Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Bước sang thế kỷ XXI loài người đã và đang chuyển sang mét giai
đoạn phát triển mới, với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và số lượng
nguồn nhân lực trong tất cả các lĩnh vực của đời sống Kinh tế - Xã hội.
Đối với nước ta đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát triển và nâng cao
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ có tính chiến
lược trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo theo định hướng chuẩn hoá,
hiện đại hoá và xã hội hoá. Chiến lược phát triển giáo dục nước ta giai đoạn
2001-2010 đã chỉ rõ "cần đổi mới cơ bản phương thức về tư duy quản lý giáo
dục …. tập trung làm tốt 3 nhiệm vụ chủ yếu: Xây dựng chiến lược, quy
hoạch và kế hoạch phát triển giáo dục, Xây dựng cơ chế chính sách và quy
chế quản lý nội dung, chất lượng đào tạo, tổ chức kiểm tra và thanh tra".
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW khoá IX trình Đại hội X của
Đảng và tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xây dựng mục
tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 - 2010.
"Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến
quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất,
văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức. Giữ vững ổn định chính
trị và trật tự an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và
trên trường quốc tế".
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó đương nhiên phải có nhiều yếu tố
1
song nguồn lực con người - nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định. Vai trò của
giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Phát triển
giáo dục - đào tạo được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Giáo
dục đào tạo là một trong ba lĩnh vực then chốt cần đột phá làm chuyển biến
tình hình kinh tế, xã hội, tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực,
yếu tố cơ bản để xã hội phát triển, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Khẳng định vai trò vị trí hết sức quan trọng trong giáo dục - đào tạo.
Điều 35 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
ghi rõ "Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu", để thực hiện tốt vai trò vị
trí của mình, giáo dục - đào tạo phải "đổi mới toàn diện giáo dục - đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế
quản lý, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội
hoá" "hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân, chú trọng
phân luồng đào tạo sau THCS và THPT …"
"Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng
khoá VIII tiếp tục khẳng định, đồng thời đã chỉ ra nhiệm vụ cụ thể, đưa ra các
giải pháp chủ yếu để thực hiện định hướng chiến lược phát triển giáo dục -
đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà trước hết phải "tăng
cường công tác dự báo và kế hoạch hoá sự phát triển giáo dục. Đưa giáo dục
và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước và từng địa
phương, có chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo phù hợp với nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục tình trạng mất cân đối như hiện nay,
gắn đào tạo với sử dụng".
Quy hoạch và dự báo quy mô phát triển giáo dục đào tạo là một nội
dung cơ bản của khoa học giáo dục - đào tạo, là một căn cứ quan trọng trong
2
quá trình xây dựng chiến lược giáo dục, chỉ có dựa vào những mục tiêu định
hướng này ta mới có cơ sở để tính toán cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,
mạng lưới trường lớp v.v. đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược phát triển
giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Yêu cầu về sự phát triển quy mô giáo dục - đào tạo đòi hỏi phải có một
đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có chất lượng, vì đội
ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp biến các mục tiêu giáo dục - đào tạo thành
hiện thực, giữ vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Những năm gần đây thành phố Yên Bái đã có những bước phát triển
nhanh chóng về mọi mặt, năm 2002 đã được nâng cấp từ Thị xã lên Thành
phố trực thuộc tỉnh Yên Bái theo Nghị định số 05/2002/NĐ-CP của Chính
phủ. Là đô thị loại 3, thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa
học, kỹ thuật của tỉnh Yên Bái, có tổng diện tích tự nhiên 5.769 ha, dân số
toàn Thành phố 78.041 người. Từ Thành phố Yên Bái có các tuyến giao
thông đến Thị xã Tuyên Quang, Thị xã Nghĩa Lộ, Thành phố Việt Trì, Thành
phố Lào Cai, Thủ đô Hà Nội, có tuyến đường sắt liên vận Hà Nội - Lào Cai -
Vân Nam (Trung Quốc), có đường sông, và tương lai sẽ có đường hàng không
dân dụng. Mạng lưới giao thông hoàn chỉnh này đã khẳng định vai trò, vị trí
của Thành phố Yên Bái đối với vùng Tây Bắc và các đô thị khu vực Trung
du, miền núi phía Bắc. Năm 2003 Thành phố Yên Bái được công nhận Thành
phố anh hùng lực lượng vũ trang.
Thành phố Yên Bái là đơn vị luôn đi đầu trong toàn tỉnh về quy mô
trường, lớp, chất lượng dạy và học, công tác xã hội hoá giáo dục và có gần đầy
đủ các loại hình trường lớp trong hệ thống giáo dục quốc dân. Toàn thành phố
có 13 trường mầm non, 16 trường tiểu học, 32 trường THCS, THPT và 13
trường THCN, cao đẳng sư phạm, trung tâm chính trị, giáo dục thường xuyên
3
v.v., với tổng cộng là 707 líp, 1690 giáo viên, 23.589 học sinh. Năm 1992
Thành phố Yên Bái được công nhận chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu
học. Năm 1997 công nhận chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Trung học cơ
sở, năm 2001 công nhận chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở đúng độ tuổi,
trình độ giáo viên đạt chuẩn 98%, trên chuẩn tương đối cao, phấn đấu đến năm
2010 Thành phố 100% trường tiểu học và 50% trường trung học cơ sở đạt
chuẩn quốc gia.
