Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

Ebook lịch sử việt nam 1945 – 1975 phần 1 PGS hồ sỹ khoách (chủ biên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 240 trang )

Lời nói ñầu

Dân tộc ta có một “pho lịch sử bằng vàng” mà thế kỷ 20 là những
trang sử chói lọi bậc nhất của pho sử ấy.
Nếu ñồng ý rằng thế kỷ 20 là thế kỷ “giải thực” (Déconization) thì cuộc
Cách mạng tháng Tám, cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta ñã góp vào lịch sử nhân loại như một
trong những quá trình lịch sử tiêu biểu nhất cho chân lý của thời dại: thời
ñại “giải thực”, thời ñại của sự kết hợp cách mạng vô sản với vấn ñề giải
phóng dân tộc!
ðể hiểu rõ ñược vì sao một dân tộc “ñất không rộng, người không
ñông” như dân tộc ta, lại có thể làm ñược kỳ tích, những thắng lợi có ý
nghĩa quốc tế như thế, chúng ta không thể không xem xét ñến sự gặp gỡ - hội
nhập lịch sử giữa tinh hoa văn của văn hóa phương Tây và phương ðông,
trong ñó có nền văn hóa ñộc ñáo của dân tộc ta; mà thể hiện rõ nhất của
cuộc gặp gỡ ấy chính là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê – nin với kinh
nghiệm và truyền thống ñánh giặc giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc.
ðường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam, phương pháp bạo lực cách mạng
tổng hợp (“hai chân ba mũi, ba vùng, ba thứ quân, ba quy mô, ba mặt trận,
hai hình thái…”) là những sản phẩm của “chất xám Việt Nam” có cội nguồn
sâu xa từ dân gian Việt Nam mà ðảng ta là ngưởi tổng kết bằng phương
pháp luận chủ nghĩa Mác Lê – nin.
Chính bằng “bửu bối” ấy, “chất xám” ấy, chúng ta ñã ñọ sức và ñã
thắng biết bao nhiêu nhà chính trị, nhà quân sự tài ba của Pháp và của Mỹ.
Tài trí của các giáo sư lừng danh trong “top ten” của Mỹ, của hai ðảng
Dân chủ và Cộng Hòa của Mỹ, của 5 ñời tổng thống… ñã có dịp cọ sát với
trí tuệ Việt Nam, mà phần lớn là xuất phát từ làng quê, kết hợp với chủ nghĩa
Mác - Lênin! Như thế, ñằng sau những trang sử Việt Nam thời hiện ñại, nhất
là thời kỳ 1945 – 1975, còn có những “ẩn số X” ñang cần ñược giải!
Lịch sử Việt Nam 1945 – 1975 là cuốn sách tham khảo dành cho sinh
viên học giáo trình Lịch sử Việt Nam hiện ñại. Nó chủ yếu cung cấp những


sự kiện và nhận ñạnh cơ bản, có tính gợi ý cho sinh viên “mang câu hỏi lớn
trong dầu mà ñi tìm chân lý lịch sử”. Mong sao các bạn sinh viên sẽ ñọc
thêm nhiều tài liệu tham khảo khác ñược giới thiệu trong chương trình học.
Sách ñược Tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam, Khoa Sử Trường ðại học
Khoa học xã hội và Nhân văn thực hiện theo sự phân công cụ thể như sau:
PGS. Hồ Sỹ Khoách – Chủ biên, viết phần thứ nhất, PTS. Hà Minh Hồng –
viết phần thứ hai, PTS. Võ Văn Sen – viết phần thứ ba. Các tác giả không coi
ñây là một công trình lịch sử ñã hoàn hảo. Rất mong người học, người ñọc
góp ý kiến phê bình.
Nhân lần xuất bản này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sử, Ban
xuất bản Trường ðại học Khoa học xã hội và Nhân văn, các ñồng nghiệp và
các bạn sinh viên ñã nhiệt tình giúp cho tập giáo trình ñược tái phát hành.
Tp. Hồ Chí Minh , tháng Mười Hai, 1997
CÁC TÁC GIẢ

Phần thứ nhất
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HÒA. CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TRỞ LẠI XÂM LƯỢC VIỆT
NAM (1945 – 1954)
I.NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA NĂM ðẦU TIÊN SAU
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
1. Tình hình nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lúc mới ra ñời
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trẻ tuổi ra ñời trong một tình thế vô
cùng phức tạp. Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc một mặt ñem lại cho
Việt Nam những thuận lợi mới, mặt khác cũng ñen lại cho Việt Nam những
khó khăn mới. Thắng lợi của Liên Xô và của các lực lượng cách mạng, tiến
bộ trong chiến tranh ñã làm lay chuyển tận gốc hệ thống thuộc ñịa của chủ
nghĩa ñế quốc. Chủ nghĩa xã hội ñã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở
thành một hệ thống thế giới và ñang là nhân tố quyết ñịnh của sự phát triển
xã hội loài người. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, châu

Mỹ Latin phát triển sôi nổi chưa từng thấy. Chính quyền nhân dân và tiến bộ
ñược thành lập ở những nước châu Á như Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Mã
Lai, Miễn ðiện, In-ñô-nê-xi-a… Phong trào ñấu tranh cho dân tộc, dân chủ,
cho sự tiến bộ xã hội cũng ñang trỗi dậy ở nhiều nước châu Á, châu Phi,
châu Mỹ La tinh.
Ở các nước tư bản chủ nghĩa phong trào ñấu tranh cho hòa bình, ñấu
tranh ñòi tự do dân chủ cải thiện ñời sống của giai cấp công nhân và nhân
dân lao ñộng tiếp tục dâng lên ngày càng mạnh.
Hàng ngũ của chủ nghĩa ñế quốc ñã bị suy yếu nghiêm trọng và không
còn giữ ñược ñịa vị ưu thế như trước cuộc ñại chiến thế giới. Cuộc vật lộn
giành giật quyền lợi, hất cẳng và chèn ép lẫn nhau trong nội bộ chủ nghĩa ñế
quốc ñứng ñầu là mình ñã dùng mọi thủ ñoạn xảo quyệt và trắng trợn ñể cứu
vãn sự suy sụp của chúng nhằm chống lại các lực lượng cách mạng thế giới,
nhất là cao trào giải phóng dân tộc ñang dân lên mạnh mẽ.
ðó là ñặc ñiểm nổi bật của tình hình quốc tế sau chiến tranh. Sự thay
ñổi về so sánh lực lượng ấy ñã ñưa lại cho phong trào cách mạng thế giới,
nhất là phong trào cách mạng ở các nước thuộc ñịa và phụ thuộc vào những
thuận lợi căn bản. Nó cổ vũ tinh thần ñấu tranh chống chủ nghĩa ñế quốc của
nhân dân các nước thuộc ñịa, nó kìm chân và làm yếu lực lượng của chủ
nghĩa ñế quốc ở nhiều ñịa bàn.
Song bên cạnh mặt thuận lợi cũng có mặt không thuận lợi. Sau chiến
tranh, bọn ñế quốc ra sức chống phá phong trào cách mạng, tìm mọi cách
chiếm lại các thuộc ñịa ñã mất, và tranh giành thuộc ñịa lẫn nhau. Việt Nam
trở thành ñối tượng ñàn áp và giành giật của các ñế quốc Anh, Pháp, Mỹ và
bọn tay sai của chúng. Và có thể nói khi ấy Việt Nam nằm giữa vòng vây
của chủ nghĩa ñế quốc.
Trong nước, sau khi chính quyền cách mạng ra ñời chưa ñầy một tháng
thì các quân ñội của Anh và Tưởng Giới Thạch lợi dụng danh nghĩa ðồng
minh vào ðông Dương giải giáp quân ñội Nhật ñể thực hiện âm mưu xâm
lược của họ.

Ở miền Bắc Việt Nam, 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch chiếm ñóng
hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn. Chúng giúp cho Việt Nam Quốc dân
ñảng, Việt Nam cách mệnh ñồng chí hội lập ra các tổ chức phản ñộng ở
nhiều thị trấn, thị xã. Âm mưu cơ bản của Tưởng là lật ñổ chính quyền nhân
dân, lập ra chính quyền phản cách mạng làm tay sai cho chúng, thực hiện ý
ñồ của Mỹ biến ðông Dương thành khu vực có chế ñộ, “Ủy trị quốc tế”,
thực ra là một loại thuộc ñịa kiểu mới của Mỹ. Dựa vào quân ñội của
Tưởng, bọn tay sai ra sức chống phá chính quyền cách mạng, chúng gây ra
các vụ cướp tống tiền, cốt làm mất ổn ñịnh tình hình chính trị xã hội, từ ñó
làm suy yếu nhá nước của nhân dân.
Ở miền Nam Việt Nam, quân ñội của ñế quốc Anh cũng dưới danh
nghĩa ñồng minh vào giải giáp quân ñội Nhật, họ ñã trực tiếp trang bị và giúp
ñỡ cho thực dân Pháp. Quay lại xâm lược ðông Dương, nhằm ngăn chặn
phong trào ñấu tranh cho ñộc lập dân tộc và dân chủ của thực dân Pháp ñã có
ngay từ trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Khi chiến tranh thế giới kết
thúc, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị kế hoạch tái chiếm ðông Dương. ðược
sự chê chở và giúp ñỡ của quân ñội Anh, thực dân Pháp bắt ñầu thực hiện kế
hoạch xâm chiếm Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ, dùng miền Nam làm bàn
ñạp xâm lược toàn bộ nước ta một lần nữa. Bè lũ phản ñộng thân pháp, Nhật
trước ñây như bọn Tơ-rốt-kít, ðại Việt, Quốc dân ñảng ngốc ñầu dậy làm tay
sai cho ñế quốc Pháp.
Âm mưu và hành ñộng xâm lược của chủ nghĩa ñế quốc ñã ñặt dân tộc
Việt Nam trước một nguy cơ rất lớn: chính quyền nhân dân có thể bị tiêu diệt
nếu như không có sức mạnh của toàn dân xiết chặt hàng ngũ dưới sự lãnh
ñạo của ðảng, của nhà nước ta và của Hồ Chủ tịch quyết ñánh bại âm mưu
ñen tối của chúng.
Mối ñe dọa của chính quyền nhân dân còn xuất phát từ một phía khác.
Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, chưa ñược củng cố. Lực lượng
vũ trang của ta òn non yếu, tổ chức, trang bị và kinh nghiệm chiến ñấu của ta
còn ít. Nền kinh tế, tài chính của ta sau chiến tranh lâm vào kiệt quệ, xơ xác.

