng của sinh viên Chương trình Cử nhân
Quốc tế.
− Đề xuất các giải pháp nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với Chương
trình Cử nhân Quốc tế.
3. Phạm vi/ Đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này sẽ tập trung vào sự hài lòng của các
bạn sinh viên khóa 5, 6. Họ là những sinh viên đang theo học năm thứ 2 và 3
trong chương trình Cử nhân quốc tế của viện ĐTQT. Đây là khoảng thời gian

đủ để các bạn sinh viên có được những trải nghiệm một cách đầy đủ nhất về
chương trình đào tạo cũng như các dịch vụ hỗ trợ hay các hoạt động ngoại khóa
và viện ĐTQT mang lại.
8
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Nội dung
Trong công trình này, tác giả giới hạn phạm vi sự hài lòng của sinh viên
chương trình Cử nhân Quốc tế về các mặt sau đây:
• Hoạt động rèn luyện kỹ năng
• Chất lượng giảng dạy
• Hoạt động hỗ trợ học tập
• Cơ sở vật chất
3.2.2. Thời gian
Công trình nghiên cứu này sẽ đánh giá sự hài lòng của các bạn sinh viên
khóa 5, 6 của Chương trình Cử nhân Quốc tế, tương ứng với sự hài lòng trong 3
năm gần đây (2009 – 2012). Bên cạnh đú, cỏc đề xuất sẽ có định hướng đến
năm 2015.
- Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2009 đến nay
- Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2012
- Các đề xuất có thể ứng dụng trong giai đoạn từ nay đến 2015
3.2.3. Không gian
Không gian nghiên cứu của công trình này là sinh viên chương trình cử
nhân quốc tế, hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học tổng
hợp Sunderland (Cử nhân Quản trị kinh doanh), các sinh viên khóa 5, 6 trong
chương trình này đang theo học giai đoạn 2 (giai đoạn BTEC); với Đại học tổng
hợp West of England (Cử nhân Kinh tế, Tiền tệ- Ngân hàng- Tài chính), các
sinh viên khóa 5, 6 trong chương trình này đang theo học giai đoạn 2 (UWE)
Cụ thể, các sinh viên được điều tra sẽ được chia ra làm ba không gian
nghiên cứu chính là (1) sinh viên khóa 5 BTEC; (2) sinh viên khóa 6 BTEC và
(3) sinh viên khóa 6 UWE.

9
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Quy trình nghiên cứu
4.2. Phương pháp thu thập số liệu
4.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này sẽ dựa vào 2 nguồn chính là
internet và các nghiên cứu trước đây. Một số các đề tài nghiên cứu trong những
CÁC TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG
SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH
VIÊN VỚI CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
Nghiên cứu có liên quan đánh giá
sự hài lòng của sinh viên về
chương trình đào tạo
Lý luận về sự hài
lòng của sinh viên
Đặc điểm chương
trình đào tạo liên
kết Quốc tế
Thiết kế câu hỏi
phỏng vấn
Thiết kế câu hỏi
điều tra
Phân tích thực trạng sự hài lòng của sinh viên về
chương trình Cử nhân Quốc tế (IBD)
Kiểm định mẫu và hiệu chỉnh phương trình hàm hồi quy
Kết luận về sự hài lòng
Đề xuất kiến nghị
10
năm gần đây về Chương trình Cử nhân quốc tế đã được công bố rộng rãi, có thể

