Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

luận văn đại học sư phạm Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.42 MB, 52 trang )

Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hình họa là cuốn sách cẩm nang cho người học mỹ thuật, nó đi theo và
xuyên suốt trong suốt cuộc đời sáng tác của người họa sĩ, sẵn sàng cung cấp
cho họ tất cả những bí quyết, từ những chi tiết nhỏ nhất đến tổng thể, một
cách đầy đủ và khoa học, phục vụ cho công việc sáng tác đạt hệu quả, đồng
thời tạo được phong cách trong sáng tác. Vai trò của hình họa trong sang tác
từ lâu đã được các họa sĩ coi trọng và chú ý đến trong học tập và nghiên cứu.
học hình họa nghiên cứu hình họa chính là đi tìm cho mình một phong cách,
một hướng đi riêng trong sáng tác. Chính vì vậy, nếu như một người học mỹ
thuật mà không được học qua hình học thì sẽ không làm được điều gì, bởi
hình họa không chỉ là một môn riêng lẻ mà nó còn có sự ảnh hưởng lớn đến
những môn học khác như: bố cục, trang trí, ký họa, điêu khắc… Đánh giá
trình độ của một người họa sĩ chính là dựa vào những tác phẩm của họ, có tạo
được phong cách riêng không? Hay những yếu tố tạo hình trong đó? Chúng
nói lên những điều gì? cho dù ý tưởng thì lại rất sang tạo.
Họa sĩ người Nga – Repin có nói: “ Ý tưởng anh đẹp đẽ ư, vâng nhưng
anh vẽ tồi thì anh chỉ làm cho người ta ghê sợ, và coi rẻ ý tưởng của anh mà
thôi”, cũng chính vì đièu đó mà ông nói rằng: “Tôi không bao giờ từ bỏ hình
họa đen trắng”.
Nghiên cứu hình họa sẽ giúp cho người vẽ sự vững vàng vè kỹ thuật
dựng hình và tự tin trong các môn học khácngay cả khi thực hành trước thực
tế thiên nhiên… giúp cho người vẽ định hình được bố cục một cáchnhanh
chóng, phong cách thể hiện sâu sắc hơn, tinh tế hơn trong từng nét bút, vệt
mầu… Đấy chính là nhờ sức mạnh của việc nghiên cứu hình họa phát huy tác
dụng, nghệ thuật sáng tác sẽ qua bàn tay, khối óc của nghệ sĩ để biến những kĩ
1
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật


thuật về hình, nét,… phóng khoáng, giản đơn, những vật vô tri vô giác trở nên
có hồn trên mặt phẳng không gian hai chiều.
Hình họa là môn học đi sâu nghiên cứu vẻ đẹp của đồ vật và vẻ đẹp của
con người trong giới tự nhiên thong qua nhiều kỹ thuật và chất liệu vẽ khác
nhau. Hình họa nghiên cứu các hình khối, mầu sắc, đậm nhạt cơ bản của sự
vật hiện tượng giúp người học vẽ hiểu, biết về quy luật, cấu trúc, sự sắp xếp
của các khối, mảng, các hệ thống nét… để vận dụng vào bài vẽ, cho tới kỹ
năng thể hiện nhằm cải tạo không gian (của mẫu) dưới tác động của nguồn
sáng chiếu vào.
Hình họa tốt sẽ giúp cho người học có được cách ghi chép nhanh khi
đứng trước mọi cảnh đẹp thiên nhiên trong cuộc sống sinh động. từ những
ghi chép ngoài thực tế đó để làm tư liệu cho việc sáng tác tranh thêm phong
phú.
Lịch sử phát triển của mỹ thuật đã ghi nhận vai trò và vị trí của hình
họa trong sáng tác tranh cả các họa sĩ qua các thời kỳ, giai đoạn. Bản thân là
sinh viên mỹ thuật qua quá trình học tập và nghiên cứu tôi đã thấy được vai
trò của hình họa trong việc sáng tác tranh. Trong thiên nhiên mọi vật tồn tại
đều có hình thể. Vẽ tức là ghi lại các hình thể đó trên mặt phẳng của không
gian 2 chiều. Hình họa dạy cho người vẽ phương pháp dựng hình để mô tả đối
tượng khách quan có thực mà mắt ta quan sát được bằng đường nét, mảng,
hình khối, sáng tối… Vẽ hình họa tốt tức là đã luyện cho bản thân một khả
năng quan sát và bắt hình dáng tốt. Ngoài việc luyện mắt, luyện tay, quan sát
và hình thành nhiều ý tưởng về sáng tác còn rèn luyện cách vẽ hình, vẽ nét
nhanh chóng, mạch lạc, chính xác hơn đồng thời còn có sự chọn lọc có sáng
tạo trong khi lên đậm nhạt, cách dựng hình… tạo thành nhiều phong cách
sáng tác đầy sáng tạo thu hút. Học hình họa tốt giúp cho người học vẽ có thể
lựa chọn nhiều nhiều thể loại sáng tác khác nhau, có thể dung nét, dùng đậm
nhạt hay chỉ là những hình mảng đơi giản được sắp xếp trên mặt phẳng tranh
2
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A

SP Mỹ thuật
với nhiều ý đồ độc đáo. Tạo được phong cách riêng cho họa sĩ, mà trong hội
họa thì phong cách là tất cả, tài năng của người nghệ sĩ được đánh giá qua giá
trị nghệ thuật của tác phẩm mà họ sáng tác. Mỗi tác phẩm sáng tác mang tính
đặc thù của cá nhân người nghệ sĩ đó. Sự độc đáo này chủ yếu là ở cách thể
hiện (nét vẽ, mầu sắc, hình dạng cách điệu hóa, nhịp điệu hoặc kí hiệu…) tức
là ở hình thức của tác phẩm Một họa sĩ sáng tác giỏi bởi vì họ đã có một
vốn hình họa vững vàng, nhờ những nghiên cứu hình họa họ đã tìm cho mình
nhiều cách thể hiện cảm xúc khác nhau, mà lịch sử đã chứng minh cho ta thấy
điều này như họa sĩ Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Pi-cát-xô…và từ
lâu người học vẽ nói chung hay người vẽ nói riêng đã coi hình họa là mục
tiêu, là đối tượng người học vẽ nghiên cứu, tìm hiểu và phát hiện để phục vụ
cho việc sáng tác tranh
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm thấy được tầm quan trọng của môn hình họa trong sáng tác.
- Tìm hiểu về vai trò của hình họa trong sáng tác tranh.
- Giúp mọi người thấy và hiểu them về tầm quan trọng của nó trong sự
nghiệp học tập và sáng tác.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu về hình họa và vai trò của nó trong sáng tác tranh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu
- Nghiên cứu tài liệu
- Thực tế học tập trên lớp
- Phân tích, so sánh tổng hợp các bài hình họa của các họa sĩ trên thế
giới.
5. Dự kiến đóng góp của đề tài.
- Đưa ra được các yếu tố hình họa ở trong tranh.
3
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A