Nạn lụt lớn xảy ra ở 9 tỉnh thuộc miền Bắc ngay sau khi nhân dân ta vừa
giành ñược chính quyền. Hết lụt lớn là nạn hạn hán kéo dài làm cho 50%
ruộng ñất không thể cày cấy ñược. Nạn ñói ñầu năm 1945 vừa cướp ñi sinh
mạng của hơn hai triệu ñồng bào ta, nay lại ñang ñe dọa rất nghiêm trọng.
Nền kinh tế nước ta vốn là nông nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá
nâng nề ñang ở trong tình trạng ñình ñốn. Nhiều xí nghiệp còn nằm trong tay
bọn tư bản thực dân Pháp, chưa phục hồi ñược sản xuất; hàng vạn công nhân
bị thất nghiệp. ðời sống nhân dân vô cùng thiếu thốn. Tài chính tiền tệ bị
thiếu hụt nặng, kho bạc của Trung ương chỉ còn hơn 1,2 triệu ñồng ðông
Dương trong ñó 58 vạn là bạc rách; ñồng bạc ðông Dương bị mất giá vì lạm
phát. Những khó khăn trầm trọng về tài chính, tiền tệ còn d ngân hàng ðông
Dương vẫn nằm trong tay bọn tư bản tài chính Pháp. Chúng dựa vào ñây ñể
gây sức ép với ta như ñình chỉ ứng tiền cho ngân khố nhà nước ta. Chúng
tuyên bố hủy bỏ giấy bạc 500 ñồng (thực chất là cướp không tài sản của ta
một cách trắng trợn) trong khi ta chưa có giấy bạc của riêng mình. Những
khó khăn ñó còn do phía quân ñội Tưởng tung ñồng tiền “quan kim” và
“quốc tệ) mất giá lưu hành trên thị trường Việt Nam.
Có thể nói chưa bao giờ dân tộc ta ñứng trước nhiều khó khăn phức tạp
như vậy. Vận mệnh Tổ quốc như ngàn cân treo sợi tóc. Lịch sử ñặt ra cho
ðảng, chính phủ và nhân dân ta những nhiệm vụ nặng nề có ý nghĩa quyết
ñịnh ñến tương lai, ñòi hỏi không những phải có lòng quyết tâm và quả cảm
mà còn phải có ñủ trí sáng suốt, bình tĩnh ñể vượt qua mọi thác ghềnh nguy
hiểm, mọi sóng to gió cả, ñược con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua
mọi hiểm nghèo tiến lên phía trước, giữ vững và bảo vệ cho kỳ ñược chính
quyền cách mạng, ñộc lập của tổ quốc.
Trên cơ sở ý chí cách mạng và yêu nước của nhân dân, ñối với khối ñại
ñoàn kết dân tộc trong mặt trận dân tộc thống nhất, ðảng ta, ñứng ñầu là Hồ
Chủ tịch ñã nắm vững tay lái ñưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua
hiểm nghèo, tiến lên phía trước, lãnh ñạo nhân dân chống thù trong giặc
ngoài, khắc phục mọi nguy nan, giữ cững và bảo vệ chính quyền cách mạng

trong ñiều kiện cực kỳ nặng nề ñó.
2. Kháng chiến ở Nam Bộ và nam phần Trung Bộ
Cách mạng tháng Tám thành công chưa ñầy mộ thángthì thực dân Pháp
ñã nổ súng gây hấn ở Nam Bộ ngày 23/9/1945. Với lực lượng gồm 6.000
lính Pháp, dựa vào sự giúp ñỡ của hơn một vạn quân Anh và bốn vạn quân
Nhật, thực dân Pháp mưu toan ñánh chiếm Nam Bộ trong vòng bốn tuần ñể
từ ñó làm bàn ñạp ñánh chiếm toàn bộ ước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Trước tình hình ñó, sáng ngày 23/9/1945, Xứ ủy và ỦY ban nhân dân
Nam Bộ ñạ họp tại ñường Cây Mai, Chợ Lớn (nay là số 627-629 Nguyễn
Trãi, quận 5). Dự Hội nghị còn có ñồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt
Trung ương ðảng và tổng bộ Việt Minh. Hội nghị quyết ñịnh phát ñộng
nhân dân Nam Bộ ñứng dậy kháng chiến.
Quyết ñịnh của Hội nghị Cây Mai ñã ñược Trung ương ðảng, chính
phủ và Hồ Chủ tịch tán thành và quyết tâm lãnh ñạo, tổ chức lực lượng cả
nước chi viện về mọi mặt cho cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Khẳng ñịnh
quyết tâm ñó, Hồ Chủ tịch ñã nêu rõ: “bọn thực dân Pháp phải biết rằng dân
Việt Nam không muốn ñổ máu, dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình, nhưng
nếu cần phải hi sinh mấy triệu chiến sĩ, nếu cần phải kháng chiến bao nhiêu
năm ñể giữ gìn ñộc lập của Việt Nam ñể cho con cháu Việt Nam khỏi kiếp
nô lệ thì thế nào chúng ta cũng vẫn kiên quyết hy sinh. Vì dân Việt Nam tin
chắc rằng thế nào cuộc kháng chiến này cũng sẽ thành công”
1
.
Giữ vững lời thề ñộc lập, nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn, nhân dân Nam
Bộ ñã nhất tề ñứng lên chiến ñấu bảo vệ Tổ quốc. Cuộc chiến ñấu của nhân
dân Nam Bộ trong những ngày ñầu khói lủa mặc dù ñội ngũ chưa ñược tổ
chức chặt chẽ, vũ khí thô sơ và rất nhiều thiếu thốn nhưng ñã diễn ra hết sức
oanh liệt. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang ñánh ñịch trên các
ñừng phố, ngay chiều ngày 23/9/1945, nhân dân Sài Gòn ñã triệt ñể tổng bãi
công bãi thị, triệt ñể tản cư ra khỏi thành phố, kiên quyết không hợp tác với

giặc Pháp. Các công sở, xí nghiệp, hãng buôn ñều ñóng cửa, chợ không
người họp, xa ngừng chạy. Công nhân nhà máy ñồng loạt nghỉ việc. Nhà ñèn
bị phá, mọi thứ vật dụng như giường tủ, bàn ghế, quầy hàng, xe bò, xe kéo,
xe thổ mộ… ñều ñược kéo ra ñường. Các cơ sở kinh tế kho tàng ñã bị phá,
một số cầu ñường bị ñánh sập và phá hoại. Cả thành phố ngổn ngang vật
chướng ngại cản bước tiến quân ñịch.
Kết hợp ñánh ñịch vòng ngoài và ñánh ñịch trong thành phố, cho tới
ngày 30/9, sau một tuần lễ khởi hấn, quân Pháp chưa thoát ra ñược ngoài khu
vực cư trú và rất khốn ñốn, mặc dù chúng có chỗ dựa của quân Anh và quân
Nhật ñể chiếm ñược một số công sở nội thành. Nhiều lần chúng dựa vào
quân Anh, quân Nhật ñể phá vòng vây Sài Gòn nhưng ñều bị thất bại. ðối
với kẻ thù, Sài Gòn trở thành một thành phố chết, một thành phố không ñiện
nước, thiếu lương thực, không có hoạt ñộng sản xuất. ðiều ñó gây cho chúng
một nỗi kinh hoàng lo sợ.
ðể gỡ thế khó khăn và ñể chờ viên binh, Pháp ñã nhờ Gơ-ra-xi
(Gracey) làm trung gian xin ñiều chỉnh với ta, cũng cần tỏ rõ thái ñộ thiện
chí và lập trường chính nghĩa của mình, mặt khác ta cũng cần có thời gian ñể
ñưa nhân dân tản cư khỏi thành phố, tranh thủ củng cố lực lượng, chuẩn bị
cho lâu dài, ta ñã chấp nhân ngừng bắn một tuần lễ ñể ñiều ñình. Trong thời
gian ñình chiến, ñể gây áp lực ñối với Pháp. Ủy ban kháng chiến Nam Bộ ra
lệnh triệt ñể thi hành tổng ñình công và bất hợp tác với giặc trong toàn xứ.
Cuộc ñình chiến không ñi ñến kết quả do âm mưu ngoan cố của Pháp cốt ñể
chờ viện binh, chuẩn bị lực lượng phá vòng vây Sài Gòn – Chợ Lớn. Cuộc
ciến ñấu của nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn lại diễn ra ác liệt hơn.
ðúng như dự ñoán của ta, ngày 3/10, một tiểu ñoàn thuộc trung ñoàn
thuộc ñịa số 5 (5 RIC) của Pháp ñến Sài Gòn. Ngày 5/10, tướng Lơ-cơ-lec
(Lecelerc) ñến Sài Gòn nhưng với các ñơn vị bộ binh và sư ñoàn xe bọc thép
mới từ Pháp tăng viện. Cũng trong thời gian này, những ñơn vị cuối cùng

1

Hồ Chí Minh tuyển tập, ST, H. 1960 tr226
của sư ñoàn 20 quân ñội Hoàng gia Anh ñến Sài Gòn. Dựa vào sự so sánh
lực lượng có lợi ñó, lại ñược sự hỗ trợ của quân Anh, quân Nhật, Lơ-cơ-lac
quyết ñịnh phá vòng vây Sài Gòn.
Từ ngày 10/10 quân Anh mượn tiếng quân ñồng minh ñi giải giáp quân
ñội Nhật ở các tỉnh miền ðông Nam Bộ, dọn ñường cho Pháp mở rộng
chiếm ñóng các tỉnh phụ cận Sài Gòn.
Cuối tháng 10/1945 thực dân Pháp ñược tăng viện thêm trung ñoàn bộ
binh Ma-rốc, một tiểu ñoàn kỵ binh và một ñội thủy binh. ðến cuối tháng
11/1945, chúng ñã chiếm các thị xã, các ñường giao thông chiến lược, vùng
cao su các tỉnh miền ðông, miền Trung và một phần miền Tây Nam Bộ. Từ
tháng 12/1945 trở ñi ñịch ñánh phá mạnh, mở rộng vùng chiếm ñóng ở nông
thôn, càn quét ác liệt. Như vậy trong vòng 3 tháng, với quân số ñược tăng
viện và với ưu thế về hỏa lực, trang bị, lại ñược quân Anh hỗ trợ, quân Pháp
ñã chiếm ñóng hầu hết các thành phố, thị xã, các ñường giao thông chiến
lược ở Nam Bộ.
Cùng với việc ñánh phá các tỉnh Nam Bộ, quân Pháp cũng mở rộng
chiến tranh ra các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây nguyên. Ngày 19/10/1945 một
tiểu ñoàn quân Pháp dưới sự che chở của quân ñội Anh và quân ñội Nhật ñổ
bộ lên Nha Trang dọn ñường ñể chiếm ñóng các tỉnh miền Nam Trung Bộ.
Nhưng ở ñây bị ta bao vây và phản công mạnh, nên thực dân Pháp buộc phải
dùng lực lượng từ miền ðông Nam Bộ theo ñường 14 hành quân chiếm vùng
ba biên giới (Việt Nam, Lào, Campuchia) ñể từ ñó chiếm ñánh các tỉnh Nam
Trung Bộ và Tây nguyên. ðến ñầu tháng 2/1946 nhiều tỉnh lỵ và ñường giao
thông quan trọng ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ ñã bị ñịch chiếm. Cuộc
tiến công ồ ạt của ñịch ra các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là
một thử thách lớn ñối với quân dân ta ở miền Nam.
Quân dân ta ở miền Nam ñã chiến ñấu rất ngoan cường và quyết liệt
trên các mặt trận. Nhưng do chưa có thời gian chuẩn bị, lực lượng vũ trang
tập trung ở miền Nam Bộ lại rời rạc và phức tạp nên cuộc kháng chiến tại

