Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Một số một số đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.85 KB, 59 trang )

Một số thuật ngữ viết tắt
NQD: ngoài quốc doanh
NSNN: ngân sách nhà nước
TNDN: thu nhập doanh nghiệp
GTGT: giá trị gia tăng
TTĐB: tiêu thu đặc biệt
ĐTNT: đối tượng nộp thuế
NNT: người nộp thuế
CP: cổ phần
TNHH: trách nhiệm hữu hạn
TP: thành phố
1
Lời mở đầu
Để thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, đất nước
ta đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu
tăng trưởng cao vì một xã hội công bằng dân chủ và văn minh cuối năm 2010.
Trong bối cảnh xã hội chú trọng phát triển kinh tế đó, chính sách nói chung của
nhà nước và chính sách thuế nói riêng đòi hỏi phải được đổi mới để hoàn thiện đáp
ứng yêu cầu của thực tiễn, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội và hòa nhập với nền
kinh tế thế giới. Một yêu cầu đặt ra cho hệ thống thuế là làm sao phải bao quát
được tất cả các nguồn thu từ thuế có thể khai thác được, động viên chỉ đạo để
nguồn thu từ thuế đóng góp chủ yếu trong hệ thống ngân sách quốc gia. Thuế phải
có tác dụng khuyến khích mọi tiềm năng, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các
tổ chức kinh tế và tạo được niềm tin cho các đối tượng nộp thuế để giúp cho các
đối tượng đó hiểu rằng nộp thuế là trách nhiệm, là nghĩa vụ đồng thời cũng thể
hiện sự tự nguyện nộp thuế của các tổ chức cá nhân trong cả nước.
Đất nước đang trên đà phát triển mạnh, cùng với sự chuyển mình đó là sự đóng
góp không nhỏ của các thành phần kinh tế trong đó phải kể đến là khối khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh. Họ đã và đang đóng góp vào ngân sách nhà nước đồng
thời giải quyết việc làm cho người lao động, giúp họ ổn định được cuộc sống.


Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, là trung tâm kinh tế chính trị- văn hóa xã
hội của cả nước. Trong những năm qua, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế
cao mà Đảng và Chính phủ đặt ra, khu vực kinh tế NQD đã có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển mạnh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của thủ đô nói riêng
và cả nước nói chung, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều người lao động.
Nhưng bên cạnh đó, yêu cầu quản lý của loại hình còn gặp nhiều khó khăn và phức
tạp, cộng thêm một số nguyên nhân khác mà việc đóng góp thuế vào NSNN còn có
hạn chế, gây thất thoát nhiều.
Trong điều kiện hiện nay, một số doanh nghiệp trốn lậu thuế bằng nhiều thủ
đoạn khác nhau nhằm mục tiêu làm giàu trong cạnh tranh, do vậy phải có biện
pháp cách thức tổ chức nhất định trong công tác quản lý thuế TNDN đối với loại
hình kinh tế này. Đó là một trong những vấn đề cấp thiết cần được sự quan tâm chỉ
2
đạo của Đảng Nhà Nước nói chung và của tổng cục thuế nói riêng để đảm bảo tính
công bằng và hiệu quả cho nền kinh tế.
Nhận thức được một số hạn chế trong công tác quản lý thuế hiện nay, một sinh
viên cuối khóa đang thực tập tại phòng kiểm tra thuế số 4 tại cục thuế Hà Nội còn
gặp nhiều vướng mắc, nhưng được sự giúp đỡ của thầy cô giáo và các cán bộ trong
cục thuế, em xin mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu “ Một số một số đề xuất nhằm
tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội” .
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề có 2 phần:
Phần I: Thực trạng công tác quản lý thu thuế TNDN đối với khu vực kinh tế
NQD của Cục thuế Hà Nội.
Phần II: Một số kiến nghị trong công tác quản lý thu thuế TNDN đối với khu
vực kinh tế NQD trên địa bàn TP Hà Nội.
3
Phần 1: Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với KVKT NQD trên địa
bàn Hà Nội.
1.1 Khái quát thực trạng phát triển của khu vực kinh tế NQD trên địa bàn

Hà Nội.
1.1.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Hà Nội
Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa xã
hội của cả nước. Nền kinh tế của thủ đô rất đa dạng và phong phú, bao gồm cả
nông nghiêp, công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ.
Năm 2009 là năm nền kinh tế thế giới có nhiều biến động xấu đã ảnh hưởng đến
nền kinh tế của nước ta. Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, thị trường vốn
biến động, thiên tai…….tất cả đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đặc biệt
ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế NQD.
Khủng hoảng tài chính, suy thoái nền kinh tế gây ảnh hưởng trực tiếp tới quy
mô, thu nhập của người nộp thuế, từ đó làm giảm qui mô kinh doanh của doanh
nghiệp đồng thời làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, ngành thuế
vẫn đảm bảo được nguồn thu do NSNN đề ra và phòng Kiểm tra thuế số 4 hoàn
thành nhiệm vụ thu NSNN do cục thuế TP Hà Nội giao nhiệm. Cụ thể như sau:
Năm 2009, tổng thu NSNN của phòng đạt 3.460.590 triệu đồng bằng 149% so
với dự toán pháp lệnh, bằng 146% dự toán phấn đấu và bằng 161% so với cùng kỳ
năm 2008.
Hầu hết các khoản thu, các sắc thuế hoàn thành vượt mức và đạt mức tăng
trưởng cao. Một số sắc thuế đạt tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2008 như thuế
GTGT 116%, thuế TNDN đạt 159%, thuế môn bài đạt 110%, thuế TTĐB đạt
1.635%
Mặt khác, qui mô và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong
thời gian qua cũng bị ảnh hưởng rất lớn của cuộc khủng hoảng tài chính, suy giảm
kinh tế. Nhiều doanh nghiệp đã phải thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí, tu
nhỏ qui mô sản xuất, một số doanh nghiệp còn cho công nhân nghỉ việc luân phiên
hoặc nghỉ việc hẳn. Đặc biệt là khối ngân hàng, các doanh nghiệp gặp khó khăn
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dẫn tới hoạt động, thu nhập của Ngân hàng bị
giảm sút không nhỏ.
4
Bên cạnh đó, thu nhập của dân cư giảm sút do sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp

qui mô, hiệu quả kinh doanh thấp, nạn thất nghiệp có chiều hướng gia tăng.
1.1.2 Tình hình phát triển chung của KVKT NQD trên địa bàn Hà Nội
* Khái quát chung về khu vực kinh tế NQD
Có thể khẳng định, khu vực kinh tế NQD chiếm một bộ phận không nhỏ trong
thành phần kinh tế của cả nước. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ
đạo của Đảng và Nhà Nước thông qua các chính sách, chiến lược phát triển kinh
tế, Nhà nước cho ban hành các chính sách kinh tế nhằm tạo điều kiện cho các
thành phần kinh tế phát triển mạnh như việc ban hành các luật hợp tác xã, luật
doanh nghiệp, luật thuế TNDN……….
Cùng với sự biến đổi của nền kinh tế, các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế
NQD nước ta hiện nay do phòng quản lý gồm một số loại hình doanh nghiệp chủ
yếu như: các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn, khối cơ quan đoàn
thể, khối hợp tác xã. Ngoài ra có thể kể đến các chi nhánh (chi nhánh CP, chi
nhánh TNHH) vẫn còn tồn tại trong khu vực kinh tế NQD. Ở nước ta, khu vực
kinh tế NQD đóng góp đáng kể trong việc phát triển kinh tế đất nước, nhất là xu
hướng hiện nay cổ phẩn hóa các doanh nghiệp chiếm bộ phận lớn.
Mặt khác, ngành nghề hoạt động của các doanh nghiệp rất phong phú và đa
dạng tồn tại dưới nhiều hình thức nhưng phát triển chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp
và dịch vụ. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn còn gặp nhiều khó khăn như vốn ít,
kiến thức kinh doanh còn hạn chế do mang tính tự phát cao. Ở Hà Nội, năm 2007
có 75% các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế NQD có nguồn vốn chủ sở hữu
nhỏ hơn 2 tỷ đồng, hoạt động sản xuất có giá trị thấp, hoạt động chủ yếu vẫn ở
khâu gia công và chế biến, các doanh nghiệp tự do sản xuất, tự do tiêu thụ do vậy
không phát huy hết hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổ chức bộ máy quản lý của các doanh nghiệp này thường ngắn gọn, linh hoạt.
Loại hình doanh nghiệp năng động, sáng tạo, nhạy bén với thị trường do đó sự gia
tăng của các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế NQD thường không ổn định có
nhiều biến động, sự chuyển dịch kinh tế phụ thuộc nhiều vào quan điểm của Nhà
Nước, có khuyến khích các doanh nghiệp phát triển hay kiềm chế sự hoạt động của
các doanh nghiệp.

5
Từ những đặc điểm trên, có thể nói các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế
NQD hoàn toàn độc lập tự chủ về nguồn tài chính, các doanh nghiệp tự bỏ vốn,
công sức để đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận cho chính doanh nghiệp một cách tối đa.
Do vậy, việc kiểm soát của các doanh nghiệp này hết sức khó khăn phức tạp nhất
là trong xu hướng hiện nay các doanh nghiệp tìm đủ mọi thủ đoạn để trốn và tránh
thuế cho dù họ mang lại nhiều hậu quả cho nền kinh tế nói chung và cho công tác
quản lý của cán bộ thuế gặp nhiều khó khăn.
* Tình hình phát triển của khu vực kinh tế NQD trong điều kiện hiện nay
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung phải
đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, cùng với sự gia tăng về số lượng doanh
nghiệp và các ngành nghề kinh doanh phong phú đa dạng… Hàng năm, thông qua
hình thức thu thuế, khu vực kinh tế NQD đã đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân
sách nhà nước.
Thông qua thu thuế TNDN, ta có bảng số liệu về số lượng doanh nghiệp trên cả
nước và tình hình thu thuế của khu vực kinh tế NQD theo số liệu thống kê của
phòng Kiểm tra thuế số 4 trong những năm gần đây (2007- 2009)
Bảng 1
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm
2009
Tỷ lệ
tăng
Tỷ
trọng
Số lượng DN trong cả
nước
320.000 460.000 140.000 43,75%
Số lượng DN trong KVKT
NQD của cả nước

178.852 272.680 93.828 51,90%
Số lượng DN trong KVKT
NQD Cục quản lý
1.929 1.957 28 1,45%
DN NQD đóng góp vào
NSNN ( triệu đồng)
2.007.655 3.315.119 1.307.464 65,12%
Thu từ thuế TNDN( triệu
đồng)
1.386.053 1.949.943 563.890 40,68%
( Nguồn: Phòng kiểm tra thuế số 4 Cục thuế TP Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng các doanh nghiệp trong cả nước tăng
lên đáng kể. Năm 2009 so với năm 2008 tăng lên 140.000 doanh nghiệp, tương
6
ứng tăng 43,75%. Số lượng các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế NQD cũng
tăng từ 178.852 doanh nghiệp lên 272.680 doanh nghiệp trong năm 2009 tăng
93.828 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ tăng 51,90%. Điều đó thể hiện số lượng
doanh nghiệp trng khu vực kinh tế NQD chiếm chủ yếu trong nền kinh tế nước ta.
Phòng kiểm tra thuế số 4 quản lý 1.957 ĐTNT năm 2009 tăng 28 ĐTNT so với
năm 2008 tăng tương ứng tỷ lệ 1,45% cho ta thấy số ĐTNT đã tăng lên dẫn tới
việc quản lý ĐTNT này sẽ khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong khu vực kinh tế NQD đóng góp một phần
không nhỏ trong NSNN. Năm 2009 DN NQD đóng góp 3.315.119 triệu đồng tăng
1.307.464 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tỷ lệ tăng 65, 12% trong đó số
thu từ thuế TNDN chiếm tỷ trọng lớn trong số thu từ thuws của khu vực kinh tế
NQD. Năm 2009 số thu thuế TNDN chiếm 1.949.943 triệu đồng tăng 563.890 triệu
đồng so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 40,86%. Điều đó cho thấy số thu từ thuế
TNDN chiếm một phần lớn trong tổng thu NQD.
Hàng năm, số thu thuế TNDN tăng cao do ảnh hưởng không nhỏ của các yếu tố
khác nhau. Số lượng doanh nghiệp trong khu vực kinh tế NQD tăng cao nhưng số

lượng cán bộ trong Cục quản lý có giới hạn vì thế việc quản lý các ĐTNT này còn
gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Cục thuế cần quan tâm hơn tới số lượng các cán bộ
công chức trong Cục để có thể quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp trong khu vực
kinh tế NQD tránh tình trạng các doanh nghiệp trốn lậu thuế dưới nhiều hình thức.
Cùng với sự đóng góp chung cho nền kinh tế xã hội, các doanh nghiệp trong khu
vực kinh tế NQD có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Đặc biệt sau khi được
sửa đổi và bổ sung về các loại hình doanh nghiệp ngày 1/1/2004, nó đã tháo gỡ
được các thủ tục rườm rà, xóa bỏ các cơ chế cũ lạc hậu thay váo đó là những thủ
tục hành chính đơn giản hóa tạo động lực phát triển nhanh chóng các doanh nghiệp
về cả mặt số lượng và chất lượng các ngành kinh doanh phong phú đa dạng. Theo
số liệu từ phòng kiểm tra số 4 cục thuế Hà Nội, tính đến ngày 31/12/2009 số lượng
DN trong khu vực kinh tế NQD mà phòng đang quản lý là 1.957, số lượng các
doanh nghiệp đang hoạt động là 1.287, doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có công
văn là 92, doanh ngiệp đã ra thông báo bỏ trốn là 223, doanh nghiệp ngừng hoạt
động để làm thủ tục giải thể có khai báo là 162, doanh nghiệp không kê khai 147.
7
Hiện tại, phòng kiểm tra số 4 của Cục thuế Hà Nội quản lý chủ yếu là loại hình
công ty cổ phần chiếm khoảng 37,95%, công ty TNHH chiếm 60%, khối cơ quan
đoàn thể chiếm khoảng 2%, hợp tác xã chiếm 01 đơn vị và các chi nhánh của công
ty CP, công ty TNHH chiếm khoảng 80 đơn vị, toàn bộ doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do các phòng ban khác quản lý. Cục thuế
giao nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp NQD cho phòng kiểm tra số 4 thực hiện, do
số lượng doanh nghiệp NQD nhiều, đóng góp đáng kể vào nguồn thu NSNN, vì
vậy cần có những biện pháp quản lý kịp thời, chặt chẽ để tránh tình trạng trốn tránh
thuế, thực hiện mục tiêu thu thuế “ thu đúng thu đủ và thu kịp thời”
1.1.3 Khái quát bộ máy thu thuế của Cục thuế Hà Nội
1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của bộ máy cục thuế
Cục thuế thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 314 TC/ QĐ
ngày 21/08/1990 của Bộ Tài Chính,sửa đổi bổ sung theo quyết định số 728/ QĐ-
TCT ngày 18/06/2007 thay thế cho quyết định số 1683/ QĐ/ TCT- TCCB ngày

