Tải bản đầy đủ (.pdf) (300 trang)

Đa dạng sinh học và tiềm năng bảo tồn vùng quần đảo Trường Sa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.99 MB, 300 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
ĐÕ CÔNG THUNG (chủ biên)
CHU VĂN THUỘC, NGUYÊN ĐĂNG NGẢI, ĐÀM ĐỨC TIẾN,
NGUYỄN THỊ THU, NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN, NGUYỄN VĂN QUÂN,
CAO THỊ THU TRANG, l Ể t h ị t h ú y , b ù i v ă n v ư ợ n g
ĐỔ CỒNG THUNG (chủ biên)
CHU VĂN THUỘC, NGUYỄN ĐĂNG NGẢI, ĐÀM ĐỨC TIÉN,
NGUYỄN THỊ THU, NGUYỄN THỊ MINH HUYẺN, NGUYỄN VĂN QUÂN,
CAO THỊ THU TRANG, LE THỊ THÚY, BÙI VĂN VƯỢNG
ĐA DẠNG SINH HỊỊC VÀ TIỀM NĂNG
BẢO TỒN VÙNG QUẦN OẢO TRƯỜNG SA
Hà Nôi-2014
Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Đa dạng sinh học và tiềm năng bảo tồn vùng quần đảo Trường Sa : Sách chuyên
khảo / Đõ Công Thung (ch.b.), Chu Văn Thuộc, Nguyễn Đăng Ngải - H.: Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ, 2014. - 302tr. : minh hoạ ; 27cm. - (Bộ sách Chuyên khảo về biển,
đảo Việt Nam)
Thư mục: tr. 281-284. - Phụ lục: tr. 285-301
ISBN 9786049132001
1. Đa dạng sinh học 2. Tiềm năng 3. Bảo tồn 4. Quần đảo Trường Sa 5. Việt
Nam 6. Sách chuyên khảo
333.950959709142-dc23
KTH0004p-CIP
3
LỜI GIỚI THIỆU
Bộ SÁCH CHUYÊN KHẢO VÈ BIÉN, ĐẢO VIỆT NAM
Việt Nam là một quốc gia biển, có vùng biển chủ quyền rộng khoảng một triệu
kilômét vuông, đường bờ biển trải dài hơn 3.260km, một hệ thống đảo ven bờ và
vùng khơi chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng về mặt an ninh quốc phòng cũng như
kinh tế-xã hội của đất nước. Chiến lược Biển Việt Nam tới năm 2020 được Đảng và
Nhà nước ta xây dựng, đã xác định những nhiệm vụ chiến lược phải hoàn thành,


nhằm khẳng định chủ quyền Quốc gia trên biển, phát triển kinh tế biển, khoa học
Công nghệ biển, đưa nước ta trở thành một Quốc gia mạnh về biển, phù hợp với xu
thế khai thác đại dương của thế giới trong thế kỷ XXI. Việc thực hiện có kết quả các
nhiệm vụ trên, phải dựa trên một cơ sở khoa học, kỳ thuật đầy đủ, vững chắc về điều
kiện tự nhiên, sinh thái môi trường và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên biển của
nước ta.
Công cuộc điều tra nghiên cứu biển ở nước ta đã được bắt đầu từ những năm
20 của thế kỷ trước, song phải tới giai đoạn từ 1954, và nhất là sau năm 1975, khi
chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất, hoạt động điều tra nghiên cứu biển nước
ta mới được đẩy mạnh, nhiều Chương trình cấp Nhà nước, các Đề án, Đề tài ở các
Ngành, các địa phương ven biển mới dược triển khai. Qua đó, các kết quả nghiên
cứu đã được công bố, đáp ứng một phần yêu cầu tư liệu về biển, cũng như góp
phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng biển, các hoạt
dộng khai thác, quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường biển trong giai đoạn vừa
qua. Tuy nhiên, các nhiệm vụ lớn của Chiến lược Biển Việt Nam tói năm 2020
đang đặt ra nhiều yêu cầu cấp bách và to lớn về tư liệu biển nước ta. Để góp phần
đáp ứng nhu cầu trên, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ - Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách
Chuyên khảo về Biển, Đảo Việt Nam. Việc biên soạn bộ sách này dựa trên các kết
quả đã có từ việc thực hiện các Chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp Nhà
nước do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì trong nhiều năm,
cũng như các kết quả nghiên cứu ở các Ngành trong thời gian qua. Bộ sách được
xuất bản gồm nhiều lĩnh vực:
- Khoa học Công nghệ biển
4
ĐỖ Công Thung (chủ biên)
- Khí tượng Thuỷ văn Động lực biển
- Địa lý, Địa mạo, Địa chất biển
- Sinh học, Sinh thái, Môi trường biển
- Đa dạng sinh học và Bảo tồn thiên nhiên biển

- Tài nguyên thiên nhiên biển
và các lĩnh vực khác.
Để đảm bảo chất lượng các ấn phẩm, việc biên soạn và xuất bản được tiến
hành nghiêm túc qua các bước tuyển chọn ở Hội đồng xuất bản và bước thẩm định
của các chuyên gia chuyên ngành có trình độ. Trong các năm 2008-2013, Nhà
nước đặt hàng (thông qua Cục Xuất bản, In và Phát hành - Bộ Thông tin và Truyền
thông) cùng với sự hỗ trợ kinh phí biên soạn của Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ đã tổ chức biên
soạn và xuất bản được 30 cuốn trong Bộ Chuyên khảo này. Công việc biên soạn và
xuất bản Bộ sách hiện vẫn được tiếp tục trong năm 2014.
Để mục tiêu trên đạt kết quả tốt, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công
nghệ rất mong nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của các nhà khoa học thuộc các lĩnh
vực khoa học công nghệ biển trong cả nước cùng tham gia biên soạn và xuất bản Bộ
sách Chuyên khảo về Biển, Đảo Việt Nam, kịp thời đáp ứng nhu cầu tư liệu biển
hiện nay cho công tác nghiên cứu, đào tạo và phục vụ ycu cầu các nhiệm vụ bảo vệ
chủ quyền Quốc gia trên biển, đồng thời phát triển kinh tế, khoa học công nghệ biển
và quản lý tài nguyên, môi trường biển, góp phần thiết thực vào việc thực hiện
Chiến lược Biển Việt Nam tói năm 2020 của Đảng và Nhà nước, cũng như các năm
tiếp theo.
Nhà xuất bản
Khoa học tự nhiên và Công nghệ
5
MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 5
LỜI MỞ ĐẦU 9
Phần I. TỎNG QUAN VÈ ĐẶC ĐIÉM KINH TÉ - XÃ HỘI QUẰN ĐẢO 11
TRƯỜNG SA
Chương 1. TÀI LIỆU LỊCH sử LIÊN QUAN ĐÉN THựC TRẠNG MÔI 11