coi là một nguồn dữ liệu thứ cấp quan trọng và đáng tin cậy.
4.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Nguồn dữ liệu sơ cấp của đề tài này sẽ được thu thập dựa trên 2 phương
pháp chính: Phỏng vấn và phiếu điều tra.
o Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp có thể nắm bắt
được rõ ràng hơn tâm lý của người được phỏng vấn cũng như có thể đặt ra
những câu hỏi có tính chuyờn sõu. Do vậy, phương pháp này sẽ được áp
dụng cho một số sinh viên và cán bộ của Viện.
o Phiếu điều tra: Với phạm vi đối tượng là sinh viên cỏc khúa 5 và 6
của Viện như đó nờu ở phần trên, số lượng của mẫu này vẫn là tương đối lớn
so với tổng quần thể. Do vậy, 1 mẫu 200 sinh viên sẽ được thu thập theo
phương pháp mẫu thuận tiện để có thể đảm bảo về thời gian cũng, chi phí
cũng như độ chính xác của việc khảo sát. Nội dung chính của phiếu điều tra
là các câu hỏi xoay quanh sự hài lòng của sinh viên Chương trình Cử nhân
Quốc tế - Viện Đào tạo Quốc tế.
4.3. Phương phõp phân tích số liệu
Các số liệu thu thập được sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS 16
5. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của người học với chương trình đào
tạo
Chương 2: Phương pháp đánh giá sự hài lòng của của sinh viên Chương trình
Cử nhân Quốc tế
Chương 3: Kết quả nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Chương trình Cử Nhân
Quốc tế
Chương 4: Một số đề xuất nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên Chương
trình Cử nhân Quốc tế.
11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC VỚI
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Trong nền kinh tế thị truờng, giáo dục được coi là một dịch vụ, trong đó
các truờng học là nơi cung cấp các dịch vụ liên quan đến giáo dục, người học là
những khách hàng sử dụng những dịch vụ giáo dục đào tạo. Chương này sẽ đề
cập đến các khái niệm về sự hài lòng của khách hàng, lý thuyết về sự hài lòng
của khách hàng trong dịch vụ, mố quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài
lòng của khách hàng và các mô hình đo luờng sự hài lòng của người học đối với
một chương trình đào tạo. Mô hình và các thang đo sự hài lòng của sinh viên
đối với một chương trình đào tạo liên kết đào tạo quốc tế được xây dựng dựa
trên các lý thuyết này.
1.1. Sự hài lòng của khách hàng
1.1.1. Quan niệm về sự hài lòng của khách hàng
Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra những định nghĩa khác nhau về sự hài
lòng, trong đó sự hài lòng có thể được hiểu là sự đáp ứng làm vừa lòng (Oliver,
1997). Sự hài lòng khi đặt trong mối liên hệ giữa khách hàng với việc tiêu dùng
sản phẩm hoặc dịch vụ được coi là sự phản ứng lại đối với một quá trình đánh
giá sản phẩm (Tse và Wilton, 1988). Cũng theo Oliver (1997), khi khách hàng
tiêu dùng sản phẩm, họ nhận thức được rằng “sự tiêu dùng là để hiện thực húa
cỏc nhu cầu, khát khao, mục tiêu, và sự hiện thực hóa này mang lại sự vui vẻ,
thích thú cho người tiờu dựng.” Gần đây, một số nhà nghiên cứu cho rằng sự hài
lòng của khách hàng là sự phản ứng từ cảm xúc và nhận thức của khách hàng
(Giese và Cote, 2000) gắn liền với những mục đích cụ thể như sự mong chờ,
chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay kinh nghiệm tiêu dùng. Sự hài lòng diễn ra
trong những thời điểm nhất định như sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ; sau
khi lựa chọn hay sau hàng loạt các kinh nghiệm.
12
Như vậy, có thể tóm tắt rằng sự hài lòng khách hàng là tâm trạng hay cảm
giác của khách hàng về một sản phẩm khi sự mong đợi của họ được thỏa mãn
hay đáp ứng vuợt mức trong suốt vòng đời của sản phẩm hay dịch vụ. Khách
hàng đạt được sự thỏa mãn sẽ có được lòng trung thành và tiếp tục mua sản
phẩm của công ty. Cú cỏc gợi ý quan trọng ở đây:

- Sự hài lòng khách hàng là một trạng thái chủ quan, không định lượng,
việc đo luờng sẽ không chính xác và dòi hỏi phải lấy mẫu và phân tích thống kê.
- Ðo luờng sự hài lòng khách hàng cần phải hiểu được khoảng cách giữa
dịch vụ mong dợi và dịch vụ khách hàng nhận thức được.
Sự hài lòng của khách hàng tùy thuộc vào hiệu quả hay lợi ích của sản
phẩm dịch vụ mang lại so với những gì mà họ đang kỳ vọng. Khách hàng có thể
có những cấp độ hài lòng khác nhau. Nếu hiệu quả sản phẩm dịch vụ mang lại
thấp hơn so với kỳ vọng, khách hàng sẽ bất mãn. Nếu hiệu quả sản phẩm dịch
vụ khớp với các kỳ vọng, khách hàng sẽ hài lòng. Nếu hiệu quả sản phẩm dịch
vụ mang lại cao hơn cả kỳ vọng, khách hàng sẽ hết sức hài lòng và vui mừng.
Vậy khách hàng hình thành kỳ vọng của họ ra sao? Các kỳ vọng đều dựa
trên kinh nghiệm trước đây của khách hàng, ý kiến của bạn bè và thông tin
từ nhà
tiếp thị. Bên cung cấp dịch vụ phải biết thận trọng để đưa ra mức kỳ vọng
đúng.
Nếu đưa ra mức kỳ vọng thấp, họ có thể làm hài lòng khách hàng thật
nhưng lại chẳng đủ sức thu hút khách hàng. Trái lại, nếu họ nõng cỏc kỳ vọng lên
quá cao, khách hàng có thể sẽ bị thất vọng.
1.1.2. Sự cần thiết phải làm hài lòng khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng có thể giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế
cạnh tranh đáng kể. Doanh nghiệp hiểu được khách hàng có cảm giác như thế
nào sau khi mua sản phẩm hay dịch vụ và cụ thể là liệu sản phẩm hay dịch vụ
cú dỏp ứng được mong đợi của khách hàng.
13
Khách hàng chủ yếu hình thành mong đợi của họ thông qua những kinh
nghiệm mua hàng trong quá khứ, thông tin miệng từ gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp và thông tin được chuyển giao thông qua các hoạt dộng marketing, như
quảng cáo hoặc quan hệ công chúng. Nếu sự mong đợi của khách hàng không
được đáp ứng, họ sẽ không hài lòng và rất có thể họ sẽ kể những nguời khác
nghe về điều đó.

Trên thực tế từ các nhà cung cấp dịch vụ hay sản phẩm, sự hài lòng khách
hàng đã trở thành một yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh. Mức độ hài
lòng cao có thể đem lại nhiều lợi ích bao gồm:
- Lòng trung thành: một khách hàng có mức độ hài lòng cao là một khách
hàng trung thành.
- Tiếp tục mua thêm sản phẩm: một khách hàng có mức độ hài lòng cao sẽ
tiếp tục mua thêm sản phẩm.
- Giới thiệu cho nguời khác: một khách hàng có mức độ hài lòng cao sẽ kể
cho gia dỡnh và bạn bè về sản phẩm và dịch vụ dó.
- Duy trì sự lựa chọn: một khách hàng có mức độ hài lòng cao ít có khả
năng thay dổi nhãn hiệu.
- Giảm chi phí: một khách hàng có mức độ hài lòng cao tốn ít chi phí để
phục vụ hơn một khách hàng mới.
- Giá cao hơn: một khách hàng có mức độ hài lòng cao sẵn sàng trả nhiều
hơn cho sản phẩm hay dịch vụ đó.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng có thể được chia
ra làm nhiều yếu tố như về chất lượng dịch vụ, giá cả hay chính sách duy trì
khách hàng (Zeithaml và cộng sự, 2008).
Chất lượng dịch vụ
14
Chất lượng dịch vụ được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc
vào đối tượng nghiên cứu. Việc tìm hiểu chất lượng dịch vụ là cơ sở cho việc
thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp. Vì vậy, nó
không chỉ quan trọng trong việc xây dựng mục tiêu phát triển mà còn định
hướng để phát huy được thế mạnh của mình một cách tốt nhất.
Chất lượng được mô tả là “yếu tố quan trọng nhất dẫn đến tăng trưởng kinh
tế của doanh nghiệp trờn cỏc thị trường thế giới” (Phạm Thị Minh Hà, 2009).
Ngày nay, chất lượng dịch vụ được coi là yếu tố cơ bản của sức khỏe kinh doanh,
tăng trưởng và tính bền vững kinh tế. John Young, Chủ tịch của Hewlett-Packard

từng phát biểu rằng “trong môi trường cạnh tranh ngày nay, bỏ qua vấn đề chất
lượng cũng đồng nghĩa với tự sỏt”. Ông cũng tin tưởng rằng cam kết mạnh mẽ về
chất lượng là cách tốt nhất để giảm chi phí, tăng doanh số và gia tăng lợi nhuận.
Người ta cũng ghi lại được rằng những công ty Hoa Kỳ sinh lời và được quản lý
tốt nhất đều chú trọng vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về chất
lượng dịch vụ, nhưng hầu như các quan điểm đều nhìn nhận rằng chất lượng
dịch vụ có mối quan hệ mật thiết với sự hài lòng của khách hàng (Cronin &
Taylor, 1992); và chất lượng dịch vụ sẽ là thước đo cho dịch vụ kỳ vọng của
khách hàng (Lewis & Booms, 1982).
Chất lượng của những sản phẩm hữu hình có thể đo lường được thông
qua những quy định cụ thể rõ ràng về các tiêu chuẩn như hình dáng, màu sắc,
chất liệu,… thì chất lượng dịch vụ lại trừu tượng hơn vì những tính chất đặc thù
của nó như tính không thể tách rời, tính vô hình, tính không đồng nhất và tính
không lưu trữ được.
Zeithaml (1987) giải thích: Chất lượng dịch vụ là sự đánh giỏ của
khách hàng về tính siêu việt và sự tuyệt vời nói chung của một thực thể. Đ
ó