ñây lúc ñầu gặp nhiều khó khăn lúng túng. Lợi dụng chỗ yếu của ta, thực dân
Pháp ñã phá ñược vòng vây, mở rộng cùng chiếm ñóng. Giữa lúc ñó, ngày
25/10/1945 Hội nghị toàn xứ ðảng bộ Nam Bộ họp tại Thiên Hộ (Cái Bè,
Mỹ Tho). Ngoài ñại biểu các ðảng bộ tỉnh và thành phố ở Nam Bộ, về dự
Hội nghị có ñồng chí Hoàng Quốc Việt, ñại diện Ban thường vụ Trung ương
ðảng và các ñồng chí Lê Duẩn, Tôn ðức Thắng. Hội nghị ñã quyết ñịnh
những vấn ñề quan trọng ñể ñẩy mạnh cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, như
tăng cường sự lãnh ñạo của ðảng ñối với lực lượng vũ trang, củng cố các
ñơn vị ñã có và xây dựng các ñơn vị mới, tổ chức lại các quân khu, khôi
phục chính quyền cách mạng ở những nơi ñã tan rã, chuẩn bị thành lập Ủy
ban kháng chiến miền Nam, phát triển công tác ở các ñô thị… Hội nghị ñã
cử ñồng chí Tôn ðức Thắng phụ trách Ủy ban kháng chiến và chỉ ñạo các
lực lượng vũ trang Nam Bộ. Hội nghị Thiên Hộ có ý nghĩa quyết ñịnh lớn
ñối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.
Ngoài nhiệm vụ chung cho cả nước, Trung ương ðảng, Chính phủ và
Hồ Chủ tịch cũng ñã kịp ñề ra những chủ trương ñể lãnh ñạo cuộc kháng
chiến ở miền Nam. Chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945 ñã nêu
rõ “phải ñộng viên lực lượng toàn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh
ñạo cuộc kháng chiến lâu dài”. Ban thường vụ Trung ương ðảng ñã ñề ra
nhiệm vụ cụ thể của quân và dân ta ở miền Nam là: “cắt ñứt liên lạc giữa
thành phố ñã lọt vào tay ñịch, phong tỏa những thành phố ấy về kinh tế, bao
vây về chính trị, nhiễu loạn về quân sự… Phải áp dụng chiến tranh du kích
triệt ñể và cổ ñộng nhân dân thi hành bất hợp tác ở các thành phố quân ñịch
làm chủ và thi hành “nhà không ñồng vắng” nếu quân ñịch trần về quê. ðiều
cốt tử là phải giữa vững liên lạc giữa các chiến khu ñể thống nhất chỉ huy”
2
.
Những văn kiện kể trên ñã cổ vũ và hướng dẫn ñể duy trì, ñẩy mạnh cuộc
kháng chiến của nhân dân miền Nam.
Cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ñược chính phủ Trung ương

trực tiếp chỉ ñạo và ñược cả nước chi viện về mọi mặt. Với tình cảm “máu
chảy ruột mềm” với ý thức bảo vệ ñộc lập tự do của Tổ quốc, nhân dân miền
Bắc nhất là thanh niên ñã hăng hái gia nhập quân ñội, lên ñường Nam tiến.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi tiếng súng bùng nổ ở miền Nam, một số ñơn
vị ñầu tiên của quân giải phóng ở miền Bắc ñã nhanh chóng vào ñến tiền
tuyến miền Nam. Các ñơn vị Nam tiến từ thủ ñô Hà Nội, căn cứ ñịa Việt
Bắc, các tỉnh ñồng bằng Bắc Bộ và miền Bắc Trung Bộ ñã tấp nập lên ñường
vào Nam ñánh giặc cứu nước. Họ ñã sát cánh cùng quân và dân miền Nam
chiến ñấu anh dũng trên các mặt trận ðông Bắc Sài Gòn, Nha Trang… Sự
ñóng góp sức người sức của và mọi sự chi viện khác của nhân dân miền Bắc,
sự sát cánh chiến ñấu với ñồng bào miền Nam của các ñoàn quân Nam tiến
là hình ảnh vô cùng ñẹp ñẽ của mối tình ruột thịt Bắc Nam không gì chia cắt
ñược của nhân dân cả nước ta.
Từ cuối tháng 10/1945, khi ñịch ñánh rộng ra các tỉnh Nam Bộ, Nam
Trung Bộ, Tây Nguyên thì cuộc chiến ñấu của nhân dân ta trên các mặt trận
trở nên gay go ác liệt. Nhân dân ñã tích cực thực hiện làm “vườn không nhà
trống”, phá hoại ngăn chặn các mũi tiến quân của ñịch. Ở các ñô thị, các ñồn
ñiền cao su ñã nổi lên các cuộc ñấu tranh chính trị, tổng bãi công, không hợp
tác với giặc. Ở mặt trận Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cuộc chiến ñấu của
quân dân ta nhằm ngăn chặn các cuộc tiến công của ñịch cũng diễn ra vô
cùng ác liệt và anh dũng. Tại Nha Trang, lực lượng vũ trang ñịa phương và
các chi ñội Nam tiến ñã tiêu hao, bao vây giam chân quân ñịch trong thành
phố hơn 3 tháng liền. Tại Tây Nguyên các ñội dân quân cảm tử của ñồng bào
dân tộc cùng các ñơn vị vũ trang ñịa phương và các chi ñội Nam tiến ñã anh

2
Văn kiện ðảng từ 25/12/1945 ñến 31/12/1947, ST, H. 1969, tr 17-18
dũng chặn ñịch ở nhiều nơi, bảo toàn ñược lực lượng kháng chiến trong ñiều
kiện lực lượng so sánh rất chênh lệch về phía ñịch
Trải qua 5 tháng kháng chiến (tháng 9/1945-2/1946) là sự thử thách ñầy

gian khổ ñối với quân dân miền Nam, ñối với cả dân tộc ta và cả chế ñộ mới.
Cuộc chiến ñấu anh dũng ñó ñã ngăn chặn từng bước tiến công của ñịch,
phát triển chiến tranh du kích, giữ vững và mở rộng lực lượng, tích lũy ñược
kinh nhiệm chiến ñấu, góp phần bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng,
tạo ñiều kiện cho cả nước chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho cuộc kháng
chiến toàn quốc về sau.
3. Khắc phục hậu quả chiến tranh, bước ñầu xây dựng ñất nước về
các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục và ngoại giao
a/ Giữ vững, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng nền
móng của chế ñộ mới
Ngay sau khi giành ñược chính quyền, chính phủ ñã ban hành nhiều
sắc lệnh và nghị ñịnh ñể bảo vệ và củng cố chính quyền, coi ñây là nhiệm vụ
hết sức cấp bách, sống còn của nhân dân ta lúc này. Chính quyền là công cụ
sắc bén ñể giữ vững trật tự an ninh, ñảm bảo quyền tự do dân chủ cho nhân
dân. ðiều quan trọng và cấp bách hơn cả là phải tranh thủ thời gian ñể tổ
chức tổng tuyển cử, bầu cử Quốc hội và thành lập Chính phủ chính
thức.Thông qua tổng tuyển cử mà thực hiện quyền dân chủ cao nhất của
quần chúng, ñể hợp tác hóa bộ máy nhà nước về mặt nguyên tắc và ñể lập ra
một hiến pháp ñặt nền tảng cho chế ñộ xã hội mới.
Vì vậy, chỉ một ngày sau khi nhà nước cách mạng ra ñời, trong phiên
họp ñầu tiên của chính phủ lâm thời, ngày 3/ 9/3945, Hồ Chủ tịch ñã ñề nghị
phải tổ chức tổng tuyển cử càng sớm càng tốt, với chế ñộ phổ thông ñầu
phiếu. Trên cơ sở ñó ngày 8/9/1945 Chủ tịch chính phủ lâm thời nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa ñã ra sắc lệnh số 14 về cuộc tổng tuyển cử ñể bầu
quốc hội. Bản sắc lện ñã khẳng ñịnh yêu cầu bức thiết của tổng tuyển cử và
chúng ta ñã có ñủ cơ sở pháp lý, có ñủ những ñiều kiện khách quan và chủ
quan ñể tiến hành cuộc tổng tuyển cử ñó. Sắc lệnh quy ñịnh: “Trong một thời
hạn 2 tháng kể từ ngày ký sắc lệnh này sẽ mở cuộc tổng tuyển cử ñể bầu
Quốc dân ñại hội” (ðiều 1); “Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái từ 18
tuổi trở lên ñều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ những người ñã bị tước

mất quyền công dân và những người trí óc không bình thường” (ðiều 2); “số
ñại biểu của quốc dân ðại hội ấn ñịnh là 330 người” (ðiều 3); “Một ủy ban
ñể dự thảo thể lệ cuộc tổng tuyển cử sẽ ñược thành lập” (ðiều 5)
3
. Bản sắc
lệnh còn quy ñịnh một số vấn ñề liên quan ñến việc dự thảo Hiến pháp trình
quốc hội và trách nhiệm thi hành.

3
Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, số 1, 29/9/1945
Bằng ý chí sắt ñá của một dân tộc quyết tâm bảo vệ nền ñộc lập vữa
giành ñược, toàn thể nhân dân Việt Nam từ Nam chí Bắc, từ miền xuôi ñến
miền ngược, không phân biệt trai gái trẻ già, ñã giành cho ngày lịch sự trọng
ñại-ngày 6/1/1946: toàn dân sôi nổi ñi bỏ phiếu.
Tại Hà Nội, bất chấp sự phá hoại ñiên cuồng của kẻ thù, nhân dân Thủ
ñô tập tung cao ñộ cho tổng tuyển cử, gần 92% cử tri cả nội thành và ngoại
thành ñã ñi bỏ phiếu, người ñạt phiếu cao nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh với
94,8%. ðặc biệt ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, dưới bom ñạn
của giặc Pháp, ñông ñảo nhân dân vẫn ñi bỏ phiếu.Tại Nam Bộ có 42 cán bộ
chiến sĩ ñã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tổng tuyển cử, bất chấp sự ngăn
chặn của kẻ thù, nhiều tỉnh Nam Bộ ñã có số cử tri ñi bầu rất cao như Sa ðéc
93,54%, Bạc Liêu 90,77%v.v…
Trên phạm vi cả nước có 89% cử tri ñi bỏ phiếu. Cả nước bầu ñược 333
ñại biểu vào quốc hội ñầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thắng
lợi của cuộc tổng tuyển cử ñã khẳng ñịnh sự ủng hộ tuyệt ñối của nhân dân
cả nước ñối với Việt Minh, với Hồ Chủ tịch, nâng cao ñịa vị của Chính phủ
mới do quốc hội cử ra ñối với trong nước và trên trường quốc tế. Chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có ñủ danh nghĩa ñại diện cho toàn dân
ñể giải quyết các nhiệm vụ ñối nội và ñối ngoại, tổ chức và lãnh ñạo toàn
dân thực hiện nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc.

