Sáng kiến kinh nghiệm
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
a.Lý do khách quan:
Con người sống trong xã hội tất nhiên không thể thiếu hoạt
động giao tiếp. Ngôn ngữ là một phương tiện quan trọng với chức
năng phục vụ cho tư duy và giao tiếp. Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt
có chức năng rèn luyện kó năng về ngôn ngữ cho học sinh. Khi học
đến chương trình lớp 4, trong các tiết Tập làm văn, học sinh có điều
kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên; có dòp hướng tới
cái chân, cái thiện, cái mó được đònh hướng trong các đề bài. Khi
được học về thể loại văn miêu tả, học sinh được rèn luyện cách nhìn
đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa người và vật. Những cơ hội đó
góp phần xây dựng tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, làm
cho tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó cũng là một trong
những nhân tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách tốt đẹp
cho trẻ trong giao tiếp, trong cuộc sống.
b. Lý do chủ quan:
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu
cấp bách trong xu thế đổi mới dạy học ở Tiểu học. Ta đã từng biết,
hiện có rất nhiều phương pháp dạy học để người giáo viên có thể lựa
chọn, sử dụng trong thực tiễn dạy học của mình.
Từ thực tiễn nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Rèn kó năng
viết văn miêu tả loài vật cho học sinh lớp 4”, bước đầu tiếp cận, tìm
hiểu ở học sinh, cụ thể là ở trường Tiểu học Long Hoà , phối hợp với
việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan cùng với các tiết thực giảng
của giáo viên trong giờ dạy-học phân môn Tập làm văn nhằm đưa ra
những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh
và lấy đó làm kinh nghiệm sau này.
2. Mục đích nghiên cứu:
Kết quả học tập của học sinh là thước đo kết quả hoạt động
của giáo viên và học sinh. Trong quá trình dạy học, điểm tập trung là
bản thân người học, chứ không phải là người dạy.Vì thế trong khi dạy
học, cần tạo điều kiện cho học sinh chủ động tiếp thu các kiến thức,
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm
kó năng…, biết biến những cái đó thành kiến thức, kó năng của mình.
Nói cách khác là biến điều cần học thành cái “vốn”, cái “tài sản”
của bản thân. Học tập như vậy khiến sự hiểu biết của các em được
vững chắc hơn, hứng thú học tập của các em được tăng cường hơn.
Để đáp ứng với yêu cầu trên, khi dạy thể loại văn miêu tả cho
học sinh lớp 4, cụ thể là miêu tả loài vật, tôi đã từng đắn đo, suy nghó
rất nhiều. Làm thế nào để truyền thụ cho các em những cách thức
hành văn, biến cái đó thành kó năng vận dụng của từng em. Vì thế,
tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này.
3. Lòch sử đề tài:
Ngày trước, khi dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4, với các nội
dung và phương pháp dạy học cổ truyền đã phần nào bộc lộ những
hạn chế nhất đònh và thu hẹp óc sáng tạo của trẻ, học sinh học tập
một cách thụ động, nhàm chán và hiệu quả không cao.
Hiện nay, trong chương trình Tiếng Việt tiểu học mới, khi dạy
thể loại văn miêu tả có cơ cấu nội dung sinh động, vừa gần gũi cuộc
sống thực tế của học sinh vừa mở rộng tầm hiểu biết của các em.
Từ thực tế nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài này với hi vọng
mang lại cho người giáo viên một số “kó thuật” trong việc giảng dạy
kó năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4. Tôi mong rằng những
“kó thuật nhỏ” nàysẽ trở thành “chìa khóa” mở ra cho giáo viên
chúng ta những cách thức giảng dạy hiệu quả hơn, học sinh học tập
tốt hơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trước kia, khi giảng dạy thể loại văn miêu tả, người ta tin rằng
học sinh sẽ đạt được kết quả học tập tốt khi giáo viên giải thích kiến
thức một cách đầy đủ, rõ ràng, còn học sinh chỉ cần nghe, tập trung
ghi nhớ đầy đủ kiến thức đó. Trong những năm gần đây, các nghiên
cứu giáo dục đã khẳng đònh việc học của trẻ em sẽ đạt được hiệu quả
cao khi các em được tích cực tham gia vào quá trình học tập.