15
một dạng của thái độ và các hệ quả từ một sự so sánh giữa những gì được
mong đợi và nhận thức về những thứ ta nhận được.
Lewis và Booms phát biểu: Dịch vụ là một sự đo lường mức độ dịch vụ
được đưa đến khách hàng tương xứng với mong đợi của khách hàng tốt đến
đâu. Việc tạo ra một dịch vụ chất lượng nghĩa là đáp ứng mong đợi của khách
hàng một cách đồng nhất.
Đối với ngành dịch vụ thì việc đánh giá toàn diện sự hài lòng của khách
hàng đối với chất lượng dịch vụ là vô cùng khó khăn do những tính chất đặc thù
riêng biệt của dịch vụ.
Có nhiều quan điểm cho rằng sự hài lòng của khách hàng có thể biểu hiện

qua sự tăng trưởng doanh thu. Xét về phương diện kinh doanh, sự tăng trưởng
doanh thu thể hiện sự phát triển của một tổ chức. Nhưng với những tính chất
đặc thù của ngành dịch vụ thì nếu chỉ nhìn vào kết quả kinh doanh để đánh giá
sự hài lòng của khách hàng, nhà quản lý sẽ không có cái nhìn tổng thể và “bằng
chứng” xác thực về cẩm nhận của khách hàng, đồng thời không thể nhận biết
được những thiếu sót trong dịch vụ và xu hướng thay đổi trong nhu cầu của
khách hàng.
Giá cả dịch vụ
Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và dịch vụ. Giá
cả được xác định dựa trên giá trị sử dụng và cảm nhận của khách hàng về sản
phẩm, dịch vụ mà mình sử dụng. Khách hàng không nhất thiết phải mua sản
phẩm, dịch vụ có chất lượng cao nhất mà họ sẽ mua những sản phẩm, dịch vụ
đem lại cho họ sự hài lòng nhiều nhất. Chính vì vậy, những nhân tố như cảm
nhận của khách hàng về giá và chi phí (chi phí sử dụng) không ảnh hưởng đến
chất lượng dịch vụ nhưng sẽ tác động đến sự hài lòng của khách hàng.
Trong nhiều nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng trước đây, tác
16
động của yếu tố giá cả ít được chú ý đến so với các tiêu chí khác. Khi xem xét
tác động của giá đến sự hài lòng của khách hàng chúng ta cần nhận thức một
cách đầy đủ hơn giá ở đây bao gồm chi phí bỏ ra và chi phí cơ hội để có được
sản phẩm dịch vụ.
Việc duy trì khách hàng
Ngoài việc làm tăng chất lượng dịch vụ, các công ty ngày nay còn phải ra
sức phát huy các mối ràng buộc bền vững và lòng trung thành nơi khách hàng
của mình. Ví dụ, một ngân hàng có thể mất đi 100 khách hàng một tuần nhưng vẫn
có thể kiếm được 100 khách hàng mới. Tuy nhiên, việc “xỏo tung khách hàng” quá
nhiều có thể phải trả giá so với khi ngân hàng vẫn giữ được 100 khách hàng đó và
không kiếm thờm khỏch mới.
Vì vậy, bên cạnh việc tập trung kế hoạch tiếp thị khách hàng mới, các công
ty cần tập trung giữ gìn và chăm sóc khách hàng hiện tại. Và cách tiếp cận tốt nhất