Giáo dục - đào tạo Thành phố Yên Bái được sự quan tâm, lãnh đạo,
chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, được sự ủng hộ giúp đỡ to lớn của
các lực lượng xã hội, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
Đội ngũ giáo viên THCS Thành phố Yên Bái nói chung cơ bản có
trình độ năng lực đáp ứng được yêu cầu đặt ra của sự phát triển giáo dục
Trung học cơ sở, đồng thời góp phần vào sự thực hiện mục tiêu kinh tế - xã
hội của Thành phố, của tỉnh. Song trước đòi hỏi phải đổi mới sự nghiệp giáo
dục nói chung, giáo dục Trung học cơ sở nói riêng, đáp ứng yêu cầu đổi mới
của đất nước, của Thành phố Yên Bái còn bộc lộ một số hạn chế như: đội ngũ
giáo viên thừa thiếu không đồng bộ, mất cân đối giữa các môn, giữa các
trường Trung tâm Thành phố và các xã ven Thành phố, chất lượng đội ngũ
giáo viên chưa đồng đều, công tác đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế, chưa chủ
động được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn…, mạng lưới trường lớp
chưa hợp lý (trường thuộc phường quá đông học sinh, trường xã số học sinh
Ýt, nhiều xã, phường không có trường THCS)
Với Đề án mở rộng địa giới hành chính Thành phố Yên Bái theo
hướng mở rộng thêm 6 xã thuộc huyện Trấn Yên thì việc quy hoạch mở rộng
và phát triển đội ngũ giáo viên THCS Thành phố lại càng có ý nghĩa thực
tiễn.
4
Từ trước tới nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu và đưa
ra các giải pháp quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS Thành phố Yên
Bái đến năm 2015.
cần lý giải
Với những lý do đã nêu ở trên tác giả chọn nghiên cứu vấn đề " quy
hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở Thành phố Yên Bái - tỉnh
Yên Bái đến năm 2015" làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành
quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên
THCS và dựa trên dự báo sự phát triển giáo dục nói riêng và kinh tế xã hội
Thành phố Yên Bái trong những năm sắp tới, xác định quy hoạch tốt đội ngũ
giáo viên THCS Thành phố Yên Bái đến năm 2015
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên THCS Thành phố Yên Bái.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Những phương pháp Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS
Thành phố Yên Bái đến năm 2015.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quy hoạch phát triển đội ngũ
giáo viên nói chung, quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS nói riêng,
nghiên cứu những yếu tố, những điều kiện ảnh hưởng đến công tác quy hoạch
giáo viên.
5
4.2. Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên THCS và công tác quy
hoạch đội ngũ giáo viên THCS của Thành phố Yên Bái.
4.3. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo
viên THCS Thành phố Yên Bái đến năm 2015 và kiểm chứng tính khả của giải
pháp đề xuất.
5. Giả thuyết khoa học
Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS chỉ có thể làm
tốt trên cơ sở phân tích yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, dự báo xu thế phát
triển giáo dục đào tạo, đánh giá đúng thực trạng và xác định giải pháp phù
hợp, đúng đắn có tính khả thi thì đội ngũ giáo viên THCS Thành phố Yên Bái
phát triển đồng bộ, cân đối đáp ứng được yêu cầu thực hiện tốt mục tiêu giáo
dục v.v. phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Yên
Bái.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc quy
hoạch phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên THCS
Thành phố Yên Bái đến năm 2015 nói riêng.
Đề xuất các giải pháp và quy trình thực hiện quy hoạch - phát triển đội
ngũ giáo viên THCS Thành phố Yên Bái đến năm 2015.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Nghiên cứu các tài liệu lý luận
+ Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam
6
+ Các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của ngành, địa phương có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra xã hội học, tâm lý học xã hội
+ Phương pháp sơ đồ hoá
+ Phương pháp chuyên gia
7.3. Nhóm các phương pháp xử lý thông tin
- Phân tích tổng hợp
- Điều tra thống kê toán học, phần mềm tin học
8. Giới hạn đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch, phát triển đội ngũ
giáo viên THCS Thành phố Yên Bái trong giai đoạn 1996-2015
9. Dự kiến cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được cấu trúc trong 3 chương gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
THCS Thành phố Yên Bái.
Chương 2: Thực trạng đội ngũ giáo viên THCS Thành phố Yên Bái.
Chương 3: Giải pháp quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS
Thành phố Yên Bái giai đoạn 2006-2015.