14/11/2003 và quyết định số 417/ QĐ- TCT ngày 07/7/2006 của tổng cục trưởng
tổng cục thuế. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2007. Về mặt hành
chính, cục thuế thành phố Hà Nội chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Tổng cục thuế
và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Bộ máy của cục thuế Hà Nội được chia
thành các phòng thuộc Văn Phòng Cục gắn với chức năng và nhiệm vụ nhất định.
Cục thuế bao gồm 18 phòng: 6 phòng kiểm tra, 4 phòng thanh tra, 8 phòng chức
năng
Cục thuế thành phố Hà Nội quản lý rất rộng. Kể từ sau khi Hà Nội sát nhập
thêm 3 tỉnh lân cận bao gồm Hà Tây, Hòa Bình và Vĩnh Phúc thì cục thuế quản
lý thu của 16 quận huyện. Để quản lý đối với địa bàn thì cục thuế đã phân chia
thành các phòng ban, các phòng ban sẽ trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế đó.
Theo đó, các doanh nghiệp trong khu vực NQD sẽ được quản lý tại phòng kiểm
tra thuế số 4. Phòng kiểm tra số 4 bao gồm 32 cán bộ, trong đó có 1 trưởng phòng
Hà Minh Hải trực tiếp quản lý, 3 phó phòng và 28 cán bộ công chức Nhà nước.
Trong quá trình quản lý luôn có sự bàn bạc thống nhất, lên kế hoạch chỉ đạo
các công việc cần thực hiện đến từng phòng ban trong Cục. Bên cạnh đó cục thuế
còn quan tâm giúp đõ cán bộ công chức học hỏi lẫn nhau, có máy tính được nối
8
mạng để cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình được giao, hàng quý có nhũng
buổi tư vấn thuế hay những lớp đạo tạo cán bộ thuế… giúp cho các cán bộ công
chức được học hỏi kinh nghiệm, trau dồi thêm kiến thức về thuế giúp cho việc
quản lý được tốt hơn. Được sự giúp đỡ tạo điều kiện của ban lãnh đạo, toàn bộ
tập thể cán bộ công chức của phòng kiểm tra số 4 đã đồng lòng nhất trí, đoàn kết
và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức trong việc thực hiện
dự toán thu NSNN nói riêng và trong công tác quản lý thuế nói chung.
1.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ
Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của các phòng tại cơ quan Cục thuế theo
quyết định số 728/ QĐ- TCT ngày 18/6/2007 của Tổng Cục Thuế, Cục thuế TP Hà
Nội đã tổ chức cuộc họp rà soát chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng. Để
đảm bảo cho các bộ phận hoạt động có hiệu quả, mọi công việc đều có bộ phận

chịu trách nhiệm, các công việc không chồng chéo, thực hiện tốt nhiệm vụ thu
NSNN, cục thuế TP Hà Nội phân công cụ thể nhiệm vụ tới các trưởng phòng và
từng phòng ban.
Các trưởng phòng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm trước cục trưởng về
hoạt động của phòng, đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Chịu
trách nhiệm thẩm định dự thảo các văn bản trình Lãnh đạo cục ban hành theo thẩm
quyền, rà soát các văn bản do phòng soạn thảo, đề xuất xử lý đối với các văn bản
ban hành chưa phù hợp các quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của
Tổng Cục Thuế.
Việc quản lý các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế NQD chủ yếu là nhiệm vụ
của phòng Kiểm tra thuế số 4, do vậy phòng phải theo dõi tình hình biến động về
số lượng ĐTNT trên địa bàn Hà Nội, nắm được số doanh nghiệp phát sinh, số
doanh nghiệp phá sản, giải thể, sát nhập, liên doanh, liên kết, xin nghỉ kinh
doanh….Phân tích tình hình thu nộp thuế cũng như việc tham gia lập dự toán thu
thuế, khai thác mọi nguồn thu trong các lĩnh vực được giao quản lý…….
Với cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ cụ thể được giao, cùng với sự lãnh
đạo và chỉ đạo sâu sắc , sự đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ công chức trong
thời gian qua phòng luôn cố gắng hoàn thành chỉ tiêu được giao.
1.1.4 Công tác quản lý thu thuế TNDN của cục thuế Hà Nội
9
1.1.4.1 Công tác quản lý thu thuế TNDN
Thuế là khoản thu nhập được chuyển giao bắt buộc từ các tổ chức cá nhân cho
Nhà Nước do pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục tiêu công cộng.
Thuế TNDN là thuế đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp
trong một thời kì nhất định.
Do thuế TNDN là một sắc thuế trong hệ thống thuế, vì vậy nó mang đầy đủ đặc
điểm chung của thuế Nhà Nước, ngoài ra nó còn mang đặc điểm riêng sau:
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu vì nó đánh trực tiếp vào thu nhập của
người nộp thuế. Theo luật định thì ĐTNT đồng thời là đối tượng chịu thuế; thuế
thu nhập doanh nghiệp mang tính chất công bằng theo chiều dọc vì nó tính đến khả

năng của người nộp thuế- người có thu nhập cao hơn thì phải nộp thuế nhiều hơn.
Thuế TNDN chịu ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đối
tượng nộp thuế; do phạm vi điều tiết của thuế rộng, bao quát mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đây là sắc thuế khắc hẳn với sắc thuế khác, thuế TNDN đánh trực tiếp vào đối
tượng nộp thuế, trong khi tâm lý của người nộp thuế là càng nộp ít càng tốt nên nó
có phản ứng mạnh từ người nộp thuế.
Ngoài ra, thuế TNDN còn là một sắc thuế khấu trừ cho thuế thu nhập cá nhân,
nghĩa là phần thu nhập đã nộp thuế thì sẽ không bị đánh thuế thu nhập cá nhân nữa
vì cơ sở đánh thuế là thu nhập kiếm thêm nếu khoản thu nhập đó đã được nộp thuế
TNDN rồi nếu nộp thuế thu nhập cá nhân nữa thì sẽ bị đánh trùng trên một cơ sở
tính thuế.
Thuế TNDN có một vai trò quan trọng trong hệ thống thuế, là một khoản thu
quan trọng trong NSNN, thuế TNDN cũng huy động nguồn tài chính cho Nhà
Nước bằng cách đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh có
nghĩa là đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế xã hội.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng hoạt
động có lãi ngay cả khi mới thành lập hoặc thành lập trong những địa bàn khó
khăn… do vậy, thuế TNDN có những chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế. Vì vậy
thuế là công cụ của Nhà Nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
10
Thuế TNDN góp phần đảm bảo công bằng xã hội bởi vì việc ban hành một sắc
thuế chung đã tạo được sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh
doanh, thủ tục kê khai, nộp thuế đơn giản hơn trước tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí về vật chất trong việc thực hiện
nghĩa vụ thuế với NSNN.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước và ý thức chấp hành Luật thuế của
các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn.
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Tổng cục thuế, của cục thuế và Ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội, sự phối hợp của các cấp chính quyền quận huyện đặc biệt là