Khi học văn miêu tả loài vật, giáo viên làm thế nào để giúp
các em có kó năng viết được bài văn đúng yêu cầu có nội dung phong
phú. Các em không cần rập khuôn theo cách hành văn mẫu hoặc e
dè, sợ sệt, thiếu tự tin khi làm một bài Tập làm văn.
Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm
5. Phạm vi nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu “Rèn kó năng viết văn miêu tả loài vật
cho học sinh lớp 4”, đề tài bắt đầu thực hiện từ ngày 10
tháng 4 năm 2009 đến hết ngày 1 tháng 5 năm 2009, tại lớp Bốn /3
trường Tiểu học Long Hoà .
6. Các phương pháp nghiên cứu:
1-Phương pháp điều tra
2-Phương pháp vấn đáp
3-Phương pháp phân tích
4-Phương pháp quan sát
5-Phương pháp thực hành.
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
1. Thực trạng đề tài:
Với mong muốn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, làm thế nào
để học sinh học tập đạt hiệu quả nhất nên ngay từ đầu năm học, tôi
đã nhanh chóng nắm bắt tình hình học tập của lớp. Được phân công
chủ nhiệm lớp Bốn/3, só số 33 học sinh, tôi tiến hành kiểm tra, nhận
xét:
Do đặc thù lứa tuổi còn nhỏ nên vốn kinh nghiệm sống, vốn
kiến thức về ngôn ngữ của các em chưa nhiều dẫn tới khả năng
diễn đạt lời văn còn kém.
lớp 3, các em chưa được làm quen với việc quan sát và trả
lời câu hỏi về con vật nên các em còn bỡ ngỡ.
Sự tự suy nghó, tưởng tượng và sáng tạo chưa được phát huy ở
các em khi viết văn.
Không quen dùng lời nói, vốn từ ngữ còn nghèo nàn, chưa
thành thạo các mẫu câu nên diễn đạt các lời nói khi mô tả còn
khó khăn.
Lối sống hồn nhiên, vô tư, chưa quan sát tinh tế và để ý đến
những con vật xung quanh mà các em vẫn thường nhìn thấy.
Bên cạnh những khó khăn trên cũng có không ít một số mặt thuận
lợi cho học sinh:
Để hoàn thành một bài văn miêu tả, chương trình sách giáo
khoa lớp 4 phân phối thành nhiều tiết, mỗi tiết tìm hiểu một bộ
phận của bài văn.
Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm
Hiện nay, việc vận dụng công văn 896 (BGD-ĐT) đã giúp
giáo viên tự chủ rất nhiều trong việc phân phối các tiết dạy phù
hợp với tình hình cụ thể của lớp mình.
Sách giáo khoa cung cấp nhiều cách thức lựa chọn và khá
nhiều vốn từ ngữ cho học sinh khi bước đầu miêu tả loài vật.
Các em thực hành miêu tả những con vật gần gũi, quen
thuộc hằng ngày. Bên cạnh đó, bộ tranh dạy Tập làm văn rất sinh
động, màu sắc đẹp, hình ảnh to, rõ phục vụ cho quan sát những
con vật ít nhìn thấy (con ngựa, con đại bàng, con tê tê…)
Miêu tả loài vật là một mảng kiến thức trong thể loại văn
miêu tả của chương trình Tập làm văn lớp 4. Trước khi học văn
miêu tả loài vật, các em đã được học miêu tả đồ vật, miêu tả cây
cối nên cũng đã nắm được thể loại văn miêu tả.
2. Nội dung cần giải quyết:
Để giúp học sinh tự tin hoàn thành một bài văn miêu tả loài vật, giáo
viên cần lưu ý:
1. Cần nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả loài vật.
2. Vận dụng tối đa kó năng quan sát khi miêu tả loài vật.
3. Cần phát huy trí tưởng tượng (so sánh, nhân hóa) khi miêu tả.
4. Biết lựa chọn những chi tiết đặc trưng làm nổi rõ đặc thù
riêng của từng loài vật.