Cuối luận văn là phụ lục tham khảo.
7
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN THCS THÀNH PHỐ YÊN BÁI
1.1. Các khái niệm công cụ để nghiên cứu việc quy hoạch phát
triển đội ngũ giáo viên THCS:
* Khái niệm quy hoạch:
- Theo từ điển Tiếng Việt do Viện nghiên cứu ngôn ngữ xuất bản năm
1998 định nghĩa: "Quy hoạch là sự bố trí sắp xếp toàn bộ theo một trình tự
hợp lý trong từng thời gian làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn".
- Theo từ điển Tiếng Việt nhà xuất bản từ điển bách khoa năm 2005
định nghĩa: "Quy hoạch là nghiên cứu một cách có hệ thống việc áp dụng
chương trình, phương pháp và các biện pháp thực hiện một công trình lớn".
- Một số nước trên thế giới quan niệm về quy hoạch khác nhau.
Quan niệm quy hoạch là dự báo kế hoạch phát triển, là chiến lược
quyết định các hoạt động để đạt tới mục tiêu, qua đó quy định các mục tiêu và
biện pháp mới (Trung Quốc).
Quy hoạch chính là tổng sơ đồ phát triển và phân bổ lực lượng sản
xuất (Phương Tây).
Quy hoạch là dự báo phát triển và tổ chức thực hiện theo lãnh thổ.
Quy hoạch là sự phân bổ có trật tự, sự tiến hoá có kiểm soát các đối
tượng trong không gian nhất định v.v
* Khái niệm phát triển:
8
- Theo từ điển Tiếng việt do nhà xuất bản từ điển bách khoa phát hành
năm 2005 đặt nghĩa như sau: "Phát triển là mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu
thành mạnh".
- Theo quan niệm khác thì phát triển là từ nhỏ thành to và có sự thay
đổi về chất (quan niệm sinh học: Sinh trưởng chậm thì phát triển nhanh và
ngược lại).
* Khái niệm đội ngũ:
- Từ tiếng việt do Viện nghiên cứu ngôn ngữ xuất bản năm 1998 có
ghi: "Đội ngũ là khối đông người cùng chức năng nghề nghiệp được tập hợp
và tổ chức thành một lực lượng" {32}.
- Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo thì "Đội ngũ là một tập thể người gắn
kết với nhau cùng chung lý tưởng, mục đích, ràng buộc với nhau về vật chất,
tinh thần và hoạt động theo một nguyên tắc".
- Quan niệm khác về đội ngũ: "Đội ngũ là một nhóm người công nhân
hoặc người làm công ăn lương ví dụ như đội ngũ giáo viên, đội ngũ nhà báo"
theo từ điển Webster.
Nói tóm lại khái niệm về đội ngũ tuy có nhiều cách diễn đạt khác
nhau, xong đều nói lên một điều chung là: Đội ngũ là một nhóm người được
tổ chức lập thành một lực lượng để thực hiện 1 hay nhiều chức năng, có thể
cùng nghề nghiệp hoặc khác nhau về công việc nhưng cùng chung một mục
đích nhất định và cùng hướng tới mục đích đó.
* Khái niệm giáo viên:
- Theo từ điển Tiếng Việt do nhà xuất bản từ điển bách khoa phát hành
năm 2005 có ghi: "Người giảng dạy ở các trường phổ thông".
9
- Cuốn tìm hiểu Luật giáo dục năm 2005 do nhà xuất bản giáo dục
phát hành năm 2005 mục một số thuật ngữ trong Luật ghi: Giáo viên, nhà
giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề
nghiệp.
* Khái niệm đội ngũ giáo viên:
- Đội ngũ giáo viên là một tập thể người có cùng chung một mục đích,
đó là đạt chất lượng và hiệu quả giáo dục cao trên một cơ sở vật chất, trang
thiết bị nhất định, phục vụ cho nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục của đội ngũ
giáo viên đó.
- Đội ngũ giáo viên có thể được định nghĩa như sau: Đội ngũ giáo viên
là tập thể những nhà giáo được tổ chức thành một lực lượng có cùng chung
nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đặt ra cho tập thể người đó.
Những nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
nghề nghiệp gọi là giáo viên, nhiệm vụ đội ngũ giáo viên mầm non, đội ngũ
giáo viên THCS. Như vậy đội ngũ giáo viên THCS là tập thể những nhà giáo
dạy ở cơ sở giáo dục phổ thông thuộc bậc THCS.
- Giáo dục THCS: Bậc THCS nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân,
Luật giáo dục năm 2005 mục 2 điều 26 có ghi: "Giáo dục THCS được thực
hiện trong 4 năm học từ lớp 6 đến lớp 9. Học sinh vào lớp 6 phải hoàn thành
chương trình tiểu học có tuổi là 11 tuổi".