Ngày 2/3/1946 quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp
phiên ñầu tiên và ñã thông qua danh sách chính phủ liên hiệp chính thức do
Hồ Chủ tịch thành lập. Ngày 4/3/1946 chính phủ họp phiên ñầu tiên quyết
ñịnh chính sách mọi mặt của nhà nước ta.
Sau cuộc bầu cử Quốc hội, tại các ñịa phương thuộc Trung Bộ và Bắc
Bộ, nhân dân ñã bầu ra Hội ñồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp từ
xã lên tỉnh. Ủy ban hành chính các cấp thay thế cho ủy ban nhân dân. Bộ
máy chính quyền dân chủ nhân dân các cấp bước ñầu ñược củng cố và kiện
toàn, ñã thực sự trở thành chỗ dựa kiên cố cho chính quyền cách mạng Trung
ương tồn tại phát triển trước sự tấn công thâm ñộc của bọn ñế quốc và tay
sai.
Trong tình hình ñất nước ñang ñứng trước thù trong giặc ngoài ñe dọa
nghiêm trọng, việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cũng là một nhiệm
vụ cấp bách và vô cùng quan trọng. Khắp nơi trên cả nước, phong trào luyện
tập quân sự , tìm kiếm vũ khí diễn ra sôi nổi trong các tầng lớp các giới lao
ñộng. Các ñội tự vệ từ chỗ là lực lượng xung kích của toàn dân nổi dậy giành
chính quyền trong tổng khởi nghĩa tháng Tám nay ñược củng cố mở rộng
thành công cụ sắc bén ñể bảo vệ chính quyền cách mạng ở cơ sở. Chỉ trong
thời gian ngắn từ khi cách mạng tháng Tám thắng lợi ñến cuối 1945, lực
lượng dân quân tự vệ ñã tăng lên hàng chục vạn người có mặt ở hầu hết thôn
xã, ñường phố, xí nghiệp. ðây là lực lượng chiến lược hết sức trọng yếu
trong lực lượng vũ trang nhân dân
Bên cạnh lực lượng tự vệ ta còn chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang
tập trung. Từ các ñơn vị Việt Nam giải phóng quân trong cách mạng tháng
Tám ñã mở rộng và ñổi thành Vệ quốc ñoàn (tháng 9/1945), là lực lượng
quân ñội chính quy của nhà nươc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nó ñược xây
dựng, phát triển ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, mỗi tỉnh có một
chi ñội, ngoài ra còn có trên 10 chi ñội Nam tiến phục vụ chiến trường miền
Nam và Nam Trung Bộ ñang ñánh Pháp.
Ở Nam Bộ sau ngày 23/9/1945, Xứ ủy và Ủy ban nhân dân, Tổn công

ñoàn trực tiếp tổ chức và lãnh ñạo lực lượng tự vệ, mua sắm vũ khí , khẩn
trương huấn luyện, lực lượng tự vệ trở thành chỗ dựa cho sự ra ñời các chi
ñội vũ trang chính quy ñảm nhân vai trò nòng cốt cho cuộc kháng chiến ở
miền Nam
Hệ thống tổ chức ðảng và công tác chính trị trong vệ quốc ñoàn ñược
xây dựng và ñặc biệt coi trọng. Tuy mới ra ñời, mọi thứ thiếu thốn, từ tri
thức quân sự ñến trang bị, nhưng Vệ quốc ñoàn ñã ñảm bảo sự thống nhất
chỉ huy, nội bộ ñoàn kết, giữ vững và phát triển bản chất cách mạng sẵn sàng
chiến ñấu và chiến ñấu chống thù trong giặc ngoài bảo vệ chính quyền cách
mạng non trẻ.
Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội, Hội ñồng nhân dân các
cấp và sự củng cố một bước hệ thống chính trị tạo nên nền móng vững chắc
của chế ñộ mới. Thắng lợi ñó góp phần nâng cao uy tín của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế. Thắng lợi ñó không chỉ là là biểu
dương sức mạnh và ý chí sắt ñá của khối ñoàn kết toàn dân mà còn tạo ra cơ
sở pháp lý vững chắc của một nhà nước cách mạng ñể thực hiện nhiệm vụ
ñối nội, ñối ngoại trong thời kỳ mới ñầy chông gai thử thách.
b/ Trên mât trận chống giặc ñối, giặc dốt, khắc phục những khó khăn về
kinh tế, tài chính
Nạn ñói xảy ra ở 9 tỉnh phía Bắc Bộ và nạn dốt với 90% dân số mù chữ
do chủ nghĩa thực dân ñể lại như là những ñại họa ñe dọa sự sống còn của
chế ñộ mới. Vì vậy ngày 3/9/1945 trong phiên họp ñầu tiên của Hội ñồng
chính phủ. Hồ Chủ tịch ñã ñề nghị ñộng viên lực lượng toàn dân mở hai
chiến dịch: 1/ Tăng gia sản xuất và tiết kiệm lương thực diệt giặc ñói; 2/ phát
triển bình dân học vụ trừ giặc dốt. Hồ Chủ tịch ñã kêu gọi ñồng bào cả nước
nhừng cơm sẻ áo và chính người nêu gương trước cho mọi người noi theo.
Người nói: “Lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ ñến kẻ ñói khổ, chúng ta
không khỏi ñộng lòng. Vậy tôi ñề nghị với ñồng bào cả nước tôi xin thực
hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. ðem gạo ñó
(mỗi bữa một bơ) ñể cứu dân nghèo”

Tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, một truyền thống tốt ñẹp của dân tộc
Việt Nam ñã ñược ñộng viên. Theo gương Hồ Chủ tịch, ñồng bào cả nước ñã
phát huy mọi sáng kiến ñể cứu ñói như lập “Hũ gạo cứu ñói”, “ngày ñồng
tâm” nhịn ăn… Chính phủ ñã có những biện pháp tích cực ñể ñiều hòa thóc
gạo giữa các ñịa phương trong toàn quốc và ra lệnh nghiêm trị bọn ñầu cơ
tích trữ thóc gạo.
Nhưng ñó chỉ là những biện pháp cấp bách và tạm thời, vấn ñề cơ bản
hơn là phải ñẩy mạnh tăng gia sản xuất. Ngày 19/10/1945 một Ủy ban Trung
ương phụ trách vấn ñề sản xuất ñược thành lập, các ban khuyến nông các ñịa
phương cũng ra ñời ñể hướng dẫn nhân dân sản xuất. Ngày 16/11/1945 Bộ
quốc dân kinh tế ra thông tư quyết ñịnh việc tạm giao ñất vắng chủ, ruộng
ñất công và ruộng ñất tư không cày cấy hết cho những người thiếu ruộng.
Với khẩu hiệu “Không một tấc ñất bỏ hoang”, “Tấc ñất tấc vàng”, phong trào
thi ñua sản xuất ñược dấy lên khắp các ñịa phương. Không những nông dân
mà cả công nhân, cơ quan, trường học, các ñơn vị bộ ñội cũng ñều hăng hái
tổ chức sản xuất. Diện tích hoang hóa, vắng chủ ñều ñược khai phá gieo
trồng lương thực và hoa màu. ðê ñập bị phá vỡ trong mùa lũ ñược bồi ñắp
lại. Hỗ trợ phong trào toàn dân tăng gia sản xuất, chính quyền cách mạng ra
sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý của chế ñộ cũ
4
. Miễn thuế
ruộng ñất ñối với vùng bị lũ lụt và có chiến sự ở Nam Bộ, Nam phần Trung
Bộ, cùng các loại ruộng hoang hóa mới ñược khai phá gieo trồng; chính phủ
cũng ra thông tư giảm tô 25%, giảm thuế ruộng 20% trong toàn quốc cho
nông dân, tịch thu ruộng ñất của ñế quốc Việt gian chịa cho dân cày nghèo,
chia lại ruộng ñất công cho cả nam và nữ
5
. ðối với giai cấp công nhân và các
tầng lớp nhân dân lao ñộng, chính phủ ñã chú trọng giải quyết những quyền
lợi thiết thực phù hợp với ñiều kiện cho phép như ñã ñệ trình Quốc hội dự án

luật lao ñộng, trước mắt là quy ñịnh ngày làm 8 tiếng cho công nhân viên
chức, giới chủ phải ñảm bảo chế ñộ hợp ñồng với công nhân…
Nhờ những biện pháp tích cực trên ñã góp phần cho sản xuất nông
nghiệp cả nước sớm ñược khôi phục. Diện tích vụ mùa năm 1946 ở Bắc Bộ
gieo cấy ñược 800.000 ha, sản lượng thu hoạch ñược 1.155.000 tấn (năm
1944 ñạt 832.000 tấn). Diện tích trồng trọt và sản lượng các loại hoa màu
cũng tăng gấp bội. Với ý chí cách mạng và quyết tâm bảo vệ chế ñộ mới, cả
nước ñã chung sức ñẩy lùi ñược nạn ñói. ðời sống của nhân dân, ñặc biệt là
nông dân ñược cải thiện một bước.
Về mặt tài chính và nguồn nhân sách của nhà nước ñang ñứng trước
những khó khăn thử thách nặng nề, ngoài sự ủng hộ hết mình của nhân dân,
chính phủ cũng phải ñề ra những biện pháp cấp bách ñể khắc phục.

4
Sắc lệnh số 11 ngày 7/9/1945 bãi bỏ thuế thân, sắc lệnh số 15 ngày 30/1/1946 bãi bỏ thuế thổ trạch và
caca1 thể lệ bắt nông dân nộp như thuế thầu dầu, vừng, lạc…
5
Thông tư ngày 20/11/1945
Ngày 4/9/1945 chính phủ ban hành sắc lệnh số 4 về Quỹ ñộc lậpvà
Tuần lễ vàng nhằm ñộng viên sự ñóng góp “của ñồng bào toàn quốc ủng hộ
nền ñộc lập của Tổ quốc”. ðược ñồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài
nhiệt liệt hưởng ứng, chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ñã tự nguyện
góp ñược 370kg vàng, 20 triệu ñồng vào Quỹ ñộc lập và 40 triệu ñồng vào
Quỹ ñảm phụ quốc phòng
Vấn ñề phải có nền tài chính ñộc lập tự chủ, chính phủ nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa ñã ra sắc lệnh số 186 ngày 31/1/1946 cho phép phát hành
giấy bạc tại miền Nam Trung Bộ từ vĩ tuyến 16 trở vào; cuối năm 1946 trong
kỳ họp thứ 2, Quốc hội quyết ñịnh phát hành giấy bạc ðông Dương ngân
hàng. Phát hành giấy bạc Việt Nam trong hoàn cảnh nhả nước không có
vàng làm trữ kim, không có ngoại tệ mạnh làm hậu thuẫn, nhưng lại ñược

toàn dân hưởng ứng tiêu dùng. ðây là một thắng lợi to lớn của nhân dân ta
và cũng là thất bại sâu cay của thực dân Pháp. Giành ñược chủ quyền về tiền
tệ, chúng ta ñã giải quyết ñược một phần vấn ñề chỉ tiêu của chính phủ, phụ
vụ sản xuất và ñời sống , bước ñầu xây dựng nền tài chính ñộc lập của nước
Việt Nam mới.
Cuộc ñấu tranh ñể giữ vững chủ quyền ñộc lập trên các lĩnh vực kinh tế
cũng không kém phần phức tạp và mới mẻ ñối với nhà nước cách mạng. ðối
với các xí nghiệp công nghiệp cần thiết cho quốc kế dân sinh như ngành
ñiện, nước (ở các thành phố), khai thác than (Hồng –gai, Cẩm-phả), gạch
ngói(ðáp Cầu), vải sợi(Nam ðịnh), xi măng (Hải Phòng) sửa chữa cơ khí
(Hà Nội) ta vẫn ñể cho tư bản Pháp và tư bản nước ngoài tiếp tục kinh doanh
theo luật lệ và chịu quyền kiểm soát của chính phủ Việt Nam theo sắc lệnh
ngày 9/10/1945. ðồng thời chúng ta cũng khôi phục các mỏ than Tân Trào
(Tuyên Quang) Quyết Thắng (Ninh Bình), tiếp tục khai thác mỏ thiếc Tĩnh
Túc (Cao Bằng), phụ hồi sữa chữa xe lửa Trường Thi (Vinh, Nghệ An)
Trên lĩnh vực giao thông vận tải ñường thủy, ñường bộ, ñường sắt,
ñường không cũng bước ñầu ñược phục hồi, ñảm bảo sinh hoạt, ñi lại bình
thường của nhân dân.
Về thương nghiệp, một mặt trận gắn bó trực tiếp với ñời sống hàng
ngày của nhân dân ñã ñược chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm, nghiêm
cấm các hoạt ñộng ñầu cơ tích trữ, chợ ñen, mở ñường cho sự lưu thông
hàng hóa, kêu gọi các nhà buôn ñứng ra kinh doanh, lập phòng thương mại
và Nha thương vụ Việt Nam giúp chính phủ bước ñầu nắm các hoạt ñộng
thương mại trên thị trường nội ñịa.
Về văn hóa giáo dục, do hậu quả của chính sách ngu dân của thực dân
Pháp, một chế ñộ thống trị mà “nhà tù nhiều hơn trường học”, hơn 90%dân
chúng Việt Nam mù chữ. Vì vậy chống nạn mù chữ không phải chỉ là nhiệm
vụ văn hóa mà còn ý nghĩa chính trị sâu sắc, nó góp phần ñảm bảo cho người
lao ñộng nâng cao trình ñộ văn hóa tham gia quản lý ñất nước một cách có
hiệu quả. Hồ Chủ tịch ñã nêu rõ “muốn giữ vững nền ñộc lập, muốn làm cho

dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình,
phải có kiến thức mới ñể có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà
mà trước hết phải biết ñọc biết viết chữ quốc ngữ”
6
. Ngày 8/9/1945 Hồ Chủ
tịch ký sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ chăm lo công cuộc chống nạn
mù chữ và cũng chính Người ñứng ra phát ñộng phong trào xóa nạn mù chữ
trong toàn quốc.
Chỉ trong vòng 1 năm kể từ ngày 8/9/1945 ñến 8/9/1946 toàn quốc ñã
mở ñược 74.957 lớp học với 95.665 giáo viên và ñã xóa mù chữ cho
2.520.673 người. Cũng thời gian này các trường phổ thông và ñại học cũng
ñược khai giảng. Dù trong hoàn cảnh ñất nước còn khó khăn thiếu thốn trăm
bề nhưng nền giáo dục mới bước ñầu ñược xác lập nhằm ñào tạo những công
dân ñộc lập, những cán bộ trung thành, có năng lực ñể phụng sự Tổ quốc,
phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc như ước nguyện của Hồ Chủ
tịch trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học ñầu tiên sau cách
mạng tháng Tám: “Sau 80 trời nô lệ làm cho nước nhà yếu hèn, ngày nay
chúng ta cần phải xây dựng lại cơ ñồ mà tổ tiên ñể lại cho chúng ta, làm sao
cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong cuộc kiến thiết ñó,
nước nhà trông mong chờ ñợi ở các cháu rất nhiều. Non sông Việt Nam có
ñược vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu ñược hay không, chính là
nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”
7
. Những quan ñiểm cơ bản
nhất của một nền giáo dục mới ñược nêu ra trong thư của Hồ Chủ tịch là ánh
sáng soi ñường cho sự nghiệp giáo dục của nước Việt Nam ñộc lập tự do.
Vừa giành ñược chính quyền về tay nhân dân, nhà nước cách mạng tuy
thiếu các phương tiện thông tin nhưng báo chí cách mạng và công tác xuất
bản sớm trở thành vũ khí sắc bén chống thù trong giặc ngoài, góp phần giáo
dục tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc và ý thức cách mạng cho ñông ñảo

quần chúng nhân dân. Báo Cờ giải phóng, Sự thật, Cứu quốc là những tờ báo
ñược quần chung tín nhiệm và có tác dụng lớn nhất trong việc tuyên truyền
phổ biến chủ trương ñường lối của ðảng và mặt trận Việt Minh.
Cuộc vận ñộng ñời sống mới do Hồ Chủ tịch ñề xướng ñược ñông ñảo
ñồng bào cả nước hưởng ứng nhằm xây dựng một ñáo ñước mới với nội
dung cần - kiệm - liêm – chính, bài trừ các tệ nạn xã hội cũ như nạn rượu
chè, cờ bạc, trộm cướp, mại dâm,những hủ tục cúng tế, ma chay, cưới xin
linh ñìnhv.v… Trên mặt trận văn hóa mới ta ñã tập hợp ñoàn kết ñược các
lực lượng văn hóa yêu nước tiến bộ, làm thất bại âm mưu chia rẽ phá hoại
của kẻ thù. Nó ñặt nền móng vững chắc cho một nền văn hóa cách mạng
mang ñậm tính chất dân tộc, khoa học và ñại chúng, góp phần thúc ñẩy sự
nghiệp kháng chiến kiến quốc.

6
Hồ Chí Minh Tuyển tập, ST, H.1960, tr 222
7
Hồ Chí Minh Tuyển tập, ST, H.1960, tr 208
c/ Hòa hoãn với quân Tưởng, ñàm phán với phía Pháp phá vỡ thế bao
vây và uy hiếp của kẻ thù
Trong hoàn cảnh phải ñối phó với thực dân Pháp trở lại xâm lược miền
Nam và sự uy hiếp lật ñổ của quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc, trên cơ sở
khẳng ñịnh thực dân Pháp là kẻ thù chính, ðảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch
ñã vạch rõ “phải trành các trường hợp một mình ñối phó với nhiều lực lượng
ñồng minh (Tàu, Pháp, Anh, Mỹ) tràn vào nước ta”. Mũi nhọn của cách
mạng lúc này chủ yếu là ñánh Pháp ñang xâm lược ở miền Nam. ðối với
quân ñội Tưởng Giới Thạch ta chủ trươn tạm thời hòa hoãn với khẩu hiệu
“Hoa – Việt thân thiện”, tránh những sự khiêu khích, xung ñột không có lợi.
ñồng thời phải ra sức lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ của chúng ñể phân
hóa chúng; kiên quyết giữ vững chủ quyền của ta. Song về sách lược biện
pháp ñối phó với quân Tưởng thì phải rất mềm dẻo, linh hoạt ñể giải quyết

hàng loạt vấn ñề khó khăn phức tạp chưa từng ñặt ra. Hồ Chủ tịch ñã chỉ rõ:
“ðứng trước tình hình gay go và cấp bách ấy, ðảng phải dùng mọi cách ñể
sống còn, hoạt ñộng và phát triển, ñể lãnh ñạo kín ñáo và có hiệu quả hơn, và
ñể có thời giờ củng cố dần lực lượng của chính quyền nhân dân, củng cố mặt
trận thống nhất. Lúc ñó, ðảng không thể tự do. Do dự là hỏng hết, ðảng phải
quyết ñoán mau chóng, phải dùng những phương pháp, dù là những phương
pháp ñau ñớn, ñể cứu vãn tình thế”
8
.
Trước tình hình vô cùng căng thẳng và phức tạp lúc ñó, ðảng và chính
phủ ta rất bình tĩnh, chủ ñộng ñối phó, không mắc mưu khiêu khích của kẻ
thù. Chúng ta ñã nhân nhượng một số yêu sách của quân Tưởng như nhận
tiêu tiền “Quan kim” và “Quốc tệ”, cung cấp một phần lương thực cho
chúng. Tại phiên họp ñầu tiên, Quốc hội khóa I ñã ñồng ý cho bọn tay chân
của Tưởng 70 chế trong Quốc hội và 5 ghế trong Chính phủ Liên hiệp chính
thức. ðể giảm bớt sức ép công kích của kẻ thù, ñặt lợi ích dân tộc lên trên,
ðảng ñã tuyên bố “tự giải tán”, nhưng sự thật là tạm hời rút vào hoạt ñộng bí
mật, tiếp tục lãnh ñạo ñất nước, lãnh ñạo chính quyền cách mạng.
ðối với bọn phản ñộng tay sai của quân ñội Tưởng ñã ra mặt chống phá
cách mạng thì ta kiên quyết vạch trần bộ mặt bán nước hại dân của chúng
trước công luận. ðối với bọn phản ñộng có bằng chứng ñã gây tội ác ở các
ñịa phương ñều bị trừng trị theo pháp luật. ðối với các tồ chức phản ñộng
tay sai Nhật, ngày 5/9/1945 chính phủ ñã ban hành sắc lệnh giải tán, như
“ðại việt quốc gia xã hội ñảng”. Sắc lệnh ngày 12/9/1945 cho an trí những
người nguy hiểm cho nền dân chủ cộng hòa Việt Nam, sắc lệnh lập tòa án
quân sự trừng trị bọn phản cách mạng…
Trong quá trình thực hiện sách lược hòa hoãn với quân ñội Tưởng và
tay sai, ðảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch luôn luôn bảo vệ nguyên tắc ñộc
lập và chủ quyền của dân tộc, dựa vào thực lực cách mạng của quần chún,


8
Hồ Chí Minh Tuyển tập, ST, H.1960, tr 358
không khéo ñánh lùi từng bước, ñánh bại từng âm mưu phá hoại của chúng,
bảo vệ chính quyền cách mạng. Khi các kẻ thù ñã cấu kết với nhau ñể
nhường cho Pháp ñưa quân ra miền Bắc thực hiện ý ñồ xâm lược của chúng,
buộc chúng ta phải “tương kế tựu kế”, tranh thủ thời cơ ñánh bại hoàn toàn
âm mưu phản ñộng của quân ñội Tưởng Giới Thạch và quét sạch bọn tay sai
của chúng.
Ở miền Nam theo sự dàn xếp giữa Anh, Mỹ và Pháp, ngày 28/1/1946
quân Anh rút khỏi Sài Gòn, ñến ngày 5/3/1946 chúng rút khỏi miền Nam
ðông Dương nhường cho Pháp quyền chiếm ñóng từ vĩ tuyến 16 trở vào.
Thực dân Pháp và bọn Tưởng Giới Thạch cũng ñạt ñược sự thỏa hiệp. Ngày
28/2/1946 hiệp ước Pháp – Hoa ñược ký kết giữa ñại sứ Pháp với bộ trưởng
ngoại giao của chính phủ Tưởng Giới Thạch. Theo hiệp ước, Pháp nhường
cho cho Tưởng một số quyền lợi kinh tế, chính trị như hủy bỏ các trị ngoại
pháp quyền của Pháp trên ñất Trung Quốc, nhượng cho Tưởng Giới Thạch
một “khu ñặc biệt” ñể tự do buôn bán và có quyền kiểm soát thuế quan ở
càng Hải Phòng, bán cho Tưởng ñoạn ñường sắt từ Hồ Kiều ñến Côn Minh
(thuộc ñường sắt Hà Nội – Vân Nam), những kiều dân Trung Quốc ở ðông
Dương sẽ ñược hưởng nhiều quyền lợi ñặc biệt. Ngược lại Tưởng nhường
cho quân ñội Pháp quyền thay thế quân ñội Tưởng chiếm ñóng phía Bắc
ðông Dương từ vĩ tuyến 16 trở ra làm nhiệm vụ giải giáp quân ñội Nhật.
Như thế là “vì muốn cứu vãn quyền lợi chung của ñế quốc, chống
phong trào cách mạng vô sản và cánh mạng thuộc ñịa, Anh, Pháp, Mỹ và
tưởng ñã tạm dẹp mâu thuẫn bộ phận ở ðông dương. Coi ñó thì hiệp ước
Hoa – Pháp không phải là chuyện riêng của Tưởng và Pháp. Nó là chuyện
chung của phe dế quốc và bọn tay sai của chúng ở thuộc ñịa”
9
.
Tình hình trở nên khẩn trương và phức tạp, ñặt ra trước ðảng, chính

phủ và nhân dân ta những nhiệm vụ cấp bách và phải ñược giải quyết kịp
thời:
Hoặc là, cầm vũ khí chống thực dân Pháp không cho chúng ñổ bộ lên
miền Bắc. Làm như vậy tức là cùng một lúc chúng ta phải ñương ñầu với
quân Pháp với cả quân Tưởng ñang có mặt trên ñất nước ta. Trong khi ñó lực
lượng ta chưa ñược chuẩn bị chu ñáo, chính quyền dân chủ nhân dân chưa
ñược vững mạnh.
Hoặc là phải ñàm phán, nhân nhượng tạm thời cho Pháp một số quyền
lợi quan trọng với ñiều kiện Pháp phải công nhận quyền tự chủ của dân tộc
ta. Như vậy, ta có thể tránh ñược tình trạng phải ñối phó với nhiều kẻ thù,
ñẩy ñược 20 vạn quân tưởng ra khỏi miền Bắc, tranh thủ thời gian hòa hoãn
ñể tiếp tục củng cố và phát triển lực lượng cách mạng, chuẩn bị mọi mặt ñể
bước vào một cuộc chiến ñấu toàn diện, mạnh mẽ trong toàn quốc về sau.