5. Biết biểu lộ sắc thái tình cảm đối với con vật mình yêu thích
khi miêu tả.
Trên đây là một số nội dung cốt lõi cần giải quyết. Vì vậy, để đạt
được mục tiêu của đề tài, tôi đã nghiên cứu, giải quyết các nội dung
trên bằng một số biện pháp thực hiện như sau:
3. Biện pháp thực hiện:
a/ Để rèn cho học sinh có kó năng viết tốt, trước hết giáo viên
cần giúp học sinh nắm cấu tạo của một bài văn miêu tả loài vật.
Để miêu tả loài vật, tất nhiên học sinh biết rõ một bài văn phải
có đủ ba phần:
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm
Phần mở bài, giáo viên luôn hướng dẫn học sinh cần bám vào
đề bài mà giới thiệu con vật mình sẽ tả (hoàn cảnh, thời gian, con vật
gì …)
Phần thân bài, giáo viên cần giúp học sinh nắm rõ: Khi miêu
tả con vật cần tả ngoại hình của con vật rồi mới tả thói quen sinh
hoạt và một vài hoạt động chính của con vật. Giáo viên phải khắc
sâu cho học sinh nắm rõ ràng để có thể viết văn tả bất kì con vật
nào. Sách giáo khoa cũng cho học sinh thấy rất rõ cấu tạo này qua
bài viết “Con mèo hung” STV 4 – tập 2 –trang 112.
Phần kết bài, giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách nêu cảm
nghó của mình đối với con vật đã tả ( bày tỏ tình yêu thương hoặc
nhận biết được những giá trò kinh tế mà con vật đó mang lại cho gia
đình )
b/ Cần vận dụng tối đa kó năng quan sát khi miêu tả loài vật.
Vê-rô-ki-ô – một danh họa nổi tiếng người I-ta-li-a – đã từng nói
rằng “Đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay
không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu”. Thế mới thấy kó
năng quan sát thật là quan trọng. Đối với bài văn miêu tả loài vật,
giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh quan sát các con vật có ở nhà
mình như mèo, chó, lợn, gà, vòt… sau đó lập dàn ý, ghi chép lại những
gì mình đã quan sát được. Khi đến lớp, các em có thể quan sát tranh
ảnh các con vật quen thuộc (như trên) và tái hiện lại hình ảnh con vật
quen thuộc của mình ở trong đầu cùng với những gì đã ghi chép được
sau quan sát rồi miêu tả lại.
Cần quan sát kó để mô tả lại. Khi đọc mười bài văn tả con mèo
của học sinh, nếu học sinh biết quan sát kó, ta sẽ nhận được kết quả
mười bài viết về mười chú mèo với màu sắc, kích cỡ,… khác nhau,
tạo sự sinh động, phong phú hơn cho tiết học.
c/ Rèn cho học sinh có thói quen liên tưởng, tưởng tượng (so sánh,
nhân hoá) khi miêu tả.
Bài văn sẽ rất “khô khan” nếu các em chỉ ghi thực lại những điều
đã quan sát. Thực ra, nếu biết liên tưởng so sánh với các sự vật khác,
đôi khi biết nhân hóa một số sự vật, hiện tượng sẽ giúp bài văn trở
nên hấp dẫn, sinh động hơn.
Ví dụ:
Khi làm văn miêu tả con gà trống, một học sinh đã viết như sau:
“… Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Thân hình của
chú chắc nòch được bao phủ bởi một lớp lông nhiều màu như cam, nâu
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm
đỏ, đen, xanh. Cái đầu chú thon, tròn như quả trứng. Trên đỉnh đầu là
một chiếc mào gà đỏ chót như đốm lửa. Bên dưới là hai cái tích mỏng
như hai chiếc lá và đỏ không kém gì cái mào trên đầu. Thật ngộ
nghónh là hai mắt của chú, nó cứ tròn xoe như hai hòn bi ve thu nhỏ,
sáng long lanh. Gà trống có cái mỏ cứng và chắc như hai mảnh vỏ
trấu chắp lại nhưng to hơn nhiều. Chú có bộ lông cổ màu vàng cam
mượt như tơ và lóng lánh. Đôi cánh dài, cứng cáp trông rất mạnh mẽ.