TRƯỜNG Tự NHIÊN, TÀI NGUYÊN SINH VẬT CỦA MỘT SỐ ĐẢO
CHÍNH THUỘC QUẰN ĐẢO TRƯỜNG SA
1.1. Tinh hình nghiên cứu trong và ngoài nước 11
1.2. Các tài liệu liên quan đến quần đảo Trường Sa 17
Chương 2. ĐẶC ĐIÉM KINH TÉ - XÃ HỘI, AN NINH QUỐC PHÒNG 25
QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
2.1. Tổng quan về quần đảo Trường Sa 25
2.2. Đặc điếm an ninh xã hội quần đảo Trường Sa 32
2.3. Đặc điểm dân cư của khu vực 34
2.4. Đặc điểm ngành nghề 34
Phần II. ĐA DẠNG SINH HỌC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA 39
Chương 3. ĐẶC ĐIẺM Tự NHIÊN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA 39
3.1. Khí tượng thủy văn quần đảo Trường Sa 39
3.2. Các đặc điểm cơ bản về địa hình địa mạo, địa chất 42
3.3. Đặc điểm thuỷ hoá, chất lượng nước khu vực nghiên cứu 54
6
ĐỖ Công Thung (chủ biên)
Chương 4. KHU HỆ SINH VẬT QUÀN ĐẢO TRƯỜNG SA 75
4.1. Thực vật cạn 75
4.2. Cỏ biển 79
4.3. Rong biển 83
4.4. Thực vật phù du quần đảo Trường Sa 98
4.5. Động vật phù du quần đảo Trường Sa 104
4.6. Động vật đáy 112
4.7. San hô quần đảo Trường Sa 150
4.8. Cá rạn san hô 159
4.9. Chim biển 166
4.10. Rùa biển, thú biển 167
4.11. Động vật trên cạn 168
Chương 5. CÁC HỆ SINH THÁI TIÊU BEẺU QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA 169

5.1. Các thảm thực vật trên cạn 169
5.2. Hệ sinh thái vùng triều 173
5.3. Hệ sinh thái cỏ biển 177
5.4. Hệ sinh thái rạn san hô 181
Phần III. TIÊM NĂNG BẢO TỒN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA 195
Chương 6. c o SỞ KHOA HỌC ĐỀ THIẾT LẬP CÁC KHU BẢO TỒN 195
BIỂN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
6.1. Cơ sở thiết lập khu bảo tồn dự trên các đặc điểm địa lý, tự nhiên, khí 197
tượng thuỷ văn và môi trường nước
6.2. Các giá trị bảo tồn thiên nhiên biển của vùng quần đảo Trường Sa 200
6.3. Phân vùng đa dạng sinh học phục vụ cho việc xác định các khu bảo tồn 213
6.4. Các đe doạ đến tài nguyên môi trường quần đảo Trường Sa 216
6.5. Đề xuất quy hoạch các khu bảo tồn biển thuộc quần đảo Trường Sa 219
6.6. Đề xuất kế hoạch tổ chúc quản lí 228
Mục lục
7
Chương 7. QUY HOẠCH MỘT SÓ KHU BẢO TỒN TRỌNG ĐIẾM 231
THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
7.1. Ý nghĩa khu bảo tồn 231
7.2. Cơ sở pháp lý thành lập các khu bảo tồn quần đảo Trường Sa 233
7.3. Cơ sở khoa học thiết lập khu bảo tồn Nam Yết 240
7.4. Khu bảo tồn đảo Thuyền Chài 258
7.5. Đề xuất kế hoạch tổ chức quản lí 275
LỜI KÉT CUỐN SÁCH 279
TÀI LIỆU THAM KHẢO 281
PHỤ LỤC 1: Giói thiệu các hoạt động kinh tế - xã hội chính trên các đảo 285
PHỤ LỤC 2: Một số hình ảnh khảo sát Trưòng Sa 299
PHỤ LỤC 3: San hô Trường Sa 300
PHỤ LỤC 4: Cá Trưòng Sa 301
9

LỜI MỞ ĐẦU
Quần đảo Trường Sa, thuộc huyện đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hoà nằm ở toạ
độ từ 6°30’ đến 12°00 vĩ bắc và 111°20’-117°20’ độ kinh đông. Quần đảo có khoảng
130 đảo, bãi cạn, bãi ngầm, nằm rải rác trong một vùng biển với diện tích khoảng
180.000km2 với chiều dài Đông sang Tây khoảng 800km và từ Bắc xuống Nam là
600km. Trong số 130 đảo và bãi ngầm chỉ có 23 đảo nổi, lớn nhất là đảo Bình
Nguyên (Itu-Aba) với diện tích 43 ha, còn các đảo khác chỉ nhỏ hơn 20 ha, thậm chí
có đảo chỉ đạt tới vài chục mét. Trường Sa nổi tiếng với nhiều kiểu rạn san hô khác
nhau, đặc biệt với các rạn kiểu vòng rất đặc thù cho vùng đảo xa mà các đảo ven bờ
không có được. Các tài liệu nghiên cứu đã xác nhận Trường Sa là trung tâm phát tán
nguồn gen cho Biển Đông và là nơi có đa dạng sinh học vào loại cao nhất của vùng
biển Châu Á - Thái Bình Dương. Điều tra tổng hợp nguồn lợi sinh vật biển quần đảo
Trường Sa được tiến hành trong chương trình đặc biệt Biển Đông - Hải Đảo, thực
hiện từ năm 1994 đến nay và đã có được những đánh giá tương đối đầy đủ về
nguồn lợi cá, rong cỏ biển, sinh vật đáy, rạn san hô.v.v. tại các đảo chính thuộc
quần đảo Trường Sa. Nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề tiềm năng bảo tồn của
Quần đảo Trường Sa và góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải và bảo vệ
phát triển nguồn lợi sinh vật biển, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành đề tài "Nghiên cứu cơ sở khoa
học cho việc xây dimg các khu bảo tồn biển vùng quần đảo Tncờng Sa" giai đoạn
2005 - 2008 ở quy mô các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Mục tiêu của đề tài là:
1. Xây dựng được cơ sờ khoa học và bộ cơ sở dữ liệu cho việc thiết lập các khu bảo
tồn biển thuộc quần đảo Trường Sa
2. Đề xuất và xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý một số khu bảo tồn biển thuộc
quần đảo Trường Sa và có được đầy đủ cơ sở khoa học để xác định một số khu
bảo tồn trọng điểm thuộc quần đảo Trường Sa.
Cuốn sách Đa dạng sinh học và tiềm năng bảo tồn quần đảo Trường Sa
tổng hợp kết quả khoa học đề tài đã đạt được, hy vọng sẽ đóng góp một phần vào sự
hiểu biết về một vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
10