SP Mỹ thuật
- Góp phần xây dựng tài liệu học tập cho sinh viên và người học mỹ
thuật nói chung.
6. Bố cục tiểu luận
A. Mở đầu.
B. Nội dung.
Chương 1: Một số nét chung về hình họa.
1.1: Khái niệm hình họa
1.2: Mục đích của vẽ hình họa
1.3: Hình họa cơ bản
1.4: Hình họa sáng tác
Chương 2: Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh
2.1: Hình họa cơ bản với sáng tác tranh
2.2: Sử dụng hình họa trong sáng tác bố cục tranh
2.2.1: Hệ thống đường nét
2.2.2: Mảng, khối
2.2.3: Bút pháp
2.2.4: Không gian ánh sáng
2.2.5: Diễn chất
2.3: Yếu tố hình họa trong tranh của một số họa sĩ nước ngoài
2.4: Yếu tố hình họa trong tranh của một số họa sĩ Việt Nam
2.5: Nhận thức của bản thân về vai trò của hình họa trong học tập
Cơ bản và sáng tác tranh.
2.6: Một số tác phẩm hình họa đặc sắc.
C. Kết luận.
4
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ NÉT CHUNG VỀ HÌNH HỌA VÀ SÁNG TÁC

1.1. Khái niệm hình họa
Hình họa là phương pháp dựng hình để mô tả đối tượng khách quan có
thực mà mắt ta quan sát được bằng nét, mảng, hình khối sáng tối … Để tạo
không gian trên mặt phẳng. Không gian trong hình họa có thể là một màu
hoặc có thể là nhiều mầu.
Có rất nhiều cách gọi khác nhau về hình họa, song trựu trung lại có
những cách gọi chính là: hình họa, vẽ theo mẫu, vẽ tả thực, vẽ mẫu sống…
Hình họa cực kì quan trọng cho bất kì một ai học mỹ thuật, hình họa
nghiên cứu để tìm ra những cấu trúc đẹp của tất cả các sự vật trong thiên
nhiên và cả con người hiện thực. Hình họa được xuất hiện từ thời xa xưa, từ
khi con người còn chưa biết đọc biết viết thì nó đã xuất hiện qua những hình
vẽ bên trên hang đá, hay những hiện còn lại nơi sinh sống của người nguyên
thủy xưa với những hình ảnh của thú vật, các hình ảnh sinh hoạt của người
xưa về hoạt động săn bắt, hái lượm… Ngày nay con người đã tìm được hàng
trăm hang động có hình vẽ và kì diệu làm sao những bức vẽ ấy lại rất sống
động, rất gần gũi với hiện thực, với đối tượng được miêu tả. Nhưng cũng qua
những hình ảnh đó đã cho người sau biết và hiểu được về đời sống sinh hoạt
cũng như thẩm mỹ của người cổ xưa. Tất cả những tác phẩm phẩm hội họa
đầu tiên trong buổi bình minh đều mang nặng dấu ấn của hình họa. Họ đã biết
loại trừ đi những cái gì gọi là chi tiết, chắt lọc lại những điểm rất cơ bản và
đặc trưng, tinh tế . Từ cái vỏ giống nhau được lặp đi lặp lại của sự việc họ đã
đơn giản để diễn tả bản chất của đối tượng, bằng lối hình học hóa và đồ họa
hóa. Cách thể hiện phong phú dù chỉ là những đường viền chu vi hay chi là
những mảng mầu đậm đặc, hình ảnh được miêu tả chứng tỏ khả năng quan sát
và rất thuộc mẫu của người vẽ. dù đơn giản hay tinh tế, vụng về hay trau
5
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
chuốt chất liệu thực vẫn là phẩm chất đầu tiên của bức vẽ và họ đã dùng để
khắc lên trên hang động để rồi trở thành những tác phẩm đẹp của dấu ấn lịch

sử. Những hình vẽ của người nguyên thủy không chỉ để trang trí mà còn là
những kí hiệu có ý nghiã báo động hay thông tin cho cộng đồng, cũng chính
điều này mà chữ viết đã xuất hiện. Ban đầu là là những bỉểu tượng rồi sau đó
được chuyển hóa dần rồi đi đến đơn giản nhất. Điều này để chứng minh cho
sự sáng tạo chắt lọc của hình họa.
1.2 Mục đích của hình họa
Học hình họa tức là học nghiên cứu vẻ đẹp của đồ vật, hoa quả, vẻ đẹp
con người, nghiên cứu về các loại tượng. Tượng chân dung, tượng bán thân,
toàn thân với chất liệu thạch cao thông qua nhiều kĩ thuật và chất liệu vẽ.
Nghiên cứu cụ thể về các khối cơ bản, dưới tác động của ánh sáng, và quy
luật của mắt nhìn để tạo không gian trên mặt phẳng, nhằm trang bị cho sinh
viên những kiến thức chuyên sâu, chọn lọc nhất về hình họa, về cấu trúc tỉ lệ,
vai trò của các khối cơ bản, trong việc vẽ hình họa và sáng tác tranh. Vận
dụng môn hình họa một cách khoa học vào các môn chuyên ngành khác.
Giúp sinh viên có thể luyện tập thực hành với nhiều chất liệu vẽ khác
nhau, vận dụng các kiến thức về cấu tạo hình khối, tương quan đậm nhạt
thông qua mầu sắc. Biết tái tạo không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều
trong cả học tập và sáng tạo hội họa. Sử dụng các thủ pháp diễn tả thông qua
đường nét, hình mảng, đậm nhạt, mầu sắc
Xuất phát từ chính vai trò của nó vì vậy mà mục đích của hình họa
cũng không nằm ngoài những điều này, mục tiêu sâu xa của hình họa chính là
hướng tới trình độ cao hơn để phục vụ cho sáng tác tranh.
1.3. Hình họa cơ bản
Hình họa căn bản là một môn học cơ bản của hội họa, nó rất quan trọng
đối với người làm nghệ thuật, đặc biệt là đối với sinh viên học mỹ thuật.
Nghiên cứu hình họa căn bản thông thường đều phải tuân theo những bước vẽ
6
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
cụ thể, từ xác định mẫu vẽ, xác định bố cục, tìm tỉ lệ chung, tỉ lệ riêng từng

phần cụ thể, dựng hình… cho đến bước cuối cùng là cấu tạo được không gian,
bài vẽ sát mẫu thực được bầy ra trước mắt người vẽ, đối tượng được vẽ có thể
là đồ vật, hoa lá, động vật, con người