Nổi bật nhất là đôi chân săn chắc với những chiếc cựa và móng sắc
dùng làm vũ khí. Cái đuôi cong vút trông chú thật đỏm dáng…”
Học sinh chỉ cần so sánh những gì quan sát được với những vật
gần gũi quanh mình cũng đủ cho thấy sự tinh tế của các em đối với
cuộc sống.
Ví dụ : Các em đã biết so sánh màu đỏ của chiếc mào gà với
đốm lửa, độ mỏng của hai cái tích so với chiếc lá, đôi mắt được so
sánh với hai hòn bi ve thu nhỏ.
Khi dạy cho học sinh biết nhân hoá sẽ cho thấy trí tưởng tượng
của các em vô cùng phong phú.
Ví dụ: Học sinh đã viết “… Tiếng gáy to, khoẻ đã giúp chú khẳng
đònh mình là thủ lónh của đám gà trong xóm này…”
d/ Giúp học sinh biết lựa chọn những chi tiết đặc trưng làm nổi
rõ đặc thù riêng của từng con vật. Không hẳn cứ quan sát thấy
những gì là học sinh sẽ phải tả lại toàn bộ.
Ví dụ:
Khi tả hoạt động của con mèo, cần lưu ý hoạt động đặc trưng của
mèo là bắt chuột. Một học sinh sau khi quan sát đã viết:
“… Bọn chuột chính là kẻ thù số một của Misa. Một hôm, em thấy
Misa đang rình ở bồ thóc. Số là hằng ngày bọn trộm chuột thường đến
ăn vụng ở đây. Bỗng Misa co mình lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi
“phốc” một cái, tên chuột ngu ngốc kia đã nằm gọn trong móng vuốt
của Misa. Tuy dữ thế nhưng Misa cũng rất hiền. Sáng sáng, chú tự
đùa với cái đuôi hay cái bóng của mình, cũng có khi là quả banh nhỏ
của em nữa. Buổi chiều, em đang ngồi học bài, Misa rón rén lại gần,
dụi dụi vào tay em như muốn em vuốt ve bộ lông mượt mà của chú…”
e/ Giúp học sinh biết cách biểu lộ sắc thái tình cảm đối với con
vật mình yêu thích khi miêu tả. Biết yêu thương và chăm sóc những
con vật gần gũi, có ích như chó, mèo. Biết được những giá trò kinh tế
do các con vật mang lại cho gia đình mình như bò, lợn, gà, vòt,… Giáo
Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm
viên phải gợi ý, dẫn dắt để học sinh biết dùng từ ngữ diễn đạt được
tình cảm của mình.
Ví dụ: Khi tả về con lợn một học sinh đã viết như sau:
“… Vào những ngày nghỉ, em thường ra vườn hái cho chú một ít rau
lang hay rau muống, chú ta tỏ vẻ thích chí lắm, phẩy phẩy cái đuôi
ngước nhìn như có ý cảm ơn em…”
f/ Bồi dưỡng cho học sinh vốn từ phong phú bằng cách đọc cho học
sinh nghe những đoạn văn hay. Sau mỗi năm học, tôi thường lưu lại
những bài viết khá tốt của học sinh để làm tài liệu cho những năm
học sau. Khuyến khích các em chăm đọc sách sẽ làm giàu hơn vốn từ
ngữ giúp các em dễ dàng chọn lọc các từ ngữ miêu tả.
g/ Phân tích cho học sinh hiểu không nên dùng những từ ngữ trong
văn nói để viết văn miêu tả.
Ví dụ:
Đôi mắt chú mèo tròn vo,màu xanh lè.