Đỗ Công Thung (chủ biên)
Tập thể tác giả trân trọng cám ơn Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp kinh phí
hoàn thành đề tài, cám ơn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cấp kinh
phí để Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ xuất bản cuốn sách này.
TẬP THẺ TÁC GIẢ
11
Phần I
TỎNG QUAN VÈ ĐẶC ĐIẺM KINH TÉ - XÃ HỘI
QUÀN ĐẢO TRƯỜNG SA
Chưong 1
TÀI LIỆU LỊCH SỬ LIÊN QUAN ĐÉN THựC TRẠNG
MÔI TRƯỜNG T ự NHIÊN, TÀI NGUYÊN SINH VẬT CỦA
MỘT SÓ ĐẢO CHÍNH THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Nghiên cứu ở quần đảo Trường Sa (QĐTS) đã được bắt đầu điều tra nghiên
cứu từ lâu, song các công trình nghiên cứu còn mang nặng tính chuyên đề hẹp và tư
liệu còn thiếu hệ thống. Qua các tài liệu hiện có, có thể thấy việc điều tra nghiên cứu
tập trung chính vào hai giai đoạn:
Giai đoạn 1 (trước năm 1975):
Ngay từ thời Lê Thánh Tông (1460-1497) đã tổ chức các đoàn thuyền khảo
sát và khai thác các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Giai đoạn 1630-1653, bản đồ về
quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam đã được xuất bản.
Trước thế kỷ 17, người Bồ Đào Nha và Hà Lan đã nghiên cứu và vẽ bản đồ Trường
Sa và Hoàng Sa là các đảo thuộc Việt Nam vào năm 1834 dưới thời Minh Mạng.
Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trong chương trình điều tra nghiên cứu
Biển Đông, các nghiên cứu do các nhà khoa học nước ngoài và trong nước thuộc
Viện Hải dương học Đông Dương thuộc Pháp quản lý cùng thực hiện. Toàn bộ mẫu
vật hiện không còn được lưu giữ tại Việt Nam. Nội dung nghiên cứu trong thời kỳ
này đều tập trung xác định thành phần loài và sự phân bố của một số nhóm sinh vật
tiêu biểu và đã được Bernard công bố vào năm 1897 và Dawyđoff công bố năm

1952. Tại công trình này, Dawydoff đã công bố 32 loài Thân mềm, 14 loài Da gai,
12
ĐỖ Công Thung (chủ biên)
một sổ loài Giáp xác và Giun đốt thu được bằng lưới kéo ngoài rạn san hô ở gần các
đảo Nam Yết, Thái Bình, Trường Sa và Loại Ta. Các nghiên cứu trước năm 1975
chủ yếu do các nhà khoa học Viện Hải dương học Nha Trang họp tác với nước ngoài
thực hiện. Một số kết quả nghiên cứu chính như sau:
■ Năm 1890. B. Smith đã tiến hành khảo sát đảo Nam Yết. Kết quả nghiên cứu đã
được Bernard công bố vào năm 1897.
■ Năm 1927, Hải học viện Nha Trang dùng tàu “De Lanessan” khảo sát, nghiên
cứu các rạn san hô, thổ nhưỡng có chứa P04 và một số nhóm sinh vật ở
Trường Sa.
■ Năm 1930, tàu “La Maliciense”củã hải quân Pháp tiến hành khảo sát đảo
Trường Sa, bãi ngầm Đá Lát và Vũng Mây. Nội dung được quan tâm nghiên
cứu nhiều là sự hình thành bãi san hô ngầm ở độ sâu 60-80m, chim, vích và cá
san hô.
■ Năm 1932 tàu “De Lanessan” khảo sát lần thứ 2 đảo Trường Sa, đảo Nam Yết,
và năm 1933, cùng với các tàu “Alerte”, tầu “Astrolabe” tiếp tục khảo sát đảo
Trường Sa và một số đảo phía tây. Nội dung nghiên cứu chủ yếu là khu hệ động,
thực vật và địa chất ở các đảo.
■ Năm 1961, Dương Hồng Giá đã nghiên cứu và công bố công trình nghiên cứu về
cá ở quần đảo Trường Sa trên Tạp chí thủy sản (số 98) của Đài Loan.
* Hoạt động thăm dò dầu khí ở Trường Sa đã được tiến hành từ năm 1973 dưới
thời Việt Nam Cộng hoà và đến năm 1994 Trung Quốc ước tính trữ lượng dầu ở
Trường Sa vào khoảng 225 tỷ thùng, nhưng theo thông báo của Nga thì chỉ có 6
tỷ thùng, ga tự nhiên dự đoán có trữ lượng khoảng 1000000 tỷ feet. Sản lượng
khai thác cá ở đây cũng xác định đạt từ 10-99kg/km2.
Chương 1. TÀI LIỆU LỊCH Sừ LIỀN QUAN ĐÉN THỰC TRẠNG
QUẰN Đả o t r ư ờ n g s a
13

« ííT > :
f/*> tM « . ***** to * » ềầ
* / " «*r»5 'tó*
••V -/V
’ - ^ 4 tề r Dờ »4o u
7v> * * #<M » u « * » * * ty
8 » D m G * * ể
iíXtAtt'
• '■ 'i* .9 £ k tm $ ịí f ỉ < • * * ■ - « * # > n
* - ", tềittoếM'