để giữ gìn khách hàng chính là mang lại cho
họ sự hài lòng và giá trị, điều này
đưa đến sự trung thành rất cao của khách
hàng.
1.2. Đánh giá sự hài lòng của người học với một chương trình đào tạo
Với tính chất đặc thù của sản phẩm dịch vụ là một chương trình đào tạo,
cũng như mức độ quan trọng vượt bậc của nhân tố “Chất lượng dịch vụ” so với
“giỏ cả” và “sự duy trì khách hàng”, nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích và
đánh giá sự hài lòng của người học đối với một chương trình đào tạo trên khía
cạnh về chất lượng dịch vụ. Dưới đây sẽ đi vào phân tích một số vấn đề liên
quan đến “chất lượng dịch vụ” đào tạo hay nói cách khác là “chất lượng đào
tạo”.
17
1.2.1. Những nội dung của chất lượng đào tạo
Về bản chất, cũng giống như “chất lượng dịch vụ”, khái niệm chất lượng
đào tạo là một khái niệm mang tính tương đối. Ở mỗi một vị trí , nguời ta nhìn
nhận về chất lượng ở những khía cạnh khác nhau. Các sinh viên, nhà tuyển
dụng, đội ngũ tham gia giảng dạy hoặc không giảng dạy, chính phủ và cơ quan
tài trợ, các cơ quan kiểm duyệt, kiểm định, các nhà chuyên môn đánh giá đều có
định nghĩa riêng của họ cho khái niệm chất lượng đào tạo. Mỗi một quan điểm
khác nhau đưa ra khái niệm về chất lượng đào tạo khác nhau.
Chất lượng đào tạo được nhắc đến trong nghiên cứu này được hiểu là chất
lượng của dịch vụ đào tạo của một chương trình đào tạo. Nó là kết quả của sự so
sánh về sự mong đợi của người sử dụng dịch vụ (sinh viên) đối với những gì họ
thật sự nhận được từ phía cung cấp. (Zeithaml và cộng sự 1990, p. 23). Như đã
nói ở trên, chất lượng trong đào tạo đại học là một khái niệm rất tương đối và có
ý nghĩa khác nhau với từng đối tượng. Bởi vậy, một định nghĩa cụ thể cho chất
lượng đào tạo chưa được đưa ra (Harvey & Green, 1993). Mỗi cá thể trong một
chương trình đào tạo (sinh viên, giảng viên, nhà quản lý…) có cách nhìn riêng
của họ về chất lượng dựa trên từng nhu cầu cụ thể. Sinh viên ngày nay được

xem như một khách hàng của dịch vụ đào tạo. Sinh viên được nhận và sử dụng
các khóa đào tạo cung cấp bởi trường đại học, điều này khiến họ trở này khách
hàng hàng đầu của dịch vụ đào tạo (Marzo-Navaro và cộng sự 2005a). Các tác
giả như Sander và cộng sự., (2000), Gremler & McCollough (2002) và Hill
(1995) cũng nhắc đến sinh viên như là người tiêu dùng chủ yếu của dịch vụ đào
tạo. Dựa trên những phát hiện từ các tài liệu về chất lượng dịch vụ, O’Neill &
Palmer (2004, p. 42) định nghĩa chất lượng đào tạo trong giáo dục là “sự khác
biệt giữa những gì mà sinh viên mong đợi nhận được và nhận thức của họ về
những gì họ thật sự nhận được”.
18
Theo những khái niệm trờn thỡ chất lượng giáo dục đào tạo chịu tác động
của các yếu tố sau (D.W. Letcher & J.S. Neves, the College of New Jersey)
- Hoạt động hỗ trợ học tập và rèn luyện kỹ năng: các hoạt động bổ trợ thêm
kiến thức giúp sinh viên hiểu rõ và nắm bắt thông tin một cách rõ ràng
- Hoạt động tư vấn: các hoạt động hỗ trợ tư vấn cho sinh viên (phương
pháp học, tài liệu tham khảo…)
- Cơ sở vật chất: là toàn bộ cơ sở hạ tầng, thiết bị phục vụ trong quá trình
đào tạo giảng dạy.
- Giáo viên giảng dạy là nguời trực tiếp tham gia đào tạo học viên.
- Chương trình đào tạo là khung hình về phương pháp đào tạo, môn học,
cách đánh giá sinh viờn,…trong quá trình người học được đào tạo tại truờng.
- Năng lực phục vụ: là khả năng đáp ứng những nhu cầu của nguời học.
1.2.2. Mối liên hệ giữa chất lượng đào tạo và sự hài lòng của sinh viên
Khái niệm về sự hài lòng gần đây đã được mở rộng ra trong lĩnh vực giáo
dục. Một số nhất định các nghiên cứu chỉ ra rằng sự hài lòng của sinh viên là
một khái niệm phức tạp, bao gồm nhiều khía cạnh (Marzo-Navaro và cộng sự
2005a, b; Richardson, 2005). Dẫn chứng từ định nghĩa của Oliver & DeSarbo
(1989) về sự hài lòng, Elliot & Shin (2002, p. 198), mô tả sự hài lòng của sinh
viên là “xu hướng của sự đánh giá chủ quan của sinh viên về các kết quả và
kinh nghiệm khác nhau gắn liền với giáo dục. Sự hài lòng của sinh viên được