Bài vẽ hình họa cơ bản
Hình họa căn bản là bước khởi đầu của người học vẽ và từ đấy làm tiền
đề tác động lên các môn học khác của chuyên ngành. Hình họa, hình vẽ người
hoặc vật tương đối kĩ và được thể hiện bằng nhiều kĩ thuật vẽ khác nhau như
chì đen, than, sơn dầu, mầu bột… trong các trường nghệ thuật tạo hình, môn
hình họa là môn vẽ nghiên cứu các đồ vật có hình khối cơ bản và mẫu người
khỏa thân hoặc mẫu người mặc quần áo. Từ thời cổ đại người ta đã đề cao vẻ
đẹp của con người. Trong các chuyện thần thoại mang đề tài tôn giáo, các
thiên thần đều được diễn tả rất gần gũi và giống với con người thật.Các họa sĩ
7
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
thời kỳ Phục Hưng ở Ý như Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ. Ti-xiêng,
Ra-pha-en… đã vẽ những bức hình họa tuyệt vời. Trong lịch sử mỹ thuật, hầu
hết các danh họa đều có trình độ rất cao về hình họa. Bước đầu khi học vẽ
hình họa thường vẽ những hình khối cơ bản , sau đó là vẽ tượng chân dung,
rồi đến vẽ người, con người được coi là sản phẩm hoàn mỹ nhất của tạo hóa.
Nghệ thuật ở thời đại nào cũng phản ánh con người là chính. Con người có
muôn vàn trạng thái vận động của cơ thể, của tâm tư trong mọi quan hệ với xã
hội, thiên nhiên. Một bức hình họa đẹp phải là một tác phẩm có sự sàng lọc,
có các yếu tố của ngôn ngữ tạo hình, bên cạnh đó phải có cách diễn đạt sinh
động mang lại sức truyền cảm lớn. Nghiên cứu hình họa là một điều hết sức
quan trọng đặc biệt là hình họa vẽ người. Tổng quan về lịch sử các nền mỹ
thuật trên thế giới, thì việc dạy học nghệ thuật luôn coi hình tượng con người
là đối tượng trọng điểm để nghiên cứu và học tập. Từ “Chủ nghĩa nhân văn”
trong thời Phục hưng ở Italia cuối thế kỉ XV, đến “Chủ nghĩa hiện thực” sau

thắng lợi của cuộc cách mạng giai cấp tư sản ở Hà Lan thế kỷ XVII, từ “Chủ
nghĩa cổ điển” trong các trường mỹ thật Pháp thế kỷ XVIII đến “Chủ nghĩa
ấn tượng” do cuộc cách mạng nghệ thuật không nằm ngoài chủ thể con người.
Nghệ thuật từ sự sáng tạo trong ý nghĩ của con người, được bắt nguồn từ cuộc
sống với biết bao điều thú vị trong đó đã được các họa sĩ cảm nhận và sáng
tác thành những tác phẩm bất hủ.
Việc học vẽ hình họa người là điểm nhập môn trong các bài vẽ và sáng
tác đối với sinh viên mỹ thuật. Hình họa không chỉ có thể độc lập hoàn thành
sáng tác nghệ thuật. Đồng thời, nó lại là hòn đá tảng vững chắc cho tất cả các
bài luyện tập chuyên ngành.
1.4. Hình họa sáng tác
Hình họa sáng tác khác với hình họa căn bản, hay nói cụ thể hơn là một
tác phẩm hình họa sáng tác khác với một bài hình họa nghiên cứu thông
thường. Trước hết điểm giống nhau đó cũng chính là về các yếu tố tạo hình
8
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
như đường nét tỉ lệ, hình khối, mảng, mầu sắc, không gian… và ngay cả bút
pháp, phong cách thể hiện. Tuy nhiên một bức hình họa được gọi là sáng tác
khi tác phẩm đó được nâng cao hơn về chất cảm, sáng tác không còn là những
lý thuyết đơn thuần hay căn bản nữa, mà nó bước tới một bước cao hơn sáng
tạo hơn thể hiện được ý đồ tác giả, người vẽ thể hiện cảm xúc sâu sắc, mãnh
liệt có khi chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời họ sử dụng
cách thể hiện đó, hay hình ảnh đó để nói lên điều gì đó trong hình họa. Các
tác phẩm này có thể không còn là những bài nghiên cứu khô khan với những
tiêu chuẩn về hình, về tỉ lệ nữa mà nó được chuyển sang nhiều dạng khác như
sự biến dạng về hình, về tỉ lệ…(chèn tranh của Bacon)
Sáng tác hình họa ngoài vẻ đẹp của sự tạo hình, tác phẩm đó còn phải
có vẻ đẹp về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật trong đó. Đối tượng vẽ có thể
là mẫu vẽ được bầy trực tiếp trước mắt nhưng có khi chỉ là những hình ảnh