Hình 1. Bản đồ xuất bản năm 1834
14
ĐỖ Công Thung (chủ biên)
Giai đoan 2:
Từ sau năm 1975, mở đầu bằng chương trình họp tác Việt - Xô, hai tầu
Kallisto và Berỉll đã khảo sát rạn san hô vào tháng 4 năm 1981 tại các đảo Trường
Sa và Sinh Tồn. Sau đó từ năm 1986 trở lại đây đã có một số đợt khảo sát của các
chương trình nghiên cứu Biển như chương trình 48 B, chương trình Biển Đông - Hải
đảo do Viện Hải dương học Nha Trang và Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng
(nay là Viện Tài nguyên và Môi trường Biển), Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện
(phụ lục 2). Kết quả nghiên cứu được nêu ở các công trình sau:
■ Năm 1986, Viện Hải diỉơng học Nha Trang dùng tàu “HQ 602” khảo sát các đảo
Nam Yết và Sơn Ca, nghiên cứu cấu trúc rạn san hô, sinh thái rạn và thành phần
cá san hô.
■ Năm 1989, Viện Hải dương học Nha Trang dùng tàu “Biển Đông” tổ chức
nghiên cứu tổng họp các đảo Song Tử Tây, Phan Vinh, Trường Sa và các rạn
ngầm Đá Nam, Tốc Tan, Vũng Mây.
■ Năm 1994, Trần Thanh Triều công bố tài liệu “Quan sát một số cá rạn san hô ở
quần đảo Tncờng Sa và vùng biến lân cận”, xác định 195 loài, 89 giống, 32 họ.

■ Năm 1994, Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng tổ chức khảo sát các đảo
Nam Yết, Sơn Ca, Trường Sa và Song Tử Tây bằng tàu “HQ 653”, nghiên cứu
chủ yếu về nguồn lợi sinh vật.
■ Cá biển ở quần đảo Trường Sa. Nguyễn Hữu Phụng, 1991
■ Sơ bộ nghiên cứu động vật Da gai ở quần đảo Trường Sa. Đào Tấn Hổ, 1988.
■ Nghiên cứu tính đa dạng của động vật thân mềm ở rạn vòng quần đảo Trường Sa
và biện pháp bảo vệ. Chen Riuqui, 1994.
■ Điều tra tổng họp nguồn lợi sinh vật biển quần đảo Trường Sa. Nguyễn Tiến
Cảnh, 1994-1997.
■ Thành phần cá rạn san hô Trường Sa. Nguyễn Hữu Phụng, 1996.
■ Khu hệ cá san hô quần đảo Trường Sa. Nguyễn Nhật Thi, 1997.
■ Nguồn lợi sinh vật biển đảo Thuyền Chài. Nguyễn Huy Yết, 1996.
Chương 1. TÀI LIỆU LỊCH s ử LIỀN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG QUẰN Đả o t r ư ờ n g s a
15
■ Năm 1997, Lư Chấn Hưng có báo cáo điều tra về trai sò và cá vùng biển đảo
Thái Bình.
■ Điều tra nghiên cứu tổng họp điều kiện tự nhiên và tài nguyên quần đảo Trường
Sa và Hoàng Sa. Đặng Ngọc Thanh, 1991.
■ Sơ bộ nghiên cứu động vật thân mềm ở quần đảo Trường Sa. Trần Đình Nam và
Tạ Minh Đường, 1988.
■ Năm 2002-2003. Được sự hỗ trợ kinh phí của đề tài: Đánh giá nguồn lợi sinh vật
biển và hiện trạng môi trường vùng biển quanh đảo Trường Sa, Viện Tài nguyên
và Môi trường biển đã tổ chức hai chuyến khảo sát tại 4 đảo: Đá Tây, Đá Nam,
Sinh Tồn và Tốc Tan. Nội dung khảo sát đánh giá về nguồn lợi rong biển, sinh
vật đáy, san hô và cá san hô ở khu vực quanh các đảo này.
■ Nguồn lợi sinh vật bốn đảo Đá Nam, Sinh Tồn, Tốc Tan và Đá Tây thuộc quần
đảo Trường Sa. Đỗ Công Thung, 2002.
■ Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển và hiện trạng môi trường vùng biển quần đảo
Trường Sa. Nguyễn Tiến Cảnh và cộng sự, 2004.
Tổng họp các kết quả nghiên cứu đã công bổ, chúng tôi cho rằng vấn đề

nghiên cứu quần đảo Trường Sa đã giải quyết được một số vấn đề quan trọng về tài
nguyên và môi trường ở khu vực này.
(1). Kết quả nghiên cửu đã giải quyết cơ bản phần địa hình và sinh vật trên cạn
cua các đảo nổi
Theo các báo cáo này về mặt hình thái cấu trúc có thể chia các đảo trong
quần đảo Trường Sa thành hai kiểu cơ bản:
- Các đảo nổi: Thường có mặt đảo cao từ 2-5m trên mực nước, thường xuyên nhô
trên mặt nước, hình mai rùa hoặc hình lòng chảo. Bờ đảo dốc cấu tạo cát hoặc san
hô. Các doi cát thường xuất hiện nhiều quanh đảo nhưng thường xuyên chuyển dịch
theo mùa gió. Các thềm san hô bao quanh đảo gồm san hô sống và chết, rộng từ vài
trăm đến hàng ngàn mét. Quần đảo Trường Sa có 23 đảo nổi, lớn nhất là đảo Bình
Nguyên với diện tích 43 ha, tiếp theo là đảo Trường Sa Lớn nằm cách bờ 250 hải lý
và rộng 10 ha.
16
ĐỖ Công Thung (chủ bien)
- Các bãi ngầm: Là kiểu cấu trúc ưu thế ở Trường Sa. Các bãi cạn được đặt tên là Đá
(Đá Lát, Đá Tây, Đá Nam V.V.). Chúng là các khối rạn, không thường xuyên nhô lên
khỏi mặt nước, chỉ nhô lên khi nước ròng hoặc thường xuyên bị chìm lập lờ dưới
mặt nước. Các bãi ngầm có cấu trúc hình tháp hoặc hình vòng. Các đảo vòng san hô
(Atoll) là dạng địa hình đặc sắc của Trường Sa. Giữa các đảo vòng là một vũng biển
sâu từ 5-20m và bao quanh là các rạn san hô dạng vòng.
Các kết quả nghiên cứu về thổ nhưỡng cũng đã xác định nguồn gốc của đảo
là được hình thành trên các đảo nổi san hô, nên thành phần vật chất cấu thành đất
chủ yếu có nguồn gốc từ các trầm tích san hô có độ chọn lọc kém, bở rời hoặc gắn
kết bằng canxi. Đặc điểm cơ bản về hoá học là giàu các nhóm cacbonat kiềm thổ,
kiềm, photsphat và mùn cùng với các lớp phân chim. Đất ở các đảo nổi san hô phần
lớn thuộc nhóm trầm tích có nguồn gốc từ san hô, tơi xốp, bở rời.
Cũng tập thể tác giả trên đã công bố đặc điểm các thảm thực vật với 19 loài
thuộc 17 chi 11 họ và được chia thành 5 quần xã thực vật trên các đảo nổi. Theo các
tác giả này do tính chất khắc nghiệt của điều kiện khí hậu các đảo xa bờ, nên khu hệ