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quy hoạch đội ngũ giáo viên
1.2.1.Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội:
Chiến lược phát triển KT - XH bao gồm chiến lược KT - XH cả nước,
chiến lược phát triển các ngành, địa phương. Như vậy chúng ta có thể hiểu
quy hoạch phát triển KT - XH của địa phương là bản luận chứng khoa học về
10
phát triển KT - XH hay nói cách khác là sự sắp xếp bố trí hợp lý trên địa bàn
lãnh thổ.
Nhiệm vụ của chiến lược là góp phần thực hiện đường lối chiến lược
phát triển, tăng cường cơ sở khoa học và thực tiÔn cho việc ra quyết định,
hoạch định các chính sách, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch, đồng thời
làm nhiệm vụ điều khiển, điều chỉnh trong quá trình quản lý chỉ đạo. Quy
hoạch là bước cụ thể của chiến lược, còn kế hoạch là bước cụ thể hoá của quy
hoạch.
Như khái niệm đã nêu quy hoạch là sắp xếp, bố trí toàn bộ theo một
trình tự hợp lý, thực hiện quy hoạch KT - XH ở một địa phương là hết sức
phức tạp, không để thực hiện được ngay vì nó là một tổng thể động, phù hợp
lúc giai đoạn này, không phù hợp giai đoạn khác nên để quy hoạch có hiệu
quả, tính khả thi cao cần tập trung vào những vấn đề cơ bản, then chốt như: có
đường lối, chủ trương, quan điểm, mục tiêu rõ ràng và định hướng sự phát
triển, kèm theo là các giải pháp, chính sách và tổ chức thực hiện có như vậy
thì việc quy hoạch mới có tính khả thi, phát triển KT - XH mới bền vững.
Mục đích, yêu cầu và nội dung của việc quy hoạch và phát triển
KT - XH có ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực.
* Mục đích:
- Để phát triển KT - XH ở một địa phương nào đó ổn định và bền
vững.
- Thấy rõ được lộ trình, hướng đi và cung cấp những căn cứ cần thiết
cho hoạt động KT - XH.
* Yêu cầu:
11
- Đảm bảo yêu cầu phát triển KT - XH nhanh, hiệu quả, bền vững và
hợp lý.
- Quy hoạch được thực hiện theo đường lối chủ trương của Đảng và
Nhà nước.
- Phải đảm bảo theo nguyên tắc của chiến lược phát triển KT - XH.
* Nội dung:
+ Phải xác định được mục đích, yêu cầu của chiến lược phát triển KT - XH
- Quy hoạch những vấn đề trọng tâm cơ bản nào, mấu chốt ở chỗ nào,
cần tháo gỡ chỗ nào.
- Phạm vi, giới hạn tiến hành quy hoạch
- Quy hoạch với thời gian, lộ trình như thế nào
+ Đánh giá thực trạng KT - XH trên vùng quy hoạch.
- Đánh giá được phát triển KT - XH đang ở mức nào (tăng trưởng)
- Kết quả đạt được những yếu kém.
- Nguyên nhân (khách quan, chủ quan) những yếu tố tác động đến sự
phát triển kinh tế xã hội, phân tích các điều kiện tự nhiên xã hội (nguồn nhân
lực - nguồn tài nguyên) cơ sở thượng tầng, hạ tầng.
- Phân tích dự báo các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến quy trình phát
triển kinh tế xã hội trong địa phương trong thời kỳ quy hoạch.
+ Định hướng phát triển và phân bố các lực lượng kinh tế xã hội.
- Phải căn cứ vào chủ trương đường lối, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ
yếu.
- Xem xét thực trạng kinh tế và thị trường có luận chứng đúng đắn.
12
- Kt hp gia yờu cu phỏt trin vi kh nng thc hin, gia yờu cu
ca s b trớ trc mt vi yờu cu phỏt trin n nh, bn vng lõu di.
- Trờn c s lun chng khoa hc m bo hon thin h thng, phự
hp vi xu th phỏt trin kh nng thc hin.
- Kt hp gia phỏt trin im v din, tng mt v ton din.
- Kt hp gia nh tớnh, nh lng.
- Phự hp gia quy hoch a phng vi quy hoch ca vựng v phự
hp vi quy hoch ca ngnh khỏc.
S 1 phng phỏp tip cn quy hoch
1.2.2 Vai trũ ca quy hoch phỏt trin GD - T:
Trờn c s cỏc quan im v quy hoch phỏt trin kinh t xó hi, thỡ
quy hoch phỏt trin giỏo dc - o to cú ý ngha rt quan trng i vi quy
hoch phỏt trin kinh t - xó hi.