sự nỗ lực của các cán bộ công chức trong cục thuế. Trong những năm qua cục thuế
không ngừng luôn cố gắng hoàn thành mục tiêu đề ra. Kết quả số thu thuế được
tổng kết qua bảng 2 ( Báo cáo kết quả thực hiện thu NSNN năm 2008- 2009).
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2009, tổng số thu của cục thuế Hà Nội là
3.460.590 triệu đồng hoàn thành 149% so với dự toán phấn đấu và bằng 161% so
với cùng kỳ năm 2008. Trong đó số thu của khu vực kinh tế NQD chiếm tỷ trọng
lớn, chiếm 95,80% số thu thuế. Năm 2009, số thu của doanh nghiệp NQD là
11
3.315.119 triệu đồng tăng 1.307.464 triệu đồng so với năm 2008 bằng 148% so
với dự toán pháp lệnh và bằng 165% so với cùng kỳ năm 2008.
Số thu thuế trong khu vực kinh tế NQD chiếm phần lớn trong tổng số nguồn thu
của Cục thuế, nó đã đóng góp một phần không nhỏ trong tổng nguồn thu NSNN,
số thu này ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của khu vực kinh tế NQD
trong nền kinh tế hiện nay.Vì vậy một yêu cầu đặt ra là phải quản lý các doanh
nghiệp trong khu vực kinh tế NQD như thế nào để không bị thất thu cho NSNN
đồng thời tránh tình trạng trốn lậu thuế dưới mọi thủ đoạn. Đồng thời phải có biện
pháp quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp khai thác tối đa mọi nguồn thu có thể được
nhằm tăng nguồn thu cho Nhà Nước.
Tổng thu thuế của khu vực Kinh tế NQD có sự đóng góp không nhỏ của các
các sắc thuế trong đó sắc thuế TNDN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NQD.
Bảng 3
Báo cáo kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách theo sắc thuế
Năm 2008- 2009
Đơn vị: triệu đồng
12
S
T
T Sắc thuế
Năm 2008 Năm 2009
KH TH

Tỷ lệ so
KH TH
Tỷ lệ so
KH CK KH CK
% % % %
I Thu NQD
1.390.313 2.007.655 144 175
2.242.40
0
3.315.119 148 165
1 TNDN 769.132 1.386.053 180 209 1.223.945 1.949.943 159 140
2 Tài Nguyên - 38 0 127 - 63 0 166
3 GTGT 604.749 603.699 100 129 999.837 1.164.794 116 195
4 TTĐB 11.181 11.629 104 95 11.650 190.528 1.635 1.608
5 Môn Bài 2.138 3.177 149 134 2.942 3.243 110 116
6 Thu khác 3.143 3.059 98 152 4.026 7.065 175 242
II Thuế
TNCN
20.000 117.311 587 390 81.640 119.626 147 103
III Thuế khác - 21.282 0 383 - 25.845 0 111
Cộng
1.410.313 2.146.248 152 182
2.324.04
0
3.460.590 149 161
( trích bảng kết quả thực hiện dự toán thu NSNN theo sắc thuế tại phòng KTT 4)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: hầu hết các khoản thu, các sắc thuế hoàn thành
vượt mức và đạt mức tăng trưởng cao. Một số sắc thuế đạt tăng trưởng cao so với
cùng kỳ năm 2008 như thuế GTGT 116%, thuế TNDN đạt 159%, thuế môn bài đạt
110%, thuế TTĐB đạt 1.635%

Sắc thuế TNDN chiếm 1.949.943 triệu đồng bằng 159% so với dự toán pháp
lệnh và bằng 165% so với cùng kỳ năm 2008.
2.1.4.2 Những khó khăn thuận lợi trong việc quản lý thu thuế TNDN trên địa
bàn Hà Nội
* Thuận lợi
Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Tài Chính nói
chung và của tổng Cục thuế nói riêng, cục thuế TP Hà Nội có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển mạnh mẽ, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Năm 2008 là năm có nhiều biến động lớn ảnh hưởng tới nền kinh tế. Nó cũng
gây tác động lớn đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp đặc biệt là khối
doanh nghiệp trong khu vực kinh tế NQD. Dưới sự chỉ đạo của tổng Cục thuế và
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các ban ngành đoàn thể trong cục thuế đã nỗ
lực trong công tác quản lý thuế và thu thuế đóng góp vào NSNN. Kết quả thu
13
NSNN trong năm 2008 đã tăng cao. Tổng số thu thuế đạt 2.146.248 triệu đồng,
tăng 964.423 triệu đồng bằng 182% so với cùng kỳ năm 2007, bằng 152 % so với
Dự toán Pháp lệnh và bằng 147% so với dự toán Phấn đấu. trong đó số thu thuế
của khu vực kinh tế NQD đạt 2.007.655 triệu đồng bằng 144% so với dự toán Pháp
Lệnh, đạt 139% so với dự toán phấn đấu, bằng 175% so với cùng kỳ năm 2007.
Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều của các cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng năm
2009 cục thuế vẫn đạt số thu cao hơn nhiều so với năm 2008. Tổng số thu năm
2009 phòng dự kiến đạt 3.460.590 triệu đồng tăng 1.313.005 triệu đồng bằng 161
% so với cùng kỳ năm 2008, bằng 149% so với dự toán Pháp lệnh và bằng 146%
so với dự toán Phấn đấu. Trong đó, thu NQD đạt 3.315.119 triệu đồng tăng
1.307.418 triệu đồng bằng 146% so với cùng kỳ năm 2008.
Năm 2009 là năm thứ ba trong kế hoạch 5 năm lần thứ 2 ( 2005- 2010), nền kinh
tế đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ cả về số lượng cũng như chất lượng. Trong những
năm nay, ngành thuế đã mở rộng trang thông tin điện tử ngành giúp cho các doanh
nghiệp có nhiều điều kiện truy cập nắm bắt nhanh thông tin về chính sách thuế, thủ
tục kê khai nộp thuế, chính sách ưu đãi miễn giảm cho từng đối tượng nộp thuế cụ