hình thành liên tục từ các kinh nghiệm lặp đi lặp lại trong cuộc sống đại học”.
Các nghiên cứu ngày nay cũng chỉ ra rằng các sinh viên khi cảm thấy hài lòng
có thể thu hút các sinh viên mới bằng những cuộc đối thoại mang tính tích cực
thuyết phục những người quen hoặc bạn bè. Hơn nữa, họ có xu hướng quay trở
lại Chương trình để học tiếp các khóa học khác (Helgesen & Nesset, 2007).
Chất lượng và sự hài lòng là những khái niệm khác nhau nhưng có mối
liên hệ với nhau. Trong khi chất lượng là một khái niệm chung chung, thì sự hài
lòng gắn liền với sự việc cụ thể (Patterson và Johnson, 1993; Rowley, 1997;
19
Aldridge và Rowley, 1998; Robinson, 1999). Một số các tác giả như Dabholkar
(2000); Cronin (2000); và Farrell (2001) cho rằng chất lượng dịch vụ là sự đến
trước, là nguyên nhân dẫn tới hệ quả là sự hài lòng của người sự dụng dịch vụ.
Trong khi đó, một số tác giả khác (Parasuraman và cộng sự 1988; Bitner, 1990)
lại nhận định rằng sự hài lòng của khách hàng là nhân tố có trước dẫn đến chất
lượng dịch vụ.
Cụ thể trong lĩnh vực giáo dục cũng cú cỏc nghiên cứu chỉ ra rằng chất
lượng dịch vụ là nguyên nhân dẫn đến sự hài lòng của sinh viên (Browne, 1998)
and Guolla (1999)). Bởi vậy, nghiên cứu này sẽ đi theo hướng của phần lớn các
nghiên cứu gần đây, coi chất lượng dịch vụ đào tạo là nguyên nhân dẫn đến sự
hài lòng của sinh viên.
1.2.3. Các mô hình nghiên cứu đã được sử dụng để đánh giá mức độ hài
lòng của sinh viên với chương trình đào tạo
Có rất nhiều các nghiên cứu trong quá khứ nghiên cứu về sự nhận thức
của sinh viên đối với chất lượng và sự hài lòng (Galloway, 1998 and Banwet
and Datta, 2003) đã sử dụng mô hình SERVQUAL. Mô hình SERVQUAL được
phát triển bởi Parasuraman và các tác giả khác (1985, 1986, 1988, 1991, 1993,
1994). Như đã phân tích ở trên, SERVQUAL là cách tiếp cận đuợc sử dụng
nhiều nhất để đo luờng chất lượng dịch vụ, so sánh sự mong đợi của khách
hàng truớc một dịch vụ và nhận thức của khách hàng về dịch vụ thực sự được
chuyển giao (Parasuraman và cộng sự 1985).

Parasuraman (1985) là người tiên phong trong nghiên cứu chất lượng
dịch vụ. Thành công của nghiên cứu tạo phương tiện đốt phá giỳp cỏc nhà kinh
doanh có được kết quả chất lượng dịch vụ của họ thông qua việc nghiên cứu
đánh giá của khách hàng – người sử dụng dịch vụ. Thang đo SERVQUAL được
20
ghép từ 2 từ SERVice – dịch vụ và QUALity – chất lượng, được khá nhiều nhà
nghiên cứu đánh giá là khá toàn diện (Svensson, 2002).
SERVQUAL là thang đo đa mục được xây dựng để dỏnh giỏ sự nhận
thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ trong ngành dịch vụ và bán lẻ.
Thang đo phân tích khái niệm chất lượng dịch vụ thành 05 yếu tố sau.
i. Sự tin cậy
Sự tin cậy nói lên khả năng cung ứng dịch vụ chính xác, đúng giờ và uy
tín. Điều này đòi hỏi sự nhất quán trong việc thực hiện dịch vụ và tôn trọng các
cam kết cũng như giữ lời hứa với khách hàng.
ii. Hiệu quả phục vụ
Đây là tiêu chí đo lường khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, xử lý
hiệu
quả các khiếu nại, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng và đáp ứng các yêu cầu
của
khách hàng. Nói cách khác, hiệu quả phục vụ là sự phản hồi từ phía nhà
cung cấp dịch vụ đối với những gì mà khách hàng mong muốn.
iii. Sự hữu hình
Sự hữu hình chính là hình ảnh bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị,
máy móc, phong thái của đội ngũ nhân viên, tài liệu, sách hướng dẫn và hệ
thống
thông tin liên lạc. Nói một cách tổng quát, tất cả những gì mà khách hàng
nhìn thấy trực tiếp được bằng mắt và các giác quan thì đều có thể tác động đến
yếu tố này
iv. Sự đảm bảo
Đây là yếu tố tạo nên sự tín nhiệm, tin tưởng cho khách hàng được cảm