thực vật trên cạn rất nghèo nàn. Các quần xã rau muống biển thuần loại phát triển
mạnh trên các bãi cát biển. Tiếp theo quần xã rau muống biển là cỏ phát triển trên
đất phân chim. Do đất giàu chất hữu cơ, nên rau muống biển và các loài cỏ phát triển
tốt, cao tới 30-40cm và phủ 80-90% diện tích của đảo Trường Sa Lớn. Ngoài ra còn
3 quần xã thực vật tự nhiên trên đảo Song Tử Tây gồm quần xã rau muống biển -
hếp, quần xã phong ba - hếp và quần xã cỏ các loại. Đáng lưu ý là quần xã cỏ thường
phát triển ở lòng chảo trung tâm đảo và chịu ảnh hưởng nhiều của con người.
(2). Đã xác định được các đặc điểm cơ bản về thuỷ văn và động lực quanh đảo
Các kết quả nghiên cứu đã xác định nhiệt độ trung bình vào mùa đông 26-
28°c và mùa hè 29-3 l°c, như vậy nhiệt độ khu vực vào loại cao và ít biến động.
Cũng tương tự như vậy, độ muối vào mùa hè (gió tây nam) từ 32-33%c và mùa đông
33-34%0. Các yếu tố về độ trong và động lực cũng đã được trình bày khá rõ trong tập
báo cáo: Điều tra nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên quần đảo
Tr.rờng Sa và Hoàng Sa. Đặng Ngọc Thanh, 1991.
Chương 1. TÀI LIỆU LỊCH s ử LIÊN QUAN ĐỀN THỰC TRẠNG
q u A n Đả o t r ư ờ n g s a
17
(3). Bước đầu có những đánh giá cơ bản về tài nguyên sinh vật quần đảo Trường Sa
Các kết quả nghiên cứu cũng đã xác định quần đảo Trường Sa là nơi có rạn
san hô thống trị, đặc biệt kiểu rạn vòng (atoll) là đặc trưng nổi bật của san hô quần
Trường Sa. Trong chương trình 48B, đã thống kê một danh sách 194 loài san hô, 117
loài sinh vật đáy, 147 loài cá, 10 loài chim, 40 loài rong biển, 98 loài thực vật phù du
và 108 loài động vật phù du sống ở vùng nước quanh quần đảo Trường Sa. Các kết
quả này là những sổ liệu quý giá, một lần nữa xác định Trường Sa là khu vực có đa
dạng sinh học cao, là nơi dự trữ nguồn gen, nguồn giống cho vùng biển Việt Nam vì
vậy tiềm năng bảo tồn ở khu vực này rất lớn. Tuy vậy, đây cũng mới chì là kết quả
bước đầu, chưa phản ánh thực tế mức độ phong phú về tài nguyên và môi trường của
khu vực. Chắc chắn số loài cũng như các đặc trưng sinh thái ở đây còn nhiều điều
chưa đề cập đến. Điều này được thể hiện rất rõ trong kết quả 2 đợt khảo sát (2002,
2003) tại vùng biển 4 đảo Đá Tây, Đá Nam, Tốc Tan và Sinh Tồn đã phát hiện được

717 loài sinh vật biển. Trong số này nhóm sinh vật đáy chiếm số loài cao nhất 264
loài, tiếp theo là rong biển 186 loài cao hơn nhiều so với các kết quả đã công bố
trước đây. Vì vậy việc cần thiết nghiên cứu bổ sung các giá trị về nguồn gen, về tài
nguyên sinh vật và phi sinh vật ở khu vực các rạn san hô phân bố phục vụ cho việc
thiết lập các khu bảo tồn biển tại quần dảo Trường Sa là hết sức cần thiết.
Hai đợt khảo sát năm 2007, 2008 thuộc đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học
xây dimg các khu bảo tồn biển thuộc quần đảo Tncờng Sa, do Viện Tài nguyên và
Môi trường biển chủ trì đã tổ chức khảo sát 7 đảo thuộc quần đảo Trường Sa nhằm
xác định tổng thể tiềm năng bảo tồn của khu vực này. Cùng thời gian này, Chương
trình họp tác Việt - Phi cũng đã tổ chức 1 đợt khảo sát rạn san hô tại cụm đảo Song
Tử. Các kết quả nghiên cứu có được đã có đủ cơ sở khoa học để đề xuất một số khu
bảo tồn thuộc quần đảo Trường Sa.
1.2. Các tài liệu liên quan đến quần đảo Trường Sa
• Tài liệu tiếng Anh
Trong số 107 tài liệu tiếng Anh được công bố trên trang web
Spratly_Islands.htm (phụ lục 1) thì một phần lớn thuộc về các tài liệu của Việt Nam
xác định chủ quyền chính đáng của mình trên toàn bộ quần đảo Trường Sa và Hoàng
18
ĐỖ Công Thung (chủ biên)
Sa. Các tác giả nước ngoài khác như Chang thì lại bàn luận nhiều về cuộc tranh cãi
chủ quyền thuộc Trường Sa. Tác giả Valencia lại mô tả tình hình phức tạp về tranh
chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Riêng Manus có nhiều ý tưởng về thành
lập các khu bảo tồn quốc tế ở khu vực này.
• Tài liệu tiếng Việt
Các kết quả nghiên cứu về khoa học tại quần đảo Trường Sa được công bố
mà chúng tôi có được chủ yếu thuộc về các tác giả người Việt Nam. Dưới đây là
những công trình khoa học tiêu biểu đã công bố trong thời gian gần đây nhất.
• Các tài liệu liên quan đến Khí tượng, Thuỷ văn, Địa hình, Địa mạo, Địa chất
1. Lê Đức An, 1991. về đặc điểm địa mạo đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa và kế cận. Báo cáo khoa học biển lần thứ 2, trang 28.