Quy hoch phỏt trin giỏo dc - o to l mụt bn luõn chng khoa
hc, da trờn c s ỏnh giỏ, phõn tớch phỏt trin kinh t xó hi v ngun
nhõn lc m a ra d bỏo xu th phỏt trin giỏo dc ca xó hi xỏc nh
quan im, phng hng, mc tiờu v cỏc ngun lc trong tng lai, t ú
a ra cỏch thc, nhng gii phỏp c bit ch rừ yờu cu nõng cao cht lng
giỏo dc - o to (i ng giỏo viờn, ni dung chng trỡnh, phong phỳ a
dng, cỏc hot ng dy v hc c s vt cht, ngun kinh phớ) ỏp ng
13
Đánh giá các yếu tố phát triển
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
- Mạng lới kết cấu hạ tầng
- Dân số nguồn lực
- Định hớng phát triển của cả n-
ớc, cả vùng, ngành.
Luận chứng phát triển
- Quàn điểm
- Xác định phơng hớng
- Lựa chọn phơg pháp
- Quy hoạch Phát triển
ngành
- Các bớc đi
Các giải pháp
- Huy động vốn
- KHuyến khích đầu t
- Quản lý kinh tế
- Nguồn nhân lực
- Kến nghị
yêu cầu phát triển toàn diện con người và phát triển kinh tế - xã hội ở vùng và
lãnh thổ.
+ Quy hoạch phát triển KT - XH thực sự là xây dựng cơ sở khoa học
cho hoạch đinh các chủ trương, kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo,
+ Việc quy hoạch GD - DT cần đảm bảo một sô nguyên tắc cơ bản
- Đảm bảo đúng quan điểm đường lối, chủ trương, chiến lược của
Đảng và Nhà nước.
- Phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch ngành, sản xuất xã hội
- Đáp ứng yêu cầu hội nhập.
- Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện TN, xã hội của vùng
quy hoạch.
- Đảm bảo giải quyết được những vấn đề bức xúc trước mắt và lâu dài.
- Giúp cho các nhà quản lý hoạch định tổng thể sự phát triển giáo dục -
đào tạo, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ trong phát triển kinh tế - xã
hội.
- Giúp các nhà quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng có kế
hoạch cho từng giai đoạn, từng lĩnh vực và xây dựng được chương trình hành
động thực hiện chủ trương đường lối đã đề ra.
- Giúp cho các nhà quản lý giáo dục chuẩn bị mọi điều kiện đi trước,
đón đầu tạo thế chủ động trong quản lý của mình.
- Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, một phạm trù vĩnh hằng
sinh ra, tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người.
- Giáo dục là quá trình chuyển giao hệ thống tri thức, các gía trị, thái
độ và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của thế hệ trước cho thế hệ sau, nhằm
14
phát triển và hoàn thiện nhân cách cá nhân, đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của xã hội.
- Giáo dục là con đường cơ bản nhất để giữ gìn và phát triển văn hoá là
khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình từ khoa đến sản xuất…
+ Quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của giáo dục - đào tạo
- “Là quốc sách hàng đầu” “giáo dục đóng vai trò theo chốt trong toàn
bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc”
- Là động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên
trình độ tiên tiến của thế giới
- Là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
- Phát triển giáo dục - đào tạo là “nhằm phát huy yếu tố con người”, là
khâu đột phá của CNH, HĐH “là động lực phát triển KT-XH”.
+ Chức năng cơ bản của giáo dục bao gồm:
- Phát triển kinh tế – văn hóa xã hội
- Thực hiện phúc lợi xã hội, tạo nguồn nhân lực cho xã hội
Vị trí và mối quan hệ của quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo
với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo là một bộ phận hữu cơ của
quy hoạch phát triển KT - XH vùng, cả nước và nằm trong quy hoạch tổng thể
quốc gia.
- Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo làm cơ sở cho các quy hoạch
ngành khác. Đồng thời quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo lại dựa trên kết
quả nghiên cứu của quy hoạch ngành khác.
15
+ Phân tích đánh giá tình hình điều kiện tự nhiên, xã hội tác động đến
phát triển và phân bố hệ thống giáo dục - đào tạo.
+ Phân tích đánh giá thực trạng phát triển giáo dục - đào tạo
- Quy mô
- Chất lượng, hiệu quả
- Cơ sở vật chất, tài chính
+ Phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo
- Từ thực trạng, những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến phát triển giáo dục
- Chủ trương, đường lối, quan điểm về phát triển giáo dục - đào tạo
- Dự báo phát triển giáo dục - đào tạo
+ Khuyến nghị và các biện pháp thực hiện phát triển giáo dục - đào tạo
1.2.3- Vị trí vai trò của giáo dục THCS và việc quy hoạch đội ngũ
giáo viên THCS
1.2.3.1- Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên là một yêu cầu của quy
hoạch phát triển giáo dục
Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên bao gồm các nội dung sau:
+ Dựa trên quy hoạch tổng thể quy mô phát triển giáo dục
+ Căn cứ vào thực trạng đội ngũ giáo viên
+ Dự đoán quy mô và nhu cầu đội ngũ giáo viên
+ Bồi dưỡng, đào tạo, sắp xếp đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng
đồng bộ về cơ cấu.