9
Văn kiện ðảng từ 25/11/1945 ñến 31/12/1947, ST, H.1969, tr 20
Ngoài hai giải pháp trên không còn giải pháp nào khác hơn. ðúng như
chỉ thị “Tình hình và chủ trương” của Ban chấp hành Trung ương ngày
3/3/1946 ñã chỉ rõ: “Vấn ñề lúc này không phải là muốn hay không muốn
ñánh”. Vấn ñề là biết mình biết người, nhận ñịnh một cách khách quan
những ñiều kiện lợi hại trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho ñúng”
Trên cơ sở phân tích một cách bình tĩnh khách quan, ðảng, chính phủ
và Hồ Chủ tịch trong Hội nghị Trung ương mở rộng ở Hương Canh (Hà
ðông) ñêm 5/3/1946 ñã chọn giải pháp ñàm phán với Pháp.
Ngày 6/3/1946 chính phủ ta ñã ký với ñại diện chính phủ Pháp bản hiệp
ñịnh sơ bộ, ñặt cơ sở cho một cuộc ñàm phán ñi ñến hiệp ñịnh chính thức.
Nội dung của hiệp ñịnh sơ bộ là:
• Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
là một quốc gia tự do nằm torng khối liên hiệp Pháp, có chính phủ
riêng, nghị viện riêng, quân ñội riêng, tài chính riêng. Sự thống nhất 3

kỳ do nhân dân ta quyết ñịnh.
• Chính phủ nước Việt Nam ñồng ý ñể cho 15.000 quân Pháp
ñược vào miền Bắc thay cho quân ñội Tưởng Giới Thạch. Mỗi năm sẽ
rút 1/5 số quân ñó về Pháp và sau 5 năm sẽ rút về hết.
• Hai bên sẽ ngừng cuộc xung ñột và giữ nguyên quân ñội hai bên
tại vị trí cũ nhằm tạo ñiều kiện cần thiết ñể ñi ñến một cuộc ñiều ñình
thân thiện ñể bàn về các vấn ñề ngoại giao của Việt Nam, chế ñộ
tương lai của ðông dương, những quyền lợi kinh tế và văn hóa của
Pháp ở Việt Nam.
Ký hiệp ñịnh sơ bộ 6/3/1946 tạm hòa với Pháp, ta ñã ñẩy ñược 20 vạn
quân Tưởng và tay sai ra khỏi ñất nước, giành thêm thời gian hòa bình cần
thiết ñể củng cố chính quyền cách mạng, mở rộng mặt trận dân tộc thống
nhất, phát triển quân ñội, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Thực tiễn lịch sử ñã chứng tỏ rằng việc ký hiệp ñịnh sơ bộ 6/3/1946 là một
chủ trương ñúng ñắn của ðảng và chính phủ ta.
Nhiệm vụ ñặt ra cho quân và dân cả nước sau khi ký hiệp ñịnh sơ bộ là
ñấu tranh buộc ñế quốc Pháp thi hành hiệp ñịnh, tiếp tục ñàm phán ngoại
giao giữa hai chính phủ ñể ñi ñến một hiệp ñịnh chính thức. Mặt khác, về
phía ta phải tranh thủ củng cố và phát triển lực lượng về mọi mặt.
Sau khi ký hiệp ñịnh sơ bộ, thực dân Pháp ñã giở mặt phản bội, vi phạm
những ñiều ñã ký kết. Ở miền Bắc, sau khi ñã ñóng quân ở các thành phố thị
xã quan trọng, Pháp bắt ñầu có những hành ñộng khiêu khích, uy hiếp quần
chúng,liên lạc móc nối với các ñảng phái phản ñộng, tập hợp việt gian bán
nước ñể phá hoại chính quyền cách mạng. Chúng vạch kế hoạch phong tỏa
vùng biển và ñánh chiếm từ Quảng Yên ñến Móng Cái ñể lập “Xứ Nùng tự
trị”; chúng mở các cuộc tiến công ở Sơn La, Lai Châu ñể lập “Xứ Thái tự
trị”… Ở miền Nam, Pháp tiếp tục mở rộng càn quét khủng bố nhân dân, tập
hợp bọn phản ñộng trong các giáo phái Cao ðài, Hòa Hảo tổ chức lực lượng
vũ trang làm tay sai cho chúng. Mặt khác chúng thành lập chính phủ “Nam
kỳ tự trị” do Nguyễn Văn Thinh cầm ñầu, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt

Nam.
Trước những hành ñộng bội ước ñó ủa thực dân Pháp, hân dân ra ñã
kiên quyết chống lại bằng mọi hình thức nhằm ngăn chặn những âm mưu và
hành ñộng phản hiệp ñịnh của chúng. Hàng loạt các cuộc bãi công bãi thị,
biểu tình nổ ra khắp nơi. Nổi bật là cuộc tổng bão công, bãi chợ ngày
3/8/1946 của nhân dân Sài Gòn phản ñối thực dân Pháp triệu tập Hội nghị bù
nhìn ở ðà Lạt, ñòi chúng phải tôn trọng hiệp ñịnh ñã ký kết và phải tiếp tục
ñàm phán với ta. Do sức mạnh ñấu tranh kiên quyết của nhân dân ta, phía
Pháp buộc phải chấp nhận ñàm phán. ðể chuẩn bị cho cuộc ñàm phán chính
thức giữa hai chính phủ, phía Pháp và chính phủ ta ñã họp Hội nghị trù bị ở
ðà Lạt nhằm trao ñổi các vần ñề phải giải quyết trong cuộc ñàm phán chính
thức ở Paris
10
.
Trong ba tuần lễ Hội nghị trù bị ở ðà Lạt (17/4 – 11/5/1946) trên các
vấn ñề quan hệ Việt – Pháp, vấn ñề chế ñộ tương lai của ðông dương, vấn ñề
thống nhất 3 kỳ của VIệt Nam… ñều không ñi ñến thỏa thuận nào cho dã
tâm phá hoại hiệp ñịnh ñể thực hiện âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.
Mọi cuộc tro ñổi ở Hội nghị ñi ñến kết thúc bằng cách ghi nhận sự bất ñồng
ý kiến của hai bên.
Thực hiện kế hoạch ngoại giao của chính phủ, ngày 16/4/1946 phái
ñoàn Quốc hội do ñồng chí Phạn Văn ðồng dẫn ñầu lên ñường sang Pháp.
Tiếp theo ngày 31/5/1946 Hồ Chủ tịch cũng lên ñường sang Pháp với tư cách
thượng khách của chính phủ Pháp
Ngày 26/4/1946 phái ñoàn ta do ñồng chí Phạm Văn ðồng dẫn ñầu ñến
Paris và ngày 26/4/1946 Hồ Chủ tịch ñến Paris mở ñầu cuộc ñi thăm chính
thức nước Pháp. Ngày 6/7/1946 cuộc ñàm phán chính thức giức chính phủ ta
và chính phủ Pháp ñã khai mạc ở Phông-ten-nơ-blô (Fontainebleau). Hội
nghị ñã bàn về các vấn ñề: ñịa vị của Việt Nam trong khối liên hiệp Pháp,
những mối quan hệ ngoại giao với các nước, tổ chức liên bang ðông dương,

vấn ñề thống nhất 3 kỳ và việc trưng cầu dân ý ở Nam Bộ, những vấn ñề
kinh tế văn hóa và thảo một dự án hiệp ước.
Cũng như ở Hội nghị trù bị ðà Lạt, lập trường của chính phủ Pháp hoàn
toàn không có gì thay ñổi, nó ñối lập với lập trường chính nghĩa và thiện chí
của chính phủ ta. Mặc dù phái ñoàn ta kiên trì và cố gắng ñể cho cuộc ñàm
phán có kết quả tốt, song thực dân Pháp vẫn ngoan cố giữ lập trường phản

10
Phái ñoàn Pháp do Mác An-ñơ-rê (Mare Andre’) dẫn ñầu; phái ñoàn ta do ñồng chí Võ Nguyên Giáp
dẫn ñầu.
ñộng xâm lược cho nên cuộc ñàm phán ñã thất bại. Hội nghị ñã chấm dứt
ngày 12/9/1946. Ngày 13/9/1946 phái ñoàn của ta xuống tàu về nước.
Hội nghị Phông-ten-nơ-bơ-lô thất bại do chính phủ Pháp gây ra ñã làm
cho tình hình bang giao việt – Pháp thêm căng thẳng, nguy cơ một cuộc
chiến tranh ñã ñến gần. Cần phải có một quyết ñịnh nhanh chóng nhằm kéo
dài thêm thời gian hòa hoãn, tiếp tục bổ xung lực lượng, làm cho nhân dân
Pháp và nhân dân thế giới thấy rõ thiện chí hòa bình của Việt Nam và dã tâm
xâm lược của thực dân Pháp. Chính vì lẽ ñó ngày 14/9/1946 Hồ Chủ tịch ñã
ký với Mu-Te (Moutet) bộ trưởng thuộc ñịa Pháp một bản tạm ước. ðây là
sự nhân nhượng cuối cùng của ta nhằm cứu vãn tình thế của ñất nước khó
khăn lúc ñó.
Ngày 20/10/1946 Hồ Chủ tịch trở về ñến Tổ quốc trong sự ñóng chờ
ñầy tin tưởng của toàn dân. Cuộc hành trình ngoại giao của Hồ Chủ tịch và
phái ñoàn chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên ñất Pháp tuy chưa
giải quyết ñược những mục tiêu cơ bản của cuộc ñàm phán, song uy tín của
nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ñã ñược chìn phủ Pháp, nhân dân
Pháp, người nước ngoài tôn trọng, họ ñề hiểu rõ vấn ñề Việt Nam hơn trước,
làm cho số ñông người Pháp ñồng tình ủng hộ Việt Nam ñộc lập. Họ tán
thành xây dựng mối quan hệ cộng tác Việt – Pháp trên tinh thần bình ñẳng,
thật thà, cùng có lợi.