2. Lê Đức An, 1998. Vài đặc điểm về địa mạo đáy biển quần đảo Trường Sa và các
vùng kế cận. Tuyển tập các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên vùng quần đảo Trường Sa, trang 37-43.
3. Nguyễn Văn Bách, Nguyễn Tiến Hải, 1998. Các đảo nổi vùng biển Trường Sa.
Tuyển tập các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên vùng quần đảo Trường Sa, trang 104-112.
4. Nguyễn Biểu, 1985. Vài nét về đặc điểm địa chất quần đảo Trường Sa. Tạp chí
Địa chất số 169, trang 20-21.
5. Nguyen Bieu, 1998. Generalities on geological features of Truong Sa
archipelago. Collection of the Contributions on Natrural conditions and
Resources of the Truong Sa Archipelago, p. 21-25.
6. Trịnh Thế Hiếu, 1991. Các kiểu rạn san hô vùng quần đảo Trường Sa. Tuyển tập
báo cáo khoa học toàn quốc lần thứ III, 1991, trang 224-229.
7. Nguyễn Ngọc, Nguyễn Hữu Cử, 1998. Ranh giới địa tầng Pleistocen - Holocen
khu vực đảo nổi Trường Sa. Tuyển tập các công trình nghiên cứu về điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng quần đảo Trường Sa, trang 77-85.
Chương 1. TÀI LIỆU LỊCH s ử LIỀN QUAN ĐÉN THỰC TRANG
q u a n Đả o t r ư ờ n g s a
19
8. Trần Đức Thạnh, 1989. Khái quát cấu trúc và lịch sử phát triển địa chất quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Tạp chí Hải quân, 3 (140), 19-21, Hải Phòng.
9. Trần Đức Thạnh, 1989. Kết quả khảo sát và nghiên cứu địa chất Đệ tứ và địa
mạo đảo Trường Sa, Hải quân, 6 (143), 26-33, Hải Phòng.
10. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đình Hồng, 1989. cấu trúc, phân bố các hệ thống ám
tiêu san hô vùng quần đảo Trường Sa. Tạp chí Hải quân, số 5 (142), Hải Phòng.
11. Trần Đức Thạnh, 1991. Một số đặc điểm địa chất đảo san hô Trường Sa. Tạp chí
Địa chất, trang 37-44.
12. Trần Đức Thạnh, 1996. Động lực bồi tụ xói lở và sự thay đổi hình dạng đảo san
hô Trường Sa. Tài nguyên và Môi trường biển tập II.
13. Trần Đức Thạnh, 1998. Một số đặc điểm địa chất đảo san hô Trường Sa. Tuyển

tập các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
vùng quần đảo Trường Sa, trang 93-103.
14. Lương Xuân Thiều, 1988. Đặc điểm khí tượng hải văn đảo Trường Sa. “Khí
tượng thủy văn” 11-335, 1998.
15. Đỗ Tuyết, 1978. Một số nét về địa mạo quần đảo Trường Sa, TCĐC. No 3, p.
8-38.
16. Đỗ Tuyết, Hoàng Hữu Quý, Lâm Thanh, Nguyễn Đình Uy, 1998. Một số nét về
địa mạo quần đảo Trường Sa. Tuyển tập các công trình nghiên cứu về điều kiện
tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng quần đảo Trường Sa, trang 69-85.
17. Nguyễn Thế Tiệp, 1998. Đặc điểm địa chất, địa mạo vùng quần đảo Trường Sa.
Tuyển tập các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên vùng quần, đảo Trường Sa, trang 26-36.
18. Nguyễn Thế Tiệp, 1996. Đặc điểm địa mạo và địa chất quần đảo Trường Sa. Các
công trình nghiên cứu Địa chất và Địa vật lý biển, tập II, 146-155, Hà Nội.
19. Do Minh Tiep, 1998. Geology of Phan Vinh island, Collection of the
Contributions on Natrural conditions and Resources of the Truông Sa
Archipelago, p. 52-64.
20
ĐỖ Công Thung (chủ biên)
• Tài liêu vè Thưc vât biển
• • •
1. Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Văn Khôi, Vũ Minh Hào, 2001. Sinh vật phù du
vùng biển quần đảo Trường Sa. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá
biển, T II, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
2. Nguyễn Tiến Cảnh, Vũ Minh Hào, Nguyễn Hoàng Minh, 2005. Sinh vật phù du
vùng biển quần đảo Trường Sa. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá
biển, T III, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
3. Nguyễn Văn Tiến, Đàm Đức Tiến 2000. Bước đầu nghiên cứu cỏ biển ở quần
đảo Trường Sa. Tuyển tập báo cáo, Hội nghị Sinh học Quốc gia, Hà Nội, 7-
8/ 2000.

4. Nguyễn Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Hữu Đại, 2000. Sách “Cỏ biển
Việt Nam”. Nxb KH & KT, Hà Nội. 165 trang.
5. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Huy Yết, Võ Sĩ Tuấn, 1997. Kết quả nghiên cứu
rong, cỏ biển quần đảo Trường Sa trong đợt khảo sát Việt Nam - Philippine. Bộ
KHCN & MT. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học VN-RP JOMSRE-SCS lần
thứ I, Hà Nội, 22-23/4/1997: 101 -111.
6. Nguyễn Văn Tiến (chủ biên), Nguyễn Hữu Đại, Đỗ Nam & al. 2004. Sách “Tiến
tới quản lí hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam”. Nxb KH & KT, Hà Nội, 132 tr.
7. UNEP, 2004. Seagrass in the South China Sea. UNEP/SCS Technical
Publication 3
8. Lê Như Hậu (2001) "Một số loài Rong bổ sung mới ở vùng biển quần đảo Trường
Sa" Tuyển tập Nghiên cứu Biển, XI. Nxb KH &KT, Hà Nội. Tr. 115-121.
9. Đàm Đức Tiến (1999), “Thành phần loài và phân bố của Rong lục (Chlorophyta)
ở một sổ đảo thuộc quần đảo Trường Sa”. Hội nghị Khoa học Công nghệ biển
toàn quốc lần thứ IV, II. Nxb KH&KT, Hà Nội. Tr. 988-993.
10. Đàm Đức Tiến (1999), “Thành phần loài và phân bố Rong biển đảo Thuyền
Chài”. Hội nghị Khoa học Công nghệ biển toàn quốc lần thứ IV, II. Nxb
KH&KT, Hà Nội. Tr. 993-999.
Chương 1. TÀI LIỆU LỊCH s ử LIÊN QUAN ĐỂN THỰC TRẠNG
QUÂN ĐẢO TRƯỜNG SA
21
11. Đàm Đức Tiến (2001) “Một số loài Rong lục mới cho khu hệ Rong biển Việt
Nam” Tạp chí Sinh học (4) Hà Nội. tr (đang in)
12. Đàm Đức Tiến, Nguyễn Văn Tiến (1996), “Thành phần loài và phân bố của
Rong biển đảo Trường Sa”. Tài nguyên và Môi trường biển, III. Nxb Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội. Tr. 236-271.
13. Nguyễn Văn Tiến, Đàm Đức Tiến (2000), “Rong kinh tế quần đảo Tmờng Sa”.
Tài nguyên và Môi trường Biển, VII. Nxb KH&KT, Hà Nội. Tr. 235-247.
14. Phạm Hữu Trí (1995), “Kết quả bước đầu di giống nuôi trồng Rong hồng vân _
Euchcuma gelatinae (E sp.) J. Ag. tại quần đảo Trường Sa”. Hội nghị Sinh học