Đôi mắt chú mèo tròn xoe như hai hòn bi ve, ánh lên màu xanh
biếc.
Cái đầu của chú gà không bự lắm, chỉ cỡ quả chanh.
Cái đầu của chú gà không to lắm, chỉ nhỉnh hơn quả chanh một tí.
h/ Đối với các học sinh yếu kém, vốn từ ngữ khá nghèo nàn, giáo
viên nên từng bước gợi ý, dẫn dắt để các em biết dùng ngôn từ diễn
đạt. Tránh để các em yếu kém chỉ làm bài văn miêu tả ở dạng liệt
kê.
Ví dụ: Năm vừa qua, một học sinh đã có bài viết:
“… Con gà nhà em có cái đầu nhỏ. Thân nó tròn. Có hai chân và hai
cánh. Nó có một cái đuôi. Lông nó nhiều màu ”
k/ Phải rèn cho học sinh có thói quen lập dàn ý trước khi miêu tả.
Dựa vào dàn ý đã lập, các em có cơ sở để tiến hành quan sát, lựa
chọn ngôn từ mà đúc kết thành bài văn. Chính vì mỗi con vật có đặc
điểm về hình dáng, hoạt động riêng nên cần có dàn ý chi tiết khi
miêu tả.
Ví dụ: Trước khi viết bài văn miêu tả con mèo, học sinh đã lập
dàn ý như sau:
1. Mở bài: Giới thiệu về con mèo (hoàn cảnh, thời gian…)
Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm
2. Thân bài:
a) Tả ngoại hình của con mèo:
- Bộ lông
- Cái đầu
- Hai tai
- Đôi mắt
- Bộ ria
- Bốn chân
- Cái đuôi
b) Tả hoạt động chính của con vật.
Hoạt động bắt chuột:
- Động tác rình
- Động tác vồ
Hoạt động đùa giỡn của con mèo.
3. Kết luận: Cảm nghó chung về con mèo.
l/ Để bài viết được mạch lạc, giáo viên nên rèn học sinh khi miêu
tả một chi tiết thì viết thành một câu. Tránh trường hợp học sinh
viết câu văn quá dài, ý tưởng lủng củng.
n/ Giáo viên nên tạo không khí vui vẻ thoải mái trong giờ học.
Nên khen thưởng, khích lệ những tiến bộ dù nhỏ của học sinh. Tôn
trọng bài viết của các em, nếu chưa phù hợp, giáo viên không nên la
mắng, chỉ trích mà nên nhắc nhở,sửa chữa và khuyến khích học sinh
làm bài viết tốt hơn.
m/ Ngoài những biện pháp nêu trên, đối với sinh hoạt tổ khối, giáo
viên nên thường xuyên trình bày, trao đổi kinh nhiệm lẫn nhau về
việc dạy học sinh viết văn miêu tả loài vật như thế nào cho có hiệu
quả.
4. Kết quả chuyển biến:
Sau thời gian thực hiện các biện pháp trên cho việc “Rèn kó
năng viết văn miêu tả loài vật cho học sinh lớp 4”, tôi đã nhận
được những kết quả hơn cả sự mong đợi:
Tất cả các em đều đã nắm được cấu tạo bài văn miêu tả con
vật.
Khi đã năm vững cách viết một bài văn miêu tả loài vật, các
em tỏ ra yêu thích, luôn thi đua nhau tìm tòi, sáng tạo hơn trong các
bài viết.
Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm
Lớp học sinh động, vui vẻ, có nền nếp khi học văn miêu tả.
Các học sinh yếu, kém cũng đã viết được hoàn thành bài văn. Tuy
lời văn không bóng bẩy, mượt mà nhưng các em cũng đã có ý
tưởng, dạn dó và tự tin khi làm bài.
100% học sinh đạt yêu cầu về hoàn thành bài viết văn miêu
tả loài vật.
Dưới đây là một số bài viết tiêu biểu của học sinh lớp tôi khi
làm văn miêu tả loài vật.