trong tưởng tựong cảm xúc, hay những kiến thức cơ bản của những người có
khả năng sáng tạo cộng với kĩ thuật vẽ của người nghệ sĩ trong những lúc cảm
xúc mạnh…, lúc này nghệ sĩ không còn là nhìn trực tiếp nữa mà là những kỹ
năng sáng tạo, và sáng tác.
Sáng tác là cả một quá trình sáng tạo lâu dài của người nghệ sĩ, trong
quá trình sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật . Nghệ thuật chính là sự sáng tạo
ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư
tưởng thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng
tình cảm cho người thưởng thức. người nghệ sỹ sáng tác ra cái hay cái đẹp để
cho người ta chiêm ngưỡng, chime nghiệm qua các giác quan, từ đó ngưỡng
mộ bởi trình độ, tài năng kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo, vượt lên trên mức thông
thường phổ biến. Sáng tác thường là một tác phẩm nghệ thuật.
9
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
Bài vẽ hình họa sáng tác
Để giải thích cho sáng tác tranh, thì sáng tác một bức tranh hình họa đầu
tiên cũng được hình thành từ sự xuất hiện ý tưởng, ý tưởng sáng tạo phát sinh
từ tâm trí, cái cuối cùng là sẽ phát triển thành khái niệm của một tác phẩm
nghệ thuật hoàn tất qua sự thể hiện thành tác phẩm cụ thể. Để bắt đầu sáng tác
người nghệ sĩ phải làm việc với một ý tưởng hoặc hạt mầm, ý tưởng có thể là
một bức vẽ nguệch ngoạc không mục đích, một ý nghĩ bất chợt bùng lên trong
đầu nghệ sĩ hoặc một ý niệm đã phát triển nơi tâm trí người nghệ sĩ trong một
thời gian dài. Nếu ý tưởng đó trở nên rõ nét, thì nó phải được triển khai trong
môi trường được chọn bởi người nghệ sĩ ( sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ, mầu
nước, đất sét…) người nghệ sĩ không chỉ làm chủ môi trường, nhưng còn bị
môi trường kìm chế. Qua môi trường ý tưởng dần dần hình thành phối hợp
với các yếu tốt về kỹ thuật, kỹ năng, kiến thức chuyên ngành…để sáng tác.
Trong khi triển khai sáng tác tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ sẽ quan tâm
đến tác phẩm hay cấu trúc chính thức khi tìm hướng trình bày ý tưởng một

cách truyền đạt và hấp dẫn nhất. Trong tiến trình này, sự xuất hiện của trừu
tượng hóa là điều không tránh khỏi, ngay cả khi tác phẩm mang tính hiện thực
10
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
– các yếu tố sẽ được đơn giản hóa, thay đổi, thêm vào, loại bỏ, hoặc sửa đổi
tổng quát. Quá trình sáng tác tranh cũng được diễn ra lâu dài hoặc nhanh
chóng là tùy thuộc vào nhiều yếu tố có nhiều tác phẩm được sáng tác trong
vòng nhiều năm như tác phẩm “Bữa tiệc cuối cùng” của Lê-ô-na đờ Vanh-xi,
có những tác phẩm được hoàn thành trong khoảng thời gian rất ngắn và họa sĩ
sử dụng nhiều loại phương tiện để áp dụng yếu tố nghệ thuật: Đường nét, hình
dáng, sắc độ, ánh sáng, cấu tạo và màu sắc… Những yếu tố đó là những thành
phần cơ bản, chủ yếu, của bất kì một tác phẩm nghệ thuật nào. Những yếu tố
cơ bản được xem là cần thiết cho những nền tảng nghệ thuật.
Sáng tác tranh cũng xuất phát từ chính nhu cầu cuộc sống, con người
tìm hiểu nghệ thuật và đồng thời cũng sáng tác nghệ thuật. Chúng ta có thể
xem những bức họa trong hang động và những tác phẩm chạm khắc thời tiền
sử để thấy được được rằng, những bức họa trong hang động chắc hẳn đã được
thực hiện nhằm bảo đảm sự thành công trong săn bắn – một loại hình của
phép thuật. Nhưng với bức tượng chạm khắc thì chắc hẳn chúng ta thầm hỏi,
vì lý do gì mà có pho tượng đó? Có lẽ nó đã được dùng làm linh vật mang lại
sự phồn thịnh. Nhưng dẫu sao vì một động cơ nào chăng nữa hay trong bất kỳ
một trường hợp nào, chắc chắn đó là một loại hình ưu việt của phép thuật –
phép thuật của khả năng sáng tạo nghệ thuật qua sự sáng tác độc đáo của
người vẽ. Sáng tác tiếp cận với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, từ đó
phong cách cũng được hình thành với nhiều hình dạng hơn.
Sáng tác tranh như một quá trình rất tự nhiên, con người đứng trước
thiên nhiên, trước sự vật sống động, cảm nhận nó và nẩy sinh những ý tưởng
sáng tạo độc đáo về các dối tượng đó, để rồi đáp ứng nhu cầu tình cảm, cảm
xúc của họ trước hoàn cảnh đó. Sáng tác là để ghi lại dấu ấn ấy bằng bằng

chính những tác phẩm nghệ thuật cụ thể như văn thơ, truyện, hay những tác
phẩm hội họa. Qua năm tháng các nghệ sĩ đã được ca ngợi, rồi bị xem thường,
bị hiểu nhầm và phê phán theo nhiều cách khác nhau. Nhưng số lượng tác
11
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
phẩm để lại cho ngày nay là vô cùng lớn lao. Trong đó về hội họa thì không
thể kể hết. Người họa sĩ cảm thụ qua những phương tiện trung gian chưa định
rõ hay là sự hình thành tạo nên những giá trị độc đáo cho hội họa. Các tác
phẩm hội họa hay còn gọi là tranh vẽ, nó là ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng
của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội họa mà họ đã sáng tác. Một tác
phẩm hinh họa được sáng tác thường là những kiệt xuất của người họa sĩ.
Hình họa cơ bản nhưng sử dụng nó trong sáng tác đòi hỏi người họa sĩ phải
giỏi về kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên không phải bất kì một họa sĩ nào
giỏi về hình họa cũng sáng tác tranh hình họa, mà có người lại thích sáng tác
tranh phong cảnh… vậy họ vận dụng được những gì trong việc họa hình họa
để đi đến sáng tác. Đấy chính là vấn đề mà tôi muốn muốn nói ở đây, học
hình họa có phải chỉ để biết vẽ thông thường hay không, mà quan trọng là
người học phải biết vận dụng nó trong mọi hoàn cảnh học tập, trong mọi tình
huống khi vẽ. Đó cũng chính là những cái hay cái quan trọng của môn học
này vì thế mà các họa sĩ chuyên sang tác tranh phong cảnh đã vận dụng để
sáng tác tranh rất hiệu quả
12
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA HÌNH HỌA
TRONG SÁNG TÁC TRANH
2.1 Hình họa cơ bản với sáng tác tranh
Hình họa cơ bản trong sáng tác là điều rất qua trọng. Để sáng tác được
tranh trước hết phải có kiến thức cơ bản về mỹ thuật từng bước cơ bản rồi từ