thể…… , từ đó các doanh nghiệp có thể chủ động trong công tác sản xuất kinh
doanh tăng doanh số cao đồng thời các doanh nghiệp cũng chủ động hơn trong
công tác tự kê khai tự nộp thuế.
Có thể nói những kết quả đạt được ở trên là sự cố gắng không ngừng của các
cán bộ trong cục. Đó là những mặt thuận lợi trong công tác quản lý thuế nói chung
và công tác quản lý thuế TNDN nói riêng đối với các doanh nghiệp trong khu vực
kinh tế NQD; song bên cạnh đó cũng đặt ra không ít khó khăn cho công tác quản lý
thu thuế TNDN trên địa bàn Hà Nội
* Khó khăn
Năm 2008 là năm có nhiều biến động lớn trong công tác quản lý thuế của cục
thuế Hà Nội. Ngày 1/8/2008 Thành phố Hà Nội sát nhập thêm các tỉnh lân cận
như Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh do đó số lượng các doanh nghiệp
tăng lên, loại hình doanh nghiệp đa dạng hơn, qui mô hoạt động sản xuất được mở
rộng vì vậy sẽ có nhiều khó khăn công tác quản lý thuế.
14
Năm 2009 là năm nền kinh tế thế giới có nhiều biến động xấu đã ảnh hưởng đến
nền kinh tế của nước ta. Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, thị trường vốn
biến động, thiên tai…….tất cả đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đặc biệt
ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế NQD. Những
ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái nền kinh tế tới công tác thu NSNN
của ngành thuế nói chung cũng như phòng Kiểm tra thuế số 4 nói riêng.
Do các doanh nghiệp nằm trên nhiều địa bàn khác nhau, số lượng cán bộ công
chức có trình độ chuyên môn có hạn không đủ đáp ứng nhu cầu kiểm tra giám sát
chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời hệ
thống hạ tầng còn nhiều hạn chế…….Đó là những nguyên nhân cho các đối tượng
nộp thuế trốn tránh trách nhiệm của mình, các hiện tượng chậm nộp thuế, chây ì
thuế… gây thất thu lớn cho nguồn thu ngân sách quốc gia.
Một khó khăn nữa là kế hoạch do Cục thuế đề ra giao cho các đối tượng nộp
thuế còn nhiều điểm chưa sát với thực tế, còn mang nặng tính chủ quan gây khó
khăn trong công tác quản lý thu nộp tiền thuế.

Trong quá trình triển khai Luật quản lý thuế, một bộ phận người nộp thuế chưa
thực sự tự giác tính đúng, tính đủ số thuế phải nộp; nộp đúng nộp đủ số thuế đã kê
khai. Một số doanh nghiệp cố tình gian lận thuế với đủ loại hành vi trong khi tình
trạng nợ đọng chây ì nộp thuế chậm được khắc phục ở một số địa bàn.
Do công tác phối hợp giữa cơ quan thuế với các cấp, ban, ngành chưa đồng bộ
nhịp nhàng nên chưa nắm được chính xác các trường hợp doanh nghiệp ngừng
hoạt động, giải thể, phá sản, các trường hợp di chuyển địa bàn, chia tách, sáp nhập
……do đó chưa quản lý đầy đủ chặt chẽ số lượng người nộp thuế. Cũng vì thế,
giữa khâu đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế còn có chênh lệch về cả số lượng
người nộp thuế và số thuế nộp.
Một bất cập lớn nữa là hệ thống số liệu liên quan đến quản lý thuế chưa được cập
nhật đầy đủ nên công tác thanh tra kiểm tra thuế trên cơ sở thu thập, phân tích
thông tin, đánh giá rủi ro theo quyết định của luật quản lý thuế còn nhiều hạn chế.
Công tác quản lý kê khai thuế vì thế cũng chưa đủ thông tin dữ liệu cần thiết để so
sánh, đối chiếu, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của từng doanh
15
nghiệp nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng người nộp thuế kê khai không đúng
không đủ số thuế phải nộp.
Tóm lại, cùng với những thuận lợi trên cục thuế cũng gặp không ít khó khăn
trong công tác quản lý thuế. Với nhiều hình thức khác nhau, các doanh nghiệp
đang ngày càng tinh vi hơn trong công tác trốn thuế dưới nhiều hình thức gây thất
thoát lớn cho NSNN. Do đó, việc đặt ra những biện pháp cụ thể để cho công tác
quản lý thuế của loại hình này là yêu cầu cần thiết.
1.2 Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với khu vực kinh tế NQD của
cục thuế Hà Nội.
1.2.1 Công tác quản lý thuế TNDN của cục thuế TP Hà Nội
Quản lý thuế TNDN đối với khu vực kinh tế NQD là một lĩnh vực khó và nhạy
cảm. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây cục thuế đều có số thu năm sau cao
hơn năm trước, đến năm 2009 việc sát nhập các tỉnh vào Hà Nội dần được ổn định
vì vậy số thu cao hơn hẳn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Kết quả được

thực hiện qua bảng thuế số 4:
Qua bảng số 4 cho ta thấy trong những năm gần đây Phòng Kiểm tra thuế số 4
đều hoàn thành dự toán pháp lệnh được giao, nhưng số thu qua các năm có tăng và
tăng cao. Nếu năm 2009 tổng số thu NQD của toàn Cục thực hiện là 3.460.590
triệu đồng trong khi năm 2008 chiếm 2.146.248 triệu đồng. Trong tổng số thu
NQD thì số thu của các doanh nghiệp NQD chiếm một phần đáng kể, thuế TNDN
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NQD. Năm 2009 tỷ trọng thuế TNDN so với
tổng thu của Cục thuế là 56%, năm 2008 chiếm 65%. Có thể nói qua các con số
16
trong những năm gần đây chất lượng công tác quản lý đã tăng lên và đặc biệt trong
quản lý thuế TNDN, có được thành quả này phải nói tới ý thức chấp hành của các
doanh nghiệp ngày càng được nâng cao và sựu chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Cục và
lãnh đạo trong Phòng phối hợp chặt chẽ của các bộ phận chức năng trong công tác
triển khai quy trình chống thất thu thuế.
Ngay từ đấu năm 2009, khi được Cục thuế TP Hà Nội giao kế hoạch thu, toàn
thể cán bộ công tác của phòng xác định đây là nhiệm vụ rất nặng nề đối với phòng
do đó để thực hiện được dự toán năm 2009 của Cục thuế giao, ngay từ đầu năm
ban phụ trách phòng đã tổ chức đánh giá công tác năm trước nêu ra những ưu điểm
cần phát huy đồng thời nêu ra những điểm còn hạn chế cần được khắc phục, tiến
hành dự toán tới từng nhóm công tác cụ thể. Hàng quý, cục phối hợp với phòng
Tuyên truyền và hỗ trợ thuế tổ chức các buổi giao lưu, gặp mặt các doanh nghiệp,
các buổi tư vấn thuế … xem các doanh nghiệp có vướng mắc gì về luật thuế cũng
như công tác thực hiện luật quản lý thuế của các cán bộ thuế trong cục…. để từ đó
có những biện pháp triển khai, cụ thể:
Thực hiện phân công cụ thể công tác chỉ đạo điều hành tới từng đồn chí phụ
trách khối, công tác quản lý tới từng cán bộ công chức, dựa trên năng lực và
chuyên môn để đảm trách các địa bàn trọng điểm có số thu cao.
Thực hiện công tác rà soát lại việc xây dựng dự toán năm 2009 trên cơ sở đánh
giá các doanh nghiệp trọng điểm của phòng, phân tích đánh giá nguyên nhân biến
động và dự báo nguồn thu năm 2009.