Tranh thủ thời gian hòa hoãn giữa các cuộc ñàm phán, chính phủ và
nhân dân ta ra sức củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt,
chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài sắp ñến.
Ở miền Nam, bộ ñội và cán bộ tiến mạnh vào các vùng bị tạm chiếm, tổ
chức và phát triển lực lượng vũ trang ñịa phương và chiến tranh du kích,
phát ñộng quần chúng ñấu tranh phá tề trừ gian, khôi phục và phát triển
chính quyền nhân dân. Ở các ñô thị , nhất là Sài GÒn, các cuộc mít tinh, biểu
tình, ñình công, bãi chợ nổ ra liên tiếp. Phong trào lan rộng lôi kéo các tầng
lớp tri thức , công thương gia ñấu tranh ñối “chính phủ Nam kỳ tự trị”, ñòi
thống nhất Tổ quốc. Kết hợp với các hoạt ñộng iệt tề trừ gian của các lực
lượng vũ trang, nổi lên phong trào quần chúng vận ñộng ngụy binh bỏ hàng
ngũ ñịch về với nhân dân hoặc làm nội ứng cho ta hạ ñồn ñịch. Cuộc ñấu
tranh của nhân dân Nm bộ và miền Nam Trung Bộ từ ngày 6/3/1946 ñến
cuối năm 1946 phát triển mạnh mẽ,liên tục, toàn diện ñã giành ñược những
tháng lợi to lớn, tạo nên những biến chuyển căn bản cho cuộc kháng chiến.
Chính quyền cách mạng ñã khôi phục và phát triển trên 1000 xã trong tổng
số 1.234 xã ở Nam Bộ. Vùng giải phóng ở nông thôn rộng gấp nhiều lần so
với trước ngày 6/3, nhiều căn cứ ñịa ñược hình thành và củng cố như ðồng
Tháp mười, U Minh, chiến khu D, các căn cứ nhỏ liên huyện, liên xã cũng
ñược thành lập. Hệ thống các căn cứ ñịa lên hoàn ñó ñã tạo thành chỗ dựa
vững chắc cho bộ ñội ta hoạt ñộng tác chiến một cách cơ ñộng.
sau mội thời gian tác chiến ñánh ñịch trong quá trình chúng mở rộng
chiến tranh, lực lượng vũ trang Nam Bộ ñứng trước nhữn khó khăn lúng
túng. ðể khắc phục cho cuộc kháng chiến lâu dài, vấn ñề xây dựng lực lượng
vũ trang ñược nhà nước cách mạng hết sức quan tâm. Từ các tổ chức cứu
quốc trong mặt trận Việt minh ñược khôi phục và mở rộng, lực lượng vũ
trang 3 thứ quân ở Nam Bộ ñã phát triển. ở nông thôn, hầu hết các xã ñều có
tổ chức tự vệ và du kích. Ở các ñô thị, lực lượng tự vệ cũng ñược củng cố và
hoạt ñộng hiệu quả, nhất là lực lượng ự vệ thành phố Sài Gòn. Các ñơn vị bộ
ñội tập trung – các chi ñội Vệ quốc ñoàn, ñược xây dựng từ cấp tỉnh ñến cấp

quân khu. Toàn Nam Bộ ñã xây dựng ñược 25 chi ñội, tăng 250% so với lúc
mới hình thành. Hệ thống tổ chức ðảng trong lực lượng vũ trang ñã ñược
thành lập từ cấp Xứ ñến cấp cơ sở. ðây là lực lượng nòng cốt của toàn dân
ñánh giặc, cho sự phát triển lâu dài và thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến
Nam Bộ trong những năm về sau.
Ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chiến tranh du kích ñã bước ñầu phát
triển. Các thành thị các cuộc ñấu tranh chính trị của quần chúng ñã xuất hiện,
nhiều căn cứ du kích ñã hình thành ở nông thôn và rừng núi. Ngoài các ñơn
vị bộ ñội tập trung ở vùng tự do liên khu 5, ñến tháng 7/1946 ở cực Nam
Trung Bộ ñã xây dựng ñược 4 trung ñoàn chủ lực và 1 tiểu ñoàn ở Tây
Nguyên – tiểu ñoàn Nơ-trang-lơn, gồm hầu hết các chiến sĩ người dân tộc
thiểu số. Các ñơn vị bộ ñội tập trung ở ñây ñã chiến ñấu rất anh dũng, vượt
qua mọi thiếu thốn khó khăn, bệnh tật ñể chặn từng bước tiến của ñịch.
Nói chung tình hình chính trị và quân sự ở Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ
từ sau 6/3/1946 ñến cuối năm 1946 có những thay ñổi lớn, lực lượng kháng
chiến ñã ñược củng cố và phát triển rộng rãi, ñưa cuộc kháng chiến của nhân
dân miền Nam sang một thời kỳ mới. Thực tế lịch sử ñã khẳng ñịnh chủ
trương “hòa ñể tiến” với việc ký hiệp ñịnh sơ bộ 6/3 và tạm ước 14/9 là hoàn
toàn ñúng ñắn.
Ở miền Bắc, tranh thủ thời gian hòa hoãn quân và dân ta cũng ra sức
xây dựng và phát triển lực lượng mọi mặt. Ngày 29/5/1946, theo sáng kiến
của Hồ Chủ tịch, hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) ñược
chính thức ra ñời ở Hà Nội nhằm ñoàn kết rộng rãi các tổ chức, ñảng phái và
cá nhân chưa tham gia mặt trận Việt minh. ðây là một thắng lợi mới của
chính sách ñại ñoàn kết dân tộc của Hồ Chủ tịch và là một ñòn mạnh ñánh
vào âm mưu chia rẽ của thực dân Pháp. Ngày 27/5/1946, ðại hội ñại biểu
công nhân toàn quốc họp ở thủ ñô Hà Nội quyết ñịnh thành lập Tổng liên
ñoàn lao ñộng Việt Nam nhằm ñoàn kết lực lượng lao ñộng trí óc và chân
tay,không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nam nữ ñể kháng chiến thắng lợi và
xây dựng chế ñộ dân chủ nhân dân. ðến cuối năm 1946 tổng số ñoàn viên

công ñoàn cả nước ñã tăng lên khoảng 30 vạn người. Ngày 27/7/1946 tổ
chức ðảng Xã Hội Việt Nam ra ñời nhằm tập hợp ñoàn kết trí thức yêu
nước, chốn âm mưu chia rẽ, lôi kéo của thực dân Pháp. ðể tập hợp rộng rãi
các tầng lớp phụ nữ yêu nước vào cuộc ñấu tranh chống ñế quốc, ủng hộ
chính quyền cách mạng, thực hiện quyền lợi của chị em, Hội Liên hiệp phụ
nữ Việt Nam ñược thành lập ngày 20/10/1946.
Trên cơ sở mặt trận dân tộc thống nhất ñược củng cố mở rộng, sau khi
quân ñội Tưởng rút khỏi nước ta, cuối tháng 6/1946 bọn “Việt quốc”, “Việt
Cách” cũng theo chân quân Tưởng chuồn khỏi nước ta. Trong ñiều kiện ñó,
ðảng và chính phủ ñã tập trung củng cố thêm một bước bộ máy nhà nước,
chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Từ ngày 28/10 – 29/11/1946 Quốc
hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp kỳ thứ 2 tại Hà Nội ñã thông qua
danh sách chính phủ mới do Hồ Chủ tịch ñứng ñầu và bản Hiến pháp nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. ðây là bản Hiến pháp ñầu tiên trong lịch sử
nước nhà, phản ánh ñầy ñủ những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam,
phản ánh tính chất cách mạng và dân chủ của chế ñộ mới do cuộc cách mạng
tháng Tám mang lại. Việc quốc hội thông qua bản Hiến pháp, ñạo luật cơ
bản nhất của nước Việt Nam mới, là một thắng lợi chính trị quan trọng, nó
làm cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chỗ dựa mạnh mẽ về
pháp lý, một bộ máy nhá nước có cơ cấu hoàn chỉnh và dân chủ do nhân dân
bầu ra.
Nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng cũng ñược ðảng và
chính phủ hết sức chú ý. Vệ quốc ñoàn từ khi chính thức trở thành quân ñội
quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ñược biên chế thống nhất từ
từ tiểu ñội ñến trung ñoàn
11
, về sau phát triển lên các ñại ñoàn. Lực lượng tự
vệ tiếp tục ñược củng cố và phát triển trở thành chỗ dựa chiến lược của Quân
ñội nhân dân Việt Nam, nó hình thành một mạng lưới khắp nơi từ thành thị
ñến nông thôn với khoảng 1 triệu người.

Trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang, ðảng và nhà nước ta ñặc
biệt chú trọng giáo dục bản chất cách mạng, kiện toàn hệ thống tổ chức ðảng
và hệ thống công tác chính trị từ trên xuống cơ sở. Công tác ñào tạo cán bộ
cũng ñược tiến hành một cách khẩn trương. Trường quân chính Bắc Sơn,
trường võ bị Trần Quốc Tuấn ñược thành lập ñầu năm 1946. ðến cuối năm
1946, các trường quân sự ñã ñào tạo ñược hàng ngàn cán bộ bổ xung cho các
ñơn vị cơ sở trước khi cuộc kháng chiến bùng nổ.
Ngày 19/10/1946 Hội nghị quân sự toàn quốc của ðảng họp dưới sự
chủ tọa của Tổng bí thư Trường Chinh chuẩn bị một cách cụ thể hơn cho
cuộc kháng chiến toàn quốc. Gần 1 năm tạm hòa hoãn, lực lượng của ta ñã
ñược xây dựng ñể bước vào một trận chiến ñấu quyết liệt với quân thù.
Từ hạ tuần tháng 11/1946 trở ñi tình hình trở nên hết sức căng thẳng.
Trong khi ta vẫn kiên nhẫn tranh thủ hòa bình, thì thực dân Pháp quyết xâm
xô ñẩy ta vào chiến tranh. Chúng tiếp tục thực hiện chính sách “việc ñã rồi”