đơn giản đến phức tạp. Học vẽ hình họa chính là việc sắp xếp một cách khoa
học, đối với việc đào tạo nghệ thuật. Cùng với việc luyện tập hình họa chính
là luyện tay vẽ, luyện cách nhìn và sáng tạo trong sáng tác… Một tác phẩm
hình họa thành công không chỉ ở những sự giống nhau của đặc trưng bên
ngoài sự vật hiện tượng, mà còn ở chỗ nắm bắt được điểm sáng trong tâm
hồn của sự vật đó và thể hiện các tầng lớp nội tâm của sự vật. Điều này đòi
hỏi người sáng tác không chỉ cần phải chăm chú quan sát những chi tiết tinh
tế mà còn phải rèn luyện thói quen thường xuyên tích lũy để trong quá trình
sáng tác càng được dẽ dàng cho việc tìm hiểu và mô phỏng tính cách và thế
giới tâm hồn của nhân vật, sự vật hiện tượng, để xây dựng nên hình tượng
nghệ thuật điển hình, phong phú.
Mọi vật trong tự nhiên tồn tại đều có hình có khối được đặt trong
không gian 3 chiều, nếu không được học hình họa thì sẽ không làm được điều
này, sẽ không cấu tạo được không gian. Vẽ cũng có nghĩa là ghi lại hình dáng
của vật thể đó bằng hệ thống đường nét, bằng đậm nhạt… Thông qua các kỹ
thuật và thủ pháp diễn tả về tương quan tỷ lệ, hình khối, sáng tối, mầu sắc,
cho tới nhịp điệu của nét, của mảng, mầu sắc… Vị trí của các hình trong tác
phẩm tạo hình nói lên sự vững chãi, chặt chẽ cho bố cục, các tuyến nhân vật
và các chi tiết theo ý đồ người vẽ. Hình họa tham gia vào tất cả mọi lĩnh vực
chuyên ngành như bố cục, trang trí, điêu khắc, kí họa… hay nói cách khác
nữa là trong nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật.
13
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
Học vẽ hình họa luôn luôn được coi trọng trong các trường chuyên
nghiệp. Đào tạo hình họa là vấn đề hàng đầu. Ngay từ xưa hình họa đã được
các họa sĩ chú ý và nghiên cứu như một môn khoa học. Với người Ai Cập cổ
đại thì họ lại tin rằng việc bảo tồn thân xác và giữ lại chân dung của người
quá cố, nhất là các Pha-ra-ông sẽ làm cho họ luôn trường tồn vĩnh cửu. Ngôn
ngữ Ai Cập, từ “thợ điêu khắc” có nghĩa là người giữ cho sống mãi… Vì thế,

nhờ sự tập trung hoàn toàn vào cấu trúc hình dáng cơ bản của đầu người mà
những bức tượng chân dung gây được nhiều ấn tượng sống động. Còn người
Hy Lạp, La Mã thì tin rằng khi tạo ra cái đẹp bằng cách làm cho một hình
tượng được xây dựng thông qua một cơ thể đẹp cụ thể. Chính vì thế mà yếu tố
hình được họ đề cao hơn cả. điều này được thể hiện rất rõ trong nhiều tác
phẩm nghệ thuật như những pho tượng như “Người ném đĩa” của Mi-rông,
“Vệ nữ Mi-lô”, tượng vệ nữ ở Xni-đơ của Pra-xi-ten đã đạt được hiệu quả
cao về chuẩn cấu tạo cơ thể người và vị thế kì lạ của sự chuyển động, tạo
được vẻ đẹp và sự duyên dáng trong diễn tả, nét quyến rũ của cuộc sống bình
dị. Sang thời kì Phục Hưng, việc nghiên cứu hình họa đã được các họa sĩ say
mê trong khám phá và sáng tạo nhất là nghiên cứu cơ thể con người. Một số
họa sĩ tiêu biểu cho giai đoạn này như họa sĩ Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Mi-ken-
lăng-giơ, Ra-pha-en…
Họa sĩ Lê-ô-na đờ Vanh-xi ngay từ thời trẻ đã học vẽ mẫu người khỏa
thân và các đường lượn trên mẫu quần áo. Ông nghiên cứu rất nhiều về hình
họa, đăc biệt trên cuốn sổ tay của ông là hàng nghìn những ghi chép phác thảo
nghiên cứu thâm diễn hình họa người rất quan trọng và có ích để lại cho mãi
tới tận bây giờ. Khi đã thành tài ông vẫn không ngừng nghiên cứu và dò dẫm
bí mật của cơ thể con người bằng cách mổ xẻ hơn 30 tử thi. Cũng nhờ đó mà
họa sĩ đã xây dựng nên các tác phẩm bất hủ trong đó con người luôn là trung
tâm của tác phẩm với các trạng thái tâm lý khác nhau. Điều này được thể hiện
rất rõ trong tác phẩm “Bữa tiệc cuối cùng của ông”. Để vẽ được bức tranh này
14
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
mà ông đã nghiên cứu rất nhiều các loại chân dung khác nhau để tìm cho
mình những nét độc đáo nhất trong việc khắc họa chân dung của các thánh
tông đồ.
Bữa tiệc cuối cùng - Tranh tường (1495-1498)
Mi-ken-lăng-giơ lại cố thâm nhập, tìm hiểu về cách miêu tả cơ thể đẹp