Xây dựng chương trình công tác năm 2009 trên cơ sở mục tiêu là đảm bảo hoàn
thiện bộ máy tổ chức của Phòng, bao quát các mặt công việc, thực hiện tốt nhiệm
vụ kế hoạch được giao.
Thực hiện chương trình chống thất thu thuế thông qua việc tăng cường kiểm tra
quyết toán thuế đối với các doanh nghiệp. Tiến hành điều chỉnh thuế ngay từ đầu
năm để đảm bảo nguồn thu tương đối ổn định trong năm, tăng cường công tác rà
soát hóa đơn, phát hiện trốn và buôn bán hóa đơn, xử lý nghiêm minh trường hợp
vi phạm chế độ hóa đơn chứng từ.
17
Đôn đốc thu nộp, triển khai thường xuyên, đôn đốc các trường hợp nợ đọng dây
dưa theo quy trình xử phạt đến phát hành lệnh truy thu và chuyển hoàn tất hồ sơ
sang cơ quan chức năng khác tiến hành xử lý.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì phòng quản lý thuế số 4 còn gặp nhiều khó
khăn, số lượng các doanh nghiệp nhiều mà nằm trên nhiều địa bàn khác nhau trong
khi đội ngũ cán bộ công chức trong phòng còn hạn chế không thể bao quát giám
sát được tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy mỗi cán bộ trong phòng phải gánh vác
nhiều công việc, vì thế gặp không ít khó khăn. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức
năng trong cục với doanh nghiệp còn chậm chạp gặp nhiều hạn chế.
1.2.2 Nội dung công tác quản lý thuế của cục thuế
1.2.2.1 Công tác quản lý đối tượng nộp thuế
Để huy động được nguồn thu NSNN, đối với khu vực kinh tế NQD thì cần
phải quản lý đối tượng nộp thuế bởi qua công tác quản lý đối tượng nộp thuế sẽ
giúp cho cục thuế thống kê được các đơn vị sản xuất kinh doanh về mặt số lượng,
ngành nghề kinh doanh với những hình thức kinh doanh cụ thể. Do vậy, công tác
quản lý đối tượng nộp thuế là công việc đầu tiên trong quá trình thu thuế và có ý
nghĩa quyết định đến số thu vào NSNN. Để tạo điều kiện trong quá trình hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì việc cấp mã số thuế do cục thuế TP Hà
Nội cấp mà phòng kiểm tra số 4 quản lý tính đến ngày 31/12/2009 có khoảng
1.957 doanh nghiệp trong đó số doanh nghiệp đang hoạt động là 1.287, doanh
nghiệp ngừng nghỉ tạm thời có khai báo là 92, doanh nghiệp ngừng hoạt động để

làm thủ tục giải thể có khai báo là 162, doanh nghiệp đã ra thông báo bỏ trốn là 17,
doanh nghiệp đã chuyển hồ sơ sang cơ quan công an là 28, doanh nghiệp không kê
khai là 147….Hiện tại không có doanh nghiệp trùng mã số thuế.
Cụ thể số doanh nghiệp thống kê được theo số liệu của phòng kiểm tra số 4 được
thể hiện qua bảng số liệu sau ( bảng 5)
Để quản lý tốt đối tượng nộp thuế ban lãnh đạo Cục thuế và đặc biệt là phòng
kiểm tra thuế số 4 đã căn cứ vào số doanh nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh,
doanh nghiệp được cấp mã số thuế để đối chiếu, quản lý chặt chẽ các doanh
nghiệp. Mở sổ theo dõi tình hình biến động của đối tượng quản lý của Phòng kiểm
tra thuế số 4, các doanh nghiệp ở trạng thái không hoạt động đồng thời phối kết
18
hợp với phòng Kê khai và kế toán thuế trong công tác năm để nắm bắt Người nộp
thuế. Cụ thể qua theo dõi và phân tích có kết quả như sau:
Tình hình biến động của đối tượng quản lý của Phòng kiểm tra thuế số 4 trong
năm 2009. Đến thời điểm ngày 31/12/2009, phòng kiểm tra thuế số 4 quản lý
1.957 ĐTNT so với 1.908 ĐTNT năm 2008 tăng 49 ĐTNT. Cụ thể:
Số ĐTNT tăng 249, trong đó tăng do nhận bàn giao từ các chi cục thuế là 105,
tăng do cấp Mã số thuế mới là 138 ( trong đó mã nhà thầu nước ngoài là 37),
chuyển từ nơi khác về là 6.
Số ĐTNT giảm 200 trong đó, giảm do bàn giao về các chi cục thuế là 164, xóa
mã do đơn vị có công văn xin giải thể là 23, chuyển tỉnh là 13.
Tình hình biến động đối với các doanh nghiệp ở trạng thái không hoạt động.
Trong năm 2009, toàn thể cán bộ Phòng kiểm tra thuế số 4 đã rất cố gắng để
thực hiện các bước theo quy trình đối với công tác quản lý ĐTNT, đặc biệt các
cán bộ các quận Đống Đa, quận Hai Bà Trưng, quận Cầu Giấy, quận Ba Đình là
những quận có nhiều đơn vị không kê khai. Tuy nhiên, do khối lượng công việc
nhiều nên kết quả chưa được triệt để.
Trong năm 2009 toàn phòng đã làm được các việc cơ bản sau:
Phát hành được 5 thông báo bỏ địa điểm kinh doanh
Giải tỏa 3 thông báo bỏ địa điểm kinh doanh do đại diện đơn vị đến làm việc.

Thc hin rà soát li danh sách TNT ca phòng kê khai và kim tra thu cung cp
ã ghi nhn thêm 126 TNT không kê khai; 6  n v ph thuc không kê khai
Đã rà soát lại danh sách các ĐTNT xó công văn xin giải thể, sắp xếp lại hồ sơ,
xác định các việc cần phải làm để thực hiện xóa mã cho ĐTNT và đã xóa được 23
MST của các đơn vị có công văn xin giải thể. Sau khi cán bộ thực hiện rà soát
nhóm tổng hợp ĐTQL đã kết hợp cùng nhóm tổng hợp công tác kiểm tra quyết
toán xác định các việc cần phải làm cụ thể cho từng trường hợp giải thể, đôn đốc
công chức có người nộp thuế có công văn giải thể năm 2008, 2009 thực hiện quyết
toán để giải thể và xóa MST kịp thời và nên kế hoạch để kiểm tra quyết toán để
giải thể với những người nộp thuế có công văn giải thể trước năm 2008.
19
Lập danh sách ĐTNT mà các cán bộ đang thực hiện quản lý chưa đúng địa bàn,
quận, huyện yêu cầu cán bộ rà soát bổ sung nếu thiếu để chuyển về đúng cán bộ
quản lý địa bàn quận, huyện ( không điều chuyển nếu trong cùng một quận huyện).
Cán bộ toàn phòng đã thực hiện rà soát 2 lần xác định chính xác trạng thái của
các đơn vị không kê khai để mỗi cán bộ nắm rõ trạng thái của các DDTNT trên địa
bàn để có hướng xử ký phù hợp theo các bước của quy trình. Nhóm tổng hợp
ĐTQL phân loại chính xác trạng thái ĐTNT theo báo cáo của cán bộ xác định các
bước công việc cần phải làm cụ thể cho từng trạng thái. Thông báo cho cán bộ các
bước thực hiện với các nội dung sau:
Đối với doanh nghiệp đang hoạt động theo dõi tình hình hoạt động của doanh
nghiệp, số thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào NSNN.
Đối với doanh nghiệp ngừng hoạt động: trường hợp doanh nghiệp nghỉ kinh
doanh có công văn, cán bộ quản lý xem số, ngày tháng của công văn xin ngừng
hoạt động, thời gian xin ngừng hoạt động và thu hồi hóa đơn của doanh nghiệp;
còn trường hợp doanh nghiệp nghỉ kinh doanh không có công văn cán bộ thuế phải
gửi giấy mời đến kê khai và xử phạt hành chính.
Trường hợp doanh nghiệp không đăng kí thuế, không xin cấp mã số thuế; khi cán
bộ phát hiện sẽ tiến hành xử phạt hành chính và hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ
tục đăng ký thuế.