Để đạt được kết quả nêu trên, tôi đã thực hiện một số “kó thuật”
nhỏ sau:
1. Nên hướng dẫn học sinh cách quan sát thực tế con vật, ghi chép
vào giấy nháp những gì đã quan sát được, sau đó các em sẽ sắp
xếp, tổng hợp và lựa chọn ngôn từ để diễn giải thành bài văn.
2. Nếu không có vật thật thì cho học sinh quan sát tranh, không nên
dạy văn miêu tả chỉ có lời nói suông và trí tưởng tượng.
3. Quan tâm, theo dõi học sinh trung bình, yếu kém; động viên, giúp
đỡ thường xuyên làm cho các em trở nên tự tin, dạn dó hơn. Cổ vũ
Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm
những tiến bộ dù nhỏ, thông cảm với những khó khăn trong học
tập của học sinh.
4. Tổ chức cho các em cùng trao đổi nhóm để học tập những đoạn
văn hay.
5. Dáng điệu, cử chỉ của giáo viên cần phải thể hiện thái độ thân
mật, hợp tác, khuyến khích, đồng tình, tạo niềm tin cho các em.
6. Lời nhận xét của giáo viên giúp học sinh hứng thú, tự tin hơn
trong học tập. Chính sự khéo léo của giáo viên sẽ mang đến một
không khí học tập sôi nổi. Từ đó, các em trở nên hào hứng và yêu
thích môn học hơn.
7. Cần nghiên cứu kó nội dung bài dạy, có sự chuẩn bò chu đáo về
tranh ảnh, vật thật,… trước khi lên lớp.
III. KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải quyết:
Để giúp học sinh hoàn thành tốt bài văn miêu tả loài vật, giáo viên
cần lưu ý:
• Phải giúp học sinh nắm vững bố cục bài văn miêu tả loài vật.
• Hướng dẫn học sinh biết cách quan sát tỉ mỉ khi miêu tả, điều
này cũng sẽ là tiền đề cho học sinh ở các cấp học sau.
• Học sinh không còn lệ thuộc vào các bài văn mẫu. Chính óc
quan sát và trí tưởng tượng sẽ giúp các em tự tin hơn để có thể
miêu tả theo yêu cầu của giáo viên.
• Giáo viên không nên ra đề kiểm tra “hạn hẹp”, “gói gọn” trong
một nội dung và cần ra đề “thoáng” để phát huy tối đa khả năng
của các em.
• Khi đã có thể viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả loài vật sẽ
giúp các em có cái nhìn tinh tế hơn về thế giới xung quanh, bồi
dưỡng thêm tình yêu loài vật, yêu thiên nhiên, đất nước và con
người.
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện, tôi nhận thấy rằng đổi mới
phương pháp dạy học là cần thiết với xu thế hiện nay, song việc hài
lòng ngay với những phương pháp thực tại sẽ không đem lại hiệu quả
dài lâu, bởi vì trong thực tế khách quan, cái mới luôn nảy sinh phát
triển đòi hỏi phải có sự thích ứng phù hợp.
2. Phạm vi đối tượng áp dụng:
Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm
Tôi hi vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ trong đề tài này sẽ được các
anh chò giáo viên lớp 4 cùng tham khảo và thử nghiệm. Trong việc
rèn kó năng viết văn miêu tả loài vật cho học sinh lớp 4 sẽ còn
nhiều ý kiến hay hơn nữa, rất mong nhận được sự đóng góp để đề tài
ngày một hoàn thiện hơn.
Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm
Iv. PHỤ LỤC
Tư liệu tham khảo:
1/ Sách Tiếng Việt lớp 4 –Tập 1,2 – NXB Giáo dục – XB năm 2005.
2/ Sách giáo viên Tiếng Việt 4 – tập 1,2 – NXB Giáo dục – XB năm
2005.
3/ “Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả” – Lê Nguyên
Long – NXB Giáo dục – XB năm 1998.
Long Hoà , ngày 5 tháng 5 năm 2009
Người thực hiện
Nguyễn Hoàng nh Nga
Trang 12