của con người khi chuyển động với tất cả cơ bắp và gân cốt của nó. Ông thích
vẽ các nhân vật khỏa thâm ở các tư thế phức tạp. Bức tranh “Sự phán xét cối
cùng” được vẽ trên nhà thờ Xich-xtin là một tác phẩm hoàn hảo về ý tưởng,
bố cục và nhất là vẻ đẹp của các mẫu người
khỏa thân. Ngoài ra ông còn là một bậc thầy
trong nghệ thuật điêu khắc. về lĩnh vực này
ông đã kết hợp yếu tố hình họa trong các tác
phẩm nghệ thuật của một cách xuất sắc. Chúng
ta hãy xem một trong những tác phẩm nổi
tiếng của ông là bức tượng “Đa-vít”, pho
tượng được tạo ra từ một khối đá cẩm thạch
cao 5,5m. Nhân vật Đa-vít đứng sừng sững
trước mắt người xem tưởng chừng như một
15
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
con người sống thật sự, do các tỉ lệ trên cở thể của tượng được ông diễn tả rất
chuẩn với cơ thể thật của con người. Cơ bắt thì cuộn lên đến sống động, và
người ta có thể thấy như các mạch máu đang chảy trên cơ thể Đa-vít.
Hay như họa sĩ Đa Vít, để xây dựng tác phẩm diễn tả cái chết của Ma-
ra một nhân vật vô cùng đặc biệt, một lãnh tụ của Cách mạng Pháp, người đã
tự nhận sẽ mang lấy định mệnh tôn giáo khi đang làm việc cho hạnh phúc của
cộng đồng bị kẻ thù sát hại ngay trong bồn tắm.Qủa thực bức tranh là một
thành công lớn khi ông lột tả được vẻ đẹp quý phái của Ma-ra, ông đã học
được cách tạo hình của bắp thịt và vẽ nghiên cứu nhân vật như sống động
trước mắt người xem như một Ma-ra thực sự. Còn họa sĩ Anh-gơ-rơ thường
nhấn mạnh vào quy luật về độ chính xác tuyệt đối trong giờ vẽ hình họa khi
dạy học. Ông có kĩ thuật diễn tả hình thể con người một cách vững chãi, cặn
kẽ với vẻ trong sáng đến lạnh lùng của nhân vật. Với tranh của họa sĩ Bô-ti-
xen-li là họa sĩ kết thúc cho thời kì tiền Phục hưng, tranh của ông cũng là

những thành công từ việc nghiên cứu hình họa và thể hiện nó trên tác phẩm,
các tác phẩm của ông là sự diễn tả của cơ thể người mềm mại chất da thịt
căng tròn. Như ở tác phẩm “Mùa xuân” các nhân vật được thể hiện một cách
duyên dáng và được đặt trong một khu vườn của thần mùa xuân. Chỉ bấy
nhiêu thôi đã cho người thưởng thức thấy hết biểu hiện của mùa xuân.
Các họa sĩ ở giai đoạn sau này cũng vậy, kế thừa và phát triển những
thành quả nghệ thuật một cách sáng tạo. trước khi là những nhà danh họa nổi
tiếng thì họ cũng đều là những người vẽ nghiên cứu hiện thực, nghiên cứu
mẫu người rất nghiêm túc và cơ bản. Một trong những họa sĩ tiêu biểu của thế
kỉ XX là Pi-cat-xô ông đã từng nói đại ý rằng “Năm mười ba tuổi tôi vẽ được
như Mi-ken-lăng-giơ, những đến năm ba mươi tuổi tôi vẽ được như một đứa
trẻ con”. Điều ấy nói lên rằng, trước khi sáng tạo ra những trường phái mới
cho hội họa thế kỉ XX, Pi-cát-xô đã từng nghiên cứu hình họa rất kinh điển,
rất bài bản và hiệu quả cao. Từ những nghiên cứu đó đã giúp ông đi sâu tìm
16
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
tòi, khám phá, tạo nên những khuynh hướng hội họa mới cho nền nghệ thuật
thế giới. Đây cũng là điểm chung cho các họa sĩ hiện thực sau này.
Trước khi đi đến và sáng lập ra trường phái Lập thể, Pi-cat-xô đã trải
qua hai giai đoạn. đầu tiên là giai đọan mầu lam, một gam mầu nặng nề và
buồn bã, ảm đạm, sau đó dần dấn tranh của ông bớt màu lam và thay vào đó
là mầu hồng, mầu vàng, thời kì này là thời kì mầu hồng của ông. Giai đoạn
này đa số ông sáng tác tranh hình họa, đối tượng chính trong tranh của ông
chủ yếu là con người, ông nghiên cứu rất nhiều về cơ thể con người vì thế mà
trong tranh của ông không chỉ có cấu trúc, tỉ lệ mà, mảng khối… mà còn lột tả
rât rõ đặc điểm, cái thần các nhân vật mà ông vẽ.

Người chơi ghi-ta mù, 1903. tranh sơn dầu của Pi-cát-xô
Sau thời kì mầu hồng, Pi-cát-xô chuyển hướng nghiên cứu, ông bắt đầu

phong cách Lập thể. Để làm được điều này, trước đó ông đã vẽ rất nhiều phác
17
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
thảo nghiên với nhiều chất liệu khác nhau, như than, chì, phấn mầu, thuốc
nước, sơn dầu. Tác phẩm đánh dấu bước đầu tiên của ông là tác phẩm
“Những cô gái A-vi-nhông”, tác phẩm đã làm cho nhiều người ngạc nhiên vì
không chỉ ở chỉ ở chủ đề của nó mà còn ở chính cách thể hiện trong tác tác
phẩm. tác phẩm vẽ năm cô gái khỏa thân, nhưng điều đặc biệt là nó không
giống với tranh khỏa thân ở thời kì Phục hưng mà năm cô gái này đã được
họa sĩ đẽo gọt như những pho tượng châu Phi, sự sắp xếp các mảng mầu độc
đáo gây ấn tượng mạnh. Trong tác phẩm này tác giả không còn chú ý đến giải
phẫu, luật xa gần nữa, bức tranh vượt qua mọi nguyên tắc tạo hình mà các họa
sĩ Phục hưng, Cổ điển Pháp đã nghiên cứu và thể hiện. Tác phẩm là một quan
niệm mới về tạo hình, sự vật được nhìn ở nhiều góc độ khác nhau, được kết
hợp trên một hình tượng nghệ thuật. Đây là kết quả nghiên cứu về hình của
ông trong nhiều năm sáng tác của mình