Đối với doanh nghiệp giải thể: Thông báo số…., ngày….tháng….năm của Sở Kế
hoạch và đầu tư.
Đối với doanh nghiệp phá sản, căn cứ vào phán quyết của tòa án,
ngày….tháng…để làm biên bản đóng MST của doanh nghiệp.
Mặt khác, phòng kiểm tra thuế số 4 kết hợp với phòng Kê khai và kế toán
thuế trong công tác nắm bắt NNT. Được sự quan tâm, chỉ đạo giúp đỡ của lãnh
đạo, Cục thuế và phụ trách phòng Kiểm tra thuế số 4 nhóm tổng hợp báo cáo
ĐTNT đã kết hợp cùng phòng Kê khai và Kế toán thuế thường xuyên cập nhật đối
chiếu sự thay đổi của người nộp thuế do phòng Kiểm tra thuế số 4 quản lý trên hệ
thống mã tin của Cục thuế, đưa ra những kiến nghị kịp thời khi có sự nhầm lẫn của
phòng Kê khai và Kế toán thuế. Đã có công văn đề nghị phòng Kê khai và kế toán
thuế điều chỉnh các nội dung sau:
20
Chuyển trạng thái từ 00 sang 03: có 06 NNT
Chuyển MST về đúng CCT đang quản lý: 12 NNT
Xóa MST bị trùng: 01 NNT
Phối hợp với phòng Kê khai và kế toán thuế trình lãnh đạo Cục giảm bớt số
người nộp thuế phải chốt nợ của phòng Kiểm tra thuế số 4 (các đơn vị có công văn
giải thể không liên lạc được, không kê khai là 147 NNT). Đồng thời phải có những
biện pháp để thực hiện tốt công tác quản lý ĐTNT nói chung và xử lý đúng quy
trình các ĐTNT không hoạt động nói riêng. Mỗi cán bộ quản lý phải nắm bắt được
quy trình quản lý ĐTNT; sắp xếp hồ sơ đầy đủ để xác định phương hướng xử lý
với đơn vị vi phạm. Trong quá trình thực hiện quy trình có vướng mắc cần phải
báo cáo lãnh đạo phòng hoặc trao đổi với bộ phận tổng hợp để đề xuất với phụ
trách phòng hướng xử lý chung cho cả phòng trong trường hợp tương tự. Với bộ
phận tổng hợp sẽ chủ động nắm bắt vướng mắc, phối hợp cùng cán bộ để giải
quyết công việc được thuận lợi.
1.2.2.2 Công tác quản lý căn cứ tính thuế
Trong quá trình quản lý công tác kiểm tra có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối
với kiểm soát thu nhập, kiểm soát hoạt động kinh tế- xã hội mà còn có ý nghĩa

quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý thuế TNDN. Nhưng trên thực tế cơ
chế kiểm soát thu nhập của chúng ta còn có nhiều bất cập và còn đối mặt với nhiều
khó khăn như: nền kinh tế nước ta phát triển chậm, mặc dù đã có nhiều biện pháp
dung thẻ tín dụng thay cho việc sử dụng bằng tiền mặt nhưng lượng tiền mặt trong
lưu thông còn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, chính pháp luật
của Nhà Nước để kiểm soát căn cứ tính thuế còn chưa chặt chẽ, còn có những quy
định mâu thuẫn chồng chéo… Đây là những cơ sở để cho ĐTNT diễn ra những
quy định ngầm gây khó khăn cho bộ máy quản lý của Nhà Nước.
Qua quá trình thực tập em thấy việc kiểm soát căn cứ tính thuế là một công việc
hết sức khó khăn phức tạp đối với cán bộ trong công tác quản lý thuế nói chung và
trong công tác quản lý thuế TNDN nói riêng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp
trong khu vực kinh tế NQD, để quản lý tốt số thu nhập chịu thuế thì phải mất nhiều
thời gian, công sức mới có thể hạn chế được gian lận. Trong thời gian gần đây cơ
chế tự khai tự nộp được áp dụng mạnh mẽ và phổ biến trong khi đó số lượng doanh
21
nghiệp ngày càng gia tăng mà số lượng cán bộ công chức quản lý thuế có hạn thì
việc quản lý chính xác số thu nhập chịu thuế của mỗi doanh nghiệp là không thể.
Qua tài liệu báo cáo kiểm tra quyết toán thuế của các doanh nghiệp, ta có bảng
thu sau quyết toán thuế như sau:
Bảng 6
Bảng báo cáo nguồn thu sau quyết toán thuế năm 2007- 2008
Đơn vị: triệu đồng
S
T
T
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008
Số thu
Tỷ
trọng

Số thu
Tỷ
trọng
1 Số thu sau quyết toán năm 603.306 100% 794.594 100%
2 Thuế TNDN sau quyết toán 594.992 98,62% 751.749 94,60%
3 Thuế GTGT sau quyết toán 231 0,08% 1.031 0,14%
4 Thuế TNCN sau quyết toán 7.852 1,3% 41.814 5,26%
( Theo Báo cáo tổng kết công tác quản lý thu thuế năm 2008, 2009)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy đây là nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện dự
toán thu năm 2009 đạt kết quả cao. Nếu so sánh số thu sau quyết toán năm 2009 so
với số thu sau quyết toán các năm trước thì số thu năm nay tăng trưởng cao. Nếu
năm 2006 số thu sau quyết toán khoảng 187.205 triệu đồng thì số thu sau quyết
toán năm 2007 đạt 603.306 triệu đồng tăng 222% so với năm 2006, số thu sau
quyết toán năm 2008 đạt 794.594 triệu đồng tăng 131% so với năm 2007. Số thu
sau quyết toán tăng cao chủ yếu là do thu từ sắc thuế TNDN, năm 2007 chiếm
98,6% thì đến năm 2008 chiếm 94,60%.
Số thu thực tế thực hiện vượt kế hoạch phấn đấu trong đó tập trung chủ yếu là
sắc thuế TNDN mà chủ yếu ở khối Ngân hàng thương mại cổ phần ( 09 Ngân
hàng). Nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn thu là do các yếu tố chính sách thị
trường. Cụ thể số thuế TNDN sau quyết toán của khối Ngân hàng TMCP tăng đột
biến so với năm 2008 và năm 2007 là 608 tỷ đồng chiếm 49,60% trên số thu của
sắc thuế TNDN/ 10 tháng đầu năm, số thuế này tăng do ảnh hưởng của yếu tố điều
chỉnh mức lãi suất của Nhà Nước. Ngoài ra do yếu tố chủ quan của các đơn vị như
việc điều chỉnh số lãi trong quý năm do căn cứ vào quyết định số 493/ 2005/ QĐ-
22
NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành về lộ trình
phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro…. đối với các Ngân hàng TMCP.
Một số trường hợp tác động lớn tới kết quả thu NSNN năm 2009.
Bảng 7
Số thu sau quyết toán của một số Ngân hàng