nhận thông qua sự phục vụ chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn giỏi, phong
thái lịch thiệp và khả năng giao tiếp tốt, nhờ đó, khách hàng cảm thấy yên tâm
mỗi khi sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp.
v. Sự cảm thông
21
Sự cảm thông chính là sự quan tâm, chăm sóc khách hàng ân cần, dành
cho
khách hàng sự đối xử chu đáo tốt nhất có thể giúp cho khách hàng cảm
thấy
mình là “thượng khỏch” và luôn được đón tiếp nồng hậu mọi lúc, mọi nơi.
Yếu tố con người là phần cốt lõi tạo nên sự thành công này và sự quan
tâm của
ngân hàng đối với khách hàng càng nhiều thì sự cảm thông sẽ càng
tăng.
Một nghiên cứu về “những yếu tố quyết định sự hài lòng của sinh viên
ngành Quản trị kinh doanh” ở Anh thực hiện trên 1212 sinh viên bởi D. W.
Letcher và J. S. Neves đã sử dụng mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ
SERVQUAL. Trong đó, phương pháp phân tích nhân tố dựa trên kết quả thu
được khi tiến hành thu thập thông tin từ phiếu điều tra đã chỉ ra tám thành phần
ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên: (1) sự tự tin với kỹ năng cá nhân; (2)
giáo trình, tài liệu, lớp học; (3) chất lượng giảng dạy các môn học cụ thể; (d) các
hoạt động ngoại khóa và cơ hội nghề nghiệp; (e) hoạt động tư vấn sinh viên; (f)
chất lượng giảng dạy chung và phản hồi của giảng viên; (g) cơ sở vật chất; (h)
chất lượng sinh viên và sự tương tác. Các bước phân tích hồi quy sẽ được sử
dụng để đưa ra kết luận về mức độ tương quan giữa các thành phần trên với ba
thang đo đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên: (a) đáp ứng kỳ vọng; (b) giá
trị của sự đầu tư; (c) giới thiệu cho bạn bè. Qua phân tích hồi quy, nghiên cứu
trờn đó chỉ ra rằng hoạt động tư vấn sinh viên và chất lượng giảng dạy các môn
học cụ thể ít ảnh hưởng đến sự hài lòng chung của sinh viên. Bên cạnh đó, sự tự
tin về kỹ năng, hoạt động ngoại khóa và cơ hội nghề nghiệp, chất lượng giảng

dạy chung nhìn chung là các thành phần có ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng.
22
Hình 1.1: Mô hình tham khảo
(Nguồn: D. W. Letcher và J. S. Neves, the College of New Jersey, 2010)
Một ví dụ khác về nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất
lượng dịch vụ đào tạo là “đỏnh giỏ sự hài lòng của sinh viên với dịch vụ đào tạo
đại học” (Examining student satisfaction with higher education services) ở Đức
thực hiện bởi T. Gruber, S. Fub, R. Voss và M. G. Glaser-Zikuda. Nhóm nghiên
cứu sử dụng 15 thành phần để đánh giá sự hài lòng sinh viên. Nhóm tiến hành
nghiên cứu thí điểm trên 378 sinh viên và thực hiện nghiên cứu chính thức trên
544 sinh viên. Nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn trung thực về sự hiểu biết của sinh
viên về chất lượng dịch vụ cung cấp bởi trường đại học và mức độ hài lòng của
họ đối với chúng. Kết quả cho thấy sự hài lòng của sinh viên với dịch vụ đào tạo
đại học phụ thuộc vào mối quan hệ con người với môi trường học tập.
23
Hình 1.2: Mô hình tham khảo
(Nguồn: T. Gruber, S. Fub, R. Voss và M. G. Glaser-Zikuda, 2010)
24
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN
CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN QUỐC TẾ
2.1. Giới thiệu chung về liên kết đào tạo quốc tế và Chương trình Cử
nhân Quốc tế tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân
2.1.1. Tính chất của một chương trình liên kết đào tạo
Tại Việt Nam, các chương trình đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo
cấp phép đều thuộc loại hình chính quy, tập trung, được cơ quan kiểm định công
nhận ở các nước sở tại. Các chương trình này có thể được gọi là “nội địa” hay
truyền thống, để phân biệt với các chương trình liên kết đào tạo quốc tế trong đó
cơ sở đào tạo trong nước hợp tác với một cơ sở đào tạo nước ngoài để thực hiện
chương trình của đối tác nước ngoài tại Việt Nam. Các chương trình dạng này

xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam ở bậc đào tạo thạc sĩ, chủ yếu là ở kĩnh vực kinh
tế, quản lý, đông đảo nhất là MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh). Từ đầu những
năm 2000, đã xuất hiện các chương trình tương tự ở bậc cao đẳng, và tiếp theo
là bậc Cử nhân. Trong các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, quy trình đào
tạo, khảo thí thực hiện đúng như ở bản quốc. Việc đào tạo theo chuẩn quốc tế
góp phần đa dạng giáo dục đại học; đem mô hình giáo dục tiên tiến, hiệu quả
đến Việt Nam; tạo dựng các điều kiện cần và đủ để từng bước tiếp nhận công
nghệ đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và quốc tế. (GS. TSKH.
Nguyễn Trọng Do)
Môi trường đào tạo liên kết quốc tế cũng đã hình thành nên một cộng
đồng giáo dục hướng chuẩn quốc tế bao gồm những giảng viên giỏi chuyên
môn, giỏi ngoại ngữ, giàu kinh nghiệm sư phạm và kinh nghiệm thực tế. Đội
ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lý “kề vai sỏt cỏnh” với đồng
nghiệp nước ngoài, làm việc có tính chuyên nghiệp cao, là cầu nối hiệu quả giữa
25
sinh viên và giảng viên nước ngoài. Cơ sở vật chất, thư viện cũng chính là một
lợi thế lớn của chương trình liên kết đào tạo. Sinh viên không chỉ được sử dụng
những nguồn học liệu đáp ứng được yêu cầu khắt khe của trường đối tác, liên
tục được cập nhật mỗi năm tại Việt Nam mà còn có cơ hội nắm bắt những kiến
thức quý báu, bổ ích từ nguồn thư viện điện tử khổng lồ của các trường đại học
đối tác.
Nếu so với các chương trình đào tạo truyền thống, như chúng ta đã biết,
ngoài kiến thức hàn lâm, một chương trình liên kết đào tạo quốc tế gắn bó với
thực tiễn hơn, hệ thống các kỹ năng mềm được hình thành ngay trong các môn
học. Ngoài ra, sinh viên học toàn bộ bằng tiếng nước ngoài cũng tạo những
công cụ quý báu để hội nhập. Ở đây không chỉ đơn thuần trình độ ngoại ngữ
thành thạo, mà đi kèm với nó là hiểu biết văn hóa, kinh tế, xã hội, lịch sử, con
người của đất nước chúng ta thực hiện chương trình đào tạo của họ tại Việt
Nam. Ngoài ra, chương trình cũng tạo điều kiện cho sinh viên theo học các
trường đại học nước ngoài, trong khi tiếp tục tích lũy kinh nghiệm xã hội Việt

Nam. Đào tạo liên kết quốc tế cũng góp phần ngăn chặn tình trạng “chảy máu
chất xỏm” ra nước ngoài.
Theo GS. TSKH Nguyễn Trọng Do, Chủ nhiệm Khoa Quốc tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội, có thể khẳng định đào tạo liên kết quốc tế đóng góp vào quá
trình quốc tế hóa và cần thiết như không khí trong quá trình quốc tế hóa. Ngoài
ra, các chương trình liên kết đã tạo điều kiện để chỉ số quốc tế hóa của các
trường đại học nâng cao hơn, tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp nhận công nghệ giáo
dục tiên tiến và vững bước trên con đường hội nhập quốc tế.
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội rất nhiều các trường đại học và cao đẳng
triển khai các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, trong đó chủ yếu dưới các
dạng sau xét theo đặc điểm bằng cấp của chương trình (TS. Phan Thủy Chi,
2012):

×