Biển toàn quốc lần thứ nhất (Nha Trang, 27-28.10.1995). Nxb KH&KT Hà Nội.
15. Phạm Hữu Trí (1996), “Góp phần nghicn cứu Rong biển quần đảo Trường Sa”
(hai đảo Trường Sa Lớn và Nam Yết), "Tuyển tập nghiên cứu biển" tập VII. Nxb
Khoa học và Kv thuật, Hà Nội. Tr. 147-162.
16. Phạm Hữu Trí (1999), “Nguồn lợi cho Rong Kỳ lân ở đảo Trường Sa”. Hội nghị
Khoa học và Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ IV, I. Nxb KH&HT. Hà Nội. Tr.
999-1005.
• Tài liệu về Động vật đáy
17. Đào Tấn Hổ, 1988 Sơ bộ nghiên cứu động vật Da gai ở quần đảo Trường Sa.
18. Trần Đình Nam và Tạ Minh Đường, 1988. Sơ bộ nghiên cứu động vật Thân mềm
ở quần đảo Trường Sa.
19. Nguyễn Huy Yết, 1996. Nguồn lợi sinh vật biển đảo Thuyền Chài.
20. Nguồn lợi sinh vật bổn đảo Đá Nam, Sinh Tồn, Tốc Tan và Đá Tây thuộc quần
đảo Trường Sa. Đồ Công Thung, 2002.
21. Đỗ Công Thung và nnk, 2002. Nguồn lợi sinh vật bốn đảo Đá Nam, Sinh Tồn,
Tốc Tan và Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa.
22. Đỗ Công Thung và nnk, 2003 Nguồn lợi sinh vật bốn đảo Đá Nam, Sinh Tồn,
Tốc Tan và Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa.
23. Nguyễn Huy Yết, 1996. Nguồn lợi sinh vật biển đảo Thuyền Chài.
22
ĐỖ Công Thung (chủ biên)
24. Nguyễn Huy Yết, 1997. Động vật đáy trên rạn san hô quần đảo Trường Sa.
• Tài liệu về San hô
1. Lăng Văn Kẻn, Nguyễn Huy Yết, 1996. Dần liệu về thành phần loài san hô đá và
rạn san hô đảo Nam Yết, quần đảo Trường Sa. Tuyển tập Tài nguyên và Môi
trường Biển, T. III, Nxb KH&KT Hà Nội, trang 288-297.
2. Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Huy Yết, 1998. Rạn san hô trên các bãi cạn phía bắc quần
đảo Trường Sa. Tuyển tập Nghiên cứu biển, T. VIII, Nxb KH&KT Hà Nội, trang
115-121.
3. Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Huy Yết, Alino p. M., 1996. San hô và rạn san hô vùng

biển Bắc quần đảo Trường Sa theo số liệu chuyến khảo sát Việt Nam - Philippine
Jomsre-96. Báo cáo khoa học tại Hội thảo khoa học Việt Nam - Philippine, Hà
Nội 4/1996.
4. Nguyễn Huy Yết, 1991. Một số dẫn liệu về san hô tạo rạn ở cụm đảo Song Tử
thuộc quần đảo Trường Sa. Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường Biển, T. I, Nxb
KH&KT Hà Nội, trang 135-143.
5. Nguyễn Huy Yết, 1994. Hệ sinh thái san hô biển Việt Nam. Trong: Chuyên khảo
biển Việt Nam, T. IV, trang 387-420.
6. Nguyễn Huy Yết, 1997. Thành phần loài san hô cứng và cấu trúc rạn san hô đảo
Thuyền Chài. Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường Biển, T. IV, Nxb KH&KT
Hà Nội, trang 299-313.
7. Nguyễn Huy Yết, Lăng Văn Kẻn, 1996. Thành phần loài san hô đá và cấu trúc
rạn san hô ở đảo Sơn Ca (quần đảo Trường Sa). Tuyển tập Tài nguyên và Môi
trường Biển, T. III, Nxb KH&KT Hà Nội, trang 319-326.
8. Nguyễn Huy Yết, Võ Sĩ Tuấn, 1998. Động vật Ruột khoang sống đáy ở các rạn
ngầm vùng biển bắc quần đảo Trường Sa. Tuyển tập Nghiên cứu Biển, T.VIII,
Nxb KH&KT Hà Nội, trang 106-114.
9. Nguyễn Huy Yết, Võ Sĩ Tuấn, Lăng Văn Kẻn, 1989. San hô đá ở quần đảo
Trường Sa. Tạp chí Sinh học, số 1/1989, Nxb KH&KT Hà Nội, trang 33-36.
Chương 1.TÀI LIỆU LỊCH Sừ LIÊN QUAN ĐỂNTHỰC TRẠNG
q u A n đ ả o t r ư ờ n g s a
23
10. Nguyễn Huy Yết, Lăng Văn Kỏn, Võ Sĩ Tuấn, 1998. Các báo cáo về san hô tại
đảo Song Tử Tây, Thuyền Chài, Trường Sa, Nam Yết, Sơn Ca. Tuyển tập các
công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng quần
đảo Trường Sa, Nxb Khoa học và kỳ thuật.
11. Nguyễn Huy Yết, 1998. Thành phần loài san hô cứng và cấu trúc rạn san hô đảo
Thuyền Chài. Tuyển tập công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên quần đảo Trường Sa. Phân viện Hải dương học tại Hà Nội:
351-365.