+ Xây dựng tham mưu hệ thống chế độ chính sách đối với độ ngũ giáo
viên
16
1.2.3.2- Vị trí vai trò của giáo dục cơ sở
+ Điều 26 Luật giáo dục (sửa đổi) năm 2005 ghi rõ về giáo dục THCS
“Giáo dục THCS được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến lớp 9, học
sinh vào học lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là 11 tuổi”.
+ Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục THCS nằm trong
giáo dục phổ thông (giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục
THCS, giáo dục THPT, nó là bậc học nối tiếp bậc tiểu học (11 – 14 tuổi) với
bậc THPT.
+ Giáo dục ở bậc THCS có đặc điểm :
- Học sinh từ 11 đến 14 tuổi là tuổi bắt đầu bước vào lao động trí thức
- Là bậc học liên thông từ bậc tiểu học lên THPT thành hệ thống
- Sau bậc học này có thể hướng nghiệp phân luồng học sinh học lên
cao hoặc đào tạo nghề, công nhân lao động yêu cầu được giáo dục đầy đủ,
toàn diện mới đáp ứng được yêu cầu của bậc học.
+ Mục tiêu:
Điều 27 Luật giáo dục năm 2005 (sửa đổi) ghi: “giáo dục THCS nhằm
giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có
học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về thông
thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học
nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
+ Nội dung:
- Điều 28 Luật giáo dục năm 2005 (sửa đổi) có ghi: “giáo dục THCS
phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, đảm bảo cho học
sinhcó những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, Toán, Lịch sử dân tộc,
17
kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, Pháp luật, tin học,
ngoại ngữ, có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp”
Vị trí, vai trò, mục tiêu và nội dung giáo dục THCS cho thấy giáo dục
THCS là rất cần thiết và là nền tảng cơ bản để tiếp thu các kiến thức khoa học
công nghệ và nghề nghiệp trong các hoạt động đời sống xã hội, do đó giáo
dục THCS là nhu cầu tất yếu, giáo dục THCS trong chiến lược phát triển là
hết sức quan trọng, đặc biệt phổ cập giáo dục THCS của thành phố Yên Bái –
tỉnh Yên Bái và cả nước.
1.2.3.3- Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên THCS trong sự phát
triển giáo dục - đào tạo.
+ Khái niệm giáo viên được nêu trong Luật giáo dục (sửa đổi) 2005:
“Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc
cơ sở giáo dục khác, nhà giáo dạy ở cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông, giáo
dục chuyên nghiệp gọi là giáo viên”
+ Nhà giáo là người trực tiếp, là người có trách nhiệm lớn nhất bởi
sản phẩm lao động của họ gắn liền với tương lai dân tộc, Nhà giáo chịu trách
nhiệm trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh.
+ Đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng của phát triển giáo dục -
đào
tạo người trực tiÕp thực hiện chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo
của hệ thống giáo dục quốc dân.
Vì vậy phải thực sự chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo thì mới có
được sự chuyển biến chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu mới của đất nước,
vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên được xác định “là lực lượng nòng cốt giữ
vai trò có tính chất quyết định đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục”.
18
Việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ cấp bách, việc
tạo điều kiện để nhà giáo tham gia nâng cao trình độ, tự bồi dưỡng, rèn luyện
là trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục, quyết định hiệu quả của công tác
xây dựng đội ngũ nhà giáo.
Những yêu cầu tiêu chuẩn của nhà giáo được luật giáo dục ghi rõ:
Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
- Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ
- Đủ sức khỏe thoe yêu cầu nghề nghiệp
- Lý lịch bản thân rõ ràng
1.3- Những định hướng xác định các biện pháp giáo dục và phát
triển đội ngũ giáo viên
1.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên:
Các nhân tố tự nhiên bao gồm:
+ Vị trí địa lý vùng quy hoạch
- Địa hình
- Khí hậu
- Tài nguyên, thiên nhiên (đất, nước, rừng, biển, khoáng sản, thảm thực vật)
+ Vị trí địa phương (nằm ở vùng nào trong tổng thể quốc gia).
+ Các mạng lưới kết cấu hạ tầng
Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch (thuận lợi, khó khăn).
1.3.2. Nhóm nhân tố xã hội:
19
1.3.2.1. Nhân tố chính trị xã hội nó ảnh hưởng trực tiếp và quan
trọng đến phát triển kinh tế xã hội đương nhiên ảnh hưởng đến phát
triển giáo dục - đào tạo
- Đất nước có nền chính trị ổn định tiến bộ mới phát triển vững chắc
lâu dài
- Quan điểm của giai cấp lãnh đạo đối với sự nghiệp giáo dục đúng
đắn chính sách đầu tư cho giáo dục hợp lý, thì giáo dục đào tạo mới phát triển
mạnh mẽ về quy mô và chất lượng.