Những cô gái A-vi-nhông - tranh sơn dầu của Pi-cát-xô
Ở Việt Nam mỹ thuật cũng trển khá thành công với số lượng tác phẩm
sáng tác hang năm rất nhiều. Năm 1925, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông
18
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
Dương được thành lập đã đánh dấu cho bước phát triển mới trên con đường
sáng tạo riêng trường đào tạo cùng với nhiều môn tạo hình khác nhau nhưng
hình họa vẫn được đề cao với quỹ thời gian nhiều và học trình cao hơn. Môn
hình họa thi vào trường thường được nhân hệ số hai. Một loạt các họa sĩ tài
danh đã trưởng thành từ chính mái trường này như họa sĩ: Tô Ngọc Vân, Trần
Văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đỗ Cung… và tác phẩm của họ đã để

lại nhiều dấu ấn trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam là những tài liệu quý giá cho
các lớp học trò sau này phát triển.
Hình họa đã không còn là môn học xa lạ gì đối với một sinh viên mỹ
thuật nào mà nó như một thói quen được vận dụng mọi lúc mọi nơi trong học
tập và nhất là trong sáng tác.
2.2. Sử dụng hình họa trong sáng tác bố cục tranh
Bố cục tranh là cách sắp xếp các yếu tố tạo hình như: hình, mảng,
đường nét, mầu sắc, đậm nhạt… sao cho hợp lý, lô gíc để xây dụng nên một
tác phẩm nghệ thuật làm nổi rõ ý đồ sáng tác cảu họa sĩ. Bố cục tranh là sự
tổng tổng hòa các yếu tố tạo hình trên mặt phẳng thông qua sự diễn tả và cách
nhìn riêng của người vẽ. Trong đó yếu tố con người, cảnh vật thiên nhiên là
những đối tượng không thể thiếu trong tác phẩm.
Nghiên cứu kỹ cấu trúc cơ thể con người và cảnh vật, tương quan tỉ lệ
giữa chúng với nhau qua tác động của quy luật thị giác trong không gian là
nhiệm vụ của hình họa. Vẽ hình họa tốt (nhất là vẽ người) luôn là điều mà các
họa sĩ sáng tác chú ý nhất. Các tác phẩm mỹ thuật nổi tiếng từ xưa tới nay,
trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều lấy hình họa để xây dựng tác phẩm, dù
cho đó chi là những bức tĩnh vật.
2.2.1. Hệ thống đường nét
Đường nét là là yếu tố nghệ thuật quen thuộc nhất bởi hằng ngày,
chúng ta sử dụng nó khi viết. Trong hội họa, đường nét là một yếu tố rất quan
trọng, đường nét còn cho thấy được nhịp điệu của nét của mảng, thể hiện
19
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
được độ dày của khối, một tác phẩm có khi chỉ là hệ thống những đường nét
được kết hợp có ý đồ.
Khái niệm đường nét theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông thì,
trước hết đường hiện lên ở trong tranh rõ ràng, đứt đoạn hoặc liên tục, dùng
để phác hình, viền hình, xác định hình… trong hội họa, hình tượng được thể

hiện bằng những mảng mầu và đường nét. Ở nghệ thuật cổ đại, những hình
ảnh như: săn bắn hội hè, thú vật, chim muông… đều được khắc lên gỗ, đá
bằng chính những đường nét tinh tế. Người ta dùng đường nét để phác hình,
để ghi chép, ghi lại những khoảnh khắc nhanh nhất, hay để nhấn rõ một vài
chỗ; có những tác phẩm tranh chỉ có hệ thống các nét phối hợp với mảng
mầu, với đậm nhạt nhưng lại tạo hiệu qủa không gian rất cao. đường nét còn
tạo thêm sự uyển chuyển, nhịp nhàng, khỏe mạnh của bức tranh . Đường nét
còn được dùng để kết hợp với mầu sắc, việc đưa mầu sắc vào đường nét bổ
sung thêm một tiềm năng biểu cảm quan trọng. Mầu sắc có thể nhấn mạnh
những tính chât khác của đường nét. Một đường nét cứng kết hợp với mầu sắc
mãnh liệt tạo ra tác dụng mạnh mẽ hoặc ngay cả một tác dụng dữ dội.
Nét sử dụng trong hình họa, thường được dùng để phác hình, tìm hình,
chặn hình… Còn hình họa nét hay còn gọi là hình họa vẽ bằng nét, nó không
dùng các độ đậm nhạt để tả khối mà dùng các nét gạch, chấm… tạo ra được
hiệu quả đậm nhạt, sáng tối, gợi khối cho đồ vật và vẫn tạo được hiệu quả
chiều sâu không gian cho bài. Yếu tố này thường được các họa sĩ sử dụng rất
nhiều và áp dụng vào trong sáng tác, dùng nét có thể tạo được một hiệu quả
thích thú và vui mắt cho người xem, đồng thời gây ấn tượng rất mạnh. nghệ
thuật dùng nét hay còn gọi là lối chơi nét
20
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
Chân dung tự hoa của Van-gogh sơn dầu
Trong tranh dân gian Việt Nam, thông thường các hình đều được viền
nét tạo cảm giác khỏe mạnh chắc chắn trong tranh… đồng thời biểu hiện
được đặc điểm của tranh dân gian dân tộc Việt. Trên thế giới các họa sĩ cổ
điển đã dùng hình và mầu sắc đậm nhạt để diễn tả khối và ánh sáng, nhưng
nhiều khi cũng sử dụng đường nét để diễn tả. Như họa sĩ Pi-cát-xô, Ma-tít-xơ,
anh-gơ-rơ…hay trên một số tác phẩm như bức “Tam tấu” của Steve
Maganda; “Nhịp điệu mùa thu” của Jackson Pollock; “Bài ca Sọc Vằn” của