11
ðến cuối năm 1946 lực lượng vũ trang tập trung có 30 trung ñoàn, tổng số quân là 8 vạn người
hòng ñặt lại ách thống trị của chúng lên ñất nước ta một lần nữa. Ở Nam Bộ
và Nam Trung Bộ thực dân Pháp ñã tập trung quân tiến công vào các phòng
tuyến của ta, thực hiện chính sách ñàn áp khủng bố nhân dân rất dã man.
Ở miền Bắc, những ñám mây ñen chiến tranh của Pháp ngày một kéo
ñến gần, chúng tìm cách gây hấn ñánh chiếm các thành phố chiến lược của
ta. Ngày 24/11/1946 Pháp nổ súng ñánh chiếm các vị trí xung yếu của ta ở
Hải Phòng. Cùng ngày Pháp tiến ñánh ta ở Lạng Sơn, chúng dùng cả trọng
pháo, máy bay khu trục, thiết giáp ñể tấn công. ðể bảo vệ thành phố thân yêu
của mình, các ñơn vị tự vệ và bộ ñội tập trung ñã cùng nhân dân chiến ñấu
diệt hàng trăm tên Pháp. Sau mấy ngày chiến ñấu quyết liệt, do tương quan
lực lượng không có lợi cho ta, nên quân ta ñã rút lui ra khỏi các thành phố và
hình thành vòng vây giam chân quân Pháp ở các vị trí này.
Tại Hà Nội, từ ñầu tháng 12/1946 thực dân Pháp liên tiếp gây xung ñột

với lực lượng vũ trang ta. Sau vụ ñốt nhà thông tin ta ở phố Tràng Tiền, ngày
17/12/1946 Pháp gây ra vụ tàn sát ñồng bào ta ở phố Hàng Bún. Ngày 18/12
Pháp chiếm cơ quan Bộ tài chính và Bộ giao thông công chánh, gây ra các
vụ xung ñột ở Long Biên, khu Cữ ðông, khu Yên Ninh… ðêm 18/12 chúng
gửi tối hậu thư buộc chính phủ nước ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến
ñấu, giao quyền kiểm soát thủ ñô Hà Nội cho quân ñội Pháp. Chúng ñe dọa
nếu những ñòi hỏi ñó không ñược thực hiện thì ngày 20/12 quân ñội Pháp sẽ
hành ñộng.
Thực dân Pháp ñã xé bỏ tất cả các hiệp ñịnh chúng ñã ký kết với ta.
Chúng quyết gây ra cuốc chiến tranh xâm lược toàn bộ ñất nước ta. Tổ quốc
lâm nguy! Vận mệnh dân tộc bị ñe dọa! thực dân Pháp ñã buộc chúng ta phải
ñứng lên chiến ñấu ñể bào vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ ñộc lập và tự
do của Tổ quốc. Vì vậy ngày 19/12/1946 Hội nghị Ban thường vụ Trung
ương ðảng họp tại Vạn Phúc (Hà ðông) ñã quyết ñịnh phát ñộng cuộc kháng
chiến toàn quốc.
*
Sự nghiệp ñấu tranh ñể bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng
những năm 1945 – 1946 của dân tộc ta diễn ra vô cùng gay go và quyết liệt
trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa tư tưởng.
Cuộc ñấu tranh này có vị trí quan trọng ñặc biệt, ñó là khâu quyết ñịnh ñầu
tiên trong quá trình ñấu tranh ñể giữ vững và phát triển thành quả của cách
mạng tháng Tám, sự nghiệp củng cố và phát triển nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa.
Có ñược những thắng lợi ñó là do toàn thể nhân dân Việt Nam ñã ñoàn
kết chặt chẽ dưới ngọn cờ lãnh ñạo của ðảng. Có ñược thắng lợi ñó là do
“ðảng ta, ñứng ñầu là Hồ Chủ tịch, với ñường lối chính trị vô cùng sáng
suốt, vừ cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược, ñã ñưa nước
nhà vượt qua muôn vàn khó khăn tưởng như không sao vượt nổi. Lúc thì tạm
hoãn với Pháp ñể ñuổi cổ quân Tưởng và quét sạch bọn phản ñộng tay sai
của Tưởng, giành thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị toàn quốc kháng

chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ñiều mà ðảng ñã biết chắc là không
thể nào tránh khỏi” Lê Duẩn ñã viết trong tác phẩm “Dưới lá cờ vẻ vang của
ðảng…”
12
.
II. KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ
CAN THIỆP MỸ (1946-1954)
1. Phát triển thực lực, ñẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn
dân, toàn diện chống ñịch mở rộng chiến tranh (1946-1954)
a/ Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và sự hình thành ñường lối
kháng chiến của ðảng cộng sản ðông dương
Thực dân Pháp ñã trắng trợn xé bỏ hiệp ñịnh 6/3/1946 và Tạm ước
14/9/1946, chúng quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Trước hành
ñộng bội ước và xâm lược của Pháp, nhân dân ta chỉ còn một con ñường:
Cầm vũ khí ñứng lên kháng chiến bảo vệ nến ñộc lập tự do của Tổ quốc.
Theo quyết ñịnh của Ban thường vụ Trung ương ðảng, chính phủ và Hồ
Chủ tịch ñã phát ñộng cuốc kháng chiến trong toàn quốc chống pháp xâm
lược
Ngày 20/12/1946 Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến cùa Hồ Chủ
tịch ñã truyền ñi khắp cả nước
“Hỡi ñồng bào toàn quốc
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta ñã nhân nhượng. Nhưng chúng
ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm
cướp nước ta một lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất
ñịnh không chịu làm nô lệ
Hỡi ñồng bào! Chúng ta phải ñứng lên!
Bất kỳ ñàn ông ñàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia tôn
giáo, ñảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải ñứng lên ñánh
thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng

gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức
chống thực dân cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước ñã ñến! Ta phải hy sinh ñến giọt máu cuối cùng ñể
giữ gìn ñất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên
quyết hy sinh, thắng lợi nhất ñịnh về dân tộc ta”

12
Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của ðảng…, ST. H. 1970, tr 31
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch thể hiện ý chí
của cả dân tộc ta, dù phải hy sinh gian khổ, quyết kháng chiến ñến cùng
ñể bảo vệ nền ñộc lập dân tộc vừa mới giành ñược. Lời kêu gọi ñã nêu lên
một cách khái quát mục tiêu cơ bản của cuộc kháng chiến, tư tưởng quyết
chiến quyết thắng của dân tộc Việt Nam, quan ñiểm chiến tranh nhân dân,
toàn dân ñánh giặc của cuộc kháng chiến.
20 giờ 03 phút ngày 19/12/1946 công nhân nhà máy ñiện Yên Phụ
phá máy, toàn thành phố Hà Nội bị cắt ñiện. Hiệu lệnh cuộc kháng chiến
toàn quốc bắt ñầu từ tiếng súng của quân dân ta ở Hà Nội ñêm
19/12/1946.
Ngày 22/12/1946 Ban thường vụ Trung ương ðảng ra chỉ thị “Toàn
dân kháng chiến”, nêu lên một cách toàn diện những tư tưởng về ñường
lối, phương châm chiến lược của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân,
toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính và nhất ñịnh thắng lợi. Trên
cơ sở ñó, ñồng chí Trường Chinh viết loạt bài ñăng trên báo Sự thật – cơ
quan ngôn luận của Trung ương ðảng cộng sản ðông Dương bàn về
những vẫn ñề cơ bản của ñường lối kháng chiến. Từ các bài viết ấy ñến
tháng 9/1947, tác phẩm “ Kháng chiến” nhất ñịnh thắng lợi.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, chỉ thị “Toàn
dân kháng chiến” của ðảng, tác phẩm “Kháng chiến nhất ñịnh thắng lợi”
của ñồng chí Trường Chinh, là những văn kiện lịch sử quan trọng vạch ra

các vấn ñề cơ bản và có cơ sở khoa học về mục ñích, tính chất, nội dung,
phương châm, triển vọng tất thắng của cuộc kháng chiến.
Thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh nhằm thôn tính nước ta,
duy trì quyến lợi thuộc ñịa của chúng ở ðông dương, ñó là cuộc chiến
tranh phi nghĩa, chiến tranh xâm lược, ngày càng bị nhân dân Pháp và
nhân dân tiến bộ trên thế giới lên án, chúng ngày càng bị cô lập và suy
yếu. Còn nhân dân ta ñể bảo vệ nền ñộc lập, thống nhất, dân chủ, phải
cương quyết ñứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn tay sai
của chúng. ðó là cuộc chiến tranh tự vệ, chiến tranh chính nghĩa và tiến
bộ vừa ñể chống lại xâm lược giành giải phóng cho dân tộc, vừa ñể từng
bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, ñem lại ruộng ñất cho nông dân. Cuộc
kháng chiến ñó do toàn dân tiến hành. Mọi người yêu nước Việt Nam
không phân biệt ñều có nghĩa vụ và quyền lợi tham gia. ðể có cuộc kháng
chiến toàn dân, ðảng và chính phủ phải ñộng viên, tổ chức lực lượng,
lãnh ñạo toàn dân chiến ñấu theo khẩu hiệu “Mỗi người dân là một người
lính, mỗi phố là một mặt trận, mỗi làng là một pháo ñài”.
Tính chất toàn dân của cuộc kháng chiến có quan hệ mật thiết với
kháng chiến toàn diện. Cuộc kháng chiến ñó không chỉ diễn ra trên mặt
trận quân sự mà trên tất cả các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa…
Về quân sự phải ra sức tiêu diệt lực lượng ñịch, bồi dưỡng lực lượng
ta, tiến lên quét ñịch ra khỏi nước ta, lấy lại toàn bộ ñất nước. Muốn
kháng chiến thành công phải có lược lượng vũ trang hùng hậu gồm 3 thứ
quân bộ ñội chính quy, bộ ñội ñịa phương và dân quân du kích. Quân ñội
ñó từ nhân dân mà ra, phát triển từ không ñến có, từ nhỏ ñến lớn, từ yếu
ñến mạnh. Về tác chiến cũng gồm 3 hình thức cơ bản: du kích chiến, vận
ñộng chiến, trận ñịa chiến, trong ñó du kích chiến là lối ñánh phổ biến
nhất.
Về chính trị, phải giữ vững và tăng cường khối ñoàn kết toàn dân
trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, tranh thủ sự ñồng tình ủng hộ
của nhân dân tiến bộ trên thế giới. ðể thực hiện nhiệm vụ ñó phải ra sức

củng cố nhà nước dân chủ nhân dân, củng cố bộ máy lãnh ñạo cuộc
kháng chiến, củng cố hậu phương kháng chiến.
Về minh tế phải ra sức xây dựng nền kinh tế kháng chiến trên hai
nguyên tắc vừa kháng chiến vừa kiến quốc và tự cung tự cấp về mọi mặt
nhằm mục ñích bảo ñảm cung cấp cho mặt trận, cho toàn dân kháng chiến
lâu dài, ñồng thời phải ra sức phá hoại kinh tế ñịch.
Về văn hóa phải ñánh ñổ nền văn hóa ngu dân của thực dân Pháp,
xây dựng nền văn hóa mới dân tộc, khoa học và ñại chúng. Tất cả mọi
hoạt ñộng văn hóa kháng chiến phải nhằm vào khẩu hiệu “Yêu nước và
căm thù giặc”, phải kích thích chí anh hùng của tập thể và cá nhân…
Xuất phát từ so sánh lực lượng giữa ta và ñịch lúc ñó, chúng ta chủ
trương ñánh lâu dài, cừa ñánh vừa giữ gìn, bồi dưỡng lực lượng ta,
chuyển yếu thành mạnh, ra sức ñánh tiêu hao, tiêu diệt lực lượng ñịch,
làm cho chúng hao mòn và kiệt quệ rệu rã, từ mạnh chuyển thành yếu, từ
thắng chuyển thành bại.
Cuộc kháng chiến lâu dài này chỉ do nhân dân ta tự làm lấy. Chúng
ta lấy sức mạnh vật chất, tinh thần trong nguồn vô tận của chính ngay tính
chất chính nghĩa, tiến bộ của cuộc chiến tranh nhân dân của dân tộc ta.
Dựa vào sức mình là chính cũng là một phương châm cơ bản của ta trong
cuộc kháng chiến này.
Trên ñây là những nội dung cơ bản trong ñường lối kháng chiến của
ðảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với ñường lối ñó, quân
dân ta ñã có vũ khí sắc bén, niềm tin vững chắc ñể chống lại cuộc chiến
tranh xâm lược của Pháp, ñưa kháng chiến ñến thắng lợi hoàn toàn.
b/ Cuộc chiến ñấu kìm giữ ñịch ở các ñô thị trong những ngày ñầu
kháng chiến.
Theo mệnh lệnh kháng chiến của Hồ Chủ tịch, ñêm 19/12/1946 quân
dân cả nước ta nhất tề vùng dậy với khí thế xung thiên, tiến công mạnh
mẽ vào quân xâm lược ñể bảo vệ ñộc lập tự do cho Tổ quốc.

×