- Trong các nhân tố tác động đến quy hoạch giáo dục - đào tạo thì yếu
tố dân số và dân số trong độ tuổi đi học có ảnh hưởng cơ bản, trực tiếp đến
quy mô phát triển giáo dục - đào tạo. Dân số tăng nhanh hay giảm đột ngột
đều gây sức Ðp cho giáo dục nhất là những lớp đầu cÊp.
1.3.2.2. Nhóm nhân tố về phát triển kinh tế và ngân sách đầu tư
cho giáo dục:
Đây cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển giáo
dục - đào tạo, một đất nước phồn vinh, phát triển tỷ lệ GDP trên đầu người
cao sẽ tạo điều kiện cho việc đầu tư cho giáo dục, giúp cho giáo dục phát triển
bền vững. Ngược lại tỷ lệ GDP trên đầu người thấp thì giáo dục bị ảnh hưởng
việc phổ cập giáo dục tiểu học, THCS sẽ gây khó khăn. Nói tóm lại:
- Kinh tế – xã hội phát triển thì giáo dục phát triển
- Giáo dục có phát triển hay không phụ thuộc vào nền kinh tế
- Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục với tỷ lệ cao, phù hợp việc phổ
cập giáo dục sẽ thuận lợi.
- Tỷ trọng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục là nhóm có ảnh hưởng
cơ bản và bền vững nhất.
20
1.3.2.3. Nhóm văn hóa – khoa học và công nghệ.
+ Văn hóa:
- Là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa thể hiện trình độ phát triển về ý
thức, trí tuệ, năng lực sáng tạo của con người.
- Văn hóa giữ vai trò cực kỳ quan trọng và trực tiếp trong nhiệm vụ
xây dựng con người.
+ Khoa học công nghệ: “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với
phát triển giốa dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực
thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Văn hóa, khoa học công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến phát
triển kinh tế xã hội làm thay đổi chất lượng giáo dục, tác động của văn hóa,
khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi thị trường sức lao động. Thị trường sức
lao động sẽ tác động trở lại quy mô giáo dục đào tạo.
1.3.2.4. Nhóm nhân tố bên trong của hệ thống giáo dục đào tạo:
Các nhóm nhân tố tác động đến sự phát triển của hệ thống GD có sự
tương tác lẫn nhau, ảnh hưởng đến phát triển GD, ngược lại phát triển GD tác
động trở lại làm thay đổi chất lượng, hình thức, quy mô, của mỗi nhân tố.
Bản thân bên trong của hệ thống GD-ĐT cũng ảnh hưởng tác động đến
sự phát triển của chính giáo dục như như cấu trúc mạng lưới, các loại hình
đào tạo, các loại hình trường, phương thức đào tạo, thời gian đào tạo, chất
lượng đào tạo, hiệu quả trong, hiệu quả ngoài. Nhóm này phản ánh khả năng
phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo. Phát triển đa dạng các loại hình
trường, loại hình đào tạo, bố trí mạng lưới hợp lý, giáo viên đủ về số lượng,
21
đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu sẽ là điều kiện để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng về quy mô giáo dục đào tạo.
1.3.2.5. Nhóm nhân tố quốc tế về giáo dục đào tạo:
Sự đa dạng hóa, sự phát triển không ngừng của giáo dục đào tạo trên
thế giới trong khu vực ảnh hưởng đến phát triển giáo dục đào tạo một Quốc
gia, các ảnh hưởng đó là:
- Quan điểm của lao động một giai cấp về giáo dục đào tạo
- Hình thức đào tạo, phương thức đào tạo
- Chương trình, nội dung đào tạo
- Xây dựng mô hình, loại trường đào tạo
- Đầu tư trong giáo dục, chính sách cho đội ngũ giáo viên
Từ những ảnh hưởng giáo dục quốc tế, các quốc gia tự điều chỉnh cho
phù hợp với đất nước, địa phương để phát triển giáo dục đào tạo tiến kịp hội
nhập với thế giới.
1.4. Vấn đề dự báo trong quy hoạch phát triển giáo dục:
1.4.1. Khái niệm
Bằng những phương pháp khoa học và những căn cứ khoa học có thể
báo trước được (dự báo) trong tương lai sẽ xẩy ra, trong một thời điểm, hoàn
ảnh, không gian nào đó dựa trên cơ sở quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy.
Tuy nhiên dự báo còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nên dự báo có đặc
trưng xác suất.
+ “Dự báo được hiểu là những kiến giải có căn cứ khoa học về trạng
thái khả dĩ của đối tượng dự báo trong tương lai, về các con đường khác nhau
để đạt tới trạng thái tương lai ở các thời điểm khác nhau”.