J.Seeley: “Khẩn cấp” của Jean Dubuffet… Tất cả chỉ được kết hợp bởi những
đường nét hết sức tinh tế nhưng lại tạo nên hiệu quả vô cùng to lớn cho tác
phẩm. Còn các họa sĩ phái Ấn tượng thì lại dùng hòa sắc, chấm phá để diễn tả
ánh sáng và không gian chứ không chú trọng nhiều tới chu vi, nhưng thỉnh
thoảng họ lại phối hợp mầu với nét rất hài hòa và đúng chỗ. Qay lại với tranh
dân gian Việt Nam, trong tranh Hàng trống và tranh Đông Hồ đường nét đóng
vai chủ đạo và quan trọng không thể thiếu để củng cố cho phần hình (hình
họa). Còn trong tranh Ký họa, đường nét quyết định tất cả đến sự thành công
của tác phẩm. Đối với tranh đồ họa như khắc gỗ, sơn khắc, khắc kẽm… thì
21
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
đường nét được kết hợp với hình và mảng mầu một cách uyển chuyển, nhịp
nhàng. Đường nét như đóng một vai trò mạnh mẽ trong tất cả các tác phẩm.
Trên thực tế thì trong thiên nhiên vốn dĩ cũng tồn tại đường nét như đường
giao nhau của những bức tường nhà, của mái nhà, con đường uốn lượn, và vô
số hiện thực khác ghi nhận là đường nét. Đấy là còn chưa chưa nói tới những
hình ảnh mà ta cảm nhận không mảy may nghi ngờ là đường nét như khuôn
mặt nhìn nghiêng, hay kể cả quả cầu hình tròn.
Trong sáng tác thì đường nét đảm đương hai nhiệm vụ: tạo cho xúc
cảm sự biểu trưng thỏa đáng, và dùng cho việc ghi chép. Nó tái hiện đường
nét trong hiên thực, nhưng đồng thời cũng biểu đạt cả khí chất của họa sĩ. Có
nhiều họa sĩ sử dụng hiệu quả đường nét rất tài tình trên tác phẩm, để gây
được một hiệu quả ấn tượng về thị giác rất cao trong mắt người xem. Quả
thực sử dụng đường nét không phải là một điều dễ dàng nếu như người vẽ
không có được khả năng tạo hình cao, hay nói cách khác là vốn nghiên cứu
hình họa. Trong hình họa nét thể hiện được cả khối, cả đậm nhạt và không
gian, để làm được hiệu quả này cần phải có một quá trình nghên cứu, tìm tòi,
học tập lâu dài. Không chỉ đặt nét xuống mặt phẳng tranh một cách đơn thuần
mà phải được tính toán kĩ lưỡng. cách đưa bút nhanh, chậm, nét to hay nhỏ,

đậm nhạt đều gây nên những hiệu quả khác nhau. Còn những nét đều nhau có
khả năng tạo cho không gian được thể hiện trên mặt phẳng một sự sống động
cực kỳ mạnh mẽ, khi sự hình dung về không gian có chiều sâu hội tụ với thế
giới hình ảnh mà các đường nét đó biểu trưng. Nét có vai trò rất lớn trong hội
họa nó cũng thể hiện phong cách sáng tác của họa sĩ. Có họa sĩ thích chơi nét,
có người thích chơi mảng, đậm nhạt… trong chính tác phẩm của họ, vì vậy
mà trong nghiên cứu hình họa họ cũng luôn theo đuổi điều này, bởi “đường
nét là hình họa hay đúng ra nó là tất cả”.
Học hình họa trước hết là học dựng hình bằng nét, hệ thống đường nét,
sau đó là tìm đậm nhạt, tìm độ dày của khối trên nét. Xác định giới hạn cho sự
22
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
vật, cho các bộ phận vì vậy mà khi đưa vào tác phẩm cụ thể các hoạ sĩ cũng
mang đầy đủ những đặc điểm này trong tranh, nhưng chỉ có điều là nó đã
được chắt lọc nhất, đẹp nhất và sáng tạo trong khi thể hiện lên tác phẩm của
mình mà môn học hình họa sẽ dạy cho ta làm được những đìều kì diệu đó.
Nét trong hình họa thường có những lại nét như :
Nét đậm đều, đây là loại nét hoàn toàn gắn chặt với mặt phẳng tranh và
khiến người nghệ sĩ cũng như người xem, theo cùng một cách thức, thấy được
sự hiện hữu của mặt phẳng. Như những đường cong của cơ thể, hay một mớ
tóc, nếp vải quần áo… được diễn tả trên bề mặt phẳng như chính cơ thể người
đang nhòa vào không gian, hay chính cơ thể đó bị buộc trở lại mặt phẳng.
cách vẽ đường nét này thường thấy ở trong tranh của các họa sĩ thế kỉ XX.
Như tranh của jênuê Barowtray, Brice Marden…

Nhảy múa - tranh sơn dầu của Ma-tít-xơ
Nét đậm không đều, là thể loại được tạo ra bằng sự ngẫu nhiên, ngẫu
nhiên trong cách đi bút, ngẫu nhiên tạo ra tạo ra sụ hình dung về không gian.
Bằng sự thay đổi đậm lên hay mảnh đi, đường nét tạo ảo giác không gian gợn

sóng. Nét đậm ban đầu, mảnh đần rồi nhạt đi từ tiền cảnh ra phía xa. Nét
mảnh dần, từ một vật thể xa hướng về ta, làm đảo lộn phối cảnh vì ngược với
23
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật
hình ảnh thông thường, nó đưa cái ở xa về gần, về mặt phẳng. Như trong phác
thảo tranh của một số họa sĩ như Lê-ô-na đờ Vanh–xi, Ma-tit-xơ, Klimt…

Sử dụng nét nghiên cứu hình họa của Lê-ô-na đờ Vanh-xi
Nét rung cong thường tùy thuộc vào đường nét là đậm đều, mảnh dần
hoặc gợn sóng. Về khía cạnh cảm thụ, chúng góp phần làm dịu bố cục và
chúng thể hiện các hình thể một cách nhẹ nhàng, vuốt ve. Tính chất nhẹ
nhàng đó nhờ vào hai trạng huống một liên qua tới sự ảnh trong ta, thứ kia bắt
rễ vào sự cảm thụ. Những hình thể tròn trịa, phẳng nhẵn là dấu hiẹu của thanh
niên và ngược lại. Các cử động với tâm quay là khớp khủy tay, tự do không bị
cản trở, đường nét vẽ như vậy tạo cảm nhận về sự tràn trề sức lực và sống
động, ta có thể gặp được điều này trên một số tác phẩm của họa sĩ Mô-nê…
24
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A
SP Mỹ thuật

Cô gái cầm ô tranh sơn dầu của mô-nê
Các nét thẳng, nét gãy góc, nét cứng, đây là các nét rất đặc trưng trong
hình họa và được đưa vào trong sáng tác với nhiều hiệu quả về xúc cảm. các
nét cong mền thì tạo sự rung, còn với các loại nét này như khắc kỷ lại dễ tạo
ấn tượng về trí tuệ, sự kiến thiết, các kết cấu. điều này như hợp đôi với ý thức
chế ngự tính chất tự nhiên của động tác tay thể hiện sự rắn chắc khỏe mạnh,
có trật tự, điều này có thể dùng để so sánh giữa thanh niên với tính nghiêm
cẩn hơn của tuổi già.
25

×