• Tài liêu về Cá Biển
1. Năm 1986, Viện Hải dương học Nha Trang dùng tàu “HQ 602” khảo sát các đảo
Nam Yết và Sơn Ca, nghiên cứu cấu trúc rạn san hô, sinh thái rạn và thành phần
cá san hô. Kết quả đợt khảo sát này, Nguyễn Hữu Phụng và Bùi Thế Phiệt (1987)
công bố danh mục cá san hô có 43 loài, 21 giống thuộc 15 họ, 9 bộ.
2. Năm 1989, Viện Hải dương học Nha Trang dùng tàu “Biển Đông” tổ chức
nghiên cứu tổng hợp các đảo Song Tử Tây, Phan Vinh, Trường Sa và các rạn
ngầm Đá Nam, Tốc Tan, Vũng Mây Một trong những kết quả nghiên cứu của
đợt này đã được công bố trong tài liệu “Cá biển ở quần đảo Trường Sa” của
Nguyễn Hữu Phụng (1991) với danh mục 147 loài, 67 giống, 37 họ.
3. Năm 1994, Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng tổ chức khảo sát các đảo
Nam Yết, Sơn Ca, Trường Sa và Song Tử Tây bằng tàu “HQ 653”, nghiên cứu
chủ yếu về nguồn lợi sinh vật, bổ sung thêm một số loài cá san hô.
4. Năm 1996, Nguyễn Hữu Phụng tổng kết tài liệu hiện có trong công trình nghiên
cứu “Thành phần cá rạn san hô ở quần đảo Trường Sa” xác định được 326 loài,
122 giống, 44 họ.
5. Năm 1997, Nguyễn Nhật Thi trên cơ sở tư liệu mới nhất thu được trong năm
1997 và tổng hợp các tư liệu đã có từ trước xác định được 414 loài, thuộc 138
giống, 46 họ.
24
ĐỖ Công Thung (chủ biên)
6. Năm 2003, Nguyễn Văn Quân trên cơ sở tư liệu của các đợt khảo sát các đảo Tốc
Tan, Đá Tây, Sinh Tồn và Đá Nam đã công bố danh sách cá san hô của khu vực
Trường Sa là 332 loài, 131 giống trong 44 họ.
7. Năm 2004, Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân đã tổng kết các tư liệu
nghiên cứu từ trước tới nay ở khu vực quần đảo Trường Sa và công bố danh sách
cá quần đảo Trường Sa có 524 loài 192 giống thuộc 59 họ cá rạn san hô có trong
khu hệ cá rạn san hô quần đảo Trường Sa. Trong số đó đã bổ sung cho danh mục
cá biển Việt Nam (1994-1997) 54 loài và 2 họ mới. Có thể nói đây là danh sách
cá san hô đầy đủ nhất từ trước tới nay.

8. Năm 2006, trên cơ sở chuyến khảo sát nguồn lợi cá rạn san hô đảo Nam Yết,
quần đảo Trường Sa, Nguyễn Văn Quân đã xác định được 160 loài cá, thuộc 43
giống, 27 họ xuất hiện trên 12 mặt cắt khảo sát (trừ nhóm cá ăn đêm ẩn cư trong
các hang hốc san hô). Lần đầu tiên sau nhiều năm nghiên cứu ở Trường Sa đã có
những kết quả ban đầu tính toán trữ lượng cá rạn san hô đạt giá trị trung bình
khoảng 1,25 ± 0,03 tấn/km2 rạn san hô quanh đảo với khả năng khai thác tối đa là
0,625 ± 0,01 tấn/km2 rạn. Tỷ trọng nhóm cá mó, cá Mú, cá Hè, cá Hồng và cá
Phèn chiếm tới 72,5% trữ lượng tính toán. Kết quả này so với các vùng biển lân
cận của Philippine là tương đối thấp, nhưng lại cao hơn nhiều lần so với kết quả
đánh cá thử nghiệm bằng lưới bén (150kg/lkm2 rạn san hô).
25
ChưoTig 2
ĐẶC ĐIỂM KINH TÉ - XÃ HỘI, AN NINH QUỐC PHÒNG
QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
Quần đảo Trường Sa, nằm cách cảng Cam Ranh 250 hải lý, là một phần lãnh
thổ thiêng liêng của Việt Nam. Từ cảng Cam Ranh - Khánh Hoà, ngư dân thường đi
48 tiếng sẽ đến Trường Sa. Ngay từ thế kỷ thứ XVI, dưới thời Chúa Nguyễn (1558 -
1775), Hoàng Sa và Trường Sa đã được xác định là một phần của tỉnh Quảng Ngãi -
Việt Nam (Phủ biên Tạp lục - Lê Quý Đôn). Trải qua nhiều thế kỷ, tình hình kinh tế
- xã hội quần đảo Trường Sa, đang ngày càng biến đổi và trờ thành một trong những
tâm điểm quan tâm của nhiều nước xung quanh Biển Đông. Trên cơ sở những tài
liệu công bố của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi sẽ giới thiệu những nét
cơ bản nhất về tình hình kinh tế - xã hội của Trường Sa, nhằm giúp người đọc có
những hiểu biết thêm về vùng lãnh thổ xa xôi của tổ quốc ta.
2.1. Tổng quan về quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa, nay là huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, nằm ở
khoảng vĩ độ 6°30' - 12°00’ N, kinh độ 111°20' - 117°20’E) có khoảng 100-130 hòn
đảo, đá và bãi san hô rải ra một vùng biển khoảng 180.000km2. Gần đất liền nhất là
đảo Trường Sa Lớn (cách vịnh Cam Ranh trên 450km. Đảo gần nhất cách Hải Nam
(Trung Quốc) hơn 1.150km, cách Đài Loan gần 1.760km. Độ cao trung bình các đảo

ở quần đảo Trường Sa 3~5m. Đảo lớn nhất là Bình Nguyên, rộng 0,6km2, sau đó là
các đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Nam Yết - nhỏ hơn Bình Nguyên. Các đảo
Song Tử Đông, Thị Tứ, Loại Ta, Sinh Tồn, Vĩnh Viễn, An Bang, Bến Lạc nhỏ hơn
(0,1 - 0,2km2). Hiện nay chúng tôi đã thống kê được 96 đảo có tên với diện tích khác
nhau ở khu vực này (bảng 1; phụ lục 2).
Quần đảo Trường Sa chia thành 8 cụm đảo:

×