Đơn vị : triệu đồng
S
T
T
Mã số thuế

Tên doanh nghiệp Tổng số
Trong đó
Quý4/2
008
Sau QT
2009
1 0100233583 Ngân hàng TM CP các
doanh nghiệp NQD VN
25.093 25.093 -
2 000230800 Ngân hàng TM CP kỹ
thương Việt Nam
400.970 5.000 395.970
3 2700113651 Ngân hàng TM CP dầu khí
Toàn Cầu
19.300 19.300 -
4 0100283721 Ngân hàng TM CP nhà Hà
Nội
72.834 10.000 62.834
5 0200253985 Ngân hàng TM CP Đông
Nam Á
97.885 5.000 92.885
6 0100283873 Ngân hàng TM CP quân đội
88.818 88.818 -
7 0102744865 Ngân hàng TM CP Tiên

Phong
8.132 4.880 3.252
8 1800278630 Ngân hàng TM CP Sài Gòn-
Hà Nội
66.914 9.600 57.314
Cộng
779.946 167.691 612.255
Cụ thể của việc kiểm tra quyết toán thuế tại một số doanh nghiệp được thể hiện
qua bảng 8: kết quả kiểm tra quyết toán thuế tại một số doanh nghiệp
Bảng 9
Biên bản kiểm tra quyết toán thuế
Tại CTy Cổ Phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm năm 2009
Đơn vị: nghìn đồng
tt Các chỉ tiêu Số báo
cáo
Số kiểm
tra
Chênh
lệch
23
1 Doanh thu tính thuế GTGT 23.213.31
0
23.213.31
0
Trong đó: Loại : 5% 17.025.51
0
17.025.51
0
Loại : 10% 6.187.790 6.187.790
2 Thuế GTGT đầu ra 1.470.070 1.470.070

3 Thuế GTGT đầu vào 1.547.660 1.523.200 24.460
4 Thuế GTGT còn được khấu trừ
77.530

77.530
5 Thuế GTGT được khấu trừ năm trước
chuyển sang
56.980 56.980
6 Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển
sang kì sau
154.520 154.520
7 GTGT phải nộp trong kì quyết toán
8 Doanh thu tính thu nhập chịu thuế 23.213.31
0
23.213.31
0
9 Tổng chi phí 23.059.960 22.569.090 (490.870)
- Khấu hao
- Giá vốn hàng bán 21.178.11
0
20.690.05
0
488.060
- Tiền lương 1.272.000 1.272.000
- Chi phí khác 609.850 607.040 (2.810)
1
0
Thu nhập từ hoạt động SX KD
153.350 644.420 490.870
11 Thu khác 6.690 6.690

12 Tổng thu nhập chịu thuế 160.040 160.040
13 Thuế TNDN phải nộp 51.210 51.210
14 Thuế TNDN đã nộp 64.040 55.210 8.820
15 Thuế TNDN còn phải nộp 153.070
( Trích biên bản kiểm tra quyết toán thuế năm 2009)
Thông qua biên bản kiểm tra quyết toán thuế trên của công ty cổ phần sản xuất
dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm có mã số thuế 0100703863, cán bộ công chức
trong phòng kiểm tra Thuế số 4 căn cứ vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, hóa đơn giá
trị gia tăng đầu vào thấy số nguyên vật liệu doanh nghiệp mua về dùng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh số tiền là 490.870.000 đồng không có hóa đơn GTGT
đầu vào nhưng doanh nghiệp vẫn tính vào chi phí hợp lý được tính trừ; đối chiếu
với khoản 2 mục 2.5 thông tư 130 khoản chi phí nguyên vật liệu này không có
24
trong hóa đơn nên không hợp lệ vì vậy không được tính vào chi phí hợp lý được
trừ.
Nguyên nhân dẫn tới thuế TNDN phải nộp tăng lên thành 208.293.610 đồng là
do tổng chi phí sản xuất của hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 490.870.000
đồng là chi phí nguyên vật liệu không có hóa đơn đầu vào 488.060.000 đồng; chi
phí khác giảm 2.810.000 đồng là do thuê xe vận chuyển nguyên vật liệu không sử
dụng hóa đơn mà thanh toán bằng giấy viết tay. Thuế TNDN đã nộp giảm
8.820.000 đồng do công ty khai nhầm trong khi đó 153.070.000 đồng công ty đã
nộp vào đầu năm 2009.
1.2.2.2.1 Quản lý doanh thu tính thuế
Về nguyên tắc các đơn vị tính thuế theo phương pháp kê khai phải phản ánh
một cách trung thực, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách
kế toán và hóa đơn chứng từ trên nguyên tắc ghi nhận doanh thu tính thuế. Nhưng
khác hẳn với thực tế thì nhiều doanh nghiệp luôn luôn tìm cách che giấu doanh thu
tính thuế. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở một số trường hợp mà nó còn diễn ra
ở rất nhiều doanh nghiệp khác trên phạm vi cả nước và ở nhiều ngành nhiều lĩnh
vực khác nhau. Việc che giấu doanh thu không phản ánh đúng thực tế hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nhgiệp nhằm mục đích làm giảm số thuế TNDN mà
cơ sở phải nộp, việc này thường xảy ra ở một số trường hợp sau:
Lợi dụng thói quen của người tiêu dùng khi mua hàng hóa về sử dụng thường
không lấy hóa đơn bán hàng hoặc thông đồng với người mua hàng hóa để ghi giá
thấp hơn so với giá bán thực tế. Hình thức này thường diễn ra đối với các doanh
nghiệp kinh doanh những mặt hàng như: Ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh… Hoặc
những doanh nghiệp sản xuất cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng như doanh
nghiệp sản xuất đồ gỗ, đồ nhựa, cơ khí tiêu dùng, kinh doanh nhà hàng, khách sạn
Ví dụ: Công ty TNHH Niềm Tin mã số thuế 0100236746 chuyên sản xuất lắp ráp
xe máy, xe đạp, xe ô tô…. Cán bộ quản lý đã kiểm tra quyết toán thuế năm 2007
qua việc đối chiếu giữa nhật ký bán hàng, sổ cái và sổ chi tiết phải thu của khách
hàng thấy giá trị ghi trên nhật kí bán hàng là 14.500.000 đồng còn giá trị ghi trên
sổ chi tiết phải thu của khách hàng là 12.000.000 đồng.
25

×