22
Trong giai đoạn hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, giai đoạn
mở cửa, hội nhập, tốc độ phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước trên thế giới
và trong khu vực phát triển nhanh, diễn biến phức tạp. Việt Nam ra nhập
WTO thì vấn đề dự báo phát triển kinh tế xã hội, phát triển của các ngành,
trong đó có phát triển giáo dục đào tạo lại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch tổng thể
chuyên ngành và giáo dục đào tạo được quy hoạch phát triển giáo dục đòa
tạo, mới khỏi bị động, bị bất ngờ, không bị sai lầm và chuẩn bị đầy đủ mọi
điều kiện đón trước, đi trước cho trạng thái tương lai.
Đối với giáo dục đào tạo liên quan đến đào tạo thế hệ tương lai của đất
nước, sức lao động cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhân cách con người
Việt Nam XHCN thì càng có ý nghĩa quan trọng hơn dự báo có ý nghĩa định
hướng làm cơ sở khoa học cho việc xác định các phương hướng, nhiệm vụ và
mục tiêu lớn của giáo dục - đào tạo.
Dự báo giáo dục đào tạo là dự báo về điều kiện chính trị, kinh tế – xã
hội trong đó giáo dục quốc dân sẽ vận hành và phát triển thuận lợi.
- Dự báo về yêu cầu mới của xã hội (trình độ, năng lực, kỹ thuật, nhân
cách ) đối với người lao động khi hội nhập.
- Dự báo về những biến đổi của giáo dục trong nền kinh tế thị trường
- Dự báo về dân số, học sinh trong độ tuổi đến trường trên cơ sở đó dự
báo về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất đáp ứng
yêu cầu đó.
Yêu cầu của dự báo là làm thế nào để độ chính xác cao nhất mà độ
chính xác của kết quả dự báo phụ thuộc vào việc chọn các phương pháp dự
báo, để dự báo có nhiều phương pháp, chọn phương pháp nào phù hợp với đối
23
tng d bỏo l mt iu rt quan trng. Nu phự hp cho kt qu cao tin
cy cao, khụng phự hp thỡ s khụng thu c kt qu nh mong mun.
S 3: S khỏi quỏt húa quỏ trỡnh d bỏo
1.4.2. Cỏc phng phỏp d bỏo:
D bỏo l phn cn c c s khoa hc cú nhiu phng phỏp nghiờn
cu khoa hc, theo Giỏo s: Vũ Cao m thỡ phng phỏp nghiờn cu khoa
hc gm nhng phng phỏp sau õy:
+ Phng phỏp nghiờn cu ti liu
+ Phng phỏp phi thc nghim
+ Phng phỏp thc nghim
+ Phng phỏp trc nghim
+ Phng phỏp s lý thụng tin
24
Các nhân tố
ảnh hởng
Trạng thái
quá trình
trong hệ
thống giáo
dục trong
quá khứ
Các nhân tố
ảnh hởng
Các nhân tố
ảnh hởng
Trạng thái
quá trình
của hệ
thống giáo
dục đào tạo
Các nhân tố
ảnh hởng
Hiện trạng
giáo dục đào
tạo
Trạng thái
tơng lai
với xác
suất P1
Trạng
thái tơng
lai với
xác suất
P2
Trạng
thái tơng
lai với
xác suất
P3
+ Phương pháp giả thuyết khoa học
Trong những phương pháp được chia ra làm nhiều phương pháp khác
nhau. Đối với dự báo phát triển giáo dục đào tạo, chúng tôi lựa chọn các
phương pháp sau:
* Phương pháp phân tích tổng hợp
* Phương pháp sơ đồ luồng
* Phương pháp chuyên gia
Ngoài ra chúng tôi còn sử dung cần sử dụng phối hợp một số phương
pháp phụ khác trong quá trình nghiên cứu.
1.4.2.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp:
Phân tích và tổng hợp là những phương pháp sử dụng phổ biến trong
các nghiên cứu nói chung và trong dự báo nói riêng. Trên cơ sở dự báo để đi
đến những phán đoán có độ tin cậy cao thì phải căn cứ vào các số liệu, tiến
triển của đối tượng, thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến quán tính
trạng thái của đối tượng dự báo trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Phương
pháp phân tích các hiện tượng và quá trình phát triển, được phân giải, tách
nhỏ thành nhiều mặt, nhiều cấu trúc, nhiều đoạn với các mối liên hệ bên trong
và bên ngoài quần chúng. Phương pháp tổng hợp cho phép chúng ta hình
dung, xây dựng hình ảnh, khái niệm, trạng thái đối tượng một cách tổng thể,
trọn vẹn từ các thuộc tính, các bộ phận, các vấn đề, nội dung riêng lẻ.
+ Phương pháp phân bổ có tác dụng đặc biện khi tiếp cận nghiên cứu
đánh giá bên trong và quá trình, kết quả nhiều yếu tố, nhiều thành phần. Phân
tích các số liệu liên quan đến dự báo, số học sinh, dân số độ tuổi đi học, số
giáo viên hiện tại, nghỉ hưu, cơ cấu giáo viên các bộ môn, chất lượng học
sinh, chất lượng giáo viên,học sinh lưu ban, bỏ học nghỉ học v.v Phân tích
25